CEO Trần Quý Thanh, ông chủ Tân Hiệp Phát là ai?

Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tân Hiệp Phát (THP) đã vươn vai trở thành tập đoàn nước giải khát hùng mạnh với những dòng sản phẩm có lợi cho sức khoẻ. Công ty có hoài bão “trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa”. Các sản phẩm chính của công ty gồm có Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh, nước tăng lực Number 1, sữa đậu nành Number 1 Soya

SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ ÔNG CHỦ TÂN HIỆP PHÁT

Họ tên: Trần Quí Thanh

Năm sinh: 1953 (62 tuổi)
Học vấn
Tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa, kỹ sư cơ khí chế tạo máy năm 1978
Tiến sĩ Quản Trị Kinh Doanh ( Southern California University)
Gia đình    Vợ: Phạm Thị Nụ (58 tuổi)
Con gái: Trần Uyên Phương (34 tuổi)

Ông Trần Quí Thanh xuất thân từ kỹ sư cơ khí nhưng lại rẽ hướng kinh doanh ngành thực phẩm với công việc tại Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Sau gần 20 năm, ông Thanh đã dẫn dắt Tân Hiệp Phát thành tập đoàn nước giải khát mang thương hiệu Việt Nam có doanh thu không kém cạnh Pepsi Việt Nam.

Cty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát hiện có vốn điều lệ 276 tỷ đồng, trụ sở chính tại Thị xã Dĩ An, tình Bình Dương. Bà Phạm Thị Nụ là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm TGĐ của công ty.

Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu năm 2011 của Tân Hiệp Phát vào khoảng 6.000 tỷ đồng, không thua kém nhiều so với Pepsi Việt Nam.

Các dòng sản phẩm của Tân Hiệp Phát
Theo dòng sự kiện:
– Năm 2001: ra mắt sản phẩm nước tăng lực mang nhãn hiệu Number 1
– Năm 2006: Ra mắt Trà Xanh Không Độ.
– Năm 2009: Tung ra sản phẩm Dr Thanh trên thị trường

Chủ Tân Hiệp Phát là con người ham học hỏi

Ông chủ Trần Quí Thanh của tập đoàn Tân Hiệp Phát- hãng nước giải khát mang thương hiệu Việt Nam sinh năm 1953. Mặc dù có trong tay bằng kỹ sư cơ khí nhưng ông lại lựa chọn rẽ hướng vào kinh doanh với công việc của Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Vốn là người ham học hỏi, đam mê kinh doanh ông nhanh chóng được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng Cồn Gas & nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Nam. Đây chính là tiền thân của Công ty Tân Hiệp Phát sau này.

Vị giám đốc này luôn coi yếu tố quyết định đối với nghiệp kinh doanh là sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Chính vì thế mặc dù có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm và nền tảng quản lý nhưng ông vẫn quyết định định học thêm về quản trị kinh doanh.

Bên cạnh việc điều hành Tân Hiệp Phát phát triển, ông chủ của tập đoàn này còn đạt được tấm bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh của trường Southern California University. Mỗi ngày ông dành 16 giờ với hàng chồng sách trên bàn để tự tìm tòi và hoàn thiện kiến thức trang bị cho bản thân.

Để thành người khổng lồ phải có sự khác biệt

Những kiến thức quản trị cùng với kinh nghiệm thương trường giúp ông Thanh và Tân Hiệp Phát ghi dấu ấn ngoạn mục khi nhãn hiệu Number One vượt mặt thương hiệu quốc tế Red Bulls. Với chiến thuật thay đổi bao bì, Tân Hiệp Phát tung ra sản phẩm đóng nước tăng lực đóng chai đầu tiên tại Việt Nam và nhanh chóng thuyết phục được người tiêu dùng bởi sự tiện ích.

XEM THÊM:  Chia sẻ code chèn biểu tượng hỗ trợ trực tuyến html

Sau sự thành công của Number One, Tân Hiệp Phát tiếp tục gây tiếng vang với sản phẩm trà xanh không độ rồi trà thảo mộc Dr.Thanh. Ông Thanh lựa chọn chiến thuật “tập trung và khác biệt” với quan niệm: không cung cấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị trường cần. Đánh vào nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm tốt cho sức khỏe, không có chất bảo quản và bắt nguồn từ đông y, Dr.Thanh là sản phẩm trà thảo mộc đầu tiên tại Việt Nam gây nhiều tò mò cho người tiêu dùng, dư luận.

Tân Hiệp Phát

Một sản phẩm mới ra đời luôn phải chịu nhiều rủi ro cũng như thái độ tiếp nhận trái chiều từ khách hàng. May mắn rằng sản phẩm mới của Tân Hiệp Phát nhận được phản ứng tích cực khi doanh số bán chạy tăng gấp 3 lần so với dự trù, từ 15 nghìn thùng mỗi ngày lên 50 nghìn thùng.

Mặc dù khởi nguồn của Tân Hiệp Phát là sản xuất bia từ năm 1990 nhưng sau 10 năm công ty này chuyển hướng sang lĩnh vực nước giải khát. Hiện nay tập đoàn này định hướng phát triển các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không có gas như nước uống bổ sung Vitamin, Trà thảo mộc Dr.Thanh, Trà xanh không độ, sữa đậu nành,…

Đây cũng là xu hướng phát triển chung của doanh nghiệp nước giải khát châu Á như Suntory Holding. Tập đoàn nước giải khát tư nhân lớn nhất Nhật Bản này cũng khởi nguồn kinh doanh từ bia rượu nhưng tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm có gas, cồn ngày càng giảm thay vào đó là các sản phẩm đồ uống không cồn, gas.

Tiến sỹ định vị thương hiệu của Tân Hiệp Phát

Tổng giám đốc của Tân Hiệp Phát không chỉ được biết đến với việc dẫn dắt tập đoàn này phát triển ngang ngửa Pepsi Việt Nam mà còn nổi tiếng với các bài học về phát triển thương hiệu. Ông được nhiều nơi mời tham gia với cương vị diễn giả chia sẻ phương hướng xây dựng thương hiệu thành công như Big Show Làm Giàu, Vietnam Marketing Conference,…

Từ chiến lược tập trung

Ông chia sẻ việc tập trung có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một thương hiệu từ chính kinh nghiệm của bản thân. Theo ông việc tập trung sẽ giúp người lãnh đạo phát triển những ý tưởng lớn trong điều kiện nguồn lực có hạn đồng thời việc định vị thương hiệu không bị dàn trải mà sẽ có khách hàng, mục tiêu cụ thể. Điển hình cho điều này là sự tập trung phát triển nhãn hiệu Dr.Thanh từ thời điểm tung sản phẩm trước mùa tết Nguyên Đán đến chiến dịch truyền thông hay xây dựng thương hiệu tại khu du lịch Đại Nam Văn Hiến,…

Triết lý kinh doanh

“Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”

Đến tên gọi sản phẩm

Tên gọi của sản phẩm có tác động rất lớn đến thành công của thương hiệu. Việc lựa chọn tên gọi cho sản phẩm trà thảo mộc của tổng giám đốc Tân Hiệp Phát khá khôn ngoan khi đánh trúng nhiều mục tiêu: sự tò mò của người tiêu dùng Việt, mang tính hội nhập cao đồng thời phản ánh nội dung marketing- sản phẩm thanh nhiệt, thanh lọc.

XEM THÊM:  Ca làm việc là gì? Ca làm việc của nhân viên khách sạn - nhà hàng phân chia thế nào?

Và tiếp thị bằng hình ảnh

Sử dụng hình ảnh người sáng lập làm hình ảnh quảng cáo thương hiệu được sử dụng khá lâu trên thế giới. Điển hình là việc nhà sáng lập Sanders của hãng KFC lấy chính hình ảnh của mình cho thương hiệu năm 1939. Cách tiếp thị bằng hình ảnh này như một con dao hai lưỡi.

Chiến lược thương hiệu “tiếp thị bằng hình ảnh”.

Xét về mặt chi phí thì sử dụng chủ doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc dùng ngôi sao, người nổi tiếng đồng thời sẽ là áp lực giúp họ phát huy tối đa trách nhiệm để giữ uy tín, thành công của sản phẩm. Nhưng cũng khá rủi ro khi gắn kết một thương hiệu vào uy tín của một cá nhân. Tại Việt Nam, Dr.Thanh là sản phẩm đầu tiên lấy hình ảnh người sáng lập làm thương hiệu. Và tính đến thời điểm này chiến lược độc nào này có thể xem là thành công đối với Tân Hiệp Phát.

Chọn người kế nghiệp

Sinh năm 1953, đến nay ông chủ Tân Hiệp Phát vừa tròn 60 tuổi. Việc lựa chọn người tiếp nối gánh vác Tân Hiệp Phát đã được ông cân nhắc. Cách giáo dục con của ông Thanh là không ép, không vạch sẵn và bắt con làm theo mà để cho con tự chọn dưới sự hướng dẫn của mình. Ông từng tâm sự: “Người cha nào cũng muốn con khôn lớn, thành nhân và thành công. Trong điều kiện sẵn có, con có thể có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Ngành nào thì cũng đóng góp cho xã hội, nhưng nếu lựa chọn con đường đã vạch sẵn thì bệ phóng sẽ cao hơn”.

ceo-tran-quy-thanh-ong-chu-tan-hiep-phat-la-ai 4

Từ trái qua: Bà Phạm Thị Nụ và bà Trần Uyên Phương.

Hiện nay cô con gái Trần Uyên Phương của ông đang làm giám đốc truyền thông của tập đoàn sau khi tốt nghiệp quản trị kinh doanh và Marketing. Bên cạnh việc hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh của gia đình cô còn hoàn tất khóa học ba năm về quản lý cấp cao tại Trường đại học Harvard ở Mỹ. Nữ giám đốc truyền thông này tự tin cho biết hiện tại mình chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức để thay ba nhưng một khi được ba tin tưởng giao việc điều hành công ty thì ít nhất Tân Hiệp Phát phải phát triển gấp đôi hiện nay.

Tham vọng của Tân Hiệp Phát

Năm 2013 có thể xem là năm đầu tư của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Tháng 5 vừa qua tập đoàn này đã tiến hành khởi công xây dựng nhà máy nước giải khát Number One Chu Lai với vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng tại khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Dự kiến công suất nhà máy này giai đoạn 2012-2013 sẽ là 300 triệu lít/ năm và tăng thêm 600 triệu lít/năm giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra Hiệp Phát còn khởi công một nhà máy mới tại khu vực phía Bắc đặt tại Hà Nam.

Ngày 17/08 mới đây, tập đoàn Tân Hiệp Phát tiếp tục công bố chương trình đầu tư xây dựng khu công nghiệp và cảng quốc tế Doctor Thanh tại KCN Tam Hiệp (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) với tổng mức đầu tư dự án 1,6 tỷ USD. Dự án này thực hiện triển khai trong giai đoạn 2013-2018 với cơ sở hạ tầng gồm 8 nhà máy (nước giải khát, thực phẩm, bao bì, tinh bột, hạt nhựa…) và cảng quốc tế Doctor Thanh. Giai đoạn 1 (2013-2017) dự án có mức đầu tư 400 triệu USD.

tân Hiệp Phát

Cơ cấu cổ đông của Tân Hiệp Phát.

Hiện nay ngoài thị trường Việt Nam, sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã có mặt tại Trung Quốc, châu Phi, Úc, Đài Loan, Campuchia, Singapore và Nga. Với tham vọng trở thành tập đoàn nước giải khát lớn tại châu Á thì việc mở rộng quy mô sản xuất của Tân Hiệp Phát trong thời gian qua cũng là điều dễ hiểu. Đầu tư vào thời điểm này, Tân Hiệp Phát nhận được ưu đãi như miễn tiền thuê đất khi đầu tư xong dự án. Bên cạnh đó tập đoàn này còn được sử dụng thương hiệu quế Trà My và sâm Ngọc Linh của Quảng Ngãi. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho chiến lược sản xuất các sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc thiên nhiên như Trà Dr. Thanh.

XEM THÊM:  Làm gì khi khách hàng phản ánh thức ăn có tóc /côn trùng /vật thể lạ…

Việc xây dựng 8 nhà máy tại Tam Hiệp và 1 nhà máy tại Chu Lai tạo thành chuỗi sản xuất từ nước giải khát, thực phẩm, bao bì,… sẽ giúp cho Tân Hiệp Phát tiết kiệm khá nhiều chi phí. Ngoài ra việc xây dựng cảng quốc tế Doctor Thanh của Tân Hiệp Phát sẽ hỗ trợ mạnh cho việc xuất khẩu ra các nước trong khu vực châu Á trong tương lai của tâp đoàn này.

Nguồn: CafeBiz

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]