Không phải ngẫu nhiên mà Vietjet Air trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau 10 năm đi vào hoạt động. Thành công đó đến từ tài lãnh đạo tài ba của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo.
Ảnh nguồn Internet
Trước khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã có một thời gian dài nghiên cứu và tìm hiểu thị trường còn rất nhiều tiềm năng này. Mong muốn của bà Thảo là biến việc đi lại bằng máy bay cũng đơn giản như đi taxi, xe buýt và người nào cũng có thể đi máy bay được. “Giá rẻ” và “truyền thống” là hai yếu tố định hình nên phong cách mà bà Thảo muốn xây dựng cho Vietjet Air.
Trong mô hình quản lý của Vietjet Air, bà Thảo luôn xem vấn đề nhân sự và cơ sở vật chất là hai yếu tố hàng đầu để đưa hãng phát triển. Bằng những chiến lược thu hút nhân sự của mình, Vietjet Air là bến đỗ của rất nhiều phi công giỏi và những nhân viên vô cùng năng động.
Ảnh nguồn Internet
Trong nỗ lực nâng tầm cơ sở vật chất của hãng, năm 2015, bà Thảo đã quyết định mua thêm 6 máy bay Airbus A320 và 30 chiếc A321 với tổng giá trị thương vụ lên đến 4,2 tỷ USD. Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barrack Obama đến Việt Nam vào giữa năm 2016, bà Thảo cũng đứng ra ký kết mua 100 máy bay Boeing của phía doanh nghiệp Mỹ với tổng giá trị hợp đồng là 11,3 tỷ USD.
Để mang đến nhiều cơ hội đi máy bay cho người dân, bà Thảo đã cho mở hàng loạt đường bay trong và ngoài nước. Điều này cũng góp cho thị trường vận tải hàng không ở Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn và người dân sẽ được hưởng lợi bởi chi phí đi máy bay ngày càng rẻ.
Ở vị “nữ thuyền trưởng” này, người ta luôn thấy được sự tự tin và quyết đoán. Bà từng tuyên bố rằng “Tôi muốn đưa Vietjet trở thành hãng hàng không như Emirates ở châu Á và kỳ vọng trong tương lai sẽ chinh phục tầm bán kính thị trường của 50% dân số toàn cầu”. Mong muốn của bà Thảo hoàn toàn có cơ sở thực hiện được khi mà Vietjet Air vẫn không ngừng phát triển và hiện đang là hãng hàng không lớn thứ hai của Việt Nam với hơn 40% thị phần.
Với những thành công có được, bà Thảo được xếp 62/100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn. Và Bloomberg cũng nhận định, bà Thảo sẽ trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam.
Ảnh nguồn Internet
Là một người phụ nữ thành đạt, bà Thảo cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của mình rất nhiệt tình. Trong trận rét lịch sử cuối năm 2015, bà Thảo đã đi bộ hàng cây số để thăm hỏi, động viên và tặng quà tết cho hàng nghìn người dân vùng núi Kỳ Sơn, Hòa Bình. Bà Thảo cũng âm thầm hỗ trợ tiền chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân nghèo.
“Tài năng có nghĩa là sự kế thừa” – Đó là triết lý của bậc thầy quản trị nhân sự, giáo sư Dave Ulrich, Đại học Michigan (Mỹ), người mới chia sẻ kinh nghiệm của mình về cách thức phát triển nguồn nhân lực mang tầm vi mô lẫn vĩ mô tại hội thảo ở TP HCM do PACE tổ chức. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tham khảo những lý luận và các con số mà ông Ulrich đã chỉ ra:
Để thăng tiến cần có người kề nhiệm
Đó là tình hình chung của các tập đoàn nước ngoài hiện nay, với cách thức quản trị nhân sự độc đáo. Điều đó có nghĩa là khi một người có vị trí cao được cất nhắc lên vị trí mới cao hơn, thì họ lập tức cần có chiến lược tìm kiếm, lựa chọn người có thể thay thế họ trong tương lai. Và đương nhiên, người mới này cần phải hội tụ đủ các yếu tố, đảm bảo giỏi bằng hoặc hơn cả người đang đương chức lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với những người lãnh đạo cao nhất. Động lực khiến họ từ bỏ vị trí thượng phong của họ là gì? Và khi được phỏng vấn, chỉ có 20% số người trả lời rằng họ quyết tâm trao quyền lực đó. 20% thì không nghĩ tới việc tìm kiếm người thay thế mình, phần lớn số người còn lại thì vừa muốn vừa không. Với con số 80% đang bỏ lừng việc tìm người kế nghiệm này, chúng ta phải làm sao?
– Với 20% lãnh đạo không nghĩ đến việc tìm người kế thừa, chắc chắn không thể trông mong họ sẽ tự nguyện chuyển giao vị trí của mình, chỉ có thể là chờ đợi họ đến khi không thể tự tiếp tục quản lý mới có thể thay thế được họ.
– Với 60% số người đang băn khoăn thì cần phải khiến các nhà lãnh đạo hiểu về sự kế thừa, góp phần tạo nên thành công và sự trường tồn không chỉ có họ mà còn có người kế nhiệm. Sự tài năng của họ cần phải phát huy để đánh thức các tiềm ẩn trong những người khác. Từ đó, mang lại thành công chung, và bền vững cho một tập thể.
Những thành công tiêu biểu từ chiến lược “kế nhiệm”
Đó là McKinsey và GE – hình mẫu của thế giới với hệ thống lãnh đạo có vốn văn hóa lớn, đồng thời đội ngủ nhân viên giỏi và luôn sẵn sàng cống hiến, cả trong hiện tại lẫn tương lai.
Đó là câu chuyện của Honda Nhật Bản, ông chủ Honda Soichiro sáng lập ra hãng này đã lặng lẽ từ chức ngay khi thương hiệu này trở thành nổi tiếng. Khi đó, ông từ một người cao nhất, xuống một nhân viên kỹ thuật nhỏ bé, nhưng lại phù hợp với sở trường về kỹ thuật của mình. Sự thay đổi đó không làm cho Honda yếu đi, ngược lại ngày càng phát triển vượt bậc hơn. Và mọi người đều hiểu rằng sự tận lực của ông với tập đoàn này dù ở vị trí nào, và ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ngoài các kỹ năng về chuyên môn, những kỹ năng mềm sau đây chắc chắn sẽ mang lại thành công bền vững cho nhà quản lý. Hãy tiếp tục cùng Nghề khách sạn tìm hiểu xem đó là những kỹ năng nào nhé!
Tính linh hoạt, nhạy bén
Những thay đổi hàng ngày, đặc biệt là trong môi trường ngành nhà hàng, khách sạn đang có nhiều đổi mới từng ngày sẽ khiến cho các nhà quản lý phải đối diện với thử thách làm sao có thẻ thích nghi ngay được với sự thay đổi, từ vấn đề luật pháp, quy định, cho đến những biến động của thị trường hay động thái của đối thủ cạnh tranh. Kèm theo đó là vấn đề thiên tai, hạn hán, cả những linh hoạt trong vấn đề phân phối nguyên liệu v.v Tất cả đều cần đến sự linh hoạt, phản ứng nhanh và giảm thiểu những quyết định chậm trễ, sai lầm.
Khả năng lãnh đạo
Một người quản lý chắc chắn cần có tham vọng để thăng tiến nhanh, vươn đến ước mơ trở thành ông chủ. Tuy nhiên để thăng tiến thì họ phải có thành công nhất định của bản thân, và cũng có nghĩa là những người làm việc này đều phải có khả năng lãnh đạo thật tốt. Lãnh đạo nhân viên hiệu quả, nhưng đổi mới phong cách kịp thời, định hướng chiến lược, huấn luyện công việc, đồng thời hướng dẫn, truyền lửa cho nhân viên v.v. Tất cả những điều này đúc kết nên một nhà lãnh đạo trong tương lai đủ sức và tài để thành công.
Thường xuyên tự phê bình
Kỹ năng này có thể sẽ là điểm yếu của nhiều người nếu như họ không có được nó. Sự đánh giá và nhìn nhận khách quan về bản thân mình, nêu ra các điểm yếu kém nhất, từ đó rút ra được bài học và định hướng thay đổi. Đó mới là cách mà những người thành công đã và đang làm. Để trở thành một nhà quản lý thành công thì điều đó càng cần thiết bởi nó quyết định đến thành công của cá tập thể, những người cấp dưới, đồng nghiệp, và thậm chí cấp trên, cũng như thách tích chung. Hãy biết giới hạn đó, cải thiện mình để luôn đạt được thành công hơn cả mong đợi, bạn nhé!
Kỹ năng chuyên môn đối với các quản lý chắc chắn là những gì đã biết và đã rèn luyện miệt mài, có kinh nghiệm lâu năm, nhưng điều đó chắc chắn vẫn chưa đủ để thành công. Để trở thành một nhà quản lý thành công trong công việc cũng như cuốc sống, đừng quên vận dụng các kỹ năng mềm, giúp phát triển kinh nghiệm và cải thiện những cơ hội dẫn đến thành công phía trước.
Chúc các nhà quản lý sẽ sớm tìm dược định hướng cho mình.
Và đừng quên theo dõi Nghề khách sạn để tìm hiểu thêm những bí kíp cho cuộc đời mình nhé!
Nhiệm vụ chính của laundry là làm sạch đồ vải của khách lưu trú và khách sạn, bao gồm giặt và sấy khô chúng theo quy trình – tiêu chuẩn chung. Hoạt động sấy khô ngỡ đơn giản nhưng tồn tại không ít lỗi gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như tiêu hao ngân sách chung. Đó là những lỗi sai nào? Cùng Nghề khách sạn điểm nhanh qua bài viết dưới đây nhé!
Sấy khô đồ vải tưởng đơn giản nhưng lắm rủi ro
Sấy khô cũng là bước quan trọng!
Sấy khô được Laundry thực hiện ngay sau bước giặt sạch và vắt kỹ (tùy từng loại đồ vải). Công việc sấy khô nếu đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chuẩn tiêu chuẩn sẽ giúp rút ngắn thời gian là phẳng sau đó, duy trì chất lượng và kéo dài tuổi thọ cho đồ vải. Do đó, có thể nói, sấy khô cũng là bước quan trọng trong quy trình giặt là của Laundry, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn, khiến khách hài lòng và tin tưởng “tới lui” nhiều lần sau nữa.
Một số lỗi sai cơ bản ở bước sấy khô đồ vải
Sấy khô đồ vải ngỡ đơn giản nhưng nếu làm sai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đồ vải lẫn chất lượng dịch vụ khách sạn. Để không bị khiển trách hay xử lý sai lầm, dưới đây là 9 lỗi sai cơ bản nhất ở bước sấy khô đồ vải được Ms. Smile kiệt kê thông qua chia sẻ của Launry lão luyện chuẩn 5 sao:
#1. Không vắt ráo đồ vải trước khi sấy
Nhiều máy sấy không có chế độ vắt hoặc Laundry quên chọn chế độ này trong chu trình giặt rồi sau đó chuyển thẳng qua chu trình sấy. Sai lầm này là không thể chấp nhận được bởi thực tế, đồ vải càng ướt thì thời gian sấy càng lâu, điện năng tiêu tốn càng nhiều và thời giờ làm việc càng kéo dài.
#2. Chọn sai mức nhiệt cho máy sấy
Trong khi tải hết công suất dễ làm hỏng chất vải thì để mức nhiệt quá thấp lại kéo dài thời gian làm khô. Do đó, chọn đúng mức nhiệt cho chu trình sấy phù hợp với từng loại vải (như: dùng nhiệt độ cao cho đồ jean, khăn tắm, khăn vải nặng – nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp – nhiệt độ thấp cho vải lông mềm hay đồ lót…) là cách sấy khô nhanh chóng – chất lượng – và an toàn nhất.
#3. Cho quá nhiều đồ vải vào máy sấy
Tương tự như khi giặt, để đảm bảo đồ vải nhanh khô và không bị nhàu hay ảnh hưởng đến chất lượng vải, Laundry chỉ nên cho vào một lượng đồ đã được giặt sạch và vắt ráo ở mức khoảng 2/3 lồng máy thay vì cố nhồi nhét càng nhiều càng tốt vào. Ngoài ra, cũng không nên chỉ sấy ít một đồ vải sẽ lãng phí điện năng.
Chỉ cho vào máy sấy lượng đồ vải bằng khoảng 2/3 lồng máy để sấy nhanh và tiết kiệm điện năng
#4. Sấy đồ vải quá lâu
Bên cạnh việc lãng phí năng lượng và thời gian làm việc, việc sấy quá kỹ và quá lâu còn tạo ra ma sát khiến vải nhanh bị mòn hơn.
#5. Cho thêm đồ vải ướt vào máy đang sấy dở
Việc làm này sẽ khiến ẩm kế trong máy sấy không đo được độ ẩm chính xác, dẫn đến thời gian sấy lâu hơn hoặc đồ vải có thể bị ẩm hay quá khô.
#6. Mở cửa máy sấy để kiểm tra liên tục
Hãy chắc chắn rằng cửa máy sấy được đóng kín và duy trì suốt chu trình sấy. Bằng không, mỗi lần mở cửa ngắt quãng như thế, không khí nóng sẽ thoát ra ngoài và máy sấy phải cần thêm thời gian làm nóng tới mức nhiệt cần thiết được thiết lập để hoàn thành chu trình sấy.
#7. Không phân loại và kiểm tra đồ vải trước khi sấy
Dù việc phân loại và kiểm tra đồ vải được thực hiện ở khâu đầu tiên trước khi thực hiện chu trình giặt nhưng sẽ là không thừa nếu Laundry tiến hành nhanh việc này một lần nữa trước khi cho đồ vải vào máy sấy. Bởi, nếu không cẩn thận cho đồ vải có chi tiết kim loại vào máy sấy và khi chúng rơi ra sẽ làm hỏng máy. Hay kẹp, bút mực, đinh, kim… nếu còn sót lại trong túi cũng có thể làm hư hại quần áo và các chi tiết máy khác. Hoặc nếu đồ vài có dính dầu mỡ mà đưa vào máy sấy sẽ có thể gây cháy…
#8. Không thường xuyên kiểm tra và vệ sinh bộ lọc
Lưới lọc bám bụi vải bẩn có thể khiến đồ vải lâu khô hơn, công suất máy kém hơn, tiêu tốn điện năng nhiều hơn.
#9. Sử dụng máy sấy kém chất lượng
Nhiều khách sạn hay cơ sở giặt là nhỏ tiết kiệm ngân sách bằng cách mua lại máy sấy cũ hoặc cố dùng tiếp máy sấy đã lâu thay vì quan tâm hơn đến chất lượng và công năng hiện tại của máy. Điều này có thể gây chập, cháy nổ hệ thống điện hay làm hỏng đồ vải…
Đầu tư máy sấy chất lượng đạt chuẩn giúp công việc của laundry diễn ra thuận lợi hơn
Khâu sấy khô đồ vải không quá phức tạp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nên nhiều sự cố ngoài ý muốn. Trong đó, hư hỏng máy sấy hay đồ vải là sai lầm đáng chê trách nhất, gây tiêu tốn điện năng, ngân sách và sụt giảm chất lượng dịch vụ của khách sạn. Do đó, nắm và hạn chế mắc phải những lỗi sai cơ bản được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây giúp công việc của Laundry diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn.
Ms. Smile
10 sai lầm trong quy trình giặt là của Laundry ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vải
Bạn là Housekeeping lâu năm và tự tin về kiến thức, nghiệp vụ lẫn kỹ năng nghề của mình? Bạn mong muốn được tăng lương theo đúng hiệu suất công việc mang lại và đã đề xuất lên cấp trên nhưng không được giải quyết? Bạn bất mãn, chán nản nên viết đơn nghỉ việc? Uất ức chứ! Bởi, hơn ai hết, Housekeeping là một trong những vị trí cần được chi trả lương và chế độ hậu hĩnh nhất nhì khách sạn!
Hầu hết các vị trí trong bộ phận buồng phòng khách sạn đều nhận mức lương thấp
Housekeeping cần tuyển nhiều nhưng trả lương thấp
Khách sạn nào cũng tuyển buồng phòng nhưng chi trả lương không quá cao. Lý do đưa ra là bởi vì vị trí này đa phần là công việc giản đơn, không yêu cầu bằng cấp hay trình độ, ai cũng có thể làm được – hay do không phải tiếp xúc và phục vụ khách trực tiếp, không cần giỏi giao tiếp ngoại ngữ hay thao tác với máy móc, phần mềm – cũng không yêu cầu cao về ngoại hình, độ tuổi hay trang phục – ít đóng vai trò trong mục đích gây ấn tượng tốt đẹp với khách…
Có người vì không biết làm việc gì khác hoặc tò mò nên làm tạm, làm thử. Người học trường này, lớp nọ các ngành liên quan với nghề và được phân công phụ trách công việc này đầu tiên…
Nhiều người chấp nhận và gắn bó. Cũng nhiều người dù yêu nghề nhưng áp lực sinh kế, thêm phần chán nản nên đã nghỉ việc, chuyển nghề…
Tại sao Housekeeping nên được tăng lương và chế độ?
Ai cũng muốn đi làm được trả lương cao và (hoặc) chế độ tốt. Housekeeping cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, có nhiều lý do rõ ràng cần công nhận để thu nhập của họ ổn, thậm chí hấp dẫn hơn:
+ Là công việc nặng nhọc nhất
Nếu bảo Housekeeping việc nhẹ nên lương tàm tạm là đúng thì không còn vị trí nào tranh nỗi khối lượng công việc nặng hơn nhân viên làm phòng cả. Do đó, rõ ràng, xét về khía cạnh này, buồng nên được nhận tiền công và chế độ xứng đáng với sức lao động đã bỏ ra.
+ Vị trí không thể thiếu trong cơ cấu nhân sự
Có khách sạn nào mà không tuyển buồng phòng cơ chứ. Trong khi hiện rất nhiều công việc hay vị trí khác cũng có nhu cầu tuyển nhân sự bổ sung thì mức lương buồng phòng phải đủ hấp dẫn mới có thể cạnh tranh và thu hút ứng viên tiềm năng.
+ Chưa bao giờ hết việc dù không có khách
Thời điểm khách sạn không có booking hay khách sử dụng dịch vụ, các vị trí khác như lễ tân, bell, bếp, nhà hàng đều có thể nghỉ xả hơi, nói chuyện, cười nói… nhưng buồng thì không. Họ chưa bao giờ hết việc, làm quầng quật bất kể nắng – mưa hay đông – vắng.
+ Duy trì cuộc sống
Ai cũng cần có thu nhập ổn định để chi tiêu và duy trì cuộc sống thường ngày. Housekeeping cũng cần được trả mức lương đủ để chi trả các khoản sinh hoạt tối thiểu như ăn uống, điện, nước, học phí cho con, tiền thuê trọ… Trong khi giá cả hàng hóa ngày một tăng vọt, đến giá xăng cũng tăng chóng mặt thì lương lại ì ạch giậm chân tại chỗ, thậm chí giảm đáng kể với lý do ảnh hưởng bởi dịch. Khi thu nhập không đủ duy trì mức sống tối thiểu, nhiều người ắt sẽ nghĩ đến chuyện nghỉ việc.
Housekeeping xứng đáng được cân nhắc mức lương và chế độ đãi ngộ hàng tháng
Nghề nào cũng cần được tôn trọng và chi trả lương cùng chế độ đủ hấp dẫn mới mong thu hút người mới, giữ chân người cũ. Housekeeping cũng vậy. Đừng vì vị trí này không được đánh giá cao mà thiếu công bằng trong đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Không giống như các công việc cần làm trước khi khách check-in của lễ tân, công việc của Housekeeping khi chuẩn bị buồng sạch để đón khách chú trọng vào chất lượng phòng phục vụ khách. Quy trình chi tiết thế nào? Tiêu chuẩn cụ thể cần đạt ra sao? Nếu chưa được hướng dẫn kỹ càng, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu nhé!
Housekeeping cần đảm bảo phòng sạch và đạt chuẩn trước khi đón khách
Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chuẩn bị buồng đón khách
Theo nhiệm vụ công việc, Housekeeping cần dựa vào các thông tin chi tiết được bộ phận lễ tân cung cấp, gồm:
– Đối tượng khách nhận phòng, như: khách thường, khách VIP…
– Yêu cầu của khách nhận phòng, như: phòng tiêu chuẩn, phòng honey moon, phòng sinh nhật…
– Vấn đề phát sinh khác, như: thêm giường phụ, thêm nôi trẻ em…
… để có sự chuẩn bị buồng tương ứng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thuê phòng của khách và đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Quy trình chuẩn bị buồng đón khách của Housekeeping và tiêu chuẩn cụ thể
+ Chuẩn bị đón khách thường
STT
Các bước công việc
Tiêu chuẩn
01
Tiếp nhận thông tin về khách từ lễ tân
– Tiếp nhận thông qua: phiếu báo khách, danh sách khách đến hàng ngày, điện thoại…
– Nắm đầy đủ và chi tiết các thông tin về khách, yêu cầu đặc biệt của khách (nếu có)
02
Chuẩn bị buồng đón khách
– Tiến hành chuẩn bị buồng đạt chuẩn để phục vụ khách, bằng cách kiểm tra chất lượng buồng theo quy trình chi tiết
2.1
Kiểm tra tình trạng vệ sinh phòng ngủ và phòng vệ sinh
– Kiểm tra trần nhà có bụi, mạng nhện không
– Kiểm tra trang thiết bị đồ dùng có vết bụi bẩn không, đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định chưa
– Kiểm tra giường ngủ đã được trải đúng và phẳng chưa, ga có sạch, gối có dựng đứng không…
– Yêu cầu nhân viên làm buồng làm vệ sinh ngay nếu chưa đạt chuẩn
2.2
Kiểm tra vật phẩm trong phòng ngủ và phòng vệ sinh
– Kiểm tra ga, gối, dép đi trong nhà có đúng và đủ bộ không
– Kiểm tra giấy viết thư, phong bì, tập gấp, kim chỉ, báo chí… trong cặp đặt phòng có đầy đủ chưa
– Kiểm tra phích nước, trà, cốc uống nước có đủ và được bài trí đúng, an toàn và thuận tiện để sử dụng không
– Kiểm tra khăn mặt, khăn tắm, áo choàng, cốc, bàn chải, kem đánh răng, xà phòng các loại, giấy vệ sinh… có đầy đủ và đặt đúng vị trí chưa
– Kiểm tra các đồ dùng 1 lần (amenities) khác đã được bổ sung đủ và đúng chưa
– Kiểm tra các đồ ăn, thức uống trong minibar đã được bổ sung đủ và đúng chưa
– Yêu cầu nhân viên phụ trách bổ sung ngay nếu thiếu, điều chỉnh ngay nếu sai
2.3
Kiểm tra hệ thống điện và trang thiết bị đồ điện
– Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, trang thiết bị, đồ dùng điện có hoạt động tốt và an toàn không
– Báo ngay cho bộ phận sửa chữa xử lý nếu phát hiện sự cố hỏng hóc hay không đảm bảo an toàn khi sử dụng
– Báo bộ phận lễ tân chuyển buồng khác cho khách trong trường hợp không sửa chữa được ngay
– Tuyệt đối không giao phòng không đảm bảo chất lượng và mất an toàn cho khách
2.4
Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước
– Kiểm tra xem các vòi nước, két nước có bị rò rỉ, tắc không
– Kiểm tra bình nóng lạnh có hoạt động tốt và an toàn không
– Báo ngay cho bộ phận sửa chữa nếu phát hiện hư hỏng hay mất an toàn
– Báo bộ phận lễ tân chuyển buồng khác cho khách trong trường hợp không sửa chữa được ngay
– Tuyệt đối không giao phòng không đảm bảo chất lượng và mất an toàn cho khách
2.5
Kiểm tra chống nóng (lạnh) buồng ngủ
– Bật điều hòa/ quạt trong buồng ngủ trước khi đón khách vào mùa hè
– Bật lò sưởi (nếu có) trong buồng ngủ trước khi đón khách vào mùa đông
03
Thông báo và cập nhật tình trạng phòng
– Báo lễ tân khi buồng đã sẵn sàng phục vụ khách
– Cập nhật thông tin trên bảng tình trạng buồng, phần mềm nội bộ hay điện thoại
+ Chuẩn bị đón khách VIP
Sơ đồ quy trình chuẩn bị buồng đón khách VIP
Chi tiết:
Khi nhận được thông báo có khách VIP từ lễ tân, Housekeeping cần ngay lập tức chuẩn bị buồng đón khách theo quy trình và tiêu chuẩn chi tiết như sau:
STT
Các bước công việc
Tiêu chuẩn
01
Kiểm tra, sửa chữa
– Kiểm tra tình trạng vệ sinh phòng ngủ và phòng vệ sinh; hệ thống điện và trang thiết bị đồ điện; hệ thống cấp thoát nước và các vị trí, đồ dùng phục vụ khách khác theo tiêu chuẩn khách sạn (tương tự như với đón khách thường)
– Báo ngay cho bộ phận sửa chữa, bảo dưỡng nếu phát hiện hư hỏng, mất an toàn
– Đảm bảo công việc hoàn tất trước khi đón khách
– Báo cho lễ tân đổi buồng khách nếu không sửa chữa xong
– Tuyệt đối không phục vụ buồng kém chất lượng hay mất an toàn cho khách
02
Làm vệ sinh
– Nhân viên dọn phòng tiến hành làm vệ sinh buồng đón khách VIP
– Trưởng ca, Giám sát tầng kiểm tra chất lượng buồng đón khách VIP, đảm bảo đạt chuẩn
– Yêu cầu nhân viên dọn phòng làm vệ sinh lại nếu chưa đạt
– Báo cho lễ tân đổi phòng khác cho khách nếu vệ sinh phòng không đảm bảo sạch kịp thời để phục vụ
03
Sắp xếp
– Đặt trước các vật dụng, hàng hóa thuộc tiêu chuẩn phòng hoặc do khách đặt trước vào phòng; sản phẩm dịch vụ khách sạn muốn chiêu đãi khách, thiệp chào mừng…
– Phân công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm phục vụ phòng khách
04
Kiểm tra lần cuối
– Kiểm tra lại một lần nữa mọi ngóc ngách và vật dụng, đồ dùng trong phòng, bao gồm: giường ngủ, tủ quần áo, rèm cửa, thảm trải sàn, đồ điện, phòng vệ sinh…
– Đảm bảo phòng đạt chuẩn đón khách VIP
– Tuyệt đối không phục vụ phòng kém chất lượng và mất an toàn cho khách
Tùy vào đối tượng khách, yêu cầu đặc biệt và nhu cầu bổ sung dịch vụ của từng khách mà tiến hành chuẩn bị buồng đón đạt chuẩn
+ Chuẩn bị dịch vụ bổ sung cho phòng đón khách
Tùy vào yêu cầu của khách mà Housekeeping cần chuẩn bị thêm một hoặc một số dịch vụ bổ sung, ngoài tiêu chuẩn phòng đón khách theo quy định. Có thể là: thêm giường phụ, thêm nôi trẻ em, setup giường honey moon… Khi đó, quy trình chuẩn bị và tiêu chuẩn chi tiết như sau:
Sơ đồ quy trình chuẩn dịch dịch vụ bổ sung cho phòng khách
Cụ thể:
STT
Các bước công việc
Tiêu chuẩn
01
Tiếp nhận thông tin
– Nhân viên trực buồng nhận yêu cầu bổ sung của khách từ lễ tân
– Ghi chép đầy đủ và chính xác thông tin yêu cầu của khách, gồm: ngày giờ khách yêu cầu, tên khách, số buồng, nội dung yêu cầu
– Check lại thông tin với lễ tân một lần nữa
– Chuyển yêu cầu cho nhân viên buồng phụ trách thực hiện
02
Thực hiện
– Tùy vào yêu cầu dịch vụ cụ thể của khách mà quy trình thực hiện và tiêu chuẩn cần đạt sẽ tương ứng theo quy định
Quy trình dọn đồ bổ sung và tiêu chuẩn cụ thể khi làm phòng
Nhiệm vụ của Housekeeping là đảm bảo buồng khách đạt chuẩn khi phục vụ. Do đó, mọi công việc đều được thực hiện theo quy trình và tiêu chuẩn tương ứng. Chuẩn bị buồng đón khách cũng là một trong những khâu quan trọng đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn. Hy vọng những thông tin được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây hữu ích cho công việc của Housekeeping.
Ms. Smile
(Tham khảo và Biên tập theo Giáo trình Nghiệp vụ Buồng phòng)
Khi có nhu cầu, khách cần đồ bổ sung (có phí hoặc không phí) trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn. Nhiệm vụ của nhân viên buồng phòng là thêm vào và dọn đi đảm bảo đúng tiêu chuẩn dịch vụ phục vụ buồng khách. Chi tiết quy trình thế nào? Tiêu chuẩn ra sao? Cần lưu ý gì khi thực hiện?… Nếu chưa có SOP riêng, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Đồ bổ sung được thêm vào và dọn sạch đi theo yêu cầu của khách và tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn
Đồ bổ sung trong buồng khách gồm những gì?
Tùy theo sản phẩm, dịch vụ của từng khách sạn mà đồ bổ sung thêm, có thể có trả phí hoặc miễn phí, sẽ đa dạng, nhiều – ít tương ứng. Thông thường, những đồ bổ sung sau đây là phổ biến, thậm chí bắt buộc có trong buồng phòng khách sạn:
– Gường phụ/ extra bed
– Nôi trẻ em
– Tủ đồ uống/ mini bar
– Đồ dùng 1 lần/ amenities
– Máy móc, trang thiết bị cần bảo dưỡng
– …
Quy trình dọn đồ bổ sung trong buồng khách và tiêu chuẩn cụ thể
Housekeeping có nhiệm vụ dọn sạch phòng khách nghỉ, bổ sung đồ khách cần rồi dọn đi và thay thế đồ mới nếu được yêu cầu. Dưới đây là quy trình dọn đồ bổ sung trong buồng khách và tiêu chuẩn cụ thể cho một vài món phổ biến để nhân viên mới vào nghề tham khảo:
+ Giường phụ hoặc nôi trẻ em
Quy trình thêm Extra Bed vào phòng cho khách
a/ Quy trình dọn:
– Trải giường/ nôi trẻ em ra sau khi đã chỉnh trang xong các giường chính theo tiêu chuẩn khách sạn
– Kiểm tra các đồ đạc bỏ quên (nếu có) trước khi lau và hút bụi trong buồng khách
– Dọn giường/ nôi trẻ em theo quy trình, tiêu chuẩn của khách sạn
– Chuyển giường/ nôi trẻ em ra khỏi buồng khách đã trả, mang đến khu cất trữ đợi phục vụ lượt khách mới tiếp theo; tuyệt đối không được để ở hành lang sau khi đã hoàn thành xong việc dọn dẹp phòng khách đó.
b/ Yêu cầu cần đạt:
– Giường/ nôi được dọn sạch ra khỏi buồng khách đã check-out, được gấp gọn và đưa đến khu vực quy định theo tiêu chuẩn của khách sạn
– Khi cần, giường/ nôi đó đã được dọn sạch và sẵn sàng phục vụ khách
+ Tủ đồ uống/ Mini bar
a/ Quy trình dọn:
– Kiểm tra và lấy những chai, lọ rỗng hoặc còn dang dở cùng ly bẩn ra khỏi tủ
– Lau chùi vệ sinh tủ từ trong ra ngoài
– Rửa ly và chùi sạch vết bẩn bám trên chai, lọ đồ uống còn nguyên nếu có
– Bổ sung các loại đồ uống đã lấy và còn thiếu vào trong
– Kiểm tra ngăn đá, thay khay đựng đá và đá mới nếu cần
– Dùng danh mục kiểm tra số lượng và chất lượng đồ uống, ghi chép đầy đủ và chính xác theo quy định
– Kiểm tra chất lượng hoạt động của tủ, đảm bảo tốt
Quy trình kiểm tra Mini bar trong khách sạn
b/ Yêu cầu cần đạt:
– Tủ đồ uống sạch sẽ, đồ uống được sắp xếp ngăn nắp và khoa học
– Số lượng và chất lượng đồ uống trong tủ đạt chuẩn quy định
– Mọi đồ uống, thức ăn phục vụ phải đảm bảo còn hạn sử dụng, được bao bọc cẩn thận, kín.
Mini bar cần được kiểm tra và dọn sạch để tránh tổn thất doanh thu
+ Đồ dùng 1 lần/ Amenities
a/ Quy trình dọn:
– Kiểm tra bộ amenities xem có đủ số lượng theo quy định không
– Kiểm tra và đánh giá xem chất lượng đồ amenities hiện tại thế nào; đồ gì còn sử dụng tiếp được, đồ gì cần thay mới, phân loại cụ thể và chính xác
– Lau chùi và làm khô ly, tách, khay đựng
– Bổ sung đồ amenities bị thiếu
– Sắp xếp đồ amenities đủ số lượng, đúng vị trí theo quy định
– Dùng danh mục kiểm tra số lượng và chất lượng đồ amenities, ghi chép đầy đủ và chính xác theo quy định
b/ Yêu cầu cần đạt:
– Từng đồ amenities phải đúng, đủ và sạch, sẵn khách dùng khi cần
+ Máy móc, trang thiết bị cần bảo dưỡng
Housekeeping khi làm thủ tục kiểm tra và dọn dẹp phòng khách check-out cũng cần kiểm tra chất lượng máy móc, trang thiết bị phục vụ khách. Trong một số trường hợp, khi phát hiện máy móc, trang thiết bị gặp sự cố cần bảo dưỡng đến thay mới thì phải báo cho cấp trên và (hoặc) bộ phận bảo trì để được xử lý kịp thời, đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ phòng phục vụ khách. Khi đó, việc bảo dưỡng hay thay mới máy móc, trang thiết bị cũng được liệt kê vào đồ bổ sung trong buồng khách khi làm phòng.
a/ Quy trình kiểm tra:
– Kiểm tra các thiết bị điện, đèn, điều chỉnh nhiệt độ, điều hòa không khí xem có hoạt động tốt hay không
– Điền vào phiếu yêu cầu bảo dưỡng nếu cần
– Trường hợp cần sửa chữa ngay thì liên hệ văn phòng bộ phận buồng đề nghị xử lý
– Ghi chú vào báo cáo tình trạng buồng theo quy định
b/ Yêu cầu cần đạt:
– Tất cả máy móc, trang thiết bị trong buồng khách cần đầy đủ và hoạt động tốt
– Báo cáo sự cố cho văn phòng buồng trước 12h trưa mỗi ca để đảm bảo xử lý kịp thời, trước khi nhận khách mới check-in
Đồ bổ sung tuy không phải là tiện nghi bắt buộc phải có trong khách sạn nhưng có thể giúp tăng doanh thu và tăng mức độ hài lòng của khách về chất lượng dịch vụ tại đó. Thêm đồ bổ sung vào phòng hay dọn sạch đồ bổ sung không cần thiết khi khách check-out là một trong những nhiệm vụ phải hoàn thành của Housekeeping ở mỗi ca làm việc. Hy vọng chia sẻ trên đây của Nghề khách sạn là hữu ích!
Ms. Smile
(Tham khảo và biên tập từ Nghiệp vụ Phục vụ Buồng)
Bạn là Housekeeping mới vào nghề và được giao phụ trách 1 tầng buồng trong ca. Bạn nhận được cùng lúc nhiều hơn 1 yêu cầu làm buồng nhưng không biết nên ưu tiên dọn phòng nào trước? Đừng hoang mang! Bài viết dưới đây của Nghề khách sạn sẽ giúp bạn trả lời cho thắc mắc này!
Bạn đã biết thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn?
Dọn sạch tất cả các phòng đón khách!
Công việc chính của Housekeeping là dọn phòng đón khách, đảm bảo sạch, thơm, ngăn nắp. Một nhân viên làm phòng có thể được phân công từ 12-14 phòng cho 1 ca 8 tiếng, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy theo quy mô khách sạn, diện tích phòng và số lượng nhân viên hiện có. Do đó, trước khi kết ca, mọi phòng bẩn cần được làm sạch, bao gồm: phòng bẩn khách đã trả, dọn để đón khách mới; phòng khách đang ở nhưng bẩn, khách treo bảng “Yêu cầu làm phòng” phía trước cửa… Các phòng trống sạch cũng cần phải kiểm tra qua một lượt trước khi báo lễ tân phòng đạt yêu cầu đón khách ở mới.
Thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn thế nào?
Trong nhiều trường hợp, có nhiều hơn 1 yêu cầu làm buồng đều thuộc những phòng bạn phụ trách. Nếu không chia việc được cho nhân viên khác, bạn buộc phải làm phòng được ưu tiên trước theo quy định. Ngoài ra, với mỗi phòng bẩn cần dọn cũng phải tuân thủ thứ tự ưu tiên dọn cho từng khu vực, đảm bảo dọn nhanh và sạch nhất.
Vậy thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn thế nào?
+ Thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn theo loại phòng
Tùy thuộc vào loại phòng và tình trạng phòng hay quy định riêng, cụ thể tại mỗi khách sạn mà quy định thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả công việc lẫn sự hài lòng của khách lưu trú về chất lượng dịch vụ của khách sạn. Dưới đây là thứ tự ưu tiên phổ biến:
– Phòng VIP
Những vị khách book phòng này chủ yếu là người có điều kiện kinh tế và địa vị xã hội. Họ chọn VIP vì mong muốn được trải nghiệm dịch vụ cao cấp, xứng đáng với chi phí họ bỏ ra. Do đó, dễ hiểu khi đây là loại phòng được ưu tiên làm sạch trước tiên tại hầu hết các khách sạn khi có nhiều hơn 1 yêu cầu dọn buồng từ khách.
– Buồng khách trả
Ngay sau khi khách báo trả phòng, nhân viên làm buồng cần ngay lập tức thực hiện quy trình check-out theo quy định, tiến hành kiểm tra các dịch vụ mà khách đã sử dụng hoặc gây hậu quả phải đền bù (nếu có) để lập hóa đơn thanh toán tương ứng, sau đó báo xuống bộ phận tiền sảnh rồi thực hiện công việc vệ sinh buồng khách trả theo tiến trình làm phòng chuẩn, đảm bảo kịp giờ đón khách ở mới.
– Buồng khách có yêu cầu đột xuất
Đó là các phòng có khách đang ở nhưng lại muốn được dọn phòng ngay do bẩn. Khi đó, nhân viên buồng phòng được phân công sẽ nhận nhiệm vụ và thực hiện việc này nhanh chóng, sạch sẽ. Lưu ý trong khi dọn không được xê dịch hay lấy đi đồ cá nhân của khách.
Tùy thuộc vào loại phòng và yêu cầu của khách để ưu tiên chọn phòng dọn sạch trước tiên
+ Thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn theo khu vực
Một Housekeeping mới toanh hẳn sẽ hoang mang không biết nên bắt đầu dọn phòng từ đâu, dọn chỗ nào trước để nhanh và sạch.
Tại nhiều khách sạn, quy trình làm vệ sinh các phòng sẽ được thực hiện theo thứ tự: phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm và toilet.
Tùy thuộc vào tiện nghi của mỗi phòng mà các khu vực vừa liệt kê có thể có hoặc không; nhân viên làm phòng cần lưu ý để tuân thủ cách sắp xếp thứ tự dọn dẹp này cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn làm phòng theo quy định.
Đừng bao giờ nghĩ “làm phòng thôi ai chẳng làm được” bởi nó khác xa với việc dọn dẹp nhà cửa của hội chị em tại gia. Công việc cần thực hiện theo quy trình, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và quy định thời gian hoàn thành, chất lượng dịch vụ chuẩn sao… Nắm được thứ tự ưu tiên dọn phòng khách sạn giúp Housekeeping mới vào nghề đỡ hoang mang trước yêu cầu công việc.
Ms. Smile
7 quy tắc bắt buộc trong công việc Housekeeping cần nhớ
Buồng phòng là một trong những bộ phận có cơ cấu nhân sự phức tạp nhất nhì khách sạn, gồm nhiều đội, nhóm, vị trí nhân viên khác nhau chịu trách nhiệm công việc tương ứng khác nhau. Vậy mối quan hệ trong nội bộ bộ phận buồng thế nào? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu nhé!
Quan trọng hơn cả việc tìm hiểu mối quan hệ giữa buồng phòng và các bộ phận khác, biết được mối quan hệ trong nội bộ bộ phận buồng giúp công việc của bộ phận diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó cũng giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bộ phận nói riêng và toàn khách sạn nói chung.
Vậy mối quan hệ trong nội bộ bộ phận buồng phòng khách sạn thế nào?
+ Giữa Nv trực buồng với Nv phục vụ buồng
– Căn cứ thông tin nhận được từ bộ phận lễ tân, nhân viên (Nv) trực buồng sẽ báo cho các Nv phục vụ buồng biết: số buồng khách trả – số buồng khách đến – các công việc cần làm liên quan – lưu ý các yêu cầu làm phòng đặc biệt…
– Nhân viên trực buồng báo Nv phục vụ buồng mở cửa phòng cho khách khi họ đến
– Nv phục vụ buồng lập “Phiếu yêu cầu sửa chữa buồng khách” giao Nv trực buồng. Nv trực buồng sau đó sẽ thông báo cho Nv phục vụ buồng thời điểm nhân viên bảo trì làm việc để cùng phối hợp
– Nv phục vụ buồng làm thủ tục giao nhận chìa khóa tại nơi làm việc của Nv trực buồng.
+ Giữa Nv trực buồng với nhóm Nv vệ sinh công cộng
– Nv trực buồng báo cho nhóm Nv vệ sinh công cộng (VSCC) danh sách khách đặt trước để Nv phụ trách làm vệ sinh các khu vực công cộng liên quan, như: hành lang, cầu thang, thảm trải sàn, sảnh…
– Nv VSCC thông báo tình hình khu vực phụ trách với Nv trực buồng, chẳng hạn: đã làm vệ sinh xong chưa, có đang sửa chữa gì không… để Nv trực buồng nắm thông tin và kịp thời thông báo đến các bộ phận liên quan khác.
– Nv VSCC làm thủ tục giao nhận và gửi – lĩnh chìa khóa tại nơi làm việc của Nv trực buồng.
+ Giữa Nv trực buồng với nhóm phụ trách đồ vải
– Nv trực buồng hỗ trợ nhóm phụ trách đồ vải tìm và đối chiếu tên số buồng khách bị quên không ghi, ghi sai trên biên lai giặt là
– Nv trực buồng ghi vào sổ sách những danh mục quần áo phải giặt lại, kịp thời thông báo với khách hoặc nhóm phụ trách đồ vải
– Nv trực buồng thông báo với nhóm phụ trách đồ vải biết nhu cầu của khách về giặt – là – sửa chữa quần áo tương ứng
– Nv trực buồng vào sổ sách quần áo và các thứ liên quan khác khách để quên ở nhóm phụ trách đồ vải nếu có, để hiện vật lại cho nhóm phụ trách đồ vải lưu giữ và chờ trả cho khách theo quy định.
+ Giữa Nv phục vụ buồng với Nv VSCC
– Nv phục vụ buồng thông báo cho nhóm phụ trách VSCC biết nhu cầu làm vệ sinh tại các khu vực liên quan để nhóm cắt cử người đến thực hiện
– Nv VSCC thông báo cho Nv phục vụ buồng biết thời gian làm vệ sinh bên ngoài buồng khách để nhóm này thông báo cho khách, tránh sự cố phát sinh. Trường hợp có dịch bệnh, cả 2 nhóm cùng phối hợp làm công tác sát trùng buồng khách theo chỉ đạo của cấp trên.
+ Giữa Nv phục vụ buồng và Nv phụ trách đồ vải
– Nv phục vụ buồng báo cho Nv phụ trách đồ vải biết khi khách có nhu cầu giặt là, đồng thời lập phiếu giặt là, phối hợp với nhóm phụ trách đồ vải thực hiện công đoạn thu nhận đồ bẩn, trao trả quần áo sạch cho khách
– Nv phục vụ buồng báo cho Nv phụ trách đồ vải đến xử lý khi phát hiện sofa, rèm cửa bị rách, thủng, thiếu khuy…
– Hàng ngày Nv phục vụ buồng mang đồ vải bẩn tới Nv phục vụ đồ vải và nhận lấy đồ giặt là sạch
– Phối hợp kiểm kê đồ dùng bằng vải của khách sạn.
+ Giữa Nv VSCC với Nv phụ trách đồ vải
– Nv phụ trách đồ vải cung cấp và phụ trách việc làm sạch khăn, giẻ lau, khăn lau tay tại nhà VSCC cho Nv nhóm này làm việc
– Nv phụ trách đồ vải cấp đồ dùng bằng vải đã thanh lý cho Nv VSCC dùng làm giẻ lau.
Mỗi vị trí có nhiệm vụ riêng nhưng đều liên quan và hỗ trợ lẫn nhau trong nội bộ bộ phận
+ Giữa Nv văn phòng với nhà kho
– Nv văn phòng căn cứ vào biên lai tiêu thụ tại minibar do nhà kho cung cấp để lập báo cáo liên quan gửi bộ phận tài vụ
+ Giữa Nv phục vụ buồng với nhà kho
– Nv phục vụ buồng thông báo cho nhà kho tình trạng đồ uống, rượu đã quá hạn hoặc biến chất để làm thủ tục hủy theo quy định
– Phối hợp kiểm kê vật phẩm, đồ dùng định kỳ
– Nhà kho căn cứ vào tình hình khách tiêu dùng đồ ở minibar để bổ sung kịp thời.
+ Giữa Nv phụ trách đồ vải với nhà kho
– Nv phụ trách đồ vải thông báo tình hình các đồ dùng bằng vải, giá mắc quần áo, túi đựng đồ giặt là, biên lai giặt là… cho nhà kho để bổ sung kịp thời.
+ Giữa Nv VSCC với nhà kho
– Nv VSCC thông báo cho nhà kho các vấn đề thiếu hụt hay hư hỏng của dụng cụ, hóa chất, vật phẩm làm vệ sinh hay dành cho khách để nhà kho nắm được và kịp thời xin lĩnh bổ sung.
Như vậy, nhìn chung, mỗi vị trí sẽ có một nhiệm vụ công việc cần phụ trách, hoàn thành tuy nhiên sẽ đều liên quan và hỗ trợ các đội, nhóm, vị trí khác trong nội bộ bộ phận, đảm bảo công việc được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Bạn là nhân viên giặt là Laundry mới vào nghề và loay hoay với một loạt các từ/ cụm từ hay ký hiệu lúc Anh, lúc Việt trên các máy giặt? Bạn hoang mang không hiểu nghĩa và tính năng cụ thể của nó ra sao để chọn nút ấn đúng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nghề khách sạn để tự tin đọc – hiểu 15 ký hiệu chế độ cơ bản, thường gặp trên máy giặt.
Bạn đã đọc – hiểu và thao tác đúng các chế độ, tính năng trên máy giặt?
Laundry phải đọc – hiểu các chế độ, tính năng cơ bản trên máy giặt?
Rõ ràng, đây là yêu cầu bắt buộc. Vì công việc chính của nhân viên laundry là làm sạch đồ vải trong khách sạn, bao gồm đồ vải phục vụ khách và áo quần, đồ vải cá nhân của khách (nếu có). Để hoàn thành nhiệm vụ này, họ cần thao tác với máy giặt, không có chuyện giặt tay do khối lượng đồ vải lớn và nhiều nguyên do khác. Vậy nên, nhân viên giặt là cần thiết phải đọc – hiểu gần như toàn bộ ký hiệu chế độ, tính năng trên máy giặt để ấn nút, chọn chế độ giặt tương ứng đúng, tránh trường hợp làm hỏng đồ vải, gây thiệt hại về tiền và uy tín, chất lượng dịch vụ của khách sạn.
Ý nghĩa các ký hiệu chế độ, tính năng thường gặp trên máy giặt
Dưới đây là 15 trong số hàng trăm ký hiệu chế độ, tính năng mà một chiếc máy giặt đa năng có thể hữu dụng – “phục vụ” tất tần tật nhu cầu làm sạch đồ vải của người dùng.
[Lưu ý:
+ Một số ký hiệu có thể không giống nhau ở từng loại máy giặt khác nhau
+ Dưới đây là các chế độ, tính năng cơ bản, thường gặp nhất, không phải là tất cả; vì thế sẽ có một số chế độ, tính năng khác không xuất hiện trong bài viết này]
>Detergent (chất tẩy rửa)
Detergent trong máy giặt chính là khay đựng hóa chất tẩy rửa đồ vải, thường có 2-3 ngăn đựng riêng biệt là ngăn bột giặt (powder detergent) – nước giặt riêng (liquid detergent) – nước xả (softener). Tùy vào tính chất của từng loại vải, tình trạng đồ vải và nhu cầu sử dụng mà Laundry lựa chọn loại, đồng thời tính toán liều lượng của từng loại hóa chất ở từng ngăn cho phù hợp, đảm bảo đồ vải được giặt sạch, thơm, giữ nguyên chất lượng; hóa chất dùng vừa đủ, không thừa…
>Cottons (vải bông)
Là chế độ giặt cho đồ vải có chất liệu vải bông như áo sơ mi, áo ngủ, quần áo mặc nhà… và đồ lót đang gặp tình trạng bẩn hoặc rất bẩn. Thông thường, nên sử dụng chế độ giặt bằng nước nóng với mức nhiệt độ nước khoảng 900C là thích hợp.
>Mixed (hỗn hợp)
Khi cần giặt nhiều quần áo với đa dạng thành phần vải, hãy chọn tính năng “mixed”, chế độ giặt bằng nước nóng với mức nhiệt độ nước vào khoảng 600C.
>Refresh cottons (làm mới vải bông)
Thay vì chỉ là chế độ “cottons” cơ bản, một số máy giặt cải tiến thêm chế độ “refesh cottons” không chỉ giúp làm sạch hiệu quả mà còn loại bỏ mùi hôi, giảm vết nhăn trên đồ vải nhờ chương trình giặt kết hợp chạy cùng vapour (giặt hơi nước)
>Refresh mixed (làm mới hỗn hợp)
Tương tự như “refresh cottons”, “refresh mixed” cũng giúp giặt sạch đồ vải hỗn hợp (nhiều loại vải khác nhau), loại bỏ mùi hôi và giảm vết nhăn hiệu quả.
>Delicates (vải dễ hỏng, vải mỏng)
Tính năng này thích hợp cho đồ vải mỏng và dễ hỏng như tơ lụa, hàng thổ cẩm, cần giặt ở mức nhiệt độ nước là 400C.
>Quick (giặt nhanh)
Tính năng này được chọn khi cần làm sạch các loại đồ vải (quần áo) từ chất liệu vải tổng hợp và hỗn hợp; có bám bẩn. Các vết bẩn này thường gặp ở tình trạng sáng màu nên cần được làm sạch nhanh, với mức nhiệt độ nước vào khoảng 300C. Lưu ý: thời gian giặt nhanh là khác nhau ở từng loại máy giặt khác nhau.
Những loại máy giặt khác nhau sẽ quy định ký hiệu chế độ khác nhau phù hợp
>Spin (vắt)
Tính năng này được chọn nhằm mục đích vắt ráo đồ vải, quần áo đã được giặt sạch trong lồng máy giặt
>Rinse & Spin (xả & vắt)
Tính năng này được chọn khi có thêm nước xả làm mềm vải vào khay softener ở bước đầu tiên của chu trình giặt. Đồ vải sau khi giặt sạch sẽ được xả sạch và vắt khô.
>Energy saver (bộ tiết kiệm năng lượng)
Với những đồ vải không hoặc bẩn ít, chế độ này sẽ được chọn để giúp tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, hiệu quả làm sạch không cao, không bằng so với sử dụng chế độ giặt sạch thông thường
>Baby (đồ trẻ em)
Nếu khách sạn thường xuyên phục vụ khách đi theo hình thức gia đình thì cần thiết nên trang bị máy giặt có chức năng này. Bởi da trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên cần có chế độ giặt riêng. Với máy giặt có tính năng “baby”, đồ vải sẽ được tăng cường xả sạch hoàn toàn, không còn sót xà phòng gây hại cho da bé.
>Bedding (bộ giường ngủ)
Đây là chế độ dành riêng cho việc làm sạch chăn, ga, áo gối… trên giường ngủ. Nhờ tính năng này, Laundry sẽ giảm đáng kể việc dùng sức cho mỗi lần giặt loại đồ vải nặng, kích thước lớn.
>Sensitive plus (cho da nhạy cảm)
Tương tự như trẻ em, những khách có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thường “khó chiều”. Ngay cả chuyện giặt ủi quần áo của họ cũng phải đặc biệt chú ý. Tuyệt đối không để cặn bột giặt còn sót lại trên đồ vải. Do đó, một số khách sạn trang bị tính năng này, giúp giặt sạch hoàn toàn chất bẩn, đồng thời xả thật kỹ để đảm bảo không gây nên bất kỳ khó chịu nào cho người mặc.
>Jeans (đồ jeans)
Đồ vải bằng chất liệu jeans và đồ tối màu nên chọn chế độ giặt này để ngăn chặn cặn lóng, đồng thời hạn chế phai màu do chất tẩy rửa
>Wool (đồ len)
Tính năng này dùng giặt đồ vải bằng len, giặt nhẹ nhàng và chậm để chất liệu len không bị chạy hay co lại, giữ nguyên độ bền và chất lượng đồ vải.
Tham khảo thêm nhiều ký hiệu giặt là thường gặp trên máy giặt và quần áo: Tại đây!
Lưu ý cần nhớ
Để đảm bảo đồ vải được làm sạch hiệu quả đồng thời máy giặt hoạt động tốt, bền lâu – khi thao tác, Laundry cần nhớ:
– Luôn luôn phân loại đồ vải (theo chất liệu và màu) trước khi cho vào máy giặt
– Cho một lượng đồ vải bẩn thích hợp vào buồng máy giặt thay vì nhồi nhét hết cỡ
– Xử lý đồ vải trước khi cho vào máy để tránh hệ quả không mong muốn; chẳng hạn: đồ vải có đính kim tuyến, đồ lót, nylon, sợi tổng hợp mỏng cần cho vào lưới giặt để bảo vệ – đồ len, đồ có xơ vải cần lộn mặt trái ra ngoài…
– Với đồ vải có vết bẩn cứng đầu nên ngâm trước với hóa chất và giặt riêng
– Chọn chế độ giặt cho phù hợp với từng loại vải, từng chất liệu vải
– Chọn máy giặt có đa dạng chế độ, tính năng để phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu làm sạch nhiều loại đồ vải
– …
Đồ vải sẽ được làm sạch, bền màu và dùng lâu nếu chọn đúng chế độ giặt, hóa chất tẩy rửa
Công việc của Laundry tuy không quá phức tạp, không đòi hỏi bằng cấp hay kỹ năng đặc biệt nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ làm sạch và đảm bảo chất lượng đồ vải, duy trì tuổi thọ của máy giặt thì cần “học” thêm nhiều. Chẳng hạn như đọc – hiểu một số ký hiệu, tính năng cơ bản trên máy giặt được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây.
Ms. Smile
(tổng hợp)
Quy trình giặt là trang phục cho khách lưu trú
Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch
Login
Register
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com