Chi tiết quy trình hủy đặt phòng khách sạn và những lưu ý cần biết

Khi kế hoạch công việc – nghỉ dưỡng bị hủy bỏ, một số khách sẽ muốn hủy đặt phòng khách sạn. Vậy quy trình nhận hủy đặt phòng gồm những bước nào?

Hủy đặt phòng là việc khách thông báo và yêu cầu khách sạn xỏa bỏ các thỏa thuận đặt buồng đã có giữa 2 bên ngay từ khi họ chưa lưu trú tại khách sạn vì không còn nhu cầu sử dụng các buồng đã thuê nữa. Khi đó, khách sạn có quyền bán những phòng khách đã báo hủy cho khách khác.

Khi nhận thông tin hủy đặt phòng từ phía khách, nhân viên nhận đặt buồng nên tỏ ra luyến tiếc nhưng lịch sự, nhiệt tình giúp khách hủy đặt phòng – tránh tỏ thái độ khó chịu, gây khó khăn cho khách. Nhân viên nhận đặt phòng cần xác định được nguyên nhân và những quy định về hủy đặt buồng đã cam kết giữa khách sạn và khách.

 

quy trình hủy đặt phòng khách sạn

Khi hủy đặt phòng cho khách, cần thực hiện theo quy trình nào?

► Quy trình hủy đặt phòng khách sạn

 – Đối với đặt phòng không đảm bảo

Khi khách hàng đặt phòng không đảm bảo đưa ra yêu cầu hủy đặt buồng, lễ tân hoặc nhân viên phòng Reservation cần thực hiện những công việc sau:

   • Chào khách và hỏi yêu cầu của khách

   • Tiếp nhận yêu cầu hủy đặt phòng

   • Thực hiện hủy đặt phòng

   • Ghi lại thời gian hủy và tên người báo hủy

 – Đối với đặt phòng đảm bảo

Khi khách hàng đặt phòng đảm bảo đưa ra yêu cầu hủy đặt phòng, nhân viên nhận đặt buồng thực hiện các công việc sau:

   • Chào khách và hỏi yêu cầu của khách

   • Tiếp nhận yêu cầu hủy đặt phòng

   • Hỏi tên khách đặt phòng

   • Hỏi và ghi lại tên người hủy đặt buồng (kể cả nơi làm việc nếu có)

   • Hỏi lý do hủy đặt phòng: một số khách hủy đặt phòng vì lý do công việc, song cũng có một số khách do bạn bè giới thiệu khách sạn khác mà hủy booking. Nhân viên nhận đặt phòng cần khéo léo tìm hiểu lý do thực sự mà khách muốn hủy đặt phòng và cố gắng thuyết phục khách nếu có thể. Hoặc báo cho phụ trách bộ phận các yêu cầu của khách để khách sạn tìm cách giải quyết.

   • Xác nhận lại mọi thông tin đặt phòng cũ của khách để chắc chắn không hủy nhầm đặt buồng của khách khác, chú ý trường hợp 2 khách cùng họ tên hủy đặt phòng

   • Khẳng định lại việc hủy đặt phòng với khách

   • Yêu cầu đơn vị gửi email xác nhận việc hủy đặt buồng

   • Cảm ơn khách đã cho biết việc hủy đặt phòng, tỏ rõ sự luyến tiếc về việc khách hủy đặt buồng và thiện chí muốn được phục vụ khách trong tương lai

   • Đóng dấu hủy lên phiếu đặt buồng gốc của khách, ghi rõ ngày tháng hủy, số hủy đặt buồng

   • Ghi số hủy đặt buồng vào sổ hủy đặt buồng

   • Ghi chép lại mọi thông tin của khách hủy đặt phòng

   • Hủy đặt buồng trong máy tính

   • Lưu hồ sơ hủy đặt phòng

   • Thông báo cho các bộ phận liên quan về việc hủy đặt phòng của khách

 

Txl 1 204

Nhân viên nhận hủy đặt phòng cần khéo léo tìm hiểu nguyên do khiến khách muốn hủy booking


► Những lưu ý khi hủy đặt buồng

 – Trường hợp khách hủy đặt phòng đúng quy định: trả lại tiền đặt cọc hoặc trả trước (nếu có) cho khách

 – Trường hợp khách hủy đặt phòng không đúng quy định thì khách phải thanh toán cho khách sạn khoản tiền bồi thường. Khoản tiền bồi thường này tùy thuộc vào sự thỏa thuận với khách và chính sách của khách sạn.

   • Nếu khách đảm bảo bằng đặt cọc hoặc trả trước thì sau khi trừ khoản tiền bồi thường đó, khách sạn phải trả lại tiền thừa (nếu có) cho khách và phải thông báo rõ với khách

   • Nếu khách đặt phòng đảm bảo bằng thẻ tín dụng: lưu lại mọi chứng từ đặt phòng của khách. Sao chụp phiếu đặt buồng rồi chuyển cho phụ trách lễ tân và giám đốc Sales & Marketing giải quyết với công ty phát hành thẻ tín dụng của khách nhằm thực hiện việc bồi thường cho khách sạn

   • Nếu cơ quan của khách đảm bảo hoặc các đại lý du lịch đảm bảo thì các đơn vị này phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản tiền bồi thường, khi đó nhân viên lễ tân phải lập hồ sơ và tiến hành thu hồi khoản tiền bồi thường này


► Nhận lại các đặt phòng đã hủy

Sau khi đã hủy đặt phòng, một số khách có thể đặt buồng lại. Khi nhận được yêu cầu đặt lại những buồng đã hủy, nhân viên phụ trách nhận đặt phòng chỉ việc lấy lại mọi thông tin về khách trong hồ sơ hủy đặt buồng của khách mà khách sạn đã lưu lại.

 

(Theo GT Nghiệp vụ lễ tân)

 

Danh sách 25+ thuật ngữ về tình trạng buồng lưu trú thường dùng trong khách sạn

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Kinh nghiệm xếp phòng cho khách lưu trú và 6 lưu ý cần biết

Việc bố trí phòng cho khách lưu trú không thể thực hiện một cách tùy tiện mà phải dựa trên những cơ sở nhất định. Nếu bạn là nhân viên lễ tân hay đặt phòng, cùng Nghề khách sạn “bỏ túi” những kinh nghiệm xếp phòng cho khách cần biết nhé!

 

Kinh nghiệm xếp phòng cho khách lưu trú

Khi xếp phòng cho khách lưu trú cần lưu ý điều gì?

► Vì sao cần xếp phòng trước cho khách lưu trú?

Xếp phòng cho khách là việc nhân viên lễ tân thực hiện bố trí phòng trước, khách nào ở phòng mấy, trước khi khách đến làm thủ tục check-in. Công việc này cần được hoàn thành trước 8 tiếng tính đến thời điểm khách nhận phòng để tiện cho các công việc chuẩn bị khác.

Quá trình xếp phòng cần được thực hiện trên cơ sở tình trạng buồng thực tế của khách sạn và những yêu cầu cụ thể của khách. Như phòng view biển hay view vườn, phòng có một giường lớn hay 2 giường đơn, phòng hút thuốc hay không hút thuốc… Phòng dự kiến xếp cho khách phải thỏa mãn càng nhiều càng tốt mong đợi từ khách – nhưng đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho công tác quản lý và đảm đảo hiệu quả kinh doanh khách sạn.

Mục đích của việc xếp phòng trước cho khách lưu trú là để:

 – Tránh nhầm lẫn khi làm thủ tục check-in cho khách

 – Tạo sự chủ động và tâm thế tự tin cho nhân viên lễ tân

 – Giúp quá trình làm thủ tục nhận phòng diễn ra nhanh chóng, khách không phải đợi lâu

 – Tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho khách lưu trú


► Kinh nghiệm xếp phòng cho khách lẻ

   • Nhân viên lễ tân cần đọc kỹ các chi tiết trong phiếu đặt phòng, chú ý những yêu cầu đặc biệt của khách

   • Kiểm tra tình trạng phòng thực tế trước khi xếp phòng

   • Kết hợp các yêu cầu đặt phòng của khách với tình trạng phòng thực tế để xếp phòng cho khách

   • Cập nhật ngay tình trạng buồng sau khi xếp phòng xong, chuyển thành buồng đã có khách đặt (khi nhìn thấy buồng đã có khách đặt thì nhân viên lễ tân khác sẽ không xếp những phòng đó nữa)

   • Viết số phòng dự kiến lên phiếu đặt buồng tương ứng với từng phòng khách

 

Txl 1 207

Sau khi xếp phòng xong, lễ tân cần cập nhật tình trạng phòng ngay (Ảnh nguồn Hanoi Emerald Waters Hotel)


► Kinh nghiệm xếp phòng cho khách đoàn, khách đi theo chương trình du lịch

Việc xếp phòng cho khách đoàn sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc xếp phòng cho khách lẻ, đặc biệt là vào thời điểm đông khách. Vì các đoàn thường đặt buồng với số lượng lớn và thường yêu cầu cho đoàn ở cùng tầng. Chính vì vậy, sau khi nhận được yêu cầu đặt buồng của khách đi theo đoàn, nhân viên lễ tân cần phải tiến hành xếp phòng ngay.

Sau khi xếp phòng xong, nhân viên lễ tân phải khóa số lượng buồng đã xếp cho cả đoàn và thông báo cho bộ phận biết để tránh chồng chéo.

Bên cạnh đó, cũng cần xếp phòng cho các hướng dẫn viên và lái xe của đoàn nhưng không nhất thiết phải bố trí cùng tầng hoặc cùng loại phòng như các thành viên trong đoàn. Thông thường, khách sạn sẽ có phòng nội bộ miễn phí hoặc giảm giá phòng cho lái xe và hướng dẫn đoàn.

► Những lưu ý khi xếp phòng cho khách lưu trú

 – Nên ưu tiên xếp phòng trước cho các đối tượng khách quan trọng, khách ở dài hạn, khách đặt buồng đảm bảo, khách có yêu cầu đặt biệt

 – Nên xếp phòng cho khách gia đình có trẻ nhỏ ở cuối hành lang

 – Nên xếp phòng yên tĩnh, xa thang máy cho khách lớn tuổi

 – Xếp phòng cho khách VIP ở tầng cao, tầng dành riêng cho khách quan trọng

 – Xếp phòng cho khách của 1 đoàn ở cùng tầng, các phòng gần nhau để tiện cho việc thông tin giữa các phòng, tiết kiệm thời gian cho Housekeeping khi làm vệ sinh cũng như kiểm tra phòng khi khách check-out. Và nhân viên vận chuyển hành lý cũng tiết kiệm được thời gian và sức lực khi vận chuyển hành lý cho khách

 – Cần kiểm tra kỹ để tránh tình trạng xếp phòng 2 lần cho 1 khách (do lễ tân ca trước – ca sau sai sót, chưa cập nhật tình trạng buồng) – tạo ra tình trạng buồng ảo, làm ảnh hưởng đến công suất sử dụng phòng và doanh thu khách sạn.

 

Mong rằng những thông tin từ bài viết sẽ hữu ích với những bạn lễ tân mới vào nghề…

(Theo GT Nghiệp vụ lễ tân)

Quy trình 14 bước đổi phòng cho khách lưu trú

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Overbooking là gì? Dựa vào đâu để tính tỷ lệ Overbooking cho khách sạn?

Nhiều khách sạn hiện nay áp dụng Overbooking như một chiến lược bán hàng nhằm tối đa hóa doanh thu. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực nếu đội ngũ bán phòng khách sạn không thực sự hiểu khách hàng của mình. Vậy thì Overbooking là gì?

Overbooking là thuật ngữ thường được nhân viên lễ tân – đặt phòng hay sales trong khách sạn sử dụng. Nếu bạn chưa biết Overbooking là gì thì tìm hiểu cùng Nghề khách sạn nhé!

 

Overbooking là gì

Bạn biết gì về Overbooking trong khách sạn?

► Overbooking là gì?

Với lĩnh vực lưu trú, việc nhận đặt phòng trước giúp các khách sạn có thể chủ động trong kinh doanh – tuy nhiên có những đặt buồng không đảm bảo, khách có thể hủy đặt phút cuối, khách không đến nhận phòng cũng không báo hủy hoặc khách thay đổi đặt buồng, khách làm thủ tục trả buồng sớm… làm ảnh hưởng đến công suất buồng và doanh thu khách sạn. Để phòng những trường hợp như vậy, các cơ sở lưu trú thực hiện chiến lược Overbooking.

Trong kinh doanh lưu trú, Overbooking (nhận đặt phòng quá tải) là việc khách sạn nhận số lượng đặt phòng nhiều hơn số lượng phòng thực tế mà khách sạn có thể cho khách thuê vào thời điểm khách yêu cầu nhằm tối đa hóa công suất phòng và doanh thu.

Ví dụ khách sạn có 160 phòng và hiện tại đã được khách đặt hết. Theo dự đoán của khách sạn sẽ có 5% khách No-show. Để đề phòng trường hợp khách không đến nhận phòng vì nhiều lý do khác nhau, khách sạn sẽ tiếp tục bán thêm 8 phòng nữa (5% của 160 phòng) – đó chính là Overbooking.

Muốn triển khai hiệu quả chiến lược nhận đặt phòng quá tải, các cơ sở lưu trú phải có khả năng cân đối chính xác số phòng vượt trội với số phòng khách sẽ hủy, khách không đến cũng không báo hủy… Mỗi khách sạn có một chính sách nhận tỷ lệ Overbooking riêng tùy thuộc vào tỷ lệ hủy đặt phòng của cơ sở lưu trú. Khi số lượng nhận đặt phòng quá tải nhiều hơn số lượng phòng hủy cần phải có chính sách giải quyết phù hợp.

 

Txl 1 205

Mỗi cơ sở lưu trú áp dụng tỷ lệ Overbooking riêng


► Dựa vào đâu để tính toán tỷ lệ Overbooking?

Chiến lược bán phòng Overbooking thường được khách sạn áp dụng vào những mùa cao điểm, khi nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của du khách tăng cao. Để tối ưu tỷ lệ Overbooking, bộ phận quản lý doanh thu và đặt phòng của khách sạn cần phải phối hợp với nhau để đưa ra con số dự đoán hợp lý. Dựa trên căn cứ:

  • Dữ liệu lịch sử đặt phòng

  • Tổng số phòng có thể phục vụ khách

  • Dự kiến hủy

  • Dự đoán thời gian lưu trú, phát sinh lưu trú

  • Loại phòng đặt trước quá mức…


Những cái “được” khi triển khai chiến lược Overbooking

Bạn đã hiểu được Overbooking là gì? Vậy thì việc áp dụng chiến lược này có ưu điểm gì trong hoạt động kinh doanh khách sạn? Câu trả lời là:

 – Giúp khách sạn đạt được công suất sử dụng phòng cao, phòng ngừa rủi ro khách hủy đặt phòng hoặc không đến nhận phòng.

 – Tăng doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn – qua đó tối đa hóa hiệu quả họat động.

 – Tỷ lệ rủi ro thấp, qua đó giúp tăng khả năng sinh lời cao.

 – Tiền bồi thường cho khách không có phòng để lưu trú vẫn thấp hơn so với việc giữ lại một phòng trống.

 – Phòng khách sạn là tài sản cố định sẽ xuống cấp theo thời gian cho nên việc áp dụng Overbooking giúp khách sạn tận dụng được tối đa thời gian khấu hao tài sản.

 

Txl 1 73

Overbooking giúp các khách sạn tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận


Những ảnh hưởng tiêu cực của Overbooking đến hoạt động kinh doanh khách sạn

Bên cạnh những ưu điểm mà Overbooking mang lại cho khách sạn thì chiến lược này vẫn tiềm ẩn những ảnh hưởng không tốt:

 – Khách không có phòng lưu trú sẽ cảm thấy khó chịu, không hài lòng về dịch vụ khách sạn.

 – Khi không đáp ứng được nhu cầu lưu trú, thêm vào đó, nếu xử lý không khéo léo sẽ khiến khách để lại những bình luận tiêu cực trên các website đặt phòng trực tuyến – mạng xã hội: ảnh hưởng đến danh tiếng khách sạn – qua đó tác động đến quyết định đặt phòng của nhiều khách hàng khác.

 – Làm suy giảm lòng trung thành của khách hàng: khách hàng sẽ không bao giờ quay lại những khách sạn khiến họ “không có ngay phòng lưu trú mong muốn” do đó, khách sạn sẽ mất cơ hội phục vụ trong tương lai cho những khách Overbooking đã đi.

  – “Truyền thông miệng” tiêu cực ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu khách sạn.


► Lưu ý cần biết khi nhận đặt phòng Overbooking

Thực chất, khi triển khai bán phòng Overbooking hệt như chúng ta đang sử dụng một “con dao 2 lưỡi”. Bởi nếu thuận lợi sẽ tối đa hóa doanh thu cho khách sạn nhưng nếu ngày đó, khách đặt phòng đến đủ thì có thể dẫn đến những tình huống rắc rối khiến khách không hài lòng và giảm uy tín khách sạn. Vì vậy, để nhận đặt phòng quá tải, cần phải tính toán kỹ lưỡng, đồng thời chuẩn bị trước những phương án thay thế. Và cần lưu ý:

 – Kiểm tra tình trạng đặt phòng, số lượng đặt phòng không đảm bảo và thời gian giải phóng buồng – giúp xác định số lượng buồng đã đặt nhưng có khả năng không đến.

 – Kiểm tra lượng buồng có khách ở với tình trạng buồng để xác định có bao nhiêu khách sẽ thực hiện thanh toán check-out sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian quy định.

  – Kiểm tra tình trạng phòng bảo trì – bảo dưỡng xem đã có thể sử dụng được chưa nhằm tăng thêm số lượng buồng cho khách thuê.

  – Xác nhận lại việc đặt phòng của các công ty để chắc chắn khách của họ sẽ sử dụng buồng của khách sạn

  – Thông báo việc nhận đặt phòng Overbooking khi giao ca để nhân viên ca sau linh hoạt xử lý tình huống

  – Báo cáo cho cấp trên biết tình hình nhận đặt phòng quá tải

  – Ngoài ra, nhân viên đặt phòng cần chuẩn bị trước những phương án thay thế:

    • Thỏa thuận việc ghép buồng với các công ty

    • Bổ sung Extra bed với những phòng có không gian rộng

    • Tính toán chuyển khách sang các khách sạn khác, chuẩn bị phương tiện đưa đón…

 

Txl 1 206

Khách sạn cần chuẩn bị phương án xử lý cho trường hợp nhận khách overbooking

 

Với thông tin mà Nghề khách sạn vừa chia sẻ trên đây, chắc bạn đã hiểu được Overbooking là gì? Ngoài những mặt lợi thì Overbooking vẫn tồn tại nguy cơ gây ra những ấn tượng không tốt cho khách hàng, cho nên, về lâu dài muốn kiểm soát tốt việc bán phòng quá tải, đội ngũ nhân viên chuyên trách phải thực sự am hiểu khách hàng của mình để đưa ra con số dự báo chính xác. Thêm vào đó, chính sách xử lý khách Overbooking của khách sạn phải thực sự thỏa đáng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực mà chiến lược này tác động.

 

(Theo GT Nghiệp vụ lễ tân)

Cách xử lý tinh ý nên biết cho 5 tình huống lễ tân khách sạn dễ gặp phải

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tâm sự Nightshift với 1001 đêm dở khóc dở cười khi phục vụ khách

“Các tiền bối cho em hỏi, công việc lễ tân ca đêm có mệt mỏi không ạ?” Hẳn là “tấm chiếu mới” chưa trải buổi đêm lần nào. Nếu kinh qua vài đêm trực sảnh, bạn sẽ trả lời thắc mắc ngô nghê này thế nào?

tâm sự nightshift
Nhắc đến Nightshift là vô vàn những câu chuyện dở khóc dở cười được kể

Nightshift là gì?

Nightshift dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “ca đêm”, thuật ngữ chỉ 1 ca làm việc trong ngày (cùng với ca ngày hay ca sáng, ca gãy…), thường từ 10h đêm đến 6h sáng hôm sau.

Trong môi trường khách sạn, nightshift thường được dùng để nói đến lễ tân ca đêm, vị trí rất hay gặp tình huống dở khóc dở cười vì phục vụ những vị khách siêu dễ thương hay khó chiều và hạch sách.

Tâm sự Nightshift – 1001 đêm dở khóc dở cười lần đầu kể

Hẳn ai cũng ít nhất 1 lần đứng hình rồi bật cười hay khóc khi làm lễ tân ca đêm. Vì bất ngờ và hoang mang, đôi khi lo sợ bởi khách và yêu cầu của khách.

Dẫn chứng là thắc mắc trên ngay sau khi được đăng lên Nghề Khách Sạn đã nhận về hơn 7.000 lượt like, yêu thích và 1.400 lượt comment từ “các tiền bối” đồng nghiệp.

Dưới đây là ti tỉ những lần mếu miệng khó quên:

>Cười ngặt nghẽo vì “sự dễ thương” của khách

→Sướng lắm bạn. 1h sáng khách say rượu nhảy xuống biển tắm và bơi đi mất dạng. Thế là gọi cả resort chèo kayak đi tìm. Gọi cả công an, cứu thương chờ sẵn. Kết quả: 3h30 khách bơi vô bờ nói: Ta bơi ra chiếc thuyền ngoài xa kia chơi rồi bơi về. Khách là vận động viên 3 môn phối hợp (- K.T.Đ)

→1, 2h sáng hệ thống còi báo cháy khách sạn bị bật. Khách nữ đang cho con bú chạy từ tầng 17 xuống sảnh FO bằng thang bộ. Cái kết tiếp theo chắc ai cũng biết (- N.H)

→Làm ca đêm, đang kiểm booking các kiểu, khách đi chơi về đứng tại quầy đòi hát tặng 2 bài xong mới chịu lên phòng nghỉ (- H.V.M.T)

→1h đêm khách lên tầng mái hút thuốc và bị khóa cửa không xuống được phải kêu cứu

→Khách đến làm thủ tục check-in đưa hẳn 4 passport nhưng hiện chỉ có 3 người. Thế là mình hỏi bé kia đi một mình đến sau à thì mới ngớ ra là bỏ quên con ở sân bay (- P.H)

→1h khách vào check-in, lên phòng 15p xuống bảo check-out về nhà ngủ (- Đ.N.H)

→…

>Hay những lần khách quấy phá, hạch sách và gây sự

→1h sáng chuông báo cháy khách sạn đột nhiên kêu inh ỏi. Tìm hiểu mới biết ông khách nọ hút thuốc trong phòng. Báo hại đêm đó bị nhận hơn 100 cuộc gọi hỏi thăm của khách từ các phòng (- A.L.P)

→Khách liên tục gọi xuống và 1,2 gọi lên “hỗ trợ” xử lý và tâm sự về công việc chứ không có gì liên quan đến tình cảm (- Q.N)

→Nửa đêm gặp khách đồng tính uống rượu say về gạ tình xong sờ sọang ôm hôn lung tung. Sợ quá em phải gọi bảo vệ vô đưa lên phòng.

→Nửa đêm khách bay lắc ở bar về chơi tập thể xả đồ, hết kêu ba con sói lại kêu nước tăng lực. Réo cả đêm. Bất lực (- X.Q)

→Khách say nằm nôn ngay giữa nhà hàng. Cả lễ tân, an ninh phối hợp bê thượng đế lên xe bell đưa lên phòng. Thế nhưng chẳng hiểu sao 15p sau thấy khách ngủ tầng hầm (- H.H)

→Khách thất tình các kiểu, nửa đêm xuống tâm sự đến 4 giờ rưỡi sáng (- H.H)

→2h sáng khách xuống ra ngoài đi dạo 15p sau quay lại báo bị giựt điện thoại, bắt khách sạn đền. Bảo khách sạn không an ninh, không bảo vệ được khách ngoài đường, xong bù lu bù loa đòi gọi công an đến giải quyết (- Đ.T.C)

→2h sáng xuống đòi mở cửa bể bơi để bơi. 3h đòi đưa chìa khóa xe ra biển đón bình minh (- T.)

→Tối anh chị bảo đi ăn tí anh chị về. Vậy mà anh chị đi luôn, bỏ cả CMND lại, em thì ôm phòng (- K.O)

→…

Txl 1 74
Khách gặp vấn đề sẽ tìm đến lễ tân để phàn nàn và trách cứ

>Chuyện tâm linh không đùa được đâu

→2h khuya nghe tiếng kéo bàn ghế ở phòng trên lầu mà mùa đó cả resort chỉ có mỗi cái bungalow ngoài biển đang cho thuê thôi (- A.L)

→Nửa đêm khách gọi xuống bảo phòng có ma. Em lên đây ngồi canh cho anh ngủ, không thì anh report (- M.A)

→Đang ngủ khách kêu dậy check-out. Thế lực nào xử tính nhầm tiền. Thế là hôm đó đền thấy mặt trời luôn (- V.Y)

>Cả chuyện chẳng đâu vào đâu cũng được tham dự

→Chuyện về ca đêm thì không bao giờ nhàm chán. Từ trả phòng lúc rạng sáng, thay đổi yêu cầu thanh toán (qua công ty thay vì tự trả) cho đến phòng có ma; rồi khách không kiềm chế được đè nhau ra *** ngay hành lang hay cave tố khách hiếp dâm và yêu cầu bồi thường $200 do thỏa thuận lúc đầu chỉ fun thôi… Thật là đủ trò vui tiêu khiển (- P.N)

→Khách đến tháng nhờ mua giúp bvs, khách đánh nhau với taxi, khách check-in muộn nhưng quên con ở sân bay, khách đòi nhậu cùng… (- P.H)

→Đêm đó tự dưng tầng 3 nhà hàng phát cháy do tụi bếp chơi ngu. Hệ thống báo cháy ầm ầm làm khách hoảng sợ chạy mất dép xuống gặp lễ tân chửi chứ có biết chính xác đứa nào làm đâu mà chửi nó.

→…

Được – Mất khi làm Nightshift

– Làm ca đêm dĩ nhiên thu nhập cao hơn ca ngày nhưng đổi lại, sức khỏe ít nhiều bị ảnh hưởng

– Nhiều người than đang tự “tàn phá” nhan sắc vì thức đêm, nhất là nữ, trong khi số khác lại vui vì có thể tranh thủ nhận thêm 1 công việc khác trong ngày để tăng thu nhập

– Có người lo sợ mình dễ bị cám dỗ nhưng số khác lại thấy thú vị vì được tiếp xúc với nhiều loại người, từ đó làm giàu vốn sống và có thể rút kinh nghiệm, học cách xử lý khéo léo hơn để bảo vệ bản thân nếu không may gặp phải

– Những ai đang yêu hay có gia đình hẳn sẽ rất dễ lục đục do thiếu thời gian bên nhau trong khi kẻ độc thân lại trông đợi làm đêm để “giết” bớt thời gian nhàn rỗi

– Có người nghĩ làm ca đêm thiệt thòi và mệt mỏi trong khi số khác lại cho rằng ca này giúp lễ tân linh hoạt và xử lý tình huống nghề tốt hơn

– …

Txl 1 75
Nhiều người bảo làm lễ tân ca đêm vui và hữu ích, vì giúp họ giỏi xử lý sự cố hơn

 

Mỗi người sẽ có sự lựa chọn công việc cho mình. Dù làm lễ tân đêm hay ngày, một khi đã nhận thì xin hãy làm hết lòng và có trách nhiệm. Bạn có đang hay đã từng làm Nightshift chưa? Kỷ niệm hay ấn tượng khó quên nhất trong ca đêm của bạn là gì? Chia sẻ ngay để cùng bàn luận nhé!

Ms. Smile

(Tổng hợp từ fanpage Nghề Khách Sạn)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Sơ đồ quy trình tiếp nhận đặt buồng và chi tiết 8 bước nghiệp vụ cần biết

Trong các cơ sở lưu trú, hoạt động tiếp nhận đặt buồng thường được thực hiện theo quy trình nhất định. Nếu bạn là nhân viên đặt phòng hay lễ tân mới vào nghề, hãy cùng Nghề khách sạn tìm hiểu quy trình đó gồm những bước nào?

► Sơ đồ quy trình tiếp nhận đặt buồng

 

sơ đồ quy trình đặt buồng

 

 – Tiếp nhận yêu cầu đặt buồng

Khi khách đưa ra yêu cầu đặt phòng (trực tiếp hoặc gián tiếp), nhân viên đặt phòng phải tiến hành tiếp nhận các thông tin cơ bản như:

   • Tên người đặt phòng, tên khách lưu trú (tên đoàn khách)

   • Địa chỉ, số điện thoại của người đặt phòng

   • Loại buồng, hạng buồng, vị trí buồng và số lượng buồng

   • Thời gian lưu trú (ngày đến, ngày đi)

   • Số lượng khách

   • Các yêu cầu đặc biệt của khách (nếu có)

   • Giá buồng và hình thức thanh toán

   • Loại đặt buồng (đảm bảo hay không đảm bảo)

 – Xác định khả năng đáp ứng

Sau khi tiếp nhận những yêu cầu từ khách, nhân viên nhận đặt buồng căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra dữ liệu về tình hình buồng trống của khách sạn.

   • Với khách sạn dùng phần mềm quản lý, cần đăng nhập vào hệ thống để kiểm tra.

   • Với khách sạn không sử dụng phần mềm quản lý, việc xác định khả năng đáp ứng buồng dựa vào các loại sổ sách như: lịch buồng, sổ đặt buồng, sơ đồ tình trạng buồng hoặc thông tin trực tiếp từ bộ phận buồng.

Trên thực tế, khách sạn có thể nhận số buồng đặt trước nhiều hơn số buồng trống với một tỷ lệ phần trăm nhất định nhằm tối đa hóa công suất sử dụng phòng. Bởi sẽ có trường hợp khách báo hủy đột xuất. Do vậy, số buồng có khả năng đáp ứng của khách sạn vào 1 ngày cụ thể được tính theo công thức sau:

Tổng số buồng của khách sạn

Trừ đi

 – Số buồng không thể đón khách

 – Số buồng đang có khách ở

 – Số buồng đã được đặt trước

Cộng thêm

 + Số buồng đặt trước không chắc chắn (tính theo xác suất)

 + Số buồng mới bị hủy bỏ

 + Số buồng khách trả sớm hơn dự định

Bằng

 = Số buồng có thể bán

 

 – Thuyết phục và thỏa thuận với khách

  + Nếu khách sạn có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách

   • Thỏa thuận về giá buồng

Mỗi khách sạn đều có bảng giá niêm yết, tuy nhiên trên thực tế nhân viên nhận đặt phòng có thể linh hoạt thỏa thuận giá buồng với khách tùy theo từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng trong thẩm quyền cho phép.

Khi thỏa thuận về giá, với những đối tượng khách hàng khác nhau, nhân viên khách sạn nên áp dụng cách nói giá buồng sao cho phù hợp nhu cầu và khả năng chi trả của khách.

 -> Giới thiệu một số buồng cho khách lựa chọn

 -> Giới thiệu loại buồng từ mức giá cao trở xuống

 -> Giới thiệu loại buồng từ mức giá yêu cầu lên loại cao hơn

   • Các dịch vụ kèm theo

Ngoài dịch vụ lưu trú, khách có thể muốn sử dụng các dịch vụ khác mà khách sạn cung cấp như: phòng hội nghị – hội thảo, dịch vụ ăn uống, spa, gym, dịch vụ tham quan, đưa đón sân bay… Cho nên, khi khách đưa ra yêu cầu, nhân viên đặt phòng cần thỏa thuận chi tiết về thời gian sử dụng dịch vụ, số lượng khách, giá cả…

   • Các yêu cầu đặc biệt khác

Một số khách hàng sẽ đưa ra những yêu cầu đặc biệt như: phòng view biển, buồng hút thuốc hay không hút thuốc, trang trí phòng cho dịp kỉ niệm… Khi đó, nhân viên đặt phòng hay lễ tân cần tiếp nhận yêu cầu của khách một cách cụ thể và thỏa thuận rõ về các khoản chi phí phát sinh.

 

Txl 1 208

Với khách đi hưởng tuần trăng mật sẽ yêu cầu trang trí giường honey moon (Ảnh nguồn Golden Art Hotel)

 

  + Nếu khách sạn không có khả năng đáp ứng yêu cầu của khách

Với trường hợp này, nhân viên đặt phòng nên khéo léo gợi ý và cố gắng thuyết phục khách lựa chọn những phương án thay thế như: thay đổi loại buồng, thay đổi ngày đến, thay đổi số lượng đêm lưu trú…

Nếu khách không đồng ý với những gợi ý đó, nhân viên khách sạn lịch sự xin lỗi khách và xin phép đưa tên khách vào “Danh sách khách chờ” khi khách đồng ý, lưu lại các yêu cầu đặt buồng và cách thức liên hệ. Khi khách không đồng ý lưu vào danh sách chờ thì giới thiệu khách sang một khách sạn khác tương đương và hẹn khách dịp khác.

Nhân viên có thể từ chối nhận đặt buồng với những khách có tên trong sổ đen của khách sạn (khách vi phạm nội quy khách sạn, không có khả năng thanh toán…)

 – Nhập các thông tin đặt buồng

Sau khi thỏa thuận và thuyết phục thành công, nhân viên nhận đặt phòng tiến hành nhập thông tin khách vào phiếu nhận đặt buồng. Mỗi khách sạn có một mẫu phiếu riêng để nhập thông tin đặt buồng của khách, nhưng về cơ bản vẫn bao gồm các thông tin cơ bản như trong mẫu bài viết bên dưới.

2 Mẫu phiếu nhận đặt buồng thường dùng trong khách sạn

 – Xác nhận lại thông tin đặt buồng

Xác nhận lại đặt buồng có nghĩa là khách sạn chấp nhận yêu cầu đặt buồng của khách hàng và thực hiện kiểm tra lại những thông tin chi tiết. Việc xác nhận đặt buồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau (xác nhận trực tiếp với khách hàng, xác nhận qua điện thoại, xác nhận bằng email). Nội dung xác nhận bao gồm:

   • Tên người đặt buồng, địa chỉ, số điện thoại liên hệ

   • Tên khách lưu trú hoặc danh sách khách (nếu là khách đoàn)

   • Loại buồng, giá buồng

   • Số lượng buồng và số lượng khách

   • Ngày giờ đến và số đêm lưu trú

   • Đặt buồng có đảm bảo hay không đảm bảo

   • Phương thức thanh toán

   • Các yêu cầu đặc biệt của khách

   • Mã số đặt buồng (số của phiếu đặt buồng)

   • Thông báo với khách về thời gian và quy định hủy đặt buồng của khách sạn

 – Kết thúc và lưu thông tin đặt buồng

Mọi thông tin về việc đặt buồng của khách phải được cập nhật và lưu trữ đầy đủ. Tùy theo điều kiện, mỗi khách sạn có cách thức lưu trữ thông tin khác nhau. Tuy nhiên, dù dùng bất cứ hình thức lưu trữ nào thì hồ sơ đặt buồng của khách nên được sắp xếp theo thứ tự ngày đến và danh sách khách được xếp theo vần A, B, C nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc tìm kiếm lúc cần thiết.

 – Nhận khẳng định lại từ khách

Để hạn chế số lượng buồng ảo, đảm bảo công suất buồng và chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, các khách sạn thường yêu cầu khách khẳng định lại việc đặt buồng trước ngày khách đến. Thời điểm cần khẳng định đặt buồng tùy theo quy định từng khách sạn (thường là 15 ngày đối với khách đoàn và 3 ngày đối với khách lẻ)

Khi khẳng định lại những chi tiết đặt buồng, khách sạn có thể chủ động liên lạc với khách hàng hoặc nếu khách có bất kỳ thay đổi nào về yêu cầu đặt buồng cần thông báo cho khách sạn biết trước thời điểm quy định. Nếu khách hàng sửa đổi hoặc hủy đặt buồng sau thời gian quy định sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách sạn như đã thỏa thuận (đối với khách hàng đặt phòng đảm bảo).

 

Txl 1 209

Cần nhận khẳng định lại từ khách đặt phòng để hạn chế số lượng buồng ảo

 

 – Tổng hợp tình hình đặt buồng và chuyển cho bộ phận đón tiếp

Sau khi tiếp nhận và khẳng định đặt buồng của khách, nhân viên nhận đặt buồng sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin:

   • Số phiếu đặt buồng

   • Sửa đổi và hủy bỏ đặt buồng

   • Số khách vãng lai đến trong ngày

   • Số khách ở quá hạn và khách trả buồng trước dự định

   • Số khách đặt buồng nhưng không tới


► Những lưu ý khi tiếp nhận đặt buồng

 – Đối với khách lẻ

Khi tiếp nhận đặt buồng của khách lẻ, cần chú ý những điểm sau:

  + Thông báo các khoản chi phí ngoài chi phí thuê phòng

  + Giá phòng đã bao gồm VAT và service charge chưa

  + Kiểm tra xem đã có hợp đồng đặt buồng chưa

  + Yêu cầu khách đánh vần chính xác một số thông tin khi cần

  + Từ chối các đối tượng khách nghi ngờ

  + Kiểm tra kỹ các chi tiết khi nhận đặt buồng qua mail

  + Xác nhận các thông tin để người đặt buồng rõ, cần chú ý tên người đặt và tên khách lưu trú

 – Đối với khách đoàn, khách đi theo chương trình du lịch

Khi tiếp nhận đặt buồng của khách đoàn, khách đi theo chương trình du lịch – cần chú ý những điểm sau:

  + Phương thức thanh toán

  + Tổng chi phí cho toàn đoàn

  + Phương thức thanh toán các khoản phát sinh cá nhân

  + Số tiền cọc và thời hạn cuối cho việc đặt cọc

  + Quy định về hủy buồng

  + Hạn cuối cùng xác nhận đặt buồng

  + Thời hạn trưởng đoàn gửi danh sách đoàn cho khách sạn

  + Có thể rút bớt buồng dự định bán cho khách khác

  + Ghi rõ thời hạn hủy đặt buồng vào hợp đồng nhằm tránh tình trạng khách báo hủy buồng phút cuối

  + Số lượng buồng càng lớn thì thời hạn hủy càng sớm


► Những sai sót có thể xảy ra khi nhận đặt buồng

 – Sai sót trong hồ sơ đặt buồng

   • Ghi chép sai ngày đến hoặc ngày đi, đánh vần sai tên khách hoặc đảo ngược họ và tên của khách.

   • Nhầm lẫn người gọi đặt buồng, nhập tên người gọi vào hồ sơ đặt buồng, có thể người gọi cũng vô ý nói tên của họ thay vì tên của khách lưu trú

Để tránh những vấn đề như vậy, nhân viên phụ trách nhận đặt phòng nên xác nhận thông tin đã nhập vào hồ sơ đặt buồng bằng cách đọc lại những thông tin đó cho người gọi.

 – Hiểu lầm do thuật ngữ chuyên ngành

Nhân viên đặt phòng thường dùng thuật ngữ chuyên ngành khi nói chuyện với khách: phòng Deluxe, phòng Superior, phòng Connecting room, Twin bed room… điều này có thể gây hiểu lầm nếu khách hàng không am hiểu. Do đó, lễ tân hay nhân viên đặt phòng cần phải hiểu nhu cầu của khách và giải thích rõ nghĩa của những thuật ngữ sử dụng. Sau đó, nên xác nhận lại chính xác loại phòng khách muốn đặt.

 

(Theo GT Nghiệp vụ lễ tân)

 

5 Loại phòng khách sạn và đặc điểm nhận diện cần biết

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Quy trình giao nhận – bảo quản chìa khóa phòng khách lưu trú và hướng xử lý trường hợp nhận hộ khóa phòng

Để khách lưu trú có thể vào bên trong phòng nghỉ, bắt buộc phải có chìa khóa phòng mở cửa. Vậy thì quy trình giao nhận – bảo quản chìa khóa phòng khách được tiến hành như thế nào?

► Các khách sạn sử dụng loại khóa phòng nào?

 – Chìa khóa kim loại truyền thống

Hiện nay, một số khách sạn nhỏ vẫn sử dụng hệ thống chìa khóa kim loại. Loại chìa khóa này tuy rẻ nhưng có những nhược điểm là cồng kềnh, dễ bị mất, dễ gãy và đôi khi gây phiền hà cho khách vì khó mở cửa. Ngoài ra, chìa khóa kim loại thường móc kèm số phòng của khách nên nếu kẻ gian nhặt được có thể sẽ đột nhập vào phòng trộm tài sản. Để hạn chế nguy cơ mất an ninh, nhân viên lễ tân nên khuyến khích khách gửi chìa khóa buồng tại quầy lễ tân trước khi ra ngoài.

 

Quy trình giao nhận - bảo quản chìa khóa phòng khách lưu trú và hướng xử lý trường hợp nhận hộ khóa phòng

Chìa khóa kim loại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn an ninh

 

 – Chìa khóa điện tử

Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ mà ngày càng có nhiều khách sạn đưa vào sử dụng khóa điện tử hoạt động giống như thẻ tín dụng. Hệ thống ổ khóa điện tử được lập trình tại bộ phận lễ tân và kết nối với phần mềm quản lý khách sạn. Khi khách làm thủ tục nhận phòng, khóa cửa phòng đã xếp cho khách được lễ tân thiết lập để chấp nhận mã thẻ chìa khóa. Thẻ chìa khóa phòng nào thì chỉ mở được cửa của chính phòng đó. Mã thẻ chìa khóa sẽ bị hủy bỏ khi khách thanh toán trả phòng.

Ưu điểm của thẻ khóa điện tử là khách sạn không cần thay khóa mới khi thẻ khóa phòng bị thất lạc. Vì mã thẻ sẽ hết hiệu lực ngay khi một mã số mới cho ổ khóa buồng khách được xác lập. Ngoài ra, còn có thể cài đặt thời gian hoạt động của thẻ, vì vậy sẽ không lo khách ở lại quá giờ, quá giờ không thanh toán, hạn chế tình trạng trộm cắp hay gian dối của nhân viên.

Tuy nhiên, chi phí trang bị hệ thống khóa điện tử và các thiết bị kèm theo thường cao hơn nhiều so với khóa cửa kim loại truyền thống. Và chi phí vận hành hệ thống cũng khá tốn kém.

 

Txl 1 77

Ngày càng nhiều khách sạn sử dụng thẻ chìa khóa điện tử cho phòng khách lưu trú


► Quy trình giao chìa khóa phòng cho khách lưu trú

Sau khi thực hiện xong thủ tục đăng ký khách sạn, nhân viên lễ tân tiến hành giao chìa khóa phòng cho khách. Quy trình này được tiến hành như sau:

 – Thông báo số phòng cho khách (chỉ nên nói nhỏ khách vừa đủ nghe vì có thể khách không muốn bị làm phiền và cũng đảm bảo vấn đề an ninh)

 – Giao chìa khóa/ thẻ mở cửa phòng cho khách lưu trú

 – Đề nghị khách giữ gìn chìa/ thẻ khóa cẩn thận và nên gửi lại quầy lễ tân khi ra ngoài


► Nhận và trả lại chìa khóa phòng cho khách

Trong quá trình lưu trú tại khách sạn, khách thường ra ngoài để tham quan vui chơi hoặc giải quyết công việc riêng, nếu mang theo chìa khóa phòng khách sạn ra ngoài sẽ rất bất tiện. Do đó, lễ tân thường gợi ý khách gửi lại chìa khóa tại quầy nhằm đảm bảo an ninh cho khách và khách sạn. Công việc nhận và trả lại chìa khóa phòng cho khách được thực hiện như sau:

 – Nhận chìa khóa từ khách

   + Chào khách và gợi ý giúp đỡ

   + Nhận và đặt chìa/ thẻ khóa phòng khách đúng vị trí quy định

 

Txl 1 78

Khi nhận bảo quản khóa phòng cho khách, lễ tân cần đặt đúng nơi quy định để tránh nhầm lẫn, thất lạc (Ảnh nguồn Belle Maison Parosand Da Nang)

 

 – Trả lại chìa khóa cho khách

    + Chào khách, hỏi tên và số phòng của khách

    + Lấy thẻ khóa phòng của khách để kiểm tra

    + Trả lại chìa khóa cho khách


► Khách đến nhận hộ chìa khóa phòng khách – xử lý thế nào?

 – Khách đến quầy lễ tân, tự xưng là người quen, người thân của khách đang lưu trú và đề nghị được lấy chìa khóa phòng. Với trường hợp này, lễ tân cần thông báo cho khách biết quy định của khách sạn và tuyệt đối không được giao khóa phòng cho khách nhận hộ nếu không có sự ủy quyền từ khách lưu trú tại phòng đó một cách rõ ràng, chắc chắn.

 – Khách có giấy ủy quyền của khách đang thuê phòng tại khách sạn đến quầy lễ tân yêu cầu lấy chìa khóa phòng. Khi đó, nhân viên lễ tân cần kiểm tra cẩn thận giấy ủy quyền, so sánh chữ ký của khách trên đó với chữ ký khi làm thủ tục check-in. Và yêu cầu khách cho mượn giấy tờ tùy thân ghi lại những thông tin cần thiết – đồng thời yêu cầu khách gọi cho khách thuê phòng để xác nhận. Trước khi giao chìa khóa cho khách, lễ tân nên báo cho giám sát ca và xin hướng dẫn xử lý.

 

(Theo GT Nghiệp vụ lễ tân)

6 Loại chìa khóa trong khách sạn và vai trò cụ thể

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Quy trình tiếp nhận và trả hành lý khách gửi lễ tân khách sạn cần biết

Nhiều khi khách lưu trú sẽ muốn gửi hành lý tại quầy lễ tân để đi ra ngoài, khi đó nhân viên lễ tân cần thực hiện quy trình tiếp nhận bảo quản hành lý. Vậy chi tiết quy trình tiếp nhận và trả hành lý khách gửi gồm những bước nào?

 

Quy trình tiếp nhận và trả hành lý khách gửi

Nhiều khách lưu trú có nhu cầu gửi hành lý tại quầy lễ tân để ra ngoài

► Khi nào khách cần gửi hành lý tại quầy lễ tân?

 – Khách đến check-in sớm nhưng phòng khách chưa sẵn sàng phục vụ, khách sẽ gửi vali hành lý lại quầy lễ tân, ra ngoài thăm thú xung quanh

 – Trong quá trình lưu trú, khách vừa về đến khách sạn thì lại có việc cần ra ngoài, khách sẽ muốn gửi nhanh balo hay túi xách cho nhân viên lễ tân để tiện di chuyển hơn

 – Khách trả phòng đúng giờ để chuẩn bị phục vụ lượt khách khác nhưng chưa đến giờ ra sân bay nên khách sẽ muốn gửi hành lý tại quầy lễ tân và đi mua quà cho người thân, bạn bè…


► Các bước tiếp nhận hành lý khách gửi

 – Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra số lượng hành lý

 – Bước 2: Đối chiếu – ghi vào sổ nhận hành lý số hành lý khách gửi và yêu cầu khách ký tên

 – Bước 3: Lập thẻ gửi hành lý

Nội dung thẻ gửi hành lý cần có các thông tin: tên khách, số phòng, số lượng túi – vali khách cần gửi và chữ ký của khách. Một phần thẻ này sẽ được sử dụng để treo hoặc gắn vào hành lý khách gửi, phần còn lại được giao cho khách, đồng thời nhắc khách giữ gìn cẩn thận và xuất trình khi cần lấy lại tài sản.

Thông tin chính ghi trên mặt trước của hai phần này giống hệt nhau. Mặt sau phần thẻ giao cho khách ghi các quy định của khách sạn về việc giữ tài sản cho khách. Mặt sau phần thẻ gắn trên hành lý ghi địa chỉ và số điện thoại liên lạc của khách.

 – Bước 4: Chuyển hành lý vào kho và bảo quản cẩn thận

 * Mẫu thẻ gửi hành lý:

Green Hotel

No./Số:….

BAGGAGE STORAGE RECEIPT

Phiếu gửi hành lý

Guest Name: …………………………..

Tên khách

Room no.: ……………………………..

Phòng số

Check-in: ……… Check-out: …………

No. Of pieces: …………………………

Số lượng

Date: …………………………………..

Ngày

Guest signature: ……………………….

Chữ ký của khách

Please see conditions on the reversed side!

Xin vui lòng xem các quy định ở mặt sau!

Conditions

Quy định

1. The hotel is not responsible for goods left over six months

Khách sạn không chịu trách nhiệm về hành lý gửi quá 6 tháng

2. The above goods will be delivered only upon presentation of this receipt

Hành lý chỉ được hoàn trả khi khách xuất trình giấy biên nhận này

♦ Important warning

Lưu ý

Money or other valuable must be deposited in the safe deposite box at the front desk.

Tiền và tài sản quý phải được gửi vào két an toàn tại quầy.

 

 

Txl 1 76

Lễ tân cần lập thẻ gửi hành lý khi nhận vali, túi xách, balo khách gửi (Ảnh nguồn Fortuna Hotel Hanoi)


► Các bước trả lại hành lý khách gửi

 – Bước 1: Chào khách – yêu cầu khách xuất trình thẻ hành lý và đối chiếu phần thẻ đã giao cho khách với phần thẻ gắn kèm hành lý trong kho

 – Bước 2: Giao hành lý cho khách và yêu cầu khách kiểm tra

 – Bước 3: Yêu cầu khách ký sổ đã nhận lại đủ số hành lý khách gửi

 – Bước 4: Giúp khách vận chuyển hành lý (nếu khách có nhu cầu)


► Xử lý thế nào khi khách làm mất thẻ gửi hành lý?

Vào mùa cao điểm đông khách, nếu làm việc trong các khách sạn lớn, thật khó để nhân viên lễ tân nhớ hết được tên – gương mặt của khách. Hơn nữa, tính chất công việc khách sạn thường chia theo ca, có thể lễ tân ca trước nhận hành lý và lễ tân ca sau trao trả hành lý cho khách. Không loại trừ khả năng trong quá trình di chuyển bên ngoài, khách làm mất thẻ gửi hành lý và lễ tân phụ trách ca đó lại không biết mặt khách. Với tình huống này, Receptionist cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

  • Nhanh chóng báo cho giám sát ca biết về sự việc

  • Xác minh – đối chiếu thông tin khách trả lời với thông tin ghi trên thẻ gắn vào hành lý

  • Nếu thông tin hoàn toàn trùng khớp, yêu cầu khách viết giấy cam đoan đã nhận lại đủ hành lý

  • Bàn giao hành lý lại cho khách

 

Trên đây là những nghiệp vụ cần biết liên quan đến việc tiếp nhận bảo quản và trả lại hành lý khách gửi. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, bạn gửi để lại phản hồi dưới bài viết này nhé!

 

(Theo GT Nghiệp vụ lễ tân)

Mẫu báo cáo lưu trú mới nhất và hướng dẫn cách ghi chi tiết

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Fancy drink là gì? 9 công thức Fancy drink độc đáo nhất Bartender không thể bỏ qua

Có thể nói, fancy drink là một thức uống đặc biệt, không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo của Bartender mà còn bộc lộ nét đặc trưng thương hiệu của quầy bar, nhà hàng. Vậy fancy drink là gì? Câu trả lời sẽ được Nghề khách sạn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Fancy drink là gì? 9 công thức Fancy drink độc đáo nhất Bartender không thể bỏ qua
Fancy drink là gì?

Fancy drink được ví như một công cụ để đánh giá trình độ, kinh nghiệm của Bartender. Tuy nhiên, không phải nhân viên pha chế nào cũng nắm rõ được “Fancy drink là gì?” và dễ dàng vận dụng vào quá trình làm việc. Thuần thục khái niệm này sẽ giúp Bartender nhanh chóng hoàn thiện và nâng cấp trình độ bản thân từng ngày.

Fancy drink là gì?

Fancy drink là thức uống do Bartender sáng tạo ra, nhằm thể hiện phong cách làm việc và thương hiệu của mỗi nhà hàng, quầy bar. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức của mỗi nhân viên pha chế, đồ uống này sẽ có đặc điểm về hương vị, cách trình bày khác nhau. Vì thế, fancy drink khá độc đáo, riêng biệt và được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Dù ở quầy bar, nhà hàng nào, Bartender cũng phải luôn cập nhật, trau dồi kiến thức để liên tục đổi mới thực đơn, nhằm thu hút khách hàng hơn. Cho nên, việc tìm hiểu những công thức Fancy drink đã từng “gây sốt” ở thời kỳ trước, sẽ giúp nhân viên pha chế có thêm nhiều ý tưởng mới mẻ, thú vị hơn.

9 công thức Fancy drink độc đáo nhất Bartender không thể bỏ qua

Để hình dung rõ hơn về khái niệm “Fancy drink là gì?“, mời bạn cùng Nghề khách sạn tham khảo 9 công thức Fancy drink đã và đang “gây sốt” nhiều thế kỷ trước đến nay:

#Pisco Punch

Là loại Fancy drink được nhân viên pha chế Simon Difford sáng tạo ra vào năm 2004. Thức uống là sự kết hợp hoàn hảo giữa pisco, dứa, cam, chanh, đinh hương và rượu champagne. Đồ uống này là một trong những loại cocktail phổ biến tại 2 đất nước Chile và Peru. Vì thế, công thức pha chế của mỗi vùng miền cũng khác nhau.

Pisco Punch (Kiểu Peru)

+ Nguyên liệu: 60ml rượu Barsol Pisco Quebranta, 22, 5ml siro đường, 1 lít rượu Angostura Bitters, 22ml nước cốt chanh, 1 ít đá viên, 1 trứng gà.

Txl 1 210
Pisco Punch (Kiểu Peru)

+ Cách làm:

– Đập quả trứng gà, lấy lòng trắng trứng ra, rồi dùng cây đánh trứng đều tay trong khoảng 1 phút để lòng trắng bong lên.

– Bạn cho 4 viên đá vào bình lắc, lần lượt đổ 60ml rượu Barsol Pisco Quebranta, 22, 5ml nước chanh cùng lòng trắng trứng đã bong vào.

– Đậy kín nắp rồi lắc bình thật mạnh trong vòng 1 phút. Làm động tác này khoảng 2 lần.

– Đổ hỗn hợp trên vào ly cocktail làm lạnh sẵn, rồi thêm vài giọt rượu Angostura Bitters để tạo vẻ đẹp độc đáo cho thức uống.

Pisco Punch (Kiểu Chile)

+ Nguyên liệu: 60ml rượu Barsol Pisco Quebranta, 22, 5ml siro đường, chanh, đá viên.

Txl 1 211
Pisco Punch (Kiểu Chile)

+ Cách làm:

– Dùng dao gọt lấy 1 miếng vỏ chanh theo kiểu vòng xoắn. Cắt quả chanh làm đôi để vắt nước.

– Lấy 4 viên đá cùng rượu Barsol Pisco Quebranta, siro đường, nước cốt chanh và đậy kín nắp. Bạn lắc thật mạnh rồi đều tay trong khoảng 1 – 2 phút.

– Đổ hỗn hợp vào ly thủy tinh có đá rồi bóp nhẹ miếng chanh xoắn cho tinh dầu ra đặt lên trên để trang trí.

#Boulevardier

Boulevardier là thức uống do người phục vụ tên Harry McElhone pha chế vào năm 1920. Bấy giờ, ông nổi tiếng với tài sáng chế đồ uống độc đáo tại quầy bar Harry’s New York. 7 năm sau, Boulevardier xuất hiện trong cuốn sách Barflies và Cocktails, nhanh chóng trở thành đồ uống được yêu thích tại Mỹ. Thức uống này là sự hòa quyện của rượu Campri, Bourbon, Sweet vermouth theo tỷ lệ chuẩn, tạo nên những tầng hương vị riêng biệt, khác lạ.

+ Nguyên liệu: 3/2 rượu whisky ngô, ¾ oz Campri, ¾ oz rượu Sweet vermouth, vỏ cam xoắn, ly rock, muỗng.

Txl 1 212
Boulevardier

+ Cách làm:

– Lau sạch ly rock khô thoáng, lấy jigger đong tất cả nguyên liệu bỏ vào ly cùng vài viên đá.

– Lấy muỗng khuấy đều tất cả nguyên liệu với nhau để tạo độ hài hòa.

– Dùng vỏ chanh cắt mỏng để trang trí hoặc thả vào nước.

#Corpse Reviver

Corpse Reviver hệt như nghĩa của cái tên “hồi sinh người từ cõi chết”, là thức uống giúp giảm bớt triệu chứng say rượu, gia tăng năng lượng và cải thiện tâm trạng buổi sáng. Trong cuốn sách Classic Cocktails, nhà văn Salvatore Calabrese viết, Corpse Reviver được sáng chế bởi Johnny Johnson ở Savoy vào năm 1948. Một số người khác lại cho rằng thức uống này được tạo ra do Joe Gilmore năm 1954.

Tuy nhiên, qua nhiều năm sau, các Bartender đã tạo ra nhiều phiên bản Corpse Reviver khác nhau, được các quầy bar hàng đầu thế giới đưa vào thực đơn.

+ Nguyên liệu: 3/4 ounce rượu gin khô London, 3/4 ounce Lillet blanc, 3/4 ounce rượu mùi cam, 3/4 ounce nước cốt chanh, Absinthe.

* Ounce: Đơn vị đo lường thể tích, chất lỏng. (1 ounce = 30ml)

Txl 1 213
Corpse Reviver

+ Cách làm:

– Tráng ly cocktail bằng Absinthe rồi để sang một bên.

– Đổ rượu gin, Lillet blanc, rượu mùi cam, nước chanh vào bình lắc cùng với đá cho đến khi tất cả được hòa tan đều đặn.

– Lọc hỗn hợp vào ly đã để sẵn.

#Ramos Gin Cocktail

Ramos Gin Cocktail được sáng chế bởi Henry C. Ramos, chủ quầy bar Phòng nội các Hoàng gia tại New Orleans, Louisiana vào năm 1888. Thức uống này nổi tiếng đến mức Ramos phải liên tục tuyển thêm 35 Bartender chỉ để pha chế cocktail trên. Sau đó, công thức Ramos Gin Cocktail lan rộng và được nhiều Bartender trên thế giới áp dụng.

+ Nguyên liệu: 50ml rượu gin, 25ml kem Double, 1 lòng trắng trứng, 15ml nước chanh, 20ml đường, 3 giọt siro cam, soda.

Txl 1 214
Ramos Gin Cocktail

+ Cách làm:

– Đổ tất cả nguyên liệu trên vào bình và lắc trong vòng 5 giây.

– Thêm đá viên vào rồi lắc thêm 4 giây để làm lạnh và hòa quyện các nguyên liệu.

– Đổ soda vào ly rồi đổ hỗn hợp trên lên ly nước.

– Lấy vắt chanh để trang trí.

#Hemingway Daiquiri

Vào thập niên năm 1940, Hemingway thường xuyên ghé quầy bar nổi tiếng El Floridita, uống nhiều nhất loại Frozen Daiquiri – món chỉ có Daiquiri cùng đá bào. Trong lần đầu tiên nếm thử, đại văn hào đã rất yêu thích thức uống này. Tuy nhiên, ông cho rằng sẽ tuyệt vời hơn nếu người pha chế không bỏ đường và tăng gấp đôi lượng Rum. Kể từ đó, Hemingway Daiquiri ra đời và nhờ thức uống này, quầy bar El Floridita càng thu hút nhiều khách hàng hơn.

+ Nguyên liệu: 60ml Rum trắng, 15ml nước ép Grabefruit, đá, 1 lát chanh, 15ml nước chanh, 20ml siro đường, 5ml rượu cherry, máy xay sinh tố, ống hút, ly đong, ly thủy tinh.

Txl 1 215
Hemingway Daiquiri

+ Cách làm:

– Đổ tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố rồi bật máy để xay nhuyễn.

– Lọc hỗn hợp trên ra ly và thêm 1 lát chanh trang trí.

#Sazerac

Sazerac là thức uống được sáng chế do Antoine Amedee Peychaud tại quầy bar New Orleans khoảng những năm 50 của thế kỷ 20. Sự khác biệt của đồ uống này là dùng cognac hoặc whisky thay cho lúa mạch đen. Đặc biệt, mỗi ngụm rượu khi uống đều phảng phất hương cam thảo độc đáo.

+ Nguyên liệu: 50ml rượu Whisky lúa mạch, 5ml rượu Absinthe, 3 giọt Peychaud’s Bitters, đường Cube, vỏ chanh.

Txl 1 216
Sazerac

+ Cách làm:

– Đổ đá viên vào ly rồi để ra một chỗ.

– Lấy ly đá thứ hai ra nghiền nát rồi thêm đường Cube và nước vào.

– Đổ rượu Whisky lúa mạch vào hỗn hợp trên cùng ít đá.

– Đổ đá khỏi ly ở bước đầu tiên, sau đó lấy thêm 1 lượt đá khác vào. Đổ rượu Absinthe và lấy 1 chiếc lọc rót rượu từ bước 3 vào ly này.

– Trang trí bằng 1 lát chanh.

#French 75 cocktail

French 75 cocktail là một trong những fancy drink lạ mắt, độc đáo, nhưng vô cùng dễ làm. Công thức pha chế loại này xuất hiện trong cuốn sách “Here’s How!” của Judge Ji vào năm 1927. Một ghi chép khác lại viết rằng, nhà văn Charles Dickens sống ở thế kỷ 19, từng đãi bạn bè loại thức uống làm từ Gin và Champagne. Đến năm 1930, French 75 cocktail lại tiếp tục được nêu tên trong cuốn The Savoy Cocktail Book và trở thành thức uống phổ biến ở nhiều nơi.

+ Nguyên liệu: 60ml Gin, 30ml nước chanh vàng, 2 viên đường, 240ml rượu champagne, 1 cốc đá, vài hạt lựu.

Txl 1 217
French 75 cocktail

+ Cách làm:

– Đổ rượu Gin, nước chanh, đường và đá vào bình lắc đều.

– Đổ hỗn hợp trên ra ly rồi thêm rượu champagne vào.

– Lấy 1 vỏ chanh, hạt lựu nhỏ để trang trí.

– Đổ champagne lên trên là hoàn thiện.

#Cocktail Siesta

Cocktail Siesta là thức uống có sự kết hợp hòa quyện giữa rượu tequila, campri, bưởi và chanh. Nó được tạo ra bởi nhà hòa âm người New York tên Katie Stipe. Thức uống này được sáng chế dựa trên nền của công thức Hemingway Daiquiri. Hai loại rượu của Mexico và Ý hòa quyện tạo nên hương vị diệu kỳ khi thưởng thức. Vì thế, Fancy drink này nhanh chóng chiếm được lòng tin của nhiều Bartender bấy giờ.

+ Nguyên liệu: 2 ounce rượu tequila blanco, 3/4 nước chanh, 3/4 ounce siro đơn giản, 1/2 ounce Campri, 1/2  nước bưởi tươi.

Txl 1 218
Cocktail Siesta

+ Cách làm:

– Đổ rượu tequila, nước cốt chanh, siro, Campri và nước ép bưởi vào bình lắc.

– Lấy đá bỏ vào shaker, đậy nắp và lắc mạnh đến khi shaker lạnh (khoảng 20s).

– Lọc cocktail vào ly ướp lạnh rồi trang trí bằng 1 lát chanh.

#Vesper Martini

Vesper Martini là fancy drink được sáng chế bởi nhà văn Ian Fleming. Ông đã lấy tên hai nhân vật điệp viên hư cấu Vesper Lynd đặt tên cho loại nước trên. Năm 1953, Vesper Martini được xuất hiện trong cuốn “Casino Royale” và được nhiều Bartender ứng dụng trong thực đơn.

+ Nguyên liệu: 1 ounce rượu gin, 1 ounce rượu vodka, ½ ounce rượu khai vị Lillet blanc, xoắn chanh.

Txl 1 219
Vesper Martini

+ Cách làm:

– Cho rượu gin, vodka, little blanc vào ly trộn đá và khuấy đều cho đến khi lạnh.

– Lọc ly cocktail đã ướp lạnh.

– Lấy 1 vỏ chanh xoắn để trang trí.

9 công thức pha chế Fancy drink độc đáo trên đây đã giúp các Bartender hiểu rõ hơn về khái niệm “Fancy drink là gì” chưa? Dựa vào những thông tin này, bạn có thể tự mình sáng tạo nên Fancy drink mang thương hiệu của riêng mình. Tốt nhất, Bartender nên thường xuyên đọc tài liệu tham khảo, ứng dụng và pha chế nhiều công thức khác nhau. Không chỉ giúp nâng cao tay nghề mà còn có thể sáng tạo ra những Fancy drink mới lạ.

Trả lời được câu hỏi “Fancy drink là gì” là bước đầu tiên giúp Bartender nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn bản thân. Đặc biệt, muốn tạo ra một thức uống hoàn hảo đòi hỏi nhân viên pha chế phải có quá trình tôi luyện, tích lũy kiến thức lâu dài. Vì thế, hãy thường xuyên cập nhật và làm mới công thức pha chế mỗi ngày nhé.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tiết lộ 8 cách xem hạn sử dụng của rượu vang chuẩn nhất

Rượu vang là thức uống phổ biến tại đa số nhà hàng hiện nay. Do đó, các quản lý thường yêu cầu nhân viên phải biết cách phục vụ thức uống này, mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Vậy bạn đã biết làm thế nào để xem hạn sử dụng của rượu vang? Rượu vang hết hạn phải làm sao? Cách bảo quản rượu vang dùng được lâu nhất?… Tất cả sẽ được Nghề khách sạn giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Tiết lộ 8 cách xem hạn sử dụng của rượu vang chuẩn nhất
Cách xem hạn sử dụng của rượu vang chuẩn nhất.

Vì sao phải xem thời gian sử dụng của rượu vang?

Hiện nay, phần lớn thức uống đều có hạn sử dụng cụ thể, rượu vang cũng vậy. Tìm hiểu thông tin này góp phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hạn chế rủi ro phát sinh khi dùng đồ uống. Đặc biệt, nếu là nhân viên phục vụ hay pha chế trong nhà hàng, kiến thức trên sẽ bổ trợ cho quá trình làm việc của bạn hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, hạn sử dụng rượu vang lại không hiển thị trên nhãn chai mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như niên vụ, giống nho, cách sản xuất, thời gian mở chai, loại rượu, quy trình bảo quản, giá tiền, tuổi thọ,… Thế nên, nhân viên phục vụ nhà hàng cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến thức uống này để phân loại và sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khách hàng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hạn sử dụng của rượu vang

Hạn sử dụng hay hạn dùng của rượu vang phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

– Niên vụ: Là thời gian thu hoạch nho sản xuất rượu vang. Tùy thuộc vào thời điểm này mà xác định được hạn sử dụng của thức uống.

– Giống nho: Dựa vào giống nho sản xuất rượu vang mà bạn xác định tuổi thọ của đồ uống này.

– Cách sản xuất: Quy trình sản xuất, chế tạo rượu vang cũng quyết định đến thời gian sử dụng của rượu vang.

– Thời gian mở chai: Rượu vang thường phải được uống hết ngay trong lần đầu tiên. Tùy thuộc vào thời điểm mở chai, hạn sử dụng của chai rượu cũng khác nhau.

– Loại rượu và quy trình bảo quản: Với những loại rượu chưa mở chai, bạn nên dựa vào từng loại rượu để biết hạn sử dụng.

– Giá tiền: Thông thường, rượu càng đắt tiền càng để lâu được. Vì thế, dựa vào giá tiền bạn có thể biết thời gian sử dụng của rượu vang.

– Tuổi thọ: Tùy thuộc vào tuổi thọ của từng loại rượu, bạn có thể biết được hạn sử dụng của nó.

– Điều kiện thời tiết, khí hậu trong năm sản xuất rượu vang: Thời tiết nắng nóng hay lạnh giá có thể khiến thời điểm thu hoạch nho đến sớm/ muộn hơn so với dự kiến. Vì thế, hạn sử dụng của rượu vang cũng bị ảnh hưởng theo.

Txl 1 79
8 yếu tố ảnh hưởng đến hạn sử dụng của rượu vang.

8 cách xem hạn sử dụng của rượu vang chuẩn nhất

Dựa vào 8 yếu tố dưới đây, bạn có thể xem hạn sử dụng của rượu vang dễ dàng, chính xác, cụ thể:

– Niên vụ

Bạn có thể kiểm tra hạn sử dụng của rượu vang dựa trên niên vụ – năm thu hoạch của nho trong chai rượu. Chẳng hạn như, rượu vang đỏ có hạn sử dụng khoảng 2 năm; rượu vang trắng trong vòng 1 năm; còn rượu hảo hạng lại khoảng 10-20 năm.

– Giống nho

Mỗi loại nho lại có thời gian lên men và bảo quản khác nhau. Vì thế, thời hạn sử dụng của rượu vang cũng không giống nhau. Ví dụ, loại rượu vang được làm từ nho Gamay, Grenache của Mỹ có hạn dùng ít hơn 3 năm nên bạn cần dùng càng sớm càng tốt. Còn với những loại làm từ nho Merlot, Syrah, Zinfandel của Mỹ lại có thời gian sử dụng từ 3 – 20 năm.

– Cách sản xuất

Đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt về hạn sử dụng của các loại rượu vang. Thời gian ngâm các thành phần hỗn hợp càng lâu sẽ làm tanin trong vang gắn kết vững chắc mà vẫn giữ được hương vị bền lâu. Cho nên, không lạ gì khi có những chai rượu vang có hạn sử dụng trên 20 năm như Merlot của Bordeaux, Barolo của Piedmont,…

– Thời hạn mở rượu vang

Thời gian sử dụng rượu phụ thuộc vào thời điểm bạn khui chai. Rượu tự nhiên, rượu vang trắng sau khi mở có thể để từ 2 – 3 ngày, rượu vang đỏ khoảng 3 – 5 ngày, rượu vang sủi tăm chỉ 36 giờ, rượu vang cường hóa lại khoảng 2 – 3 tuần,…

– Loại rượu và quy trình bảo quản rượu

Đối với những loại chưa khui nắp, bạn có thể dựa vào đặc điểm của các loại rượu để dự đoán tuổi thọ như: Rượu vang trắng hạn sử dụng khoảng 1 – 2 năm, rượu vang đỏ khoảng 2 – 3 năm, còn rượu nấu ăn khoảng 3 – 5 năm,…

– Giá tiền

Giá thành tỷ lệ thuận với chất lượng rượu vang. Càng đắt tiền, thời gian sử dụng rượu vang càng lâu hơn. Rượu vang có giá dưới 500.000 sẽ có khoảng thời gian dùng trong vòng 3 năm. Các loại rượu từ 500.000 – 1.000.000, có hạn sử dụng khoảng 5 năm. Một số loại khác có giá trên 1.000.000, thường được dùng từ 7 năm trở lên.

– Tuổi thọ

Một số loại rượu có tuổi thọ trong khoảng 3 năm bạn nên dùng càng sớm càng tốt như: Gamay, Grenache, Beaujolais Nouveau,… Trong khi đó, những loại Syrah, Merlot, Zinfandel, Chianti Classico,… với độ tuổi từ 3 – 20 năm lại có thời gian sử dụng lâu hơn. Đặc biệt, các loại rượu có thời hạn dùng lên đến ngàn năm thuộc rượu thượng hạng cao cấp như Cabernet Sauvignon, Merlot Chateau,…

– Điều kiện thời tiết

Biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng nắng nóng ở các vùng trồng nho tại Châu Âu. Điều này làm thời điểm thu hoạch nho sớm hơn dự kiến khoảng vài tuần. Vì thế, nhân viên phục vụ/ sommelier có thể dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu của vùng miền sản xuất rượu, để dự đoán hạn sử dụng của thức uống.

Txl 1 80
8 cách xem hạn sử dụng của rượu vang.

Rượu vang hết hạn phải làm thế nào?

+) 3 dấu hiệu nhận biết rượu vang hết hạn

Bạn có thể nhận biết rượu vang bị hỏng dựa vào các yếu tố như: Màu sắc, mùi vị và nút chai. Những loại rượu vang có màu đục, nâu, vàng nâu,…, hay mùi nấm mốc, chua, nồng giống nước sơn móng tay, mùi trứng thối,… bạn không nên sử dụng. Với các chai rượu có nút chai nhô cao hơn bình thường là do phản ứng hóa học của vi sinh trong chai rượu tác động vào. Vì thế, nếu có những dấu hiệu này, bạn nên lưu ý không sử dụng.

+) Hệ lụy của việc dùng rượu vang hết hạn

Sử dụng rượu vang hết hạn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, hệ tiêu hóa. Một số biểu hiện nếu uống rượu quá hạn như khó chịu, buồn nôn, đau đầu,… thậm chí tổn thương gan nghiêm trọng. Vì thế, bạn không nên sử dụng rượu vang hỏng, để đảm bảo sức khỏe bản thân tốt hơn.

Txl 1 81
Uống rượu vang hết hạn gây buồn nôn, đau đầu.

+) Cách bảo quản rượu vang sử dụng được dài lâu

Có nhiều cách bảo quản rượu vang để kéo dài thời hạn sử dụng của thức uống này chẳng hạn như: Đặt ở nơi tối, tránh ánh sáng mặt trời, yên tĩnh, hơi ẩm,… Tùy thuộc vào các loại rượu, nhiệt độ bảo quản sẽ khác nhau, lý tưởng nhất thường ở khoảng 55 độ F (13 độ C). Còn độ ẩm nên ở khoảng từ 60 đến 80 phần trăm, đảm bảo nút chai không bị khô. Ngoài ra, bạn có thể đặt vào tủ lạnh, với nhiệt độ 15 độ C.

+) Cách tái sử dụng rượu vang hết hạn

Nếu bạn để chai rượu vang quá lâu, dẫn đến hết hạn, có thể tái sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như làm gia vị chế biến món ăn, thuốc nhuộm vải, chất khử trùng,… Những món bít tết, sườn, gà nướng nếu được ướp bởi rượu vang sẽ có mùi vị thơm ngon, đậm đà hơn. Ngoài ra, rượu vang còn dùng để khử vị tanh của hải sản, lau sàn gỗ sẫm màu, bàn ghế gỗ,…

Nhìn chung, có nhiều cách xem hạn sử dụng của rượu vang mà nhân viên phục vụ nhà hàng nên áp dụng. Đặc biệt, nếu rượu quá hạn, bạn có thể tái sử dụng trong việc sinh hoạt hằng ngày một cách hữu ích. Hy vọng những thông tin  trên đây sẽ giúp các sommelier hay nhân viên phục vụ nhà hàng hiểu rõ hơn về thức uống này.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Mát mắt với 8 ý tưởng trang trí cocktail siêu đẹp, siêu ấn tượng

Trang trí cocktail không khó nhưng để ly cocktail ấn tượng và độc đáo lại cần sự khéo léo và sáng tạo không ngừng của Bartender, thậm chí phải có chất và thương hiệu riêng. Bạn là Bartender mới vào nghề và lúng túng trong việc trang trí cocktail? Đừng lo! Nghề khách sạn chia sẻ 5 ý tưởng siêu đẹp, siêu mát mắt để bạn tham khảo và áp dụng – biến tấu đến 1.000 ly thức uống đều được.

ý tưởng trang trí cocktail siêu đẹp, siêu ấn tượng
Bạn đã có nhiều ý tưởng trang trí cocktail chưa?

Trang trí cocktail đẹp và ấn tượng có quan trọng?

Dĩ nhiên có. Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng, giúp kích thích và gây sự tò mò về thứ sắp được thưởng thức: đồ ăn hay thức uống. Cocktail vốn đã ngon về hương vị, nay nếu đặc biệt về cả cách trang trí sẽ càng ghi điểm với thực khách hơn. Nhiều người chưa cần nhâm nhi để xem thế nào đã ngay lập tức chụp ảnh check-in lên trang cá nhân khen lấy khen để; quầy bar nhờ vậy mà được PR miễn phí, thu hút khách tiềm năng mới ghé đến gọi món.

Trang trí cocktail thế nào để đẹp và ấn tượng?

Khâu trang trí đồ uống nói chung hay cocktail nói riêng không bó buộc trong một khuôn khổ chật hẹp hay cố định. Nó thiên nhiều vào sự khéo léo và sáng tạo của Bartender. Do đó, có nhiều cách để trang trí một ly cocktail đẹp, gây ấn tượng với thực khách. Và 5 ý tưởng gợi ý sau đây được cho là phổ biến nhưng chưa bao giờ lỗi thời:

+ Sử dụng xiên có sẵn hoặc thảo mộc cứng làm xiên

Dùng xiên kim loại có sẵn hoặc các loại thảo mộc có thân cứng như hương thảo, hoa oải hương để làm xiên rồi xiên qua các loại trái cây phù hợp với nguyên liệu chính của đồ uống là cách trang trí gây nhiều ấn tượng cho thực khách.

+ Tẩm thêm đường và gia vị vào trái cây tươi để làm kẹo

Thay vì chỉ làm xiên hoặc viền miệng ly, nhiều Bartender tẩm đường hoặc gia vị thích hợp lên các loại trái cây tương thích với đồ uống để tăng thêm sự mới lạ, đồng thời bổ trợ hương vị cho thức uống.

+ Thái lát mỏng các loại trái cây có múi

Cam, chanh, quýt, bưởi thường được dùng để trang trí cocktail hay nhiều loại đồ uống khác. Cách đơn giản nhất là thái lát mỏng chúng rồi gắn lên miệng ly hoặc cho trực tiếp vào ly nước đều đẹp.

Txl 1 220
Có những cách trang trí cocktail tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu ứng mỹ quan cao

+ Tạo hình cho vỏ chanh, cam hoặc quýt

Vỏ của những loại trái cây như cam, chanh, quýt hoàn toàn có thể được tận dụng để trang trí cocktail. Bartender chỉ cần cắt lấy phần vỏ rồi khéo léo xoắn để tạo hình cho chúng rồi trang trí đồ uống là được.

+ Trang trí vành ly với đường, muối hoặc gia vị khác

Làm ướt vành ly bằng nước cốt chanh tươi rồi lăn qua đường, muối hoặc các loại gia vị dạng bột phù hợp khác (như quế, cacao, matcha, nhục đậu khấu…) cũng là cách trang trí cocktail được ưa chuộng, vừa tạo mỹ quan đẹp vừa góp phần tạo hương vị độc đáo cho đồ uống đó.

+ Biến đồ trang trí thành hoa

Thường là các loại trái cây như táo, cà chua, lê… Khéo léo cắt 1 dải táo dạng lát mỏng dài rồi cuộn nó lại để được tạo hình bông hoa đẹp mắt và dùng xiên để cố định lại trước khi đặt lên trên bề mặt đồ uống.

+ Tạo hình cho đá viên dạng khối

Đá viên không chỉ tạo độ lạnh cho đồ uống mà còn được tận dụng để trang trí. Bartender có thể sử dụng các loại khuôn làm đá đa dạng hình dạng và kích thước để tạo hình, thêm vào đó các loại nguyên liệu nhiều màu sắc, thường là rau gia vị hay trái cây tươi; thậm chí thay thế nước lọc bằng nước trái cây hay nước ép phù hợp với menu đồ uống. Ngoài ra, nhiều bậc thầy pha chế còn tự tay cắt gọt, tỉa tót những khối đá nhàm chán thành hình thù đẹp mắt và ấn tượng.

Txl 1 221
Những viên đá trông đẹp mắt hơn từ ý tưởng tạo hình này

+ Phụ kiện trang trí có sẵn

Đó có thể là chiếc ô nhỏ xinh, ống hút đa sắc hay que kẹo mút ngộ nghĩnh… mà Bartender có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa tiệm bán nguyên liệu, đồ dùng pha chế. Cách trang trí này tuy không mấy cầu kì nhưng nếu biết kết hợp và tạo được câu chuyện riêng thì hoàn toàn có thể tạo nên điểm nhấn ấn tượng về ly đồ uống đặc biệt.

Một ý tưởng có thể sáng tạo ra hàng trăm – nghìn cách trang trí mới lạ và độc đáo cho ly cocktail đấy nhé! Vậy nên, với gợi ý siêu hữu ích trên đây của Nghề khách sạn, các Bartender non tay nghề sẽ không phải loay hoay tiêu tốn nguyên liệu cho khâu bày trí đồ uống phục vụ khách.

Tham khảo trực diện 30 kiểu trang trí cocktail đẹp mắt

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.