5 rủi ro khi kinh doanh Homestay và giải pháp phòng tránh

Homestay tuy là mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú hot hit thời gian qua nhưng quá trình đầu tư phát triển có thể không thành công nếu quản lý thiếu hiệu quả. Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu 5 rủi ro khi kinh doanh homestay và giải pháp phòng tránh.

rủi ro khi kinh doanh homestay và giải pháp phòng tránh
Kinh doanh homestay tuy hot nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chính vì tiềm năng kinh doanh tốt, nhiều cơ hội phát triển, có thể mang lại lợi nhuận ổn định… nên ngày càng nhiều chủ đầu tư lựa chọn mô hình homestay. Vì thế, để đứng vững trong thị trường này lại không hề dễ dàng, nhất là với những người mớt bắt đầu dấn thân, chưa có kinh nghiệm. Việc nắm bắt các rủi ro có thể gặp phải dưới đây sẽ giúp hạn chế những tổn thất và sự cố không đáng có khi kinh doanh homestay:

♦ Khách book phòng nhưng không đến

No show không hiếm gặp, nhất là với những homestay không áp dụng quy định đặt cọc trước – miễn phí hoàn hủy. Điều này tuy giúp thu hút khách đặt phòng nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ khách báo hủy ngay sát ngày check-in. Kết quả, cơ sở lưu trú không chỉ bị tổn thất doanh thu vì không bán được phòng đó, cho khách đó, tốn thời gian và công sức giới thiệu, tư vấn sản phẩm mà còn có thể mất đi cơ hội đón tiếp những du khách có nhu cầu thuê phòng khác vì giữ chỗ cho khách đã đặt rồi.

Để hạn chế tình trạng này, tốt nhất là Homestay nên đưa ra quy định chặt chẽ về chính sách hoàn hủy khi đặt phòng, thỏa thuận với khách khoản % tiền đặt cọc trước để giữ phòng hoặc thanh toán trước 50% tiền phòng của đêm lưu trú đầu tiên… Có như vậy, khách thuê mới có trách nhiệm hơn về hành vi book phòng của mình, từ đó, hạn chế đáng kể tình trạng đặt rồi nhưng không đến. Ngoài ra, lựa chọn kênh bán phòng homestay thứ 3 uy tín để hợp tác cũng giúp giảm thiểu rủi ro này.

XEM THÊM:  Hướng dẫn làm 11 loại sốt Việt trứ danh

♦ Bị đối thủ “chơi” xấu trên các kênh đặt phòng

Đặt/ bán phòng qua mạng như OTA, website, facebook… là phổ biến và hiệu quả bởi khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng vô cùng lớn. Tuy nhiên, chính vì có thể tham khảo các ý kiến đánh giá, review cảm nhận chủ quan của những khách đã từng lưu trú khiến nguy cơ bị “chơi” xấu khá cao. Đối thủ cạnh tranh (cùng kinh doanh dịch vụ lưu trú trong khu vực) hoặc khách muốn kiếm chuyện có thể lợi dụng điều này để tạo nick ảo sau đó cố tình viết bài đánh giá, cảm nhận không tốt về cơ sở của bạn như thiết kế nội thất không ấn tượng, dịch vụ kém, nhân viên phục vụ thiếu chu đáo… Điều này ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, uy tín của homestay, thậm chí có thể tạo ra cuộc khủng hoảng truyền thông đa mức độ khiến những khách hàng có ý định thuê mới thôi không lựa chọn nữa.

Để đối phó với kiểu cạnh tranh “bẩn” này của đối thủ, hãy chắc chắc rằng homesaty luôn duy trì chất lượng dịch vụ tốt nhất về mọi mặt, đồng thời quản lý và kiểm soát tốt thông tin khách hàng. Ngoài ra, khi nhận thấy bị “chơi” xấu, ngay lập tức phản hồi và báo cáo với đơn vị quản lý các kênh thông tin mạng, admin các group, diễn đoàn để trình bày lý do và nhờ họ xóa, gỡ bài viết xuống. Nếu không được hỗ trợ, hãy trả lời lại các bad review đó với giọng văn cứng rắn cùng giải trình, dẫn chứng hợp lý rằng nhận định của khách là chủ quan, thiếu xác thực.


♦ Khách cố tình phá hỏng tài sản của homestay

Không chỉ đập phá, làm bể vỡ các đồ vật, hiện vật có giá trị trong phạm vi homestay, việc khách vô ý thức bày bừa, vứt rác vô tội vạ trong phòng ngủ cũng là hành vi phá hỏng tài sản, gây tổn thất lớn cho cơ sở; nếu không xử lý được sẽ phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để khắc phục hoặc thay mới. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khách vẫn nhất quyết không chịu thừa nhận, có người thậm chí còn dọa cho review xấu, đánh giá thấp chất lượng dịch vụ homestay trên các trang, nhóm, diễn đàn.

XEM THÊM:  Hành trình truyền cảm hứng của GM khách sạn 5 sao đi lên từ công việc rửa bát

Để không rơi vào tình huống khó xử vì phục vụ khách thiếu văn minh, nhân viên nên nhắc kỹ về nội quy khách sạn, yêu cầu khách ký cam kết về nội dung bồi thường chi tiết mọi thiệt hại khi làm hỏng đồ đạc của cơ sở tại thời điểm check-in, làm căn cứ áp dụng xử lý sự cố khi cần. Tuy nhiên, hãy lưu ý trao đổi với khách với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng và thoải mái nhất.

Từng có nhiều nhân viên homestay than khóc vì phục vụ những thượng đế thiếu ý thức du lịch văn minh

Xem thêm: “Bao giờ ý thức du lịch văn minh mới hình thành, khách ơi?”


♦ Khách thuê có hành vi vi phạm pháp luật

Khách thừa biết sử dụng chất kích thích, gọi dịch vụ “cấm” lên phòng là vi phạm pháp luật nhưng vẫn ngang nhiên phạm tội. Điều này tạo ra rất nhiều nguy hiểm cho những khách lưu trú khác và cho cả homestay.

Để hạn chế tối đa rủi ro, nhân viên cần theo dõi và kiểm soát tốt thông tin khách thuê, tham khảo cả danh sách booking blacklist của nhiều homestay khác chia sẻ để tránh “tiếp” những vị khách tương tự; khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng, đồng thời ký thỏa thuận thuê phòng/ nhà với mục đích lưu trú (tránh bị truy tố tội chứa chấp); trường hợp nghi ngờ khách hàng có “chất cấm” hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật thì nên cân nhắc tự kiểm tra (giả đem đồ, check phòng…) hoặc liên hệ cơ quan chức năng địa phương để được hỗ trợ, giúp đỡ.


​♦ Bị phạt hành chính vì thiếu thủ tục đăng ký kinh doanh

Nhiều chủ đầu tư “nhảy cóc” trong khâu chuẩn bị và vận hành cơ sở lưu trú. Tức là, cứ nhận khách vào ở dần trong khi vẫn đang hoàn tất hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh homestay. Trường hợp bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện sai phạm sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM:  27 Tình huống lễ tân thường gặp và quy trình xử lý cần biết

Do đó, trước khi kinh doanh homestay hay bất kỳ dịch vụ lưu trú nào, cần thiết và bắt buộc cá nhân, tổ chức phải tìm hiểu rõ mọi thứ, tránh phát sinh rủi ro ngoài ý muốn, nhất là các thủ tục hành chính pháp lý liên quan.

Nên hoàn tất giấy phép kinh doanh và các chứng nhận liên quan để kinh doanh homestay hợp pháp

Ngoài ra, tồn tại một số rủi ro khi kinh doanh homestay không lường trước, dù hiếm nhưng vẫn có thể gặp phải như:

+ Hoàn tiền chậm từ OTA, chênh lệch tiền ngoại tệ…

+ Bị chủ đòi lại nhà/ mặt bằng trước hợp đồng mà ít hoặc không đền bù

+ Vướng phải tội phạm công nghệ, khách lừa đảo quỵt tiền, cho review sai thực tế

+ Bị nhân viên qua mặt, ăn chặn tiền dịch vụ…

Trên đây là 5 rủi ro khi kinh doanh homestay thường gặp nhất và giải pháp phòng tránh được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này là hữu ích, giúp các chủ đầu tư hạn chế tối đa những sự cố không mong muốn trong quá trình vận hành và phát triển homestay.

Tham khảo thêm: Tài liệu quý về kinh nghiệm kinh doanh Homestay cho người mới bắt đầu

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

dịch vụ đào tạo Sales OTA uy tín, thực tế 1-1

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]