Top 20+ dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn của hướng dẫn viên không thể thiếu

Ngày mai, bạn chuẩn bị phải dẫn đoàn khách tham quan Hội An nhưng chưa biết mang theo dụng cụ nào? Còn thiếu vật dụng nào?,… Lúng túng, lo lắng và hoang mang,… Tất cả điều này sẽ được giải quyết bằng top 20+ dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn của hướng dẫn viên trong bài viết dưới đây của Nghề khách sạn nhé. Tham khảo ngay và luôn thôi nào!

Top 20+ dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn của hướng dẫn viên không thể thiếu
Top 20+ dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn của hướng dẫn viên không thể thiếu

Dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn là gì?

Dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn là những vật dụng mà hướng dẫn viên mang theo trong quá trình làm việc, nhằm hỗ trợ cho chuyến đi diễn ra thành công, thuận lợi, không gặp vấn đề sai sót nào. Tùy thuộc vào tính chất chuyến tham quan, thời gian, địa điểm mà hướng dẫn viên sẽ lựa chọn những vật dụng khác nhau cũng như số lượng phù hợp.

Các dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn của hướng dẫn viên không thể thiếu

Các dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn của hướng dẫn viên không thể thiếu mà Nghề khách sạn có thể giới thiệu dưới đây như sau:

Dụng cụ chuyên môn hướng dẫn viên

Một số thủ tục giấy tờ mà hướng dẫn viên cần phải mang theo để đảm bảo quá trình làm việc được diễn ra suôn sẻ như:

– Lịch trình chuyến đi: Hướng dẫn viên nên chuẩn bị để khách tham quan biết được lịch trình chuyến đi và thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của bạn.

– Hồ sơ tour: Tùy thuộc vào hình thức làm việc theo hợp đồng, hội viên nghề nghiệp hay bán thời gian mà hướng dẫn viên sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tour gồm các thủ tục cụ thể như: Thẻ hướng dẫn viên, danh sách đoàn có dấu đỏ, chương trình tour có dấu đỏ, bảng/ phiếu điều hành tour có dấu đỏ,…

– Cờ dẫn đoàn: Chuẩn bị cờ dẫn đoàn có màu sắc nổi bật, in logo đầy đủ, cán cầm tay chắc chắn là một trong những điều hướng dẫn viên nên làm. Vật dụng này bạn phải mang theo liên tục, bạn nên dùng chất liệu nhẹ, không quá trơn, dễ cầm.

– Loa cầm tay: Trong chuyến dẫn đoàn, hướng dẫn viên không thể nào gào thét suốt từ 8h sáng đến 10h tối. Vì thế, chiếc loa sẽ giúp bạn truyền đạt rõ ràng hơn với du khách tốt hơn.

– Sổ tay: Mặc dù đã có điện thoại di động nhưng hướng dẫn viên vẫn nên chuẩn bị một cuốn sổ tay để ghi chép số liệu, thông tin nhanh nào đó của khách.

– Ghim – bút đánh dấu: Hỗ trợ đánh dấu những địa điểm sẽ đi qua cho du khách biết.

– Card visit: Ghi đầy đủ họ tên, số điện thoại của hướng dẫn viên để khách dễ dàng liên lạc khi cần.

Hướng dẫn viên được gì ngoài những chuyến đi

Dụng cụ y tế

Các dụng cụ y tế đảm bảo cho quá trình làm việc gặp vấn đề bệnh lý, té ngã, bị thương,… phải kể đến như sau: Thuốc cảm, dầu gió, băng dán, kéo y tế,…

Tuy nhiên, hướng dẫn viên không nên tùy tiện cho khách uống bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tốt nhất bạn chỉ nên đem theo dụng cụ băng bó vết thương khi gặp vấn đề xảy ra.

Txl 1 121
Hương dẫn viên mang theo dụng cụ y tế để xử lý tình huống khách gặp nguy hiểm khẩn cấp

Dụng cụ cá nhân

Một số vật dụng cá nhân mà hướng dẫn viên có thể mang theo như:

– Sạc dự phòng: Mang theo sạc dự phòng để cứu nguy cho những trường hợp điện thoại hết pin mà khách liên lạc khi cần thiết.

– Mũ, ô: Bất kỳ lúc nào hướng dẫn viên cũng nên chuẩn bị mũ, ô gấp gọn gàng trong ba lô để phòng ngừa những trường hợp mưa, nắng thất thường.

– Kính râm: Kính râm được xem là vật dụng hữu ích trong những ngày nắng nóng, khó chịu.

– Bật lửa: Vật dụng này hữu ích khi bạn đi chùa, đền cần thắp hương hoặc những trường hợp cần sử dụng lửa để đốt nóng, sưởi ấm, làm nóng thức ăn,…

– Ổ cắm điện: Một số địa điểm du lịch hoặc khách sạn không có ổ cắm điện ở vị trí thuận lợi vì thế giải pháp này trở thành lời khuyên vô cùng hữu ích.

– Vớ, tất: Tính chất công việc thường xuyên mang giày, bạn nên mang theo vớ để thay.

– Kim, chỉ: Sử dụng trong trường hợp quần áo bị rách khi hướng dẫn viên lỡ va đập vào vùng nào đó mà vẫn có thể xử lý ổn thỏa.

– Dầu gội đầu, sữa tắm, bột giặt: Những vật dụng này hữu ích cho hướng dẫn viên khi bạn đang thực hiện chuyến đi dài ngày.

Trên đây là top 20+ những dụng cụ làm việc/ dẫn đoàn hướng dẫn viên cần mang theo trong quá trình làm việc. Hy vọng rằng với tất cả thông tin hữu ích Nghề khách sạn giới thiệu này, bạn có thể tích lũy hành trang đầy đủ, hỗ trợ tốt cho chuyến đi.

Thu nhập và mức lương của hướng dẫn viên du lịch

Phương Thảo

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Con gái có nên làm hướng dẫn viên không? – Giải đáp từ người trong nghề

Nghề hướng dẫn viên đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Bên cạnh những chàng trai, không ít cô nàng vẫn luôn ấp ủ ước mơ này. Vậy con gái có nên làm hướng dẫn viên không? Cùng Nghề khách sạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp từ những người trong nghề nhé.

Con gái có nên làm hướng dẫn viên không? - Giải đáp từ người trong nghề
Con gái có nên làm hướng dẫn viên không? – Giải đáp từ người trong nghề

Đôi nét về nghề hướng dẫn viên

Hướng dẫn viên là người hoạt động trong ngành du lịch, sử dụng ngôn ngữ để trình bày, giới thiệu, giải thích tất cả các thông tin về địa điểm, di tích, danh lam thắng cảnh, liên quan đến chuyến đi.

Để trở thành hướng dẫn viên, bạn cần phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

– Thẻ hướng dẫn viên (nội địa hoặc quốc tế) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

– Kiến thức chuyên môn về nghề hướng dẫn viên được đào tạo qua trường lớp.

– Nền tảng văn hóa, lịch sử, địa lý về địa điểm tham quan, di tích, danh lam thắng cảnh,…

– Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống bất ngờ từ du khách nước ngoài mà vẫn đảm bảo lịch sự, thân thiện.

– Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua điệu bộ, nét mặt, cử chỉ hằng ngày.

– Kỹ năng thuyết trình – thuyết phục khách hàng lôi cuốn trong suốt chuyến đi.

Vậy con gái có nên làm hướng dẫn viên hay không? Cùng tìm hiểu những cơ hội mà bạn sẽ nhận được khi trải nghiệm nghề này.

Con gái làm hướng dẫn viên có cơ hội gì?

Muốn biết con gái có nên làm hướng dẫn viên không, hãy thử tham khảo các cơ hội bạn sẽ được nhận khi thử sức với nghề này phải kể đến như sau:

+) Đi nhiều nơi

Trở thành hướng dẫn viên, các cô gái sẽ được trải nghiệm nhiều vùng đất mới, địa danh thắng cảnh, di tích lịch sử,… tiếp xúc nói chuyện, thưởng thức món ăn ngon, phong tục tập quán,… của từng vùng đất thú vị, bổ ích.

Txl 1 124
Làm hướng dẫn viên có cơ hội đi nhiều nơi

+) Thu nhập đáng kể

Lương cơ bản của hướng dẫn viên không cao, tuy nhiên, họ thường nhận được tiền tips, phụ cấp thường xuyên nên thu nhập của nghề này cũng khá lý tưởng. Ngoài ra, bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách viết blog du lịch về những chuyến đi, địa điểm du lịch,…

+) Chủ động về giờ giấc

Nói không với văn phòng 4 bức tường suốt 8 tiếng đồng hồ, các nàng có thể linh hoạt thay đổi giờ giấc làm việc tùy thuộc theo nhu cầu, nguyện vọng. Đặc biệt, tùy thuộc vào thời điểm du lịch khác nhau trong năm mà hướng dẫn viên nữ có thể bận rộn hoặc nhàn nhã. Bạn có thể làm thêm nhiều việc khác trong những mùa rảnh rỗi.

Xem thêm: Làm hướng dẫn viên được gì ngoài những chuyến đi

Con gái làm hướng dẫn viên – chuyện chưa kể

Bên cạnh cơ hội, nữ hướng dẫn viên sẽ phải đối mặt với những thách thức, khó khăn mà chỉ có người trong nghề mới hiểu.

Txl 1 125
Con gái làm hướng dẫn viên – chuyện chưa kể

+) Đi sớm về khuya

Làm hướng dẫn viên bắt buộc phải liên tục xử lý tất cả vấn đề liên quan đến khách hàng từ khi nhận tour cho đến khi khách ra về, nên chuyện đi sớm về khuya sẽ thường xuyên xảy ra. Chị Hoàng Ngọc Anh với thâm niên kinh nghiệm hơn 5 năm cho biết, vào các mùa cao điểm hầu như không có ngày nghỉ, phải liên tục dẫn tour đến tận 11h mới về, nhưng sáng hôm sau 4h sáng lại đón đoàn khác.

+) Thường xuyên vắng nhà

Mỗi tour du lịch kéo dài khoảng 3 ngày đến 1 tuần, vì thế khi làm hướng dẫn viên bạn phải thường xuyên xa nhà, đặc biệt trong những ngày lễ tết. “Khi mọi người nghỉ lễ thì mình lại dẫn đi tour. Sau khi hết ca làm thì cũng là lúc ai cũng tất bật với công việc. Vì thế, đôi khi mình cũng tủi thân, ấm ức vì không được đi chơi”, bạn Hà Anh thở dài kể lại.

+) Ngủ chung với lái xe và hướng dẫn viên nam

Làm hướng dẫn viên hơn 4 năm, nhưng khi kể về chuyện nghề, Nguyễn Thị Hoa vẫn không khỏi bật khóc. “Thường vào các mùa cao điểm, khách du lịch đông nên phía công ty sẽ xếp hướng dẫn viên và tài xế ngủ chung phòng nội bộ (có từ 2 giường trở lên).

Có một lần, mình được bố trí ngủ chung với anh lái xe. Trong quá trình dẫn đoàn, mình quan sát thấy anh ấy cũng tử tế, lạnh lùng nên không cảnh giác. Tối về tan ca mệt, mình mới lăn ra giường ngủ. Nhưng đến nửa đêm thì phát hiện anh tài xế đang nằm bên cạnh mình. Lúc đó, mình đã hốt hoảng bật dậy ra khỏi giường và lang thang suốt đêm hôm đó”.

+) Khách gạ tình, cưỡng hiếp

Tính chất công việc luôn phải xử lý tất cả vấn đề liên quan đến khách hàng khi được yêu cầu. Vì thế, có một số trường hợp khách lợi dụng điều này để gạ gẫm, trêu ghẹo, thậm chí lừa vào phòng riêng để cưỡng hiếp.

Ngày 21/7/2020, một nữ hướng dẫn viên bị du khách cưỡng hiếp ngay tại resort ở TP. Phan Thiết vẫn còn rúng động đến hôm nay. Sáng ngày đó, chị P.H.P. hướng dẫn đoàn khách từ TP. HCM đến Mũi Né để tham quan, du ngoạn. Chiều cùng ngày, đoàn khách tổ chức ăn uống, nhậu nhẹt và hát karaoke. Tuy nhiên, vì quá mệt nên chị P. ngủ lại phòng một mình. Lợi dụng điều này, khách nam trong đoàn đã rời khỏi quán karaoke, đến phòng chị P. để khống chế, cưỡng hiếp.

Cũng tương tự như chị P, chị H. T. (Hướng dẫn viên của 1 công ty du lịch ở Hà Nội) ấm ức kể lại: “Đêm đó, mình nhận được cuộc gọi của khách nam trong đoàn báo mất ví. Ông ta yêu cầu mình lên phòng tìm gấp. Vì mới vào nghề, chưa biết nhiều quy định nên mình đã vội vã lên tìm cho khách.

Tuy nhiên, khi bước vào phòng thì bị ông ta khóa trái cửa rồi gạ tình. Lúc đó quá hoảng nên mình chạy vào nhà vệ sinh và gọi người ứng cứu. Mặc dù may mắn được thoát thân nhưng mỗi khi nhớ lại mình vẫn còn rùng mình, sợ hãi”.

Thường xuyên dẫn tour hành trình, nên bắt buộc hướng dẫn viên phải trò chuyện, giao lưu với khách. Chuyện bị khách nam gạ gẫm không thiếu. “Vì mới vào nghề nên mỗi lần kể chuyện hài hước góp vui gì, mình lại bị một số khách nam trêu ghẹo, thậm chí có người còn có những hành vi khiếm nhã. Lúc đó, mình mới thay đổi, bắt đầu ý tứ và giữ khoảng cách hơn với khách”, chị Hoàng Ngọc Lan (Hướng dẫn viên của công ty du lịch ở TP. HCM) chia sẻ.

Một số giải pháp giúp bạn gái vững bước nghề hướng dẫn viên

Đọc xong những chuyện chưa kể nghề hướng dẫn viên, có lẽ các bạn nữ sẽ vội vàng rời bỏ ước mơ ấp ủ bấy lâu. Tuy nhiên, thực tế, nghề nào cũng có những mặt tiêu cực. Vấn đề là bạn phải tìm cách giải quyết và khắc phục để vững bước với nghề thay vì “chạy ngay đi”.

Dưới đây là một số giải pháp Nghề khách sạn gợi ý giúp bạn nữ xử lý vấn đề và vững bước với nghề hướng dẫn viên trong tương lai:

+) Thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ

Không thể phủ nhận nghề này phải liên tục đi sớm về khuya trong mùa cao điểm. Để giữ vững sức khỏe, độ bền trong các ngày này, nữ HDV nên tranh thủ rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng khi có thời gian.

Txl 1 126
Tập thể dục giúp nữ hướng dẫn viên đủ sức khỏe để hoàn thành công việc tốt hơn

+) Bày tỏ nguyện vọng với công ty về chuyện ngủ chung với tài xế, HDV nam

Trước khi nhận tour, các bạn nữ hãy hỏi kỹ người cấp trên về việc lưu trú ban đêm. Nếu có trường hợp ngủ chung, bạn nên thẳng thắn từ chối không nhận tour. Không nên chỉ vì không có tour mà dễ dãi, chấp nhận bản thân bị thiệt thòi, rơi vào nguy hiểm.

Nếu công ty bắt buộc HDV nữ phải ngủ chung với tài xế, HDV nam, bạn có thể tự chi tiền ra thuê phòng khách sạn ngủ riêng hoặc mạnh dạn từ chối hợp tác với công ty này.

+) Hạn chế tiếp xúc, đùa giỡn với khách quá đà

Để hạn chế tình trạng gạ gẫm trong quá trình dẫn tour, nữ hướng dẫn viên có thể giao tiếp đúng mực, lịch sự, hạn chế đùa giỡn quá đà với khách nam.

+) Luôn cảnh giác, đề phòng với các yêu cầu lên phòng riêng của khách

Khi nhận được những yêu cầu lên phòng riêng của khách, nữ HDV nên đi chung với nhân viên khách sạn hoặc HDV khác để xử lý vấn đề thay vì chỉ đi một mình. Trường hợp bạn chỉ có một mình, hãy luôn cảnh giác và đề phòng.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “Con gái có nên làm hướng dẫn viên không?”. Hy vọng chúng hữu ích trong hành trình lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Cuối cùng, Nghề khách sạn chỉ muốn nhắn nhủ rằng, nếu yêu nghề, hãy cứ tự tin kiên trì vững bước, bền chí với con đường này, vượt qua mọi chông gai, thử thách. Chắc chắn rằng, cuối con đường, bạn sẽ nhận được những thành quả xứng đáng với công sức bản thân đã nỗ lực.

Phương Thảo (Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hồ sơ tour là gì? Hồ sơ tour gồm những gì? – 5 điều hướng dẫn viên cần biết

Muốn chuyến du lịch thành công, hướng dẫn viên luôn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tour, giấy tờ cùng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn,… Tuy nhiên, ít ai biết đầy đủ những thủ tục này, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề rắc rối cho chuyến đi. Vậy hồ sơ tour là gì? Hồ sơ tour gồm những gì? Khi nào chuẩn bị hồ sơ tour? Ai làm hồ sơ tour?… Hãy để Nghề khách sạn giúp bạn tìm câu trả lời cho những điều này nhé!

Hồ sơ tour là gì? Hồ sơ tour gồm những gì? - 5 điều hướng dẫn viên cần biết
Hồ sơ tour là gì? Hồ sơ tour gồm những gì? – 5 điều hướng dẫn viên cần biết

Hồ sơ tour là một trong những thủ tục không thể thiếu mà hướng dẫn viên nên chuẩn bị trong quá trình dẫn đoàn. Đóng vai trò quan trọng với chuyến du lịch của du khách nên bất kỳ nhân viên nào cũng nên thuần thục quy định liên quan đến thủ tục này. Hiểu “hồ sơ tour là gì? Hồ sơ tour gồm những gì?” giúp hướng dẫn viên du lịch tự tin, mang lại trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho du khách hơn.

Hồ sơ tour là gì?

Hồ sơ tour là thủ tục giấy tờ mà hướng dẫn viên cần chuẩn bị đầy đủ để quá trình dẫn đoàn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, giải quyết ổn thỏa các vấn đề phát sinh trong chuyến đi, góp phần để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách. Tùy thuộc theo mục đích, vai trò, vị trí của hướng dẫn viên mà hồ sơ tour sẽ có những giấy tờ liên quan khác nhau, tương ứng với chuyến đi của du khách.

Vì thế, hướng dẫn viên nên tìm hiểu “hồ sơ tour là gì? Hồ sơ tour gồm những gì?” để chuẩn bị đầy đủ các thủ tục này, nhằm đảm bảo chuyến dẫn tour được hoàn thành một cách thuận lợi, suôn sẻ.

Ai sẽ chuẩn bị hồ sơ tour?

Thông thường, trước khi dẫn bất kỳ đoàn khách nào, hướng dẫn viên đều phải chuẩn bị hồ sơ tour đầy đủ thủ tục giấy tờ liên quan đến chuyến đi. Nếu lơ là bỏ qua thao tác này, hướng dẫn viên sẽ dễ gặp nhiều vấn đề phát sinh khác như chương trình dẫn tour có vấn đề về pháp lý, bị khách bắt bẻ, nghi ngờ, gặp rắc rối khi hướng dẫn,…

Txl 1 123
Trước bất kỳ chuyến đi nào, hướng dẫn viên cũng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tour

Hồ sơ tour gồm những gì?

Dựa theo luật du lịch năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/08/2019 theo nghị định 45 quy định cụ thể hồ sơ tour được chuẩn bị tùy thuộc vào trường hợp sau đây:

– Hướng dẫn viên làm việc cho công ty lữ hành có ký hợp đồng lao động sẽ chuẩn bị hồ sơ tour gồm những giấy tờ như sau:

+ Hợp đồng lao động photo công chứng

+ Bảng hoặc phiếu điều hành tour phân công hoạt động có dấu đỏ.

+ Chương trình tour có đóng dấu đỏ

+ Danh sách đoàn có đóng dấu đỏ

+ Thẻ hướng dẫn viên đúng chuyên môn, quy định của pháp luật

– Hướng dẫn viên là hội viên hội nghề nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ tour bao gồm các giấy tờ như:

+ Thẻ hội viên hoặc giấy xác nhận trong thời gian cấp thẻ

+ Hợp đồng hướng dẫn theo từng thời gian cụ thể tháng, năm hoặc tour

+ Bảng/ phiếu điều hành tour phân công nhiệm vụ có dấu đỏ.

+ Chương trình tour có đóng dấu đỏ

+ Danh sách đoàn có đóng dấu đỏ

+ Thẻ hướng dẫn viên đúng chuyên môn, quy định pháp luật

– Hướng dẫn viên chỉ làm việc bán thời gian cho công ty khác sẽ chuẩn bị hồ sơ tour gồm những giấy tờ như:

+ Hợp đồng lao động của công ty hướng dẫn viên làm việc (Photo công chứng)

+ Hợp đồng hướng dẫn của công ty khác thực hiện với bạn theo từng tour cụ thể

+ Bảng phiếu phân công nhiệm vụ có dấu đỏ

+ Chương trình tour có dấu đỏ

+ Danh sách đoàn có đóng dấu đỏ

+ Thẻ hướng dẫn viên đúng quy định của pháp luật, đúng chuyên môn.

Nhìn chung, tùy thuộc vào mỗi loại hướng dẫn viên mà bạn sẽ biết “hồ sơ tour gồm những gì?”. Cho nên, hãy tìm hiểu kỹ càng để tránh chuẩn bị sai sót nhé.

Xem thêm: 4 điều cần biết về nghề hướng dẫn viên

Chuẩn bị hồ sơ tour lúc nào?

Thời điểm chuẩn bị hồ sơ tour là khoảng thời gian trước mỗi chuyến dẫn đoàn. Tốt nhất hướng dẫn viên nên kiểm tra tất cả thủ tục liên quan đến hành trình để tránh tình trạng thất lạc giấy tờ hoặc sai sót trong quá trình làm việc.

Lưu ý gì khi chuẩn bị hồ sơ tour?

Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ tour hướng dẫn viên du lịch nên nhớ như sau:

– Tìm hiểu và chuẩn bị hồ sơ tour liên quan đến chuyến đi trước khi khởi hành.

– Liên lạc, hỏi thăm những hướng dẫn viên lành nghề, có kinh nghiệm trước đó để biết các giấy tờ cần mang theo trong khi làm việc.

– Kiểm tra lại tất cả thủ tục giấy tờ trước và sau mỗi chuyến dẫn đoàn để tránh phát sinh lỗi.

– Báo với cấp trên nếu mất hoặc thất lạc giấy tờ thủ tục trong hồ sơ tour.

Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc “hồ sơ tour là gì? hồ sơ tour gồm những gì?”. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những kiến thức bổ ích, giúp hướng dẫn viên ngày càng giỏi hơn, nâng cao tay nghề, kinh nghiệm hơn.

Để trở thành hướng dẫn viên du lịch cần bằng cấp gì?

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

5 Bí quyết lắp điều hòa cho phòng khách sạn – khách dùng thoải mái, không kêu ca và giúp tiết kiệm điện

Điều hòa không khí là tiện ích không thể thiếu trong hầu hết các căn phòng khách sạn hiện nay. Bài viết sau, Nghề khách sạn sẽ cùng bạn tìm hiểu những bí quyết lắp điều hòa cho phòng khách sạn, giúp khách dùng thoải mái, vừa bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm điện…

5 Bí quyết lắp điều hòa cho phòng khách sạn – khách dùng thoải mái, không kêu ca và giúp tiết kiệm điện

Lắp điều hòa cho phòng khách sạn thế nào là đúng cách?

► Kinh nghiệm lắp đặt điều hòa không khí cho phòng khách sạn

– Chọn điều hòa có công suất phù hợp với thể tích phòng

Việc chọn điều hòa có công suất phù hợp với thể tích phòng là rất quan trọng. Trường hợp chọn loại điều hòa không phù hợp sẽ khiến phòng khách sạn không đủ mát hoặc gây lãng phí điện. Lời khuyên nên là:

+ Phòng 15m2 (45m3) – chọn điều hòa công suất 1 mã lực : 9000 BTU

+ Phòng 20m2 – chọn điều hòa công suất 12.000 BTU

+ Phòng 25m2 – chọn điều hòa công suất 15.000 BTU

+ Phòng 30m2 – chọn điều hòa công suất 18.000 BTU

+ Phòng 40m2 – chọn điều hòa công suất 24.000 BTU

– Lắp điều hòa ở vị trí tránh thổi trực tiếp vào giường

Trong thiết kế phòng khách sạn, từ cửa bước vào thường là một hành lang, bên trái là tường hay tủ kệ kê sát tường, bên phải là toilet. Giường thường đặt phía bên trong. Giới kiến trúc sư khuyên rằng, điều hòa nên được lắp ở hành lang và hướng thổi vào trong – cách chân giường một khoảng nhất định. Đó được xem là vị trí tốt nhất để lắp máy lạnh tốt cho sức khỏe người sử dụng – bởi khi đó điều hòa được sử dụng đúng chức năng là điều hòa không khí, duy trì nhiệt độ phòng ở mức thích hợp, để khách lưu trú bên trong cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Txl 1 24

Điều hòa nên được lắp ở lối hành lang để tốt cho sức khỏe người sử dụng

Việc lắp đặt điều hòa ở vị trí thổi trực tiếp vào giường rất nguy hiểm, bởi nếu khách đang bệnh ốm yếu, dùng nhiều chất có cồn hay ngủ quá say – nếu để điều hòa thổi thẳng gió vào người rất dễ khiến đột quỵ, trúng gió nặng.

– Lắp cục nóng điều hòa không quá xa cục lạnh

Để công suất làm lạnh của điều hòa không bị giảm, khi lắp đặt nên để cục nóng không quá xa cục lạnh, khoảng cách phù hợp không quá 25m. Cục nóng có tác dụng thổi khí nóng và khí thải ra ngoài nên đặt ở mái nhà hoặc nơi không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt là tốt nhất.

– Phòng khách sạn cần có khe thông cho không khí đối lưu

Không ngoại trừ trường hợp khách lưu trú sẽ muốn hẹn chế độ điều hòa tự tắt khi đã ngủ sâu – lúc đó phòng không được kín hoàn toàn mà phải có khe thông để phòng đối lưu không khí – người bên trong không bị ngạt. Khe đối lưu nên được thiết kế cao hơn tầm đầu người – vừa đảm bảo tính kín đáo khi điều hòa được mở, khí thải + khí nóng nhẹ hơn sẽ bay lên cao thông qua khe thông này ra ngoài, còn khí lạnh nhẹ hơn sẽ đọng lại ở tầm thấp – vừa giúp khách không bị ngạt khi điều hòa tắt đi.

– Nên lắp thêm quạt hút cho điều hòa

Để không khí bên trong phòng luôn sạch, nên lắp thêm quạt hút cho điều hòa để hút khí thải ra ngoài. Điều cần lưu ý là không lắp quạt hút gần máy lạnh (có thể lắp chéo hoặc đối diện cục lạnh) để tránh tình trạng quạt không hút khí thải mà hút khí lạnh ra ngoài, khiến công suất làm lạnh của điều hòa bị giảm.

Txl 1 127

Nên lắp thêm quạt hút cho điều hòa để đảm bảo không khí phòng luôn sạch

► Làm thế nào để sử dụng điều hòa hiệu quả, tiết kiệm điện?

Khách lưu trú chính là người sử dụng điều hòa trong phòng khách sạn, tuy nhiên không có nhiều khách biết dùng điều hòa như thế nào cho phù hợp, tốt cho sức khỏe và tiết kiệm điện. Vì vậy, việc có một hướng dẫn sử dụng điều hòa hiệu quả dán trong phòng khách sạn là điều cần thiết. Trong hướng dẫn đó, khách sạn nên khuyên khách:

– Đặt nhiệt độ ở mức 26 – 28 độ C: trường hợp mới ở ngoài trời nắng nóng vào phòng, khi mới bật điều hòa, nên để mức nhiệt độ thấp không quá 5 độ so với bên ngoài (nếu ngoài trời 35 độ thì bật trong phòng 30 độ) – một lát sau, khi cơ thể đã quen, thì chỉnh dần nhiệt độ xuống 26 – 28 độ. Điều này sẽ giúp người trong phòng không bị sốc nhiệt, vừa đảm bảo tuổi thọ cho điều hòa và tiết kiệm điện.

– Nên đặt ở chế độ gió thổi tự động: để gió được phân bố đều, lên xuống – phải trái; nếu chỉnh gió thổi mạnh vào một hướng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người sử dụng.

– Nếu chỉ ra khỏi phòng 1 lát, cứ để điều hòa chạy: thực tế mỗi lần bật điều hòa, mức điện năng tiêu thụ cao nhất có thể lên đến 900W và mất đến 30 phút thì điều hòa mới hoạt động ổn định ở mức 200W; do đó, nếu chỉ ra ngoài 1 lát – việc để điều hòa cứ chạy sẽ kinh tế hơn nhiều so với việc tắt đi – rồi bật lại.

– Mở cửa, làm sạch không khí phòng trước khi bật điều hòa: việc đi vắng cả ngày, đóng kín cửa sẽ khiến không khí trong phòng tồn đọng nhiều bụi bẩn, vi khuẩn – do đó, nếu khách đi chơi cả ngày rồi mới về phòng thì nên khuyên khách mở hết cửa phòng để làm sạch không khí rồi hãy bật điều hòa.

Txl 1 128

Nên làm sạch không khí phòng trước khi bật điều hòa

Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng – bảo trì, cần có kế hoạch vệ sinh bộ lọc điều hòa ít nhất 1 tháng/ lần, nhưng nếu được nên vệ sinh 2 tuần/lần là tốt nhất để giúp máy chạy tốt – bền và tiết kiệm tiền điện cho khách sạn.


Trên đây là những kiến thức, kinh nghiệm cũng như bí quyết lắp đặt, sử dụng điều hòa không khí hiệu quả cho phòng khách sạn. Mong rằng chia sẻ này của Nghề khách sạn sẽ hữu ích với chủ hay quản lý của các cơ sở lưu trú có phòng điều hòa phục vụ khách.

Ms. Smile

(Theo Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Nghiệp vụ Thu ngân Nhà hàng: 8 tình huống thường gặp và hướng xử lý

Bạn là Thu ngân Nhà hàng mới vào nghề và đang lo lắng không biết những tình huống phát sinh nào có thể xảy ra trong ca làm việc và hướng xử lý hợp lí? Nghề khách sạn xin chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích nhằm giúp bạn giảm bớt lo lắng trên.

nghiệp vụ thu ngân nhà hàng: 8 tình huống thường gặp và hướng xử lý

Bạn có biết những tình huống thu ngân nhà hàng thường gặp và hướng xử lý tương ứng?

Xử lý tình huống gặp phải khi hành nghề Thu ngân trong các nhà hàng, khách sạn là một trong những kỹ năng nghiệp vụ Thu ngân bắt buộc phải có trong phục vụ khách hàng, đảm bảo cung cấp đến khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách và doanh thu cho doanh nghiệp. Dưới đây là 8 tình huống thường gặp và hướng xử lý để bạn tham khảo:

– Khách sử dụng thêm dịch vụ

Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thêm dịch vụ tại nhà hàng, nhân viên thu ngân thực hiện một trong hai hướng sau:

  • Ghi tiếp số tiền khách phải thanh toán cho dịch vụ gọi thêm vào cột dịch vụ và cột tổng tiền thanh toán trong phiếu theo dõi chi phí – tổng hợp và xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo tổng tiền thanh toán mới nếu nhà hàng áp dụng hình thức thanh toán sau
  • Xuất một hóa đơn mới và yêu cầu khách thanh toán theo tổng số tiền thanh toán đề trên hóa đơn nếu nhà hàng áp dụng hình thức thanh toán tại quầy/ thanh toán trước.

– Khách đòi đổi/ trả lại món ăn

  • Trường hợp khách đòi đổi/ trả lại món ăn vì không đúng món: gọi phục vụ hoặc bếp đến làm việc. Nếu khách đồng ý thanh toán cho món ăn nhầm thì chỉ cần đổi tên món ăn kèm giá tương ứng vào hóa đơn cho khách – Nếu khách vẫn không đồng ý thì có thể linh hoạt làm món mới đúng yêu cầu nếu được hoặc nhân viên sai phạm phải đền tiền tùy theo quy định của nhà hàng
  • Trường hợp khách đòi đổi/ trả lại món ăn vì không đúng vị, không ngon hoặc ít hơn so với định lượng trong thực đơn: gọi bếp đến làm việc; trường hợp xấu hơn cần báo cáo với quản lý và thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của Quản lý nhà hàng

Txl 1 21

Tùy từng tình huống mà nhân viên thu ngân nhà hàng lựa chọn hướng xử lý cho phù hợp

– Khách gộp bàn, tách/ gộp bill

Tại nhà hàng, khách hàng thường có nhu cầu gộp bàn khi đi cùng nhiều người; thậm chí tách bill hoặc gộp bill để trả tiền hay đủ điều kiện để sử dụng ưu đãi từ nhà hàng. Lúc này, nhân viên thu ngân cần linh hoạt thao tác trên phần mềm quản lý bán hàng (thường là máy Pos) để đảm bảo sự chính xác, thuận lợi cho khách hàng cũng như cho thu ngân khi làm báo cáo cuối ngày.

– Máy tính tiền bị hỏng

Tùy thuộc vào từng loại máy mà nhà hàng đang sử dụng, hoặc tùy thuộc vào các lỗi hiện gặp phải, nhân viên thu ngân tiến hành xử lý theo 2 hướng sau:

  • Máy hỏng do các vấn đề kỹ thuật: báo cáo tình trạng máy cho quản lý nhà hàng và yêu cầu hỗ trợ từ bộ phận kỹ thuật
  • Máy hỏng do vấn đề từ phần mềm: khi gặp tình huống này, tùy vào trình độ của nhân viên thu ngân sẽ có thể tự kiểm tra và sửa chữa những trục trặc đơn giản thường gặp nếu đã được hướng dẫn từ trước. Bởi khi mua phần mềm, bên bán sẽ bàn giao gần như toàn bộ các tính năng, kể cả trục trặc nếu có cho bên mua (nhà hàng); trường hợp hư hỏng chưa từng gặp, hãy báo cáo lên quản lý để được trợ giúp.

– Không đủ tiền lẻ để thối lại cho khách

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây cũng là một trong những tình huống thường gặp trong công việc nhân viên thu ngân. Để hạn chế tối đa gặp phải trường hợp này, nhân viên thu ngân phải linh hoạt xác định giới hạn định mức tiền lẻ phải dùng trong ca để tiến hành đổi đủ số lượng cần thiết vào đầu ca làm việc. Tuy nhiên, nếu đã tính toán rồi nhưng vẫn không đủ tiền lẻ để thối lại cho khách, hãy linh hoạt đi đổi tại các quầy thu ngân khác, đổi người quen hoặc nhân viên nhà hàng, tiệm quán gần đó… Sẽ có người vui vẻ đổi cho bạn vì họ nghĩ rằng sẽ có một lúc nào đó họ cần và bạn cũng sẽ đổi lại cho họ.

Txl 1 22

Hãy tính toán giới hạn định mức tiền lẻ cần dùng trong mỗi ca để thực hiện đổi vào đầu ca, tránh tình trạng thiếu tiền lẻ thối lại cho khách

– Khách quên thanh toán

Tình huống này không trực tiếp thuộc kiểm soát của thu ngân, đây là trách nhiệm của nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, hóa đơn được lưu trên hệ thống và nhân viên thu ngân buộc phải giải trình khi làm báo cáo cuối ngày. Do đó, khi gặp tình huống này, tùy theo nội quy nhà hàng mà hoặc khiển trách rút kinh nghiệm lần đầu, hoặc phục vụ sẽ chịu (tự bù tiền) hoặc phục vụ và thu ngân tự tính toán với nhau xem có thể xóa bill được hay không (hướng xử lý này không khuyến khích áp dụng vì gây tổn thất cho nhà hàng).

– Phát hiện khách thanh toán bằng tiền giả

Phân biệt tiền thật – giả cũng là một trong những kỹ năng phải có khi làm nhân viên thu ngân để tránh gây tổn thất cho nhà hàng, nhất là những nhà hàng lớn với tổng giá trị hóa đơn thanh toán lên đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu. Trường hợp phát hiện khách thanh toán bằng tiền giả, thu ngân phải bình tĩnh, lịch sự và tế nhị mời khách ra chỗ khác để tránh sự chú ý của khách khác – thông báo cho khách về sự việc và đề nghị khách đổi tiền/ thẻ tín dụng/ phương thức thanh toán khác – nếu khách vẫn khăng khăng đó là tiền thật thì thu ngân báo cho quản lý để có hướng xử lý phù hợp.

Txl 1 23

Nhân viên thu ngân cần trang bị kỹ năng phân biệt tiền thật – giả để tránh gây tổn thất cho nhà hàng

– Khách không chịu thanh toán vì hóa đơn sai

  • Trường hợp hóa đơn sai là do thu ngân nhập sai: sửa lại bill rồi bấm thanh toán lại trên hệ thống và gửi lại hóa đơn mới chính xác cho khách là được. Lý do là vì khi bấm thanh toán trên hệ thống sẽ có 2 nút: thanh toán ngay và tạm in (chỉ in bill, chưa thanh toán), thu ngân thường bấm “tạm in” phòng trường hợp sai sót
  • Trường hợp hóa đơn sai là do phục vụ order nhầm: gọi nhân viên order lại quầy để cùng với thu ngân và khách tìm hướng xử lý; hãy chân thành mong khách thông cảm, sau đó xin phép được đổi bill thanh toán mới nếu được; còn không, nhân viên làm sai phải tự chịu

Xử lý khéo léo và kịp thời những tình huống xảy ra trong ca làm việc là kỹ năng cần thiết và quan trọng mà nhân viên thu ngân cần có; đây cũng là một trong những tiêu chí tuyển dụng thu ngân được các nhà tuyển dụng (HR) đặc biệt chú trọng. Tham khảo bài viết trên đây của Nghề khách sạn sẽ giúp bạn bổ sụng kiến thức nghiệp vụ cho buổi phỏng vấn thu ngân trong tương lai.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

7 Kỹ năng nhân viên Kế toán Nhà hàng – Khách sạn cần có

Bạn là nhân viên Kế toán mới vào nghề và đang gặp khó khăn trong việc thích ứng với điều kiện và cường độ công việc? Bạn lo lắng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao vì chưa có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế? Bài viết này, Nghề khách sạn xin chia sẻ 7 kỹ năng nhân viên Kế toán Nhà hàng – Khách sạn cần có để bạn tham khảo và áp dụng.

7 kỹ năng nhân viên kế toán nhà hàng khách sạn cần có

Bạn có biết một nhân viên kế toán nhà hàng – khách sạn nên trang bị những kỹ năng gì?

Kế toán là công việc đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao, sự chính xác tuyệt đối trong việc lập chứng từ, ghi hóa đơn và xử lý các con số. Nhân viên Kế toán muốn hoàn thành tốt công việc phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết sau đây:

– Năng lực chuyên môn cao

Đây là một trong những kỹ năng bắt buộc phải có để được tuyển dụng vào vị trí Kế toán trong các nhà hàng, khách sạn. Bởi, công việc kế toán đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, nghiệp vụ; chỉ khi bạn trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính kế toán, đọc hóa đơn – chứng từ – tài liệu kế toán, thống kê, phân tích tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp,… thì bạn mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao.

Txl 1 17

Công việc kế toán yêu cầu nhân viên kế toán phải có năng lực chuyên môn để lập và trình bày báo cáo tài chính, đọc hóa đơn – chứng từ – tài liệu kế toán,…

– Thành thạo tin học văn phòng

Đây là kỹ năng cần có của không chỉ vị trí Kế toán mà của tất cả mọi ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực hoạt động ở thời điểm hiện tại. Đối với kế toán, yêu cầu bắt buộc thành thạo máy tính văn phòng là điều hiển nhiên, đặc biệt là word, excel, power point và một số phần mềm vi tính văn phòng hỗ trợ khác. Việc nắm được các kỹ năng thao tác cơ bản với máy tính giúp khối lượng công việc được giảm tải, tăng năng suất, tăng độ chính xác trong tính toán và nhập số liệu, giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.

– Kỹ năng giao tiếp tốt

Trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa vàng giúp bạn thành công trong công việc và tạo dựng các mối quan hệ thân thiết giữa cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới và cả với khách hàng; từ đó, tạo đà thuận lợi cho con đường thăng tiến trong tương lai. Nhân viên kế toán nên trang bị kỹ năng này, bao gồm cả giao tiếp bằng tiếng Anh thì càng tốt. Môi trường ngành Nhà hàng – Khách sạn yêu cầu bạn phải trở nên năng động, thân thiện và đặc biệt phải giao tiếp được, giao tiếp tốt với người đối diện.

Txl 1 18

Làm việc trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn đòi hỏi cao kỹ năng giao tiếp, kể cả giao tiếp bằng tiếng Anh

Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng dành cho nhân viên mới vào nghề​

– Thao tác thành thạo phần mềm kế toán của doanh nghiệp

Hiện nay, hầu hết các nhà hàng, khách sạn đều ứng dụng phần mềm kế toán vào trong công việc, giúp quản lý và kiểm soát mọi hoạt động kế toán liên quan, đảm bảo sự chính xác trong mọi thao tác, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức. Vì vậy, ngoài năng lực chuyên môn, thành thạo vi tính văn phòng, giao tiếp tiếng Anh lưu loát thì nhân viên Kế toán còn phải thao tác thành thạo phần mềm kế toán hiện có của doanh nghiệp. Một số phần mềm kế toán thông dụng hiện nay như Misa, Fast, 3TSorft, ACMan 9.1, …

– Cẩn thận và trung thực

Đây là 2 kỹ năng mềm quan trọng và thiết yếu nhất mà một nhân viên Kế toán Nhà hàng – Khách sạn cần trang bị. Yêu cầu công việc đòi hỏi Kế toán phải hàng ngày tiếp xúc với các con số, số liệu, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ nhiều vô kể, rất dễ gây ra sai sót nếu không cẩn thận, tỉ mỉ từng chút một. Vì vậy, yêu cầu sự cẩn thận trong từng thao tác và trung thực tuyệt đối về các thông tin mà mình cung cấp liên quan đến tình hình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp là 2 phẩm chất vàng cần có của một kế toán viên.

Txl 1 19

Cẩn thận và trung thực là 2 phẩm chất vàng cần có của một kế toán viên

– Chịu được áp lực công việc

Bất kỳ công việc nào cũng ẩn chứa những áp lực riêng. Với nghề kế toán, áp lực của kế toán viên là đảm bảo tính chính xác tuyệt đối của các con số, các hóa đơn, chứng từ; đồng thời hạn chế tối đa những sai sót mang lại hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, khối lượng công việc càng nhân lên gấp bội vào các dịp cuối tháng/ quý/ năm, khi phải tổng hợp chi tiêu, tính toán lương thưởng cho nhân viên,… vì thế áp lực cứ thế mà tăng thêm.

– Một số kỹ năng cần thiết khác

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công việc được giao, kế toán viên còn phải đảm bảo trang bị các kỹ năng cần thiết sau:

  • Khả năng thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu
  • Kiên nhẫn, nguyên tắc và biết quản lý thời gian
  • Có trí nhớ và sức khỏe tốt
  • Trách nhiệm và tính kỷ luật cao trong công việc
  • Yêu thích các con số, đam mê công việc tính toán

Txl 1 20

Trang bị những kỹ năng này giúp nhân viên kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao

Một nhân viên Kế toán “được việc” là người hội tụ đầy đủ các các kỹ năng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trong đó tối thiểu nhất là những kỹ năng mà Nghề khách sạn đã chia sẻ trên đây. Rèn luyện bản thân để tự hoàn thiện mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết, luôn trong tư thế sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ mới,… là những gì kế toán viên cần trang bị.

Xem thêm: Làm thế nào để trở thành Kế toán trưởng trong Khách sạn – Nhà hàng?

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

7 Nguyên tắc Kế toán cơ bản (có ví dụ) bạn cần biết

Nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc hoạt động liên tục,… là những nguyên tắc Kế toán cơ bản mà bất kỳ nhân viên theo nghề nào cũng cần phải nắm rõ và phân biệt. Nếu vẫn chưa hiểu hết những nguyên tắc này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nghề khách sạn!

7 nguyên tắc kế toán cơ bản
Bạn có biết các nguyên tắc kế toán cơ bản?

Nguyên tắc Kế toán là gì?

Nguyên tắc Kế toán được hiểu là những tuyên bố chung, có vai trò như những chuẩn mực, mực thước, chỉ dẫn hay hướng dẫn mà các nhân viên Kế toán từng phần hành phải áp dụng để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính có liên quan đến công việc nhằm tạo ra tính thống nhất cao trong hệ thống.

Các nguyên tắc Kế toán cơ bản

Trong Kế toán hiện có 7 nguyên tắc cơ bản được thừa nhận như sau:

+ Nguyên tắc cơ sở dồn tích – Accruals

– Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được Kế toán ghi Sổ Kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hay chi tiền. Các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích giúp phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

– Ví dụ: Doanh nghiệp A ghi nhận một khoản thu 30 triệu đồng vào tháng 6 nhưng đến tháng 7 mới nhận được tiền; tuy nhiên, Kế toán vẫn phải ghi Sổ Kế toán ở thời điểm tháng 6.

Txl 1 14
Nguyên tắc cơ sở dồn tích yêu cầu Kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào Sổ Kế toán ngay tại thời điểm phát sinh

+ Nguyên tắc nhất quán – Consistency

– Các chính sách và phương pháp Kế toán mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong ít nhất 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp xảy ra sự thay đổi phải tiến hành giải trình lý do (thông báo với cơ quan thuế) và nêu đầy đủ những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết quả kế toán trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

– Ví dụ: Doanh nghiệp A lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm thì trong suốt quá trình hạch toán Kế toán năm, nhân viên Kế toán chỉ được áp dụng theo đúng phương pháp này.

+ Nguyên tắc hoạt động liên tục – Going concern

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp vẫn đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian vài năm tới. Trường hợp thực tế khác với giả định, tức doanh nghiệp có ý định hoặc bị buộc ngừng hoạt động có xác định thời gian cụ thể thì báo cáo tài chính phải được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích chi tiết cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính đó. Thực hiện theo nguyên tắc này, nhân viên Kế toán phải phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá phí (giá gốc) chứ không phải theo giá thị trường.

+ Nguyên tắc thận trọng – Prudence

– Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán các yếu tố cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này yêu cầu Kế toán phải: lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc và không được lập quá lớn; các khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập; không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế; chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí. Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng giúp doanh nghiệp bảo tồn nguồn vốn, hạn chế rủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục.

Ví dụ: Khách sạn A vừa bán 20 món hàng lưu niệm cho khách, tổng giá bán là 15 triệu đồng. Ngay sau đó, kế toán của khách sạn A phải lập một khoản dự phòng đúng bằng trị giá của 20 món hàng vừa bán (tương đương 15 triệu) phòng trường hợp khách trả lại vì hàng lỗi.

Txl 1 15
Việc áp dụng nguyên tắc thận trọng giúp doanh nghiệp bảo tồn nguồn vốn, hạn chế rủi ro,…

+ Nguyên tắc giá gốc – History cost

– Mọi tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc (giá mà doanh nghiệp bỏ ra để có/ mua được tài sản đó). Giá này được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Nguyên tắc này đòi hỏi Kế toán không được tự ý điều chỉnh giá gốc, trừ trường hợp có quy định khác trong Pháp luật hoặc Chuẩn mực Kế toán cụ thể.

Ví dụ: Khách sạn A mua một máy giặt công nghiệp hồi tháng 2/2020, giá 200 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT) – thuế GTGT 10% nên giá gốc của máy giặt sẽ là: 200 triệu + 20 triệu (thuế) = 220 triệu. Đến tháng 11/2020, giá bán ra của loại máy giặt này trên thị trường tăng lên 250 triệu (chưa bao gồm thuế GTGT); tuy nhiên, giá của chiếc máy giặt đó vẫn phải được ghi nhận là giá tại thời điểm mua, là 220 triệu đồng.

+ Nguyên tắc trọng yếu – Materility

– Kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu; đó là những thông tin mà nếu thiếu hoặc sai sẽ có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Những thông tin còn lại không mang tính trọng yếu, ít tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể đến người sử dụng thì có thể bỏ qua hoặc được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất, chức năng.

Ví dụ: Trong Báo cáo tài chính của khách sạn A, một số khoản mục có cùng nội dung, bản chất được gộp chung vào một khoản mục lớn. Như: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển… được gộp chung vào khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền – Hay: Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Hàng hóa, Hàng gửi bán… được gộp chung vào khoản mục Hàng tồn kho.

Txl 1 16
Nguyên tắc này yêu cầu Kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin có tính chất trọng yếu

+ Nguyên tắc phù hợp – Matching

Yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau, tức là Kế toán khi thực hiện ghi nhận một khoản doanh thu thì phải đồng thời ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra khoản doanh thu đó, thường bao gồm: chi phí của kỳ tạo ra doanh thu; chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến chi phí của kỳ đó.

Những nguyên tắc kế toán cơ bản được áp dụng chính xác giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định. Điều này cũng giúp kiểm toán viên và nhà quản trị dễ dàng đánh giá tình hình và đưa ra lời khuyên đúng đắn, kịp thời cho kế hoạch kinh doanh và sử dụng nguồn vốn.

Nghiệp vụ kế toán nhà hàng – khách sạn dành cho nhân viên kế toán

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Quy trình thực hiện đóng ngày nhân viên kiểm toán đêm khách sạn cần biết

Thực hiện đóng ngày là một trong những nhiệm vụ hàng ngày của bộ phận kiểm toán đêm khách sạn. Vậy quy trình đóng ngày được thực hiện như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Nghề khách sạn.

Quy trình thực hiện đóng ngày nhân viên kiểm toán đêm khách sạn cần biết

Ảnh nguồn Internet

► In các báo cáo

  • Danh sách khách đến trong ngày.
  • Danh sách khách đến ngày mai.
  • Danh mục buồng trống sạch.
  • Danh mục nhóm khách trả buồng ngày mai.
  • Các báo báo hỗ trợ.

► Hủy các đặt buồng không đảm bảo

Nhân viên kiểm toán đêm rà soát lại và hủy bỏ tất cả các đặt phòng không đảm bảo mà khách đến dự kiến trong ngày nhưng không đến check-in nhận phòng. Khi quy trình đóng ngày được thực hiện, trường hợp đặt buồng có đảm bảo sẽ tự động chuyển thành “khách không đến”. Đối với loại đặt buồng có đảm bảo nhưng khách không đến thì khách sạn vẫn có nguồn thu.

► Cân đối các khoản thanh toán

  • Thu thập thông tin về các khoản thanh toán do nhân viên lễ tân nhận được trong 3 ca làm việc.
  • Kiểm tra, đối chiếu các khoản chi phí của khách đã được nhập trong ngày để tránh xảy ra sai sót.
  • Sắp xếp các giấy tờ, chứng từ liên quan theo đúng thứ tự để dễ lưu trữ, quản lý.

► Nhập doanh thu các bộ phận vào hệ thống

Nhân viên kiểm toán đêm kiểm tra kỹ giao dịch của các bộ phận và tiến hành nhập doanh thu vào hệ thống quản lý.

Bạn muốn xem thêm: Kiểm toán đêm là gì? Mô tả công việc và mức lương nhân viên kiểm toán đêm trong khách sạn

► Xem xét báo cáo khác biệt về giá

Nhân viên kiểm tra các sai sót trong báo cáo khác biệt về giá buồng (giá thuê buồng, số khách trong buồng…) để xác định xem các chi tiết đã nhập vào hệ thống quản lý khách sạn có chính xác không và chỉnh sửa cho phù hợp. Công đoạn này cần phải được thực hiện cẩn thận trước khi tiến hành bước tiếp theo.

► Chạy chức năng “nhập giá buồng và thuế”

Thực hiện việc chạy chức năng “nhập giá buồng và thuế” theo hướng dẫn của phần mềm quản lý khách sạn. Khi cho chạy chức năng này, tất cả giá thuê buồng sẽ được tự động tính vào từng buồng khách.

► Thực hiện thao tác đóng ngày

  • Thực hiện thao tác đóng ngày theo hướng dẫn của phần mềm quản lý khách sạn.
  • Tiến hành sao lưu các báo cáo phòng khi cần sử dụng.

► Làm báo cáo

  • Soạn báo cáo gồm các thông tin về: các thông kê của lễ tân, doanh thu của các bộ phận, thông tin về khách đoàn – hội nghị, dự báo.
  • In báo cáo chung thành nhiều bản, nộp lên quản lý và các bộ phận liên quan.
  • Tập hợp, in báo cáo của các bộ phận và phân phát báo cáo đến các bộ phận theo quy định.

► Kiểm tra ngăn hồ sơ

Kiểm tra lại các ngăn hồ sơ xem chứa thông tin có chính xác: phiếu đăng ký, các chứng từ hỗ trợ tính tiền vào hóa đơn của khách của các bộ phận, phiếu in dấu thẻ tín dụng hoặc giấy xác nhận ghi nợ kèm theo (nếu có)…

Xem thêm: Kỹ năng sử dụng máy bộ đàm nhân viên khách sạn cần biết

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Nghiệp vụ kế toán nhà hàng – khách sạn dành cho nhân viên kế toán

Để trở thành một kế toán nhà hàng – khách sạn chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu công việc thì yếu tố nghiệp vụ là vô cùng quan trọng. Vậy bạn có biết nghiệp vụ kế toán nhà hàng – khách sạn? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu điều này!

Nghiệp vụ kế toán nhà hàng - khách sạn

Ảnh nguồn Internet

 

Bản Nghiệp vụ kế toán nhà hàng – khách sạn​​

 

Nghiệp vụ chínhNhiệm vụ cụ thể
Xử lý số dư đầu kỳ
  • Khai báo các mã kho, mã vật tư, thành phẩm các danh mục, tài khoản ngân hàng
  • Quản lý, theo dõi, đối chiếu công nợ phải thu, công nợ phải trả cho nhà cung cấp
  • Tổng hợp, cập nhật, báo cáo hàng tồn kho, nguyên vật liệu (NVL)
  • Tạo các mã thành phẩm cho món ăn mảng nhà hàng; mã dịch vụ phòng nghỉ mảng khách sạn
  • Lập báo cáo, xử lý, phân bổ tài sản cố định (TSCĐ), công cụ dụng cụ (CCDC) từ cuối kỳ trước chuyển sang kỳ hiện tại
  • Nhập số dư tất cả các tài khoản cuối năm trước chuyển sang năm hiện tại.
Xử lý các phát sinh trong kỳ

* Đối với mảng nhà hàng

  • Xây dựng định mức NVL món ăn của nhà hàng chi tiết đến từng NVL như: rau, thịt, cá, mắm muối, gạo,…; lập phiếu xuất kho NVL; phiếu nhập kho thành phẩm.
  • Hạch toán các hóa đơn mua NVL; mua dịch vụ chi phí như ga, điện, nước,…; doanh thu bán ra của thành phẩm (món ăn); hóa đơn mua mới, ghi tăng và phân bổ CCDC hàng tháng; hóa đơn mua mới, ghi tăng và khấu hao TSCĐ hàng tháng; chi phí quản lý doanh nghiệp; lương của nhân viên bếp, lương nhân viên phục vụ;…
  • Lập các bảng kê khai theo mẫu; tạo mới các mã thành phẩm, đối tượng tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ
  • Ứng dụng phần mềm tương ứng để tính giá thành các thành phẩm.

* Đối với mảng khách sạn

  • Lập các mã công việc trong dịch vụ phòng nghỉ
  • Hạch toán hóa đơn chi phí phân bổ (tính vào giá thành của dịch vụ phòng); hóa đơn mua mới và phân bổ CCDC như giường, tủ, điều hòa,…; các loại đồ dùng như lược, bàn chải, khăn,…; hóa đơn mua mới và khấu hao TSCĐ (tính vào giá thành của dịch vụ tiền phòng); doanh thu dịch vụ phòng; chế biến bữa sáng miễn phí cho khách
  • Tính toán, phân bổ quy trình tính giá thành cho mảng giá thành phòng nghỉ

* Các bước xử lý tổng hợp

  • Tính toán, phân bổ chi phí chung cho cả 2 mảng theo tỉ lệ (%)
  • Tính toán, phân bổ tỉ lệ khấu hao TSCĐ, CCDC chia đều cho các mảng
  • Tính giá thành đồng thời cho cả 2 mảng
  • Tính toán, cân đối doanh thu – giá vốn của từng mảng 
Xử lý các nội dung cuối kỳ

* Lập báo cáo tài chính (BCTC)

  • Lập BCTC cân đối kế toán (giải thích rõ các chỉ tiêu); lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp); báo cáo kết quả kinh doanh và so sánh kết quả này theo mẫu
  • Lập các quyết toán thuế theo quy định vào cuối năm

* In sổ sách

  • In đầy đủ các sổ sách kế toán gồm: sổ cái, sổ chi tiết và các báo cáo liên quan; in các bảng biểu cho các vật tư không có hóa đơn sao cho được thuế thông qua
  • Phân loại hồ sơ, sắp xếp, lưu trữ các chứng từ hồ sơ theo từng loại riêng biệt một cách khoa học, dễ hiểu, dễ tìm
  • Chuẩn bị đầy đủ các nghiệp vụ, sổ sách, giấy tờ có liên quan sẵn sàng giải trình với cơ quan thuế.

Trên đây là những nghiệp vụ kế toán nhà hàng – khách sạn cơ bản nhất mà Nghề khách sạn tổng hợp được. Qua bài viết này bạn sẽ biết được để đáp ứng yêu cầu công việc của một kế toán nhà hàng – khách sạn cần trang bị những gì. Nghề khách sạn chúc bạn có những bước tiến dài trên con đường sự nghiệp!

Xem thêm: Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn nhân viên kế toán cần biết​

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tầm quan trọng của ngoại ngữ trong nghề HDV

Hướng dẫn viên (HDV) du lịch là nghề có đặc thù riêng khi được đi khắp nơi, học hỏi bao điều mới lạ và tiếp xúc với nhiều người. Ngoài trang bị tốt kiến thức chuyên môn thì ngoại ngữ là kỹ năng quan trọng cần phải có. Việc thông thạo thêm một hay nhiều ngôn ngữ không bao giờ là thừa đối với nghề HDV,  giúp bạn có ưu thế trong công việc, mở rộng và phát triển con đường sự nghiệp.

Tầm quan trọng của ngoại ngữ trong nghề HDV
Ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong nghề hướng dẫn viên

Vai trò của ngoại ngữ trong nghề HDV du lịch

Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa  hiện nay, khi mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng mở rộng ở tất cả các lĩnh vực giáo dục, thương mại, truyền thông, công nghệ… và đương nhiên không thể thiếu du lịch. Việc trau dồi thêm một ngoại ngữ sẽ mang lại những cơ hội mới cho bản thân:

  • Thuận lợi trong công việc: Du khách nước ngoài sẽ có những trải nghiệm tốt nhất, hài lòng nhất khi HDV sử dụng thành thạo ngôn ngữ của họ trong việc truyền tải nội dung thông điệp. 

Ngoại ngữ sẽ giúp cho công việc trơn chu, suôn sẻ hơn, giúp bạn  được đi đến và khám phá những miền đất mới.

  •  Mở rộng mối quan hệ: Việc thành thạo một ngôn ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu văn hóa, lối sống của từng quốc gia, từ đó giúp HDV giao lưu rộng hơn, cởi mở hơn. Tạo những mối quan hệ không chỉ trong công việc mà trong đời sống xã hội.

  • Nâng cao thu nhập: Mức thu nhập của HDV du lịch quốc tế hiện nay cao hơn so với HDV nội địa. Ngoại ngữ còn mang lại cơ hội tiếp cận với những vị trí tốt với mức thu nhập tương xứng.

Top ngoại ngữ một HDV du lịch nên biết

1. Tiếng Anh  

Học tiếng Anh cho phép một hướng dẫn viên du lịch có cơ hội hội nhập toàn cầu vì nó là phương tiện chính được sử dụng để giao tiếp tại các địa điểm du lịch lớn trên khắp thế giới. Việc học ngôn ngữ phổ biến này đóng vai trò rất quan trọng nhằm hỗ trợ công việc của HDV được thực hiện một cách trơn tru và suôn sẻ hơn.

Txl 1 129
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến mà hướng dẫn viên du lịch nên biết

2. Tiếng Tây Ban Nha

Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ phổ biến thứ 3 trên thế giới. Tại Châu Âu, tiếng Tây Ban Nha được ưa chuộng và dùng nhiều chỉ sau tiếng Anh. Số quốc gia sử dụng ngôn ngữ này ngót nghét 58 nước.

Tại Việt Nam, Tây Ban Nha chưa phải là ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng rộng rãi, nhưng nếu làm việc tại một số ngành đòi hỏi ngoại ngữ riêng biệt như hàng không, du lịch, khách sạn doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, làm việc tại Đại sứ Quán… cơ hội kiếm việc của bạn khá dễ dàng sau khi tốt nghiệp.

3. Tiếng Trung 

Là thứ tiếng thuộc về đất nước đông dân nhất thế giới, lượng du khách Trung Quốc tới Việt Nam chiếm tỉ lệ lớn. Khoảng cách địa lý, danh lam thắng cảnh cũng như văn hóa, ẩm thực tương đồng giữa hai nước khiến khách du lịch đều hài lòng và mong muốn trở lại.

4. Tiếng Nhật

Hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ toàn diện về nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội…. Nhật Bản hiện đang là đối tác lớn thứ 3 về du lịch của Việt Nam. Học tiếng Nhật, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản đang phát triển thành một trào lưu tại Việt Nam.

5. Tiếng Hàn

Văn hóa Hàn Quốc ngày càng phổ biến và ảnh hưởng đến Việt Nam, Hàn Quốc là lựa chọn du lịch hàng đầu của giới trẻ nước mình hiện nay, đồng thời lượng khách du lịch Hàn đến Việt ngày càng tăng. Vì vậy ngôn Ngữ Hàn cũng là một lựa chọn tốt cho các bạn HDV.

Làm thế nào để học tốt ngoại ngữ?

Bắt đầu với một ngôn ngữ mới không bao giờ là dễ, việc có trở thành một người thành công trong học ngôn ngữ hay không phụ thuộc vào chính bản thân bạn. 

Vậy điều gì là quan trọng để học tốt ngoại ngữ?

Đầu tiên là thời gian: ngôn ngữ không phải chỉ học ngày một ngày hai, 1 tháng 2 tháng là có thể giỏi, nó đòi hỏi cả một quá trình thường xuyên liên tục. Hãy lên một thời gian biểu cụ thể, một ngày bạn sẽ dành bao nhiêu tiếng để học ngôn ngữ đó, không cần quá nhiều nhưng cần sự kiên trì.

Txl 1 130
Lên thời gian biểu học ngoại ngữ mỗi ngày

Tiếp theo là phương pháp học: Trên internet đã có rất nhiều bài viết, bài chia sẻ của các thầy cô, các bạn trẻ về phương pháp học ngoại ngữ của họ. Điều chúng ta cần làm không phải là bắt chước theo mà nên chọn lọc những gì phù hợp với bản thân và hoàn cảnh. Tìm ra một phương pháp học tốt nhất cho mình.

Thực hành cũng là một yếu tố tiên quyết đối với người học ngoại ngữ. Việc học trên sách vở, internet hay học tại trung tâm sẽ là chưa đủ, bạn cần tìm một môi trường để thực hành tất cả những kỹ năng đã học. 

Đừng sợ mình nói sai, hãy cứ tự tin khi gặp bất kỳ ai sử dụng ngôn ngữ mình đang học, chính những lần sai sẽ giúp bạn thành thạo hơn.

 Dù là việc học ngoại ngữ hay bất cứ khi làm một công việc gì điều quan trọng là hãy đặt ra mục tiêu cụ thể. Hãy luôn nhớ ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa thành công. Đừng cho rằng việc học ngoại ngữ quá khó khăn, hãy cùng cố gắng hoàn thành mục tiêu của bản thân.

Qua bài viết này hy vọng các bạn HDV  và các bạn sinh viên đang trên con đường học tập trở thành một HDV có thêm những thông tin hữu ích về việc trau dồi ngoại ngữ, giúp ích cho việc phát triển bản thân và nghề nghiệp sau này.

Đoàn Trang

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.