Valentine dù đi quán cà phê hay vào nhà hàng, bar, pub gì thì đều cần order đồ uống. Nhân viên tư vấn ra sao nếu khách hỏi Lễ tình nhân gọi món nào hợp không khí nhất? Nếu hoang mang chưa biết gợi ý gì cho khách, để Nghề khách sạn mách nước nhé!
Valentine nên tư vấn khách order đồ uống gì?
Tư vấn đồ uống gì cho khách dịp Valentine?
Dù đa số thực khách sẽ tự order đồ uống cho mình khi đến quán nhưng đôi khi, vào một ngày đặc biệt, ở một không gian đặc biệt, họ cần được tư vấn để chọn ra thức uống phù hợp nhất, tăng cảm giác và hương vị tình yêu đầy lãng mạn. Một nhân viên order hay phục vụ chuyên nghiệp sẽ biết phán đoán, đánh giá nhu cầu và sở thích của khách để lựa chọn thức uống phù hợp tư vấn cho họ, giúp tăng đáng kể mức độ hài lòng về dịch vụ.
Không chỉ có rượu hay thức uống có cồn, những loại đồ uống sau đây cũng cực kỳ hợp lý để khách thưởng thức trong dịp Valentine tình và lãng mạn:
+ Rượu vang
Rượu vang luôn là lựa chọn số 1 cho các bữa tiệc lãng mạn. Valentine đặc biệt phù hợp để thưởng thức rượu vang, nhất là trên bàn ăn tại không gian nhà hàng sang trọng. Tùy vào món ăn mà nhân viên sẽ tư vấn khách order rượu vang phù hợp.
+ Chocolate
Nếu không thích hay không thể uống được đồ uống có cồn, chocolate ngọt ngào chính là gợi ý vô cùng phù hợp, mang đến trải nghiệm đầy nồng nàn, bí ẩn như chính tính chất của chocolate vậy.
Có rất nhiều công thức pha chế chocolate để khách lựa chọn, từ đồ uống nóng đến lạnh, từ dạng nước lỏng mịn đến smoothies sánh đặc… Peppermint Hot Chocolate, chocolate nóng với bơ đậu phộng, Cinnamon Socola đá xay, 2-Ingredient Nutella Hot Chocolate, Chocolate Ice Blended… là những cái tên nên có trong menu đồ uống từ chocolate dịp Valentine.
+ Cocktail
Cocktail phù hợp với gần như tất cả không gian tiệc, từ buổi tụ tập, hẹn hò, tán gẫy sôi động hay cả những bữa ăn sang trọng, lãng mạn, ấm áp… giúp gắp kết mọi người đồng thời tăng thêm hương vị cho món ăn. Hương vị hòa trộn giữa mạnh mẽ và nhẹ nhàng, cay nồng và êm dịu, thơm ngọt và đắng gắt… khiến cocktail trở thành sự lựa chọn an toàn đến hoàn hảo cho một ngày Valentine thăng hoa, trọn vẹn.
Hướng dẫn pha chế 20 loại cocktail dành riêng cho ngày Valentine
+ Sinh tố
Sinh tố, smoothies hay yogurt trái cây cực kỳ phù hợp để phục vụ đối tượng khách chuộng đồ uống healthy, tươi mát. Vị ngọt tự nhiên của trái cây cùng cảm nhận mát lạnh của đá xay kết hợp với kiểu trang trí bắt mắt khiến đồ uống ngày Valentine trở nên xinh đẹp, lôi cuốn, gắn kết lứa đôi.
+ Nước ép trái cây
Nếu thích cảm giác sảng khoái, mát lạnh nhưng không uống được rượu hay đồ uống có cồn khác thì nước ép trái cây là gợi ý không tồi để tư vấn khách order. Màu sắc bắt mắt, hương vị tươi mới làm tăng thêm xúc cảm lứa đôi.
+ Café
Đừng nghĩ Valentine thì không ai order coffee nhé! Rất nhiều thực khách chọn nhâm nhi 1 tách cà phê truyền thống cho một đêm tình nhân se se lạnh hay ly cà phê sữa thơm nồng lãng mạn bên người yêu. Đa dạng công thức pha cà phê từ nguyên bản đến biến tấu nâng cao để thực khách lựa chọn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tư vấn order đồ uống dịp Valentine?
Bỏ qua những đồ uống quá bình thường và quen thuộc như nước lọc, nước uống có ga hay bia cho mọi bữa ăn thì sự thật là order đồ uống phù hợp giúp ích rất nhiều vào mục đích tạo hương vị và không khí cực kỳ ổn áp cho ngày Lễ Tình nhân. Tùy vào không gian quán, setup bàn ăn, mục đích thưởng thức… mà nhân viên sẽ tư vấn khách order đồ uống phù hợp. Chẳng hạn như:
– Rượu vang đỏ cho cặp đôi tỏ tình hay đôi vợ chồng trẻ
– Sinh tố, nước ép trái cây hay chocolate cho người không uống được đồ uống cồn hay trẻ nhỏ đi cùng
– Cocktail hay đồ uống có cồn khác cho nhóm bạn hay bất kỳ ai có nhu cầu
– …
Valentine đúng là dành cho cặp đôi nhưng ai cấm những người độc thân hoặc trẻ nhỏ ở nhà vào ngày này. Do đó, sẽ càng đông vui và tăng doanh thu đáng kể khi quán thu hút đa dạng đối tượng khách đến. Lúc này, tư vấn order đồ uống phù hợp sẽ giúp cơ sở bạn gây ấn tượng tốt với khách, để họ lui tới vào những lần sau nếu có nhu cầu.
Đừng chỉ quanh quẩn phục vụ mấy ly đồ uống quen thuộc đến nhàm chán nữa. Giao thừa năm nay thử đổi vị cho thực khách của bạn bằng 1 trong những món cocktail cực hợp được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ sau đây!
Bạn đã có menu cocktail đãi khách đêm giao thừa chưa?
Thay vì tất bật dọn dẹp và sắm sửa, đêm Giao thừa được nhiều người, nhất là các bạn trẻ dành riêng cho bản thân để tận hưởng khoảnh khắc đặc biệt cuối cùng của năm cũ, đón chào năm mới bằng cách tìm đến quán xá đông đúc và nhộn nhịp, thưởng cho mình ly đồ uống cực chất rồi giao lưu, chuyện trò cùng nhau. Do đó, sẽ cực kỳ thích hợp nếu menu quán bạn làm thỏa mãn họ. Nếu chưa biết nên phục vụ gì, thử ngay 12 món cocktail không thể tuyệt vời hơn cho đêm giao thừa này nhé!
#1. Pomegranate French 75
+ Nguyên liệu (cho 1 ly):
– 2oz Gin
– 1oz nước chanh tươi
– ½ oz Cointreau
– ½ oz syrup lựu
– 2oz rượu vang sủi
– Chanh xoắn và hạt lựu để trang trí
+ Cách pha chế:
– Cho gin, nước cốt chanh, cointreau, syrup lựu vào shaker và lắc cùng với đá đến lạnh
– Đổ hỗn hợp ra ly Champagne rồi nhẹ nhàng rót vang sủi lên trên
– Trang trí thêm chanh xoắn và vài hạt lựu rồi phục vụ khách.
#2. Driven Snow Cocktail
+ Nguyên liệu (cho 1 ly):
– Kẹo gậy nghiền mịn
– 3/2 oz rượu mùi socola trắng
– 1oz rượu rum đen
– ½ oz rượu mùi gừng
– Đá
– Nước lọc
– Bánh quy gừng để trang trí nếu muốn
+ Cách pha chế:
– Nhúng vành ly phục vụ vào nước rồi lăn qua chỗ kẹo gậy nghiền mịn
– Cho các nguyên liệu là rượu còn lại vào shaker và lắc mạnh đến lạnh, lọc đá rồi rót ra ly phục vụ
– Trang trí và phục vụ cùng bánh quy gừng nếu muốn
#3. Boulevardier (Bourbon Negroni)
+ Nguyên liệu (cho 1 ly):
– 3/2 oz rượu whisky ngô
– ¾ oz rượu vermouth ngọt
– ¾ oz campari
– Vỏ cam xoắn để trang trí
+ Cách pha chế:
– Cho tất cả nguyên liệu vào ly phục vụ cùng một ít đá, dùng thìa khuấy khuấy đều cho hòa quyện
– Cho đá viên mới vào và trang trí bằng vỏ cam xoắn
#4. Warm Tea-and-Cunch Punch
+ Nguyên liệu (cho 6 ly):
– 6 cups rượu táo tươi
– 8 gói trà túi lọc
– 1 quả chanh tươi cắt lát
– 9/2 oz rượu whisky ngô
+ Cách pha chế:
– Đun sôi 6 cups rượu táo trong chảo lớn
– Hạ nhỏ lửa là đun tiếp đến khi rượu táo còn khoảng 3 cups thì dừng, khoảng 30-45p
– Tắt bếp rồi cho trà túi lọc và chanh cắt lát vào, ủ trong khoảng 4 phút thì lấy túi trà ra
– Cho rượu whisky ngô vào và khuấy đều là có thể phục vụ
#5. Cider Sidecar
+ Nguyên liệu (cho 1 ly):
– 2oz rượu táo tươi
– 2oz rượu cognac
– 1oz cointreau
– 1oz nước chanh tươi
– Vỏ cam xoắn và trái anh đào để trang trí
+ Cách pha chế:
– Cho tất cả nguyên liệu vào shaker và lắc cùng với đá đến lạnh
– Lọc bỏ đá và rót rượu ra ly, trang trí thêm vỏ cam xoắn và trái anh đào là hoàn thành.
#6. Cranberry Gin Fizz
+ Nguyên liệu (cho 2 ly):
++ Làm Cranberry Syrup:
– ½ cups việt quất
– ¾ cups đường cát
– ¾ cups nước
++ Pha Cocktail:
– 2oz gin
– ¾ oz cranberry syrup
– ¾ oz nước chanh tươi
– ½ oz elderflower liquor
– Đá viên
– Club soda
– Việt quất và cỏ xạ hương tươi để trang trí
+ Cách pha chế:
++ Làm Cranberry Syrup
– Đun sôi việt quất, đường và nước trong nồi nhỏ ở lửa vừa cho đến khi đường tan hết và việt quất nát đi
– Đun tiếp đến khi hỗn hợp sệt lại là được
++ Pha cocktail:
– Cho tất cả nguyên liệu vào shaker cùng với đá và lắc mạnh đến lạnh
– Lọc bỏ đá cho ra ly phục vụ
– Thêm đá viên lên đến đầy ly rồi đổ soda lên trên cùng
– Trang trí với quả việt quất và nhánh cỏ xạ hương là xong.
#7. Sparkling Pear & Organe Champagne Punch
+ Nguyên liệu (cho 10 ly):
– 1 chai vang sủi tăm ướp lạnh (750ml)
– 3 cups pear nectar
– 2 muỗng canh orange bitters
– Đá
– Cam cắt lát
+ Cách pha chế:
– Cho nguyên liệu vào ly phục vụ và khuấy đều
– Cho đá lên trên cho tạo hình vòng
– Thêm tiếp vỏ cam lên trên cũng theo vòng là xong
– Có thể trang trí thêm tùy thích
#8. Sparkling Lavender Cocktail
+ Nguyên liệu (cho 1 ly):
– ½ oz lavender syrup
– 3 dashes lavender-lemon balm bitters
– 3 dashes organe bitters
– 2/3 cúp rượu vang nổ Gruet, ướp lạnh
– Cành hoa oải hương và vỏ cam xoắn để trang trí
+ Cách pha chế:
– Cho syrup lavender và 2 loại rượu đắng vào ly champagne và khuấy đều
– Rót vang sủi lên trên
– Trang trí hoa oải hương cùng vỏ cam là xong
#9. Lillet Sprizt
+ Nguyên liệu (cho 8 ly):
– 1 chai Lillet balnc ướp lạnh
– 2 cups nước cam tươi ướp lạnh
– 1 chai prosco ướp lạnh
– Hoa ăn được để trang trí
+ Cách pha chế:
– Cho tất cả nguyên liệu vào shaker và lắc đều
– Rót ra ly champagne và trang trí bằng một nhành hoa ăn được là xong
#10. Death in the Afternoon Cocktail
+ Nguyên liệu (cho 1 ly):
– ¼ – ½ oz absinthe
– 4oz champagne ướp lạnh hoặc một loại vang sủi tùy ý
+ Cách pha chế:
– Đổ absinthe vào ly champagne
– Rót champagne hoặc vang sủi lên trên
– Trang trí tùy thích
#11. Rosemary Mimosa
+ Nguyên liệu (cho 8 ly):
++ Làm Rosemary Syrup
– 1 cup nước lọc
– 1 cup đường
– 3 nhánh hương thảo tươi
++ Pha Cocktail:
– 1 chai dry champagne, ướp lạnh
– 2 cups nước ép bưởi tươi
+ Cách pha chế:
++ Làm Rosemary Syrup
– Đun sôi đường với nước đến tan trên lửa vừa
– Cho tiếp nhánh hương thảo vào khuấy đều cho đến khi sệt
– Tắt bếp, đậy nắp và để yên 15 phút, sau đó lấy nhánh hương thảo ra và cho vào lọ thủy tinh để dùng dần
++ Pha Cocktail:
– Rót champagne vào ly đến gần một nửa
– Cho tiếp khoảng ¼ cốc nước bưởi và 2 thìa cà phê rosemary mimosa lên trên
– Trang trí với nhánh hương thảo
#12. Mango Mimosa
+ Nguyên liệu (cho 8 ly):
– 4 trái xoài thật chín, cắt hạt lựu
– 1 trái xoài khác cắt hình khối ½ inch để trang trí
– 1 chai champagne
+ Cách pha chế:
– Cho xoài đã cắt hạt lựu vào máy xay sinh tố và xay mịn, sau đó lọc qua rây để loại bỏ xác
– Trộn xoài mịn và rượu champagne với nhau rồi đổ ra ly phục vụ
– Xiên xoài hình khối vào que và trang trí.
Chỉ cần sáng tạo trong kết hợp nguyên liệu là Bartender có thể tạo ra vô vàn công thức cocktail cực chất gây ấn tượng với khách hàng. Cocktail hợp với đêm Giao thừa là một ví dụ điển hình để ghi điểm với thực khách. Hy vọng 12 công thức cocktail được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây sẽ là gợi ý hữu ích cho bạn!
Pha chế cocktail từ soda đã lạ, từ aquafina càng độc hơn. Noel này bạn đã có ý tưởng làm mới menu cho nhà hàng chưa? Nếu đang bí-rị-bì-ri, sao không thử đổi vị ngay bằng bộ bộ thức pha chế cocktail tư “nàng thơ” Aquafina soda được sưu tầm bởi Nghề khách sạn!
#Tropical Sala
+ Nguyên liệu:
– 10ml nước tắc
– 60ml nước quýt
– 70ml aquafina soda
– 40ml syrup sả
– 2gr hạt chia
– 10gr thạch blue curacao
Thành phẩm là ly cocktail như cuộc ngao du đến vùng biển nhiệt đới xanh tươi, mát lạnh, đầy sảng khoái
+ Cách pha chế:
– Cho nước tắc, nước quýt và syrup sả vào ly rồi khuấy đều để hòa quyện
– Đổ đá viên vào ly
– Rót đầy aquafina soda
– Cho một ít hạt chia vào trong
– Cho thêm thạch blue curacao lên trên cùng một chút syrup sả là xong.
[+ Cách làm syrup sả cho ai chưa biết:
– Trộn đều 250gr đường cát, 125gr nước, 100gr sả tươi
– Nấu với lửa lớn đến sôi rồi hạ lửa nấu tiếp đến sệt là được
– Lọc qua rây để thành phẩm không lợn cợn.
+ Cách làm thạch blue curacao cho ai chưa biết:
– Chuẩn bị 10gr bột Jelly, 200gr đường, 700ml nước lọc, 200ml siro blue curacao
– Đun sôi nước rồi cho bột Jelly và đường vào vừa nấu và khuấy cho tan rồi cho siro vào nấu tiếp đến sôi thì dừng
– Đổ hỗn hợp vào khuôn, để nguội rồi bảo quản lạnh và dùng dần.]
#Bubble Macchiato
+ Nguyên liệu:
– 30ml cà phê đen
– 80ml aquafina soda
– 10ml nước đường
– 70ml milk foam
Bubble Macchiato mang đến sự hòa điệu ăn ý của lớp kem cà phê nồng nàn, đăng đắng nhưng béo ngậy; thêm chút thanh mát và sảng khoái bởi aquafina soda đột phá
+ Cách pha chế:
– Cho nước đường, cà phê vào ly và khuấy đều cho hòa quyện
– Đổ đá viên vào ly
– Rót aquafina soda đến đầy
– Rót nhẹ milk foam lên trên cùng là xong
[Cách làm milk foam cho ai chưa biết:
– Cho 450ml kem béo whipping base hoặc toping base
– Thêm 2gr muối
– Đánh mạnh và đều tay cho đến khi kem có độ sánh là được (mất khoảng 2-3 phút)]
#Peaches
+ Nguyên liệu:
– 40ml gin
– 20ml puree đào
– 10ml syrup đào
– 60ml aquafina soda
– 5ml nước chanh
Vị thanh mát của đào kết hợp với độ sảng khoái của aquafina soda mang đến cảm nhận tuyệt vời cho ly thức uống đẹp mắt
+ Cách pha chế:
– Cho gin, puree đào, syrup đào, nước chanh vào ly và khuấy đều đến tan
– Đổ đá vào ly
– Rót aquafina soda đến đầy
– Trang trí tùy thích là có thể phục vụ
#Young Fashioned
+ Nguyên liệu:
– 45ml bourbon whisky
– 90ml aquafina soda
– 5ml mật ong
– 1 giọt chiết xuất vanilla
– 2 giọt rượu đắng angostura
+ Cách pha chế:
– Cho bourbon whiskey, mật ong, rượu đắng vào ly và khuấy đều cho hòa quyện
– Đổ đá vào ly
– Rót aquafina soda đến đầy
– Trang trí tùy thích là xong
#Passion Mojo
+ Nguyên liệu:
– 60ml light rum
– 40ml aquafina soda
– 30ml nước cốt chanh dây
– 30ml syrup đường
– 4 lát chanh xanh
– 20 lá bạc hà tươi
+ Cách pha chế:
– Cho chanh lát vào ly đựng và dầm nhẹ
– Cho rum, lá bạc hà, nước cốt chanh dây và syrup đường vào
– Thêm đá viên
– Rót aquafina soda đến đầy và trang trí tùy thích là xong.
#Blue Ocean Soda
+ Nguyên liệu:
– 80ml aquafina soda
– 15ml syrup blue curacao
– 15ml syrup chanh dây
– 30ml nước và thịt chanh dây
– 5ml nước chanh xanh
+ Cách pha chế:
– Cho syrup blue curacao, syrup chanh dây, nước chanh xanh vào ly
– Đổ đá vào
– Rót aquafina soda đến đầy
– Rót nhẹ phần thịt và nước chanh dây lên trên cùng
– Trang trí tùy thích là có thể phục vụ.
#Cold Brew Highball
+ Nguyên liệu:
– 40ml dark rum
– 40ml aquafina soda
– 60ml cà phê cold brew
– 5ml kahlúa
– 5ml nước chanh vàng
– 5ml syrup vàng
+ Cách pha chế:
– Cho nước chanh, syrup đường, aquafina soda vào ly và khuấy đều
– Đổ đá vào ly
– Pha dark rum, kahlúa và cà phê cold brew rồi rót nhẹ hỗn hợp này lên trên cùng
– Trang trí tùy thích và phục vụ
#Aquarita
+ Nguyên liệu:
– 35ml tequila (blanco)
– 10ml cointreau
– 50ml aquafina soda
– 25ml syrup bưởi hồng
– 5ml syrup dâu
– 10ml nước chanh xanh
+ Cách pha chế:
– Cho tequila, cointreau, các loại syrup và nước chanh vào bình lắc cùng với đá rồi lắc đều đến lạnh
– Rót hỗn hợp ra ly đã viền sẵn muối
– Rót aquafina soda đến đầy
– Trang trí tùy thích và phục vụ.
#Aqua Fizz
+ Nguyên liệu:
– 60ml gin
– 50ml aquafina soda
– 30ml nước chanh vàng
– 10ml syrup đường
– 20ml blue curacao
– 30ml sữa béo
– 1 lòng trắng trứng
– 4 giọt chiết xuất vanilla
– 8 giọt nước hoa cam
+ Cách pha chế:
– Cho gin, nước chanh, nước đường, kem béo, vanilla, nước hoa cam, lòng trắng trứng vào shaker rồi lắc đều
– Đổ hỗn hợp ra ly và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 phút để lớp bọt được kết tủa
– Pha blue curacao với aquafina soda và rót vào đầy ly
– Trang trí tùy thích là xong.
#Aqua Vedette
+ Nguyên liệu:
– 50ml Gin
– 50ml aquafina soda
– 15ml nước chanh (vỏ xanh)
– 15ml syrup đường
– 20ml nước ép dưa leo
– 10ml blue curacao
– 10 lá bạc hà tươi
Đúng như tên gọi, thức uống không chỉ hoàn mỹ về vị mà còn xinh đẹp ở mắt nhìn, xứng đáng “kết màn” bữa tiệc uống cho đêm giáng sinh đầy ý nghĩa
+ Cách pha chế:
– Cho Gin, nước chanh, nước ép dưa leo và syrup đường vào shaker và lắc đều
– Rót hỗn hợp ra ly phục vụ có sẵn đá
– Rót aquafina soda đến đầy ly
– Pha 10ml gin và blue curacao rồi nhẹ nhàng rót lên trên cùng
– Trang trí bằng vài lá bạc hà tươi là xong
(Nguồn từ Aquafina Vietnam,
Được pha chế bởi Top Mixologist Phạm Đình Song)
Hướng dẫn pha 5 loại cocktail dành riêng cho phái nữ
Dân trong ngành thì tự hào trong khi kẻ ngoại đạo lại nhếch môi, dè bỉu. Người lịch sự thì bóng gió, kẻ kém văn minh thì chỉ thẳng mặt chê khinh. Bởi, có không ít định kiến về nghề vẫn tồn tại…
Mấy ai cool ngầu được như Bartender trong nghề dịch vụ – khách sạn?
Định kiến xưa cũ
Nhiều người quy chụp nghề Bartender xấu. Khi mà hình ảnh người pha chế luôn xuất hiện dưới quầy bar toàn rượu – rồi ánh đèn led chớp nháy – kiểu ăn mặc phóng khoáng, thoải mái của cô/ cậu làm nghề – cả môi trường tiếp xúc khách phức tạp, nhiều cám dỗ…
Đỉnh điểm phải nhắc đến những cái “dớp” khi làm nghề mà chính người trong cuộc, số ít cá nhân nghĩ cạn và thiếu mạnh mẽ đã bước chân vào con đường không lành mạnh, thậm chí tội lỗi, phi pháp. Buôn rượu lậu, chơi đồ cấm (thuốc lắc, ma túy…), câu dắt hay hành nghề mại dâm, cả gây gỗ đánh nhau với khách… Vậy nên, người ngoài vốn dĩ đã không mấy thiện cảm với nghề, nay lại càng hà khắt và quy chụp nhiều hơn.
Sự thật “trần trụi”
Có làm nghề mới biết, mọi lời dèm pha hay đặt điều hầu như vô căn cứ. Nếu có cũng chỉ đúng với số ít kẻ coi nghề là phụ và chọn hưởng lợi từ những phi vụ không chính đáng. Còn lại, nghề thật ra “trần trụi” và đáng yêu lắm:
– Nghề Bartender có từ lâu nhưng chính thức được công nhận vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Tại Việt Nam, nghề này mới chỉ phổ biến hơn 10 năm trở lại đây và thực sự phát triển mạnh mẽ trong 4,5 năm qua.
– “Bar” là quầy bar, “tender” có nghĩa là người canh giữ, trông coi. Một Bartender phải biết cân bằng giữa 2 điều đó. Chỉ pha nước ngon là chưa đủ, còn phải đảm bảo quầy bar luôn hoạt động trơn tru và hiệu quả, nhất là khi đông khách.
– Có nhiều cách để có thể bắt đầu với nghề Bartender. Bạn có thể chọn học nghề tại các trung tâm dạy nghề uy tín hay học tại chính bar sẽ làm việc trong vài tháng tới.
– Tìm việc Bartender đôi khi không cần kinh nghiệm. Bạn có thể được nhận vào làm khi chưa biết gì nhưng cần có tiếng Anh để giao tiếp, cả với đồng nghiệp, “thầy” và khách.
– Hầu hết Bartender chính chuyên, làm việc trong các quầy bar nhộn nhịp hay đêm làm, ngày ngủ. Bởi vậy, ai không biết chắc lại đồn làm nghề này nghề kia không chính đáng.
– Không phải Bartender nào cũng thành thạo mọi kỹ năng nghề. Những kỹ thuật pha chế khó hay kỹ thuật biểu diễn với bình lắc cần nhiều năm rèn luyện để thuần thục. Do đó, người hành nghề không bắt buộc phải trở nên cao siêu mà chỉ cần nắm kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cơ bản. Tuy nhiên, thành công là khi xây dựng được thương hiệu cho chính mình. Tức là tạo dấu ấn riêng với thực khách để họ thích thú và lui tới thường xuyên, rồi yêu cầu được phục vụ bởi chính bạn. Muốn vậy, Bartender cần tìm tòi các cách để hương vị đồ uống của mình trở nên đặc biệt, không dễ tìm kiếm tại các quầy bar hay Bartender khác.
Bartender lành nghề sẽ tạo được dấu ấn và thương hiệu riêng, gây ấn tượng bởi kỹ thuật biểu diễn điêu luyện
– Không có quy tắc tuyệt đối trong kỹ thuật pha chế rượu. Bartender phải là người nghệ sĩ sáng tạo, chọn lọc từ hàng trăm, nghìn nguyên liệu để cho ra ly cocktail có hương vị mới lạ – độc đáo – thích thú.
– Thực tế, công việc của Bartender không đơn giản chỉ pha nước. Họ còn là người bạn có thể lắng nghe, chia sẻ vui buồn cùng khách, đem lại sự hứng thú, bầu không khí náo nhiệt cho quầy bar. Một số khách quen đôi khi thích đến quán chỉ để được trò chuyện, tâm tình cùng “người bạn” này.
– Nghề này cần thêm trí nhớ tốt. Bartender nhất định phải nắm sở thích của khách quen và tính toán công thức chính xác đến từng gram bởi nó ảnh hưởng đến hương vị rượu, cảm nhận và sức khỏe của khách.
– Bartender đôi khi làm hơn 8 tiếng trong 1 ca, nhiều ngày làm ca đêm hay tăng ca liên tục. Tuy nhiên, bạn phải luôn giữ tinh thần thoải mái và tỉnh táo nhất có thể, tránh tình huống lơ là trong công việc dẫn đến pha chế sai liều lượng, làm sai món, nói chuyện cộc cằn với khách…
– Những Bartender dĩ nhiên phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng đồ uống của mình, thậm chí Bar trưởng phải bao quát hết chất lượng dịch vụ của quán. Ngoài ra, ai cứng nghề còn phải nhận đào tạo Bartender mới.
– Một Bartender đúng nghĩa phải biết làm tất cả mọi việc, từ thu mua nguyên liệu, làm vệ sinh hay sơ chế, đến kiểm kê, pha chế, cả tìm kiếm và chăm sóc khách hàng…
– Số lượng Bartender nữ ở Việt Nam không nhiều, có thể nói là chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Điều đó dễ hiểu bởi rất ít bạn nữ chịu được áp lực công việc hay những dè bỉu, định kiến xã hội, hoặc tính chất công việc phải làm đêm, ngủ ngày, nhất là phụ nữ sắp và đã có gia đình.
Bartender nữ ít nhưng không phải không có
– Nhiều Bartender thường bắt đầu một ngày khi đã quá trưa. Họ lên lịch hẹn bạn bè ăn uống, tán gẫu hay làm những điều mình thích trong khoảng thời gian ban ngày, đêm đến là thời gian cho công việc.
– Thời điểm mới vào nghề, gia đình nhiều Bartender chắc ít nhiều cấm cản, rồi hàng xóm bàn tán cho rằng đi làm sao giống đi chơi, ăn mặc phóng khoáng, đua đòi xăm mình, tệ hại nhất là về muộn, say xỉn… Thật khó để giải thích cho người ngoài nghề khi họ không hiểu đam mê và tính chất công việc của mình. Dù rằng không phải Bartender nào cũng giống nhau.
– Nhiều người lầm tưởng công việc Bartender lương cao, thu nhập trên trời. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Lương khởi điểm cho Bartender mới rất thấp, chỉ khoảng 4-5 triệu đồng/tháng cho 8 tiếng làm việc mỗi ngày. Một số nơi có thể có các khoản tip, thưởng, service charge, trợ cấp… thì thu nhập sẽ cao hơn một chút.
– …
Ông tổ nghề Bartender hiện đại là ai?
Niềm tự hào trỗi dậy
Định kiến xã hội có thể rất lâu sau mới kết thúc hoặc có khi chẳng bao giờ nhưng đạo đức nghề cần nâng cao và duy trì để không bị tác động làm lung lay ý chí, sa ngã vào những cám dỗ, thị phi. Đừng xù lông lên với những áp đặt không đúng, hãy kiên trì chứng minh giá trị của bản thân với nghề và của nghề với xã hội. Bởi, công việc Bartender hoàn toàn có thể được xem như một nghề chính đáng để mưu sinh và phát triển, tạo thu nhập cho chính mình và góp thuế cho nhà nước. Hoạt động này cũng là cách để giao lưu văn hóa, giới thiệu nét đẹp và sự mến khách của người Việt với bạn bè quốc tế.
Bartender Việt hiện có rất nhiều người giỏi nghề. Họ thậm chí đã và đang khẳng định tay nghề của mình tại các cuộc thi quốc tế và được công nhận bằng các giải thưởng cao. Tiếc là Việt Nam hiện chưa tổ chức các cuộc thi chính chuyên để tôn vinh nghề này. Hy vọng trong tương lai sẽ có một chương trình quy mô và sôi nổi, như show rap đang làm vậy.
Những thành tích được vinh danh trên đấu trường quốc tế
Bếp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ một nhà hàng, khách sạn nào. Mỗi một vị trí trong bếp đóng một vai trò quan trọng để căn bếp được hoạt động và vận hành hiệu quả. Tương ứng với từng vị trí sẽ đi kèm với trách nhiệm và nhiệm vụ cùng với mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp. Vậy bạn có biết mức lương của các vị trí trong bếp hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Nghề khách sạn tìm hiểu điều này.
Bạn có biết mức lương các vị trí trong bộ phận bếp nhà hàng – khách sạn?
Cơ cấu tổ chức bộ phận bếp trong nhà hàng – khách sạn
Tùy vào quy mô và cơ cấu tổ chức bếp của mỗi cơ sở kinh doanh ăn uống mà tổ chức cơ cấu, phân bổ các chức danh trong bộ phận bếp tương ứng phù hợp. Khách sạn, nhà hàng lớn thì cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận bếp phức tạp và chi tiết hơn – Nhà hàng, quán ăn nhỏ thì cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận bếp đơn giản và rút gọn, nhiều vị trí kiêm nhiệm hơn…
Tuy nhiên, nhìn chung, một bộ phận bếp chuẩn chỉnh cần được phân bổ những vị trí tối thiểu như:
– Phụ bếp
– Bếp chính
– Tổ trưởng, giám sát bếp
– Bếp trưởng bộ phận
– Bếp trưởng điều hành
Tùy theo sản phẩm phục vụ của mỗi cơ sở sẽ tuyển tương ứng các vị trí trên đây cho bếp nóng, bếp lạnh, bếp Âu, bếp Á (Việt, Trung, Nhật, Thái, Hàn…), bếp bánh, bếp salad, bếp BBQ…; từ đó quy ra nhiệm vụ, trách nhiệm rồi đối chiếu chi trả mức lương và chế độ đãi ngộ tương ứng phù hợp; đảm bảo đúng người, đúng việc, vừa khuyến khích họ hết mình vì công việc, học hỏi để nâng cao tay nghề, vừa giữ chân nhân viên giỏi ở lại lâu dài với cơ sở.
Mức lương các vị trí trong bộ phận bếp
Tùy vào định hướng phúc lợi của mỗi cơ sở, địa điểm làm việc, hạng sao, hiệu suất công việc cũng như khả năng deal lương của ứng viên tìm việc bếp với lãnh đạo doanh nghiệp mà mức lương chi trả cho từng vị trí trong bộ phận bếp sẽ khác nhau và có sự chênh lệch ít – nhiều.
Mới đây, Nghề khách sạn đã có cuộc khảo sát và tổng hợp tổng quan về mức lương các vị trí trong bộ phận bếp, đưa về mức lương trung bình để những ai đang và sẽ dấn thân vào “nghiệp lắc chảo” có thông tin để tham khảo:
+ Phụ bếp
Phụ bếp tuy không phải là vị trí quan trọng, chính yếu trong bếp nhưng đó lại là một trong những vị trí không thể thiếu. Công việc chính của nhân viên phụ bếp là chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để chế biến món ăn, cắt tỉa rau củ quả, trang trí món ăn theo yêu cầu,… Hiện nay mức lương cơ bản của một phụ bếp làm việc trong các nhà hàng, khách sạn thường dao động từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng.
+ Bếp chính
Đầu bếp chính là người chịu trách nhiệm chế biến các món ăn để phục vụ thực khách. Từ các nguyên liệu do phụ bếp chuẩn bị, bếp chính sẽ tiến hành chế biến các món ăn theo các công thức, liều lượng nhất định để cho ra thành phẩm đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu, đồng thời khiến thực khách hài lòng về cả mùi vị lẫn bày trí. 5 – 8 triệu đồng/tháng là mức lương cơ bản của một đầu bếp chính hiện nay.
Mỗi vị trí bếp khác nhau có nhiệm vụ khác nhau, được chi trả mức lương và chế độ khác nhau tương ứng
+ Tổ trưởng, giám sát bếp
Tổ trưởng, giám sát bếp là những đầu bếp đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, phụ trách việc quản lý, giám sát quá trình chế biến món ăn, kiểm tra chất lượng của một bộ phận nhất định trong bếp (bếp bánh, bếp salad…) để đảm bảo món ăn đạt chất lượng cao nhất. Mức lương của các tổ trưởng, giám sát bếp hiện nay dao độngở mức 8 – 12 triệu đồng/tháng.
+ Bếp trưởng bộ phận
Bếp trưởng bộ phận là người chịu trách nhiệm phân chia công việc, điều hành toàn bộ hoạt động của một bộ phận bếp nhất định trong căn bếp nhà hàng (bếp trưởng bếp bánh, bếp trưởng bếp salad…) để đảm bảo mọi việc được vận hành một cách hiệu quả nhất; ngoài ra, bếp trưởng bộ phận cũng sẽ tham gia vào việc chế biến các món ăn khi cần thiết, nhất là phục vụ khách VIP. Mức lương bếp trưởng bộ phận mỗi tháng hiện nay dao động trong khoảng từ 12 – 20 triệu đồng.
+ Bếp trưởng điều hành
Vị trí bếp trưởng điều hành không chỉ yêu cầu là người có kinh nghiệm đứng bếp lâu năm, có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải có kinh nghiệm quản lý bếp, lên thực đơn, tiếp khách… Trong căn bếp luôn luôn có những “cái đầu nóng” cho nên việc quản lý bếp chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Mỗi tháng, một bếp trưởng khách sạn có thể nhận được mức lương từ 18 – 40 triệu đồng. Bếp trưởng là người nước ngoài có thể nhận được thu nhập lên đến hàng nghìn USD.
Đó là mức lương cơ bản, thỏa thuận phải trả theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, tùy vào chế độ của mỗi khách sạn, nhà hàng mà nhân viên bộ phận bếp còn có thể được nhận thêm tiền Tip, service charge, thưởng lễ Tết, trợ cấp đi lại – ăn – trọ – điện thoại… Thu nhập vì thế mà tăng lên đáng kể, có khi được cộng thêm khoảng 2-5 triệu đồng, thậm chí hơn.
>>>Lưu ý:
– Mức lương trên là tổng hợp ở nhiều cơ sở, tại nhiều khu vực, tỉnh thành rồi quy ra mức trung bình chung. Do đó, có thể có sự khác nhau ở cùng 1 vị trí, trong cùng 1 khu vực nhưng ở 2 cơ sở kinh doanh khác nhau.
– Bên cạnh đó, nhân viên bếp làm việc trong khách sạn cũng thường có thu nhập cao hơn nhân viên bếp làm việc trong nhà hàng độc lập.
– Ngoài ra, ở giai đoạn hạn chế mở cửa đón khách vì dịch như hiện tại, có thể mức lương được trả sẽ thấp hơn.
Tìm việc đầu bếp ở đâu?
Từng không khó để tìm kiếm một vị trí trong căn bếp nhà hàng – khách sạn thời điểm du lịch hưng thịnh. Tuy nhiên, giai đoạn dịch bệnh phức tạp, không ít cơ sở đóng cửa, ngừng kinh doanh, việc tuyển dụng vì thế mà ít, thậm chí không hề có trong suốt 2 năm vừa qua. Ấy thế mà du lịch đang dần hồi sinh. Nhiều địa phương chủ trương nới lỏng giãn cách để đón khách trở lại. Khách quốc tế cũng được thí điểm đón tiếp tại 5 tỉnh thành có tình hình dịch được kiểm soát. Lúc này, các khách sạn, nhà hàng đang bắt đầu tuyển dụng lại. Bằng chứng là trênNghề khách sạn(website việc làm chuyên ngành khách sạn – nhà hàng – du lịch số 1 Việt Nam), nhiều đơn vị đăng ký gian tuyển dụng để tuyển nhân viên đi làm gấp sau ngày mở cửa. Hay Hội chợ Việc làm Nghề du lịch hậu Covidđang diễn ra từ 26/11 đến 12/12/2021 cũng nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ trên cả nước. Do đó, không quá khó để người lao động nói chung và nhân sự nghề nói riêng tìm việc khách sạn hay cụ thể là tìm việc đầu bếp.
Nhiều việc làm bếp vẫn được tuyển dụng thường xuyên trên Nghề khách sạn
Là một trong những món khai vị được ưa chuộng, súp luôn được ưu ái xuất hiện trong menu của các nhà hàng, từ a-la-carte cho đến buffet, set menu. Bạn đang có ý định “f5” thực đơn phục vụ, hãy khởi đầu với 9 món súp Âu được Nghề khách sạn chia sẻ dưới đây.
Súp là món khai vị được yêu thích trong menu nhà hàng
Súp Âu trên bàn tiệc Âu
Súp (Soup) được các đầu bếp Âu sáng tạo bằng cách kết hợp nhiều loại nguyên liệu như thịt, rau củ quả, hải sản… cho ra món ăn thành phẩm giàu dinh dưỡng. Súp được dọn khai vị, phục vụ với một lượng vừa đủ để kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng, “dọn chỗ” dạ dày chuẩn bị chào đón món ăn chính. Ngoài súp, khai vị trên menu bàn tiệc Âu còn có thể là các loại bánh ngọt, mặn kích thước nhỏ.
Phân loại Súp
Súp Âu được chia ra 2 loại chính là: hot soup (súp nóng) và cold soup (súp lạnh). Trong súp nóng lại chia thành 2 loại nữa là clear soup (súp trong) và thick soup (súp đặc). Đầu bếp Âu có thể chọn 1 hoặc một vài loại súp để nấu chuyên phục vụ hoặc đa dạng nhiều loại để thêm mới sự lựa chọn cho thực khách.
Bài viết hôm nay, Ms. Smile xin chia sẻ công thức nấu 9 món súp Ấu loại nóng nhé!
Cách nấu một số món súp Âu chuẩn vị
Mỗi dòng – loại súp khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về khâu sơ chế, sử dụng nước dùng, nêm gia vị, trình bày, yêu cầu thành phẩm…
– Bật bếp làm nóng chảo, thả bơ vào cho tan ra; thêm hành, cần tây, tỏi vào xào cho mềm, khoảng 3-4 phút
– Thêm nấm vào xào thêm 5-6 phút
– Thêm khoai tây và nước dùng vào nấu đến sôi rồi hạ lửa nhỏ cho sôi lăn tăn trong khoảng 30 phút. Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay đến mịn. Nêm thêm muối và tiêu vừa ăn.
– Cho ra tô phục vụ, trang trí một chút ngò tây băm nhuyễn lên trên, thêm một chút sốt cải ngựa (nếu có) sẽ cho mùi vị đặc biệt hơn.
– Súp này dùng nóng.
♦ Súp Bông cải xanh
+ Nguyên liệu:
– 675g bông cải xanh, cắt nhỏ
– 45g bơ lạt
– 60g cần tây, băm nhuyễn
– 125g hành boa-rô phần trắng, cắt nhỏ
– 1 tbsp nước chanh vàng
– 4 tbsp bột mì
– 1,4 lít nước dùng gà, nóng
– 125ml kem béo
– Muối, tiêu
+ Cách nấu:
– Đun sôi nồi nước để luộc bông cải xanh. Nước vừa sôi thì cho muối và ½ phần nước chanh vàng vào, rồi cho một nửa bông cải xanh vào luộc vừa đủ mềm, khoảng 3 phút. Vớt ra ngâm trong tô nước lạnh rồi để ráo.
– Làm nóng nồi nhỏ, để lửa vừa, cho bơ vào tan chảy rồi cho hành boa-rô và cần tây vào xào chín mềm, khoảng 5-7 phút.
– Thêm bột mì vào, đảo đều, cho nước dùng gà vào từ từ, vừa cho vừa khuấy cho bột mì tan hẳn. Tăng lửa lớn để nước sôi mạnh rồi giảm lửa để nước sôi lăn tăn thêm 5 phút. Băm nhỏ chỗ bông cải xanh còn lại rồi cho vào, nấu thêm 15 phút cho đến khi rau chín mềm thì tắt bếp. Cho hỗn hợp vào máy xay xay đến mịn.
– Đổ súp xay vào nồi, thêm muối tiêu vừa ăn và phần nước chanh còn lại. Thêm kem béo và bông cải luộc vào để nấu nóng. Cho ra tô phục vụ
– Xào hành tây, hành boa-rô, hồi, tỏi với dầu oliu khoảng 5-8 phút trên lửa nhỏ cho chín mềm chứ không lên màu. Cho cà chua, cà chua cô đặc và rượu vào.
– Cho nước dùng cá, nhụy hoa nghệ tây, vỏ cam và bouquet garni vào luôn.
– Nêm muối tiêu vừa ăn, giảm nhỏ lửa và nấu sôi lăn tăn khoảng 30 phút. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ nước và hớt bọt (nếu có). Vớt bouquet garni ra và cho cá vào nấu khoảng 5 phút thì cho hải sản còn lại vào nấu đến khi chín hẳn. Cho rượu pernod vào nấu thêm một chút nữa và nêm nếm lại cho vừa ăn là xong.
♦ Súp Rau củ kiểu Pháp
+ Nguyên liệu:
– 85g đậu haricot, ngâm nước qua đêm, rửa sạch để ráo
– Cho đậu haricot vào nồi, đổ ngập nước, nấu sôi với lửa lớn trong khoảng 15 phút rồi giảm lửa, để sôi lăn tăn khoảng 1 tiếng cho đậu mềm, vớt ra để ráo
– Xào hành boa-rô, cà rốt, bí ngòi, cần tây, khoai tây, cà chua, tỏi với dầu oliu cho đến khi mềm, khoảng 15 phút. Cho nước vào, nêm muối tiêu vừa ăn rồi nấu sôi, đậy nắp, giảm lửa nấu sôi lăn tăn khoảng 45 phút cho rau củ chín mềm.
– Cho đậu haricot vào nấu chung với đậu Pháp khoảng 5 phút đến chín mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn là xong.
♦ Súp Kem bắp Mexico
+ Nguyên liệu:
– 400g hạt bắp ngọt
– 3 tbsp dầu oliu
– 1 củ hành tây, băm nhuyễn
– 1 trái ớt chuông đỏ, bỏ hạt và cuống, băm nhỏ
– 1 tép tỏi đập dập
– 1 tsp hạt fennel
– 1 tsp lá thyme tươi
– Muối tiêu
– 60ml kem béo
– 40ml sữa tươi không đường
– 500ml nước nóng
+ Cách nấu:
– Xào hành tây, ớt chuông, tỏi, fennel, thyme với dầu oliu trên chảo nóng khoảng 3 phút cho thơm
– Cho bắp vào, nêm chút muối và xào khoảng 2 phút
– Cho 500ml nước nóng vào, khuấy đều và nấu sôi lăn tăn. Giảm lửa, đậy nắp nấu sôi tiếp khoảng 15 phút cho nguyên liệu mềm
– Cho kem béo và sữa vào khuấy đều, nấu sôi nhẹ với lửa nhỏ rồi tắt bếp, để nguội một chút. Xay mịn với máy xay
– Đổ vào nồi nấu nóng lại, nêm gia vị vừa ăn, vừa nấu vừa khuấy nhẹ cho đều là xong.
♦ Súp cà rốt
+ Nguyên liệu:
– 1 củ hành tây, băm nhỏ
– 2 tbsp dầu ăn
– 1 cây sả, băm nhuyễn
– 2 tép tỏi, băm nhỏ
– 2 tsp gừng, băm nhuyễn
– 1 tbsp cà ri đỏ Thái
– 450g cà rốt, cắt cục nhỏ
– 900ml nước dùng rau củ
– 3 lá chanh Thái
– 165ml nước cốt dừa
– Muối tiêu
+ Cách nấu:
– Xào hành tây với dầu cho mềm, khoảng 3-4 phút
– Cho sả, gừng, tỏi vào xào chung, khoảng 2 phút
– Cho cà ri vào xào tiếp khoảng 1 phút.
– Cho cà rốt vào xào khoảng 2 phút
– Đổ nước dùng vào, cho lá chanh vào nấu sôi lăn tăn khoảng 20-25 phút cho cà rốt mềm thì tắt bếp, lấy lá chanh ra.
– Đổ nước cốt dừa vào, xay hỗn hợp mịn
– Nếu súp đặc quá thì cho thêm nước dùng vào, nêm nếm vừa ăn rồi cho ra tô phục vụ.
♦ Súp Rau củ tổng hợp
+ Nguyên liệu:
– 15g bơ lạt
– 1 củ hành tây, băm nhuyễn
– 1 tép tỏi, băm nhỏ
– 2 củ cà rốt, thái lát mỏng
– 3 nhánh cần tây, bỏ lá, cắt khúc 0,5cm
– 2 cây hành boa-rô, cắt khúc 1cm
– Muối, tiêu trắng
– 1 trái bí ngòi, cắt đôi theo chiều dọc, thái lát 0,5cm
– 2 trái chà chua chín, băm nhỏ
– 15g sour cream
– 25g chervil, băm nhỏ
– 1 lít nước sôi
+ Cách nấu:
– Nấu chảy bơ trong nồi nóng, cho hành tây, cà rốt, tỏi, cần, boa-rô vào xào mềm khoảng 5 phút
– Cho nước sôi vào, nêm muối tiêu vừa ăn. Cho bí ngòi và cà chua vào nấu sôi nhanh khoảng 5 phút. Cho sour cream vào khuấy đều. Cho chervil vào, nêm nếm vừa ăn là xong.
– Khách muốn ăn mịn thì xay trong máy xay rồi cho ra tô phục vụ.
♦ Súp Củ dền và Cà chua
+ Nguyên liệu:
– 90ml dầu oliu
– 1 tép tỏi, băm nhỏ
– 1 củ hành tây, băm nhuyễn
– 4 cây cần tây, bỏ lá, băm nhỏ
– 1 củ hồi, băm nhỏ
– 1 kg cà chua chín
– 250g củ dền, luộc, băm nhỏ
– 2 tbsp quế tây, băm nhỏ, giữ lại cọng
– Muối tiêu
+ Cách nấu:
– Bật lò nóng 2000C
– Xào tỏi, hành, cần, hồi với dầu khoảng 6-8 phút trên lửa nhỏ cho mềm
– Cho cà chua, củ dền, cọng quế tây vào, nêm nếm vừa ăn, đổ nước gần tới mặt nấu sôi, đút lò khoảng 40 phút
– Cho vào máy xay mịn, rây qua cho mịn hơn
– Nêm nếm lần nữa nếu chưa vừa, để tủ lạnh khoảng 3 tiếng
– Khi phục vụ thì lấy ra, cho quế tây vào khuấy đều, cho ra tô phục vụ. Có thể ăn kèm với chút sữa chua không đường.
♦ Súp Cà rốt và Nước cam
+ Nguyên liệu:
– 2 tsp dầu oliu
– 1 cây hành boa-rô, thái lát mỏng
– 500g cà rốt, cắt cục nhỏ
– 115g khoai tây, cắt hạt lựu nhỏ
– ½ tsp bột ngò
– 1 nhúm bột cumin
– 300ml nước cam
– 500ml nước dùng rau củ hoặc nước dùng gà
– 1 lá nguyệt quế
– Muối tiêu
– 1 tbsp ngò rí bằm
+ Cách nấu:
– Xào hành boa-rô và cà rốt với dầu oliu khoảng 5 phút đến mềm
– Cho khoai tây, bột ngò, bột cumin, nước cam và nước dùng vào. Cho lá nguyệt quế vào khuấy đều
– Bật lửa lớn cho súp sôi mạnh rồi giảm lửa, đậy nắp, nấu sôi lăn tăn khoảng 40 phút cho rau củ mềm thì tắt bếp, để nguội bớt rồi xay mịn
– Nấu nóng súp lại và nêm nếm vừa ăn rồi cho ra tô, rắc thêm tí ngò rí băm là xong.
Và còn nhiều món súp thơm ngon, bổ dưỡng khác sẽ được chia sẻ ở những bài viết sau.
Hy vọng đây sẽ là gợi ý hữu dụng giúp các đầu bếp có thêm nhiều sự lựa chọn nữa để thực hành và đưa vào menu phục vụ khách của nhà hàng mình.
“Ôi, Shit” – “What the hell” – “ĐM” có lẽ là một trong những câu cửa miệng mà nhiều Chef, nhất là Bếp trưởng hay nói. Ấy thế mà hiếm có cuộc xô xát nào xảy ra. Vì sợ hay còn lý do nào khác?
Gordon Ramsay là vị bếp trưởng nổi tiếng chửi bậy trong bếp
Ấn tượng ban đầu trước một người hay lớn tiếng quát mắng, chửi, chửi bậy không mấy tốt đẹp. Đó ắt hẳn là một con người thô lỗ, khó ưa, cộc cằn, bất lịch sự… và hàng tá các tính từ tiêu cực khác. Nhận định này khá đúng với đại đa số mọi người. Nhưng với bếp thì không hẳn.
Môi trường làm bếp nhiều kiểu người
Nói phần đa người làm bếp cộc không sai. Chỉ là có người cộc vì bản tính họ vốn dĩ cộc – có người cộc do ảnh hưởng từ nghề. Môi trường bếp là điển hình. Từ chỗ khối lượng công việc quá nhiều, áp lực công việc quá lớn, nhiều người chọn cách giải tỏa bằng lời nói. Nếu Bếp trưởng, Bếp phó, Bếp chính hay những vị trí có quyền uy chọn cách nói tục, chửi thề, lớn tiếng quát nạt cấp dưới thì những phụ bếp, nhân viên bếp có phần e dè, sợ sệt nhưng không hẳn không chửi thầm, chửi trong bụng… Cứ thế, ngày này qua tháng nọ, tiếng chửi trở thành thói quen, như câu cửa miệng trong cả công việc và cuộc sống giao tiếp thường ngày của không ít người.
Vì sao đầu bếp hay chửi (bậy)?
– Bản tính hay chửi
Rõ ràng, nếu tính cách họ vốn dĩ hay chửi, thích chửi thì chuyện này dễ hiểu. Họ chửi vì họ quen vậy, làm bếp hay không không quá ảnh hưởng đến bản tính hay chửi.
Tuy nhiên, bài viết này lại muốn đề cập thêm và sâu hơn góc khuất nghề bếp, để lý giải (tạm nghĩ là minh oan) cho nguyên do đầu bếp hay chửi, chửi bậy.
– Để giao tiếp, làm việc
Không gian bếp vốn dĩ chật chội, đông đúc và nóng nực, lại hỗn tạp âm thanh như tiếng đập xương, chặt thịt, xào nấu, rửa dọn – nên, muốn giao tiếp nhất định phải lớn tiếng. Người này quát qua, người kia đáp lại, thế là chẳng khác gì đang chửi nhau.
Môi trường bếp đông đúc, chật chội lại nóng nực
– Hối thúc nhau
Tiến độ làm việc trong bếp vô cùng nhanh. Nhân viên tại đây hầu như phải làm liên tục trong ca thay vì có những khoảng nghỉ khi vắng khách như phục vụ hay lễ tân, buồng phòng… Từ soạn nguyên liệu và sơ chế – cho đến chế biến và trình bày, rồi còn làm vệ sinh, nhập và kiểm hàng, lau dọn, bảo quản thực phẩm sống/ chín…
Thử tưởng tượng bạn nhận 4 order với 4 món ăn cùng lúc, chảo thì đang sôi sùng sục hay rán dầu xèo xèo trên bếp mà rau rồi thịt vẫn chưa được rửa soạn xong trong khi phục vụ vào hối vì khách giục. Nếu khiến khách không hài lòng thì chuyện rate 1 sao vì phục vụ chậm, đồ ăn không ngon hay quá chín, rồi có vật thể lạ là chuyện hiển nhiên.
Vì thế, muốn công việc được nhanh, việc hối thúc nhau để cùng “lên dây cót” là vô cùng quan trọng. Khi đó, không gì hiệu quả hơn việc gào lớn tiếng hay khích nhau làm nhanh nhưng hiệu quả. Bởi: “Bếp rõ ràng không phải là nơi để người ta ôm ấp hay thơm má nhau rồi bảo ban rằng lần sau sẽ làm tốt hơn. Giờ cứ để lão khách béo ngồi ngoài kia chờ thêm 20 phút nữa, chúng ta có thể ra đằng sau làm điếu thuốc đợi thằng kia lọc xong miếng thịt bò rồi làm cho hắn món bít tết khác… Trong bếp mà nói vậy thì bị ăn đấm ngay vì có thể làm hỏng cả một dây chuyền toàn những con người làm việc với thể chất của các vận động viên được rèn luyện sức bền” (- theo Mannup).
– Giúp nhau tỉnh táo
Làm việc trong trạng thái căng thẳng rất dễ xảy ra sự cố, một phần vì không thể tập trung. Do đó, chuyện quát, chửi ngoài hối thúc nhau làm việc thì còn giúp nhau tỉnh táo hơn.
Thử nghĩ xem, đùng một cái phục vụ báo 100 order của khách, mỗi khách một món, một khẩu vị, một kiểu yêu sách khác nhau. Nhiệm vụ của đầu bếp là ghi nhớ order – nhớ công thức – liều lượng gia vị – quy trình chế biến – cách trang trí… Nếu không tập trung thì rất dễ nhầm lẫn.
Làm bếp nhiều áp lực, khối lượng công việc lớn
– Xả stress
Áp lực từ yêu cầu của bếp trưởng, lo sợ khách chê món ăn không ngon, ghi nhớ món rồi làm việc liên tục nhiều giờ liền khiến nhiều chef stress. Lúc này, la hét, văng tục, chửi thề là cách giải tỏa căng thẳng, hạ hỏa cơn tức hữu hiệu. Đặc thù môi trường bếp hầu hết là nam nên càng thoải mái chửi.
– Ở lại nhưng tốt hơn hoặc đi
Nhiều bếp dùng lời chửi để gây sức ép cho một hoặc một vài cá nhân. Đó có thể là nhân viên chưa giỏi, thúc ép để được việc hơn. Cũng có thể là nhân viên tiềm năng, thúc ép để vươn tới giới hạn đỉnh cao trong công việc, ngày càng tiến bộ hơn.
Trường hợp khác, với những kẻ không năng lực, không đủ sức làm việc trong bếp thì được tạo áp lực để tự nghỉ thay vì đuổi thẳng.
Nên hay không nên chửi (bậy) trong bếp?
Chửi, chửi bậy vẫn hiển hiện mỗi ngày trong nhiều gian bếp nhà hàng. Hầu hết nhân viên tại đó cho hay họ thấy bình thường, vì quen rồi. Sự thật là có thể tối ngày hôm trước các đầu bếp chửi nhau nảy lửa trong ca nhưng sang ngày hôm sau mọi chuyện lại bình thường, công việc vẫn tiếp tục, ai nấy đều vào ca với tiếng chào nhau lịch sự và nụ cười vui vẻ. Thêm nữa, rõ ràng, với nhiều mặt lợi có được sau tiếng chửi vừa phân tích trên đây thì hành động này cũng có thể chấp nhận. Nhưng không hề khuyến khích duy trì và gia tăng. Bởi, tồn tại bếp làm việc trong “hòa bình” vẫn khiến thực khách hài lòng về món ăn, nhân viên thoải mái, vui vẻ. Vậy sao không thử thay đổi?
Tâm lý thoải mái giúp công việc hiệu quả
Sau cùng, nếu chuyện chửi đã thành thói quen thì chửi cũng được nhưng đừng lạm dụng, chửi với mục đích tốt (công việc tốt hơn, con người tiến bộ hơn…), đúng người, đúng chuyện, đúng nơi. Đừng chửi vì thích, vì có quyền. Chửi làm sao để người khác nể và chấp nhận cái sai của họ thì mới thuyết phục. Công việc nào cũng có những góc khuất của nó, và câu chuyện chửi bậy, văng tục trong nghề bếp cũng vậy. Điều đó hoàn toàn không thể làm cơ sở để đánh giá nhân phẩm hay phán xét đạo đức nghề nghiệp của một người. Đạo đức nghề nghiệp của các đầu bếp chỉ có thể dựa vào một thứ duy nhất để đánh giá, đó là trách nhiệm với những món ăn mà họ làm ra mà thôi!
Nhiều bạn trẻ tìm hiểu về nghề bếp hay thậm chí đang theo học các khóa đào tạo tại trường dạy nghề bếp thắc mắc “Làm bao lâu mới lên được Bếp trưởng?”. Câu trả lời chính xác là gì? Thời gian nỗ lực cụ thể là bao lâu? Cùng Nghề khách sạn nghe “người đang tại vị” chia sẻ chi tiết nhé!
Theo bạn, mất bao lâu để lên được vị trí Bếp trưởng trong nhà hàng?
Muốn lên Bếp trưởng – Tại sao?
Thăng tiến trong công việc là mục tiêu và mục đích của gần như tất thảy người lao động, dù ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào. Điều này chứng tỏ họ thành công và đang được ghi nhận bằng những tán dương thiết thực nhất. Thăng tiến cũng giúp mức lương và các chế độ đãi ngộ tăng theo tương ứng, cho họ thu nhập cao hơn, thoải mái trong đời sống vật chất hơn.
Bỏ qua những áp lực không nhỏ khi làm Bếp trưởng, đi đến vị trí này hẳn nhiều người sẽ đôi lần tự mãn về những thành tựu mình đạt được, đan xen với đó là ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân với sự phát triển và sống còn của bộ phận, từ đó linh hoạt và nhanh chóng đưa ra những hướng đi tốt nhất cho kế hoạch phát triển của gian bếp.
Lộ trình thăng tiến trong bộ phận bếp
Mất bao lâu để lên Bếp trưởng?
+ Yếu tố ảnh hưởng là gì?
Khát khao, ao ước là vậy nhưng một phụ bếp, nhân viên bếp mất bao lâu để lên được vị trí Bếp trưởng? Sẽ không có câu trả lời chung cho tất cả những ai theo nghề bếp. Con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân, liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, điển hình nhất là:
– Môi trường làm việc:
Gian bếp nơi bạn làm việc có phân cấp rõ ràng từng vị trí công việc, người quản lý trực tiếp không hay chỉ là không gian chế biến món ăn phục vụ khách đơn thuần, 1 cấp gồm 1 bếp chính và 2 phụ bếp kiêm dọn rửa, quét dọn – có quy định cụ thể về việc khen thưởng và thăng chức cho nhân viên không – có tạo điều kiện để nhân viên được học hỏi và hoàn thiện kỹ năng và nghiệp vụ, khẳng định năng lực để được thăng tiến không – cấp trên cao hơn có hỗ trợ và giúp đỡ để cấp dưới được nâng bậc khi xứng đáng không… Lựa chọn môi trường làm việc đúng và phù hợp giúp người trẻ định hướng tương lai sự nghiệp rõ ràng và chính xác hơn.
– Sự quyết tâm:
Bạn khát khao được công nhận thành tích và thăng tiến lên vị trí cao hơn bao nhiêu phần trăm – bạn quyết tâm học hỏi để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ như thế nào – bạn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách và áp lực trong gian bếp ra sao… Quyết tâm càng cao thì nỗ lực càng lớn, thời gian đạt được mục tiêu càng ngắn, đích đến càng gần.
– Lựa chọn của mỗi người:
Dù là vị trí mơ ước nhưng không phải ai cũng muốn làm. Nhiều người chưa từng nghĩ đến ý định sẽ trở thành bếp trưởng dù đủ khả năng và được đề bạt. Vì họ sợ áp lực lẫn trách nhiệm và chấp nhận vị trí hiện tại rồi thấy vui, hài lòng với công việc đó. Do vậy, lên bếp trưởng hay không, bao lâu lên bếp trưởng đôi khi còn là một sự lựa chọn…
– Nhờ mối quan hệ:
Dĩ nhiên, mối quan hệ chính là yếu tố đắc lực và nhanh chóng nhất nhì đưa một người từ vị trí thấp vượt cấp lên chức vụ cao hơn, bao gồm cả bếp trưởng.
– Tùy số:
“Số” hay số phận hoặc sự may mắn cũng có thể giúp bạn thăng tiến lên bếp trưởng nhanh và dễ dàng hơn dù năng lực và kinh nghiệm bằng, thậm chí thua người khác.
Năng lực và kinh nghiệm không chưa đủ, đôi khi cần một chút may mắn và các mối quan hệ hữu ích
+ Mất bao lâu?
Có con số cụ thể nào không để một người nuôi hy vọng và cố gắng có mục tiêu là thắc mắc của nhiều người. Vẫn là không cố định nhé. Bởi có người chỉ mất vỏn vẹn 1 năm từ khi tốt nghiệp ra trường cho đến khi lên Tổ trưởng, Bếp chính rồi Bếp trưởng. Cũng có người mất khoảng 3-5 năm và đây được gọi là thời gian trung bình lý tưởng nhất cho quãng đường thăng tiến hiệu quả của một người. Tuy nhiên, lại có người nay đã ngoài 40 tuổi, sở hữu đến 20 năm kinh nghiệm nhưng vẫn chỉ làm Bếp chính.
Có mục tiêu và định hướng tương lai là tốt. Thế nhưng, cần hoàn thiện bản thân và khẳng định năng lực mới có thể thăng tiến lên vị trí xứng đáng và được việc. Làm vị trí nào cũng được nhưng phải thực sự thoải mái và thỏa mãn, như thế mới duy trì được đam mê và yêu thích cống hiến mỗi ngày.
Nếu không muốn món ăn của mình quá đơn điệu trong không khí của “Ngày hội ma” tinh quái và rùng rợn – các Chef nhà hàng nên áp dụng ngay và luôn list hơn 50 ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ sau đây nhé!
Bạn đã có ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween cho năm nay chưa
Nên chọn món gì để trang trí theo chủ đề Halloween?
Câu trả lời là bất cứ món nào có thể tạo hình thành những hình ảnh thường thấy trong ngày Halloween, mang đến cảm giác ghê sợ và rùng rợn, đến mức, thực khách có thể có chút ái ngại khi thưởng thức – như thế là thành công.
Đầu lâu, bí ngô, nhện đen, gián, thây ma, bóng ma, ngón tay đứt lìa, mặt rướm máu… là những gợi hình quen thuộc nhất xuất hiện trong ngày Halloween kinh dị.
Những ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween điên rồ nhất
Dưới đây là một số ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween tuy điên rồ nhưng siêu đáng yêu được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ đến bạn – để xem, có “mẫu” nào ưng ý để áp dụng không nhé!
Đó có thể là món ăn khai vị hoặc món chính
Món bánh Taco truyền thống này được lấy ý tưởng từ những chú nhện đen giăng tơ
Món súp bí đỏ siêu hấp dẫn
Món Sushi sẽ bớt đơn điệu nhờ tạo hình đặc biệt đậm chất Halloween
Tạo hình đầu lâu được biến tấu từ thịt nguội
Trông như hàng chục con giun đang xới tơi lớp đất ấy nhỉ. Nhưng sự thật, đấy chỉ là những sợi mỳ màu tím cùng vụn chocolate thôi
Có ai dám ăn món sườn bò nướng cùng xúc xích như thế này không?
Món súp kinh dị
Món thịt nguội đầu lâu kinh dị
… hay các món ăn chơi, tráng miệng
Những bóng ma ngộ nghĩnh như thế này được tạo nên từ một nửa quả chuối thơm ngon, được cắm que gỗ rồi nhúng vào chocolate trắng, sau đó đính 2 mắt bằng 2 chocolate chip là xong
Tạo hình này thì được gọi là “bánh chanh ma quái” được làm từ bánh bông lan xay nhuyễn, trộn với chanh – nặn thành hình con ma rồi nhúng vào chocolate trắng, mắt thì được vẽ bằng bút màu thực phẩm
Đố bạn biết bóng ma này được tạo nên như thế nào? – Đó là một quả lê thon dài mang đi hầm rồi trang trí thêm mắt và miệng
Còn đây là một tạo hình khác, đơn giản và “trần trụi” hơn
Những cây chổi của mụ phù thủy này được tạo nên từ pho mai cắt sợi và quấn chặt vào bánh quy dạng que trông y như thật
Một phiên bản chổi khác của mụ phù thủy
Khoai lang chiên được tạo hình thành quả bí ngô màu cam có mắt, mũi, miệng ngộ nghĩnh
Bột mỳ vê thành sợi dài mỏng rồi quấn quanh xúc xích, thêm 2 mắt từ mù tạt rồi nướng lên sẽ cho ra những xác ướp siêu đáng yêu
Bạn có thấy sợ khi chứng kiến hàng chục chiếc chân nhện kỳ dị đang sắp sửa tấn công mình từ mọi hướng?
Điệu cười nham nhở này được tạo nên từ miếng táo khoét giữa – sau đó nhét bơ đậu phộng vào rồi đính răng bằng hạnh nhân
… và có cả chiếc lưỡi dài nữa
Những chiếc bánh quy nhỏ xinh được rưới mật ong lên trên, cho thêm chuối hoặc kem và chấm thêm chocolate đen sẽ tạo nên những quả mắt kinh dị
Một biến tấu khác từ bánh cupcake
Quái vật một mắt
Rất nhiều tạo hình đậm chất Halloween tạo nên những chiếc bánh ngộ nghĩnh
Trông hệt như máu tươi đang vấy đỏ mọi thứ
Bạn có dám cầm những quả dâu tây đáng sợ này lên và thưởng thức?
Bộ sọ trông có vẻ ghê sợ này được tạo nên từ sữa chua, mứt và trái cây thôi đấy. Mùi vị thì ngon tuyệt
Món rau câu tráng miệng này cũng vậy
Còn đây là món sinh tố việt quất được đính thêm vài chú dơi ngộ nghĩnh bằng chocolate
Một chiếc bánh gato đậm chất Halloween
Những chiếc bánh này thì sao?
Bạn có nhìn ra những ngón tay đứt lìa không? – Nó được làm từ bột mỳ, móng là hạnh nhân, thêm một chút mứt làm máu tươi là hoàn thiện
Nhà hàng có thể tặng những hộp bánh xinh xắn đựng các tạo hình ngộ nghĩnh như dơi, mũ phù thủy… cho các bạn nhỏ vào cuối buổi tiệc, như thế sẽ gây ấn tượng tốt lắm đấy
“Xác ướp” xúc xich nướng ngộ nghĩnh
Biến thể “xác ươp” kín đáo hơn
Một đĩa bánh mì nhân mặn vị đặc biệt
Nắm xôi gấc ngộ nghĩnh
Bánh ngọt với chiếc mũ nhện đậm chất Halloween
Này là cupcake dơi
Sanwich hình nộm thay ma
Thanh que tạo hình mạng nhện cho khách nhí
Phiên bản cupcake xác ướp ghê sợ
Tạo hình này không biết nên sợ hay cười ngặt nghẽo?
Đố biết món gì?
Súp bí đỏ và bánh táo
… và cả những hình ảnh thực sự ghê sợ:
Những quả táo sấy nhồi phô mai có gắn thêm 2 “cái râu” xinh xắn này có thể khiến khách giật bắn người vì nghĩ đó là gián
Thế còn những cây kẹo mút trông không mấy vệ sinh này thì sao?
Có lẽ món ăn này chỉ nên dùng trang trí thay vì được chọn ăn
Trông như sắp sửa ăn ngón tay của ai đó vậy
Món tráng miệng này cũng vậy
…
Để mọi nơi trong khách sạn – nhà hàng tràn ngập không khí Halloween – nhóm nhân viên phụ trách trang trí không nên bỏ qua:
+ Ý tưởng trang trí khách sạn theo chủ đề Halloween
+ Ý tưởng trang trí bàn ăn chủ đề Halloween
+ Gợi ý “make up” cho nhà hàng dịp Halloween
Hy vọng những ý tưởng trang trí đậm chất rùng rợn được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây sẽ là gợi ý hữu ích giúp “refresh” không gian khách sạn – nhà hàng bạn dịp Halloween năm nay.
Còn chần chừ gì mà không triển khai thực hiện ngay!
Deglazing là thuật ngữ quen thuộc, dùng gọi tên cho một kỹ thuật nấu nướng mà một đầu bếp cả Âu lẫn Á nên sở hữu. Vậy deglazing là gì? Làm thế nào để deglazing thành công? Deglazing cần lưu ý gì?… Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu nhé!
Bạn có biết deglazing là gì? Cách làm deglazing thế nào?
Nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng để được gọi là deglazing thành công cần sự chính xác và độ khéo léo cao. Hiểu deglazing là gì và những thông tin liên quan giúp thao tác thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.
Deglazing là gì?
Deglazing tra từ điển có nghĩa là khử dầu – bằng cách thêm một chất lỏng phù hợp vào chảo đang nóng khi chiên hay xào thịt, rau củ nhằm loại bỏ và hòa tan cặn thực phẩm đang bị hóa nâu (chưa đến mức cháy đen) ra khỏi đáy chảo, kết hợp lại thành dạng sốt, để tạo màu và hương vị, cả độ ẩm cho món ăn thành phẩm.
Bản chất của deglazing là gì?
Khi áp chảo, xào thịt hay rau củ, nước trong những nguyên liệu này sẽ từ từ chảy ra, tiếp xúc dưới đáy chảo và bị dính lại đến gần như khô để hình thành màu nâu đẹp mắt. Lúc này, cho một chất lỏng phù hợp rồi cạo nhẹ lớp cặn này lên để hòa tan, sau đó thấm từ từ vào nguyên liệu khiến chúng thấm vị hơn, ngậm nước hơn, cũng có màu đẹp hơn.
Để dễ hình dung, cứ tưởng tượng bạn đang ram miếng sườn cốt-lết đã được ướp sẵn vào đó một chút dầu. Khi hai mặt của miếng cốt-lết vàng lại, hãy đổ một chút nước vào, tất cả những thứ dính dưới đáy chảo sẽ bung ra và hòa quyện vào nhau rồi thấm vào miếng sườn đó. Kết quả thì cứ thử nếm xem nhé. Khá đơn giản đúng không.
Ngoài ra, có thể bạn đã deglazing rất nhiều lần rồi nhưng không hề nhận ra nó đó. Chẳng hạn như: đổ nước vào chảo ram sườn (như trên); thêm nước lèo vào chảo xào hành tây; đổ một ít rượu vào chảo đang chiên thịt… Hãy chắc chắn rằng không có gì bị cháy nhé, chỉ đến mức nâu vàng thôi chứ không đến đen.
Miếng sườn cốt-lết trông bắt mắt và thơm, béo hơn nhờ kỹ thuật deglazing
Chất lỏng sử dụng để Deglazing là gì?
Trong định nghĩa “Deglazing là gì?”, nhiều người thắc mắc vậy “một số chất lỏng phù hợp” đó là gì? – Câu trả lời chính là có thể sử dụng bất kỳ chất lỏng nào, trừ sữa.
Vì sao? – Bởi sữa có thể bị đông lại khi sôi hay nấu ở nhiệt độ cao.
Một số chất lỏng thường dùng nhất có thể kể đến như:
– Rượu vang đỏ hoặc trắng
– Bia
– Nước dùng bò, gà, cá, rau…
– Cognac hoặc brandy
– Nước hoa quả
– Giấm
– Nước
– …
Làm thế nào để Deglazing thành công?
Bao gồm:
– Làm nóng chảo cùng với nguyên liệu (thịt, rau củ…) để loại bỏ hết các chất béo bên trong ra đáy chảo
– Tăng nhiệt độ lên cao
– Thêm chất lỏng lạnh vào chảo nóng, chất lỏng sau đó sẽ sôi rất nhanh, đánh bung các chất màu nâu bám dưới đáy chảo
– Dùng một cái muỗng gỗ sạch từ từ cạo những mảng bám cứng đầu dính chặt bên dưới đáy chảo để hòa tan với chất lỏng có sẵn
– Nấu đến độ sệt thích hợp rồi nêm nếm gia vị hoàn chỉnh thì tắt bếp
Cách deglazing thật ra khá đơn giản nhưng cần độ chính xác và khéo léo cao
Deglazing lưu ý gì?
– Xin nhắc lại là chỉ nấu mảng bám đến nâu vàng chứ không phải đen kiểu bị cháy khét
– Trường hợp thêm chất lỏng có chứa cồn thì phải tắt bếp hoặc lấy chảo ra khỏi lửa nấu nếu không muốn lông mày hay bất kì thứ bắt lửa nào bị cháy xém
– Thao tác cần nhanh, gọn để mảng bám không bị cháy
– …
Đến đây, hẳn nhiều bạn trẻ đam mê theo nghề bếp phần nào hiểu được deglazing là gì, bản chất hay cách thực hiện deglazing ra sao… từ đó chuẩn bị thêm hành trang vào nghề hoàn thiện hơn mỗi ngày. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn!
Ms. Smile
(Tham khảo và biên tập từ Lucas Kitchen)
Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch
Login
Register
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com