Buckwheat là gì? 4 công thức làm bánh Buckwheat đầu bếp nên thử

Buckwheat là nguyên liệu thường được đầu bếp sử dụng làm nhiều món bánh độc đáo khác nhau. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng hiểu rõ “Buckwheat là gì?” hay thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, địa chỉ mua của thực phẩm này. Bài viết dưới đây của Nghề khách sạn sẽ giúp bạn tìm câu trả lời đầy đủ nhất nhé!

Buckwheat là gì? 4 công thức làm bánh Buckwheat đầu bếp nên thử
Buckwheat là gì?

Buckwheat là hạt kiều mạch hay tam giác mạch. Nắm rõ khái niệm “Buckwheat là gì?” giúp đầu bếp dễ dàng biến tấu nhiều món ăn liên quan đến nguyên liệu này một cách thuần thục hơn và gia tăng thêm ý tưởng mới trong công việc.

Buckwheat là gì?

Buckwheat là loại hạt có kích thước không đồng đều (loại hình tam giác và màu nâu). Các đầu bếp thường sử dụng chúng trong chế biến nhiều món ăn khác nhau ở dạng hạt tấm, tách vỏ nhưng chưa rây. Nguyên liệu này được trồng ở miền núi khắc nghiệt phía bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,…

Thành phần dinh dưỡng của Buckwheat

Buckwheat chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích với sức khỏe như khoáng chất, protein, magie, sắt, đồng, photpho,… Ngoài ra, hạt kiều mạch còn có lượng lớn chất xơ, giảm thiểu cảm giác đói bụng, giúp hệ tiêu hóa vận chuyển thức ăn tốt. 12 loại axit amin có trong Buckwheat hỗ trợ tăng cường năng lượng, giúp cơ bắp phát triển. 

Hạt kiều mạch còn chứa thành phần phenolic và chất chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi nguy cơ ung thư, nhiễm trùng hay bệnh liên quan khác.

Công thức làm bánh Buckwheat thơm ngon

Buckwheat được dùng để chế biến bằng nhiều món ăn khác nhau chẳng hạn như cháo, salad, bánh, mì trộn,… Trong đó, có thể nói món bánh Buckwheat thường được sử dụng hơn cả. Trong bài viết này, Nghề khách sạn gợi ý 4 công thức làm bánh Buckwheat đầu bếp nên thử như sau:

+) Bánh mì kiều mạch không chứa gluten

* Nguyên liệu:

– 375 g bột kiều mạch vỏ (Khoảng 2 chén + 2 muỗng canh)

– 160g bột sắn (khoảng 1 cốc)

– 41g vỏ psyllium dạng bột (khoảng ¼ cốc)

– 3 muỗng canh đường mía

– 1, 5 thìa cà phê muối

– 2, 25 thìa cà phê SAF men bia tức thì

– 2 muỗng canh dầu ô liu

– 1 thìa siro cây phong

– 550ml nước ấm (2 cốc)

Txl 1 367
Bánh mì kiều mạch không chứa gluten

* Cách chế biến:

– Dùng máy xay sinh tố xay hạt kiều mạch thành bột.

– Dùng máy trộn bỏ bột kiều mạch, tinh bột sắn, bột vỏ mã đề, đường và muối lại trộn đều.

– Trộn men bia SAF vào.

– Đổ dầu ô liu, siro cây phong, nước ấm vào. Trộn tiếp tục trong khoảng 15 giây rồi dừng máy trộn, cậy các thành bên của bát xuống. Sau đó, tiếp tục trộn ở chế độ trung bình – cao trong khoảng 3 phút.

– Dùng thìa để nén bột lại thành hình tròn hoặc thuôn dài, đổ thêm dầu ô liu để tránh tình trạng dính vào tay, thìa.

– Dùng dao hoặc lưỡi lam chấm lên phần đầu bánh

– Đặt bánh lên khay nướng có lót giấy và nướng trong khoảng 1 giờ.

* Cách nướng bánh mì kiều mạch

Bạn có thể nướng bánh mì kiều mạch theo phương pháp tấm nướng:

– Làm lò nóng ở 400 độ F, rồi đặt bánh đã làm hoàn thiện vào nướng trong khoảng 40 – 50 phút hoặc đến khi nhiệt độ bánh lên đến 202 độ F.

+) Bánh kiều mạch việt quất và hạt phỉ

* Nguyên liệu:

– 150gr bột kiều mạch

– 150gr đường

– 4 quả trứng

– 150gr hạt phỉ

– 180gr bơ

– 1 gói bột nở

– 120gr quả việt quất

– 125ml nước

– 2 thìa cà phê vỏ chanh bào mịn

– 160gr sữa chua tự nhiên

Txl 1 23
Bánh kiều mạch việt quất và hạt phỉ

* Cách chế biến

– Làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C, bôi mỡ lên 1 chiếc thiếc vòng khoảng 25cm rồi bỏ bột gạo lên phía trên.

– Đun bơ nóng chảy rồi để sang 1 bên.

– Dùng máy đánh trứng để kết hợp nguyên liệu khô cùng vỏ chanh.

– Đánh nhẹ quả trứng vào bơ rồi đổ sữa chua, hỗn hợp bơ cho đến khi mịn.

– Đổ các hỗn hợp khô lên chảo chứa bơ đã nguội vừa nãy rồi đánh đến khi tan hoàn toàn.

– Múc khoảng 1/3 bột kiều mạch vào để làm đế bánh, dàn đều cho đến mép của chảo, rải lên quả việt quất.

– Thêm lớp bột thứ hai lên trên quả việt quất và phần bột bánh còn lại.

– Nướng ở giữa lò đến khi bánh chín và dùng xiên que để thử. (Trong khoảng 40 phút bánh chín)

+) Bánh pancake kiều mạch

* Nguyên liệu:

– 125g bột kiều mạch

– 125g bột mì

– 30g đường trắng

– 2g  muối

– 2 quả trứng

– 500ml sữa tươi

– 50g bơ

– Dầu thực vật

– 100ml nước

Txl 1 368
Bánh pancake kiều mạch

* Cách chế biến:

– Làm nóng chảo hoặc vỉ nướng sẵn sàng ngay sau khi nhào bột xong.

– Rây bột mì, bột kiều mạch, muối, đường vào 1 bát lớn rồi rót sữa tươi vào. Dùng phới lồng khuấy cho trộn đều các nguyên liệu lại.

– Đập trứng, đun hỗn hợp bơ nóng chảy rồi khuấy đều vào hỗn hợp bột trên.

– Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào, múc 1 vá hỗn hợp bột vào chảo rồi đun lửa cho bánh chín. Trở mặt bánh cho chín đều. Làm tương tự cho đến khi hết bột.

– Bày bánh lên đĩa, cho thêm 1 ít mật ong hoặc mứt trái cây để gia tăng thẩm mỹ và hương vị cho món ăn.

+) Bánh mì kiều mạch ngũ cốc mạch nha

* Nguyên liệu:

– 250g bơ không ướp muối

– 250g đường

– 1 thìa đường vani

– 6 quả trứng đã chia lòng đỏ, lòng trắng

– 250g hạnh nhân nguyên vỏ

– 250g bột kiều mạch

– 1 thìa bột nở

– 1 lọ 300g mứt

– 500ml kem béo, đánh bông

– Đường để làm bánh kẹo

Txl 1 369
Bánh mì kiều mạch ngũ cốc mạch nha

* Cách chế biến:

– Đánh bơ, đường, vani cùng lòng trắng trứng bằng máy đánh trứng.

– Làm nóng lò ở nhiệt độ 190 độ C.

– Xay nhuyễn hạnh nhân bằng máy xay sinh tố và kết hợp với bột kiều mạch cùng bột nở. Đổ tất cả vào hỗn hợp bơ rồi khuấy đều để kết hợp.

– Đánh lòng trắng trứng cho đến khi chúng cứng lại rồi đổ vào bột.

– Bôi mỡ vào chảo dạng lò xo 9 inch (22,5 cm) rồi đổ bột vào và đều bằng thìa.

– Nướng trong khoảng 50 phút.

– Lấy bánh ra khỏi chảo và để nguội trên giá để bánh.

– Cắt bánh theo chiều ngang: Dùng dao cắt 2 đường 1/2 inch xung quanh bánh. Với mỗi vết rạch, kết thúc cùng 1 vị trí với vị trí bạn bắt đầu. Dùng 1 sợi chỉ giữ 2 đầu như chiếc cưa, cắt bánh.

– Trải nửa lớp nước cốt chanh dây lên mặt dưới và phần còn lại của lớp thứ hai rồi đặt lên lớp thứ ba trên cùng. Thêm 1 ít đường lên trên rồi bỏ vào tủ lạnh.

Trên đây là các công thức làm bánh Buckwheat các đầu bếp có thể tham khảo và ứng dụng. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “Buckwheat là gì?”.

Mua hạt Buckwheat ở đâu? Giá bao nhiêu?

Nếu muốn mua Buckwheat, đầu bếp có thể ra chợ, siêu thị, cửa hàng chuyên bán hạt khô hoặc đặt hàng trên các trang thông tin đại chúng. Giá của 1 bịch 500gr hạt kiều mạch từ 110.000 đến 130.000 đồng.

Thông qua chia sẻ trong bài viết, mong rằng bạn đã biết “Buckwheat là gì?” cùng cách chế biến những món bánh liên quan đến loại hạt này. Chúc các đầu bếp sẽ làm nên nhiều món bánh thơm ngon và hấp dẫn từ kiến thức bổ ích trên.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

List nhanh 50+ tên các loại gia vị bằng tiếng Anh cho nhân viên nhà hàng

Nhân viên phục vụ hay nhân viên bếp dễ dàng và nhanh chóng nghe – đọc – hiểu rồi phản hồi hoặc đáp ứng đúng những loại gia vị nấu nướng hay ăn uống nhờ nắm vững bảng danh sách hơn 50 tên các loại gia vị bằng tiếng Anh được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ trong bài viết hôm nay.

tên các loại gia vị bằng tiếng anh
Bạn đã biết hết từ vựng tiếng Anh các loại gia vị trong bếp?

Nắm tên các loại gia vị bằng tiếng Anh có cần thiết?

Cần chứ! Nó phục vụ rất nhiều cho công việc của nhân viên nhà hàng lẫn nhân viên bếp khi giao tiếp với khách hay trao đổi công việc với đồng nghiệp. Bởi môi trường dịch vụ ăn uống sẽ có nhiều khách/nhân viên người ngoại quốc, họ sử dụng tiếng Anh là chủ yếu.

Thử tưởng tượng bạn phục vụ một vị khách nước ngoài và vị khách này liên tục thắc mắc món ăn A nên ăn kèm với gia vị nào thì ngon – món ăn B sẽ nấu với những gia vị nào mới chuẩn vị… Hoặc bạn được phân công làm phụ bếp cho một bếp chính kia và được yêu cầu chuẩn bị gia vị để nấu món ăn C gồm: x, y, z… toàn bộ bằng tiếng Anh… Khi đó bạn nghe được để hiểu đúng không? Bạn có xác định được đó là loại gia vị gì để phản hồi hay đáp ứng lại không?

Việc nghe – hiểu rồi phản hồi hay đáp ứng lại chính xác yêu cầu loại gia vị họ cần giúp công việc của nhân viên diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn. Ngoài ra, đọc – hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh có nhắc đến các loại gia vị thông dụng sẽ giúp bổ sung kiến thức cho dân ngành.

Tên các loại gia vị bằng tiếng Anh thường gặp nhất

Dưới đây là danh sách hơn 50 loại gia vị Việt – Anh để nhân viên phục vụ hay nhân viên bếp đọc – hiểu – tham khảo – sử dụng trong công việc khi cần:

+ Black pepper

+ Tiêu đen

+ White pepper

+ Tiêu sọ

+ Pink pepper

+ Tiêu đỏ

+ Chilli powder

+ Bột ớt

+ Chilli paste

+ Ớt sa tế

+ Paprika

+ Bột ớt cựa gà

+ Garlic

+ Tỏi

+ Shallot

+ Hành tím

+ Clove

+ Đinh hương

+ Turmeric

+ Nghệ

+ Ginger

+ Gừng

+ Dil

+ Thì là

+ Coriander

+ Ngò rí

+ Green onion

+ Hành lá

+ Onion

+ Hành tây

+ Sesame seeds

+ Hạt mè/ hạt vừng

+ Salt

+ Muối

+ Coarse salt

+ Muối hột

+ Sugar

+ Đường

+ Star anise

+ Hoa hồi

+ Basil

+ Lá húng quế

+ Bay leaves

+ Lá nguyệt quế

+ Mint leaves

+ Lá bạc hà

+ Oregano

+ Lá kinh giới

+ Lemon grass

+ Sả

+ Cinnamon

+ Quế

+ Curry powder

+ Bột cà ri

+ Mustard

+ Mù tạt

+ Vinegar

+ Giấm

+ Five-spice powder

+ Ngũ vị hương

+ Salad dressing

+ Dầu giấm

+ Fish sauce

+ Nước mắm

+ Soy sauce

+ Nước tương

+ Olive oil

+ Dầu ô liu

+ Ketchup

+ Tương cà

+ Chilli sauce

+ Tương ớt

+ Chilli oil

+ Dầu ớt

+ Anchovy dipping sauce

+ Mắm nêm

+ Brown sugar

+ Đường nâu

+ Monosodium glutamate

+ Hạt nêm

+ Vietnamese coriander

+ Rau răm

+ Shiso leaf

+ Lá tía tô

+ Leek

+ Tỏi tây/ hành boa rô

+ Tarragon

+ Cây ngải giấm

+ Cardamom

+ Bạch đậu khấu

+ Nutmeg

+ Nhục đậu khấu

+ Tamarind

+ Me

+ Coconut milk

+ Nước cốt dừa

+ Coconut juice

+ Nước dừa

+ Vegetable oil

+ Dầu thực vật

+ Lesser galangal

+ Riềng

+ Honey

+ Mật ong

+ Butter

+ Bơ

+ Fermented tofu

+ Chao

+ Dates

+ Chà là

+ Cheese

+ Phô mai

+ Saffron

+ Nhụy hoa nghệ tây

+ Rosemary

+ Cây hương thảo

+ Wasabi

+ Wasabi

+ …

+ …

 
Ms. Smile (tổng hợp)

Từ vựng một số loại rau thảo mộc phổ biến

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Làm Hướng dẫn viên có được gì ngoài những chuyến đi?

Nghề hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) được đi nhiều nơi, tham quan nhiều chỗ, gặp gỡ nhiều người và đặc biệt luôn được “gắn mác” là nghề có thu nhập cao. Ấy thế nhưng, mấy ai biết rằng, đằng sau bức tranh màu hồng đó là những giọt nước mắt thầm lặng, sự sợ hãi, cô đơn và tủi thân nhiều vô kể…

Để có cái nhìn đa chiều hơn về “nghề hái ra tiền” này, cùng lắng nghe tâm sự từ một nữ HDVDL kỳ cựu để nhìn rõ những khó khăn – cám dỗ của nghề.

làm hướng dẫn viên có được gì ngoài những chuyến đi

Nghề HDVDL “hái ra tiền” và “sướng như tiên”?

Không ít kẻ ngoài ngành mang tư tưởng thiển cận này đặt lên cái nghề “làm dâu trăm họ” của chúng tôi. Họ tự mặc định rằng làm HDV vô cùng sướng. Bởi:

– Được đi đến nhiều nơi, đất nước mà chẳng tốn tiền vé máy bay, vé tàu xe…

– Được ăn nhà hàng, ngủ khách sạn mà không tốn tiền phòng, bàn ăn

– Được tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng, xinh đẹp mà không phải mua vé

– Được gặp gỡ người này nổi tiếng, người kia giàu có, người khác nữa xinh gái/ đẹp trai, mở rộng mối quan hệ, có khi cưới được chồng/ vợ “trâm anh thế phiệt” cũng nên

– …

Và còn nhiều nhiều nữa những suy nghĩ chủ quan của một người, áp đặt lên một nghề mà thực tế họ không mấy hiểu, chứ chưa nói đến hiểu sâu, hiểu từng ngóc ngách những khó khăn, thách thức đằng sau.

Hướng dẫn viên du lịch: những thuận lợi và khó khăn bạn cần biết

Sự thật là…

Xin thưa: Làm HDV có được gì ngoài những chuyến đi?

Đúng là những “gạch đầu dòng” trên đây không sai, nhưng nó không hoàn toàn đúng.

→Đúng là chúng tôi được đi đây, đi đó nhiều nhưng có được vui chơi, ngắm cảnh đâu. Công việc yêu cầu chúng tôi phải luôn theo sát khách hàng, hỗ trợ họ khi cần và đặc biệt, chịu trách nhiệm về đoàn khách dẫn, nhất là an toàn tính mạng và tài sản, cũng như tuyệt đối không để xảy ra mâu thuẫn trong đoàn hay bất kỳ sự cố phát sinh khiến khách không hài lòng, không để lạc khách, bỏ rơi khách trên và dưới xe…

→Chúng tôi cũng được ăn nhà hàng thật nhưng là ăn sau khi khách đã ổn định chỗ ngồi, phục vụ món đầy đủ, và rồi ăn vội cho xong trước khi khách rời ghế đứng lên

→Chúng tôi cũng được ngủ khách sạn chứ nhưng là ngủ phòng nội bộ, nơi có dịch vụ phòng tiêu chuẩn, thậm chí chỉ có mỗi giường ngủ và chăn, đó là chưa kể có những chỗ thiếu phòng hoặc không dịch vụ, nữ HDV phải ngủ chung với nam lái xe, phụ xe trong căn phòng bé tí, chật hẹp, nơm nớp lo sợ mất an toàn

→Chúng tôi sẽ được gặp nhiều người, ở tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề nào cũng có nhưng có để làm gì đâu. Công việc của chúng tôi là phục vụ họ, cung cấp dịch vụ đã bán trong suốt chuyến hành trình, trên quan hệ khách hàng – HDV, ngoài ra, những người quý mến HDV có thể xin cách thức liên lạc, nhưng là hoàn toàn trong sáng, không vụ lợi (ít nhất là với tôi)…

→Sau cùng, đúng là chúng tôi nhận được nhiều tiền chứ, có mùa cao điểm phải đến vài chục triệu/ tháng, HDV quốc tế có khi 50,60 triệu là hết sức bình thường. Nhưng nó tương xứng với công sức chúng tôi bỏ ra, với công việc chúng tôi đảm nhận. Chưa kể, nghe thì tưởng nhiều nhưng nó không vào tài khoản bằng hết được. Chúng tôi cũng phải dùng số tiền này để mua sắm thiết bị, đồ dùng cho công việc, giao lưu, mở rộng quan hệ, thiết đãi khách… sau cùng số còn lại cũng không chênh dân văn phòng là mấy

 

Txl 1 380
Rất ít HDV nữ gắn bó lâu dài với nghề cầm mic

 

Và còn nhiều nữa những khó khăn, chật vật chỉ dân trong ngành mới thấu, nhất là với nữ HDV là vô vàn những điều tế nhị chưa biết ngỏ cùng ai:

→Ai thấu cho cái đặc trưng nghề: đón khách lúc 1,2h sáng và trả khách có khi đã ngót nghét 12h đêm. Cứ thế, hết đoàn nọ đến đoàn kia

→Còn trẻ thì còn lăn xả, mê bôn ba dẫn đoàn đi xa nhưng lại thiếu kinh nghiệm nghề và vốn sống nên nhiều khi cũng bị khách bắt nạt, “đàn anh, đàn chị” ăn hiếp; lún cún trong xử lý sự cố; yếu kỹ năng sắp xếp công việc…

→Có tuổi nghề một tí (tuổi đời vì thế cũng tăng thêm) thì sành nghề và sỏi đời hơn, công việc sẽ trôi chảy và mỹ mãn hơn nhưng ngặt nỗi vướng bận chồng con, gia đình chồng nên ngại nhận đoàn không phù hợp, sợ đi xa, đi nhiều ngày, chưa kể nếu gia đình không ủng hộ và tạo điều kiện sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn, nhẹ thì giận hờn, cãi vã rồi thôi, nặng có khi đôi co, đánh nhau, thậm chí đổ vỡ

→Rồi số còn lại, dù đã đến tuổi tam, tứ tuần nhưng mãi vẫn lận đận tình duyên, người đứt gách. Lý do thì có nhiều. Người yêu tự do, thích cuộc sống độc thân thoải mái. Người lại sợ cảnh quản thúc, ghen tuông hay cảm thông của đối phương, bạn đời

→Cũng có nữ HDV bị khách hay “đồng nghiệp” (HDV xe khác, tài xế, lơ xe…) có hành vi khiếm nhã, dở trò đồi bại vì thấy xinh, dáng đẹp, ăn mặc gợi cảm hay đơn giản vì chúng “có hứng” và thích làm thế. Nhiều phụ nữ bỏ nghề vì không chịu nỗi những lo sợ tiềm tàng suốt chuyến hành trình

 

Txl 1 381

-*-*-*-*-

Làm HDVDL cũng được vài năm nên bản thân đã nếm trải đủ ngọt – đắng của nghề. Sướng thì ít nhưng khổ cực lại khá nhiều. Chưa kể với con gái, nếu không muốn bị bắt nạt, phải mang nhiều vỏ bọc của sự mạnh mẽ, tuyệt đối không yếu đuối, bánh bèo, không hờn giận hay để cái tôi chi phối cảm xúc khi làm việc… Dù vậy, anh-chị-em trong nghề luôn động viên nhau cố gắng, lấy thành quả trong công việc đổi lại nhìn nhận đúng đắn hơn của xã hội với nghề; thôi không than thở vì vốn dĩ nó là lựa chọn của bản thân. Chỉ cần sống đúng – sống thật – sống có trách nhiệm – có tâm, “tổ nghề” sẽ vẫn độ!

Thu nhập và Mức lương của Hướng dẫn viên du lịch

Từ Thy – Người kể chuyện nghề

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hướng dẫn làm 11 loại sốt Việt trứ danh

Nếu gia vị làm nên nét đặc trưng của một nền ẩm thực thì nước sốt được xem là “linh hồn” của món ăn, tạo nên sự khác biệt. Món Việt cũng không ngoại lệ. Cách làm 11 loại sốt trứ danh được Nghề khách sạn chia sẻ dưới đây giúp đầu bếp Việt sáng tạo nên nhiều món ăn chuẩn vị.

hướng dẫn cách làm 11 loại sốt việt trứ danh
Sốt giúp món ăn đậm vị và bắt mắt hơn

Nước sốt dùng để làm gì?

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà các loại nước sốt được dùng vào nhiều công đoạn của quy trình chế biến món ăn. Phổ biến nhất là:

– Tẩm ướp gia vị để nướng thịt, cá

– Tạo màu cho món ăn

– Cho vào xào rau, thịt

– Rưới vào salad

– Ăn kèm với món chính

– …

Cần lựa chọn loại nước sốt sử dụng phù hợp với món ăn kết hợp, đảm bảo cho ra hương vị chuẩn, màu sắc đẹp.

Cách làm một số loại sốt chuẩn món Việt

#Sốt sa tế

+ Nguyên liệu:

– 10 trái ớt sừng băm

– 10 trái ớt hiểm băm

– 20gr ớt bột

– ½ chén ớt khô còn nguyên hạt

– 10gr tỏi băm

– 4 củ hành tím băm

– ½ chén sả băm

– ½ chén tôm khô ngâm mềm, giã/ băm nhỏ

– 2 muỗi cf tiêu đen xay

– 3 muỗng canh giấm

– 1 muỗng canh muối

– 1/3 chén nước mắm

– 1 chén dầu ăn

– 1/3 chén đường

+ Cách làm:

– Đun nóng dầu ăn trong chảo

– Cho tỏi, hành tím, sả vào phi thơm đến vàng rồi cho tôm khô vào xào chung

– Cho các loại ớt vào xào nhanh (có thể nhấc chảo ra khỏi bếp rồi mới cho ớt vào để tránh bị sặc)

– Cho muối, tiêu rồi cho tiếp đường, giấm, nước mắm vào xào tiếp trên lửa lớn, dùng mui trộn đều và nhanh tay để các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau

– Vặn nhỏ lửa rồi xào tiếp đến khi hỗn hợp rút nước và sệt lại là xong

Txl 1 370
Sa tế tôm dùng tạo màu cho món ăn, tẩm ướp thịt hay ăn cùng với các món nước như bún, hủ tiếu, phở…

#Sốt chua ngọt

+ Nguyên liệu:

– 2 tép tỏi băm

– 1 nhánh gừng nhỏ dài khoảng 2,5cm, băm nhỏ

– 1 nhánh hành lá thái nhỏ

– 30ml dầu ăn

– Phần nước sốt: 60g nước sốt cà chua (ketchup) + 140ml nước lọc + 5ml giấm gạo/ nước cốt chanh + 10g đường + 2,5g muối

– Phần tinh bột nước: 15g bột bắp/ bột năng + 14ml nước lọc

+ Cách làm:

– Cho tất cả nguyên liệu phần nước sốt đã chuẩn bị vào một bát lớn rồi khuấy đều để hòa tan hoàn toàn (có thể nếm thử và điều chỉnh tỷ lệ các nguyên liệu cho phù hợp với khẩu vị)

– Hòa ta tương tự phần tinh bột nước ở 1 bát khác

– Đun nóng dầu ăn trong chảo rồi cho tỏi, hành lá, gừng vào phi thơm đến vàng

– Đổ bát đựng hỗn hợp nước sốt vào đun với lửa vừa, khuất đều tay đến khi sôi mạnh thì đổ bát được phần tinh bột vào tiếp, khuấy đều cho hòa quyện

– Hạ nhỏ lửa và đun sôi đến khi hỗn hợp rút nước bớt và sệt lại là xong

Txl 1 371
Sốt chua ngọt dùng nhiều trong các món xào như: thịt gà sốt chua ngọt, sườn heo sốt chua ngọt, tôm sốt chua ngọt… giúp món ăn thấm đều gia vị và đậm đà hơn thay vì nem nêm từng loại gia vị riêng biệt

#Sốt xí muội

+ Nguyên liệu:

– 2 muỗng súp thịt trái xí muội

– 200g đường cát trắng

– 100g nước lọc

– 100g nước xí muội

– 1 muỗng súp gừng băm nhuyễn, rây qua nước sôi cho gừng chín sơ và hết bột

– 1 muỗng cf tỏi băm

– 1 muỗng cf ớt băm

+ Cách làm:

– Cho đường, nước xí muội, nước lọc vào nồi sạch rồi đun với lửa nhỏ trên bếp cho đến khi sôi để hòa tan nguyên liệu. Lưu ý vớt bọt trong lúc nấu để nước chấm được trong

– Cho gừng, thịt xí muội, tỏi, ớt vào hỗn hợp trên rồi trộn đều và nấu tiếp thêm vài phút cho hỗn hợp kẹo lại là xong.

Txl 1 372
Sốt xí muội cực kỳ thích hợp dùng chấm các loại rau củ luộc hay các món thịt chiên, hải sản nướng… cho hương vị thơm đậm đà

#Sốt dầu hào

+ Nguyên liệu:

– 3 muỗng cf dầu hào

– 1 muỗng cf nước tương

– 1 muỗng cf hắc xì dầu

– 1 muỗng cf dầu ăn

– 1ml nước lọc

– 3 tép bỏi băm nhỏ

– ½ muỗng cf muối + đường

+ Cách làm:

– Đun nóng dầu ăn rồi phi thơm tỏi, sau đó vớt riêng phần tỏi phi ra chén sạch

– Cho tất cả nguyên liệu còn lại vào chảo theo thứ tự: nước tương, hắc xì dầu, dầu hào, nước và khuấy đều

– Thêm muối + đường cho vừa ăn là xong

Txl 1 373
Sốt dầu hào thích hợp để rưới lên đĩa rau xào có thêm phần tỏi phi giúp tăng hương vị cho món ăn

#Sốt cà chua

+ Nguyên liệu:

– 3kg cà chua

– 1 củ hành tây cắt hạt lựu

– 2 muỗng canh dầu ô liu

– 1 muỗng canh tỏi băm

– 1 muỗng cf kinh giới khô

– 8 lá húng quế cắt nhỏ

– 2 muỗng cf muối

+ Cách làm:

– Cà chua bỏ cuống, rửa sạch để ráo rồi dùng dao cứa hình chữ thập ở mặt dưới, sau đó bỏ vào nước sôi già trên bếp luộc khoảng 1 phút thì vớt ra cho vào tô nước lạnh để làm nguội, tiếp đến tách nhẹ vỏ cà chua từ đường chữ thập đã cứa rồi cắt hạt lựu, bỏ hạt

– Đun nóng dầu ô liu trong chảo ở lửa vừa, sau đó giảm nhỏ lửa và cho hành tây vào xào đến khi chuyền màu vàng nâu thì cho tiếp tỏi băm vào đảo đều đến thơm

– Cho cà chua cắt nhỏ vào

– Thêm muối, kinh giới khô, húng quế vào tiếp và đảo đều liên tục

– Mở lửa lớn đun hỗn hợp đến khi sệt lại là được. Có thể cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn hỗn hợp nếu muốn

Txl 1 374
Sốt cà chua có màu đỏ mận tự nhiên giúp các món thịt băm sốt cà, cá sốt cà… trở nên đẹp mắt và đậm vị hơn

#Sốt tương ớt

+ Nguyên liệu:

– ½ củ gừng thái lát mỏng

– 6 tép tỏi thái lát mỏng

– 2 trái ớt sừng bỏ hạt, cắt khúc

– 2 muỗng canh bột bắp, khuấy đều để tan hoàn toàn trong 30ml nước lọc

– 3 muỗng canh đường

– 4 muỗng canh giấm

– 2 muỗng cf tương cà

– 4 muỗng cf tương ớt

+ Cách làm:

– Cho ớt, tỏi, gừng vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn, mịn

– Cho 50ml nước lọc vào nồi, cho thêm giấm, đường, tương cà và ½ tương ớt vào, khuấy đều cho gia vị tan hoàn toàn

– Nấu sôi hỗn hợp trên bếp, dùng muỗng khuấy đều và cho hỗn hợp ớt, gừng, tỏi đã xay vào, khuấy tiếp và nấu thêm 2 phút nữa

– Cho từ từ phần nước bột bắp đã pha vào, vừa đổ vừa khuấy để tạo độ sệt cho hỗn hợp

Txl 1 85
Sốt tương ớt được ưa chuộng cho nhiều món ăn, có thể thêm vào nước chấm khác tạo độ sệt và chua cay lạ miệng –  thêm vào các món nước như bún, phở, hủ tiếu – dùng chấm các món chiến, rán…

#Sốt me

+ Nguyên liệu:

– 0,5kg me chín

– 0,8kg đường trắng

– 50ml nước mắm

– 20g ớt xay

– 30g tương cà hoặc tương xí muội (nếu có)

– 0,5ml nước lọc

+ Cách làm:                                            

– Cho me vào nước, dùng tay bóp nhẹ rồi ngâm khoảng 15-20 phút, bóp lại lần nữa để thịt rời khỏi hạt và ra hết chất me thì lược lấy nước bỏ hạt

– Cho đường, nước mắm, ớt xay cùng nước me vào nồi rồi đun sôi trên bếp đến khi hỗn hợp kẹo lại là xong

Txl 1 375
Sốt me được dùng làm gia vị các các món sườn sốt me, tôm rim me, ghẹ/ cánh gà rang me… Khi chế biến, tùy vào món ăn mà có thể phi thơm sả ớt rồi cho sốt me vào, thêm nước và cho tiếp nguyên liệu chính vào xào đến sệt

#Sốt muối ớt chanh

+ Nguyên liệu:

– 10g đường cát trắng

– 1 trái chanh vắt lấy nước

– 2g ớt xiêm xanh bỏ hạt, cắt dọc

– 1g muối

– vài lá chanh cắt sợi chỉ

+ Cách làm:

– Cho ớt, đường và muối vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn, mịn

– Đổ nước cốt chanh vào và xay thêm lần nữa

– Cho thêm lá chanh thái sợi chỉ vào để tăng độ thơm nếu muốn

Txl 1 376
Sốt muối ớt chanh dùng chấm hải sản hay thịt gà luộc/ hấp/ nướng đều ngon bá cháy

#Sốt chao

+ Nguyên liệu:

– 3 viên chao

– 1 muỗng canh bơ đậu phộng

– 1 muỗng canh nước tương

– ½ quả chanh

– ½ trái ớt sừng bỏ hạt, băm nhỏ

– 1 muỗng canh đường

– 2 lá chanh cắt sợi chỉ

+ Cách làm:

– Pha đường, nước tương, bơ đậu phộng, chao, nước cốt chanh, ớt băm, lá chanh thái chỉ vào chén rồi dùng muỗng khuấy đều để các gia vị hòa toàn vào nhau là được.

Txl 1 377
Sốt chao dùng chấm thịt nướng, ăn cùng bánh xèo hay các món gỏi đều ngon

#Sốt dầu điều

+ Nguyên liệu:

– 50g hạt điều màu khô

– 150ml dầu ăn

-3 tép tỏi đập dập

+ Cách làm:

– Đun nóng vừa tới dầu ăn trong chảo rồi cho hạt điều màu vào, khuấy đều với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp đến khi chuyển màu cam đỏ đẹp mắt

– Tắt bếp và cho tỏi đập dập vào, khuấy đều

– Đợi hỗn hợp nguội thì lọc qua rây, lấy nước bỏ hạt

Txl 1 378
Sốt dầu điều dùng tạo màu cho món ăn, tăng tính thẩm mỹ

#Sốt dầu ớt

+ Nguyên liệu:

– 120g ớt khô

– 5 cánh hoa hồi

– 15g hạt mè rang

– 10g hạt tiêu

– 2,5cm vỏ quế

– 2,5cm gừng thái lát

– 1 muỗng canh dầu ăn

+ Cách làm:

– Cho hạt tiêu và ớt khô vào làm nóng trên chảo, đảo đều tay đến khi giòn, thơm thì cho vào máy xay xay thành bột mịn

– Trộn hỗn hợp bợt ớt khô với mè rang trong bát sạch

– Làm nóng dầu, cho vỏ quế, hoa hồi, gừng vào đảo đến khi dầu gợn sóng thì vớt hết ra chỉ để lại dầu

– Đổ dầu nóng vào tô bột ớt đã trộn, trộn đều rồi để nguội khoảng 2h cho dầu hấp thụ vị cay từ bột ớt

– Lọc hỗn hợp dầu ớt qua rây để thu về phần nước trong, màu đỏ nâu đẹp mắt

Txl 1 379
Sốt dầu ớt cũng dùng tạo màu cho món ăn, giúp tăng thêm độ cay, thơm…

Bảo quản các loại sốt

– Thành phẩm nguội hoàn toàn thì cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy, sạch, khô – đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

– Lưu ý: thành phần nguyên liệu, tỷ lệ nguyên liệu và cách làm một số loại nước sốt có thể khác nhau với từng người

Ẩm thực Việt Nam vốn phong phú và nhiều biến tấu. Một đầu bếp Việt chuyên nghiệp sẽ biết cách phối trộn các loại gia vị sẵn có và thông dụng để sáng tạo ra nhiều công thức, không chỉ là món ăn mà còn là các loại nước sốt chuẩn vị riêng có để tạo nét riêng về hương vị cho nhà hàng mình, từ đó thu hút thực khách đến thưởng thức nhiều lần.

Ms. Smile (tổng hợp)​

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Bài học “đau nhưng đắt” cho Nghề Khách sạn nhìn từ sự việc của trường Gateway

Khi mà người dân cả nước đang “ai oán” sự tắc trách, thiếu trách nhiệm của những người liên quan trong công việc của vụ bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường đến tử vong hôm 6/8 – khoan chưa bàn đến trách nhiệm hình sự – Nghề khách sạn giật mình nhìn thấy viễn cảnh tương tự của nhân sự nghề nếu làm việc chủ quan, thiếu tính kỷ luật. Từ sự việc của trường Gateway, bài học nào nên được rút ra cho Nghề du lịch?

bài học "đau nhưng đắt" cho nghề khách sạn nhìn từ sự việc của trường gateway
Theo bạn, bài học nào cho Nghề du lịch từ vụ việc đau lòng của trường Gateway?

Thông tin vụ Bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường đến tử vong

Dù là người dưng, xa lạ và không hề quen biết nhưng chắc hẳn bạn đã ít nhất 1 lần chặc lưỡi xót thương cho phận đời ngắn ngủi của bé L. – nạn nhân xấu số bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường quốc tế Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) đến tử vong.

Txl 1 86

bài học "đau nhưng đắt" cho nghề khách sạn nhìn từ sự việc của trường gateway
Đưa tin tóm tắt vụ việc từ báo Tuổi trẻ

Tại buổi họp báo trưa ngày 7/8, UBND Q. Cầu Giấy thông tin, “học sinh L.H.L (6 tuổi) bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường quốc tế Gateway khoảng 9 tiếng, khiến cháu tử vong ngày 6/8”. Bước đầu cơ quan chức năng xác định L. tử vong trước khi được đưa vào viện. Hiện cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án với hành vi “vô ý làm chết người” theo điều 128 Bộ luật Hình sự – “triệu tập tất cả những người liên quan lên làm việc. – (có thể là ông P., bà Q., giáo viên chủ nhiệm lớp có bé L. theo học và đại diện trường quốc tế Gateway)

Txl 1 87

Phương tiện đưa đón học sinh của trường Gateway (Ảnh nguồn Internet)

Có nỗi đau nào hơn thế…

Sự việc sau khi được thông tin trên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Đồng cảm với nỗi đau và sự mất mát quá lớn của gia đình, nhiều bạn đọc đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình cháu L., đồng thời bày tỏ sự phẫn uất đối với sự thiếu trách nhiệm, tắc trách trong công việc của những người liên quan và đặt ra nhiều nghi vấn:

Txl 1 88

Txl 1 89

Txl 1 90

Sự việc đau lòng được người dân cả nước quan tâm những ngày qua

Nhìn từ vụ việc đau lòng trên, ai cũng buồn lòng thốt lên 2 từ “giá mà…” đầy tiếc nuối:

  • Giá mà cô monitor (người đưa đón học sinh) kiểm đếm số lượng mỗi khi đón – trả để phát hiện đã thiếu 1 em nhỏ không bước xuống xe sáng hôm ấy…
  • Giá mà bác lái xe bước ra khỏi ghế lái và lên xe đi 1 vòng để kiểm tra xem có sự cố gì không, hay có em nhỏ nào ngủ quên trên xe không chẳng hạn trước khi cho xe về bãi đỗ
  • Giá mà giáo viên chủ nhiệm nóng lòng hỏi thăm nhà trường đã thông báo học sinh vắng mặt cho gia đình chưa để phát hiện sớm hơn
  • Giá mà phần mềm quản lý học sinh mới đưa vào vận hành được quản lý chặt chẽ hơn để nhận biết thông tin và có hướng xử lý ngay sau đó
  • Giá mà bộ máy quản lý nhà trường chặt chẽ hơn – quy trình đưa đón và quản lý học sinh được giám sát kỹ lưỡng – con người có trách nhiệm hơn trong công việc và ý thức về sự an toàn của trẻ nhỏ và chính mình…
  • Giá mà… giá mà… cứ thốt lên như thế nhưng muộn rồi, khi mọi chuyện đã rồi, ai trả lại sinh mệnh cho đứa trẻ thơ ngô nghê, đã phải gào khóc, hốt hoảng đến cực độ khi bị bỏ quên lại trong xe hàng chục tiếng đồng hồ giữa trời – ai trả lại hình hại đứa con vàng ngọc cho bố mẹ bé khi mới tạm xa con ngày thứ 2 để con đến trường chơi cùng bạn bè…?

Bài học nào cho nhân sự Nghề du lịch?

Từ sự tắc trách, thiếu trách nhiệm trong việc đưa đón và quản lý trẻ nhỏ của giáo viên trường Gateway – nhìn sang nhân sự Nghề du lịch, viễn cảnh tương tự là sự phẫn uất và “ai oán” của cộng đồng, sự khiển trách của lương tâm, mức kỷ luật của tổ chức, cùng mức án hình sự trước Pháp luật nếu có hành vi gây hại đến sự an toàn tính mạng và tài sản của du khách.

Vậy nên, để không phạm phải sai lầm gây nên những hậu quả thương tâm, không mong muốn, nhân sự Nghề du lịch, từ cấp quản lý đến đội ngũ nhân viên từng bộ phận cần:

  • Nâng cao vai trò quan trọng của tính kỷ luật trong tổ chức – tuyệt đối tuân thủ nội quy, quy định làm việc của đơn vị
  • Các cơ sở dịch vụ du lịch, Khách sạn, nhà hàng phải có quy trình, tiêu chuẩn hoạt động SOP cho từng vị trí – nhân viên thuộc từng bộ phận cần được triển khai và giám sát việc thực hiện công việc theo chuẩn SOP (– tuy nhiên, có thể linh hoạt xử lý sự cố đảm bảo tính phù hợp, tránh sự cứng nhắc, rập khuôn)
  • Lập và ban hành sử dụng nội bộ các bảng checklist công việc chuẩn cho từng bộ phận – yêu cầu nhân viên thực hiện tuân thủ đúng quy trình và số lượng công việc cụ thể được liệt kê, tránh trường hợp thiếu xót ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
  • Có kế hoạch quản lý, tuyển dụng và phân công nhân sự phù hợp, đảm bảo có trình độ, thạo kỹ năng, vững nghiệp vụ – cam kết giảm thiểu tối đa nguy cơ, rủi ro tiềm tàng với khách lưu trú, khách sử dụng dịch vụ hay chính nhân sự nghề tại cơ sở du lịch, khách sạn, nhà hàng; nhất là ở những bộ phận có nguy cơ mất an toàn cao như bể bơi, spa sauna, bộ phận kỹ thuật về điện, nước, nồi hơi, xăng dầu cho máy phát, thang máy, thang cuốn…
  • Có danh sách phân công công việc, nơi/ khu vực làm việc cụ thể cho từng nhân viên trong bộ phận – làm căn cứ xử lý, quy trách nhiệm khi có sự cố phát sinh, tránh tình trạng bao che, chối bỏ trách nhiệm.
  • Cần ban hành quy định an toàn cho khách và nhân viên – thực hiện niêm yết quy định, nội quy tại bộ phận và những nơi công cộng cần thiết
  • Bố trí các biển báo, biển chỉ dẫn tại các khu vực không hoặc chưa đảm bảo, cần lưu ý an toàn để cả khách và nhân viên được biết
  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc – thực hiện tốt và đầy đủ nhiệm vụ công việc được giao – có ý thức trong việc giữ an toàn tính mạng, tài sản của khách và của chính mình.
  • Cơ sở du lịch, khách sạn, nhà hàng cần chú trọng đào tạo nghiệp vụ sơ – cấp cứu cho nhân viên, đưa ra các tình huống cụ thể thường gặp và cách xử lý mẫu để nhân viên biết và linh hoạt áp dụng khi có sự cố
Txl 1 91

Khách sạn cần: chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên – giám sát sát sao quy trình thực hiện công việc – hạn chế tối đa rủi ro


“Mạng người mà dùng từ “vô tình” nghe sao “vô cảm” quá – đây là sự vô tâm và thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…” – là lời xót xa của một bạn đọc khi một người khác nhận định sự việc xảy ra là vô ý và không ai muốn như thế. Đúng là không ai muốn xảy ra sự cố ngoài ý muốn – thế nhưng, chính sự chủ quan và tắc trách của cá nhân người thực hiện, sự thờ ơ và thiếu giám sát, thiếu chỉ đạo khắt khe của cấp quản lý – để tình trạng việc đã rồi mới sốt sắng tìm cách xử lý và phòng ngừa thì còn cứu vãn được gì nữa…

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Lagniappe là gì? Vì sao khoảnh khắc Lagniappe giúp nâng tầm chất lượng dịch vụ cho khách sạn – nhà hàng?

​Chắc hẳn nhiều bạn trong cộng đồng nghề chúng ta chưa từng nghe đến thuật ngữ Lagniappe – một bí quyết giúp nâng tầm chất lượng dịch vụ cho khách sạn – nhà hàng. Nếu bạn muốn biết và hiểu “Lagniappe là gì?”- đừng bỏ sót từ nào trong bài viết sau đây nhé!

Lagniappe là gì

Bạn có biết Lagniappe là gì? (Ảnh nguồn Internet)

► Lagniappe là gì?

Lagniappe (gốc tiếng Pháp) – bắt nguồn từ cộng đồng người Pháp ở tiểu bang Louisiana, phía nam Hoa Kỳ, có nghĩa là thêm một chút. Lagniappe là nghệ thuật tạo cảm kích cho khách hàng bằng hành động hoặc món quà nằm ngoài mong đợi và kỳ vọng của họ. Trước khi lan tỏa khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới, nghệ thuật Lagniappe đặc sắc của các bang miền Nam cũng chính là một trong những bí quyết tạo nên đế chế bán lẻ Wal-Mart của Sam Walton.

► Những ví dụ ứng dụng nghệ thuật Lagniappe

Cơ hội để thể hiện những hành động hay món quà vượt qua sự mong đợi và kỳ vọng có thể nằm ở chính chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà bạn tạo ra, có thể ở lúc phục vụ/bán sản phẩm hoặc thậm chí khi xảy ra những phàn nàn về sản phẩm/dịch vụ.

– Khi bạn ăn ở một nhà hàng Hàn Quốc, những món rau dưa nhỏ được đặt lên bàn trước khi bày các món mà bạn gọi – chính là những “Lagniappe”.

– Khi bạn đem chiếc  xe máy Vespa của mình đến sửa ở một trạm sửa chữa của Piaggio, xe của bạn được rửa sạch sẽ sau khi sửa xong, đó là “Lagniappe”.

– Trong khi bạn ngồi cắt tóc ở một tiệm tóc, đôi giày của bạn được đánh bóng miễn phí, đó là “Lagniappe”.

Tuy nhiên, nghệ thuật Lagniappe chỉ tạo ra cảm xúc tích cực cho khách hàng khi sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi mà bạn cung cấp làm hài lòng khách hàng. Bạn sẽ không thể thích thú thưởng thức các món rau dưa kia nếu những món bạn gọi từ thực đơn quá dở. Bạn cũng không còn vui vẻ khi nhận lại chiếc xe được rửa sạch sẽ nhưng chạy một đoạn lại hỏng. Bạn cũng không còn thấy hứng thú với đôi giày được đánh bóng miễn phí nếu người thợ cắt hỏng kiểu tóc bạn mong muốn.

Cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt khiến khách hàng hài lòng nhưng chưa chắc đã đảm bảo rằng họ sẽ quay trở lại. Khi bạn đã làm khách hàng của mình hài lòng và còn sử dụng nghệ thuật Lagniappe nữa thì chắc chắn khách hàng của bạn sẽ quay lại, chỉ muốn quay lại ủng hộ bạn mà thôi.

Txl 1 92

Nghệ thuật Lagniappe sẽ khiến khách hàng muốn quay trở lại nơi cho họ cảm giác hài lòng (Ảnh nguồn Internet)


Tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể bắt gặp nghệ thuật Lagniappe ở rất nhiều nơi:

– Khi làm thẻ tín dụng Techcombank, tôi được tặng phiếu mua hàng các sản phẩm của Gurkha trị giá 3 triệu đồng.

– Khi mua một chiếc cặp đựng máy tính của Gurkha, tôi được tặng thêm một phiếu mua hàng khác trị giá 300 nghìn đồng áp dụng cho tất cả các mặt hàng bán tại Diamond Plaza.

– Khi tôi ăn món Nhật ở chuỗi nhà hàng Sushi Bar, tôi được phục vụ món khai vị và trà nóng miễn phí.

– Khi tôi ăn món Ấn ở nhà hàng Ganesh, tôi được phục vụ giữ xe miễn phí.

– Khi tôi ăn bún đậu mắm tôm ở quán Cầu Gỗ, tôi luôn nhận được những chiếc kẹo cao su thơm miệng kẹp vào hóa đơn tính tiền…

Những hành động thêm một chút mà khách hàng của bạn nhận được có ý nghĩa rất lớn về tinh thần song lại tiêu tốn chi phí rất nhỏ. Với mỗi một chút thêm ngoài mong đợi mà bạn đem đến cho khách hàng của mình, hãy thường xuyên chú ý và có chính sách rõ ràng để thực hiện. Bởi vì khi bạn làm hài lòng khách hàng của mình và chạm tới cảm xúc của họ, thì bạn không chỉ giữ được khách hàng của mình mà chính họ sẽ khoe với bạn bè, loan báo với cộng đồng của họ. Chính những lần thêm một chút miễn phí của bạn đã khiến khách hàng cảm kích mà quảng cáo miễn phí cho việc kinh doanh của bạn. Cuối cùng, bạn là người đạt được rất nhiều.

Đây cũng chính là một trong những nguyên tắc hành vi con người được giới thiệu trong cuốn “Những đòn tâm lý trong thuyết phục”  của tiến sỹ tâm lý học nổi tiếng Robert B. Cialdini: nguyên tắc đáp trả – con người thường có cảm giác mắc nợ và tìm cách đền đáp những ai tốt với mình. Bằng việc làm cho khách hàng thích thú và bất ngờ với món quà nhỏ hay hành động ngoài mong đợi, không những bạn thiết lập được mối quan hệ gần gũi mà còn củng cố mối quan hệ đó với khách hàng.

Txl 1 93

Lagniappe – con người thường mong muốn đền đáp những ai đối tốt với mình

(Ảnh nguồn InterContinental Đà Nẵng)


Vào lễ tình nhân năm 2015, tôi và Bội Ngọc đi ăn tối ở một nhà hàng sang trọng tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Khung cảnh lãng mạn, đồ ăn ngon, phục vụ chu đáo và chúng tôi đã có một buổi tối tuyệt vời bên nhau. Món cuối cùng chúng tôi gọi là món cà-ri hải sản ăn kèm cơm trắng. Hai chúng tôi chia nhau ăn hết phần cơm trắng thì thấy tô cà-ri hải sản còn khá nhiều. Gọi thêm chén cơm nữa thì chỉ mình tôi ăn vì Ngọc đã no. Tôi kêu nhân viên phục vụ tới, ngỏ ý gọi thêm nửa chén cơm. Nhân viên phục vụ từ chối và giải thích rằng mỗi lần gọi món đều phải tính phí. Cuối cùng, tôi đồng ý gọi thêm một chén cơm và chỉ dùng hết một nửa chén để kết thúc bữa ăn. Khung cảnh vẫn lãng mạn, đồ ăn vẫn rất ngon và các bạn phục vụ vẫn chu đáo song cảm xúc của tôi không còn trọn vẹn nữa.

Tôi không tiếc nửa chén cơm không ăn hết, tôi chỉ tiếc “khoảnh khắc Lagniappe” mà các bạn nhà hàng đã để vuột mất. Chi phí của nửa chén cơm tôi gọi thêm không đáng là bao so với hóa đơn tôi đã chi trả cho buổi tối hôm đó. Có lẽ nhân viên phục vụ đã quá máy móc trong một tình huống hoàn toàn có thể linh hoạt được, hoặc có thể do chính nhà hàng không có chính sách xử lý các tình huống như thế nhằm tạo những khoảnh khắc vượt qua sự mong đợi cho khách hàng của mình.


► Khách sạn – nhà hàng nên áp dụng nghệ thuật Lagniappe như thế nào?

Nói đến chính sách, tôi muốn kể lại câu chuyện của Tập đoàn Khách sạn Ritz-Carlton trong nỗ lực cung cấp dịch vụ trên cả mong đợi cho khách hàng. Ritz-Carlton đã khích lệ nhân viên học hỏi và sáng tạo cách thức phục vụ của riêng mình bằng việc cho phép họ tự quyết định chi tới 2 nghìn đô-la để tạo ra những “khoảnh khắc Lagniappe” mà không cần đợi tổng giám đốc phê duyệt. Chính sách khôn ngoan này đã giúp mỗi nhân viên phụ trách từng vị trí trải nghiệm của khách hàng chủ động thỏa mãn những mong muốn phát sinh của khách hoặc kịp thời sửa chữa sai sót của chính mình hoặc đồng nghiệp. Bạn đã có chính sách Lagniappe cho dịch vụ của mình chưa?

Để chính sách Lagniappe thực hiện ý đồ nâng tầm dịch vụ của bạn có hiệu quả, bạn cần triển khai chương trình Lagniappe bài bản và liên tục cho tới khi nó trở thành một phần của văn hóa dịch vụ. Chương trình Lagniappe được thực hiện như sau:

– Giới thiệu và huấn luyện về nghệ thuật phục vụ Lagniappe;

– Thiết lập chính sách Lagniappe và các tiêu chí đánh giá khen thưởng;

– Khởi động chương trình Lagniappe;

– Hằng tuần, các bộ phận họp tổng kết các khoảnh khắc Lagniappe;

– Thảo luận các ý tưởng có thể tạo ra những khoảnh khắc Lagniappe trong chuỗi trải nghiệm dịch vụ;

– Chia sẻ các câu chuyện về khoảnh khắc Lagniappe và bình chọn câu chuyện xuất sắc nhất;

– Biểu dương và khen thưởng những khoảnh khắc Lagniappe hằng tháng tại các cuộc họp toàn thể đơn vị;

– Thiết lập chuyên mục “Những khoảnh khắc Lagniappe” trên trang web và đăng tải những câu chuyện xuất sắc hằng tháng cùng hình ảnh minh họa.

Theo tác giả Stan Phelps chia sẻ trong cuốn sách What’s Your Purple Goldfish? (tạm dịch: Con cá vàng tím của bạn là gì?) thì để tạo ra một khoảnh khắc Lagniappe ấn tượng và hiệu quả cần đảm bảo năm yếu tố sau:

  • Yếu tố liên quan: thêm một chút phải tạo ra giá trị thiết thực cho người tiếp nhận;
  • Yếu tố bất ngờ: hành động hay món quà phải khiến người tiếp nhận ngạc nhiên và thích thú;
  • Yếu tố quý hiếm: hành động hay món quà đó phải hiếm có khó tìm hoặc chỉ có thể tạo ra bởi chính dịch vụ của bạn;
  • Yếu tố biểu cảm: hành động hay món quà đó phải chuyển tải thông điệp là sự quan tâm của bạn đối với khách hàng;
  • Yếu tố hình tượng: hành động hay món quà đó phải dễ miêu tả bằng hình ảnh.

Nhớ lại chuyến đi Đà Lạt vào năm 2015, chúng tôi có ghé cửa hàng L’ang Farm để chọn mua đặc sản của xứ sở mộng mơ. Bên cạnh ấn tượng về chuỗi cửa hàng L’ang Farm hiện đại với các sản phẩm trà túi lọc, cà phê nguyên chất của Đà Lạt, nước cốt trái cây, củ quả sấy khô… phong phú và đa dạng, chúng tôi thực sự hứng thú với cách thức bán các sản phẩm củ quả sấy dẻo gồm thanh long, đu đủ, xoài, bưởi, mác mác, chuối, khoai, mít…

Chúng tôi chọn mua xoài, chuối và mít sấy dẻo mỗi loại năm hộp để vừa ăn vừa làm quà. Khi tính tiền, nhân viên bán hàng đã tặng kèm thêm thanh long, đu đủ và bưởi mỗi thứ một túi nhỏ khoảng dăm ba miếng để ăn thử. Phấn khích trước cách bán hàng ấy, chúng tôi bóc các túi quà và ăn thử trên đường đi bộ về khách sạn. Thật bất ngờ, chúng tôi phát hiện ra bưởi sấy dẻo được làm từ vỏ bưởi để nguyên cùi ăn lạ miệng, cay cay, ngọt ngọt và dai. Ngay lập tức, chúng tôi quay lại cửa hàng và mua thêm năm hộp bưởi sấy dẻo để ăn. Chúng tôi đã ăn hết năm hộp bưởi sấy dẻo trong suốt chuyến du lịch và phải nhờ bạn bè mua giúp rồi gửi về Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu không được tặng thêm những gói nhỏ ăn thử thì chắc chắn chúng tôi đã bỏ qua một thứ đặc sản khoái khẩu chưa một lần nếm thử trong đời. Cho đến bây giờ, khi viết những dòng này, tôi vẫn nhớ cảm xúc lúc được tặng quà và lúc chúng tôi phát hiện ra đặc sản bất ngờ của L’ang Farm. Đó chính là “khoảnh khắc Lagniappe” khiến chuyến đi của chúng tôi có ý nghĩa hơn và L’ang Farm trở thành một vùng đất đặc biệt trong tâm trí mỗi người.


Nội dung về Lagniappe được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây trích từ cuốn sách “Tâm lý khách hàng và nghệ thuật phục vụ 5 sao” – hy vọng sẽ là lời khuyên hữu ích giúp nhà quản lý – nhân viên các khách sạn, nhà hàng biết cách làm thế nào để nâng tầm chất lượng dịch vụ trong quá trình phục vụ khách…

​Bài viết hữu ích: Cousu Main là gì? Vì sao Cousu Main giúp khách sạn – nhà hàng luôn chiếm được cảm tình nơi khách hàng?

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

4 điểm trừ cực lớn khiến thực khách đánh giá thấp chất lượng dịch vụ nhà hàng

Nhiệm vụ chính yếu của những người làm dịch vụ là nỗ lực mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng – khiến họ hài lòng ở mức độ cao nhất. Tuy nhiên, trong kinh doanh nhà hàng, tồn tại 4 điểm trừ cực lớn sau đây có thể khiến thực khách vote 1 sao cho chất lượng dịch vụ; điều này đồng nghĩa với nhà hàng của bạn để lại “tiếng xấu” trong lòng họ, tiềm ẩn nguy cơ mất không chỉ 1 mà rất nhiều khách hàng tiềm năng khác, những người tham khảo đánh giá của khách dùng bữa để ra quyết định lựa chọn nơi ăn uống phù hợp…

4 điểm trừ cực lớn khiến thực khách vote 1 sao cho chất lượng dịch vụ nhà hàng
Theo bạn, đâu là những điểm trừ cực lớn khiến thực khách vote 1 sao cho chất lượng dịch vụ nhà hàng?

Do đâu mà thực khách vote 1 sao cho chất lượng dịch vụ của nhà hàng?

Dưới đây là 4 điểm trừ được cho là cực lớn khiến thực khách không hài lòng về chất lượng dịch vụ – phục vụ của nhà hàng, họ thậm chí có thể vote 1 sao trên các website đặt hàng online, trang facebook của nhà hàng và khuyên người thân không nên tới đó dùng bữa – kết quả, bạn mất đi 1 khách hàng trung thành và hàng chục, thậm chí trăm, nghìn khách hàng tiềm năng khác…

Đồ ăn không ngon

Tất nhiên, chất lượng món ăn là điều đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến cảm nhận và sự hài lòng của thực khách về một nhà hàng. Bất kỳ ai bỏ tiền ra mua dịch vụ cũng mong muốn được thưởng thức những món ăn ngon, hợp khẩu vị và bắt mắt. Tuy nhiên, trường hợp khách chê đồ ăn không ngon. Đó là vấn đề lớn cần được xem xét và xử lý.

Không ngoại trừ khẩu vị của khách có phần “đặc biệt” hoặc đó là đối tượng khách hàng thiếu thiện chí, thích gây chuyện để được hưởng ưu đãi hay hạ bệ đối thủ cạnh tranh – họ sẵn sàng “ăn không nói có” và mặc nhiên “bêu rếu” nhà hàng trên mọi mặt trận, mọi diễn đàn, mạng xã hội để nhiều người biết đến điều đó mà ngưng không có ý định đến nhà hàng dùng bữa. Tuy nhiên, trường hợp có nhiều hơn 1 lượt khách góp ý về độ ngon của cùng 1 món – hãy xem xét và xác thực vấn đề ngay lập tức, tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Lý do có thể vì nguyên liệu không tươi, đầu bếp chế biến chưa đúng hay cách trình bày chưa bắt mắt… Dù bắt nguồn từ lý do nào thì việc tiếp nhận thông tin nhanh chóng – xác thực và xử lý vấn đề kịp thời là điều mà một nhà quản lý nhà hàng giỏi cần làm. Phải tìm cách lấy ý kiến khách hàng về món ăn sau mỗi lần ghé thăm. Đây là bước rất quan trọng giúp nhà hàng đo lường sự hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ. Đừng để khách hằn học bỏ đi và vote 1 sao trong thinh lặng.

Txl 1 382
Món ăn ngon là điều quan trọng nhất khiến thực khách quay lại với nhà hàng của bạn

Thức ăn không hợp vệ sinh

Tương tự như điểm trừ về món ăn không ngon, thức ăn không hợp vệ sinh cũng khiến khách không hài lòng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Dù rằng món ăn được trình bày bắt mắt, mùi vị ngon, hợp khẩu vị nhưng không may, trong một lần đi ngang qua khu bếp hay khu ra món, khách vô tình nhìn thấy quy trình chế biến không hợp vệ sinh, món ăn được đặt gần chỗ đổ rác, đồ bẩn, được phục vụ bởi nhân viên có bàn tay không sạch… chắc chắn họ sẽ mặc định món ăn đó không đảm bảo vệ sinh. Kết quả, họ nhìn thôi đã không muốn ăn và quyết định ra về ngay trong khi vẫn chưa động đến dao, nĩa…

Mặt khác, nếu món ăn thực sự không hợp vệ sinh và gây ngộ độc cho khách hàng – ngoài việc bồi thường tổn thất và các chi phí phát sinh, nhà hàng bạn còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực khách thưa kiện, bị kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí có thể bị xử lý hình sự nếu sai phạm ở mức độ nghiêm trọng – dĩ nhiên, uy tín và thương hiệu của nhà hàng gần như bị đánh bại, không một ai đủ can đảm đến dùng bữa tại đây sau khi biết tin.

Thế mới thấy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống là điều quan trọng nhất – tất cả các khâu từ nguồn cung ứng, kiểm tra, sơ chế, chế biến đến bảo quản và phục vụ đều phải tuân thủ theo quy tắc và quy trình nghiêm ngặt – mỗi nhân viên phục vụ, đầu bếp cần có trách nhiệm cụ thể trong đảm bảo thức ăn luôn hợp vệ sinh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Không gian phục vụ thiếu sạch sẽ

Không một vị khách nào cảm thấy thoải mái và muốn ngồi vào một chiếc bàn đầy bụi bẩn, chén dĩa thừa của lượt khách trước vẫn chưa dọn hay dưới chân toàn giấy lau, thức ăn đổ… Sẽ tốt hơn nếu nhân viên chu toàn mọi việc và dọn mọi thứ y như mới để đón khách. Để làm được điều này, việc phân công khu vực làm việc và giao trách nhiệm cho 1 hoặc 1 nhóm nhân viên cụ thể là giải pháp hữu hiệu. Hãy chắc chắn rằng mọi không gian phục vụ trong nhà hàng đều luôn đảm bảo vệ sinh – bàn ăn luôn được lau sạch, đặt để ngăn nắp, nếu nhà hàng bạn dùng khăn trải bàn thì nên thay khăn trải mới sau mỗi lượt khách dùng bữa – rác dưới bàn ăn và xung quanh khu vực phục vụ phải được dọn sạch ngay, đặt giỏ đựng rác và thay giỏ mới tại mỗi bàn nếu cần thiết…

Ngoài ra, cũng hãy đảm bảo khu vực nhà vệ sinh được vệ sinh sạch sẽ, không ám mùi, ẩm ướt. Có thể bạn không biết nhưng tình trạng nhà vệ sinh hiện tại có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách về chất lượng dịch vụ của nhà hàng, là cơ sở cho quyết định có quay trở lại vào những lần tới hay không, bên cạnh chất lượng món ăn, giá và nhiều yếu tố liên quan đi kèm.

Txl 1 383
Không gian nhà hàng sạch, thoáng, không rác thải là điểm cộng lớn khiến khách yên tâm về vấn đề vệ sinh

Thái độ phục vụ của nhân viên thiếu thân thiện

Bên cạnh yếu tố ngon miệng, đẹp mắt và hợp vệ sinh thì không khí vui vẻ và thoải mái, cảm giác được quan tâm, tôn trọng cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của thực khách – thái độ phục vụ của nhân viên quyết định một nửa mức độ hài lòng của khách hàng. Một nhân viên với gương mặt bợm trợn, đôi mắt xếch ngược, miệng lèm bèm cùng cử chỉ tay chân thô bạo là điểm trừ lớn khiến chất lượng dịch vụ của nhà hàng bạn bị đánh giá thấp. Ngoài ra, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, không tuân thủ các quy định về đồng phục cũng làm nhân viên đó xấu đi đáng kể trong mắt khách hàng. Là quản lý, hãy đảm bảo luôn sát sao trong việc đào tạo và quản lý nhân viên – phải truyền được ngọn lửa yêu nghề và đam mê cống hiến với nghề cho nhân viên cấp dưới để họ ý thức hơn về trách nhiệm phục vụ khách đến nhà hàng

Ngoài ra, các vấn đề khác như phục vụ chậm, phục vụ sai món, nhân viên làm đổ đồ ăn lên người khách… cũng là những điểm trừ không nhỏ khiến thực khách không có ý định quay lại nhà hàng.

Làm thế nào để thực khách hài lòng và quay lại?

Hãy đảm bảo rằng nhân viên của nhà hàng luôn làm việc chuyên nghiệp và đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ khi đào tạo và nâng cao ý thức phục vụ khách của nhân viên, mọi vấn đề liên quan sẽ được khắc phục, thậm chí đạt hiệu quả cao. Thực khách sẽ quay lại và giới thiệu thêm nhiều người nữa tìm đến nếu nhà hàng bạn phục vụ những món ăn ngon, hợp vệ sinh và được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện…

Txl 1 384
Sự chuyên nghiệp và thân thiện của nhân viên trong phục vụ quyết định một nửa ý định quay trở lại nhà hàng của thực khách

Là người làm dịch vụ, bạn phải biết rằng, mức độ hài lòng của thực khách quyết định sự thành bại trong kinh doanh nhà hàng. Xây dựng chiến lược và định hướng kinh doanh đúng đắn – đào tạo và quản lý nhân viên sát sao – thu thập phản hồi của khách hàng và xác định những điểm được/ chưa được hiện có để phát huy/ khắc phục, trong đó, loại bỏ ngay 4 điểm trừ cực lớn trên đây là “giải pháp vàng” trong kinh doanh nhà hàng hiệu quả, hạn chế tối đa những vote 1 sao, tăng vote 5 sao khẳng định chất lượng dịch vụ nhà hàng.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Ông chủ Haidilao đã làm gì để tạo nên đế chế lẩu lớn nhất thế giới – Không vốn, Không bằng?

Zhang Yong từng là cậu nhóc bỏ học, làm công nhân suốt 6 năm để mưu sinh rồi bắt đầu khởi sự kinh doanh khi mới 20 tuổi, đến nay, chuỗi hệ thống lẩu Trung Quốc của ông có hơn 600 chi nhánh trên toàn cầu, trở thành đế chế lẩu lớn nhất thế giới cho đến hiện tại. Vậy, từ gã nghèo trắng tay, ông chủ Haidilao đã làm gì để xây dựng, vận hành và kinh doanh nhà hàng thành công?

không vốn, không bằng, ông chủ haidilao đã làm gì để tạo nên đế chế lẩu lớn nhất thế giới
Haidilao hiện là chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới với hơn 600 chi nhánh trên toàn cầu

Mở quán lẩu nhưng không biết một nồi lẩu tư tế như thế nào

Zhang Yong sinh năm 1974 ở một làng quê nghèo tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Gia cảnh khó khăn khiến ông phải bỏ học cấp 3 để đi làm công nhân trong khoảng 6 năm rồi bỏ việc vì tranh cãi với công ty về trợ cấp nhà ở cho nhân viên. Năm 20 tuổi, chàng trai trẻ chính thức khởi nghiệp.

Zhang khi đó nảy sinh ý tưởng mở quán lẩu kinh doanh riêng vì nhận thấy phần lớn các quán lẩu tại Trung Quốc chất lượng phục vụ rất tệ, khẩu vị lại không đồng nhất. Mặt khác, sự gia tăng thu nhập khiến người dân Trung Quốc có nhu cầu đi ăn ngoài nhiều hơn trong khi món lẩu lại đặc biệt phù hợp cho kiểu ăn tụ tập đơn giản, nhiều người.

Ít vốn, không bằng cấp, chưa biết gì, Zhang và vợ thậm chí còn không biết một nồi lẩu tử tế phải như thế nào, hương vị lẩu cay nồng chuẩn Tứ Xuyên ra làm sao… Nhưng với quyết tâm và nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông đã thuyết phục được 3 người bạn đầu tư cùng 10.000 NDT (khoảng 1.500 USD) cho một quán lẩu nhỏ có tên Haidilao (nghĩa là: “câu cá dưới đáy đại dương”) quy mô 4 bàn ăn và cam kết nâng tổng giá trị quán lên 150.000 NDT (khoảng 23.000 USD) trong vòng 5 năm, nếu không sẽ đền bù.

Từ chỗ không biết gì, mong muốn đem lại trải nghiệm tốt nhất cho thực khách, Zhang Yong đã tự mày mò học mọi thứ, bao gồm cả chọn nguyên liệu, chế biến và thực hành nhiều lần, cho đến cách quản lý nhân viên, vận hành công việc… Đến nay, sau nhiều nỗ lực, Haidilao đã sở hữu công thức lẩu riêng, thương hiệu trở nên nổi tiếng, mở nhà hàng thứ 2 sau 4 năm khởi sự kinh doanh và hơn 600 chi nhánh khác trên toàn thế giới cho đến hiện tại. Tại Việt Nam, chuỗi Haidilao cũng đã có mặt tại Hà Nội và Tp.HCM, thu hút rất nhiều thực khách đến thưởng thức.

Txl 1 385
Lẩu Haidilao chuẩn Tứ Xuyên có hương vị cay nồng đặc trưng ở nước lẩu

Chú trọng trải nghiệm khách hàng hoàn hảo

Từ khi khởi sự kinh doanh đến lúc trở thành ông chủ chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới, “Vua lẩu Trung Quốc” vẫn luôn muốn tự mở nhà hàng rồi tự quản lý để duy trì chất lượng. Đó là lý do giải thích vì sao ông từ chối mọi lời mời nhượng quyền từ các nhà đầu tư lớn nhỏ khác trên toàn cầu. Bởi theo ông, nhượng quyền có thể phá vỡ cấu trúc quản lý và làm giảm đi chất lượng phục vụ.

Được biết, lợi thế lớn nhất của Haidilao là sở hữu công thức nấu lẩu chuẩn ngon cùng thái độ phục vụ khách tận tâm và chuyên nghiệp. Ngoài ra, hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả, chính sách vận hành trơn tru cũng giúp chuỗi quán lẩu trở nên nổi tiếng và khó sao chép.

Txl 1 386
Phần đa thực khách đều hài lòng ở mức cao về chất lượng phục vụ tại Haidilao

Đặc biệt, điểm “được lòng khách” nhất của chuỗi quán lẩu Trung chính là việc thay vì chỉ quan tâm đến khách ngồi ăn, thương hiệu lẩu này còn đầu tư thiết kế hẳn khu riêng cho nhóm khách ngồi chờ với đa dạng dịch vụ “chiều thượng đế”. Ở đây có khu vui chơi cho trẻ em, dịch vụ làm nail và massage cho chị em phụ nữ, quầy ăn nhẹ với trà, hoa quả, kem, snack cho những ai “đói cồn cào” nhưng không cần quạo. Và hoàn hảo là, tất cả đều miễn phí.

Txl 1 387

Khách đến sẽ được hướng dẫn và tư vấn tậm tâm, nhiệt tình

Txl 1 388

Trẻ em sẽ có khu vui chơi riêng,

Txl 1 389
… trong khi người lớn được làm nail, massage miễn phí trong thời gian chờ

Mặt khác, khách hàng cũng sẽ được chủ động chọn món và quản lý hóa đơn của mình trên máy tính bảng, không lo nhầm lẫn hay sợ ồn ào, cũng không phải sốt ruột giục đồ “Có bàn chưa em ơi?” vì chưa biết khi nào thì lên món. Còn nữa, khách sẽ được nhận tạp dề khi dùng món để tránh thức ăn làm bẩn quần áo, túi bóng giữ điện thoại, gấu bông phát cho khách đi một mình… Khách có nhu cầu gọi thêm mì sẽ được xem nhân viên biểu diễn múa mì tươi điêu luyện và đẹp mắt.

Txl 1 390

Cảnh nhân viên nhà hàng trình diễn “vũ điệu mì” khi có khách gọi thêm

Hỏi lý do vì sao chú trọng trải nghiệm khách hàng, nhà sáng lập Haidilao chia sẻ: “Tôi là người nhà quê, quan điểm của tôi là nếu nhận tiền rồi mà không chăm sóc tận tình thì chẳng khác gì là lừa đảo cả.”

Được biết, nhiều khách hàng cho hay họ luôn hài lòng ở mức cao đối với chất lượng món ăn và thái độ phục vụ khi đến Haidilao. Ở Trung Quốc, mọi người có thể ăn lẩu ở bất cứ đâu nhưng không phải quán lẩu nào cũng phục vụ cực tốt như tại Haidiao này.

Nâng cao phúc lợi cho nhân viên là đầu tư sinh lời

Để gây dựng thương hiệu và duy trì chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, đế chế lẩu lớn nhất thế giới luôn chú trọng vào hệ thống nhân lực, cụ thể là thái độ làm việc của nhân viên. Theo Zhang, đây là yếu tố không thể sao chép, cũng là lý do khiến ông không muốn nhượng quyền thương hiệu.

Không chỉ cấp quản lý, Haidilao coi trọng cả nhân viên cấp thấp nhưng có chí tiến thủ. Từ bồi bàn đến người quét dọn, ai cũng có thể góp ý để nâng cao chất lượng phục vụ khách của quán còn đầu bếp hay quản lý chỉ có vai trò hỗ trợ, không phải người quyết định mọi thứ. Việc đánh giá năng lực của trưởng nhóm hay cấp lãnh đạo tại đây không phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu, mà chủ yếu dựa vào mức độ hài lòng của khách hàng và hiệu quả làm việc của nhân viên dưới quyền. Nhân viên mới sẽ nhận được mức lương rất thấp nhưng sẽ tăng nhanh chóng nếu làm việc hiệu quả, đi kèm với nhiều khoản phúc lợi tương xứng khác. Ngoài ra, “gia đình” Haidilao còn trợ cấp tiền nhà, tiền học phí cho con cái hay tiền phụng dưỡng cha mẹ cho nhân viên có hoàn cảnh khó khăn – thưởng phần trăm hoa hồng cho ai giới thiệu người quen vào làm việc hiệu quả tại quán – trích 3% lợi nhuận hàng tháng của chi nhánh làm tiền thưởng cho nhân viên – thưởng đậm, thưởng nóng cho nhân viên nào có ý tưởng giúp gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng… Đặc biệt, điều giúp hệ thống nhân lực của Haidilao ngày càng vững chắc và lớn mạnh là họ không bao giờ thuê người ngoài về làm quản lý, thay vào đó là cất nhắc nhân viên nội bộ. Dù làm lao công hay bồi bàn, nếu có đủ năng lực đều sẽ được lên chức. Chính điều này đã khiến đại đa số nhân viên cảm thấy công bằng và an tâm, đồng thời nỗ lực làm việc và quyết tâm thể hiện bản thân. Họ ít khi lo lắng bị cướp việc từ người ngoài và hoàn toàn có thể được trở thành quản lý nếu có khả năng. Được biết, hầu hết quản lý cấp cao của chuỗi nhà hàng lẩu này đều khởi đầu từ vị trí cấp thấp trong nhà hàng. Đây cũng cơ sở kinh doanh có mức độ trung thành của nhân viên cao nhất Trung Quốc khi tỷ lệ nhân viên nghỉ việc chỉ vào khoảng 10% trong khi tỷ lệ quản lý nghỉ việc gần như bằng 0.

Txl 1 391

Thái độ phục vụ khách của nhân viên chính là yếu tố khó sao chép và giúp Haidilao kinh doanh thành công

**********

Ai cũng có thể khởi sự kinh doanh nhưng bắt đầu thế nào, duy trì và phát triển ra sao để tồn tại thì không nhiều người làm được. Một quán ăn nhỏ thành công đã khó, chuỗi nhà hàng hàng trăm chi nhánh có mặt trên toàn cầu nhưng đồng nhất về công thức nấu, chất lượng phục vụ và làm việc hiệu quả dưới sự “cai quản” của chỉ một “Sếp tổng” là điều không tưởng nỗi. Ông chủ Haidilao đã làm được điều đó. Thấu hiểu mong muốn nhân viên – Chú trọng trải nghiệm khách hàng – Ý thức trách nhiệm và tâm niệm cao đẹp với công việc mình theo đuổi chính là chìa khóa giúp Zhang Yong từ gã nghèo trắng tay đến “Vua” đế chế lẩu lớn nhất thế giới.

(Nguồn: Làm giàu từ kinh doanh)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Triết lý kinh doanh của “Đại gia điếu cày” sở hữu hệ thống khách sạn Mường Thanh

Thích ăn cá kho, nước mắm quê, hút thuốc lào và tập thể thao cùng hàng xóm – Đó những những nét phác họa mà những người thân nói về “Đại gia điếu cày” – ông Lê Thanh Thản – Chủ tịch Tập đoàn khách sạn Mường Thanh. Nhưng nhắc đến ông Thản, phải nói đến triết lý kinh doanh đề cao tính thực tế.

Triết lý kinh doanh của “Đại gia điếu cày” khách sạn Mường Thanh

Ông Lê Thanh Thản 

Có bán được hàng không?

Khi đầu tư vào bất cứ dự án nào, từ bất động sản cho đến khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng; từ phân khúc cao cấp, bình dân hay cấp thấp – điều ông Thản luôn quan tâm là “có bán được hàng không?”.

Bước sang nửa cuối năm 2016, cái tên Lê Thanh Thản và các dự án của ông lại xuất hiện trên mặt báo với nhiều sự kiện khác nhau. Sự việc cháy chung cư cũng một phần nguyên nhân từ chủ đầu tư dự án nhưng những hiểm họa cũng có thể đến từ văn hóa đốt vàng mã, dùng than tổ ong để đun nấu của người dân hay đôi khi là sự phá hoại từ bên ngoài. Nhìn nhận sự việc này, ông Thản chia sẻ, ông chưa bao giờ có chủ trương hay ý định “tiết kiệm” các hạng mục liên quan đến an toàn cháy nổ khi xây dựng các khu chung cư.

Sau đó, cái tên ông Thản và Mường Thanh lại nổi lên khi ông mua lại 95% cổ phần của Cienco 5 Land – chính thức quản lý dự án “tai tiếng” Khu đô thị Thanh Hà (Hà Đông, Hà Nội). Bất chấp những ồn ào của dư luận, dưới bàn tay của ông Thản, khu đô thị Thanh Hà dần được thay đổi diện mạo. Khu đô thị hoang hóa cả chục năm trời giờ đã có đường sá, chung cư, cây xanh dần thi nhau mọc lên san sát. Những người dân trước đây đã đồng ý bán nhà cho chủ dự án cũ nhưng bị mất trắng cũng được ông Thản bố trí chỗ an cư mới.

Txl 1 392

Phối cảnh khu đô thị Thanh Hà

Với khu chung cư Thanh Hà, triết lý kinh doanh đề cao tính thanh khoản – “Có bán được hàng không?” của ông Thản được thể hiện rõ nét. Khi thấy sức mua của thị trường yếu, ông Thản chấp nhận lãi ít hơn, hạ mức giá 11 triệu đồng/m2 xuống còn 9,5 triệu đồng/ m2 để đổi lại sức mua của thị trường.

Tìm hiểu thêm: Gặp gỡ bà chủ của đế chế khách sạn Mường Thanh!​

Mong muốn mở rộng “đế chế” Mường Thanh

Ngày 15/1/2017, khách sạn 5 sao Mường Thanh Buôn Ma Thuột – là khách sạn thứ 47 của tập đoàn chính thức khai trương đi vào hoạt động. Đây cũng bước khởi đầu để khách sạn Mường Thanh tiếp tục khai trương và xây dựng nhiều khách sạn mới trong năm 2017 tại nhiều tỉnh thành: Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Thọ, Hà Nam, Bắc Ninh,…

Với thị trường bất động sản, ông Thản xây chung cư giá rẻ nhưng với thị trường khách sạn, ông lại chủ trương đầu tư xây dựng các khách sạn theo tiêu chuẩn 4 – 5 sao. Nhận thấy nhu cầu của du khách nước ngoài và người dân ở phân khúc thị trường này rất tiềm năng nên “Đại gia điếu cày” mong muốn cung cấp những sản phẩm cao cấp có mức giá hợp lý cho thị trường.

Txl 1 393

Khách sạn Mường Thanh tại Huế

Không chỉ hiện diện ở những thành phố lớn, khách sạn Mường Thanh còn có mặt ở cả những tỉnh lẻ. Ông Thản cho biết, những chỗ chưa ai làm thì Mường Thanh làm, ông đầu tư mà chưa cần tính đến lợi nhuận.

Không dừng lại ở thị trường trong nước, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh còn khai trương khách sạn 5 sao tại thủ đô Viêng Chăn, Lào vào năm 2016. Hiện ông Thản cũng đang có dự định đầu tư vào Myanmar, Campuchia, Úc, Mỹ,… Với ông Thản, “Mường Thanh xây dựng chuỗi khách sạn không phải để bán mà hoạt động kinh doanh để tạo dựng thương hiệu khách sạn Việt. Và bản thân mỗi khách sạn cũng là một dự án bất động sản có khả năng sinh lời theo thời gian.”

Bạn muốn tìm việc làm Mường Thanh? Truy cập ngay Nghề khách sạn

Ms.Smile

(Theo Báo đầu tư BĐS)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Osiris Hoil – Từ một người thất nghiệp thành ông chủ 7 nhà hàng

Osiris Hoil – người đồng sáng lập nên chuỗi 7 nhà hàng Mexico ở thủ đô Washington (Mỹ) từng là một người thất nghiệp trên đất Mỹ trong hoàn cảnh vợ đang mang thai. Sự thành công của Hoil hôm nay là kết quả của hành trình nói không với “bỏ cuộc”.

Osiris Hoil sinh ra và lớn lên ở vùng Yucantan (Mexico). Là con trai út trong gia đình, từ nhỏ, Hoil đã thường xuyên phụ giúp mẹ nấu nướng. Mẹ anh là một đầu bếp tại gia vô cùng kỹ tính vì thế mà nỗi ám ảnh ngày bé của Hoil là phải chạy ra lại cánh đồng để hái những quả cà chua tươi hơn. Tuy nhiên chính điều này đã đem lại thành công về sau cho Hoil.

Osiris Hoil – Từ một người thất nghiệp thành ông chủ 7 nhà hàng

Osiris Hoil

Năm 18 tuổi, Hoil chuyển đến Mỹ sinh sống nhưng anh không thể nói được tiếng Anh. Ban đầu anh tìm việc làm nhà hàng ở bang Colorado với vị trí đầu bếp. Vì lỡ “cảm nắng” cô bồi bàn xinh đẹp Jennifer xinh đẹp của nhà hàng nên Hoil quyết tâm phải học tiếng Anh để nói chuyện với cô nàng. Hoil học tiếng Anh bằng cách lặp đi lặp lại những cụm từ thông dụng. “Khi hết ca làm việc vào lúc 10 giờ tối, tôi thường trò chuyện với những vị khách say bét nhè của quán để học tiếng Anh từ họ. Tôi tìm hiểu và ghép các cụm từ lại với nhau. – Hoil cho biết.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng anh cũng nói được tiếng Anh và chinh phục được Jennifer. Họ cưới nhau và năm 2006 thì chuyển đến sống ở Virgina. Lúc này, anh chuyển sang làm việc trong ngành xây dựng. Thế nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã khiến anh bị sa thải và thất nghiệp.

Hoil chia sẻ: “Những ngày tháng đó thực sự rất ám ảnh tôi. Lúc ấy, vợ tôi đang mang thai và tôi thực sự rất cần việc làm. Tôi đã xin ông chủ làm công việc lau dọn sàn nhà với mức lương tối thiểu nhưng vẫn không được. Tôi đã không thể tìm được bất kỳ một công việc nào trong ngành xây dựng lẫn nhà hàng.”

Thế nhưng hoàn cảnh thất nghiệp lại mang đến một cơ hội khác cho Hoil. Trong một bữa tiệc thân mật với những người bạn, tự tay Hoil đã chế biến những món ăn Mexico lấy cảm hứng từ những công thức riêng của mẹ anh. Marc Wallace, một người bạn và cũng là hàng xóm của Hoil vô cùng ấn tượng với những món ăn đậm chất Mexico đó đã đề nghị cả hai cùng hợp tác. Ban đầu Hoil còn băn khoăn vì không có vốn để kinh doanh nhưng nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, Hoil và Marc Wallace khởi nghiệp với một chiếc xe Food truck.

Bí quyết chọn thực phẩm tươi ngon bị ảnh hưởng của mẹ từ thuở nhỏ đã trở thành triết lý kinh doanh của Hoil. Thêm vào đó, việc thay đổi thực đơn hàng ngày và quảng bá trên Twitter đã giúp việc kinh doanh của Hoil vô cùng thuận lợi.

Txl 1 394

Với những thành công ban đầu có được, năm 2010, Hoil và Marc Wallace mở một nhà hàng đầu tiên chuyên phục vụ món Mexico ở Washington. Nhà hàng này phục vụ hơn 600 thực khách mỗi ngày và ngày càng được biết đến rộng rãi. Hiện tại, Hoil đang đồng sáng lập và sở hữu chuỗi 7 nhà hàng Dictrict Taco ở thủ đô nước Mỹ.

Nhìn lại sự nghiệp của mình, Osiris Hoil vẫn không thể tin rằng mình có thể làm được những điều đó. Có lẽ là “người chỉ thích cho mọi người thấy những điều có thể” nên Hoil “không bao giờ bỏ cuộc”.

Xem thêm: Những điều chưa biết về Food truck

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.