15+ Mẫu Menu Nhà Hàng Khách Sạn Đẹp

Một menu đẹp không chỉ làm nổi bật phong cách của nhà hàng mà còn khiến thực khách nhìn vào là muốn gọi thật nhiều món. Nghề khách sạn xin chia sẻ 15+ mẫu menu đẹp dành cho nhà hàng – khách sạn để các bạn tham khảo.

► 6 nguyên tắc cần biết khi thiết kế menu nhà hàng

– Về bố cục menu: các món ăn được trình bày trong thực đơn có thể được sắp xếp theo thứ tự thưởng thức món (khai vị – chính – tráng miệng) cách chế biến, nhóm nguyên liệu khác nhau… hoặc tùy thuộc vào ý đồ của nhà hàng. Những món ăn chủ đạo – hấp dẫn, mang lại nhiều doanh thu cho nhà hàng cần được trình bày ở “vị trí vàng” của menu – vị trí góc trên cao bên phải để dễ thu hút sự chú ý của thực khách.

Về cách phối màu menu: cách phối màu cũng là một yếu tố quan trọng giúp menu nhà hàng trở nên nổi bật. Màu sắc chủ đạo của menu cần phải phù hợp với phong cách của nhà hàng và đồng nhất với bộ nhận diện chung của nhà hàng – nếu có. Chỉ nên chọn 1 màu làm nền chính, phối kết hợp các màu khác ở mức độ vừa phải, tạo cảm giác hấp dẫn thị giác và đảm bảo khi nhìn vào không bị rối mắt.

– Dùng hình ảnh chất chất lượng: trong menu, không nhất thiết minh họa mỗi món ăn 1 hình ảnh mà mỗi trang chỉ cần có 1, 2 hình tiêu biểu – nhưng đảm bảo hình đưa vào cần phải chất lượng, đẹp mắt, rõ nét để khi nhìn vào thực khách sẽ muốn gọi ngay món đó.

– Menu làm nổi bật phong cách nhà hàng: menu cũng là một yếu tố quan trọng giúp chuyển tải phong cách đặc trưng của nhà hàng, do đó, khi thiết kế menu nhà hàng cần phải đưa yếu tố đặc trưng đó vào. Ví dụ nhà hàng theo phong cách châu Âu cổ điển thì menu cần thể hiện được chất cổ điển đó thông qua màu sắc, hình ảnh… Nếu nhà hàng của bạn thường xuyên phục vụ khách là trẻ em thì nên có một menu riêng với thiết kế ngộ nghĩnh, vui nhộn để thu hút đối tượng khách cũng rất tiềm năng này.

– Ngôn từ miêu tả món ăn phải “đắt”: nếu lần đầu tiên đến nhà hàng của bạn, thực khách sẽ chọn món thông qua ngôn ngữ. Do đó mà ngôn từ dùng để miêu tả món ăn cần phải súc tích và “đắt giá”.

– Chọn chất liệu menu phù hợp: menu nhà hàng có thể được làm bằng nhiều chất liệu khách nhau (giấy mỹ thuật, giấy bồi, da, vải, gỗ…) tùy thuộc vào phong cách mà nhà hàng hướng đến. Dù chọn chất liệu nào thì cũng cần có cách xử lý, bao bọc phù hợp để menu không bị ướt khi bị nước đổ vào do sơ ý của thực khách hay nhân viên nhà hàng.

Tìm hiểu thêm: Quảng bá hình ảnh nhà hàng đi xa hơn với Menu 

► 15+ mẫu menu đẹp dành cho nhà hàng – khách sạn

Nghề khách sạn xin chia sẻ 15+ mẫu menu đẹp dành cho nhà hàng – khách sạn để các bạn tham khảo:

mẫu menu

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

15+ Mẫu Menu Đẹp Dành Cho Nhà Hàng – Khách Sạn

Ảnh nguồn Internet

Xem thêm: 5 lưu ý cần biết khi thiết kế menu cho nhà hàng 

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Bếp là một bộ phận không thể thiếu tại bất kì địa điểm phục vụ ăn uống nào, từ khách sạn quy mô lớn cho đến nhà hàng, quán ăn nhỏ. Vậy bạn có biết các chức danh trong bộ phận bếp gồm những vị trí nào? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để Nghề khách sạn giúp bạn giải đáp…

các chức danh trong bộ phận bếp
Bạn có biết các chức danh đầy đủ nhất trong bộ phận bếp nhà hàng – khách sạn hiện nay?

Tùy vào quy mô hoạt động mà có sự phân bố các chức danh trong bộ phận bếp tương ứng phù hợp. Một bộ phận bếp đầy đủ thông thường sẽ bao gồm các chức danh như sau:

Trưởng bộ phận Bếp/ Bếp trưởng điều hành (Executive Chef)

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Trưởng bộ phận bếp – bếp trưởng điều hành là người có nhiệm vụ quản lý, điều hành chung tất cả các công việc trong bếp, bao gồm: tạo thực đơn, quản lý nhân sự, quản lý kinh doanh. Thông thường, bếp trưởng điều hành sẽ đảm nhiệm quản trị nhiều hơn hai chi nhánh trong toàn bộ hệ thống nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, họ cũng ít khi nào phải trực tiếp vào bếp, trừ khi có yêu cầu đặc biệt.

Trợ lý bếp trưởng điều hành (Secretary to Executive Chef)

Trợ lý bếp trưởng điều hành có nhiệm vụ hỗ trợ bếp trưởng điều hành những công việc liên quan trong phạm vị quyền hạn dưới sự chỉ đạo và phân công của bếp trưởng điều hành. Tại một số khách sạn khác, chịu trách nhiệm hỗ trợ công việc cho bếp trưởng điều hành được giao cho phó tổng bếp trưởng (Executive Sous Chef).

Bếp trưởng (Chef de Cuisine)

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Bếp trưởng là vị trí dùng để chỉ đầu bếp chính trong nhà hàng, khách sạn có quy mô nhất định. Bếp trưởng có nhiệm vụ giám sát, chỉ đạo hoạt động của một nhóm các đầu bếp thuộc nhiều bộ phận khác nhau trong cùng một nhà hàng. Bếp trưởng còn có nhiệm vụ phụ trách soạn thực đơn, nấu món ăn chính, đồng thời sáng tạo ra các món mới bổ sung vào menu nhà hàng, khách sạn.

Bếp phó (Sous Chef)

Bếp phó là vị trí công việc hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của một bếp trưởng tương ứng, là trợ lý trực tiếp của các đầu bếp chính. Bếp phó có nhiệm vụ giúp bếp trưởng các công việc như lên thực đơn, điều phối công việc trong khả năng và đặt hàng theo sự chỉ đạo của bếp trưởng.

Tùy theo quy mô của bộ phận bếp mà có số lượng bếp phó thích hợp. Mỗi một bếp phó sẽ chuyên phụ trách một nhiệm vụ cho một khu vực riêng như: bếp phó phụ trách đặt tiệc, bếp phó chuyên phụ trách chuẩn bị nguyên liệu chế biến hay các bếp phó điều hành, giám sát các bếp phó khác,…

Bếp trưởng bếp bánh (Pastry chef)

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Những nhà hàng, khách sạn có bếp bánh hoạt động chuyên biệt thì Bếp trưởng bếp bánh chịu trách nhiệm chính về toàn bộ các hoạt động liên quan đến bộ phận Bếp bánh, từ phân công công việc cho nhân viên đến điều phối hoạt động của khu vực này. Bếp trưởng bếp bánh chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp công việc với Bếp trưởng điều hành.

Đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận

Đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận là vị trí công việc được phân công theo quy định. Những đầu bếp này sẽ chuyên phụ trách một bộ phận hay một món ăn nhất định như: đầu bếp phụ trách làm nước sốt (Saucier); đầu bếp chế biến các món ăn về cá (Fish Cook); đầu bếp phụ trách nấu các món salad (Vegetable Cook); đầu bếp phụ trách chế biến các món nướng, quay (Grill Chef); đầu bếp phụ trách các món lạnh (Cold Chef); đầu bếp phụ trách các món Âu (Western Chef); đầu bếp phụ trách các món Á (Asia Chef); đầu bếp phụ trách chế biến các món tráng miệng, các loại bánh ngọt,… Đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng món ăn trước khi Bếp phó và Bếp trưởng kiểm tra.

Tham khảo thêm: Nên tìm việc làm Đầu bếp ở đâu trong năm 2018?

Nhóm trưởng/ Tổ trưởng tổ bếp (Chef de Partie/ Station chef)

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Nhóm trưởng/ Tổ trưởng tổ bếp chịu trách nhiệm giám sát khu vực được phân công, từ nhân sự cho đến hiệu quả hoạt động; chịu trách nhiệm sơ chế, nấu và trình bày món ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động, giám sát việc xử lý thực phẩm thừa, hỗ trợ đào tạo nhân viên bếp và phụ bếp,… Trưởng ca làm việc dưới sự quản lý và giám sát trực tiếp bởi các đầu bếp bộ phận; tùy thuộc vào quy mô của từng nhà hàng, khách sạn sẽ có sự chia nhỏ nhân sự để quản lý, vì thế, số lượng các trưởng ca sẽ có hoặc không có tương ứng.

Tổ phó tổ bếp (Demi chef)

Tổ phó tổ bếp chịu trách nhiệm hỗ trợ công việc cho Trưởng ca, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổ trưởng tổ bếp hoặc đầu bếp phụ trách một bộ phận. Tương tự như vị trí Trưởng ca, tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng, khách sạn sẽ có hoặc không có vị trí Tổ phó.

Nhân viên bếp (Kitchen Staff)

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Nhân viên bếp là vị trí công việc hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của các bếp trưởng, bếp phó và đầu bếp cấp trên theo sự phân công từ trước. Nhân viên bếp sẽ thực hiện các công việc được phân công như sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị công cụ, vật liệu cần thiết, vệ sinh bếp, hỗ trợ các công việc tại khu vực được phân công và các công việc hỗ trợ khác,…

Phụ bếp (Commis chef)

Phụ bếp là vị trí công việc hoạt động tương tự như một nhân viên bếp. Tuy nhiên, phụ bếp đa phần là những người chưa có nhiều kinh nghiệm, cần thời gian đào tạo và học hỏi. Phụ bếp nếu đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ được cất nhắc lên vị trí nhân viên Bếp. Bạn có thể tìm việc làm phụ bếp: Tại đây.

Trưởng tạp vụ bếp (Chief Steward)

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Trưởng tạp vụ bếp là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ vệ sinh trong khu vực bếp, quản lý, giám sát, phân công các vị trí công việc cho trợ lý tạp vụ, nhân viên tạp vụ đảm bảo vệ sinh trong toàn khu vực.

Trợ lý tạp vụ Bếp/ Giám sát tạp vụ (Assistant Chief Steward/ Steward Supervisor)

Trợ lý tạp vụ/ Giám sát tạp vụ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Trưởng tạp vụ, làm việc dưới sự chỉ đạo và điều hành của Trưởng tạp vụ, hỗ trợ Trưởng tạp vụ trong việc giám sát, phân công công việc cho các bộ phận thấp hơn.

Tổ trưởng tổ tạp vụ (Steward Captain)

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Tổ trưởng tổ tạp vụ chịu trách nhiệm giám sát vệ sinh khu vực được phân công, tổ chức phân chia công việc cho nhân viên trong tổ, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trong suốt ca làm việc, đồng thời không để ảnh hưởng đến công việc của nhân viên bếp.

Nhân viên tạp vụ (Stewarding)

Nhân viên tạp vụ là người trực tiếp thực hiện công việc vệ sinh tại vị trí được phân công trong khu vực bếp. Nhân viên tạp vụ làm việc dưới sự chỉ đạo và phân công trực tiếp của Giám sát tạp vụ hoặc Trưởng tạp vụ. Bạn có thể tìm việc làm tạp vụ: Tại đây.

Ngoài ra, còn có một số vị trí khác như: nhân viên bếp canteen, nhân viên điểm món (Order taker), nhân viên chạy món (Food runner),…

Tham khảo sơ đồ tổ chức nhân sự bộ phận Bếp chuẩn mô hình khách sạn 5 sao:

Điểm danh 14+ chức danh quan trọng trong Bộ Phận Bếp

Trên đây là các chức danh trong bộ phận bếp Nghề khách sạn tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề và lĩnh vực bạn đang quan tâm theo đuổi, cụ thể là bộ phận bếp.

Xem thêm: Muốn được tuyển dụng làm Đầu bếp, cần bằng cấp gì?

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Mocktail là gì? Một số loại mocktail phổ biến bạn cần biết

Trong các quầy bar, “mocktail” là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Vậy bạn có biết Mocktail là gì? Hãy cùng Nghề khách sạn tìm hiểu điều này cũng như một số loại mocktail phổ biến và công thức pha chế có thể bạn quan tâm.

Mocktail là gì
Ảnh nguồn internet

► Mocktail là gì?

Mocktail là loại thức uống được pha trộn giữa chất tạo mùi (nước ngọt, trái cây, sữa, trứng, siro…) và chất tạo màu (nước ép trái cây, cà phê, nước có gas…). Khác với cocktail, mocktail không sử dụng rượu nền làm nguyên liệu nên không chứa chất cồn. Vì thế mà mocktail là loại thức uống rất được trẻ em, phụ nữ và người có tuổi ưa chuộng.

Mocktail được chia làm 2 loại chính:

  • Mocktail dùng trước bữa ăn: là những loại mocktail được pha chế từ những loại trái cây có vị chua nhẹ như cam, bưởi, cà chua… để kích thích khẩu vị của người uống.
  • Mocktail dùng sau bữa ăn: là những loại mocktail có nguyên liệu là kem, sữa, nước ép dứa… để tạo dư vị thơm ngon, kích thích tiêu hóa.

Xem thêm: 5 Lưu ý quan trọng Bartender cần biết khi pha chế mocktail 

► Nguồn gốc ra đời của Mocktail

Cái tên Mocktail xuất phát từ chữ Motorist Cocktail, nghĩa là thức uống dành cho những người lái xe. Sau khi lệnh cấm rượu bia được ban hành tại nước Mỹ vào những năm 1920-1933, tại các quán bar nơi tập trung rất nhiều các tay lái mô tô đã sáng tạo nên một loại đồ uống không chứa cồn nhưng vẫn đầy cảm hứng đó chính là mocktail.

Mocktail ra đời cùng với rất nhiều các công thức khác nhau,  không chỉ là lựa chọn của những tay lái xe mô tô thời bấy giờ mà còn là một món nước giải khát hấp dẫn của nhiều người, xuất hiện phổ biến trong các quán bar, nhà hàng…

Xem thêm: 4 Kỹ thuật pha chế Mocktail cơ bản Bartender cần thành thạo 

► Một số loại mocktail phổ biến bạn cần biết

Dưới đây là một số loại Mocktail và công thức pha chế cơ bản, hoặc bạn cũng có thể tham khảo thêm những công thức Mocktail khác tại đây.

1. Mocktail Cinderella

Nguyên liệu: 50ml nước ép cam, 50ml nước ép dứa, 20ml nước cốt chanh, 20ml đường cô đặc, 15ml siro lựu, đá viên

Cách pha chế: Cho nước ép cam, nước ép dứa, nước cốt chanh, đường cô đặc và 1 ít đá viên vào bình shaker lắc đều. Sau đó rót hỗn hợp ra ly rồi cho siro lựu vào và trang trí.

Mocktail là gì? Một số loại mocktail phổ biến bạn cần biết

2. Mocktail Pussy Foot

Nguyên liệu: 90ml nước ép cam, 30ml siro dâu, 15ml nước cốt chanh, 15ml nước đường, 1 lòng đỏ trứng gà.

Cách pha chế: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay cùng với đá. Bạn nên để máy xay trong khoảng thời gian 40 – 50 giây để trứng được đánh bông lên. Sau đó rót ra ly phục vụ.

Mocktail là gì? Một số loại mocktail phổ biến bạn cần biết

Bạn muốn xem thêm: Bản mô tả công việc nhân viên Bartender

3. Mocktail Shirley Temple

Nguyên liệu: 1 hũ yaourt, ½ chai 7up, vài giọt siro dâu

Cách pha chế: Cho tất cả nguyên liệu vào ly phục vụ khuấy đều với đá viên rồi trang trí.

Mocktail là gì? Một số loại mocktail phổ biến bạn cần biết

4. Mocktail Zoo Zoo

Nguyên liệu: 90ml 7up, 90ml nước ép dứa, 30ml sữa tươi, 15ml nước đường

Cách pha chế: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay chung với đá viên, sau đó rót ra ly phục vụ và trang trí.

Mocktail là gì? Một số loại mocktail phổ biến bạn cần biết

5. Mocktail Virgin Pinacolada

Nguyên liệu: 150ml nước ép dứa, 30ml sữa tươi, 30ml nước cốt dừa, 30ml nước đường.

Cách pha chế: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay chung với đá viên, sau đó rót ra ly phục vụ và trang trí.

Mocktail là gì? Một số loại mocktail phổ biến bạn cần biết

6. Mocktail Pom-Pom

Nguyên liệu: ½ chai 7up, 30ml siro dâu, 15ml nước chanh, 1 lòng trắng trứng gà

Cách pha chế: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay chung với đá viên. Bạn nên xay lâu một chút để lòng trắng trứng gà được chín và sẽ không bị tanh, sau đó rót ra ly phục vụ và trang trí.

Mocktail là gì? Một số loại mocktail phổ biến bạn cần biết

Với những thông tin được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp các bạn nhân viên phục vụ, học viên hay ứng viên tìm việc Bartender hiểu được “Mocktail là gì?” cũng như cách pha chế một số loại mocktail phổ biến được thực khách yêu thích trong các khách sạn – nhà hàng.

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

M&A là gì? Top 5+ thương vụ M&A ngành khách sạn Việt Nam đình đám

Bạn có bao giờ nghe đến thuật ngữ M&A? Bạn có biết M&A có nghĩa là gì không? Hãy cùng Nghề khách sạn tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này và những thương vụ M&A trong ngành khách sạn tại Việt Nam.

M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

m&a là gì

Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: Mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…

Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp.

Các loại hình M&A đặc trưng nhất ở khách sạn

M&A khách sạn được áp dụng bằng nhiều loại hình khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của từng đơn vị tổ chức, doanh nghiệp khác nhau:

– M&A theo chiều ngang: Loại hình sáp nhập, mua bán giữa những doanh nghiệp có cùng dịch vụ khách sạn và thông thường là những đối thủ cạnh tranh của nhau.

– M&A theo chiều dọc: Là loại hình sáp nhập, mua bán giữa các doanh nghiệp cùng dịch vụ khách sạn nhưng khác nhau về chuỗi sản xuất, quy trình tổ chức.

– Sáp nhập và hợp nhất: Việc sáp nhập tức là một công ty nhập vào công ty khác tạo thành doanh nghiệp mới, công ty bị sáp nhập sẽ không còn tồn tại nữa.

– Thâu tóm cổ phần: Công ty này thu gom, mua phần lớn hay toàn bộ cổ phần của công ty khác.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay lại ưa chuộng M&A là mua lại cổ phần hoặc dự án của đơn vị khác. Ngoài ra, tất cả thương vụ M&A đều diễn ra với quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo nhiều thủ tục, giấy tờ đúng quy định. Ngoại trừ trường hợp bên mua/ bán thuộc loại doanh nghiệp có niêm yết trên sàn và phải công bố theo quy định.

Tầm quan trọng của M&A khách sạn

Hình thức M&A khách sạn đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích phải kể đến như:

– Hỗ trợ nâng cao mở rộng quy mô doanh nghiệp khách sạn, xâm nhập vào những thị trường khách hàng mới, mở rộng chi nhánh, doanh thu tạo ra sẽ ngày càng gia tăng.

– Giảm bớt chi phí cho nhân viên: Các doanh nghiệp thực hiện M&A càng giảm bớt việc làm cho nhân viên, tinh giản bộ máy gọn gàng hơn, giảm bớt những nhân sự kém chuyên môn.

– Cải thiện tình trạng doanh thu: Việc sáp nhập M&A giữa các khách sạn sẽ góp phần cải thiện một cách đáng kể nguồn tài chính, vốn,…

– Nâng cao chất lượng, trình độ khoa học kỹ thuật: Doanh nghiệp của M&A có thể tận dụng triệt để công nghệ khoa học kỹ thuật để tạo lợi thế cạnh tranh cho nhau. Đặc biệt, sự sáp nhập này còn góp phần hỗ trợ, nâng cao trang thiết bị máy móc hỗ trợ khách sạn ngày càng chất lượng tốt hơn.

Tình trạng sáp nhập M&A khách sạn trên thế giới

Trên thị trường quốc tế giai đoạn này đang diễn ra ngày càng nhiều những thương vụ M&A khách sạn, cho thấy các nhà đầu tư đang bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn. Dựa trên một báo cáo thống kê toàn thế giới năm 2021 cho thấy, hai tập đoàn Blackstone và Starwood đã tiến hành mua lại các nhà điều hành của khách sạn Extended Stay America, với mức giá lên đến 6 tỷ USD. Cũng ở thủ đô của Tây Ban Nha, tập đoàn Commerz Real đã mua lại tòa nhà gần sân bay để quy hoạch lại thành khách sạn lớn có quy mô hơn 200 phòng.

Đặc biệt, dựa trên kết quả khảo sát của một công ty dịch vụ bất động sản lớn trên thế giới thống kê được có 70% nhà đầu tư hướng mục tiêu vào lĩnh vực khách sạn khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Với nguồn đầu tư lên đến 35 tỷ USD và tăng 35% so với năm 2021.

Theo nhận định của Giám đốc quản lý khu vực Châu Á Thái Bình Dương rằng giai đoạn này là thời điểm tái đầu tư vào lĩnh vực khách sạn. Những sản phẩm dịch vụ khác đang bắt đầu rơi vào tình trạng áp lực và nguồn vốn”.

Quá trình thực hiện M&A khách sạn

Khoảng thời gian thực hiện M&A khách sạn thường kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Quá trình này sẽ gồm các bước sau đây:

– Xác định mục tiêu và tiềm năng của thương vụ M&A.

– Đưa ra những đánh giá cho M&A một cách tốt nhất.

– Tạo lập kế hoạch, lựa chọn những loại hình sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp khách sạn.

– Phân tích, đánh giá doanh nghiệp khách sạn muốn sáp nhập.

– Tiến hành thực hiện cuộc đàm phán.

– Quá trình thẩm định tất cả thông tin đưa ra.

– Thực hiện mua bán/ sáp nhập doanh nghiệp khách sạn.

– Hoàn tất thủ tục liên quan đến nguồn tài chính.

– Hoàn thành dịch vụ mua bán doanh nghiệp.

Những thương vụ M&A trong ngành khách sạn tại Việt Nam

– Công ty điện tử Hanuel Hà Nội mua lại 70% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo

M&A là gì? Top 5+ thương vụ M&A ngành khách sạn Việt Nam đình đám

Giá trị của thương vụ này vẫn không được tiết lộ. Khách sạn Deawoo thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Hàn Quốc. Khách sạn này nằm ở vị trí rất đắc địa, ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, bên cạnh công viên Thủ Lệ.

Tập đoàn BRG mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội

M&A là gì? Top 5+ thương vụ M&A ngành khách sạn Việt Nam đình đám

Thương vụ mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội chỉ được thông báo sau khi hoàn tất. Tập đoàn BRG đã giành quyền sở hữu khách sạch Hilton từ các đối tác của Đức và Áo.

– Tập đoàn Sovico mua lại khu resort 5 sao Furama Đà Nẵng, Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

M&A là gì? Top 5+ thương vụ M&A ngành khách sạn Việt Nam đình đám

Vào thời điểm Furama được chuyển giao sang cho tập đoàn Sovico, hầu như tất cả các khách sạn 5 sao từ Bắc chí Nam đều do các tập đoàn nước ngoài quản lý. Tập đoàn Sovico được góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẵn có. Tiếp theo đó, tập đoàn này cũng thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Nha Trang là: Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

– Công ty CP Du lịch Thiên Minh mua lại hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Victoria ở Việt Nam và Campuchia.

M&A là gì? Top 5+ thương vụ M&A ngành khách sạn Việt Nam đình đám

Chuỗi 6 khách sạn – khu nghỉ dưỡng Victoria được công ty Thiên Minh mua lại gồm: Victoria Hội An Beach Resort & Spa; Victoria Cần Thơ Resort; Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa; Victoria Sapa Resort & Spa; Victoria Châu Đốc Hotel và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).

 – Mường Thanh mua lại khách sạn Phương Đông

M&A là gì? Top 5+ thương vụ M&A ngành khách sạn Việt Nam đình đám

Các nhà đầu tư khách sạn Mường Thanh đã mua lại 53,4% cổ phần của khách sạn Phương Đông

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Giám sát tự động để phát hiện các tên miền vi phạm trên Internet

Đây là thông tin được ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chia sẻ tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của các đơn vị khối viễn thông, Bộ TT&TT.

Giám sát tự động để phát hiện các tên miền vi phạm trên Internet
Ông Nguyễn Hồng Thắng – Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà

Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Việt Nam hiện đã có hơn 50 triệu người dùng IPV6. Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet đạt 50% thông qua FTTH, 3G, 4G … Với con số này, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 10 toàn cầu. Dự kiến đến hết năm 2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam sẽ đạt 52%

Để không phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài khi đo lường tốc độ truy cập Internet, VNNIC phát triển hệ thống i-Speed. Ứng dụng này đã được nâng cấp lên phiên bản 2.0 trên mobile và hiện nay, đã có hơn 500.000 lượt cài đặt.

Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Internet Việt Nam đã hoàn thành xây dựng công cụ tự động rà soát tên miền website và tiến hành triển khai rà soát và xử lý các tên miền có dấu hiệu vi phạm, trong đó tập trung vào lĩnh vực thương mại điện tử, ngân hàng…

Số liệu thống kê từ trước đó cho thấy, chỉ tính riêng trong tháng 5, Trung tâm Internet Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp thông tin 47 tên miền xử lý vi phạm, trong đó có 42 tên miền quốc tế. Cùng với đó, đơn vị đã thực hiện tạm ngừng 23 tên miền vi phạm, trong đó có 17 tên miền quốc tế.

Khi triển khai nhiệm vụ rà soát và xử lý tên miền có dấu hiệu vi phạm về thương mại điện tử, ngân hàng… được Bộ TT&TT giao tại Chỉ thị về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2024, VNNIC đã phát hiện hơn 450 tên miền có dấu hiệu vi phạm, trong đó có tới 357 tên miền quốc tế, chiếm gần 80%.

Trong 6 tháng cuối năm, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động quy trình giám sát tự động để phát hiện và ngăn chặn, xử lý sớm các vi phạm. Theo đó, hệ thống sẽ thực hiện rà quét, giám sát hàng ngày đối với các tên miền đăng ký mới.

Duy Vũ

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Giả mạo MoMo, gửi email tặng tiền để chiếm đoạt ví điện tử

Trong thư gửi khách hàng, MoMo cho hay ghi nhận tình trạng một số đối tượng lừa đảo giả danh ví điện tử này để email cho khách hàng với nội dung lừa đảo. Cụ thể, kẻ xấu gửi email với tiêu đề “Tiền mặt liền tay – Đánh bay cái nóng”, “Sự kiện Mùa hè rực lửa” hoặc “Cùng nhau vượt qua khó khăn sau dịch với gói quà tiền mặt”, “Chào hè bùng cháy”, v.v… với khoản quà tặng trị giá 1.999.000 đồng.

Giả mạo MoMo, gửi email tặng tiền để chiếm đoạt ví điện tử
Một số nội dung email lừa đảo gửi người dùng. (Ảnh: MoMo)

Đánh vào tâm lý thích quà miễn phí và sự thiếu cảnh giác, các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dùng phải nhập các thông tin cá nhân để nhận tiền gồm: Số điện thoại, mật khẩu…

Các email giả danh thường dùng Gmail, được đặt tên là Ví MoMo hoặc MoMo Ví.

Trong email có chứa đường dẫn Google Form, yêu cầu khách hàng truy cập tiếp vào một đường dẫn khác đến website giả mạo MoMo (ví dụ www.sukien.abc) để nhận ưu đãi.

Tại website giả mạo này, kẻ gian thiết kế giao diện rất giống với hệ thống nhận diện của MoMo. Đồng thời, người dùng được yêu cầu nhập thông tin đăng nhập (số điện thoại, mật khẩu, OTP). Sau khi có đầy đủ thông tin này, kẻ gian sẽ sẽ đánh cắp thông tin đăng nhập ví và bắt đầu đánh cắp tiền.

Giả mạo MoMo, gửi email tặng tiền để chiếm đoạt ví điện tử
Giao diện website lừa đảo yêu cầu người dùng điền thông tin. (Ảnh: MoMo)

Ví điện tử khẳng định không có các chương trình hoặc sự kiện nói trên. Kẻ xấu lợi dụng các chương trình mạo dạnh này chủ yếu để lừa đảo người dùng.

Các email chính thức từ MoMo luôn sử dụng đuôi email là @momo.vn hoặc @mservice.com.vn.

Người dùng không nên làm theo các nội dung trong email đáng ngờ, hoặc đăng nhập và điền thông tin bên ngoài ứng dụng.

Hải Đăng

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

6 bí quyết trang trí món ăn đẹp mắt nhân viên bếp nhà hàng – khách sạn cần biết

Việc trang trí món ăn thật bắt mắt không chỉ kích thích thị giác của thực khách mà còn giúp nâng tầm giá trị món ăn. Trong bài viết này, Nghề khách sạn xin chia sẻ 6 bí quyết trang trí món ăn đẹp mắt để nhân viên bếp đang hành nghề cũng như các bạn ứng viên tìm việc đầu bếp tham khảo.​

Nghệ thuật trang trí món ăn bắt nguồn từ đâu?

Từ thế kỷ 18, nghệ thuật trang trí món ăn bắt đầu xuất hiện từ Hy Lạp, Nhật Bản và các nước phát triển khác. Đến nay, kỹ thuật này đã lan rộng ra và du nhập sang nước ta trở thành yêu cầu bắt buộc với mỗi đầu bếp.

Trang trí món ăn là việc sắp đặt nguyên liệu, thực phẩm dựa trên ý tưởng của đầu bếp, nhằm tạo nên sự liên kết, thống nhất khác nhau, nhằm tạo vẻ đẹp độc đáo, thú vị, đẹp mắt cho món ăn.

Ý nghĩa của việc trang trí món ăn

Việc trang trí món ăn góp phần mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng phải kể đến như sau:

– Trang trí món ăn đẹp mắt, phù hợp với không gian quán ăn, tạo cảm giác ngon miệng, thoải mái khi thưởng thức.

– Đảm bảo thẩm mỹ cho món ăn góp phần quảng bá hình ảnh của nhà hàng một cách tốt hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng như facebook, instagram,…

– Kỹ thuật trang trí món của đầu bếp cũng chứng minh trình độ năng lực, kinh nghiệm của nhân viên, giúp khách hàng biết được chất lượng của nhà hàng.

Với tất cả lý do trên, bất kỳ đầu bếp nào cũng nên thành thạo kỹ thuật trang trí món ăn, mang lại vẻ đẹp quyến rũ cho ẩm thực và gia tăng trải nghiệm chất lượng của thực khách.

6 bí quyết trang trí món ăn đẹp mắt

+) Nguyên tắc số lẻ

Trang trí món ăn
Trang trí món ăn theo nguyên tắc số lẻ

Không biết vì sao lại có nguyên tắc này nhưng hầu như các đầu bếp nổi tiếng đều khuyên nên trình bày món ăn theo nguyên tắc số lẻ để món ăn trở nên khác lạ và thu hút hơn. Vì thế, để món ăn trở nên bắt mắt, bạn nên cắt – chia món món thành các phần lẻ: 3, 5, 7… khi décor món.

+) Dùng đồ sứ màu trắng

6 bí quyết trang trí món ăn đẹp mắt nhân viên bếp nhà hàng – khách sạn cần biết
Dùng đồ sứ màu trắng để làm nổi bật món ăn

Bếp trưởng Charlie Palmer cho biết: “Món ăn sẽ trở nên đẹp mắt hơn khi décor bằng những đồ sứ trắng. Màu trắng không những làm nổi bật màu sắc của món ăn mà còn khiến thực khách có cảm giác món ăn ngon miệng hơn”.

+) Phối màu sắc tương phản

6 bí quyết trang trí món ăn đẹp mắt nhân viên bếp nhà hàng – khách sạn cần biết
Phối màu sắc tương phản với nhau

Một lựa chọn décor khác cho bạn là trang trí món ăn theo màu sắc tương phản giữa phần nền và màu thức ăn: vàng – tím, cam – xanh dương… Ví dụ, muốn làm nổi bật món cá đuối ăn kèm sốt sambal màu cam nhạt, bạn có thể lót bên dưới lớp lá chuối màu xanh nõn để món ăn có màu tương phản đẹp hơn.

Bạn muốn xem thêm: Kỹ thuật sơ chế các loại hải sản nhân viên bếp cần biết

+) Dùng những dụng cụ “không đúng chức năng mặc định”

6 bí quyết trang trí món ăn đẹp mắt nhân viên bếp nhà hàng – khách sạn cần biết
Dùng dụng cụ không đúng chức năng, mục đích

Thay vì dùng những chiếc đĩa bình thường, để tạo điểm nhấn décor đặc biệt trên một bàn tiệc, bạn có thể trang trí món ăn bằng những dụng cụ “không đúng chức năng mặc định vốn có” như: thớt đá, thớt gỗ, ly chuyên dùng để pha cocktail… Chính điều này sẽ làm món ăn trở nên thu hút hơn trong mắt thực khách.

50 ý tưởng trang trí món ăn halloween điên rồ nhất

+) Càng đơn giản càng đẹp

6 bí quyết trang trí món ăn đẹp mắt nhân viên bếp nhà hàng – khách sạn cần biết
Càng đơn giản, càng đẹp

Một đĩa thức ăn có quá nhiều chi tiết trang trí sẽ khiến rối mắt người nhìn. Do đó, khi décor món, bạn cần hướng đến việc trình bày càng đơn giản thì sẽ càng đẹp và tinh tế.

+) Phần trang trí phải hài hòa với món ăn

6 bí quyết trang trí món ăn đẹp mắt nhân viên bếp nhà hàng – khách sạn cần biết
Trang trí vừa vặn với món ăn

“Phần nguyên liệu trang trí được thêm thắt vào phải ăn được và hòa quyện với nguyên liệu chính của món ăn. Khi trình bày những món tráng miệng cầu kỳ, tôi sẽ sử dụng những nguyên liệu trang trí kết hợp hoàn hảo cho món ăn. Nếu thực khách gạt phần trang trí ra ngoài mà chỉ ăn phần chính thì coi như việc décor đã thất bại.” – đầu bếp Karen Hatfield chia sẻ.

Xem thêm: 30 kiểu décor món ăn hấp dẫn trẻ nhỏ nhân viên bếp nhà hàng, khách sạn cần biết

Những dụng cụ cần thiết để trang trí món ăn đẹp mắt

Để quá trình trang trí món ăn trở nên đẹp mắt, nhanh chóng hơn, nhân viên bếp nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết phải kể đến như sau:

– Muỗng lớn: Đây là dụng cụ hữu ích trong việc điểm xuyết các nước sốt, puree lên đĩa thành những vết không cầu kỳ.

– Dao chà láng: Dùng để tạo đường nét nước sốt đậm nét, độc đáo bằng mép của dao.

– Chai xịt nước sốt: Góp phần hỗ trợ tạo nên mảng tròn, chấm, đường cong một cách chi tiết, sống động.

– Nhíp gắp thức ăn: Vật dụng quan trọng để đặt mẫu thức ăn nhỏ một cách chính xác hơn.

– Khăn sạch: Dùng để lau đi phần sốt trang trí bị thừa, lỗi, sai hoặc dấu vân tay

6 nguyên tắc chọn nguyên liệu trang trí món ăn đều biết

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

F&B là gì? Ngỡ ngàng với 7 thông tin nhân sự ngành cần quan tâm

Với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, F&B là khối mang lại doanh thu cao thứ 2 – chỉ xếp sau bộ phận buồng phòng. Trước khi lý giải vai trò của F&B trong kinh doanh lưu trú, chúng ta cần phải hiểu bản chất F&B là gìHẳn nhiều bạn đã từng nghe đến những cụm thuật ngữ quen thuộc như là ngành F&B, nhân viên F&B hay bộ phận F&B trong khách sạn… Nếu thắc mắc chưa biết F&B là gì thì cùng Nghề khách sạn đi tìm câu trả lời nhé!

F&B là gì
Bạn biết gì về F&B?

► F&B là gì?

F&B (Food and Beverage) là ngành dịch vụ cung cấp đồ ăn và thức uống. Nhà hàng – quầy bar hoạt động bên trong khách sạn hay quán cà phê – trà sữa – trà chanh, cửa hàng thức ăn nhanh, nhà hàng độc lập… đều là những ví dụ về mô hình kinh doanh F&B hiện nay.


► Bộ phận F&B trong khách sạn gồm những gì?

Với khuôn khổ của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều về bộ phận F&B trong khách sạn. Vậy khối F&B trong khách sạn gồm những gì?

F&B là gì? Ngỡ ngàng với 7 thông tin nhân sự ngành cần quan tâm

Nhà hàng: gồm 1 hay nhiều nhà hàng phân theo ẩm thực phục vụ: Á – Âu…

F&B là gì? Ngỡ ngàng với 7 thông tin nhân sự ngành cần quan tâm

Quầy bar: gồm quầy bar trong nhà hàng/ quầy bar tại hồ bơi hay quầy bar độc lập trên tầng thượng – phục vụ rượu, cocktail, mocktail và các loại trái cây…

F&B là gì? Ngỡ ngàng với 7 thông tin nhân sự ngành cần quan tâm

Lounge: với không gian như là sự kết hợp giữa nhà hàng và quầy bar, phục vụ cả đồ ăn + thức uống.

F&B là gì? Ngỡ ngàng với 7 thông tin nhân sự ngành cần quan tâm

Banquet: phòng hội nghị – hội thảo, phòng họp, phòng tiệc phục vụ tiệc cưới – Gala dinner…

F&B là gì? Ngỡ ngàng với 7 thông tin nhân sự ngành cần quan tâm

Bếp: có thể phân thành bếp nóng, bếp lạnh, bếp bánh…


► Vai trò của bộ phận F&B trong khách sạn

 – Phục vụ nhu cầu ăn uống – thưởng thức ẩm thực của khách lưu trú tại khách sạn

Nếu khách sạn cung cấp một không gian ẩm thực được thiết kế đẹp với các món ăn đặc trưng địa phương cùng nhiều món đặc sắc từ Á sang Âu, chắc chắc sẽ thu hút khách dùng bữa tại nhà hàng thay vì tìm kiếm cơ sở ăn uống bên ngoài.

 – Giúp định vị và nâng cao hình ảnh thương hiệu khách sạn

Khách sạn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời về dịch vụ F&B sẽ khiến khách lưu trú vui vẻ để lại đánh giá tích cực trên nền tảng OTA, mạng xã hội. Từ đó chính họ sẽ quay lại khách sạn trong những lần sau và khiến nhiều khách khác tìm đến đặt phòng.

 – Đóng góp lớn vào tổng doanh thu khách sạn

Theo báo doanh thu của nhiều khách sạn, F&B là bộ phận mang lại nguồn doanh thu cao thứ 2, chỉ đứng sau hoạt động bán phòng. Điều này khiến không ít cơ sở lưu trú ngày càng chú trọng khai thác và đẩy mạnh các hoạt động cho thuê phòng hội nghị, hội thảo, tổ chức tiệc cưới…


► Mô hình tổ chức bộ phận F&B trong khách sạn

Dưới đây là sơ đồ mô hình tổ chức bộ phận F&B của một khách sạn 5 sao:

F&B là gì? Ngỡ ngàng với 7 thông tin nhân sự ngành cần quan tâm

Từ sơ đồ trên đây, có thể thấy bộ phận F&B trong khách sạn thường gồm những vị trí công việc sau:

– Director of F&B (Giám đốc F&B)

   • F&B Secretary (Thư ký giám đốc F&B)

F&B Manager (Quản lý F&B)

– Restaurant Manager (Quản lý nhà hàng)

   • Assistant Lobby Lounge (Trợ lý quản lý Lounge)

   • Lobby Lounge Supervisor (Giám sát Lounge)

   • Assistant Restaurant Manager (Trợ lý quản lý nhà hàng)

   • Room service Supervisor (Giám sát dịch vụ Room service)

   • Restaurant Supervisor (Giám sát nhà hàng)

   • Nhân viên Order Taker

   • Nhân viên lễ tân nhà hàng/ Hostess

   • Nhân viên pha chế

   • Nhân viên phục vụ

– Banquet Manager (Quản lý Banquet)

   • Assistant Banquet Manager (Trợ lý quản lý Banquet)

   • Banquet Supervisor (Giám sát banquet)

   • Banquet Attendant (Nhân viên banquet)

Với khối bếp trực thuộc bộ phận F&B thường gồm các vị trí nhân sự sau:

F&B là gì? Ngỡ ngàng với 7 thông tin nhân sự ngành cần quan tâm

– Executive Chef (Tổng bếp trưởng)

– Exe Sous Chef (Phó tổng bếp trưởng)

   • Senior Sous Chef (Bếp phó)

   • Senior Sous Chef BQ (Bếp phó bếp tiệc)

   • Giám sát sơ chế

   • Nhân viên sơ chế

   • Tổ trưởng bếp

   • Giám sát bếp

   • Nhân viên phụ bếp

Pastry Chef (Bếp trưởng bếp bánh)

   • Tổ trưởng bếp bánh

   • Giám sát bếp bánh

   • Nhân viên bếp bánh

   • Phụ bếp

Hygiene Officer (Nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm)

– Chief Steward (Trưởng tạp vụ)

   • Trợ lý tạp vụ

   • Giám sát tạp vụ

   • Nhân viên tạp vụ

► Ngành F&B tại Việt Nam hiện nay

Dựa trên thống kê của Vietnam Report cho thấy 91% doanh nghiệp ngành F&B bị tác động mạnh mẽ do dịch Covid-19 đi qua. Tuy nhiên, bước sang quý đầu năm 2022, ngành này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khôi phục lại hoạt động kinh doanh, tiến tới sự phát triển vững mạnh trong tương lai.

Đặc biệt, kể từ khi dịch Covid-19 đi qua, xu hướng người dân sử dụng ứng dụng, app trên điện thoại di động đặt đồ ăn mang về ngày càng cao. Thống kê số liệu từ Gojek tại các thành phố lớn ở nước ta, mỗi khách hàng trung bình cứ 5 ngày lại đặt một đơn hàng đồ ăn trên phương tiện này. Ngoài ra, các món ăn thông dụng khác cũng được ưa chuộng như cơm, gà, gỏi cuốn, bánh mì,…

Bên cạnh đó, đáp ứng nhu cầu không sử dụng tiền mặt của người dân, các doanh nghiệp F&B đã liên kết với những giải pháp thanh toán thông minh, hỗ trợ giải quyết vấn đề trên. Đơn cử như một số thương hiệu hàng đầu của F&B đã tiên phong trong việc thanh toán qua nền tảng Payoo như: Haidilao, Jollibee, Highlands Coffee,… Khách hàng có thể trả bằng ví điện tử, quét mã QR, thẻ quốc tế, thẻ nội địa,…

Nhìn chung, sau khủng hoảng của dịch Covid-19, ngành thực phẩm và đồ uống sẽ bắt đầu có tốc độ tăng trưởng phát triển vượt trội trong năm 2022 với bệ phóng là sự mở cửa trở lại của các hàng quán tại chỗ,… Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho ngành này.

Học ngành F&B ở đâu?

Hiện nay, trên khắp cả nước có hơn 40 trường đào tạo ngành F&B trải dài từ các tỉnh miền Bắc đến Nam, vì thế những bạn sinh viên có thể dễ dàng lựa chọn môi trường đào tạo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng. Hầu hết cơ sở đào tạo này đều đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên và trang thiết bị chất lượng, cung cấp môi trường tốt nhất để trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.

Một số trường đào tạo ngành F&B phải kể đến như sau:Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Đại học Nha Trang, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Văn Lang,…

Học nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn ở đâu

Tìm việc ngành F&B ở đâu uy tín?

Để tìm kiếm việc làm ngành F&B, bạn nên ứng tuyển tại các nhà hàng, khách sạn, resort,… trên địa bàn sinh sống. Ngày nay, đáp ứng nhu cầu tìm việc của ứng viên, các phương tiện truyền thông đại chúng đã kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng thường xuyên cập nhật tin tức việc làm trên Facebook, Zalo, Website,…

Đặc biệt, tại Nghề khách sạn – kênh tuyển dụng việc làm nhà hàng số một, luôn cập nhật hàng trăm vị trí việc làm ngành F&B cho ứng viên lựa chọn. Thêm vào đó bạn nên tham gia những group, cộng đồng nhân sự nghề nhà hàng, khách sạn của Nghề khách sạn để học hỏi, lắng nghe chia sẻ từ người có kinh nghiệm trong nghề và tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân.

Bài viết trên đây, Nghề khách sạn đã cùng bạn tìm hiểu F&B là gì và mô hình tổ chức bộ phận F&B trong khách sạn. Nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy để lại phản hồi tại mục bình luận bên dưới nhé!

Ms. Smile

Bản mô tả công việc Banquet Manager trong khách sạn – nhà hàng

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Thực đơn là gì? 3 loại thực đơn kinh doanh nhà hàng nhất định phải biết

​Mỗi nhà hàng kinh doanh đều lên cho mình một thực đơn riêng và bắt mắt. Vậy bạn có biết thực đơn là gì? Có mấy loại thực đơn trong kinh doanh nhà hàng? Nếu chưa biết, hãy tìm hiểu điều này cùng Nghề khách sạn!

Thực đơn là gì

Ảnh nguồn Internet

Thực đơn là công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong những cơ sở kinh doanh ẩm thực. Không đơn thuần chỉ là phương tiện cung cấp thông tin món ăn đến khách hàng, thực đơn còn là nơi thể hiện phong cách riêng của nhà hàng, tạo ấn tượng đối với khách hàng. Nắm rõ Thực đơn là gì và các loại thực đơn phổ biến sẽ rất có ích cho những người kinh doanh nhà hàng.

Thực đơn là gì?

Thực đơn, thực đơn bữa ăn hay Menu là một bản liệt kê những món dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn, bữa tiệc, cỗ, liên hoan,…trên cơ sở tính toán khoa học nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn; đồng thời đáp ứng yêu cầu cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và hợp khẩu vị người ăn.

Thực đơn thường xuất hiện trong những nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán nước,…Khi đó, thực đơn là bảng thông báo các món ăn, đồ uống để thực khách lựa chọn, gọi, đặt (order) để được phục vụ.

Thực đơn có thể là thực đơn hàng ngày (phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày hay thực đơn cơm gia đình), thực đơn đãi tiệc dành cho bữa tiệc, tiệc, tiệc cưới, cỗ, liên hoan,…

Xem thêm: Quảng bá hình ảnh nhà hàng đi xa hơn với Menu 

Phân loại thực đơn

Thông thường, thực đơn được chia thành 3 loại chính, đó là: thực đơn tự chọn (Buffet Menu), thực đơn theo món ăn (A La Carte Menu) và thực đơn theo bữa ăn (Set Menu hay Table D’ Hoote Menu).

Thực đơn tự chọn – Buffet Menu

Buffet hay thực đơn tự chọn, tiệc đứng là hình thức phục vụ nhà hàng theo kiểu tự chọn, nghĩa là khách hàng được tự do đi lại, đứng, ngồi, và lựa chọn những món ăn hiện có mà mình ưa thích.

Tiệc Buffet có thể phục vụ được cho nhiều người hơn so với tiệc ngồi (có thể lên đến vài trăm khách trong 1 tiệc) và tạo nhiều cơ hội để thực khách tự do, thoải mái giao tiếp với nhau. Vì vậy, hình thức này được rất nhiều thực khách và nhà hàng ưa chuộng.

Thực đơn là gì? 3 loại thực đơn kinh doanh nhà hàng nhất định phải biết

Ảnh nguồn Internet

Trong các nhà hàng, Buffet là hình thức trả tiền trọn gói, ăn theo suất do đó nhà hàng sẽ tính phí trên từng đầu người tham dự.

Thông thường, thực đơn Buffet có rất nhiều món và phức tạp hơn những loại thực đơn khác. Vì vậy, có một số nhân tố cần được xem xét khi chuẩn bị cho một thực đơn buffet, đó là: chi phí cho tổng khẩu phần; số lượng thức ăn khả thi; số lần thêm thức ăn; sự duy trì chất lượng món ăn; vấn đề chia khẩu phần; dụng cụ phục vụ thích hợp; dụng cụ để ngăn thức ăn bị nhiễm bẩn; thêm nhân viên phục vụ và sử dụng thức ăn còn thừa.

Quyết định giá bán cho thực đơn Buffet cũng là một bước làm không dễ dàng. Một số nơi đưa ra kế hoạch giá cả dựa trên việc dự đoán lượng khách hàng quen thuộc của họ. Số khác lại chuẩn bị thực đơn Buffet trước, tính toán chi phí, sau đó mới đưa ra giá bán dựa trên hệ số tăng giá.

Tìm hiểu thêm: Quy trình phục vụ buffet nhân viên nhà hàng cần biết

Thực đơn theo món ăn – A La Carte Menu

A La Carte Menu là danh mục (list) các món ăn có kèm giá cả, giá bữa ăn tùy vào số món mà khách hàng sẽ chọn. Đây là một loại thực đơn để khách hàng chọn món lẻ theo sở thích của mình. Chẳng hạn, khách có thể yêu cầu nhà hàng làm 3 món cho vừa phần ăn 4 người, hay 4 món vừa phần ăn 2 người,…

Tùy vào thành viên trên bàn ăn và sở thích của mỗi người mà khách có thể gọi món theo thực đơn A La Carte.

Thực đơn A La Carte thường được áp dụng cho những món Âu. Tuy nhiên, với các món ăn Á vẫn có thể sử dụng loại thực đơn này. Đó là những món Á như: món Việt, món Hàn, món Nhật,…thường được trình bày chung trong một phần lớn, một món ăn có từ 2 phần ăn, 4 phần ăn,…nên khi chọn, thực khách phải tự ước tính hoặc nhờ tư vấn để gọi món vừa thích hợp với khẩu phần ăn, vừa phù hợp với sở thích của các thành viên trong bàn ăn tại nhà hàng.

Thực đơn là gì? 3 loại thực đơn kinh doanh nhà hàng nhất định phải biết

Ảnh nguồn Internet

Xem thêm: Cùng chuyên gia lên thực đơn nhà hàng

Thực đơn theo bữa – Set Menu hay Table D’ Hoote Menu

Set Menu là hình thức phục vụ nhà hàng theo một thực đơn liệt kê các món trong một bữa theo trình tự có giá cố định, với số lượng món ăn giới hạn (Set Meunu 5 món, 7 món, 9 món,…)

Set Menu thường được áp dụng phục vụ cho các bữa tiệc cưới, hội nghị khách hàng, tiệc gala dinner, tiệc gia đình,…khi mà mọi thực khách đều được hưởng chung một tiêu chuẩn phục vụ như nhau.

Thực đơn là gì? 3 loại thực đơn kinh doanh nhà hàng nhất định phải biết

Ảnh nguồn Internet

Ngoài ra, tùy theo tính chất bữa ăn, có thể phân loại thực đơn thành:

  • Thực đơn điểm tâm (Breakfast Menu)
  • Thực đơn trưa/chiều
  • Thực đơn món ăn nhẹ
  • Thực đơn món chay
  • Thực đơn trẻ em
  • Thực đơn tiệc
  • Thực đơn kết hợp điểm tâm và ăn trưa

Xem thêm: Chuẩn bị thực đơn nhà hàng – khách sạn 

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Sales Executive là gì? 6 điều thú vị về Sale Executive nhà hàng, khách sạn nên biết

Muốn gia tăng doanh thu, bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào cũng đều phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh vững mạnh, năng động. Trong đó, không thể thiếu vị trí sales executive. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ về khái niệm này. Vậy Sales Executive là gì? Nghề khách sạn sẽ bật mí trong bài viết dưới đây để bạn hiểu rõ hơn.

Sales Executive là gì?
Sale Executive trong nhà hàng, khách sạn là gì?

Ở nhà hàng, khách sạn, bộ phận sale đóng vai trò quan trọng, góp phần mang lại doanh thu cho tổ chức. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa nắm rõ định nghĩa “Sale Executive là gì?” và những điều liên quan đến vị trí này. Vì thế, nếu đã là nhân viên nhà hàng, khách sạn, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để nắm vững hơn nhé.

Sales executive là gì?

Sale Executive là vị trí thực hiện nhiệm vụ điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của một khu vực, bộ phận dựa trên kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực hay sự phân công của cấp trên.

Trong ngành nhà hàng, khách sạn, Sale Executive đóng vai trò quản lý quá trình hoạt động của toàn bộ nhân viên kinh doanh tại 1 hay nhiều khu vực liên quan đến lĩnh vực của tổ chức như: Sale phòng, sale dịch vụ ăn uống, Sale spa, vui chơi giải trí,… Nhìn chung, nhiệm vụ của vị trí này sẽ góp phần gia tăng doanh thu và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi tham quan, nghỉ dưỡng tại đơn vị họ đảm nhiệm.

Sale thị trường là gì? Bản mô tả công việc sale thị trường khách sạn – nhà hàng chuẩn nhất?

Mô tả công việc của Sale Executive trong khách sạn, nhà hàng

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Tìm kiếm khách hàng mới– Tìm kiếm thông tin khách hàng trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng và lập danh sách khách hàng tiềm năng.

– Giới thiệu dịch vụ nhà hàng, khách sạn cho khách hàng bằng cách gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp.

– Gửi email thông tin dịch vụ, giải đáp tất cả thắc mắc liên quan đến khách hàng và phản hồi nhanh chóng.

– Phản hồi tất cả thắc mắc có trên website bán hàng, fanpage, trang đặt phòng, đặt đồ ăn trực tuyến.

– Sử dụng kỹ năng thuyết phục, đàm phán khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn.

– Thực hiện ký hợp đồng hoặc chốt đơn hàng của khách đồng ý sử dụng dịch vụ.

Chăm sóc khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng– Thường xuyên chủ động trao đổi, thăm hỏi liên hệ khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng vào mỗi tuần, tháng, năm hoặc ngày lễ tết.

– Luôn giải đáp, hỗ trợ giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến dịch vụ.

– Gửi thông tin, chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng cũ, tiềm năng nhằm thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng.

– Thực hiện ký kết hợp đồng hoặc chốt đơn với các khách hàng cũ.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho đơn vị, khu vực– Kết hợp với tất cả nhân viên kinh doanh tại nhà hàng, khách sạn xây dựng hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ đến khách hàng thông qua kênh truyền thông hoặc offline.

– Thực hiện chiến dịch quảng bá dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn.

– Theo dõi quá trình thực hiện của nhân viên và đưa ra kết quả đánh giá tổng quan.

– Phối hợp với các bộ phận xây dựng kế hoạch tìm kiếm danh sách khách hàng mới, dịch vụ sử dụng,…

– Theo dõi quá trình thực hiện của cấp dưới và đánh giá kết quả thực hiện nhằm thay đổi chiến lược so với lần trước.

– Tham dự các cuộc họp định kỳ nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

Đào tạo nhân viên kinh doanh– Tổ chức khóa đào tạo huấn luyện tập huấn cho nhân viên kinh doanh trong khu vực.

– Xây dựng nội quy nhằm đảm bảo quá trình làm việc của nhân viên hiệu quả và gia tăng năng suất hơn.

– Tổ chức chương trình khuyến khích việc gia tăng doanh số của nhân viên bằng các phần thưởng khác nhau.

– Hướng dẫn nhân viên mới bắt đầu làm quen với công việc.

Các công việc khác– Theo dõi quá trình ký kết hợp đồng, chốt đơn của khách hàng, liên hệ kế toán hoàn tất thủ tục.

– Làm báo cáo tất cả hoạt động trong mỗi tuần, tháng, năm.

– Thực hiện các yêu cầu khác của cấp trên đưa ra.

Bản mô tả nhân viên kinh doanh khách sạn

Để đảm nhận được vị trí Sales executive, chắc chắn bạn phải là người có kinh nghiệm trong nghề sales. Nhân viên Sales executive phải là người thành thạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, nắm bắt được tâm lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý những tình huống phát sinh…

Sales Executive là gì? 6 điều thú vị về Sale Executive nhà hàng, khách sạn nên biết

Công việc nhân viên Sale Executive là quản lý và giám sát quá trình hoạt động của nhân viên sale trong khu vực

Các vị trí cơ bản của Sales Executive trong khách sạn, nhà hàng

Trong ngành khách sạn, có thể chia ra các vị trí sales theo tính chất công việc hay đối tượng khách hàng khác nhau:

– Sales Khách Corp (các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh)

– Sales TA (Travel Agent): đối tượng khách hàng là các công ty du lịch, hãng lữ hành

– Sales Government (đối tượng khách là các cơ quan nhà nước, hành chính sự nghiệp)

– Sales Online (Bán hàng qua các website trung gian, qua mạng internet).

– Sales Banquet: Bán các sản phẩm phục vụ hội nghị hội thảo, tổ chức sự kiện, ăn uống.

– Sales Membership: Bán các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ của Resort, Câu lạc bộ hay Khách sạn, Nhà hàng như thể thao, Gym, casino, spa…

Ở cấp độ nhân viên, vị trí Sales thường khá khó tuyển dụng do nguồn ứng viên ít, các đơn vị kinh doanh cạnh tranh nhau để hút được sales cứng nên chế độ đãi ngộ cũng khá tốt. Ngoài lương cứng, công tác phí, có thể còn được hưởng thêm hoa hồng trên doanh số bán được hoặc thưởng vượt doanh số.

Sales Executive là gì? 6 điều thú vị về Sale Executive nhà hàng, khách sạn nên biết
Trong ngành khách sạn, có thể chia ra các vị trí sales theo tính chất công việc hay đối tượng khách hàng

Yêu cầu của Sales Executive trong khách sạn, nhà hàng

Để trở thành nhân viên Sales Executive trong khách sạn, nhà hàng, bạn phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

– Bằng cử nhân các ngành tiếp thị, quảng cáo, kinh tế, tài chính, kinh doanh hoặc quản lý hoặc thạc sĩ ngành bán hàng hay các lĩnh vực liên quan khác.

– Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

– Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán tốt, phản xạ nhanh chóng, giao tiếp Tiếng Anh lưu loát là một điểm cộng.

– Ngoại hình ưa nhìn, khả năng làm việc một mình, chịu được áp lực cao trong công việc.

– Kỹ năng quản lý, điều hành một nhóm làm việc hiệu quả, gia tăng doanh số tốt cho doanh nghiệp.

Mức thu nhập của Sales Executive trong khách sạn, nhà hàng

Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn, nhà hàng, Sales Executive sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau và thường sẽ dao động từ 8 – 15 triệu đồng/ tháng.

Có thể bạn quan tâm: Bản mô tả công việc nhân viên sales khách sạn

Tìm việc Sale Executive trong khách sạn, nhà hàng ở đâu?

Du lịch ngày càng phát triển hứng khởi dẫn đến tình trạng hàng trăm lượt khách hàng đổ về tại các địa điểm du lịch. Cho nên, nhu cầu tuyển dụng nhân viên sale executive tại khách sạn, nhà hàng càng cao hơn. Đặc biệt, không ít nhân sự ngành này vẫn còn đang hoang mang tìm kiếm địa chỉ ứng tuyển uy tín.

Hiểu thấu điều này, Nghề khách sạn – kênh tuyển dụng việc làm nhà hàng, khách sạn số một trên toàn quốc đã thường xuyên cập nhật vị trí việc làm Sale, với mức thu nhập hấp dẫn, chế độ đãi ngộ xứng tầm cho ứng viên tham khảo. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm vị trí việc làm này, hãy apply ngay: Tại đây.

Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ cảm nhận, câu chuyện trong quá trình làm việc trong ngành nhà hàng, khách sạn: Tại đây.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Sale Executive là gì?” của Nghề khách sạn. Dựa trên các kiến thức tổng quan này, bạn đã hiểu rõ hơn về nghề này trong ngành nhà hàng, khách sạn chưa? Nếu vẫn còn thắc mắc nào, vui lòng comment ngay bên dưới bài viết để được giải đáp cụ thể hơn nhé.

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.