Chào các bạn, trong bài viết Top 10+ hệ thống quản lý kênh OTA (channel manager) tốt nhất thế giới chúng tôi xin chia sẻ danh sách các công cụ quản lý kênh OTA tốt nhất. Đây là các giải pháp của bên thứ 3 giúp hệ thống cơ sở lưu trú vận hành tốt hơn, ổn định, và hỗ trợ bán nhiều nền tảng hơn nữa.
Txl Otavn Otavietnam 940x788px Top 10 He Thong Quan Ly Kenh Ota Channel Manager Tot Nhat The Gioi (1)
Các công cụ quản lý kênh OTA hàng đầu thế giới mà chúng tôi giới thiệu có thể kết nối khoảng 200, 300 kênh OTA phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Rất nhiều hệ thống kết nối các kênh OTA phổ biến tại Việt Nam như booking.com, agoda, traveloka, expedia, vntrip, gotadi, tripi… Một số nền tảng giúp bạn kết nối với công cụ Meta Search như TripAdvisor, Google Hotel… mà cách kết nối thông thường sẽ không được hoặc phải đợi các công cụ như TripAdvisor hoặc Google Hotel | Travel thu thập dữ liệu để hiển thị.
Txl Otavn Otavietnam 940x788px Top 10 He Thong Quan Ly Kenh Ota Channel Manager Tot Nhat The Gioi (2)
Một số tiêu chí khi lựa chọn công cụ quản lý kênh OTA / channel manager tốt nhất
Giá khi sử dụng tính theo theo tháng bằng USD/ EURO/ VND
Giá tính theo số lượng phòng
Đa dạng các giải pháp kết nối ở chung một nền tảng: Quản lý tiền sảnh/ Front desk; Công cụ quản lý kênh/ Chanel manager, tiện ích đặt phòng trực tiếp đồng bộ với các kênh OTA/ Booking Engine….
Hỗ trợ kết nối sang các PMS khác
Txl Otavn Otavietnam 940x788px Top 10 He Thong Quan Ly Kenh Ota Channel Manager Tot Nhat The Gioi (3)
Danh sách những công cụ quản lý kênh OTA/ channel manager
Việc sắp xếp dưới đây sẽ không theo thứ tự, chúng tôi chỉ gợi ý những công cụ quản lý kênh OTA tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Ngày 24/8, nhóm vận động chính sách noyb.eu (Áo) cho biết, nhóm này cùng với Cơ quan Giám sát quyền riêng tư dữ liệu (CNIL – Pháp) đã đệ đơn khiếu nại Google xâm phạm quyền lợi người dùng. Lý do được cho là Google tự ý gửi trực tiếp những tin nhắn quảng cáo vào hộp thư điện tử của người dùng.
Nhóm noyb.eu dẫn phán quyết của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (CJUE) năm 2021 cho rằng, Google – công ty con của tập đoàn Alphabet – nên tham khảo ý kiến người dùng trước khi gửi những tin nhắn tiếp thị vào hộp thư điện tử.
Quảng cáo Google thoạt nhìn là quảng cáo thông thường nhưng tin nhắn quảng cáo của Google có chữ “Ad” màu xanh lá cây ở phía bên trái, dưới tiêu đề của thư điện tử. Hiện CNIL và Google vẫn chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên.
Đầu năm nay, CNIL – một trong những cơ quan có dữ liệu bảo mật lớn nhất châu Âu – đã phạt Google số tiền kỷ lục lên tới 150 triệu Euro (khoảng 169 triệu USD) vì khiến người dùng Internet khó từ chối các tệp theo dõi trực tuyến được gọi là cookie.
Cách đây không lâu, Google đã đồng ý nộp hơn 43 triệu USD tiền phạt do lừa dối người dùng tại Australia nhằm thu thập thông tin dữ liệu trái phép. Số tiền phạt này dựa trên thỏa thuận giữa Google với Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC).
Ngoài ra, gã khổng lồ tìm kiếm còn đối mặt với nhiều vụ kiện liên quan chống độc quyền trong hàng loạt dịch vụ, từ thúc đẩy các nhà sản xuất điện thoại sử dụng ứng dụng của hãng đến can thiệp vào kết quả tìm kiếm nhằm giành ưu thế cho dịch vụ mua sắm riêng.
Hồi tháng 2/2022, công ty cung cấp dịch vụ so sánh giá cả PriceRunner của Thụy Điển đã kiện Google đòi bồi thường 2,1 tỷ Euro (khoảng 2,2 tỷ USD) khi cho rằng Goolge đã không điều chỉnh hành vi phi cạnh tranh mặc dù đã bị phạt tới 2,42 tỷ Euro (khoảng 2,56 tỷ USD) vào năm 2017 do thiên vị cho dịch vụ mua sắm so sánh giá cả của hãng này.
LastPass, trình quản lý mật khẩu được hơn 33 triệu người dùng và 100.000 doanh nghiệp sử dụng, cho biết một hacker đã lấy đi mã nguồn và thông tin độc quyền sau khi đột nhập hệ thống. Công ty không phát hiện dấu hiệu cho thấy mật khẩu bị đánh cắp trong vụ xâm phạm và người dùng cũng chưa cần làm gì để bảo vệ tài khoản.
Một cuộc điều tra xác định “một bên không được ủy quyền” đã xâm nhập vào môi trường dành cho nhà phát triển, chính là các phần mềm mà nhân viên sử dụng để phát triển và duy trì sản phẩm của LastPass. Thủ phạm làm được như vậy nhờ chiếm quyền tài khoản của một lập trình viên.
LastPass là công ty tạo và lưu trữ các mật khẩu phức tạp, khó bị bẻ khóa cho nhiều tài khoản thay mặt người dùng. Theo thông tin trên website, Patagonia, Yelp và State Farm là các khách hàng của LastPass.
Trang web bảo mật Bleeping Computer đã hỏi LastPass về vụ xâm phạm 2 tuần trước đó. Dù vậy, Allan Liska, nhà phân tích trong nhóm phản ứng sự cố máy tính của hãng an ninh mạng Recorded Future, lại ấn tượng trước “thông báo nhanh chóng” từ LastPass. Theo ông, thời gian 2 tuần có thể lâu với một số người song các nhóm phản ứng cần thời gian để đánh giá đầy đủ và báo cáo về tình hình.
Trước một số suy đoán trên mạng xã hội về việc hacker tiếp cận các khóa của kho mật khẩu sau khi đánh cắp mã nguồn, Liska cho rằng đây là điều không chắc chắn. Các “kho mật khẩu” này được mã hóa và chỉ giải mã được bằng mật khẩu chính (master) của khách hàng, thứ không bị xâm phạm trong cuộc tấn công.
Năm 2021, LastPass cũng gặp phải một vụ tấn công cho phép kẻ xấu xác nhận mật khẩu master của một người dùng. Vì vậy, cần kích hoạt xác thực hai lớp trên tài khoản LastPass để hacker không thể truy cập tài khoản của bạn ngay cả khi mật khẩu bị đánh cắp.
Khi nhắc đến Oracle, không nhiều người dùng cá nhân biết đến khi hãng phần mềm này chủ yếu tập trung đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Oracle bỏ qua thông tin cá nhân của người dùng Internet, thứ được xem là “mỏ vàng” trong thời đại công nghệ ngày nay.
Theo thông tin được tiết lộ từ một đơn kiện tập thể nhằm vào Oracle, hãng phần mềm này đã xây dựng một công cụ trí tuệ nhân tạo để thu thập và bán thông tin cá nhân của người dùng Internet trên toàn cầu.
Oracle bị “tố” thu thập thông tin cá nhân hàng tỷ người trên thế giới và thu lợi hàng trăm tỷ USD nhờ điều đó (Ảnh: Newsfet).
Cụ thể, một đơn kiện tập thể được đại diện bởi tiến sĩ Johnny Ryan, thành viên cao cấp của Hội đồng Tự do Dân sự Ireland (ICCL), vừa được nộp lên tòa án Quận phía Bắc California (Mỹ), cáo buộc Oracle đã theo dõi và thu thập thông tin cá nhân của hàng tỷ người trên toàn cầu, giúp Oracle thu lợi được 40 tỷ USD mỗi năm.
Đơn kiện cáo buộc Oracle đã vi phạm Đạo luật về Quyền riêng tư của Ủy ban Truyền thông điện tử Liên bang, vi phạm luật về quyền riêng tư của bang California…
Theo đơn kiện, có đến 5 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu bị Oracle thu thập thông tin cá nhân. Một báo cáo của hãng nghiên cứu Cybersecurity Ventures cho biết, năm 2022 có 6 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu, đồng nghĩa với việc có đến hơn 83% người dùng Internet trên toàn cầu bị Oracle lấy cắp thông tin cá nhân.
Các thông tin cá nhân của người dùng bị Oracle thu thập bao gồm họ tên, địa chỉ nhà riêng, địa chỉ email, các giao dịch trực tuyến, thu nhập, sở thích, quan điểm chính trị, thông tin tài khoản trực tuyến, các hoạt động thể chất ngoài đời thực…
Trong đơn kiện của mình, tiến sĩ Johnny Ryan đã trích dẫn một đoạn video của Larry Ellison, nhà sáng lập và Chủ tịch của Oracle, “khoe” về hệ thống trí tuệ nhân tạo của hãng phần mềm này có thể thu thập và xác nhận thông tin cá nhân của 5 tỷ người trên toàn cầu, sau đó lưu trữ thông tin vào dữ liệu đám mây của Oracle. Tuyên bố của Larry Ellison được đưa ra tại sự kiện Oracle Openworld do Oracle tổ chức vào năm 2016.
“Oracle đã xâm phạm quyền riêng tư của hàng tỷ người trên toàn cầu. Công ty đang thực hiện một sứ mệnh nguy hiểm là theo dõi mọi người trên thế giới đang đi đâu và làm gì. Chúng tôi đang thực hiện hành động để ngăn chặn sự giám sát của Oracle”, tiến sĩ Johnny Ryan tuyên bố.
Hiện Oracle chưa đưa ra bình luận gì về đơn kiện nhằm vào mình.
Được thành lập vào năm 1977, Oracle đang có hơn 143 ngàn nhân viên trên toàn cầu. Hiện Oracle có giá trị vốn hóa thị trường ước tính đạt 203 tỷ USD và nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới.
Năm 2020, khi chính quyền tổng thống Donald Trump tìm mọi cách để cấm cửa TikTok, Oracle đã đạt được thỏa thuận mua lại quyền quản lý TikTok tại Mỹ. Tuy nhiên, đến tháng 2/2021, chính quyền tổng thống Joe Biden đã đảo ngược lệnh cấm nên thương vụ giữa Oracle và TikTok đã không thể diễn ra như dự kiến.
Cựu kỹ sư Don Melton, người khởi xướng và dẫn đầu dự án Safari tiết lộ trong cuộc họp của đội ngũ thiết kế vào năm 2002, CEO Apple lúc đó là Steve Jobs đã đặt ra nhiều tên gọi tiềm năng cho trình duyệt. Theo Melton, cố CEO Apple muốn một cái tên đẹp và dễ đọc.
Một trong những lựa chọn ưa thích của Jobs là Freedom, mang ý nghĩa lôi kéo người dùng khỏi Internet Explorer của Microsoft, một trong những trình duyệt web phổ biến vào thời điểm đó.
Safari là trình duyệt mặc định trên mọi thiết bị Apple từ năm 2003. Ảnh: XDA.
Tên gọi Freedom được cân nhắc sau nhiều cuộc họp. Trong nội bộ công ty, tên gọi trình duyệt khi phát triển là Alexander, đặt theo tên của Alexander Đại đế. Những nhân viên Apple còn gọi vui là iBrowse, biệt danh được Melton dùng để chế nhạo đồng nghiệp khi được hỏi về việc đặt tên cho trình duyệt.
Sau nhiều tháng cân nhắc và bàn bạc, Jobs quyết định chọn Safari làm tên gọi cho trình duyệt web của Apple.
Phiên bản Safari đầu tiên được ra mắt vào 23/6/2003, trong thời điểm Apple tổ chức hội nghị cho lập trình viên (WWDC). Theo Slashgear, Safari trở thành trình duyệt mặc định trên dòng máy tính được công bố tại sự kiện, bao gồm Power Mac G5. Với việc tích hợp Google Search, duyệt theo tab và chặn quảng cáo pop-up, Safari được định vị trở thành đối thủ của Internet Explorer.
Sau gần 20 năm, Safari vẫn là trình duyệt mặc định trên mọi thiết bị của Apple. Phần mềm được nâng cấp hàng năm với những tính năng nổi bật như tải trang nhanh hơn, phát video 4K và loạt công cụ bảo vệ quyền riêng tư trên hệ sinh thái iPhone, iPad, iPod và máy tính Mac.
Theo tiết lộ của Melton, ông không có mặt tại phòng họp trong lúc Jobs chốt tên gọi Safari. Do đó, không ai được công nhận là tác giả của tên gọi. Lý do Jobs nhận được tên Safari và đưa ra quyết định cũng không được tiết lộ. Dù vậy, Melton vẫn xem Safari là trình duyệt chất lượng cao, đã chứng minh sự thành công khi tồn tại qua nhiều năm.
Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại di động. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 23/8, Bộ Tư pháp Brazil thông báo phạt mạng xã hội Facebook 6,6 triệu real (khoảng 1,3 triệu USD) vì làm rò rỉ thông tin cá nhân và dữ liệu của 443.000 người dùng tại nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng quốc gia (Senacon) trực thuộc Bộ Tư pháp Brazil, cho biết thông tin cá nhân và dữ liệu của người dùng đã được Facebook giao cho Công ty tư vấn Cambridge Analytica của Anh – đơn vị tham gia cố vấn trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 của ông Donald Trump.
Cuộc điều tra từ nhà chức trách cho thấy việc chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp với Cambridge Analytica diễn ra thông qua việc cài đặt một ứng dụng phục vụ mục đích phân tích tâm lý học trong Facebook có tên “This Is Your Digital Life.”
Senacon cho biết dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng Facebook đã bị rò rỉ trong vụ bê bối Cambridge Analytica, trong đó có thông tin cá nhân của hơn 443.000 công dân Brazil.
Vào tháng 7/2022, Facebook tuyên bố không có bằng chứng cho thấy dữ liệu của người dùng Brazil đã được chuyển đến Cambridge Analytica.
Senacon nhấn mạnh Bộ Tư pháp Brazil không chấp nhận các lập luận do phía Facebook đưa ra và quyết định xử phạt mạng xã hội này. Tuy nhiên, Facebook vẫn có thể kháng cáo quyết định trên.
Ngày 4/8, trên fanpage chính thức, rapper Lil Shady thông báo bị YouTube xóa kênh. Lý do được phía nền tảng chia sẻ video lớn nhất hành tinh đưa ra là bởi tài khoản đăng tải nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Minh Đức (Lil Shady) cho biết kênh trước đó đã bị hacker chiếm quyền đăng tải video chứa nội dung vi phạm. Sau khi vượt quá số lần sai phạm trong quy định của YouTube, kênh Lil Shady bị xóa và nền tảng gửi thông báo tới người dùng qua email.
Rapper Lil Shady bị YouTube xóa kênh có gần 300.000 người theo dõi. Ảnh: Lil Shady.
Đáng nói, những trường hợp bị xóa kênh sau khi tin tặc phát trực tiếp nội dung lừa đảo liên quan đến tiền số tồn tại trên YouTube nhiều năm. Tuy nhiên, tình trạng này đến nay vẫn chưa được nền tảng khắc phục triệt để.
Những vụ việc tương tự kênh Lil Shady xuất hiện từ 2020. Kênh YouTube của nhiều nghệ sĩ trong nước như Hồ Quang Hiếu, Trấn Thành, Lý Hải, Lynk Lee, Phúc Du cũng bị hacker chiếm quyền, đăng video lừa đảo, khiến nền tảng xóa kênh. Nhiều kênh lớn, có hàng triệu người đăng ký như Vietnam Esports TV, Vatvo Studio cũng từng là nạn nhân của chiêu thức tấn công này.
Cuối tháng 5, kênh FAP TV, có hơn 13 triệu người theo dõi bất ngờ bị đổi tên thành Tesla US. Đồng thời, trên kênh xuất hiện một video phát sóng trực tiếp, chiếu lại buổi tọa đàm của Elon Musk, Giám đốc Điều hành hãng xe điện Tesla và Jack Dorsey, người sáng lập mạng xã hội Twitter.
Bên cạnh buổi tọa đàm, kẻ tấn công còn chèn nội dung Elon tặng tiền số trên website giả mạo, Tesla-drops.org. Thực tế, đây là một trò lừa đảo quen thuộc.
Đa số trường hợp nêu trên được YouTube xử lý. Người dùng sẽ được khôi phục kênh, xóa các “gậy” vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Tuy nhiên, thời gian xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những kênh có lượng người theo dõi lớn, được hỗ trợ bởi MCN (mạng lưới đa kênh) của YouTube, thường được trả lại trong 24 giờ. Tuy nhiên, với những tài khoản nhỏ hơn, thời gian chờ đợi có thể kéo dài đến nhiều tháng.
Ngoài ra, YouTube không có nhân viên chuyên trách, hỗ trợ cho người sáng tạo nội dung trong nước. Trong giai đoạn dịch bệnh, thời gian xử lý vấn đề này bị kéo dài.
YouTube thông báo việc xóa kênh vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ảnh: Lil Shady.
Theo dữ liệu từ Social Blade, trước khi bị YouTube xóa, kênh Lil Shady có khoảng 272.000 người đăng ký. Tài khoản này được lập từ 2010, trong giai đoạn đầu hoạt động âm nhạc của nam rapper. Trên kênh có tổng cộng khoảng 45 triệu lượt xem.
Lil Shady là một trong những rapper thuộc thế hệ đầu tiên của cộng đồng GVR. Ngày mai, Buông tay, Tự hoàn thiện, Color of life, Mama my angel là những tác phẩm ghi dấu ấn từ nghệ sĩ này ở thời kỳ đầu của rap Việt.
Cisco cho biết kẻ tấn công chỉ có thể khai thác và đánh cắp dữ liệu không nhạy cảm từ một thư mục Box liên kết với tài khoản của nhân viên bị xâm phạm. “Chúng tôi đã ngay lập tức có hành động khống chế và tiêu diệt tác nhân xấu”, người phát ngôn Cisco trả lời trang Bleeping Computer. Theo Cisco, sự cố không gây ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ, dữ liệu khách hàng hay thông tin nhân viên, tài sản sở hữu trí tuệ, chuỗi cung ứng.
(Ảnh: Bleeping Computer)
Vào ngày 10/8, thủ phạm công bố một danh sách các tập tin lấy được trong sự cố lên web đen (dark web). Cisco đã áp dụng những biện pháp bổ sung để bảo vệ hệ thống và chia sẻ chi tiết kỹ thuật nhằm giúp bảo vệ cộng đồng an ninh mạng.
Nhóm Yanluowang đã tấn công tài khoản Google cá nhân của nhân viên Cisco, có chứa thông tin đăng nhập được đồng bộ từ trình duyệt của họ để truy cập mạng lưới công ty. Chúng mạo danh các tổ chức đáng tin cậy thuyết phục nhân viên Cisco chấp nhận các thông báo xác thực nhiều lớp (MFA). Cuối cùng, chúng lừa nạn nhân bấm vào một trong các thông báo MFA và có được quyền truy cập VPN.
Sau khi xâm nhập mạng lưới, chúng lan sang các máy chủ Citrix và bộ điều khiển tên miền. Tiếp đó, chúng sử dụng các công cụ liệt kê như ntdsutil, adfind và secretdump để thu thập thêm thông tin và cài đặt một loạt mã độc vào các hệ thống bị xâm nhập, trong đó có một cửa hậu. Cuối cùng, Cisco đã phát hiện và đuổi chúng khỏi môi trường của mình nhưng chúng vẫn tiếp tục cố gắng lấy lại quyền truy cập trong những tuần tiếp theo song không thành.
Tuần trước, nhóm tin tặc đứng sau vụ tấn công Cisco đã email cho Bleeping Computer một danh sách thư mục chứa các tập tin bị đánh cắp. Chúng khẳng định đã lấy đi 2,75GB dữ liệu, bao gồm xấp xỉ 3.100 tập tin. Nhiều trong số này là các thỏa thuận không tiết lộ (NDA), bản vẽ kỹ thuật. Chúng còn gửi một tài liệu NDA làm bằng chứng của cuộc tấn công.
Cisco co biết dù Yanluowang nổi tiếng với hành vi mã hóa tập tin của nạn nhân, họ không tìm thấy bằng chứng có mã độc tống tiền trong vụ tấn công.
Trong trận mở màn mùa giải Ligue 2 cuối tuần qua của Pau FC, Quang Hải đã được ra sân và tạo ra những ấn tượng đầu tiên. Đối với nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam, đây là lúc tìm hiểu xem có những cách nào để xem trực tiếp các trận đấu của Pau FC, và có thể xem trên các nền tảng mạng xã hội không.
Trên truyền hình, VTVcab sở hữu bản quyền phát trực tiếp các trận đấu của Pau FC ở Ligue 2 mùa này. Như vậy người hâm mộ được theo dõi qua các kênh On Sports, On Football…, cùng hệ thống app di động của đài (xem hướng dẫn ở đây). Bên cạnh đó, hệ thống kênh này cũng có mặt trên nền tảng mạng xã hội.
Xem trực tiếp Pau FC trên YouTube nào?
Kênh YouTube phát trực tiếp các trận đấu của Pau FC là kênh On Sports (youtube.com/c/ONSPORTSCHANNEL). Ngoài ra, kênh YouTube On Sports Plus (youtube.com/c/OnSportsPlus) cũng liên tục cập nhật thông tin về Pau FC.
Đường truyền trên YouTube thường có chất lượng ổn định, với những tiện ích khác như tương tác trong bình luận hay thu nhỏ vào màn hình nổi.
Văn phòng Ủy viên thông tin Australia (OAIC) cho biết Công ty an ninh mạng Internet 2.0 có trụ sở tại thủ đô Canberra đã công bố báo cáo chỉ ra rằng mạng xã hội TikTok kiểm tra vị trí thiết bị của người dùng ít nhất một lần 1 giờ. Ứng dụng này còn liên tục yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ điện thoại, ngay cả khi người dùng đã từ chối ngay từ ban đầu, và sẽ nhắc lại cho đến khi quyền truy cập được cấp.
Hơn nữa, hệ thống định vị của ứng dụng TikTok cũng tự động được kích hoạt trên các ứng dụng khác đang hoạt động và tất cả các ứng dụng được tải xuống trên thiết bị điện tử của người dùng. Ngoài ra, TikTok cũng yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập rộng hơn quy mô cần thiết của ứng dụng.
Người phát ngôn của OAIC cho biết cơ quan này đang xem xét những lo ngại về quyền riêng tư được nêu trong báo cáo của Internet 2.0, để kiểm tra xem liệu TikTok có đang vi phạm quy định của Australia hay không.
OAIC cho biết các nền tảng và ứng dụng công nghệ hoạt động tại Australia phải minh bạch trong cách xử lý dữ liệu của người dùng và bảo vệ quyền riêng tư của họ, đặc biệt đối với những người dùng dễ bị tổn thương như trẻ em, và chỉ nên thu thập thông tin cần thiết một cách hợp lý để tạo thuận lợi trong hoạt động cung cấp dịch vụ.
Đại diện của TikTok tại Australia cho biết đã liên hệ với OAIC để giải trình về những điểm không chính xác và sai lầm trong báo cáo của Internet 2.0, đồng thời cam kết sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho OAIC.
Đáp lại, Công ty Internet 2.0 tuyên bố đã xem xét phản hồi của TikTok đối với báo cáo của công ty và nhận thấy rằng mạng xã hội này có lý giải mâu thuẫn trong chính sách bảo mật và mã nguồn của chính họ.
OAIC là cơ quan quản lý về quyền riêng tư và thông tin cấp quốc gia. Đơn vị này hoạt động hoàn toàn độc lập. Do đó, các kết quả điều tra của OAIC không bị phụ thuộc vào bất kỳ một cơ quan quản lý cấp chính phủ hay đảng phái chính trị nào tại Australia.
Thượng nghị sĩ Australia James Paterson đã lên tiếng hoan nghênh việc OAIC tiến hành xem xét TikTok. Ông nói các vấn đề về quyền riêng tư và an ninh mạng được tiết lộ gần đây tại Australia là tương đối nghiêm trọng. Kết quả cuộc điều tra của OAIC sẽ là cơ sở để Canberra đẩy mạnh hơn các kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn sự xâm phạm công nghệ cao, ảnh hưởng đến quyền riêng tư và thông tin của người dân.
(Theo Báo Tin tức)
Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT
Login
Register
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com