Vì sao sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam trong tháng 7 giảm?

Số liệu ghi nhận từ các hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin cũng cho thấy, trong 983 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam tháng 7/2022, có 544 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 417 cuộc tấn công cài mã độc (Malware) và 22 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface).

Đáng chú ý, khác với nhiều tháng trước trong năm nay, số cuộc tấn công lừa đảo trong tháng 7 còn cao hơn số cuộc tấn công Malware. Các chuyên gia cũng nhận định hình thức tấn công lừa đảo trực tuyến đang có xu hướng tăng mạnh. Gần đây, cơ quan chuyên môn của Bộ TT&TT và Bộ Công an đã liên tục có cảnh báo tới người dân, tổ chức về các chiêu thức lừa đảo trực tuyến đã và đang được nhiều nhóm tội phạm mạng sử dụng để chiếm đoạt thông tin, tài sản của người dùng.

Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay.

Tính lũy kế từ đầu năm 2022 đến hết tháng 7, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 7.624 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó, có 1.840 cuộc tấn công Phishing, 1.081 cuộc tấn công Deface và 4.703 cuộc Malware. Trung bình trong 7 tháng đầu năm nay, mỗi tháng có 1.089 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Đề cập đến nguyên nhân số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố trong tháng 7/2022 giảm so với tháng trước, theo Cục An toàn thông tin, là do trong tháng vừa qua tình hình kinh tế – xã hội có nhiều thuận lợi khi dịch Covid được kiểm soát, hoạt động kinh tế mở cửa trở lại, các giải pháp quản lý và thúc đẩy kinh tế của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương có nhiều hiệu quả. Theo đó, việc nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng cũng như an ninh, trật tự xã hội được chú trọng hơn. Do vậy, các đối tượng cũng khó khăn hơn trong việc tấn công mạng, phát tán, lây nhiễm mã độc, lừa đảo để chiếm đoạt, phá hoại thông tin của người dùng.

XEM THÊM:  Tài khoản riêng tư trên TikTok là gì, có tác dụng gì?

Để đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, Bộ TT&TT sẽ tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh. Đồng thời, tiếp tục có văn bản cảnh báo rộng rãi, đôn đốc việc rà soát lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.

Vân Anh

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]