Tái tuyển dụng là gì? Khách sạn có nên tái tuyển dụng nhân viên cũ?

Các tập đoàn khách sạn lớn đều có chính sách có hoặc không “tái tuyển dụng” đối với những ứng viên cụ thể. Vậy tái tuyển dụng là gì? Có nên tái tuyển dụng không? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

tái tuyển dụng là gì
Bạn có biết tái tuyển dụng là gì?

 

Tái tuyển dụng là một trong những hình thức tuyển dụng khá phổ biến hiện nay được nhiều khách sạn quy định để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như chính sách chiêu mộ người tài tương ứng. Hiểu chính xác tái tuyển dụng là gì – nên hay không nên tái tuyển dụng sẽ giúp cả nhà tuyển dụng và ứng viên cân nhắc đưa ra quyết định tìm người và tìm việc đúng đắn, phù hợp.

Tái tuyển dụng là gì?

Tái tuyển dụng (Rehired) là hình thức tuyển lại nhân viên đã từng làm việc tại doanh nghiệp nhưng vì một lý do nhất định khiến họ phải nghỉ việc trước đó.

Nhiều khách sạn chấp nhận tái tuyển dụng nhân viên cũ trong khi số khác lại không. Cũng có trường hợp, tái tuyển dụng dành cho nhân viên nội bộ, tức tuyển mới nhân viên đang làm việc ở bộ phận này sang làm quen và làm việc tại bộ phận khác.

Được – Mất khi tái tuyển dụng nhân viên cũ

+ Tại sao Nên tái tuyển dụng?

Việc tuyển dụng lại nhân viên cũ mang lại nhiều ích lợi như:

– Rút ngắn thời gian đào tạo, thậm chí có thể bắt đầu công việc ngay vì họ phần nào hiểu được văn hóa doanh nghiệp, nội quy làm việc trước đó và cũng đã nắm được cơ bản yêu cầu công việc cần làm, cách thức làm việc ra sao…

– Tiết kiệm chi phí tuyển dụng như: chạy quảng cáo tin tuyển dụng, hợp tác với bên thứ 3 (môi giới tìm người)…; thay vào đó, chỉ cần đăng tin lên fanpage hay website của khách sạn hoặc chính nhân viên hiện tại cũng sẽ truyền miệng giúp để tìm ứng viên

– Thời gian tuyển dụng ngắn, hiệu quả tuyển dụng cao

– Đặc biệt, có thể dễ dàng hòa nhập với đồng nghiệp, ghi nhớ sở thích của khách quen để phục vụ và mang đến chất lượng dịch vụ tốt ngoài mong đợi…

Đào tạo nhân viên từng làm việc tại khách sạn sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn so với người mới hoàn toàn

+ Tại sao Không Nên tái tuyển dụng?

– Nhiều khách sạn không rộng cửa chào đón người từng “dứt áo ra đi” vì bất kỳ lý do gì. Nhà tuyển dụng cũng sợ tình trạng ấy sẽ lại tiếp diễn và họ lại phải tốn thêm thời gian để tìm người. Vì thế, một số nơi có “truyền thống” không tuyển lại người cũ, thậm chí ghi rõ trong tin tuyển dụng.

XEM THÊM:  Điểm danh 9 dịch vụ vui chơi giải trí trong khách sạn hạng sang

– Tạo tiền lệ không tốt cho những nhân viên còn lại, rằng nếu nghỉ việc cũng sẽ có thể được quay trở lại vào lần tuyển dụng khác

– Trường hợp nhân viên cũ đó nghỉ việc vì lý do cá nhân như bất đồng hay hiềm khích với đồng nghiệp, không phù hợp với văn hóa công ty, bị kỷ luật phải chấm dứt hợp đồng… thì việc quay trở lại làm việc có thể gây trở ngại cho bộ máy tổ chức vốn đang ổn định và thống nhất ở hiện tại, tiềm ẩn nguy cơ tái phạm lỗi cũ

– Ngược lại, nếu vấn đề nằm ở phía khách sạn (đồng nghiệp, văn hóa, chế độ đãi ngộ…) thì phải đảm bảo mọi việc đã được xử lý ổn thỏa chưa trước khi xem xét tái tuyển dụng…

=> Kết luận

Tùy thuộc vào chính sách tuyển dụng và văn hóa công ty cũng như tính phù hợp của việc nên hay không nên tái tuyển dụng nhân viên cũ mà khách sạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp.

Quy trình tái tuyển dụng cũng sẽ tương tự như quy trình tuyển dụng chuẩn, tức ứng viên (dù là nhân viên cũ) cũng sẽ phải nộp hoặc bổ sung hồ sơ về các chứng chỉ, văn bằng mới liên quan, kinh nghiệm có được đến thời điểm hiện tại, mục tiêu nghề nghiệp và mong muốn trong tương lai… – tham gia đầy đủ các vòng phỏng vấn, có thể cân nhắc bỏ qua phỏng vấn sơ bộ – được hưởng mức lương và chế độ đãi ngộ mới tương tự như một nhân viên mới, số năm kinh nghiệm đã làm việc trước đó tại khách sạn sẽ không được tính vào thời gian thâm niên…

Những lưu ý khi tái tuyển dụng nhân sự

Rõ ràng, trong môi trường cạnh tranh cao như hiện tại, việc thiếu số lượng lớn nhân sự chất lượng cao là khó khăn của nhiều khách sạn. Vì vậy, cân nhắc để tái tuyển dụng nhân viên cũ là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, quy trình tái tuyển dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

XEM THÊM:  Nghề Bartender “trần trụi” thật nhưng… chất!

– Hiểu rõ lý do nhân viên đó nghỉ việc trước đây là gì, đồng thời nắm được động cơ họ quay trở lại ứng tuyển, từ đó cân nhắc xem có nên tái tuyển dụng hay không

– Giải thích lý do tại sao nên tái tuyển dụng nhân viên cũ để nhân viên hiện tại hiểu rõ, điều đó là hợp lý và có lợi cho hoạt động của tổ chức

– Cân nhắc cảm nhận và ý kiến của nhân viên hiện tại về sự có mặt của nhân viên cũ trong tổ chức và đội nhóm của họ trước khi ra quyết định tái tuyển dụng

– Đánh giá nhân viên cũ một cách toàn diện, cả về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm lẫn đạo đức nghề nghiệp… để đảm bảo mình tuyển được người tốt nhất, hơn hẳn nếu chọn một ứng viên mới hoàn toàn

– Thông báo những thay đổi của khách sạn ở giai đoạn sau khi nhân viên cũ nghỉ việc, về văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự, nội quy nhân viên, chính sách đãi ngộ… nếu có để họ nắm rõ trước khi ra quyết định ứng tuyển

– Liên hệ người giới thiệu hoặc cấp trên (bạn biết) mà nhân viên cũ đã làm việc sau đó để hỏi và kiểm tra thêm về họ, bao gồm cả kỹ năng và thái độ trong công việc, sinh hoạt tập thể và cuộc sống

– Giám sát quá trình hòa nhập của nhân viên cũ sau tái tuyển dụng để đánh giá mức độ phù hợp với công việc, hỗ trợ ra quyết định ký kết hợp đồng chính thức hay không sau thời gian thử việc (nếu có)…

Khách sạn cần cân nhắc những được – mất tương ứng nếu tái tuyển dụng nhân viên cũ để ra quyết định đúng đắn và phù hợp

 

Hiểu rõ tái tuyển dụng là gì sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc để ra quyết định có nên tái tuyển dụng nhân viên cũ hay không. Điều này đảm bảo tổ chức không bỏ lỡ ứng viên tiềm năng và phù hợp. Người tìm việc cũng nên cân nhắc việc nên hay không nên quay trở lại nơi làm việc cũ nếu không nhìn thấy cơ hội phát triển bản thân, sự nghiệp.

XEM THÊM:  Làm thế nào để tuyển dụng được lễ tân giỏi cho khách sạn?

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

dịch vụ đào tạo Sales OTA uy tín, thực tế 1-1

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

Xem thêm bài viết về kiến thức OTA và Seri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

XEM THÊM:  Để khách đặt phòng qua ứng dụng OTA online không “dở khóc, dở cười”

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice
Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]