Quy trình chuẩn bị buồng đón khách và tiêu chuẩn chi tiết cho Housekeeping khách sạn

Không giống như các công việc cần làm trước khi khách check-in của lễ tân, công việc của Housekeeping khi chuẩn bị buồng sạch để đón khách chú trọng vào chất lượng phòng phục vụ khách. Quy trình chi tiết thế nào? Tiêu chuẩn cụ thể cần đạt ra sao? Nếu chưa được hướng dẫn kỹ càng, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu nhé!

quy trình chuẩn bị buồng đón khách và tiêu chuẩn chi tiết
Housekeeping cần đảm bảo phòng sạch và đạt chuẩn trước khi đón khách

Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chuẩn bị buồng đón khách

Theo nhiệm vụ công việc, Housekeeping cần dựa vào các thông tin chi tiết được bộ phận lễ tân cung cấp, gồm:

– Đối tượng khách nhận phòng, như: khách thường, khách VIP…

– Yêu cầu của khách nhận phòng, như: phòng tiêu chuẩn, phòng honey moon, phòng sinh nhật…

– Vấn đề phát sinh khác, như: thêm giường phụ, thêm nôi trẻ em…

… để có sự chuẩn bị buồng tương ứng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thuê phòng của khách và đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn.

Quy trình chuẩn bị buồng đón khách của Housekeeping và tiêu chuẩn cụ thể

+ Chuẩn bị đón khách thường

STT

Các bước công việc

Tiêu chuẩn

01

Tiếp nhận thông tin về khách từ lễ tân

– Tiếp nhận thông qua: phiếu báo khách, danh sách khách đến hàng ngày, điện thoại…

– Nắm đầy đủ và chi tiết các thông tin về khách, yêu cầu đặc biệt của khách (nếu có)

02

Chuẩn bị buồng đón khách

– Tiến hành chuẩn bị buồng đạt chuẩn để phục vụ khách, bằng cách kiểm tra chất lượng buồng theo quy trình chi tiết

2.1

Kiểm tra tình trạng vệ sinh phòng ngủ và phòng vệ sinh

– Kiểm tra trần nhà có bụi, mạng nhện không

– Kiểm tra trang thiết bị đồ dùng có vết bụi bẩn không, đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định chưa

– Kiểm tra giường ngủ đã được trải đúng và phẳng chưa, ga có sạch, gối có dựng đứng không…

– Yêu cầu nhân viên làm buồng làm vệ sinh ngay nếu chưa đạt chuẩn

2.2

Kiểm tra vật phẩm trong phòng ngủ và phòng vệ sinh

– Kiểm tra ga, gối, dép đi trong nhà có đúng và đủ bộ không

– Kiểm tra giấy viết thư, phong bì, tập gấp, kim chỉ, báo chí… trong cặp đặt phòng có đầy đủ chưa

– Kiểm tra phích nước, trà, cốc uống nước có đủ và được bài trí đúng, an toàn và thuận tiện để sử dụng không

– Kiểm tra khăn mặt, khăn tắm, áo choàng, cốc, bàn chải, kem đánh răng, xà phòng các loại, giấy vệ sinh… có đầy đủ và đặt đúng vị trí chưa

– Kiểm tra các đồ dùng 1 lần (amenities) khác đã được bổ sung đủ và đúng chưa

– Kiểm tra các đồ ăn, thức uống trong minibar đã được bổ sung đủ và đúng chưa

– Yêu cầu nhân viên phụ trách bổ sung ngay nếu thiếu, điều chỉnh ngay nếu sai

2.3

Kiểm tra hệ thống điện và trang thiết bị đồ điện

– Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, trang thiết bị, đồ dùng điện có hoạt động tốt và an toàn không

– Báo ngay cho bộ phận sửa chữa xử lý nếu phát hiện sự cố hỏng hóc hay không đảm bảo an toàn khi sử dụng

– Báo bộ phận lễ tân chuyển buồng khác cho khách trong trường hợp không sửa chữa được ngay

– Tuyệt đối không giao phòng không đảm bảo chất lượng và mất an toàn cho khách

2.4

Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước

– Kiểm tra xem các vòi nước, két nước có bị rò rỉ, tắc không

– Kiểm tra bình nóng lạnh có hoạt động tốt và an toàn không

– Báo ngay cho bộ phận sửa chữa nếu phát hiện hư hỏng hay mất an toàn

– Báo bộ phận lễ tân chuyển buồng khác cho khách trong trường hợp không sửa chữa được ngay

– Tuyệt đối không giao phòng không đảm bảo chất lượng và mất an toàn cho khách

2.5

Kiểm tra chống nóng (lạnh) buồng ngủ

– Bật điều hòa/ quạt trong buồng ngủ trước khi đón khách vào mùa hè

– Bật lò sưởi (nếu có) trong buồng ngủ trước khi đón khách vào mùa đông

03

Thông báo và cập nhật tình trạng phòng

– Báo lễ tân khi buồng đã sẵn sàng phục vụ khách

– Cập nhật thông tin trên bảng tình trạng buồng, phần mềm nội bộ hay điện thoại

+ Chuẩn bị đón khách VIP

quy trình chuẩn bị buồng đón khách và tiêu chuẩn chi tiết
Sơ đồ quy trình chuẩn bị buồng đón khách VIP

Chi tiết:

Khi nhận được thông báo có khách VIP từ lễ tân, Housekeeping cần ngay lập tức chuẩn bị buồng đón khách theo quy trình và tiêu chuẩn chi tiết như sau:

STT

Các bước công việc

Tiêu chuẩn

01

Kiểm tra, sửa chữa

– Kiểm tra tình trạng vệ sinh phòng ngủ và phòng vệ sinh; hệ thống điện và trang thiết bị đồ điện; hệ thống cấp thoát nước và các vị trí, đồ dùng phục vụ khách khác theo tiêu chuẩn khách sạn (tương tự như với đón khách thường)

– Báo ngay cho bộ phận sửa chữa, bảo dưỡng nếu phát hiện hư hỏng, mất an toàn

– Đảm bảo công việc hoàn tất trước khi đón khách

– Báo cho lễ tân đổi buồng khách nếu không sửa chữa xong

– Tuyệt đối không phục vụ buồng kém chất lượng hay mất an toàn cho khách

02

Làm vệ sinh

– Nhân viên dọn phòng tiến hành làm vệ sinh buồng đón khách VIP

– Trưởng ca, Giám sát tầng kiểm tra chất lượng buồng đón khách VIP, đảm bảo đạt chuẩn

– Yêu cầu nhân viên dọn phòng làm vệ sinh lại nếu chưa đạt

– Báo cho lễ tân đổi phòng khác cho khách nếu vệ sinh phòng không đảm bảo sạch kịp thời để phục vụ

03

Sắp xếp

– Đặt trước các vật dụng, hàng hóa thuộc tiêu chuẩn phòng hoặc do khách đặt trước vào phòng; sản phẩm dịch vụ khách sạn muốn chiêu đãi khách, thiệp chào mừng…

– Phân công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm phục vụ phòng khách

04

Kiểm tra lần cuối

– Kiểm tra lại một lần nữa mọi ngóc ngách và vật dụng, đồ dùng trong phòng, bao gồm: giường ngủ, tủ quần áo, rèm cửa, thảm trải sàn, đồ điện, phòng vệ sinh…

– Đảm bảo phòng đạt chuẩn đón khách VIP

– Tuyệt đối không phục vụ phòng kém chất lượng và mất an toàn cho khách

Txl 1 400

Tùy vào đối tượng khách, yêu cầu đặc biệt và nhu cầu bổ sung dịch vụ của từng khách mà tiến hành chuẩn bị buồng đón đạt chuẩn

+ Chuẩn bị dịch vụ bổ sung cho phòng đón khách

Tùy vào yêu cầu của khách mà Housekeeping cần chuẩn bị thêm một hoặc một số dịch vụ bổ sung, ngoài tiêu chuẩn phòng đón khách theo quy định. Có thể là: thêm giường phụ, thêm nôi trẻ em, setup giường honey moon… Khi đó, quy trình chuẩn bị và tiêu chuẩn chi tiết như sau:

quy trình chuẩn bị buồng đón khách và tiêu chuẩn chi tiết
Sơ đồ quy trình chuẩn dịch dịch vụ bổ sung cho phòng khách

Cụ thể:

STT

Các bước công việc

Tiêu chuẩn

01

Tiếp nhận thông tin

– Nhân viên trực buồng nhận yêu cầu bổ sung của khách từ lễ tân

– Ghi chép đầy đủ và chính xác thông tin yêu cầu của khách, gồm: ngày giờ khách yêu cầu, tên khách, số buồng, nội dung yêu cầu

– Check lại thông tin với lễ tân một lần nữa

– Chuyển yêu cầu cho nhân viên buồng phụ trách thực hiện

02

Thực hiện

– Tùy vào yêu cầu dịch vụ cụ thể của khách mà quy trình thực hiện và tiêu chuẩn cần đạt sẽ tương ứng theo quy định

Quy trình dọn đồ bổ sung và tiêu chuẩn cụ thể khi làm phòng

Nhiệm vụ của Housekeeping là đảm bảo buồng khách đạt chuẩn khi phục vụ. Do đó, mọi công việc đều được thực hiện theo quy trình và tiêu chuẩn tương ứng. Chuẩn bị buồng đón khách cũng là một trong những khâu quan trọng đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn. Hy vọng những thông tin được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây hữu ích cho công việc của Housekeeping.

Ms. Smile

(Tham khảo và Biên tập theo Giáo trình Nghiệp vụ Buồng phòng)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Quy trình dọn đồ bổ sung và tiêu chuẩn cụ thể khi làm phòng cho Housekeeping khách sạn

Khi có nhu cầu, khách cần đồ bổ sung (có phí hoặc không phí) trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn. Nhiệm vụ của nhân viên buồng phòng là thêm vào và dọn đi đảm bảo đúng tiêu chuẩn dịch vụ phục vụ buồng khách. Chi tiết quy trình thế nào? Tiêu chuẩn ra sao? Cần lưu ý gì khi thực hiện?… Nếu chưa có SOP riêng, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

quy trình dọn đồ bổ sung và tiêu chuẩn cụ thể khi làm phòng cho Housekeeping
Đồ bổ sung được thêm vào và dọn sạch đi theo yêu cầu của khách và tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn

Đồ bổ sung trong buồng khách gồm những gì?

Tùy theo sản phẩm, dịch vụ của từng khách sạn mà đồ bổ sung thêm, có thể có trả phí hoặc miễn phí, sẽ đa dạng, nhiều – ít tương ứng. Thông thường, những đồ bổ sung sau đây là phổ biến, thậm chí bắt buộc có trong buồng phòng khách sạn:

– Gường phụ/ extra bed

– Nôi trẻ em

– Tủ đồ uống/ mini bar

– Đồ dùng 1 lần/ amenities

– Máy móc, trang thiết bị cần bảo dưỡng

– …

Quy trình dọn đồ bổ sung trong buồng khách và tiêu chuẩn cụ thể

Housekeeping có nhiệm vụ dọn sạch phòng khách nghỉ, bổ sung đồ khách cần rồi dọn đi và thay thế đồ mới nếu được yêu cầu. Dưới đây là quy trình dọn đồ bổ sung trong buồng khách và tiêu chuẩn cụ thể cho một vài món phổ biến để nhân viên mới vào nghề tham khảo:

+ Giường phụ hoặc nôi trẻ em

Quy trình thêm Extra Bed vào phòng cho khách

a/ Quy trình dọn:

– Trải giường/ nôi trẻ em ra sau khi đã chỉnh trang xong các giường chính theo tiêu chuẩn khách sạn

– Kiểm tra các đồ đạc bỏ quên (nếu có) trước khi lau và hút bụi trong buồng khách

– Dọn giường/ nôi trẻ em theo quy trình, tiêu chuẩn của khách sạn

– Chuyển giường/ nôi trẻ em ra khỏi buồng khách đã trả, mang đến khu cất trữ đợi phục vụ lượt khách mới tiếp theo; tuyệt đối không được để ở hành lang sau khi đã hoàn thành xong việc dọn dẹp phòng khách đó.

b/ Yêu cầu cần đạt:

– Giường/ nôi được dọn sạch ra khỏi buồng khách đã check-out, được gấp gọn và đưa đến khu vực quy định theo tiêu chuẩn của khách sạn

– Khi cần, giường/ nôi đó đã được dọn sạch và sẵn sàng phục vụ khách

+ Tủ đồ uống/ Mini bar

a/ Quy trình dọn:

– Kiểm tra và lấy những chai, lọ rỗng hoặc còn dang dở cùng ly bẩn ra khỏi tủ

– Lau chùi vệ sinh tủ từ trong ra ngoài

– Rửa ly và chùi sạch vết bẩn bám trên chai, lọ đồ uống còn nguyên nếu có

– Bổ sung các loại đồ uống đã lấy và còn thiếu vào trong

– Kiểm tra ngăn đá, thay khay đựng đá và đá mới nếu cần

– Dùng danh mục kiểm tra số lượng và chất lượng đồ uống, ghi chép đầy đủ và chính xác theo quy định

– Kiểm tra chất lượng hoạt động của tủ, đảm bảo tốt

Quy trình kiểm tra Mini bar trong khách sạn

b/ Yêu cầu cần đạt:

– Tủ đồ uống sạch sẽ, đồ uống được sắp xếp ngăn nắp và khoa học

– Số lượng và chất lượng đồ uống trong tủ đạt chuẩn quy định

– Mọi đồ uống, thức ăn phục vụ phải đảm bảo còn hạn sử dụng, được bao bọc cẩn thận, kín.

Txl 1 401
Mini bar cần được kiểm tra và dọn sạch để tránh tổn thất doanh thu

+ Đồ dùng 1 lần/ Amenities

a/ Quy trình dọn:

– Kiểm tra bộ amenities xem có đủ số lượng theo quy định không

– Kiểm tra và đánh giá xem chất lượng đồ amenities hiện tại thế nào; đồ gì còn sử dụng tiếp được, đồ gì cần thay mới, phân loại cụ thể và chính xác

– Lau chùi và làm khô ly, tách, khay đựng

– Bổ sung đồ amenities bị thiếu

– Sắp xếp đồ amenities đủ số lượng, đúng vị trí theo quy định

– Dùng danh mục kiểm tra số lượng và chất lượng đồ amenities, ghi chép đầy đủ và chính xác theo quy định

b/ Yêu cầu cần đạt:

– Từng đồ amenities phải đúng, đủ và sạch, sẵn khách dùng khi cần

+ Máy móc, trang thiết bị cần bảo dưỡng

Housekeeping khi làm thủ tục kiểm tra và dọn dẹp phòng khách check-out cũng cần kiểm tra chất lượng máy móc, trang thiết bị phục vụ khách. Trong một số trường hợp, khi phát hiện máy móc, trang thiết bị gặp sự cố cần bảo dưỡng đến thay mới thì phải báo cho cấp trên và (hoặc) bộ phận bảo trì để được xử lý kịp thời, đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ phòng phục vụ khách. Khi đó, việc bảo dưỡng hay thay mới máy móc, trang thiết bị cũng được liệt kê vào đồ bổ sung trong buồng khách khi làm phòng.

a/ Quy trình kiểm tra:

– Kiểm tra các thiết bị điện, đèn, điều chỉnh nhiệt độ, điều hòa không khí xem có hoạt động tốt hay không

– Điền vào phiếu yêu cầu bảo dưỡng nếu cần

– Trường hợp cần sửa chữa ngay thì liên hệ văn phòng bộ phận buồng đề nghị xử lý

– Ghi chú vào báo cáo tình trạng buồng theo quy định

b/ Yêu cầu cần đạt:

– Tất cả máy móc, trang thiết bị trong buồng khách cần đầy đủ và hoạt động tốt

– Báo cáo sự cố cho văn phòng buồng trước 12h trưa mỗi ca để đảm bảo xử lý kịp thời, trước khi nhận khách mới check-in

Đồ bổ sung tuy không phải là tiện nghi bắt buộc phải có trong khách sạn nhưng có thể giúp tăng doanh thu và tăng mức độ hài lòng của khách về chất lượng dịch vụ tại đó. Thêm đồ bổ sung vào phòng hay dọn sạch đồ bổ sung không cần thiết khi khách check-out là một trong những nhiệm vụ phải hoàn thành của Housekeeping ở mỗi ca làm việc. Hy vọng chia sẻ trên đây của Nghề khách sạn là hữu ích!

Ms. Smile

(Tham khảo và biên tập từ Nghiệp vụ Phục vụ Buồng)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Phòng khách sạn nào được ưu tiên dọn sạch trước tiên?

Bạn là Housekeeping mới vào nghề và được giao phụ trách 1 tầng buồng trong ca. Bạn nhận được cùng lúc nhiều hơn 1 yêu cầu làm buồng nhưng không biết nên ưu tiên dọn phòng nào trước? Đừng hoang mang! Bài viết dưới đây của Nghề khách sạn sẽ giúp bạn trả lời cho thắc mắc này!

phòng khách sạn nào được ưu tiên dọn sạch trước tiên
Bạn đã biết thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn?

Dọn sạch tất cả các phòng đón khách!

Công việc chính của Housekeeping là dọn phòng đón khách, đảm bảo sạch, thơm, ngăn nắp. Một nhân viên làm phòng có thể được phân công từ 12-14 phòng cho 1 ca 8 tiếng, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy theo quy mô khách sạn, diện tích phòng và số lượng nhân viên hiện có. Do đó, trước khi kết ca, mọi phòng bẩn cần được làm sạch, bao gồm: phòng bẩn khách đã trả, dọn để đón khách mới; phòng khách đang ở nhưng bẩn, khách treo bảng “Yêu cầu làm phòng” phía trước cửa… Các phòng trống sạch cũng cần phải kiểm tra qua một lượt trước khi báo lễ tân phòng đạt yêu cầu đón khách ở mới.

Thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn thế nào?

Trong nhiều trường hợp, có nhiều hơn 1 yêu cầu làm buồng đều thuộc những phòng bạn phụ trách. Nếu không chia việc được cho nhân viên khác, bạn buộc phải làm phòng được ưu tiên trước theo quy định. Ngoài ra, với mỗi phòng bẩn cần dọn cũng phải tuân thủ thứ tự ưu tiên dọn cho từng khu vực, đảm bảo dọn nhanh và sạch nhất.

Vậy thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn thế nào?

+ Thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn theo loại phòng

Tùy thuộc vào loại phòng và tình trạng phòng hay quy định riêng, cụ thể tại mỗi khách sạn mà quy định thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả công việc lẫn sự hài lòng của khách lưu trú về chất lượng dịch vụ của khách sạn. Dưới đây là thứ tự ưu tiên phổ biến:

– Phòng VIP

Những vị khách book phòng này chủ yếu là người có điều kiện kinh tế và địa vị xã hội. Họ chọn VIP vì mong muốn được trải nghiệm dịch vụ cao cấp, xứng đáng với chi phí họ bỏ ra. Do đó, dễ hiểu khi đây là loại phòng được ưu tiên làm sạch trước tiên tại hầu hết các khách sạn khi có nhiều hơn 1 yêu cầu dọn buồng từ khách.

– Buồng khách trả

Ngay sau khi khách báo trả phòng, nhân viên làm buồng cần ngay lập tức thực hiện quy trình check-out theo quy định, tiến hành kiểm tra các dịch vụ mà khách đã sử dụng hoặc gây hậu quả phải đền bù (nếu có) để lập hóa đơn thanh toán tương ứng, sau đó báo xuống bộ phận tiền sảnh rồi thực hiện công việc vệ sinh buồng khách trả theo tiến trình làm phòng chuẩn, đảm bảo kịp giờ đón khách ở mới.

– Buồng khách có yêu cầu đột xuất

Đó là các phòng có khách đang ở nhưng lại muốn được dọn phòng ngay do bẩn. Khi đó, nhân viên buồng phòng được phân công sẽ nhận nhiệm vụ và thực hiện việc này nhanh chóng, sạch sẽ. Lưu ý trong khi dọn không được xê dịch hay lấy đi đồ cá nhân của khách.

Txl 1 24
Tùy thuộc vào loại phòng và yêu cầu của khách để ưu tiên chọn phòng dọn sạch trước tiên

+ Thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn theo khu vực

Một Housekeeping mới toanh hẳn sẽ hoang mang không biết nên bắt đầu dọn phòng từ đâu, dọn chỗ nào trước để nhanh và sạch.

Tại nhiều khách sạn, quy trình làm vệ sinh các phòng sẽ được thực hiện theo thứ tự: phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm và toilet.

Tùy thuộc vào tiện nghi của mỗi phòng mà các khu vực vừa liệt kê có thể có hoặc không; nhân viên làm phòng cần lưu ý để tuân thủ cách sắp xếp thứ tự dọn dẹp này cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn làm phòng theo quy định.

Đừng bao giờ nghĩ “làm phòng thôi ai chẳng làm được” bởi nó khác xa với việc dọn dẹp nhà cửa của hội chị em tại gia. Công việc cần thực hiện theo quy trình, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và quy định thời gian hoàn thành, chất lượng dịch vụ chuẩn sao… Nắm được thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn giúp Housekeeping mới vào nghề đỡ hoang mang trước yêu cầu công việc.

​Ms. Smile

7 quy tắc bắt buộc trong công việc Housekeeping cần nhớ

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Bật mí mối quan hệ trong nội bộ bộ phận buồng phòng khách sạn

Buồng phòng là một trong những bộ phận có cơ cấu nhân sự phức tạp nhất nhì khách sạn, gồm nhiều đội, nhóm, vị trí nhân viên khác nhau chịu trách nhiệm công việc tương ứng khác nhau. Vậy mối quan hệ trong nội bộ bộ phận buồng thế nào? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu nhé!

mối quan hệ trong nội bộ bộ phậ buồng phòng khách sạn

Quan trọng hơn cả việc tìm hiểu mối quan hệ giữa buồng phòng và các bộ phận khác, biết được mối quan hệ trong nội bộ bộ phận buồng giúp công việc của bộ phận diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó cũng giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bộ phận nói riêng và toàn khách sạn nói chung.

Vậy mối quan hệ trong nội bộ bộ phận buồng phòng khách sạn thế nào?

+ Giữa Nv trực buồng với Nv phục vụ buồng

– Căn cứ thông tin nhận được từ bộ phận lễ tân, nhân viên (Nv) trực buồng sẽ báo cho các Nv phục vụ buồng biết: số buồng khách trả – số buồng khách đến – các công việc cần làm liên quan – lưu ý các yêu cầu làm phòng đặc biệt…

– Nhân viên trực buồng báo Nv phục vụ buồng mở cửa phòng cho khách khi họ đến

– Nv phục vụ buồng lập “Phiếu yêu cầu sửa chữa buồng khách” giao Nv trực buồng. Nv trực buồng sau đó sẽ thông báo cho Nv phục vụ buồng thời điểm nhân viên bảo trì làm việc để cùng phối hợp

– Nv phục vụ buồng làm thủ tục giao nhận chìa khóa tại nơi làm việc của Nv trực buồng.

+ Giữa Nv trực buồng với nhóm Nv vệ sinh công cộng

– Nv trực buồng báo cho nhóm Nv vệ sinh công cộng (VSCC) danh sách khách đặt trước để Nv phụ trách làm vệ sinh các khu vực công cộng liên quan, như: hành lang, cầu thang, thảm trải sàn, sảnh…

– Nv VSCC thông báo tình hình khu vực phụ trách với Nv trực buồng, chẳng hạn: đã làm vệ sinh xong chưa, có đang sửa chữa gì không… để Nv trực buồng nắm thông tin và kịp thời thông báo đến các bộ phận liên quan khác.

– Nv VSCC làm thủ tục giao nhận và gửi – lĩnh chìa khóa tại nơi làm việc của Nv trực buồng.

+ Giữa Nv trực buồng với nhóm phụ trách đồ vải

– Nv trực buồng hỗ trợ nhóm phụ trách đồ vải tìm và đối chiếu tên số buồng khách bị quên không ghi, ghi sai trên biên lai giặt là

– Nv trực buồng ghi vào sổ sách những danh mục quần áo phải giặt lại, kịp thời thông báo với khách hoặc nhóm phụ trách đồ vải

– Nv trực buồng thông báo với nhóm phụ trách đồ vải biết nhu cầu của khách về giặt – là – sửa chữa quần áo tương ứng

– Nv trực buồng vào sổ sách quần áo và các thứ liên quan khác khách để quên ở nhóm phụ trách đồ vải nếu có, để hiện vật lại cho nhóm phụ trách đồ vải lưu giữ và chờ trả cho khách theo quy định.

+ Giữa Nv phục vụ buồng với Nv VSCC

– Nv phục vụ buồng thông báo cho nhóm phụ trách VSCC biết nhu cầu làm vệ sinh tại các khu vực liên quan để nhóm cắt cử người đến thực hiện

– Nv VSCC thông báo cho Nv phục vụ buồng biết thời gian làm vệ sinh bên ngoài buồng khách để nhóm này thông báo cho khách, tránh sự cố phát sinh. Trường hợp có dịch bệnh, cả 2 nhóm cùng phối hợp làm công tác sát trùng buồng khách theo chỉ đạo của cấp trên.

+ Giữa Nv phục vụ buồng và Nv phụ trách đồ vải

– Nv phục vụ buồng báo cho Nv phụ trách đồ vải biết khi khách có nhu cầu giặt là, đồng thời lập phiếu giặt là, phối hợp với nhóm phụ trách đồ vải thực hiện công đoạn thu nhận đồ bẩn, trao trả quần áo sạch cho khách

– Nv phục vụ buồng báo cho Nv phụ trách đồ vải đến xử lý khi phát hiện sofa, rèm cửa bị rách, thủng, thiếu khuy…

– Hàng ngày Nv phục vụ buồng mang đồ vải bẩn tới Nv phục vụ đồ vải và nhận lấy đồ giặt là sạch

– Phối hợp kiểm kê đồ dùng bằng vải của khách sạn.

+ Giữa Nv VSCC với Nv phụ trách đồ vải

– Nv phụ trách đồ vải cung cấp và phụ trách việc làm sạch khăn, giẻ lau, khăn lau tay tại nhà VSCC cho Nv nhóm này làm việc

– Nv phụ trách đồ vải cấp đồ dùng bằng vải đã thanh lý cho Nv VSCC dùng làm giẻ lau.

Txl 1 402

Mỗi vị trí có nhiệm vụ riêng nhưng đều liên quan và hỗ trợ lẫn nhau trong nội bộ bộ phận

+ Giữa Nv văn phòng với nhà kho

– Nv văn phòng căn cứ vào biên lai tiêu thụ tại minibar do nhà kho cung cấp để lập báo cáo liên quan gửi bộ phận tài vụ

+ Giữa Nv phục vụ buồng với nhà kho

– Nv phục vụ buồng thông báo cho nhà kho tình trạng đồ uống, rượu đã quá hạn hoặc biến chất để làm thủ tục hủy theo quy định

– Phối hợp kiểm kê vật phẩm, đồ dùng định kỳ

– Nhà kho căn cứ vào tình hình khách tiêu dùng đồ ở minibar để bổ sung kịp thời.

+ Giữa Nv phụ trách đồ vải với nhà kho

– Nv phụ trách đồ vải thông báo tình hình các đồ dùng bằng vải, giá mắc quần áo, túi đựng đồ giặt là, biên lai giặt là… cho nhà kho để bổ sung kịp thời.

+ Giữa Nv VSCC với nhà kho

– Nv VSCC thông báo cho nhà kho các vấn đề thiếu hụt hay hư hỏng của dụng cụ, hóa chất, vật phẩm làm vệ sinh hay dành cho khách để nhà kho nắm được và kịp thời xin lĩnh bổ sung.

Như vậy, nhìn chung, mỗi vị trí sẽ có một nhiệm vụ công việc cần phụ trách, hoàn thành tuy nhiên sẽ đều liên quan và hỗ trợ các đội, nhóm, vị trí khác trong nội bộ bộ phận, đảm bảo công việc được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

(Theo Giáo trình Hướng Nghiệp vụ Buồng phòng)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Giúp đọc – hiểu 15 ký hiệu chế độ, tính năng cơ bản trên máy giặt

Bạn là nhân viên giặt là Laundry mới vào nghề và loay hoay với một loạt các từ/ cụm từ hay ký hiệu lúc Anh, lúc Việt trên các máy giặt? Bạn hoang mang không hiểu nghĩa và tính năng cụ thể của nó ra sao để chọn nút ấn đúng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nghề khách sạn để tự tin đọc – hiểu 15 ký hiệu chế độ cơ bản, thường gặp trên máy giặt.

giúp laundry đọc - hiểu 15 ký hiệu chế độ, tính năng trên máy giặt
Bạn đã đọc – hiểu và thao tác đúng các chế độ, tính năng trên máy giặt?

Laundry phải đọc – hiểu các chế độ, tính năng cơ bản trên máy giặt?

Rõ ràng, đây là yêu cầu bắt buộc. Vì công việc chính của nhân viên laundry là làm sạch đồ vải trong khách sạn, bao gồm đồ vải phục vụ khách và áo quần, đồ vải cá nhân của khách (nếu có). Để hoàn thành nhiệm vụ này, họ cần thao tác với máy giặt, không có chuyện giặt tay do khối lượng đồ vải lớn và nhiều nguyên do khác. Vậy nên, nhân viên giặt là cần thiết phải đọc – hiểu gần như toàn bộ ký hiệu chế độ, tính năng trên máy giặt để ấn nút, chọn chế độ giặt tương ứng đúng, tránh trường hợp làm hỏng đồ vải, gây thiệt hại về tiền và uy tín, chất lượng dịch vụ của khách sạn.

Ý nghĩa các ký hiệu chế độ, tính năng thường gặp trên máy giặt

Dưới đây là 15 trong số hàng trăm ký hiệu chế độ, tính năng mà một chiếc máy giặt đa năng có thể hữu dụng – “phục vụ” tất tần tật nhu cầu làm sạch đồ vải của người dùng.

[Lưu ý:

+ Một số ký hiệu có thể không giống nhau ở từng loại máy giặt khác nhau

+ Dưới đây là các chế độ, tính năng cơ bản, thường gặp nhất, không phải là tất cả; vì thế sẽ có một số chế độ, tính năng khác không xuất hiện trong bài viết này]

>Detergent (chất tẩy rửa)

Detergent trong máy giặt chính là khay đựng hóa chất tẩy rửa đồ vải, thường có 2-3 ngăn đựng riêng biệt là ngăn bột giặt (powder detergent) – nước giặt riêng (liquid detergent) – nước xả (softener). Tùy vào tính chất của từng loại vải, tình trạng đồ vải và nhu cầu sử dụng mà Laundry lựa chọn loại, đồng thời tính toán liều lượng của từng loại hóa chất ở từng ngăn cho phù hợp, đảm bảo đồ vải được giặt sạch, thơm, giữ nguyên chất lượng; hóa chất dùng vừa đủ, không thừa…

>Cottons (vải bông)

Là chế độ giặt cho đồ vải có chất liệu vải bông như áo sơ mi, áo ngủ, quần áo mặc nhà… và đồ lót đang gặp tình trạng bẩn hoặc rất bẩn. Thông thường, nên sử dụng chế độ giặt bằng nước nóng với mức nhiệt độ nước khoảng 900C là thích hợp.

>Mixed (hỗn hợp)

Khi cần giặt nhiều quần áo với đa dạng thành phần vải, hãy chọn tính năng “mixed”, chế độ giặt bằng nước nóng với mức nhiệt độ nước vào khoảng 600C.

>Refresh cottons (làm mới vải bông)

Thay vì chỉ là chế độ “cottons” cơ bản, một số máy giặt cải tiến thêm chế độ “refesh cottons” không chỉ giúp làm sạch hiệu quả mà còn loại bỏ mùi hôi, giảm vết nhăn trên đồ vải nhờ chương trình giặt kết hợp chạy cùng vapour (giặt hơi nước)

>Refresh mixed (làm mới hỗn hợp)

Tương tự như “refresh cottons”, “refresh mixed” cũng giúp giặt sạch đồ vải hỗn hợp (nhiều loại vải khác nhau), loại bỏ mùi hôi và giảm vết nhăn hiệu quả.

>Delicates (vải dễ hỏng, vải mỏng)

Tính năng này thích hợp cho đồ vải mỏng và dễ hỏng như tơ lụa, hàng thổ cẩm, cần giặt ở mức nhiệt độ nước là 400C.

>Quick (giặt nhanh)

Tính năng này được chọn khi cần làm sạch các loại đồ vải (quần áo) từ chất liệu vải tổng hợp và hỗn hợp; có bám bẩn. Các vết bẩn này thường gặp ở tình trạng sáng màu nên cần được làm sạch nhanh, với mức nhiệt độ nước vào khoảng 300C. Lưu ý: thời gian giặt nhanh là khác nhau ở từng loại máy giặt khác nhau.

Txl 1 403
Những loại máy giặt khác nhau sẽ quy định ký hiệu chế độ khác nhau phù hợp

>Spin (vắt)

Tính năng này được chọn nhằm mục đích vắt ráo đồ vải, quần áo đã được giặt sạch trong lồng máy giặt

>Rinse & Spin (xả & vắt)

Tính năng này được chọn khi có thêm nước xả làm mềm vải vào khay softener ở bước đầu tiên của chu trình giặt. Đồ vải sau khi giặt sạch sẽ được xả sạch và vắt khô.

>Energy saver (bộ tiết kiệm năng lượng)

Với những đồ vải không hoặc bẩn ít, chế độ này sẽ được chọn để giúp tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, hiệu quả làm sạch không cao, không bằng so với sử dụng chế độ giặt sạch thông thường

>Baby (đồ trẻ em)

Nếu khách sạn thường xuyên phục vụ khách đi theo hình thức gia đình thì cần thiết nên trang bị máy giặt có chức năng này. Bởi da trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên cần có chế độ giặt riêng. Với máy giặt có tính năng “baby”, đồ vải sẽ được tăng cường xả sạch hoàn toàn, không còn sót xà phòng gây hại cho da bé.

>Bedding (bộ giường ngủ)

Đây là chế độ dành riêng cho việc làm sạch chăn, ga, áo gối… trên giường ngủ. Nhờ tính năng này, Laundry sẽ giảm đáng kể việc dùng sức cho mỗi lần giặt loại đồ vải nặng, kích thước lớn.

>Sensitive plus (cho da nhạy cảm)

Tương tự như trẻ em, những khách có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thường “khó chiều”. Ngay cả chuyện giặt ủi quần áo của họ cũng phải đặc biệt chú ý. Tuyệt đối không để cặn bột giặt còn sót lại trên đồ vải. Do đó, một số khách sạn trang bị tính năng này, giúp giặt sạch hoàn toàn chất bẩn, đồng thời xả thật kỹ để đảm bảo không gây nên bất kỳ khó chịu nào cho người mặc.

>Jeans (đồ jeans)

Đồ vải bằng chất liệu jeans và đồ tối màu nên chọn chế độ giặt này để ngăn chặn cặn lóng, đồng thời hạn chế phai màu do chất tẩy rửa

>Wool (đồ len)

Tính năng này dùng giặt đồ vải bằng len, giặt nhẹ nhàng và chậm để chất liệu len không bị chạy hay co lại, giữ nguyên độ bền và chất lượng đồ vải.

Tham khảo thêm nhiều ký hiệu giặt là thường gặp trên máy giặt và quần áo: Tại đây!

Lưu ý cần nhớ

Để đảm bảo đồ vải được làm sạch hiệu quả đồng thời máy giặt hoạt động tốt, bền lâu – khi thao tác, Laundry cần nhớ:

– Luôn luôn phân loại đồ vải (theo chất liệu và màu) trước khi cho vào máy giặt

– Cho một lượng đồ vải bẩn thích hợp vào buồng máy giặt thay vì nhồi nhét hết cỡ

– Xử lý đồ vải trước khi cho vào máy để tránh hệ quả không mong muốn; chẳng hạn: đồ vải có đính kim tuyến, đồ lót, nylon, sợi tổng hợp mỏng cần cho vào lưới giặt để bảo vệ – đồ len, đồ có xơ vải cần lộn mặt trái ra ngoài…

– Với đồ vải có vết bẩn cứng đầu nên ngâm trước với hóa chất và giặt riêng

– Chọn chế độ giặt cho phù hợp với từng loại vải, từng chất liệu vải

– Chọn máy giặt có đa dạng chế độ, tính năng để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu làm sạch nhiều loại đồ vải

– …

Txl 1 404

Đồ vải sẽ được làm sạch, bền màu và dùng lâu nếu chọn đúng chế độ giặt, hóa chất tẩy rửa

Công việc của Laundry tuy không quá phức tạp, không đòi hỏi bằng cấp hay kỹ năng đặc biệt nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ làm sạch và đảm bảo chất lượng đồ vải, duy trì tuổi thọ của máy giặt thì cần “học” thêm nhiều. Chẳng hạn như đọc – hiểu một số ký hiệu, tính năng cơ bản trên máy giặt được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây.

Ms. Smile

(tổng hợp)

Quy trình giặt là trang phục cho khách lưu trú

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Học gì – Ở đâu – Bao lâu lên “Sếp”?

Thưa các bạn, người chia sẻ với chúng ta hôm nay là anh Lê Quốc Việt, CEO của Nghề khách sạn. Với 30 năm kinh nghiệm trong nghề quản trị khách sạn – du lịch, đã từng ở vị trí của nhà tuyển dụng, chắc chắn anh sẽ cho chúng ta thấy những góc nhìn trực quan, lời khuyên hữu ích về định hướng chọn nghề – chọn trường cũng như tương lai của nghề khách sạn trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. 

Cám ơn anh Việt đã dành cho Nghề khách sạn buổi gặp mặt, trò chuyện thú vị này. Gần đây, ban biên tập nhận được nhiều câu hỏi của các bạn trẻ băn khoăn về việc học hành bài bản có quan trọng với nhân sự ngành không? Nên chọn học đại học – cao đẳng hay trường nghề? Rồi làm nghề khách sạn thì học gì? Học ở đâu? Bao lâu lên “Sếp”?… 

Trước tiên phải khẳng định rằng việc học rất quan trọng, nó trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản nhất, tạo hành trang bước đầu cho chặng đường dài theo nghề sau này. Trang bị hành trang càng đầy đủ – hành trình của bạn sẽ càng thuận lợi. Việc có tấm bằng chuyên môn giúp bạn có thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng và cũng thực sự hữu ích để giúp các khách sạn, cơ sở kinh doanh đăng ký hạng sao; cùng với đó là giúp bạn chủ động, linh hoạt hơn trong chuyển đổi công việc sau này [ví dụ như làm giảng viên dạy nghề hay những công việc yêu cầu bằng cấp]. Việc học và chọn trường nào phụ thuộc vào đam mê và khả năng của mỗi người. Trường đại học trang bị cho bạn về kiến thức tổng hợp, thiên về quản trị – trường cao đẳng hay trung tâm dạy nghề sẽ thiên về thực hành chuyên môn hơn. Nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể xin việc làm, học từ chính công việc hàng ngày rồi đăng ký các khóa học tại chức, học chuyên tu, nâng cao. Xin nói thêm rằng, nếu đã học ở bất kể chuyên ngành nào khác, khi bước chân vào nghề khách sạn sẽ đều hữu ích vì bản thân ngành này như một xã hội thu nhỏ. Bạn học ngành nào cũng được, nếu hữu duyên, nghề sẽ chọn bạn.

học gì - ở đâu - bao lâu lên "sếp"
Bạn đã – đang và sẽ chọn học gì – ở đâu?

Để giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất của nhiều bạn trẻ trước ngưỡng cửa chọn nghề – chọn trường và hướng đi khả thi, Nghekhachsan.com đã có buổi trò chuyện nhanh với CEO Nghề khách sạn và thông tin để bạn được rõ:

*** Hỏi: Có nên đi du học không, nhà tuyển dụng trong nước đánh giá như thế nào về các bạn đi du học chuyên ngành du lịch về, thưa anh?

>>> Trả lời: Cũng nên đi du học nếu bạn có điều kiện. Đó là cơ hội cọ xát tuyệt vời, giúp bạn tự lập, tự tin hơn. Bạn có thể chọn du học ở bất cứ nước nào: Thụy Sỹ, Úc, Mỹ, Canada, Singapore hay Trung Quốc, Hàn Quốc… đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Bạn có thể áp dụng phân tích SWOT (Streng/ Weekness/ Opportunity/ Threat) để tìm cho mình cơ hội thích hợp nhất. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng không phân biệt hay đánh giá quá cao các bạn du học sinh về so với được đào tạo, thực hành trong nước. Cái quan trọng nhất vẫn là tố chất và thái độ của bạn. Có những bạn đi học về rất tự tin, nhưng cũng có những bạn cứ khăng khăng áp dụng khá máy móc những cái học được trong khi không phù hợp với thực tế ở trong nước. Thực tế có rất nhiều cơ hội trải nghiệm khác cho các bạn mà không bị áp lực về học phí như xin học bổng sau khi đã đi làm, làm việc ở khách sạn nước ngoài theo dạng xuất khẩu lao động, làm việc trên các du thuyền quốc tế…

Txl 1 405

Quá nhiều thắc mắc bủa vây khi chọn trường – chọn nghề

-*-*-*-*-*-

*** Hỏi: Ngoại ngữ đóng vai trò như thế nào trong công việc và ngoài tiếng Anh nên học ngoại ngữ 2 nào, thưa anh?

>>> Trả lời: Tôi có thể khẳng định luôn là ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cực kỳ quan trọng với nhân viên ngành khách sạn – du lịch. Kiến thức chuyên ngành là nguyên liệu nấu món thì ngoại ngữ chính là gia vị.

Tiếng Anh giờ đã trở nên phổ cập, thông dụng và gần như bắt buộc với nhân viên nghề, đặc biệt là ở những nơi có nhiều khách du lịch quốc tế. Không chỉ vậy, có tiếng Anh tốt, bạn như đã có sẵn “visa” cho rất nhiều cơ hội rộng mở mà sẽ làm phong phú thêm cuộc sống, sự nghiệp của bạn. Ví dụ như ngay bản thân tôi, nhờ có tiếng Anh, tôi đã được nhận học bổng khóa đào tạo “Nâng cao năng lực quản trị” tại trường đại học Montana Hoa Kỳ do bộ Ngoại giao Mỹ đài thọ để rồi sau đó là rất nhiều cơ hội tham gia hội nghị, hội thảo, tập huấn quốc tế và thú vị nhất là đã 2 lần được gặp mặt tổng thống Obama.
Sau khi đã giao tiếp tốt bằng tiếng Anh ở đủ tất cả các kỹ năng, nếu có điều kiện, bạn hãy học thêm ngoại ngữ 2. Ở Việt Nam hiện nay, khó để nói rằng ngoại ngữ 2 nào quan trọng hơn, điều đó phụ thuộc vào sở thích, điều kiện và tính toán cơ hội của bạn. Nếu bạn đang làm ở khách sạn có nhiều khách Nhật, tất nhiên học tiếng Nhật là lợi thế. Ngôn ngữ nào cũng có thế mạnh và nhu cầu ngách, thông dụng và hot nhất hiện nay ở Việt Nam là Nhật, Hàn, Trung, Thái, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…

Txl 1 406

Giỏi ngoại ngữ mang đến cho bạn nhiều cơ hội

-*-*-*-*-*-

*** Theo anh thì các bạn trẻ nên chọn nghề – ngành học gì? Muốn làm quản lý khách sạn, nên bắt đầu từ vị trí nào – bao lâu và lộ trình lý tưởng nào cho sinh viên mới ra trường hay người mới vào nghề?

>>> Trả lời: Để chọn nghề khách sạn, trước tiên bạn phải là người yêu thích nghề phục vụ và phải có tính kỷ luật, cẩn thận, chu đáo và trung thực. Để chọn nghề nào hoàn toàn phụ thuộc vào 2 yếu tố: mong muốn, sở thích và tính cách của bạn. Nếu bạn là người hướng ngoại, năng động, hoạt bát, có ngoại hình tốt, có khiếu ngoại ngữ… hãy chọn theo những công việc ở tiền sảnh (front office). Nếu bạn thích nấu ăn, có tài nấu nướng, tất nhiên chọn nghề đầu bếp. Là người sáng tạo, thích giao tiếp, khéo ăn nói… hãy thử sức với sales, marketing hoặc tổ chức sự kiện…

Về cơ hội thăng tiến, ngoại trừ bạn làm việc trong khách sạn của gia đình, còn lại thì hầu hết đều trải qua từ những vị trí nhân viên ban đầu. Bước tiếp theo là lên giám sát – trưởng ca – trưởng bộ phận rồi lên đến tổng quản lý… Cơ hội cho tất cả các vị trí, các bộ phận. Bạn tôi có những người trở thành GM từ vị trí nhân viên kỹ thuật. Bản thân tôi cũng vậy, ngay khi mới học xong, tôi bước chân vào nghề khách sạn là từ nhân viên bảo vệ ca đêm, sau đó là dọn phòng. Nhưng thực tế có 1 số vị trí có thể được thăng tiến nhanh hơn, đó là bộ phận sales, marketing, quan hệ khách hàng hay lễ tân, khi có đủ tố chất, kỹ năng và thái độ tốt, bạn khẳng định được bản thân mình nhanh và dễ hơn.

Không có mẫu số chung thăng tiến nào cho tất cả mọi người. Hãy chuẩn bị, tích lũy cho mình hành trang tốt nhất gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và ngoại ngữ, thêm tố chất, đặc biệt là tố chất lãnh đạo (leadership) và thái độ tốt, cơ hội sẽ đến với bạn rất nhanh và sớm. Có những người làm trưởng bộ phận chỉ sau vài năm đi làm, có những GM rất trẻ khi chưa đến 30. Cụ thể, khi tôi là quản lý 1 khách sạn 4 sao, bộ phận buồng nhận một bạn sinh viên khoa Du lịch, trường Đại học Mở Hà Nội vào thực tập. Sau 2 tháng, bạn đó được trưởng buồng đề nghị giữ lại làm nhân viên chính thức. Được thời gian ngắn, do có tiếng Anh và thái độ tốt, bạn được chuyển sang làm nhân viên trực tổng đài. Vài tháng sau thì ra đứng quầy lễ tân do thiếu người. Tại đây, bạn rất khéo ăn nói với khách, up-selling dịch vụ rất tốt và được chuyển sang bộ phận sales chỉ sau 6 tháng. Hiện nay, bạn đã làm giám đốc kinh doanh của một tập đoàn nổi tiếng. Điều đó cho thấy rằng năng lực, thái độ rất quan trọng, quản lý của bạn họ rất tinh và phần lớn khá công bằng. Cơ hội thăng tiến trong ngành này rất sẵn, đó là khi sếp của bạn được thăng chức, khi bạn chuyển chỗ làm… Lời khuyên của tôi là đừng ngại việc gì cả, đừng so đo thiệt hơn, hãy trách nhiệm với công việc và làm tất cả trong điều kiện cho phép vì sự hài lòng của khách, mỗi việc bạn làm đều cho bạn thêm kinh nghiệm, thêm kỹ năng và uy tín với quản lý và đồng nghiệp.

Txl 1 407

Cơ hội thăng tiến dành cho tất cả các vị trí – bộ phận

-*-*-*-*-*-

*** Hỏi: Ảnh hưởng của covid đến ngành như thế nào, hậu quả và tương lai, triển vọng của nghề ra sao theo nhận định của anh?

>>> Trả lời: Chúng ta đều đã biết đại dịch Covid ảnh hưởng trầm trọng như thế nào đến nền kinh tế nói chung và ngành du lịch, khách sạn nói riêng. Sẽ phải mất nhiều năm để khôi phục lại nhưng sẽ kéo theo nó là nhiều thay đổi, biến động trong ngành.

Cùng trong lĩnh vực du lịch, nhưng tôi tin rằng mảng khách sạn, nhà hàng sẽ hồi phục nhanh hơn mảng tour, lữ hành do phần lớn cơ sở hạ tầng vẫn còn đó, nhu cầu cũng cụ thể hơn. Ngay trong những giai đoạn căng thẳng nhất của dịch bệnh thì vẫn có một số khách sạn cần tuyển dụng. Trên Nghề khách sạn hiện nay vẫn còn nhiều cơ hội cho các bạn tìm việc tại các khách sạn đón khách cách ly, những resort, khách sạn, nhà hàng chuẩn bị khai trương, rồi các siêu thị, quản lý tòa nhà…

Điều tôi lo lắng nhất về góc độ nhân sự ngành là ảnh hưởng lâu dài từ việc “chảy máu” nguồn lao động và có thể là những mai một của tiêu chuẩn ngành. Nhiều quản lý và nhân sự có tay nghề giỏi đã chuyển ngành và không có gì chắc chắn họ sẽ quay trở lại nghề khi dịch qua đi. Lực lượng kế cận và sinh viên mới ra trường sẽ có sự hẫng hụt vì môi trường đào tạo, thực hành đã thay đổi, không vận hành theo những tiêu chuẩn, quy trình bài bản như trước. Cạnh đó là sự giảm sút chất lượng, xuống cấp trang thiết bị và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Rất mong các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư, đơn vị quản lý và cá nhân từng nhân sự ngành lưu tâm đến những vấn đề này để nhằm giảm thiểu tốt nhất những ảnh hưởng đó. Cá nhân tôi tin tưởng rằng với tình hình hiện nay, sang năm 2022, du lịch sẽ từng bước hồi phục và bứt phá từ 2023 trở đi./.

Vâng, cảm ơn anh! Chúc anh sức khỏe. Mong rằng dịch Covid sẽ sớm được kiểm soát và ngành khách sạn – du lịch sớm trở lại.

NgheKhachSan.com thực hiện

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Mô hình kinh doanh du lịch thông minh từ trăn trở “táo thối rụng đầy vườn”

Hãy thử động não một chút: nếu bạn có một vườn tháo thối rụng đầy vườn, bạn sẽ làm gì để kiếm được tiền? Một nữ công nhân về hưu ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã vận dụng “cái đầu của một doanh nhân” để kiếm bộn tiền từ vườn táo rụng này…

Mô hình kinh doanh du lịch thông minh từ trăn trở “táo thối rụng đầy vườn”

Ảnh nguồn Internet

Chị Châu sống tại Bắc Kinh, Trung Quốc là một công nhân đã về hưu, đều đặn mỗi tháng chị đều nhận được hơn 2.000 tệ tiền lương hưu. Con cái của chị đều sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Chán cảnh buồn tẻ nơi thành phố, hai vợ chồng chị quyết định dùng 2 căn nhà để cho thuê và chuyển về nhà anh họ ở một huyện ngoại thành để sinh sống – nơi có nhịp sống nhàn nhã, không khí trong lành. Số tiền hơn 10.000 tệ từ việc cho thuê nhà mỗi tháng cũng giúp vợ chồng chị có cuộc sống thoải mái.

Khi vợ chồng chị quyết định chuyển về vùng quê cũng là lúc vùng đó đang đẩy mạnh hướng phát triển du lịch ngoại ô. “Buồn tay buồn chân”, vợ chồng chị cùng người anh họ quyết định thuê lại hơn 100 mẫu đất đề trồng cây ăn quả, rau xanh phục vụ khách du lịch. Những quả táo, lê từ trang trại của chị được du khách rất yêu thích. Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh là khách du lịch chỉ đến vào một mùa nhất định, quãng thời gian còn lại lượng khách tiêu thụ không nhiều, trái cây chín rụng đầy vườn.

Chất lượng táo rụng vườn nhà chị không phải kém, tuy nhiên không thể bảo quản lâu được. Vì thương lái không thu mua táo rụng, nếu gom đem ra chợ bán thì chi phí tiền công và tiền xe đã cao hơn cả tiền bán táo. Chị cho hàng xóm nhặt táo về cho lơn ăn. Mỗi năm, số táo rụng phải vứt đi lên đến cả tấn. Nhìn cảnh tượng ấy, chị Châu luôn trăn trở làm sao để biến “táo rụng thành tiền”.

Bạn muốn xem thêm: Bài học quản trị từ câu chuyện nhân viên Kiến và ông chủ Sư tử

Ban đầu, chị nghĩ đến việc thu gom những quả táo rụng nhưng chất lượng còn tốt ép lấy nước để bán cho khách du lịch. Ý tưởng này của chị vấp phải sự phản đối kịch liệt của chồng và anh họ vì “khách du lịch sẽ rất tức giận nếu biết rằng nước táo ép mà họ uống được tạo ra từ những quả táo rụng”. Thêm vào đó chi phí đầu tư công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật là một con số không hề nhỏ và cũng cần phải biết cách quản lý.

Ý tưởng không được ủng hộ, chị Châu lại tiếp tục tìm giải pháp mới. Qua tìm hiểu chị được biết có nhiều người đang phát tài nhờ việc nuôi sâu bột với thức ăn lấy từ hoa quả hỏng. Với tính ứng dụng cao của loài sâu này khi có thể dùng làm thức ăn cho nhiều loài gia cầm, cá, bò sát,… cộng với chi phí đầu tư không quá lớn, chị quyết định nuôi sâu bột. Mỗi tháng chị kiếm được 3.000 tệ từ việc bán sâu.

Không dừng lại ở đó, chị Châu còn chế biến một số món ăn từ sâu bột để bán cho khách du lịch. Những món ăn là lạ này đã kích thích được trí tò mò của du khách, nhiều khách đã không ngại dùng thử và còn giới thiệu cho nhiều người biết. Việc kinh doanh của chị ngày càng phát đạt.

Khi việc nuôi sâu được mở rộng, nhận thấy số sâu tăng quá nhanh, chị Châu quyết định tiêu thụ sâu bằng cách nuôi gà. Với hàm lượng dinh dưỡng cao từ sâu bột, gà chị nuôi ăn vào lớn rất nhanh. Trứng gà đẻ ra cũng có hương vị khác biệt, rất được lòng khách hàng. Thế là cửa hàng của chị có thêm 2 món mới là thịt gà và trứng gà.

Khách đến với trang trại được dẫn đi tham quan vườn trái cây, nơi nuôi sâu bột, trang trại gà và còn mua những sản phẩm từ “trang trại hỗn hợp” của chị về làm quà. Không chỉ biến những đồ tưởng chừng như phải bỏ đi thành những thứ có ích, mang lại nhiều giá trị kinh tế, chị Châu còn khuyến khích những hộ gia đình xung quanh cùng tham gia mô hình kinh doanh độc đáo này.

Xem thêm: Bài học kinh doanh từ triết lý quán cháo của người Hoa

Ms.Smile

(Nguồn “Bí quyết kinh doanh của ông chủ nhỏ”)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

5 bí quyết làm nên thành công của thương hiệu Four Seasons hotel

Từ một nhà nghỉ mini ở ngoại ô Canada, Four Seasons giờ đây đã là thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới. Thành công mà Four Seasons đạt được trong hành trình suốt hơn nửa thế kỷ qua phần lớn đến từ những bí quyết kinh doanh của Isadore Sharp – nhà sáng lập Four Seasons Hotels & Resorts.

5 bí quyết làm nên thành công của thương hiệu Four Seasons

Ảnh nguồn Internet

Xem quản lý nhân sự là yếu tố then chốt

Isadore Sharp là một nhà quản lý được vị nể bởi sự khéo léo trong công tác quản lý nhân sự, ông luôn biết cách khuyến khích nhân viên công hiến hết mình cho Four Seasons. Trong suốt quãng thời gian điều hành thương hiệu này, ông luôn tạo cho mình một hình ảnh uy tín, mẫu mực, “lời nói luôn đi đôi với việc làm” trước mọi nhân viên. Chính điều này đã giúp ông truyền cảm hứng lao động và sáng tạo cho cấp dưới của mình. Bởi “một nhà quản lý đúng nghĩa phải biết cách thuyết phục nhân viên hướng theo mục tiêu chung của doanh nghiệp bằng tất cả khả năng của chính họ.”

Coi trọng từng mục tiêu nhỏ nhất

Ngay từ khi mở một nhà nghỉ nhỏ ở ngoại ô Canada, Isadore Sharp đã tự hỏi mình rằng: Four Seasons rồi sẽ như thế nào? Ước mơ lớn nhất của mình là gì? Đến cuối cùng, ông đã ngộ ra rằng: chẳng có ước mơ lớn cả, ngoài việc tập trung làm tốt những mục tiêu hết sức bình thường. Chính vì thế mà ông luôn coi trọng và cố gắng thực hiện thật tốt mọi mục tiêu, kế hoạch, dù là nhỏ nhất. Với mỗi kế hoạch đầu tư mở rộng hay nâng cấp dịch vụ dù là rất nhỏ, Isadore luôn đưa ra những mục tiêu rất cụ thể và đảm bảo phải đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Tìm hiểu thêm: Hành trình sự nghiệp của “ông Hoàng resort” phác họa nên InterContinental Đà Nẵng

Sự “sang trọng” trong chất lượng dịch vụ

Sự “sang trọng” mà thương hiệu Four Seasons định hình và sở hữu không chỉ là nét thanh lịch, tinh tế trong thiết kế nội – ngoại thất mà còn nằm ở chất lượng dịch vụ. Isadore đã gầy dựng nên phong cách phục vụ hết lòng vì khách hàng để mọi “thượng đế” đến với Four Seasons đều phải cảm nhận được cảm giác “trên cả hài lòng”. Bởi hướng đầu tư mà nhà sáng lập này đề ra là “xây dựng khách sạn quy mô hạng trung nhưng chất lượng dịch vụ phải đạt hạng sang”. Dù có mặt ở bất kỳ quốc gia nào thì khách sạn của Four Seasons luôn có mức giá cao hơn 20% so với khách sạn đắt nhất trong vùng. Thế nhưng, khách hàng vẫn đến và nhiều lần quay trở lại với Four Seasons, chứng tỏ uy tín, đẳng cấp của thương hiệu này được khách hàng hài lòng đến mức nào. Ngày nay, cái tên Four Seasons là bảo chứng cho một khách sạn có nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt, chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

Txl 1 408

Ảnh nguồn Internet

“Ứng xử với người khác theo cách mà bạn muốn người đó đối xử với mình”

Isadore cho rằng, thành công trong kinh doanh đến từ triết lý “ứng xử với người khác theo cách mà bạn muốn người đó đối xử với mình”. Không chỉ áp dụng với khách hàng, ông còn vận dụng điều này vào việc tuyển dụng nhân viên. Bởi thế tiêu chí tuyển dụng quan trọng nhất của Four Seasons là căn cứ vào thái độ ứng viên – “Kiến thức là cái có thể đào tạo được nhưng thái độ là vấn đề cố hữu”.

Tận dụng triệt để lợi thế kinh doanh

Hơn 5 thập kỷ qua, sức mạnh tổng thể nguồn nhân lực của Four seasons luôn được phát huy trong mọi kế hoạch kinh doanh của thương hiệu này. Mọi quy định chung về quản lý, giám sát doanh nghiệp luôn được áp dụng đối với tất cả mọi người, từ nhà quản lý cấp cao cho đến nhân viên cấp bậc nhỏ nhất. Điều này xuất phát từ định hướng “xây dựng mô hình quản lý khách sạn theo phương pháp nâng cao quyền quản lý cho mọi cá nhân” của nhà sáng lập Isadore Sharp.

Xem thêm: Câu chuyện “Nhân viên phục vụ – chiếc túi bẩn – cách hành xử của cô gái” và bài học về sự tha thứ

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hành trình sự nghiệp của “ông Hoàng resort” phác họa nên InterContinental Đà Nẵng

​Bill Bensley được tạp chí Time (Mỹ) gọi với biệt danh “ông vua của những khu nghỉ dưỡng dị biệt trên thế giới”. Có lẽ cũng chính bởi vì bút pháp dị biệt này mà kiến trúc sư Bill Bensley đã phác họa nên “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới” – InterContinental Danang Sun Peninsula Resort.

Hành trình sự nghiệp của “ông Hoàng resort” phác họa nên InterContinental Đà Nẵng

Ảnh nguồn Internet

Cậu bé làm vườn ở quận Cam

Ngay từ nhỏ, Bill Bensley đã là một cậu bé vô cùng đam mê với việc làm vườn. Sinh ra và lớn lên trong một trang trại nhỏ ở quận Cam (California, Mỹ) với đầy đủ các loại rau củ, cây ăn trái, tổ ong, gà vịt… Bill được bố mẹ dạy cho cách chăm sóc, bài trí một khu vườn. Thậm chí, cậu bé còn đi chăm vườn cho nhà hàng xóm.

Lớn lên và theo học chuyên ngành kiến trúc đô thị, khi đã cầm trong tay tấm bằng cử nhân của trường Đại học danh tiếng Harvard, Bill vẫn chưa xác định được mình “sẽ-phải-làm-những-gì”. Methar Lek Bunnag – cậu bạn học người Thái Lan của Bill hỏi: “Cậu định làm gì?”. Bill chỉ trả lời: “Mình chưa biết, phượt châu Âu một chuyến rồi tính sau.” Trong khi Bill chưa tính được gì thì Bunnag được mời đến giảng dạy tại đại học NUS – Singapore. Bunnag sau này đã trở thành kiến trúc sư huyền thoại của người Thái và là người có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp về sau của Bill Bensley.

Thế là Bill xách ba lô lên và một mình phượt châu Âu. Cậu tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình và chỉ còn để dành đủ tiền để bay đến Malaysia. Đến đây, cậu lại bắt đầu một hành trình đi bụi khác. Bill vẽ chân dung để “kiếm cơm”. Rồi bằng cách nào đó, cậu cũng “lếch” được đến bậc thềm nhà Bunnag. Chính ở đây, Bill đã khởi đầu sự nghiệp trở thành một kiến trúc sư.

Sau vài năm làm thuê, Bill Bensley mở một công ty riêng vào năm 1989 ở Thái Lan và bắt đầu cuộc hành trình trở thành “người làm vườn” nổi tiếng nhất châu Á.

Sau hơn 10 năm làm việc tại châu Á, Bill đã thiết kế nên những khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất Thái Lan, Campuchia, Indonesia. Ở đỉnh cao của sự nghiệp, Bill Bensley là người có thể thoải mái “high-five” với nhà vua Malaysia, “lận lưng” những kiệt tác kiến trúc như Sheraton Grande, chuỗi Four Seassons, Marriott ở Thái Lan, Grand Hyatt ở Indonesia… Cũng chính tình yêu với khu vườn từ ngày còn bé, hơn 30 năm sau, ông đã dựng lên những khu resort có vườn cung cấp đủ rau sạch cho cả khách nghỉ đến nhân viên ở Shinta Mani Resort (Campuchia), Kittitian Hill Resort (St.Kitts & Nevis).

Txl 1 409

Ảnh nguồn Internet

Khởi đầu không thuận lợi ở Việt Nam

Trong hành trình trở thành một kiến trúc sư hàng đầu khu vực như thế, Bill đã có một khởi đầu không thuận lợi ở Việt Nam. Năm 2000, ông đặt bút vẽ nên khu resort Rusalka bên bờ vịnh Nha Trang. Thế nhưng, khi dự án đang triển khai xây dựng thì bất ngờ vào năm 2005, Chủ tịch HĐQT công ty RIT – Nguyễn Đức Chi bị bắt vị tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thế là tác phẩm đầu tiên của Bill tại Việt Nam bị thu hồi giấy phép, chấm dứt hoạt động.

Về sau, khi tòa không đủ chứng cứ để buộc tội ông Nguyễn Đức Chi, dự án resort Rusalka được trả lại thì dù sao khởi đầu của “ông Hoàng resort” tại Việt Nam cũng trở thành một điều đáng quên. Cũng chính vì thế mà khi lần đầu tiên chủ đầu tư Sun Group tìm đến, Bill đã “1-2-3” từ chối thẳng thừng. Bill nói ông đang rất bận với nhiều dự án khác và nếu họ cần ông có thể giới thiệu một kiến trúc sư giỏi, còn nếu muốn, có thể trở lại nói chuyện vào năm sau. Có một sự thật mà sau này Bill mới chia sẻ: “Tôi nói như thế để họ về, đỡ tốn thời gian…”.

Được Bill giới thiệu một kiến trúc sư khác, nhưng khi nghe trình bày ý tưởng, những nhà lãnh đạo của Sun Group vẫn chưa ưng ý. Thế là họ trở về và kiên nhẫn chờ đến sang năm quay lại gặp Bill. Và sau đó là cả một quá trình nài nỉ “ông Hoàng resort”. Chủ đầu tư đã phải nhờ đến những mối quan hệ quen biết tác động đến Bill, thuyết phục rằng chỉ có ông mới thiết kế được công trình này. Cuối cùng, Bill mới chịu xuống nước một chút: “Tôi sẽ sang Việt Nam để xem địa điểm xây dựng, nếu thấy có tiềm năng thì sẽ xem xét”.

Vài tháng sau, Bill bay sang Đà Nẵng để xem xét địa điểm xây dựng. Khi đang đi thuyền qua bãi Bắc, người ta thấy ông rất hào hứng và tỏ vẻ gật gù. Khi vào đến bờ, ông chẳng nói chẳng rằng, cởi quần áo, nhảy xuống biển và bơi một mạch đến trạm kiểm lâm.

Tìm hiểu thêm: Hành trình chiếm lĩnh thị trường khách sạn Việt Nam của “nữ tướng” BRG Group

“Tôi không cần tiền, tôi cần nhà đẹp”

Bằng lòng với địa điểm xây dựng, Bill chính thức nhận lời thiết kế công trình thứ hai tại Việt Nam. Nhưng với phương châm “Mai mun mai tum” (Theo tiếng Thái là không vui thì không làm) ông ra điều kiện và nói trước với chủ đầu tư: vẽ cái gì thì phải làm y hệt như vậy, không được bỏ dở vì tốn kém và những cái ông muốn làm sẽ rất đắt. Chủ đầu tư sau này cho biết: “Hồi đó, thấy ông đồng ý là chúng tôi mừng rồi, tiền nong mọi thứ tính sau.”

Trước khi bắt tay vào thiết kế, Bill dành cả một năm trời lang thang khắp mọi miền của Việt Nam: Hà Nội, Tây Bắc, Huế… để hòa mình, cảm nhận và thẩm thấu văn hóa – kiến trúc của người Việt. Khi bản vẽ được hình thành, Bill mời nguyên một đoàn từ lãnh đạo cho đến công nhân trực tiếp thi công dự án InterContinental Đà Nẵng sang tham quan resort trên đảo Koh Samui (Thái Lan). Resort này có đến 8.000 cây dừa nhưng trong quá trình thi công, Bill không cho phép bất cứ cây dừa nào bị ảnh hưởng, ông tìm mọi cách để giữ nguyên hiện trạng từng cây, thay đổi thiết kế nhà để cây được mọc xuyên qua sàn gỗ, phòng khách, mái nhà… Mỗi cây bị ảnh hưởng, ông phạt chủ dự án 1.000 USD. Để làm được điều đó, việc thi công phần móng của toàn bộ dự án resort trên đảo Koh Samui đều được công nhân làm trực tiếp bằng tay.

Txl 1 410

Ảnh nguồn Internet

Cũng chính vị quan điểm bảo tồn ấy mà để xây dựng được căn nhà mẫu đầu tiên ở InterContinental Đà Nẵng, Bill đã yêu cầu nhà thầu phải đập đi xây lại đến mười mấy lần. Xót ruột, chủ đầu tư dọa không trả tiền thiết kế cho ông. Bill chỉ đáp lại: “Tôi không cần tiền, tôi chỉ cần nhà đẹp.”

Bạn có thể đánh giá những cầu thang vòng uốn lượn ở InterContinental Đà Nẵng là những nét kiến trúc độc đáo nhưng thực ra đó là cách Bill thiết kế để “lách” không phải chặt bỏ cây cối. Để làm vừa lòng ông, những công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam phải học lại cách làm gạch ốp tường với kích thước, hoa văn riêng biệt.

Và cuối cùng, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort cũng chính thức đi vào vận hành vào năm 2012 và liên tiếp được vinh danh là “Khu nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới.”

Tìm thấy miền đất hứa thứ hai

Sau tuyệt tác ở Đà Nẵng, Bill nhận lời thiết kế công trình thứ 3 JW Marriott Emerald Bay Phú Quốc – công trình vừa được vinh doanh là “Khu nghỉ dưỡng mới tốt nhất châu Á”. Cách đây 5 – 6 năm, khi lần đầu tiên đến với Phú Quốc, chính thiên nhiên tươi đẹp của hòn đảo này đã làm ông mê mẩn. Không chỉ xây dựng khu nghỉ dưỡng thông thường, Bill đã thổi vào công trình này câu chuyện về một ngôi trường đại học giả tưởng hơn 100 năm tuổi.

Ông gọi đó là Đại học Lamarck – đặt theo tên của một nhà sinh vật học người Pháp. Khu nghỉ dưỡng hiện lên với 18 phân khoa: khoa kiến trúc là một nhà hàng lộng gió nằm trên bãi biển, khoa Hóa học là một quầy bar – nơi pha chế những ly Cocktail đúng điệu hay trung tâm spa, thể dục chính là khoa Giáo dục thể chất…

Không dừng lại ở đó, vị kiến trúc sư tài hoa còn dẫn du khách đến với thế giới của những kệ sách lớn, thời khóa biểu, bảng tên khoa, huy hiệu, cúp… hay cả những chiếc gương nhuộm màu thời gian. Bill gọi ngôi trường Đại học giả tưởng ấy là “Vui và thách thức”.

Sau một khởi đầu không mấy suôn sẻ ở Việt Nam nhưng giờ đây khu resort Rusalka ở Nha Trang cũng đang được xây dựng lại và sắp đi vào vận hành, rồi tiếp đến là InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, JW Marriott Emerald Bay Phú Quốc, sau Thái Lan, Bill Bensley đã tìm thấy miền đất hứa thứ 2 cho mình – Việt Nam – nơi ông có thể thỏa thích thể hiện bút pháp “dị biệt” của mình.

Nguyên tắc “Mai mun mai tum” (Không vui, không làm) đã luôn đồng hành suốt sự nghiệp thiết kế của Bill Bensley. Cũng chính vì thế mà dù có những chủ đầu tư siêu giàu nhưng buộc ông làm theo ý của họ thì Bill chỉ nói: “Thôi chào nhé, tôi về đây, sáng tạo kiểu đó thì chẳng còn gì thú vị.”

Xem thêm: Câu chuyện “Nhân viên phục vụ – chiếc túi bẩn – cách hành xử của cô gái” và bài học về sự tha thứ

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Bạn biết gì về “cha đẻ” chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới Marriott International?

Tháng 11/2015, sau khi hoàn tất thương vụ mua lại Starwood với trị giá 12,2 tỷ USD, Tập đoàn kinh doanh khách sạn Marriott International (Mỹ) trở thành chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới. Nhắc đến thành công của Marriott hôm nay không thể không nhắc đến cái tên John Willard Marriott – chân dung một nhà sáng lập khách sạn “kiên cường”.

Bạn biết gì về “cha đẻ” chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới?

John Willard Marriott – Ảnh nguồn Internet

Tự lập từ rất sớm

Cũng giống như nhiều doanh nhân đời đầu thế kỷ 20, John Willard Marriott sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn và phải bươn chải, tự lập từ rất sớm để kiếm sống. Năm 8, Marriott bắt đầu theo cha đi chăn cừu. Đến năm 14 tuổi, cậu đã được giao nhiệm vụ dẫn dắt đàn cừu từ Utah đến các thành phố San Francisco, Omaha với khoảng cách khá xa.

Khi bước sang tuổi 19, Marriott quyết định rời nhà, lang thang khắp các thành phố để truyền giáo. Hai năm sau, khi trở về Utah, chứng kiến cảnh đói nghèo của gia đình, quê hương khi hầu hết những người chăn cừu đều bị phá sản, Marriott “bùng” lên một khát khao phải “thay đổi mọi thứ”.

Thế là chàng trai trẻ quyết định tiếp tục theo đuổi con đường học vấn, mặc dù trước đó cậu vẫn chưa tốt nghiệp trung học. Marriott xin vào học tại trường cao đẳng cộng đồng Weber State College. Hai năm sau, cậu chuyển sang học Đại học Utah. Để có tiền đóng học phí, Marriott đã đi bán đồ lót len.

Trong thời gian học đại học, với “máu” kinh doanh sẵn trong người, nhận thấy tiềm năng của chuỗi cửa hàng bia A&W, Marriott quyết định mua nhượng quyền thương hiệu này. Chỉ với 1.500 USD tiền tiết kiệm cộng với số tiền vay thêm 1.500 USD từ người quen, chàng sinh viên đã mở được một quán bia nhỏ ở thủ đô Washington vào năm 1927.

Quán bia của Marriott kinh doanh rất tốt vào mùa hè nhưng lại ế ẩm vào mùa đông. Nhận thấy tình hình đó, cậu đã xin phép thương hiệu A&W triển khai việc phục vụ thêm các món ăn. Và thế là cửa hàng Hot Shopee ra đời.

Txl 1 411

Ảnh nguồn Internet

Với sự nhạy bén cộng với những kiến thức học được, Marriott đã áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả: ưu tiên phục vụ các món ăn chất lượng với giá cả hợp lý, phát phiếu uống bia miễn phí… Vì thế mà việc kinh doanh vô cùng thuận lợi.

Không dừng lại ở đó, Marriott đã mua lại một lô đất bên cạnh cửa hàng Hot Shoppe và triển khai dịch vụ bán hàng “drive-in” – người lái xe không cần phải xuống xe, chỉ cần kéo cửa kính xe xuống, gọi và lấy đồ ăn ngay trên xe ô tô. Hình thức kinh doanh mới mẻ này đã đem lại cho Marriott không ít thành công.

Đến năm 1932, ông chủ Marriott đã sở hữu trong tay 7 cửa hàng phục vụ đồ ăn và thức uống với trị giá 1 triệu USD.

Tìm hiểu thêm: Hành trình chiếm lĩnh thị trường khách sạn Việt Nam của “nữ tướng” BRG Group

Vượt lên nghịch cảnh

Việc kinh doanh đang thuận lợi thì năm 1935, Marriott được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư ác tính và chỉ có thể sống được một thời gian ngắn. Nhiều người khi rơi vào hoàn cảnh này sẽ suy sụp, buông xuôi tất cả. Nhưng với Marriott, ông đã kiên cường chống chọi với bệnh tật, miệt mài đam mê theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Chính sự lạc quan, không buông xuôi đã giúp ông sống thêm được 1/2 thế kỷ nữa.

Năm 1937, nhận thấy nhu cầu mua đồ ăn lên máy bay hành khách, Marriott đã lóe lên ý tưởng bán đồ ăn sẵn cho các hãng hàng không. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, cửa hàng Hot Shopee của ông trở thành nhà cung cấp thức ăn cho hơn 20 chuyến bay hàng ngày.

Kiên trì theo đuổi ngành dịch vụ ẩm thực, đến năm 1953, Marriott đã là chủ của của 56 nhà hàng, phục vụ cho hơn 30 triệu lượt khách mỗi năm. Năm 1957, Marriott mua lại một khách sạn ở gần sân bay Arlington và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh khách sạn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành dịch vụ cộng với việc đề cao phương châm “con người là bí quyết thành công”, ông đã khéo léo chèo lái thương hiệu khách sạn Marriott không ngừng phát triển, hiện diện ở mọi châu lục.

Txl 1 412

Ảnh nguồn Internet

Năm 1972, ông nhường vị trí CEO lại cho con trai cả, tuy nhiên ông cũng không cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi. Marriott dành thời gian đến thăm các chi nhánh của tập đoàn ở những vùng xa xôi.

Năm 1985, Marriott qua đời vì bệnh tim. Thời điểm này, Marriott đã trở thành tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới khi sở hữu 1.400 nhà hàng, 143 khách sạn, resort hiện diện trên khắp các châu lục.

Bạn biết gì về “cha đẻ” chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới?

Ảnh nguồn Internet

Mặc dù đã đi xa nhưng lời răn của John Willard Marriott đã trở thành “tôn chỉ quản lý” của Tập đoàn này: “Hãy hết lòng với nhân viên của mình, và họ sẽ hết lòng với khách hàng của công ty”.

Xem thêm: Từ một kẻ tù tội trở thành nhà sáng lập chuỗi khách sạn, resort nổi tiếng

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.