Cream cheese là gì? Tất tần tật 10+ điều thú vị về cream cheese

Để chế biến những loại bánh như Cherry cheesecake bars, Red velvet, Cheese soufflé… không thể thiếu một nguyên liệu vô cùng quan trọng là Cream cheese. Cream cheese được rất nhiều đầu bếp sử dụng trong nấu ăn – làm bánh, tuy nhiên không phải ai cũng biết Cream cheese là gì? Nếu bạn cũng thắc mắc về câu hỏi này, hãy cùng Nghề khách sạn đi tìm câu trả lời nhé!

Cream cheese là gì

Bạn có biết Cream cheese là gì?

► Cream cheese là gì?

Cream cheese hay còn gọi là kem phô mai – là một dạng phô mai tươi, mềm, có màu trắng/ trắng ngà, vị mặn và hơi chua đặc trưng – là sản phẩm chế xuất từ sữa bò, dê, cừu – được dùng nhiều trong nấu ăn và làm bánh.


► Cream cheese dùng để làm gì?

 – Là nguyên liệu chính để làm các loại bánh: cherry cheesecake bars (Bánh phô mai anh đào), cheese soufflé, cheesecake, red velvet…

 – Là nguyên liệu dùng trong chế biến các loại nước sốt dùng kèm cho những món Âu như: mỳ ống – thịt xông khói sốt cream cheese, gà nhồi cà chua khô sốt cream cheese…

 – Làm kem phủ các loại bánh ngọt

 – Dùng để ăn kèm với bánh mì, bánh cracker

Txl 1 1423

Rất nhiều loại bánh có thành phần nguyên liệu là Cream cheese

Txl 1 29491

Mỳ ống – thịt xông khói sốt cream cheese 


Cách làm Cream cheese

 – Nguyên liệu + dụng cụ:

+ 1 lít sữa tươi có đường

+ 2 hộp sữa chua

+ 1 khăn xô trẻ em

 – Cách bước thực hiện:

• Cho sữa tươi vào nồi và đun nóng (không để sữa sôi).

• Khi sữa nóng cho 2 hộp sữa chua vào khuấy đều.

• Khi sữa chua tan hoàn toàn thì tắt bếp, đổ hỗn hợp sữa sang bình thủy tinh sạch và đậy kín lại.

• Pha hỗn hợp nước theo tỷ lệ 2 nóng : 1 lạnh và đặt bình sữa vào ủ trong thời gian 5 – 7 tiếng, cho đến khi hỗn hợp tạo thành sữa chua.

• Cho hỗn hợp sữa chua thu được vào 1 chiếc khăn xô, buộc kỹ và treo lên cao, phía dưới đặt thau nhỏ để hứng nước từ khăn nhỏ xuống. Sau 7 – 8 tiếng, thành phẩm thu được trong khăn xô chính là cream cheese.

Txl 1 1424

Cream cheese là gì? – Thành phẩm thu được trong khăn xô chính là cream cheese


► Cream Cheese loại nào ngon?

Hiện nay, có rất nhiều loại cream cheese phải kể đến như sau: Anchor, President, Elle&Vire hay Tatua,… Tùy thuộc theo cảm nhận của mỗi người mà sẽ lựa chọn loại cream cheese phù hợp với từng món ăn khác nhau.

Dưới đây là một số cảm nhận riêng của những khách hàng từng dùng Cream Cheese bạn có thể tham khảo như sau:

“Mình hay dùng anchor nhưng dạo này đã thử sang zelachi. Mình cảm nhận nó mềm mịn hơn anchor”.

“Mình thấy anchor rất ngon và mịn hơn cả President”.

“Mình thường dùng anchor, zalachi cũng ổn nhưng mau hỏng hơn. Nếu bảo quản lâu sẽ có mùi hôi và không còn độ kết dính. Mình thấy rẻ nên đã mua khoảng 2 ký, bỏ vào tủ lạnh đến 2 tuần thì hư hỏng hết. Nếu mua nhiều thì có thể dùng anchor”.

“Anchor – mình nghĩ đây là lựa chọn tốt nhất rồi”.


► Cream Cheese làm món gì ngon?

Những món bánh làm từ Cream Cheese phải kể đến như:

– Cheesecake

Cheesecake – món bánh tráng miệng thơm ngon dễ dàng làm tại nhà, được nhiều người ưa chuộng nhất thế giới. Bánh có 2 thành phần chính gồm lớp kem phô mai, đế bánh làm từ bánh quy hoặc gato. Với những nguyên liệu đơn giản, bạn đã có thể làm nên chiếc bánh tặng bạn bè trong ngày sinh nhật.

Txl 1 29492

Cheesecake – món bánh tráng miệng thơm ngon dễ dàng làm tại nhà

– Japanese Cotton Cheese Cake

Bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản xinh đẹp, Japanese Cotton Cheese Cake trở thành cái tên được săn đón trong giới ẩm thực bởi hương vị thơm ngon khó cưỡng và độ mềm mịn tuyệt diệu. Với nguyên liệu chính là Cream Cheese kết hợp với bơ, đường, sữa, trứng, loại bánh này nhanh chóng đánh thức vị giác của người thưởng thức. Tuy nhiên, để làm nên một Japanese Cotton Cheese Cake đòi hỏi đầu bếp phải có kỹ thuật tay nghề cao trong việc nướng và làm bánh.

Txl 1 29493
Japanese Cotton Cheese Cake đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn đầu bếp cao

– Nhân phô mai bánh mì cùng sốt bông lan trứng muối

Sự kết hợp hòa quyện giữa Cream Cheese cùng bánh mì hay bông lan tạo nên hương vị đặc trưng quyến rũ, béo ngậy mà không ngán. Ngoài ra, sốt thường kết hợp với bánh bông lan trứng muối, tạo nên cơn sốt cộng đồng mạng thời gian gần đây.

– Tiramisu cheesecake

Các loại bánh Tiramisu cheesecake đình đám trên thế giới bắt nguồn từ nguyên liệu Cream Cheese và Mascapone – một thành phần khá khó tìm. Vì thế, để chế biến món bánh này khá kỳ công và đòi hỏi trình độ kỹ thuật của đầu bếp lành nghề.

Txl 1 29494
Tiramisu cheesecake thơm ngon khó cưỡng

– Cream Cheese brownies

Là một trong những món bánh dễ làm, Cream Cheese brownies sở hữu hương vị thơm ngon, khó cưỡng. Trong những ngày mùa đông se lạnh, các loại bánh này sẽ thường được du khách ưa thích vì sự ngọt ngào, dịu dàng của nó.

Txl 1 29495
Cream Cheese brownies đậm đà, ngọt béo

► Các món mặn với Cream Cheese

Một số món mặn thực khách có thể ăn kèm với Cream Cheese phải kể đến như sau:

– Toast cá hồi xông khói cùng phô mai kem

– Toast cá hồi xông khói và trứng cá tầm/ Caviar, Smoked Salmon & Herb Cream Cheese Toast

– Mì Ý Carbonara Cream Cheese

– Bánh vòng cá ngừ & phô mai kem

– Bagels Thịt hun khói và phô mai kem

– Mì pasta cá ngừ và sốt bơ kem – Tuna pasta cream cheese

– Súp nấm hương sốt kem phô mai

Txl 1 29496
Toast cá hồi xông khói cùng phô mai kem

► Cream cheese mua ở đâu?

Phần trên bạn đã được biết Cream cheese là gì. Vậy thì muốn dùng Cream cheese, bạn có thể tìm mua ở đâu?

Hiện nay, nếu muốn mua cream cheese, bạn có thể các siêu thị – các cửa hàng bán nguyên vật liệu làm bánh.

♦ Tại Hà Nội:

→ Siêu thị ngành bánh Bakers’ Mart Hà Nội (Khu liên hiệp thể thao quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội – 024 73048 111)

→ Cửa hàng Baking Zoo (87 ngõ 258 Vĩnh Hưng, Hà Nội – 0983 771 290)

→ Cửa hàng Abby Chùa Bộc (số 111, ngõ 231, chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội – 0168 8526 626)

→ Cửa hàng Jolis Chefs (số 22, ngõ 1 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội – 0936 258 836)

♦ Tại Đà Nẵng

→ Cửa hàng Ocean 2 (số 85 Quang Trung, Hải Châu, Đà Nẵng)

→ Tiệm bánh Kim Cương (số 294 Trưng Nữ Vương, Hải Châu, Đà Nẵng – 0236 355 1011)

♦ Tại TP.Hồ Chí Minh

→ Cửa hảng Beemart (số 102 Võ Thị Sáu, Quận 1, TP.HCM – 0918 032 717)

→ Cửa hàng Bakerland (27B Nguyễn Thông, phường 7, quận 3, TP.HCM – 028 6280 9966)

→ Cửa hàng Phương Hà (số 58 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM – 0283 914 1318)

→ Cửa hàng Tân Nhất Hương (tầng 2, tòa nhà Choy’s, 61A Trần Quang Diệu, P.13, Q.3, TP.HCM – 0286 290 3746)

Txl 1 1425

Bạn có thể tìm mua cream cheese tại các cửa hàng bán nguyên vật liệu làm bánh


► Mua cream cheese bao nhiêu tiền?

Trên thị trường hiện nay, cream cheese có nhiều loại với đặc trưng mùi hương và màu sắc khác nhau: Anchor, President, Elle & Vire…

 – Anchor 500g: 95.000  – 100.000 đồng

 – Anchor 1kg: 208.000 – 210.000 đồng

 – Elle & Vire 270g: 65.000 – 68.000 đồng

 – Elle & Vire 1,36kg: 288.000 – 290.000 đồng

 – President 1kg: 192.000 – 199.000 đồng


► Cách bảo quản cream cheese

Cream cheese sau khi đã mở bao nên được sử dụng càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng. Nên dùng dao hoặc nĩa sạch để cắt cream cheese, phần còn lại cần được bọc kỹ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Vì nguyên liệu này rất nhạy cảm với không khí nên chỉ bảo quản được trong ngăn mát từ 1 tuần đến 10 ngày.

Trường hợp cream cheese đã được làm đông, bạn có thể dùng máy xay sinh tố, xay mịn cream cheese với một ít sữa tươi có đường và sử dụng như bình thường.

Txl 1 29497

Cream cheese sau khi được mở ra sử dụng có thể bảo quản trong ngăn mát từ 7 – 10 ngày

Với những thông tin mà Nghề khách sạn đã cung cấp trong bài viết này, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Cream cheese là gì?” cũng như một số điều liên quan đến loại nguyên liệu này mà các ứng viên đang tìm việc bếp bánh cần biết…

Ms. Smile

Xem thêm: Shortening là gì? Shortening mua ở đâu?

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

Macchiato là gì? 6 bước siêu đơn giản cho một ly Macchiato chuẩn Ý

Giống như Cappuccino hay Latte, Macchiato cũng là thức uống yêu cầu các Barista chuyên nghiệp phải biết và thực hiện thành thạo. Vậy bạn có biết Macchiato là gì? Các bước pha Macchiato ngon chuẩn ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để Nghề khách sạn giúp bạn giải đáp…

macchiato là gì
Bạn có biết Macchiato là gì? Các bước pha macchiato ngon chuẩn Barista chuyên nghiệp?

Macchiato là thuật ngữ chỉ tên của một loại cà phê đặc trưng của Ý và được đông đảo thực khách trên toàn thế giới ưa chuộng bởi hương vị đậm đà, màu sắc bắt mắt cùng cách trang trí ấn tượng. Vậy Macchiato là gì?

Macchiato là gì?

Macchiato hay caffe macchiato là loại cà phê được pha chế từ 2 thành phần nguyên liệu chính là espresso và sữa, có lớp bọt sữa trắng beo béo (milk foam) trên bề mặt và được rắc thêm các đốm nâu bột cà phê lên để trang trí. Cùng với cappuccino và latte, macchiato cũng là cà phê Ý nổi danh, được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Xem thêm: 5 Cách tạo bọt sữa uống cùng cà phê Barista cần biết

Nguồn gốc tên gọi Macchiato

Trong tiếng Ý, macchiato có nghĩa là “đánh dấu” hay “vệt lốm đốm”, chỉ hình ảnh một tấm vải trắng điểm xuyến những chấm nhỏ li ti bên trên, tương tự như tạo hình của ly macchiato thành phẩm chuẩn hương vị cà phê Ý. Tên gọi macchiato được các chuyên gia pha chế dùng phân biệt với cappuccino hay latte trong menu phục vụ khách.

Ngày nay, macchiato còn là tên gọi chung chỉ các loại thức uống pha chế từ cà phê có lớp bọt sữa béo thơm phía trên.

Txl 1 29498
Macchiato là gì? – Macchiato là tên một loại cà phê đặc trưng của Ý, được tạo nên từ espresso và sữa

Biến thể Macchiato nổi tiếng

Nhắc đến Macchiato là nhắc đến 2 phiên bản thành công nhất là Espresso macchiatoLatte macchiato với sự đối nghịch hoàn toàn về cách thức pha chế (lượng cà phê : sữa) và hương vị đặc trưng. Cụ thể:

– Nếu Espresso macchiato có thành phần chủ yếu là cà phê, chỉ có một ít sữa tươi đánh nóng và điểm thêm một đốm bọt sữa nhỏ, rất thích hợp cho những ai yêu thích hương vị mạnh, đậm đắng nguyên chất của cà phê;

– … thì Latte macchiato lại có thành phần chính là sữa tươi đánh nóng cùng lớp bọt sữa rất dày trong khi cà phê lại chiếm rất ít, tạo nên thức uống béo thơm thích hợp cho những ai ưa ngọt, béo ngậy nhưng vẫn phảng phất mùi cà phê với 2 biến thể được ưa chuộng khác là caramel macchiatohazenut macchiato.

5 cách pha cà phê ngon nhất Barista cần biết

Hướng dẫn chi tiết cách pha Macchiato tuyệt hảo

Nhìn chung, Latte macchiato (với biến thể được yêu thích nhất là Caramel macchiato) được các thực khách ưa chuộng hơn so với Espresso macchiato vì những biến thể đa dạng mà loại thức uống ngọt ngào này mang lại. Bài viết dưới đây, Nghề khách sạn xin chia sẻ công thức đặc biệt làm nên ly Caramel macchiato tuyệt hảo:

– Nguyên liệu

+ 1 shot cafe Espresso

+ 200ml sữa tươi thanh trùng

+ 20ml caramel sauce

+ 5ml đường nước

+ Dụng cụ pha chế: máy đánh trứng (nếu có), ly phục vụ, muỗng,…

Xem thêm: Những đơn vị đo lường tiêu chuẩn nhân viên pha chế cần biết 

– Các bước pha chế

+ Bước 1: cho 200ml sữa vào ca đánh sữa rồi dùng máy đánh trứng đánh tạo bọt

+ Bước 2: cho 15ml caramel sauce và 5ml đường nước vào đáy ly phục vụ (thường là ly thủy tinh trong dáng cao có quai cầm đối với macchiato nóng)

+ Bước 3: múc một lớp bọt mỏng phủ quanh thành ly và 1 lớp bọt to dày phủ lên lớp caramel

+ Bước 4: gạn bọt sữa rồi đổ từ từ sữa theo dòng nhỏ vào giữa ly đến khi hỗn hợp bên trong cách miệng ly khoảng 0,3cm thì dừng lại

+ Bước 5: đổ phần cà phê espresso vào ly tương tự như cách đổ sữa ở bước 4, làm sao cho lượng cà phê này đi xuyên qua lớp bọt sữa đồng thời nằm giữa lớp sữa với bọt sữa là được

+ Bước 6: tiếp tục múc thêm 1 thìa bọt nhỏ phủ lên vệt cà phê và trang trí bằng 5ml caramel sauce còn lại; có thể rắc thêm một ít bột cà phê để tạo “vệt lốm đốm”

Txl 1 29499
Hiểu được Macchiato là gì bạn sẽ biết được các nguyên liệu chính làm nên ly Macchiato tuyệt hảo

– Yêu cầu thành phẩm và lưu ý cần nắm

+ Một ly latte macchiato chuẩn phải thể hiện được 3 tầng rõ rệt gồm: lớp bọt sữa ở trên cùng, cà phê espresso ở giữa và caramel sauce phía dưới cùng

+ Milk foam cần được tạo nên với tỷ lệ định lượng nguyên liệu chuẩn, lực và thời gian đánh tạo bọt sữa phù hợp để độ sánh mịn, độ béo đạt chuẩn, thành phẩm cho vào nước không bị chìm xuống đáy

+ Khi rót các nguyên liệu ở bước 4 và bước 5, các Barista cần thực hiện từ từ và hết sức nhẹ tay để đảm bảo thành phẩm sau cùng đạt chuẩn.

Xem thêm: Từ A đến Z về sauce trong pha chế cà phê 

Phục vụ Macchiato thế nào?

+ Macchiato thường được phục vụ trong ly thủy tinh dáng cao, có thể có quai cầm nếu phục vụ nóng – không được thưởng thức bằng ống hút.

+ Cách nhâm nhi Macchiato tuyệt vời nhất là uống trực tiếp bằng miệng, để lớp bọt sữa trắng tinh vươn lại trên môi y hệt tạo hình ria mép vô cùng ngộ nghĩnh.

+ Ngoài ra, thức uống này cũng thường được phục vụ cùng với vài chiếc bánh cookie

Txl 1 29500
Là Barista chuyên nghiệp, bạn cần biết cách pha chế Macchiato chuẩn vị và đẹp mắt

Hy vọng với bài viết này, Nghề khách sạn đã giúp ứng viên tìm việc pha chế cà phê giải đáp được thắc mắc Macchiato là gì – các bước đơn giản pha macchiato chuẩn ra sao – phục vụ macchiato thế nào… Ngoài ra nếu muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp bạn có thẻ tham khảo thêm Danh sách các trường, trung tâm dạy học pha chế Barista toàn quốc  để có thêm nhiều kiến thức về nghề cũng như cách pha chế nhiều loại thức uống hấp dẫn khác.

Xem thêm: Dalgona coffee là gì? 4 Cách pha chế Dalgona coffee cho bạn lựa chọn 

 Ms. Smile

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

Tiramisu là gì? Bỏ túi 4 bí kíp làm bánh Tiramisu cực ngon

Nhắc đến những món ăn tinh hoa của ẩm thực Ý, không thể không gọi tên Tiramisu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ “Tiramisu là gì?” và có những điều gì liên quan đến Tiramisu mà bạn cần biết.

Tiramisu là gì

Bạn đang thắc mắc Tiramisu là gì? (Ảnh nguồn Internet)

► Tiramisu là gì?

Tiramisu là món bánh ngọt tráng miệng nổi tiếng có nguồn gốc từ Ý với vị bánh mềm ẩm, ngọt thanh nhẹ nhàng pha lẫn chút nồng nàn của hương rượu. Bánh Tiramisu được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa các lớp bánh quy Savoiardi đẫm hương cà phê xếp chồng lên nhau, xen giữa là hỗn hợp phô mai Mascarpone, rượu Rum, trứng, đường được đánh bông và bột cacao rắc bên trên. Giờ đây, Tiramisu đã xuất hiện trong menu của rất nhiều nhà hàng, khách sạn trên khắp thế giới vì vị ngon tuyệt hảo của món bánh này sẽ khiến nhiều thực khách phải “mê mẩn” ngay từ lần thử đầu tiên.

Điểm danh 21 loại bánh Âu thơm ngon nức tiếng

► Nguồn gốc – Ý nghĩa đằng sau chiếc bánh Tiramisu

Nói về nguồn gốc ra đời của chiếc bánh Tiramisu, có khá nhiều giả thuyết khác nhau được đặt ra, trong đó có 2 câu chuyện được “truyền tai” nhau đến tận bây giờ:

  • Trong cuốn sách “Nghệ thuật ẩm thực qua các thế kỷ ở Ý”, tác giả Anna Maria Volpi cho biết: món bánh này được sáng tạo nên bởi Francesca Valori, thợ bánh làm việc tại nhà hàng Le Beccherie (vùng Treviso, Ý) và tên bánh được đặt theo tên thời niên thiếu của người làm bánh này. Với bánh bày trí đúng chất Âu nhẹ nhàng, món bánh nhanh chóng được nhiều thực khách yêu thích. Và “tiếng lành đồn xa”, Tiramisu giờ đây đã trở thành món bánh nổi tiếng trên khắp thế giới.

Txl 1 1426

Tiramisu là gì? – Bạn có biết món bánh Tiramisu tượng trưng cho điều gì? (Ảnh nguồn Internet)

  • Bên cạnh đó, cũng có một câu chuyện tình sâu đậm gắn liền với Tiramisu, khiến nhiều người tin rằng đó là nguồn gốc cho sự ra đời của món bánh này. Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra, ở Ý, một người vợ đã dành hết tâm ý sáng tạo nên chiếc bánh đặc biệt từ những nguyên liệu còn sót lại trong gian bếp để dành tặng cho người chồng sắp ra chiến trận. Khi thưởng thức món bánh này – với tất cả vị ngọt – đắng, người lính sẽ luôn nhớ về người vợ mòn mỏi đợi chờ nơi hậu phương; chút rượu Rum và cà phê sẽ giúp người chồng luôn tỉnh táo, vững vàng trong cuộc chiến. Chiếc bánh Tiramisu còn chứa đựng tình yêu trọn vẹn và niềm hy vọng về một tương lai yên bình. Trong tiếng Ý, Tiramisu có nghĩa là “Pick me up” (Hãy nhớ đến em, hãy mang em đi, đừng quên em) – cộng với câu chuyện về sự ra đời này mà Tiramisu được xem là món bánh tượng trưng cho tình yêu.

Txl 1 1427

Tiramisu là gì? – Tiramisu là món bánh tượng trưng cho tình yêu (Ảnh nguồn Internet)

Tìm hiểu thêm: Pancake là gì? Biến tấu 3 công thức Pancake siêu dễ nhân viên bếp nên biết

► Các loại bánh Tiramisu

Ngày nay, để Tiramisu có độ bông xốp và giữ dáng bánh lâu hơn, các đầu bếp thường cho thêm kem sữa tươi đánh bông hay trứng đánh bông hoặc cả hai vào đánh chung với phô mai Mascarpone. Với loại rượu mùi cho vào bánh, rượu Marsala cũng được nhiều đầu bếp sử dụng, bên cạnh rượu Rum.

Bên cạnh đó, trong nhiều công thức làm Tiramisu, cà phê được thay thế bằng những nguyên liệu khác tạo nên các biến thể: Tiramisu chocolate, Tiramisu sữa chua, Tiramisu dâu, Tiramisu phúc bồn tử, Tiramisu bia… Một số đầu bếp bánh còn sử dụng các loại bánh ngọt, bánh mì khác để thay thế cho bánh quy Savoiardi.

Txl 1 1428
Tiramisu là gì? – Tiramisu dâu – Một trong những biến thể của Tiramisu truyền thống

► Bí kíp làm bánh Tiramisu cực ngon

Muốn chiếc bánh Tiramisu thơm ngon khó cưỡng, đầu bếp nên cần bỏ túi những bí kíp quan trọng sau đây:

– Không nên dùng bột cà phê hòa tan sẵn mà hãy dùng bột cà phê xay từ hạt cà phê, rồi pha ra nước bằng phin hoặc máy pha cà phê.

– Tốt nhất không nên thay thế mascarphone bằng loại creamcheese thông thường sẽ khiến cho hương vị bánh không ngon và chất lượng không đảm bảo.

– Nói không với bột cacao chất lượng thấp, tốt nhất nên lựa chọn loại chất lượng cao.

– Ngoài ra, nếu trong công thức có dùng rượu, hãy sử dụng loại Rum ngon nhất có thể trong điều kiện tài chính.

► Top 4 công thức làm bánh Tiramisu thơm ngon khó cưỡng

Cách làm Tiramisu truyền thống

Công thức tạo nên món bánh Tiramisu truyền thống gồm các nguyên liệu sau:

  • 3 quả trứng gà
  • 120ml rượu Rum
  • 480g bột cà phê đen
  • 250g phô mai Mascarpone
  • 70g đường
  • 300ml Thickened cream (cần đánh bông nhẹ)
  • Bánh champagne (Bánh Savoiardi)
  • Bột ca cao

Txl 1 29501

Tiramisu là gì? – Bánh champagne là nguyên liệu không thể thiếu trong món bánh Tiramisu truyền thống (Ảnh nguồn Internet)

Txl 1 29502

Tiramisu là gì? – Cách bước làm Tiramisu truyền thống:

  • B1: Hòa chung rượu Rum và bột cà phê  – để sang một bên.
  • B2: Tách lấy lòng đỏ trứng, cho thêm đường và dùng máy đánh cho hỗn hợp sánh mịn. Cho tiếp kem Thickened và phô mai Mascarpone vào, đánh tiếp cho đến khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
  • B3: Cho lòng trắng trứng vào một tô khác, đánh bông mịn.
  • B4: Nhúng bánh champagne vào hỗn hợp rượu – cà phê (lưu ý không nhúng quá lâu), lót 1 lớp bánh bên dưới khuôn rồi cho dàn đều 1/3 hỗn hợp có lòng đỏ trứng lên trên, lặp lại như thế 2 lần nữa để có được 3 lớp bánh.
  • B5: Cho kem lòng trắng trứng lên trên cùng – rắc bột ca cao, cho vào tủ lạnh 2 – 3 tiếng rồi đem phục vụ khách.

Txl 1 1429

Ngày nay, Tiramisu có thể được trình bày trong ly thủy tinh để thực khách dễ dàng nhìn rõ các lớp bánh (Ảnh nguồn Internet)

Cách làm Tiramisu trà xanh

Phần trên bạn đã được biết “Tiramisu là gì?” cũng như cách làm món bánh Tiramisu truyền thống. Và hiện nay, phiên bản Tiramisu trà xanh cũng được rất nhiều thực khách yêu thích nên Nghề khách sạn sẽ chia sẻ thêm các bước làm Tiramisu trà xanh để các bạn tham khảo:

Nguyên liệu: Bột mì số 8 (53 gram), bột matcha (7 gram), bơ lạt (25 gram), Gelatin (3gram), Heavy cream (100ml), phomai Mascarpone (200 gram), 4 lòng đỏ trứng, 3 lòng trắng trứng, 45ml sữa tươi không đường, 130 gram đường, 20ml đường.

Dụng cụ: Lò nướng, máy đánh trứng, phới trộn, khuôn 27x27cm, khuôn tròn 15x6cm,…

Cách làm:

+ Khuấy trứng:

– Bỏ 1 lòng trắng trứng vào chén rồi khuấy đều lên bằng máy đánh trứng tốc độ vừa phải để tạo bọt khí.

– Tiếp tục cho 20 gram đường được chia thành 2 phần vào chén và đánh tan từng phần một trong khoảng 30 giây với tốc độ chậm vừa phải.

– Đến giai đoạn cuối cùng, bạn đánh trứng ở tốc độ cao, đến khi trứng bông cứng, vân mềm, dẻo, bóng mịn và tạo khối chóp đứng là hoàn thành.

– Khuấy đều hỗn hợp 1 lòng đỏ trứng gà, 10 gram đường, 1ml chất vani rồi đổ tất cả vào chén trứng bông và trộn bằng máy với tốc độ thấp vừa phải.

+ Rây trộn bột bánh:

– Rây các loại bột sau lên hỗn hợp trứng bông vừa làm: 25 gram bột mì, 5 gram bột trà xanh, 2 gram bột bắp, 1 gram baking powder.

– Sử dụng phới dẹp để trộn hỗn hợp này theo chiều từ dưới lên trên rồi đưa phới xuống dưới âu, đẩy tất cả nguyên liệu nặng lên và hất sang một bên theo kiểu fold đến khi mềm mịn. Lưu ý rằng không nên làm mạnh tay vì sẽ khiến bọt khí vỡ, bánh không nở được.

+ Tạo hình, nướng bánh

– Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ khoảng 180 độ C trong khoảng 15 phút.

– Đổ tất cả hỗn hợp này vào túi bắt bông kem rồi bóp kem thành từng đường nhỏ khoảng 3 đốt tay lớn lên giấy nến. Lưu ý nên tạo khoảng cách giữa các bánh vì chúng sẽ nở ra sau khi nướng.

– Trộn hỗn hợp 5 gram đường, 5 gram đường bột và rây lên mặt của bánh.

– Nướng bánh trong khoảng 13 phút ở 180 độ C.

+ Tạo hỗn hợp cà phê và trứng

– Bắt đầu bỏ 50ml nước nóng, đường (8 gram), bột cà phê đen (3 gram) vào ly và khuấy đều.

– Đặt 1 cái bát lớn vào nồi nước sôi, bỏ 1 quả trứng, đường (30 gram), vani 1ml rồi khuấy đều bằng phới ở nhiệt độ 70 độ C thì lấy tô ra khỏi nồi.

– Dùng máy đánh trứng khuấy đến khi hỗn hợp này chuyển sang màu vàng là đạt.

+ Tạo kem sữa

– Bỏ vào chén 1 lòng đỏ trứng + 150 gram phô mai mascarpone rồi trộn đều lên.

– Lấy 1 chén mới bỏ 100ml whipping cream rồi sử dụng máy đánh đến khi bông 60%.

– Cho phần kem sữa vào chén phô mai rồi dùng phới khuấy đều lên.

+ Đổ ra khuôn

– Dùng tay nhúng nhanh từng chiếc bánh Tiramisu vào hỗn hợp cà phê và để ra khuôn.

– Phủ lớp kem sữa lên trên, rây mịn lên bằng lớp bột trà xanh.

– Lặp lại lớp bánh nhúng thêm một lần nữa rồi phủ lớp kem sữa lên.

– Cuối cùng, rây mịn lớp trà xanh là đã hoàn thành.

Cuối cùng, để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo video bên dưới:

♦ Cách làm Tiramisu phô mai

Nguyên liệu gồm: 200 gam phô mai, 60 gam bột cà phê, 4 quả trứng gà, 225 kem whipping, 85 gam đường trắng, 1 muỗng cà phê muối, 16 bánh quy, 30 gam bột ca cao.

Cách chế biến:

+ Làm nhân kem:

– Cho đường, lòng đỏ trứng, muối vào tô lớn và trộn đều lên. Dùng hỗn hợp này đun cách thủy, khuấy đều trong khoảng 7 – 8 phút cho đến khi có được độ sánh mịn.

– Lấy một tô khác đánh bông phô mai, whipping cream đến khi tạo độ bông mềm.

– Trộn 2 hỗn hợp trên thành nhân kem.

+ Làm hỗn hợp cà phê

– Bỏ cà phê và nước nóng rồi pha trong phin và đợi cho nó nguội.

– Chuẩn bị hộp hoặc khây đựng bánh.

– Nhúng bánh vào hỗn hợp cà phê và xếp ra khây.

– Lần lượt phủ lớp kem lên bánh và tiếp tục như vậy cho đến khi hết nguyên liệu.

– Cho vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 5 – 7 tiếng rồi phủ lên một ít bột ca cao vào mặt bánh và thưởng thức.

Txl 1 29503
Tiramisu là gì?

♦ Cách làm bánh Tiramisu Oreo

Nguyên liệu: 50 gam đường, 10 bánh oreo, 2 gam vani chiết xuất, 17 gam lòng đỏ trứng, 40 gam lòng trắng trứng, 40 gam bột mì đa dụng, 20 gam đường bột, 50ml nước ấm, 2 gam bột cà phê hòa tan, 200 gam Mascarpone cream lạnh, 200 gam Whipping cream lạnh.

Cách chế biến:

+ Làm hạt bánh:

– Nghiền nát bánh oreo thật nhuần nhuyễn.

– Cho vào tô 17g lòng đỏ trứng, 3g đường, 2g vani dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp.

– Sau khi hỗn hợp nổi lên, bạn chia 20g đường thành 2 phần rồi lần lượt cho vào tô và đánh đều trong 30 giây. Tiếp tục đánh cho đến khi tạo được chóp đều.

– Trộn hai hỗn hợp trên lại thành một và sử dụng kỹ thuật fold (kiểu đảo và hất từ dưới đáy tô lên trên).

– Rây 40g bột mì vào hỗn hợp, tiếp tục trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện lại vào nhau.

– Lấy khay nướng, làm nóng lò ở nhiệt độ 150 độ C.

– Cho hỗn hợp vào túi bắt kem rồi tạo thành que dài vừa ăn rồi đặt vào lò nướng 15 phút.

+ Làm hỗn hợp kem

– Hòa tan 2 gam cà phê cùng 50ml nước ấm cùng 8 gam đường.

– Trộn mascarpone cùng 20g đường, kem bánh oreo cùng hỗn hợp rồi hòa quyện.

– Bỏ whipping cream vào tô, trộn đến khi hỗn hợp này có độ sánh mịn hoàn hảo.

+ Bỏ bánh vào khuôn

– Cho hỗn hợp kem vào túi bắt kem rồi nặn vào khuôn thành một lớp kem. Rải lên trên vỏ bánh đã nghiền nát.

– Nhúng bánh quy đã chín vào hỗn hợp cà phê rồi xếp vào khuôn.

– Rắc tất cả vụn bánh oreo lên bánh là đã hoàn thành.

Txl 1 29504
Tiramisu oreo

► Phương pháp bảo quản bánh Tiramisu để được lâu

Muốn sử dụng bánh Tiramisu, bạn nên để trong tủ lạnh khoảng 30 phút rồi thưởng thức sẽ ngon hơn. Đặc biệt, nếu để trong ngăn mát của tủ lạnh có thể bảo quản trong 3 ngày. Còn nếu đặt ở tủ đông thì thời gian sẽ kéo dài đến 1 tuần. Trường hợp nếu không sử dụng hết, bạn nên cấp đông lại nhé.

Theo như những câu chuyện kể sự ra đời của món bánh này, đến nay Tiramisu đã có tuổi đời hàng thế kỷ. Sự phổ biến của món bánh này hiện nay chứng tỏ Tiramisu phải là món bánh ngon đến thế nào mới được nhiều thực khách trên khắp thế giới yêu thích như thế. Với những thông tin mà Nghề khách sạn đã chia sẻ phần trên, hy vọng sẽ giúp nhiều bạn hiểu rõ “Tiramisu là gì?” cũng như một số điều liên quan đến món bánh này mà các bạn ứng viên đang tìm việc nhân viên bếp bánh cần biết…

Ms. Smile

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

Làm gì khi khách hàng phản ánh thức ăn có tóc /côn trùng /vật thể lạ…

Xã hội càng phát triển, đời sống con người được nâng cao thì vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi người. Kinh doanh ẩm thực là một lĩnh vực khá nhạy cảm khi những lời phàn nàn của khách hàng về chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm… trở thành điều không tránh khỏi. Trong đó có lẽ nghiêm trọng và dễ gây ảnh hưởng đến hình ảnh nhà hàng nhất phải kể đến tình huống khách phản ánh trong thức ăn có tóc /móng tay /côn trùng /vật thể lạ…Những tình huống này nếu không được xử lý tốt sẽ gây nên những hậu quả đáng kể cho nhà hàng.

Làm gì khi khách phản ánh thức ăn có tóc /côn trùng /vật thể lạ…

4 tình huống phục vụ bàn trong nhà hàng thường gặp nhất và hướng xử lý cho bạn 

Vậy làm gì khi nhà hàng đang đông khách và có một thực khách phản ánh trong dĩa thức ăn của họ có ruồi, móng tay, dây chun hay một vật thể lạ nào đó?

– Đầu tiên nhân viên phục vụ nên có mặt nhanh nhất có thể, xin lỗi vì sự cố và sẽ giải quyết cho khách bằng một dĩa thức ăn mới thay thế. Đương nhiên không phải vị khách nào cũng dễ tính bỏ qua trong trường hợp này. Nếu tình hình nghiêm trọng nên gọi cho quản lý, không chỉ vì kinh nghiệm giải quyết tình huống tốt mà sự có mặt của quản lý còn khiến cho khách cảm thấy được quan tâm, sự việc dễ lắng xuống hơn.

– Nếu trong trường hợp quán đông nên mời khách vào khu vực riêng để giải quyết, tránh ảnh hưởng đến khách khác cũng như lan truyền sự việc đi quá xa. Cố gắng xin phép mang dĩa thức ăn vào bên trong sớm nhất để hạn chế việc chụp ảnh, quay video.

– Nên chú ý dù trong tình huống nào cũng nên thể hiện thái độ chân thành nhất, trấn an tinh thần của khách, nhận lỗi với khách rằng đây là một sơ suất mà nhà hàng sẽ ghi nhận và khắc phục. Có rất nhiều trường hợp khách hàng đăng bài bóc phốt trên mạng xã hội về chất lượng món ăn nhưng thứ làm họ bức xúc lại là thái độ nhân viên.

Txl 1 1430

– Nhà hàng nên xoa dịu khách qua việc đền bù bằng cách giảm giá món ăn, tùy theo tình hình và hóa đơn mà có thể giảm 5%, 10%, 50% và tặng thêm các voucher ưu đãi cho lần sau , cũng như hứa hẹn sẽ không để sự việc này xảy ra một lần nữa.

– Tất nhiên việc rà soát sau đó của quản lý nhà hàng  về các khâu trong quy trình chế biến, phục vụ là điều không thể bỏ qua. Từ đó tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục để hạn chế những rủi ro tương tự xảy ra.

Txl 1 1431

Xem thêm: Làm gì khi khách bị ngộ độc thực phẩm trong nhà hàng – khách sạn?

Xây dựng một phong cách phục vụ chuyên nghiệp là trách nhiệm của ai?

Câu trả lời là phụ thuộc vào chính những người làm nghề phục vụ và quy trình đào tạo nhân viên của quản lý nhà hàng.

– Khi đã trở thành một nhân viên phục vụ bạn nên học cách tiết chế cảm xúc trong mọi tình huống, biết lắng nghe khách hàng và góp ý của người quản lý. Bình tĩnh, linh hoạt xử lý tình huống phát sinh.

– Đối với người quản lý, người kinh doanh dịch vụ ăn uống việc training tốt cho nhân viên là rất quan trọng, không chỉ trong kỹ năng làm việc, quy cách phục vụ mà còn ở thái độ, cách ứng xử.

 Khi có bất kỳ vấn đề nào xảy nhà trong nhà hàng, từ việc phàn nàn về đồ ăn hay phát sinh những sự cố không may khác nếu nhân viên phục vụ có thái độ hòa nhã, chuyên nghiệp thì sự việc sẽ đi theo chiều hướng tốt và ngược lại. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, khi các trang mạng xã hội có lượng người dùng khủng cùng tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt. Những bài phốt từ khách hàng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của doanh nghiệp, khiến doanh thu giảm sút thậm chí nghiêm trọng hơn là bị tẩy chay nếu không được xử lý khéo léo

Đoàn Trang

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

Những lầm tưởng về nghề Hướng dẫn viên du lịch

Các bạn hướng dẫn viên du lịch (HDV DL) chắc không ít lần nhận được những lời nhận xét, những câu hỏi như trên từ những người thân, bạn bè xung quanh nhỉ? Vẫn biết là nghề nào rồi cũng có những khó khăn, những góc khuất riêng mà chỉ những người theo nghề mới thấu hiểu hết, thế nhưng khi nghe được những lời như vậy chắc nhiều bạn HDV không khỏi suy ngẫm và cũng không biết nên trả lời như thế nào.

“- Làm Hướng dẫn viên du lịch là sướng nhất rồi, được đi đây đi đó, còn ăn ở miễn phí chả tốn đồng nào.

–  Cái nghề vừa làm vừa chơi chứ có gì mà cực với khổ.

–  Lương đã cao rồi còn tiền tip với đủ các nguồn thu khác , HDV du lịch không giàu thì ai giàu?

…”

Cùng điểm qua một số suy nghĩ sai lầm của mọi người về nghề HDV DL hiện nay trong bài viết dưới đây.

nhung lam tuong ve hdv dl

Xem thêm: Hướng dẫn viên du lịch: những thuận lợi và khó khăn cần biết

– Du lịch miễn phí, vừa làm vừa chơi

Trong mắt nhiều người HDV du lịch là những người được đi nhiều nơi, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, công việc thì nhẹ nhàng, làm thì ít mà chơi thì nhiều.

Trên thực tế, thường thì HDV sẽ phụ trách theo tuyến cố định. Ví dụ như bạn là HDV DL dẫn khách Việt Nam đến Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… thì lịch trình của bạn hầu như chỉ xoay quanh nước đó.

Các bạn HDV phụ trách khách nước ngoài tới Việt Nam (inbound) sẽ phụ trách theo từng cụm khu vực như miền Bắc, miền Trung, miền Tây hay theo những cung đường mà công ty sắp xếp. Có thể thấy với những phạm vi được quy định sẵn thì không phải HDV nào cũng có cơ hội được đi nhiều nơi, đến nhiều miền đất mới.

Hơn nữa HDV DL  là người dẫn đầu cho một đoàn, phải chăm sóc cho rất nhiều người, công việc thực sự vất vả nên sẽ không có thời gian thảnh thơi, vui chơi ngắm cảnh như nhiều người vẫn nghĩ.

Làm HDV kiếm được nhiều tiền

Mức thu nhập của một HDV DL tùy theo nhiều yếu tố như: Quy mô công ty, mức giá của từng đoàn, hiệu suất công việc… ngoài ra còn từ các nguồn thu bên ngoài như các khoản tip của khách hàng, “hoa hồng” từ việc dẫn khách cho các địa điểm, nhà hàng…Điểm qua có thể sẽ thấy mức thu nhập của HDV DL không nhỏ. Tuy nhiên đi cùng mức thu nhập cao là những câu chuyện mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu.

Lương cứng của các HDV du lịch không quá cao  từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 – 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế. Để có thể bám trụ với nghề thì phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của chính các HDV.

Ở nước ngoài tiền tip được quy định rõ ràng, ví dụ Hàn Quốc 7$/1 ngày/1 người,  Thái Lan 3$/1 ngày/1 người, Singapore 5$/1 người/1 ngày… Ở Việt nam chưa có quy định về tiền tip, và văn hóa tip cũng chưa phổ biến, phần nhiều người Việt Nam xem tiền tip là khoản tiền cho tùy ý, nếu thích thì cho không thì thôi. Vì vậy các HDV DL không dễ để kiếm thêm thu nhập từ tiền tip nhất là với HDV DL nội địa.

Xem thêm: Tip là gì? Vén màn quy tắc tiền tip trong khách sạn – nhà hàng 

Tiền hoa hồng là khoản tiền các shop chi cho HDV khi dẫn khách đến sử dụng dịch vụ của mình. Ví dụ như các quán ăn, nhà hàng, các shop đồ mỹ nghệ, chụp hình, cho thuê trang phục hay các điểm bán vé, các show diễn… Hiện nay hình thức này khá phổ biến vì vừa đảm bảo lợi ích cho cả HDV và chủ shop. Tuy nhiên nhiều HDV cũng nên cẩn thận khi giới thiệu dịch vụ cho du khách. Chỉ nên lựa chọn những dịch vụ nào thật sự tốt, giá cả hợp lý và phù hợp nhu cầu du khách, tránh tình trạng vì hoa hồng mà làm mất uy tín của mình đối với khách.

– Chỉ cần đam mê

Không thể phủ nhận rằng để có thể bám trụ với nghề các bạn HDV cần có và duy trì đam mê, say mê với du lịch, trải nghiệm khám phá những vùng đất và đưa những điều thú vị đến với nhiều người. Tuy nhiên đó chưa phải là đủ, để trở thành một HDV DL cần rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt ,luôn luôn trau dồi, bổ sung kiến thức và những kỹ năng cần thiết.

  • Sức khỏe là điều tối cần thiết để bạn chạy đua với những lịch trình dày đặc, các hoạt động từ trên xe cho đến các điểm, chăm sóc cho rất nhiều thành viên trong đoàn và đặc biệt cần giữ cho mình tinh thần thép để giải quyết những vấn đề phát sinh, mang tới sự hài lòng cho du khách.

  • Không chỉ cần kiến thức chuyên môn, HDV còn phải trang bị cho mình kiến thức ở các mảng từ văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, lịch sử… của nhiều vùng khác nhau, đến việc tìm hiểu văn hóa, tâm lý của chính du khách mà mình chăm sóc. HDV sẽ như một cuốn bách khoa toàn thư, giải đáp mọi thắc mắc từ phía khách hàng.

Txl 1 1432

Xem thêm: Hướng dẫn viên du lịch cần trang bị những kiến thức gì? 

– Nghề HDV Không phải chỉ toàn màu hồng

+ HDV du lịch đúng là nghề “làm dâu trăm họ” khi tiếp xúc và phải làm hài lòng tất cả mọi người. Luôn luôn mỉm cười ngay cả khi mệt,  thậm chí có nhiều du khách thiếu lịch sự, coi hướng dẫn viên như người sai vặt.

+ HDV luôn giữ cho mình hình ảnh bên ngoài tốt nhất trước du khách nhưng thực ra đây là công việc ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc. Công việc nhiều áp lực, không có giờ giấc cụ thể, ăn uống không đúng giờ hay căng thẳng dẫn đến các bệnh về dạ dày, tiêu hóa, xương khớp.. Đi lại nhiều, mưa có nắng có khiến nhan sắc tàn phai theo thời gian, nhất là với các bạn nữ theo nghề.

+ Công việc tất bật, đi sớm về khuya, ngày lễ, ngày tết cũng ít có cơ hội nghỉ ngơi khiến cho HDV không có thời gian chăm sóc gia đình, người thân. Các mối quan hệ trong công việc dễ dẫn đến hiểu lầm gây nên lục đục trong đời sống hôn nhân.

Hy vọng qua bài viết này, nhiều người sẽ có góc nhìn mới hơn về nghề HDV DL, một nghề rất tuyệt nhưng cũng đầy khó khăn, vất vả. Những bạn trẻ đang muốn thử sức với công việc này có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên Nghề khách sạn

Đoàn Trang

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

CFO là gì? Tiết lộ 6 bí quyết thăng tiến thành CFO nhà hàng, khách sạn

Bạn đã từng nghe đến vị trí CFO trong nhà hàng, khách sạn chưa? Vị trí này thường sẽ làm những công việc gì? Làm thế nào để thăng tiến lên chức vụ này?… Nghề khách sạn sẽ giải thích “CFO là gì” ở nhà hàng, khách sạn trong bài viết dưới đây nhé.

CFO là gì?
CFO là gì?

CFO nhà hàng, khách sạn là gì?

CFO – viết tắt của Chief Finance Officer, nghĩa là Giám đốc tài chính, một vị trí quan trọng tại nhà hàng, khách sạn, nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác, dùng nguồn vốn hiệu quả và đưa ra những dự báo về nguy cơ cho tổ chức nhanh chóng, kịp thời.

Giám đốc tài chính còn thực hiện công việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, triển khai và xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính. Dựa vào các công cụ thông minh, họ sẽ đưa ra kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tối ưu, nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo nhà hàng, khách sạn vận hành tốt.

Tầm quan trọng của CFO trong nhà hàng, khách sạn phải kể đến như sau:

– Hỗ trợ Giám đốc điều hành đưa ra các quyết định về tài chính một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời dựa trên năng lực tổng hợp, bao quát số liệu, phán đoán tốt của mình. Bên cạnh đó, họ sẽ sử dụng kỹ năng hoạch định kế hoạch để xây dựng chiến lược quản lý tài chính tối ưu.

– Dựa trên báo cáo tài chính của nhân viên và quản lý cấp cao, CFO sẽ đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ và cân bằng chi phí hợp lý, nhằm tiết kiệm vốn và mang lại lợi nhuận cao cho nhà hàng, khách sạn.

– CFO còn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, góp phần giúp đội nhóm hoạt động tốt, thực hiện kế hoạch tài chính đột phá, đạt thành tích cao.

Từ nhân viên làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng

Mô tả công việc CFO nhà hàng, khách sạn chuẩn nhất

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Lãnh đạo, giám sát bộ phận tài chính kế toán

– Lãnh đạo, giám sát hoạt động của nhân viên trong bộ phận tài chính như: Kiểm soát viên, thủ quỹ, nhân viên phân tích tài chính,… nhằm đảm bảo kế hoạch tài chính được thực hiện đúng thời hạn, hạn chế rủi ro phát sinh.

– Đảm bảo toàn bộ hệ thống nhân viên trong nhà hàng, khách sạn đều dễ dàng tiếp cận, nhằm giúp các bộ phận đưa ra phương án giải quyết vấn đề tài chính nhanh chóng, kịp thời.

– Giám sát, quản lý hệ thống giao dịch dịch vụ, công nghệ liên quan đến tài chính của nhà hàng, khách sạn.

– Góp phần xây dựng hệ thống quy định, tiêu chuẩn văn hóa làm việc trong nhà hàng, khách sạn tinh tế, lịch sự mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

– Hướng dẫn, đào tạo, cố vấn, đưa ra lời khuyên khích lệ đội ngũ nhân sự làm việc, bồi dưỡng nhân tài trong tương lai.

Quản lý tất cả quy trình về tài chính

– Giám sát, quản lý tất cả quy trình liên quan đến tài chính, ngân sách của nhà hàng, khách sạn nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận, doanh thu tốt hơn.

– Truyền tải thông tin về tài chính một cách chính xác, minh bạch đến bộ phận, để ban lãnh đạo đưa ra quyết sách chuẩn xác, phù hợp trong tình hình thực tế.

– Tiến hành tổng hợp, phân tích, trình bày kết quả phân tích chiến lược tài chính cho những bộ phận liên quan.

– Trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch tài chính, nhằm giúp nhà hàng, khách sạn quản lý dòng tiền tốt.

Phân tích nguy cơ, rủi ro về tài chính cho nhà hàng, khách sạn

– Phân tích và phán đoán rủi ro từ các khoản nợ mà nhà hàng, khách sạn đang có.

– Quản lý tất cả những vấn đề liên quan đến pháp lý, tài chính nhằm đảm bảo đội ngũ nhân sự tuân thủ quy định, không ảnh hưởng xấu đến tổ chức.

– Thiết lập hệ thống kiểm soát đáng tin cậy, duy trì việc kiểm soát nội bộ nhân viên, góp phần giúp đảm bảo việc hoạt động theo pháp luật an toàn, nhân văn.

– Tìm hiểu các vấn đề bảo hiểm của nhân sự, khách hàng, nhằm đưa ra các sửa đổi, chính sách phù hợp.

– Đọc, bảo quản và lưu trữ hồ sơ, tài liệu của cơ quan kiểm toán, chính phủ an toàn, đáp ứng tất cả yêu cầu của cơ quan chức năng.

– Nếu phát hiện các rủi ro xảy ra, CFO sẽ nhanh chóng báo cáo với ban lãnh đạo nhằm đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Dự đoán chiến lược kinh tế hiện tại, tương lai

– Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá về tài chính trên thị trường, nhằm đưa ra các phán đoán dự báo về tài chính cho nhà hàng, khách sạn, nhằm gia tăng lợi nhuận.

– Làm việc với bộ phận lãnh đạo, xây dựng chiến lược thuế, quản lý các quy trình gọi vốn đầu tư.

Xây dựng mối quan hệ với những đơn vị tài chính khác

– Tham gia, giao lưu trò chuyện tại những cuộc họp hội nghị, hợp tác, đại diện cho các doanh nghiệp hợp tác dự án.

– Thực hiện xây dựng mối quan hệ với đối tác ngân hàng, nhà đầu tư.

Các công việc khác

– Báo cáo toàn bộ công việc của nhân sự trong đội nhóm cho cấp trên.

– Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên trong đội nhóm và đưa ra ý kiến, hướng dẫn đề xuất cải thiện.

– Thực hiện các công việc khác của ban lãnh đạo (nếu có).

Tiêu chuẩn nghề nghiệp CFO nhà hàng, khách sạn

Để trở thành CFO nhà hàng, khách sạn, bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Có bằng thạc sĩ hoặc cao hơn về kinh tế, kế toán, tài chính hoặc bằng cấp liên quan khác.

– Kinh nghiệm làm việc ít nhất 10 năm trong lĩnh vực tài chính hoặc các vị trí cao khác trong nhà hàng, khách sạn, tập đoàn lớn khác.

– Kỹ năng phân tích tài chính giỏi, phát hiện những lỗ hổng trong quá trình quản lý doanh thu và nắm rõ được tình hình ngân sách của nhà hàng, khách sạn.

– Kỹ năng xây dựng kế hoạch tài chính tốt, sử dụng tiền vốn hợp lý vào các hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn.

– Kỹ năng quản lý tài chính tốt, hạn chế tình trạng thất thoát, phân phối thu chi tốt, góp phần giúp nhà hàng, khách sạn hoạt động tốt.

– Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến tài chính phát sinh như số liệu, dòng tiền, đưa ra hướng xử lý kịp thời, nhanh chóng, giảm bớt rủi ro.

– Kỹ năng quản lý tài chính cho các dự án của nhà hàng, khách sạn tốt, đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính, tư duy mang lại lợi nhuận cho tổ chức.

– Kỹ năng thuyết phục, đàm phán, thương lượng tốt, hoạch định chiến lược tầm nhìn, tạo lòng tin ở người khác.

– Có tầm nhìn xa trông rộng, dự đoán được nguy cơ, rủi ro xuất hiện, hạn chế cám dỗ phát sinh.

– Kỹ năng quan sát, nhạy bén, nắm bắt vấn đề trên nhiều khía cạnh, khảo sát thị trường, tìm hiểu được bản chất của sự việc một cách thông minh.

– Kiên trì, nhẫn nại, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, khiêm nhường và luôn cởi mở, chấp nhận sự khác biệt.

– Khả năng làm việc tập trung cao độ, rèn luyện tư duy tốt, hiệu quả nhất, tránh việc lan man, xao nhãng.

Txl 1 29508
CFO nhà hàng, khách sạn đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn

Thu nhập CFO nhà hàng, khách sạn

Với tất cả những yêu cầu công việc khắt khe trên, Giám đốc tài chính nhà hàng khách sạn thường sẽ có mức lương khá cao, cùng chế độ đãi ngộ tốt. Tùy theo kinh nghiệm, năng lực của từng ứng viên, quy mô đơn vị mà CFO sẽ có mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên, trung bình sẽ dao động từ 15 – 25 triệu đồng/ tháng.

Bắt đầu từ bộ phận nào để dễ thăng tiến thành GM khách sạn

Bí quyết thăng tiến thành CFO nhà hàng, khách sạn xuất sắc?

Muốn thăng tiến lên vị trí CFO nhà hàng, khách sạn, mỗi nhân viên nên có lộ trình trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn kỹ càng như:

– Tích lũy kiến thức chuyên ngành sâu rộng về tài chính, kinh doanh, ngân hàng, tín dụng,…

– Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, lập kế hoạch báo cáo tài chính chiến lược khá tốt.

– Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp tốt, chí công vô tư, công tư phân minh.

– Hiểu rõ về lộ trình thăng tiến trở thành CFO: Bắt đầu từ vị trí chuyên viên tài chính đến chuyên viên phân tích tài chính cấp cao, chuyên viên hoạch định tài chính, đến trưởng phòng phân tích tài chính rồi cuối cùng là Giám đốc tài chính.

– Hoặc bạn có thể đi lên từ kế toán viên trau dồi kinh nghiệm lâu năm rồi tích lũy kiến thức về quản lý dòng tiền, phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính. Sau nhiều năm đảm đương vị trí kế toán trưởng, bạn sẽ từng bước vươn lên Giám đốc tài chính.

– Bạn cũng nên tích lũy kiến thức trên giảng đường như bằng thạc sĩ về kế toán hoặc tài chính rồi học thêm các khóa cao cấp hơn về tài chính như ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), Chartered Financial Analyst (CFA, Certified Public Account (CPA),… để có chứng chỉ nghề quốc tế.

Txl 1 29509
Bí quyết thăng tiến thành·CFO nhà hàng, khách sạn là sự kiên trì, bền bỉ

Làm thế nào để thăng tiến trong ngành nhà hàng – khách sạn

Cơ hội việc làm CFO nhà hàng, khách sạn

Hiện nay, với sự trở lại của ngành du lịch trên khắp cả nước đã khiến cho hàng loạt nhà hàng, khách sạn ra đời ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu tuyển dụng vị trí CFO càng cao, đặc biệt với những đơn vị có quy mô lớn.

Nếu bạn đang tìm kiếm vị trí việc làm CFO nhà hàng, khách sạn có thể vào các trang website, mạng xã hội. Hiện Nghề khách sạn – kênh tuyển dụng việc làm nhà hàng, khách sạn số một trên toàn quốc đang có menu jobs xịn sò cho ứng viên tham khảo: Tại đây.

Trên đây là tất tần tật thông tin về “CFO là gì?”. Mong rằng với những kiến thức này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vị trí này và đưa ra lộ trình phát triển sự nghiệp cụ thể, chắc chắn hơn.

Phương Thảo

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

BEO là gì? Những thông tin hữu ích về BEO khách sạn, nhà hàng

BEO là một khái niệm không quá xa lạ đối với bộ phận F&B của khách sạn hay các đơn vị tổ chức sự kiện.Vậy BEO là gì? BEO bao gồm nội dung nào? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về BEO qua bài viết dưới đây.

Beo là gì?
BEO là gì?

Để một sự kiện thành công tốt đẹp, nhận được sự hài lòng từ khách hàng là cả quá trình cố gắng của rất nhiều người, trong đó BEO chính là chìa khóa liên kết các bộ phận với nhau, góp phần hỗ trợ các hoạt động diễn ra suôn sẻ hơn. Nắm vững nội dung BEO là gì? sẽ giúp ích cho những bạn trẻ trên con đường trở thành một nhân viên tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.

BEO là gì?

BEO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Banquet Event Order, là tài liệu phác thảo chi tiết về sự kiện /tiệc, đóng vai trò như một văn bản hướng dẫn để các bộ phận liên quan trong khách sạn phối hợp hoàn thành buổi tiệc một cách hoàn hảo nhất theo yêu cầu của khách hàng.

BEO được sử dụng tại hầu hết các khách sạn và cơ sở tổ chức sự kiện, hỗ trợ đắc lực cho bộ phận Banquet thực hiện nhiệm vụ của mình, giúp quá trình tổ chức và diễn ra sự kiện không bị thiết sót hay bỏ lỡ các bước quan trọng.

Những nội dung có trong BEO

Đối với mỗi một sự kiện, tùy theo tính chất và nhu cầu của khách hàng mà người lập kế hoạch sẽ đưa ra nội dung BEO phù hợp, thống nhất với khách hàng trong thời gian sớm nhất để các bộ phận có thời gian chuẩn bị, hoàn thiện tốt nhất.

  1. Thực phẩm đồ uống

BEO bao gồm tất cả các chi tiết về thực phẩm đồ uống như:

–  Thực đơn: Liệt kê thứ tự phục vụ theo từng món trong thực đơn, bao gồm cả những yêu cầu riêng về món chay hay món ăn dành cho trẻ em. Nếu là tiệc buffet thì cần liệt kê và xác định cụ thể vị trí đặt món ăn.

– Đồ uống: Danh sách chi tiết các loại đồ uống sẽ được phục vụ trong bữa tiệc/ sự kiện như cà phê, trà, nước ngọt, rượu…, thống nhất với khách hàng về loại hình và thương hiệu cho mỗi loại đồ uống.

– Thời gian phục vụ: Nên liệt kê rõ ràng thời gian phục vụ cho mỗi bữa ăn cũng như các yêu cầu bổ sung nhằm đảm bảo lịch trình sự kiện /tiệc diễn ra theo dự kiến.

– Giá thực phẩm, đồ uống: Lập bảng giá cho từng món thực phẩm, đồ uống cũng như căn cứ theo số lượng mỗi loại theo yêu cầu của khách và đưa ra bảng giá chi tiết nhất.

  1. Thiết lập phòng và trang thiết bị

– Nắm rõ yêu cầu về số lượng bàn, số lượng chỗ ngồi cho mỗi bàn, vị trí từng khu vực, chi tiết phụ kiện trang trí (kiểu dáng, màu sắc, số lượng…).

– Người lập BEO cần đảm bảo liệt kê thông tin chi tiết về âm thanh, video, ánh sáng, tất cả những thiết bị nghe nhìn, màn hình, loa, micro, internet… và đưa ra các phương án thay thế nếu thiết bị xảy ra vấn đề trong quá trình diễn ra sự kiện.

  1.  Yêu cầu nhân sự

Tùy theo quy mô của sự kiện, số lượng khách, lượng  dịch vụ sử dụng mà đưa ra yêu cầu về số lượng nhân sự phù hợp, bao gồm nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế, nhân viên an ninh, nhân viên giữ xe….

  1.  Sơ đồ sự kiện

Ngoài đưa ra chi tiết cho từng bộ phận, từng nội dung, người quản lý nên lập một sơ đồ sự kiện, là bản sơ đồ tổng quan về vị trí của bàn, khu vực buffet, khu vực giải trí, khu vực hậu cần…để giúp các bộ phận liên quan cũng như khách hàng hình dung rõ hơn về tổng quy mô sự kiện.

  1. Thông tin liên hệ của nhà cung cấp

Người lập kế hoạch cần đảm bảo lưu trữ tất cả những thông tin liên lạc của các đơn vị cung cấp bên ngoài như: giao hoa, trang trí, ban nhạc, MC, DJ… đồng thời đối với mỗi nhà cung cấp cũng cần lập BEO riêng để xác định thời gian cụ thể. Ví dụ như khi nào các đơn vị trang trí, ban nhạc, MC… sẽ có mặt tại sự kiện, thời gian dỡ bỏ trang trí sau sự kiện, chi phí cho từng hoạt động….

  1. Yêu cầu đặc biệt

Bên cạnh các nội dung công việc cần lưu lại những yêu cầu đặc biệt từ phía khách hàng hoặc những ghi chú quan trọng mà người lập kế hoạch muốn bộ phận liên quan lưu ý và thực hiện.

Ví dụ như trong phần thực phẩm, khách hàng muốn yêu cầu một số bàn tiệc chay với những món nào? số lượng cũng như vị trí bàn tiệc ra sao? Cần phải có gi chép đầy đủ để tránh việc bỏ sót khi có quá nhiều đầu việc cần làm.

  1. Chi phí

Ở các sự kiện nhỏ, tổ chức đơn giản thì BEO sẽ bao gồm tất cả những chi phí liên quan về thuế, phí dịch vụ, phí bổ sung, các điều khoản và quy định liên quan đến hủy bỏ sự kiện, thời hạn thanh toán. Riêng đối với những sự kiện lớn hoặc nếu khách hàng yêu cầu thì các vấn đề ở mục này sẽ được đưa vào thỏa thuận dịch vụ chính hoặc hợp đồng chung.

Txl 1 29510
BEO góp phần quan trọng trong thành công của sự kiện

Những lưu ý khi xây dựng BEO

Một số lưu ý khi xây dựng BEO nhân viên tổ chức sự kiện khách sạn, nhà hàng nên biết:

  • Để xây dựng một bản BEO hoàn chỉnh đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn vững vàng về tổ chức sự kiện; hiểu rõ mối liên hệ của từng bộ phận trong khách sạn; có sự sáng tạo, tầm nhìn rộng để nắm bắt tất cả những vấn đề không chỉ từ khâu lên kế hoạch mà còn trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.
  • BEO được xem như một hợp đồng ràng buộc giữa khách hàng và đơn vị tổ chức, giữa các bộ phận liên quan trong khách sạn, giữa đơn vị tổ chức và đơn vị cung cấp dịch vụ bên ngoài, vì vậy cần đảm bảo rằng tất cả các nội dung trong BEO thật chính xác, cụ thể, và các bên liên quan đã nắm hết các vấn đề được đề cập trong BEO.
  • Trong bất kỳ một hoạt động nào, những sai sót hay sự cố bất ngờ xảy ra là điều không tránh khỏi, người tổ chức phải lường trước những vấn đề đó, từ đó đưa ra các phương án thay thế kịp thời.
  • Không chỉ chú trọng vào sự kiện mình sẽ thực hiện mà người tổ chức cần cập nhật liên tục để nắm thông tin về sự kiện trước đó, xác định những thay đổi về thời gian để không ảnh hưởng đến sự kiện của mình. Tất cả những thay đổi về nội dung BEO cần được thông báo sớm nhất đến khách hàng và các bộ phận liên quan.

Hiện nay các tài liệu tiếng việt về BEO không nhiều, các bạn có thể tham khảo các mẫu BEO tiếng Anh bằng cách tra cứu cụm từ Banquet Event Order trên internet hoặc học hỏi thông qua những chuyên viên tổ chức sự kiện có kinh nghiệm.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với những bạn trẻ có nhu cầu tìm hiểu về BEO và công việc tổ chức sự kiện nói chung.

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

Doneness là gì? 3 điều về Doneness nhân viên nhà hàng nên biết

Doneness là độ chín của thịt bò, thuật ngữ mà bất kỳ nhân viên nhà hàng, làm bếp nào cũng nên nắm vững. Nó đóng vai trò quan trọng, góp phần mang lại hiệu quả cho quá trình làm việc của mỗi người. Hiểu định nghĩa “Doneness là gì?” là bước đệm giúp nhân viên nhà hàng đứng vững trong nghề.

Doneness là gì?
Doneness là gì?

Doneness là gì?

Doneness là thuật ngữ mang ý nghĩa về độ chín của thịt trong quá trình nấu nướng dựa trên đặc điểm màu sắc, nhiệt độ. Nếu bạn là đầu bếp, việc xác định khái niệm này và hiểu rõ cách nhận biết đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật tay nghề. Không những vậy, các vị trí nhân viên nhà hàng khác cũng cần phải nắm vững thuật ngữ này để dễ dàng trong quá trình phục vụ cho khách hàng tại nhà hàng.

Các cấp độ Doneness

Những cấp độ chín của thịt bò – Doneness phải kể đến như sau:

– Raw: Tức là thịt sống hoàn toàn, chưa qua bước sơ chế, nấu nướng.

– Blue rare: Thịt chín 10% chỉ được sơ qua trong khoảng 30 giây, cháy xém ở bên ngoài, bên trong màu đỏ tươi, hơi lạnh.

– Rare: Thịt chín 25%, được nướng bằng vỉ sơ qua, cháy xém ở bên ngoài, thịt bên trong hơi ấm, nhiệt độ chín từ 30 – 45 độ C. Đặc điểm màu sắc thịt vẫn còn đỏ tươi, mọng nước.

– Medium rare: Độ chín của thịt tăng dần lên, bên ngoài cháy xém, bên trong màu đỏ tươi nhạt đi, chỉ chiếm 40%, phần thịt màu hồng nhiều hơn, lớp gần thịt màu nâu tái và ít mọng nước hơn.

– Medium: Độ chín của thịt ở mức vừa, khoảng 75%, cháy xém ở bên ngoài, bốn mặt bên màu nâu đậm, thịt màu hồng, thịt chỉ còn ít nước.

– Medium Well: Thịt chín khoảng 90%, bên ngoài màu nâu tái, thịt không còn nước, màu hồng nhẹ bên trong, bên ngoài cháy xém với màu nâu rán.

– Well done: Thịt chín hoàn toàn 100%, thành một màu nâu hoàn toàn, bên ngoài hơi cháy xém, nhưng bên trong không quá khô, chín hoàn toàn với nhiệt độ trên 77 độ C trở lên.

– Overcooked: Thịt cháy khét, thô ráp và cháy xém do nấu quá lâu hoặc để lửa quá tay.

Txl 1 29511
Các cấp độ chín của Doneness

Cách nhận biết Doneness bằng bàn tay

Bên cạnh việc nhìn bằng mắt thường, các đầu bếp có thể dùng bàn tay để nhận biết doneness như sau:

– Raw: Để nhận biết mức độ này, bạn nên để bàn tay thả lỏng, thư giãn rồi đặt ngón tay vào phần bọng tay bên dưới ngón tay cái khoảng 2, 5 cm. Nếu cảm giác của thịt trên bàn tay và miếng thịt giống nhau tức là bạn đã sở hữu miếng thịt vừa ý.

Txl 1 29512
Cách nhận biết thịt sống

– Rare: Thịt tái sống có độ mềm giống với phần thịt bên dưới góc trái ngón tay cái khi bạn chụm hai đầu ngón cái và đầu ngón trỏ với nhau.

Txl 1 29513
Cách nhận biết thịt tái

– Medium rare: Độ mềm của thịt giống phần thịt dưới ngón cái của góc trái bàn tay cái khi bạn chụm đầu ngón cái và ngón giữa với nhau.

Txl 1 29514
Cách nhận biết thịt tái chín

– Medium: Có độ mềm tương tự phần thịt bên dưới góc trái của lòng bàn tay khi chụm đầu ngón cái và áp út với nhau.

Txl 1 29515
Cách nhận biết thịt chín vừa

– Well done: Có độ mềm giống phần thịt bên dưới góc trái của lòng bàn tay khi chụm đầu ngón cái và ngón út với nhau.

Txl 1 29516
Cách nhận biết thịt chín

Nhìn chung, tất cả thông tin trên đây đã lý giải “doneness là gì?” cho bạn. Mong rằng với các kiến thức bổ ích này, nhân sự nhà hàng có thể nắm vững thuật ngữ nghề và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công việc.

Việc làm bếp nhà hàng, khách sạn

Phương Thảo (Tổng hợp)

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn

Bạn dự định tìm việc làm an ninh – bảo vệ và muốn thử sức ở vị trí Trưởng bộ phận? Bạn thắc mắc chưa biết yêu cầu tuyển dụng ra sao và mức lương thế nào? Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn và mức lương hiện nay được Nghề khách sạn chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

bản mô tả công việc trưởng bộ phận an ninh trong khách sạn và mức lương hiện nay
Bạn đã biết Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Xem thêm: Bản mô tả công việc nhân viên an ninh khách sạn 

Trưởng bộ phận An ninh là ai?

Trưởng bộ phận An ninh – Chief Security/ Security Manager là vị trí cao nhất, điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của bộ phận An ninh – Bảo vệ trong khách sạn, chỉ đạo và phân công công việc cho nhân viên, đảm bảo an ninh, an toàn về tính mạng và tài sản của khách hàng, nhân viên và tài sản chung của khách sạn.

Có thể bạn quan tâm

►Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận buồng phòng khách sạn 

►Bản mô tả công việc trưởng bộ phận lễ tân khách sạn

►Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận nhân sự khách sạn

Bản mô tả công việc Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn

Nhiệm vụ chung

Công việc cụ thể

Điều phối công việc bộ phận An ninh

 – Điều hành và chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc liên quan đến công tác an ninh, an toàn trong khách sạn

 – Đảm bảo mọi hoạt động trong khách sạn diễn ra bình thường và tuyệt đối an toàn

 – Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc khách sạn xây dựng hệ thống an ninh chuẩn trong khách sạn, các quy trình, chính sách, form mẫu hoạt động của bộ phận

 – Lập kế hoạch chi tiết nguyên tắc an ninh chung, quy trình làm việc, bản mô tả công việc cho từng vị trí cấp bậc nhân viên trong bộ phận, hướng dẫn thực hiện đầy đủ và chính xác

 – Tổ chức họp đầu ca, họp giao ca, triển khai và phân công công việc, vị trí trực cho nhân viên bộ phận

Đảm bảo an ninh, an toàn cho toàn khách sạn

 – Phân công công việc, quản lý và điều phối, giám sát công việc của nhân viên trong bộ phận

 – Phân công nhân viên tuần tra, kiểm tra các máy, trang thiết bị hoạt động tốt và an toàn; tình trạng bật-tắc các thiết bị điện, thiết bị, dụng cụ không cần thiết; tình trạng đóng-mở tại các lối đi, cửa ra vào trong phạm vi khuôn viên khách sạn

 – Kiểm tra lối thoát hiểm, thang bộ đảm bảo thông thoáng, không bị che chắn, cản trở việc lưu thông

 – Kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy đảm bảo đúng vị trí và hoạt động tốt

 – Lập kế hoạch, xây dựng phương án đối phó với các trường hợp khẩn cấp, tình huống phát sinh có thể xảy đến với khách, nhân viên và khách sạn

 – Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn trong khách sạn của khách và nhân viên

Quy trình 7 bước xử lý tình huống hỏa hoạn cho nhân viên khách sạn 

Kiểm soát người và phương tiện ra vào khách sạn

 – Kiểm soát lượng người ra, vào khách sạn, đảm bảo không có dấu hiệu gây nguy hiểm, mất an toàn; nhân viên phải đeo bảng tên, đồng phục theo quy định

 – Người và phương tiện ra, vào khách sạn cần được ghi chép thông tin đầy đủ

 – Lưu ý những vị khách hay nhân viên có hành vi lạ, đáng nghi, theo dõi để kịp thời phát hiện và xử lý khi có sự cố, phát sinh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn

 – Tài sản mang vào/ ra khách sạn cần được kiểm soát, nhân viên an ninh tuân thủ đúng quy trình kiểm tra, thực hiện đúng nguyên tắc làm việc

Kiểm soát chất lượng trang thiết bị, tiện nghi khách sạn

 – Đảm bảo các trang thiết bị, máy móc, tiện nghi khách sạn được kiểm soát và hoạt động tốt

 – Kiểm soát và quản lý tài sản thuộc bộ phận an ninh, đảm bảo trang thiết bị, máy móc đầy đủ và hoạt động tốt, kiểm tra để phát hiện hư hỏng và thông báo sửa chữa hoặc thay mới khi cần

Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên

 – Lên kế hoạch và trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân viên mới cho bộ phận

 – Soạn thảo chương trình dạy và trực tiếp hướng dẫn, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận, nhân viên khách sạn đảm bảo nhân viên nắm được quy trình, kỹ năng xử lý các trường hợp khẩn cấp, tình huống phát sinh gây mất an ninh, an toàn trong khách sạn

 – Định kỳ đánh giá và đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên liên quan của bộ phận

Các công việc việc

 – Tham gia họp với Ban Giám đốc và các Trưởng bộ phận khác khi cần

 – Phối hợp, hỗ trợ các bộ phận khác trong đón tiếp và phục vụ khách hàng

 – Thực hiện những công việc liên quan khác theo yêu cầu của cấp trên

Txl 1 29535

Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng an ninh cho nhân viên là một trong những nhiệm vụ chính của Chief Security

Xem thêm: Tài liệu VTOS nghiệp vụ an ninh khách sạn 

Mức lương Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn

Tại các tin tuyển Trưởng bộ phận An ninh trên Nghề khách sạn ghi nhận mức lương hiện nay của vị trí này dao động trong khoảng từ 6-10 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào quy mô khách sạn, địa điểm làm việc, khối lượng công việc, kinh nghiệm và hiệu suất công việc. Ngoài lương cơ bản, Trưởng bộ phận An ninh còn được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định như bảo hiểm, thưởng lễ tết, service charge, tips, trợ cấp, phụ cấp (nếu có).

Yêu cầu tuyển dụng Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn

Các khách sạn quy mô khác nhau sẽ có tiêu chuẩn tuyển Trưởng bộ phận An ninh không giống nhau. Thông thường, để ứng tuyển thành công vị trí này, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Có ít nhất X năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương hoặc Giám sát an ninh trở lên

– Hiểu biết, nắm vững nghiệp vụ an ninh – bảo vệ

– Có kỹ năng xử lý các trường hợp khẩn cấp, tình huống phát sinh gây mất an toàn, an ninh trong khách sạn

– Thành thạo trong sử dụng các thiết bị an ninh

– Biết sử dụng phần mềm MS Office, vi tính văn phòng

– Giao tiếp tiếng Anh cơ bản

– Ưu tiên biết võ

– Bình tĩnh, cẩn thận, linh hoạt, khéo léo

– Kỷ luật tốt, có ý thức và trách nhiệm công việc cao…

Trên đây là bản mô tả công việc Trưởng bộ phận An ninh trong khách sạn và mức lương, yêu cầu tuyển dụng chi tiết được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích, giúp định hướng công việc cụ thể, từ đó dễ dàng ra quyết định ứng tuyển phù hợp.

​Ms. Smile

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

Latte là gì? 6+ loại Latte đang gây sốt Barista cần biết

Latte là một trong những loại cà phê phổ biến nhất hiện nay được rất nhiều các bạn trẻ ưa chuộng. Vậy bạn có biết Latte là gì? Các bước thực hiện một ly Latte hấp dẫn ra sao? Các loại thức uống Latte đang được giới trẻ yêu thích hiện nay,… Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Nghề khách sạn đi tìm lời giải đáp…

latte là gì

Bạn đã biết Latte là gì? Các bước làm nên một ly Latte hấp dẫn ra sao?

Latte hay coffee latte là một loại café được du nhập từ nước ngoài, có nguồn gốc từ nước Ý và là đồ uống đòi hỏi nhiều kỹ năng pha chế của một Barista chuyên nghiệp. Vậy Latte là gì?

Latte là gì?

Latte là một loại café sữa của Ý, được tạo nên từ sự kết hợp giữa espresso và sữa để tạo thành thức uống nóng được ưa chuộng vào mỗi buổi sáng, phù hợp với mọi đối tượng thực khách, kể cả trẻ em bởi lượng cafein trong latte khá thấp. Một ly coffee latte sẽ bao gồm 1/3 espresso, 1/3 sữa nóng và 1/3 bọt sữa được các Barista kỳ công tạo hình nghệ thuật (thường là hình trái tim, hình lá, hình hoa,…) đẹp mắt. Tùy vào kỹ năng và sự sáng tạo của người thợ pha chế café mà những ly Latte có thể được đổ trực tiếp để tạo hình Latte art.

Txl 1 29536

Latte là gì – Latte là cafe sữa của Ý, gồm espresso, sữa nóng và bọt sữa

Tuy có cùng 3 thành phần nguyên liệu cơ bản là espressso, sữa nóng và bọt sữa, nhưng nếu không phải là người sành về cà phê, nhất là cà phê Ý thì rất dễ bị nhầm lẫn giữa Latte và Cappuccino. Trên thực tế, mỗi loại thức uống được tạo nên có sự khác nhau về tỷ lệ các nguyên liệu, cách pha chế và dụng cụ phục vụ (Xem chi tiết cách phân biệt: Tại đây!)

Phân biệt 9 loại thức uống cà phê hot nhất hiện nay Barista cần biết

4 bước đơn giản tạo nên một ly Latte hấp dẫn 

Như đã trình bày ở mục “Latte là gì?”, ngày nay, latte là một trong những loại cà phê thể hiện đẳng cấp của Barista, một ly Latte đạt chuẩn thơm ngon phải có vị đắng nhẹ đặc trưng của cà phê rang xay nguyên chất, vị béo bùi hơi ngậy của sữa tươi và vẻ đẹp hút mắt của lớp bọt sữa được tạo hình ấn tượng. Để làm được điều này, người pha chế café không chỉ cần thực hiện đúng theo công thức mà còn phải đưa vào đó sự sáng tạo, khéo léo cùng với niềm đam mê, yêu thích café trong đó. Để những Barista mới vào nghề tìm được cách pha chế Latte chuẩn, Nghề khách sạn xin chia sẻ quy trình thực hiện chi tiết gồm 4 bước sau đây:

– Bước 1: Xay cà phê

  • Sau khi chọn được hạt cà phê ưng ý, chúng ta tiến hành xay café thật mịn (đảm bảo bã café sau khi xay có kích thước bé bằng hạt muối là được) giúp tạo độ chặt khi nén. Thông thường, một ly Latte chuẩn ngon sẽ cần khoảng 20gr bột café mịn.
  • Cần lưu ý thực hiện xay hạt café càng nhanh càng tốt, hợp lý nhất là từ 23 – 28s. Việc làm này sẽ giúp café tránh tiếp xúc quá lâu với không khí khiến chúng bị đắng

Txl 1 29537

Để tạo nên một ly Latte chuẩn, hạt cà phê phải được xay nhuyễn mịn, xay càng nhanh càng tốt để cà phê không bị đắng

– Bước 2: Pha café Espresso

  • Dùng Tamper nén cà phê thật chặt
  • Sau đó lắp cà phê vào máy pha để chiết xuất ra cà phê. Kết quả nhận được là một tách café espresso đậm đặc, thơm và hấp dẫn.

– Bước 3: Tạo bọt sữa

Tạo bọt sữa là bước làm quan trọng nhất trong quy trình pha chế café Latte giúp việc tạo hình nghệ thuật cho ly cafe (Latte art) được đẹp mắt. Lớp bọt sữa chuẩn phải đạt nhiệt độ và độ sánh mịn phù hợp, trên bề mặt không có bong bóng. Nghề khách sạn mời bạn tham khảo cách làm chi tiết qua video dưới đây:

– Bước 4: Tạo hình nghệ thuật cho ly café – Latte Art

Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình thực hiện pha chế một ly Latte hấp dẫn đúng chuẩn. Việc làm này đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và một chút sáng tạo của các Barista. Các họa tiết thường được người pha chế café lựa chọn là hình trái tim, hình lá dương xỉ, hình hoa,… Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Chọn loại cốc dày, có dung tích chứa khoảng 300ml
  • Cho espresso vào cốc trước. Sau đó đổ sữa nóng (đã tạo bọt) từ từ vào trong cốc. Lưu ý luôn cứng tay khi đổ để dòng sữa luôn được chảy đều
  • Tiếp tục đổ sữa cho tới lúc bọt trắng nổi lên là có thể bắt đầu tạo hình cho ly latte của bạn.
  • Tham khảo các bước thực hiện tạo hình chi tiết qua video sau đây:

Một Barista chuyên nghiệp phải hiểu Latte là gì, các bước đơn giản để pha một ly Latte đúng chuẩn, thơm ngon và đẹp mắt

Các loại Latte đang gây sốt hiện nay Barista nên biết

Đáp ứng nhu cầu, sở thích của đông đảo của khách hàng trên khắp cả nước, nhiều nhà hàng đã ra đời các loại Latte độc đáo, hương vị mới lạ, thu hút khách hàng khám phá như sau:

– Latte đá

Nhiều người thắc mắc “Latte đá là gì?” khi nhắc đến thức uống này. Kỳ thực, nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sữa đá lạnh cùng espresso thơm ngon, quyến rũ tạo nên. Dưới đây là cách pha chế của Latte đá bạn có thể tham khảo:

Txl 1 29538

Latte đá là gì?

Nguyên liệu: Kính phong cách cà phê, Double shot Espresso, nước đá, sữa.

Cách pha chế:

– Đổ đá khoảng 1/ 2 hoặc 2/3 ly.

– Đổ sữa vào ly ở mức vừa phải hoặc phủ lấp đá.

– Hãy pha một ly Espresso đầy đủ như cách bạn thường pha chế thức uống nóng bằng máy pha chế chuyên dụng

– Đổ hỗn hợp Espresso lên ly sữa và đá của bạn rồi thêm một ít Espresso một lượng ít hơn và nếm thử cho đến khi có được hương vị mong muốn.

– Khuấy đều và thưởng thức hương vị ngọt ngào của thức uống. Nếu bạn muốn gia tăng vị ngọt, có thể thêm đường hoặc chất làm ngọt vào cà phê Espresso. Ngoài ra, một ít vani vào sữa và đường vào Espresso, góp phần tạo nên vẻ đẹp cho thức uống.

Latte Art là gì? 5 tiêu chí vàng quyết định sự thành công của nghệ thuật Latte Art

– Mocha Latte

Mocha Latte là gì? Nếu bạn đang thắc mắc điều này, đừng vội bỏ qua những nội dung bên dưới nhé.

Mocha Latte thực chất là loại cà phê Espresso cùng 2 phần sữa nóng nhưng được thêm vào một lớp syrup chocolate. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách pha chế của mỗi người mà tỷ lệ thành phần của thức uống này sẽ biến đổi.

Txl 1 29539
Mocha latte là gì?

Cách pha chế Mocha Latte nóng:

Nguyên liệu: 50ml cafe Espresso, 200ml sữa tươi, 30g chocolate đen, bột cacao,…

Các dụng cụ phải chuẩn bị: Bình French press tạo bọt sữa, ấm nước, nồi, ly, thìa cốc,…

Cách pha chế:

– Cho 30g chocolate đen vào một chiếc cốc hay bát nhỏ rồi đem đun cách thủy để chocolate chảy ra. Trước khi đun, bạn nên bọc bát lại bằng màng bọc thực phẩm để nước không rơi vào làm hư hỏng chocolate.

– Khi chocolate đã nóng chảy, bạn rót cà phê vào, chú ý hòa tan khuấy đều tất cả hỗn hợp.

– Cho 200ml sữa vào nồi, đun nóng cho đến khi nóng 40 – 50 độ, rồi đổ vào bình French Press và kéo đẩy liên tục thanh chặn bình để tạo bọt.

– Đổ sữa vào hỗn hợp cà phê đã hoàn tất ở trên là đã có thể sở hữu một ly mocha latte nóng thơm ngon.

Sự khác biệt về kỹ thuật tạo bọt sữa dùng cho capochina và latte không phải Barista nào cũng biết

Cách pha chế Mocha Latte lạnh:

Nguyên liệu: 30ml Espresso, 25ml bọt sữa, 60ml sữa tươi, 20ml syrup chocolate, đá viên, 40g kem tươi.

Dụng cụ: Ly, thìa, cốc đong đơn vị,…

Cách pha chế:

– Chuẩn bị một ly cao cổ, đổ syrup chocolate vào rồi thêm đá đầy.

– Tiếp tục đổ 60ml sữa tươi vào cốc, đổ bọt sữa lên.

– Đổ Espresso vào cốc rồi trang trí thêm kem tươi.

– Vanilla Latte

Vanilla Latte là gì? Nghĩa là loại cà phê có sự hòa quyện giữa vani cùng với cà phê sữa và Espresso. Nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm của McDonald’s hay Starbuck, bạn hẳn sẽ dễ dàng bắt gặp thức uống này.

Txl 1 29540
Vanilla Latte là gì?

Đặc biệt, ở mỗi ly Vanilla Latte sẽ được pha chế theo tỷ lệ 1/ 3 sữa nóng, 1/ 3 cà phê Espresso và 1/ 3 bọt sữa. Ngoài ra, các bartender thường tạo ra những loại vani khác nhau để gia tăng thêm hương vị độc đáo. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ đồ uống cũng thường sáng tạo hình vẽ từ bọt sữa ngộ nghĩnh, đáng yêu.

– Matcha Latte

Matcha latte là sự kết hợp giữa bột matcha cùng sữa nóng, cà phê tạo nên thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe. Cách pha chế đơn giản như sau:

Nguyên liệu và dụng cụ:

15g nước lọc đã được đun sôi, 5g matcha, 250g sữa, chất tạo ngọt, máy đánh trứng.

Bạn trộn hỗn hợp matcha vào nước sôi và chất tạo ngọt vào ly rồi khuấy kỹ. Sau đó, đun nóng sữa cho đến khi hấp. Lưu ý kiểm tra nhiệt độ nếu như bạn đang sử dụng các sản phẩm không phải sữa. Dùng máy đánh trứng để đánh bọt sữa. Cuối cùng, đổ sữa vào cốc và thưởng thức.

Txl 1 29541
Matcha Latte sự hòa quyện giữa màu sắc và hương vị ngọt ngào

– Tea Latte

Trà Latte là loại thức uống có sự hòa quyện giữa trà cùng sữa hấp hoặc đánh bọt. Nhiều loại trà được pha chế khác nhau, góp phần mang lại sự đa dạng về hương vị cho người thưởng thức. Cách pha chế tea latte như sau:

– Đun sôi nước trong bếp hoặc ấm siêu tốc. Bỏ trà vào ấm rồi lọc lấy lá trà. Cho đường vào.

– Tạo sữa hấp bằng máy đánh sữa điện.

– Đổ trà vào ly nước rồi đổ sữa lên trên.

Txl 1 29542
Tea Latte là sự hòa quyện giữa trà và sữa đánh bọt

– Latte Macchiato

Latte Macchiato được đánh dấu và nhuộm màu thành từng phần khác biệt giữa cà phê espresso, sữa và bọt espresso và bột sữa ở trên cùng. Thức uống này khá hấp dẫn đối với những tín đồ yêu thích vị béo ngậy, thơm ngon của cà phê.

Txl 1 29543
Latte Macchiato khá hấp dẫn với nhiều tín đồ

Bạn có phân biệt được capochino và lattle

Qua những thông tin mà Nghề khách sạn chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp các ứng viên tìm việc pha chế cà phê hiểu biết sâu hơn về café Latte là gì? đồng thời nắm được các bước đơn giản để làm nên một ly Latte ngon, hấp dẫn với hương vị nồng nàn quyến rũ đúng chuẩn một Barista chuyên nghiệp. Hãy thử thực hiện và cảm nhận thành quả! Nghề khách sạn chúc bạn thành công!

Ms. Smile

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.