Những mẹo làm đẹp kỳ lạ, nguy hiểm trên TikTok

Mạng xã hội có thể tạo nên bất cứ trào lưu nào. Đặc biệt, các thủ thuật và mẹo làm đẹp kỳ lạ là chủ đề được theo dõi và sao chép nhiều nhất trên các nền tảng, bao gồm Instagram, TikTok và Reddit.

Nhiều người say mê thử những mẹo này vì cho rằng chúng vô hại, dễ dàng thực hiện chỉ với các loại thực phẩm hay đồ gia dụng thông thường.

Tuy nhiên, việc áp dụng các mẹo làm đẹp bừa bãi mà không cân nhắc đến tình trạng da của mình có thể gây nguy hại. Nhiều người lầm tưởng rằng bất kỳ mẹo nào sử dụng các “sản phẩm tự nhiên” chắc chắn an toàn, song thực tế chúng có thể vô hại khi ăn nhưng chưa chắc phù hợp để thoa trực tiếp lên da.

CNA Lifestyle đã tổng hợp những mẹo làm đẹp đang là trào lưu trên TikTok, và nhờ bác sĩ da liễu Eileen Tan phân tích xem liệu các phương pháp này có thật sự an toàn.

Mặt nạ tự chế

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da handmade như mặt nạ, tẩy tế bào chết, toner hay kem dưỡng ẩm trở nên phổ biến hơn khi nhiều người chia sẻ chúng trong thời gian giãn cách xã hội.

Hầu hết công thức sử dụng các thực phẩm phổ biến trong nhà bếp như trái cây, rau, trứng, sữa chua, mật ong và dầu dừa nên mọi người cho rằng chúng hiển nhiên an toàn.

Txl 1 69

Nhiều loại mặt nạ tự chế ít hiệu quả, có thể gây kích ứng trên da.

Nhiều loại tinh dầu dưỡng da cũng được chiết xuất từ các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, việc sử dụng trực tiếp các loại tinh dầu có trong thực phẩm mà chưa qua xử lý có thể gây dị ứng.

“Tác dụng của các loại sản phẩm chăm sóc da DIY (thủ công) rất khó đánh giá, và hiệu quả của chúng có lẽ không nhất quán. Ví dụ, dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm nhưng không phù hợp với tất cả loại da. Với da dầu, nó có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá”, Tan chia sẻ.

Vị bác sĩ cũng chỉ ra rằng sử dụng trực tiếp lên da một số thực phẩm như rượu táo hay nước trái cây có tính axit như họ cam, quýt có thể gây kích ứng, hoặc tệ hơn là bỏng da.

Tẩy tế bào chết bằng baking soda

Baking soda là chất được dùng rộng rãi trong ngành thực phẩm, có nhiều công dụng trong đời sống thường ngày như làm sạch, làm trắng răng, là nguyên liệu làm bánh.

Nhiều người đã chia sẻ mẹo dùng baking soda như một loại mặt nạ để tẩy tế bào chết, làm sáng da hay thậm chí loại bỏ mụn đầu đen và hàng loạt công dụng thần kỳ khác.

Txl 1 70

Đặp mặt nạ bằng baking soda thường xuyên khiến sự cân bằng pH trên da bị phá vỡ.

Theo bác sĩ Tan, sự thật là baking soda có đặc tính tẩy tế bào chết trên da. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nên sử dụng nó thường xuyên lên da với số lượng lớn.

“Sử dụng baking soda nhiều lần có thể khiến sự cân bằng độ pH trên da bị phá vỡ. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn như kích ứng, bong tróc và mẩn đỏ. Đừng thử dùng nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc dễ nổi mụn trứng cá”.

 

Chà mặt bằng nước đá

Trên TikTok, nhiều người chia sẻ loạt công dụng khi rửa mặt với nước đá như thu nhỏ lỗ chân lông, giảm mụn trứng cá, giảm dầu và tan bọng mắt, hạn chế các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim.

Txl 1 71

Công dụng của đá lạnh được “thổi phồng” qua trào lưu làm đẹp trên TikTok.

Đây là xu hướng làm đẹp có vẻ an toàn và khả thi. Nhiều phụ nữ, bao gồm cả những người đẹp nổi tiếng như Bella Hadid, cũng rửa mặt bằng nước đá để thu nhỏ lỗ chân lông.

Tan đồng ý rằng chườm đá trên mặt có thể giảm sưng, tấy đỏ và giảm đau tạm thời với những nốt mụn viêm vì nó làm co mạch máu. Song nữ bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên quá tin tưởng vào những hiệu quả được đồn thổi.

Chườm đá không thể khiến mụn trứng cá biến mất, và chắc chắn không giúp giảm nếp nhăn trên da mặt. Với những người có làn da quá nhạy cảm, chườm đá lên mặt có thể gây kích ứng, mẩn đỏ.

Tự chế kem chống nắng

Dù có rất nhiều loại kem chống nắng với mức giá khác nhau, có những người vẫn háo hức khi thử trend tự làm kem chống nắng. Một số lo ngại về yếu tố hóa học trong kem chống nắng mua ở cửa hàng, họ nghĩ loại tự làm thủ công sẽ an toàn và lành mạnh hơn.

Có thể tìm thấy nhiều công thức kem chống nắng khác nhau được chia sẻ trên mạng, đa số bao gồm dầu dừa và oxit kẽm dạng bột. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng có hiệu quả hay không.

Bác sĩ Tan nhấn mạnh rằng các công thức kem chống nắng thủ công không ổn định. Nói cách khác, chúng không thể bảo vệ tốt cho làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tự lăn kim

Lăn kim tái tạo da là phương pháp làm đẹp không mới. Quy trình của phương pháp thẩm mỹ này bao gồm chích vào da bằng thiết bị lăn chứa hàng nghìn mũi kim, tạo ra những vết thương cực nhỏ để kích thích sản sinh collagen và elastin giúp da lành lại.

Tuy nhiên, thay vì tới các bệnh viện thẩm mỹ để được bác sĩ thực hiện lăn kim như trước đây, ngày càng nhiều người tìm cách tự làm nó tại nhà bằng các dụng cụ microneedling.

Txl 1 72

Tự lăn kim tại nhà có thể gây nhiễm trùng da.

Tự thực hiện lăn kim tại nhà có thể giúp tiết kiệm và tiện lợi hơn, song nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho da.

“Bạn có thể chịu nhiều rủi ro đáng kể, chẳng hạn nhiễm trùng da do không vệ sinh thiết bị microneedling đúng cách. Nếu tự lăn kim, có nguy cơ xảy ra kích ứng và tổn thương da do vết lăn không đều hoặc quá sâu. Tôi khuyên mọi người không nên tự làm, nhất là với vùng da mặt. Tôi đã gặp những người bị viêm da cấp tính do tự lăn kim không đúng cách”.

(Theo Zing)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Elon Musk: ‘TikTok đang đẩy nhanh quá trình thoái trào của một nền văn minh’

Theo The New York Post, Elon Musk hồi tháng trước đã “khuấy đảo” mạng xã hội bằng giả thuyết cho rằng TikTok có thể đang đẩy nhanh quá trình thoái trào của một nền văn minh nhân loại. Chiếc Tweet này thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng và nhanh chóng đạt hơn 425.000 lượt thích.

“Có phải TikTok đang phá hủy nền văn minh không? Một số người nghĩ như vậy đấy. Hoặc có lẽ là mạng xã hội nói chung’’, Elon Musk chia sẻ trên trang Twitter cá nhân. Trước đó, ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc cũng từng bị cho là tạo ra những xu hướng “ngớ ngẩn” và “nguy hiểm” thông qua các thử thách với hashtag #challenge thu hút giới trẻ. 

Dẫu vậy, trong một cuộc họp trực tuyến mới đây với các nhân viên Twitter về thương vụ mua lại nền tảng truyền thông xã hội Twitter, Elon Musk vẫn khen ngợi TikTok vì hoàn thành tốt vai trò của mình khi giúp người dùng không còn cảm thấy buồn chán, theo BI. Ông muốn Twitter cũng có được sự tương tác như vậy, song “theo một cách khác’’.

“Tôi thấy một số video của họ gây khó chịu, nhưng chúng không hề nhàm chán”, Elon Musk cho biết, đồng thời đặt ra giả thuyết rằng TikTok đã “tạo ra những thuật toán hấp dẫn nhất có thể” để lôi kéo lượng người dùng trẻ khổng lồ. 

Mô tả về việc sử dụng nền tảng video nhắm mục tiêu tới thế hệ Z, Musk cho biết: “Đây giống như một dạng ADD, hay rối loạn thiếu tập trung’’.

Txl 1 3

“Đặc tính gây nghiện” của TikTok được giáo sư Galloway thuộc Đại học New York ví như một dạng “cocaine kỹ thuật số”

Hồi năm ngoái, các bác sĩ tâm lý đã cảnh báo về một căn bệnh đáng sợ, khi các cô gái trẻ bắt đầu có những triệu chứng của TIC – một dạng rối loạn khiến trẻ lặp đi lặp lại các hành động không chủ ý và không kiểm soát được được hành động của cơ thể. 

Trước đó, “đặc tính gây nghiện” của TikTok được giáo sư Galloway thuộc Đại học New York ví như một dạng “cocaine kỹ thuật số”. Quan điểm này cũng được nhà báo John Koetsier của Forbes ủng hộ. Ông cho biết mình từng trải nghiệm TikTok và thấy mạng xã hội này gây nghiện “đến mức đáng sợ”.

 

“Tôi thử tải ứng dụng, tìm hiểu nó và bắt đầu xem các video ngắn 15 giây. Một tiếng sau, tôi giật mình và tự hỏi buổi chiều của mình đã trôi qua quá nhanh”, Koetsier nói. “Bằng một cách nào đó, tôi bị nghiện ngay từ lần thử đầu tiên”.

Nếu xét tới tổng lượng người dùng hoạt động hàng tháng, TikTok có phần kém cạnh hơn Facebook (2,9 tỷ) và Instagram (2 tỷ). Tuy nhiên, các video ngắn trên nền tảng này lại rất có sức hấp dẫn, đặc biệt với thế hệ trẻ.

Txl 1 4

Elon Musk cho rằng TikTok có thể đang đẩy nhanh quá trình thoái trào của một nền văn minh

Theo số liệu của Omni Core Agency hồi tháng 3, người dùng TikTok chủ yếu là thế hệ trẻ. Trong đó 43% ở độ tuổi từ 18 đến 24; 3,4% trên 55 tuổi và giới nữ chiếm 57%. Trung bình mỗi người sẽ dành 11 phút mỗi lần truy cập để “lướt” 26 video TikTok, mỗi video kéo dài 15 giây. Theo Galloway, 26 là con số hoàn hảo để TikTok có thể thu thập nhiều dữ liệu từ người dùng, hơn hẳn các công ty khác.

“Nếu ví dữ liệu là loại dầu mỏ mới, thì chắc chắn, TikTok đang cung cấp loại dầu có chất lượng cao nhất thế giới”, tờ Guardian nhận xét.

Theo Bloomberg, thời gian trung bình sử dụng TikTok của người dùng Mỹ rơi vào khoảng 29 giờ/tháng, nhiều hơn cả Facebook (16 giờ) và Instagram (8 giờ) cộng lại, theo nhà nghiên cứu di động Data.ai. TikTok theo đó bị ví như một dạng “thuốc phiện” khiến người dùng bị thu hút ngay từ lần đầu tiên. 

(Theo Nhịp sống kinh tế, New York Post)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Google bị kiện vì YouTube ‘làm ngơ’ hành vi đánh cắp bản quyền

Một nhiếp ảnh gia đã kiện Google vì nền tảng YouTube của họ không xóa những hình ảnh thuộc bản quyền của anh khỏi các video, dù anh đã gửi thông báo. Công ty luật Doniger Burroughs thay mặt cho nhiếp ảnh gia Alexander Stross đã đệ trình đơn kiện chống lại Google lên Tòa án Trung tâm California vào ngày 28 tháng 6.

Stross cho biết mình là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với hơn 214 bức ảnh và video gốc được đăng ký với Văn phòng Bản quyền Mỹ. Các giấy tờ gửi tòa án bao gồm hình ảnh có bản quyền về nội thất của những ngôi nhà mà anh cho rằng đã được sử dụng trên những video YouTube mà không được cấp phép.

Txl 1 76

Theo đơn kiện, Stross đã gửi bốn thông báo gỡ xuống theo Đạo luật bản quyền kỹ thuật số (DMCA) cho YouTube liên quan đến những video này trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.

Tuy nhiên, nguyên đơn tuyên bố rằng bất chấp nhiều lần yêu cầu, không bức ảnh vi phạm nào bị xóa khỏi YouTube. Stross cáo buộc rằng YouTube đã “làm ngơ” và “thực hiện các hành vi góp phần gây vi phạm bản quyền do thiếu hiểu biết hoặc thiếu thận trọng đối với bản quyền.”

 

Stross lưu ý rằng trường hợp của mình chỉ là một phần nhỏ trong các vi phạm bản quyền đang tồn tại trên YouTube. Nhiếp ảnh gia đòi bồi thường thiệt hại với số tiền sẽ được đưa ra khi xét xử.

Trong đơn kiện, Stross cáo buộc rằng YouTube đã thu được lợi nhuận từ hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm của anh.

Đây không phải lần đầu Stross khởi kiện những gã khổng lồ công nghệ. Năm ngoái, anh đã kiện Airbnb với cáo buộc rằng họ sử dụng các bức ảnh có bản quyền của anh trong nhiều quảng cáo mà không xin phép.

(Theo Trí thức trẻ)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Vừa bị khai tử, Internet Explorer đã được ‘dựng mộ’ tiếc thương tại Hàn Quốc, đọc dòng chữ tri ân khiến ai cũng cảm thán

Những người dùng mạng lâu năm hẳn không thể quên được Internet Explorer – trình duyệt lướt web con cưng một thời từ Microsoft. Từng thống trị trong lĩnh vực của mình, nhưng những điểm yếu cố hữu và sự vươn lên bởi nhiều đối thủ cạnh tranh dã khiến IE không còn trụ lại được nữa.

Vào hôm qua 15/6, Microsoft chính thức dừng hỗ trợ trình duyệt huyền thoại một thời này, chấm dứt 27 năm phụng sự của nó. Dù người dùng mạng đã liên tục “lôi” IE ra làm trò đùa suốt những năm qua vì sự chậm chạp và yếu đuối, vẫn tồn tại không ít niềm tiếc thương nhất định.

Một quốc gia đặc biệt bày tỏ “niềm tiếc nuối vô hạn” với người bạn lâu năm này là Hàn Quốc. Là một trong những nước có hạ tầng internet phát triển nhất, xứ kim chi vẫn phụ thuộc khá nhiều vào IE.

Txl 1 74
 Yên nghỉ nhé, Internet Explorer.

Nhân sự kiện “đau buồn” này, một “fan hâm mộ” của IE đã cất công dựng hẳn ngôi mộ, hoặc có thể coi là đài tưởng niệm cho nó. “Ngôi mộ” đặc biệt ấy được đặt trên một nóc nhà ở thành phố Gyueongju – bên cạnh nhà thờ nhỏ nhất mà loài người từng biết đến.

Để thông báo sự việc, người này đăng tải lên một diễn đàn hình ảnh đài tưởng niệm, ghi rằng “Cùng tưởng nhớ những thành tựu vô song của cậu ấy”.

Tuy nhiên, dòng chữ ghi trên đài tưởng niệm lại khiến cả fan hâm mộ và những người hay nhạo báng IE không khỏi chảy nước mắt (vì buồn hay vì cười thì không rõ): “Cậu ấy từng là một công cụ tốt để tải các trình duyệt khác”. Vậy là cho đến phút an nghỉ, IE vẫn chẳng được để yên.

Txl 1 75
 Ít nhất, nơi “yên nghỉ” này có khung cảnh rất đẹp.
 

Một điều bất ngờ là dù đã bị soán ngôi từ lâu bởi đàn em như Google Chrome hay Firefox trên thế giới, IE vẫn có sự thống trị nhất định tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tới tận năm 2014, người Hàn Quốc vẫn bắt buộc phải sử dụng Internet Explorer để mua sắm trực tuyến và giao dịch ngân hàng. Lý do là vì chính phủ đã tạo “chứng chỉ kỹ thuật số” cho thông tin cá nhân của công dân bằng cách dùng plugin ActiveX từ Microsoft.

Dù sau đó chính quyền Hàn Quốc đã dỡ bỏ việc bắt buộc sử dụng ActiveX, IE vẫn duy trì là trình duyệt được dùng nhiều thứ 2 đất nước.

Tình hình tại Nhật Bản cũng không khác. Theo Nikkei Asia khảo sát tháng 3 vừa qua, vẫn có 49% tổ chức ở nước này dựa vào IE để làm việc.

Việc các quốc gia tiên tiến như Nhật và Hàn vẫn sử dụng IE khiến nhiều người ngạc nhiên, vì ngay cả cha đẻ nó là Microsoft cũng đã thay thế “anh bạn” tội nghiệp này vào năm 2015 với trình duyệt Edge. Lần cuối nó được cập nhật là cách đây gần 10 năm với phiên bản IE 11.

(Theo Trí thức trẻ, Ladbible)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Video 15 giây của TikTok lan truyền tin giả về bệnh tật

“Tôi dám cá là bạn biết ít nhất một cô gái sử dụng steroid hàng ngày. 1/3 nữ giới ngày nay đang dùng thuốc tránh thai. Nó thực sự là một chất tương tự của nandrolone, có khả năng phục hồi cơ bắp”, một thanh niên nhìn chằm chằm vào máy ảnh và nói trong video đăng trên TikTok.

Sau đó, khuôn mặt khác nhanh chóng chen vào màn hình. Người này mặc áo blouse trắng, tên là Mustafa Dhahir, dược sĩ và sinh viên y khoa tại Australia.

Anh cắt ngang đoạn clip bằng lời bình luận: “Một trong những điều khó chịu nhất khi phát tán thông tin sai lệch là họ sử dụng gợi ý từ thực tế để truyền bá cho lời nói dối của mình”

Dhahir giải thích steroid là gì và đưa ra lý do cặn kẽ tại sao đoạn video gốc – tuyên bố biện pháp tránh thai bằng đường uống gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm cả những thay đổi về hấp dẫn tình dục – là không chính xác.

“Gã này chỉ đơn giản là sử dụng chiến thuật hù dọa. Có rất nhiều lựa chọn kiểm soát sinh sản với các tác dụng phụ khác nhau”, Dhahir nói với người xem.

Txl 1 78

Người dùng đứng trước nguy cơ tiềm ẩn nếu tin mù quáng vào các nội dung nhan nhản trên mạng. Ảnh: Rappler.

Dhahir là thành viên của nhóm bao gồm nhiều nhà khoa học, bác sĩ, chuyên gia, học giả, những người cố gắng gỡ bỏ thông tin sai lệch về sức khỏe trên TikTok bằng cách cắt ghép các video hiện có và đưa thêm ý kiến cá nhân.

Các nền tảng truyền thông xã hội ngày nay đã phát triển hệ thống gắn cờ tin giả, thiếu kiểm chứng về vaccine nhưng lại không kiểm tra kỹ lưỡng những tuyên bố đáng ngờ về sức khỏe, theo New York Times.

Thiếu kiến thức y tế

Dhahir bắt đầu làm video phản bác những clip sai sự thật trên mạng từ khi đại dịch bùng phát.

Hiện kênh của anh có hàng triệu người theo dõi. Trong số đó, video bác bỏ những tin đồn về biện pháp tránh thai khiến phụ nữ vô sinh, thuốc “tự nhiên” mới có thể tin cậy và tylenol có liên quan đến chứng tự kỷ thu hút được nhiều lượt xem.

Tuy nhiên, số lượng những influencer (người có ảnh hưởng) thiếu hiểu biết lại nhiều hơn so với nỗ lực của các chuyên gia y tế. Công việc này khiến họ thường xuyên bị kiệt sức và quấy rối.

Idrees Mughal, bác sĩ người Anh nghiên cứu dinh dưỡng, chuyên vạch trần những chế độ ăn kiêng lỗi thời, lầm tưởng tai hại về rau quả và thành phần thực phẩm gây ung thư.

Thông tin sai lệch phổ biến đến mức bác sĩ Mughal được gắn thẻ 100-200 video mỗi ngày từ những người dùng yêu cầu anh gỡ bỏ xác nhận quyền sở hữu.

Txl 1 79Txl 1 1

Các video thiếu kiểm chứng về sức khỏe vẫn xuất hiện hàng ngày trên mạng. Ảnh: BuzzFeed.

Theo một bài đăng vào năm 2021 từ Viện Đối thoại Chiến lược, một trung tâm nghiên cứu tin sai sự thật và chủ nghĩa cực đoan trên mạng có trụ sở tại London (Anh), ngay cả đoạn clip bị xóa, âm thanh gốc thường vẫn tồn tại trong các video của nhà sáng tạo khác.

TikTok đã ban hành chính sách gắn cờ nội dung như vậy, bao gồm thêm các biểu ngữ thông tin vào nội dung vaccine Covid-19.

Khi nói đến việc chống lại thông tin thiếu kiểm chứng nói chung, tất cả phương tiện truyền thông đều phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn.

Nền tảng đăng tải video lớn hàng đầu thế giới tuyên bố họ sẽ xóa các tài khoản vi phạm chính sách người dùng và nỗ lực nâng cao nội dung có thẩm quyền về các chủ đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng.

Nơi dung dưỡng cho thông tin sai lệch

Abbie Richards, thành viên nghiên cứu của Accelerationism Research Consortium, cho biết định dạng của TikTok cũng có lợi trong việc truyền bá các âm mưu cực đoan.

“Nó tạo cảm giác chân thực hơn so với văn bản và có vẻ đáng tin cậy. YouTube cũng là điểm đến video lớn hơn nhiều so với TikTok và cũng có khả năng truyền tải âm thanh”, bà Richards nói.

 

Trong giới làm đẹp, Michelle Wong, nhà hóa mỹ phẩm điều hành Lab Muffin Beauty Science, cho biết cô thường xuyên gặp những nhà sáng tạo tách thành phần ra khỏi bối cảnh chung và gây sợ hãi về kem chống nắng bằng chứng từ mà thậm chí họ không có quyền truy cập hoặc không hiểu.

“Điều đó khá thuyết phục, bởi vì rất ít người thực sự sẽ tra cứu từng tờ giấy được liệt kê”, cô nói.

Txl 1 2

Các tuyên bố gây sốc thường thu hút người xem. Ảnh: Wired.

Người xem bị thu hút bởi những tuyên bố đáng ngạc nhiên và nội dung có tính tương tác cao được thúc đẩy bởi thuật toán của ứng dụng.

Đó là lý do vì sao các video phản hồi hoang đường của bác sĩ Dhahir về biện pháp tránh thai bằng đường uống thường nhận được nhiều lượt xem hơn so với những lời giải thích đơn giản.

Bác sĩ Mughal cho biết anh hạn chế xúc phạm hoặc tấn công những người sáng tạo đã phổ biến thông tin sai lệch mà thay vào đó là tập trung vào việc giải quyết các tuyên bố về sức khỏe.

Tiến sĩ Katrine Wallace, nhà dịch tễ học và giáo sư tại Đại học Illinois tại Chicago (Mỹ), có cách tiếp cận khác. Cô liên hệ trước với người đăng ban đầu để giải thích vấn đề và đề nghị họ gỡ xuống hoặc lên tiếng xin lỗi. Nếu họ chặn hoặc xóa nhận xét của cô, Wallace sẽ làm video vạch trần.

Nguy hiểm cho người vạch trần

Việc viết kịch bản, quay phim và chỉnh sửa, chưa kể đến quản lý các bình luận có thể mất hàng giờ mỗi ngày.

Để thu hút khán giả, mỗi video phải truyền tải chính xác tính khoa học nhưng cũng xen lẫn sự hài hước để dễ dàng tiếp cận trong vòng 15 giây.

Khi Michelle Wong làm việc thêm 30 giờ một tuần để sáng tạo nội dung, mối quan hệ giữa cô và một số đối tác cũng kết thúc. Công sức của cô không được trả thêm tiền mà còn bị nhiều nhà tài trợ từ chối vì xung đột lợi ích.

Một khi những nhà khoa học chuyên phản bác có lượng người xem trung thành, việc duy trì và xây dựng tài khoản cũng có thể dẫn đến kiệt sức. Giống như hầu hết influencer khác, họ tự tạo áp lực cho bản thân để trở nên nổi trội.

Tiến sĩ Wallace cho hay yếu tố mệt mỏi nhất là sự quấy rối. Những người bình luận liên tục xúc phạm cô khi đăng bài ủng hộ việc tiêm chủng.

Cô cũng nhận được các tin nhắn đe dọa và bạo lực tình dục thông qua tài khoản email cá nhân của trường đại học.

Txl 1 3

Nhiều chuyên gia y tế bị tấn công bởi người dùng cực đoan. Ảnh: New York Times.

Dhahir đã cân nhắc việc bỏ mạng xã hội sau khi nhiều người tìm thấy địa chỉ hiệu thuốc và lan truyền tin đồn về cuộc sống cá nhân, nghề nghiệp của anh.

Còn với bác sĩ Mughal, anh đã nghe lời phàn nàn từ các đồng nghiệp vì nội dung của anh khiến họ gặp rắc rối. Anh cũng e ngại việc bị tước giấy phép hành nghề khi biện pháp bảo vệ cho những nhà sáng tạo nội dung về sức khỏe còn mong manh.

Bất chấp trở ngại, những chuyên gia y tế như Mughal vẫn nỗ lực giúp cộng đồng thoát khỏi thông tin sai lệch.

Cố gắng của họ đã được đền đáp. Nhiều người theo dõi Wallace đã tiêm phòng sau khi xem video của cô. Một số khác thì đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn và để lại lời cảm ơn cho các bác sĩ.

(Theo Zing)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Nhâm Mạnh Dũng và một số cầu thủ Việt Nam bị đổi tên Facebook

Sáng 16/6, loạt tài khoản Facebook của các cầu thủ đội tuyển quốc gia, U23 Việt Nam bị thay đổi bất thường. Cụ thể, Phan Tuấn Tài bị đổi tên tài khoản thành “Loc Nguyen Tran Ba”, Nhâm Mạnh Dũng thành “Cuoc Cuong Pham”, Bùi Tấn Trường thành “Binh Duong Do Gia Vy”.

Thay đổi này trên các tài khoản diễn ra trong cùng một khoảng thời gian. Đồng thời, đặc điểm chung của tên mới là đều hiển thị dưới dạng ký tự đặc biệt. Trong các cầu thủ nêu, có những người đã được Facebook xác minh, cấp tick xanh chống giả mạo nhưng vẫn bị đổi tên.

Txl 1 77

Phan Tuấn Tài và Nhâm Mạnh Dũng bị đổi tên Facebook sáng 16/6.

“Anh trai nào đổi tên Facebook em thế ạ?”, Nhâm Mạnh Dũng thắc mắc ngay trên chính tài khoản của mình sáng 16/6.

Trao đổi với Zing, ông Hà Trí, người chuyên các dịch vụ hỗ trợ Facebook cho biết nền tảng có lỗ hổng để kẻ gian phá hoại, đổi tên tài khoản người khác.

“Nếu không may để lộ ngày sinh và email đăng ký, kẻ gian có thể làm giả chứng minh nhân dân với tên Facebook muốn chỉnh sửa và gửi yêu cầu đến Meta để nền tảng này thực hiện. Ngoài ra, để làm thủ thuật này, cần tìm IP hỗ trợ phù hợp của Facebook để dễ dàng được thông qua”, ông Trí nói với Zing.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cho biết các tài khoản nêu trên chỉ thay đổi tên hiển thị, không bị chiếm đoạt hay xâm nhập. “Tôi cho rằng người làm việc này vì mục đích đùa vui, phá hoại, không trục lợi được gì”, ông Hà Trí nói thêm.

 

Tuần trước, loạt tài khoản Facebook của các streamer cũng bị đổi tên với đặc điểm tương tự. Facebook cá nhân của nhà sản xuất âm nhạc Masew (Lê Tuấn Anh) bị đổi tên thành “Người dùng Facebook”.

Sau đó đến lượt streamer Rambo (Lâm Đình Khoa), Mai Nam Hải (Bomman), Nguyễn Trung Kiên (Pino), Phùng Thanh Độ (Độ Mixi) cũng bị đổi tên Facebook thành những ký tự đặc biệt. Những trang cá nhân nêu trên đều được xác minh chính chủ bởi Facebook cùng lượng người theo dõi đến hàng triệu.

Hiện tại, tài khoản của các streamer nêu trên đều được trả lại tên trước đó. Trong một buổi phát sóng trực tiếp, Rambo chia sẻ việc người thực hiện hành vi đổi tên Facebook đã liên hệ với anh, cho biết làm việc này vì mục đích chọc phá, gây chú ý. “Người đó nói biết được lỗ hổng của Facebook, tìm ra email đăng ký tài khoản của mình nên đổi tên”, Rambo nói.

Sự việc tương tự cũng từng xảy ra vào 2016, khi nhiều người nổi tiếng bị đổi tên Facebook. Cụ thể, trang của blogger Gào (Vũ Thị Phương Thanh) bị đổi thành Vũ Đình Dũng, tài khoản Nguyễn Thanh Tùng (Sơn Tùng M-TP) chuyển thành Đạo Đan Lê. Sau đó, blogger Gào cho biết phải liên hệ, báo lỗi lên Facebook Business để được hỗ trợ.

(Theo Zing)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Quảng cáo ‘thuốc tiên’ trở lại tra tấn người dùng YouTube Việt Nam

“Gia đình tôi thường có thói quen cùng nhau xem phim trên TV bằng ứng dụng YouTube vào buổi tối. Tuy nhiên, vài tuần trở lại đây, tôi đã phải chuyển qua sử dụng một số ứng dụng xem phim khác. Có rất nhiều quảng cáo lừa đảo, quảng cáo về các loại “thuốc tiên” xuất hiện trên YouTube, từ thuốc trị xương khớp, viêm loét dạ dày hay thần dược giảm cân. Thậm chí, không ít lần tôi còn bắt gặp quảng cáo về thuốc cường dương hay thuốc trị yếu sinh lý xuất hiện xen kẽ giữa các video giải trí. Điều này gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu”, anh Lê Thanh, một nhân viên văn phòng tại quận 3, TPHCM cho biết.

Txl 1 4

Quảng cáo thuốc đặc trị tiểu đường xuất hiện trên YouTube trong thời gian gần đây (Ảnh: Thế Anh).

Chia sẻ với PV Dân trí, nhiều người dùng phàn nàn rằng hàng loạt video quảng cáo các loại “thần dược” đã quay trở lại trên YouTube. Vấn nạn quảng cáo thuốc đông y từng gây ra không ít bức xúc với người dùng Internet tại Việt Nam vào năm ngoái. Đến nay, chúng đã quay trở lại và tiếp tục tra tấn người dùng.

“Trên điện thoại hay máy tính, tôi có thể sử dụng một số phần mềm để chặn những quảng cáo lừa đảo này. Tuy nhiên, khi xem YouTube trên TV, tôi hoàn toàn không có giải pháp nào để ngăn chặn chúng. Những quảng cáo này rất phiền và gây ức chế”, chị Ngọc Diệu, sống tại quận Bình Thạnh, TPHCM cho biết.

Những video quảng cáo này vẫn được thực hiện theo phong cách quen thuộc trước đây. Theo đó, các video quảng cáo thuốc sẽ được lồng ghép hình ảnh của người nổi tiếng hoặc một số người tự nhận là bệnh nhân đã khỏi sau khi sử dụng thuốc. Thậm chí, không ít đoạn quảng cáo còn lồng ghép cả logo của các đài truyền hình, dàn dựng giống như một video phóng sự để thu hút sự chú ý của người xem, nhằm lôi kéo người dùng tin tưởng đối với sản phẩm.

Trên thực tế, những video quảng cáo dạng này vi phạm nghiêm trọng chính sách của Google. Theo chính sách về chăm sóc sức khỏe và thuốc trên trang web của Google, thuốc là mặt hàng cấm chạy quảng cáo tại Việt Nam. Ngoài ra, Google cũng cho biết các lỗi vi phạm đối với chính sách chăm sóc sức khỏe và thuốc là rất nghiêm trọng.

 
Txl 1 5

Theo chính sách về chăm sóc sức khỏe và thuốc trên trang web của Google, thuốc là mặt hàng cấm chạy quảng cáo tại Việt Nam (Ảnh: Thế Anh).

Dù vậy, giới chạy quảng cáo thuốc đông y vẫn có thể dễ dàng vượt mặt được các bước kiểm duyệt của Google khi những nội dung quảng cáo vi phạm có thể tồn tại nhan nhản trên nền tảng này.

“Có thể họ đã sử dụng một số thủ thuật giả mạo giấy phép để vượt qua kiểm duyệt của YouTube. Việc cấm các tài khoản Google Ads không phải là giải pháp có thể xử lý triệt để vấn nạn này. Ngưng tài khoản này thì họ sẽ tạo tài khoản khác và điều đó không hề khó. Đặc biệt, việc kinh doanh thuốc đông y, thuốc nam có biên độ lợi nhuận lớn, vì thế họ thường có thói quen làm việc theo kiểu ăn xổi, đánh nhanh rút gọn”, ông Nguyễn Nhật Anh, một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing chia sẻ.

(Theo Dân Trí)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Lịch trình đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 trực tuyến

Vừa qua Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phê duyệt kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học năm 2022. Khác với những năm trước, năm nay Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học hoàn toàn bằng phương thức trực tuyến sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tháng 7.

Hiện nay thí sinh đã biết rõ thời gian đăng ký nguyện vọng đại học 2022, cũng như lịch trình cụ thể của quá trình xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến. Dưới đây là những mốc thời gian mà thí sinh cần ghi nhớ để thực hiện theo.

Txl 1 80
Hiện nay thí sinh đã biết rõ thời gian đăng ký nguyện vọng đại học 2022 (nguồn: vanlanguni.edu.vn).

Lịch đăng ký nguyện vọng đại học 2022 trực tuyến

Từ ngày 1/7 đến 17h00 ngày 18/7: Thí sinh rà soát kết quả điểm học tập cấp THPT (học bạ) trên hệ thống

Từ ngày 12/7 đến ngày 18/7: Thí sinh (đã tốt nghiệp THPT, trung cấp) chưa có tài khoản đăng ký xét tuyển trên hệ thống được cấp tài khoản bổ sung.

Trước 17h00 ngày 21/7: Danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm được cập nhật trên hệ thống

 

Từ ngày 22/7 đến 17h00 ngày 20/8: Thí sinh chính thức đăng ký nguyện vọng (không giới hạn số lần) trên hệ thống trong thời gian quy định.

Từ ngày 22/7 đến 17h00 ngày 20/8: Thí sinh trúng tuyển xét tuyển thẳng xác nhận nhập học trên hệ thống.

Từ ngày 21/8 đến 17h00 ngày 28/8: Thí sinh nộp kinh phí xét tuyển trực tuyến

Trước 17h00 ngày 30/9: Thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.

Anh Hào

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Tỷ phú Elon Musk bất ngờ chê YouTube

Mới đây, trên Twitter tỷ phú Elon Musk bức xúc lên tiếng chỉ trích gay gắt YouTube khi gọi nền tảng này là nơi chứa rất nhiều quảng cáo lừa đảo. Elon Musk viết: “YouTube dường như là nơi quảng cáo lừa đảo không ngừng nghỉ”.

Elon Musk bày tỏ sự chế giễu đối với YouTube. Ông cho rằng YouTube đang kiểm duyệt các nội dung như chửi thề, nhưng lại hoàn toàn làm ngơ đối với những quảng cáo lừa đảo.

Txl 1 82
Bài đăng của tỷ phú Elon Musk trên Tweet mới đây

Không ít quảng cáo lừa đảo có chứa hình ảnh của Musk cũng xuất hiện trên YouTube, dù vị tỷ phú hoàn toàn không liên quan đến chúng. Năm ngoái, hàng loạt quảng cáo về đồng tiền điện tử SpaceX đã xuất hiện trên YouTube với nội dung khẳng định là do Musk tạo ra. Theo Tenable, một công ty quản lý rủi ro, loạt video lừa đảo này đã giúp những kẻ đứng sau thu về hơn 9 triệu USD.

 

Năm 2020, YouTube phải đối mặt ít nhất 18 vụ kiện liên quan đến video tiền số. Trong số những người khởi kiện có đồng sáng lập Apple Steve Wozniak  khi ông tố YouTube và Google lan truyền các quảng cáo lừa đảo có hình ảnh của ông. Dù vậy, Wozniak sau đó thua kiện do thẩm phán tuyên bố YouTube không phải chịu trách nhiệm về các bài đăng của người dùng.

Đầu tháng 6, ông dọa có thể bỏ thương vụ 44 tỷ USD nếu Twitter không cung cấp dữ liệu về tài khoản giả. Trước đó, ngày 13/5, ông cũng tuyên bố hoãn thương vụ để “chờ các chi tiết khẳng định về thống kê rằng tài khoản giả chiếm chưa đầy 5% số lượng người dùng trên nền tảng”. Hiện tại, YouTube chưa đưa ra bình luận về phát ngôn của Musk.

(Theo Saostar)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Địa chỉ xem U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trực tiếp hôm nay (8/6)

Hôm nay, U23 Việt Nam sẽ thi đấu trận cuối ở bảng C giải U23 Châu Á 2022, gặp U23 Malaysia. Các cầu thủ trẻ Việt Nam đã khiến người hâm mộ tự hào sau 2 trận đấu đầu tiên trước U23 Thái Lan và U23 Hàn Quốc. Ở trận đấu sắp tới, Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin giành chiến thắng qua đó tạo lợi thế lớn để vào vòng trong.

Truyền hình FPT sở hữu bản quyền phát sóng vòng chung kết U23 Châu Á 2022, nhưng cũng chia sẻ cho nhiều hệ thống truyền hình khác. Người hâm mộ có thể lựa chọn theo dõi trên hạ tầng, thiết bị thuận lợi nhất đối với mình, phòng trường hợp bị quá tải hệ thống trực tuyến.

Trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Malaysia

Txl 1 81

Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Malaysia diễn ra lúc 20h00 ngày 8/6 theo giờ Việt Nam, với các chương trình bình luận trước đó. Người hâm mộ có thể xem trận đấu này trên hệ thống truyền hình FPT (fptplay.vn) hoặc ứng dụng di động FPT Play.

Một số kênh mạng xã hội của Truyền hình FPT cũng có thể phát trực tiếp trận đấu, bao gồm YouTube FPT Bóng đá (youtube.com/c/FPTFoxy), YouTube FPT Bóng đá Việt (youtube.com/c/FPTBóng Đá Việt), Facebook FPT Play (facebook.com/fptplay), Facebook Truyền hình FPT (facebook.com/truyenhinhfpt).

Đài Truyền hình Việt Nam phát trực tiếp trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Malaysia trên kênh VTV6. Người hâm mộ có thể xem trực tuyến kênh này trên nhiều ứng dụng như VTV News, VTV Go, VTV Giải trí.

 

Một số địa chỉ web xem VTV6 bao gồm:

vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv6-6.html

vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv6

Anh Hào

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.