VNISA và Đại học Duy Tân hợp tác đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin

Nhằm phát huy tiềm năng, khả năng về thế mạnh của mỗi bên, chiều ngày 21/7, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và trường Đại học Duy Tân vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin.

Txl 1 110

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VNISA Vũ Quốc Thành (ngồi bên phải) và Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân Nguyễn Hữu Phú ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng nhận định hợp tác với Đại học Duy Tân, một cơ sở đào tạo uy tín ở khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, là một bước tiến quan trọng. Bởi lẽ, Hiệp hội đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin – một yếu tố hết sức quan trọng góp phần phát triển lĩnh vực an toàn thông tin trong thời đại cách mạng 4.0, chuyển đổi số.

“Tôi mong muốn rằng với thỏa thuận hợp tác mới ký kết, chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy trách nhiệm đào tạo nhân lực an toàn thông tin. Mặt khác, chúng ta cùng nhau làm thế nào để qua hợp tác này thúc đẩy được sự phát triển các thành viên Hiệp hội, đội ngũ nhân lực hỗ trợ cho công cuộc chuyển đổi số”, ông Nguyễn Thành Hưng chia sẻ.

Thỏa thuận hợp tác mới ký kết tập trung vào 4 nhóm nội dung chính gồm: Phối hợp, hỗ trợ tổ chức các cuộc thi về an toàn thông tin dành cho sinh viên và học sinh; hợp tác trong đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin; phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung; và phối hợp trong triển khai các hoạt động chuyên môn khác về an toàn thông tin.

Cụ thể, thời gian tới VNISA bảo trợ cho các cuộc thi về an toàn thông tin dành cho sinh viên và học sinh Trung học phổ thông do Đại học Duy Tân chủ trì tổ chức hàng năm. Về phía Đại học Duy Tân, nhà trường sẽ hưởng ứng tích cực cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN hàng năm do VNISA chủ trì tổ chức.

 

Bên cạnh đó, hai đơn vị cũng phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề ngắn hạn về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thông tin và bồi dưỡng các kỹ năng xử lý, ứng phó sự cố, đảm bảo an toàn thông tin.

Về tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn thông tin tại khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, VNISA và Đại học Duy Tân cũng thống nhất sẽ phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên đề, tọa đàm, chương trình truyền thông hàng năm… về an toàn thông tin nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.

Ngoài ra, hai đơn vị còn cử chuyên gia tham gia vào các hoạt động chuyên môn về an toàn thông tin của VNISA và nhà trường theo đề xuất của mỗi bên.

Liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin, đầu tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn đến năm 2025.  Đề án xác định rõ quan điểm: “Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin là nội dung quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn thông tin, góp phần triển khai thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và nâng cao uy tín, xếp hạng quốc tế của Việt Nam về an toàn thông tin theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế”.

Vân Anh

Nguồn: Tổng hợp

Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn và mức lương hiện nay

Bạn dự định tìm việc an ninh – bảo vệ và muốn thử sức ở vị trí Trưởng bộ phận? Bạn thắc mắc chưa biết yêu cầu tuyển dụng ra sao và mức lương thế nào? Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn và mức lương hiện nay được Nghề khách sạn chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

bản mô tả công việc trưởng bộ phận an ninh trong khách sạn và mức lương hiện nay
Bạn đã biết Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn làm gì? Mức lương bao nhiêu?

 

Trưởng bộ phận An ninh là ai?

Trưởng bộ phận An ninh – Chief Security/ Security Manager là vị trí cao nhất, điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của bộ phận An ninh – Bảo vệ trong khách sạn, chỉ đạo và phân công công việc cho nhân viên, đảm bảo an ninh, an toàn về tính mạng và tài sản của khách hàng, nhân viên và tài sản chung của khách sạn.

Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn

Nhiệm vụ chung

Công việc cụ thể

Điều phối công việc bộ phận An ninh

 – Điều hành và chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc liên quan đến công tác an ninh, an toàn trong khách sạn

 – Đảm bảo mọi hoạt động trong khách sạn diễn ra bình thường và tuyệt đối an toàn

 – Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc khách sạn xây dựng hệ thống an ninh chuẩn trong khách sạn, các quy trình, chính sách, form mẫu hoạt động của bộ phận

 – Lập kế hoạch chi tiết nguyên tắc an ninh chung, quy trình làm việc, bản mô tả công việc cho từng vị trí cấp bậc nhân viên trong bộ phận, hướng dẫn thực hiện đầy đủ và chính xác

 – Tổ chức họp đầu ca, họp giao ca, triển khai và phân công công việc, vị trí trực cho nhân viên bộ phận

Đảm bảo an ninh, an toàn cho toàn khách sạn

 – Phân công công việc, quản lý và điều phối, giám sát công việc của nhân viên trong bộ phận

 – Phân công nhân viên tuần tra, kiểm tra các máy, trang thiết bị hoạt động tốt và an toàn; tình trạng bật-tắc các thiết bị điện, thiết bị, dụng cụ không cần thiết; tình trạng đóng-mở tại các lối đi, cửa ra vào trong phạm vi khuôn viên khách sạn

 – Kiểm tra lối thoát hiểm, thang bộ đảm bảo thông thoáng, không bị che chắn, cản trở việc lưu thông

 – Kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy đảm bảo đúng vị trí và hoạt động tốt

 – Lập kế hoạch, xây dựng phương án đối phó với các trường hợp khẩn cấp, tình huống phát sinh có thể xảy đến với khách, nhân viên và khách sạn

 – Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn trong khách sạn của khách và nhân viên

Kiểm soát người và phương tiện ra vào khách sạn

 – Kiểm soát lượng người ra, vào khách sạn, đảm bảo không có dấu hiệu gây nguy hiểm, mất an toàn; nhân viên phải đeo bảng tên, đồng phục theo quy định

 – Người và phương tiện ra, vào khách sạn cần được ghi chép thông tin đầy đủ

 – Lưu ý những vị khách hay nhân viên có hành vi lạ, đáng nghi, theo dõi để kịp thời phát hiện và xử lý khi có sự cố, phát sinh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn

 – Tài sản mang vào/ ra khách sạn cần được kiểm soát, nhân viên an ninh tuân thủ đúng quy trình kiểm tra, thực hiện đúng nguyên tắc làm việc

Kiểm soát chất lượng trang thiết bị, tiện nghi khách sạn

 – Đảm bảo các trang thiết bị, máy móc, tiện nghi khách sạn được kiểm soát và hoạt động tốt

 – Kiểm soát và quản lý tài sản thuộc bộ phận an ninh, đảm bảo trang thiết bị, máy móc đầy đủ và hoạt động tốt, kiểm tra để phát hiện hư hỏng và thông báo sửa chữa hoặc thay mới khi cần

Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên

 – Lên kế hoạch và trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân viên mới cho bộ phận

 – Soạn thảo chương trình dạy và trực tiếp hướng dẫn, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận, nhân viên khách sạn đảm bảo nhân viên nắm được quy trình, kỹ năng xử lý các trường hợp khẩn cấp, tình huống phát sinh gây mất an ninh, an toàn trong khách sạn

 – Định kỳ đánh giá và đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên liên quan của bộ phận

Các công việc việc

 – Tham gia họp với Ban Giám đốc và các Trưởng bộ phận khác khi cần

 – Phối hợp, hỗ trợ các bộ phận khác trong đón tiếp và phục vụ khách hàng

 – Thực hiện những công việc liên quan khác theo yêu cầu của cấp trên

 

Txl 1 113
Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng an ninh cho nhân viên là một trong những nhiệm vụ chính của Chief Security

Mức lương Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn

Tại các tin tuyển Trưởng bộ phận An ninh trên Nghề khách sạn ghi nhận mức lương hiện nay của vị trí này dao động trong khoảng từ 6-10 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào quy mô khách sạn, địa điểm làm việc, khối lượng công việc, kinh nghiệm và hiệu suất công việc. Ngoài lương cơ bản, Trưởng bộ phận An ninh còn được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định như bảo hiểm, thưởng lễ tết, service charge, tips, trợ cấp, phụ cấp (nếu có).

Yêu cầu tuyển dụng Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn

Các khách sạn quy mô khác nhau sẽ có tiêu chuẩn tuyển Trưởng bộ phận An ninh không giống nhau. Thông thường, để ứng tuyển thành công vị trí này, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Có ít nhất X năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương hoặc Giám sát an ninh trở lên

– Hiểu biết, nắm vững nghiệp vụ an ninh – bảo vệ

– Có kỹ năng xử lý các trường hợp khẩn cấp, tình huống phát sinh gây mất an toàn, an ninh trong khách sạn

– Thành thạo trong sử dụng các thiết bị an ninh

– Biết sử dụng phần mềm MS Office, vi tính văn phòng

– Giao tiếp tiếng Anh cơ bản

– Ưu tiên biết võ

– Bình tĩnh, cẩn thận, linh hoạt, khéo léo

– Kỷ luật tốt, có ý thức và trách nhiệm công việc cao…

Trên đây là bản mô tả công việc Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn và mức lương, yêu cầu tuyển dụng chi tiết được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích, giúp định hướng công việc cụ thể, từ đó dễ dàng ra quyết định ứng tuyển phù hợp.

Từ Sup, làm thế nào để lên Trưởng bộ phận trong khách sạn – nhà hàng?

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi khách bị đuối nước [Series xử lý tình huống khẩn cấp]

Đuối nước là tai nạn hoàn toàn có thể xảy ra trong khách sạn có hồ bơi hay các khu nghỉ dưỡng cạnh bãi biển. Do đó, ngoài nhân viên cứu hộ – các vị trí khác cũng cần nắm vững quy trình sơ cứu đúng cách để cứu khách bị đuối nước trong trường hợp khẩn cấp.

Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi khách bị đuối nước

Khi gặp khách bị đuối nước, bạn sẽ xử lý như thế nào?

► Cách đưa người bị nạn lên khỏi mặt nước

– Trường hợp người bị nạn còn vùng vẫy dưới nước:

+ Ném phao, sợi dây hoặc dùng gậy dài đưa cho người bị nạn cầm được

+ Tìm điểm tựa – tư thế phù hợp kéo người đuối nước vào bờ, đưa lên khỏi mặt nước

Txl 1 111

 

– Trường hợp người bị nạn không còn đủ tỉnh táo để cầm – nắm và người cứu hộ biết bơi:

+ Nhảy xuống nước (kèm theo phao – nếu có), bơi ngay đến khu vực cứu người, nắm tóc hoặc ôm thân người đưa đầu người bị nạn nhô lên khỏi mặt nước, lay má – tát vào mặt để tạo phản xạ hồi tỉnh và thở lại.

+ Quàng tay qua nách, quay mặt người bị nạn ngửa lên trên, nâng gáy – dùng kiểu bơi ếch ngửa đưa họ vào bờ.

Txl 1 112


► Hướng dẫn sơ cứu đúng cách người bị đuối nước

Sau khi đưa người bị nạn lên bờ, sẽ xảy ra các tình huống: có người không sao cả do chỉ uống vài ngụm nước; có người thì ho sặc – hơi khó thở; có trường hợp thì bất tỉnh. Và việc sơ cứu khẩn cấp chủ yếu đặt ra với người bị bất tỉnh là chính.

Với trường hợp người bị đuối nước, thường sẽ tiêu thụ cạn kiệt lượng oxy rồi mới ngất đi – nên điều tiên quyết cần làm ngay là hà hơi thổi ngạt để cung cấp oxy cho người bị nạn – sau đó mới là ép tim ngoài lồng ngực. Quy trình thực hiện như sau:

• Đặt người đuối nước nằm ngửa trên mặt phẳng cứng – nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo – dây thắt lưng (nếu có)

• Khai thông đường hô hấp bằng cách chỉnh đầu người bị nạn nghiêng sang bên, dùng khăn vải hoặc gạc móc hết dị vật – đờm dãi ra

• Sau đó, để người đuối nước nằm ngửa – nâng cằm (chú ý không để đường thở bị gập).

• Hít một hơi bình thường – thổi vào miệng người bị nạn với tốc độ vừa phải, kéo dài khoảng hơn 1 giây (lưu ý không thổi quá nhanh, quá mạnh). Thực hiện liên tục 5 lần thổi ngạt. Nếu người đuối nước là người lớn – dùng tay bịt mũi và thổi hơi vào miệng còn nếu là trẻ nhỏ thì người sơ cứu nên ngậm kín cả miệng lẫn mũi của trẻ khi thổi.

• Sau 5 hơi thổi ngạt mà nạn nhân không có phản ứng tích cực nào (lay gọi không biết, chưa thở được) thì cần ép tim ngoài lồng ngực.

• Người sơ cứu để hai bàn tay chồng lên nhau, các ngón của bàn tay trên móc gập vào kẽ của bàn tay dưới – đặt tay lên vùng giữa ngực (giữa 2 núm vú), dùng lực tay, vai và thân mình ép theo nhịp vuông góc với lồng ngực của người bị nạn sao cho phần xương ức lún xuống khoảng 4 – 5cm, sau đó nới lỏng tay ra. Thực hiện liên tục 10 – 15 nhịp ép tim.

Txl 1 10

Cần thực hiện đúng phương pháp sơ cứu người bị đuối nước

• Nếu chỉ có 1 người sơ cứu thì kết hợp 3 hơi thổi ngạt và 10 nhịp ép tim. Trường hợp có 2 người cùng thực hiện sơ cứu thì một người thổi ngạt – đồng thời một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi người bị nạn tim đập, hồi tỉnh trở lại.

• Khi người bị nạn tỉnh lại sẽ nôn ra nước nên phải để kê gối/ khăn gập thành gối dưới 2 vai – nới rộng quần áo để phòng người đuối nước không bị ngạt thở trở lại vì sặc chất nôn. Sau đó, nếu người đuối nước hồi tỉnh và nhận thức được thì việc sơ cứu khẩn cấp đã thành công.

• Nếu sơ cứu có kết quả, người bị nạn đã thở trở lại nhưng vẫn còn mê thì nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc taxi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển đó cần tiếp tục sơ cứu và đắp giữ ấm cho người bị đuối nước.

• Chỉ nên bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim khoảng 2 tiếng mà không thấy người bị nạn hồi phục.


► Sai lầm cần tránh khi sơ cứu người bị đuối nước

Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ mà thấy bất tỉnh, một số người thực hiện việc sơ cứu bằng phương pháp dân gian gọi là “xốc nước”: vác lên vai và chạy hoặc dốc ngược người bị nạn xuống. Thực tế cũng có những trường hợp đem lại hiệu quả. Tuy nhiên theo nhận định của các bác sĩ, đây là một hành vi gây nguy hiểm vì:

– Làm chậm quá trình cung cấp oxy cho người bị nạn – mà việc chậm trễ này có thể khiến quá trình thổi ngạt – ép tim sau đó trở nên vô ích.

– Việc đẩy nước ra khỏi người bị nạn chưa mang tính cấp bách, ngược lại việc xốc nước có thể dẫn đến tình huống nước và các chất từ dạ dày chảy vào đường thở gây sặc, ngăn cản quá trình thở lại của người bị đuối nước.


Trường hợp gặp người bị đuối nước, việc sơ cứu đúng cách tại hiện trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự sống còn cũng như không để dẫn đến những tổn thương thần kinh nếu sống sót. Mong rằng những chia sẻ này của Nghề khách sạn sẽ giúp bạn trang bị kỹ năng cần thiết cho mình để cứu nạn người bị đuối nước trong tình huống khẩn cấp.

Ms. Smile​

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tài liệu VTOS nghiệp vụ an ninh khách sạn

Xử lý mất mát, hư hỏng, tội phạm hoặc tai nạn; xử lý khi có người chết trong khách sạn; xử lý với đe dọa đánh bom; đối phó với hỏa hoạn… là những nghiệp vụ quan trọng mà một nhân viên an ninh khách sạn cần phải biết. Nghề khách sạn xin chia sẻ tài liệu tiêu chuẩn VTOS về nghiệp vụ an ninh khách sạn để các bạn tham khảo.

tài liệu vtos nghiệp vụ an ninh khách sạn

►Tài liệu tiêu chuẩn VTOS về nghiệp vụ an ninh khách sạn gồm 20 phần nội dung cơ bản:

  1. Chuẩn bị làm việc

  2. Kiến thức về sản phẩm

  3. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

  4. Tuần tra

  5. Xử lý mất mát, hư hỏng, tội phạm hoặc tai nạn

  6. Xử lý các chất cần được kiểm soát

  7. Xử lý khi có người chết trong khách sạn

  8. Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy

  9. Đối phó với hỏa hoạn

  10.  Xử lý đe dọa đánh bom

  11.  Xử lý với người không có thẩm quyền

  12.  Kiểm tra tư trang của nhân viên

  13.  Kiểm soát việc mang thiết bị ra/ vào khách sạn

  14.  Kiểm soát người ra vào

  15.  Kiểm soát rác

  16.  Kiểm soát chìa khóa

  17.  Mở khóa kho

  18.  Kiểm soát các loại xe ra/ vào khách sạn

  19.  Quan tâm đến khách hàng

  20.  Kết thúc ca làm việc

Với mỗi một phần nội dung như vậy sẽ có phần việc kỹ năng và phần việc kiến thức tương ứng. Điều này sẽ giúp bạn khi đọc tài liệu sẽ dễ dàng hình dung được những việc cần phải làm và làm như thế nào cho đạt yêu cầu.

► Các bạn có thể download xem chi tiết nội dung tài liệu: Tại đây

Xem thêm: Tài liệu VTOS nghiệp vụ đặt giữ buồng khách sạn

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Video nghiệp vụ an ninh khách sạn

Để đảm bảo mọi hoạt động trong khách sạn diễn ra bình thường, an ninh khách sạn luôn là vấn đề được các khách sạn quan tâm. Nghề khách sạn xin chia sẻ video nghiệp vụ an ninh khách sạn của VTOS (Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam) để các bạn làm việc trong môi trường khách sạn có thể tham khảo thêm.

Video giới thiệu những công việc cơ bản nhất của nhân viên an ninh làm việc tại khách sạn. Nhân viên an ninh phải có nhiệm vụ phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động của khách sạn và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố.

Video nghiệp vụ an ninh khách sạn:

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

80% nhân sự muốn tiếp tục gắn bó với nghề khách sạn nhà hàng

80% nhân sự muốn tiếp tục gắn bó với nghề khách sạn, nhà hàng, 16% người sẽ chuyển sang công việc khác nếu có cơ hội, 4% không muốn theo nghề nữa. Đó là những số liệu ghi nhận được trong kết quả của khảo sát hiện trạng nhân sự nghề khách sạn năm 2022 được thực hiện bởi 586 người lao động tại khắp các tỉnh thành cả nước: TP. HCM (22%), Hà Nội (17%), Hội An (8%), Phú Quốc (7%) và các địa phương khác (46%).

Nhằm tìm hiểu xu hướng lựa chọn việc làm của nhân sự ngành nhà hàng, khách sạn, Nghề khách sạn/ Nghekhachsan.com đã tổ chức cuộc khảo sát online về hiện trạng việc làm nghề khách sạn, nhà hàng năm 2022. Thành viên tham gia là những người làm việc trong ngành ở tất cả tỉnh thành khắp cả nước với nhiều độ tuổi và đảm nhận những cấp bậc khác nhau từ nhân viên, giám sát, tổ trưởng, trưởng bộ phận, nhân viên cấp cao, thực tập sinh, nhân viên tạp vụ,…

Txl 1 11

Txl 1 12

Txl 1 13

Txl 1 14

Txl 1 15

Txl 1 16

​​​​

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Những nội quy nhân viên bộ phận tiền sảnh khách sạn nên biết

Bộ phận tiền sảnh – FO bao gồm nhiều vị trí làm các công việc khác nhau nhưng mục đích chung đều nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi – giải trí… của du khách. Được xem là là bộ mặt đại diện cho hình ảnh của khách sạn, nhân viên tiền sảnh cần gương mẫu trong việc chấp hành những nội quy chung của khách sạn cũng như trong bộ phận làm việc của mình.

Xem thêm: Các vị trí trong bộ phận FO- tiền sảnh khách sạn 

Những nội quy nhân viên bộ phận tiền sảnh khách sạn nên biế
Những nội quy nhân viên bộ phận tiền sảnh khách sạn nên biết

Nội quy bộ phận tiền sảnh

Nội quy bộ phận sẽ tùy thuộc vào từng vị trí công việc và khách sạn mà bạn đang công tác. Đối với nhân viên làm việc tại bộ phận tiền sảnh khách sạn cần đảm bảo tuân thủ các nội quy sau:

– Nhân viên phải đi làm đúng giờ, tác phong giao ca nhanh nhẹn

Đi làm đúng giờ là quy định bất thành văn của bất cứ một nhân viên ngành nghề nào. Riêng trong ngành khách sạn đặc trưng công việc theo ca, giữa các ca có sự bàn giao công việc với nhau chặt chẽ, vì vậy việc đi làm đúng giờ sẽ không làm ảnh hưởng đến nhân viên ca trước cũng như giúp mạch công việc diễn ra trôi chảy hơn, không gián đoạn đến tình hình chung của khách sạn.

– Trang phục đúng quy định, các tiêu chuẩn ngoại hình phải duy trì.

Bộ phận tiền sảnh chính là đại diện cho hình ảnh khách sạn. Ngoài việc đảm bảo trang phục đúng theo quy định của khách sạn còn cần phải chăm chút, duy trì ngoại hình gọn gàng, sạch sẽ cho dù là đầu ca làm việc hay cuối ca.

Đầu tóc gọn gàng sạch sẽ, hơi thở không có mùi, tuy nhiên cũng không nên sử dụng loại nước hoa quá nặng mùi. Đối với nữ giới nên trang điểm nhẹ nhàng, đảm bảo khuôn mặt tươi tắn, phù hợp với đặc thù công việc.

– Luôn truyền đạt thông tin cho đồng nghiệp một cách rõ ràng. Không vụ lợi, không sống ích kỷ.

Mặc dù đảm nhiệm các vị trí khác nhau, tuy nhiên các nhân viên bộ phận tiền sảnh khách sạn luôn có mối liên kết, hỗ trợ nhau trong công việc vì vậy việc truyền đạt thông tin cần đảm bảo chính xác, rõ ràng.

Ví dụ như nhân viên lễ tân cần có thông báo chính xác về khách chuẩn bị trả phòng để bộ phận phụ trách hành lý tiếp nhận và giúp khách vận chuyển hành lý kịp thời.

Bộ phận đặt phòng cần cập nhật chính xác các thông tin về tình trạng phòng hiện tại để nhân viên lễ tân chủ động trong xử lý các trường hợp đổi phòng hay bán phòng trực tiếp tại quầy.

Các nhân viên nên đặt lợi ích khách sạn lên hàng đầu, trung thực, dám nhận trách nhiệm nếu phạm lỗi. Vì trong môi trường khách sạn chỉ cần một cá nhân phạm lỗi cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của khách sạn.

– Trong quá trình làm việc không để quầy trống mà không có ai giám sát.

Không có nhân viên trực quầy là điều tối kỵ, đặc biệt với vị trí nhân viên lễ tân. Nhân viên bộ phận tiền sảnh luôn đảm bảo có mặt tại vị trí làm việc của mình, thực hiện đúng phạm vi trách nhiệm, nếu có vấn đề phát sinh cần đảm bảo có người thay thế và không ảnh hưởng đến hoạt động chung của khách sạn.

– Khi giao tiếp với khách hàng phải điềm đạm, niềm nở. Không được thái độ với khách hàng.

Làm hài lòng khách hàng chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động dịch vụ của khách sạn. Khi giao tiếp với khách hàng nhân viên bộ phận tiền sảnh  cần phải nhiệt tình, niềm nở nhưng vẫn giữ được sự điềm đạm, lịch sự trong hành động và lời nói.

Luôn giữ được thái độ bình tĩnh trong những tình huống tranh cãi, trước những lời nói  hay hành động khiếm nhã xảy ra từ phía khách hàng từ đó có hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời.

– Quan sát và kiểm tra các khu vực xung quanh, nếu có vấn đề bất thường xảy ra phải báo cáo với quản lý hoặc người có trách nhiệm.

Bên cạnh việc duy trì, đảm bảo hoàn thành công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình, nhân viên bộ phận tiền sảnh cần linh hoạt quan sát, kiểm tra những bất thường xảy ra xung quanh và báo cáo cho bộ phận có trách nhiệm xử lý, tránh để lại hậu quả xấu cho khách sạn.

Ví dụ như nhân viên vận chuyển hành lý (bellman) trong quá trình vận chuyển hành lý cho khách, nếu quan sát thấy hệ thống đèn hành lang có vấn đề sẽ báo trực tiếp cho nhân viên kỹ thuật hoặc thông tin đến bộ phận lễ tân tiếp nhận xử lý.

Txl 1 120
Nhân viên tiền sảnh luôn giữ thái độ niềm nở với khách hàng

Những tố chất nhân viên bộ phận tiền sảnh cần phải có

Để làm tốt vai trò mình ngoài những kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn cần có, nhân viên bộ phận tiền sảnh cũng cần trang bị những kỹ năng sau:

– Kỹ năng giao tiếp: Với đặc trưng công việc tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày, rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp sẽ rất có ích cho công việc của nhân viên bộ phận tiền sảnh. Không chỉ giúp tạo thiện cảm đối với khách hàng mà còn trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và các bộ phận khác trong khách sạn.

– Kỹ năng ngoại ngữ: Ngoại ngữ không phải là yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên khách sạn, tuy nhiên nếu có vốn ngoại ngữ sẽ giúp bạn thuận lợi trong công việc, thậm chí thăng tiến trong sự nghiệp. Giao tiếp ngoại ngữ tốt sẽ giúp nhân viên nắm bắt được nhu cầu của khách và từ đó nâng cao hình ảnh của khách sạn.

– Kỹ năng giải quyết tình huống: Trong nghề khách sạn những tình huống dù lớn hay bé nếu không được xử lý kịp thời và khéo léo cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định. Một nhân viên bộ phận tiền sảnh cần chủ động, thông minh trước những lời phàn nàn, phản ánh của khách hàng về dịch vụ, hay ứng biến linh hoạt với những yêu cầu vô lý của khách hàng để vừa đảm bảo sự hài lòng từ phía khách hàng đồng thời không ảnh hưởng đến hình ảnh khách sạn.

Quan bài viết hy vọng bạn đọc có những thông tin  hữu  ích về nội quy và tố chất cần có của nhân viên bộ phận tiền sảnh khách sạn. Đặc biệt đối với những bạn trẻ đang có định hướng nghề nghiệp ở các bộ phận này.

Đoàn Trang

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

[BẢN TIN SANTA 27 – 7/2022] Tổng hợp tin tuyển dụng hot tháng 7 và nội quy bộ phận tiền sảnh khách sạn

Được ví như bộ mặt thương hiệu của khách sạn, nên đội ngũ nhân viên của bộ phận tiền sảnh phải luôn tuân thủ quy định kỷ luật nghiêm ngặt, nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp, mang lại ấn tượng cho khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ. Cùng tham khảo nội quy của bộ phận này trong mục Tin hot của Bản tin Santa số này nhé.

[BẢN TIN SANTA 27 - 7/2022] Tổng hợp tin tuyển dụng hot tháng 7 và nội quy bộ phận tiền sảnh khách sạn
Tổng hợp tin tuyển dụng hot tháng 7 và nội quy bộ phận tiền sảnh khách sạn

➤ Tin tuyển dụng hot

⧫ [Hà Nội] Mandala Hospital Group
– Content Marketing

– Chuyên viên Marketing

– Nhân viên tạp vụ Bếp

– Chuyên viên đặt phòng, khách sạn

– Trưởng nhóm Marketing

⟶Địa chỉ: 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Xem chi tiết tin tuyển dụng và nộp hồ sơ online: Tại đây!

⧫ [Toàn Quốc] Vinpearl Hotel & Resorts

– Nhân viên phục vụ

– Vị trí thuộc bộ phận kỹ thuật – điện – nước – xây dựng

– Nhân viên y tế

– Thư ký – biên phiên dịch

– Nhân viên giao nhận hàng vải

– Nhân viên giặt là

– Lễ tân sảnh VIP

⟶Địa chỉ:

– 78 – 80 đường Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.

– Đường Hoa Lan Khu đô thị Vinhomes Riverside, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội.

– Bãi Dài, Gành Dầu, Phú Quốc, Kiên Giang.

– Đường ven biển 129, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Xem chi tiết tin tuyển dụng và nộp hồ sơ online: Tại đây!

⧫ [HCMC] Lusine Company Limited

– Nhân viên phục vụ part time

– Nhân viên bán hàng

– Giám sát ca

– Nhân viên phụ bếp

– Nhân viên pha chế

– Nhân viên nhân sự

⟶ Địa chỉ: 19 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP. HCM.

Xem chi tiết tin tuyển dụng và nộp hồ sơ online: Tại đây!

➤ Santa Jobs – HST có gì mới?

+ Bỏ 0 đồng mua xổ số, trúng ngay 40 triệu đồng

Từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 năm 2022, Nghề khách sạn và Nghekhachsan.com vẫn tiếp tục thực hiện chương trình “Xổ số mua 0 đồng trúng 40 triệu đồng” cho tất cả ứng viên trên khắp mọi miền đất nước.

– Bước 1: Truy cập vào website Nghề khách sạn

– Bước 2: Tạo hồ sơ hoặc cập nhật/ sửa hồ sơ trên web ( sau khi hoàn thành bạn sẽ nhận được một con số may mắn bất kỳ)

– Bước 3: Nhập con số may mắn của bạn khi hoàn thành.

Con số may mắn là giải đặc biệt của kết quả xổ số Miền Bắc mở ngày 31/07/2022. 

Người chiến thắng sẽ được nhận các giải thưởng “khủng” như sau:

  • Giải nhất, 20 triệu đồng, trùng 5 số 

  • Giải nhì, 5 triệu đồng, trùng 4 số cuối

  • Giải ba, 1 triệu đồng, trùng 3 số cuối

Đặc biệt, giải thưởng sẽ nhân đôi lên đến 40 triệu đồng nếu chia sẻ bài viết này lên trang cá nhân hoặc nhóm. Chương trình sẽ triển khai trực tiếp trên các trang Fanpage: Nghề khách sạn Nghề Khách Sạn.

* Lưu ý:

– Các hồ sơ sai thông tin, thiếu nghiêm túc sẽ không hợp lệ.

– Việc share bài đăng này phải thực hiện trước hoặc cùng ngày đăng/ sửa hồ sơ và vẫn còn hiển thị trong khoảng thời gian nhận thưởng.

– Nghề khách sạn là đơn vị quyết định cuối cùng của chương trình này.

Txl 1 118
Xổ số mua 0 đồng trúng 40 triệu đồng

+ Tổng đài tư vấn, kết nối, tìm kiếm việc làm cho ứng viên và nhân tài cho nhà tuyển dụng

Nhằm giải quyết cơn khát nhân lực cho nhà tuyển dụng và nỗi lo thất nghiệp của ứng viên, đội ngũ Santa Việt Nam vẫn luôn ở đây để giải đáp, hỗ trợ tư vấn mọi thắc mắc về việc làm trên Nghề khách sạn và Vieclamnhamay.vn.

NSDLĐ và NLĐ quan tâm có thể liên hệ:

– Tư vấn và hỗ trợ ứng viên:

+ Hotline: 091.668.0330 (giờ hành chính)

+ Email: ungvien@hoteljob.vn hoặc ungvien@vieclamnhamay.vn

– Tư vấn và hỗ trợ nhà tuyển dụng:

+ Hotline: 091.949.0330 (24/7)

+ Email: info@hoteljob.vn hoặc info@vieclamnhamay.vn

➤ Tin hot ngành du lịch

+ Đánh thức tiềm năng du lịch Tây Quảng Nam

Bên cạnh phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu vực Tây Quảng Nam là nơi sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Vậy có cách nào để phát huy vị thế của vùng đất này? Cùng tham khảo câu trả lời trong bài viết của Nghề khách sạn nhé.

+ Những nội quy nhân viên bộ phận tiền sảnh khách sạn nên biết

Đóng vai trò quan trọng góp phần thể hiện bộ mặt thương hiệu của khách sạn, nhân viên bộ phận tiền sảnh thường phải đảm bảo những quy định nghiêm ngặt. Tìm hiểu những nội dung cụ thể này trong bài viết dưới đây.

+ Du lịch Việt Nam khởi sắc sau dịch

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn có những bước phát triển vượt bậc. Vậy các dấu hiệu khởi sắc của điều này cụ thể ra sao? Đọc ngay bài viết của Nghề khách sạn để biết nhé!

+ 80% nhân sự muốn tiếp tục gắn bó với nghề nhà hàng, khách sạn

80% nhân sự muốn tiếp tục gắn bó với nghề nhà hàng, khách sạn, 16% sẽ chuyển sang công việc khác, 4% không muốn tiếp tục với nghề nữa. Tất cả những số liệu này đã được thống kê trong khảo sát hiện trạng nhân sự nghề nhà hàng, khách sạn tại Nghề khách sạn. Để biết thêm chi tiết, đừng bỏ qua bài viết của Nghề khách sạn nhé.

Txl 1 119
80% nhân sự muốn tiếp tục gắn bó với nghề khách sạn, nhà hàng

Phương Thảo (Tổng hợp)
 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Đánh thức tiềm năng du lịch Tây Quảng Nam

Làm thế nào để nhanh chóng phát triển du lịch phía tây Quảng Nam vốn rất giầu tiềm năng? Câu hỏi đó đã đau đáu lâu nay với lãnh đạo tỉnh, các nhà quản lý du lịch và doanh nghiệp, người dân xứ Quảng. Với sự phát triển ngoạn mục của kinh tế tỉnh nói chung, của du lịch Hội An, Mỹ Sơn nói riêng, đây là nhiệm vụ và niềm mong mỏi cho giai đoạn trước mắt. Làm gì để du khách trong và ngoài nước lấy Hội An làm trung tâm, từ đó toả đi tham quan, nghỉ dưỡng tại Tây Giang, Đông Giang, Nam, Bắc Trà My?

Đỉnh Quế, điểm du lịch hùng vĩ, huyện Tây Giang, Quảng Nam

Định hướng, mục tiêu phát triển đã rõ ràng, chúng ta cùng thử tìm giải pháp để góp ý, phản biện sao cho có lối đi phù hợp nhất.

Đầu tiên, theo tôi, đó là giải quyết đồng thời 2 yếu tố chính: nâng cao chất lượng, hạ tầng điểm đến và công tác quảng bá, tiếp thị đến đối tượng khách du lịch mục tiêu. Quảng Nam có lợi thế là sẵn nguồn khách đến Hội An, Mỹ Sơn khá lớn, chất lượng cao, phù hợp với hướng phát triển du lịch xanh, khai thác yếu tố sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng. Hãy tìm cách giữ chân chính những du khách đó ở lại với Quảng Nam dài ngày hơn, đi nhiều điểm và chi tiêu nhiều hơn.

Txl 1 114Câu Lạc bộ Hướng dẫn viên Du lịch Quảng Nam trong chuyến khảo sát tuyến du lịch phía tây

Bài toán thương hiệu cho Du lịch Quảng Nam không dễ giải khi mà cái tên Hội An, Mỹ Sơn đã quá lớn. Chiến lược nào để cộng sinh, bổ trợ cho nhau? Trước mắt, Quảng Nam cần và nên cho khách du lịch biết rõ rằng Hội An, Mỹ Sơn thuộc về Quảng Nam và ngoài 2 di sản văn hoá thế giới đó, du lịch Quảng Nam còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn khác, đặc biệt là phía tây với nhiều thắng cảnh trên dãy Trường Sơn hùng vĩ cùng nền văn hoá bản địa vô cùng đặc sắc.

Txl 1 115

Quần thể rừng Pơ mu nghìn năm tuổi tại huyện Tây Giang, Quảng Nam

Quảng Nam hầu như có tất cả những gì mà Du lịch Việt Nam có. Đúng. Một chương trình quảng bá công phu mà Câu lạc bộ điểm đến Quảng Nam gìn giữ giá trị bản địa lên kế hoạch cho năm du lịch Quảng Nam 2022 là tổ chức Tuần vàng Du lịch – chuyến FAM trip tự túc cho khoảng 1000 du khách là phóng viên, quản trị viên các báo, đài, mạng xã hội, những người làm du lịch và người có ảnh hưởng (KOLs) đến tham quan, khám phá hầu hết các điểm du lịch tiềm năng lớn của tỉnh để khẳng định điều đó. Sự kiện này cũng tạo cú hích, đánh thức từ những Đỉnh Quế, Rừng Pơ Mu, Làng văn hoá Cơ Tu, Cổng trời Đông Giang, hồ Sông Tranh, sông Bung, cửa khẩu Nam Giang, Khâm Đức, Phước Sơn cho đến đỉnh Ngọc Linh hùng vĩ… Nhưng rất tiếc kế hoạch đó chưa được triển khai. Tuy nhiên, Câu lạc bộ sẽ cố gắng trong năm nay ra được bản đồ tour tuyến và cẩm nang hướng dẫn chi tiết các điểm đến để giúp du khách có cái nhìn tổng thể về du lịch Quảng Nam và thuận tiện hơn trong việc khám phá, liên kết các điểm đến mới đó. Hãy bắt đầu từ những tour du lịch khám phá, trân trọng những bạn “phượt”, họ là “người mở đường”, tích cực góp ý, quảng bá miễn phí, đưa điểm đến lại gần hơn.

Txl 1 116

Khối núi Ngọc Linh huyền thoại, tiếp giáp giữa Quảng Nam với Kontum.

​Cùng với việc xây dựng thương hiệu là công tác nâng cao chất lượng điểm đến ở cả cơ sở hạ tầng và nhân viên phục vụ. Để sớm có được những điểm đến xứng tầm, cần rà soát, tư vấn, hỗ trợ các điểm tham quan, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch và hướng dẫn viên để trong thời gian ngắn nhất nâng được chất lượng theo hướng chuyên nghiệp. Chú ý đến xây dựng bản sắc, cá tính cho từng điểm đến để hạn chế sự rời rạc hay trùng lặp, từ đó liên kết các tuyến điểm ở vùng sâu, vùng xa bằng những chương trình, sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn. Cho phép khách du lịch quốc tế tiếp cận thông thoáng hơn tới các điểm du lịch sâu, xa này. Tận dụng sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, phát triển, hoàn thiện thêm các điểm du lịch cộng đồng hiện có như Ta Lang, Pơrning của Tây Giang, Bho Hoong… của Đông Giang… Một giải pháp nữa để nhanh chóng cải thiện hạ tầng điểm đến là tham khảo cách mà Hà Giang đã thành công với Làng Văn hoá Du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại Pả Vi, Mèo Vạc. Đó là nhà nước trực tiếp hoặc tạo cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư mặt bằng và hạ tầng, mời gọi người dân và các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp, tràn đầy nhiệt huyết cùng đầu tư, quản lý các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch. Khu/ làng này cần có quy hoạch bài bản, nhất quán về đặc trưng văn hoá, kiến trúc, tập quán, đồng bộ về quản lý, truyền thông… Từ đó, tạo ra được điểm nhấn, có sức hút lớn với du khách và góp phần gìn giữ văn hóa bản địa.

Txl 1 117

Làng Du lịch cộng đồng thôn Ta Lang, huyện Tây Giang 

Về giao thông, tỉnh cũng có cơ chế để “rút ngắn” khoảng cách từ Hội An đến các điểm du lịch phía tây như mở rộng, cải tạo đường xá, tổ chức các tuyến buýt định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần. Tạo cơ chế khuyến khích các công ty du lịch đưa khách đến trong giai đoạn đầu. Tổ chức thường xuyên hơn các sự kiện văn hoá, du lịch tại các điểm đến đó và kết hợp với chương trình OCOP để quảng bá những sản phẩm đặc trưng của địa phương làm tăng sức hấp dẫn với du khách và góp phần cải thiện kinh tế địa phương.

Lê Quốc Việt

Nghề khách sạn

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Du lịch Việt Nam khởi sắc sau đại dịch

Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch covid-19. Sau đại dịch, ngành du lịch đã tập trung nghiên cứu và triển khai các giải pháp nhằm tổ chức trở lại các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới và đang có những dấu hiệu khởi sắc đáng kể.

Du lịch vietj Nam khởi sắc sau đại dịch
Du lịch Việt Nam khởi sắc sau đại dịch

Dấu hiệu phục hồi du lịch sau đại dịch

– Lượng khách du lịch tăng cao

Từ đầu năm đến nay, hoạt động du lịch nội địa có sự bùng nổ với lượng du khách tăng mạnh qua các tháng. Tính trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch nội địa đạt 60,8 triệu lượt, riêng trong tháng 5/2022 cao nhất với 12 triệu lượt khách.

Bên cạnh đó lượng du khách quốc tế đến Việt nam đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong 6 tháng đầu năm nhiều điểm đến du lịch trên cả nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng khách và doanh thu:

TP. Hồ Chí Minh đón 11 triệu lượt khách nội địa, tăng 43,1% so cùng kỳ năm trước cùng với 478.000 lượt khách quốc tế, tăng 100% so với cùng kỳ.

Tổng doanh thu ước đạt 49.681 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ và đạt 73,5% so với kế hoạch đề ra năm 2022.

Hà Nội – Tổng lượng khách du lịch ước đạt 8,61 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25,2 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021, trong đó khách du lịch nội địa ước đạt 8,4 triệu lượt khách, khách du lịch quốc tế ước đạt 211.000 lượt. 

Ngành du lịch Quảng Ninh cũng đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, cùng với thành công trong việc đăng cai tổ chức 7 môn thi đấu SEA Games 31, Quảng Ninh đón 5,5 triệu lượt khách, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ.

Thanh Hóa cũng đang là một trong những địa phương dẫn đầu về lượng khách du lịch trong 6 tháng đầu năm của cả nước. Theo báo cáo của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh đã đón 6,8 triệu lượt khách, tăng 131,6% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 68,2% kế hoạch năm.

– Sân bay quá tải

Theo công bố của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.

Dự kiến trong năm 2022, các cảng hàng không trên cả nước sẽ đón khoảng 87,8 triệu lượt, tăng 190% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng số lượng khách quốc tế được dự đoán đạt 5 triệu lượt, tăng 844%, trong khi khách nội địa đạt 82,8 triệu lượt, tăng 178,4%. Sản lượng hàng hóa đạt 1,5 triệu tấn, tăng 5%.

Trong đó 2 sân bay lớn của Việt nam là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài đều có lượng khách tăng vọt, thậm chí xảy ra tình trạng quá tải.

Theo thống kê, trong nước có 719.154 lượt khách tới sân bay Tân Sơn Nhất, từ đầu tháng 6 đến nay. Trong đó khách đến đạt 370.361, khách đi đạt 348.793.

Lượng khách quốc tế đang dần trở lại Tân Sơn Nhất. Tính đến nay, đã có 119.086 lượt khách đến và đang có dấu hiệu tăng nhanh hơn.

Nhà ga T1 thuộc sân bay quốc tế Nội Bài có diện tích 115.000m2, với 555 chỗ đỗ ô tô và đủ vị trí cho 6 tuyến xe buýt kết nối Hà Nội với Nội Bài. Cùng với lượng khách tăng cao và xu hướng sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển đến sân bay đang gây áp lực lớn đến luồng di chuyển và sân đỗ ôtô dẫn đến tình trạng quá tải.

Txl 1 122
Nhà ga T1 sân bay Nội Bài

Giải pháp cho ngành du lịch phát triển bền vững

Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch trong thời gian qua là do các đường bay quốc tế được khôi phục; các địa điểm du lịch mở cửa trở lại; dịch Covid-19 được kiểm soát, SEA Games 31 được tổ chức thành công góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch được khởi sắc. Tuy nhiên để đảm bảo du lịch phát triển bền vững trong giai đoạn tới cần nhiều hơn các biện pháp cũng như sự góp sức của của các cấp lãnh đạo và ngành du lịch:

Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch.

 Các địa phương tăng cường tổ chức nhiều sự kiện nhằm kích cầu, thu hút du khách, giới thiệu đến du khách những tiềm năng, cùng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mở ra cơ hội hợp tác đầu tư, từng bước khôi phục lại tăng trưởng ngành.

Điển hình như Quảng Ninh đang triển khai chiến dịch truyền thông tái khởi động du lịch nội địa với chủ đề: “Du lịch Quảng Ninh – an toàn – thân thiện – hấp dẫn” cụ thể như xây dựng chuyên trang “Live fully in Ha Long – Quang Ninh” (Sống trọn vẹn tại Hạ Long – Quảng Ninh”), xây dựng video clip quảng bá các chương trình trải nghiệm du lịch an toàn theo chủ đề “Quảng Ninh hấp dẫn 4 mùa”… 

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch.

Xu hướng hiện nay của khách hàng là tìm kiếm sự tiện lợi để tiết kiệm thời gian, việc tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp và trải nghiệm của người dùng bằng cách giúp khách hàng nắm bắt sản phẩm và dịch vụ thông qua truy cập dữ liệu, từ đó giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian nhất.

Chuyển đổi số trong du lịch không giúp khách hàng tiếp cận dễ hơn mà còn giúp các doanh nghiệp du lịch chuẩn hóa các quy trình, tăng hiệu suất công việc.

Đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường.

Sau đại dịch, xu hướng và thói quen của khách du lịch có nhiều thay đổi để hấp dẫn du khách các đơn vị phải thay đổi cách làm, xây dựng sản phẩm đa dạng. Khách du lịch quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, an toàn và vệ sinh; sinh thái; nghỉ dưỡng; du lịch trải nghiệm theo nhu cầu; đặt dịch vụ trực tuyến…

 Tùy thuộc vào tài nguyên du lịch và thế mạnh của từng địa phương, doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển phù hợp để đạt được những hiệu quả cao nhất.

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi du lịch, cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch.

Từ những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, lao động của nhiều doanh nghiệp du lịch đã nghỉ làm hoặc chuyển nghề sang các công việc khác, cùng với đó là xu hướng du lịch và nhu cầu của du khách đã thay đổi. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay không chỉ là tìm kiếm nguồn lao động mà còn hỗ trợ đào tạo kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu mới về sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển du lịch bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn.

Đoàn Trang (Tổng hợp)

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.