Làm thế nào để phân loại hướng dẫn viên? Nên chọn hướng dẫn viên nào tốt?

Trước khi trở thành hướng dẫn viên, bất kỳ ai cũng nên tìm hiểu xem “Phân loại hướng dẫn viên như thế nào?” để biết nên chọn hướng dẫn viên nào tốt. Những thông tin ban đầu này sẽ giúp ích cho hành trang tìm việc làm của bạn trong tương lai. Bài viết dưới đây của Nghề khách sạn sẽ cung cấp tất tần tật những kiến thức liên quan đến câu hỏi này.

Làm thế nào để phân loại hướng dẫn viên? Nên chọn hướng dẫn viên nào tốt?
Làm thế nào để phân loại hướng dẫn viên du lịch

Những loại hướng dẫn viên du lịch

Có nhiều yếu tố tác động đến việc phân loại hướng dẫn viên du lịch (HDV) như: Phạm vi hoạt động, ngôn ngữ, đẳng cấp trình độ, kinh nghiệm, tư cách,… Dưới đây là một số loại hướng dẫn viên du lịch phải kể đến như sau:

+) Hướng dẫn viên lịch sử

Hướng dẫn viên lịch sử là người hướng dẫn du khách tham quan những địa điểm lịch sử hay đền thờ, di tích lịch sử, địa đạo, chiến trường cũ và các địa điểm có giá trị lịch sử khác. Trong những loại hình tour du lịch, khách hàng thường muốn tìm hiểu về những kiến thức lịch sử của địa điểm cụ thể. Vì thế, HDV lịch sử sử dụng thông tin liên quan đến khu vực, sự kiện lịch sử trong quá khứ.

+) Hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm

Hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm là người hướng dẫn du khách trải nghiệm môn thể thao mới lạ, hấp dẫn. Để trở thành người hướng dẫn loại này, bạn phải có kiến thức, kinh nghiệm thực tế cùng những thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ du khách tận hưởng giây phút vui chơi, giải trí thú vị. Một số loại hướng dẫn viên phiêu lưu như: HDV đường sông, HDV leo núi, HDV đi bộ đường dài, HDV đi xe trượt tuyết, HDV câu cá,…

Txl 1 133
Hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm là người hướng dẫn du khách trải nghiệm môn thể thao mới lạ, hấp dẫn

+) Hướng dẫn viên thiên nhiên

Hướng dẫn viên thiên nhiên là người chuyên hướng dẫn du khách tham quan những địa điểm ở ngoài trời, gần thiên nhiên nhưng ít khắc nghiệt hơn so với hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm. Họ có thể dẫn du khách trải nghiệm đi bộ ở một số địa điểm hoang dã khác.

+) Hướng dẫn viên thành phố

Hướng dẫn viên thành phố là người chuyên tổ chức chuyến tham quan quanh khu vực thành phố bằng xe đạp, xe buýt, xe ô tô hoặc đi bộ,… đến các di tích lịch sử, nhà hàng hoặc địa điểm kiến trúc khác. Dựa vào kinh nghiệm sống, hiểu biết liên quan đến thành phố nơi HDV làm việc kết hợp với những kiến thức chuyên môn, họ sẽ giới thiệu, giải thích, bình luận và giải đáp các thắc mắc về địa điểm tại đây.

+) Hướng dẫn viên điều hành

Hướng dẫn viên điều hành là người được công ty du lịch ủy quyền toàn quyền đại diện để hướng dẫn đoàn khách tham gia các hoạt động tại nơi đến du lịch.

+) Hướng dẫn viên dẫn đoàn

Hướng dẫn viên dẫn đoàn là nhân viên đảm nhiệm công việc đón tiếp, phục vụ du khách trong toàn bộ chuyến đi. Họ sẽ do công ty du lịch, đại diện tổ chức, dưới sự phối hợp của bộ phận điều hành và hướng dẫn viên địa phương.

+) Hướng dẫn viên tại điểm

Hướng dẫn viên tại điểm sẽ thực hiện công việc thuyết minh, hướng dẫn du khách tham gia hoạt động tại địa điểm, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tàng, công trình kiến trúc,…

Txl 1 134
Hướng dẫn viên tại điểm thực hiện công việc thuyết minh cho hoạt động tại địa điểm, danh lam thắng cảnh

Xem thêm: Hướng dẫn viên tại điểm là gì? Mô tả công việc hướng dẫn viên tại điểm và mức lương mới nhất

+) Hướng dẫn viên tiếng Việt

HDV tiếng Việt: Là người có thể sử dụng tiếng nói phổ thông, địa phương hoặc dân tộc thiểu số để trò chuyện, thuyết minh, phục vụ du khách tham quan. Đối tượng của họ là Việt kiều và người Việt.

+) Hướng dẫn viên nước ngoài

HDV nước ngoài là người sử dụng ngôn ngữ nước ngoài để hỗ trợ công việc hướng dẫn viên. Đối tượng của họ là du khách nước ngoài, người Việt du lịch nước ngoài,…

+) Hướng dẫn viên đặc biệt

Hướng dẫn viên đặc biệt là người có kinh nghiệm làm hướng dẫn hơn 5 năm trở lên. Ngoài ra, còn có một số HDV được phân loại dựa trên bằng cấp như: HDV đại học, HDV cao đẳng, HDV trung cấp.

+) Hướng dẫn viên tự do

HDV tự do là người làm công việc khác (không phải HDV) sử dụng trình độ chuyên môn, kiến thức bản thân để hướng dẫn, thuyết trình về địa điểm, khu du lịch, danh lam thắng cảnh,… Đa số hướng dẫn viên du lịch này thường làm theo mùa hoặc tự do trong thời kỳ cao điểm của du lịch.

Nên chọn hướng dẫn viên nào tốt?

Hành trình lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân không hề dễ dàng. Trong đó, hướng dẫn viên lại là nghề đòi hỏi nhiều yếu tố. Không những sức khỏe tốt, muốn trụ vững trong ngành này còn phải có niềm đam mê, nhiệt huyết, nhạy bén, tinh thần bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại,…

Cụ thể, HDV điều hành, HDV dẫn đoàn thường sẽ phù hợp với những người thích ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp với người nước ngoài, thích giao lưu kết bạn nhiều người. Còn HDV tại điểm, địa phương, thành phố lại thích hợp với người yêu thích làm nghề hướng dẫn viên nhưng lại gặp nhiều vấn đề sức khỏe, say xe, không thể di chuyển bằng phương tiện, không muốn xa gia đình,…

Thêm vào đó, tùy thuộc vào điểm mạnh ngôn ngữ của bạn về tiếng Việt hay nước ngoài mà bạn có thể lựa chọn hướng dẫn viên tiếng Việt hay nước ngoài. Nếu bạn là người thích khám phá thế giới, khả năng thích ứng, chịu đựng được việc thay đổi nhiều múi giờ khác nhau, làm việc mười mấy tiếng đồng hồ trở lên,… bạn có thể lựa chọn làm HDV nước ngoài.

Txl 1 135
Tùy thuộc vào nguyện vọng, mong muốn, niềm đam mê của mỗi người mà bạn lựa chọn loại hướng dẫn viên du lịch phù hợp

Tóm lại, những thông tin trên đây đã giúp bạn “phân loại HDV, nên chọn HDV nào tốt?” rồi phải không? Để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, tốt nhất bạn nên tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sở thích cùng dự định công việc tương ứng.

Phương Thảo (Theo Indeed.com và KoreanHalong.edu.vn)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

FOH là gì? Khám phá 13 vị trí/ khu vực cao cấp thuộc FOH trong nhà hàng – khách sạn resort

Nếu BOH là xương sống của bộ máy nhà hàng – khách sạn – resort thì FOH ví như gương mặt thương hiệu, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “FOH là gì?”, cũng như vai trò và các bộ phận của bộ phận này. Tất tần tần những thắc mắc này sẽ được Nghề khách sạn lý giải cụ thể trong bài viết dưới đây.

FOH là gì? Khám phá 13 vị trí cao cấp thuộc FOH trong nhà hàng - khách sạn resort
Foh là gì?

FOH là bộ phận mà nhân viên thường xuyên gặp khách hàng hằng ngày, góp phần tạo ra doanh thu cho nhà hàng – khách sạn – resort. Nắm rõ khái niệm “FOH là gì?” giúp nhân viên ngành này tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và nâng cao trình độ bản thân tốt hơn.

FOH là gì?

FOH (Front Of House) là bộ phận thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc và làm hài lòng khách hàng qua việc thực hiện những công việc như: check-in, check-out, pha chế, mang hành lý,… Nhân viên khu vực này thường làm việc theo ca từ sáng đến đêm, để luôn hỗ trợ khách hàng mọi thời điểm.

Đặc biệt, BOH cũng bao gồm cả bộ phận FO và những khu vực công cộng trong nhà hàng – khách sạn – resort như quầy bar, phòng ăn, lễ tân, khu vực chờ, trước sảnh,… Các vị trí thuộc FOH gồm: nhân viên lễ tân, Bellman, hướng dẫn khách hàng, thu ngân, đặt phòng, quan hệ khách hàng, phục vụ bàn, pha chế, quản lý quầy bar,…

Vai trò của FOH trong nhà hàng – khách sạn – resort

Tầm quan trọng của bộ phận FOH trong nhà hàng – khách sạn – resort phải kể đến như sau:

– Là vị trí thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên FOH để lại nhiều ấn tượng, giúp khách hàng muốn tiếp tục trải nghiệm dịch vụ tại nhà hàng – khách sạn – resort trong lần sau.

– Bộ phận FOH chịu trách nhiệm xây dựng giá trị và sứ mệnh của khách sạn – nhà hàng – resort bằng cách tiếp xúc với khách hàng, góp phần tạo ra doanh thu và mang lại trải nghiệm chất lượng cho họ.

– Thực hiện xử lý vấn đề phát sinh nếu khách hàng gặp phải trong ca làm việc bằng các giải pháp phù hợp.

Những vị trí/ khu vực thuộc FOH trong nhà hàng – khách sạn – resort

Các vị trí/ khu vực thuộc FOH trong nhà hàng – khách sạn – resort phải kể đến như sau:

– Nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân được xem là bộ mặt của nhà hàng – khách sạn – resort, thường xuyên tiếp xúc, làm việc với khách hàng nhất. Công việc của vị trí này gồm:

– Thực hiện quy trình check-in theo tiêu chuẩn: Chào hỏi tên, xác nhận thông tin, hỏi mượn CMND/ Căn cước công dân, Passport, nhận tiền cọc, thanh toán,…

– Tư vấn, giới thiệu các dịch vụ ẩm thực, spa, karaoke, đặt tour, phục vụ khách hàng trong thời gian lưu trú,…

– Thực hiện quy trình check-out tiêu chuẩn: Nhận chìa khóa, thẻ phòng khách sạn, xác nhận những dịch vụ đã sử dụng của khách, thông báo tiền cần thanh toán, trả CMND/ Passport,…

Txl 1 131
Nhân viên lễ tân thuộc bộ phận FOH

– Nhân viên phục vụ

Nhân viên phục vụ thực hiện công việc phục vụ khách hàng dùng bữa tại nhà hàng – khách sạn – resort. Công việc của vị trí này bao gồm:

– Thực hiện quy trình phục vụ thực khách chuẩn: Đưa menu cho khách hàng lựa chọn món ăn, thức uống, ghi nhận order chuyển cho bếp, bar, thu ngân, phục vụ món ăn, thanh toán,…

– Phục vụ room service tại phòng khách.

– Kiểm soát, bảo quản tất cả dụng cụ trong quá trình dùng bữa của khách hàng và báo cáo với quản lý nếu phát hiện tình trạng sứt mẻ, hư hỏng phát sinh.

– Bartender

Bartender là người thực hiện nhiệm vụ pha chế rượu bia, cocktail và các loại đồ uống khác cho khách hàng. Công việc của vị trí này phải kể đến như:

– Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ pha chế để phục vụ cho khách hàng trong ca làm việc.

– Pha chế thức uống phục vụ theo yêu cầu của khách hàng theo đúng công thức, định lượng chuẩn vị.

– Tư vấn, xử lý tất cả lời phàn nàn của khách hàng một cách khéo léo, tinh tế.

– Bảo quản nguyên vật liệu bảo quản đúng nhiệt độ, môi trường phù hợp. Nếu phát hiện hư hỏng nên báo ngay với cấp trên.

Txl 1 132
Bartender thực hiện nhiệm vụ pha chế rượu bia, cocktail và nhiều loại đồ uống khác

– Bar Manager

Ở một số nhà hàng 4, 5 sao trở lên, vị trí Bar Manager có thể xuất hiện cùng với nhân viên phục vụ. Họ sẽ đảm nhiệm công việc bao gồm:

– Giám sát, theo dõi quá trình làm việc của Bartender, nhân viên phục vụ.

– Tổ chức khóa học đào tạo nhân viên về quy trình làm việc, chương trình khuyến mãi, dịch vụ mới, kế hoạch quảng cáo,…

– Tạo ra công thức đồ uống mới, mang lại trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.

– Giám sát quá trình mua các đồ uống (Rượu, dụng cụ pha chế, đồ trang trí,…) đảm bảo quy định.

– Sommelier

Sommelier là người sử dụng trình độ kiến thức để thực hiện nếm thử, phục vụ, tư vấn, gợi ý hướng dẫn cho khách hàng sử dụng loại rượu vang phù hợp với nhu cầu, sở thích. Các công việc của vị trí này gồm:

– Thẩm định và ghi chép lại đánh giá về các loại rượu.

– Tư vấn cho khách hàng loại rượu phù hợp với nhu cầu, sở thích.

– Xây dựng danh sách các loại rượu và chuẩn bị kiến thức tư vấn cho khách hàng.

– Giám sát quá trình phục vụ, bảo quản rượu vang tại nhà hàng, khách sạn, resort. 

– Hostess

Hostess là người thường xuyên đứng ở trước sảnh đón và phục vụ nhu cầu của khách hàng. Công việc của vị trí này bao gồm:

– Chào đón khách

–  Sắp xếp các vị trí cho hành khách trong bữa tiệc, sinh nhật,…

– Nhận những thông tin đặt bàn trực tiếp cho khách hàng.

– Trả lời các câu hỏi của khách hàng về thức ăn, đồ uống,…

– Bellman

Bellman là nhân viên thực hiện công việc phụ trách hành lý cho khách hàng tại khách sạn. Đặc biệt, ở những khách sạn 4, 5 sao trở lên, luôn có đội ngũ này phục vụ từ sảnh, nhằm đưa hành lý giúp khách hàng lên hoặc ra khỏi phòng.

Công việc của Bellman phải kể đến như sau:

– Hỗ trợ mang hành lý và dẫn khách lên phòng.

– Thông báo về thủ tục nhận phòng và giúp đỡ họ làm quen với cơ sở hạ tầng khách sạn.

– Giới thiệu những món ăn hoặc dịch vụ mới tại khách sạn.

– Đảm bảo khu vực tiền sảnh luôn gọn gàng, ngăn nắp và giữ thái độ luôn vui vẻ, thân thiện.

– Thu ngân

Nếu hỏi về các vị trí của FOH thì phải kể đến thu ngân. Công việc này chính là thanh toán tất cả hóa đơn dịch vụ cho khách hàng, đổi tiền, báo cáo chi tiêu của khách sạn hàng ngày, tuần, tháng năm.

– Đặt phòng

Đặt phòng là người chuyên tiếp nhận tất cả những thông tin đặt phòng của khách hàng có nhu cầu đặt trước trên website hoặc hệ thống trung tâm khách sạn. Ngoài ra, Họ sẽ thực hiện công việc khác như:

– Nắm tất cả danh sách thông tin phòng trống, phòng vừa trả để hỗ trợ giải đáp cho khách hàng.

– Xác nhận, sửa đổi hoặc hủy đặt phòng cho khách hàng trong thời gian quy định.

– Tổng hợp tất cả những tình hình đặt phòng trong ngày, chuyển cho bộ phận lễ tân tiếp đón theo dự kiến.

– Cập nhật hồ sơ đặt phòng của khách hàng của khách sạn, triển khai dịch vụ cá nhân.

– Quan hệ khách hàng

Quan hệ khách hàng là bộ phận sẽ ghi nhận, tổng hợp tất cả góp ý, nhận xét của khách hàng đến khách sạn và đưa ra những cách giải quyết phù hợp, nếu trong phạm vi xử lý. Ngoài ra, họ còn triển khai các khảo sát để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ khách sạn.

– Vui chơi giải trí

Vui chơi giải trí là khu vực thuộc bộ phận FOH, chuyên đảm nhiệm những công việc liên quan đến hoạt động nghỉ dưỡng, thăm quan, mua sắm, tổ chức trò chơi, sự kiện văn nghệ,… Có thể gồm 2 – 5 người thực hiện được chia ra để hỗ trợ giám sát, theo dõi hoạt động của khách hàng hoặc xử lý những vấn đề phát sinh, sự cố bất ngờ,…

– Lái xe

Lái xe khách sạn là một trong những vị trí thuộc bộ phận FOH. Họ sẽ thực hiện việc chuyên chở khách hàng theo lịch trình từ sân bay đến khách sạn và ngược lại. Ngoài ra, nhân viên này còn có thể nhận lịch chuyên chở khách theo yêu cầu, bảo quản xe sau khi sử dụng, kiểm tra tình trạng xe trước và sau khi di chuyển, báo cáo với cấp trên ngay nếu phát hiện xe bị hư hỏng,…

– Thể thao

Thể thao là khu vực thuộc bộ phận FOH ở khách sạn – resort. Họ sẽ thực hiện nhiệm vụ công việc đảm bảo khách hàng tham gia các bộ môn thể thao tốt hơn, chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng thể thao tùy theo khu vực, môn thể thao, nước, đồ ăn,… Ngoài ra, họ sẽ xử lý tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng chơi thể thao, nhằm mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Nếu là nhân viên trong ngành nhà hàng – khách sạn – resort thì việc tìm hiểu khái niệm “FOH là gì?” đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ đến cuối cùng, mục tiêu của nhân viên vẫn là làm hài lòng khách hàng và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho họ. 

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Mức lương của Supervisor ở resort bao nhiêu?

Có lẽ bạn đã quá quen thuộc với Supervisor ở nhà hàng – khách sạn, còn resort thì sao? Với quy mô rộng lớn cùng sự đa dạng loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, resort sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Vậy mức lương của Supervisor ở resort bao nhiêu? Nếu đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng Nghề khách sạn tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Mức lương của Supervisor ở resort bao nhiêu?
Mức lương Supervisor ở resort bao nhiêu?

Supervisor trong resort là gì?

Ở resort, không chỉ có những nhà hàng, khách sạn phục vụ khách hàng mà còn tích hợp khu vui chơi, cửa hàng bán lẻ, khách sạn hội nghị, casino, spa, khu mua sắm,… Vì thế, supervisor trong ngành này, sẽ bao gồm nhiều vị trí khác nhau tương ứng với từng khu vực chuyên môn riêng biệt như giám sát lễ tân khách sạn, giám sát khu vực bếp ở nhà hàng, giám sát khách sạn, giám sát khu vui chơi, giám sát casino, giám sát spa,… Họ thực hiện công việc hỗ trợ quản lý theo dõi, điều phối quá trình làm việc của nhân viên, hỗ trợ bộ phận khác giải quyết vấn đề phát sinh ở khu vực phụ trách.

Tìm hiểu thêm: Supervisor là gì? 5 điều cần biết về Supervisor trong khách sạn – nhà hàng

Supervisor trong resort làm những công việc gì?

Trước khi tìm hiểu về mức lương của Supervisor ở resort, hãy cùng tham khảo qua những công việc của vị trí này nhé.

Phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí của khách hàng nên resort xây dựng đa dạng về hoạt động, dịch vụ, gồm khu vui chơi, ca nhạc, khu vực máy tính, spa, phòng tập thể dục, khách sạn hội nghị, nhà hàng, khách sạn,… Vì thế, công việc của Supervisor ở resort sẽ bao gồm việc giám sát, quản lý nhóm nhân viên trong bộ phận, khu vực làm việc đúng yêu cầu, dưới sự chỉ đạo và giám sát của Quản lý, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Mặc dù mỗi khu vực đảm nhận nhiệm vụ riêng biệt, nhưng nhìn chung, Supervisor trong resort sẽ thực hiện những việc sau đây:

– Tổ chức họp và sắp xếp ca làm việc cùng nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên theo từng bộ phận, khu vực trong resort theo chỉ đạo của Quản lý.

Txl 1 138
Supervisor thực hiện họp, sắp xếp ca làm việc cho từng nhân viên trong bộ phận, khu vực.

– Giám sát quá trình làm việc, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng trong ca làm việc của từng bộ phận trong khu vực quản lý.

– Hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi quá trình làm việc của nhân viên tại khu vực được phân công, đảm bảo tuân thủ quy định về sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, thương hiệu, chính sách,…

– Trực tiếp hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên của bộ phận, khu vực phụ trách trong resort.

– Hỗ trợ tiếp nhận, giải quyết vấn đề phát sinh trong ca làm việc như thắc mắc hay phàn nàn của khách về dịch vụ, sự cố gây gỗ, mâu thuẫn nhân viên,…

– Tổng hợp tất cả dữ liệu và thông tin trong ca làm việc để đưa tới ca kế tiếp.

– Phối hợp với cấp trên để đưa ra kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phục vụ khách hàng ở khu vực phụ trách trong resort.

– Phối hợp cùng những giám sát khác để lên kế hoạch phát triển chiến lược đạt chỉ tiêu đề ra của resort.

>>> Tham khảo chi tiết bản mô tả công việc Supervisor từng bộ phận ở khách sạn:

+ Mô tả công việc giám sát F&B trong khách sạn

+ Mô tả công việc giám sát tiệc

+ Mô tả công việc giám sát quầy bar

+ Mô tả công việc giám sát lễ tân

+ Mô tả công việc giám sát đặt phòng

+ Mô tả công việc giám sát buồng phòng

+ Mô tả công việc giám sát vệ sinh công cộng

Mức lương của Supervisor trong resort bao nhiêu?

Theo Nghề khách sạn, mức lương của Supervisor ở resort sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng bộ phận, khu vực đảm nhận:

+ Supervisor bộ phận BOH (Gồm kế toán tài chính, nhân sự, kỹ thuật – bảo trì) khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/ tháng.

+ Supervisor bộ phận FOH (Gồm lễ tân, Hướng dẫn khách, thu ngân, tổng đài, đặt phòng, quan hệ khách hàng, đóng cửa và hỗ trợ hành lý) khoảng 8 – 9,5 triệu đồng/ tháng.

+ Supervisor bộ phận F&B có mức lương dao động từ 7 – 9 triệu đồng/ tháng.

+ Supervisor khu vực giải trí khoảng 6 triệu đồng/ tháng.

+…

Nhìn chung, mức lương Supervisor ở resort dao động trong khoảng từ 6 – 10 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, bộ phận đảm nhiệm, tính chất công việc mà con số này sẽ cao hay thấp hơn. Ngoài ra, nhân viên Supervisor còn nhận được khoản tiền thưởng, tips, service charge,…

Tìm việc Supervisor trong resort ở đâu?

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Supervisor trong resort đang ngày càng cao. Tại Nghề khách sạn, nhiều resort đang đăng tuyển các vị trí Supervisor cho nhiều bộ phận, khu vực khác nhau mà bạn có thể ứng tuyển.

>>> Truy cập Nghề khách sạn để tìm kiếm việc làm phù hợp nhé.

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm trên những trang website tuyển dụng resort khác, trung tâm giới thiệu việc làm, qua bạn bè giới thiệu, ngày hội việc làm,…

Nhìn chung, thu nhập của vị trí Supervisor trong resort cao hay thấp phụ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm làm việc của từng người. Nắm được “mức lương của Supervisor ở resort bao nhiêu?” giúp ứng viên dễ dàng lựa chọn vị trí công việc phù hợp, nâng cấp trình độ mỗi ngày để đạt được thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

BOH là gì? Tìm hiểu 9 vị trí quan trọng thuộc BOH trong nhà hàng – khách sạn – resort

Mặc dù không tạo ra doanh thu nhưng bộ phận BOH đóng vai trò quan trọng với hoạt động của nhà hàng – khách sạn – resort. Vậy BOH là gì? Các vị trí của BOH là gì? Tầm quan trọng của BOH ra sao?… Những thắc mắc này sẽ được Nghề khách sạn giải đáp trong bài viết dưới đây.

BOH là gì? Tìm hiểu 9 bộ phận quan trọng thuộc BOH trong nhà hàng - khách sạn - resort
BOH là gì?

BOH là bộ phận hay khu vực nhân viên không tiếp xúc với khách hàng hàng ngày, nhưng lại đóng vai trò quan trọng, giúp khách sạn, nhà hàng, resort vận hành suôn sẻ, không phát sinh vấn đề. Hiểu “BOH là gì” giúp nhân viên nhà hàng – khách sạn hình dung bộ máy làm việc của tổ chức, nâng cao hiệu suất làm việc tốt hơn.

BOH là gì?

BOH (Back of house) nghĩa là hậu sảnh, bộ phận đảm nhiệm những công việc khác nhau của nhà hàng – khách sạn, hỗ trợ FOH (Front of house, tiền sảnh), nhưng không tác động trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu của tổ chức. Họ thường ít làm việc hoặc ở những khu vực tách biệt với khách hàng, giống như đội ngũ phía sau, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra “trơn tru”.

Những vị trí thuộc BOH gồm: Kế toán – tài chính, nhân sự, kỹ thuật – bảo trì, quản lý kho, quản lý spa, nhân viên marketing, Housekeeping, Bếp trưởng, bếp phó,…

Tầm quan trọng của BOH với khách sạn – nhà hàng – resort

BOH đóng vai trò quan trọng ở khách sạn – nhà hàng – resort cụ thể như sau:

– Mặc dù là khu vực hậu trường, không tiếp xúc với khách hàng nhưng BOH thực hiện nhiệm vụ trung tâm, đảm bảo nhà hàng – khách sạn – resort hoạt động thuận lợi, thu hút khách hàng.

– BOH chỉ những khu vực khách hàng ít nhìn thấy, như nhà bếp, lưu trữ tài liệu, giặt là, phòng kinh doanh. Nếu chúng hoạt động tốt, mang lại trải nghiệm dịch vụ chất lượng cho khách hàng, sẽ khiến khách sạn – nhà hàng – resort gia tăng doanh số cao hơn.

– Mỗi nhân sự của BOH cũng được phân chia nhiệm vụ cụ thể theo hệ thống cụ thể, công bằng. Khách sạn – nhà hàng – resort có thể phát triển mạnh hay không nhờ vào hiệu suất làm việc của từng nhân viên bộ phận này.

Các vị trí thuộc BOH trong nhà hàng – khách sạn – resort

Để giải thích cụ thể hơn về “BOH là gì?”, hãy cùng tham khảo các vị trí thuộc BOH trong nhà hàng – khách sạn – resort như sau:

+) Kế toán – tài chính

Nhân viên bộ phận kế toán – tài chính sẽ thực hiện những công việc liên quan đến tài chính, tìm nguồn vốn để phát triển khách sạn – nhà hàng – resort như:

– Tổng kết tất cả chi phí cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn, resort.

– Kiểm soát tất cả loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán.

– Tính toán kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong toàn bộ nhà hàng, khách sạn, resort rồi báo cáo với cấp trên.

– Xây dựng báo cáo tài chính định kỳ.

– Lên kế hoạch cân đối tài chính theo tháng, quý, năm.

– Phân tích thông tin, dự báo biến động tài chính và gửi báo cáo cho quản lý.

Txl 1 136
Nhân viên bộ phận kế toán – tài chính thực hiện những công việc liên quan đến tài chính, tìm nguồn vốn để phát triển khách sạn – nhà hàng – resort.

+) Nhân sự

Bộ phận nhân sự sẽ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến con người trong nhà hàng, khách sạn, resort như sau:

– Xây dựng nội quy, văn hóa môi trường rồi áp dụng cho tất cả nhân viên trong nhà hàng, khách sạn, resort.

– Đưa ra kế hoạch quản lý nhân sự trong nhà hàng, khách sạn, resort.

– Thực hiện quá trình tuyển dụng nhân viên mới cho nhà hàng, khách sạn, resort khi thiếu nhân lực.

– Giải quyết vấn đề liên quan đến bảo hiểm, đãi ngộ cho nhân viên.

– Tính toán lương, phụ cấp, thưởng,… cho nhân viên trong nhà hàng, khách sạn, resort.

+) Kỹ thuật – bảo trì thiết bị

Bộ phận kỹ thuật – bảo trì đảm bảo thiết bị trong khách sạn – nhà hàng – resort hoạt động tốt, an toàn cho quá trình sử dụng của khách hàng, giúp đơn vị tiết kiệm chi phí, hạn chế phát sinh rủi ro. Cụ thể công việc vị trí này bao gồm:

– Kiểm tra tất cả thiết bị, máy móc tài sản tại tất cả phòng, bộ phận, khu vực trong nhà hàng, khách sạn, resort định kỳ theo ngày, tuần, tháng, năm, quý.

– Đưa ra phương án nhằm bảo trì, bảo quản tất cả thiết bị, máy móc phù hợp.

– Ghi lại tất cả thông tin về tình trạng máy móc để nhân viên trong ca thuận lợi cho quá trình theo dõi và quản lý.

– Lên kế hoạch bảo dưỡng, bảo hành tất cả thiết bị, máy móc.

– Nếu gặp sự cố vấn đề gì liên quan đến bộ phận, nhân viên sẽ liên hệ hoặc lên lịch sửa chữa nhanh chóng, kịp thời.

Txl 1 137
Nhân viên kỹ thuật – bảo trì đảm bảo thiết bị trong khách sạn – nhà hàng hoạt động tốt.

+) Housekeeping

Housekeeping là nhân viên dọn phòng, phụ trách công việc dọn dẹp vệ sinh phòng khách sạn, kiểm tra phòng trước khi ra vào khách sạn. Nhiệm vụ chính của Housekeeping như sau:

– Kiểm tra thiết bị máy lạnh, đèn quạt đã tắt và kéo rèm cửa sổ thông gió.

– Dọn dẹp gạt tàn thuốc, rửa ly, rác trong nhà vệ sinh, lau sạch bụi xuất hiện trên tivi, cửa kính, bàn,…

– Lấy vải bẩn trên giường và thay thế bằng vải mới.

– Hút sạch bụi xuất hiện trên sàn nhà.

– Lau chùi nhà vệ sinh, dọn tất cả đồ đạc cá nhân của khách hàng, đặt khăn mới và vật dụng cần thiết cho khách hàng.

– Nếu phát hiện khách hàng để quên ví, điện thoại, túi xách,… housekeeping sẽ liên hệ để làm thủ tục Lost and Found

+) Nhân viên marketing

Nhân viên marketing đảm nhiệm công việc xây dựng, thực hiện chương trình lên kế hoạch để quảng bá thương hiệu hay dịch vụ của khách sạn. Cụ thể như sau:

– Xây dựng, triển khai kế hoạch nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu cùng những dịch vụ của khách sạn.

– Lên kế hoạch chương trình khuyến mãi, quà tặng, quảng cáo trên các kênh truyền thông xã hội như: Zalo, Facebook, blog, tik tok,…

– Cập nhật tin tức, giải đáp tất cả thắc mắc của khách hàng trên phương tiện truyền thông.

– Xây dựng hệ thống website với hình ảnh, dịch vụ hấp dẫn, thu hút khách hàng tham gia, theo dõi.

+) Quản lý kho

Quản lý kho là người thực hiện những công việc kiểm tra lượng hàng hóa xuất nhập hàng ngày, sắp xếp hàng hóa trong kho gọn gàng, ngăn nắp, lên thủ tục đặt hàng ở bộ phận mua hàng, đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa, đối chiếu số liệu với kế toán kho và lên báo cáo tài chính cho quản lý.

Công việc của quản lý kho như sau:

– Thực hiện theo dõi, hướng dẫn nhân viên bốc xếp hàng vào kho đúng vị trí.

– Kiểm tra số lượng hàng hóa, lưu thông tin vào phần mềm quản lý của hệ thống nhà hàng – khách sạn – resort.

– Theo dõi, quản lý tất cả hàng hóa xuất – nhập tồn kho mỗi ngày và báo cáo với cấp trên nếu phát hiện vấn đề.

– Làm thủ tục nhập hàng vào kho, theo dõi quá trình nhập hàng, phối hợp với bộ phận kỹ thuật kiểm tra chất lượng hàng hóa.

– Sắp xếp, bảo quản hàng hóa đúng vị trí, quy định, theo đúng sơ đồ để dễ kiểm soát, quản lý.

– Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, báo cáo với cấp trên nếu có sự cố xảy ra.

+) Trưởng bộ phận Bếp/ Bếp trưởng điều hành

Trưởng bộ phận Bếp/ Bếp trưởng điều hành là người thực hiện công tác quản lý, điều hành tất cả công việc trong bếp như:

– Tạo thực đơn, kiểm tra chất lượng món ăn trước khi mang ra phục vụ khách hàng.

– Quản lý quy trình nhập nguyên vật liệu và trang thiết bị vào nhà bếp.

– Quản lý, phân chia nhiệm vụ cho nhân sự trong bếp.

– Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá chất lượng nhân sự trong bếp.

+) Bếp trưởng

Bếp trưởng là người đầu bếp chính trong nhà hàng, khách sạn, resort. Họ sẽ thực hiện việc giám sát, chỉ đạo một nhóm đầu bếp thuộc nhiều bộ phận khác nhau trong nhà hàng hoàn thiện món ăn cho khách. Công việc cụ thể như sau:

– Hướng dẫn nhân viên bếp chế biến món ăn, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng.

– Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, khu vực nhân viên khác nhau, giúp quy trình thực hiện món ăn đảm bảo chất lượng.

– Kiểm tra chất lượng hàng hóa, thực phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm.

– Quản lý nhân sự trong bộ phận bếp.

+) Bếp phó

Bếp phó là người thay mặt bếp trưởng quản lý, giám sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên, trực tiếp chế biến món ăn, hỗ trợ lên menu và đào tạo nhân sự trong khu vực bếp:

– Giám sát mọi hoạt động của tất cả nhân viên trong bếp, đảm bảo tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn, resort.

– Phụ trách chế biến món ăn, đúng tiêu chuẩn, chất lượng trong khoảng thời gian nhanh nhất.

– Phối hợp với nhân viên khác lên thực đơn menu cho khách hàng.

– Tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nhân sự, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bếp.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ “BOH là gì”. Mặc dù chỉ đứng phía sau hỗ trợ nhưng bộ phận này đóng vai trò quan trọng, đảm bảo nhà hàng – khách sạn – resort vận hành thuận lợi, tăng trưởng doanh số nhanh chóng. Vì thế, trong cơ cấu nhân sự của bất kỳ đơn vị nào cũng không thể thiếu BOH.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Penthouse là gì? 5 lý do khiến khách sạn Penthouse được giới thượng lưu ưa chuộng

Penthouse là thuật ngữ chỉ lối thiết kế tiện nghi, sang trọng ở khách sạn đẳng cấp quốc tế, nhằm mang lại trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Vậy bạn đã biết “Penthouse là gì?”. Cùng Nghề khách sạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Penthouse là gì? 5 lý do khiến khách sạn Penthouse được giới thượng lưu ưa chuộng
Penthouse là gì? 5 lý do khiến khách sạn Penthouse được giới thượng lưu ưa chuộng

Penthouse là lối kiến trúc xây dựng trên mái của tòa nhà cao tầng, có tường xung quanh nhưng chỉ chiếm một phần. Hiểu “Penthouse là gì?” giúp nhân sự làm việc trong môi trường nhà hàng – khách sạn cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn.

Penthouse là gì?

Penthouse là lối kiến trúc do các nhà thiết kế, nội thất Châu Âu sáng tạo ra, nhằm tận dụng khu vực mái của tòa nhà cao tầng để xây dựng không gian sống ấn tượng, sang trọng và độc đáo.

Xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX tại Hoa Kỳ, xu hướng thiết kế Penthouse nhanh chóng phổ biến tại nhiều nước. Hiện nay, ở Việt Nam, một số khách sạn đã áp dụng mô hình kinh doanh này tạo ra nơi nghỉ dưỡng, lưu trú đẳng cấp, thu hút khách hàng.

5 lý do khiến khách sạn Penthouse được giới thượng lưu ưa chuộng

Khách sạn được thiết kế theo lối Penthouse sở hữu những đặc điểm cao cấp sang trọng nên được khách hàng lựa chọn với mong muốn trải nghiệm chất lượng dịch vụ đẳng cấp, xa hoa. Dưới đây là các lý do khiến khách sạn Penthouse được giới thượng lưu ưa chuộng:

– Không gian rộng rãi, thông thoáng

Bố cục của khách sạn Penthouse được thiết kế khá thông thoáng, thoải mái, tiếp xúc với khí trời, giảm bớt điện năng tiêu thụ hoặc quạt gió, điều hòa. Thay vì cửa sổ, căn hộ này được thiết kế bằng những tấm kính lớn nên khoảng không gian tầm nhìn rộng rãi.

Txl 1 139
Không gian rộng rãi, thông thoáng tiếp xúc với khí trời, giảm bớt điện năng tiêu thụ

– Vị trí

Vì nằm trên đỉnh của những tòa nhà cao tầng nên khách sạn Penthouse sở hữu tầm nhìn thông thoáng, rộng rãi, bao quát khắp thành phố. Đặc biệt, khá thuận lợi cho việc di chuyển xung quanh nội thành.

– An ninh

Hệ thống an ninh chặt chẽ, đảm bảo an toàn, tránh rủi ro phát sinh. Đặc biệt, mặc dù nằm trên tầng cao nhất của tòa nhà, nhưng các biện pháp phòng và cảnh báo cháy nổ, đảm bảo chất lượng, cửa thoát hiểm dễ dàng thuận lợi di chuyển khi có sự cố xảy ra.

– Nội thất thiết kế sang trọng

Ưu điểm nổi bật của khách sạn Penthouse là nội thất được lắp đặt, có nguồn gốc từ những thương hiệu hàng đầu, nhằm cung cấp không gian sống sang trọng, đẳng cấp. Không chỉ phòng bếp mà phòng khách, phòng ngủ cũng được chú trọng đầu tư về mặt trang trí nội thất.

Txl 1 140
Nội thất Penthouse thiết kế sang trọng, tiện nghi

– Ban công rộng rãi, thoáng mát

Điểm cộng khác của khách sạn Penthouse ghi điểm trong mắt của nhiều người là ban công chạy dọc theo tòa nhà rộng rãi, thoáng mát. Với những thiết kế cửa kính rộng, nơi đây thực sự là không gian thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thiết kế của kiến trúc sư, một số khách sạn Penthouse sẽ không có ban công.

Những khách sạn Penthouse ở Việt Nam

Tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến loại hình khách sạn Penthouse để du khách lựa chọn nghỉ dưỡng. Thiết kế đẳng cấp cùng hệ thống trang thiết bị, nội thất sang trọng nên giá thành của khách sạn Penthouse cũng khá cao so với khách sạn thông thường. Đặc biệt, đối tượng phục vụ của loại hình này chủ yếu là giới thượng lưu.

Hiện nay, không ít khách sạn tại Việt Nam đã thiết kế theo lối Penthouse như: Ocean Penthouse Đà Nẵng, Sheraton Nha Trang,…

+) Sheraton Nha Trang

Nằm ở tầng cao nhất của khách sạn, Penthouse sở hữu không gian lý tưởng với 2 phòng ngủ, có thể nhìn thấy cảnh quan bao quát toàn bộ thành phố Nha Trang. Mỗi phòng lại được thiết kế rộng rãi, tràn ngập ánh sáng với tông màu chủ đạo vàng đất trang nhã, ấm áp. Hệ thống giải trí hiện đại và ghế sofa sang trọng, êm ái tại phòng khách cùng ban công riêng để ngắm toàn bộ cảnh biển Nha Trang.

Txl 1 141
Không gian Sheraton Nha Trang bao quát toàn bộ thành phố Nha Trang

+) Ocean Penthouse

Khách sạn Ocean Penthouse có view nhìn ra toàn bộ quang cảnh thành phố Đà Nẵng. Phòng được thiết kế với nội thất sang trọng, với TV màn hình phẳng, sofa êm ái. Hồ bơi riêng ngoài trời cùng hành lang giúp du khách thư giãn, ngắm cảnh.

Txl 1 142
Khách sạn Ocean Penthouse có view nhìn ra biển tuyệt đẹp

Dựa vào tất cả những thông tin trên đây, bạn đã hiểu về khái niệm “Penthouse là gì?” chưa? Mong rằng chúng sẽ giúp nhân viên làm trong môi trường nhà hàng – khách sạn tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong công việc hơn.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Covid-19 tác động thế nào đến hành vi du lịch của 10+ thị trường nguồn quốc tế đến Việt Nam?

Thay vì đợi đến cuối tháng 3 hay sang đầu tháng 4 mới mở cửa du lịch để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch hiệu quả, Chính phủ cho phép du lịch Việt Nam mở cửa hoàn toàn từ 15/3 để tận dụng thời cơ, phát huy tốt nhất tiềm năng phục hồi. Tuy nhiên, kết quả ban đầu nhận được không như mong đợi khi Covid-19 đang và sẽ làm thay đổi đáng kể hành vi du lịch của du khách trên toàn cầu, trong đó có cả các thị trường nguồn quốc tế đến Việt Nam giai đoạn trước đại dịch.

covid-19 tác động thế nào đến hành vi du lịch của một số thị trường nguồn quốc tế đến việt nam
(Ảnh minh họa)

 

Vốn là ngành có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trong vòng 10 năm trước khi Covid xuất hiện, song du lịch cũng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch bệnh xảy ra. Đến mức, chính phủ buộc ra quyết định đóng cửa toàn ngành, tạm dừng nhập cảnh đối với khách quốc tế từ 22/3/2020 để chống dịch. Mãi đến năm 2021, một số hoạt động mới dần được nới lỏng và chỉ chính thức mở cửa trở lại từ 15/3/2022 cho thấy những ảnh hưởng của đại dịch là cực kỳ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến ngành du lịch của Việt Nam nói riêng, tình hình kinh doanh du lịch của doanh nghiệp Việt cũng như tình hình việc làm – thu nhập của lao động ngành.

Xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần tập trung phục hồi và phát triển mạnh mẽ như trước, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức để thu hút khách quay trở lại, đặc biệt là các thị trường nguồn quốc tế, cả thân quen và tiềm năng. Và nghiên cứu “Tác động của đại dịch đối với hành vi du lịch của một số thị trường nguồn quốc tế của Việt Nam” do SSTP và TAB phối hợp thực hiện là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, thiết thực, giúp các tổ chức và doanh nghiệp du lịch Việt Nam tìm hiểu sâu hơn về thị trường du lịch quốc tế chính của nước ta cũng như sự thay đổi trong hành vi du lịch của họ dưới tác động của đại dịch – từ đó xây dựng mới hoặc thay đổi chính sách, chương trình tiếp thị, sản phẩm du lịch phù hợp hơn nhằm thu hút du khách quốc tế quay trở lại hay lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho chuyến du lịch hậu Covid.

Theo đó, báo cáo “Tác động của đại dịch đối với hành vi du lịch của một số thị trường nguồn của Việt Nam” cung cấp hàng loạt thông tin hữu ích và giá trị như:

– Các xu hướng hình thành do ảnh hưởng của đại dịch

Ở phạm vi toàn cầu, sự phục hồi của ngành du lịch cho thấy một tỷ lệ lớn khách quốc tế mong muốn lại được tiếp tục đi du lịch nước ngoài khi cuộc khảo sát phát hiện ra những xu hướng mới được hình thành, như:

+ Ý định đi nước ngoài du lịch tăng cao

+ Các điểm đến phổ biến trong năm 2022

+ Quan tâm hơn đến các kỳ nghỉ dưỡng

+ Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng biển nắng ấm và du lịch đô thị có tiềm năng cao nhất

+ Một số bất cập nhìn thấy khi

Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy thói quen và sở thích du lịch của khách có sự thay đổi:

+ Các chuyến đi trong ngày kết nối lại với gia đình và bạn bè

+ Khách hạng sang cũng có những chuyến đi cùng gia đình của họ

+ Tính thời vụ trong quản lý điểm đến

+ Quan điểm toàn diện về quy trình mua sản phẩm dịch vụ: khách đặt chỗ ở đâu?

+ Sau đại dịch, khách muốn thưởng thức không gian ngoài trời rộng lớn

Và nhiều thông tin hữu ích khác

– Nhu cầu du lịch ở Việt Nam

+ Các thị trường nguồn chính của Việt Nam

Thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam trước đại dịch là Trung Quốc thì nay vẫn chưa mở, bởi nước này vẫn đang theo đuổi chính sách “Không còn Covid-19” và chưa rõ khi nào khách du lịch Trung Quốc mới đi du lịch quốc tế và đến Việt Nam.

Thị trường lớn thứ hai của Việt Nam trước dịch bệnh là Hàn Quốc hiện đang phải ứng phó với làn sóng dịch mới.

Khách Nhật Bản và Đài Loan cũng chưa thấy xuất hiện nhiều.

Hoa Kỳ thì lại đưa Việt Nam vào bảng xếp hạng cấp độ 4, tương đương với cảnh báo hoàn toàn không nên đi du lịch.

Thêm nữa, cuộc xung đột với Unkraine ảnh hưởng đáng kể tới thị trường Nga – thị trường lớn thứ sáu của du lịch Việt Nam trong năm 2019, cụ thể là ảnh hưởng đến các điểm đến như Nha Trang và Mũi Né.

+ Dự báo số lượt khách đến Việt Nam

Tương ứng với 3 kịch bản về sự phục hồi của du lịch giai đoạn 2021-2023, PATA đã có bảng dự báo cụ thể về lượng khách đến Việt Nam theo các năm tương ứng. Theo đó, với giả định mức lây nhiễm thấp thì số lượt khách đến có khả năng sẽ vượt mức của năm 2019 vào năm 2023, cho tỷ lệ phục hồi đáng kỳ vọng; còn nếu giả định mức lây nhiễm trung bình thì số lượt khách chỉ có tỷ lệ phục hồi khoảng 89,5% và đạt mức 54,6% nếu giả định mức lây nhiễm cao.

+ Nhu cầu hiện nay về du lịch trực tuyến của Việt Nam

Nền tảng Google Travel Insights cho biết nguồn nhu cầu lớn nhất đối với một điểm đến nào đó. Để tìm hiểu dữ liệu về nhu cầu đi lại cho một điểm đến cụ thể, người tìm kiếm sẽ nhập quốc gia nguồn, quốc gia điểm đến và phạm vi ngày xem.

Ví dụ: nếu chọn quốc gia nguồn là “Toàn thế giới” và quốc gia đến là “Việt Nam” thì người dùng có thể xác định được nhu cầu đến từ những quốc gia nào và khách muốn đến thăm những thành phố nào nhất. Điều này có thể hỗ trợ xác định khách du lịch tiềm năng đến từ đâu và điều chỉnh các chiến dịch tiếp thị cho phù hợp.

– Hình thành hành vi du lịch của một số thị trường nguồn quan trọng

+ Các thị trường châu Âu

+ Các thị trường Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore

+ Thị trường du lịch nội địa của Việt Nam

+ Những thay đổi về hành vi hướng đến đảm bảo tính bền vững

– Khuyến nghị

Để phục hồi và phát triển du lịch hiệu quả hơn

>>>Tham khảo chi tiết báo cáo “Tác động của đại dịch tới hành vi du lịch của một số thị trường nguồn quốc tế của Việt Nam”: Tại đây!

Trước đó, Nghề khách sạn cũng chia sẻ tài liệu về cuộc khảo sát Nhu cầu và xu hướng khách du lịch thời Covid-19 với nhiều thống kê cụ thể, cho cái nhìn trực quan về nhu cầu và xu hướng du lịch của du khách, làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức và doanh nghiệp du lịch trong việc đưa ra hay thay đổi chính sách, chương trình tiếp thị, sản phẩm dịch vụ hút khách.

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Glamping là gì? 6 Yếu tố tạo nên độ hot của loại hình lưu trú mới Glamping

Hẳn nhiều người lần đầu nghe qua thuật ngữ “Glamping” trong khi không ít bạn trẻ hiện nay đặc biệt yêu thích loại hình này. Bạn vì thế mà tò mò muốn biết “Glamping là gì?” Đặc điểm nhận dạng Glamping là gì? Tại sao Glamping hot?… Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu ngay nhé!

glamping là gì
Bạn đã biết Glamping là gì chưa?

 

Glamping là một trong những loại hình lưu trú mới nổi gần đây, mang đến thêm một sự lựa chọn trải nghiệm nữa cho du khách trong và ngoài nước khi đến Việt Nam, với đa dạng phong cách và sản phẩm, dịch vụ. Hiểu Glamping là gì và những thông tin liên quan chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều thú vị.

Glamping là gì?

Glamping là từ ghép của “glamorous” (hào nhoáng, sang chảnh) và “camping” (cắm trại), hiểu là hình thức cắm trại nghỉ dưỡng cao cấp và tiện nghi, mang đến nhiều dịch vụ – trải nghiệm thú vị (thiên về hưởng thụ) cho khách du lịch. Như vậy, thay vì tổ chức chuyến đi theo kiểu cắm trại truyền thống (camping) đơn giản và tiết kiệm, glamping được phát triển và mở rộng hơn từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến sản phẩm, dịch vụ chuẩn “khu nghỉ mát” mini sang trọng, đẳng cấp, đồng thời vẫn gần gũi với thiên nhiên, tạo không gian trong lành, thoải mái.

Tại Việt Nam, hình thức lưu trú glamping chưa thực sự phổ biến và rõ nét; thay vào đó, các loại hình na ná như beach camp hay bungalow thường bị hiểu nhầm lẫn là glamping.

Các yếu tố tạo nên loại hình lưu trú Glamping hot hit

Vì được phát triển thêm từ hình thức camping nên glamping cũng mang những nét đặc trưng vốn dĩ của một loại hình cắm trại nhưng được nâng lên một “trình” cao hơn, mang phong cách nghỉ dưỡng cao cấp. Một số đặc điểm nhận diện glamping, cũng như phân biệt với camping cụ thể như sau:

+ Vị trí, địa điểm nghỉ dưỡng

Glamping cũng thường được tổ chức tại những địa điểm gần gũi với thiên nhiên (tương tự như camping) nhưng cần không gian lớn, diện tích rộng.

+ Thiết kế không hoàn toàn chuộng lều trại

Tuy là hình thức cắm trại với hình ảnh quen thuộc là những chiếc lều đa dạng kích thước và kiểu dáng nhưng với glamping, để tạo ra dịch vụ sang chảnh, cao cấp khác biệt, lều trại đôi khi được thay thế bằng nhà gỗ hay những đồ che phủ kiên cố và chắc chắn – bao phủ không gian đủ rộng bên trong. Điều này nghe qua thì có vẻ đi ngược lại với định nghĩa glamping là gì nhưng thực tế, nó sẽ đảm bảo an toàn cho du khách trong điều kiện thời tiết xấu hay thú hoang trong tự nhiên.

Txl 1 146
Glamping không chỉ mỗi một sự lựa chọn lều trại giản đơn, nhàm chán

+ Không chỉ là nơi để qua đêm

Du khách chọn glamping không chỉ để có một nơi nghỉ đêm hay khám phá thiên nhiên mà hình thức này còn mang lại nhiều dịch vụ và tiện nghi hơn thế. Đệm ngủ cỡ lớn, bàn trà, bàn bệt hay thậm chí có cả bàn trang điểm được bố trí trong không gian lều trại hay nhà gỗ rộng lớn, lấp đầy sự “dư thừa” đúng kiểu sang chảnh của phong cách du lịch này. Ở mặt tiền sảnh, không gian được thiết kế cực chill với ghế tắm nắng và (hoặc) bàn ăn chuẩn khu nghỉ dưỡng cao cấp gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra còn có cả khu sinh hoạt, đốt lửa trại tập thể hay vệ sinh cơ bản được kết nối khoa học với khu lều trại.

+ Số lượng ít hoặc được bố trí riêng từng phân khu

Khác với sự ồ ạt và tự do lựa chọn địa điểm như camping, cắm trại theo hình thức glamping được tổ chức chuyên nghiệp và khoa học hơn. Một không gian sẽ được quy định số lượng lều trại nhất định để đảm bảo sự thoải mái và riêng tư, cũng như an ninh, trật tự. Trường hợp không gian rộng lớn thì những chiếc lều sẽ được phân khu, chia nhóm phù hợp, vừa đảm bảo không xung đột lẫn nhau, vừa tạo nên mỹ quan đẹp cho toàn cảnh.

+ Phòng nghỉ không điều hòa hay quạt điện

Vì tận dụng không gian nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên nên dễ hiểu khi bên trong những chiếc lều sang chảnh và cao cấp lại không có sự xuất hiện của những thiết bị làm mát nhân tạo như điều hòa hay quạt điện – thay vào đó, gió và không khí trong lành sẽ được lấy từ thiên nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết tại khu nghỉ dưỡng glamping.

Txl 1 147
Glamping mang đến trải nghiệm sang chảnh và tiện nghi cho du khách trong không gian thiên nhiên gần gũi và rộng lớn

+ Du khách tự phục vụ

Từ nấu ăn cho đến bày biện món, tổ chức sinh hoạt cá nhân hay tập thể… đều do chính du khách thực hiện, khu nghỉ dưỡng chỉ cung cấp đồ dùng và dụng cụ cần thiết. Điều này tạo nên nhiều trải nghiệm thú vị, riêng có cho chuyến nghỉ dưỡng, đồng thời giúp kết nối các thành viên lại gần nhau hay tạo dựng tính tự lập, sáng tạo, thích nghi với điều kiện sống cho giới trẻ.

Nên hay không đầu tư Glamping tại Việt Nam?

Trong khi những loại hình lưu trú như khách sạn, resort hay thậm chí homestay quá quen thuộc và bị đô thị hóa ngày càng nhiều thì hình thức glamping gần gũi với thiên nhiên mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch, khiến họ thích thú lựa chọn hơn, đặc biệt tăng cao trong bối cảnh hậu Covid, khi nhu cầu du lịch an toàn và riêng tư lên ngôi. Bên cạnh đó, một lượng lớn giới trẻ (khách hàng mục tiêu của glamping) sẽ cực kỳ hài lòng với những background check-in vô cùng ảo dịu và sang chảnh của loại hình này.

Thêm vào đó, dù định hướng sang trọng, cao cấp nhưng rõ ràng, chi phí xây dựng glamping tiết kiệm hơn nhiều, lại thân thiện với môi trường bởi lều trại hay khung gỗ thay vì bê tông cốt thép với tường gạch, cửa kính ngột ngạt…

Chưa kể, với glamping, chuyện refresh không gian không hề khó bởi quy trình tháo lắp và dựng mới khá đơn giản. Điều này tạo nên tính độc đáo, khác biệt thu hút du khách tìm đến trải nghiệm vì tính đa dạng của phong cách: theo chủ đề, theo mùa…

Tuy chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng rõ ràng, qua những thông tin được thu thập trên đây thì glamping là hình thức lưu trú – nghỉ dưỡng đầy tiềm năng. Hiểu glamping là gì – đặc điểm nhận diện glamping ra sao giúp các nhà đầu tư cân nhắc ra quyết định thử sức hay không trong tương lai gần.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Điểm danh 9 dịch vụ vui chơi giải trí trong khách sạn hạng sang

Không chỉ phòng nghỉ tiện nghi, dịch vụ nhà hàng ấn tượng hay đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp bậc nhất… 9 dịch vụ vui chơi giải trí hạng sang được Nghề khách sạn liệt kê dưới đây cũng trở thành thứ hút khách Vip, khách thương gia tin tưởng lựa chọn khách sạn bạn làm nơi lưu trú cho chuyến đi “tốn kém” của họ.

các dịch vụ vui chơi giải trí trong khách sạn hạng sang
Khách sạn hạng sang có những dịch vụ vui chơi giải trí nào?

Các dịch vụ vui chơi giải trí trong khách sạn hạng sang

Thay vì tìm đến những cơ sở lưu trú giá rẻ, với các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng cơ bản nhu cầu ăn – ở – nghỉ ngơi thì những vị khách “lắm tiền nhiều của” thiên về cuộc sống hưởng thụ. Họ ưu tiên những khách sạn hạng sang, nơi có dịch vụ đẳng cấp mang lại nhiều trải nghiệm khác biệt. Bên cạnh dịch vụ phòng hay nhà hàng, quầy bar; những dịch vụ vui chơi giải trí cũng được quan tâm, gồm:

+ Spa, Massage

Không ít khách sạn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tuyển – đào tạo đội ngũ nhân sự cho bộ phận Spa, cung cấp dịch vụ spa, massage, trị liệu cho khách lưu trú. Không chỉ khách nữ, khách nam cũng yêu thích dịch vụ này. Tại các khách sạn, spa là một trong những dịch vụ quan trọng, mang lại doanh thu cao, giàu tiềm năng mở rộng, phát triển.

+ Hồ bơi

Hồ bơi cá nhân tại phòng, villa riêng biệt hay hồ bơi công cộng đều được khách lưu trú thích thú. Dịch vụ này không tốn phí nhưng lại giúp cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là hồ bơi có view đẹp, như trên sân thượng với view biển, view núi, hồ bơi vô cực… Ngoài ra, hồ bơi còn có thể giúp đẩy giá phòng lên cao hơn.

Txl 1 144
Hồ bơi là nơi tập trung đông khách lưu trú xuống trải nghiệm

+ Fitness

Nếu hồ bơi giúp du khách giải tỏa căng thẳng, kết nối với mọi người thì fitness là dịch vụ rèn luyện cơ thể được đa số khách nam ưa chuộng. Đầu tư các loại dụng cụ, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ huấn luận viên chuyên nghiệp giúp dịch vụ fitness nói riêng và dịch vụ khách sạn nói chung ghi điểm với khách hàng. Không chỉ có tập nặng, thiên về cơ bắp cho nam, nhiều phòng fitness còn có thêm các lĩnh vực khác như yoga, thiền, aerobic… làm đa dạng sự lựa chọn trải nghiệm cho du khách.

+ Quầy bar/ Lounge

Một số khách sạn thiết kế khu vực quầy bar hay lounge, club riêng với menu và dịch vụ tách biệt, không nằm trong khu vực nhà hàng. Bởi, khá nhiều khách lưu trú thích không gian riêng giữa đêm khuya để “quẩy” hay lơ đễnh nhẹ nhàng lúc chiều tà bên một ly cocktail lạ vị hoặc tách rượu vang hảo hạng trên tầng cao/ bên bờ biển/… Dịch vụ này cũng được đánh giá là giúp mang lại doanh thu đáng kể cho khách sạn.

+ Phòng Karaoke

Tương tự như quầy bar, khách sạn cũng có thể đầu tư thêm phòng karaoke phục vụ nhu cầu cơ bản của du khách, nhất là khách Việt.

+ Sân golf

Sân golf có trong những khách sạn quy mô và đẳng cấp bậc nhất, nơi có không gian cực rộng cùng dịch vụ hạng sang. Đối tượng khách yêu thích bộ môn này cũng là những người có địa vị, tiền của và chịu chi. Vì thế, mang đến trải nghiệm thú vị cho họ cũng là cách gia tăng thương hiệu, danh tiếng và doanh thu cho khách sạn.

+ Sân tennis

Nếu sân golf phục vụ đối tượng khách “lắm tiền nhiều của” trong khách sạn quy mô rộng lớn thì sân tennis là dịch vụ “đại trà” hơn, nơi mà đối tượng khách nào cũng có thể tham gia trải nghiệm.

+ Casino

Casino là loại hình dịch vụ được cấp phép hoạt động bên trong khách sạn. Tuy chưa thực sự phổ biến nhưng các khách sạn có thêm dịch vụ này thường thu hút một lượng khách “có tiền” đáng kể.

+ Khu vui chơi phức hợp

Nếu casino ít phổ biến tại Việt Nam, có thì hầu hết cũng chỉ cho phép khách quốc tế tham gia – ngược lại, khách sạn bao gồm khu vui chơi phức hợp lại thu hút đông đảo nhóm khách gia đình, bạn bè lựa chọn trải nghiệm, nhất là giới trẻ, trẻ em.

Txl 1 145
Du khách thường tỏ ra thích thú với các trò chơi cảm giác mạnh

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí

Không phải khách sạn hay cơ sở lưu trú nào cũng cung cấp đầy đủ các dịch vụ vui chơi giải trí trên đây. Sự đa dạng của những dịch vụ vui chơi giải trí trong khách sạn sẽ tùy thuộc vào các yếu tố điển hình như:

– Quy mô của khách sạn

– Đối tượng khách hàng

– Đặc điểm kinh doanh

– Ngân sách

– Một số yếu tố khác

Việc đa dạng các dịch vụ phục vụ khách, nhất là dịch vụ vui chơi giải trí giúp nâng cao chất lượng thương hiệu, đồng thời gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn khi thu hút và giữ chân được nhiều đối tượng khách tiềm năng và trung thành.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tại sao Người làm vài tháng đã được lên Quản lý còn Kẻ làm 10 năm vẫn ngậm ngùi làm Nhân viên?

“Có ai đang cảm thấy bế tắc và hụt hẫng như tôi không? Chuyện là tôi đã gắn bó với khách sạn hơn 2 năm nhưng vẫn chưa được thăng tiến từ Staff lên Supervisor. Đi làm sớm về muộn – luôn cống hiến hết sức mà vẫn không được đề bạt. Tôi nên tiếp tục gắn bó thêm thời gian hay thử sức ở những môi trường khác với vị trí tốt hơn? Ai cho tôi lời khuyên với! Tôi mất hết động lực làm việc rồi.”

tại sao người làm vài tháng đã lên sếp còn kẻ làm 10 năm vẫn chịu cảnh nhân viên

 

Một thành viên buồn rầu chia sẻ trên group Nhà Quản Lý Khách sạn – Nhà hàng & Du lịch như thế khi nghĩ rằng bản thân đã nỗ lực và cống hiến hết mình nhưng vẫn không được ghi nhận và đề bạt lên những vị trí cao hơn. Anh dần mất động lực làm việc vì những đồng nghiệp mới vào, từng được anh chỉ dạy những nghiệp vụ đầu tiên nay lại là cấp trên của anh. Ngộ nhỉ? Tại sao lại vậy?

Lý do gì khiến bạn mãi không thăng tiến nỗi trong Nghề Khách Sạn?

Nhiều người thắc mắc vì sao mình luôn hoàn thành công việc ở vị trí đang làm, không hoặc rất ít phạm lỗi, thâm niên cũng lâu nhưng mãi không thoát cảnh nhân viên “quèn”, lương thì ít ỏi, chế độ thì hạn hẹp, cay nhất là bị mấy thèn “non” tuổi hơn chỉ đạo, sai bảo…

Lý do gì khiến bạn mãi không thăng tiến nỗi trong Nghề Khách Sạn? Dưới đây là một số ý kiến và góp ý từ cộng đồng Nhà Quản lý cho thắc mắc của chủ tus:

+ Thái độ làm việc không chưa đủ

– “Hãy tự đánh giá xem năng lực của bạn như thế nào? Chỉ làm siêng năng, đi sớm về khuya thì chưa đủ. Đó mới chỉ dừng lại ở thái độ làm việc.

Còn tay nghề, nghiệp vụ bạn giỏi không? Hay không bằng người khác? Kỹ năng bao quát, quan sát, tổ chức, quản lý của bạn có không?…

Lãnh đạo quyết định thăng chức cho ai phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thái độ siêng năng chỉ là một phần thôi. Trong học tập thì “cần cù bù thông minh” nhưng trong công việc, nhất là khách sạn, thì cần cù thôi không đủ để lên chức được. Tôi làm GM nhiều năm, cũng hơn chục khách sạn 3-4 sao, tôi chia sẻ thật. Nhân viên làm gắn bó, cần cù, siêng năng mà chuyên môn không cao hoặc không thông minh thì tôi chỉ cùng lắm trả lương cao hơn chút thôi chứ khó mà xét thăng chức được. Có những người, thậm chí cả tôi, quản lý hàng trăm con người nhưng thú thật tôi không thể dọn phòng sạch như HK, không thể thực hiện nghiệp vụ lễ tân chuẩn như F0, không thể nấu ăn ngon như bếp, không thể sửa điện nước như Kỹ thuật, không thể phục vụ bàn giỏi như F&B… Nhưng tôi quản lý và là cấp trên của họ. Đơn giản vì mỗi người mỗi nghề phù hợp với năng lực của mình. Tôi không có nghiệp vụ chuyên sâu từng khâu công việc như họ nhưng tôi có khả năng tổ chức và quản lý, họ có chuyên môn tay nghề cao nhưng họ không thể tổ chức quản lý cả một cái khách sạn lớn chứ ai cũng có tay nghề cao và kỹ năng lãnh đạo giỏi thì khách sạn cần gì có GM???

+ Hoặc do không đủ năng lực, hoặc do môi trường làm việc

2 năm vẫn chưa lên được SUP thì có 2 lý do: Một là bạn không đủ năng lực để lên Sup – Hai là do môi trường làm việc.

Với vế 1 thì mình không nghĩ bạn tới mức đó vì dám lên hội hỏi thì mình nghĩ bạn dám đương đầu với thử thách. Với vế 2 thì cũng có 2 nhánh. Hoặc là chỗ bạn làm có mức yêu cầu cao, các nhân viên khác còn giỏi hơn bạn. Hoặc là bạn không được thăng chức với lý do cá nhân. Nếu chỗ bạn có nhiều người giỏi thì hãy cứ làm ở đó để học hỏi, còn nếu bị trù dập thì đi thôi.

+ Làm xong việc thôi là chưa đủ

– “Người quản lý luôn nhìn vào thực tế để đánh giá chất lượng. Con người lúc nào cũng cho là mình cố gắng bao nhiêu đó là đủ nhưng người ta cần nhiều hơn nữa, thậm chí phải vượt qua chữ đủ kia. Nên cứ tiếp tục cố gắng nhé!”

– “Vấn đề không phải bạn đi sớm về khuya mà là bạn đóng góp được bao nhiêu cho sự phát triển ở doanh nghiệp mình làm”

+ Chọn sai Sếp để theo

– “Trong những năm đi làm đầu tiên, đừng quá chú trọng vào vấn đề tiền bạc. Cái bạn cần quan tâm là tìm cho mình một người Sếp vừa có Tâm vừa có Tầm để đi theo và học hỏi.”

– “Một công việc tồi với một người Sếp tốt thì luôn tốt hơn một công việc tốt với một người Sếp tồi. Hãy hoàn thiện bản thân mình cho ngon lành trước đã rồi hẵng bàn đến chuyện tăng lương hay thăng chức.”

+ Quan hệ kém

– “Một là nhân sự đang đủ, chưa có vị trí trống để cất nhắc lên. Hai là cấp trên nhìn nhận bạn không có khả năng làm việc ở cấp cao hơn, có thể hiện tại tốt nhưng khi đảm nhiệm vị trí mới thì lại dở. Ba là bạn quan hệ kém với lãnh đạo, có tài có đức nhưng lại không có tầm. Phải làm cấp dưới cho mấy người kiểu ăn hại nhưng lại thân hoặc họ hàng với chủ đầu tư. Nếu như vào 2 trường hợp đầu thì bạn nên cố gắng thêm; còn vào trường hợp 3 thì cầm hộp quà đến nhà Sếp đi là vừa.”

+ …

Txl 1 143
Mất bao lâu để bạn từ vị trí nhân viên lên Giám sát hay Quản lý?

Thăng tiến hay chức vụ có thật sự quan trọng với tất cả?

Có mục tiêu và định hướng công việc để phấn đấu là tốt. Tuy nhiên, không phải ai đi làm cũng cứ chăm chăm đến vị trí đó, chức vụ đó. Bởi, một số người không thích tạo áp lực cho bản thân. Họ tự bằng lòng với công việc và vị trí hiện tại. Họ thấy vui vì được làm việc mình thích là tiếp xúc và phục vụ khách mỗi ngày thay vì “vị trí càng cao thì trách nhiệm càng lớn, áp lực càng nhiều…”

Bạn thì sao? Có đang phấn đấu để được cất nhắc lên vị trí kế cận? Hay bằng lòng và cảm thấy vui với công việc hiện tại?

Ms. Smile

(Tổng hợp và biên tập từ chia sẻ trên

group Nhà Quản lý Khách sạn – Nhà hàng & Du lịch)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Đầu tư khách sạn trong khủng hoảng tài chính 2008, tôi đã suýt mất nhà

Chuyện xưa kể lại
START UP KHÁCH SẠN TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008
Cuối năm 2007, khi đang làm quản lý tại Flamingo Đại Lải Resort thì bạn tôi chạy đến tận văn phòng, “bắt” ký hồ sơ thành lập doanh nghiệp: “xã hội đang hừng hực, Vn-index lên gần 1200 rồi, ông còn cứ đi làm thuê đến bao giờ nữa?”. Vốn cả nể, tôi ký, và thế là công ty cổ phần với 3 cổ đông ra đời.
Dằn vặt mãi rồi cũng xin nghỉ việc để toàn tâm toàn ý cho công ty non trẻ. Khí thế ngút trời. Thế mạnh là kinh nghiệm quản lý khách sạn của mình. Chúng tôi bắt tay tìm kiếm nhà thuê để làm. Đây rồi, một khách sạn cũ ở Triệu Việt Vương cho thuê, 23 phòng, không lớn lắm, nhưng cũng chấp nhận được, khu này nhiều khách Nhật, đúng tiêu chí cần tìm. Tiền thuê nhà là 6000 đô/ tháng. Chốt, ký hợp đồng thuê luôn và ngay.
Tiền góp ban đầu của các cổ đông đủ để đặt cọc 1 tháng tiền nhà.
Tiền đầu tư, cải tạo và 6 tháng thuê nhà trả trước hết khoảng 3 tỷ (3 tỷ ở thời điểm 2007 to lắm nhé). Tất nhiên chỉ trông vào ngân hàng.
Đúng lúc đó, khủng hoảng tài chính 2008 xẩy ra và lan đến Việt Nam. Đen thế không biết. Hợp đồng thuê nhà đã ký, cọc đã đặt. Không nhẽ bỏ cuộc?
Không, chắc chắn không!. 
Lãi suất ngân hàng tăng vù vù, thanh khoản của ngân hàng ở mức nguy hiểm, dừng hết mọi khoản cho vay. Phải nhờ quan hệ của “bà chị” làm hội sở Vietin mới được ngân hàng này ưu ái cho thế chấp nhà để vay với lãi suất 22%/ năm. Tiếp đến là phải thuyết phục “cụ già” cho mượn sổ đỏ và ký bảo lãnh để thế chấp. Mặc dù còn 2 cổ đông khác, nhưng sổ nhà mình có vẻ dễ thuyết phục nhất.
Chỉ có 1 tháng được miễn tiền thuê nhà để cải tạo. Vắt chân lên cổ mà chạy. Chả kịp thuê thiết kế, cứ với tờ giấy A4, cái bút chì và cục tẩy, theo tỷ lệ 1cm trên giấy là 1m thực tế, vẽ ra cho thợ làm. Ký hợp đồng thuê ông bạn, mà sau 2 tuần chưa được mấy việc, chất lượng thì quá lởm. Thay nhà thầu là điều kỵ, nhưng cực chẳng đã. Góp ý chả được, đành phải thay thôi. Vừa sửa chữa, đặt đồ nội thất, mua sắm trang thiết bị, vừa tuyển dụng, đào tạo, lên sales kit và tìm kiếm khách hàng… gói gọn trong 30 ngày.
– Này, giải U19 Đông Nam Á sắp tới, còn 1 đội bóng chưa chốt chỗ ở, bên mình xong chưa để nhận?
– Lo nhất cái đồ mộc thôi. Trời nồm thế này, Hà Nội lại đang hay mất điện nữa, sợ bên đó không sơn xong được. Nhưng cứ liều, nhận đi.
– Thế có làm lễ khai trương không để chuẩn bị?
– Thôi, tiền chả còn, bầy vẽ ra làm gì. Hôm đón đội bóng đó coi là “Grand Opening” luôn đi.
4 tuần gần như ăn, ở luôn tại công trường, lo chẳng ngủ được, ngót mất gần yến thịt.
Ơn trời, mọi cái vẫn kiểm soát được. 9 giờ sáng, xe tải chở nốt đồ nội thất đến, kê xong vào các phòng thì 11 giờ 30, 2 xe 45 chỗ to đùng đỗ cửa khách sạn. 1 đoàn vào ở, 1 đoàn vào ăn rồi mới về khách sạn khác check in. Dân tình khu phố mắt tròn mắt dẹt, cái khách sạn kia nó sửa từ bao giờ mà nay đông khách thế?
Các cầu thủ trẻ và lãnh đội ăn ở tại khách sạn đều rất hài lòng. Không hề có sự cố nào xảy ra cho dù phải chạy hơn 100% công suất ngay từ ngày đầu tiên, ngoại trừ việc bọt xà phòng dềnh lên ở cống do tất cả các phòng cùng tắm khi thi đấu về.

Hết giải, khách Nhật bắt đầu check in. Tháng đầu tiên được gần 70% công suất phòng. Từ những tháng sau thì gần như full. Mặc dù đang khủng hoảng, nhưng chuyên gia Nhật vẫn sang ở đều và dài hạn.
Nhưng … đời không như mơ.
Đến tháng thứ 4 thì nhà bên cạnh bắt đầu đào móng xây toà văn phòng cao 9 tầng.
Đang trong cơn khủng hoảng kinh tế, khách đã hiếm, lại thêm cú đập này, nhiều hôm lo thức trắng. Sợ khách trả phòng đi hết. Áp lực nợ ngân hàng. Mất nhà thì sẽ ở đâu? Mọi người trong gia đình có chịu được cú sốc này không? Lo mà không dám để mọi người biết…
Ồn và bụi là điều khách Nhật rất sợ. Nhất là những hôm đổ bê tông đêm. Máy nén uỳnh uỳnh đến 3h sáng. Những hôm đó, khách sạn đều phải gửi thư thông báo trước, đề xuất giải pháp là chuyển tạm khách sang khách sạn ở gần, đồng thời gửi kèm … đôi bông nút tai. May mắn là tất cả khách đều thông cảm, họ thấy ở khách sạn tinh thần trách nhiệm, cầu thị nên vui vẻ ở tiếp. Có lần giữa đêm, cốp pha bị vỡ, bê tông nhão đạp toang cửa kính, tràn sang ngập hành lang. Cứ vậy nửa năm trời với hơn chục đêm trực chiến thì công trình bên cạnh cũng xong. Nguồn thu của khách sạn vẫn đủ để trả gốc và lãi cho ngân hàng, tiền thuê nhà, tiền trả lương cho nhân viên đều đặn. Mỗi tháng dư ra được chút thì thống nhất tích lại để trả nợ ngân hàng trước hạn. Vậy là hợp đồng vay 3 năm thì chỉ 2 năm rưỡi, sổ đỏ đã được lấy về.                Khủng hoảng cũng qua đi lúc nào chẳng rõ nữa.

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.