Internet Explorer vẫn chưa chết

Hàn Quốc, một quốc gia có công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, vẫn còn tồn tại một vài giới hạn đối với người dùng khi họ duyệt web như không thể thanh toán trực tuyến với một số ngân hàng hay đăng nhập vào một vài website nhất định.

Trong những trường hợp này, trình duyệt Internet Explorer chính là vị cứu tinh của họ.

Nghịch lý của Hàn Quốc

Hôm 15/6, khi chính thức khai tử Internet Explorer, Microsoft cho biết hãng sẽ tự điều hướng người dùng sang trình duyệt Edge. Sau khi thông tin được công bố, nhiều ảnh chế đã xuất hiện trên Internet để kỷ niệm sự kiện này.

Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, Internet Explorer vẫn chưa phải là một trình duyệt chết vì một số ngân hàng và cơ quan chính phủ vẫn sử dụng nó như một công cụ không thể thiếu để phục vụ cho các hoạt động của mình.

Sau 27 năm, Microsoft đã chính thức ngừng hỗ trợ trình duyệt Internet Explorer từ ngày 15/6.

Thực tế này đã cho thấy một nghịch lý ở Hàn Quốc. Tuy nổi tiếng với công nghệ Internet tân tiến và hàng loạt thiết bị hiện đại nhưng xứ sở kim chi lại phụ thuộc vào một phần mềm “đi sau thời đại” với tốc độ tải trang chậm chạp, thường xuyên bị treo và không được cập nhật thường xuyên.

Hầu hết trang web ở Hàn Quốc đều hoạt động được trên tất cả trình duyệt. Trong đó, Google Chrome chiếm đến 54% lượng duyệt web trên cả nước. Internet Explorer chỉ chiếm chưa đầy 1%, theo số liệu từ Statcounter.

Tuy nhiên, ngay sau khi Microsoft thông báo khai tử Internet Explorer, quốc gia này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi phải tìm cách thay thế trình duyệt này.

XEM THÊM:  Twitter xóa 1 triệu tài khoản rác mỗi ngày

Hồi tháng 5, chi nhánh của ngân hàng Standard Chartered tại xứ sở kim chi đã thông báo cho khách hàng rằng họ phải chuyển sang dùng trình duyệt Edge dưới “chế độ Internet Explorer” để truy cập vào dịch vụ Internet banking. Nhiều website khác của chính phủ Hàn Quốc cũng cho biết một vài dịch vụ sẽ ngừng hoạt động nếu người dùng không dùng Edge.

Kiyoung Jung, một kỹ sư phần mềm đã dựng mộ tưởng nhớ Internet Explorer tại quán cà phê ở Gyueongju. Ảnh: AFP.

Naver, một trong những công ty Internet lớn nhất Hàn Quốc, đã ra mắt tính năng cho phép tải những trang web yêu cầu sử dụng Internet Explorer trên trình duyệt Whale của riêng mình.

Nhưng đến ngày trình duyệt của Microsoft biến mất, Kim Hyo, trưởng dự án Whale, nhận ra rằng nhiều website vẫn chưa thể sử dụng chế độ này. Theo ông, việc tái tạo những trang web gắn liền với Internet Explorer là một nhiệm vụ khó khăn, do đó, một vài trang đã không thể chuyển giao đúng thời hạn.

Thế độc tôn của Internet Explorer tại Hàn Quốc

Xứ sở kim chi bắt đầu phụ thuộc vào Internet Explorer từ những năm của thập kỷ 1990 khi trở thành kẻ tiên phong trong dịch vụ ngân hàng và mua sắm bằng Internet.

Để bảo mật những giao dịch trực tuyến, chính phủ quốc gia này đã ban hành các chứng chỉ kỹ thuật số có tên là ActiveX để xác minh danh tính người dùng trên trình duyệt. Vào lúc bấy giờ, tính năng này chỉ có thể sử dụng trên trình duyệt của Microsoft.

 

Do đó, việc sử dụng Internet Explorer là một điều bắt buộc, giúp trình duyệt này trở nên phổ biến khắp lãnh thổ quốc gia. Theo ước tính, Internet Explorer từng chiếm đến 99% thị phần ở Hàn Quốc vào giai đoạn 2004-2009.

XEM THÊM:  Giám sát tự động để phát hiện các tên miền vi phạm trên Internet

“Ngôi mộ” của Internet Explorer trở thành điểm check in của nhiều người. Ảnh: NY Times.

“Chúng tôi trở thành kẻ duy nhất tồn tại trên thị trường”, James Kim, Giám đốc Microsoft ở Hàn Quốc năm 2009-2015, nói. Ông cho biết Microsoft không hề có ý định độc quyền thị trường, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều tác vụ không thể hoạt động nếu thiếu Internet Explorer.

Kim Keechang, giáo sư ngành luật của Đại học Hàn Quốc, nói rằng trình duyệt của Microsoft đã duy trì thế độc tôn tại quốc gia này trong suốt những năm đầu thập niên 2000.

Điều này nghiêm trọng đến mức người Hàn Quốc dường như không biết bất cứ trình duyệt nào khác ngoài Internet Explorer. Năm 2007, Giáo sư Kim kiện Viện Tài chính Viễn thông Hàn Quốc, một trong 5 cơ sở cấp chứng nhận điện tử chính thức của nước này, vì không thể dùng trình duyệt khác để có chứng nhận điện tử.

Nhưng với sự xuất hiện của smartphone và sự tham gia của các ông lớn khác như Apple và Google, Hàn Quốc dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc này. Năm 2010, chính phủ nước này đã yêu cầu các website cung cấp chứng chỉ ActiveX cho 3 trình duyệt khác.

Song, thay đổi hệ sinh thái Internet của cả một quốc gia là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt là khi các ngân hàng và doanh nghiệp đã ăn sâu bám rễ vào hệ thống cũ.

Internet Explorer sẽ là trình duyệt mãi mãi được người dân Hàn Quốc ghi nhớ. Ảnh: Gizmodo.

Đến năm 2015, Microsoft ra mắt trình duyệt Edge nhằm thay thế Internet Explorer, đồng thời ngừng hỗ trợ ActiveX. 3 năm sau, Chrome soán ngôi Internet Explorer, trở thành trình duyệt phổ biến nhất tại xứ sở kim chi.

XEM THÊM:  Nga phạt hàng loạt ứng dụng lưu trữ dữ liệu người dùng ở nước ngoài

Năm 2020, chính phủ quốc gia này đã thông qua bộ luật loại bỏ các chứng chỉ kỹ thuật số như ActiveX trên trình duyệt. Cùng năm đó, Microsoft bắt đầu ngừng hỗ trợ Internet Explorer trên một vài dịch vụ của mình và thông báo sẽ khai tử nó.

Hồi tháng 6, Kiyoung Jung, một kỹ sư phần mềm người Hàn Quốc, dựng mộ tưởng nhớ trình duyệt từng phổ biến một thời này. Anh đã chi 330 USD cho ngôi mộ và khắc logo chữ “e” cùng với dòng chữ: “Đây từng là công cụ tốt để tải trình duyệt khác”.

Chia sẻ với New York Times, Jung cho biết Internet Explorer cũng gây cho mình không ít khó chịu. Tuy nhiên, anh cảm thấy nó đã đưa người Hàn Quốc tiếp cận với Internet từ những ngày đầu tiên nên xứng đáng được nói lời tạm biệt.

“Mặc dù dùng Internet Explorer rất phiền phức, nó vẫn là một trình duyệt có mục đích tốt. Tôi không thích cách mọi người thể hiện thái độ ruồng bỏ nó”, Jung nói.

(Theo Zing)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]