Bạn biết gì về “cha đẻ” chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới Marriott International?
Tháng 11/2015, sau khi hoàn tất thương vụ mua lại Starwood với trị giá 12,2 tỷ USD, Tập đoàn kinh doanh khách sạn Marriott International (Mỹ) trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới. Nhắc đến thành công của Marriott hôm nay không thể không nhắc đến cái tên John Willard Marriott – chân dung một nhà sáng lập khách sạn “kiên cường”.
John Willard Marriott – Ảnh nguồn Internet
Tự lập từ rất sớm
Cũng giống như nhiều doanh nhân đời đầu thế kỷ 20, John Willard Marriott sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn và phải bươn chải, tự lập từ rất sớm để kiếm sống. Năm 8, Marriott bắt đầu theo cha đi chăn cừu. Đến năm 14 tuổi, cậu đã được giao nhiệm vụ dẫn dắt đàn cừu từ Utah đến các thành phố San Francisco, Omaha với khoảng cách khá xa.
Khi bước sang tuổi 19, Marriott quyết định rời nhà, lang thang khắp các thành phố để truyền giáo. Hai năm sau, khi trở về Utah, chứng kiến cảnh đói nghèo của gia đình, quê hương khi hầu hết những người chăn cừu đều bị phá sản, Marriott “bùng” lên một khát khao phải “thay đổi mọi thứ”.
Thế là chàng trai trẻ quyết định tiếp tục theo đuổi con đường học vấn, mặc dù trước đó cậu vẫn chưa tốt nghiệp trung học. Marriott xin vào học tại trường cao đẳng cộng đồng Weber State College. Hai năm sau, cậu chuyển sang học Đại học Utah. Để có tiền đóng học phí, Marriott đã đi bán đồ lót len.
Trong thời gian học đại học, với “máu” kinh doanh sẵn trong người, nhận thấy tiềm năng của chuỗi cửa hàng bia A&W, Marriott quyết định mua nhượng quyền thương hiệu này. Chỉ với 1.500 USD tiền tiết kiệm cộng với số tiền vay thêm 1.500 USD từ người quen, chàng sinh viên đã mở được một quán bia nhỏ ở thủ đô Washington vào năm 1927.
Quán bia của Marriott kinh doanh rất tốt vào mùa hè nhưng lại ế ẩm vào mùa đông. Nhận thấy tình hình đó, cậu đã xin phép thương hiệu A&W triển khai việc phục vụ thêm các món ăn. Và thế là cửa hàng Hot Shopee ra đời.
Ảnh nguồn Internet
Với sự nhạy bén cộng với những kiến thức học được, Marriott đã áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả: ưu tiên phục vụ các món ăn chất lượng với giá cả hợp lý, phát phiếu uống bia miễn phí… Vì thế mà việc kinh doanh vô cùng thuận lợi.
Không dừng lại ở đó, Marriott đã mua lại một lô đất bên cạnh cửa hàng Hot Shoppe và triển khai dịch vụ bán hàng “drive-in” – người lái xe không cần phải xuống xe, chỉ cần kéo cửa kính xe xuống, gọi và lấy đồ ăn ngay trên xe ô tô. Hình thức kinh doanh mới mẻ này đã đem lại cho Marriott không ít thành công.
Đến năm 1932, ông chủ Marriott đã sở hữu trong tay 7 cửa hàng phục vụ đồ ăn và thức uống với trị giá 1 triệu USD.
Tìm hiểu thêm: Hành trình chiếm lĩnh thị trường khách sạn Việt Nam của “nữ tướng” BRG Group
Vượt lên nghịch cảnh
Việc kinh doanh đang thuận lợi thì năm 1935, Marriott được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư ác tính và chỉ có thể sống được một thời gian ngắn. Nhiều người khi rơi vào hoàn cảnh này sẽ suy sụp, buông xuôi tất cả. Nhưng với Marriott, ông đã kiên cường chống chọi với bệnh tật, miệt mài đam mê theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Chính sự lạc quan, không buông xuôi đã giúp ông sống thêm được 1/2 thế kỷ nữa.
Năm 1937, nhận thấy nhu cầu mua đồ ăn lên máy bay hành khách, Marriott đã lóe lên ý tưởng bán đồ ăn sẵn cho các hãng hàng không. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, cửa hàng Hot Shopee của ông trở thành nhà cung cấp thức ăn cho hơn 20 chuyến bay hàng ngày.
Kiên trì theo đuổi ngành dịch vụ ẩm thực, đến năm 1953, Marriott đã là chủ của của 56 nhà hàng, phục vụ cho hơn 30 triệu lượt khách mỗi năm. Năm 1957, Marriott mua lại một khách sạn ở gần sân bay Arlington và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh khách sạn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành dịch vụ cộng với việc đề cao phương châm “con người là bí quyết thành công”, ông đã khéo léo chèo lái thương hiệu khách sạn Marriott không ngừng phát triển, hiện diện ở mọi châu lục.
Ảnh nguồn Internet
Năm 1972, ông nhường vị trí CEO lại cho con trai cả, tuy nhiên ông cũng không cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi. Marriott dành thời gian đến thăm các chi nhánh của tập đoàn ở những vùng xa xôi.
Năm 1985, Marriott qua đời vì bệnh tim. Thời điểm này, Marriott đã trở thành tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới khi sở hữu 1.400 nhà hàng, 143 khách sạn, resort hiện diện trên khắp các châu lục.
Ảnh nguồn Internet
Mặc dù đã đi xa nhưng lời răn của John Willard Marriott đã trở thành “tôn chỉ quản lý” của Tập đoàn này: “Hãy hết lòng với nhân viên của mình, và họ sẽ hết lòng với khách hàng của công ty”.
Xem thêm: Từ một kẻ tù tội trở thành nhà sáng lập chuỗi khách sạn, resort nổi tiếng
Ms.Smile
Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch
Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé
Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL
Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com
Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của googleGỢI Ý: Khóa học sales OTAOTA là gìđăng ký kênh OTAEmail theo tên miềnCRMWP Content Crawlerchuyển VPSACF