Để khách lưu trú có thể vào bên trong phòng nghỉ, bắt buộc phải có chìa khóa phòng mở cửa. Vậy thì quy trình giao nhận – bảo quản chìa khóa phòng khách được tiến hành như thế nào?
► Các khách sạn sử dụng loại khóa phòng nào?
– Chìa khóa kim loại truyền thống
Hiện nay, một số khách sạn nhỏ vẫn sử dụng hệ thống chìa khóa kim loại. Loại chìa khóa này tuy rẻ nhưng có những nhược điểm là cồng kềnh, dễ bị mất, dễ gãy và đôi khi gây phiền hà cho khách vì khó mở cửa. Ngoài ra, chìa khóa kim loại thường móc kèm số phòng của khách nên nếu kẻ gian nhặt được có thể sẽ đột nhập vào phòng trộm tài sản. Để hạn chế nguy cơ mất an ninh, nhân viên lễ tân nên khuyến khích khách gửi chìa khóa buồng tại quầy lễ tân trước khi ra ngoài.
Chìa khóa kim loại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn an ninh
– Chìa khóa điện tử
Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ mà ngày càng có nhiều khách sạn đưa vào sử dụng khóa điện tử hoạt động giống như thẻ tín dụng. Hệ thống ổ khóa điện tử được lập trình tại bộ phận lễ tân và kết nối với phần mềm quản lý khách sạn. Khi khách làm thủ tục nhận phòng, khóa cửa phòng đã xếp cho khách được lễ tân thiết lập để chấp nhận mã thẻ chìa khóa. Thẻ chìa khóa phòng nào thì chỉ mở được cửa của chính phòng đó. Mã thẻ chìa khóa sẽ bị hủy bỏ khi khách thanh toán trả phòng.
Ưu điểm của thẻ khóa điện tử là khách sạn không cần thay khóa mới khi thẻ khóa phòng bị thất lạc. Vì mã thẻ sẽ hết hiệu lực ngay khi một mã số mới cho ổ khóa buồng khách được xác lập. Ngoài ra, còn có thể cài đặt thời gian hoạt động của thẻ, vì vậy sẽ không lo khách ở lại quá giờ, quá giờ không thanh toán, hạn chế tình trạng trộm cắp hay gian dối của nhân viên.
Tuy nhiên, chi phí trang bị hệ thống khóa điện tử và các thiết bị kèm theo thường cao hơn nhiều so với khóa cửa kim loại truyền thống. Và chi phí vận hành hệ thống cũng khá tốn kém.
Ngày càng nhiều khách sạn sử dụng thẻ chìa khóa điện tử cho phòng khách lưu trú
► Quy trình giao chìa khóa phòng cho khách lưu trú
Sau khi thực hiện xong thủ tục đăng ký khách sạn, nhân viên lễ tân tiến hành giao chìa khóa phòng cho khách. Quy trình này được tiến hành như sau:
– Thông báo số phòng cho khách (chỉ nên nói nhỏ khách vừa đủ nghe vì có thể khách không muốn bị làm phiền và cũng đảm bảo vấn đề an ninh)
– Đề nghị khách giữ gìn chìa/ thẻ khóa cẩn thận và nên gửi lại quầy lễ tân khi ra ngoài
► Nhận và trả lại chìa khóa phòng cho khách
Trong quá trình lưu trú tại khách sạn, khách thường ra ngoài để tham quan vui chơi hoặc giải quyết công việc riêng, nếu mang theo chìa khóa phòng khách sạn ra ngoài sẽ rất bất tiện. Do đó, lễ tân thường gợi ý khách gửi lại chìa khóa tại quầy nhằm đảm bảo an ninh cho khách và khách sạn. Công việc nhận và trả lại chìa khóa phòng cho khách được thực hiện như sau:
– Nhận chìa khóa từ khách
+ Chào khách và gợi ý giúp đỡ
+ Nhận và đặt chìa/ thẻ khóa phòng khách đúng vị trí quy định
Khi nhận bảo quản khóa phòng cho khách, lễ tân cần đặt đúng nơi quy định để tránh nhầm lẫn, thất lạc (Ảnh nguồn Belle Maison Parosand Da Nang)
– Trả lại chìa khóa cho khách
+ Chào khách, hỏi tên và số phòng của khách
+ Lấy thẻ khóa phòng của khách để kiểm tra
+ Trả lại chìa khóa cho khách
► Khách đến nhận hộ chìa khóa phòng khách – xử lý thế nào?
– Khách đến quầy lễ tân, tự xưng là người quen, người thân của khách đang lưu trú và đề nghị được lấy chìa khóa phòng. Với trường hợp này, lễ tân cần thông báo cho khách biết quy định của khách sạn và tuyệt đối không được giao khóa phòng cho khách nhận hộ nếu không có sự ủy quyền từ khách lưu trú tại phòng đó một cách rõ ràng, chắc chắn.
– Khách có giấy ủy quyền của khách đang thuê phòng tại khách sạn đến quầy lễ tân yêu cầu lấy chìa khóa phòng. Khi đó, nhân viên lễ tân cần kiểm tra cẩn thận giấy ủy quyền, so sánh chữ ký của khách trên đó với chữ ký khi làm thủ tục check-in. Và yêu cầu khách cho mượn giấy tờ tùy thân ghi lại những thông tin cần thiết – đồng thời yêu cầu khách gọi cho khách thuê phòng để xác nhận. Trước khi giao chìa khóa cho khách, lễ tân nên báo cho giám sát ca và xin hướng dẫn xử lý.
(Theo GT Nghiệp vụ lễ tân)
6 Loại chìa khóa trong khách sạn và vai trò cụ thể
Nhiều khi khách lưu trú sẽ muốn gửi hành lý tại quầy lễ tân để đi ra ngoài, khi đó nhân viên lễ tân cần thực hiện quy trình tiếp nhận bảo quản hành lý. Vậy chi tiết quy trình tiếp nhận và trả hành lý khách gửi gồm những bước nào?
Nhiều khách lưu trú có nhu cầu gửi hành lý tại quầy lễ tân để ra ngoài
► Khi nào khách cần gửi hành lý tại quầy lễ tân?
– Khách đến check-in sớm nhưng phòng khách chưa sẵn sàng phục vụ, khách sẽ gửi vali hành lý lại quầy lễ tân, ra ngoài thăm thú xung quanh
– Trong quá trình lưu trú, khách vừa về đến khách sạn thì lại có việc cần ra ngoài, khách sẽ muốn gửi nhanh balo hay túi xách cho nhân viên lễ tân để tiện di chuyển hơn
– Khách trả phòng đúng giờ để chuẩn bị phục vụ lượt khách khác nhưng chưa đến giờ ra sân bay nên khách sẽ muốn gửi hành lý tại quầy lễ tân và đi mua quà cho người thân, bạn bè…
► Các bước tiếp nhận hành lý khách gửi
– Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra số lượng hành lý
– Bước 2: Đối chiếu – ghi vào sổ nhận hành lý số hành lý khách gửi và yêu cầu khách ký tên
– Bước 3: Lập thẻ gửi hành lý
Nội dung thẻ gửi hành lý cần có các thông tin: tên khách, số phòng, số lượng túi – vali khách cần gửi và chữ ký của khách. Một phần thẻ này sẽ được sử dụng để treo hoặc gắn vào hành lý khách gửi, phần còn lại được giao cho khách, đồng thời nhắc khách giữ gìn cẩn thận và xuất trình khi cần lấy lại tài sản.
Thông tin chính ghi trên mặt trước của hai phần này giống hệt nhau. Mặt sau phần thẻ giao cho khách ghi các quy định của khách sạn về việc giữ tài sản cho khách. Mặt sau phần thẻ gắn trên hành lý ghi địa chỉ và số điện thoại liên lạc của khách.
– Bước 4: Chuyển hành lý vào kho và bảo quản cẩn thận
* Mẫu thẻ gửi hành lý:
Green Hotel
No./Số:….
BAGGAGE STORAGE RECEIPT
Phiếu gửi hành lý
Guest Name: …………………………..
Tên khách
Room no.: ……………………………..
Phòng số
Check-in: ……… Check-out: …………
No. Of pieces: …………………………
Số lượng
Date: …………………………………..
Ngày
Guest signature: ……………………….
Chữ ký của khách
Please see conditions on the reversed side!
Xin vui lòng xem các quy định ở mặt sau!
Conditions
Quy định
1. The hotel is not responsible for goods left over six months
Khách sạn không chịu trách nhiệm về hành lý gửi quá 6 tháng
2. The above goods will be delivered only upon presentation of this receipt
Hành lý chỉ được hoàn trả khi khách xuất trình giấy biên nhận này
♦ Important warning
Lưu ý
Money or other valuable must be deposited in the safe deposite box at the front desk.
Tiền và tài sản quý phải được gửi vào két an toàn tại quầy.
Lễ tân cần lập thẻ gửi hành lý khi nhận vali, túi xách, balo khách gửi (Ảnh nguồn Fortuna Hotel Hanoi)
► Các bước trả lại hành lý khách gửi
– Bước 1: Chào khách – yêu cầu khách xuất trình thẻ hành lý và đối chiếu phần thẻ đã giao cho khách với phần thẻ gắn kèm hành lý trong kho
– Bước 2: Giao hành lý cho khách và yêu cầu khách kiểm tra
– Bước 3: Yêu cầu khách ký sổ đã nhận lại đủ số hành lý khách gửi
– Bước 4: Giúp khách vận chuyển hành lý (nếu khách có nhu cầu)
► Xử lý thế nào khi khách làm mất thẻ gửi hành lý?
Vào mùa cao điểm đông khách, nếu làm việc trong các khách sạn lớn, thật khó để nhân viên lễ tân nhớ hết được tên – gương mặt của khách. Hơn nữa, tính chất công việc khách sạn thường chia theo ca, có thể lễ tân ca trước nhận hành lý và lễ tân ca sau trao trả hành lý cho khách. Không loại trừ khả năng trong quá trình di chuyển bên ngoài, khách làm mất thẻ gửi hành lý và lễ tân phụ trách ca đó lại không biết mặt khách. Với tình huống này, Receptionist cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:
• Nhanh chóng báo cho giám sát ca biết về sự việc
• Xác minh – đối chiếu thông tin khách trả lời với thông tin ghi trên thẻ gắn vào hành lý
• Nếu thông tin hoàn toàn trùng khớp, yêu cầu khách viết giấy cam đoan đã nhận lại đủ hành lý
• Bàn giao hành lý lại cho khách
Trên đây là những nghiệp vụ cần biết liên quan đến việc tiếp nhận bảo quản và trả lại hành lý khách gửi. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, bạn gửi để lại phản hồi dưới bài viết này nhé!
(Theo GT Nghiệp vụ lễ tân)
Mẫu báo cáo lưu trú mới nhất và hướng dẫn cách ghi chi tiết
Có thể nói, fancy drink là một thức uống đặc biệt, không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo của Bartender mà còn bộc lộ nét đặc trưng thương hiệu của quầy bar, nhà hàng. Vậy fancy drink là gì? Câu trả lời sẽ được Nghề khách sạn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Fancy drink là gì?
Fancy drink được ví như một công cụ để đánh giá trình độ, kinh nghiệm của Bartender. Tuy nhiên, không phải nhân viên pha chế nào cũng nắm rõ được “Fancy drink là gì?” và dễ dàng vận dụng vào quá trình làm việc. Thuần thục khái niệm này sẽ giúp Bartender nhanh chóng hoàn thiện và nâng cấp trình độ bản thân từng ngày.
Fancy drink là gì?
Fancy drink là thức uống do Bartender sáng tạo ra, nhằm thể hiện phong cách làm việc và thương hiệu của mỗi nhà hàng, quầy bar. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức của mỗi nhân viên pha chế, đồ uống này sẽ có đặc điểm về hương vị, cách trình bày khác nhau. Vì thế, fancy drink khá độc đáo, riêng biệt và được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Dù ở quầy bar, nhà hàng nào, Bartender cũng phải luôn cập nhật, trau dồi kiến thức để liên tục đổi mới thực đơn, nhằm thu hút khách hàng hơn. Cho nên, việc tìm hiểu những công thức Fancy drink đã từng “gây sốt” ở thời kỳ trước, sẽ giúp nhân viên pha chế có thêm nhiều ý tưởng mới mẻ, thú vị hơn.
9 công thức Fancy drink độc đáo nhất Bartender không thể bỏ qua
Để hình dung rõ hơn về khái niệm “Fancy drink là gì?“, mời bạn cùng Nghề khách sạn tham khảo 9 công thức Fancy drink đã và đang “gây sốt” nhiều thế kỷ trước đến nay:
#Pisco Punch
Là loại Fancy drink được nhân viên pha chế Simon Difford sáng tạo ra vào năm 2004. Thức uống là sự kết hợp hoàn hảo giữa pisco, dứa, cam, chanh, đinh hương và rượu champagne. Đồ uống này là một trong những loại cocktail phổ biến tại 2 đất nước Chile và Peru. Vì thế, công thức pha chế của mỗi vùng miền cũng khác nhau.
– Dùng dao gọt lấy 1 miếng vỏ chanh theo kiểu vòng xoắn. Cắt quả chanh làm đôi để vắt nước.
– Lấy 4 viên đá cùng rượu Barsol Pisco Quebranta, siro đường, nước cốt chanh và đậy kín nắp. Bạn lắc thật mạnh rồi đều tay trong khoảng 1 – 2 phút.
– Đổ hỗn hợp vào ly thủy tinh có đá rồi bóp nhẹ miếng chanh xoắn cho tinh dầu ra đặt lên trên để trang trí.
#Boulevardier
Boulevardier là thức uống do người phục vụ tên Harry McElhone pha chế vào năm 1920. Bấy giờ, ông nổi tiếng với tài sáng chế đồ uống độc đáo tại quầy bar Harry’s New York. 7 năm sau, Boulevardier xuất hiện trong cuốn sách Barflies và Cocktails, nhanh chóng trở thành đồ uống được yêu thích tại Mỹ. Thức uống này là sự hòa quyện của rượu Campri, Bourbon, Sweet vermouth theo tỷ lệ chuẩn, tạo nên những tầng hương vị riêng biệt, khác lạ.
+ Nguyên liệu: 3/2 rượu whisky ngô, ¾ oz Campri, ¾ oz rượu Sweet vermouth, vỏ cam xoắn, ly rock, muỗng.
Boulevardier
+ Cách làm:
– Lau sạch ly rock khô thoáng, lấy jigger đong tất cả nguyên liệu bỏ vào ly cùng vài viên đá.
– Lấy muỗng khuấy đều tất cả nguyên liệu với nhau để tạo độ hài hòa.
– Dùng vỏ chanh cắt mỏng để trang trí hoặc thả vào nước.
#Corpse Reviver
Corpse Reviver hệt như nghĩa của cái tên “hồi sinh người từ cõi chết”, là thức uống giúp giảm bớt triệu chứng say rượu, gia tăng năng lượng và cải thiện tâm trạng buổi sáng. Trong cuốn sách Classic Cocktails, nhà văn Salvatore Calabrese viết, Corpse Reviver được sáng chế bởi Johnny Johnson ở Savoy vào năm 1948. Một số người khác lại cho rằng thức uống này được tạo ra do Joe Gilmore năm 1954.
Tuy nhiên, qua nhiều năm sau, các Bartender đã tạo ra nhiều phiên bản Corpse Reviver khác nhau, được các quầy bar hàng đầu thế giới đưa vào thực đơn.
* Ounce: Đơn vị đo lường thể tích, chất lỏng. (1 ounce = 30ml)
Corpse Reviver
+ Cách làm:
– Tráng ly cocktail bằng Absinthe rồi để sang một bên.
– Đổ rượu gin, Lillet blanc, rượu mùi cam, nước chanh vào bình lắc cùng với đá cho đến khi tất cả được hòa tan đều đặn.
– Lọc hỗn hợp vào ly đã để sẵn.
#Ramos Gin Cocktail
Ramos Gin Cocktail được sáng chế bởi Henry C. Ramos, chủ quầy bar Phòng nội các Hoàng gia tại New Orleans, Louisiana vào năm 1888. Thức uống này nổi tiếng đến mức Ramos phải liên tục tuyển thêm 35 Bartender chỉ để pha chế cocktail trên. Sau đó, công thức Ramos Gin Cocktail lan rộng và được nhiều Bartender trên thế giới áp dụng.
– Đổ tất cả nguyên liệu trên vào bình và lắc trong vòng 5 giây.
– Thêm đá viên vào rồi lắc thêm 4 giây để làm lạnh và hòa quyện các nguyên liệu.
– Đổ soda vào ly rồi đổ hỗn hợp trên lên ly nước.
– Lấy vắt chanh để trang trí.
#Hemingway Daiquiri
Vào thập niên năm 1940, Hemingway thường xuyên ghé quầy bar nổi tiếng El Floridita, uống nhiều nhất loại Frozen Daiquiri – món chỉ có Daiquiri cùng đá bào. Trong lần đầu tiên nếm thử, đại văn hào đã rất yêu thích thức uống này. Tuy nhiên, ông cho rằng sẽ tuyệt vời hơn nếu người pha chế không bỏ đường và tăng gấp đôi lượng Rum. Kể từ đó, Hemingway Daiquiri ra đời và nhờ thức uống này, quầy bar El Floridita càng thu hút nhiều khách hàng hơn.
+ Nguyên liệu: 60ml Rum trắng, 15ml nước ép Grabefruit, đá, 1 lát chanh, 15ml nước chanh, 20ml siro đường, 5ml rượu cherry, máy xay sinh tố, ống hút, ly đong, ly thủy tinh.
Hemingway Daiquiri
+ Cách làm:
– Đổ tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố rồi bật máy để xay nhuyễn.
– Lọc hỗn hợp trên ra ly và thêm 1 lát chanh trang trí.
#Sazerac
Sazerac là thức uống được sáng chế do Antoine Amedee Peychaud tại quầy bar New Orleans khoảng những năm 50 của thế kỷ 20. Sự khác biệt của đồ uống này là dùng cognac hoặc whisky thay cho lúa mạch đen. Đặc biệt, mỗi ngụm rượu khi uống đều phảng phất hương cam thảo độc đáo.
+ Nguyên liệu: 50ml rượu Whisky lúa mạch, 5ml rượu Absinthe, 3 giọt Peychaud’s Bitters, đường Cube, vỏ chanh.
Sazerac
+ Cách làm:
– Đổ đá viên vào ly rồi để ra một chỗ.
– Lấy ly đá thứ hai ra nghiền nát rồi thêm đường Cube và nước vào.
– Đổ rượu Whisky lúa mạch vào hỗn hợp trên cùng ít đá.
– Đổ đá khỏi ly ở bước đầu tiên, sau đó lấy thêm 1 lượt đá khác vào. Đổ rượu Absinthe và lấy 1 chiếc lọc rót rượu từ bước 3 vào ly này.
– Trang trí bằng 1 lát chanh.
#French 75 cocktail
French 75 cocktail là một trong những fancy drink lạ mắt, độc đáo, nhưng vô cùng dễ làm. Công thức pha chế loại này xuất hiện trong cuốn sách “Here’s How!” của Judge Ji vào năm 1927. Một ghi chép khác lại viết rằng, nhà văn Charles Dickens sống ở thế kỷ 19, từng đãi bạn bè loại thức uống làm từ Gin và Champagne. Đến năm 1930, French 75 cocktail lại tiếp tục được nêu tên trong cuốn The Savoy Cocktail Book và trở thành thức uống phổ biến ở nhiều nơi.
+ Nguyên liệu: 60ml Gin, 30ml nước chanh vàng, 2 viên đường, 240ml rượu champagne, 1 cốc đá, vài hạt lựu.
French 75 cocktail
+ Cách làm:
– Đổ rượu Gin, nước chanh, đường và đá vào bình lắc đều.
– Đổ hỗn hợp trên ra ly rồi thêm rượu champagne vào.
– Lấy 1 vỏ chanh, hạt lựu nhỏ để trang trí.
– Đổ champagne lên trên là hoàn thiện.
#Cocktail Siesta
Cocktail Siesta là thức uống có sự kết hợp hòa quyện giữa rượu tequila, campri, bưởi và chanh. Nó được tạo ra bởi nhà hòa âm người New York tên Katie Stipe. Thức uống này được sáng chế dựa trên nền của công thức Hemingway Daiquiri. Hai loại rượu của Mexico và Ý hòa quyện tạo nên hương vị diệu kỳ khi thưởng thức. Vì thế, Fancy drink này nhanh chóng chiếm được lòng tin của nhiều Bartender bấy giờ.
+ Nguyên liệu: 2 ounce rượu tequila blanco, 3/4 nước chanh, 3/4 ounce siro đơn giản, 1/2 ounce Campri, 1/2 nước bưởi tươi.
Cocktail Siesta
+ Cách làm:
– Đổ rượu tequila, nước cốt chanh, siro, Campri và nước ép bưởi vào bình lắc.
– Lấy đá bỏ vào shaker, đậy nắp và lắc mạnh đến khi shaker lạnh (khoảng 20s).
– Lọc cocktail vào ly ướp lạnh rồi trang trí bằng 1 lát chanh.
#Vesper Martini
Vesper Martini là fancy drink được sáng chế bởi nhà văn Ian Fleming. Ông đã lấy tên hai nhân vật điệp viên hư cấu Vesper Lynd đặt tên cho loại nước trên. Năm 1953, Vesper Martini được xuất hiện trong cuốn “Casino Royale” và được nhiều Bartender ứng dụng trong thực đơn.
+ Nguyên liệu: 1 ounce rượu gin, 1 ounce rượu vodka, ½ ounce rượu khai vị Lillet blanc, xoắn chanh.
Vesper Martini
+ Cách làm:
– Cho rượu gin, vodka, little blanc vào ly trộn đá và khuấy đều cho đến khi lạnh.
– Lọc ly cocktail đã ướp lạnh.
– Lấy 1 vỏ chanh xoắn để trang trí.
9 công thức pha chế Fancy drink độc đáo trên đây đã giúp các Bartender hiểu rõ hơn về khái niệm “Fancy drink là gì” chưa? Dựa vào những thông tin này, bạn có thể tự mình sáng tạo nên Fancy drink mang thương hiệu của riêng mình. Tốt nhất, Bartender nên thường xuyên đọc tài liệu tham khảo, ứng dụng và pha chế nhiều công thức khác nhau. Không chỉ giúp nâng cao tay nghề mà còn có thể sáng tạo ra những Fancy drink mới lạ.
Trả lời được câu hỏi “Fancy drink là gì” là bước đầu tiên giúp Bartender nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn bản thân. Đặc biệt, muốn tạo ra một thức uống hoàn hảo đòi hỏi nhân viên pha chế phải có quá trình tôi luyện, tích lũy kiến thức lâu dài. Vì thế, hãy thường xuyên cập nhật và làm mới công thức pha chế mỗi ngày nhé.
Rượu vang là thức uống phổ biến tại đa số nhà hàng hiện nay. Do đó, các quản lý thường yêu cầu nhân viên phải biết cách phục vụ thức uống này, mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Vậy bạn đã biết làm thế nào để xem hạn sử dụng của rượu vang? Rượu vang hết hạn phải làm sao? Cách bảo quản rượu vang dùng được lâu nhất?… Tất cả sẽ được Nghề khách sạn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Cách xem hạn sử dụng của rượu vang chuẩn nhất.
Vì sao phải xem thời gian sử dụng của rượu vang?
Hiện nay, phần lớn thức uống đều có hạn sử dụng cụ thể, rượu vang cũng vậy. Tìm hiểu thông tin này góp phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hạn chế rủi ro phát sinh khi dùng đồ uống. Đặc biệt, nếu là nhân viên phục vụ hay pha chế trong nhà hàng, kiến thức trên sẽ bổ trợ cho quá trình làm việc của bạn hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, hạn sử dụng rượu vang lại không hiển thị trên nhãn chai mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như niên vụ, giống nho, cách sản xuất, thời gian mở chai, loại rượu, quy trình bảo quản, giá tiền, tuổi thọ,… Thế nên, nhân viên phục vụ nhà hàng cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến thức uống này để phân loại và sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khách hàng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hạn sử dụng của rượu vang
Hạn sử dụng hay hạn dùng của rượu vang phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
– Niên vụ: Là thời gian thu hoạch nho sản xuất rượu vang. Tùy thuộc vào thời điểm này mà xác định được hạn sử dụng của thức uống.
– Giống nho: Dựa vào giống nho sản xuất rượu vang mà bạn xác định tuổi thọ của đồ uống này.
– Cách sản xuất: Quy trình sản xuất, chế tạo rượu vang cũng quyết định đến thời gian sử dụng của rượu vang.
– Thời gian mở chai: Rượu vang thường phải được uống hết ngay trong lần đầu tiên. Tùy thuộc vào thời điểm mở chai, hạn sử dụng của chai rượu cũng khác nhau.
– Loại rượu và quy trình bảo quản: Với những loại rượu chưa mở chai, bạn nên dựa vào từng loại rượu để biết hạn sử dụng.
– Giá tiền: Thông thường, rượu càng đắt tiền càng để lâu được. Vì thế, dựa vào giá tiền bạn có thể biết thời gian sử dụng của rượu vang.
– Tuổi thọ: Tùy thuộc vào tuổi thọ của từng loại rượu, bạn có thể biết được hạn sử dụng của nó.
– Điều kiện thời tiết, khí hậu trong năm sản xuất rượu vang: Thời tiết nắng nóng hay lạnh giá có thể khiến thời điểm thu hoạch nho đến sớm/ muộn hơn so với dự kiến. Vì thế, hạn sử dụng của rượu vang cũng bị ảnh hưởng theo.
8 yếu tố ảnh hưởng đến hạn sử dụng của rượu vang.
8 cách xem hạn sử dụng của rượu vang chuẩn nhất
Dựa vào 8 yếu tố dưới đây, bạn có thể xem hạn sử dụng của rượu vang dễ dàng, chính xác, cụ thể:
– Niên vụ
Bạn có thể kiểm tra hạn sử dụng của rượu vang dựa trên niên vụ – năm thu hoạch của nho trong chai rượu. Chẳng hạn như, rượu vang đỏ có hạn sử dụng khoảng 2 năm; rượu vang trắng trong vòng 1 năm; còn rượu hảo hạng lại khoảng 10-20 năm.
– Giống nho
Mỗi loại nho lại có thời gian lên men và bảo quản khác nhau. Vì thế, thời hạn sử dụng của rượu vang cũng không giống nhau. Ví dụ, loại rượu vang được làm từ nho Gamay, Grenache của Mỹ có hạn dùng ít hơn 3 năm nên bạn cần dùng càng sớm càng tốt. Còn với những loại làm từ nho Merlot, Syrah, Zinfandel của Mỹ lại có thời gian sử dụng từ 3 – 20 năm.
– Cách sản xuất
Đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt về hạn sử dụng của các loại rượu vang. Thời gian ngâm các thành phần hỗn hợp càng lâu sẽ làm tanin trong vang gắn kết vững chắc mà vẫn giữ được hương vị bền lâu. Cho nên, không lạ gì khi có những chai rượu vang có hạn sử dụng trên 20 năm như Merlot của Bordeaux, Barolo của Piedmont,…
– Thời hạn mở rượu vang
Thời gian sử dụng rượu phụ thuộc vào thời điểm bạn khui chai. Rượu tự nhiên, rượu vang trắng sau khi mở có thể để từ 2 – 3 ngày, rượu vang đỏ khoảng 3 – 5 ngày, rượu vang sủi tăm chỉ 36 giờ, rượu vang cường hóa lại khoảng 2 – 3 tuần,…
– Loại rượu và quy trình bảo quản rượu
Đối với những loại chưa khui nắp, bạn có thể dựa vào đặc điểm của các loại rượu để dự đoán tuổi thọ như: Rượu vang trắng hạn sử dụng khoảng 1 – 2 năm, rượu vang đỏ khoảng 2 – 3 năm, còn rượu nấu ăn khoảng 3 – 5 năm,…
– Giá tiền
Giá thành tỷ lệ thuận với chất lượng rượu vang. Càng đắt tiền, thời gian sử dụng rượu vang càng lâu hơn. Rượu vang có giá dưới 500.000 sẽ có khoảng thời gian dùng trong vòng 3 năm. Các loại rượu từ 500.000 – 1.000.000, có hạn sử dụng khoảng 5 năm. Một số loại khác có giá trên 1.000.000, thường được dùng từ 7 năm trở lên.
– Tuổi thọ
Một số loại rượu có tuổi thọ trong khoảng 3 năm bạn nên dùng càng sớm càng tốt như: Gamay, Grenache, Beaujolais Nouveau,… Trong khi đó, những loại Syrah, Merlot, Zinfandel, Chianti Classico,… với độ tuổi từ 3 – 20 năm lại có thời gian sử dụng lâu hơn. Đặc biệt, các loại rượu có thời hạn dùng lên đến ngàn năm thuộc rượu thượng hạng cao cấp như Cabernet Sauvignon, Merlot Chateau,…
– Điều kiện thời tiết
Biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng nắng nóng ở các vùng trồng nho tại Châu Âu. Điều này làm thời điểm thu hoạch nho sớm hơn dự kiến khoảng vài tuần. Vì thế, nhân viên phục vụ/ sommelier có thể dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu của vùng miền sản xuất rượu, để dự đoán hạn sử dụng của thức uống.
8 cách xem hạn sử dụng của rượu vang.
Rượu vang hết hạn phải làm thế nào?
+) 3 dấu hiệu nhận biết rượu vang hết hạn
Bạn có thể nhận biết rượu vang bị hỏng dựa vào các yếu tố như: Màu sắc, mùi vị và nút chai. Những loại rượu vang có màu đục, nâu, vàng nâu,…, hay mùi nấm mốc, chua, nồng giống nước sơn móng tay, mùi trứng thối,… bạn không nên sử dụng. Với các chai rượu có nút chai nhô cao hơn bình thường là do phản ứng hóa học của vi sinh trong chai rượu tác động vào. Vì thế, nếu có những dấu hiệu này, bạn nên lưu ý không sử dụng.
+) Hệ lụy của việc dùng rượu vang hết hạn
Sử dụng rượu vang hết hạn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, hệ tiêu hóa. Một số biểu hiện nếu uống rượu quá hạn như khó chịu, buồn nôn, đau đầu,… thậm chí tổn thương gan nghiêm trọng. Vì thế, bạn không nên sử dụng rượu vang hỏng, để đảm bảo sức khỏe bản thân tốt hơn.
Uống rượu vang hết hạn gây buồn nôn, đau đầu.
+) Cách bảo quản rượu vang sử dụng được dài lâu
Có nhiều cách bảo quản rượu vang để kéo dài thời hạn sử dụng của thức uống này chẳng hạn như: Đặt ở nơi tối, tránh ánh sáng mặt trời, yên tĩnh, hơi ẩm,… Tùy thuộc vào các loại rượu, nhiệt độ bảo quản sẽ khác nhau, lý tưởng nhất thường ở khoảng 55 độ F (13 độ C). Còn độ ẩm nên ở khoảng từ 60 đến 80 phần trăm, đảm bảo nút chai không bị khô. Ngoài ra, bạn có thể đặt vào tủ lạnh, với nhiệt độ 15 độ C.
+) Cách tái sử dụng rượu vang hết hạn
Nếu bạn để chai rượu vang quá lâu, dẫn đến hết hạn, có thể tái sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như làm gia vị chế biến món ăn, thuốc nhuộm vải, chất khử trùng,… Những món bít tết, sườn, gà nướng nếu được ướp bởi rượu vang sẽ có mùi vị thơm ngon, đậm đà hơn. Ngoài ra, rượu vang còn dùng để khử vị tanh của hải sản, lau sàn gỗ sẫm màu, bàn ghế gỗ,…
Nhìn chung, có nhiều cách xem hạn sử dụng của rượu vang mà nhân viên phục vụ nhà hàng nên áp dụng. Đặc biệt, nếu rượu quá hạn, bạn có thể tái sử dụng trong việc sinh hoạt hằng ngày một cách hữu ích. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các sommelier hay nhân viên phục vụ nhà hàng hiểu rõ hơn về thức uống này.
Trang trí cocktail không khó nhưng để ly cocktail ấn tượng và độc đáo lại cần sự khéo léo và sáng tạo không ngừng của Bartender, thậm chí phải có chất và thương hiệu riêng. Bạn là Bartender mới vào nghề và lúng túng trong việc trang trí cocktail? Đừng lo! Nghề khách sạn chia sẻ 5 ý tưởng siêu đẹp, siêu mát mắt để bạn tham khảo và áp dụng – biến tấu đến 1.000 ly thức uống đều được.
Bạn đã có nhiều ý tưởng trang trí cocktail chưa?
Trang trí cocktail đẹp và ấn tượng có quan trọng?
Dĩ nhiên có. Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng, giúp kích thích và gây sự tò mò về thứ sắp được thưởng thức: đồ ăn hay thức uống. Cocktail vốn đã ngon về hương vị, nay nếu đặc biệt về cả cách trang trí sẽ càng ghi điểm với thực khách hơn. Nhiều người chưa cần nhâm nhi để xem thế nào đã ngay lập tức chụp ảnh check-in lên trang cá nhân khen lấy khen để; quầy bar nhờ vậy mà được PR miễn phí, thu hút khách tiềm năng mới ghé đến gọi món.
Trang trí cocktail thế nào để đẹp và ấn tượng?
Khâu trang trí đồ uống nói chung hay cocktail nói riêng không bó buộc trong một khuôn khổ chật hẹp hay cố định. Nó thiên nhiều vào sự khéo léo và sáng tạo của Bartender. Do đó, có nhiều cách để trang trí một ly cocktail đẹp, gây ấn tượng với thực khách. Và 5 ý tưởng gợi ý sau đây được cho là phổ biến nhưng chưa bao giờ lỗi thời:
+ Sử dụng xiên có sẵn hoặc thảo mộc cứng làm xiên
Dùng xiên kim loại có sẵn hoặc các loại thảo mộc có thân cứng như hương thảo, hoa oải hương để làm xiên rồi xiên qua các loại trái cây phù hợp với nguyên liệu chính của đồ uống là cách trang trí gây nhiều ấn tượng cho thực khách.
+ Tẩm thêm đường và gia vị vào trái cây tươi để làm kẹo
Thay vì chỉ làm xiên hoặc viền miệng ly, nhiều Bartender tẩm đường hoặc gia vị thích hợp lên các loại trái cây tương thích với đồ uống để tăng thêm sự mới lạ, đồng thời bổ trợ hương vị cho thức uống.
+ Thái lát mỏng các loại trái cây có múi
Cam, chanh, quýt, bưởi thường được dùng để trang trí cocktail hay nhiều loại đồ uống khác. Cách đơn giản nhất là thái lát mỏng chúng rồi gắn lên miệng ly hoặc cho trực tiếp vào ly nước đều đẹp.
Có những cách trang trí cocktail tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu ứng mỹ quan cao
+ Tạo hình cho vỏ chanh, cam hoặc quýt
Vỏ của những loại trái cây như cam, chanh, quýt hoàn toàn có thể được tận dụng để trang trí cocktail. Bartender chỉ cần cắt lấy phần vỏ rồi khéo léo xoắn để tạo hình cho chúng rồi trang trí đồ uống là được.
+ Trang trí vành ly với đường, muối hoặc gia vị khác
Làm ướt vành ly bằng nước cốt chanh tươi rồi lăn qua đường, muối hoặc các loại gia vị dạng bột phù hợp khác (như quế, cacao, matcha, nhục đậu khấu…) cũng là cách trang trí cocktail được ưa chuộng, vừa tạo mỹ quan đẹp vừa góp phần tạo hương vị độc đáo cho đồ uống đó.
+ Biến đồ trang trí thành hoa
Thường là các loại trái cây như táo, cà chua, lê… Khéo léo cắt 1 dải táo dạng lát mỏng dài rồi cuộn nó lại để được tạo hình bông hoa đẹp mắt và dùng xiên để cố định lại trước khi đặt lên trên bề mặt đồ uống.
+ Tạo hình cho đá viên dạng khối
Đá viên không chỉ tạo độ lạnh cho đồ uống mà còn được tận dụng để trang trí. Bartender có thể sử dụng các loại khuôn làm đá đa dạng hình dạng và kích thước để tạo hình, thêm vào đó các loại nguyên liệu nhiều màu sắc, thường là rau gia vị hay trái cây tươi; thậm chí thay thế nước lọc bằng nước trái cây hay nước ép phù hợp với menu đồ uống. Ngoài ra, nhiều bậc thầy pha chế còn tự tay cắt gọt, tỉa tót những khối đá nhàm chán thành hình thù đẹp mắt và ấn tượng.
Những viên đá trông đẹp mắt hơn từ ý tưởng tạo hình này
+ Phụ kiện trang trí có sẵn
Đó có thể là chiếc ô nhỏ xinh, ống hút đa sắc hay que kẹo mút ngộ nghĩnh… mà Bartender có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa tiệm bán nguyên liệu, đồ dùng pha chế. Cách trang trí này tuy không mấy cầu kì nhưng nếu biết kết hợp và tạo được câu chuyện riêng thì hoàn toàn có thể tạo nên điểm nhấn ấn tượng về ly đồ uống đặc biệt.
Một ý tưởng có thể sáng tạo ra hàng trăm – nghìn cách trang trí mới lạ và độc đáo cho ly cocktail đấy nhé! Vậy nên, với gợi ý siêu hữu ích trên đây của Nghề khách sạn, các Bartender non tay nghề sẽ không phải loay hoay tiêu tốn nguyên liệu cho khâu bày trí đồ uống phục vụ khách.
Tham khảo trực diện 30 kiểu trang trí cocktail đẹp mắt
Không ít nhà hàng áp dụng phí phụ thu khi thực khách mang đồ ăn từ bên ngoài vào nhà hàng để sử dụng. Trong khi người vui vẻ trả thêm theo quy định thì nhiều người khác tỏ vẻ khó chịu, bực bội, thậm chí to tiếng với nhân viên. Vậy nên hay không tính phí mang đồ ăn vào hàng hàng? Nếu nên thì tính phí bao nhiêu là hợp lý? Cùng Nghề khách sạn đi tìm câu trả lời nhé!
Nhà hàng bạn có đang thu phí mang đồ ăn vào nhà hàng của thực khách không?
Thế nào là “mang đồ ăn vào nhà hàng”?
Nhà hàng sẽ áp dụng tính phí (nếu có) khi thực khách mang đồ ăn – thức uống được mua hoặc mang từ nơi khác, không phải do nhà hàng cung cấp vào sử dụng bên trong không gian phục vụ của nhà hàng.
Tùy theo quy định của mỗi nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mà áp dụng tính hay không loại phí này.
Tại sao nhà hàng tính phí mang đồ ăn vào?
Nhiều khách tỏ thái độ “bất hợp tác” khi được nhân viên đề nghị chi trả phí mang đồ ăn vào nhà hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng tính phí được cho là hợp lý, bù đắp một phần vào chi phí cơ sở vật chất và con người dùng phục vụ nhu cầu ăn uống của thực khách như bàn ghế, tô, dĩa, dao, muỗng, nĩa, điện, nước, nhân viên phục vụ, hao mòn… Chưa kể, nếu không may thức ăn hay đồ uống mang vào không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khiến khách gặp vấn đề sức khỏe như dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc… nhưng quy trách nhiệm và đòi hỗ trợ từ phía nhà hàng thì không nên.
Rủi ro thế nào khi nhà hàng tính phí mang đồ ăn vào?
Phí phụ thu này thường không cao, thậm chí không bắt buộc nhưng nếu áp dụng, nhà hàng phải đối mặt với một số rủi ro như:
– Mất khách, vì họ không đồng tình với quy định thu tiền cho việc mang đồ ăn vào nhà hàng
– Bị khách gây khó dễ, hạnh họe, ảnh hưởng đến không gian dùng bữa chung trong nhà hàng
– Áp dụng mức phí không phù hợp có thể bị khách tố chặt chém trên mạng xã hội, gây nên khủng hoảng truyền thông kèm hậu quả nghiêm trọng
– Nhân viên lợi dụng quy định này để tăng mức thu nhằm trục lợi, ảnh hưởng đến chất lượng và thương hiệu nhà hàng
– …
Nên hay không tính phí mang đồ ăn vào nhà hàng?
Xin nhắc lại là tùy vào quy định của mỗi nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Việc tính phí hay không là không bắt buộc. Chủ nhà hàng và (hoặc) người quản lý cần cân nhắc, so sánh, đánh giá những được – mất nhìn thấy nếu áp dụng tính phí mang đồ ăn vào để ra quyết định phù hợp.
Thông thường, những nhà hàng quy mô, dịch vụ chuẩn quốc tế, có thương hiệu đều áp dụng tính phí mang đồ ăn vào. Bởi cả đầu bếp và người đứng đầu cơ sở không muốn chất lượng dịch vụ của cơ sở mình bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào khác, không thuộc phạm vi quản lý và cung cấp từ cơ sở mình.
Ngược lại, những nhà hàng bình dân, quy mô nhỏ, hay quán ăn, quán vỉa hè đôi khi còn khuyến khích và chấp nhận việc khách mang đồ ăn từ nơi khác đến, dùng chung với sản phẩm của quán vì cho rằng không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh, ngược lại khách lại thích sự thoải mái này.
Có nhà hàng thu phí đồ ăn mang vào, có nhà hàng không
Tính phí mang đồ ăn vào nhà hàng bao nhiêu là hợp lý?
+ Cách tính phí mang đồ ăn vào nhà hàng phổ biến
Có nhà hàng sẽ áp dụng mức phí cụ thể chung – có nhà hàng sẽ tính phí cụ thể theo đầu người – có nơi lại áp dụng tỉ lệ % theo mức giá món ăn/ đồ uống đó tại quán (nếu có) hoặc niêm yết trên thị trường (đồ bán sẵn)…
+ Mức phí mang đồ ăn vào nhà hàng bao nhiêu là hợp lý?
Không có quy định bắt buộc hay cụ thể nào về mức thu cho phí mang đồ ăn vào nhà hàng. Do đó, cơ sở bạn cần cân nhắc mức phí phù hợp (nếu áp dụng thu) để không khiến khách hàng cảm thấy khó chịu do phí quá cao.
Một số mức phí mang đồ ăn vào nhà hàng được cho là hợp lý như:
– 100.000 – 200.000 đồng/bàn không áp dụng số món và số lượng khách
– 20.000 đồng/khách
– 50.000 đồng/khách người lớn + 20.000 đồng/khách trẻ em
– 10-15% bill tổng
– …
Như vậy, việc tính phí mang đồ ăn vào nhà hàng là không bắt buộc. Tuy nhiên, để không phát sinh tình huống ngoài ý muốn, nhà hàng nên cân nhắc mức phí sẽ thu, ngoài ra thông báo trước cho khách quy định này trước khi áp dụng.
Khách order một ly cocktail A nhưng hết rượu mùi B? Thay vì mất thời gian đi mua hay chạy vào kho tìm để lấy dùng – nhiều bartender chuyên nghiệp chọn cách thay thế nguyên liệu phù hợp cho thức uống đó. Thay thế bằng gì? Thay thế thế nào? Ms. Smile chia sẻ nguyên tắc thay thế nguyên liệu trong pha chế cocktail cực thú vị để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần.
Nguyên liệu pha chế cocktail liệu có thay thế được cho nhau?
Các nguyên liệu pha chế cocktail có thể thay thế cho nhau
Pha chế hay chế biến món ăn đòi hỏi độ chuẩn xác về mùi vị. Do đó, thành phần nguyên liệu và tỉ lệ thành phần nguyên liệu tương ứng luôn được chú trọng, đảm bảo được lựa chọn và cân đo đong đếm kỹ càng. Với những cơ sở kinh doanh ăn uống chuyên nghiệp và quy mô, chuẩn quốc tế, sai sót là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, xử lý thế nào nếu trong tình huống cấp bách phải phục vụ ngay nhưng phát hiện nguyên liệu đang cần đã hết? Câu trả lời chính là tìm nguyên liệu tương tự để thay thế. Bởi, Bartender hay Bar Back, thậm chí bất kì nhân viên hỗ trợ nào khác không thể để khách đợi mình linh hoạt chạy xuống kho tìm và lấy nguyên liệu đúng hay chạy đi mua càng mất nhiều thời gian.
Nhưng có thay thế được không? Thay thế bằng nguyên liệu gì? Có nguyên tắc gì để áp dụng?
Bartender chuyên nghiệp cho hay: các nguyên liệu pha chế cocktail hoàn toàn có thể thay thế được theo nguyên tắc: ĐỒNG CHẤT, ĐỒNG VỊ. Hương vị thành phẩm dĩ nhiên sẽ không thể y hệt 100% nếu pha chế bằng nguyên liệu gốc nhưng cũng cho ra mùi vị tương tự, có thể chấp nhận được. Muốn vậy, người pha chế phải nghiên cứu trước để biết rõ nguyên liệu đó là gì và mùi vị ra sao, có na ná với mùi vị của nguyên liệu khác hay không. Tránh trường hợp loay hoay không xử lý được làm giảm chất lượng dịch vụ của quầy bar nói riêng và khách sạn – nhà hàng nói chung khi phục vụ khách sai món hay từ chối phục vụ.
Ví dụ thực tế cho sự thay thế nguyên liệu pha chế cocktail
Một Bartender có tiếng vừa chia sẻ công thức và cách pha ly “Fields of Fields” kèm theo hướng dẫn về cách anh thay thế nguyên liệu pha chế cocktail cụ thể như sau:
Fields of Fields cocktail
+ Nguyên liệu:
– 45ml Mandarin Napoleon
– 30ml Crystal Head Vodka
– 15ml Campari
– 30ml syrup hoa đậu biếc
– 30ml nước cốt chanh
– 2 miếng vỏ cam (bóp lấy tinh dầu)
– 1 lòng trắng trứng
– Hoa hồng khô để trang trí
Ly Fields of Fields với màu sắc cực kỳ ấn tượng
+ Cách pha chế:
– Cho tất cả các nguyên liệu vào shaker và lắc không đá trước (dry shake) để hòa quyện
– Cho đá vào và lắc tiếp đến lạnh
– Lược bỏ đá và rót hỗn hợp ra ly cocktail
– Trang trí bằng hoa hồng khô và phục vụ.
Giả dụ quầy bar hiện tại không có Mandarin Napoleon (một loại rượu mùi cam) – hãy thử thay thế nó bằng Cointreau, Grand Manier hay Triple Sec… mùi vị sẽ khác một chút nhưng vẫn cho cảm nhận tương tự vì cùng là rượu mùi cam.
Hay Crystal Head Vodka bị thiếu có thể thay thế bằng các loại vodka khác, loại đảm bảo theo quy tắc đồng chất, đồng vị.
Nói thêm là dù vẫn là mùi cam nhưng Campari không thể được thay bằng Cointreau vì vị không giống nhau. Hoặc khôg thể thay Tonic bằng Coca được vì vị của 2 loại này hoàn toàn khác nhau…
Ích lợi khi biết cách thay thế nguyên liệu pha chế cocktail
– Tiết kiệm chi phí
Quá rõ ràng nhỉ? Thay vì tốn một mớ tiền để mua đủ tất tần tật những loại nguyên liệu có trong hàng trăm công thức cocktail thì chuyện biết cách thay thế nguyên liệu tương tự giúp quầy bar tiết kiệm một khoản đáng kể.
– Tiết kiệm thời gian
Xin nhắc lại lần nữa là việc có nguyên liệu thay thế giúp Bartender pha chế ngay một ly cocktail cho mùi vị tương tự có thể chấp nhận được để phục vụ khách thay vì để khách đợi khá lâu để chạy xuống kho tìm kiếm hay đi tìm mua ngoài thị trường nguyên liệu gốc rất mất thời gian.
– Tạo ra nhiều công thức pha chế cocktail mới
Bartender hoàn toàn có thể đặt tên cho món cocktail mới vừa được pha chế bằng những nguyên liệu thay thế thú vị. Chưa kể, trong quá trình thay thế thử trước đó cũng sẽ tạo ra vô vàn công thức mới, cho hương vị mới lạ.
Biết cách thay thế nguyên liệu pha chế cocktail mang lại nhiều lợi ích cho công việc của Bartender
Trong pha chế, thực tế không hề quá khắc khe chuyện nhất định phải sử dụng đúng nguyên liệu đó mới được. Vậy thì chắc phải sắm rất nhiều chai rượu mới hay trữ rất rất nhiều nguyên liệu phụ trợ khác mới có thể đáp ứng được hết chừng đó công thức pha chế cocktail. Một Bartender chuyên nghiệp sẽ linh hoạt sử dụng những nguyên liệu khác để thay thế mà vẫn mang lại trải nghiệm vị giác gần giống với “bản gốc” nhất.
Ms. Smile
(Thông tin và ảnh tham khảo từ Jack In Bartender)
“Khách hàng là thượng đế” và nhân viên phục vụ luôn phải “nice” – “smile” khi cung cấp dịch vụ. Thế nhưng, tồn tại không ít thực khách, tương ứng với một số hành động thiếu văn minh khiến nhân viên nhà hàng “ghét cay ghét đắng”.
Hành động nào của khách khiến bạn “ghét”?
Hành động nào của thực khách khiến bạn không ưa nỗi?
Mỗi người một quan điểm và cảm nhận. Khách cũng có người này, người kia. Tuy nhiên, list 11 hành động không mấy lịch sự của thực khách được Ms. Smile liệt kê dưới đây khiến đa số nhân viên phục vụ không ưa nỗi:
#1. Búng tay, huýt sao để gọi nhân viên
Thường gặp nhất là khách nam. Khi được gọi, dù bằng hình thức gì thì chắc chắc nhân viên phục vụ sẽ có mặt ngay lập tức, thế nhưng, không ai muốn mình bị gọi một cách thiếu tôn trọng như vậy.
#2. Gọi điện đặt bàn nhưng bặt vô âm tín
Nghề khách sạn đã từng có bài chia sẻ tip giúp nhà hàng tránh trường hợp khách đặt bàn nhưng không đến. Tuy nhiên, tình trạng này đôi lúc vẫn sẽ xảy ra, tệ hơn nữa là không đến cũng không gọi để báo hủy lại với nhà hàng trong khi tại đây, mọi thứ đã setup hoàn tất. Điều đó khiến nhân viên khó chịu, còn nhà hàng thì tổn thất.
#3. Yêu cầu đổi món đã được làm xong
Món ăn là do khách order, nhân viên nhà hàng hoàn thành và phục vụ y hệt. Ấy thế mà khi mang đến bàn thì khách bảo súp này không hành, lẩu này không cay, nước cam không đá… và yêu cầu thay đổi một món mới khác. Như vậy là đang làm khó nhân viên đấy.
#4. Xì mũi hay bôi gỉ tại bàn ăn
Đây thực sự là hành động rất mất lịch sự. Nhà hàng có WC sạch sẽ và khách nên đến đó để giải quyết những bất tiện của cá nhân rồi quay trở lại dùng bữa. Như thế vừa giữ vệ sinh chung vừa khiến khách không mất điểm với những khách khác trong bàn.
#5. Công khai những thứ dính máu
Để khăn giấy dính máu lên đĩa, bàn ăn; vứt bừa bãi BVS hay giấy vệ sinh dính máu trong sọt rác không nắp đậy… tạo ám ảnh cho nhân viên khi dọn dẹp. Dù bị chảy máu vì bất kỳ lý do gì cũng hãy gói gọn chúng lại và tự tay vứt vào nơi quy định. Làm điều tương tự đối với tả, bỉm bẩn khi bàn có trẻ nhỏ. Đừng bắt người khác làm điều đáng sộ đó hộ mình!
#6. Xung đột
Cãi nhau với nhân viên, gây gỗ với khách khác là những hình ảnh không mấy đẹp, lại gây ồn ào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
#7. Nói dối về việc bị dị ứng món ăn
Vị khách A order món và bảo rằng mình bị dị ứng với đậu phộng nên yêu cầu loại bỏ ra khi chế biến. Tuy nhiên, sau đó, chính vị khách đó lại ngồi nhặt và nhai đậu phộng ngon lành từ đĩa của vị khách B cùng bàn. Việc order và đưa ra yêu cầu chế biến là quyền của thực khách, thế nhưng, món ăn sẽ hoàn thiện về hương vị và dinh dưỡng hơn nếu có đầy đủ các loại nguyên liệu. Chưa kể, hành động kì quặc đó khiến đầu bếp cảm thấy khó hiểu và không vui.
#8. Ăn nhưng trốn không trả tiền
Nhiều người nãy lên ý nghĩ trốn thanh toán và lẻn ra về khi nhà hàng đông khách còn nhân viên thì đang bận tối mặt với bàn khách khác. Nếu may mắn, bữa ăn ngày hôm đó là free với họ nhưng rất có thể, người phục vụ được phân công take care bàn đó phải trả thay. Như vậy thì xui xẻo quá!
#9. Ăn xong hoặc gần hết món mới phàn nàn
Gọi phục vụ lại và phàn nàn rằng món ăn quá mặn hay quá cay – nấu quá chín hay còn lẫn tóc… nhưng nhìn vào đĩa thì đã sắp hết, thậm chí sạch sành sanh.
#10. Trút giận lên nhân viên vì bực tức riêng
Khách bực bội ở đâu đâu nhưng mang cục tức đó đổ lên đầu nhân viên phục vụ khi vào nhà hàng dùng bữa. Dù không làm gì sai nhưng vẫn bị khách phàn nàn là nỗi uất ức không thể giải bày của nhân viên.
#11. Chống đối quy định của nhà hàng
Đo thân nhiệt, quét mã QR để phòng dịch hay trả phí phụ thu vì mang thức ăn ngoài vào nhà hàng, bồi thường thiệt hại do làm bể vỡ ly, dĩa… được nhà hàng quy định rõ và thông báo hay niêm yết công khai ngay trên bảng. Ấy thế mà nhiều khách tỏ thái độ chống đối, không hợp tác, quát mắng, lớn tiếng với nhân viên.
Nhiệm vụ của nhân viên là đáp ứng yêu cầu và hỗ trợ phục vụ khách nhưng phải hợp lý và có chừng mực
Nhân viên “Ghét” khách đã đúng chưa?
Cảm xúc là của mỗi người và không ai có quyền điều khiển hay ép buộc cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, cảm xúc cần được thể hiện đúng nơi, đúng lúc và biết dừng, kiểm soát kịp thời mới chuyên nghiệp. Đặc biệt là trong môi trường dịch vụ như khách sạn – nhà hàng.
Có người “ghét” khách nhưng bực bội trong lòng, có người thiếu chuyên nghiệp mà thể hiện ra bên ngoài nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chung. Chưa kể, thực tế, chính khách hàng là người trả lương cho bạn và nhiệm vụ của một nhân viên phục vụ là mang đến chất lượng chuẩn chỉnh nhất. Do đó, thay vì “ghét” khách đến mức lộ liễu, hãy rèn tính nhẫn nhịn và kiểm soát cảm xúc cá nhân trong ca làm việc, cả trong cuộc sống nữa nếu được. Khi đó, bạn ắt sẽ trở thành người bình thản, an yên nhất đời, phong thái từ đó mà toát ra vẻ tự tin, khoan thai, phóng đạt hơn, chuẩn tác phong chuyên nghiệp của một người làm dịch vụ.
Ms. Smile
9 thắc mắc từ thực khách khiến nhân viên phục vụ ngao ngán
Fat Wash được sử dụng trong pha chế đồ uống như rượu, cocktail; là một trong những kỹ thuật pha chế giúp đồ uống có hương vị độc đáo và đặc biệt hơn. Vậy Fat Wash là gì? Kỹ thuật Fat Wash được thực hiện ra sao? Lưu ý gì khi thực hiện Fat Wash?… Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạn có biết fat wash là gì? Kỹ thuật fat wash trong pha chế cocktail ra sao?
Dù chỉ mới được ứng dụng khoảng 10 năm trở lại đây nhưng Fat Wash thực sự đã biến tấu các món rượu hay cocktail trở nên khác biệt. Kỹ thuật này không quá khó để thực hành nhưng cũng cần một chút cẩn thận và khéo léo. Trước tiên, hãy hiểu đúng và đủ Fat Wash là gì đã nhé!
Fat Wash là gì?
Fat Wash dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tẩy/ rửa chất béo và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, hỗ trợ công việc của nhân viên khách sạn, phổ biến nhất là giặt ủi của Laundry (khi cố gắng loại bỏ lớp nhờn rít hoặc dầu mỡ bám dính trên đồ vải) hay pha chế của Bartender (tìm cách loại bỏ chất béo tự nhiên có trong bơ, dầu mè đưa vào ly đồ uống có rượu mạnh).
Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là một trong những kỹ thuật pha chế mà Bartender nên có để đa dạng đồ uống, về hương vị.
Lịch sự ra đời Fat Wash ra sao?
Năm 2007, món cocktail có tên Benton’s Old Fashioned được Don Lee sáng tạo nên tại một quán bar nổi tiếng ở New York, với rượu bourbon làm nền và mang mùi vị của thịt xông khói, 2 thứ được người Mỹ yêu thích nhất. Vì thế, hiển nhiên, nó được thực khách đón nhận nồng nhiệt và tạo nên cơn sốt trong giới pha chế. Nhiều Bartender tò mò muốn sở hữu kỹ thuật này.
Về phía Don Lee, ông cho hay mình biết đến fat wash từ một Bartender khác, cũng ở New York có tên Eben Freeman. Và Eben Freen lại tiết lộ rằng ông tìm hiểu được kỹ thuật lạ lẫm nhưng thú vị này từ một đầu bếp bánh tên Sam Mason. Thêm nữa, một số tài liệu còn ghi chép thêm kỹ thuật này được các đầu bếp vay mượn từ những người tạo ra nước hoa với ý tưởng chiết xuất hay phân tách mùi hương từ những hỗn hợp phức tạp.
Quy trình tạo Fat Wash thế nào?
Để thực hiện kỹ thuật này, Bartender chỉ cần thêm một lượng chất béo tự nhiên dạng lỏng như dầu mè, dầu dừa, dầu đậu phộng hoặc bơ đun chảy… vào một mẻ rượu mạnh rồi để yên như thế ở nhiệt độ phòng trong vài giờ, sau đó cho vào tủ lạnh cho đến khi lớp chất béo đông lại trên bề mặt chất lỏng thì tiến hành lọc chúng ra. Phần rượu còn lại sẽ mang hương vị tự nhiên của chất béo đó, vô cùng đặc biệt.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản và trực quan, fat wash là quá trình pha trộn – cân bằng – tách chất béo
Tách lớp chất béo đông lại trên bề mặt để lọc lấy rượu có vị béo tự nhiên
Cách tạo Fat Wash cụ thể để dễ hình dung
Những sự kết hợp hoàn hảo có thể kể đến như:
– Rượu Gin với dầu mè
– Rượu Sazerac thơm ngon với mỡ vịt
– Rượu bourbon với dầu dừa
– …
Ví dụ cụ thể:
+ Nguyên liệu: 100gr bơ không mặn / 400ml bourbon
+ Cách thực hiện:
– Nấu chảy bơ
– Cho bơ vào trong mẻ rượu bourbon đựng trong bình chứa thủy tinh có nắp đậy kín
– Để nguội và cho vào tủ lạnh trong vài giờ. Thường xuyên kiểm tra để xem lớp chất béo đã nổi lên và đông lại trên bề mặt chất lỏng chưa.
– Lọc lấy phần rượu. Đóng chai và bảo quản dùng dần
Hoặc video hướng dẫn chi tiết khác:
Lưu ý gì khi thực hiện Fat Wash?
Trước khi thực hiện kỹ thuật fat wash và phục vụ đồ uống cho khách, Bartender cần cân nhắc đến các yếu tố như:
– Mùi vị béo của mẻ rượu sau khi lọc ra nhẹ – mạnh bao nhiêu
– Loại chất béo được sử dụng để fat wash là gì: mỡ động vật / mỡ thực vật / các loại dầu…
– Các chất béo này liệu có an toàn không
– Món cocktail pha chế theo kỹ thuật fat wash có bán được cho người ăn chay không
– Thực khách có thể bị dị ứng với loại chất béo được sử dụng để fat wash không
– …
Rõ ràng, fat wash không quá khó để thực hiện và Bartender hoàn toàn có thể sáng tạo nên nhiều món cocktail có vị béo tự nhiên đầy thú vị. Tuy nhiên, để thành công, trước tiên hãy hiểu chính xác fat wash là gì – bản chất của kỹ thuật fat wash là gì – cách thực hiện fat wash ra sao – lưu ý thế nào khi thực hiệ fat wash… tránh mắc sai lầm ảnh hưởng đến hương vị đồ uống lẫn chất lượng dịch vụ của quán.
Hầu hết các cặp đôi đều chọn ra ngoài để tận hưởng một buổi tối đáng nhớ nhân ngày 14/2 lãng mạn. Và đến nhà hàng được décor chuẩn phong cách Valentine sẽ là điểm dừng chân lý tưởng. Làm gì để fefresh không gian bàn tiệc chủ đề Valentine cho nhà hàng? Nếu đã sát giờ nhưng vẫn bí ý tưởng thì đừng bỏ qua 5 tips gợi ý siêu hữu ích từ Nghề khách sạn!
Nhà hàng ngày Valentine thường được trang hoàng lãng mạn và lộng lẫy
Trang trí bàn tiệc chủ đề Valentine cho nhà hàng là bắt buộc?
Câu trả lời là không bắt buộc nhưng cần thiết. Bởi, sẽ thật nhàm chán và thiếu chuyên nghiệp khi mang danh nhà hàng nhưng lại “thờ ơ” trước một trong những dịp lễ lớn, đầy tiềm năng để hút khách như Valentine. Do đó, để tăng không khí cho ngày lễ tình nhân đầy lãng mạn, nhà hàng hay bất kỳ không gian dịch vụ nào, thậm chí nhà riêng cần thiết nên đầu tư set up bàn tiệc đậm không khí của tình yêu đôi lứa, có như vậy khách mới hào hứng tìm đến dùng bữa và check-in.
Trang trí bàn tiệc chủ đề Valentine cho nhà hàng thế nào?
Có nhiều cách để “f5” không gian bàn tiệc cho một dịp đặc biệt. Tuy nhiên, cần làm sao để làm nổi bật lên chủ đề của ngày lễ đó bằng cách chọn những chi tiết, đồ vật, hình vẽ, chữ viết… biểu tượng không thể thiếu nhất. Với chủ đề Valentine, những tips trang trí sau đây được cho là phù hợp và hiển nhiên:
+ Địa điểm bàn tiệc
Một không gian bàn tiệc đúng chủ đề sẽ được đặt ở địa điểm phù hợp nhất. Lý tưởng nhất cho bàn tiệc Valentine sẽ là một vị trí đẹp nhất trên sân thượng view nhìn toàn cảnh thành phố hay ra biển, vườn, sông, núi… – một góc bàn riêng tư tại nhà hàng nơi chỉ có đôi tình nhân trẻ mượn ngày này để tỏ tình nhau – một bàn tiệc giữa bãi cát biển rộng lớn với đèn điện lấp lánh, lối đi đầy hoa thêm thanh âm du dương của đàn violong…
Chọn không gian bàn tiệc lý tưởng giúp nhà hàng thu hút khách đến đông hơn
+ Màu sắc chủ đạo
Trắng, đỏ, hồng, tím là những màu sắc được dùng để trang trí cho chủ đề Valentine. Tất cả đều là màu tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Có thể chọn 1 màu chủ đạo hoặc kết hợp các màu sắc lại với nhau, thêm thắt thêm chi tiết biểu tượng phù hợp để tăng tính hài hòa và làm nổi bật ý tưởng chính. Lưu ý, các màu sắc được phối phải đảm bảo hợp nhau, tránh lạm dụng khiến rối mắt người nhìn, mất đi không gian lãng mạn và ấm áp cần có.
+ Không gian bàn tiệc valentine có gì?
Bàn ăn có đĩa hình trái tim, bên trên là khăn ăn gấp hình đẹp mắt, dụng cụ dùng bữa và ly đồ uống được thắt nơ xinh xắn, điểm xuyến thêm nến thơm, hoa hồng tươi cắm lọ, thêm tiếng nhạc không lời du dương cùng ánh đèn vàng mờ ảo trên cao… là cách mang đến không khí lãng mạn và ấm ấp cho các cặp đôi đêm Valentine đáng nhớ.
50 gợi ý setup bàn tiệc chủ đề valentine cho nhà hàng – khách sạn
+ Quà tặng đi kèm
Nghe có vẻ tốn kém nhưng so với doanh thu thu về từ 1 bàn tiệc và những bức ảnh hay đánh giá 5 sao hoặc đoạn review “có cánh” thì những món quà nhỏ như tấm thiệp viết tay, thanh socola ngọt ngào hay bó hoa hồng nhỏ, ly rượu vang khai tiệc… sẽ giúp tăng thêm cảm nhận yêu thích và mức độ hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
+ Chia tách không gian
Khách hàng chính của nhà hàng không chỉ có các cặp đôi. Khách lẻ hay khách gia đình, khách nhóm cũng có thể ra ngoài dùng bữa ngày này. Để không mất khách hàng tiềm năng, nhà hàng có thể linh hoạt chia tách không gian ra làm nhiều khu vực. Riêng tư, lãng mạn cho cặp đôi – vui nhộn, thoải mái cho khách nhóm, gia đình – hướng ngoại, dễ kết bạn cho khách lẻ… Như thế, nhà hàng có thể tận dụng mọi không gian để thu hút tối đa lượng khách tiềm năng trong ngày 14/2 đông đúc.
Valentine đôi khi không chỉ dành cho cặp đôi
Khi nào thì setup? Setup thế nào?
Thông thường, nhà hàng sẽ setup một số bàn mẫu chuẩn những tips gợi ý như trên và hướng dẫn khách đến đó nếu đồng ý. Những bàn này sẽ được nhân viên nhà hàng setup trong khoảng 1 tuần tính từ ngày 14/2 trở về trước. Vì không ít cặp đôi sẽ đến trước ngày Valentine.
Ngoài ra, tùy nhu cầu của khách mà nhân viên sẽ tiến hành setup theo ý tưởng khách đưa ra, có kèm tư vấn thêm nếu cần thiết. Thường thì khách (đa số là nam) sẽ liên hệ nhà hàng để đặt dịch vụ rồi tùy vào thời gian đến của khách mà nhân viên sẽ hoàn thành setup trước đó 1-2 tiếng đồng hồ.
Valentine là ngày lễ tình nhân, chủ yếu dành cho cặp đôi nên cần không khí lãng mạn, riêng tư và ấm áp. Một không gian tiệc chuẩn chủ đề Valentine giúp nhà hàng ghi điểm với thực khách, nhất là những ai cần mượn lần này để tỏ tình hay cầu hôn đối phương. Hy vọng những tips trang trí bàn tiệc được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây là hữu ích, giúp nhân viên có thêm gợi ý để “mặc áo mới” cho không gian nhà hàng trong một ngày đặc biệt.
Ms. Smile
Gợi ý 10+ tips trang trí nhà hàng – khách sạn chủ đề Valentine
Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch
Login
Register
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com