Học nhanh cách nấu 9 món súp Âu chuẩn vị

Là một trong những món khai vị được ưa chuộng, súp luôn được ưu ái xuất hiện trong menu của các nhà hàng, từ a-la-carte cho đến buffet, set menu. Bạn đang có ý định “f5” thực đơn phục vụ, hãy khởi đầu với 9 món súp Âu được Nghề khách sạn chia sẻ dưới đây.

cách nấu các món súp âu chuẩn vị
Súp là món khai vị được yêu thích trong menu nhà hàng

Súp Âu trên bàn tiệc Âu

Súp (Soup) được các đầu bếp Âu sáng tạo bằng cách kết hợp nhiều loại nguyên liệu như thịt, rau củ quả, hải sản… cho ra món ăn thành phẩm giàu dinh dưỡng. Súp được dọn khai vị, phục vụ với một lượng vừa đủ để kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng, “dọn chỗ” dạ dày chuẩn bị chào đón món ăn chính. Ngoài súp, khai vị trên menu bàn tiệc Âu còn có thể là các loại bánh ngọt, mặn kích thước nhỏ.

Phân loại Súp

Súp Âu được chia ra 2 loại chính là: hot soup (súp nóng) và cold soup (súp lạnh). Trong súp nóng lại chia thành 2 loại nữa là clear soup (súp trong) và thick soup (súp đặc). Đầu bếp Âu có thể chọn 1 hoặc một vài loại súp để nấu chuyên phục vụ hoặc đa dạng nhiều loại để thêm mới sự lựa chọn cho thực khách.

Bài viết hôm nay, Ms. Smile xin chia sẻ công thức nấu 9 món súp Ấu loại nóng nhé!

Cách nấu một số món súp Âu chuẩn vị

Mỗi dòng – loại súp khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về khâu sơ chế, sử dụng nước dùng, nêm gia vị, trình bày, yêu cầu thành phẩm…

♦ Súp Nấm

+ Nguyên liệu:

– 30g bơ lạt

– 450g nấm các loại, như: nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm đùi gà…

– 200g khoai tây, bào vỏ, cắt thành cục

– 1 củ hành tây băm nhỏ

– 2 nhánh cần tây băm nhỏ

– 2 tbsp ngò tây băm nhuyễn

– 1 củ tỏi đập dập

– 1 lít nước dùng rau củ

– Một chút muối, tiêu

– Một ít sốt cải ngựa (nếu có)

Txl 1 260

 

+ Cách nấu:

– Bật bếp làm nóng chảo, thả bơ vào cho tan ra; thêm hành, cần tây, tỏi vào xào cho mềm, khoảng 3-4 phút

– Thêm nấm vào xào thêm 5-6 phút

– Thêm khoai tây và nước dùng vào nấu đến sôi rồi hạ lửa nhỏ cho sôi lăn tăn trong khoảng 30 phút. Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay đến mịn. Nêm thêm muối và tiêu vừa ăn.

– Cho ra tô phục vụ, trang trí một chút ngò tây băm nhuyễn lên trên, thêm một chút sốt cải ngựa (nếu có) sẽ cho mùi vị đặc biệt hơn.

– Súp này dùng nóng.


♦ Súp Bông cải xanh

+ Nguyên liệu:

– 675g bông cải xanh, cắt nhỏ

– 45g bơ lạt

– 60g cần tây, băm nhuyễn

– 125g hành boa-rô phần trắng, cắt nhỏ

– 1 tbsp nước chanh vàng

– 4 tbsp bột mì

– 1,4 lít nước dùng gà, nóng

– 125ml kem béo

– Muối, tiêu

Txl 1 261

 

+ Cách nấu:

– Đun sôi nồi nước để luộc bông cải xanh. Nước vừa sôi thì cho muối và ½ phần nước chanh vàng vào, rồi cho một nửa bông cải xanh vào luộc vừa đủ mềm, khoảng 3 phút. Vớt ra ngâm trong tô nước lạnh rồi để ráo.

– Làm nóng nồi nhỏ, để lửa vừa, cho bơ vào tan chảy rồi cho hành boa-rô và cần tây vào xào chín mềm, khoảng 5-7 phút.

– Thêm bột mì vào, đảo đều, cho nước dùng gà vào từ từ, vừa cho vừa khuấy cho bột mì tan hẳn. Tăng lửa lớn để nước sôi mạnh rồi giảm lửa để nước sôi lăn tăn thêm 5 phút. Băm nhỏ chỗ bông cải xanh còn lại rồi cho vào, nấu thêm 15 phút cho đến khi rau chín mềm thì tắt bếp. Cho hỗn hợp vào máy xay xay đến mịn.

– Đổ súp xay vào nồi, thêm muối tiêu vừa ăn và phần nước chanh còn lại. Thêm kem béo và bông cải luộc vào để nấu nóng. Cho ra tô phục vụ


♦ Súp Cá Provencal

+ Nguyên liệu:

– 4 trái cà chua chín, lột vỏ, bỏ hạt, băm nhỏ

– 1 tbsp cà chua cô đặc

– 4 tbsp dầu oliu

– 250ml rượu vang trắng

– 1 củ hành tây, thái lát mỏng

– 2 cây hành boa-rô, thái lát mỏng

– 2-3 tép tỏi lột, băm nhuyễn

– 1 củ hồi, thái lát mỏng

– 1,5 lít nước dùng cá

– 2 tbsp rượu pernod

– 6 cọng nhụy hoa nghệ tây

– 3 sợi vỏ cam tươi

– 1 bouquet garni

– 1,35kg cá và hải sản, như: cá tuyết, cá bớp, tôm, vẹm, nghêu…; sơ chế bỏ đầu, xương, vảy, cắt miếng vừa ăn

– Muối, tiêu

Txl 1 262

 

+ Cách nấu:

– Xào hành tây, hành boa-rô, hồi, tỏi với dầu oliu khoảng 5-8 phút trên lửa nhỏ cho chín mềm chứ không lên màu. Cho cà chua, cà chua cô đặc và rượu vào.

– Cho nước dùng cá, nhụy hoa nghệ tây, vỏ cam và bouquet garni vào luôn.

– Nêm muối tiêu vừa ăn, giảm nhỏ lửa và nấu sôi lăn tăn khoảng 30 phút. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ nước và hớt bọt (nếu có). Vớt bouquet garni ra và cho cá vào nấu khoảng 5 phút thì cho hải sản còn lại vào nấu đến khi chín hẳn. Cho rượu pernod vào nấu thêm một chút nữa và nêm nếm lại cho vừa ăn là xong.


♦ Súp Rau củ kiểu Pháp

+ Nguyên liệu:

– 85g đậu haricot, ngâm nước qua đêm, rửa sạch để ráo

– 175g đậu Pháp, cắt khúc 2cm

– 2 tbsp dầu oliu

– 1 cây hành boa-rô, thái lát mỏng

– 2 củ cà rốt, cắt hạt lựu khoảng 1cm

– 1 trái bí ngòi lớn, cắt hạt lựu khoảng 1cm

– 2 nhánh cần tây, bỏ lá, cắt hạt lựu khoảng 1cm

– 1 củ khoai tây lớn, cắt hạt lựu khoảng 1cm

– 2 quả cà chua chín, lột vỏ, cắt hạt lựu khoảng 1cm

– 1 tép tỏi băm

– 2 lít nước lạnh

– Muối tiêu

Txl 1 263

 

+ Cách nấu:

– Cho đậu haricot vào nồi, đổ ngập nước, nấu sôi với lửa lớn trong khoảng 15 phút rồi giảm lửa, để sôi lăn tăn khoảng 1 tiếng cho đậu mềm, vớt ra để ráo

– Xào hành boa-rô, cà rốt, bí ngòi, cần tây, khoai tây, cà chua, tỏi với dầu oliu cho đến khi mềm, khoảng 15 phút. Cho nước vào, nêm muối tiêu vừa ăn rồi nấu sôi, đậy nắp, giảm lửa nấu sôi lăn tăn khoảng 45 phút cho rau củ chín mềm.

– Cho đậu haricot vào nấu chung với đậu Pháp khoảng 5 phút đến chín mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn là xong.


♦ Súp Kem bắp Mexico

+ Nguyên liệu:

– 400g hạt bắp ngọt

– 3 tbsp dầu oliu

– 1 củ hành tây, băm nhuyễn

– 1 trái ớt chuông đỏ, bỏ hạt và cuống, băm nhỏ

– 1 tép tỏi đập dập

– 1 tsp hạt fennel

– 1 tsp lá thyme tươi

– Muối tiêu

– 60ml kem béo

– 40ml sữa tươi không đường

– 500ml nước nóng

Txl 1 264

 

+ Cách nấu:

– Xào hành tây, ớt chuông, tỏi, fennel, thyme với dầu oliu trên chảo nóng khoảng 3 phút cho thơm

– Cho bắp vào, nêm chút muối và xào khoảng 2 phút

– Cho 500ml nước nóng vào, khuấy đều và nấu sôi lăn tăn. Giảm lửa, đậy nắp nấu sôi tiếp khoảng 15 phút cho nguyên liệu mềm

– Cho kem béo và sữa vào khuấy đều, nấu sôi nhẹ với lửa nhỏ rồi tắt bếp, để nguội một chút. Xay mịn với máy xay

– Đổ vào nồi nấu nóng lại, nêm gia vị vừa ăn, vừa nấu vừa khuấy nhẹ cho đều là xong.


♦ Súp cà rốt

+ Nguyên liệu:

– 1 củ hành tây, băm nhỏ

– 2 tbsp dầu ăn

– 1 cây sả, băm nhuyễn

– 2 tép tỏi, băm nhỏ

– 2 tsp gừng, băm nhuyễn

– 1 tbsp cà ri đỏ Thái

– 450g cà rốt, cắt cục nhỏ

– 900ml nước dùng rau củ

– 3 lá chanh Thái

– 165ml nước cốt dừa

– Muối tiêu

Txl 1 265

 

+ Cách nấu:

– Xào hành tây với dầu cho mềm, khoảng 3-4 phút

– Cho sả, gừng, tỏi vào xào chung, khoảng 2 phút

– Cho cà ri vào xào tiếp khoảng 1 phút.

– Cho cà rốt vào xào khoảng 2 phút

– Đổ nước dùng vào, cho lá chanh vào nấu sôi lăn tăn khoảng 20-25 phút cho cà rốt mềm thì tắt bếp, lấy lá chanh ra.

– Đổ nước cốt dừa vào, xay hỗn hợp mịn

– Nếu súp đặc quá thì cho thêm nước dùng vào, nêm nếm vừa ăn rồi cho ra tô phục vụ.


♦ Súp Rau củ tổng hợp

+ Nguyên liệu:

– 15g bơ lạt

– 1 củ hành tây, băm nhuyễn

– 1 tép tỏi, băm nhỏ

– 2 củ cà rốt, thái lát mỏng

– 3 nhánh cần tây, bỏ lá, cắt khúc 0,5cm

– 2 cây hành boa-rô, cắt khúc 1cm

– Muối, tiêu trắng

– 1 trái bí ngòi, cắt đôi theo chiều dọc, thái lát 0,5cm

– 2 trái chà chua chín, băm nhỏ

– 15g sour cream

– 25g chervil, băm nhỏ

– 1 lít nước sôi

Txl 1 266

 

+ Cách nấu:

– Nấu chảy bơ trong nồi nóng, cho hành tây, cà rốt, tỏi, cần, boa-rô vào xào mềm khoảng 5 phút

– Cho nước sôi vào, nêm muối tiêu vừa ăn. Cho bí ngòi và cà chua vào nấu sôi nhanh khoảng 5 phút. Cho sour cream vào khuấy đều. Cho chervil vào, nêm nếm vừa ăn là xong.

– Khách muốn ăn mịn thì xay trong máy xay rồi cho ra tô phục vụ.


♦ Súp Củ dền và Cà chua

+ Nguyên liệu:

– 90ml dầu oliu

– 1 tép tỏi, băm nhỏ

– 1 củ hành tây, băm nhuyễn

– 4 cây cần tây, bỏ lá, băm nhỏ

– 1 củ hồi, băm nhỏ

– 1 kg cà chua chín

– 250g củ dền, luộc, băm nhỏ

– 2 tbsp quế tây, băm nhỏ, giữ lại cọng

– Muối tiêu

Txl 1 267

 

+ Cách nấu:

– Bật lò nóng 2000C

– Xào tỏi, hành, cần, hồi với dầu khoảng 6-8 phút trên lửa nhỏ cho mềm

– Cho cà chua, củ dền, cọng quế tây vào, nêm nếm vừa ăn, đổ nước gần tới mặt nấu sôi, đút lò khoảng 40 phút

– Cho vào máy xay mịn, rây qua cho mịn hơn

– Nêm nếm lần nữa nếu chưa vừa, để tủ lạnh khoảng 3 tiếng

– Khi phục vụ thì lấy ra, cho quế tây vào khuấy đều, cho ra tô phục vụ. Có thể ăn kèm với chút sữa chua không đường.


​♦ Súp Cà rốt và Nước cam

+ Nguyên liệu:

– 2 tsp dầu oliu

– 1 cây hành boa-rô, thái lát mỏng

– 500g cà rốt, cắt cục nhỏ

– 115g khoai tây, cắt hạt lựu nhỏ

– ½ tsp bột ngò

– 1 nhúm bột cumin

– 300ml nước cam

– 500ml nước dùng rau củ hoặc nước dùng gà

– 1 lá nguyệt quế

– Muối tiêu

– 1 tbsp ngò rí bằm

Txl 1 268

 

+ Cách nấu:

– Xào hành boa-rô và cà rốt với dầu oliu khoảng 5 phút đến mềm

– Cho khoai tây, bột ngò, bột cumin, nước cam và nước dùng vào. Cho lá nguyệt quế vào khuấy đều

– Bật lửa lớn cho súp sôi mạnh rồi giảm lửa, đậy nắp, nấu sôi lăn tăn khoảng 40 phút cho rau củ mềm thì tắt bếp, để nguội bớt rồi xay mịn

– Nấu nóng súp lại và nêm nếm vừa ăn rồi cho ra tô, rắc thêm tí ngò rí băm là xong.

Và còn nhiều món súp thơm ngon, bổ dưỡng khác sẽ được chia sẻ ở những bài viết sau.

Hy vọng đây sẽ là gợi ý hữu dụng giúp các đầu bếp có thêm nhiều sự lựa chọn nữa để thực hành và đưa vào menu phục vụ khách của nhà hàng mình.

(Theo Anh Đầu Bếp)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Vì sao đầu bếp hay chửi (bậy)?

“Ôi, Shit” – “What the hell” – “ĐM” có lẽ là một trong những câu cửa miệng mà nhiều Chef, nhất là Bếp trưởng hay nói. Ấy thế mà hiếm có cuộc xô xát nào xảy ra. Vì sợ hay còn lý do nào khác?

vì sao đầu bếp hay chửi (bậy)
Gordon Ramsay là vị bếp trưởng nổi tiếng chửi bậy trong bếp

Ấn tượng ban đầu trước một người hay lớn tiếng quát mắng, chửi, chửi bậy không mấy tốt đẹp. Đó ắt hẳn là một con người thô lỗ, khó ưa, cộc cằn, bất lịch sự… và hàng tá các tính từ tiêu cực khác. Nhận định này khá đúng với đại đa số mọi người. Nhưng với bếp thì không hẳn.

Môi trường làm bếp nhiều kiểu người

Nói phần đa người làm bếp cộc không sai. Chỉ là có người cộc vì bản tính họ vốn dĩ cộc – có người cộc do ảnh hưởng từ nghề. Môi trường bếp là điển hình. Từ chỗ khối lượng công việc quá nhiều, áp lực công việc quá lớn, nhiều người chọn cách giải tỏa bằng lời nói. Nếu Bếp trưởng, Bếp phó, Bếp chính hay những vị trí có quyền uy chọn cách nói tục, chửi thề, lớn tiếng quát nạt cấp dưới thì những phụ bếp, nhân viên bếp có phần e dè, sợ sệt nhưng không hẳn không chửi thầm, chửi trong bụng… Cứ thế, ngày này qua tháng nọ, tiếng chửi trở thành thói quen, như câu cửa miệng trong cả công việc và cuộc sống giao tiếp thường ngày của không ít người.

Vì sao đầu bếp hay chửi (bậy)?

– Bản tính hay chửi

Rõ ràng, nếu tính cách họ vốn dĩ hay chửi, thích chửi thì chuyện này dễ hiểu. Họ chửi vì họ quen vậy, làm bếp hay không không quá ảnh hưởng đến bản tính hay chửi.

Tuy nhiên, bài viết này lại muốn đề cập thêm và sâu hơn góc khuất nghề bếp, để lý giải (tạm nghĩ là minh oan) cho nguyên do đầu bếp hay chửi, chửi bậy.

– Để giao tiếp, làm việc

Không gian bếp vốn dĩ chật chội, đông đúc và nóng nực, lại hỗn tạp âm thanh như tiếng đập xương, chặt thịt, xào nấu, rửa dọn – nên, muốn giao tiếp nhất định phải lớn tiếng. Người này quát qua, người kia đáp lại, thế là chẳng khác gì đang chửi nhau.

Txl 1 257

Môi trường bếp đông đúc, chật chội lại nóng nực

– Hối thúc nhau

Tiến độ làm việc trong bếp vô cùng nhanh. Nhân viên tại đây hầu như phải làm liên tục trong ca thay vì có những khoảng nghỉ khi vắng khách như phục vụ hay lễ tân, buồng phòng… Từ soạn nguyên liệu và sơ chế – cho đến chế biến và trình bày, rồi còn làm vệ sinh, nhập và kiểm hàng, lau dọn, bảo quản thực phẩm sống/ chín…

Thử tưởng tượng bạn nhận 4 order với 4 món ăn cùng lúc, chảo thì đang sôi sùng sục hay rán dầu xèo xèo trên bếp mà rau rồi thịt vẫn chưa được rửa soạn xong trong khi phục vụ vào hối vì khách giục. Nếu khiến khách không hài lòng thì chuyện rate 1 sao vì phục vụ chậm, đồ ăn không ngon hay quá chín, rồi có vật thể lạ là chuyện hiển nhiên.

Vì thế, muốn công việc được nhanh, việc hối thúc nhau để cùng “lên dây cót” là vô cùng quan trọng. Khi đó, không gì hiệu quả hơn việc gào lớn tiếng hay khích nhau làm nhanh nhưng hiệu quả. Bởi: “Bếp rõ ràng không phải là nơi để người ta ôm ấp hay thơm má nhau rồi bảo ban rằng lần sau sẽ làm tốt hơn. Giờ cứ để lão khách béo ngồi ngoài kia chờ thêm 20 phút nữa, chúng ta có thể ra đằng sau làm điếu thuốc đợi thằng kia lọc xong miếng thịt bò rồi làm cho hắn món bít tết khác… Trong bếp mà nói vậy thì bị ăn đấm ngay vì có thể làm hỏng cả một dây chuyền toàn những con người làm việc với thể chất của các vận động viên được rèn luyện sức bền” (- theo Mannup).

– Giúp nhau tỉnh táo

Làm việc trong trạng thái căng thẳng rất dễ xảy ra sự cố, một phần vì không thể tập trung. Do đó, chuyện quát, chửi ngoài hối thúc nhau làm việc thì còn giúp nhau tỉnh táo hơn.

Thử nghĩ xem, đùng một cái phục vụ báo 100 order của khách, mỗi khách một món, một khẩu vị, một kiểu yêu sách khác nhau. Nhiệm vụ của đầu bếp là ghi nhớ order – nhớ công thức – liều lượng gia vị – quy trình chế biến – cách trang trí… Nếu không tập trung thì rất dễ nhầm lẫn.

Txl 1 258
Làm bếp nhiều áp lực, khối lượng công việc lớn

– Xả stress

Áp lực từ yêu cầu của bếp trưởng, lo sợ khách chê món ăn không ngon, ghi nhớ món rồi làm việc liên tục nhiều giờ liền khiến nhiều chef stress. Lúc này, la hét, văng tục, chửi thề là cách giải tỏa căng thẳng, hạ hỏa cơn tức hữu hiệu. Đặc thù môi trường bếp hầu hết là nam nên càng thoải mái chửi.

– Ở lại nhưng tốt hơn hoặc đi

Nhiều bếp dùng lời chửi để gây sức ép cho một hoặc một vài cá nhân. Đó có thể là nhân viên chưa giỏi, thúc ép để được việc hơn. Cũng có thể là nhân viên tiềm năng, thúc ép để vươn tới giới hạn đỉnh cao trong công việc, ngày càng tiến bộ hơn.

Trường hợp khác, với những kẻ không năng lực, không đủ sức làm việc trong bếp thì được tạo áp lực để tự nghỉ thay vì đuổi thẳng.

Nên hay không nên chửi (bậy) trong bếp?

Chửi, chửi bậy vẫn hiển hiện mỗi ngày trong nhiều gian bếp nhà hàng. Hầu hết nhân viên tại đó cho hay họ thấy bình thường, vì quen rồi. Sự thật là có thể tối ngày hôm trước các đầu bếp chửi nhau nảy lửa trong ca nhưng sang ngày hôm sau mọi chuyện lại bình thường, công việc vẫn tiếp tục, ai nấy đều vào ca với tiếng chào nhau lịch sự và nụ cười vui vẻ. Thêm nữa, rõ ràng, với nhiều mặt lợi có được sau tiếng chửi vừa phân tích trên đây thì hành động này cũng có thể chấp nhận. Nhưng không hề khuyến khích duy trì và gia tăng. Bởi, tồn tại bếp làm việc trong “hòa bình” vẫn khiến thực khách hài lòng về món ăn, nhân viên thoải mái, vui vẻ. Vậy sao không thử thay đổi?

Txl 1 259
Tâm lý thoải mái giúp công việc hiệu quả

Sau cùng, nếu chuyện chửi đã thành thói quen thì chửi cũng được nhưng đừng lạm dụng, chửi với mục đích tốt (công việc tốt hơn, con người tiến bộ hơn…), đúng người, đúng chuyện, đúng nơi. Đừng chửi vì thích, vì có quyền. Chửi làm sao để người khác nể và chấp nhận cái sai của họ thì mới thuyết phục. Công việc nào cũng có những góc khuất của nó, và câu chuyện chửi bậy, văng tục trong nghề bếp cũng vậy. Điều đó hoàn toàn không thể làm cơ sở để đánh giá nhân phẩm hay phán xét đạo đức nghề nghiệp của một người. Đạo đức nghề nghiệp của các đầu bếp chỉ có thể dựa vào một thứ duy nhất để đánh giá, đó là trách nhiệm với những món ăn mà họ làm ra mà thôi!

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Làm bao lâu mới lên Bếp trưởng?

Nhiều bạn trẻ tìm hiểu về nghề bếp hay thậm chí đang theo học các khóa đào tạo tại trường dạy nghề bếp thắc mắc “Làm bao lâu mới lên được Bếp trưởng?”. Câu trả lời chính xác là gì? Thời gian nỗ lực cụ thể là bao lâu? Cùng Nghề khách sạn nghe “người đang tại vị” chia sẻ chi tiết nhé!

làm bao lâu mới lên bếp trưởng
Theo bạn, mất bao lâu để lên được vị trí Bếp trưởng trong nhà hàng?

Muốn lên Bếp trưởng – Tại sao?

Thăng tiến trong công việc là mục tiêu và mục đích của gần như tất thảy người lao động, dù ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào. Điều này chứng tỏ họ thành công và đang được ghi nhận bằng những tán dương thiết thực nhất. Thăng tiến cũng giúp mức lương và các chế độ đãi ngộ tăng theo tương ứng, cho họ thu nhập cao hơn, thoải mái trong đời sống vật chất hơn.

Bỏ qua những áp lực không nhỏ khi làm Bếp trưởng, đi đến vị trí này hẳn nhiều người sẽ đôi lần tự mãn về những thành tựu mình đạt được, đan xen với đó là ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân với sự phát triển và sống còn của bộ phận, từ đó linh hoạt và nhanh chóng đưa ra những hướng đi tốt nhất cho kế hoạch phát triển của gian bếp.

làm bao lâu mới lên bếp trưởng
Lộ trình thăng tiến trong bộ phận bếp

Mất bao lâu để lên Bếp trưởng?

+ Yếu tố ảnh hưởng là gì?

Khát khao, ao ước là vậy nhưng một phụ bếp, nhân viên bếp mất bao lâu để lên được vị trí Bếp trưởng? Sẽ không có câu trả lời chung cho tất cả những ai theo nghề bếp. Con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân, liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, điển hình nhất là:

– Môi trường làm việc:

Gian bếp nơi bạn làm việc có phân cấp rõ ràng từng vị trí công việc, người quản lý trực tiếp không hay chỉ là không gian chế biến món ăn phục vụ khách đơn thuần, 1 cấp gồm 1 bếp chính và 2 phụ bếp kiêm dọn rửa, quét dọn – có quy định cụ thể về việc khen thưởng và thăng chức cho nhân viên không – có tạo điều kiện để nhân viên được học hỏi và hoàn thiện kỹ năng và nghiệp vụ, khẳng định năng lực để được thăng tiến không – cấp trên cao hơn có hỗ trợ và giúp đỡ để cấp dưới được nâng bậc khi xứng đáng không… Lựa chọn môi trường làm việc đúng và phù hợp giúp người trẻ định hướng tương lai sự nghiệp rõ ràng và chính xác hơn.

– Sự quyết tâm:

Bạn khát khao được công nhận thành tích và thăng tiến lên vị trí cao hơn bao nhiêu phần trăm – bạn quyết tâm học hỏi để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ như thế nào – bạn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách và áp lực trong gian bếp ra sao… Quyết tâm càng cao thì nỗ lực càng lớn, thời gian đạt được mục tiêu càng ngắn, đích đến càng gần.

– Lựa chọn của mỗi người:

Dù là vị trí mơ ước nhưng không phải ai cũng muốn làm. Nhiều người chưa từng nghĩ đến ý định sẽ trở thành bếp trưởng dù đủ khả năng và được đề bạt. Vì họ sợ áp lực lẫn trách nhiệm và chấp nhận vị trí hiện tại rồi thấy vui, hài lòng với công việc đó. Do vậy, lên bếp trưởng hay không, bao lâu lên bếp trưởng đôi khi còn là một sự lựa chọn…

– Nhờ mối quan hệ:

Dĩ nhiên, mối quan hệ chính là yếu tố đắc lực và nhanh chóng nhất nhì đưa một người từ vị trí thấp vượt cấp lên chức vụ cao hơn, bao gồm cả bếp trưởng.

– Tùy số:

“Số” hay số phận hoặc sự may mắn cũng có thể giúp bạn thăng tiến lên bếp trưởng nhanh và dễ dàng hơn dù năng lực và kinh nghiệm bằng, thậm chí thua người khác.

Txl 1 314
Năng lực và kinh nghiệm không chưa đủ, đôi khi cần một chút may mắn và các mối quan hệ hữu ích

+ Mất bao lâu?

Có con số cụ thể nào không để một người nuôi hy vọng và cố gắng có mục tiêu là thắc mắc của nhiều người. Vẫn là không cố định nhé. Bởi có người chỉ mất vỏn vẹn 1 năm từ khi tốt nghiệp ra trường cho đến khi lên Tổ trưởng, Bếp chính rồi Bếp trưởng. Cũng có người mất khoảng 3-5 năm và đây được gọi là thời gian trung bình lý tưởng nhất cho quãng đường thăng tiến hiệu quả của một người. Tuy nhiên, lại có người nay đã ngoài 40 tuổi, sở hữu đến 20 năm kinh nghiệm nhưng vẫn chỉ làm Bếp chính.

Có mục tiêu và định hướng tương lai là tốt. Thế nhưng, cần hoàn thiện bản thân và khẳng định năng lực mới có thể thăng tiến lên vị trí xứng đáng và được việc. Làm vị trí nào cũng được nhưng phải thực sự thoải mái và thỏa mãn, như thế mới duy trì được đam mê và yêu thích cống hiến mỗi ngày.

​Ms. Smile

Làm thế nào để nhanh thăng tiến trong nghề bếp?

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

50+ Ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween điên rồ nhất

Nếu không muốn món ăn của mình quá đơn điệu trong không khí của “Ngày hội ma” tinh quái và rùng rợn – các Chef nhà hàng nên áp dụng ngay và luôn list hơn 50 ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ sau đây nhé!

ý tưởng trang trí món ăn chủ đề halloween
Bạn đã có ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween cho năm nay chưa

Nên chọn món gì để trang trí theo chủ đề Halloween?

Câu trả lời là bất cứ món nào có thể tạo hình thành những hình ảnh thường thấy trong ngày Halloween, mang đến cảm giác ghê sợ và rùng rợn, đến mức, thực khách có thể có chút ái ngại khi thưởng thức – như thế là thành công.

Đầu lâu, bí ngô, nhện đen, gián, thây ma, bóng ma, ngón tay đứt lìa, mặt rướm máu… là những gợi hình quen thuộc nhất xuất hiện trong ngày Halloween kinh dị.

Những ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween điên rồ nhất

Dưới đây là một số ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween tuy điên rồ nhưng siêu đáng yêu được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ đến bạn – để xem, có “mẫu” nào ưng ý để áp dụng không nhé!

Đó có thể là món ăn khai vị hoặc món chính

Txl 1 271
Món bánh Taco truyền thống này được lấy ý tưởng từ những chú nhện đen giăng tơ

 

Txl 1 272
Món súp bí đỏ siêu hấp dẫn

 

Txl 1 273
Món Sushi sẽ bớt đơn điệu nhờ tạo hình đặc biệt đậm chất Halloween

 

Txl 1 274
Tạo hình đầu lâu được biến tấu từ thịt nguội

 

Txl 1 275
Trông như hàng chục con giun đang xới tơi lớp đất ấy nhỉ. Nhưng sự thật, đấy chỉ là những sợi mỳ màu tím cùng vụn chocolate thôi

 

Txl 1 276
Có ai dám ăn món sườn bò nướng cùng xúc xích như thế này không?

 

Txl 1 277
Món súp kinh dị

 

Txl 1 278
Món thịt nguội đầu lâu kinh dị

 

… hay các món ăn chơi, tráng miệng

Txl 1 279
Những bóng ma ngộ nghĩnh như thế này được tạo nên từ một nửa quả chuối thơm ngon, được cắm que gỗ rồi nhúng vào chocolate trắng, sau đó đính 2 mắt bằng 2 chocolate chip là xong 

 

ý tưởng trang trí món ăn chủ đề halloween
Tạo hình này thì được gọi là “bánh chanh ma quái” được làm từ bánh bông lan xay nhuyễn, trộn với chanh – nặn thành hình con ma rồi nhúng vào chocolate trắng, mắt thì được vẽ bằng bút màu thực phẩm

 

Txl 1 280
Đố bạn biết bóng ma này được tạo nên như thế nào? – Đó là một quả lê thon dài mang đi hầm rồi trang trí thêm mắt và miệng

 

Txl 1 281
Còn đây là một tạo hình khác, đơn giản và “trần trụi” hơn

 

Txl 1 282
Những cây chổi của mụ phù thủy này được tạo nên từ pho mai cắt sợi và quấn chặt vào bánh quy dạng que trông y như thật

 

Txl 1 283
Một phiên bản chổi khác của mụ phù thủy

 

ý tưởng trang trí món ăn chủ đề halloween
Khoai lang chiên được tạo hình thành quả bí ngô màu cam có mắt, mũi, miệng ngộ nghĩnh

 

ý tưởng trang trí món ăn chủ đề halloween
Bột mỳ vê thành sợi dài mỏng rồi quấn quanh xúc xích, thêm 2 mắt từ mù tạt rồi nướng lên sẽ cho ra những xác ướp siêu đáng yêu

 

Txl 1 284
Bạn có thấy sợ khi chứng kiến hàng chục chiếc chân nhện kỳ dị đang sắp sửa tấn công mình từ mọi hướng?

 

ý tưởng trang trí món ăn chủ đề halloween
Điệu cười nham nhở này được tạo nên từ miếng táo khoét giữa – sau đó nhét bơ đậu phộng vào rồi đính răng bằng hạnh nhân

 

Txl 1 285
… và có cả chiếc lưỡi dài nữa

 

ý tưởng trang trí món ăn chủ đề halloween
Những chiếc bánh quy nhỏ xinh được rưới mật ong lên trên, cho thêm chuối hoặc kem và chấm thêm chocolate đen sẽ tạo nên những quả mắt kinh dị

 

Txl 1 286
Một biến tấu khác từ bánh cupcake

 

Txl 1 287
Quái vật một mắt

 

Txl 1 288
Rất nhiều tạo hình đậm chất Halloween tạo nên những chiếc bánh ngộ nghĩnh

 

Txl 1 289
Trông hệt như máu tươi đang vấy đỏ mọi thứ

 

Txl 1 290
Bạn có dám cầm những quả dâu tây đáng sợ này lên và thưởng thức?

 

Txl 1 291
Bộ sọ trông có vẻ ghê sợ này được tạo nên từ sữa chua, mứt và trái cây thôi đấy. Mùi vị thì ngon tuyệt

 

Txl 1 292
Món rau câu tráng miệng này cũng vậy

 

Txl 1 293
Còn đây là món sinh tố việt quất được đính thêm vài chú dơi ngộ nghĩnh bằng chocolate

 

Txl 1 294
Một chiếc bánh gato đậm chất Halloween

 

Txl 1 295

 

Txl 1 296
Những chiếc bánh này thì sao?

 

Txl 1 297
Bạn có nhìn ra những ngón tay đứt lìa không? – Nó được làm từ bột mỳ, móng là hạnh nhân, thêm một chút mứt làm máu tươi là hoàn thiện

 

Txl 1 298
Nhà hàng có thể tặng những hộp bánh xinh xắn đựng các tạo hình ngộ nghĩnh như dơi, mũ phù thủy… cho các bạn nhỏ vào cuối buổi tiệc, như thế sẽ gây ấn tượng tốt lắm đấy

 

ý tưởng trang trí món ăn chủ đề halloween
“Xác ướp” xúc xich nướng ngộ nghĩnh

 

Txl 1 299
Biến thể “xác ươp” kín đáo hơn

 

Txl 1 300
Một đĩa bánh mì nhân mặn vị đặc biệt

 

Txl 1 301
Nắm xôi gấc ngộ nghĩnh

 

Txl 1 302
Bánh ngọt với chiếc mũ nhện đậm chất Halloween

 

ý tưởng trang trí món ăn chủ đề halloween
Này là cupcake dơi

 

Txl 1 303
Sanwich hình nộm thay ma

 

Txl 1 304
Thanh que tạo hình mạng nhện cho khách nhí

 

Txl 1 305
Phiên bản cupcake xác ướp ghê sợ

 

Txl 1 306
Tạo hình này không biết nên sợ hay cười ngặt nghẽo?

 

Txl 1 307
Đố biết món gì?

 

Txl 1 308
Súp bí đỏ và bánh táo

 

… và cả những hình ảnh thực sự ghê sợ:

Txl 1 309
Những quả táo sấy nhồi phô mai có gắn thêm 2 “cái râu” xinh xắn này có thể khiến khách giật bắn người vì nghĩ đó là gián

 

Txl 1 310
Thế còn những cây kẹo mút trông không mấy vệ sinh này thì sao?

 

Txl 1 311
Có lẽ món ăn này chỉ nên dùng trang trí thay vì được chọn ăn

 

Txl 1 312
Trông như sắp sửa ăn ngón tay của ai đó vậy

 

Txl 1 313
Món tráng miệng này cũng vậy


Để mọi nơi trong khách sạn – nhà hàng tràn ngập không khí Halloween – nhóm nhân viên phụ trách trang trí không nên bỏ qua:

+ Ý tưởng trang trí khách sạn theo chủ đề Halloween

+ Ý tưởng trang trí bàn ăn chủ đề Halloween

+ Gợi ý “make up” cho nhà hàng dịp Halloween


Hy vọng những ý tưởng trang trí đậm chất rùng rợn được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây sẽ là gợi ý hữu ích giúp “refresh” không gian khách sạn – nhà hàng bạn dịp Halloween năm nay.

Còn chần chừ gì mà không triển khai thực hiện ngay!

Ms. Smile (Tổng hợp)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Deglazing là gì? Làm thế nào để Deglazing thành công?

Deglazing là thuật ngữ quen thuộc, dùng gọi tên cho một kỹ thuật nấu nướng mà một đầu bếp cả Âu lẫn Á nên sở hữu. Vậy deglazing là gì? Làm thế nào để deglazing thành công? Deglazing cần lưu ý gì?… Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu nhé!

deglazing là gì
Bạn có biết deglazing là gì? Cách làm deglazing thế nào?

 

Nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng để được gọi là deglazing thành công cần sự chính xác và độ khéo léo cao. Hiểu deglazing là gì và những thông tin liên quan giúp thao tác thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.

Deglazing là gì?

Deglazing tra từ điển có nghĩa là khử dầu – bằng cách thêm một chất lỏng phù hợp vào chảo đang nóng khi chiên hay xào thịt, rau củ nhằm loại bỏ và hòa tan cặn thực phẩm đang bị hóa nâu (chưa đến mức cháy đen) ra khỏi đáy chảo, kết hợp lại thành dạng sốt, để tạo màu và hương vị, cả độ ẩm cho món ăn thành phẩm.

Bản chất của deglazing là gì?

Khi áp chảo, xào thịt hay rau củ, nước trong những nguyên liệu này sẽ từ từ chảy ra, tiếp xúc dưới đáy chảo và bị dính lại đến gần như khô để hình thành màu nâu đẹp mắt. Lúc này, cho một chất lỏng phù hợp rồi cạo nhẹ lớp cặn này lên để hòa tan, sau đó thấm từ từ vào nguyên liệu khiến chúng thấm vị hơn, ngậm nước hơn, cũng có màu đẹp hơn.

Để dễ hình dung, cứ tưởng tượng bạn đang ram miếng sườn cốt-lết đã được ướp sẵn vào đó một chút dầu. Khi hai mặt của miếng cốt-lết vàng lại, hãy đổ một chút nước vào, tất cả những thứ dính dưới đáy chảo sẽ bung ra và hòa quyện vào nhau rồi thấm vào miếng sườn đó. Kết quả thì cứ thử nếm xem nhé. Khá đơn giản đúng không.

Ngoài ra, có thể bạn đã deglazing rất nhiều lần rồi nhưng không hề nhận ra nó đó. Chẳng hạn như: đổ nước vào chảo ram sườn (như trên); thêm nước lèo vào chảo xào hành tây; đổ một ít rượu vào chảo đang chiên thịt… Hãy chắc chắn rằng không có gì bị cháy nhé, chỉ đến mức nâu vàng thôi chứ không đến đen.

Txl 1 338
Miếng sườn cốt-lết trông bắt mắt và thơm, béo hơn nhờ kỹ thuật deglazing

Chất lỏng sử dụng để Deglazing là gì?

Trong định nghĩa “Deglazing là gì?”, nhiều người thắc mắc vậy “một số chất lỏng phù hợp” đó là gì? – Câu trả lời chính là có thể sử dụng bất kỳ chất lỏng nào, trừ sữa.

Vì sao? – Bởi sữa có thể bị đông lại khi sôi hay nấu ở nhiệt độ cao.

Một số chất lỏng thường dùng nhất có thể kể đến như:

– Rượu vang đỏ hoặc trắng

– Bia

– Nước dùng bò, gà, cá, rau…

– Cognac hoặc brandy

– Nước hoa quả

– Giấm

– Nước

– …

Làm thế nào để Deglazing thành công?

Bao gồm:

– Làm nóng chảo cùng với nguyên liệu (thịt, rau củ…) để loại bỏ hết các chất béo bên trong ra đáy chảo

– Tăng nhiệt độ lên cao

– Thêm chất lỏng lạnh vào chảo nóng, chất lỏng sau đó sẽ sôi rất nhanh, đánh bung các chất màu nâu bám dưới đáy chảo

– Dùng một cái muỗng gỗ sạch từ từ cạo những mảng bám cứng đầu dính chặt bên dưới đáy chảo để hòa tan với chất lỏng có sẵn

– Nấu đến độ sệt thích hợp rồi nêm nếm gia vị hoàn chỉnh thì tắt bếp

Txl 1 339
Cách deglazing thật ra khá đơn giản nhưng cần độ chính xác và khéo léo cao

Deglazing lưu ý gì?

– Xin nhắc lại là chỉ nấu mảng bám đến nâu vàng chứ không phải đen kiểu bị cháy khét

– Trường hợp thêm chất lỏng có chứa cồn thì phải tắt bếp hoặc lấy chảo ra khỏi lửa nấu nếu không muốn lông mày hay bất kì thứ bắt lửa nào bị cháy xém

– Thao tác cần nhanh, gọn để mảng bám không bị cháy

– …

Đến đây, hẳn nhiều bạn trẻ đam mê theo nghề bếp phần nào hiểu được deglazing là gì, bản chất hay cách thực hiện deglazing ra sao… từ đó chuẩn bị thêm hành trang vào nghề hoàn thiện hơn mỗi ngày. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn!

Ms. Smile

(Tham khảo và biên tập từ Lucas Kitchen)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

5+ cách trang trí món ăn đậm chất Giáng sinh như nhân viên bếp nhà hàng

Ông già Noel, cậu bé người tuyết, cây thông, cây nấm tuyết, vòng lá mùa vọng,… đều sẽ được biến tấu sinh động, bắt mắt với nguyên liệu và cách làm đơn giản, dễ thực hiện giúp nhà hàng ghi điểm trong mắt thực khách.

cách trang trí món ăn đạm chất giáng sinh
Bạn đã biết cách biến tấu món ăn ngập tràn không khí giáng sinh chưa?

Tại sao nhà hàng nên trang trí món ăn đậm chất giáng sinh?

Không phải tự dưng mà gần như tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ đều trang hoàng không gian phục vụ khách mang đậm không khí mùa lễ hội. Điều này không chỉ giúp đẹp về phần nhìn, khiến khách thích mắt mà còn thể hiện sự quan tâm và hòa vào dịp lễ đặc biệt của chính nơi đó. Giáng sinh cũng vậy. Bên cạnh việc trang trí cây thông Noel, trang trí không gian khách sạn – nhà hàng, nhiều nơi còn khéo léo mang không khí giáng sinh đến tận bàn tiệc bằng cách biến tấu các món ăn – đồ uống gợi nhắc, tạo cho khách hàng cảm giác thân thuộc, gần gũi nhưng không kém phần tươi vui, sang trọng.

Các cách trang trí món ăn đậm chất giáng sinh

#Làm ông già Noel từ quả dâu tây

– Nguyên liệu: dâu tây, kem tươi, socola

– Cách làm: Cắt đôi quả dâu tây rồi bơm kem tươi vào giữa quả dâu để làm mặt ông già Noel – đậy nửa quả dâu nhỏ hơn lên trên làm đầu rồi xịt một ít kem làm chóp – lấy socola đun chảy vẽ mắt, mũi, miệng hay cúc áo là xong.

Txl 1 315

-*-*-*-

>>>Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện tương tự với nguyên liệu là cà chua.

Txl 1 316

 

Những ông già Noel béo, tròn, phúc hậu được bày lên bàn ăn trông thật bắt mắt. Bạn có thể trang trí trên bánh kem, món ăn hay bàn ăn tùy theo sở thích và thẩm mỹ của mình.

Txl 1 317

 

Txl 1 318


#Làm cậu bé người tuyết từ trứng

– Nguyên liệu: trứng cút luộc bóc vỏ, cà rốt, rau cải ngọt, cà chua bi, bắp cải tím, hạt tiêu đen nguyên hạt, ớt nhỏ, que tăm.

– Cách làm:

+ Cách 1: Cà rốt thái thành 2 khoanh tròn dày khoảng 1cm, khoanh trước có kích thước lớn hơn khoanh sau; gắn cố định chúng lại bằng tăm để làm mũ cho người tuyết. Chọn từng cặp trứng cút một lớn, một bé; cắt đi một phần nhỏ ở hai đầu mỗi trứng rồi dùng tăm nhọn xiên theo chiều dọc, gắn cố định 2 quả trứng với mũ lại với nhau (như hình vẽ). Đính hạt tiêu đen lên làm mắt, mũi, cúc áo; một tí cà rốt làm mũi là xong.

Txl 1 319

-*-*-*-

+ Cách 2: Chọn 2 quả trứng cút một lớn, một bé và dùng tăm cố định chúng lại. Bắp cải tím thái sợ chần qua nước sôi rồi buộc lại làm khăn len trên cổ cho người tuyết (như hình vẽ). Cắt một nửa quả cà chua bi và ghim cùng một lá cải lên đầu làm mũ; dùng 2 cọng rau thơm làm tay, hạt tiêu làm mắt, đuôi quả ớt làm đỉnh mũi là xong.

Txl 1 320

-*-*-*-

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo nên người tuyết Olaf từ các loại củ như củ cải, cà rốt, hành tây. Cách làm cực kì đơn giản như hình vẽ. Nhớ dùng thêm mướp đắng làm cây thông cho tạo hình thêm sinh động.

Txl 1 321

30+ gợi ý trang trí bàn ăn nhà hàng – khách sạn dịp Giáng sinh


#Làm cây thông từ rau củ quả

+ Cách 1: đây là cách làm đơn giản nhất với nguyên liệu là những loại củ dài như cà rốt, củ cải, mướp đắng.

Cách làm:

– Cắt phần cuốn các loại củ trên, dùng tăm ghim lên những lát khế hình ngôi sao 5 cánh để tạo hình cây thông Noel từ củ cà rốt.

– Với củ cải trắng, bạn dùng vỏ dưa chuột để trang trí bằng cách cắt sợi mỏng rồi quấn quanh thân củ cái;

– Rắc thêm đường cát lên trên chúng để mô phỏng tuyết. Cách làm đơn giản như hình vẽ là xong.

Txl 1 322

-*-*-*-

+ Cách 2: cây thông Noel từ súp lơ. Súp lơ xanh luộc qua rồi dùng tăm ghép những nhánh súp lơ lại với nhau (như hình) để tạo hình cây thông. Trang trí thêm bằng cà chua bi, súp lơ trắng, hành tây, củ cải và khế để cây thông trông sinh động và bắt mắt.

Txl 1 323


#Làm cây nấm tuyết từ trứng cút

– Nguyên liệu: trứng cút luộc bóc vỏ, cà chua bi, rau thơm, sốt mayonnayse, que xiên.

– Cách làm: cà chua bi rửa sạch, cắt bỏ phần đầu cuống, bỏ ruột; dùng tăm chấm sốt mayonnayse rồi chấm từng chấm trắng nhỏ lên đầu cà chua. Ngắt lấy lá rau thơm, nhúng chút nước để tạo độ dính với trứng tạo “chân nấm”. Dùng que xiên xiên lần lượt rau thơm, trứng, cà chua lại với nhau là bạn đã có một cây nấm tuyết xinh lung linh cho các vị khách nhí của mình.

Txl 1 324


​#Làm vòng lá mùa vọng từ rau củ quả

– Nguyên liệu: khoai tây, súp lơ xanh, cà chua

– Cách làm: Khoai tây gọt bỏ vỏ, luộc chín rồi nghiền nhuyễn trên bề mặt đĩa. Súp lơ xanh cũng luộc chín xếp quanh viền đĩa trên bề mặt khoai tây. Cà chua bi để nguyên quả và xếp đan xen vào giữa súp lơ, có thể dùng thêm hạt ngô, ớt đỏ xen kẽ để chiếc vòng trông thật nổi bật.

Txl 1 325

 

Txl 1 326


#Các kiểu trang trí ấn tượng và thích mắt khác

Ngoài ra, còn rất nhiều cách trang trí đơn giản khác đậm chất Giáng sinh trên bàn ăn nhà hàng để bạn tham khảo. Chỉ cần nhìn hình và làm theo là bạn đã có thể tạo nên những món ăn ngập tràn không khí giáng sinh phục vụ khách hay những người thân yêu:

Txl 1 327

 

Txl 1 328

 

Txl 1 329

 

Txl 1 330

 

Txl 1 331

 

Txl 1 332

 

Txl 1 333

 

Txl 1 334

 

Txl 1 335

 

Txl 1 336

Trang trí món tráng miệng

 

Txl 1 337

hay đơn giản là cho chiếc bánh pizza hay các món chính khác…

Xem thêm: 4 loại thức uống dành riêng cho đêm Giáng Sinh​

Ms. Smile

Ảnh nguồn Internet​

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tiêu chuẩn về ngoại hình đối với hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch ( HDV DL) là lựa chọn cho định hướng nghề nghiệp của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Bên cạnh những mối quan tâm về công việc, mức lương, cơ hội nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng …có rất nhiều thắc mắc về tiêu chuẩn ngoại hình cần có của một HDV DL. 

Tiêu chuẩn về ngoại hình đối với hướng dẫn viên du lịch
Tiêu chuẩn về ngoại hình đối với hướng dẫn viên du lịch

HDV DL có cần ngoại hình không?

Câu trả lời là có. Tuy nhiên đó không phải là yêu cầu bắt buộc. Với đặc trưng công việc phải đi nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người việc sở hữu một ngoại hình ưa nhìn sẽ là điểm cộng trong quá trình giao tiếp của HDV DL với khách hàng,

Tiêu chuẩn về ngoại hình của HDV DL

Ngoại hình là một yếu tố quan trọng không chỉ với riêng nghề HDV DL mà còn đối với  ngành dịch vụ nói chung. Trong nghề HDV DL không nhất thiết phải có chiều cao lý tưởng hay một khuôn mặt đẹp, một ngoại hình tiêu chuẩn phải đảm bảo những yếu tố sau:

Trang phục: Phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng khách hàng trong chuyến đi. Luôn giữ được sự gọn gàng, chỉn chu trong trang phục đồng thời cũng phù hợp với điều kiện địa lý, thời tiết, phong tục văn hóa của từng nơi. 

Chọn những bộ đồ đơn giản, chất liệu co dãn tốt khi dẫn các tour trên núi, địa điểm cần leo trèo, đi lại nhiều.

Trang phục năng động, màu sắc trẻ trung khi dẫn các đoàn trẻ, và nhã nhặn, lịch sự khi đối tượng là những người lớn tuổi.

Các đơn vị lữ hành hiện nay thường cung cấp trang phục cho HDV để tạo sự đồng bộ và chuyên nghiệp.

Vệ sinh cơ thể: Đây là điều tối quan trọng đối với một HDV DL, luôn giữ cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho trong mọi hoàn cảnh. Vệ sinh đầu tóc, răng miệng, móng tay…, chăm chút những chi tiết nhỏ cũng mang lại sự hài lòng cho người tiếp xúc và cho thấy bạn tôn trọng khách hàng của mình.

Trang điểm: HDV DL nữ nên biết cách trang điểm để khuôn mặt tươi sáng, ưa nhìn, điều này vừa tạo thiện cảm với người tiếp xúc vừa giúp cho bản thân tự tin hơn. Nên chọn cách trang điểm nhẹ nhàng, lịch sự, phù hợp với từng khuôn mặt. 

Giày dép: Giày dép là vật dụng ảnh hưởng về mặt cảm quan cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của HDV DL. Không chỉ cần quan tâm về kiểu dáng mà chất lượng cũng rất quan trọng, một đôi giày êm chân, không quá rộng hay quá chật sẽ đem lại sự thoải mái cho người mang, bảo đảm thể chất cho HDV trong suốt hành trình dài. 

Cũng như trang phục, lựa chọn giày dép cần chú ý đến hoàn cảnh, địa hình…

Txl 1 342
Ngoại hình là lợi thế trong nghề HDV DL

Những tố chất cần có của một HDV DL

Bên những yếu tố về ngoại hình, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, kiến thức chung trong các lĩnh vực, để trở thành một HDV DL chuyên nghiệp cần bạn rèn luyện cho mình những tố chất:

  • Thân thiện: Trong quá trình giao tiếp giữa người với người sự thân thiện luôn mang lại những giá trị tích cực. Một HDV thân thiện sẽ tạo thiện cảm tốt đối với du khách, giúp thu hẹp khoảng cách, tạo ra những cuộc trò chuyện thú vị hơn.

  • Tinh tế: HDV tinh tế trong cách quan sát sẽ nắm bắt tốt cảm xúc khách hàng cho dù trong một đoàn có rất nhiều người, từ đó điều chỉnh hành động, ứng xử để mang lại sự hài lòng cho khách hàng. 

  • Hài hước: Hãy xóa tan những khoảng lặng trong chuyến đi bằng những câu chuyện hài hước. Du khách sẽ tương tác tốt hơn, thích thú hơn khi sự hài hước của bạn đặt đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. 

  • Linh hoạt: Linh hoạt trong ngôn ngữ, linh hoạt trong cách xử lý tình huống sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các HDV DL, giúp bạn có một chuyến hành trình thành công tốt đẹp.

Qua bài viết trên hy vọng đã giải đáp được thắc mắc về tiêu chuẩn ngoại hình đối với một HDV DL, và cho thấy việc hoàn thiện bản thân, rèn luyện những tố chất cần thiết rất có ích cho hành trình nghề nghiệp của mỗi người.

Xem thêm : Hướng dẫn viên du lịch cần trang bị những kiến thức gì? 

Đoàn Trang

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Kinh hoàng với 5 tai nạn nghề nghiệp thương tâm của nghề hướng dẫn viên và bài học cảnh tỉnh

Nói nghề hướng dẫn viên “sướng” được đi khắp nơi, trải nghiệm nhiều điều thú vị nhưng ít ai biết những tai nạn nghề nghiệp thảm khốc mà họ trải qua. Điều này không chỉ dấy lên sự e ngại cho người làm trong ngành mà còn là bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp, tổ chức về du lịch. Vậy nguyên nhân của những vụ tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên là gì? Bài học cảnh tỉnh của việc này cụ thể ra sao?… Cùng Nghề khách sạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Kinh hoàng với 5 tai nạn nghề nghiệp thương tâm của nghề hướng dẫn viên và bài học cảnh tỉnh
Tai nạn nghề nghiệp nghề hướng dẫn viên và bai học cảnh tỉnh

Tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên là gì?

Tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên (HDV) là những tai nạn làm tổn thương ở bất kỳ bộ phận, chức năng nào trên cơ thể HDV hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình thực hiện công việc dẫn tour cho du khách.

Một số tai nạn nghề nghiệp thảm khốc của hướng dẫn viên

Dưới đây, Nghề khách sạn xin tổng hợp một số tai nạn nghề nghiệp thảm khốc từng diễn ra trong nghề hướng dẫn viên để bạn đọc tham khảo:

– Tử vong do hướng dẫn trò chơi mạo hiểm sai quy định

Vào ngày 23/2/2017, hai HDV là anh Q. và K. hướng dẫn 8 người khách tham gia trò chơi vượt thác tại thác Hang Cọp, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt. Sau khi 4 người đã vượt thác thành công thì bất ngờ anh Q. bị đẩy sang bờ đá, còn anh K. và 1 du khách bị nước cuốn trôi theo dòng nước dẫn đến tử vong ngay sau đó.

Được biết, anh Q. và K. đều là hướng dẫn viên của công ty TNHH Giấc mơ vàng (Đường Thông Thiên Học, TP. Đà Lạt) cộng tác, không ký hợp đồng chính thức cũng không trả lương tháng. Ngoài ra, Giám đốc công ty này, ông Đỗ Tuấn (26 tuổi, tỉnh Gia Lai) còn tự ý tổ chức tour du lịch mạo hiểm khi chưa có sự cho phép của cơ quan địa phương.

Ngoài ra, có không ít vụ tai nạn diễn ra trong quá trình HDV dẫn tour du lịch mạo hiểm như: 2 trong 4 du khách bị mất mạng do thực hiện tour du lịch băng rừng, leo núi Bidoup, Lâm Đồng ngày 01/12/2020.

– Tử vong do lật xe

Vụ việc diễn ra vào ngày 22/07/2020, xe 7 chỗ biển kiểm soát 30E-02375 do ông L. S. S. (Tỉnh Lào Cai) điều khiển leo lên dốc tham quan Cầu kính Rồng Mây (Khu du lịch tỉnh Lai Châu) thì bất ngờ gặp tai nạn, lật ngửa xe khiến 1 HDV bị thương nặng, dẫn đến tử vong. 

Đáng nói hơn, trên xe có đến 9 người, vượt quá tải so với quy định. Ngoài ra, theo Quản lý khu du lịch thì tất cả những phương tiện có thời hạn sử dụng quá 5 năm đều phải dừng tại bãi đỗ xe và sử dụng xe riêng để đưa du khách lên chân cầu thang máy. Tuy nhiên, khi bảo vệ phát hiện xe 30E-02375 và yêu cầu di chuyển vào bãi đỗ xe thì lái xe lại không thực hiện theo dẫn đến tai nạn thương tâm.

– Tử vọng do khách đùa với voi

Một HDV Trung Quốc He Yongjie (34 tuổi) đã mất mạng vào ngày 21/12/2017 ở khu du lịch nổi tiếng của huyện Bang Lammung, tỉnh Chonburi, Thái Lan khi đang cố gắng giải vây cho hai nữ du khách bị voi hất khỏi lưng. Nguyên nhân vụ việc vì trước đó, một thành viên trong nhóm đã đùa giỡn, kéo đuôi con voi khiến nó nổi giận, hất tung người ra khỏi lưng. Tuy nhiên, không may anh He Yongjie đã bị voi húc và giẫm đạp dẫn đến tử vong.

– Thiệt mạng do cứu khách du lịch đuối nước

Ngày 31/05/2019, khi đang dẫn đoàn khách đi qua sông Lidder, thuộc khu vực Mawoora Pahalgam ở Ấn Độ, thì bè của HDV Rough Ahmed Dar bị lật úp dẫn đến tất cả người đều bị rơi xuống nước. Sau khi di chuyển vào bờ, anh Dar đã cố gắng bơi ra lại giữa sông và cứu sống 7 khách du khách thành công. Tuy nhiên, sau đó anh bị đuối sức và mất tích. Một ngày sau, người dân mới tìm ra thi thể của Dar gần đó.

– Bị đánh do giật khách

Ngày 23/08/2020, một nữ HDV N.A.Đ thuộc công ty du lịch Miền Quê (Bến Tre) bị hai nhân viên du lịch của Hợp tác xã Thủy bộ Vận tải Châu Thành dùng tay hành hung, chấn thương mặt. Ngoài ra, hai người này còn hăm dọa sẽ gọi thêm nhiều đối tượng khác đến tấn công chị Đ.

Ngoài ra, còn rất nhiều vụ tai nạn nghiệp nghiệp hướng dẫn viên du lịch Nghề khách sạn chưa cập nhật. Nếu vẫn còn thiếu, mời bạn đọc comment ngay dưới bài viết để chúng tôi bổ sung thêm.

Nguyên nhân của tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch

Một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn nghề nghiệp thương tâm cho hướng dẫn viên du lịch có thể kể đến như sau:

– HDV chưa có kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nghề một cách chuyên sâu mà đã trực tiếp dẫn tour mạo hiểm hay thực hiện chuyến tham quan phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao.

– Chủ doanh nghiệp, công ty lữ hành không tham khảo quy định pháp luật về địa điểm tham quan, tổ chức tour trái phép, không cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo hộ.

– Lái xe chưa có kinh nghiệm, trình độ hoặc chưa được đào tạo về những quy định an toàn khi di chuyển trong khu du lịch, danh lam thắng cảnh hoặc địa điểm du lịch khác.

– HDV chưa có kỹ năng cứu người khi gặp nạn trên sông, biển,… hay chưa trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho bản thân trước tình huống xấu xảy ra.

– HDV chưa tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết, đặc điểm, thuận lợi khó khăn về địa hình của địa điểm tham quan dẫn đến chuyến đi gặp nhiều vấn đề phát sinh.

– Tình trạng giành giật khách du lịch, câu khách trong khi ban quản lý địa phương không quản lý hay xử lý đúng quy định.

– Nhiều công ty du lịch giả mạo, thực hiện chuyến tour du lịch mạo hiểm trái phép, đưa những hướng dẫn viên thiếu kinh nghiệm, trẻ tuổi,… thực hiện dẫn đến tai nạn thương tâm.

Txl 1 340
HDV chưa có kinh nghiệm dễ dẫn đến tai nạn nghề nghiệp khi hành nghề

Bài học cảnh tỉnh cho hướng dẫn viên du lịch

Trước những vụ tai nạn nghề nghiệp thương tâm trên, HDV cùng doanh nghiệp về du lịch nên tự nhìn lại mình và đưa ra bài học kinh nghiệm cảnh tỉnh như sau:

– HDV cần trau dồi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực, địa điểm tham quan, danh lam thắng cảnh hay loại hình tour du lịch bạn chuẩn bị hướng dẫn.

Txl 1 341
HDV cần trau dồi kiến thức chuyên môn về địa điểm du lịch để chuẩn bị hướng dẫn

– HDV luôn trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho khách và bản thân cùng kỹ năng chuyên môn cứu người gặp nạn để gặp tình huống xấu nhất có thể bảo vệ chính mình và người khác.

– HDV phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, tích lũy kỹ năng sống sót trong những tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân và du khách trong quá trình làm việc.

– Công ty lữ hành, doanh nghiệp về du lịch cần thực hiện đầy đủ những quy định liên quan về địa điểm tham quan, đảm bảo an toàn cho du khách và HDV, thường xuyên tổ chức khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho HDV.

Tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên có được bồi thường không?

Câu trả lời là có. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của cơ quan, công ty lữ hành, du lịch HDV làm việc mà mức bồi thường sẽ khác nhau. Cụ thể về quy định bồi thường cho tai nạn lao động theo pháp luật: Tại đây.

Có thể nói, ai đã dấn thân vào nghề HDV cũng không muốn gặp phải tai nạn nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu  chủ quan, lơ là, không chịu trau dồi kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, HDV sẽ rơi vào tình cảnh đáng tiếc này. Tìm hiểu tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên giúp nhân sự trong ngành rút kinh nghiệm cho bản thân và tích cực trau dồi kiến thức, chuyên môn tốt hơn trong quá trình làm việc, mang lại trải nghiệm du lịch chất lượng, an toàn cho du khách.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Gợi ý 21 trò chơi hoạt náo trên xe cho Hướng dẫn viên

Phẫu thuật bò, hát đối, cậu Cả cô Chín, soi gương, trúng số… là những trò chơi hoạt náo trên xe quen thuộc nằm lòng của hầu hết các Hướng dẫn viên (HDV) du lịch. Tuy cũ nhưng không bao giờ nhàm. Vậy bạn đã biết cách tổ chức những trò chơi này? Hình phạt cụ thể ra sao chưa? Nếu đang thắc mắc những điều này, hãy để Nghề khách sạn gỡ rối giúp bạn trong bài viết dưới đây nhé.

một số trò chơi hoạt náo trên xe dành cho hướng dẫn viên
HDV thường tổ chức các trò chơi hoạt náo trên xe để khuấy động không khí

HDVDL có nên tổ chức trò chơi trên xe?

Không một hợp đồng nào quy định hay bắt buộc các HDV phải tổ chức các trò chơi trong quá trình di chuyển của hành khách đến các điểm đến để tham quan du lịch. Tuy nhiên, trong khi một số khách thích yên tĩnh và đọc sách, nghe nhạc bằng headphone hay chợp mắt/ ngủ một giấc thì không ít khách khác (nhất là các bạn trẻ) lại thích không khí sôi động, nhộn nhịp trên xe thay vì im lặng, nhàm chán… Lúc này, việc tổ chức các trò chơi hoạt náo trên xe là vô cùng cần thiết và phù hợp; vừa thỏa mãn nhu cầu của du khách, vừa tạo ấn tượng về một HDV nhiệt tình và chuyên nghiệp. Lưu ý một điều là, HDV cần nhạy bén trong khâu nắm bắt tâm lý của khách hàng, đối tượng khách, đoán xem mong muốn của khách là gì để cân nhắc xem nên hay không nên tổ chức trò chơi, nếu có thì tổ chức khi nào, tổ chức như thế nào – tránh khiến khách khó chịu và không hào hứng tham gia vì không thích.

HDVDL tổ chức trò chơi trên xe khi nào?

Trên xe, HDVDL lịch sự chào khách, giới thiệu qua về thông tin cá nhân của bản thân như tên, tuổi, nơi làm việc, số điện thoại hoặc phương thức liên lạc – thông qua kế hoạch di chuyển và chương trình tour của đoàn – thuyết minh sơ bộ những điểm mà xe đi qua nếu có. Lúc này, khi quãng đường di chuyển còn khá xa, dọc tuyến đường xe chạy không có quá nhiều thông tin cần truyền đạt, nhận thấy nhu cầu thích giao lưu giải trí của khách cao, HDVDL hỏi qua ý kiến khách để tổ chức một số trò chơi hoạt náo trên xe, tạo không khí vui tươi, sôi động vừa giúp khách tỉnh táo, giảm uể oải, vừa kết nối đoàn, tạo sự gần gũi đồng thời ghi điểm với du khách về sự nhiệt tình của người hướng dẫn.

Ngoài ra, sau khi ăn trưa/ tối xong, khách lên xe để ổn định chỗ ngồi và đi tiếp, HDVDL cũng có thể tổ chức tiếp trò chơi còn dang dở trước đó hoặc chơi mới trò khác. Dĩ nhiên, việc tổ chức hay không, tổ chức như thế nào vẫn tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của du khách trên xe.

Yếu tố lựa chọn trò chơi trên xe của hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên có thể lựa chọn trò chơi trên xe dựa trên những yếu tố sau đây:

– Hướng dẫn viên nên lựa chọn trò chơi bạn đã từng tổ chức ở nhiều chuyến đi trước và thành công hoặc ít nhất phải hiểu tường tận về cách chơi, hình phạt,…

– Trò chơi đơn giản, dễ chơi, không phải tư duy nhiều, phù hợp với nhiều đối tượng du khách trên xe.

– Khi tổ chức trò chơi phải lựa thời điểm thích hợp, lúc người trên xe thoải mái nhất.

Một số trò chơi hoạt náo trên xe cho HDVDL

Những trò chơi mà Nghề khách sạn giới thiệu phía dưới đây vô cùng sôi động và hấp dẫn dành cho cả xe hoặc đội, nhóm. Để hoàn thành trò chơi và dành chiến thắng, các đội phải thật bình tĩnh, nhạy bén, nhanh và cả thông minh nữa.

>Giao kết chung khi chơi

+ Chia đội: Trên xe chia làm 2 đội, thông thường sẽ có 2 cách chia: một là lấy hành lang lối đi làm chuẩn, 2 bên dãy ghế là 2 đội – hai là tính từ trước xe về sau, chia làm hai phần bằng nhau, 1 đội phía trước xe đến giữa xe, đội còn lại từ giữa xe đến cuối xe.

+ Hình phạt: đội thua sẽ chịu phạt. Hình phạt sẽ do quản trò – HDV hoặc đội thắng cuộc quy định.

+ Mục đích: tạo không khí vui vẻ, hào hứng trên xe, gắn kết các thành viên trên xe, xóa tan cảm giác nhàm chán, nặng nề khói xe, quên đi mệt mỏi vì di chuyển khá dài.

Khách trên xe có thể đến từ cùng 1 đoàn, là bạn bè hay người thân, có quen biết nhau từ trước; một trường hợp khác là khách lẻ ghép đoàn. Do đó, việc tổ chức trò chơi có thưởng – phạt cần thiết phải giao kết, quy định từ đầu về cách chơi, phần thưởng/ hình phạt sau trò chơi, cách thực hiện thưởng/ phạt cụ thể thế nào… rõ ràng và chi tiết để khách (người chơi) cân nhắc tham gia hay không; tránh tình huống chơi xong thua nhưng cay cú không chung phạt, từ đó nảy sinh mâu thuẫn, cãi cọ gây hệ lụy không mong muốn. 

>Một số trò chơi hoạt náo trên xe phổ biến

#1. Phẫu thuật bò

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: Đối tượng của trò chơi này là con bò, 2 đội chơi sẽ thay phiên nhau kể về các bộ phận của bò nhưng phải bắt đầu bằng những chữ cái như B, L, M,…(những chữ cái này do quản trò – HDV quy định). Đến lượt đội nào mà đội đó không kể được thì thua.

Quản trò có thể linh hoạt tạo thêm các trò tương tự khác như “kể tên các bộ phận trên cơ thể người” cũng rất thú vị với các chữ cái như T, M, L…


#2. Hát nối

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: 2 đội chơi hát lần lượt theo chủ đề quản trò đã chọn. Từ cuối cùng hoặc chữ cái đầu của từ cuối cùng trong câu hát của đội này sẽ là từ hoặc chữ cái đầu tiên của từ trong câu hát của đội kia và không được hát lặp lại. Đội nào không hát đối lại được là thua.


#3. Cậu Cả cô Chín

+ Thời gian chơi: 20 – 25 phút

+ Cách chơi: 2 đội chơi sẽ lần lượt có tên là Cậu Cả và Cô Chín. Các đội tìm 1 động từ bắt đầu bằng chữ C để nối tên 2 đội thành 1 câu hoàn chỉnh có nghĩa. (Ví dụ: Cậu Cả cấu Cô Chín, Cô Chín cắn Cậu Cả,…). Các động từ được chọn không được lặp lại và phải có nghĩa. 2 đội lần lượt thi, đội nào không tìm ra động từ ghép câu tiếp là thua.

Quản trò có thể linh hoạt tạo thêm các trò tương tự khác như “Bà Ba Bác Bảy” cũng rất thú vị nhưng lần này sẽ chọn 1 động từ bắt đầu bằng chữ B để nối 2 tên.


#4. Soi gương

+ Thời gian chơi: 7 – 10 phút

+ Cách chơi: 2 đội sẽ chọn ra những thành viên nhất định để tham gia vào trò chơi này. Thành viên của đội này làm chuẩn thì thành viên của đội kia phải làm gương và ngược lại. Sẽ có các cặp đôi từ 2 đội thi với nhau, mỗi cặp đôi đứng đối diện nhau, người làm gương sẽ phải lặp lại chính xác các động tác của người kia. Ban giám khảo sẽ là quản trò và các thành viên khác không tham gia trò chơi. Đội làm gương nào không “mô phỏng” lại giống và đúng chủ nhân của mình thì thua.


#5. Tìm động vật

+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút

+ Cách chơi: có 2 đội chơi. Quản trò sẽ chia làm 3 vùng là “bầu trời, mặt đất, dưới biển”. Khi quản trò nhắc đến một vùng nhất định, đồng thời chỉ định đội nào thì đội đó phải ngay lập tức đọc tên của 1 loài động vật sống tại vùng đó, khi đã đọc rồi thì không được đọc lặp lại, tên của động vật phải rõ ràng như chim gì, cá gì,… (Ví dụ: Trời – quạ, Đất – trâu, Biển – mực,…). Đội nào không đọc được hoặc đọc chậm thì thua.

Txl 1 344
Tùy từng đối tượng khách mà HDV sẽ lựa chọn tổ chức những trò chơi phù hợp

#6. Chuyền chun

+ Thời gian chơi: 5 – 7 phút

+ Cách chơi: chia thành 2 đội chơi, mỗi thành viên trong đội được phát 1 cái tăm để chuyền chun từ đầu hàng đến cuối hàng. Trong thời gian quy định, đội nào chuyền được nhiều chun hơn sẽ thắng.


#7. Nối từ

+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút

+ Cách chơi: tất cả các thành viên đều tham gia. Mỗi thành viên nói 1 từ gồm 2 tiếng, từ cuối của người này sẽ là từ đầu trong từ mới của người kia (Ví dụ: bông hoa – hoa hồng,…). Thành viên nào không nối tiếp được sẽ bị phạt.


#8. Đánh trống lảng

+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút

+ Cách chơi: quản trò sẽ đặt 1 câu hỏi bất kì, người được hỏi sẽ phải ngay lập tức trả lời 1 câu không liên quan đến câu hỏi. Thành viên nào phản ứng chậm hay trả lời theo đúng câu hỏi sẽ bị phạt.


#9. Tôi thấy

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: mỗi thành viên hô “Tôi thấy” cộng với tên của 1 người trên xe kèm theo 1 từ láy với chữ cái đầu tên người đấy (Ví dụ: “Tôi thấy Lan lung linh”, “Tôi thấy Nhung nhí nhảnh”,…). Người được gọi tên lại tiếp tục cho đến hết. Thành viên nào không hô tiếp được sẽ bị phạt.


#10. Câu chuyện nhiều người viết

+ Thời gian chơi: 20 phút

+ Cách chơi: Quản trò sẽ quy định một chủ đề cụ thể, mỗi thành viên sẽ viết 1 câu bất kỳ vào giấy rồi nộp lại cho quản trò. Sau khi tất cả các thành viên trên xe đã nộp lại giấy, quản trò sẽ đọc lần lượt và nối các câu lại với nhau thành một câu chuyện theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Câu chuyện được đọc lên chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị. 

Trò chơi này không có kết quả thắng – thua hay mang tính chất thi thố giữa 2 đội; nhưng lại có tính giải trí cao vì tạo ra tiếng cười cho mọi người khi nghe được một câu chuyện hài hước do chính mình tạo ra.

#11. Vỗ tay

+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút

+ Cách chơi: quản trò mời cả xe vỗ tay thử 1 cái, 2 cái, 3 cái,… rồi ra quy định “số chẵn thì vỗ hoặc số lẻ thì vỗ, hoặc có câu “xin mời” thì vỗ,…”. Tổ chức vài lần như thế và tìm ra những người làm sai, chọn đến khi có nam có nữ; dừng trò chơi, mời những người làm sai rời vị trí lên đầu xe và tiến hành phạt. (Hình phạt do HDV hoặc những người thắng yêu cầu, lưu ý càng bựa càng tốt.)

>Hình phạt tham khảo:

– Hình phạt 1: sử dụng bài hát: Qua cầu gió bay với câu hát Yêu nhau, cởi áo í mà cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay…

Người hát có thể đổi “cởi áo” thành cởi dép, cởi nịt, cởi nón, cởi nhẫn,… người chịu phạt phải làm theo, biến thái vào – mới vui!

– Hình phạt 2: sử dụng câu hát: “cao cao bên cửa sổ có 2 người hôn nhau!”

Người hát có thể đổi “hôn nhau” thành nắm tay nhau, vuốt tóc nhau, ôm nhau,…


#12. Trúng số

+ Thời gian chơi: bao lâu tùy thích, tới khi nào người chơi muốn dừng thì thôi

+ Cách chơi: quản trò sẽ quy định con số cụ thể cho mỗi thành viên theo số thứ tự trong danh sách đoàn, hoặc lấy số ghế làm số trúng cho người đó, hoặc dãy số từ 1 đến hết số người trên xe,… Quan sát những biển số xe đang chạy trên đường theo chiều ngược lại với xe của đoàn, 2 chữ số cuối cùng trên biển số xe của xe đó trùng với số thứ tự của người nào thì người đó coi như trúng số. Người trúng số sẽ phải chi ra một số tiền mặc định đã được quy định và thỏa thuận từ đầu. (Lưu ý: tùy vào đối tượng khách để quy định số tiền nhỏ hay lớn cho phù hợp). Đây là 1 trò chơi vui nhộn, kịch tích. Kết thúc trò chơi chắc chắn đoàn sẽ có một ngân quỹ kha khá cho buổi liên hoan cuối hành trình.​


#13. Chuyền nón/ mũ

+ Thời gian chơi: 15 phút

+ Cách chơi: Cả xe cùng hát một bài hát quen thuộc nào đó trong khi chuyền một chiếc mũ/ nón từ đầu người này sang đầu người kia. Kết thúc bài hát, ai là người đội mũ thì phải làm theo yêu cầu của những người khác trên xe.

Quản trò có thể biến tấu thêm các trò khác như chuyền chai nước bằng tay cho đa dạng.


#14. Con thỏ

Trò chơi này phù hợp khi dẫn đoàn là học sinh. 

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: HDV sẽ quy định 4 động tác cần làm cho bàn tay phải: con thỏ (chụm các ngón tay lại với nhau và giơ lên cao) – ăn cỏ (vẫn chụm các ngón tay lại và đưa lên túm tóc trên đầu) – uống nước (chụm các ngón tay lại và đưa vào trong miệng) – chui vào hang (chụm các ngón tay lại và đưa vào lỗ tai). Làm nháp 1,2 lần cho quen. Sau đó, HDV sẽ bắt đầu trò chơi bằng cách đọc liên tục các hoạt động theo 1 trong 4 động tác đã quy định nhưng không theo đúng thứ tự; đồng thời thực hiện không đúng quy định – khách nào làm sai hoặc làm theo HDV sẽ bị phạt.

Txl 1 345
Một HDV chuyên nghiệp sẽ biết nên hay không nên tổ chức trò chơi trên xe, tổ chức khi nào và thế nào

#15. Đứng – nằm – ngồi

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: Tương tự như trò con thỏ, HDV cũng quy định 3 động tác cho cánh tay phải: cánh tay giơ cao thì đứng – cánh tay để ngang người thì nằm – cánh tay co xuống thì ngồi. Sau đó bắt đầu hát theo nhịp bài hát. Anh đứng lên (giơ tay lên cao), thấy đau chân nên anh ngồi (co tay xuống), ngồi rồi thấy đau lưng xong anh lại nằm (để tay ngang người); nằm rồi anh đứng lên, thấy đau chân nên anh ngồi, thấy đau lưng anh lại nằm… Nhịp điệu bài hát cứ tăng nhanh dần đồng thời làm sai đi động tác quy định với lời bài hát. Ai làm sai thì bị phạt.

#16. Phép lịch sự

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: người chơi sẽ thực hiện theo yêu cầu của HDV nếu trong câu nói có từ “xin mời” – không thực hiện nếu trong đó thiếu từ “xin mời”. Ví dụ: “xin mời các bạn đứng lên” thì mọi khách trên xe phải đứng lên nhưng “tất cả ngồi xuống” thì mọi người không được ngồi xuống, ai ngồi xuống thì bị phạt. Cứ thế biến tấu ra nhiều yêu cầu thú vị khác. Chú ý: HDV nên vừa nói vừa làm động tác tương ứng kể cả trong lời nói không có chữ “xin mời” để đánh lừa người chơi.


#17. Thi đố về trái cây

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: HDV sẽ yêu cầu 2 đội lần lượt kể tên các loại trái cây bắt đầu bằng các chữ trong bảng chữ cái như M, N, X, L, T… Đội này nói xong, đội kia phải đáp tiếp ngay, thời gian chờ không quá 5s. Nếu đội tới lượt không đối lại được hoặc đối lặp là thua cuộc. Chơi tiếp lượt khác cho các chữ cái khác. Đội thua nhiều hơn thì thua chung cuộc và bị phạt.


#18. Hát đối đáp

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: hai đội sẽ thi hát về các chủ đề do HDV yêu cầu như con vật (chim thì hát bài nào có tên loài chim; cá thì hát bài nào có tên loài cá…), các địa danh ở các tỉnh, thành phố trong nước, hát về mưa, biển, trời hay bất kỳ điều gì phù hợp và đại chúng. Đội nào không tìm được bài hát khi đến lượt thì thua. Chú ý: không được hát những bài hát cấm lưu hành hay các bài ngợi ca Lãnh tụ, Đảng, bài tiếu lâm.


#19. Tìm hiểu địa danh Việt Nam

+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút

+ Cách chơi: hai đội lần lượt nói tên các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc sao cho chữ đầu của từ cuối địa danh trước là chữ cái đầu của từ đầu địa danh sau. Ví dụ: Hà Nội – Nghệ An – An Giang… Đội nào không đối lại được, đối lâu hoặc đối lặp thì thua. 


#20. Động vật nổi loạn

+ Thời gian chơi: Khoảng 10 – 15 phút

+Cách chơi: HDV sẽ lần lượt nói tên một loài động vật nào đó, các đội sẽ trả lời chui vào đâu trên cơ thể người, sao cho âm của động vật đó phải cùng âm với bộ phận. Đội nào không nghĩ ra được sẽ bị thua.

Ví dụ: Con hổ chui vào đâu? – Con hổ chui vào cổ (Ô – Ô)


#21. Trò nếu thì

+ Thời gian chơi: Khoảng 10 – 15 phút

+Cách chơi: Chia thành 2 đội, mỗi đội sẽ được nhận một tờ giấy nhỏ (Khoảng ⅛ giấy A4) và bút viết để ghi. Một đội sẽ ghi “Nếu…” còn đội còn lại viết “Thì…”. Sau đó hướng dẫn viên thu lại rồi trộn đều trong hai chiếc mũ và đọc to lên, sẽ tạo ra những câu ghép hài hước, thú vị. Ngoài ra, có thể bình chọn câu ghép nào hay nhất và tặng quà để tạo không khí vui vẻ.

Txl 1 346
Nhiều HDV ghi điểm với khách hàng suốt chuyến đi vì sự nhiệt tình và tận tâm

Một số hình phạt sử dụng khi tổ chức trò chơi trên xe

Trong quá trình tổ chức trò chơi trên xe, hướng dẫn viên có thể khéo léo đưa ra các hình phạt đơn giản, thú vị, tạo hứng thú để tham gia các trò chơi sau. Không nên đưa ra những hình phạt quá nặng nề, làm giảm không khí vui vẻ và giá trị đích thực của trò chơi.

Một số hình phạt gợi ý cho HDV khi tổ chức trò chơi trên xe như:

– Soi gương

Khách đứng đối diện với HDV và phải lặp lại hoàn toàn động tác của họ. Nếu không làm được, người đó phải thực hiện hình phạt khác để thay thế. Số lượng người bị phạt có thể là 1 hoặc 2 người.

– Mô phỏng theo bài hát

Tập thể có thể hát một bài hát rồi người bị phạt trên xe sẽ thực hiện các động tác mô phỏng lại sao cho chính xác và vui nhộn nhất. Hình phạt này phù hợp với 1 hoặc 2 người.

– Thợ xây

Hình phạt này phù hợp với những trò chơi chơi theo nhóm. Nhóm thắng sẽ ngồi đối diện với nhóm thua, nhóm thắng là thợ xây còn nhóm thua là người được xây.

HDV sẽ hỏi: “Tôi cần thợ xây?”, mọi người sẽ đáp lại: “Anh cần xây gì?”. HDV sẽ gọi là “Tôi cần xây + tên bộ phận”. Nhóm thua sẽ phải xoa các bộ phận mà hướng dẫn viên nhắc tới như tóc, tai, mặt, chân, tay,…

– Nói tiếng động vật

Hướng dẫn viên sẽ gọi tên người bị phạt bằng một loài vật nào đó như chó, mèo, gà, chim, lợn,… Họ phải kêu âm thanh của động vật trong khoảng 5 – 10 giây. Hình phạt này phù hợp với số lượng không giới hạn.

– Ăn không nói có

Hình phạt áp dụng cho 1 người. Hướng dẫn viên hoặc có thể là bất kỳ người nào trong tập thể đưa ra câu hỏi thú vị cho khách, nhưng khi họ chỉ được trả lời “Có” hoặc “Không”.

– Con vẹt

Hình phạt này có thể sử dụng cho 1 người. Khách sẽ yêu cầu một trong số người ngồi trên xe và hỏi “Nếu tôi là con vẹt, anh/ chị sẽ dạy tôi cái gì?”. Sau đó, người bị phạt sẽ thực hiện lại 2 lần những điều đã được học


Tùy vào từng đối tượng khách mà HDV linh hoạt chọn lựa những trò chơi thích hợp. Vẫn còn rất nhiều các trò chơi hoạt náo trên xe dành cho HDVNghề khách sạn chưa tổng hợp hết được. Nếu có, hãy chia sẻ tại đây để làm phong phú hơn cho chuyến hành trình đầy thú vị.

Hướng dẫn viên du lịch: những thuận lợi và khó khăn bạn cần biết

Ms. Smile

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Thu nhập và mức lương của Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên (HDV) du lịch là một nghề cực kì hot hiện nay với nhu cầu nhân sự (có chất lượng) vô cùng lớn. Vậy bạn có biết thu nhập và mức lương của HDV du lịch? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu điều này!

Du lịch là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, vì thế triển vọng nghề nghiệp là cực kì rộng mở. Một tour du lịch được thực hiện thì HDV chính là linh hồn của tour du lịch đó, là vị trí đặc biệt quan trọng không thể thiếu của mọi công ty du lịch, lữ hành.

Thu nhập và mức lương của Hướng dẫn viên du lịch

Thu nhập và mức lương nghề hướng dẫn viên du lịch

Để trở thành một HDV du lịch, yêu cầu đầu tiên và bắt buộc phải có là thẻ hướng dẫn viên (nội địa hoặc quốc tế). Ngoài ra còn cần: Kỹ năng tổ chức, tính kiên nhẫn, khả năng giao tiếp hiệu quả với khách; Kiến thức về các điểm đến, lịch sử và phong tục của địa phương sẽ đưa khách du lịch đến cũng như trên đường đi; Thông thạo ngoại ngữ, trường hợp là HDV quốc tế phải sử dụng thành thạo tối thiểu một ngôn ngữ nhất định.

Thu nhập và mức lương nghề hướng dẫn viên du lịch

Đa số HDV du lịch có mức lương cứng từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 – 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế; chưa tính các khoản thưởng, “hoa hồng” và tiền tip trực tiếp từ khách du lịch. Mức lương cao hay thấp tùy thuộc vào yếu tố như: quy mô công ty, hiệu suất công việc, mức độ đáp ứng khách hàng,…

HDV du lịch là một trong những nghề có mức thu nhập khá hấp dẫn. Tổng mức thu nhập dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tính chung cho cả HDV nội địa và quốc tế. Thu nhập này bao gồm cả lương và “lậu”. “Lậu” hiểu đơn giản là những khoản tiền thêm ngoài mức lương cứng mà HDV có thể nhận được như: đưa khách đến những điểm mua sắm, điểm ăn uống có thỏa thuận trước với chủ, rồi nhận chia “hoa hồng”; hoặc tiền “tip” trực tiếp của khách trong và sau khi kết thúc chuyến đi. Thật khó để xác định chính xác con số cụ thể cho thu nhập của HDV vì nó phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và thái độ, trách nhiệm khi làm việc; đồng thời nó còn tùy thuộc vào quy mô và tính chất của tour du lịch; vào đối tượng khách du lịch;…​

Txl 1 343

Hướng dẫn viên du lịch có mức lương cứng từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng

Yêu cầu và tính chất công việc trong nghề HDV du lịch mang tính “đào thải” nhân lực rất cao. Ngoài thu nhập đáng mơ ước, chỉ khi thực sự đam mê và yêu thích công việc này, bạn mới có đủ nghị lực và bản lĩnh để đi đến thành công.

3 yếu tố tác động đến thu nhập của hướng dẫn viên du lịch

+) Khu vực phụ trách

Tùy thuộc vào những khu vực mà hướng dẫn viên đảm nhiệm, phụ trách mà mức thu nhập sẽ cao hay thấp. Ví dụ, HDV quốc tế sẽ có lương cao hơn HDV nội địa vì tính chất yêu cầu công việc, kinh nghiệm kỹ năng đòi hỏi khắt khe hơn.

+) Thời gian làm việc trong ngành

Tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của HDV mà mức thu nhập sẽ cao hay thấp. Với những bạn sinh viên mới ra trường, sẽ được nhận mức lương khởi điểm từ 5 – 6 triệu đồng/ tháng. Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, thu nhập của hướng dẫn viên cũng gia tăng từ đó.

+) Kỹ năng chuyên môn khác

Mức thu nhập của hướng dẫn viên cũng sẽ đi lên nếu bạn thành thạo ngôn ngữ, kỹ năng chuyên môn khác. Thậm chí, dù là sinh viên mới ra trường nhưng có khả năng giao tiếp lưu loát với người nước ngoài, bạn vẫn có khả năng nhận lương tương đương với HDV có kinh nghiệm.

Bí quyết giúp gia tăng thu nhập của hướng dẫn viên du lịch

Đã bước vào nghề hướng dẫn viên, ai chẳng mong muốn nâng cao mức thu nhập bản thân từng ngày. Hiểu được điều này, Nghề khách sạn xin bật mí 4 mẹo giúp HDV gia tăng mức lương như sau:

– Chủ động trau dồi kỹ năng mới

Trong quá trình hành nghề hướng dẫn viên, bạn nên tích cực chủ động trau dồi kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống và tham khảo thêm từ các anh chị tiền bối trong nghề. Bên cạnh đó, đừng ngại tham gia những câu lạc bộ, khóa học hay hội nhóm liên quan đến nghề. Thông qua việc giao lưu học hỏi, hãy thường xuyên tích cực ghi chép, thực hành và luôn cập nhật những kinh nghiệm mới, bài học tiến bộ mỗi ngày nhé.

– Học thêm ngoại ngữ

Tầm quan trọng của ngoại ngữ với nghề hướng dẫn viên du lịch hầu như ai cũng biết rõ. Đây là một trong những bí quyết giúp HDV gia tăng mức thu nhập bản thân mà bạn có thể thực hiện. Một số loại ngôn ngữ bạn nên trau dồi như: Tiếng Anh, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn,… Tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài là cơ hội để HDV nâng cao trình độ ngoại ngữ bản thân. Thường xuyên luyện tập trò chuyện, tham khảo tài liệu từ bạn bè, tham gia khóa học,… là những mẹo bạn có thể thử nhé.

– Thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức lịch sử, địa lý

Cập nhật kiến thức mới là một trong những mẹo giúp hướng dẫn viên gia tăng thu nhập. Cho nên, việc tham khảo sách báo, tài liệu chuyên môn hay website về địa danh, thắng cảnh,… là những bí quyết mà bạn không thể bỏ qua.

– Kiên nhẫn với nghề

Ai cũng biết để đạt được thành công trong một lĩnh vực chuyên ngành nào cũng đòi hỏi khoảng thời gian dài chăm chỉ rèn luyện, nâng cao trình độ. Nghề hướng dẫn viên du lịch cũng không ngoại lệ.

Vị trí càng cao, mức lương gia tăng đồng nghĩa với áp lực công việc càng lớn. Để trụ vững với nghề đòi hỏi HDV phải có sự kiên nhẫn, quyết tâm bền bỉ. Đừng vội bỏ cuộc khi gặp phải những tình huống công việc tréo ngoe, cũng không nên nhanh chóng rời đi nếu chẳng may bị sếp quở phạt,… hãy kiên trì tiến về phía trước, liên tục nâng cao tay nghề, làm mới bản thân mỗi ngày. Thành quả sẽ luôn đến với những người kiên trì. Đây là bí quyết cuối cùng mà Nghề khách sạn muốn gửi đến các hướng dẫn viên.

Xem thêm: Hướng dẫn viên du lịch: những thuận lợi và khó khăn bạn cần biết​

Nhìn chung, bài viết trên đây đã nêu tổng quan thu nhập và mức lương của nghề hướng dẫn viên mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những bí quyết gia tăng thu nhập này, bạn có thể trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ bản thân từng ngày để vươn tới những nấc thang mới hơn trong tương lai. Chúc bất kỳ hướng dẫn viên nào cũng luôn trụ vững với nghề và đạt được nhiều thành tựu đột phá trên con đường sự nghiệp của mình.

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.