7 tiện ích bổ sung cho homestay giúp thu hút khách đặt phòng

Homestay là loại hình lưu trú khá hot tại Việt Nam, được số lượng lớn khách du lịch lựa chọn không chỉ bởi những đặc trưng riêng có như giá tốt, decor lạ mà còn ở các tiện ích bổ sung hấp dẫn khách thuê. Đó là gì? Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tiện ích bổ sung là gì?

Tiện ích bổ sung là tất cả những dịch
vụ kèm theo, có tính phí hoặc không bên cạnh phòng ở (dịch vụ chính) để phục vụ
đa dạng nhu cầu của khách lưu trú. Đây là một trong những điểm nổi bật khiến cơ
sở này khác biệt so với cơ sở kia, thu hút khách tìm hiểu và lựa chọn book
phòng. Ngoài ra, với các tiện ích có trả phí, cơ sở đó dĩ nhiên sẽ có thêm một nguồn
thu đáng kể nếu bán được dịch vụ.

Các tiện ích bổ sung cho homestay

Thông thường, các cơ sở kinh doanh homestay đều theo hướng giá bình dân với các tiện nghi và dịch vụ cơ bản – đủ để đáp ứng nhu cầu mong muốn khám phá, trải nghiệm đời sống văn hóa bản địa của khách thuê. Do đó, tùy vào quy mô – phân cấp đối tượng mục tiêu mà homestay phục vụ – giá bán – cũng như chính sách của mỗi nơi mà các tiện ích bổ sung kèm theo sẽ đa dạng và nhiều ít khác nhau tương ứng.

Nhìn chung, các tiện ích bổ sung cho
homestay sẽ gồm:

– Nhà hàng – phục vụ ăn uống

Nói nhà hàng có thể hơi khoa trương
vì thông thường, kinh doanh homestay sẽ có quy mô không quá lớn, do đó, diện
tích hay không gian sẽ không đủ rộng để bố trí nhà hàng phục vụ khách. Tuy
nhiên, tại một số homestay sẽ phục vụ đồ ăn cho khách khi có nhu cầu. Đó có thể
là bữa ăn sáng (miễn phí hoặc có trả phí), ăn trưa – chiều – tối… Tất cả sẽ
được chủ nhà thông tin đầy đủ và rõ ràng trước khi khách thuê sử dụng dịch vụ
nhằm tránh phát sinh những mâu thuẫn không mong muốn về chi phí. Một số nơi còn
phục vụ cả khách vãng lai, khách không thuê phòng tại cơ sở nhưng đến homestay
gọi món.

– Quán cafe – quầy bar

Tương tự như phục vụ đồ ăn, thậm chí việc homestay bố trí một quầy bán đồ uống là thực sự cần thiết. Điều này không chỉ giúp bán dịch vụ, tăng doanh thu cho cơ sở mà còn đảm bảo mang đến sự hài lòng cho khách về sự hoàn thiện trong phục vụ. Hãy setup quầy bán các loại đồ uống như cocktail, coffee, smoothie… tại nơi có view đẹp, không gian thoáng, decor lạ mắt… chắc chắn khách sẽ kéo đến thưởng thức và chụp hình check-in rất nhiều.

các tiện ích bổ sung cho homestay

– Cho thuê xe tự lái

Xe máy, xe đạp là những phương tiện được khách thuê ưa chuộng nhất. Lựa chọn lưu trú tại homestay là khách mong muốn khám phá những điều khác biệt, chuẩn văn hóa địa phương tại đó. Vì thế, việc thuê xe và rong ruổi trên những cung đường khúc khuỷu để ngắm cảnh, chụp ảnh kỷ niệm là một trong những trải nghiệm nhiều du khách yêu thích. Tùy vào chính sách của homestay mà áp dụng tính phí hoặc không cho tiện ích này.

– Đặt vé xe/ máy bay/ tàu, tour du lịch

Đa số homestay và nhiều cơ sở lưu trú khác có tiện ích này bởi nhu cầu của khách là rất cao. Hãy liên hệ liên kết với những đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo sản phẩm hỗ trợ khách thuê phù hợp và khiến họ hài lòng.

các tiện ích bổ sung cho homestay

– Dịch vụ giặt ủi

Tuy không quá phổ biến và khá ít nơi cung cấp nhưng đây cũng có thể là tiện ích mang lại những giá trị nhìn thấy cho homestay nếu phục vụ khách, như: tăng doanh thu, tăng sự hài lòng. Bởi với những khách thuê dài hạn, họ không thể mang theo hàng chục trang phục để mặc đủ, thay vào đó cần giặt khô để dùng lại và khá nhiều trong số ấy không thích tự làm điều này vì du lịch là để tận hưởng. Bạn có thể liên kết với một cơ sở giặt là gần đó và thỏa mức mức giá phù hợp để đảm bảo vẫn thu được lợi từ dịch vụ này.

– Dịch vụ phòng

Thông thường, khách thuê homestay sẽ tự vệ sinh phòng trong thời gian lưu trú. Tuy nhiên, với những nơi phục vụ khách ở phân khúc tầm trung trở lên, có không gian sinh hoạt rộng và đầy đủ tiện nghi, họ sẽ có nhu cầu gọi dịch vụ phòng. Homestay có thể cung cấp thêm tiện ích này để tăng thu nhập cho mình. Dĩ nhiên, nếu xét thấy nhu cầu này không quá thường xuyên, hãy thuê dịch vụ ngoài và thỏa thuận mức tỷ lệ hưởng hợp lý.

các tiện ích bổ sung cho homestay

– Thu đổi ngoại tệ

Một số homestay tuy quy mô không lớn nhưng vẫn hỗ trợ thu đổi ngoại tệ cho khách với mệnh giá không quá cao nhằm tạo điều kiện để khách thuận tiện nhất trong việc sử dụng dịch vụ trả phí tại cơ sở mình và các nơi lân cận nếu có nhu cầu như mua sắm, massage, mua vé tham quan du lịch…

———————

Trên đây là các tiện ích bổ sung cho homestay phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay mà cơ sở nào cũng nên cân nhắc áp dụng trong phục vụ khách, giúp hoàn thiện chất lượng dịch vụ, tăng mức độ hài lòng và tăng doanh thu cho cơ sở.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Hướng dẫn đăng bán phòng trên Booking mọi chủ nhà cần biết

Là kênh thông tin về OTA được tin dùng nhất hiện nay, việc đăng bán phòng trên Booking là vô cùng cần thiết để tiếp cận hàng triệu người có nhu cầu đặt phòng mỗi ngày. Bạn có phòng và muốn đăng bán trên kênh thông tin về OTA này? Tham khảo ngay bài hướng dẫn chi tiết được tranxuanloc.com chia sẻ dưới đây và áp dụng nhé.

Tại sao nên chọn đăng bán phòng trên Booking?

– Là website bán phòng trực tuyến số
1 thế giới => đảm bảo vệ độ uy tín và chất lượng

– Đa dạng đối tượng khách book phòng
=> mở rộng phạm vi tiếp cận và thuyết phục khách thuê

– Thực hiện hơn 1,5 triệu lượt đặt
phòng mỗi ngày => tăng cơ hội thu hút khách book phòng, tăng tỉ lệ lấp đầy
phòng trống

– Hỗ trợ chuyển đổi hơn 40 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt => thuận tiện cho việc quản lý thông tin và thao tác

– Nhiều chính sách hỗ trợ marketing
online miễn phí cho chủ nhà trên các trang mạng xã hội như facebook, instagram,
Twitter… và một số kênh hữu dụng khác như Google Adwords

– Chính sách giá của booking rất rõ
ràng, minh bạch, thường rất ít khi xảy ra phát sinh

– Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách
hàng hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo, lịch sự

– …

Tuy nhiên, điểm trừ của kênh thông tin về OTA này
là tỷ lệ khách hủy phòng cũng vào hàng cao nhất bởi chính sách miễn phí hoàn hủy,
đặt phòng không cần thẻ tín dụng, thanh toán sau tại khách sạn…

Hướng dẫn đăng bán phòng trên Booking

* Cách tạo tài khoản đăng bán phòng trên Booking

– Truy cập vào trang chủ website theo link: booking.com

– Nhấn “Đăng chỗ nghỉ của Quý vị” để chuyển đến giao diện dành riêng cho người bán: join.booking.com

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

– Điền chính xác thông tin theo hướng dẫn – nhấn “Bắt đầu” để tạo đăng ký mới

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

– Đăng nhập để quản lý phòng đăng bán của bạn bằng email và mật khẩu thao tác trên booking theo 2 bước như hướng dẫn

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

– Chọn phương thức xác minh và làm theo hướng dẫn tương ứng

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

* Cách thiết lập thông tin và đăng bán phòng trên Booking

Sau khi hoàn tất xong việc đăng ký tài khoản theo hướng dẫn, website sẽ hiển thị như hình – bắt đầu thiết lập chỗ lưu trú của bạn dùng đăng bán trên booking nào.

– Chọn loại chỗ nghỉ muốn đăng bán trên booking và nhấn “Đăng chỗ nghỉ” (ở đây mình chọn khách sạn nhé)

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

– Chọn chỗ nghỉ phù hợp với chỗ nghỉ của bạn – nhấn “Tiếp tục” (vẫn chọn khách sạn nhé)

– Chọn số khách sạn muốn đăng bán – nhấn “Tiếp tục”

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

– Trả lời câu hỏi rằng chỗ nghỉ của bạn có đăng bán trên trang web nào khác không, nếu có thì tick vào ô tương ứng và nhấn “Tiếp tục” – còn không thì chọn ô cuối cùng và nhấn “Tiếp tục”

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

– Bắt đầu điền đầy đủ và chính xác
các thông tin về chỗ nghỉ theo yêu cầu

+ Thông tin cơ bản: cung cấp các thông tin về tên khách sạn, số sao, tên người liên hệ, địa chỉ chỗ nghỉ… Lưu ý: mã bưu chính được search trên Google theo tỉnh

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

+ Bố cục và giá: nhấn “Thêm phòng” để thiết lập thông tin cho phòng đầu tiên bao gồm loại phòng, loại giường, giá tương ứng…

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

Thêm loại phòng khác nếu có – Kiểm tra lại thông tin và nhấn “Tiếp tục” nếu đúng

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

+ Tiện nghi và dịch vụ: nhấn chọn những thông tin phù hợp với chỗ nghỉ của bạn theo hướng dẫn

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

+ Tiện nghi: nhấn chọn những tiện nghi mà chỗ nghỉ cung cấp

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

+ Hình ảnh: nhấn “Thêm ảnh” để tải ảnh về chỗ nghỉ lên, ưu tiên các hình ảnh về phòng ngủ, tiện nghi, phòng vệ sinh, không gian sinh hoạt và phục vụ, hình ảnh xung quanh, ảnh các địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó…

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

+ Chính sách: thiết lập thông tin về chính sách đặt phòng của chỗ nghỉ, như: hủy đặt phòng, thời gian nhận – trả phòng, trẻ em, vật nuôi… Lưu ý: chính sách của booking thường sẽ miễn phí hủy đặt phòng cho khách trong một mốc thời gian nhất định.

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

+ Thanh toán: cài đặt quy định thanh toán tương ứng theo hướng dẫn, thông thường, khách đặt phòng trên booking sẽ thanh toán sau khi check-in – nhấn “Hoàn tất đăng ký” để lưu thông tin là xong

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking
hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

Lúc này, booking sẽ báo về email của bạn dùng đăng ký tài khoản trên này 1 thư thông báo rằng chỗ nghỉ đã sẵn sàng bán phòng online rồi – nhấn vào nút trong email đó và đăng nhập là đã có thể bắt đầu bán phòng rồi đó.

hướng dẫn đăng bán phòng trên booking

——————-

Hy vọng với hướng dẫn đăng bán phòng trên booking được tranxuanloc.com chia sẻ chi tiết trên đây sẽ hữu ích, giúp các chủ nhà mới dễ dàng tham khảo và áp dụng cài đặt cho chỗ nghỉ của mình, bắt đầu kiếm tiền từ việc bán phòng trên kênh thông tin về OTA số 1 thế giới.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

4 thủ tục cần hoàn tất để đăng ký kinh doanh Airbnb đúng luật

Không phải chỉ có tạo tài khoản và đăng bán phòng trên Airbnb (trở thành host) là xong. Đúng là bạn có thể đăng phòng để bán và nhận khách – tuy nhiên, điều này là không đúng luật và có thể bị công an “hỏi thăm” nếu chưa hoàn tất đầy đủ thủ tục theo quy định. Vậy làm thế nào để đăng ký kinh doanh Airbnb đúng luật?

Tại sao nên kinh doanh Airbnb đúng luật?

Rõ ràng, tuân thủ quy định của pháp
luật là bắt buộc, thể hiện trách nhiệm và sự hiểu biết của một công dân. Tuy
nhiên, không ít cơ sở kinh doanh ẩu và lách luật vì nôn nóng bán phòng để có
doanh thu và kiếm lợi nhuận. Thế nhưng, sẽ thế nào nếu bị cơ quan công an kiểm
tra và bị phát hiện kinh doanh sai luật? Tất nhiên là cơ sở đó sẽ bị xử phạt hành
chính, nặng hơn thì bị buộc ngừng kinh doanh với thời hạn tương ứng theo quy định.
Mặc khác, trường hợp bị kiểm tra khi khách đang làm thủ tục check-in hay có mặt
ngay lúc đó, chắc chắn bạn sẽ mất khách, không chỉ một, một số mà có thể là
toàn bộ khi thông tin bị lan truyền nhanh chóng trên website, facebook hay các
kênh thông tin về OTA… Rõ ràng, hậu quả tiềm ẩn là vô cùng lớn.

Làm thế nào để đăng ký kinh doanh Airbnb đúng luật?

Sau đây là 4 thủ tục cần hoàn tất để đảm bảo kinh doanh Airbnb đúng luật:

#Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Airbnb hiện khuyến khích chủ cơ sở
đăng ký kinh doanh với tư cách là hộ cá thể. Bởi

đăng ký kinh doanh airbnb

Quy trình và hướng dẫn thực hiện cụ
thể sẽ là:

đăng ký kinh doanh airbnb
đăng ký kinh doanh airbnb
đăng ký kinh doanh airbnb

Chủ cơ sở cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
theo quy định rồi mang đến nộp tại UBND quận/ huyện nơi đang kinh doanh cho
thuê nhà trên Airbnb.

Sau khi nộp hồ sơ, UBND quận/ huyện sẽ
hướng dẫn bạn đến Chi Cục Thuế quận/ huyện để khai mã số thuế cá nhân và đóng
thuế môn bài.

#Đăng ký phòng cháy chữa cháy

(Nếu là listing căn hộ dịch vụ)

Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định: Các cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân là người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 7 tầng trở lên thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy – từ 6 tầng trở xuống thì phải có Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Liên hệ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
quận/ huyện để được hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ thực hiện.

#Đăng ký Tạm trú tạm vắng cho khách thuê

Theo quy định thì mỗi một lượt khách
ghé thăm và lưu trú tại căn hộ thì chủ nhà đều phải thực hiện khai báo tạm trú
tạm vắng tương ứng theo quy định. Cụ thể:

+ Nếu là khách Việt thì đăng ký vào sổ
tạm trú và nộp cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận khai báo tạm trú (thường là
công an quận/ huyện/ thành phố) trước 21h mỗi ngày

+ Nếu là khách nước ngoài thì tiến hành khai báo tạm trú thông qua Internet cũng phải trước 21h mỗi ngày. Link khai báo sẽ là: [tên tỉnh].xuatnhapcanh.gov.vn

đăng ký kinh doanh airbnb

#Khai và đóng thuế điện tử

Một bước nữa không thể thiếu đó là khai báo và đóng thuế điện tử, theo link: thuedientu.gdt.gov.vn. Đây là quyền và nghĩa vụ của công dân.

————————

Xin lưu ý rằng, tại mỗi thời điểm nhất
định, Luật có thể thay đổi tương thích. Do đó, các host cần tìm hiểu thật kỹ
qua những nguồn uy tín hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan chính quyền để được hỗ
trợ và hướng dẫn thực hiện cho chính xác, tạo tâm thế yên tâm khi kinh doanh
Airbnb vì tuân thủ đúng luật.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Booking confirmation là gì? Mẫu booking confirmation chuẩn trên Booking.com gồm những gì?

Dù là khách đặt phòng hay cơ sở lưu trú bán phòng trên booking, thậm chí tại bất kỳ kênh thông tin về OTA trực tuyến nào cũng đều ít nhất 1 lần nghe qua thuật ngữ “booking confirmation”. Vậy booking confirmation là gì? Dùng làm gì? Có quan trọng không? Mẫu booking confirmation chuẩn trên booking.com ra sao? Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Là một trong những kênh thông tin về OTA đặt – bán phòng khách sạn/ homestay uy tín nhất hiện nay, booking.com luôn là sự lựa chọn hàng đầu của không chỉ khách thuê mà còn cả cơ sở bán phòng, xác nhận liên kết thông qua booking confirmation. Bạn có biết booking confirmation?

Booking confirmation là gì?

Trong ngành kinh doanh khách sạn, booking confirmation được hiểu sang nghĩa tiếng Việt là xác nhận đặt phòng, được các kênh đặt phòng (OTA, TA…) gửi đến khách sạn nhằm thông báo và cung cấp thông tin đặt phòng của khách.

Ngoài ra, ở một khía cạnh khác, chính kênh đặt phòng này cũng sẽ gửi email phản hồi lại cho khách thuê ngay sau khi họ hoàn thành xong các bước đặt phòng – thanh toán trên chính kênh đó – đây cũng là một hình thức nữa của booking confirmation.

booking confirmation là gì

Tại sao cần có booking confirmation?

Nhìn chung, booking confirmation là một bước khá quan trọng trong quy trình đặt phòng qua các kênh đặt phòng hiện nay, làm căn cứ đối chiếu và đánh giá tính chính xác của thông tin (với khách thuê) – cân nhắc và chuẩn bị kế hoạch phục vụ (với cơ sở lưu trú) đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách về chất lượng dịch vụ. Trường hợp phát hiện sai sót hay có vấn đề thì cần phản hồi lại ngay với kênh đặt phòng (chẳng hạn như booking…) để được xử lý.

Những thông tin cần có trong booking confirmation

*Đối với booking confirmation mà kênh thông tin về OTA gửi cho khách sạn

Ngay sau khi khách thuê hoàn thành xong các bước tạo tài khoản và đăng bán phòng trên booking – kênh thông tin về OTA này sẽ cập nhật thông tin và gửi booking confirmation (xác nhận đặt phòng) về cho khách sạn.

booking confirmation là gì

Mẫu xác nhận này sẽ bao gồm:

– Thông tin cá nhân của khách đặt như
họ tên, quốc tịch…

– Thông tin đặt phòng của khách như
loại phòng, số lượng phòng tương ứng với số khách, ngày nhận – trả phòng, giá
thuê, phương thức thanh toán, số tiền đã đặt cọc/ thanh toán (nếu có), yêu cầu
đặc biệt (nếu có)…

– Link hiển thị chi tiết thông tin thẻ
tín dụng của khách dùng khi cần cho thủ tục thanh toán các dịch vụ mà khách sử
dụng tương ứng theo quy định và chính sách của khách sạn, bao gồm cả chính sách
hoàn hủy phòng.

*Đối với booking confirmation mà kênh thông tin về OTA gửi cho khách đặt phòng

Ngay sau khi khách hoàn tất quy trình đặt phòng khách sạn, booking sẽ gửi email booking confirmation (xác nhận đặt phòng) đến gmail khách dùng đăng ký và đặt phòng trên kênh thông tin về OTA này để xác nhận lại toàn bộ thông tin đặt phòng đã được hiển thị trong đơn đặt phòng online của khách. Thông thường, mẫu booking confirmation này là email tự động.

booking confirmation là gì

Mẫu xác nhận này sẽ bao gồm các thông
tin như:

– Thông tin cá nhân của khách như họ
tên, quốc tịch, năm sinh…

– Thông tin đặt phòng của khách như
loại phòng, số lượng phòng, ngày nhận – trả phòng, phương thức thanh toán, yêu
cầu đặc biệt (nếu có)

– Mã số đặt phòng dùng cung cấp cho khách sạn khi đến ngày check-in như đã đặt.

——————————

Trên đây là định nghĩa chi tiết booking confirmation là gì và những kiến thức liên quan mà cả khách thuê phòng hay nhân viên bán phòng khách sạn đều cần biết – hy vọng sẽ hữu ích với bạn.

Đọc thêm: Booking Request là gì? Tại sao khách sạn nên đáp ứng Booking Request?

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Booking Request là gì? Tại sao khách sạn nên đáp ứng Booking Request?

Đối với những ai thao tác trên các kênh đặt phòng online chắc hẳn đã từng nhìn thấy cụm “booking request”. Bạn có biết booking request là gì? Những booking request thường gặp nhất là gì? Tại sao khách sạn nên đáp ứng booking request? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết nhé

Không ai có thể phủ nhận độ tiện lợi của các kênh thông tin về OTA trong đặt – bán phòng khách sạn, giúp kết nối nhanh và nhiều hơn với số lượng lớn cả cơ sở lưu trú và khách thuê phòng. Đặc biệt, gần như ngay lập tức kiểm tra xem, các booking request có được đáp ứng hay không. Vậy booking request là gì?

Booking request là gì?

Booking request dịch sang tiếng Việt
có nghĩa là yêu cầu đặt phòng. Đây chính là những yêu cầu về phòng khách sẽ lưu
trú tại khách sạn muốn thuê, được khách liệt kê trong quy trình tạo tài khoản
và đặt phòng trên các kênh đặt phòng (OTA, TA…)

Thông thường, booking request sẽ được thể hiện trong booking confirmation (nếu khách yêu cầu cùng lúc với khi đặt phòng), được kênh thông tin về OTA gửi đồng thời cho khách sạn và cho khách đặt phòng. Trường hợp khách muốn thay đổi hoặc hủy bỏ hay yêu cầu thêm thì có thể gửi thông tin đến kênh thông tin về OTA đã truy cập để đặt phòng hoặc liên hệ trực tiếp với khách sạn sẽ lưu trú.

Những booking request thường gặp nhất

Bên cạnh những thông tin về loại
phòng, số lượng phòng , phương thức thanh toán… khách thuê phòng cũng có thể
yêu cầu được phục vụ thêm các booking request như:

+ Phòng honey moon / birthday…

+ Phòng có / không hút thuốc

+ Phòng có thêm extra bed

+ Check-in sớm / check-out trễ

+ Phòng Twin bed (2 giường đơn) / Triple
bed (3 giường đơn hoặc 1 đôi và 1 đơn)

+ …

booking request là gì

Tại sao khách sạn nên đáp ứng Booking Request?

Bên cạnh những yêu cầu cơ bản nhất của
khách thuê về dịch vụ phòng, nhiều khách khác có thêm những booking request, có
thể hiểu như những yêu cầu đặc biệt. Việc khách sạn cân nhắc khả năng đáp ứng
và chấp nhận phục vụ những yêu cầu này sẽ mang lại rất nhiều ích lợi nhìn thấy
như:

+ Tạo sự hài lòng cho khách thuê về
giá trị gia tăng mà mình sẽ nhận được từ việc đặt phòng, có thể linh hoạt phục
vụ miễn phí (đã được tính trong giá phòng bán) hoặc tính phí với mức phí hợp lý,
rõ ràng.

+ Giúp nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh
cũng đăng bán trên kênh thông tin về OTA này, khi sở hữu nhiều hơn những bộ lọc về dịch vụ
phòng, từ đó khách thuê sẽ nhanh chóng và dễ dàng tìm thấy khách sạn bạn, bị
thuyết phục và đăng ký book phòng ngay.

+ …

——————————-

Rõ ràng, việc hiểu booking request là gì có vai trò quan trọng đối với nhân viên khách sạn trong bán phòng và chăm sóc khách hàng, giúp thiết lập và gia tăng giá trị thương hiệu trong mắt khách thuê hiện tại và nhiều khách thuê sau nữa, từ đó, việc bán phòng sẽ nhanh và dễ dàng hơn.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Tìm hiểu cơ chế hoạt động review booking và những điều thú vị không phải ai cũng biết

hay bất kỳ kênh thông tin về OTA nào hiện nay cũng đều chú trọng hiển thị review khách thuê phòng hay sử dụng dịch vụ du lịch khác. Vậy review là gì? Tầm quan trọng của review booking là gì? Cơ chế hoạt động review booking ra sao?… Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây

Review là gì?

Trên các kênh đặt – bán phòng trực tuyến, review là những nhận xét, đánh giá hay phản hồi của khách thuê về chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú mà khách đã book và sử dụng, đó có thể là good review hoặc bad review tùy thuộc vào sự cảm nhận chủ quan của khách và mức độ đáp ứng của khách sạn. Do đó, những review này có thể chân thực và đúng sự thật hoặc không.

Tầm quan trọng của review booking là gì?

Với hơn 1,5 triệu phòng được đặt mỗi
ngày, booking là kênh thông tin về OTA bán – đặt chỗ nghỉ lớn mạnh nhất thế giới với lượng
người truy cập tìm kiếm thông tin – đặt phòng và lượng cơ sở lưu trú tạo tài
khoản – đăng bán phòng khủng nhất, nỗ lực phục vụ để tạo ra những good review với
lời nhận xét “có cánh” cùng điểm xếp hạng cực cao. Sở dĩ nhiều cơ sở bán phòng
phải làm vậy vì:

+ Khách thuê phòng thường dựa vào
review để so sánh chất lượng giữa các cơ sở lưu trú và cân nhắc nên chọn nơi
này mà không phải nơi kia

+ Càng nhiều good review và điểm đánh giá càng cao thì vị trí xếp hạng trên booking nói riêng và hầu hết các kênh đặt phòng online càng cao, từ đó giúp tăng thứ hạng tìm kiếm, khách đặt phòng sẽ dễ dàng hơn trong tiếp cận và thu hút book phòng.

cơ chế hoạt động review booking
cơ chế hoạt động review booking

Trường hợp sơ sở lưu trú nhận được những bad review đúng sự thật – điều này giúp cơ sở đó nhìn ra những thiếu sót hay sai lầm trong phục vụ khách và quản lý nhân viên hay điều hành hoạt động, từ đó, đưa ra những phương án sửa chữa, khắc phục hoặc nâng cấp dịch vụ nhằm mang lại sự hài lòng cho khách thuê vào những lần lưu trú sau. Đây cũng được xem là một trong những giá trị có ích mà bad review mang lại, không tính những phản hồi thiếu lành mạnh, xuất phát từ những vị khách kém văn minh, muốn kiếm chuyện hay của chính đối thủ cạnh tranh.

Đọc thêm: Cơ chế hoạt động review trên Airbnb và 5 điều quan trọng Host cần biết

Cơ chế hoạt động review booking ra sao?

cơ chế hoạt động review booking

Như vậy, những review trên booking gần
như là chân thực bởi được chính khách thuê phòng, đã sử dụng dịch vụ tại chính
cơ sở lưu trú đó cho nhận xét, đánh giá và phản hồi lại sau chuyến đi. Thông
thường, review sẽ là những vấn đề về chất lượng phòng, độ tiện nghi, thái độ phục
vụ, hay bất cứ điều gì khiến họ hài lòng hoặc khó chịu trong suốt thời gian lưu
trú tại đó (chẳng hạn như tiếng ồn, khách thuê cùng hay món ăn, giá dịch vụ bổ
sung…).

Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng nhiều nơi tự viết review cho mình, nhất là các cơ sở mới toanh, chưa có hoặc có rất ít lượt book phòng, muốn có những good review để tăng thứ hạng và khả năng tìm kiếm của khách trên booking. Nhưng xin lưu ý rằng, những review giả này cũng phải đảm bảo đúng sự thật, về mức độ phục vụ của cơ sở khi có khách sẽ đạt chất lượng tương ứng, tránh trường hợp “tâng bốc” quá đà khiến thực tế khác xa với review, sẽ làm mọi chuyện càng tồi tệ bởi những bad review từ khách thuê sau này.

Ngoài ra, booking cũng cho phép cơ sở lưu trú gửi báo cáo yêu cầu xóa bad review của khách nếu đưa ra được những chứng cứ thuyết phục rằng đó là những đánh giá sai lệch và không đúng sự thật. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý rằng, với những bad review được phản hồi kèm theo hướng xử lý ổn thỏa, chuyên nghiệp từ phía cơ sở lưu trú sẽ trở thành điểm cộng tốt đến khách lưu trú mới trong tương lai về mức độ thiện chí và nỗ lực giải quyết sai sót của chủ nhà vì không phải cái gì cũng luôn hoàn hảo.

cơ chế hoạt động review booking

————————–

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn xác định được cơ chế hoạt động review booking và tầm quan trọng của nó trong hiển thị trên kênh thông tin về OTA cũng như thu hút và thuyết phục khách booking phòng.

Đừng bỏ qua: [TIP] Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Hướng dẫn đăng bán phòng trên Luxstay

Được xem là phiên bản Việt của Airbnb, Luxstay cũng tập trung kết nối khách thuê phòng và chủ cơ sở hiệu quả, nhanh chóng bởi nhiều tính năng công nghệ hiện đại. Bạn có phòng và muốn đăng bán trên kênh thông tin về OTA này? Dưới đây là bài hướng dẫn đăng bán phòng trên Luxstay chi tiết nhất để bạn tham khảo.

Luxstay là gì?

Luxstay là kênh thông tin về OTA đặt – bán phòng trực tuyến ra đời vào cuối năm 2016 và phát triển khá nhanh không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nước trong khu vực châu Á, chủ yếu là homestay, căn hộ dịch vụ, biệt thự với giá tốt và nhiều ưu đãi hấp dẫn. Ngoài ra, website thuần Việt này còn cung cấp đa dạng các thông tin hữu ích về tour tuyến và các điểm du lịch nổi tiếng trong nước giúp người dùng có nhiều thông tin tham khảo để lên kế hoạch cho chuyến đi.

Sau gần 3 năm hoạt động, Luxstay hiện có hơn 10.000 nghìn phòng đăng bán ở nhiều khung mức giá, tương ứng với mức độ tiện nghi về dịch vụ phòng, cùng hàng chục nghìn review chân thực của khách thuê, là minh chứng tin cậy thuyết phục và kích thích khách mới đặt phòng.

Cách đăng bán phòng trên Luxstay

* Cách tạo tài khoản trên Luxstay

– Truy cập vào trang chủ của website theo link: luxstay.com/vi

– Nhấn “Host” để dẫn đến giao diện dành riêng cho chủ nhà

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Nhấn “Đăng ký” để tạo tài khoản đăng bán phòng. Có thể đăng nhập bằng tài khoản facebook hay google+; tuy nhiên, nên đăng ký bằng tài khoản email để dễ quản lý.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin trong bản Đăng ký thành viên

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Giao diện sẽ quay về lại mục đăng nhập – tiến hành nhập lại địa chỉ email và mật khẩu vừa đăng ký để truy cập và thiết lập thông tin bán phòng.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

* Hướng dẫn đăng bán phòng trên Luxstay

 – Nhấn “Thêm mới chỗ ở”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Tại “Thỏa thuận hợp tác với chủ nhà – Điều kiện và Điều khoản” – nhấn vào ô “Đồng ý với thỏa thuận hợp tác…” rồi nhấn “Next”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Nhấn “Xây dựng chỗ ở của bạn”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu – nhấn “Xây dựng chỗ ở của bạn”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

* Tại đây, tiến hành cung cấp đầy đủ
và chính xác mọi thông tin cơ bản nhất liên quan đến chỗ ở theo hướng dẫn.

+) Tổng quan:

– “Mô tả”: đặt lại tiêu đề chỗ ở (nếu muốn) – viết một đoạn văn ngắn giới thiệu chỗ ở đăng bán – ghi chú những yêu cầu đặc biệt nếu có như giờ check-in/ check-out, nội quy chỗ nghỉ… – chọn hỗ trợ dịch sang tiếng Anh nếu muốn tiếp cận thêm nhiều khách quốc tế – nhấn “Lưu” để lưu thông tin.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– “Phòng và giường”: cung cấp các thông tin như: loại chỗ ở, loại phòng, số khách tối đa, diện tích chỗ ở… theo yêu cầu rồi nhấn “Lưu”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– “Xác thực quyền sở hữu”: tải lên ảnh hoặc bản scan những giấy tờ xác thực quyền sở hữu cơ sở kinh doanh bán phòng rồi nhấn “Lưu”.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– “Quy tắc chỗ ở”: note một số quy định cho khách thuê chẳng hạn như có phòng hút thuốc không, có cho phép mang theo vật nuôi không … đừng quên nhấn “Lưu” để lưu thông tin.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– “Hướng dẫn sử dụng chỗ ở”: hướng dẫn khách cách sử dụng các loại trang thiết bị, đồ dùng tiện nghi tại nơi lưu trú – nhấn “Lưu” để hoàn tất

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Giá và các chính sách:

– Thiết lập đơn vị tiền tệ, giá phòng, giá thuê dài hạn (nếu có), giá cho các chi phí bổ sung, chính sách hoàn hủy, yêu cầu đặt phòng… rồi nhấn “Lưu”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Lịch:

– Cài đặt lịch bán phòng cho chỗ nghỉ, có thể set thêm thời gian lưu trú với giá bán riêng biệt nếu có

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Đồng bộ lịch với các kênh bán phòng khác (nếu có), điều này giúp hạn chế sự cố trùng booking

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Hình ảnh:

– Tải ảnh về tiện nghi phòng, view, không gian chung của chỗ ở lên website, yêu cầu ảnh sắc nét, đẹp và gần với thực tế nhất.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Tiện nghi:

– Nhấn vào ô tiện nghi phù hợp như gợi ý rồi nhấn “Lưu”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Vị trí:

– Cung cấp chính xác địa chỉ chỗ ở của bạn – ghim và điều chỉnh trên Google maps

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Hướng dẫn chỉ đường cho khách thuê

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Hướng dẫn nhận phòng:

– Thực hiện theo hướng dẫn của web

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

* Sau khi đã hoàn tất các thông tin theo hướng dẫn của web – Nhấn “Xem trước chỗ ở” để kiểm tra lại thông tin và xem trước giao diện hiển thị nếu muốn – Nhấn “Gửi chỗ ở của bạn” để gửi thông tin đến Luxtay phê duyệt

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

* Cài đặt hình thức thanh toán

– Kích chọn “Thanh toán” – “Tùy chọn thanh toán

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Điền đầy đủ và chính xác các thông tin về tài khoản ngân hàng của bạn để nhận tiền thanh toán. Nhấn “Thêm mới phương thức thanh toán” và điền thêm thông tin theo yêu cầu.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Thêm mới phương thức thanh toán nếu có

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

Ngoài ra, để thu hút thêm lượt khách đặt phòng, cơ sở lưu trú có thể thiết lập thêm các khuyến mãi như giảm giá phòng, ưu đãi tặng voucher…vào các dịp/ sự kiện đặc biệt như mừng khai trương, ngày kỷ niệm hay lễ Tết… bằng cách nhấn “khuyến mãi” – “khuyến mãi của tôi” – “tạo khuyến mãi mới” rồi tiến hành thiết lập thông tin như hướng dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bước này chỉ được thực hiện khi chỗ ở của bạn được Luxstay phê duyệt.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

—————————–

Trên đây là hướng dẫn đăng bán phòng trên Luxstay được tranxuanloc.com chia sẻ – hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp các cơ sở mới kinh doanh dễ dàng thao tác – đăng ký chỗ ở để bắt đầu đón khách.

Tìm hiểu thêm: 3 Bước tạo tài khoản Airbnb (Nhận ngay 47$)

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Cách quản lý booking trên Booking.com hiệu quả với 4 thao tác cơ bản nhất

Là kênh thông tin về OTA lớn nhất thế giới, hiện được hầu hết cơ sở kinh
doanh lưu trú lựa chọn đăng bán phòng. Tuy nhiên, cách quản lý booking sao cho
hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

Quản lý booking ở đâu?

Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần tạo tài khoản đăng bán phòng – quản lý phòng đăng bán trong extranet trên (giao diện dành riêng cho cơ sở bán phòng).

Thông thường, việc quản lý booking sẽ
bao gồm:

+ Xác nhận đặt chỗ ở

+ Từ chối đặt chỗ ở

+ Hủy chỗ ở đã đặt

Việc thao tác quản lý này giúp kiểm
soát lượng phòng bán, tránh book trùng hay nhầm lẫn khiến mất khách, mất doanh
thu

Cách quản lý booking trên

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết một số thao tác cơ bản trong cách quản lý booking để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần

#Xác nhận đặt chỗ ở

Sự thật là bạn không thể từ chối đặt
phòng của khách trên booking.com. Lý do là vì, khi khách tạo một đặt phòng mới
đang mở trên lịch, đặt phòng đó sẽ được xác nhận ngay lập tức. Do đó, phía bán
phòng phải đảm bảo cài đặt lịch trên hệ thống là hoàn toàn chính xác, đảm bảo
không bị nhầm lẫn để tránh mất khách hay bán trùng với booking đã đặt rồi.

Thường xuyên kiểm tra xem loại chỗ ở/
loại phòng đã hiển thị đúng tương ứng trên lịch của booking chưa và cập nhật
cho chính xác. Trường hợp phòng bán tại ngày đó mở tức đang có sẵn. Ngược lại,
phòng đóng sẽ ngưng bán.

Thao tác mở hoặc đóng phòng được thực
hiện như sau:

cách quản lý booking
cách quản lý booking
cách quản lý booking

#Từ chối đặt chỗ ở

Cơ sở lưu trú không thể từ chối đặt chỗ ở của khách trên booking nếu phòng hiện mở, báo hiệu tình trạng trống.

Trường hợp bị quá tải đặt phòng trên booking (nhiều khách cùng được xác nhận cho 1 phòng vào cùng 1 ngày) thường rất ít khi xảy đến, tuy nhiên, mọi hệ thống thỉnh thoảng cũng sẽ có sai sót xảy ra.

Lúc này, cách tốt nhất và dễ nhất để
giải quyết vấn đề là cố gắng tìm và hỗ trợ chuyển khách đến một phòng khác
trong hệ thống với loại phòng tương tự hoặc tốt hơn, thậm chí là đến cơ sở lưu
trú khác gần đó với tiêu chuẩn tương đương hoặc tốt hơn nếu cần.

Đừng quên thông báo cho Trung tâm dịch vụ khách hàng của booking về tình trạng đặt phòng quá tải tại cơ sở bạn qua Hộp thư trong extranet – hoặc gọi đến số điện thoại hỗ trợ của văn phòng booking tại Việt Nam. Thời gian liên hệ càng sớm thì tốc độ hỗ trợ tìm ra giải pháp càng nhanh và ngược lại.

Về phía cơ sở lưu trú, hãy luôn chú ý
đến tình trạng phòng trống hiển thị trên lịch để chắc chắn rằng, việc cập nhật
là thường xuyên và chính xác.

#Hủy chỗ ở đã đặt

Trong một số trường hợp, vì những lý
do cả chủ quan và khách quan như khách không muốn đặt nữa, khách thay đổi lịch
trình… nên yêu cầu hủy chỗ ở đã đặt. Điều này giúp cơ sở của bạn không phải
trả phí hoa hồng do khách hủy không đến.

Khi đó, việc cần làm của bạn là:

cách quản lý booking

#Báo cáo khách vắng mặt

Vì lý do nào đó mà khách không đến
trong ngày nhận phòng, lúc này, bạn cần báo cáo khách vắng mặt trên booking để
tránh bị mất tiền hoa hồng cho giao dịch đặt phòng đã hoàn tất trước đó – trong
trường hợp chính sách hoàn hủy của bạn là miễn phí phạt cho khách.

Để đánh dấu đơn đặt phòng là vắng mặt
trong extranet, cần:

cách quản lý booking

—————————–

Trên đây là cách quản lý booking cơ bản nhất mà mọi cơ sở kinh doanh lưu trú cần nắm rõ và thao tác đúng, tránh việc sai sót dẫn đến những hệ lụy không mong muốn như mất khách, bán trùng phòng hay mất phí hoa hồng dù khách vắng mặt…

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Cơ chế hoạt động review trên Airbnb và 5 điều quan trọng Host cần biết

Tương tự như bất kỳ kênh thông tin về OTA bán phòng nào khác, review trên Airbnb cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có vai trò rất lớn tác động đến quyết định book phòng của khách thuê. Vậy cơ chế hoạt động review trên Airbnb ra sao? Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Khi nào thì được viết review trên Airbnb?

Thông thường, trong khoảng 24 giờ sau khi khách check-out, Airbnb sẽ gửi cho cả host và khách thuê một email nhắc nhở viết review để đánh giá lẫn nhau sau kỳ nghỉ.

Review được viết xong và public sẽ xuất
hiện đồng thời trên profile của cả 2.

* Lưu ý: Airbnb sẽ gửi tận 3 email để
nhắc nhở host và khách viết review cho nhau.

Ý nghĩa của review trên Airbnb là gì?

* Đối với host – chủ nhà

Airbnb căn cứ vào review thực tế của khách thuê để đánh giá và xếp hạng listing cho cơ sở lưu trú tương ứng – đánh giá và nâng cấp host lên super host. Listing nào có càng nhiều review chất lượng thì listing đó càng nổi bật trên các phần tìm kiếm của Airbnb – đồng thời, tỉ lệ booking sẽ càng cao, mặc dù giá có thể không hề thấp.

Ngoài ra, nhiều host cũng tham khảo qua review đánh giá khách có nhu cầu thuê chỗ ở của mình trước khi ra quyết định có chấp nhận cho thuê hay không. Bởi, nếu có quá nhiều đánh giá xấu thì tốt nhất là không nên đồng ý phục vụ. Vì biết đâu, họ có thể sẽ phá hỏng nhà bạn mất.

* Đối với khách thuê

Hầu hết mọi khách thuê đều tham khảo review trước khi ra quyết định đặt phòng. Bởi đây là những đánh giá thực tế từ chính những khách đã từng lưu trú trước đó. Vì thế, phần lớn chúng đều rất đáng tin cậy.

Nhìn chung, đa số khách thuê sẽ lựa chọn chỗ nghỉ có nhiều review 5 sao chất lượng

cơ chế hoạt động review trên Airbnb

Làm thế nào để viết review trên Airbnb?

Có 2 cách để tiến hành viết review
trên Airbnb. Đó là:

– Trong email dùng thao tác trên
Airbnb, nhấn vào “Write a Review” – giao diện chuyển đến tài khoản Airbnb của
người sở hữu (host hoặc khách thuê) – tại đây, bạn có thể bắt đầu viết review –
đánh giá khách/ chủ nhà của mình.

– Truy cập “Review” trong profile – tìm đến “Review By You” – nhấn “Write a Review” để bắt đầu.

Tìm hiểu: [TIP] Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng

Khi nào thì review sẽ được public trên Airbnb?

Điều này phụ thuộc vào cả host và khách thuê. Cả 2 sẽ có 14 ngày để viết review đánh giá lẫn nhau.

– Trường hợp cả host và khách đều
review cho nhau, review đó sẽ được public ngay lập tức

– Trường hợp chỉ có 1 bên review, bên
còn lại thì không – sau khoảng 14 ngày, review sẽ được public

Nguyên tắc 4 không khi viết review trên Airbnb

– Review không được liên quan đến các
vấn đề về chính trị, tôn giáo, xã hội…

– Review không được mang tính chất bạo
lực, tục tĩu, khiếm nhã, phỉ báng, đe dọa, phân biệt đối xử…

– Review không xâm phạm quyền riêng
tư của người khác

– Review không được mang tính chất tống
tiền.

Trường hợp xuất hiện review vi phạm 1 trong 4 điều trên – hãy liên hệ với Airbnb để được hỗ trợ khắc phục.

cơ chế hoạt động review trên Airbnb

————————-

Trên đây là cơ chế hoạt động review trên Airbnb và những thông tin cơ bản cần biết được tranxuanloc.com tổng hợp và giải đáp – hy vọng sẽ hữu ích với cả host bán phòng và khách thuê, làm cơ sở phục vụ cho mục đích sử dụng nền tảng đặt – bán phòng trực tuyến Airbnb hiệu quả nhất.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn trên Airbnb

Bạn có phòng và muốn đăng bán trên các kênh thông tin về OTA uy tín? Bạn tạo tài khoản đăng bán phòng trên Airbnb nhưng gặp khó khăn trong việc đặt tên cho listing hay điền thông tin vào mục description làm sao cho thật hot để thu hút khách đặt phòng? Đừng lo! Bài viết dưới đây của tranxuanloc.com sẽ giúp bạn gỡ rối.

Quy trình chọn phòng đặt của khách thuê trên Airbnb là gì?

Khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông
tin để đặt phòng trên Airbnb nói riêng hay bất kỳ website bán phòng online nào
khác, họ thường có xu hướng thao tác chung, đó là:

– Search tìm list cơ sở lưu trú tại địa
phương muốn đến, có thể kèm theo các bộ lọc liên quan như villa/ hotel/
homestay, gần biển/ trung tâm/ chợ, giá rẻ, tiện nghi, sang trọng, 5 sao…

– Nhìn sơ bộ thông tin tổng quan về
cơ sở gợi ý, ưu tiên trang hiển thị đầu tiên

– Kích chọn cơ sở có thông tin hấp dẫn
khiến họ thích hay tò mò hoặc hài lòng

– Xem chi tiết thông tin được cơ sở
cung cấp

– So sánh các cơ sở tương ứng trong
cùng phân khúc và phù hợp với nhu cầu

– Book nơi đáp ứng nhiều nhất tiêu
chí chọn phòng của họ.

Thế mới thấy, ấn tượng đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng kích thích người dùng kích chọn cơ sở lưu trú họ cảm thấy thích hay tò mò để tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định đặt phòng. Thông tin về cơ sở lưu trú càng chi tiết, mang đến nhiều tiện nghi và lợi ích thì khách thuê càng dễ bị thuyết phục. Đó là lý do vì sao, các host nên đầu tư viết tiêu đề và mô tả về cơ sở/ phòng đăng bán trên Airbnb chuẩn – hấp dẫn nhất để thu hút khách đặt phòng với lượng lớn.

Hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Khi tạo tài khoản và đăng bán phòng trên Airbnb, ngoài các bước kích chọn các thông tin gợi ý có sẵn trong từng mục thì Name your place/ Listing title (tiêu đề phòng đăng bán) và Describe your space (mô tả không gian của bạn) là 2 phần host phải tự viết. Đây cũng chính là nội dung quan trọng nhất trong cài đặt thông tin phòng đăng bán để thu hút khách.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách
viết tiêu đề và mô tả về cơ sở/ phòng đăng bán – tương ứng với 1 listing trên
Airbnb để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần.

* Viết tiêu đề listing

Nó không chỉ là cái tên như ABC hotel, Santa sea Villa, Star room… mà còn hiển thị để cung cấp đến người dùng khá nhiều thông tin cơ bản và tổng quan nhất về cơ sở lưu trú đó. Nhìn vào hình ảnh minh họa dưới đây, bạn chắc chắn sẽ ngộ ra, việc viết tiêu đề cho listing thật sự không đơn giản chút nào.

hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Thông thường, trên tiêu đề listing
phòng đăng bán của Airbnb sẽ có các thông tin:

– Xếp hạng chủ nhà: host, superhost

– Tính chất phòng, nhà: indochine, vintage, coze, luxury…

– Loại phòng, nhà: appartment, hotel
room…

– Điểm mạnh về vị trí: center city,
near market, near airport…

– Điểm mạnh về tiện ích: free pool & gym, amazing view, high level…

– Khuyến mãi nếu có: off 20%, free
airport pickup…

Đây chính là những thông tin “đích”,
hấp dẫn sự chú ý của khách thuê để họ kích vào tìm hiểu thông tin chi tiết và
book phòng.

Chủ nhà chỉ có 50 ký tự giới hạn để đưa thông tin lên tiêu đề của mình, vì vậy, cần cân nhắc lựa chọn những thông tin có giá trị, trong đó, có thể sử dụng các từ viết tắt để tối ưu. Ví dụ như: BR (bedroom), L (luxury), D (district), apt (appartment), Str. (street)…

hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Ví dụ:

– Mẫu 1: [Xếp hạng chủ nhà] + [Loại
listing] + [Điểm mạnh tiện ích/ vị trí]

– Mẫu 2: [Điểm mạnh tiện ích] + [Tính
chất của listing] + [Loại listing] + [Điểm mạnh vị trí]

– Mẫu 3: [Khuyến mãi] + [Tính chất của
listing] + [Loại listing] + [Điểm mạnh tiện ích/ vị trí]

* Viết mô tả chi tiết chuẩn

Đây cũng chính là một trong những điểm
đáng lưu tâm và cần được đầu tư khi setup thông tin phòng trên Airbnb để thu
hút khách.

Phần mô tả – Describe your space (phần nhiều chữ) sẽ giới hạn 500 ký tự để bạn thoải mái cung cấp thông tin về phòng/ nhà của mình đến khách thuê khiến họ vì thích hoặc tò mò, quan tâm mà click vào đọc – sau tiêu đề listing.

Hãy viết làm sao cho khách hiểu thêm,
thậm chí chi tiết nhất về căn phòng/ nhà mà họ sẽ thuê để ở trong chuyến đi với
những thông tin tiện ích và thật sự khác biệt so với những phòng/ nhà tương tự.
Đừng quên nhắc đến những điểm mạnh về vị trí, điểm mạnh về tiện ích chi tiết
hơn nhé.

Lưu ý thông tin cần trung thực, trau chuốt nhưng không được nói quá lên so với thực tế, rất có thể sẽ khiến khách thất vọng khi đến nơi và thế là, bad review là kết quả bạn sẽ nhận được sau chuyến đi của khách.

hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Ngoài ra, cần lưu ý:

hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn
hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn
hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn
hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Chọn đúng những gợi ý tương ứng mà phòng/ nhà của bạn cung cấp ở từng mục

Thông tin listing trên Airbnb như thế nào là chuẩn?

Thông tin listing trên Airbnb, bao gồm
cả tiêu đề và mô tả được gọi là chuẩn khi thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Cung cấp thông tin chi tiết và đầy
đủ nhất về căn phòng, ngôi nhà của host để khách có cái nhìn tổng quan nhất

– Trả lời được những câu hỏi cơ bản của khách, tức đáp ứng càng nhiều nhu cầu của họ khi tìm kiếm một căn phòng/ ngôi nhà để thuê càng tốt – làm nổi bật trên listing bán phòng. Chẳng hạn như:

+ Cách sân bay, bến xe hay trạm xe buýt bao xa?

+ Có gần trung tâm, chợ, điểm du lịch
nổi tiếng không?

+ Có bao nhiều phòng ngủ, bao nhiều
giường, bao nhiêu người có thể ở trong 1 phòng hoặc nhà nguyên căn?

+ Có thể mang theo thú cưng, hút thuốc
hay đốt lửa trại tại căn hộ/ cơ sở không?

+ …

– Thông tin cung cấp cần ngắn gọn
nhưng rõ ý và đầy đủ để khách hiểu đúng và đánh giá xem, phòng/ căn hộ/ cơ sở
đó có phù hợp với nhu cầu của họ không, đồng thời, tránh gây hiểu lầm khiến
phát sinh các vấn đề trong và sau lưu trú.

– Ngôn ngữ, cách diễn đạt và những tiện nghi cung cấp cần phù hợp với đối tượng khách mục tiêu, chẳng hạn như với căn hộ, phòng hay dorm giá rẻ phục vụ khách du lịch bụi thì nên viết về giá, tiện ích miễn phí nhiều và ưu tiên lên vị trí nổi bật – nếu là căn hộ, khách sạn sang trọng thì chú ý nói đến sự an toàn và các dịch vụ, tiện ích cao cấp…

————————-

Hy vọng với bài hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn được tranxuanloc.com chia sẻ chi tiết trên đây sẽ hữu ích, giúp chủ nhà dễ dàng thao tác và cài đặt thông tin phòng/ nhà để hấp dẫn khách hàng, tăng tỉ lệ lấp đầy phòng trống.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.