3 Giờ chạy đua thần tốc tổ chức thành công sự kiện bàn tiệc siêu dài tại Hà Nội

Theo dự kiến, đúng vào lúc 17h00 chiều ngày 04/01 – sự kiện bàn tiệc năm mới siêu dài 525 mét sẽ chính thức diễn ra tại đường L7 thuộc khu đô thị Vinhomes Ocean Park, Hà Nội. Thế nhưng, từ sáng ngày hôm đó – trời mưa không ngừng nghỉ. Khi trời “thương” và tạnh ráo thì đơn vị tổ chức chỉ có vỏn vẹn 3 giờ đồng hồ để chạy đua set up mọi thứ sẵn sàng.

3 Giờ chạy đua thần tốc tổ chức thành công sự kiện bàn tiệc siêu dài tại Hà Nội

Bàn tiệc siêu dài tại Hà Nội kéo dài trên quãng đường hơn nửa cây số

Bàn tiệc năm mới dài 525 mét cuối tuần qua là sự kiện được nhà hàng Hoa Sen phụ trách tổ chức cho 2 đối tác Vinhomes Ocean Park và Coca-Cola. Với một bữa tiệc outside ngoài trời như thế luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề gây trở ngại…

► Khó khăn dồn dập khi sự kiện diễn ra ngoài trời và 3 giờ chạy đua thần tốc

Hợp tác với Vinhomes – một đối tác vô cùng chuyên nghiệp về quy trình tổ chức, nhà hàng Hoa Sen được yêu cầu trong quá trình chuẩn bị sự kiện phải gửi tất cả danh sách thiết bị, nhân sự, phương án thi công. Khi được duyệt thì mới tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch.

Một tuần trước sự kiện, công tác tổ chức được khởi động. Chuẩn bị 300 bàn dài để ghép vào nhau thành 525 mét; 1.200 ghế cho khách mời dự tiệc; khăn bàn, váy quây tone đỏ, nến, hoa trang trí,… với số lượng tương ứng. 

Txl 1 148

 

Quá trình set up bắt đầu từ ngày 02/01. Vì tiệc diễn ra ngoài trời – lo ngại trời mưa, bụi, gió mùa nên nhân sự nhà hàng Hoa Sen đã phủ ni lông cho toàn bộ số bàn ghế. Thêm một trở ngại khác là địa điểm tổ chức gần với công trường đang thi công nên tất cả số bát đũa sử dụng phải bọc lại, các khu chuẩn bị tiệc, đồ ăn đều được quây kín.

Txl 1 149

 

Txl 1 150

 

Thách thức lớn nhất đặt ra cho ban tổ chức nằm ở nguyên do khách quan – chính là vấn đề thời tiết. Từ sáng ngày sự kiện sẽ diễn ra – trời vẫn mưa không ngớt. Bàn ghế đã được phủ ni lông thì sẽ không ướt – thế nhưng sự kiện chắc chắn không thể diễn ra như ý nếu trời cứ mưa như vậy. Không chỉ bên Vinhomes, Coca-Cola lo lắng mà phía nhà hàng Hoa Sen cũng vô cùng sốt ruột.

Txl 1 151

 

Txl 1 152

 

Nhìn nhận ở khía cạnh hơi duy tâm một chút, có lẽ ông trời đã nghe thấu lời nguyện cầu thành tâm từ ai đó nên đến 1 giờ chiều trời tạnh mưa hẳn. Những tấm bọc ni lông phủ bàn ghế được gỡ ra và đơn vị phụ trách tiệc có 3 giờ đồng hồ để sắp xếp mọi thứ. 

Trong cái “xui” cũng có cái “hên”, nhờ trận mưa đó đã giúp hạn chế bụi từ công trường bay sang. Thế nhưng quá trình chuẩn bị một bàn tiệc dài hơn nửa cây số trong thời gian ngắn không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi đội ngũ nhân sự nhà hàng Hoa Sen phải “chạy đua” khẩn trương. Với sự chuyên nghiệp của một đơn vị có nhiều kinh nghiệm tổ chức tiệc outside, đến 4 giờ chiều, tất cả đã sẵn sàng phục vụ khách tham dự.

Là lần đầu tiên nhận một sự kiện bàn tiệc dài tít tắp như thế nên đòi hỏi đơn vị tổ chức phải linh hoạt trong công tác điều hành, quản lý. Cụ thể, chia thành 5 phân khu để phục vụ, việc điều hành nhân viên được thông báo qua bộ đàm vì khi set up bàn dài – từ khu nọ chạy đến khu kia khoảng cách khá xa.

Txl 1 153

 

So với tiệc bàn tròn mang tính tập trung, tiệc bàn dài sẽ tốn nhân sự phục vụ hơn chút khi 1 nhân viên phụ trách phục vụ 3 bàn. Tổng nhân sự nhà hàng Hoa Sen tham gia phục vụ cho sự kiện là 136 người, gồm 1 Quản lý điều điều hành chung – 5 Tổ trưởng phân khu đảm nhận vai trò giám sát – 20 nhân viên bếp và 110 nhân viên phục vụ bàn. 

Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác điều phối nhịp nhàng và được trời “thương” – sự kiện bàn tiệc siêu dài phục vụ 1.200 khách đã diễn ra suôn sẻ, thành công. 

Txl 1 154


► Được khen nhờ ý chí “Dám quyết dám làm”

Chia sẻ về sự kiện bàn tiệc siêu dài vừa tổ chức thành công, anh Phạm Văn Phước – Phó Giám đốc nhà hàng Hoa Sen kiêm điều hành tiệc cho biết: “Để tổ chức thành công những sự kiện quy mô và mang yếu tố đặc biệt như thế, điều quan trọng là dám quyết dám làm. Nếu chỉ phục vụ một tiệc cưới thông thường thì thực sự đơn giản. Với bàn tiệc siêu dài này, vì cả Hà Nội không có đủ số bàn nên phải sắm mới 300 mặt bàn dài theo yêu cầu (45cm x 160cm). Hay mua mới 100% khăn phủ đỏ, váy quây đỏ – bên anh chấp nhận đầu tư mà có thể rất lâu sau mới dùng đến. Rồi các phương án bảo vệ khu set up suốt quá trình 2 ngày chuẩn bị để không bụi bặm mưa ướt.”

Dù lần đầu tiên nhận tổ chức một bàn tiệc siêu dài, nhưng chính tinh thần “dám quyết – dám làm” cộng với kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự nhà hàng Hoa Sen khiến thành quả họ thu về là lời “khách khen quá chu đáo”. Là người làm dịch vụ – lời khen đó không chỉ là sự ghi nhận mà còn tưởng thưởng xứng đáng cho biết bao nỗ lực của cả một tập thể.

Txl 1 155

 

Nói thêm về kinh nghiệm tổ chức tiệc, anh Phước lưu ý: “Khi nhận tổ chức các sự kiện tiệc lớn bên ngoài, cần phải quan tâm đến mặt bằng tổ chức, điều kiện cung cấp điện nước (nếu có) – không có thì tính phương án bổ sung; điều kiện đi lại của nhân sự (vì nếu xa phải có phương tiện đưa đón); các nhà cung cấp phụ trợ quanh nơi sự kiện diễn ra (đá lạnh…); tính phương án ăn nghỉ cho nhân viên nếu chương trình xa.”

Chính nhờ sự chi tiết và sâu sát như vậy nên nhà hàng Hoa Sen được khá nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn tổ chức nhiều sự kiện lớn: tổ chức lễ khởi công – khánh thành tổ máy 1, 2 – mừng công – khánh thành cho nhà máy thủy điện Lai Châu, Thủy điện Sơn La, Nhiệt điện Thái Bình, Nhiệt điện Vĩnh Tân (Tuy Phong – Bình Thuận) hay sang tận Lào làm tiệc; tổ chức tiệc Buffet – BBQ – cocktail cho sự kiện khai trương Biển hồ nước mặn lớn nhất Việt Nam của Vinhomes… 

Txl 1 156

Ảnh sự kiện tổ chức tiệc Buffet khai trương Biển hồ nước mặn lớn nhất Việt Nam với 1.200 khách

Hay tổ chức những tiệc với số lượng người tham dự “khủng”: 6.000 khách, 10.000 khách. Thật đúng như lời phó Giám đốc nhà hàng Hoa Sen chia sẻ: “Nếu không có kinh nghiệm “chiến trường” sẽ khó làm được và cũng không thể thuyết phục khách hàng đồng ý. Tùy điều kiện từng nơi, từng sự kiện – đơn vị tổ chức phải linh hoạt tư vấn cho khách hàng giải pháp phù hợp.”

Ms. Smile​

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

10 sai lầm để đời tuyệt đối tránh nếu không muốn kinh doanh F&B thất bại

“Không phải lúc nào thấy quán đông là mặc định nghĩ quán đó đang có lời. Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh F&B, cuối ngày ngồi cộng sổ mới biết lời lỗ thế nào…” – đó là chỗ khuất “đau nhưng đúng” của thực tế làm F&B mà nhiều người trẻ nhìn vào bằng mắt nhưng không nhìn thấy bằng đầu.

10 sai lầm để đời tuyệt đối tránh nếu không muốn kinh doanh f&b thất bại
“Sai lầm học được nhiều, thành công học được ít – vì thành công trôi đi, sai lầm thấm lại nhưng không phải vì thế mà sai nối tiếp sai”

(Dưới đây là 10 sai lầm để đời được cựu CEO của một thương hiệu F&B nổi tiếng đúc rút ra từ chính những thất bại đau đớn được cho là “lời ruột gan” trong hàng chục năm khởi nghiệp – kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường, bao gồm cả thị trường F&B khắc nghiệt)


#1. Quán đông chưa chắc đã có lời nếu thu không đủ bù chi

Đó là khi xây dựng mô hình kinh doanh F&B nhỏ nhưng chi phí đầu tư quá cao, bao gồm phí mặt bằng, thiết kế quán, chi phí vận hành và nhân công – trong khi bản thân không “làm bài tập nhà”, không nắm kỹ, nắm chính xác và tính toán lượng khách vào ra, mức thu được trên từng đầu người là bao nhiêu… Kết quả tổng doanh thu thu được không bù đủ chi phí chi ra nên dĩ nhiên, kinh doanh coi như thất bại.

#2. Chỉ bán 1 và chỉ 1 mặt hàng

Mô hình kinh doanh mà chỉ bán 1 và chỉ 1 mặt hàng e không ổn. Giả như quán đó chỉ bán đồ uống – cà phê mà không bán đồ ăn kèm thì rất khó để có lời. Thực tế là rất nhiều quán café đông khách nhưng cuối ngày ngồi lại đếm tiền thì thấy lỗ. Nguyên nhân là vì họ không bán đồ ăn – trong khi chỉ bán 1 ly cà phê và khách ngồi cả ngày như thế…

Txl 1 161
Một quán cafe kinh doanh thất bại là khi khách chỉ gọi 1 ly đồ uống và ngồi cả ngày như thế, trong khi không có menu đồ ăn kèm để gọi

#3. Chỉ bán được 1 buổi cho khách

Vị cựu CEO chia sẻ lý do ông thất bại ở mô hình kinh doanh F&B cũ là do chỉ bán được 1 buổi cho khách và không có lời như mình nghĩ, trong khi gần như các buổi bán 1 lần của quán mỗi ngày đều rất đông khách. Theo ông, làm F&B muốn có lời phải bán ít nhất cho khách 2 lần/ ngày, hoặc sáng-trưa/ trưa-tối/ hay sáng-tối – nếu mở nhà hàng ra mà chỉ bán ban đêm thôi thì rất khó sinh lời chứ chưa nói đến thành công, trừ trường hợp nhà hàng đó vô cùng đông khách và bán giá cực kỳ cao.

#4. Không có phương án dự phòng

Một tiệm phở có khách đến ăn rất đông vào buổi trưa nhưng buổi tối lại vắng, có hôm không có lấy 1 người. Lý do là nhiều khách không có thói quen ăn phở vào buổi tối, hoặc họ đã vừa ăn cho buổi trưa. Nếu nhà hàng kinh doanh 2 buổi và muốn “câu khách” thì nên tính đến phương án dự phòng theo đúng thói quen ăn uống của nhóm khách hàng mục tiêu – tức có bán đồ ăn khác cho những khách có nhu cầu ăn nhưng không thích ăn phở. Tuy nhiên, điều này nên được cân nhắc và tính toán ngay từ khâu thiết kế và xây dựng nhà hàng, để cấu trúc của cửa hàng, nhất là khu bếp, có thể linh hoạt được để phục vụ chế biến những món ăn khác, ngoài phở, chứ cấu trúc cửa tiệm mà sai ngay từ đầu thì có muốn bán thêm cũng chả được.

#5. Ham mặt bằng rẻ

Nhiều người nỗ lực tìm kiếm mặt bằng rẻ để tiết kiệm chi phí đầu ra vì nghĩ mình có nhà hàng đẹp, món ăn ngon và giá hợp lý. Tuy nhiên, thực tế, nếu quán bạn nằm ở tận Q.7, lại kinh doanh trên lầu 4, không thang máy, trong khi mô hình kinh doanh F&B sắp tới hướng đến đối tượng khách hàng là du khách, khách Việt cao cấp hay khách văn phòng sang – họ chủ yếu sống và làm việc tại Q.1, Q.3 thì liệu có mấy người chịu bỏ thời gian, tiền bạc và công sức tìm đến thưởng thức?

#6. Chọn sai vị trí “đóng quân”

Từ chỗ “ham mặt bằng rẻ” sẽ dẫn đến chuyện chọn sai vị trí “đóng quân”. Bởi, “Nhà hàng có thiết kế đẹp, không gian sang trọng, món ăn có ngon và bắt mắt cỡ nào đi nữa nhưng đặt sai vị trí cũng là thất bại. Giả như quán nằm sâu trong hẻm và là đường 1 chiều là ví dụ điển hình nhất vì rất bất tiện cho khách ghé ăn. Thực tế, có nhiều mô hình kinh doanh F&B không quá xuất sắc nhưng chọn đúng vị trí để đóng quân thì cơ hội thành công thường khá cao.”

Txl 1 162
Một mặt bằng rẻ nhưng sai vị trí kinh doanh cũng sẽ thất bại vì rất khó hút khách tìm đến thường xuyên

#7. Nghiên cứu thị trường thiếu sót

Nhiều người tự tin rằng nhà hàng khi hoạt động sẽ rất có tiềm năng, vì cư dân xung quanh đông đúc, gần trường học nên dĩ nhiên, nhu cầu ăn uống luôn cao. Điều này không sai nhưng chưa hẳn phù hợp. Sự thật là nhà hàng đó đã mở ra đúng thời điểm học sinh nghỉ hè 3 tháng – kết quả khách vắng hoe, quán lỗ nặng vì thu không đủ bù chi, lỗ nên đóng cửa. Đó là thiếu sót trong nghiên cứu thị trường.

#8. Không có thị trường mục tiêu

Việc kinh doanh “đại trà” ngỡ dễ thành công nhưng không hẳn. Những đối tượng khách ở các tầng lớp khác nhau sẽ có nhu cầu ăn uống và mong muốn được đáp ứng nhu cầu đó khác nhau. Thay vì ra sức “chiều ý” từng vị khách một – kinh doanh F&B muốn có lời phải xác định đúng khách hàng mục tiêu và “chăm chỉ” phục vụ tốt nhóm đối tượng này. Muốn vậy, chủ doanh nghiệp phải trả lời được “khách hàng của mình sẽ là ai?”, “phục vụ cho ai”, “phục vụ thế nào?”… Sản phẩm làm ra phải đáp ứng được nhu cầu của khách, đặc biệt phải ngon, sạch sẽ và an toàn…

#9. Mô hình kinh doanh thiếu nhất quán

Việc lẫn lộn giữa hàng bình dân và hàng cao cấp khiến nhà hàng khó trụ nổi trên thị trường bởi không xác định chính xác nhu cầu của thực khách – dẫn đến sản phẩm phục vụ sai, không đủ thuyết phục để thu hút họ đến quán. Đây cũng có thể coi là “hệ lụy” theo sau việc không có hoặc xác định sai thị trường mục tiêu.

Txl 1 17
Nhà hàng cần xác định rõ thị trường khách mục tiêu để thống nhất cơ chế phục vụ

#10. Tin rằng “thất bại là mẹ thành công”

Tuy thất bại giúp mình “ngộ” ra nhiều điều hay nhưng đừng lạm dụng hay ỉ lại vào nó. Bởi thất bại quá nhiều lần, thất bại đau đớn thì có khi không còn có cơ hội “thử sức” để nhận lấy thất bại cho lần sau. “Người trẻ khởi nghiệp phải cẩn thận vì thị trường F&B cạnh tranh rất khốc liệt, chưa có nước nào nhiều F&B như Việt Nam, tuy thị trường lớn nhưng cạnh tranh lại là “đại dương đỏ”. Trong khởi nghiệp F&B, tránh được thất bại lúc nào hay lúc đó.”

Vậy nên làm gì nếu muốn kinh doanh F&B thành công?

Ngoài 10 “bài học xương máu” đúc rút ra sau nhiều lần thất bại ở nhiều mảng kinh doanh, bao gồm kinh doanh F&B, vị cựu CEO này cũng tâm đắc chia sẻ những điều người trẻ khởi nghiệp cần làm trước khi chính thức bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh F&B:

  • “Nếu chưa có kinh nghiệm – hãy thực tập trên tiền của người khác để tích lũy dần trước khi chuyển sang thực hành trên tiền của chính mình.”
  • “Đặc biệt bình tĩnh để chuẩn bị tốt mọi thứ trước khi khởi nghiệp”
  • “Đừng tự tin vỗ ngực rằng sản phẩm của mình chắc chắn sẽ ngon, cạnh tranh lại các sản phẩm đang có trên thị trường. Trong kinh doanh, nếu mình nghĩ sản phẩm của mình ngon thì có hàng ngàn người khác cũng nghĩ sản phẩm của họ ngon.”
  • “Để khởi nghiệp thành công, ngoài yếu tố sản phẩm tốt phải có mô hình kinh doanh tốt – đánh giá được thị trường xung quanh – khi triển khai phải chọn đúng địa điểm… Trường hợp sản phẩm của mình không có gì đặc biệt thì phải kiên nhẫn chờ thời.”​

“Sai lầm học được nhiều, thành công học được ít – vì thành công trôi đi, sai lầm thấm lại. Tuy nhiên, thấm đến đâu, khắc phục và điều chỉnh ngay đến đó. Phải biết hiểu những cái dở của mình, chứ không phải hiểu cái sai.” Hy vọng những chia sẻ trên đây của Nghề khách sạn là “tài liệu” hữu ích cho những ai đang và sẽ nung nấu ý định khởi nghiệp – nhìn nhận và đánh giá tiềm năng để kinh doanh thành công.

Ms. Smile

(Chia sẻ từ doanh nhân Lý Quí Trung, cựu CEO – “cha đẻ” thương hiệu Phở 24)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hành trình truyền cảm hứng – Từ cậu bé bán thuốc lá dạo ở Việt Nam đến nhà khoa học lừng danh trên đất Mỹ

Đó là câu chuyện thành công của Giáo sư – Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành, giảng viên trường Đại học Utah, Hoa Kỳ, nhà khoa học lừng danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hàng trăm bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Ít ai biết rằng, trước khi trở thành niềm hãnh diện của người Việt trên đất Mỹ, ông Trương Nguyện Thành từng là cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn.

 

hành trình truyền cảm hứng - từ cậu bé bán thuộc lá dạo ở việt nam đến nhà khoa học lừng danh trên đất mỹ
Chân dung Giáo sư, Tiến sĩ Trương Nguyện Thành

Tuổi thơ cơ cực, phụ mẹ nuôi 9 anh chị em

Trương Nguyện Thành sinh năm 1961 tại Quy Nhơn, Bình Định trong một gia đình luôn vật lộn với cái nghèo dai dẳng. Năm 11 tuổi, thay vì được vui chơi tận hưởng tuổi thơ tươi đẹp như bao bạn nhỏ cùng trang lứa, cậu bé Thành đã phải bắt đầu tập bươn chải, mưu sinh để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha bị liệt bán thân không còn khả năng lao động.

Hàng ngày, cứ sau giờ tan học, Thành lại chạy quanh bến xe lam chợ Gò Vấp với thùng thuốc lá trên vai rao bán – mời chào khách từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ tối.

Đến năm 1976, gia đình Thành rời Sài Gòn chuyển xuống Lái Thiêu theo chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới và xoay sở có được một miếng ruộng nhỏ cùng một cặp trâu – Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo rồi chuyển sang cày thuê cuốc mướn, lúc đấy, cậu 15 tuổi. Tuy nhiên, mọi vất vả, khó nhọc đều không làm lung lay ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời.

Bước ngoặt thay đổi cuộc đời nhờ những người Thầy có tâm

“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách ra đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì nó không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi lại ngó qua một cái rồi sau đó để cái đầu làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi: học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”– GS.TS Thành chia sẻ

Những buổi tối sau giờ làm ruộng, Thành đều đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tối đến tận 12 giờ đêm.

Và rồi, con đường học vấn của anh bắt đầu rẽ bước ngoặt từ một đáp án dí dỏm trước câu hỏi của Thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, Thầy đã soạn đưa anh một số sách để tham khảo, đồng thời bảo anh đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tuy nhiên, vì vấn đề hạnh kiểm không tốt, cô hiệu trưởng không cho Thành đi thi học sinh giỏi. Thầy đã lén đưa Thành đi theo đội tuyển, kết quả Thành thi đậu, rồi được vào danh sách học sinh giỏi toán của tỉnh Bình Dương. Nhận thấy con trai có tiềm năng, ba Thành khi ấy khuyên anh nên nghỉ đi cày thêm và tập trung vào việc học. Cùng với đó, ông tìm hướng đi mới cho Thành

 

Txl 1 157
Học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công

.

Năm 19 tuổi, Thành thi đậu ĐH Bách Khoa, nhưng lại quyết định vượt biên tìm cách sang Mỹ và được một gia đình người Mỹ bảo trợ. Sau 1 năm học trung học để hòa nhập và học tiếng Anh, anh rời đi để bắt đầu cuộc sống tự lập từ năm nhất Đại học.

Để trang trải các sinh hoạt phí lúc đó, thay vì đi phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi hay đi giao báo, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để tập làm quen ngay với công việc nghiên cứu (một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học). Số tiền kiếm được chỉ đủ trang trải các khoản chi phí thông thường hàng ngày; còn học phí chủ yếu nhờ vào các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và học bổng của chính phủ.

Sau 4 năm đại học, Thành ra trường với tấm bằng cử nhân Hóa học cùng 4 văn bằng phụ về Lý – Toán – Công nghệ thông tin – Thống kê. Rồi đi thẳng vào chương trình Tiến sĩ. Thời gian này, anh tiếp tục dành được học bổng của Quỹ Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng nhất nước vì sở hữu tận 16 bài báo khoa học trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường sẽ phải xuất bản 4-5 bài.

Năm 1992, Tiến sĩ Thành về làm Giáo sư Hóa cho trường ĐH Utah của Mỹ. Một năm sau, ông được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ triển vọng của Hoa Kỳ và nhận được 500 ngàn đô-la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, ông được cấp bằng Giáo sư cao cấp (bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ)

Ba yếu tố giúp người trẻ thành công và đổi đời

Khi được hỏi những yếu tố nào giúp một cậu bé nghèo khó từng sống ở đáy xã hội Việt Nam với nghề bán thuốc lá dạo, đi cày ruộng thuê lột xác để đổi đời thành nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ, GS.TS Trương Nguyện Thành không ngần ngại chia sẻ:

“Có 3 yếu tố giúp người trẻ thành công. Đó là: thứ nhất, người đó phải có tiềm năng trời phú – thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển – thứ ba, họ phải nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không. Bạn phải hiểu rằng, tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển, môi trường không cho phép người đó phát triển thì cũng không làm được. Bằng chứng là người Việt ở Mỹ hay ở các nước khác đều thành công rất cao, trong khi ngay tại Việt Nam lại không có những tài năng như vậy.”

Ngoài ra, một điều quan trọng nữa, rằng người có tiềm năng, có môi trường nhưng không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó thì cũng coi như hỏng.

 

Txl 1 158
Để thành công, người trẻ phải có tiềm năng trời phú – có môi trường phát triển – và nhận thức được cơ hội của chính mình

 

“Lấy ví dụ thực tế về cuộc đời tôi. Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu thanh niên khác cũng vượt biên giống tôi, đi một mình và cũng được một gia đình Mỹ bảo lãnh, nhà cậu ta ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau.

Tôi vào đại học. Cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây và kiếm được tiền liền.

Một năm sau, tôi về thăm ba mẹ nuôi và ghé qua thăm cậu ấy. Kết quả anh ta khoe vừa có được chiếc xe hơi – tôi lúc đó vẫn chưa có gì.

Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh ta vẫn làm công việc đó và có được 1 căn hộ, TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports – tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn.

Sau 5,6 năm tôi trở về, vẫn công việc cũ nhưng anh ấy nói có lẽ phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay – tôi sắp ra tiến sĩ và đạt được lần lượt các thành tựu như bạn biết đó.”

Ai cũng có ước mơ thành công, nhưng chỉ những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến

Thành công trên đất Mỹ, song song với việc giảng dạy tại trường Utah, GS. Thành trở về Việt Nam và giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM năm 2009 sau lời mời của ông Nguyễn Thiện Nhân (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM lúc đó), đảm nhận chức Viện trưởng phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển Viện nghiên cứu.

Ngoài ra, từ năm 2001, ông còn nhận bảo trợ trên dưới 20 sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng nguồn quỹ nghiên cứu của chính mình, nhiều người trong số đó đã trở về giúp ông lập và phát triển Viện nghiên cứu nước nhà.

Được biết, ý định này xuất phát từ lời hứa “thành công sẽ về giúp người khác” của ông khi còn đi cày mướn, đây cũng là hành động truyền cảm hứng cho rất nhiều học trò của ông về việc trao cơ hội cho những người trẻ xứng đáng. “Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường, gieo những hạt giống. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường đó rộng ra, nhẵn thêm và dễ đi hơn.” TS. Thành chia sẻ.

 

Txl 1 159
Hình ảnh GS.TS Trương Nguyện Thành với quần đùi, áo thun giảng bài học sáng tạo cho sinh viên

 

Ông còn cho biết thêm: “Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ đến các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời này, cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, bạn phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Bạn phải thực sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường mình đã chọn.”

Thế mới thấy, để thành công như ngày hôm nay, GS.TS Trương Nguyện Thành đã phải nỗ lực và quyết tâm như thế nào, ông gần như vượt qua định kiến và những rào cản bất công, vươn lên từ dưới đáy xã hội Việt Nam để trở thành tài năng trên đất khách, trở thành niềm hãnh diện của người Việt và là tấm gương sáng đáng khâm phục để người trẻ Việt noi theo.

 

Txl 1 160

 

Ms. Smile

(Tư liệu bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

4 Điều học được từ “Bartender giỏi nhất Việt Nam 2012” – Phạm Tiến Tiếp

Cái tên Phạm Tiến Tiếp giờ đây không còn quá xa lạ trong cộng đồng Bartender Việt nhờ cột mốc trở thành Quán quân cuộc thi Diageo Reserve World Class Việt Nam 2012 với món “cocktail hương vị phở” trứ danh. Và không chỉ là danh hiệu đó, nhiều học viên pha chế – ứng viên tìm việc Bartender sẽ phải “ngả mũ – cúi mình – bái phục” về hành trình nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, vươn lên tự khẳng định mình của “chàng phù thủy pha chế” này.

4 Điều học được từ “Bartender giỏi nhất Việt Nam 2012” – Phạm Tiến Tiếp

Nhắc đến Bartender Phạm Tiến Tiếp – phải gọi tên “cocktail hương vị phở” (Ảnh nguồn Internet)

 

► Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh

15 tuổi – nếu để bạn tự xoay xở mưu sinh, bạn có nghĩ rằng mình sẽ “sống được”?

 

Phạm Tiến Tiếp (SN 1988) sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo ở Kim Động – Hưng Yên. Mẹ mất từ năm Tiếp 8 tuổi, cha sớm đi bước nữa, chị gái được nhận vào học tại một trường nhân đạo cho trẻ mồ côi – hoàn cảnh đưa đẩy khiến năm 15 tuổi, Tiếp phải nghỉ học và ra Hà Nội mưu sinh. Thời gian đầu, Tiếp đã trải qua cuộc sống lang thang, phải ngủ gầm cầu; ai thuê gì làm nấy, từ phụ hồ – khuân vác – đánh xi giày… cho đến may vá.

Thời gian làm việc ở xưởng may, với sẵn chút năng khiếu nghệ thuật, Tiếp tập tành viết nhạc. Bài hát về trường dạy nghề Koto do Tiếp sáng tác sau đó đã được nhạc sĩ Duy Quang phổ nhạc. Như một lời cảm ơn, Giám đốc trường Koto đã tạo điều kiện để Tiếp được học nhạc. Cũng trong thời gian đó, Tiếp xin làm thêm công việc phục vụ tại một quán bar.

“Có những lúc cần phải bê đồ phục vụ khách nhưng mình lại đứng “chết lặng” vì mải mê ngắm những màn pha chế cocktail thần kỳ của các Bartender. Sau đó mình nghĩ rằng không thể mãi làm công việc bưng bê phục vụ và xác định nghề pha chế cocktail mới thực sự là đam mê – là đích đến của mình. Và thế là mình nghỉ học nhạc để chuyên tâm vào pha chế rồi xin được đứng quầy.” – Tiếp tâm sự.

Txl 1 25

“Việc pha chế cocktail mới thực sự là đam mê – là đích đến của mình” (Ảnh nguồn Internet)

 

Thế nhưng để được đứng tại quầy bar không phải là chuyện dễ dàng. Chủ quán bar và quản lý quầy đã đặt ra cho Tiếp một thử thách là học thuộc tên tất cả các loại cocktail chỉ trong 1 đêm. Vì quá đam mê với công việc pha chế, chàng trai trẻ đã có màn “chào sân” ấn tượng, hoàn thành xuất sắc thử thách khiến Quản lý vô cùng kinh ngạc.

Quãng thời gian sau đó, mặc dù mỗi tháng chỉ nhận hơn 800 nghìn tiền lương – vừa phải chi trả tiền ăn, ở nhưng Tiếp dành hơn phân nửa đến các bar để thử cocktail. “Vì đến nhiều, ngồi lâu, lại hay hỏi này hỏi nọ nên người ta “nhão mặt” nhưng dần dần thấy mình có ý muốn học hỏi nghiêm túc nên mọi người cũng quý và sẵn sàng chia sẻ công thức pha chế.”

Học được công thức, cách pha chế là một chuyện nhưng thực hành như thế nào lại là một chuyện khác. Vì không có rượu ngoại đắt tiền pha chế nên ở nhà Tiếp dùng rượu nếp và chanh để thực hành thao tác với “shaker”. Đến quầy bar, anh chàng “dụ khách” rằng mình mới học được món cocktail mới để khách có hứng thú muốn uống thử. Thế là Tiếp có cơ hội được luyện tập và pha dư ra một tí để tự “kiểm định chất lượng.”

Với những nỗ lực học hỏi không mệt mỏi, Phạm Tiến Tiếp sau đó đã trở thành một nhân viên pha chế thạo nghề. Con đường Bartender của Tiếp sau đó chuyển sang một ngã rẽ mới khi anh quyết định ứng tuyển vào Metropole – một trong những khách sạn 5 sao lớn nhất Hà Nội lúc bấy giờ.

Mặc dù không đáp ứng được điều kiện bằng cấp nhưng chàng trai trẻ đầy tham vọng này vẫn thuyết phục được nhà tuyển dụng bằng lý lẽ của riêng mình. “Tôi không có bằng tốt nghiệp cấp 3 – điều kiện nhỏ nhất để được vào Metropole làm việc. Tôi đã chấp nhận bỏ việc học nhạc, đánh đổi cả công việc đang có tại quán bar nên tôi chẳng còn gì để mất. Tôi đã thuyết phục ban phỏng vấn cho tôi một cơ hội phấn đấu trở thành Bartender số 1 Hà Nội. Vị Giám đốc phỏng vấn khi ấy đã nói rằng Anh thích kiểu người cầu tiến và đồng ý nhận tôi vào làm việc.”

Chuyển sang một môi trường làm việc hoàn toàn mới, dù những ngày đầu còn khá nhiều bỡ ngỡ nhưng chính khách sạn Metropole đã mở ra cho Tiếp cơ hội trở thành một Bartender chuyên nghiệp. Làm việc tại đây, Tiếp có cơ hội tham gia cuộc thi Diageo Reserve World Class Việt Nam 2012 tổ chức tại Nha Trang, xứng đáng trở thành Quán quân với món “cocktail Phở” độc đáo và là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự đấu trường Bartender thế giới tổ chức tại Brazil khi mới 24 tuổi.

Txl 1 166

Cocktail phở của Phạm Tiến Tiếp còn có tên gọi khác là “Joan Baez cocktail”

 

Sau khi bước ra từ cuộc thi, nhiều cơ hội thăng tiến đến với Tiếp nhưng mong muốn xây dựng một hệ thống bar cho riêng mình đã khiến Tiếp quyết định bắt đầu tự kinh doanh. Với sự khởi đầu này, mọi chuyện cũng không hề dễ dàng. Ban đầu anh mở một quán bar có tên Mojito với không gian khá rộng và sau đó chuyển sang một mô hình nhỏ – mang đến cảm giác ấm cúng hơn – lấy tên là The Unicorn pub. Theo chia sẻ của Tiếp – Unicorn là chú ngựa một sừng – một linh vật huyền thoại – biểu tượng cho sự tự do, mạnh mẽ; anh muốn dùng tên gọi này để nhắc nhở bản thân cũng như truyền thông điệp đến mọi người rằng Bartender là những Unicorn đầy hoang dã, mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần thân thiện và tinh tế.

► Tự học tiếng Anh mỗi ngày với biệt danh “Fifteen”

Phạm Tiến Tiếp thường được bạn bè gọi với biệt danh “Fifteen” (15) vì khi quyết tâm trở thành nhân viên pha chế, mỗi ngày anh đều tự học 5 từ tiếng Anh mới và 10 loại rượu. Việc kết hợp hoàn hảo giữa học ngoại ngữ và rèn luyện nghề giúp anh dễ dàng phân biệt được các loại rượu, đồng thời cũng tự tin giao tiếp với khách nước ngoài. Chàng trai này say sưa học đến nỗi khi ngủ cũng nói mê về công thức các loại cocktail, tên – xuất xứ – đặc tính của nhiều loại rượu pha chế.

Txl 1 167

Muốn trở thành một Bartender chuyên nghiệp bạn phải có tiếng Anh (Ảnh nguồn Internet)

 

► Khả năng sáng tạo không có giới hạn

Tên tuổi của Phạm Tiến Tiếp gắn liền với cocktail phở – một loại cocktail đặc biệt ngay từ tên gọi, nguyên liệu cho đến cách thức pha chế. Ngồi trong không gian pha chế loại cocktail này, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm nồng nàn của quế, hồi và thảo quả.

Không dừng lại ở đó, Bartender này còn sáng tạo nên cocktail “Under the Bridge” (Phía dưới cây cầu) với hương nước mắm trong thành phần, cocktail Martini bằng hoa sen, cocktail Amulet pha với củ riềng… Có sự ra đời của những loại cocktail này là do “Tôi mong muốn tạo ra những loại cocktail mang hương vị đặc biệt, gợi sự thích thú cho những vị khách cũng như sự tò mò cho những anh em trong nghề”.

Chính sự không bó buộc, giới hạn ý tưởng trong khuôn khổ nào đã giúp “chàng phù thủy cocktail” này tạo ra “những món cocktail khác người”. Trong tương lai, anh mong muốn sẽ tiếp tục sáng tạo thêm những thức uống độc đáo mang màu sắc cá nhân như vậy.

► Vượt qua cám dỗ nghề nghiệp bằng tình yêu nghề chân chính

Làm việc chủ yếu vào ban đêm trong môi trường sôi nổi – thường xuyên tiếp xúc với rượu khiến Bartender trở thành nghề đầy cám dỗ. Môi trường này khiến Bartender có thế đối mặt với những tệ nạn – cám dỗ nghề nghiệp như: cờ bạc, gái mại dâm, thuốc, đánh nhau vì buôn bán rượu ngoại… Thành công khi tuổi đời còn khá trẻ – từng đối mặt với cạm bẫy trong nghề nhưng bằng bản lĩnh, tình yêu nghề chân chính và suy nghĩ phải khiến chị gái tự hào đã giúp Tiếp vượt qua được và gặt hái thành công như ngày hôm nay.

Nói về nghề pha chế, Tiếp còn cho biết có một thử thách khác mà các Bartender cần phải vượt qua, đó chính là “tính kiêu ngạo”. Sáng tạo ra một thức uống mới, được khách hàng khen ngợi là điều đáng tự hào nhưng Bartender cần phải biết khiêm tốn và chịu khó học hỏi để giỏi hơn mỗi ngày, bởi trong nghề này “nếu bạn dừng lại một ngày thì người ta sẽ vượt hơn bạn 10 ngày.”

Txl 1 168

Bartender muốn giỏi phải không ngừng cố gắng mỗi ngày (Ảnh nguồn Internet)

 

Nói về chặng đường đã đi qua, “chàng Bartender má lúm điển trai” chia sẻ: “Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi quen được những người bạn tốt, họ cho tôi bài học – niềm tin để cố gắng. Thế nhưng dù có may mắn tới đâu thì cũng cần nỗ lực – kiên trì và cầu tiến thì mới thành công được”. Với ước nguyện cảm ơn cuộc đời đã mang đến cho mình những cơ hội quý giá, Phạm Tiến Tiếp vẫn đang ngày ngày làm một việc đầy tử tế là giúp đỡ, truyền nghề cho những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn như mình khi xưa để họ có được một nghề nghiệp ổn định.

 

Nghề khách sạn hy vọng những điều được chia sẻ trong bài viết này sẽ là bài học quý dành cho những bạn đang – sẽ theo nghề pha chế Bartender nói riêng và ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng nói chung…

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

“Gửi các bạn đầu bếp trẻ!” – Câu chuyện có sức lan tỏa, truyền cảm hứng mạnh mẽ từ một đầu bếp thành danh

“Tôi là Quang, nấu ăn là đam mê cả đời của tôi. Tôi luôn muốn học hỏi từ các bậc thầy và điều duy nhất tôi mong muốn là trở thành một đầu bếp thực thụ.” Bài viết là chia sẻ chân thực về mọi góc nhìn trong nghề đầu bếp: gian truân, vất vả nhưng cũng đầy mật ngọt…

gửi các bạn đầu bếp trẻ-câu chuyện có sức lan tỏa, truyền cảm hứng mạnh mẽ từ một đầu bếp thành danh

Bài viết dưới đây của tác giả Quang Chef được đăng tải công khai trên mạng xã hội và nhận được rất nhiều sự quan tâm cùng phản hồi tích cực từ phía độc giả; nhất là những bạn trẻ có đam mê và khát vọng theo nghề bếp. Nghề khách sạn xin được trích nguyên văn bài viết “Gửi các bạn đầu bếp trẻ!” của tác giả Quang Chef như một cách để truyền cảm hứng, mang đến cho bạn một cái nhìn cụ thể khi định hướng nghề nghiệp.

“Gửi các bạn đầu bếp trẻ!

Viết bài này, tôi đã nghĩ đến bản thân mình khi bắt đầu nghề này khoảng 7 năm trước. Khi đó tôi chưa từng thấy con sò điệp, chưa từng biết đến vị nấm truffle hoặc hình hài của trứng cá muối. Bạn, đã từng được đào tạo ở trường dạy nấu ăn, biết về nghề nhiều hơn tôi khi tôi ném mình vào sự nghiệp năm 17 tuổi. Nói là sự nghiệp vậy thôi chứ đó mới chỉ là đi làm thêm kiếm tiền vào mùa hè. Chính xác là năm 2011 – lúc đó mới vừa tốt nghiệp phổ thông.

Tôi bắt đầu làm việc ở Khu du lịch rừng Madagui, cách nhà 200m.

Trong khu du lịch (KDL) đó có 2 nhà hàng thì tôi làm ở ngoài nhà hàng Muông Xanh, phía quốc lộ 20. Bạn nào đã từng đi tuyến đường Sài Gòn – Đà Lạt sẽ dễ nhận thấy địa điểm này.

Tuy rằng không hiện đại và bận rộn như ở Sài Gòn nhưng lúc đó với tôi là quá dữ rồi.

Tôi yêu công việc bếp núc từ đó

Có ba điều ngắn gọn tôi biết lúc đó:

  1. Tôi biết tôi yêu nấu ăn.
  2. Tôi biết rằng tôi muốn học hỏi từ các bậc thầy
  3. Tôi biết rằng trở thành một đầu bếp là điều duy nhất tôi muốn.

Ban đầu, tôi đã không biết sẽ mất bao lâu để đi từ một nhân viên thấp kém nhất tại một nhà hàng chuyên bán cơm trưa Việt Nam cho khách đoàn để tạo ra một nhà hàng cho riêng mình ở Sài Gòn. Giờ tôi biết rằng việc học nấu ăn thôi đã phải mất rất nhiều thời gian rồi.

Tham khảo thêm: Chuyện nghề khách sạn: Chén mắm tôm lúc 1h30 phút sáng

Mọi người thường có một sai lầm rằng: họ nhầm lẫn kỹ năng trong nhà bếp với việc là một đầu bếp

Tôi đã từng làm việc với một số bếp trưởng tuyệt vời và cả những đầu bếp cùi bắp rồi cả những người đồng nghiệp khác. Họ có tài năng. Họ đã được đào tạo tốt nhất. Tôi biết họ sẽ thực hiện tài năng của mình tốt nhất bằng cách tiếp tục nấu ăn trong một nhà hàng tuyệt vời, hơn là cố gắng chạy thật nhanh để trở thành đầu bếp hay chủ nhà hàng.

Để chắc chắn, bạn cần phải biết tất cả những điều cơ bản

Nấu ăn, từ mặn đến ngọt, từ hấp tới nướng, nghệ thuật của nước sốt, gia vị, kết cấu và hương vị. Thêm vào đó là cập nhật kiến thức hoặc ít nhất là làm quen với các phong cách của các đầu bếp đương đại quan trọng trên toàn thế giới.

Txl 1 163

Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu

  • Làm thế nào để làm việc với mọi người.
  • Làm thế nào để quản lý họ trong các khu bếp nóng nực và chật chội.
  • Làm thế nào để mọi người luôn thực hiện tính kỷ luật và tự giác.
  • Nơi nào để tìm thấy những nguyên liệu tốt nhất và làm thế nào để sử dụng triệt để chúng.
  • Làm thế nào để di chuyển xung quanh nhà hàng và quan tâm đến mọi khách hàng.
  • Làm thế nào để sáng tạo ra những món ăn mới đạt được những tiêu chí khắt khe nhất.

Những kỹ năng này có vẻ không liên quan gì đến việc xóc chảo nhưng đó là những thứ bạn sẽ cần để trở thành một đầu bếp thành công.

Danh sách này không có nghĩa là để ngăn cản bạn

Những gì tôi thực sự muốn là sắp xếp lại những điều bạn cần phải xem xét bây giờ, khi bạn bắt đầu sự nghiệp của bạn. Và theo tôi, là một đầu bếp trong một nhà hàng thượng hạng chính là một sự nghiệp tuyệt vời. Theo tinh thần của Michelin là “giá trị của một hành trình”, không chỉ là một đường vòng. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn những gì mà tôi đã học với hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn nếu đây là cuộc sống mà bạn muốn.

Đầu tiên, đừng vội vàng

Ngay cả khi mọi thứ hoàn hảo, bạn sẽ mất ít nhất là 10 đến 15 năm trước khi bạn thực sự có thể gọi mình là một đầu bếp.

Bạn sẽ cần vài năm để có được các kỹ năng nấu nướng và tiếp thu các kỹ năng quản lý để trở thành đầu bếp.

Bây giờ chắc câu hỏi sẽ là tôi sẽ làm gì trong những năm đầu? Và tôi sẽ trả lời rằng bạn nên bắt đầu bằng cách giành hai năm đi du lịch thế giới, bạn sẽ được trải nghiệm những nền ẩm thực khác nhau. Đây là một sự xa xỉ mà tôi không có trong những năm đầu của tôi.

Một khi bạn đã làm điều đó, hãy dành ít nhất 5 năm làm việc cho các đầu bếp tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy: bạn sẽ đạt được rất nhiều thứ từ đó.

Đôi khi bạn sẽ là người học việc (như một sinh viên thực tập) và bạn có thể không được trả lương. Tôi biết rằng việc đó chẳng khác gì con ở thời phong kiến, nhưng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh để có được vị trí đó trong nhà bếp tốt nhất và nó có thể yêu cầu bạn làm bất cứ điều gì để được ở lại. Sau đó, bạn sẽ bước tiếp bằng cách làm việc chăm chỉ hơn, thời gian nhiều hơn so với những người khác trong nhà bếp để có được sự chú ý của bếp trưởng. Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ có được một bước đầu tiên rất lớn, bởi vì bếp trưởng sẽ cân nhắc một vị trí chính thức hoặc gửi gắm bạn tới một nhà hàng khác với một đầu bếp tài năng để được học hỏi nhiều hơn.

Tôi đã rất may mắn khi bắt đầu sự nghiệp ở Madagui tại một thời điểm đông khách. Khi đó thiếu người, vài tháng học việc bếp trưởng đã cân nhắc tôi và bắt đầu chỉ dạy tôi cách chế biến món ăn. Nhưng chuyện đó chỉ kéo dài 11 tháng.

Tôi bắt đầu đến Sài Gòn, nơi đất chật người đông. Khoảng thời gian đó thật sự rất khó khăn, không nơi nào tôi làm việc lâu dài cả. Nhưng nhờ vậy tôi học hỏi được rất nhiều điều từ những môi trường khác nhau cho dù kỹ năng của tôi chưa thực sự thuần thục.

Txl 1 164

Và 2 năm tôi làm việc trong khách sạn 5* Sài Gòn

Trong thời gian đó, tôi không bao giờ có cảm giác rằng những đầu bếp chỉ đơn thuần là may mắn. Họ đã làm việc rất chăm chỉ, mài giũa kỹ năng của họ và phát triển bản thân.

Khi bạn làm việc trong nhà bếp của một đầu bếp tuyệt vời, rất có thể bạn sẽ học hỏi nhiều hơn từ các đầu bếp xung quanh bạn và đồng nghiệp của bạn.

Những nơi tốt nhất thu hút những người tốt nhất

Bạn sẽ học hỏi từ họ, cạnh tranh với họ, thách thức họ. Ngay bây giờ tôi làm việc với những đồng nghiệp đến từ khắp các vùng miền của Việt Nam, mỗi nơi có một đặc trưng mà chỉ ai ở đó mới biết.

Vì vậy, với sự ra đời của ẩm thực toàn cầu, trở thành một đầu bếp không phải là thẳng một đường như trong suy nghĩ của tôi khi làm việc tại Madagui.

Sau khi bạn dành 5 năm hoặc lâu hơn đi từ nhà hàng này đến nhà hàng khác, thì bạn nên làm việc lâu dài ở 1-2 nơi để đi lên những cấp bậc cao hơn.

Đây là lúc bạn sẽ thực hiện các bước để trở thành một đầu bếp thực sự

Mặc dù bạn có thể cầm trên tay một bản lý lịch đẹp từ một nhà hàng nổi tiếng và nghĩ rằng bạn giỏi hơn những người khác, xin lỗi chứ bạn vứt cmn cái suy nghĩ vớ vẩn đó đi. Thậm chí nếu bạn đang có, nó cũng chẳng nói lên điều gì cả. Bếp trưởng chỉ quan tâm đến những gì cần thiết trong nhà bếp.

Xây dựng bản ngã của bạn không phải là một phần của trò chơi.

Điều này có thể khó nuốt sau khi đã làm việc rất chăm chỉ trong 5 năm. Đừng lấy nó làm của riêng chứ. Tôn trọng các đầu bếp và luôn luôn đưa ra những ý kiến trên tinh thần xây dựng. Trở thành một phần quan trọng của đội bóng. Điều này thực sự tăng cường kỹ năng, kiến thức và các mối quan hệ. Nó là một chương quan trọng trong sự phát triển của bạn.

Ví dụ, tôi đã xem một chàng trai biểu diễn làm bánh pizza trên youtube, kéo bột, ném nó trong không khí, kéo dài nó thành một vòng tròn gọn gàng. Tôi nghĩ: “Anh ấy thật hoàn hảo”. Tôi yêu nó. Tôi muốn tôi biết làm thế nào để làm điều đó.

Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng để có được đẳng cấp như vậy thì tôi sẽ phải mất ít nhất một năm ở đó. Giống như trong một nhà hàng. Bạn không thể sở hữu bất cứ điều gì trừ khi bạn làm việc tốt ở đó trong một thời gian dài và thực sự có thể hiểu được nó.

Ai cũng đều có tham vọng: muốn nổi tiếng ngay lập tức hoặc nhanh chóng thay đổi xu hướng ẩm thực

Không ai có thể đưa tất cả kiến thức vào trong một khóa đào tạo. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy áp lực rất lớn để thăng tiến như các đồng nghiệp trước của bạn.

Để phát triển kỹ năng, tuổi tác không phải là luôn luôn thực tế, vì vậy tôi không mong đợi một đầu bếp trẻ mới ra trường những điều đó, nhưng chúng ta vẫn có thể mong đợi những điều tốt đẹp khác.

Lấy ví dụ về một món Omelet

Ở đây tôi mong đợi sự hoàn hảo. Tất cả các đầu bếp đang tìm kiếm một công việc sẽ phải làm món đó như là một bài kiểm tra.

André Soltner, đầu bếp huyền thoại và chủ sở hữu của Lutece, có thể không bao giờ nhìn vào một sơ yếu lý lịch để tìm một đầu bếp trẻ tiềm năng. Thay vào đó, ông sẽ nói: “làm cho tôi một cái omelet”. Ông sẽ biết nhiều hơn về ứng viên thông qua cách người ta đánh trứng, xử lý chảo và nếm gia vị.

Tôi đồng ý với Bếp trưởng Soltner

Khi các đầu bếp trẻ đập trứng, tôi sẽ quan sát nếu họ sử dụng một cái nĩa để đánh trứng xốp lên nhưng không tạo bọt. Sau đó, tôi nhìn cách họ nêm gia vị. Tiếp theo, trộn chút ít bơ lạnh vào hỗn hợp trứng. Liệu các đầu bếp trẻ chọn bất kỳ chảo nào gần tay mình nhất, hay họ có biết rằng chỉ có một chảo trong nhà bếp được sử dụng cho omelet và  nó sẽ là một chảo thép đen cũ kỹ đã sử dụng nhiều năm?

Nếu chảo bị dơ, họ có rửa nó không?

Tôi hy vọng là không. Rửa loại bỏ đi lớp chống dính. Thay vào đó, chảo phải được đun nóng và xóc đều với một ít muối. Sau đó, thay vì rửa, đổ muối vào thùng rác và lau chảo với giấy sạch? Tất nhiên, bây giờ đã có chảo chống dính nhưng luôn có tác hại nếu bạn không biết cách sử dụng nó.

Bây giờ đến việc nấu

Nó nên được thực hiện nhanh chóng. Đun nóng chảo, thêm bơ tách hoặc dầu, sau đó đổ trứng vào chảo và khuấy đủ nhanh để trứng không đông lại. Trộn nhanh bằng cái nĩa cho đến khi đạt được độ đông thích hợp. Sau đó, đẩy trứng về góc chảo đối diện và cuộn lại thành hình trái tram. Đổ trứng ra đĩa một cách gọn gàng.

Toàn bộ quá trình chỉ mất vài phút, bao gồm nhiều bước, và quan sát chúng, bạn ngay lập tức có thể đánh giá mức độ kỹ năng và sự tự tin của bất kỳ ứng cử viên.

Bạn có thể không phải làm món omelet trong một nhà hàng, nhưng bạn sẽ cần phải nỗ lực để đạt được độ chính xác trong mọi khía cạnh của nghề nấu ăn này.

Trải qua sáu tháng hoặc một năm tại mỗi khu vực bếp trong một nhà hàng chỉ là vừa đủ nếu bạn thực hành nghiêm túc, tiếp tục cải thiện và thách thức bản thân để làm cho nó hoàn hảo. Bạn càng nhìn vào nấu ăn, bạn càng nhận ra nó luôn luôn là một nền giáo dục chưa hoàn chỉnh.

Txl 1 165

Nó không có giới hạn

Trường dạy nấu ăn sản xuất hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Nhiều người đi vào khách sạn, câu lạc bộ, tàu du lịch, khu nghỉ dưỡng… tất cả đó đều là sự nghiệp tốt. Những đầu bếp phải có kỹ năng quản lý tốt và biết làm thế nào để kiểm soát chi phí, tất cả đều là những kỹ năng mà bạn cần trong một nhà hàng.

Bạn có thể không làm việc tại nhà hàng của người khác. Đầu bếp là một nghề cao quý và nghệ thuật. Bạn có thể tự nấu ăn ở nhà, nó an toàn, không tiền bạc và danh tiếng. Tuy nhiên, nó là cuộc sống.

Dù thế nào, sẽ không giới hạn bạn có thể đi xa đến đâu và kiếm được bao nhiêu. Nó là sự hy sinh. Bạn sẽ làm việc rất nhiều thời gian và không có được cuộc sống cá nhân như những người khác, nhưng nếu nó là niềm đam mê của bạn, giống như của tôi, bạn không có nhiều sự lựa chọn.

Có rất nhiều nhà hàng lớn tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng. Nhưng bạn có phải nhất thiết làm việc cho nó? Không, bạn có thể là một đầu bếp tại một thành phố nhỏ, ở những nơi như Đà Lạt, Phan Thiết, Vũng Tàu, Ninh Bình…. hoặc thậm chí ở nông thôn. Nếu bạn nấu ăn ngon và làm thực khách ngạc nhiên, mọi người sẽ tìm đến bạn. “Bạn có thể nhanh chóng trở thành một siêu sao trong một thành phố nhỏ.”

Quang Chef đã đi tìm đam mê và giá trị đích thực của nghề bếp từ những công việc tưởng chừng đơn giản nhất. Hiện, “Quang có hơn 7 năm kinh nghiệm đứng bếp và vẫn tiếp tục đứng bếp vì đam mê của đời Quang là nấu ăn”. Với mong muốn được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm bản thân đến những ai đam mê, muốn “dấn thân” học hỏi, Quang Chef tạo nên một Blog Quang Chef – Nấu và Chia sẻ (nay là muoihot.com) với phương châm Chính xác – Rõ ràng – Không giấu nghề, đồng thời thực hiện những video, những bài viết mô tả chi tiết cách làm ra những “sản phẩm ẩm thực” như một đầu bếp, từ nước sốt cho đến các món ăn. Hi vọng với những gì đã làm, Quang Chef và bài viết của anh sẽ tạo nên sức lan tỏa, truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những ai yêu, đam mê và khát khao theo đuổi nghề đầu bếp!

Xem thêm: Tìm hiểu cách bố trí bếp nhà hàng và một số cách bố trí bếp nhà hàng thông dụng​

Nghề khách sạn tổng hợp

(Bài viết: Quang Chef, nguồn: muoihot.com)

(Ảnh minh họa – nguồn Internet)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Câu chuyện “Nhân viên phục vụ – chiếc túi bẩn – cách hành xử của cô gái” và bài học về sự tha thứ

Ở trong tình huống của cô gái trong câu chuyện sau đây, nhiều người trong chúng ta sẽ “nói trước khi nghĩ” nhưng cô gái này lại “nghĩ trước khi nói”. Hãy cùng Nghề khách sạn đọc – ngẫm và lan tỏa bài học về sự tha thứ trong câu chuyện này!

Câu chuyện “Nhân viên phục vụ - chiếc túi bẩn – cách hành xử của cô gái” và bài học về sự tha thứ

Ảnh nguồn Internet

“Một buổi tối nọ, hai mẹ con chị Lan đi ăn nhà hàng. Phục vụ họ là một nữ bồi bàn trẻ tuổi. Khi nhân viên này bưng cá hấp lên thì không may đĩa bị nghiêng nên làm nước cá chảy xuống chiếc túi hàng hiệu mới mua của chị Lan. Ngay lập tức, chị đứng phắt dậy và nhìn nhân viên với ánh mắt đầy sự phẫn nộ…

Cô bồi bàn trẻ lúc ấy vô cùng hốt hoảng, bối rối, ấp úng nói: “Cháu xin lỗi, cháu sẽ đi lấy khăn lau ngay…”. Linh – con gái của chị Lan cũng liền đứng dậy vỗ vai nhân viên phục vụ và nói: “Không sao đâu, chuyện nhỏ thôi mà. Về nhà giặt là sạch thôi. Cô đừng lo, cứ đi làm việc của mình đi.” Giọng điệu, cử chỉ của Linh vô cùng nhẹ nhàng, đầy thiện chí như chính cô ấy là người mắc lỗi.

Chị Lan tỏ ra vô cùng ngạc nhiên với cách hành xử của con gái. Dưới ánh đèn vàng trong nhà hàng, chị Lan thấy trong mắt con gái mình có gì đó long lanh, ươn ướt.

Txl 1 173

Ảnh nguồn Internet

Bạn muốn xem thêm: Câu chuyện 3 chú chuột và bài học về khởi nghiệp

Đêm đó, hai mẹ con chị Lan nằm tâm sự. Linh đã kể cho mẹ nghe sự việc cô đã từng trải qua vào 3 năm trước, khi làm thêm ở London (Anh). Ngay ngày đầu tiên làm phục vụ nhà hàng, Linh đã gặp rắc rối. Khi rót rượu cho khách, do sơ ý, Linh đã làm đổ rượu vang đỏ lên bộ đầm trắng sang trọng của khách, tạo ra một vết loang đỏ khá nổi bật.

Trong khi Linh vô cùng bối rối, đơ người, lo lắng khách sẽ nổi giận, hoang mang chưa biết xử lý như thế nào thì vị khách đứng dậy, vỗ vai Linh và từ tốn bảo: “Chỉ là rượu thôi mà, không sao đâu, giặt sẽ ra thôi. Cô đừng lo lắng.” Sau đó, vị khách đi vào nhà vệ sinh để rửa.

Linh quay sang nép mình vào lòng mẹ và nói: “Mẹ ơi, hành động của vị khách ấy là một bài học cho con đến ngày hôm nay. Người khác đã nhẹ nhàng tha thứ cho lỗi lầm của con thì mẹ hãy cứ xem việc người khác mắc lỗi là con gái của mẹ và bỏ qua, tha thứ cho họ mẹ nhé!”

Những suy nghĩ vô cùng chín chắn của con gái đã khiến chị Lan học hỏi được nhiều điều…”.

Txl 1 174

Ảnh nguồn Internet

Xem thêm: 8 bài học đắt giá dành cho người muốn kinh doanh

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Bỏ đại học, làm đủ nghề rồi thu 3 tỷ mỗi tháng nhờ chuỗi nhà hàng chẳng giống ai

Đang học năm 2 Đại học Kinh Tế TP.HCM, Phan Minh Thông (quê Tiền Giang) bất ngờ bỏ ngang để… lên núi trồng rau sạch. Kế hoạch khởi nghiệp thất bại, anh làm đủ nghề rồi quyết định mở chuỗi nhà hàng theo phong cách chẳng giống ai với doanh thu 3 tỷ đồng mỗi tháng.

Bỏ đại học, làm đủ nghề rồi thu 3 tỷ mỗi tháng nhờ chuỗi nhà hàng chẳng giống ai

Ông chủ trẻ Phan Minh Thông

Ở tuổi 28, anh Thông hiện đang sở hữu trong tay 3 nhà hàng với phòng cách vô cùng độc đáo ở TP.HCM. Thực khách bước vào nhà hàng sẽ lạc vào thế giới của những cao thủ võ lâm hành tẩu giang hồ. Từ phục vụ, thu ngân, đầu bếp, quản lý đều mặc trên người trang phục cổ trang và giao tiếp theo phong cách kiếm hiệp.

Khách vào nhà hàng chỉ cần gọi “người đâu”, “tiểu nhị” sẽ có nhân viên phục vụ đến ngay và được gọi bằng những mỹ từ như “sư huynh, quan gia, sư tỉ, tiểu muội,…”. Thực đơn của nhà hàng cũng toàn những món ăn “kiếm hiệp” như: độc cô cầu bại, giáng long thập bát chưởng, bế tinh đại pháp… Đến với chuỗi nhà hàng của anh Thông, thực khách sẽ được uống bia bằng bát sứ, gọi thêm rượu phải nói “châm tửu”, tiền được quy ra thành “quan”, đi vệ sinh phải vào mao xí…

Txl 1 169

 

Txl 1 170

Với phong cách chẳng giống ai này, chuỗi 3 nhà hàng của anh Thông rất hút khách, đặc biệt là vào những dịp cuối tuần. Để có được thành công hôm nay, chàng trai trẻ này đã quyết định bỏ ngang đại học để… bước vào đời sớm.

Bỏ đại học để… lên núi trồng rau sạch

Năm 2006, Phan Minh Thông trở thành sinh viên trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Thời điểm nay, điều này là ước mơ của biết bao sĩ tử. Tuy nhiên, Thông lại chẳng “thiết tha” với chuyện học, chàng sinh viên trẻ dành nhiều thời gian để đi chạy bàn, giao thư, phát tờ rơi… với mong muốn tự lập sớm.

Sang năm 2 đại học, trong một lần trò chuyện và bị thuyết phục bởi ý tưởng trồng rau sạch của một người bạn, Thông quyết định giấu ba mẹ, quyết định bỏ học đại học và theo bạn lên Đăk Lăk thực hiện dự án trồng rau sạch.

“Thời điểm đó, thông tin thực phẩm bẩn rất tràn lan nên mình mong muốn mang đến nguồn rau sạch cho thị trường. Mình được hỗ trợ 2 hecta đất để trồng rau. Tuy nhiên do không tìm được đầu ra cho nông sản nên sau nửa năm, dự án đã thất bại. Mình cảm thấy rất hụt hẫng, thêm vào đó, ba mẹ biết mình bỏ học nên phản đối rất dữ dội” – Thông chia sẻ.

Trước phản ứng của gia đình, Thông sự tính sẽ đi học lại đại học nhưng “máu” kinh doanh lại thôi thúc chàng trai trẻ này quyết tâm làm được điều gì đó cho ra trò. Thế rồi Thông vừa theo học một khóa học ngắn hạn về marketing vừa đi làm. Sau đó, Thông ra Hà Nội học truyền thông rồi xin làm trong một tiệm áo cưới để tích lũy kiến thức.

Với những kiến thức học được, Thông góp 30 triệu đồng cùng những người bạn của mình mở một công ty truyền thông. Thế nhưng vì chưa có kinh nghiệm quản trị nhân sự nên công ty dần tan rã. Vào lại TP.HCM, Thông nhập đồ chơi trẻ em về bán online nhưng rồi cũng thua lỗ sau 3 tháng.

Bạn muốn xem thêm: Bí quyết biến món nợ 6.000 đô thành món lời 3 tỷ đô của ông trùm ngành khách sạn Mỹ

Kiếm 3 tỷ mỗi tháng nhờ chuỗi nhà hàng phong cách kiếm hiệp

Nhiều thất bại liên tiếp khiến Thông vô cùng bế tắc, thế nhưng ước mơ khởi nghiệp vẫn cứ “nung nấu” bên trong chàng trai miền Tây này. Giữa năm 2014, sau lần ngồi ăn với bạn bè, trò chuyện về chủ đề kiếm hiệp, Thông lóe lên ý tưởng kinh doanh quán ăn theo phong cách như trong những bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc. “Mình rất hứng thú với ý tưởng này nên bắt tay thực hiện nay. Mình đã tự nhủ rằng nếu lần này thất bại thì sẽ không kinh doanh nữa mà sẽ đi làm công ăn lương.”

Vay mượn được 80 triệu đồng, Thông thuê một mặt bằng 30m2 trên đường Trần Văn Đang (Quận 3), đặt may đồ cổ trang, mua bát đĩa, đao kiếm gỗ… và khai trương quán với tên “Hoa sơn tửu lầu”.

Ba tháng đầu, quán ăn của Thông vắng tanh, nhân viên cũng nghỉ dần và lỗ hơn 40 triệu. Một mình Thông phải phụ trách rất nhiều việc: giữ xe, chạy bàn, rửa bát, dọn nhà vệ sinh… Nhiều đêm Thông chỉ ngủ được 2 tiếng rồi dậy dọn dẹp, đến 5 giờ sáng lại đi chợ để mua nguyên liệu.

“Mình luôn tự động viên rằng đây là cơ hội cuối cùng nên không thể bỏ cuộc. Tình cờ sau đó, phong cách độc đáo của quán đã được chia sẻ trên mạng nên được rất nhiều khách biết tới. Tình hình kinh doanh của quán cũng dần tốt hơn, đến tháng thứ 7 thì quán bắt đầu có lãi.”

Txl 1 171

 

Txl 1 172

Với phong cách “độc nhất” Sài Gòn, quán ăn của Thông ngày đông khách. Sau đó, Thông thuê tiếp mặt bằng mở tiếp 2 quán ở quận 11, quận 6 và mới nhất là 1 quán ở quận Bình Thạnh.

Ông chủ trẻ này cũng liên tục đổi mới hình thực phục vụ, cách trang trí món ăn, thực đơn… để mang lại những điều mới mẻ cho thực khách. Với một ý tưởng lạ, phong cách chẳng giống ai, chuỗi nhà hàng của Thông rất đông khách, mang về doanh thu 3 tỷ đồng mỗi tháng.

Chia sẻ về dự định sắp tới, Thông dự định sẽ mở rộng mô hình kinh doanh của mình và có thêm nhiều nhiều hoạt động mới mỗi tuần: diễu binh, đánh trống trận, đại hội võ lâm,…

Xem thêm: Từ một kẻ tù tội trở thành nhà sáng lập chuỗi khách sạn, resort nổi tiếng

Ms.Smile

Ảnh nguồn Afamily.vn

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Quản lý khách sạn được gì khi tham gia chương trình đào tạo Leadership skills 2022?

Không chỉ được học kiến thức – trải nghiệm thực hành thực tế theo chương trình đào tạo chuẩn, được thiết kế theo định hướng “People-Centric Leadership”, các nhà lãnh đạo còn được truyền ngọn lửa yêu nghề, gợi ý xây dựng môi trường làm việc tích cực để thu hút và giữ chân nhân tài – đặc biệt là gặp gỡ và ký kết hợp tác với các nhà cung ứng dịch vụ giá tốt nhưng chất lượng cao.

chương trình đào tạo leadership skills 2022 và lễ ký kết hợp tác chiến lược

Khủng hoảng Covid khiến ngành du lịch tê liệt suốt 2 năm dài, nhiều khách sạn đóng cửa hoặc hoạt động duy trì nên phải giảm số lượng nhân sự tới 50-70% – từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng cho kế hoạch kinh doanh trở lại giai đoạn “bình thường mới”.

Lý do thì có nhiều, song phổ biến và nhói lòng nhất là bởi ít ai kiên nhẫn thêm để đợi nghề “sống” lại, số khác thì quá ngao ngán với mức lương và đãi ngộ hay môi trường, văn hóa làm việc của khách sạn cũ – nay nhờ dịch bệnh và vì mưu sinh, họ mạnh dạn tìm kiếm công việc mới, ở môi trường mới, thậm chí lĩnh vực mới rồi nhận ra sự ổn định và dễ phát triển nên quyết định gắn bó lâu dài, thôi không quay lại với ngành nữa.

Nhận thấy tính bất cập trong chính sách tuyển dụng – thu hút nhân viên mới – giữ chân nhân viên cũ được việc của nhiều khách sạn giai đoạn tiền mở cửa, cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý Housekeeping nói riêng và nhà lãnh đạo khách sạn nói chung trong đào tạo và quản lý, đãi ngộ nhân sự, CLB Quản lý Buồng Việt Nam (trực thuộc Hiệp hội Khách sạn Việt Nam) triển khai tổ chức chương trình đào tạo: “Leadership skills 2022 – People Centric Leadership” cho hội viên, đồng thời kết hợp triển khai “Lễ ký kết Hợp tác Chiến lược” với các đối tác là nhà cung ứng dịch vụ buồng phòng, giặt là uy tín (như: công ty Karrcher – Đức, công ty Hanvico – Việt Nam, công ty Vietsolutions – Việt Nam, công ty NCL Asia – Mỹ, công ty Rèm Hà My – Việt Nam, công ty Sao Việt – Việt Nam…), cam kết mang đến sản phẩm mới, công nghệ mới giúp nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng dịch vụ Housekeeping nói riêng, chất lượng dịch vụ khách sạn nói chung, đặc biệt sẵn sàng hỗ trợ giá ưu đãi nhất, góp phần chung tay giúp sức đưa ngành khách sạn Việt Nam phát triển trở lại rực rỡ hơn trong thời gian tới.

Theo đó, chương trình đào tạo và lễ ký kết sẽ được diễn ra vào ngày 18/5/2022, kéo dài từ 8h sáng đến 21h30 tối cùng ngày, tại khách sạn Citadines Pearl Hội An.

Tham dự sự kiện có đại diện Hiệp hội khách sạn, hiệp hội du lịch Việt Nam – đại diện Hiệp hội du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng – đại diện Sở Du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng – Tổng Giám đốc khách sạn và khách mời –  hơn 100 hội viên VEHA là các nhà quản lý Bộ phận Buồng phòng và Giặt là trên cả nước – đại diện các báo đài đưa tin.

Một số hình ảnh nổi bật của sự kiện:

Txl 1 178
Background sự kiện tại sảnh Citadines Pearl Hội An

 

Txl 1 179
Các nhà quản lý và khách mời hào hứng chụp ảnh kỷ niệm ngày gặp gỡ

 

Txl 1 180
Mọi khâu chuẩn bị đã hoàn tất

 

Txl 1 181

 

Txl 1 182
Không khí học tập sôi nổi

 

Câu lạc bộ quản lý Buồng Việt Nam (Vietnam Executive Housekeeper Association – VEHA), trực thuộc Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, được thành lập ngày 15/4/2014 với 120 hội viên ban đầu nay tăng lên hơn 600 hội viên là các nhà quản lý bộ phận Buồng và Giặt là tại các khách sạn, resort 3-5 sao trên toàn quốc, phát triển theo định hướng tạo sân chơi, diễn đàn chuyên nghiệp cho những người quản lý bộ phận Housekeeping trong việc chia sẻ kinh nghiệm, chủ động học tập, cập nhật sản phẩm mới, công nghệ mới để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng – mong muốn từ chủ đầu tư – yêu cầu từ Tổng Giám đốc – và cả kỳ vọng từ đội ngũ nhân viên…

Trong quá trình hoạt động, CLB đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho các hội viên như: cuộc thi chia sẻ “Best Housekeeping Practice” – tổ chức chương trình đào tạo “Kỹ năng quản lý – Lãnh đạo”- các chương trình cập nhật sản phẩm mới, công nghệ mới – các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng như xây dựng lớp học tình thương, chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại miền Trung… – tham gia các chương trình “Vì môi trường Xanh – Sạch – Đẹp” và tổ chức các hoạt động thể thao gắn kết – tham gia giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các Hiệp hội Housekeeping trong khu vực và quốc tế như: Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanma, Thái Lan, Ấn Độ, UAE… và là thành viên Hiệp hội Housekeepoers Châu Á.

Đến nay, CLB quản lý Buồng Việt Nam được đánh giá là CLB phát triển lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất trong các CLB Nghề khách sạn với nhiều thành tích nổi bật, được Chủ tịch Hiệp hội khách sạn Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam tặng bằng khen hàng năm.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hé lộ quy trình 6 bước tuyển dụng nhân viên nhà hàng – khách sạn

Để ứng viên đảm bảo chất lượng về trình độ chuyên môn, gắn bó lâu dài, bất kỳ nhà hàng – khách sạn nào cũng nên có quy trình tuyển dụng chuẩn hóa, chuyên nghiệp. Việc này không chỉ giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí mà còn hỗ trợ sự phát triển của tổ chức. Nếu là HR, đừng ngại tham khảo quy trình tuyển dụng nhân viên nhà hàng – khách sạn ngay bài viết dưới đây của Nghề khách sạn.

Hé lộ quy trình 6 bước tuyển dụng nhân viên nhà hàng - khách sạn
Quy trình tuyển dụng nhân viên nhà hàng – khách sạn

Vì sao nhà hàng – khách sạn cần phải có quy trình tuyển dụng?

Mỗi nhà hàng khách sạn nên có quy trình tuyển dụng vì:

– Quá trình tuyển dụng thuận tiện, dễ dàng hơn. Việc xác định cụ thể thời gian phỏng vấn, nội dung yêu cầu ứng viên, chỉ tiêu cần đạt,… cũng trở nên cụ thể rõ ràng.

– Nhanh chóng biết kết quả của quá trình tuyển dụng như số lượng nhân viên trúng tuyển, số người làm việc sau khi thử việc,…

– Quy trình sẽ trở thành khuôn mẫu, nền tảng cho hệ thống quản lý nhà hàng – khách sạn đơn giản, dễ dàng áp dụng cho nhiều vị trí tuyển dụng.

– Tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí tổ chức các buổi phỏng vấn nhân sự, đăng thông báo tuyển dụng trên các kênh thông tin đại chúng,…

Quy trình tuyển dụng nhân sự nhà hàng – khách sạn

Để thuận tiện cho quá trình tuyển dụng, nhà hàng – khách sạn nên có quy trình gồm 6 bước như sau:

+) Bước 1: Chuẩn bị

Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng khách sạn, sẽ có 1 phòng ban nhân sự gồm nhóm hay 1 người thực hiện công việc tuyển dụng. Sau khi bộ phận chuyên môn trong tổ chức cần tuyển nhân sự mới, họ sẽ thông báo cho phòng này để bắt đầu thảo luận và xác định thời gian phỏng vấn, số lượng nhân viên cần tuyển, vị trí tuyển dụng, yêu cầu công việc, quyền lợi ứng viên,…

+) Bước 2: Thông báo thông tin tuyển dụng

Sau khi đã hoàn thiện các nội dung tuyển dụng, bộ phận nhân sự nhà hàng – khách sạn sẽ đưa ra thông báo về vị trí cần tuyển lên các kênh thông tin đại chúng khác nhau (Facebook, zalo, website,…), trung tâm giới thiệu việc làm,… HR nhà hàng – khách sạn nên tìm hiểu các trang chuyên đăng tin tức tuyển dụng nhân sự liên quan đến ngành để thuận tiện cho quá trình tuyển dụng như Nghề khách sạn,…

+) Bước 3: Xem xét – đánh giá – sàng lọc hồ sơ ứng viên

Sau khi ứng viên nộp hồ sơ, HR nên xem xét tổng hợp tất cả bộ hồ sơ của nhân sự. Dựa vào các yếu tố khác nhau đã đề ra trước đó mà nhà hàng – khách sạn lựa chọn ứng viên phù hợp như:

– Kinh nghiệm làm việc

– Bằng cấp

– Kỹ năng mềm

– Nguyện vọng công việc

+) Bước 4: Phỏng vấn

HR nhà hàng – khách sạn sẽ tổ chức buổi phỏng vấn hỏi đáp để tìm ra ứng viên phù hợp nhất cho vị trí ứng tuyển. Dựa vào cách trả lời của nhân sự mới, nhà tuyển dụng tìm hiểu được tính cách, khí chất, năng lực, kỹ năng của họ. HR có thể áp dụng nhiều cách phỏng vấn khác nhau như hỏi đáp, câu hỏi mẫu, tình huống thực tế, phỏng vấn nhóm,… Sau đó, nhân sự nên kiểm chứng thông tin của hồ sơ cũng như lời phỏng vấn của ứng viên.

+) Bước 5: Đưa ra quyết định tuyển dụng

Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn, nhân sự nhà hàng – khách sạn sẽ tổng hợp tất cả thông tin và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất với vị trí được tuyển. Quyết định nên được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố thay vì theo cảm quan, lý tính sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc về sau.

+) Bước 6: Cho ứng viên thử việc

Tùy thuộc vào thời gian quy định của khách sạn, quản lý sẽ trực tiếp phân công, hướng dẫn nhân viên công việc mới. Tùy theo quy định của nhà hàng – khách sạn, thời gian thử việc sẽ kéo dài từ 1 – 2 tháng. Sau khi thử việc, nhân viên sẽ được ký HĐLĐ chính thức nếu đáp ứng đủ các điều kiện của nhà hàng – khách sạn.

Trên đây là 6 bước trong quy trình tuyển dụng nhân viên nhà hàng – khách sạn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí phòng ban khác nhau mà sẽ linh hoạt thay đổi.

Lưu ý gì khi tuyển dụng nhân viên nhà hàng – khách sạn?

Một số lưu ý giúp nhà tuyển dụng của nhà hàng – khách sạn dễ dàng tìm ra ứng viên phù hợp như sau:

– Mặc trang phục phù hợp

Đại diện cho nhà hàng – khách sạn, bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Bạn có thể mặc đồng phục hoặc các trang phục khác như quần tây, áo sơ mi, chân váy chạm gối (nữ), quần âu (nam),…

Txl 1 177
Nhà tuyển dụng cần mặc trang phục lịch sự khi phỏng vấn thể hiện sự chuyên nghiệp

– Xem lại hồ sơ của ứng viên và câu hỏi phỏng vấn

Tốt nhất HR nhà hàng – khách sạn cần tìm hiểu CV của từng ứng viên để đưa ra câu hỏi phù hợp nhất, nhằm khai thác tiềm năng của họ. Bạn cũng có thể đa dạng cách hỏi như tạo ra tình huống để ứng viên xử lý, câu hỏi mở để đưa ra ý kiến đánh giá, câu hỏi về yêu cầu công việc,… Tốt nhất bạn nên xây dựng kịch bản phỏng vấn dựa trên nhu cầu tuyển dụng của nhà hàng – khách sạn để sàng lọc ứng viên phù hợp.

– Nên lựa chọn kênh tuyển dụng uy tín

Không phải kênh thông tin đại chúng nào cũng được nhiều người biết tới, cho nên, việc lựa chọn thông báo tuyển dụng ở đâu uy tín, chất lượng vẫn là điều HR cần quan tâm. Vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện tài chính của nhà hàng – khách sạn. Vì thế, tốt nhất bộ phận nhân sự nên tìm kiếm và lựa chọn kênh tuyển dụng chất lượng, uy tín cao.

– Tổng hợp thông tin và đưa ra quyết định đúng đắn

Tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến ứng viên rồi đánh giá, tổng kết và lựa chọn người phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bộ phận chuyên môn để đưa ra quyết định đúng đắn, sáng suốt, tránh lãng phí thời gian chi phí và nhân công cho quy trình tuyển dụng.

Trên đây là quy trình tuyển dụng nhân viên nhà hàng – khách sạn mà HR cần tham khảo. Nắm rõ quy trình, bạn có thể vận hành và thực hiện quá trình này một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện. Hy vọng nhà hàng – khách sạn của bạn sẽ tìm ra ứng viên phù hợp với tổ chức.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Từ sự số ngộ độc tập thể vì chia nhau ăn gói bánh quy khách để lại – ngẫm coi khách sạn có đang lỏng lẻo ở khâu quản lý nhân viên?

Nhân viên khách sạn thường chỉ thực hiện đúng quy trình Lost & Found với những đồ khách bỏ quên có giá trị (như tiền mặt, trang sức, thiết bị điện tử…) và vô tư “tiêu hủy” những món ăn, đồ uống tự cho là khách không cần nữa. Chuyện cũng chẳng có gì to tát để phải bàn luận nếu không có sự cố nhập viện vì nghi ngộ độc do ăn bánh của khách để lại ở một khách sạn nọ.

từ sự cố ngộ độc tập thể vì chia nhau gói bánh quy khách để lại - ngẫm coi khách sạn có đang lỏng lẻo ở khâu quản lý nhân viên
Mọi đồ vật do khách bỏ quên trong phòng đều được xử lý theo quy trình Lost & Found

Ngộ độc vì ăn bánh quy – tin được không?

Mới đây, một nhóm 5 nhân viên của một khách sạn ở Sa Pa đã phải nhập viện cấp cứu với các biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, nôn ói, nghi bị ngộ độc thực phẩm. Qua tìm hiểu, trước đó, một Housekeeping làm phòng đã nhặt được gói bánh giống như bánh quy từ phòng khách trả và chia cho 4 nhân viên khác trong tổ ăn cùng. Các triệu chứng xuất hiện khoảng 30 phút sau khi ăn và được nhân viên khách sạn đưa đi viện ngay sau đó. Hiện, sức khỏe cả 5 người đã dần ổn định và đang được nằm viện để theo dõi thêm. Về phần tác nhân gây ngộ độc, đội công tác liên ngành của tỉnh cùng Trung tân Y tế thị xã Sa Pa và khách sạn đang phối hợp điều tra, làm rõ.

Txl 1 175
Sự việc được đăng tải trên fanpage Nghề Khách Sạn và nhận được nhiều lượt tương tác của chính dân ngành

Không cần giao nộp đồ ăn, thức uống khách bỏ quên – đúng hay sai?

Theo quy định, nhân viên làm phòng cần báo cáo với bộ phận liên quan khi phát hiện khách bỏ quên đồ, bất kể giá trị lớn hay nhỏ. Đồ bị bỏ quên sẽ ngay lập tức được xử lý theo đúng quy trình Lost & Found chuẩn. Tuy nhiên, với một số đồ bỏ quên có giá trị rất thấp hoặc không giá trị như đồ ăn, thức uống (còn nguyên hay đã dùng dở), hầu hết nhân viên đều không báo cáo hoặc báo cáo cho có rồi thông đồng nhau chia – sử dụng chúng như một việc làm bình thường. Cả lãnh đạo khách sạn đôi khi cũng không quan tâm và sát sao trong khâu quản lý và kiểm soát chặt chẽ những món đồ khách bỏ quên nhưng chẳng mấy giá trị.

Tại sao vậy?

Nhiều người nghĩ rằng vì giá trị của chúng không cao; như đồ ăn, thức uống có thể tìm mua lại dễ dàng ở bất cứ đâu, với số tiền không lớn hoặc đôi khi khách không thích nên vứt lại và chẳng bao giờ nhớ đến hay liên lạc lại để hỏi thăm nếu chẳng may bỏ quên lại phòng nghỉ sau check-out. Do đó, việc tốn thời gian và nhân sự, nguồn lực, chi phí thực hiện đúng quy trình rồi bảo quản đợi khách đến nhận lại là không cần thiết. Thay vào đó, có thể vứt đi hoặc tự ý xử lý, sử dụng nếu muốn.

Có đúng không?

Không nhé! Theo quy định, tất cả các vật khách bỏ lại đều được xếp vào đồ bỏ quên và thất lạc, bao gồm cả đồ ăn, thức uống hay thuốc tây. Nhiệm vụ của Housekeeping là báo cáo cho văn phòng buồng hoặc bộ phận liên quan (tiền sảnh) để tiến hành thu giữ và xử lý đúng quy trình. Cụ thể:

– Với đồ ăn thức uống dùng rồi phải được bỏ đi, nghiêm cấm sử dụng đồ ăn thức uống của khách.

– Đồ ăn thức uống còn nguyên thì được giữ lại 3 ngày

– Tất cả các vật có giá trị trị 100USD sẽ được giữ lại 6 tháng

Khi hết thời hạn lưu giữ đồ bỏ quên trên, khách sạn tiến hành xử lý theo quy định hoặc trao lại cho nhân viên đã tìm thấy đồ vật trước đó.

Mất gì khi nhân viên ẩu, khách sạn quản lý lỏng lẻo?

Đơn cử như vụ nhân viên bị ngộ độc tập thể do chia nhau ăn gói bánh quy khách để lại trên đây sẽ dễ dàng nhìn thấy khá nhiều cái “mất” mà chính nạn nhân lẫn khách sạn sẽ phải hứng chịu. Chẳng hạn như:

– An toàn sức khỏe và tính mạng của nhân viên. Rõ nét là một nhóm 5 người đã phải đi cấp cứu tại bệnh viên chỉ sau khoảng 30 phút ăn bánh đủ thấy, loại bánh này không bình thường chút nào.

– Trì trệ công việc, ảnh hưởng đội nhóm: rõ ràng, không những 1 mà đến 5 nhân viên trong cùng 1 tổ gặp sự cố hay vấn đề sức khỏe sẽ khiến công việc chung bị chững lại và quản lý cần thời gian cũng như nhân lực để bố trí bổ sung nhanh nhất có thể sau đó.

– Tốn chi phí hỗ trợ ốm đau: dẫu khách sạn không nhất thiết phải chịu trách nhiệm cho hành động ẩu và thiếu suy nghĩ của nhân viên nhưng việc nhân viên của mình bị đau nên dành ra một khoản chi để thăm viếng, hỏi thăm, động viên họ mau khỏe để quay trở lại với công việc là cần thiết; hơn nữa, quản lý cũng có một phần lỗi do thiếu sát sao trong quản lý nhân viên trong giờ làm.

– Thương hiệu, chất lượng dịch vụ khách sạn bị ảnh hưởng: khi internnet ngày càng phổ biến, mọi vấn đề lớn nhỏ đều dễ dàng xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội với tốc độ chia sẻ và tương tác ở mức cao. Sự việc trên đây cũng vậy và khách hàng tiềm năng có cơ sở để nghi ngờ sự thiếu trung thực của nhân viên khi phục vụ họ hay chất lượng quản lý nhân sự của khách sạn chưa thật sự chặt chẽ?

Txl 1 176
Bất kể sự quản lý và điều hành lỏng lẻo nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gây rủi ro cao

 

Ngành dịch vụ vốn dĩ rất nhạy cảm. Chỉ một hành động nhỏ nhưng có thể tạo nên nhiều cảm nhận khác nhau về chất lượng cho từng vị khách. Muốn không bị “dính phốt”, tốt nhất hãy tự ý thức giá trị và vai trò của bản thân trong tổ chức, tuân thủ nghiêm nội quy làm việc, trung thực, có trách nhiệm trong mọi tình huống…

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.