Kiến thức về du lịch, marketing, online marketing, ota…

[Chi tiết] Top 10 tập đoàn khách sạn tên tuổi tầm cỡ quốc tế

1/ Marriott

Marriott – Bonvoy Membership Program – Maryland, USA với 30 thương hiệu, hơn 6900 cơ sở lưu trú ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

2/ Hilton

Hilton – Hilton Honors – McLean, VA, USA với 17 thương hiệu, hơn 5500 cơ sở lưu trú ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

3/ IHG

IHG – IHG Rewards Club- England, UK với 17 thương hiệu bao gồm Six Senses và Evason, hơn 5500 cơ sở lưu trú ở 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

4/ Accor

Accor – Le Club AccorHotels – Paris, France với 34 thương hiệu, hơn 4200 cơ sở lưu trú ở 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

5/ Wyndham

Wyndham – Wyndham Rewards- NJ, USA với 20 thương hiệu, hơn 9000 cơ sở lưu trú ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

6/ Hyatt

Hyatt – World of Hyatt- Chicago, USA với 18 thương hiệu, hơn 800 cơ sở lưu trú ở 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

7/ Four Season

Four Season – Toronto, Canada với 4 loại hình kinh doanh chính: hotels & resorts, private retreats, residences, và private jets với hơn 100 cơ sở lưu trú ở 47 quốc gia và vùng lãnh thổ.

8/ Rosewood

Rosewood – HongKong với 4 thương hiệu cao cấp, hơn 92 cơ sở lưu trú trên toàn thế giới. 

– HongKong với 4 thương hiệu cao cấp, hơn 92 cơ sở lưu trú trên toàn thế giới. 

– HongKong với 4 thương hiệu cao cấp, hơn 92 cơ sở lưu trú trên toàn thế giới. 

– HongKong với 4 thương hiệu cao cấp, hơn 92 cơ sở lưu trú trên toàn thế giới. 

9/ Shangri- La

Shangri- La – Singapore với hơn 6 thương hiệu bao gồm Clubs, hơn 100 cơ sở lưu trú ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, 76 điểm đến trên toàn thế giới. 

10/ Mandarin Oriental

Mandarin Oriental – HongKong, với hơn 31 cơ sở lưu trú trên toàn thế giới. 

Nguồn tài liệu: Steven Phuc Dinh – Group Nghề du lịch Tâm sự

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Tên, tiêu chuẩn các loại phòng trong khách sạn mọi nhân viên cần biết

Bạn là nhân viên khách sạn mới vào nghề nhưng chưa hiểu biết nhiều về kiến thức chuyên ngành? Bạn muốn biết tên các loại phòng trong khách sạn và tiêu chuẩn từng loại phòng ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.


nhiều tiêu chí để phân chia các loại phòng trong khách sạn, nhưng thường áp dụng
phân chia hay gọi tên theo chất lượng phòng, gồm 4 loại cơ bản sau đây:

Phòng tiêu chuẩn (Standard)

các loại phòng trong khách sạn

Standard (STD) là loại phòng tiêu chuẩn, đơn giản nhất trong khách sạn, thường có diện tích nhỏ, nằm ở tầng thấp nhất, không có view hoặc view không đẹp với những trang bị tối thiểu nhất đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Đây là loại phòng có giá thấp nhất trong khách sạn, phục vụ đối tượng khách có thu nhập thấp, không có nhu cầu cao về lưu trú hoặc thời gian lưu trú rất ngắn. Ngày nay, hầu hết khách sạn 3-5 sao không phục vụ loại phòng này vì tất cả các phòng đều có view đẹp và được trang bị những thiết bị tiện nghi nhất.

Phòng cao cấp (Superior)

các loại phòng trong khách sạn

Phòng
Superior (SUP) nằm ở tầng cao hơn STD nhưng thấp hơn DLX. So với loại phòng
tiêu chuẩn (STD), SUP có diện tích rộng hơn, view đẹp hơn, được trang bị nhiều
trang thiết bị tiện nghi hơn nên có chất lượng phòng tốt hơn. Do đó, dĩ nhiên,
SUP sẽ có giá thuê phòng cao hơn STD

Phòng sang trọng (Deluxe)

các loại phòng trong khách sạn

Phòng
Deluxe (DLX) là loại phòng sở hữu trang thiết bị tiện nghi và sang trọng, view
đẹp, diện tích lớn và nằm ở tầng cao hơn hai loại phòng có chất lượng thấp hơn
là STD và SUP; giá thuê phòng này cũng cao hơn.

Phòng đặc biệt sang trọng (Suite)

các loại phòng trong khách sạn

Suite (SUT) nằm ở tầng cao nhất và cao cấp nhất trong khách sạn, là tầng đặc biệt đẳng cấp có quản gia riêng và đội ngũ phục vụ đặc biệt cho từng khách đặc biệt, phục vụ 24/24 mọi nhu cầu của khách lưu trú. Thông thường, các SUT sẽ được thiết kế gồm phòng khách và phòng ngủ riêng biệt, có bàn làm việc riêng và quầy bar nhỏ trong phòng, có cửa sổ và ban công với view đẹp nhất khách sạn, phòng tắm tiện nghi (bồn tắm đứng, bồn tắm nằm, điện thoại bàn trên tường…). Đặc biệt, để tăng thêm độ VIP và áp dụng mức thuê phòng với giá cao hơn, các khách sạn 5 sao còn đặt tên cho từng loại phòng Suite như phòng Tổng thống (President room), phòng Hoàng gia (Royal Suite room)… với tiện nghi và dịch vụ đặc biệt tương ứng

Phòng liền kề (Connecting room)

các loại phòng trong khách sạn

Đây
là loại phòng khá đặc biệt, không nằm trong cách phân chia theo chất lượng
phòng nhưng được nhiều khách sạn đầu tư xây dựng và đưa vào kinh doanh phục vụ
nhu cầu của du khách, nhất là những nhóm khách gia đình. Connecting room gồm 2
phòng riêng biệt có cửa thông nhau, thuận lợi cho việc sinh hoạt, vui chơi và
trò chuyện cùng người thân nhưng vẫn có không gian riêng cho từng nhóm đối tượng
(như bố mẹ với con cái). Vì thế, connecting room còn được gọi là phòng Family
hay phòng Group (khách nhóm).

Ngoài ra, một số khách sạn còn áp dụng phân chia các loại phòng theo loại giường ngủ như Single bed room, Double bed room, Twin bed room… Chi tiết cách phân loại sẽ được tranxuanloc.com chia sẻ ở bài viết tiếp theo. Bạn nhớ theo dõi và đón đọc nhé!

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Gọi tên các loại giường khách sạn nhân viên cần biết

Dù bạn là lễ tân hay nhân viên buồng phòng cũng đều phải nắm và hiểu rõ tên cùng đặc điểm đặc thù về các loại giường khách sạn để phục vụ tốt công việc và giải đáp thắc mắc của khách khi cần. Vậy khách sạn thường có các loại giường nào? Đặc điểm cụ thể từng loại ra sao? Cùng tranxuanloc.com đi tìm đáp án nhé!

Như đã trình bày ở bài “Tên, tiêu chuẩn các loại phòng trong khách sạn”, việc gọi tên các loại giường khách sạn cũng là tiêu chí phân loại khách sạn thường gặp. Thông thường, mỗi loại giường khác nhau sẽ được bố trí sử dụng cho các loại phòng tương ứng. Dưới đây là 6 loại giường hiện có trong khách sạn để phục vụ khách…

Giường đơn (Single bed)

các loại giường khách sạn

Single bed là loại giường dành cho 1 người nằm, có kích thước chuẩn là 1m x 2m (1m x 1m9/ 1,1m x 2m/ 1,2m x 2m… tùy thuộc vào diện tích phòng rộng hay hẹp). Single bed thường được sử dụng cho loại phòng 1 giường đơn – single bed room, phòng 2 giường đơn – Twin bed room (TWN), Triple bed room (TRPL) hoặc giường nhỏ trong phòng Family

Giường đôi nhỏ (Double bed)

các loại giường khách sạn

Double
bed có kích thước chuẩn là 1,5m x 2m, tức lớn hơn Single bed; thường được sử dụng
cho phòng Double bed room, Triple bed room và Family room

Giường đôi lớn (Queen size bed)

các loại giường khách sạn

Queen
size bed cũng là giường ngủ khách sạn dành cho 2 người nằm nhưng có kích thước
chuẩn là 1,6m x 2m (tức có bề ngang lớn hơn Double bed); thường được bố trí tại
phòng Standard và Superior. Thông thường, những phòng phục vụ giường đôi lớn sẽ
có tiêu chuẩn và giá thuê cao hơn các phòng sử dụng giường đôi nhỏ.

Giường cỡ lớn (King size bed)

các loại giường khách sạn

King size bed có kích thước chuẩn là 1,8m x 2m; thường được dùng phục vụ khách trong phòng Deluxe hay Suite cao cấp

Giường siêu lớn (Super king size bed)

các loại giường khách sạn

Giường
Super king size có kích thước chuẩn là 2m x 2,2m; là loại giường đặc biệt lớn
và cao cấp chỉ dùng phục vụ khách lưu trú trong phòng Suite: phòng Tổng thống,
phòng Hoàng gia…

Giường phụ (Extra bed)

các loại giường khách sạn

Extra bed hay còn gọi là giường phụ, được thiết kế theo kiểu giường gấp, có bánh xe để thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt thêm – là loại giường kê thêm trong phòng khi khách yêu cầu nhằm biến phòng Twin hoặc Double thành phòng Triple. Extra bed có kích thước tương đương như Single bed (khoảng 1m2 x 1m9/ 2m)

Trên
đây là các loại giường khách sạn phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện
nay. Hy vọng những chia sẻ của tranxuanloc.com sẽ hữu ích với nhân viên khách sạn,
hoàn thiện kiến thức phục vụ công việc cũng như giải đáp thắc mắc của khách lưu
trú khi cần.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Combo là gì? Tại sao nhà hàng – khách sạn nên phục vụ Combo cho khách?

Bạn chắc chắn đã từng nghe qua thuật ngữ “Combo” khi đi ăn nhà hàng, vô rạp chiếu phim hay thậm chí mua đồ trên mạng, đặt phòng khách sạn… Vậy bạn có biết combo là gì? Ích lợi của nó ra sao? Nhà hàng, khách sạn có nên phục vụ combo cho khách?… Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để tranxuanloc.com giúp bạn giải đáp.

combo là gì
Bạn có biết Combo là gì? Tại sao nhà hàng – khách sạn nên phục vụ combo cho khách?

Combo là hình thức phục vụ hay loại menu/ gói sản phẩm dịch vụ xuất hiện ngày càng phổ biến tại các nhà hàng, khách sạn phục vụ nhu cầu ăn uống của thực khách hay lưu trú nghỉ dưỡng của khách du lịch. Vậy combo là gì?

Combo là gì?

Hiểu
một cách đơn giản, combo là mua sắm trọn gói. Nghĩa là, mua sắm kết hợp nhiều mặt
hàng khác nhau trong cùng một gói sản phẩm như mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng
hay các dịch vụ, món ăn… Khi mua hàng theo hình thức combo, khách hàng sẽ có
nhiều sản phẩm khác nhau hoặc có một sản phẩm nhưng số lượng lớn hơn với chi
phí bỏ ra ít hơn so với mua lẻ từng mặt hàng.

Combo là gì trong kinh doanh nhà
hàng – khách sạn?

Trong kinh doanh nhà hàng, Combo là một hình thức gọi món theo thực đơn được kết hợp từ nhiều món ăn hoặc đồ uống. Đây là xu hướng kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều và được ưa chuộng giúp nhà hàng bán được nhiều món ăn hơn cùng lúc cho một lượt khách, tăng doanh thu và lợi nhuận; đồng thời giúp nhà hàng giới thiệu/ bán kèm những món ít được chú ý, món mới cần được PR hay trong mùa thấp điểm.

+ Ví dụ: Nhà hàng A mở bán gói combo 1 burger cỡ vừa + 1 phần khoai tây chiên vừa + 1 pepsi vừa với giá 49.000đ, thay vì bán lẻ từng món sẽ có tổng chi phí là 67.000đ.

combo là gì
Combo giúp kích cầu sử dụng dịch vụ của thực khách

Combo cũng có ý nghĩa tương tự trong kinh doanh dịch vụ lưu trú. Tức giúp kích thích nhu cầu mua nhiều sản phẩm dịch vụ của khách sạn – giới thiệu/ bán thêm các sản phẩm, dịch vụ ít được quan tâm, dịch vụ mới hay trong mùa thấp điểm – đồng thời, tăng khả năng cạnh tranh với các khách sạn khác trong cùng phân khúc hay phạm vi lân cận không áp dụng hình thức bán sản phẩm dịch vụ theo combo.

+ Ví dụ: khách sạn mở bán gói combo đặt phòng nghỉ 2 ngày 1 đêm phòng Deluxe + ăn sáng miễn phí + miễn phí đưa đón sân bay. Hoặc nghỉ 3 ngày 2 đêm + ăn sáng miễn phí + được giảm 10% dịch vụ Spa. Như vậy, ngoài bán phòng, khách sạn còn kết hợp bán thêm được cho nhiều bộ phận khác như F&B hay Spa…

combo là gì
Combo cũng giúp khách sạn giới thiệu/ bán thêm các sản phẩm, dịch vụ ít được quan tâm hay cần được PR

Như vậy, combo là hình thức mua – bán mang lại lợi ích cho cả 2 bên: người mua (khách hàng) và bên bán (nhà hàng, khách sạn) nên đều được ủng hộ sử dụng.

Hy vọng qua bài viết được tranxuanloc.com chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được combo là gì, cũng như ích lợi mà chiến lược kinh doanh này mang lại; từ đó tính toán áp dụng vào hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn trong tương lai gần.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Upselling là gì? Quy trình 4 bước Upselling của khách sạn 5 sao

Định nghĩa về Upsell

Upsell là cung cấp trải nghiệm cao hơn với chi phí cộng thêm dựa trên lý do lưu trú của khách. (Tuy nhiên thường thì Upsell sẽ được các bạn FO hiểu nôm na là bán phòng cấp cao hơn so với phòng khách đã yêu cầu).

Tại sao phải Upsell?

Tất nhiên là khách sạn sẽ có doanh thu cao hơn (Upsell có thể giúp tăng tới 2% doanh thu của khách sạn); bán được phòng giá cao thì khách sạn sẽ còn phòng giá thấp mà giá thấp thì sẽ dễ bán hơn; ngoài ra Upsell còn là nguồn thu nhập khá đáng kể cho nhân viên FO(Front Office), Vd như nếu 1 nhân viên FO đạt được tổng số tiền Upsell cuối tháng là 40 triệu thì được hưởng 4% của 40 triệu đó là 1.6 triệu; và càng đạt được những mốc Upsell cao hơn thì số phần trăm được thưởng cũng cao hơn.

Qui trình Upsell gồm 4 bước

1. Hiểu khách
2. Đề nghị Upsell
3. Quan sát phản ứng
4. Kết thúc Upsell

Bước 1: Hiểu khách

Gồm có 2 phần là Tìm hiểu thông tin về khách và Tương tác với khách (tất nhiên khi bạn có nhiều thông tin về khách thì sẽ tương tác tốt hơn, và ngược lại càng tương tác nhiều thì lại càng có thêm thông tin)
Tìm hiểu thông tin gồm có 2 nguồn là gián tiếp và trực tiếp. Thông tin gián tiếp là thông tin đến từ phần mềm đặt phòng (sẽ có các yêu cầu của khách, vd khách đặt gói phòng Honeymoon chẳng hạn, hoặc là khách sẽ đi dạng gia đình gồm có vợ và 2 con). Vd khách đi với gia đình thì có khả năng cao là sẽ cần phòng lớn hơn nên có thể upsell phòng lớn hơn hoặc connecting room – phòng thông nhau. Thông tin trực tiếp là khi khách đến check-in, nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách, Vd như trong lúc check-in thấy khách đi với gia đình thì có thể upsell phòng lớn hơn, hoặc thấy khách mặc vest chắc là doanh nhân, thì có thể upsell phòng cấp cao hơn có internet tốc độ cao free chẳng hạn vì doanh nhân phải dùng internet nhiều.

Tương tác với khách: đây là lúc bạn tiếp xúc trực tiếp với khách, bước đầu tiên là tạo thiện cảm: chắc chắn là bạn phải tươi cười, và điều đơn giản nhất là gọi khách bằng tên, trò chuyện thân tình với khách, có thể bắt đầu bằng việc chúc mừng hoặc khen khách, vd như thấy khách mặc áo có logo đội MU thì có thể nói tôi cũng là fan MU chẳng hạn, … hoặc xem passport bạn thấy hôm nay đúng là ngày sinh nhật khách thì có thể chúc mừng sinh nhật khách. Khi khách đã có thiện cảm thì họ sẽ dễ lắng nghe và dễ chấp nhận đề nghị Upsell hơn.

Bước 2: Đề nghị Upsell

Dựa trên những thông tin đã có của Bước 1, bạn sẽ đưa ra đề nghị Upsell tại Bước 2 này. 1 đề nghị Upsell cần có 3 yếu tố: Đặc điểm của phòng cao hơn + Lợi ích cao hơn là gì + Chi phí

Vd: Hiện nay khách sạn em có phòng gia đình rộng rãi hơn cho anh chị và 2 bé gồm 2 phòng nối nhau, vừa riêng tư cho anh chị mà vẫn quan sát được 2 bé, cũng thoải mái hơn cho 2 bé thay vì phải nằm giường phụ chỉ cần thêm 499,000 đồng bao gồm thuế. Em có thể giữ phòng này cho gia đình được không ạ?

Đặc điểm: phòng gia đình gồm 2 phòng thông nhau
Lợi ích: riêng tư cho ba mẹ, thoải mái cho 2 con
Chi phí: 499,000 đồng bao gồm thuế (qui định của tập đoàn là phải nói rõ, thường là phí tăng thêm bao gồm thuế luôn cho khách đỡ nhức đầu tính toán)

Bước 3: Quan sát phản ứng của khách

Sẽ có 3 loại phản ứng gồm đồng ý, không đồng ý và lưỡng lự, tất nhiên là tương ứng với các biểu hiện cảm xúc hoặc hành vi như đồng ý thì cười, hào hứng; không đồng ý thì xua tay, cau mày, … ; lưỡng lự thì có thể trầm ngâm, hỏi ý người bên cạnh, nhún vai, ..

Bước 4: Kết thúc Upsell

Dựa vào phản ứng của khách ở Bước 3, nhân viên sẽ kết thúc Upsell theo những cách sau:

Nếu khách đồng ý: lặp lại thông tin của phòng vừa Upsell thành công. Vd: Cảm ơn anh, em xin xác nhận lại phòng của anh là phòng gia đình với mức phí trả thêm là 499,000 đồng bao gồm thuế. Chúc gia đình có kỳ nghỉ vui vẻ.

Nếu khách không đồng ý: lặp lại thông tin của phòng khách đã đặt. Thái độ bình thường, tuyệt đối không tỏ vẻ thất vọng (vì không có tiền thưởng do Upsell thất bại), không tạo cho khách cảm giác phòng khách đã đặt là chất lượng kém. Vd: Cảm ơn anh, em xin xác nhận lại phòng của anh là phòng Premium với mức giá là 1 triệu đồng chưa bao gồm thuế. Nếu anh cần bất kì hỗ trợ gì xin liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng bằng cách bấm số 0. Chúc gia đình có kỳ nghỉ vui vẻ.

Nếu khách lưỡng lự: có 2 loại lưỡng lự là lưỡng lự đồng ý, và lưỡng lự không đồng ý

Lưỡng lự đồng ý: là có vẻ đồng ý 70% rồi. Nhân viên lặp lại thông tin phòng mình đề nghị Upsell. Vd: Em có thể dẫn gia đình mình đi xem phòng em vừa giới thiệu, sau đó gia đình mình có thể quyết định sau cũng được ạ. (Thực tế thì cũng không cần lặp lại đâu vì vừa nói rồi thì khách cũng vẫn còn nhớ mà, nếu khách đồng ý đi xem phòng thì trong lúc dẫn khách đi mình có thể lặp lại và nói thêm, vd nhiều gia đình đã ở đây rồi và rất thích đó anh)

Lưỡng lự không đồng ý: là có vẻ không đồng ý 60-70% rồi. Nhân viên lặp lại thông tin phòng khách đã đặt và mời khách quay lại nếu đổi ý. Lúc này nhân viên cũng nói như trường hợp khách không đồng ý: Cảm ơn anh, em xin xác nhận lại phòng của anh là phòng Premium với mức giá là 1 triệu đồng chưa bao gồm thuế. Nếu anh cần bất kì hỗ trợ gì xin liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng bằng cách bấm số 0. Chúc gia đình có kỳ nghỉ vui vẻ. 
Lý do là trường hợp này cũng rất gần với không đồng ý rồi, nên đừng cố níu kéo “thêm đau lòng nhau chi hỡi em”, ít ra cũng đã gieo vào đầu khách 30-40% thông tin về loại phòng cấp cao hơn, để có thể dùng đó làm cái cớ cho lần Upsell sau khi khách quay lại (Vd lần sau khách quay lại, có thể nói là Lần trước em có giới thiệu phòng gia đình với anh mà chưa có cơ hội dẫn anh đi xem, lần này em có thể dẫn gia đình đi xem phòng rồi mình quyết định sau được không ạ).

Kết luận: Đối với Upsell phải luôn tâm niệm chúng ta muốn đem lại những điều tốt nhất có thể cho khách, để khách thoải mái nhất. Tuyệt đối không được nghĩ khách là ATM để cố bào thêm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, hoặc vì phần thưởng Upsell mà nghĩ khách là một nguồn thu nhập cho bản thân

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Nền tảng 3 yếu tố để thiết lập hệ thống Upselling phòng khách sạn

Phần cứng

Vì Upselling là cung cấp trải nghiệm cấp cao hơn cho khách, cụ thể ở đây là sản phẩm phòng, khách sạn cần xây dựng một danh sách phân loại các loại phòng khác nhau, tất nhiên sẽ khác nhau về giá tiền tùy thuộc vào đặc điểm phòng – Room features (Vd: phòng có diện tích lớn, phòng có hướng nhìn ra hồ bơi) và lợi ích của cấp phòng đó – Room benefits (Vd: đặt phòng Suite khách sẽ được ăn sáng và ăn xế tại khu vực Lounge VIP riêng).
Danh sách phân loại cần có 3 nội dung: Loại phòng (Room Types) – Đặc điểm vật lý (Features) – Lợi ích cộng thêm (Benefits). Danh sách này được dùng để so sánh nhằm thấy được sự khác biệt giữa các loại phòng tương ứng với mức giá khác nhau, từ đó nhân viên FO sẽ dễ nhớ để áp dụng nhanh chóng khi upsell. 

Vd:
Standard Room / Features: total 37sqm, bathroom 5,5sqm, clock, city view / Benefits: buffet breakfast
Deluxe Room / Features: total 37sqm, bathroom 5,5sqm, clock, garden view / Benefits: buffet breakfast 
Suite / Features: total 40sqm, bathroom 6sqm, smartphone docking, garden view / Benefits: private check-in, breakfast at Lounge, Executive lounge access, Free high speed internet

Phần mềm

Đây là 1 hệ thống các qui định liên quan đến Upsell sẽ do Trưởng bộ phận lễ tân soạn thảo và được giám đốc tài chính và tổng quản lý phê duyệt. Văn bản này sẽ nêu rõ:
– Doanh số Upsell mục tiêu hằng tháng. Vd: tháng 1: 15,000 usd, tháng 2: 25,000 usd, … 
– Mức giá chênh lệch để Upsell giữa các loại phòng. Vd: Từ Standard lên Deluxe: +400,000vnd; Từ Standard lên Suite: +700,000vnd; Từ Deluxe lên Suite: +400,000vnd
– Mức thưởng cho nhân viên Upsell thành công. Vd: Tổng Upsell tháng dưới 40 triệu thì được thưởng 5% của tổng Upsell; Từ 40 triệu đến 80 triệu thì được 10%; …
– Mức thưởng cho bộ phận lễ tân nếu vượt chỉ tiêu Upsell hằng tháng. Vd: chỉ tiêu tháng 1 là 15,000usd, bộ phận FO Upsell được 20,000usd, vượt chỉ tiêu 5,000usd thì sẽ được thưởng thêm 1% của 5,000usd là 50usd (khoản này thường được cho vào quỹ bộ phận để liên hoan)
Các trường hợp không được tính là Upsell. Vd như đặt phòng từ chủ đầu tư không được tính là Upsell 

Hệ thống kiểm soát: Khi 1 nhân viên Upsell thành công sẽ cần thực hiện các bước sau: in booking của khách từ hệ thống đặt phòng, điền vào mẫu phiếu ghi rõ tên khách, loại phòng đặt trước và loại phòng Upsell thành công, số tiền Upsell. Phiếu này sẽ được giám sát bộ phận hoặc Duty manager ký xác nhận. Các phiếu sẽ được Trưởng bộ phận tổng hợp và tạo báo cáo gửi cho bộ phận tài chính để kiểm tra và phê duyệt. Sau khi được giám đốc tài chính phê duyệt, tiền thưởng sẽ được chuyển vào tài khoản nhân viên ở kỳ lương tháng sau.
Báo cáo: Trưởng bộ phận có trách nhiệm ghi nhận số liệu Upsell hằng ngày, so sánh với chỉ tiêu và số liệu năm trước, làm báo cáo tổng hợp hằng tuần và hằng tháng cho Tổng quản lý

Phần đào tạo

Huấn luyện về Upselling có thể được thực hiện dưới 2 hình thức gồm lớp học và thực địa (on-the-job training). Phần lý thuyết về nghiệp vụ Upselling có thể đọc tại bài viết này https://bit.ly/2IpyU3U
Lớp học: Trưởng, phó bộ phận sẽ đứng lớp huấn luyện cho các nhân viên trong bộ phận gồm lý thuyết và thực hành. Lý thuyết gồm thông tin về các loại phòng (nhân viên sẽ phải học thuộc lòng để có thể nói vanh vách mọi đặc điểm của từng loại phòng); các lý thuyết và kỹ năng nghiệp vụ Upselling. Nhân viên sau đó sẽ được đi tham quan thực tế từng loại phòng để thực sự cảm nhận được phòng thực tế. Về thực hành, quan trọng là huấn luyện kiểu nhập vai, 1 hoặc 1 nhóm nhân viên đóng vai khách và các nhân viên còn lại thực hành Upsell.
Thực địa: Nhân viên mới chủ yếu sẽ quan sát các anh chị làm lâu năm Upsell ngay tại quầy, các anh chị có thể chỉ dẫn cách thức và tiểu xảo Upsell cho nhân viên mới khi vắng khách.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Phân biệt Upselling và Cross-selling trong khách sạn

Theo một thống kê trên trang Forbes thì 59% khách sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm được Upselling hoặc Cross-selling. Vì vậy đây là 2 biện pháp mà khách sạn nhất định phải thực hiện để tăng doanh thu. Tuy nhiên, do cả 2 phương pháp đều nhằm tăng doanh thu bằng cách khuyến khích khách hàng mua thêm 1 cái gì đó nên đôi khi dễ có sự nhầm lẫn khi sử dụng tên gọi giữa Upselling và Cross-selling.

Upselling (bán nâng cấp) là khuyến khích khách hàng chi thêm tiền cho một sản phẩm cùng loại có giá trị cao hơn. Vd: khách đặt phòng Standard, và FO sẽ tiến hành Upsell để khuyến khích khách trả thêm tiền để ở phòng Suite lớn hơn.

Cross-selling (bán chéo) là khuyến khích khách hàng chi thêm tiền cho một sản phẩm khác loại. Vd: khách đặt phòng ngủ, FO có thể tiến hành Cross-sell khuyến khích khách đặt thêm dịch vụ nhà hàng (Vd nếu ăn trong nhà hàng khách sạn sẽ được giảm 15%) hoặc đặt thêm dịch vụ Spa (để giảm mệt mỏi sau chuyến bay dài chẳng hạn)

Một thủ thuật khá hiệu quả của Upselling là tạo cảm giác khan hiếm hoặc khẩn cấp để khách hàng dễ dàng chấp nhận hơn. Vd như trong hình các bạn thấy khách sạn ghi “Only 3 rooms remaining” – Chỉ còn 3 phòng để tạo cảm giác khan hiếm. Ngoài ra, thay vì ghi giá $485 USD sẽ tạo cảm giác giá cao, họ chỉ ghi con số tăng thêm “$54 more” cho phòng cấp cao hơn nên khách dễ chấp nhận hơn. Một thủ thuật nữa (rất hay được các trang bán hàng online dùng) là ghi giá gốc, gạch ngang, và ghi giá giảm kế bên (xem hình) để tạo cảm giác khách hàng được lợi hơn.

Các bạn có thể đọc lại 2 bài viết về Upselling tôi đã chia sẻ lúc trước để hiểu rõ hơn về Upselling:
– Thiết lập hệ thống Upselling: Tại đây
– Nghiệp vụ Upselling (phòng): Tại đây

Đối với Cross-selling thì thời điểm bán là điểm mấu chốt. Vì bạn phải bán thêm 1 sản phẩm khác với sản phẩm khách hàng đã mua (lúc này trí óc khách hàng sẽ phải làm việc nhiều hơn để tiếp nhận thêm 1 loại sản phẩm khác, nên tâm lý sẽ không dễ chấp nhận như Upselling) nên Cross-selling sẽ cần nhiều sự khéo léo hơn Upselling. Theo thống kê của trang Travel Tripper thì chỉ có 3% khách hàng sẽ đặt thêm dịch vụ khác (Vd nhà hàng hoặc spa) khi họ đặt phòng. Thời điểm thích hợp để Cross-sell là trước lúc khách khởi hành một thời gian, khách sạn sẽ gửi email (pre-arrival email) vừa để nhắc khách, vừa có thể Cross-sell thì khách sẽ dễ chấp nhận hơn (Vd khách sạn có thể Cross-sell dịch vụ đưa đón sân bay). Các sản phẩm Cross-sell cần liên quan với nhau thì sẽ dễ bán hơn. Vd: khách gọi món ăn tối trong nhà hàng, thì có thể Cross-sell lúc đó 1 chai rượu vang thì sẽ hợp lí và dễ chấp nhận hơn, thay vì lại Cross-sell spa chẳng hạn.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Bungalow là gì? 5 Đặc trưng cần biết về loại hình nghỉ dưỡng Bungalow trong Resort

Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ “Bungalow”? Bạn có biết bungalow là gì? Đặc điểm đặc trưng của bungalow là gì? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để tranxuanloc.com giúp bạn giải đáp.

Bungalow là kiểu nhà một tầng có nguồn gốc từ Ấn Độ, mới du nhập vào Việt Nam những năm gần đây và được nhiều du khách lựa chọn lưu trú. Vậy bungalow là gì?

Bungalow là gì?

Như
đã trình bày trên đây, bungalow là kiểu nhà một tầng tồn tại tại Ấn Độ từ thế kỷ
17, có diện tích nhỏ và mái hiên rộng, thường nằm riêng biệt từng căn với lối
thiết kế và kết cấu khá đơn giản.

Ban
đầu, bungalow được xây dựng để làm nơi cư trú cho các thủy thủ đến từ Anh; sau
đó lại trở thành loại nhà dành cho người lao động ở tầng lớp bình dân có gia
đình 1 thế hệ ở Ấn Độ và nhanh chóng trở nên phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, Anh,
châu Phi và châu Á nhưng có diện tích lớn hơn, dành cho nhiều đối tượng mở rộng
hơn.   

Tại Việt Nam, bungalow là những ngôi nhà đẹp, rộng rãi và thoải mái với kiểu thiết kế trau chuốt, sang trọng và đầy đủ tiện nghi; thường thấy nhiều trong những khu du lịch nghỉ dưỡng (resort) nổi tiếng với mức độ cao cấp tùy thuộc vào vốn đầu tư và mục đích kinh doanh.

bungalow là gì

Đặc trưng nổi bật của bungalow
trong resort

*Diện tích nhỏ nhưng tiện nghi

Độ rộng của một bungalow sẽ tùy thuộc vào số lượng người ở, có thể là 1 người, 2 người hay một gia đình nhưng rộng nhất cũng không vượt quá 150m2. Tuy có diện tích nhỏ nhưng mỗi bungalow trong resort đều đảm bảo cung cấp đầy đủ tiện nghi với phòng khách, phòng ngủ, toilet, chỗ để đồ, nơi làm việc, phòng xông hơi… Đặc biệt, những bungalow trong các khu resort 4,5 sao cao cấp thường có phòng khách sang trọng với salon bọc nỉ hoặc da cao cấp, đồ gỗ tự nhiên; có giường khách sạn rộng kingsize, view đẹp, phục vụ ăn sáng tại giường; có phòng tắm kèm xông hơi, bồn sục, điện thoại, internet trong bồn tắm, hệ thống âm thanh, tivi chất lượng cao…

bungalow là gì

*Phục vụ nhiều đối tượng khách

Nghỉ
dưỡng tại bungalow, du khách sẽ không phải tốn công sức leo cầu thang hay di
chuyển qua lại quá nhiều để thăm hỏi nhau giữa các phòng trong cùng một đoàn.
Việc thiết kế kiểu nhà một tầng cũng thuận lợi cho những du khách gặp khó khăn
trong vấn đề đi lại như người khuyết tật phải ngồi xe lăn, trẻ nhỏ hay phụ nữ
đang mang thai…

*Giá cả linh hoạt

Tùy thuộc và số lượng sao và đẳng cấp của resort mà giá thuê mỗi bungalow cho một đêm có thể dao động từ vài chục USD đến hàng nghìn USD.

*Dịch vụ tốt

Thông thường, mỗi bungalow sẽ có từ 3-5 nhân viên phục vụ, đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu của khách lưu trú.

bungalow là gì

*Chỉ xuất hiện trong các khu resort cao cấp

Bungalow
thường được xây dựng sử dụng vật liệu chủ yếu là gỗ, mây, tre, nứa…, cùng với
việc phải có diện tích mặt bằng tương đối lớn cho tổ hợp nhiều bungalow – hơn nữa,
loại hình lưu trú này không phù hợp với các đô thị lớn mà thường tập trung phát
triển trong những khu nghỉ dưỡng ven biển hay vùng ngoại ô hình thành nhiều khu
resort cao cấp, sang trọng như ở Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, Bình Thuận…

Hy
vọng những chia sẻ trên đây của tranxuanloc.com đã giúp giải đáp thắc mắc bungalow
là gì cũng như những đặc trưng cơ bản của loại hình nghỉ dưỡng bungalow trong
resort ở Việt Nam.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Hospitality là gì? Ngành Hospitality là làm công việc gì?

Hospitality là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng phổ biến mỗi khi nhắc đến ngành Dịch vụ – Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Vậy bạn có biết hospitality là gì? Ngành hospitality làm công việc gì? Vì sao ngành hospitality lại hot đến thế? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để tranxuanloc.com giúp bạn giải đáp

Hospitality thuộc Top
những ngành nổi tiếng năng động nhất thế giới, đa dạng cơ hội việc làm và khả
năng thăng tiến cao. Vậy Hospitality là
gì?

Hospitality
là gì?

Hospitality dịch sang
tiếng Việt có nghĩa là lòng mến khách, lòng hiếu khách.

Trong ngành dịch vụ, đây là thuật ngữ chỉ “ngành công nghiệp không khói” liên quan đến các dịch vụ khách hàng, bao gồm cả du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tổ chức sự kiện, hàng không… Tại Việt Nam, khi nhắc đến hospitality người ta sẽ nghĩ ngay đến ngành nhà hàng – khách sạn với các hoạt động chào đón khách – cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu khách cần – đưa tiễn khách ra về trong sự hài lòng ở mức cao nhất.

hospitality là gì

Ngành Hospitality là làm công việc gì?

Ngành Hospitality là
ngành học thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ hiện nay bởi sự năng động –
đa dạng cơ hội việc làm – khả năng thăng tiến cao… Sinh viên tốt nghiệp ngành
hospitality có thể làm việc tại nhiều bộ phận trong nhiều lĩnh vực khác nhau
liên quan đến dịch vụ khách hàng. Các ngành nghề liên quan có thể kể đến như:

+ Dịch vụ nhà hàng – khách sạn: làm việc tại mọi cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống; từ nhà nghỉ bình dân, khách sạn hay resort sang trọng hay chuỗi nhà hàng quốc tế đẳng cấp, nhà hàng địa phương…

+ Công ty ngành công
nghiệp thực phẩm

+ Trung tâm hội nghị,
triển lãm

+ Công ty, trung tâm tổ
chức sự kiện

+ Hãng hàng không

+ Công ty du lịch, lữ
hành, du thuyền, casino

+ Spa, trung tâm chăm
sóc sức khỏe và sắc đẹp

+ Tất cả những ngành nghề khác có bộ phận chăm sóc khách hàng…

hospitality là gì

Tiềm
năng việc làm ngành Hospitality

Thống kê của Hiệp hội các tổ chức du lịch thế giới cho biết, dự báo riêng ngành Quản trị khách sạn, nhà hàng và du lịch sẽ cung cấp 1,56 tỉ việc làm vào năm 2020; điều này cho thấy cơ hội việc làm và khả năng phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói này ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Ngoài ra, Hospitality
là ngành không giới hạn độ tuổi, bạn có thể theo đuổi ngành này ở bất kỳ độ tuổi
nào trong cuộc đời; tuy nhiên, để thành công và tiến xa hơn trong nghề, bạn cần
phải có kiến thức chuyên ngành, có khả năng quản lý, được đào tạo bài bản đúng
chuyên môn, đặc biệt phải có kinh nghiệm thực tiễn.

Sau cùng, sau vài năm
làm việc trong ngành, khi đã trau dồi và tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn hoàn toàn
có thể tự ra kinh doanh riêng ở lĩnh vực tương ứng phù hợp.

Nhân
sự ngành Hospitality cần có tố chất gì?

Để mang lại sự hài lòng
cao cho khách hàng – làm việc hiệu quả và nhanh thăng tiến, nhân sự ngành
hospitality cần đáp ứng những tiêu chí sau:

+ Có kiến thức và trình
độ chuyên môn vững vàng

+ Giỏi kỹ năng mềm: như
kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề/ xử lý tình huống, làm việc nhóm, thuyết
trình, thuyết phục…

+ Tự tin, năng động,
sáng tạo

+ Thành thạo và giao tiếp ngoại ngữ tốt…

hospitality là gì

Hy vọng những chia sẻ
trên đây của tranxuanloc.com đã giúp bạn hiểu được “hospitality là gì”, cũng như tiềm
năng việc làm, môi trường làm việc của ngành này trong nhóm ngành du lịch – nhà
hàng – khách sạn – hiểu rõ nhu cầu thị trường, sở thích cá nhân để lựa chọn
ngành học phù hợp.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

ROI là gì? Công thức tính chỉ số ROI trong kinh doanh khách sạn

Làm việc trong lĩnh vực khách sạn, bạn đã bao giờ nghe qua thuật ngữ “ROI”? Bạn có biết ROI là gì? Cách tính ROI ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của tranxuanloc.com để tìm hiểu kỹ hơn về điều này nhé!

ROI là thuật ngữ quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong marketing – quản lý doanh thu, giúp đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư cho các chi phí liên quan trong kinh doanh khách sạn. Vậy ROI là gì?

ROI là gì?

ROI
là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Return On Investment, tạm dịch là chỉ số tỷ suất
hoàn vốn trong kinh doanh hay tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư.

Việc xác định chỉ số ROI giúp dự đoán, đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư. Nhà đầu tư dịch vụ lưu trú có thể áp dụng tính ROI dự kiến để cân nhắc có nên đưa ra quyết định đầu tư hay không, hoặc điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho hợp lý; tránh trường hợp chi quá nhiều trong khi doanh thu không đủ để bù chi khiến lợi nhuận âm, dẫn đến ROI cũng sẽ âm; tức kinh doanh chưa hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu, tỷ lệ % của ROI càng cao thì lợi nhuận càng cao và ngược lại.

roi là gì

Công thức tính chỉ số ROI

Để
xác định chỉ số tỷ suất hoàn vốn ROI, ta dựa vào công thức:

ROI = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu

Trong
đó, Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến –
Chi phí đầu tư

+ Doanh thu dự kiến = Giá thuê phòng 1 đêm x Số lượng phòng x A x 12 tháng [A thường là 20 ngày, tức Số ngày đạt tỷ lệ kín phòng trung bình (khoảng 66%) trong 1 tháng có 30 ngày, vì hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ: cao/ thấp điểm]

+ Chi phí đầu tư là tổng của chi phí mặt bằng, quản lý – nhân sự, trang thiết bị nội thất – cơ sở vật chất, điện – nước, thu mua thực phẩm – thức uống, thuế…

roi là gì

Công
thức này được áp dụng cho bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú nào hiện
nay, từ resort, khách sạn hạng sang cho đến homestay, nhà nghỉ…


dụ: Nếu tính ra chỉ số ROI là 20% thì có nghĩa là với 100 đồng vốn bỏ ra, mang
lại cho bạn thêm 20 đồng – Ngược lại, nếu chỉ số ROI là -20% thì khi đó, với
100 đồng vốn bỏ ra, bạn lại bị mất đi 20 đồng vì tình hình kinh doanh thua kém,
không hiệu quả.

Theo các chuyên gia, nếu không muốn bị thua lỗ, người quản lý phải tính toán để linh động điều chỉnh giảm giá phòng xuống mức hợp lý để tăng tỷ lệ kín phòng trong tháng lên, nhất là vào mùa thấp điểm vì lúc này “A” có thể hạ xuống còn 30%. Việc giảm giá phòng sẽ giúp kéo tỷ lệ kín phòng lên cao, A càng cao thì mức bù lỗ càng ít, thậm chí có thể có doanh thu cao và có lãi.

Hy
vọng những chia sẻ của tranxuanloc.com trên đây đã giúp bạn hiểu ROI là gì, công thức
tính ROI cũng như cách tăng tỷ lệ % ROI trong kinh doanh dịch vụ lưu trú, đảm bảo
hoạt động kinh doanh có doanh thu và có lãi.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.