Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay

Khách sạn là gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng có chắc bạn sẽ lý giải được chính xác từ này? Hãy cùng Nghề khách sạn tìm hiểu thuật ngữ này cũng như các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay.

Khách sạn là gì

Khách sạn là gì?

Từ “khách sạn” có thể được hiểu theo nhiều cách khách nhau:

  • Khách sạn là một loại hình doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

  • Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng các yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác trong quá trình khách lưu trú tại khách sạn.

  • Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều phòng ngủ, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, đồ đạc chuyên dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh dịch vụ lưu trú cùng với nhiều dịch vụ bổ sung khác.

Xem thêm: “Sứ mệnh và mục tiêu” trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn là gì?

Các loại hình khách sạn

Các loại hình khách sạn được phân chia tùy vào các tiêu chí khác nhau như tiêu chuẩn xếp hạng sao, theo quy mô phòng, theo khách hàng đặc thù, cụ thể như sau:

► Theo tiêu chuẩn sao

  • Khách sạn 1 sao
  • Khách sạn 2 sao
  • Khách sạn 3 sao
  • Khách sạn 4 sao
  • Khách sạn 5 sao

Tại Việt Nam, việc xếp hạng sao khách sạn được đánh giá dựa trên những yếu tố sau: vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; dịch vụ và mức độ phục vụ; nhân viên phục vụ; vệ sinh. Những khách sạn có quy mô càng lớn, có nhiều dịch vụ đi kèm thì càng được xếp hạng nhiều sao.

Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay

► Theo quy mô phòng

  • Khách sạn nhỏ: 1 đến 150 phòng
  • Khách sạn vừa: 151 đến 400 phòng
  • Khách sạn lớn: 401 đến 1500 phòng
  • Khách sạn Mega: trên 1500 phòng

Xem thêm: 9 kênh OTA phục vụ bán phòng khách sạn, homestay hiệu quả

► Theo khách hàng đặc thù

1. Khách sạn thương mại (Commercial Hotel )phục vụ cho đối tượng khách thương nhân đi công tác, tuy nhiên trên thực tế hiện nay lại phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách du lịch. Loại hình khách sạn này thường tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.

Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay
​Khách sạn thương mại (Commercial hotel)

2. Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel) thường năm ở ven biển, hải đảo, cao nguyên, vịnh… như ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết… cho đối tượng khách đi nghỉ dưỡng dài hạn.

Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay
Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel)

3. Căn hộ khách sạn (Condotel) được thiết kế với đầy đủ các phòng chức năng: phòng khách – bếp – phòng ngủ. Khách mua căn hộ khách sạn để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng dài hạn hoặc hợp tác với đơn vị quản lý cho thuê lại trong thời gian không lưu trú.

Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay
Căn hộ khách sạn (Condotel)

4. Khách sạn sân bay: Thường nằm gần các sân bay quốc tế, phục vụ chính cho đối tượng khách chờ bay hoặc nhân viên phi hành đoàn, có thời gian lưu trú ngắn hạn.

Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay
Khách sạn sân bay (Airport hotel)

5. Khách sạn sòng bạc: Loại hình khách sạn này thường được xây dựng rất xa hoa với nhiều trang thiết bị cao cấp, phục vụ cho đối tượng khách có nhu cầu giải trí, chơi cờ bạc các loại… với thời gian lưu trú ngắn.

Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay
Khách sạn sòng bạc (Casino hotel)

6. Khách sạn bình dân (Hostel) nằm gần các nhà ga, bến xe… với các trang thiết bị cơ bản, phục vụ chính cho đối tượng khách du lịch ba lô.

Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay
Khách sạn bình dân (Hostel)

7. Nhà nghỉ ven xa lộ (Motel) là loại hình khách sạn khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Motel phục vụ chính cho đối tượng khách đi du lịch bằng xe mô tô, xe hơi… chỉ có nhu cầu nghỉ qua đêm.

Khách sạn là gì? Điểm tên các loại hình khách sạn phổ biến hiện nay
​Nhà nghỉ ven xa lộ (Motel)

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Thuật nhữ SOP là gì? Trình làng top 20+ quy trình SOP trong khách sạn chuẩn nhất

Nếu đã làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, không thể thuần thục những thuật ngữ chuyên môn như “Sop là gì?”, “Sop trong khách sạn là gì?”, mẫu SOP chuẩn nhất ngành khách sạn,… Nếu bạn đang thắc mắc các vấn đề này, có thể tham khảo bài viết dưới đây của Nghề khách sạn nhé.

SOP là gì?

SOP (Standard Operating Procedure) là quy trình thao tác chuẩn. Đây là một hệ thống các quy trình chuẩn được tạo ra để hướng dẫn nhân viên thực hiện và duy trì chất lượng công việc với hiệu quả cao nhất.

SOP là gì
SOP là gì?

Quy trình này giúp những nhân viên mới làm quen nhanh với môi trường làm việc và tránh những sai sót xảy ra. SOP được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: giáo dục, hàng không, y tế, quân sự… và cả ngành khách sạn.

SOP trong khách sạn là gì?

Trong ngành khách sạn, các nhà quản lý cũng ứng dụng SOP để tạo ra một quy trình chuẩn riêng cho mỗi bộ phận trong khách sạn: lễ tân, nhà hàng, buồng phòng,… để hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc và duy trì chất lượng công việc các bộ phận với hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, những quy trình chuẩn này cũng giúp nhà quản lý ngăn ngừa việc lãng phí tài nguyên của khách sạn.

SOP là gì? Trình làng top 20+ quy trình SOP trong khách sạn chuẩn nhất
SOP trong khách sạn là gì?

Mỗi một bộ phận trong khách sạn sẽ có những quy trình thao tác chuẩn khác nhau. Nhưng về cơ bản, các quy trình phải đảm bảo những nội dung sau: khối lượng công việc, đặc điểm của từng công đoạn, thời gian cần thiết để thực hiện công việc, yêu cầu về kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện công việc.

Vai trò của SOP trong khách sạn?

Quy trình thao tác chuẩn có tác dụng quan trọng trong việc quản trị nhân lực của khách sạn:

  •  Làm cơ sở để hướng dẫn công việc cho nhân viên của từng vị trí trong khách sạn.
  •  Là cơ sở để đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành công việc của nhân viên.
  •  Giúp cho công tác đề bạt trong công việc đối với những nhân viên có năng lực
  •  Là căn cứ chính xác để đào tạo nhân lực trong khách sạn
SOP là gì? Trình làng top 20+ quy trình SOP trong khách sạn chuẩn nhất
SOP trong khách sạn hỗ trợ quá trình đào tạo nhân lực

Những quy trình làm việc này phải được xây dựng một cách chính xác, chi tiết dựa trên những tính toán hợp lý cho từng vị trí trong khách sạn. Để đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao, các nhân viên phải bám sát hệ thống quy trình đã được nhà quản lý khách sạn đưa ra.

SOP trong nhà hàng, khách sạn phải đảm bảo tiêu chuẩn gì?

+) Xây dựng theo tiêu chuẩn khoa học

Mỗi vị trí, bộ phận của khách sạn sẽ được áp dụng quy trình chuẩn SOP riêng biệt phù hợp với từng điều kiện, quy mô của đơn vị. Đặc biệt, những nhà lãnh đạo, cố vấn thiết kế nên SOP nên tham khảo những khách sạn, nhà hàng khác.

+) Nhân viên nên thực hiện quy trình đầy đủ, chuẩn

Những người thực hiện SOP phải tuân thủ quy trình đã đặt ra một cách đầy đủ, chu đáo. Nếu gặp vấn đề phát sinh, nhân viên nên có hướng xử lý kịp thời hoặc báo với cấp trên.

+) Quản lý giám sát việc thực hiện SOP

Các nhà quản lý nên thường xuyên giám sát quá trình làm việc của nhân viên để đưa ra điều chỉnh phù hợp, thiết kế nên SOP khoa học, phù hợp và chất lượng nhất

Top 20+ mẫu SOP chuẩn nhất trong khách sạn

Từ khi thành lập đến này, dựa trên kiến thức tổng hợp từ người trong nghề và chuyên môn, đội ngũ nhân viên Nghề khách sạn thường xuyên cập nhật và liên tục tổng hợp tất cả quy trình SOP khoa học, chuẩn nhất cho hầu hết các vị trí trong khách sạn. Vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm mẫu SOP trong khách sạn, có thể tham khảo một số mẫu SOP chuẩn nhất của chúng tôi như sau:

  • Quy trình phục vụ chuẩn 5 sao
  • Quy trình dẫn khách lên nhận phòng
  • Quy trình thu dọn – đóng cửa nhà hàng của nhân viên phục vụ
  • Quy trình làm việc của nhân viên buồng phòng
  • Quy trình phục vụ buồng nhân viên buồng phòng cần biết
  • Quy trình làm việc của nhân viên đặt phòng khách sạn
  • 27 quy trình phục vụ nhà hàng waiter/ waitress cần biết phần 1
  • 27 quy trình phục vụ nhà hàng waiter/ waitress cần biết phần 2
  • 27 quy trình phục vụ nhà hàng waiter/ waitress cần biết phần 3
  • Quy trình xử lý đồ thất lạc và 3 điều cần biết
  • Quy trình 7 bước mở và rót champagn chẩn nhân viên phục vụ chuyên nghiệp
  • Quy trình chào đón khách đạt chuẩn của nhân viên phục vụ nhà hàng
  • Appetizer là gì? Quy trình phục vụ Appertizer trong nhà hàng
  • Quy trình xây dựng KPI cho khách sạn hiệu quả
  • Chi tiết quy trình 5 bước báo thức khách lưu trú trong khách sạn

Ngoài ra, bạn có tham khảo các quy trình SOP khác tại khách sạn: Tại đây.

Đọc qua những nội dung liên quan đến “SOP là gì?” trên đây chắc hẳn nhân viên khách sạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Mong rằng bạn sẽ ngày càng thành thạo chuyên môn, nâng cao kỹ thuật tay nghề để tiếp tục giữ lửa đam mê với công việc này.

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Tip là gì? Vén màn quy tắc tiền tip trong khách sạn – nhà hàng

Là nhân sự trong ngành Nhà hàng – Khách sạn chắc hẳn đã có ít nhất một lần bạn nghe đến thuật ngữ “Tip”. Vậy bạn có biết Tip là gì? và Tip cho ai? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu những điều này cùng Nghề khách sạn!

tip là gì
Bạn đã biết Tip là gì? và Tip cho ai?

Tip là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên chỉ một hành động xảy ra trong các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, trên xe taxi, trên tàu,… Bài viết này, Nghề khách sạn mời bạn tìm hiểu Tip là gì? trong ngành Nhà hàng – Khách sạn thôi nhé!

Tip là gì?

Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, Tip là một khoản tiền nhỏ mà khách hàng thưởng thêm cho người phục vụ (có thể là: Lễ tân, Doorman, Bellman, Housekeeping …) nhằm thể hiện sự hài lòng cùng lời biết ơn của họ về chất lượng dịch vụ tại đây. Tiền Tip (tiền boa) cũng có ý nghĩa tạo động lực, niềm vui cho người phục vụ vì được khách hàng tin yêu, nhìn nhận.

Tip là gì? Vén màn quy tắc tiền tip trong khách sạn - nhà hàng

Tại một số quốc gia trên thế giới, Tip trở thành văn hóa; là một chuyện rất tự nhiên trong đời sống mà người được phục vụ phải thực hiện đối với người phục vụ mỗi sau khi sử dụng dịch vụ và cảm thấy hài lòng.

Tìm hiểu thêm: Bật mí câu chuyện tiền TIP tại 16 quốc gia 

Tip trong Nhà hàng – Khách sạn: Tip cho ai?

Như định nghĩa Tip là gì, Nghề khách sạn xin điểm tên một vài vị trí sẽ được Tip trong Nhà hàng – Khách sạn như sau:

► Nhân viên phục vụ

Tại một số nhà hàng, khách sạn, tiền Tip được tính trực tiếp vào hóa đơn thanh toán, thường từ 5-15% tổng số tiền thanh toán mà khách phải trả; một số nơi khác lại không. Tuy nhiên, dù có tính thêm phí phục vụ hay không, khách hàng vẫn sẵn sàng Tip cho nhân viên phục vụ tại đây, nhất là phục vụ bàn vì đã tận tình đáp ứng những nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của họ. Ngoài ra, ở một số khách sạn có dịch vụ phục vụ tại phòng, nhân viên phục vụ bàn có thể kiêm nhiệm nhân viên room service hoặc có một nhân viên room service chuyên biệt. Nhân viên làm việc tại vị trí này cũng thường được khách lưu trú Tip mỗi khi gọi dịch vụ.

Xem thêm: Bản mô tả công việc nhân viên phục vụ nhà hàng

Tip là gì? Vén màn quy tắc tiền tip trong khách sạn - nhà hàng
Nhân viên phục vụ là một trong những vị trí thường nhận được tiền Tip từ khách (Nguồn: Internet)

► Doorman, Bellman tại khách sạn

Đó là những người mở cửa, người giúp khách hàng khuân vác hành lý từ xe vào sảnh, từ sảnh lên phòng hay từ phòng xuống lại sảnh và vận chuyển lên xe taxi. Công việc của Doorman hay Bellman khá nặng nhọc nên hầu hết khách lưu trú đều “gửi tặng” những nhân viên này một khoản thưởng thêm như một lời cảm ơn về thái độ và tác phong phục vụ chuyên nghiệp.

Tham khảo thêm: Quy trình phục vụ hành lý cho khách Bellman khách sạn cần biết 

► Nhân viên Lễ tân

Là người đầu tiên và cuối cùng tiếp xúc với khách hàng, lễ tân nhà hàng hay lễ tân khách sạn đều được xem như một phần quan trọng không thể thiếu, góp phần đảm bảo mang lại ấn tượng tốt đẹp về chất lượng dịch vụ tại mỗi nhà hàng, khách sạn đó. Vì vậy, những nhân viên mang đến cho khách thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách, tư vấn những dịch vụ phù hợp với sở thích và khả năng chi trả của khách,… đều nhận được sự hài lòng rất cao từ khách. Do đó, họ sẵn sàng Tip một khoản không nhỏ cho nhân viên thuộc vị trí này.

Tip là gì? Vén màn quy tắc tiền tip trong khách sạn - nhà hàng
Hầu hết khách hàng sẽ Tip khi cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ  (Nguồn: Internet)

► Nhân viên buồng phòng

Trong khách sạn, nhân viên buồng phòng cũng là người thường xuyên nhận được tiền Tip từ khách. Hầu hết khách lưu trú đều không ngần ngại để lại một khoản Tip cùng lời cảm ơn nhân viên vì đã luôn đảm bảo nơi nghỉ ngơi của họ được sạch sẽ, gọn gàng.

► Tài xế lái xe

Ở những khách sạn có dịch vụ đưa đón khách miễn phí, tài xế khách sạn luôn nhận được tiền Tip từ khách cho sự chờ đợi cùng thái độ tận tình lúc đón tiếp.

Xem thêm: Bản mô tả công việc nhân viên lái xe khách sạn 

Các Nhà hàng – Khách sạn chia tiền Tip như thế nào?

Tùy vào quy định của mỗi nhà hàng, khách sạn sẽ phân chia số tiền Tip theo nhiều hướng khác nhau. Thông thường, cách chia Tip sẽ rơi vào 3 trường hợp như sau:

► “Tip cho ai người nấy hưởng”

Tức là nhân viên trực tiếp phục vụ bàn khách hàng đó được hưởng 100% số tiền Tip của khách. Tuy nhiên, cách chia này thường chỉ áp dụng tại một số nhà hàng, khách sạn quy mô nhỏ với số tiền Tip không quá lớn.

Tip là gì? Vén màn quy tắc tiền tip trong khách sạn - nhà hàng
Một số nhà hàng, khách sạn đồng ý cho nhân viên hưởng 100% số tiền được Tip (Nguồn: Internet)

► Tip chia đều cho bộ phận

Đây là kiểu chia Tip khá phổ biến hiện nay tại các nhà hàng, khách sạn. Khác với cách chia đầu tiên, cách chia này được áp dụng cho từng bộ phận hiện có trong nhà hàng, khách sạn đó như: bộ phận nhà hàng, bộ phận tiền sảnh, bộ phận buồng phòng,… Khi được khách hàng Tip, nhân viên sẽ giao số tiền này cho người phụ trách theo quy định, sau đó, nó sẽ được tổng hợp và chia đều cho tất cả các nhân viên trong bộ phận theo ngày/ tuần/ tháng.

Xem thêm: Giải mã các lưu ý cần biết khi đưa tiền tip 

► Tip chia đều cho toàn thể nhân viên

Với cách chia này, tổng số tiền Tip sẽ được tổng hợp và chia đều cho tất cả nhân viên trong nhà hàng, khách sạn, kể cả những bộ phận/ nhân viên “nhà dưới” không trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng như: nhân viên vệ sinh, nhân viên bếp, nhân viên thu mua, nhân viên kho, …

Trên đây là chia sẻ của Nghề khách sạn về Tip là gì? Tip cho ai? Cách chia tiền Tip như thế nào? Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các ứng viên đang tìm việc nhân viên nhà hàng có cái nhìn chính xác hơn về Tip là gì và những vấn đề liên quan đến Tip. Ngoài ra, để tham khảo những thông tin mới nhất của chúng tôi, hãy truy cập vào mục “Tin chuyên ngành” trên website Nghề khách sạn mỗi ngày nhé!

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Airbnb là gì? Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?

Airbnb là một thuật ngữ quen thuộc nói đến một ứng dụng đặt phòng khá được ưa chuộng hiện nay. Vậy bạn có biết Airbnb là gì? Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu điều này!

airbnb là gì
Bạn có biết Airbnb là gì? Làm thế nào để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?

Airbnb là gì?

Airbnb (AirBed & Breakfast) là ứng dụng kết nối trực tiếp người có phòng (chủ nhà/ chủ phòng trọ/ căn hộ/ villas) cho thuê với người thuê phòng (đi du lịch/ công tác) cần tìm chỗ lưu trú, kể cả ngắn ngày hay dài ngày thông qua một ứng dụng di động với thủ tục, cách làm cực kì đơn giản mà giá lại rẻ, hợp lý hơn rất nhiều so với những trang web đặt phòng thông dụng khác (booking, agoda,…).

Airbnb là gì? Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?
Airbnb là gì?

Tại Việt Nam, nếu Uber hay Grab là dịch vụ cho thuê xe, thì Airbnb là dịch vụ cho thuê phòng lưu trú. Tuy nhiên, cả 3 đều có mô hình kinh doanh giống nhau, đó là sharing economy – kinh doanh chia sẻ.

Với Airbnb, bạn có thể là người thuê phòng, cũng có thể là người cho thuê phòng. Khi đó, tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Airbnb, tức sử dụng thẻ tín dụng, nguồn thu của Airbnb đến từ khoản phí trích 3% của chủ nhà và 6 – 12% từ người thuê phòng.

Tìm hiểu thêm: So sánh khác biệt Airbnb – Booking – Agoda

Tiềm năng phát triển của Airbnb tại Việt Nam

Airbnb bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 2015 với khoảng 1.000 phòng được cho thuê và tăng gấp 6,5 lần tính đến giữa năm 2017. Đây được đánh giá là ứng dụng tuyệt vời và tiện ích giúp người đi du lịch/ công tác tìm kiếm được những căn phòng trống như ý mình với giá cả phải chăng (vì kết hợp trực tiếp giữa chủ nhà và khách thuê) và mang lại sự thoải mái như ở tại nhà mình.

Airbnb là gì? Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?
Airbnb bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 2015 với khoảng 1.000 phòng được cho thuê

Hiện nay, Airbnb khá phổ biến, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP HCM và các TP du lịch lớn như Đà Lạt, Sa Pa, Hội An, Đà Nẵng,…và dự báo sẽ tiếp tục được nhân rộng chỉ trong thời gian ngắn. Đây sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình lưu trú truyền thống.

Bắt đầu từ năm 2022, dịch Covid-19 đi qua mang lại sự khởi sắc cho ngành du lịch tại nước ta. Hàng triệu lượt khách bắt đầu đổ về khắp các tỉnh thành phố lớn hay danh lam thắng cảnh từ nam ra bắc. Vì thế, nhu cầu cho thuê phòng để nghỉ dưỡng của khách hàng càng tăng cao.

Đặc biệt, trước đây, những gia đình có điều kiện kinh tế cao thường thuê nguyên căn hộ chung cư cao cấp hoặc villa với mục đích thư giãn, nghỉ ngơi sau khi làm việc vất vả. Tuy nhiên, khoảng thời gian họ sử dụng lại vô cùng ít ỏi, chỉ vào cuối tuần hoặc mùa lễ. Vì thế, việc kinh doanh trên AirBnB đang trở thành xu hướng đáp ứng nhu cầu này của phân khúc khách hàng thượng lưu.

Những lý do bạn nên sử dụng AirBnB?

Một số lý do khiến AirBnB đang được nhiều người ưa chuộng như sau:

– Giá thuê phòng rẻ, chất lượng dịch vụ tốt, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng từ bình dân, trung lưu đến thượng lưu.

– Cung cấp dịch vụ lưu trú mới lạ, giúp khách hàng được có cơ hội trải nghiệm đời sống của người dân bản địa, văn hóa tại vùng đất.

– Mang lại nguồn doanh thu cho những hộ gia đình đang có nhiều phòng trống và ít sử dụng.

– Dễ dàng để lại phản hồi sau mỗi dịch vụ giúp chủ nhà cải thiện chất lượng tốt hơn và hỗ trợ chủ nhà lựa chọn khách hàng có thái độ phù hợp.

Nếu có phòng trống, bạn có thể kiếm tiềm từ nó ngay hôm nay

Nếu bạn đang có ít nhất một phòng ngủ còn trống, trong nhà lại có sẵn máy giặt, bếp, bàn ăn, phòng khách, hãy đăng ký và chia sẻ lên Airbnb để kiếm thêm thu nhập.

Airbnb là gì? Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?
Nếu có phòng trống, bạn có thể kiếm tiềm từ nó ngay hôm nay

Hoặc nếu bạn có một căn nhà/ khu biệt thự có view thiên nhiên thơ mông, cảnh quan hấp dẫn, bạn cũng có thể dễ dàng đăng ký làm Host nhé! Đây sẽ là nơi nghỉ tuyệt vời cho chuyến đi dành cho gia đình, bạn bè, người thân.

Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?

Chỉ với 3 bước đơn giản, bạn có thể dễ dàng đưa listing (danh sách) phòng của mình lên Airbnb. Cụ thể:

– Bước 1: Nhập thông tin phòng của bạn

Truy cập vào trang chủ của Airbnb theo link đính kèm (https://www.airbnb.co.uk/) và đăng ký tài khoản (có thể đăng nhập bằng facebook, email,… hoặc tạo một tài khoản mới). Tuy nhiên, Airbnb lại áp dụng tặng 25 – 37$ khi bạn đăng ký tài khoản bằng một liên kết giới thiệu. Bạn có thể tìm kiếm các liên kết trên mạng xã hội để được áp dụng hình thức tặng nhé!

Sau đó, bạn vào phần “Become a host” ở ngay trang chủ rồi chọn “Host a home” để listing phòng của bạn lên Airbnb. Ở bước này, bạn cần điền đầy đủ các thông tin về phòng của mình. Hoặc chọn “Host a experience” để listing trải nghiệm. Bài viết này chỉ hướng dẫn listing phòng thôi nhé!

Tìm hiểu thêm ngay: Quy trình đăng bán phòng trên Airbnb (nhận ngay 47$), nhân viên khách sạn cần biết

Airbnb là gì? Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?

Bạn phải điền đầy đủ mọi thông tin của 3 mục gồm: mục 1: Start with the basic, mục 2: Set the scene, mục 3: Get ready for guest. Mọi thứ đều rất đơn giản, chỉ cần làm theo hướng dẫn có sẵn của Airbnb là đã có thể hoàn thành. Tuy nhiên, một khó khăn nho nhỏ là ứng dụng sử dụng hoàn toàn bằng tiếng anh nên muốn đăng ký thành công, bạn cũng phải biết đọc hiểu tiếng anh.

– Bước 2: Đăng thật nhiều ảnh hấp dẫn về phòng/ căn hộ của bạn

Bước này được coi là quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng của người thuê. Bởi những hình ảnh đẹp, sống động sẽ giúp phòng của bạn trông thu hút hơn.

Airbnb là gì? Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?

Airbnb khuyến cáo bạn nên đăng khoảng 8 tấm, trong đó bao gồm những tấm chụp mọi góc và đồ dùng tiện nghi trong phòng/ căn hộ của bạn.

Đừng quên viết gì đó về những tấm ảnh này nhé!

– Bước 3: Hoàn tất thủ tục (đăng ký kinh doanh và khai báo thuế)

Để thực hiện bước này, bạn nên tìm hiểu quy định của địa phương về: đăng ký giấy phép kinh doanh, khai báo thuế, khai báo tạm trú tạm vắng, khai báo người nước ngoài,…rồi làm theo hướng dẫn (có thể có mẫu sẵn) và xác nhận tại UBND xã/ phường/ thị trấn nơi bạn sống.

Airbnb là gì? Làm gì để đưa danh sách phòng của bạn lên Airbnb?

Tuy nhiên, bạn có thể hoàn thành các thủ tục này trước hoặc sau khi listing trên Airbnb đều được.

Mọi thứ đã xong, còn chần chừ gì mà không thử trải nghiệm ứng dụng tuyệt vời này!

Xem thêm: Nguy cơ nhiều khách sạn tại Việt Nam sẽ mất khách vì Airbnb

Làm thế nào kinh doanh trên AirBnB hiệu quả

Một số bí quyết dưới đây của Nghề khách sạn sẽ giúp bạn kinh doanh trên AirBnB hiệu quả và đạt doanh thu tốt hơn phải kể đến như sau:

– Cập nhật hình ảnh mới nhất về địa điểm phòng bạn cho thuê mới, chuyên nghiệp, sắc nét, sạch sẽ và khang trang.

– Chuẩn bị, đầu tư và viết một bài giới thiệu tỉ mỉ, chi tiết với ngôn từ giản dị, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Có thể xoay quanh lý do nên thuê phòng và nhu cầu của khách hàng.

– Nhanh chóng giải đáp thắc mắc của khách hàng bởi bất kỳ ý định luôn có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

– Luôn chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất tại phòng của bạn.

– Chương trình ưu đãi luôn đi kèm với giá cả, góp phần mang lại mức chi phí hợp lý, phải chăng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều đối tượng khách hàng.

– Tạo sự khác biệt trong đặc điểm về chất lượng dịch vụ như sự nhiệt tình của đội ngũ nhân viên, thái độ khi phản hồi tin nhắn của khách hàng,…

– Chú trọng đầu tư xây dựng thiết kế nội thất trang trí đẹp cho căn phòng.

– Xây dựng bảng giá chi tiết, đầy đủ những dịch vụ cụ thể.

– Hoàn tất thủ tục liên quan đến vấn đề pháp lý cho hệ thống phòng của bạn.

– Chuẩn bị đầy đủ những thông tin về địa điểm du lịch, tham quan nghỉ dưỡng và kèm theo bản đồ.

– Nâng cao trình độ tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp với người lạ.

Nhìn chung, tất cả thông tin lý giải “AirBnB là gì?” trên đây hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng dịch vụ thuê phòng và kiếm thêm thu nhập. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng comment ngay bên dưới bài viết này để được giải đáp cụ thể nhé.

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Team building là gì? Tiết lộ 10+ ý tưởng tổ chức Team Building độc đáo

Không chỉ là loại hình được nhiều khách du lịch lựa chọn trong kỳ nghỉ dưỡng mà Team Building còn áp dụng phổ biến trong những dịp vui chơi cho nhân sự ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, bạn đã biết “Team Building là gì?”, “Cách tổ chức Team Building độc đáo, sôi động nhất?”. Cùng Nghề khách sạn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Team building là gì
Team Building là gì?

Team building là hoạt động vui chơi giải trí kết hợp giữa nhiều người với nhau, áp dụng khi tham quan, nghỉ dưỡng tại các địa điểm du lịch khác nhau. Tìm hiểu “Team Building là gì” giúp nhân sự làm việc trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn nắm vững kiến thức, kỹ năng, gia tăng hiệu suất công tác.

►Team building là gì?

Team building thực chất là hoạt động tập thể nhằm góp phần giúp thành viên tham gia được trải nghiệm những trò chơi khác nhau, giúp tăng tinh thần đoàn kết, học được nhiều bài học thực tiễn có thể áp dụng vào công việc và thư giãn, giải trí sau thời gian làm việc vất vả. Hiện nay, trong chuyến du lịch, nghỉ dưỡng, khách du lịch luôn mong muốn được tham gia những trò chơi sôi động, hào hứng năng lượng để góp phần gắn kết các thành viên ở tổ chức, đơn vị, nhóm hoặc câu lạc bộ khác nhau.

Vì thế, nhân viên tổ chức sự kiện, điều hành tour nên hiểu khái niệm “Team Building là gì” cùng tất cả những kiến thức liên quan đến định nghĩa này để tạo ra những chương trình độc đáo thú vị cho khách du lịch.

► Các loại hình Team building

  • Team building trong nhà (Team building indoor)

Team building trong nhà được tổ chức trong không gian hẹp, có thời gian ngắn, thường kết hợp với các hội nghị, hội thảo của doanh nghiệp. Các trò chơi Team building trong nhà được tổ chức với mục đích mang đến không khí vui tươi, những phút giây thư giãn, giúp xóa đi khoảng cách giữa các thành viên tham gia. Các trò chơi Team building indoor phổ biến là nụ hôn và trái bóng, xếp tháp lon bia, bánh orion thần kỳ, ghép tranh…

Team building là gì? Tiết lộ 10+ ý tưởng tổ chức Team Building độc đáo
Team building trong nhà được tổ chức trong không gian hẹp, có thời gian ngắn
  • Team building ngoài trời (Team building Outdoor)

Hoạt động Team building ngoài trời thường được tổ chức ở những khu dã ngoại, bãi biển, công viên, resort… với những trò chơi vận động nằm trong chương trình huấn luyện, dã ngoại để xây dựng tinh thần đồng đội cho các thành viên tham gia. Những trò chơi Team building Outdoor rất được yêu thích mà các đơn vị tổ chức có thể áp dụng như: ém trứng, đua ghe trên cạn, xếp tháp người, bước chân đoàn kết

Ngoài 2 loại hình cơ bản trên, Team building cũng có thể được tổ chức dưới những hình thức như: lửa trại, gala dinner, business game, gameshow funny…

Có thể bạn quan tâm: Combo là gì? Những điều cần biết về combo trong kinh doanh nhà hàng

Team building là gì? Tiết lộ 10+ ý tưởng tổ chức Team Building độc đáo
Hoạt động Team building ngoài trời thường được tổ chức ở những khu dã ngoại, bãi biển…

► Đơn vị nào tổ chức Team Team building

Hiện nay, các công ty thường kết hợp chuyến tham quan, nghỉ mát với hoạt động Team building để gắn kết nhân sự trong doanh nghiệp. Họ sẽ thuê một đơn vị chuyên nghiệp tổ chức các hoạt động cho chương trình Team building. Các doanh nghiệp lữ hành này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện những hoạt động hoặc kiêm luôn việc vận chuyển, đặt phòng khách sạn cho nhân sự. Nhiều loại hình Team building sẽ được kết hợp trong một tour Team building để đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho các thành viên tham gia. Địa điểm tổ chức Team building được ưa chuộng nhất hiện nay là các resort ở: Nha Trang, Đà Nẵng, Mũi Né, Phú Quốc… – nơi có nhiều địa hình khác nhau, rất thích hợp để tổ chức các trò chơi vận động.

Team building là gì? Tiết lộ 10+ ý tưởng tổ chức Team Building độc đáo
Các công ty thường tổ chức Team building để gắn kết nhân sự trong doanh nghiệp.

► Lợi ích của Team building

Team building là một hoạt động cực kỳ cần thiết để các nhân viên trong công ty, thành viên trong các tổ chức… có cơ hội được gắn bó, tăng tinh thần đoàn kết. Đặc biệt với những công ty có nhiều chi nhánh, văn phòng đặt tại nhiều địa phương khác nhau thì đây là dịp để các thành viên được gặp gỡ, tìm hiểu, để từ đó thân thiết với nhau hơn. Đây cũng là một hình thức truyền thông nội bộ, giúp cải thiện hiệu suất công việc và xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp.

Với những thành viên tham gia, Team buiding giúp mọi người được phát huy khả năng giao tiếp, bộc lộ những thế mạnh của bản thân, rèn luyện được tính cẩn thận, kiên nhẫn và tăng khả năng kết nối khi làm việc nhóm với nhau.

Xem thêm: Vì sao những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực du lịch, khách sạn đều có “hứng thú” với ngành hàng không?

► 7 bí quyết tổ chức Team Building độc đáo, sôi động

Để tổ chức Team Building độc đáo, sôi động, nhân viên sự kiện hoặc điều hành tour du lịch nên thực hiện một số cách thức sau đây:

– Xây dựng kịch bản trò chơi thú vị, độc đáo dựa trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa thành viên tham gia, ví dụ như:

+ Cuộc chiến ngũ hành: Mỗi hành tinh kim – mộc – thủy – hỏa – thổ đại diện cho một thử thách mà các đội phải vượt qua bằng tinh thần đồng đội, tư duy, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Sau khi kết thúc trò chơi, những thành viên sẽ bắt đầu gắn kết, bù đắp khuyết điểm và quan tâm nhiều hơn.

+ Cuộc đua F1: Các đội chơi sẽ vượt qua từng chặng khác nhau, đưa chiếc xe hoàn thành đường đua một cách tốt nhất. Thông qua những chặng đua, người chơi sẽ bắt đầu hỗ trợ, cùng nhau đoàn kết vượt qua thử thách, đạt mục tiêu cuối cùng.

+ We are warrior: Mỗi thành viên trong đội là một chiến binh cùng nhau vượt qua thử thách để bảo vệ thành Troy. Trò chơi này giúp mọi người nhận ra rằng chiến thẳng không quan trọng bằng sự đoàn kết giữa các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Sinh tồn: Nếu địa hình khu vực là đồi núi, sông, biển, bạn có thể lựa chọn hình thức trò chơi Amazing Race: Nhiều đội hai người cùng vượt qua thử thách và sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, giải mật thư,… để đến đích cuối cùng nhau.

….

– Tìm hiểu số lượng và xác định địa chỉ tổ chức Team Building: Người tổ chức sự kiện cần phải tìm hiểu số lượng người tham gia để dễ dàng xác định, kinh phí,…

– Lựa chọn thời gian hợp lý giúp khách du lịch hoặc nhân sự nhà hàng, khách sạn, du lịch dành toàn bộ tâm trí tham gia hoặc sắp xếp lịch sử dụng dịch vụ khác hợp lý hơn.

– Lập bảng dự trù kinh phí hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng dựa trên số tiền khách/ nhân sự chi tiêu cho chương trình du lịch, nghỉ dưỡng.

– Lựa chọn các loại dịch vụ ăn uống, truyền thông, vui chơi,… đi kèm khác được tổ chức trong chương trình, đảm bảo đáp ứng trong điều kiện kinh phí nhưng vẫn mang lại không khí vui vẻ, sôi động.

– Lập kịch bản tường tận, chi tiết lịch trình tất cả hoạt động sẽ diễn ra trong quá trình tham gia Team Building.

– Chuẩn bị phần quà nhỏ cho những thành viên chiến thắng nhằm khích lệ tinh thần như tiền mặt, huy chương, cúp có gắn logo công ty,…

►10+ ý tưởng tổ chức Team Building độc đáo, sôi động nhất

Dưới đây là một số ý tưởng tổ chức Team Building độc đáo, sôi động nhất mà nhân viên tổ chức Team Building, sự kiện, điều hành tour, có thể tham khảo:

+) Keo sơn một nhà

Chuẩn bị dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ

Cách thức: Nhóm người được chia thành 2 đội A và B. Các thành viên trong đội A bắt đầu đan tay, chân vào nhau trong 2 phút. Sau đó, đồng hồ bắt đầu bấm giờ và đội B phải cố gắng tách những thành viên đội A ra khỏi nhau. Sau đó, ngược lại. Cuối cùng, đội nào có thời gian đảm bảo kết nối dài nhất sẽ chiến thắng.

+) Đuổi hình bắt chữ

Chuẩn bị dụng cụ: Các hình ảnh được chuẩn bị sẵn.

Cách thức: Nhóm được chia thành nhiều đội nhỏ, mỗi đội chỉ gồm 2 thành viên: Một người sẽ nhìn vào hình dùng động tác để mô tả, còn người còn lại đoán hình. Lần lượt đến khi tất cả thành viên, đội chiến thắng đoán đúng nhiều nhất.

+) Thổi bay cái lạnh

Mỗi đội sẽ gồm 5, 6 thành viên được phát cho 1 viên đá và phải làm tan chảy trong thời gian sớm nhất. Đội hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên sẽ giành chiến thắng.

+) Trận chiến âm thanh

Hai đội sẽ xếp thành hàng dọc, người đầu tiên sẽ nghe giai điệu hoặc một câu nói vần điệu. Ví dụ như: “Lời nói lưu loát nên luyện lúc này”,… Sau đó, truyền thông điệp cho người còn lại đến cuối cùng. Người tổ chức nên lựa chọn những câu nói hài hước, để tạo ra không khí vui vẻ, thư giãn.

+) Tháp ai cao nhất

Các đội sẽ được nhận 100 ống hút và có nhiệm vụ tạo thành một chiếc tháp trong khoảng thời gian nhất định. Đội chiến thắng sở hữu tháp đẹp nhất và có kết cấu vững chắc nhất.

+) Tam sao thất bản

Dụng cụ: Giấy, bút lông, ô chữ đồ chơi, que kem,…

Người tổ chức trò chơi sẽ tạo ra một mô hình từ các dụng cụ có sẵn rồi cất đi. Sau đó, bạn sẽ đưa các dụng cụ tương tự cho 2 đội và hướng dẫn hoàn thiện sản phẩm. Đội nào tạo ra mô hình càng giống với cái ban đầu sẽ giành chiến thắng.

+) Bãi mìn

Mặc dù đã bị bịt mắt nhưng người chơi của 2 đội sẽ phải vượt qua các chướng ngại vật (bong bóng, thùng xốp, chai nước, dép, giày,…) bằng hướng dẫn của các đồng đội đến vạch xuất phát. Đội nào có số lượng thành viên về đích sớm nhất và đầy đủ nhất sẽ chiến thắng.

+) Bóng bay nước

Mỗi đội phải tìm cách dìm quả bóng đã bơm hơi xuống nước trong vòng 5 giây bằng các dụng cụ có sẵn như: 1 xô nước, bóng bay, 1 viên gạch, 5 ống hút, 5 kẹp giấy, 1 túi nilon, 1 sợi dây 20cm, 1 băng dính 20cm. Các nhóm có 1 phút để lên kế hoạch mà không đụng vào bóng, 5 phút để thực hiện.

+) Ống nước rò rỉ

Dụng cụ sẽ bao gồm: Nước, xô, cốc, 2 quả bóng bàn, 2 ống nước có đục lỗ.

Yêu cầu đặt ra là mỗi đội phải lấy quả bóng từ đường ống bằng cách đổ đầy nước và để chúng nổi lên trên mặt nước. Những đội sẽ dùng cốc đổ nước từ xô sang đường ống. Tuy nhiên, phải có người bịt giữ tại các vị trí bị đục lỗ để quả bóng bàn di chuyển trên mặt nước.

+) Tìm đồ vật

Mỗi đội sẽ được phát 1 chiếc túi đựng những đồ vật liên quan tới chữ cái mà người trưởng nhóm đã chọn. Đội nào tìm được đồ vật nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

Trên đây là tất cả giải đáp thắc mắc xoay quanh “Team Building là gì?”. Dựa trên những thông tin này, hy vọng rằng nhân viên tổ chức sự kiện, điều hành tour có thể tạo ra nhiều ý tưởng mới độc đáo, hấp dẫn góp phần mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Bật mí mẫu CV Xin Việc Lễ Tân Khách Sạn mới nhất

Bạn dự định ứng tuyển vị trí Lễ tân khách sạn và đang tìm kiếm mẫu CV xin việc chuẩn nhất? Tham khảo bài viết dưới đây của Nghề khách sạn nếu chưa tìm được đơn xin việc ưng ý!

mẫu cv xin việc lễ tân khách sạn

Bạn có biết mẫu CV xin việc lễ tân khách sạn chuẩn ra sao?

Lễ tân khách sạn là nghề đòi hỏi ngoại hình ưa nhìn, khả năng giao tiếp tốt và sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong xử lí tình huống. Đặc biệt, nếu bạn có khả năng ngoại ngữ, cơ hội nhận vào làm việc sẽ cao hơn.

Ứng viên cần chuẩn bị CV xin việc lễ tân khách sạn khi nào?

Khi có ý định apply vào vị trí lễ tân khách sạn tại một đơn vị tuyển dụng, ứng viên sẽ bắt đầu nộp hồ sơ ứng tuyển (nộp trực tiếp hoặc online), trong đó nộp online qua gmail, website của doanh nghiệp hay qua các tin tuyển dụng trên website việc làm chuyên ngành (như Nghề khách sạn).

Lúc này, hồ sơ ứng tuyển của bạn có thể chỉ cần 1 CV xin việc hoàn chỉnh và 1 Đơn xin việc là đủ. Một số đơn vị tuyển dụng khác sẽ yêu cầu thêm bản Scan các bằng cấp, chứng chỉ liên quan. Những giấy tờ liên quan khác có thể bổ sung trong buổi phỏng vấn.

Một CV xin việc lễ tân khách sạn chuẩn phải bao gồm những thông tin gì?

Hầu hết các CV xin việc đạt chuẩn đều phải đảm bảo thể hiện các nội dung sau đây:

  • Thông tin cá nhân gồm
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Kỹ năng
  • Người tham khảo

Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn viết một CV xin việc hoàn hảo: Tại đây!

Bật mí mẫu CV Xin Việc Lễ Tân Khách Sạn mới nhất

Chuẩn bị một CV xin việc hoàn hảo giúp lễ tân nhanh chóng tìm được công việc như ý

Mẫu CV xin việc lễ tân khách sạn

Curriculum Vitae

Vị trí ứng tuyển: Nhân viên Lễ tân

Thông tin cá nhân

Ảnh cá nhân

  • Họ và tên:
  • Giới tính:
  • Ngày sinh:
  • Điện thoại:
  • Email:
  • Địa chỉ:

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn

Học vấn

Trường

  • Thời gian, tên trường theo học
  • Chuyên ngành theo học
  • Thành tích xếp loại
  • Những thành tích nổi bật đã đạt được nếu có…
Bằng cấp – Chứng chỉ
  • Toeic 750
  • Tiếng Nhật N4

Kinh nghiệm làm việc

Thời gian

  • Vị trí công việc, tên đơn vị đã/ đang làm việc
  • Nhiệm vụ công việc cụ thể

Thời gian

  • Vị trí công việc, tên đơn vị đã/ đang làm việc
  • Nhiệm vụ công việc cụ thể

Kỹ năng

  • Giao tiếp tốt bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật
  • Có kĩ năng giao tiếp, trình bày và thuyết phục tốt.
  • Xử lí tình huống linh hoạt
  • Sử dụng thành thạo Word, Excel, Power Point, phần mềm Opera, Smile
  • Có khả năng làm việc theo nhóm, hòa đồng với mọi người.
  • Ham học hỏi, có khả năng tự học cao và chịu áp lực công việc.

Người tham khảo

Họ tên

  • Chức vụ:
  • Địa chỉ liên lạc:

Họ tên

  • Chức vụ:
  • Địa chỉ liên lạc:

Tải mẫu CV xin việc lễ tân khách sạn tiếng Việt: Tại đây!

Tải mẫu CV xin việc lễ tân khách sạn tiếng Anh: Tại đây.

Ngoài ra, ứng viên cũng có thể tạo hồ sơ xin việc 5 sao trên Nghề khách sạn và dùng hồ sơ này gửi đến ứng tuyển tại các khách sạn – nhà hàng mà bạn mong muốn làm việc.

Những lưu ý khi viết CV xin việc lễ tân khách sạn

– Ứng viên nên trình bày mẫu CV một cách gọn gàng, đơn giản, bắt mắt với màu sắc phù hợp với nội dung.

– Dùng font chữ tiêu chuẩn và dễ đọc, phù hợp với nhiều đối tượng.

– Độ dài CV không quá dài, tốt nhất là khoảng dưới 2 trang A4.

– Kiểm tra kỹ càng lỗi chính tả, ngữ pháp, thông tin liên hệ.

– Kiểm tra kỹ CV phù hợp với mô tả công việc của nhà tuyển dụng vì hiện nay nhiều bạn có xu hướng gửi CV hàng loạt nên xác suất đậu càng thấp.

Trên đây là mẫu CV xin việc lễ tân khách sạn, nhà hàng mà Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng với mẫu CV chuẩn này sẽ giúp ứng viên hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc của bản thân, sẵn sàng tìm kiếm và ứng tuyển vào những khách sạn, nhà hàng mà mình mong muốn.

Chúc các bạn thành công!

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Reservation Là Gì? Nằm lòng 9 Trạng Thái Booking Reservation cần biết

Reservation là một bộ phận quan trọng, trực tiếp tạo ra doanh thu cho khách sạn. Vậy bạn có biết Reservation là gì? Những trạng thái booking trong đặt phòng khách sạn thường gặp? Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu!

reservation là gì
Bạn có biết reservation là gì?

Reservation là gì?

Reservation là bộ phận đặt phòng trong khách sạn; nhân viên bộ phận này có nhiệm vụ hàng ngày tiếp nhận thông tin đặt phòng từ các nguồn khách hàng khác nhau, kiểm tra số lượng phòng trống hiện có (có thể đáp ứng) trong khách sạn và phối hợp cùng các bộ phận liên quan thực hiện bố trí, sắp xếp phòng ở theo yêu cầu của khách. Reservation làm việc dưới sự quản lý của Quản lý khách sạn.

Tìm hiểu thêm: Bản mô tả công việc nhân viên đặt phòng khách sạn​

Những trạng thái booking trong đặt phòng khách sạn

Hầu hết mọi khách sạn hiện nay đều áp dụng phần mềm quản lý khách sạn để quản lý booking trong khách sạn. Khi có khách thuê mới, khách cũ trả phòng, khách đổi phòng hay khách đặt phòng nhưng hủy,… hệ thống sẽ cập nhập và hiển thị trạng thái booking mới giúp Reservation dễ dàng tiếp nhận thông tin phòng và phản hồi ngay với khách, kiểm soát chất lượng dịch vụ. Nghề khách sạn xin chia sẻ 9 trạng thái booking trong đặt phòng khách sạn và ý nghĩa của chúng trên phần mềm quản lý khách sạn dưới đây để bạn tham khảo:

Confirmed – Đặt phòng đã được xác nhận trước khi khách đến.

Operational Đặt phòng đã được xác nhận và khách đang lưu trú trong khách sạn.

Completed – Đặt phòng đã được xác nhận, sau khi khách đã check-out.

Cancelled – Đặt phòng đã bị hủy.

Cancelled With Penalty Đặt phòng đã bị hủy, và khách bị phạt theo chính sách đặt phòng của khách sạn.

No Show – Khách đã đặt phòng nhưng không đến nhận phòng.

No Show With Penalty Khách đã đặt phòng nhưng không đến nhận phòng, khách bị phạt theo chính sách đặt phòng của khách sạn.

On Request Nhận đặt phòng nhưng khách sạn không còn phòng trống vào thời điểm nhận phòng.

Unsuccessful Đặt phòng chuyển sang trạng thái này khi nó vượt qua khoảng thời gian check-in và check-out.

Reservation Là Gì? Nằm lòng 9 Trạng Thái Booking Reservation cần biết
Ảnh nguồn Internet

Xem thêm: Quy trình làm việc của nhân viên đặt phòng khách sạn

Những tố chất cần có của một Reservation

Trong khách sạn thì vị trí Reservation không có yêu cầu quá cao về trình độ, tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành du lịch khách sạn. Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm, đặc biệt ở các vị trí cao hơn như giám sát Reservation. Ngoài ra để đảm nhận vị trí này ứng viên cần đảm bảo các tố chất như:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng mang lại nguồn thu cho khách sạn. Vì vậy Reservation luôn đảm bảo sự hòa nhã thân thiện trong giao tiếp với khách hàng; giọng nói dễ nghe, lưu loát, không nói ngọng nói lắp

  • Kỹ năng tiếng Anh: Công việc này thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài, đặc biệt là khách sử dụng tiếng Anh nhiều, vì vậy đòi hỏi Reservation phải có kỹ năng giao tiếp tiếng anh tốt. Đặc biệt nếu biết nhiều ngoại ngữ sẽ có lợi thế nhiều hơn.

  • Thành thạo vi tính văn phòng: Ngoài việc nghe điện thoại hay làm việc trực tiếp với khách hàng, nhân viên bộ phận Reservation cần nắm vững các phần mềm quản lý khách sạn, thực hiện chính xác các thao tác trên hệ thống về tình trạng phòng, đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ.

  • Chính xác, tỉ mỉ tránh các sai sót, nhầm lẫn trong quá trình làm việc.

  • Có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch.

  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Xem thêm 3 quy trình nhận – sửa đổi và hủy đặt phòng qua điện thoại Reservationist khách sạn cần biết

Mức lương Reservation trong khách sạn

Đây là một vị trí tiềm năng cho những bạn sinh viên ngành du lịch – khách sạn vừa trau dồi kinh nghiệm, rèn luyện ngoại ngữ và vừa có mức thu nhập hấp dẫn.

Mức lương đối với vị trí nhân viên đặt phòng khách sạn giao động từ 6 – 8 triệu đồng 1 tháng, chưa bao gồm các khoản phụ cấp, thưởng doanh thu, tips. Tùy theo quy mô, năng lực làm việc của bản thân mà Reservation có mức thu nhập khá ổn định.

Nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên đặt phòng tại các khách sạn hiện nay rất cao, bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng Reservation hấp dẫn trên Nghề khách sạn Tại đây.

 51 thuật ngữ chuyên ngành cơ bản cho nhân viên đặt phòng khách sạn​

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Mẫu nội quy nhà hàng tham khảo

Kinh doanh nhà hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp. Vì vậy để bộ máy nhân sự nhà hàng hoạt động trơn tru, người quản lý cần phải đưa ra những quy định, chế tài thưởng phạt phù hợp áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là mẫu nội quy áp dụng cho nhân viên nhà hàng. Người chủ quản lý có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với nhà hàng của mình hoặc tùy theo các trường hợp cụ thể.

NỘI QUY NHÀ HÀNG

I. THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

1. THỜI GIAN BIỂU LÀM VIỆC

Thời gian biểu làm việc sẽ được bố trí theo khối lượng cộng việc của Nhà hàng và được phân công bởi quản lý hay những người có trách nhiệm. Các ngày nghỉ sẽ được ghi rõ trong thời gian biểu.

2. NGHỈ LỄ DÂN TỘC

Mỗi nhân viên được nghỉ 9 ngày lễ dân tộc hàng năm. Tuỳ theo yêu cầu của công việc, những ngày này sẽ được Trưỏng Bộ phận thu xếp nghỉ bù sau.

– Tết dương lịch: nghỉ 1 ngày (ngày 01/01 dương lịch)

– Tết âm lịch: nghi 4 ngày (một ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm)

– Ngày chiến tháng: nghi 1 ngày (30/04)

– Ngày quốc tế lao động: (01/05)

– Ngày Quốc khánh: nghi 1 ngày (02/09)

– Ngày giỗ tồ Hùng Vương 1 ngày (10/03 âm)

3. NGHỈ ỐM

Đối với bất kỳ trường hợp ốm nào, nhân viên nghỉ phải thông báo (hoặc nhờ người thông báo nếu nhân viên ốm không thể gọi điện thoại được) cho quản lý.

Bất kỳ trường hợp nghỉ ốm nào đều phải có sự đồng ý của bác sĩ và có giấy chứng nhận.

4. BỮA ĂN CỦA NHÂN VIÊN

– Mỗi nhân viên làm việc tại nhà hàng đều được hưởng chế độ ăn một bữa theo ca của mình.

– Giờ ăn và lịch ăn hàng ngày sẽ được quy định bởi quản lý nhà hàng cho mỗi bộ phận.

5. NGHỈ CÓ PHÉP

Mỗi nhân viên được nghi phép 2 ngày/ tháng vào thứ 7 hoặc Chủ nhật và vẫn được hưởng lương theo quy định của nhà hàng.

Nhân viên nghỉ phép phải viết đơn xin nghỉ gửi cho quản lý trước 3 ngày và được sự đồng ý của quản lý nhà hàng.

Mẫu nội quy nhà hàng

II. TRẬT TỰ TRONG NHÀ HÀNG

1. BẢNG CHẤM CÔNG HÀNG NGÀY

– Hàng ngày nhân viên phải ký vào bảng chẩm công và ghi rõ giờ bắt đầu làm việc và kết thúc công việc

– Không ai được phép điền và kí hộ cho người khác vào bảng chấm công.

Xem thêm: Quên chấm công, nhân viên nhà hàng – khách sạn nên làm gì?

2.KIỂM TRA ĐỘT XUẤT

Nhân viên khi ra, vào hay ở trong nhà hàng đều có thể bị kiểm tra đột xuất bởi quản lý hoặc người khác có trách nhiệm.

3. VỆ SINH CÁ NHÂN

– Nhân viên phải thường xuyên tắm rửa, dùng chẩt khử mùi chống mồ hôi khi cần thiết. Phải thường xuyên gội đầu, tránh để tóc bị gàu, móng tay phải giữ sạch sẽ và không để dài quá mép đầu ngón tay.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh nhà hàng 

4. HÌNH THỨC, TÁC PHONG

– Tất cả nhân viên đều phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng và sạch sẽ. Không sức nước hoa và trang sức quá mức (không đeo nhiều đồ trang sức, không đeo vòng hay lắc tay, đồng hồ quá to hay những hình thù kì quái. Vòng cổ phải luôn giấu kín trong áo, khuyên tai nhỏ và gọn)

– Nhân viên nữ cần trang điểm nhẹ nhàng, nếu tóc dài (ở dưới mức cổ áo) nên buộc hoặc cặp tóc màu sắc, kiểu cách giản dị, không đánh mỏng tay màu sắc lòe loẹt

– Nhân viên nam tóc luôn cắt ngắn không để phủ tai và chạm cổ áo (vuốt keo bọt).

5.GỌI ĐIỆN THOẠI

– Chỉ những nhân viên được phép mới được sử dụng điện thoại của nhà hàng. Nhân viên không được gọi điện thoại cá nhân trong giờ làm việc.

6. THỦ TỤC VỀ ĐỒ THẤT LẠC VÀ NHẶT ĐƯỢC

– Bất cứ tiền bạc hoặc đồ đạc nào nhặt được trong Nhà Hàng phải chuyển ngày cho quản lý và thông báo đầy đủ các thông tin chí tiết để ghi vào sổ bàn giao ca.

– Nhà Hàng có trách nhiệm thông báo cho người chủ hợp pháp của tài sản thất lạc.

7. GÓP Ý, KHIẾU NẠI CỦA KHÁCH HÀNG

– Nhà Hàng có trách nhiệm thông báo cho người chủ hợp pháp của tài sản thất lạc.

– Nếu khách hàng có than phiền, góp ý khiếu nại phải lắng nghe kỹ từng chi tiết và giải quyết một cách hợp lý. Nếu nhân viên không giải quyết được thì phải báo cáo ngay cho quản lý Nhà Hàng hoặc người có trách nhiệm.

+  Không được tranh cãi với khách

+ Hãy thể hiện sự quan tâm

+ Phải lịch sự và nhã nhặn

+ Dùng các lẽ phải thông thường để giải quyết vấn đề

Xem thêm: Làm gì để xử lý khiếu nại của khách hàng?

8. BẢO VỆ TÀI SẢN VÀ CÁC BÍ MẬT KINH DOANH

Không được mang bất cứ một tài sản nào ra khỏi nhà hàng khi chưa được phép. Bất kỳ một tài nào khi ra khỏi nhà hàng phải có giấy phép có chữ ký của Quản lý Nhà Hàng hoặc hóa đơn của nhà hàng. Tẩt cả các tài liệu sau cùa nhà hàng đều được coi là bí mật;

– Thông tin về khách hàng: căn cước, địa chỉ… của khách hàng.

– Doanh thu của nhà hàng hoặc bất cử tài liệu kế toán nào của nhà hàng.

– Các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và đào tạo của nhà hàng.

– Quy trình chế biến thực phẩm và phục vụ của nhà hàng.

– Thông tin kỹ thuật liên quan tới tài sản trang thiết bị của nhà hàng.

III. AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở NƠI LÀM VIỆC

1. AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Không được phép hút thuốc trong Nhà Hàng vì rất dễ gây hoả hoạn.

Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, nhân viên phải:

– Đập vỡ hộp báo cháy gần nhất để báo động

– Quay số 114 để thông báo cho nhân viên trực tổng đài biết tên địa chỉ của nhà hàng và tình hình hoả hoạn cùa nhà hàng.

– Báo ngay cho khách và nhân viên mình nhìn thấy

– Chữa cháy bằng bình hoặc các dụng cụ cứu hoả như đã được huấn luyện.

– Khi không thể dập tắt được đám cháy hãy thoát ra ngoài bằng đường thoát hiểm và tập trung tại địa điểm tập kết.

– Không được mở cửa để khói, lửa thoát ra ngoài.

2. TRANG PHỤC LÀM VIỆC

– Mỗi nhân viên phải có trách nhiệm giữ gìn trang phục của mình. Nhân viên không được phép mặc trang phục của nhà hàng khi đi ra ngoài, trừ trường hợp đi làm nhiệm vụ.

Xem thêm: ​25 Mẫu đồng phục đẹp cho nhân viên phục vụ nhà hàng – quầy bar

3. AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

– Nhân viên phải chấp hành các quy định về vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường dưới sự hướng dẫn của Quản lý và người có trách nhiệm.

– Phải tôn trọng quy định làm việc, an toàn lao động, phải sử dụng các thiết bị và công cụ bảo vệ khi làm việc những việc có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mình và mọi người.

IV. CÁC HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT, XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

1. CÁC HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT

* Phat 50.000đ

– Sao nhãng công việc mà không có lý do chính đáng

– Đi muộn, về sớm mà không được sự cho phép của Quản lý, Giám sát.

– Không ghi giờ đến và giờ về vào bảng chấm công hàng ngày.

– Sử dụng, ăn mặc không đúng trang phục theo quy định hoặc không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

– Mặc trang phục làm việc hoặc một phần trang phục làm việc ra khỏi nhà hàng (trừ trường hợp được phép)

– Ngủ trong giờ làm việc hay ngoài giờ làm việc trong nhà hàng mà không được sự cho phép.

– Vắng mặt mà không được phép trước của Quản lý nhà hàng.

– Ở lại sau khi hết ca quá 30 phút mà không được sự đồng ý của Quản lý, Giám sát.

* Phat 10% Lương tháng

– Sử dụng trang thiết bị nhà hàng, quầy bar hoặc các khu vực khác của nhà hàng mà không được sự đồng ý, tự nấu ăn và pha chế đồ uống trong nhà hàng mà không được phép.

– Ký vào bảng chấm công thay cho người khác.

– Tham gia vào các công việc mua bán của nhà hàng mà không được phép.

– Ăn uống những đồ dành riêng hoặc bán cho khách hàng.

– Hút thuốc lá khi đang làm việc trước mặt khách, trong các khu vực phục vụ, khu chế biến đồ ăn hoặc nhai kẹo cao su trong giờ làm việc hoặc trước mặt khách hàng.

* Kỷ luật hoặc sa thải

– Uống bia rượu khi đang làm việc hoặc đến làm việc đúng lúc đang say.

– Trộm cắp, chiếm hữu hoặc di chuyển bất hợp pháp tài sản của nhà hàng, của khách hoặc của đồng nghiệp.

– Nhận trực tiếp hoặc gián tiếp các khoản tiền hoa hồng cho các giao dịch không được phép.

– Cố ý làm hại tới tài sản, uy tín và danh tiếng của nhà hàng.

– Thách thức hoặc khiêu khích người khác đánh nhau, gây thương tích hoặc cố ý phá hoại tài sản của nhân viên khác trong khu vực của nhà hàng.

– Tham gia hoặc khuyến khích cờ bạc trong nhà hàng.

– Bất lịch sự một cách tráng trợn, cư xử không đúng đắn, thô bạo, xấc láo hoặc thờ ơ với khách

Xem thêm: Những quy định thưởng, phạt nhân viên nhà hàng – khách sạn cần biết 

2. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

– Đối với nhân viên lảm hỏng hóc các dụng cụ và trang thiết bị phải có trách nhiệm đền bù giá trị của trang thiết bị đó, vì những lý do khác Quản lý nhà hàng có thể xem xét giảm tiền bồi thường.

Trên đây là mẫu nội quy chung cho nhà hàng,  người quản lý, chủ kinh doanh có thể tham khảo từ đó áp dụng linh hoạt cho tình hình cụ thể của nhà hàng mình.

9 Bước Tối Ưu Để Quản Lý Nhà Hàng Ăn Uống Hiệu Quả 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Đừng quét mã QR lung tung

Mã QR (hay QR Code) là công nghệ giúp truy cập thông tin mà không cần nhập trình duyệt hay phải qua công cụ tìm kiếm. Người dùng chỉ cần hướng camera điện thoại vào ma trận ô vuông được thiết lập sẵn để nhận thông tin mình cần.

QR Code có tốc độ nhanh và giúp giao tiếp dễ dàng. Tuy nhiên, công nghệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bảo mật. Người dùng không nên quét những mã chưa rõ nguồn gốc, để tránh bị lộ lọt thông tin hay trở thành nạn nhân của mã độc.

4 nguy cơ tiềm ẩn khi quét mã QR

Có nhiều công dụng và hữu ích, tuy nhiên Make Use Of cho rằng bản chất của mã QR khiến công nghệ này dễ bị khai thác. Quét mã từ các nguồn không đáng tin cậy khiến người dùng đối mặt với những mối đe dọa về bảo mật.

Đừng quét mã QR lung tung

Việc quét mã QR tiềm ẩn nhiều nguy cơ bảo mật. Ảnh: Muo.

Những kẻ lừa đảo có thể dễ dàng tạo mã QR, thêm biểu tượng của các cửa hàng ứng dụng và dán nó ở nơi đông người. Việc quét các mã này có thể kích hoạt tính năng tự động trên điện thoại. Ví dụ như nó chủ động tải xuống app từ trang web giả mạo. Điều này dễ dàng đưa phần mềm độc hại vào máy mà người dùng không biết.

Ngoài ra, các mã QR lừa đảo cũng có thể khiến người dùng mất thông tin cá nhân, tài sản. Mã này được hacker tạo ra, liên kết với website giả mạo của ngân hàng, trang thương mại điện tử. Chúng có giao diện gần như trang web thật, dụ dỗ nạn nhân điền email và mật khẩu để chiếm đoạt tài sản.

Năm 2022, Coinbase tạo ra một mã QR tặng thưởng 10 USD tiền số cho ai quét nó và quảng cáo giữa trận Super Bowl. Nhiều kẻ lừa đảo tạo ra một mã tương tự, hiển thị trên video để lừa tiền.

Ngoài ra, tính năng nhận diện vị trí cũng có thể bị xâm phạm, biến dữ liệu người dùng trở thành món hàng cho các công ty bên thứ 3. Một số mã QR được tạo ra để để thu thập thông tin GPS khi người dùng quét nó. Quyền riêng tư của khách hàng có thể bị xâm phạm khi vị trí của họ bị lộ.

Chức năng gọi điện, nhắn tin của điện thoại cũng có thể được kích hoạt thông qua hành động quét mã QR. Dữ liệu quan trọng này dễ dàng bị thu thập bởi các công ty bên thứ 3.

Tự bảo vệ khi quét mã QR

Để tránh trở thành nạn nhân, người dùng nên tránh quét mã QR từ các trang kém uy tín hoặc nội dung không chính thức ở những nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, các tính năng bảo vệ, chống virus nên được bật trên điện thoại thông minh. Các công cụ này có thể cảnh báo khi thiết bị truy cập vào website lừa đảo, chặn tải về app độc hại.

Đừng quét mã QR lung tung

Người dùng nên tránh quét mã QR từ nguồn không xác định, tin cậy thấp. Ảnh: Mou.

Ngoài ra, việc bật bảo mật hai lớp là điều cần thiết với mọi tài khoản. Cài đặt này thêm một lớp phòng ngừa bổ sung, chống lại việc truy cập trái phép. Bằng cách này, người dùng vẫn an toàn khi không may để lộ email hay mật khẩu quan trọng.

Mặt khác, việc tắt chia sẻ vị trí trực tiếp cũng giúp hạn chế việc thiết bị có thể được theo dõi từ xa. Vô hiệu hóa tính năng này khiến tin tặc không thể lần theo người dùng khi họ quét phải mã QR chứa mã độc. Phiên bản phần mềm mới của hệ điều hành Android và iOS đều có tùy chọn cung cấp vị trí tương đối, thay vì vị trí chính xác từ thiết bị.

Mã QR vẫn là công nghệ hữu dụng

Không hoàn hảo, nhưng mã QR vẫn là công nghệ được ứng dụng rộng rãi nhờ sự tiện lợi.

Với ma trận ô vuông, mã QR có ưu thế hơn mã vạch truyền thống. Ngoài ra, công nghệ này cho phép nó hoạt động kể cả khi một phần mã bị hỏng. Khi mã có 30% diện tích bị che khuất, nó vẫn có thể sử dụng. Ngoài ra, mã QR cũng không kén hướng quét. Người dùng có thể xoay thiết bị ở nhiều góc độ khác nhau mà vẫn có thể truy xuất chính xác thông tin cần.

(Theo Zing)

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Cái tên Wi-Fi có nghĩa là gì

Trong thời đại công nghệ, Wi-Fi trở thành kết nối quen thuộc, không thể thiếu trên phần lớn thiết bị. Tuy nhiên, cái tên của kết nối này bị nhiều người hiểu nhầm.

Mọi người thường nghĩ Wi-Fi là từ viết tắt của “wireless fidelity”, tức là kết nối dùng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Dù vậy, thực tế thuật ngữ Wi-Fi không có ý nghĩa gì.

Cái tên Wi-Fi có nghĩa là gì

“Wi-Fi” chỉ là một cụm từ vô nghĩa được các nhà sáng lập chọn một cách ngẫu nhiên để đặt tên cho kết nối của mình. Ảnh: Washington Post.

Gần đây, bài phỏng vấn từ năm 2005 được chia sẻ lại. Trong đó, Phil Belanger, thành viên sáng lập tổ chức Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đã tiết lộ câu chuyện thật sự đằng sau tên gọi này.

Theo Phil Belanger, Wi-Fi chỉ là cụm từ vô tình được nhóm chọn trúng giữa 10 cụm từ khác do công ty tư vấn thương hiệu, Interbrand, sáng tạo ra sau khi ký hợp đồng.

Tên gọi đầy đủ của Wi-Fi là “IEEE 802.11b Direct Sequence”, nhưng các nhà sáng lập cho rằng cái tên này sẽ không thể sử dụng một cách phổ biến. Họ cần một tên gọi khác dễ nhớ và dễ tiếp cận hơn với người dùng. Đó là lý do liên minh này lựa chọn cái tên “Wi-Fi” cho kết nối mới của mình.

Quan niệm sai lầm về ý nghĩa thuật ngữ “Wi-Fi” bắt đầu lan rộng kể từ khi Liên minh Wi-Fi sử dụng khẩu hiệu “The Standard for Wireless Fidelity” (Tiêu chuẩn cho độ trung thực không dây) trong các quảng cáo của mình.

Belanger cho biết khi đó các đồng nghiệp của ông đã phải đau đầu nghĩ cách giải thích hợp lý cho cái tên tên gọi “Wi-Fi” vốn không có nghĩa, sau đó đành phải sử dụng khẩu hiệu này.

Thành viên sáng lập thừa nhận đây là lỗi của họ vì đã khiến người dùng bị nhầm lẫn, đồng thời gọi đây là “nỗ lực vụng về khi cố gắng tìm ý nghĩa cho hai từ ‘Wi’ và ‘Fi’”.

Quan niệm sai lầm này còn được lan rộng hơn khi Liên minh in khẩu hiệu của mình lên áo và mũ lưu niệm. Ngày nay, câu “The Standard for Wireless Fidelity” đã phổ biến đến mức ai cũng nghĩ rằng Wi-Fi là từ viết tắt của “wireless fidelity”.

Song, theo TechRadar, bản thân cụm từ “wireless fidelity” cũng không hề có nghĩa. Thuật ngữ “fidelity” thường dùng để biểu thị mức độ tái tạo tín hiệu của một thiết bị. Đơn cử như TV Hi-Fi (High-fidelity) là những thiết bị có khả năng hiển thị hình ảnh với độ chân thực cao, sống động. Nhưng Wi-Fi không hề có tính chất này. Nó chỉ là một phương thức kết nối các phương tiện lại với nhau.

Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao hiểu lầm này lại trở nên phổ biến như vậy? Trong vòng 2 thập kỷ trở lại, mọi người đều đã quen sử dụng cụm từ này. Chỉ cần có người hỏi về ý nghĩa của Wi-Fi, chúng ta đều sẽ ngay lập tức giải thích nó là “wireless fidelity”, kết nối không dây.

Tuy nhiên, với vai trò là thành viên sáng lập Liên minh Wi-Fi, Belanger cho rằng mọi người tốt nhất nên quên câu khẩu hiệu “The Standard for Wireless Fidelity” và cách giải thích sai lầm này.

Cái tên Wi-Fi có nghĩa là gì

Wi-Fi ngày nay được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, máy tính… Ảnh: Apple.

Nhưng bỏ qua những hiểu lầm đằng sau tên gọi, Wi-Fi vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Wi-Fi còn được gọi với tên mã 802.11, là tiêu chuẩn IEEE của mạng cục bộ không dây (WLAN).

Về nguyên tắc, Wi-Fi sử dụng sóng radio để truyền tải dữ liệu từ thiết bị phát (router) và thiết bị nhận (adapter có sẵn trên thiết bị di động, máy tính).

Vic Hayes được xem là “cha đẻ” của Wi-Fi vì ông chính là người đứng đầu nhóm phát triển mạng LAN không dây IEEE 802.11 và giúp mạng Wi-Fi thành công như hôm nay.

Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.