Vừa bị khai tử, Internet Explorer đã được ‘dựng mộ’ tiếc thương tại Hàn Quốc, đọc dòng chữ tri ân khiến ai cũng cảm thán

Những người dùng mạng lâu năm hẳn không thể quên được Internet Explorer – trình duyệt lướt web con cưng một thời từ Microsoft. Từng thống trị trong lĩnh vực của mình, nhưng những điểm yếu cố hữu và sự vươn lên bởi nhiều đối thủ cạnh tranh dã khiến IE không còn trụ lại được nữa.

Vào hôm qua 15/6, Microsoft chính thức dừng hỗ trợ trình duyệt huyền thoại một thời này, chấm dứt 27 năm phụng sự của nó. Dù người dùng mạng đã liên tục “lôi” IE ra làm trò đùa suốt những năm qua vì sự chậm chạp và yếu đuối, vẫn tồn tại không ít niềm tiếc thương nhất định.

Một quốc gia đặc biệt bày tỏ “niềm tiếc nuối vô hạn” với người bạn lâu năm này là Hàn Quốc. Là một trong những nước có hạ tầng internet phát triển nhất, xứ kim chi vẫn phụ thuộc khá nhiều vào IE.

 Yên nghỉ nhé, Internet Explorer.

Nhân sự kiện “đau buồn” này, một “fan hâm mộ” của IE đã cất công dựng hẳn ngôi mộ, hoặc có thể coi là đài tưởng niệm cho nó. “Ngôi mộ” đặc biệt ấy được đặt trên một nóc nhà ở thành phố Gyueongju – bên cạnh nhà thờ nhỏ nhất mà loài người từng biết đến.

Để thông báo sự việc, người này đăng tải lên một diễn đàn hình ảnh đài tưởng niệm, ghi rằng “Cùng tưởng nhớ những thành tựu vô song của cậu ấy”.

XEM THÊM:  Nổi tiếng vì bảo vệ quyền riêng tư, nhưng trình duyệt DuckDuckGo bị phát hiện cho phép Microsoft theo dõi người dùng

Tuy nhiên, dòng chữ ghi trên đài tưởng niệm lại khiến cả fan hâm mộ và những người hay nhạo báng IE không khỏi chảy nước mắt (vì buồn hay vì cười thì không rõ): “Cậu ấy từng là một công cụ tốt để tải các trình duyệt khác”. Vậy là cho đến phút an nghỉ, IE vẫn chẳng được để yên.

 Ít nhất, nơi “yên nghỉ” này có khung cảnh rất đẹp.
 

Một điều bất ngờ là dù đã bị soán ngôi từ lâu bởi đàn em như Google Chrome hay Firefox trên thế giới, IE vẫn có sự thống trị nhất định tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tới tận năm 2014, người Hàn Quốc vẫn bắt buộc phải sử dụng Internet Explorer để mua sắm trực tuyến và giao dịch ngân hàng. Lý do là vì chính phủ đã tạo “chứng chỉ kỹ thuật số” cho thông tin cá nhân của công dân bằng cách dùng plugin ActiveX từ Microsoft.

Dù sau đó chính quyền Hàn Quốc đã dỡ bỏ việc bắt buộc sử dụng ActiveX, IE vẫn duy trì là trình duyệt được dùng nhiều thứ 2 đất nước.

Tình hình tại Nhật Bản cũng không khác. Theo Nikkei Asia khảo sát tháng 3 vừa qua, vẫn có 49% tổ chức ở nước này dựa vào IE để làm việc.

Việc các quốc gia tiên tiến như Nhật và Hàn vẫn sử dụng IE khiến nhiều người ngạc nhiên, vì ngay cả cha đẻ nó là Microsoft cũng đã thay thế “anh bạn” tội nghiệp này vào năm 2015 với trình duyệt Edge. Lần cuối nó được cập nhật là cách đây gần 10 năm với phiên bản IE 11.

XEM THÊM:  Steve Jobs từng muốn đặt tên khác cho Safari

(Theo Trí thức trẻ, Ladbible)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]