Đăng ký Livestream với Nghề Khách Sạn ngay để giữ Hotelier giỏi lại cho ngành!

Du lịch – Khách sạn chưa bao giờ ảm đảm như hiện tại. Kẻ ở thì ít mà người đi thì nhiều. Nguy cơ thiếu hụt lao động có tay nghề và đạo đức khi mở cửa ngày càng cao. Nhận thấy tính cấp thiết của tình hình, Nghề khách sạn phối hợp cùng fanpage Nghề Khách Sạn tạo seri livestream và viết bài truyền lửa nghề cho nhân sự ngành năm 2022 – kêu gọi các nhà quản lý; người có nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết, đam mê với nghề đăng ký chia sẻ để giữ người tài ở lại.

seri livestream "người giữ lửa nghề"

Đam mê còn, nhiệt huyết chưa giảm thì còn bám nghề

Đến giai đoạn hiện tại chắc thôi không còn cần cập nhật tình hình hay thống kê số liệu cụ thể về ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên ngành dịch vụ du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lưu trú/ khách sạn nói riêng. Bởi mọi thứ đã quá rõ trong khi cập nhật đôi khi không còn chính xác nữa.

Lướt nhanh qua chồng giấy tờ hàng trăm CV tại các khu công nghiệp là thấy, hơn 50% ứng viên trong số này có kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch – khách sạn trước đó 1 năm hơn cho đến vài tháng. Tại sao? – Vì du lịch “chết yểu”, khách sạn đóng cửa, nhân viên mất việc làm => nên họ đổi chỗ, nhảy việc để “sống tiếp”. Bởi: 1 tháng, 2 tháng còn chịu được chứ 6 tháng, rồi cả năm… ai mà gồng nỗi để đợi nghề chứ? Vậy nên, dễ hiểu khi thông tin nhiều cơ sở kinh doanh có thể rơi vào cảnh thiếu hụt lao động lành nghề khi mở cửa đón khách trở lại. Việc tuyển nhân viên mới có thể khả thi nhưng sẽ cần thời gian, nhân lực và chi phí để tổ chức đào tạo kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ nghề.

Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, khi được hỏi: “Có hay không quyết định quay trở lại làm việc trong ngành khách sạn nếu du lịch phục hồi?” – Câu trả lời có nhiều. Người bảo “không” vì tìm được việc làm mới tốt và ổn định. Người nói “có thể” nếu lương và chế độ đủ hấp dẫn. Người chắc nịch “có” vì còn quá yêu và nhớ nghề, làm việc khác lại không cảm thấy vui và hào hứng…

Txl 1 30
Nghề khách sạn phối hợp cùng fanpage Nghề Khách Sạn mời diễn giả livestream truyền lửa nghề cho nhân sự ngành

Livestream truyền lửa nghề cho nhân sự ngành: Tại sao không?

Không ít nhà quản lý đau đáu nỗi lo về sự hồi sinh và phục hưng trở lại của nghề. Họ sợ nghề thiếu người giỏi, vắng người có tâm. Vậy nên, ai đam mê còn, nhiệt huyết chưa giảm đều nỗ lực tìm “kế” giữ chân và gọi lại nhân viên được việc cho cơ sở mình. Hoặc chí ít cũng níu tình yêu nghề trong họ lại để khi cần là sẵn sàng sục sôi cống hiến.

Vậy phải làm gì bây giờ?

Nghề khách sạn từng may mắn nhận biên tập cho khá nhiều câu chuyện truyền cảm hứng nghề. Từ những cô cậu sinh viên trẻ tuổi làm nghề vì “tìm mãi không được việc đúng chuyên môn” đến những anh, chị có tuổi vào nghề với “sự bất đắc dĩ” nhưng rồi tìm thấy niềm vui và sự thành công, thăng tiến, phát triển sâu với nghề. Những: Đặng Hải Linh, Nguyễn Bích Nhung, Hoàng Lý Hùng, Phạm Minh Khánh, Nguyễn Hoàng… hay mới đây nhất là Trần Thị Kim Liên: ai cũng tạo dựng được uy tín và có chỗ đứng riêng trong nghề lẫn trong lòng nhân viên từng có cơ duyên làm việc cùng. Phía dưới bài viết, rất nhiều bình luận tự hào về người Sếp tận tâm và nhiệt tình chỉ bảo nhân viên – biết ơn vì được đề bạt để kế tục vị trí của Sếp tiếp tục duy trì và phát triển bộ phận… Cứ thế, bài nào, nhân vật nào cũng truyền cảm hứng, tạo động lực yêu và làm nghề to lớn.

Tiếp nối thành công đó, lại đang cảnh tình yêu nghề lung lay với nhiều người bởi sinh kế, Nghề khách sạn mong muốn truyền tiếp và truyền thật mạnh mẽ niềm đam mê, sự nhiệt huyết để thổi bùng lên ngọn lửa yêu nghề trong tâm thức của mỗi Hotelier đang vì lý do bất khả kháng nào đó mà tạm bỏ nghề tìm việc làm tạm. Tuy nhiên, để câu chuyện cảm hứng thực tế và gần gũi, thêm tính hiệu quả và tương tác cao, website cần những nhà quản lý, người có nhiều kinh nghiệm, giàu đam mê và nhiệt huyết đăng ký tổ chức những buổi livestream hay chia sẻ câu chuyện nghề thú vị của mình trên fanpage Nghề Khách Sạn, nơi hiện có hàng trăm nghìn nhân sự trong ngành like và tham gia tương tác mỗi ngày.

Để đăng ký livestream, vui lòng liên hệ hotline: 091 949 0330 ngay hôm nay nhé!

Txl 1 190
Livestream mang lại hiệu ứng gần gũi và tương tác nhanh chóng cho cả diễn giả lẫn người tham gia

 

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

“Thách thức nguồn nhân lực ngành khách sạn” hậu Covid và bài toán gỡ rối từ chuyên gia

Xin chào thời đại bình thường mới!

Hòa trong không khí bận rộn của dòng người hối hả đang cố gắng đưa cuộc sống về lại nhịp điệu vốn có của nó. Quay trở về hoạt động thường nhật trong ngành Du lịch và Khách sạn đồng nghĩa với việc đảm bảo toàn bộ đội ngũ nhân viên quay lại, sẵn sàng làm việc và vận hành. Đây là việc không hề đơn giản cho các nhà quản lý nhân sự khi đã phải đối mặt với việc buộc phải cho nghỉ đồng loạt các nhân viên nhằm giảm thiểu các chi phí nhân sự khổng lồ xuyên suốt mùa dịch vừa qua. Hội thảo tháng 12 của CiHMS với chủ đề “THÁCH THỨC NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KHÁCH SẠN” sẽ là góc nhìn toàn cảnh và giải pháp hữu ích cho các nhà quản lý trong ngành ngay lúc này.

hội thảo "thách thức nguồn nhân lực ngành khách sạn"

 

Hội thảo “Thách thức nguồn nhân lực ngành khách sạn” sẽ mang đến những nội dung đáng quan tâm sau:

  • Quá trình tái khởi động của ngành đã bắt đầu, các nhà quản lý nhân sự đang gặp thách thức gì? Kế hoạch nguồn nhân lực ra sao?
  • Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai như thế nào?
  • Động lực nào sẽ thúc đẩy nhân sự trong ngành khách sạn quay trở lại với nghề trong khi một vài người trong số họ đã tìm thấy những “đồng cỏ xanh” hơn trong các ngành công nghiệp khác?

 

Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành:

 

Txl 1 27
♦ Anh Lê Quốc Việt – Tổng Giám đốc Công ty Santa Việt Nam là đơn vị sở hữu hệ sinh thái tuyển dụng lớn nhất trong ngành như Nghề khách sạn, Nghekhachsan.com,…. Đã có hơn 20 năm hoạt động trong ngành và hơn 12 năm trong lĩnh vực tuyển dụng sẽ mang đến cái nhìn toàn cảnh về nguồn nhân lực và cơ hội nghề nghiệp cho những ai đang muốn phát triển trong ngành công nghiệp đầy năng động này

 

Txl 1 28
Động lực nào sẽ thúc đẩy nhân sự quay trở lại với nghề trong khi một phần trong số họ đã tìm thấy “đồng cỏ xanh” trong các ngành khác?
Chị Lưu Linh – Giám đốc Nhân sự hệ thống Vinpearl với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và quản lý nhân sự số lượng lớn tại các tập đoàn hàng đầu Việt Nam sẽ đem đến những giải pháp hữu ích cho vấn đề trên.

 

Txl 1 29
♦ Làm thế nào để tối ưu hóa nguồn nhân lực ít ỏi vào lúc này? Và làm thế nào để tăng trải nghiệm của nhân viên để giữ chân họ lâu hơn?
Anh Hồ Quang Huy – Giám đốc vận hành VinHMS là đơn vị triển khai vận hành công nghệ tại hơn 35 cơ sơ lưu trú lớn trên toàn quốc sẽ mang đến giải pháp ứng dụng công nghệ và con người một cách linh hoạt giúp giải bài toán đau đầu này cho các nhà quản lý nhân sự trong ngành.

 

Được biết, Hội thảo sẽ được diễn ra vào lúc 10:00 đến 11:00 sáng ngày 21/12/2021 theo hình thức online. Nhanh tay ghi danh đăng ký cho mình một chỗ để được trò chuyện trực tiếp cùng các chuyên gia lâu năm trong ngành, lắng nghe những chia sẻ hữu ích và thực tế về “thực trạng nguồn nhân lực ngành khách sạn” hậu Covid cùng giải pháp nhân lực hữu ích cho doanh nghiệp mình tại đây!

 

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tạo gian bán hàng ảo nhưng đón du khách thật hậu Covid: Tin được không?

Sở hữu gian bán hàng riêng trên Ngày hội du lịch, các tổ chức – doanh nghiệp du lịch của các tỉnh, thành có cơ hội tiếp cận và thu hút hàng nghìn lượt khách tìm hiểu và book tour cho chuyến du lịch sau giãn cách, từng bước phục hồi hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận. Đầu tư ít nhưng nhận lại nhiều, cớ gì không tham gia nhỉ?

ngày hội du lịch TP.HCM 2021
Tham gia Ngày hội Du lịch TP.HCM 2021 mang đến cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp sau dịch

Mở bán dịch vụ du lịch trên nền tảng số

Việt Nam dự kiến mở cửa lại hoàn toàn hoạt động du lịch vào năm 2022. Để chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch hồi sinh mạnh mẽ, Sở Du lịch Tp.HCM phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch thành phố tổ chức Ngày hội Du lịch TP.HCM lần thứ 17 với chủ đề: “Điểm đến an toàn – Hành trình sống động”.

Theo đó, toàn bộ không gian hội chợ sẽ được tổ chức trên nền tảng trực tuyến, ứng dụng công nghệ 2D, 3D với quy mô lên đến 100 gian bán hàng ảo, được đăng ký bởi các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch các tỉnh, thành phố có nhu cầu, mở bán online trên nhiều kênh như: website Ngày hội Du lịch Tp.HCM; website Sở Du lịch TP; Sàn TMĐT và Đại lý Du lịch trực tuyến đối tác… Đây được xem là giải pháp hữu hiệu, thích ứng nhanh trong điều kiện “bình thường mới”, đảm bảo các quy định phòng, chống dịch an toàn lại giàu tiềm năng kích cầu du lịch để phục hồi và phát triển.

Tại sự kiện, khách sẽ tham quan và mua sắm, thực hiện giao thương với doanh nghiệp ngay trên nền tảng số của Hội chợ.

Tăng tiếp cận, tăng cơ hội bán tour cho doanh nghiệp hậu Covid

Xét đến đối tượng là khách du lịch tiềm năng (những người có nhu cầu du lịch và có thể mua sản phẩm từ hội chợ), tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2021, du khách sẽ được các địa phương và doanh nghiệp giới thiệu những điểm đến mới, các sản phẩm du lịch đặc trưng và hot nhất, gợi ý chuyến tham quan thú vị, từ đó có thể bị hấp dẫn, thuyết phục mua sắm trực tuyến sản phẩm của gian hàng. Ngoài ra, Hội chợ cũng xen kẽ tổ chức gặp gỡ, giao lưu trực tuyến với các travel blogger nổi tiếng như Khoai Lang Thang, Nhị Đặng, Ngô Trần Hải An để chia sẻ thêm thật nhiều thông tin, kinh nghiệm du lịch thực tế và hữu ích.

Txl 1 193
Hình ảnh quảng bá du lịch Việt Nam tại Tuần lễ Busan – Asean 2021 (Ảnh nguồn Sở Du lịch Tp.HCM)

 

Ở khía cạnh là doanh nghiệp du lịch hay ngành du lịch các tỉnh, thành phố, tham gia sự kiện và mua/ sở hữu gian bán hàng ảo trên Ngày hội Du lịch Tp.HCM sẽ có cơ hội quảng bá, giới thiệu chương trình kích cầu du lịch của thành phố nói chung và doanh nghiệp nói riêng – tiếp cận và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch đến khách tham quan trên cả nước, đặc biệt là thị trường TP.HCM giàu tiềm năng – nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong ứng dụng công nghệ số, quảng bá hình ảnh điểm đến TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đến du khách trong và ngoài nước… nhằm hướng đến mục đích chính yếu là thu hút khách mua sản phẩm, book tour tham quan và trải nghiệm dịch vụ liên quan khác, từng bước hồi sinh ngành du lịch Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, từ ngày 4/12/2021 đến ngày 4/3/2022, Ngày hội Du lịch Tp.HCM sẽ kết hợp với sàn giao dịch điện tử Shopee triển khai các gian hàng thương mại dành cho các doanh nghiệp du lịch giới thiệu, bày bán các tour tuyến và sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn của mình, tăng cơ hội tiếp cận và chốt “đơn” thành công.

Txl 1 33
Các gian bán hàng ảo tại Ngày hội Du lịch 2021 và đặc quyền tương ứng

Kế hoạch tổ chức Ngày hội Du lịch TP.HCM 2021 ra sao?

Ngày hội Du lịch TP.HCM 2021 với chủ đề: “Điểm đến an toàn – Hành trình sống động” sẽ được tổ chức từ ngày 4 – 25/12/2021 theo hình thức trực tuyến, ứng dụng công nghệ 2D, 3D trên nền tảng số với sự tham gia của khoảng 100 gian bán hàng ảo là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, vận tải, dịch vụ, sản phẩm, lưu niệm… cùng các địa phương, văn phòng đại diện, tổ chức du lịch quốc tế… để trưng bày, giới thiệu các chương trình tour – sản phẩm, dịch vụ đặc trưng với giá ưu đãi rồi chào bán các sản phẩm, dịch vụ du lịch đó.

Txl 1 34

 

Txl 1 35

 

Được biết, quý đơn vị, doanh nghiệp du lịch có thể chọn tham gia các gian hàng ở nhiều hạng, như: tiêu chuẩn, đặc biệt, VIP, VVIP – tương ứng với các đặc quyền và mức giá riêng. Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia gian hàng riêng sẽ phải đăng ký gian hàng từ mức đặc biệt trở lên (có trả phí). Nếu tham gia cùng Trung tâm sẽ được miễn toàn bộ chi phí.

Txl 1 36
Giá mua gian bán hàng ảo trên Ngày hội Du lịch TP.HCM 2021

 

Txl 1 37

 

Txl 1 38

 

Txl 1 39
Một số mẫu gian bán hàng trên Ngày hội Du lich TP.HCM 2021

 

Mặc dù các quy định phòng, chống dịch đã được nới lỏng; nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ được phép mở cửa tuy nhiên, rõ ràng, mức độ khôi phục vẫn chưa cao. Do đó, Ngày hội Du lịch TP.HCM 2021 được xem là bước đi kịp thời và giàu tiềm năng để quảng bá du lịch của TP nói riêng cũng như tiếp sức cho các doanh nghiệp du lịch mở rộng mức độ tiếp cận khách có nhu cầu để giới thiệu và chào bán sản phẩm, từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh sau nhiều tháng liền thất thu, kiệt quệ do đóng cửa phòng dịch.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tái tuyển dụng là gì? Khách sạn có nên tái tuyển dụng nhân viên cũ?

Các tập đoàn khách sạn lớn đều có chính sách có hoặc không “tái tuyển dụng” đối với những ứng viên cụ thể. Vậy tái tuyển dụng là gì? Có nên tái tuyển dụng không? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

tái tuyển dụng là gì
Bạn có biết tái tuyển dụng là gì?

 

Tái tuyển dụng là một trong những hình thức tuyển dụng khá phổ biến hiện nay được nhiều khách sạn quy định để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như chính sách chiêu mộ người tài tương ứng. Hiểu chính xác tái tuyển dụng là gì – nên hay không nên tái tuyển dụng sẽ giúp cả nhà tuyển dụng và ứng viên cân nhắc đưa ra quyết định tìm người và tìm việc đúng đắn, phù hợp.

Tái tuyển dụng là gì?

Tái tuyển dụng (Rehired) là hình thức tuyển lại nhân viên đã từng làm việc tại doanh nghiệp nhưng vì một lý do nhất định khiến họ phải nghỉ việc trước đó.

Nhiều khách sạn chấp nhận tái tuyển dụng nhân viên cũ trong khi số khác lại không. Cũng có trường hợp, tái tuyển dụng dành cho nhân viên nội bộ, tức tuyển mới nhân viên đang làm việc ở bộ phận này sang làm quen và làm việc tại bộ phận khác.

Được – Mất khi tái tuyển dụng nhân viên cũ

+ Tại sao Nên tái tuyển dụng?

Việc tuyển dụng lại nhân viên cũ mang lại nhiều ích lợi như:

– Rút ngắn thời gian đào tạo, thậm chí có thể bắt đầu công việc ngay vì họ phần nào hiểu được văn hóa doanh nghiệp, nội quy làm việc trước đó và cũng đã nắm được cơ bản yêu cầu công việc cần làm, cách thức làm việc ra sao…

– Tiết kiệm chi phí tuyển dụng như: chạy quảng cáo tin tuyển dụng, hợp tác với bên thứ 3 (môi giới tìm người)…; thay vào đó, chỉ cần đăng tin lên fanpage hay website của khách sạn hoặc chính nhân viên hiện tại cũng sẽ truyền miệng giúp để tìm ứng viên

– Thời gian tuyển dụng ngắn, hiệu quả tuyển dụng cao

– Đặc biệt, có thể dễ dàng hòa nhập với đồng nghiệp, ghi nhớ sở thích của khách quen để phục vụ và mang đến chất lượng dịch vụ tốt ngoài mong đợi…

Txl 1 191
Đào tạo nhân viên từng làm việc tại khách sạn sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn so với người mới hoàn toàn

+ Tại sao Không Nên tái tuyển dụng?

– Nhiều khách sạn không rộng cửa chào đón người từng “dứt áo ra đi” vì bất kỳ lý do gì. Nhà tuyển dụng cũng sợ tình trạng ấy sẽ lại tiếp diễn và họ lại phải tốn thêm thời gian để tìm người. Vì thế, một số nơi có “truyền thống” không tuyển lại người cũ, thậm chí ghi rõ trong tin tuyển dụng.

– Tạo tiền lệ không tốt cho những nhân viên còn lại, rằng nếu nghỉ việc cũng sẽ có thể được quay trở lại vào lần tuyển dụng khác

– Trường hợp nhân viên cũ đó nghỉ việc vì lý do cá nhân như bất đồng hay hiềm khích với đồng nghiệp, không phù hợp với văn hóa công ty, bị kỷ luật phải chấm dứt hợp đồng… thì việc quay trở lại làm việc có thể gây trở ngại cho bộ máy tổ chức vốn đang ổn định và thống nhất ở hiện tại, tiềm ẩn nguy cơ tái phạm lỗi cũ

– Ngược lại, nếu vấn đề nằm ở phía khách sạn (đồng nghiệp, văn hóa, chế độ đãi ngộ…) thì phải đảm bảo mọi việc đã được xử lý ổn thỏa chưa trước khi xem xét tái tuyển dụng…

=> Kết luận

Tùy thuộc vào chính sách tuyển dụng và văn hóa công ty cũng như tính phù hợp của việc nên hay không nên tái tuyển dụng nhân viên cũ mà khách sạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp.

Quy trình tái tuyển dụng cũng sẽ tương tự như quy trình tuyển dụng chuẩn, tức ứng viên (dù là nhân viên cũ) cũng sẽ phải nộp hoặc bổ sung hồ sơ về các chứng chỉ, văn bằng mới liên quan, kinh nghiệm có được đến thời điểm hiện tại, mục tiêu nghề nghiệp và mong muốn trong tương lai… – tham gia đầy đủ các vòng phỏng vấn, có thể cân nhắc bỏ qua phỏng vấn sơ bộ – được hưởng mức lương và chế độ đãi ngộ mới tương tự như một nhân viên mới, số năm kinh nghiệm đã làm việc trước đó tại khách sạn sẽ không được tính vào thời gian thâm niên…

Những lưu ý khi tái tuyển dụng nhân sự

Rõ ràng, trong môi trường cạnh tranh cao như hiện tại, việc thiếu số lượng lớn nhân sự chất lượng cao là khó khăn của nhiều khách sạn. Vì vậy, cân nhắc để tái tuyển dụng nhân viên cũ là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, quy trình tái tuyển dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Hiểu rõ lý do nhân viên đó nghỉ việc trước đây là gì, đồng thời nắm được động cơ họ quay trở lại ứng tuyển, từ đó cân nhắc xem có nên tái tuyển dụng hay không

– Giải thích lý do tại sao nên tái tuyển dụng nhân viên cũ để nhân viên hiện tại hiểu rõ, điều đó là hợp lý và có lợi cho hoạt động của tổ chức

– Cân nhắc cảm nhận và ý kiến của nhân viên hiện tại về sự có mặt của nhân viên cũ trong tổ chức và đội nhóm của họ trước khi ra quyết định tái tuyển dụng

– Đánh giá nhân viên cũ một cách toàn diện, cả về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm lẫn đạo đức nghề nghiệp… để đảm bảo mình tuyển được người tốt nhất, hơn hẳn nếu chọn một ứng viên mới hoàn toàn

– Thông báo những thay đổi của khách sạn ở giai đoạn sau khi nhân viên cũ nghỉ việc, về văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự, nội quy nhân viên, chính sách đãi ngộ… nếu có để họ nắm rõ trước khi ra quyết định ứng tuyển

– Liên hệ người giới thiệu hoặc cấp trên (bạn biết) mà nhân viên cũ đã làm việc sau đó để hỏi và kiểm tra thêm về họ, bao gồm cả kỹ năng và thái độ trong công việc, sinh hoạt tập thể và cuộc sống

– Giám sát quá trình hòa nhập của nhân viên cũ sau tái tuyển dụng để đánh giá mức độ phù hợp với công việc, hỗ trợ ra quyết định ký kết hợp đồng chính thức hay không sau thời gian thử việc (nếu có)…

Txl 1 192
Khách sạn cần cân nhắc những được – mất tương ứng nếu tái tuyển dụng nhân viên cũ để ra quyết định đúng đắn và phù hợp

 

Hiểu rõ tái tuyển dụng là gì sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc để ra quyết định có nên tái tuyển dụng nhân viên cũ hay không. Điều này đảm bảo tổ chức không bỏ lỡ ứng viên tiềm năng và phù hợp. Người tìm việc cũng nên cân nhắc việc nên hay không nên quay trở lại nơi làm việc cũ nếu không nhìn thấy cơ hội phát triển bản thân, sự nghiệp.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

3 cách tuyển dụng hiệu quả để “bắt” được Đầu bếp giỏi

Tuyển dụng Đầu bếp giỏi luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều nhà tuyển dụng. Đầu bếp giỏi chính là linh hồn của nhà hàng, vậy làm thế nào để tuyển dụng được đầu bếp giỏi? Cùng Nghề khách sạn đi tìm câu trả lời nhé.

Ngành nhà hàng – khách sạn hiện nay có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, mang đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người lao động và doanh nghiệp. Một trong những vấn đề nan giải của các nhà tuyển dụng đó là tìm kiếm nhân lực có chất lượng – yêu cầu then chốt trong công cuộc “tìm người”. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự có chất lượng lại đặt nặng lên các nhà tuyển dụng. Hãy để Nghề khách sạn giúp bạn gỡ gánh nặng đó xuống.  

3 cách tuyển dụng hiệu quả để "bắt" được Đầu bếp giỏi
Ngành NHKS hiện nay có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự trong ngành

Tại sao phải tuyển dụng Đầu bếp giỏi?

Không phải vô duyên mà các nhà tuyển dụng đều mong muốn tuyển được người giỏi, người tốt. Có rất nhiều lý do để nhà tuyển dụng phải tuyển một Đầu bếp giỏi:

  • Đầu bếp giỏi sẽ quản lý nhân sự bếp hiệu quả

  • Mang đến những món ăn đảm bảo chất lượng, đủ hương đủ vị, làm thỏa mãn mong đợi của khách hàng.  

  • “Một con ngựa lành bằng 10 con ngựa què”, một Đầu bếp giỏi sẽ có thể vừa đảm nhiệm vị trí Bếp trưởng, vừa có thể quản lý khu bếp. Như thế, nhà tuyển dụng sẽ tiết kiệm được chi phí cho nhân sự.

3 cách để tuyển dụng Đầu bếp giỏi

– Website tìm việc

Không chỉ riêng các Đầu bếp, hầu như mọi ứng viên tìm việc đều sử dụng công cụ này để tìm kiếm việc làm. Thời đại công nghệ 4.0, mọi thứ đều được đưa hết lên trên mạng, việc của ứng viên đơn giản chỉ là chọn lựa đúng thông tin, đúng nơi, đúng việc.

Không nằm ngoài quy luật phát triển chung, mạng xã hội hay nói đúng hơn là các website tuyển dụng dần trở thành công cụ quan trọng trong việc tìm việc và tìm người. Có rất nhiều kênh đăng tuyển nhân sự với đa dạng các ngành nghề. Đặc biệt, với những ngành đặc thù như Khách sạn – Nhà hàng, trong đó có nghề Đầu bếp, cũng có cho mình những địa chỉ uy tín để tìm việc hoặc đăng thông tin tuyển dụng. Một trong những địa chỉ uy tín nhất cho các ứng viên cũng như nhà tuyển dụng cho nghề Đầu bếp đó chính là Nghề khách sạn (website việc làm chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng & Du lịch số 1 Việt Nam).

Với một lượng lớn nhu cầu tìm việc và tìm người cho nhiều lĩnh vực khác nhau như hiện nay, việc đăng tin lên những trang cộng đồng chuyên ngành dành riêng cho lĩnh vực Nhà hàng – khách sạn sẽ giúp đưa thông tin tuyển dụng đến đúng người hơn.

Txl 1 31
Một trong những địa chỉ uy tín nhất cho ứng viên và nhà tuyển dụng cho nghề Đầu bếp đó chính là
Nghề khách sạn

– Facebook

Hiện tại Việt Nam có số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 thế giới. Điều đó cho thấy, nền tảng mạng xã hội này đang rất được ưu ái ở Việt Nam. Những fanpage hoặc group Tuyển dụng Nhà hàng – Khách sạn chính là “sân chơi” của các Đầu bếp và nhà tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng đăng tin tuyển dụng lên trên các fanpage hay group về ngành Nhà hàng – Khách sạn sẽ nhận được đông đảo sự thu hút cũng như chia sẻ của thành viên trong fanpage/ group. Như thế, công tác tìm kiếm Đầu bếp giỏi sẽ được rút ngắn lại.

Txl 1 32
Những fanpage hoặc group Tuyển dụng NHKS chính là “sân chơi” của các Đầu bếp và nhà tuyển dụng

– Mối quan hệ cá nhân

Nếu thử cả hai cách trên vẫn chưa tìm ra được Đầu bếp giỏi, bạn vẫn còn một cách thứ 3. Đó chính là vận dụng hết mọi mối quan hệ có thể của bản thân và nhân viên cũng như người quen. Truyền tải thông tin bạn đang rất cần một Đầu bếp giỏi. Các mối quan hệ cá nhân bằng một cách nào đó sẽ đưa thông tin của bạn đến đúng người.

Bằng cách này, nhân lực tuyển được sẽ có sự đảm bảo cao hơn cũng như có uy tín hơn vì được giới thiệu mà. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng cách này khi hai cách nêu trên đi vào “bế tắc” nhé.

Với bài viết trên, Hotejob.vn hy vọng bài toán “Làm thế nào để tuyển dụng được đầu bếp giỏi?” sẽ không còn gây khó dễ cho các nhà tuyển dụng nữa. Các ứng viên muốn tìm việc bếp cũng có thể linh động đăng tải thông tin cá nhân lên những kênh nêu trên để nhà tuyển dụng không bị lạc mất bạn nhé.Chúc mọi người thành công!

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Làm thế nào để tuyển dụng được lễ tân giỏi cho khách sạn?

“Làm thế nào để tuyển dụng được lễ tân giỏi cho khách sạn?” là nỗi lo chung của hầu hết các HR làm việc trong các khách sạn hiện nay bởi tình trạng nhảy việc hoặc nhân viên mới chưa có kinh nghiệm phải đào tạo lại. Vậy phải làm gì để tuyển được lễ tân giỏi? Tham khảo bài viết dưới đây của Nghề khách sạn nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời!

làm thế nào để tuyển dụng được lễ tân giỏi cho khách sạn

Bạn đã biết làm thế nào để tuyển dụng được lễ tân giỏi cho khách sạn?

Tại sao phải tuyển dụng lễ tân giỏi?

Việc tuyển dụng được lễ tân giỏi không chỉ giúp mọi công việc tại bộ phận Lễ tân nói riêng, cả khách sạn nói chung được vận hành trơn tru, đồng nhất và hiệu quả, mang lại sự chuyên nghiệp cho khách sạn và sự hài lòng cao của khách hàng; mà còn giúp khách sạn tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí đào tạo lại nhân viên lễ tân mới, bởi hầu hết các lễ tân giỏi đều có thể ngay lập tức tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ công việc. Vậy làm thế nào để tuyển dụng được lễ tân giỏi cho khách sạn?

Txl 1 40

Khi tuyển dụng được lễ tân giỏi, khách sạn sẽ có được nhiều lợi ích trong công việc và mục đích kinh doanh

Tìm hiểu thêm: Lễ tân là gì? Có nên làm lễ tân khách sạn?​

6 kinh nghiệm giúp khách sạn tuyển dụng được lễ tân giỏi

► Lên kế hoạch tuyển dụng lễ tân bài bản và rõ ràng

Bất kỳ yêu cầu tuyển dụng nhân sự thuộc vị trí nào, nếu muốn hiệu quả, cũng đều phải lên kế hoạch tuyển dụng bài bản nhằm hạn chế tối đa những sai sót không đáng có. Nhân viên lễ tân khách sạn lại càng phải chú trọng yếu tố này hơn. Một kế hoạch tuyển dụng càng chi tiết, rõ ràng từ quy trình tuyển dụng, vị trí cần tuyển, số lượng cần tuyển, yêu cầu đối với nhân sự, chế độ lương thưởng và đãi ngộ, thời gian thực hiện và hoàn thành tuyển dụng,… thì càng giúp việc tuyển dụng được dễ dàng và hiệu quả hơn.

► Đăng tin tuyển dụng lên những website chuyên ngành uy tín

Một trong những mẹo nhỏ giúp quá trình tuyển dụng nhân sự ngành Khách sạn – Nhà hàng, nhất là nhân viên lễ tân nhanh chóng và hiệu quả là liên kết với các công ty tuyển dụng để đăng tin lên các website chuyên ngành – nơi thu hút hàng triệu ứng viên mong muốn theo nghề. Theo thống kê, hiện nay, hầu hết các khách sạn, nhà hàng lớn nhỏ trên cả nước đều đăng ký đăng tin tuyển dụng lên website Nghề khách sạn và họ đều cho phản hồi tích cực về sự phù hợp của hồ sơ ứng viên ứng tuyển online trên website. Với sự uy tín và cam kết chất lượng dịch vụ, Nghề khách sạn luôn thu hút sự quan tâm và tin tưởng của cả phía nhà tuyển dụng và phía ứng viên. Tại đây, không ít khách sạn đã tìm được lễ tân giỏi cho khách sạn mình.

Txl 1 41

Việc đăng tin tuyển dụng lên các các website chuyên ngành như Nghề khách sạn giúp quá trình tuyển dụng được nhanh chóng và hiệu quả hơn

► Lựa chọn “người điều phối” phù hợp

Để buổi phỏng vấn nhân viên lễ tân được trơn tru và hiệu quả, khách sạn cần lựa chọn người điều phối phù hợp – là những người đã có kinh nghiệm trong nghề để người đó có thể kiểm tra được khả năng và năng lực của ứng viên. Cụ thể, khách sạn cần lựa chọn Trưởng bộ phận lễ tân (có kinh nghiệm trong việc quản lý và đào tạo lễ tân) và chuyên viên HR (có kinh nghiệm trong việc tuyển chọn và nhìn người) vào vị trí người điều phối tuyển dụng. Bởi họ sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng, từ đó có thể thảo thuận để tìm ra ứng viên phù hợp nhất.

► Có mô tả công việc càng cụ thể và chi tiết càng tốt

Một bản mô tả công việc được trình bày chi tiết, rõ ràng từng nhiệm vụ công việc cho từng vị trí, kèm theo các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, yêu cầu về cá tính, phẩm chất phù hợp đảm bảo phục vụ cho công việc và điều kiện làm việc tại vị trí lễ tân,… giúp không chỉ ứng viên hình dung được công việc đang ứng tuyển mà còn giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp.

Txl 1 42

Một bản mô tả công việc chi tiết và rõ ràng giúp ứng viên hình dung được công việc đang ứng tuyển, đồng thời giúp nhà tuyển dụng dễ dàng sàng lọc để tìm kiếm ứng viên phù hợp

► Đưa ra chế độ lương thưởng và đãi ngộ hấp dẫn

Bên cạnh mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến cao, hầu hết các lễ tân giỏi đều quan tâm đến vấn đề lương thưởng và chế độ đãi ngộ vì họ cho rằng, một mức thu nhập xứng đáng với mức độ hoàn thành công việc là cách mà cấp trên đang đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của họ. Do đó, nếu muốn tuyển dụng được lễ tân giỏi, nhà tuyển dụng phải tham khảo mức lương hiện trả trên thị trường, đồng thời tính toán sự phù hợp với mức lương chung của khách sạn để đưa ra con số cụ thể hấp dẫn, thu hút ứng viên có tiềm năng tham gia ứng tuyển.

► “Thử” độ nhạy của ứng viên bằng cách đưa ra các tình huống thường gặp

Có khả năng và sự nhạy bén trong giải quyết tình huống phát sinh là một trong những tiêu chí tuyển dụng gần như bắt buộc đối với vị trí nhân viên lễ tân khách sạn. Một nhân viên lễ tân giỏi lại càng cần làm nổi bật ưu điểm này. Để “thử” độ nhạy của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống giả định thường gặp trong nghề như: khách check-out trễ, khách check-in nhầm khách sạn, khách muốn đổi phòng, khách đòi phục vụ riêng, khách say sỉn,… rồi chờ đợi sự giải quyết của ứng viên để đánh giá và lựa chọn ra những cá nhân tiêu biểu có mức độ phù hợp với công việc cao nhất. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm không thể thiếu trong tuyển dụng và tìm kiếm lễ tân giỏi cho khách sạn.

Txl 1 43

Đưa ra các tình huống thường gặp trong nghề để ứng viên giải quyết là cách hay trong tuyển dụng và tìm kiếm lễ tân giỏi cho khách sạn

Hy vọng những thông tin mà Nghề khách sạn chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp khách sạn của bạn tuyển dụng được lễ tân giỏi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy đầu tư vào một nhân viên giỏi nhưng được việc thay vì nhiều nhân viên mới nhưng không ổn định. Đừng để nỗi sợ “làm thế nào để tuyển dụng được lễ tân giỏi cho khách sạn” trở thành áp lực gây khó khăn trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

Xem thêm: Làm thế nào để giữ chân lễ tân giỏi cho khách sạn?

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

7 tiêu chí cần có khi lựa chọn thu ngân nhà hàng

Nhà hàng bạn đang có nhu cầu tuyển dụng thu ngân nhưng bạn chưa biết phải làm thế nào để tuyển được thu ngân giỏi cho nhà hàng? Bạn loay hoay không biết nên lựa chọn thu ngân dựa trên những tiêu chí gì? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu những điều này cùng Nghề khách sạn!

những tiêu chí cần có khi lựa chọn thu ngân nhà hàng

Cùng Nghề khách sạn đi tìm những tiêu chí cần có khi lựa chọn thu ngân nhà hàng! (Nguồn: Internet)

7 tiêu chí cần có khi lựa chọn thu ngân nhà hàng

► Có khả năng tính toán linh hoạt

Khả năng tính toán là một trong những kỹ năng hành nghề bắt buộc đối với nhân viên thu ngân nhà hàng dù hiện nay đã có hàng chục phần mềm quản lý bán hàng với nhiều tính năng ưu việt. Việc thu ngân có khả năng tính toán linh hoạt, tức thành thạo các phép tính, quen thuộc các con số và chính xác đến từng chi tiết nhỏ; từ đó, giúp kiểm tra nhanh chóng những sai sót mắc phải trên hóa đơn tính tiền của khách để kịp thời sửa chữa.

Txl 1 18

Một thu ngân nhà hàng “được việc” phải trang bị đầy đủ những kỹ năng hành nghề cần thiết, trong đó khả năng tính toán linh hoạt (Nguồn: Internet)

► Nắm rõ mọi thông tin liên quan trên thực đơn và trong nhà hàng

Nắm rõ những thông tin như: tên món ăn/ thức uống, thành phần nguyên vật liệu, giá cả, các chương trình khuyến mãi, phí dịch vụ, … để sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của thực khách khi cần, trong trường hợp không có nhân viên Order tại đó. Ngoài ra, một số nhà hàng hiện nay áp dụng hình thức order tại quầy thu ngân, nên càng yêu cầu thu ngân phải nắm rõ mọi thông tin liên quan đến món ăn, đồ uống để tư vấn, hướng dẫn và tiếp nhận thông tin từ khách.

► Luôn giữ thái độ thân thiện với khách hàng

Với những nhà hàng order và thanh toán tại quầy, thu ngân là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khách hàng. Vì vậy, yêu cầu giữ thái độ thân thiện, lịch sự và nhiệt tình khi phục vụ khách là một trong những kỹ năng nghiệp vụ cần có trong công việc của thu ngân nhà hàng. Việc thu ngân có thái độ vui vẻ, niềm nở và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của khách hàng sẽ tạo ấn tượng tốt với khách về sự nhiệt tình, thoải mái cùng chất lượng phục vụ chuyên nghiệp.

Txl 1 19

Với những nhà hàng order và thanh toán tại quầy, thu ngân phải thực hiện đúng nghiệp vụ công việc của mình, nhất là phải luôn giữ thái độ thân thiện với khách hàng (Nguồn: Internet)

► Có kỹ năng phân biệt tiền thật – giả

Đây là kỹ năng thiết yếu nhất mà một thu ngân nhà hàng bắt buộc phải có. Kỹ năng này cũng thường xuyên được các nhà tuyển dụng đưa vào các tình huống phỏng vấn thu ngân. Chỉ khi bạn trang bị kỹ năng này, bạn mới có thể kiểm soát được doanh thu cho nhà hàng, tránh những thất thoát không đáng có vì những “sấp” tiền giả của khách hàng.

► Tỉ mỉ, chính xác trong nhận – thanh toán – trả lại tiền cho khách

Là người hàng ngày tiếp xúc và làm việc liên tục với những con số, thu ngân phải là người làm việc tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo từ những chi tiết nhỏ nhất, đảm bảo độ chính xác trong công việc, nhất là khi nhận – thanh toán và trả lại tiền cho khách, hạn chế tối đa những sai sót, thất thoát xảy ra. Cụ thể: nói to, rõ ràng số tiền nhận được từ khách –  nhập vào phần mềm – thông báo số tiền thừa sẽ trả lại cho khách – phân loại tiền và đặt đúng từng loại vào tủ đựng – lấy theo thứ tự từ lớn đến bé số từ sẽ trả lại và trả lại cho khách – cảm ơn và đề nghị khách kiểm tra kĩ số tiền trước khi rời quầy.

Txl 1 20

Bên cạnh kỹ năng phân biệt tiền thật – giả, thu ngân nhà hàng còn phải thật tỉ mỉ, chính xác trong việc nhận – thanh toán – trả lại tiền cho khách (Nguồn: Internet)

► Sử dụng thành thạo phần mềm quản lý bán hàng

Hầu hết mọi thu ngân nhà hàng hiện nay đều thao tác chủ yếu trên phần mềm. Điều này yêu cầu thu ngân phải biết và sử dụng thành thạo các phần mềm bán hàng; đây cũng là một kỹ năng ưu tiên trong quá trình tuyển dụng và lựa chọn thu ngân. Một thu ngân nhà hàng sử dụng thành thạo phần mềm quản lý bán hàng là có thể thao tác nhanh nhẹn và chính xác các nghiệp vụ từ chọn món, chỉnh sửa order, chuyển gộp bàn, hủy order,…

► Cập nhật kịp thời những chương trình marketing vào hệ thống

Việc nắm rõ và chi tiết các chương trình marketing (giảm giá, khuyến mãi, tặng quà, đăng ký thành viên,…) của nhà hàng gồm chương trình đó là gì? được áp dụng trong khoảng thời gian nào? điều kiện áp dụng ra sao? … và cập nhật kịp thời vào hệ thống giúp quá trình thanh toán và in hóa đơn được chính xác; tránh trường hợp sai sót do quên hay nhập thiếu khiến khách hàng đánh giá bạn và nhà hàng bạn “gian lận”.

Txl 1 21

Thu ngân nhà hàng phải cập nhật kịp thời những chương trình marketing vào hệ thống, đảm bảo tính chính xác trong phục vụ, thanh toán và in hóa đơn cho khách (Nguồn: Internet)

Trên đây là chia sẻ của Nghề khách sạn về Những tiêu chí cần có khi lựa chọn thu ngân nhà hàng. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho không chỉ nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp, mà còn giúp cả những ứng viên tự nhìn nhận mức độ phù hợp của bản thân trong nghề.

Xem thêm: Làm thế nào để tuyển dụng Thu ngân giỏi cho Khách sạn – Nhà hàng?​

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tiết lộ những bí quyết giúp nhà hàng kinh doanh Buffet thành công

Buffet hiện nay được xem như là một mô hình kinh doanh rất dễ thu lại lợi nhuận cao. Bài viết sau đây, Nghề khách sạn sẽ cùng bạn khám phá những bí quyết giúp nhà hàng Buffet kinh doanh thành công…

Tiết lộ những bí quyết giúp nhà hàng kinh doanh Buffet thành công

Bí quyết nào giúp các nhà hàng kinh doanh Buffet thu được nhiều lợi nhuận?

► Buffet xuất hiện từ khi nào?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hình thức ăn uống theo kiểu Buffet có nguồn gốc từ giới quý tộc châu Âu – mang đậm tính thanh lịch, tinh tế của người Pháp. Và thực tế thì Buffet cũng là từ có gốc tiếng Pháp, mang nghĩa là tiệc đứng hay tự chọn.

Vào thế kỷ XVIII, ở Pháp xuất hiện những bữa tiệc đứng với các dãy bàn bày sẵn nhiều loại thức ăn. Hình thức tiệc này sau đó nhanh chóng lan sang Anh và các nước châu Âu khác. Tiệc Buffet giúp tạo điều kiện để các thực khách tham dự giao lưu, trao đổi với nhau trong bầu không khí thân mật.

Nhờ sự sáng tạo của một nhà hàng Trung Hoa mở trên đất Mỹ, đến giữa thế kỷ XIX – người Mỹ mới biết đến tiệc Buffet. Đến những năm 1930, hình thức tiệc này thịnh hành hơn với nhiều biến tấu hiện đại và dần trở thành một mô hình kinh doanh “siêu lợi nhuận”.

Ở Việt Nam, mô hình kinh doanh Buffet nở rộ trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt là tại các thành phố lớn, từ nhà hàng cao cấp đến bình dân với: buffet nướng – lẩu, buffet hải sản, buffet chay, buffet cơm trưa văn phòng, buffet ăn vặt…

Txl 1 194

Buffet nướng – lẩu rất được yêu thích hiện nay

Mô hình kinh doanh nhà hàng “ăn bao nhiêu tùy thích” là lựa chọn yêu thích của nhiều thực khách khi giá không cao nhưng được ăn “thả ga”. Để tồn tại và “sống tốt” thì ắt hẳn các nhà hàng kinh doanh Buffet phải có “thủ thuật”…


► Ứng dụng Kinh tế học – Khiến khách no càng nhanh, càng tốt

Làm thế nào để tạo ra cảm giác dư thừa những món “sơn hào hải vị” mà thực khách có muốn cũng không thể nào ăn hết được – đó là mục tiêu chính của các Nhà quản lý nhà hàng Buffet. Điều này được thực hiện bằng những chiến lược sau đây:

– Kiểm soát chi phí nguyên liệu đầu vào

Đa phần các món ăn Buffet thường xoay quanh các nguyên liệu giá rẻ và được mua sỉ với số lượng lớn nên nhà hàng sẽ có được tỷ lệ chiết khấu cao nhất.

– Ưu tiên tận dụng các nguyên liệu được mùa

Rau củ tươi, hải sản vào mùa thu hoạch luôn được ưu tiên sử dụng để tăng chất lượng các món ăn và khiến thực khách có cảm giác mình được ăn những món ngon nhưng vẫn bảo toàn chi phí cho nhà hàng. Nếu giá thực phẩm biến động tăng đột biến thì nhà quản lý sẽ tìm một nguyên liệu có giá rẻ hơn để thay thế.

– Không cần nhiều nhân viên – tiết kiệm chi phí nhân sự

Vì đầu bếp chỉ cần sơ chế – chế biến món ăn theo một thực đơn có sẵn, còn thực khách tự chọn món cho mình nên nhà hàng Buffet thường tuyển rất ít nhân viên. Chỉ cần tuyển một số vị trí như: đầu bếp, vài nhân viên phục vụ – tạp vụ, do đó nhà hàng sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí nhân sự.

Txl 1 46

Nhà hàng Buffet thường không cần tuyển nhiều nhân viên

– Tăng giá các dịch vụ đi kèm

Một phần lợi nhuận đáng kể của nhà hàng Buffet nằm ở giá thức uống, giá các món ăn đặc biệt khách có thể order thêm và 10% phí VAT. Giá các loại nước ngọt thường được bán cao hơn nhiều so với giá trị mua vào nên doanh thu từ khoản này sẽ trực tiếp trở thành lợi nhuận của nhà hàng.

– Áp dụng bài toán kinh tế trung bình

Để kinh doanh có lãi thì các nhà hàng Buffet sẽ điều tiết giữ chi phí nguyên vật liệu và nhân công hàng tháng thấp hơn 30% tổng giá vé. Với những thực khách có sức ăn gấp vài lần người thường thì luôn có trẻ con và người lớn tuổi ăn ít để bù trừ. Đó chính là bài toán kinh tế trung bình.


► Ứng dụng Tâm lý học – Hướng hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho nhà hàng

– Ngập tràn các món dầu mỡ, tinh bột, rau củ

Hơn phân nửa thực đơn Buffet là các món dầu mỡ, tinh bột và rau củ chế biến nhiều và bày trí khá bắt mắt để hấp dẫn thực khách. Trong khi các món đắt tiền thường được chia thành những phần nhỏ. Nhiều nhà hàng sẽ hạn chế số lần ra món – số lượng các món đắt tiền và yêu cầu nhân viên đứng ở khu vực này để thực khách ngại đối mặt với nhân viên đó nhiều lần.

Txl 1 47

Thực đơn Buffet chủ yếu là những món nhanh no

– Hạn chế lượng thức ăn trên mỗi đĩa

Loại đĩa sứ to hay tô cỡ lớn thường ít xuất hiện ở các nhà hàng Buffet bán vé để giảm lượng thức ăn trên mỗi lần khách đi lấy món. Nếu dùng những loại đĩa nhỏ hơn, lượng thức ăn trung bình khách lấy sẽ ít hơn khoảng 30%. Tỷ lệ này sẽ cao hơn với những nhóm khách đi đông vì nhiều khách e ngại đi lấy món nhiều lần sẽ sợ bị “đánh giá”.

– Bày trí thông minh

Những món ăn nhiều tinh bột, nhanh no thường được bày trí ở khu vực thuận lợi, dễ dàng di chuyển để chọn món nhất. Còn những món đắt tiền như hải sản, thịt bò thường được sắp xếp ở nơi khuất tầm nhìn hay bao quanh bởi nhiều món rau củ. Nhiều thực khách bị lương tâm hối thúc lấy thêm những món rau củ tốt cho sức khỏe.


Việc áp dụng một cách hiệu quả thủ thuật về kinh tế học và tâm lý học giúp loại hình kinh doanh Buffet mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà hàng… Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào?

Chiều 29.8, mạng xã hội xôn xao clip ghi lại cảnh một nhân viên bảo vệ đang đuổi những người dân đi đường trú mưa giông ra khỏi khu vực sảnh khách sạn. Sự việc đã gây nên một làn sóng phẫn nộ, nhiều người bức xúc đã vào trang đánh giá của khách sạn rate 1 sao và để lại những review tiêu cực. Giữa “cơn bão” khủng hoảng truyền thông như thế này, khách sạn nên xử lý thế nào?

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào

Khách sạn xảy ra sự việc nên làm gì để xử lý khủng hoảng này?

► Người quay clip về sự việc nói gì?

Trao đổi với báo chí, chị T.T.H (38 tuổi) – người quay và chia sẻ clip cho biết, vào khoảng 5h10 chiều 29.8, chị cùng 4 người khác gồm 1 phụ nữ và cậu con trai, 1 bác lớn tuổi và cháu nhỏ khi đi đường đến khu vực khách sạn trên đường Trần Duy Hưng thì trời đổ mưa giông có sấm chớp nên đã ghé vào vìa khách sạn để trú. Nhưng:

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào


 Quản lý lễ tân khách sạn nói gì?

Trước vụ việc này, chị Đ.T.H (36 tuổi) – Quản lý lễ tân của khách sạn xác nhận người đàn ông trong clip được chia sẻ chính là nhân viên bảo vệ của khách sạn. Và cho biết:

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào


► Hệ lụy là cộng đồng mạng đồng loạt đánh giá khách sạn 1 sao

Ngay sau khi clip được phát tán trên mạng xã hội, cộng đồng mạng đã tỏ ra vô cùng bức xúc với hành động của nam nhân viên bảo vệ. Đa số đều cho rằng trong lúc trời mưa gió, việc chia sẻ – giúp đỡ người khác, đặc biệt là phụ nữ, người lớn tuổi và trẻ em là điều cần phải làm. Thể hiện sự phẫn nộ của mình, nhiều người đã đồng loạt vào đánh giá khách sạn này 1 sao trên các web chuyên về review khách sạn và để lại nhiều review tiêu cực.

Txl 1 44

 

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào


► Cộng đồng nhà quản lý nghề bình luận gì?

Sau khi sự việc xảy ra, admin Group Nghề khách sạn – Cộng đồng Nhà quản lý đã đặt vấn đề:

Txl 1 45

Nhiều Nhà Quản lý nghề cũng nêu quan điểm của mình và có nhiều góc độ tiếp cận vấn đề khác nhau:

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào

 

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào

 

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào

 

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào

 

Chuyện nhân viên bảo vệ ở Hà Nội “đuổi khách trú mưa giông” – khách sạn nên xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào


► Giữa “cơn bão” khủng hoảng truyền thông, khách sạn nên xử lý thế nào?

Rõ ràng đây là “cách được PR” mà không khách sạn nào mong muốn vì nó “hại trăm đường”. Như chia sẻ của một nhà quản lý nghề trên đây, khách sạn phải có thông báo chính thức càng sớm càng tốt để trả lời cho cộng đồng – tránh tình trạng sự việc leo thang theo chiều hướng xấu, có thể dẫn đến những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.

Thiết nghĩ, với sự việc như thế này, khách sạn cần làm rõ sự thật với nam nhân viên bảo vệ trong clip, trong hoàn cảnh đó, đã nói chính xác những gì với thái độ như thế nào. Nếu đó là sự “ngộ nhận” của người quay clip hay cộng đồng mạng thì khách sạn có thể đăng đàn liên hệ với những người dân trú mưa khi đó để họ “minh oan” cho khách sạn.

Còn nếu đó là “hành động nghiệp vụ một cách cứng nhắc” – chưa biết chia sẻ với người dân lúc mưa gió thì chẳng gì bằng một lời xin lỗi chân thành, vì người ta thường nói “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”…

Bạn có cao kiến gì giúp khách sạn xử lý sự việc này? – Hãy chia sẻ để cộng đồng nghề khách sạn cùng học hỏi nhé!

Bài viết hữu ích: 6 bước xử lý khủng hoảng truyền thông cho khách sạn

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Phân loại khách VIP và 5 điều Housekeeping cần biết khi phục vụ

VIP luôn là đối tượng khách nhận được “biệt đãi” của khách sạn. Vì giá trị họ mang lại cực kỳ cao. Mỗi hạng VIP khác nhau cần lưu ý phong cách phục vụ chuẩn phù hợp. Phân loại khách VIP thế nào? Giá trị khách VIP mang lại là gì? Quy trình phục vụ khách VIP ra sao?… Tất cả sẽ được Nghề khách sạn giải đáp qua bài viết dưới đây.

phân loại khách vip và tiêu chuẩn phục vụ khách vip
Khách sạn cao cấp thường trang bị buồng VIP phục vụ khách VIP

Khách VIP là gì?

VIP (Very Important Person) hoặc VVIP (Very Very Important Person) là thuật ngữ chỉ những vị khách “thượng đẳng”, có chỗ đứng và tiếng nói nhất định trong xã hội hoặc một bộ phận xã hội, có điều kiện kinh tế và khả năng chi trả cao, được quan tâm đặc biệt khi đến lưu trú tại khách sạn. Thông thường, nhóm khách này sẽ mang lại doanh thu lớn và giá trị thương hiệu cao cho khách sạn đó.

Hiển nhiên, khách VIP sẽ được ở trong buồng VIP (phòng nghỉ dành riêng cho những vị khách quan trọng và đặc biệt), đảm bảo riêng tư, bí mật và an toàn với dịch vụ và tiện nghi cao cấp nhất.

Phân loại khách VIP thế nào?

Các khách sạn khác nhau có tiêu chí phân loại khách VIP khác nhau.

Điển hình sẽ là:

– VIP Vàng, gồm: Nguyên thủ Quốc gia, người thuộc Hoàng gia

– VIP Bạc, gồm: Người nổi tiếng, như ca sĩ, người mẫu, cầu thủ bóng đá…

– VIP Đồng, gồm: Ban Giám đốc, người thân của Ban Giám đốc

Hoặc:

– VIP 1 và VIP 2, gồm: Giám đốc điều hành, người thân của Ban Giám đốc, khách trung thành, khách quen

– VIP 2 và VIP 3, gồm: Viên chức cao cấp trong Chính phủ, cấp đại diện trong Chính phủ

– VIP 3 và VIP 4, gồm: Người nổi tiếng, người chi trả cao, nhân vật cao cấp trong giới kinh doanh

– VIP 5: Nguyên thủ Quốc gia, người thuộc Hoàng gia.

Ngoài ra, một số khách sạn cũng “biệt đãi” lãnh đạo của đối tác, đơn vị hợp tác; nhà báo phóng viên; nhà đầu tư; nhà tổ chức sự kiện…

Việc phân loại khách VIP giúp xây dựng quy trình phục vụ và đào tạo nhân viên chuẩn chỉnh, phù hợp hơn.

Phục vụ khách VIP, khách sạn được gì?

– Thu về doanh thu cao ngất, bởi đa phần VIP luôn sử dụng dịch vụ hạng sang và đa dạng, lại chi khủng

– Tăng danh tiếng, uy tín cho khách sạn, đặc biệt là những vị khách được truyền thông chú ý, liên tục đưa tin như Nguyên thủ Quốc gia, hay Người nổi tiếng

– Tăng lượt book phòng về sau nhờ tăng danh tiếng, uy tín; chưa kể, việc thần tượng của mình check-in tại đó sẽ kích thích fan tin tưởng đặt phòng khi có dịp

Txl 1 195
Đón tiếp và phục vụ khách VIP mang lại nhiều giá trị về mặt lợi nhuận và danh tiếng cho khách sạn

Phục vụ khách VIP, không ít bất lợi

– VIP thường yêu cầu rất cao về chất lượng dịch vụ, đôi khi quá quắt, bất khả thi

– Cần chú trọng và tập trung phục vụ cũng như đảm bảo an toàn, riêng tư cho VIP nên có thể gây nên sự chênh lệch về mặt nhân sự, sao nhãng các đối tượng khách khác

– Cảm nhận chủ quan của VIP về chất lượng dịch vụ có thể làm nổ ra một cuộc khủng hoảng truyền thông cho khách sạn nếu cho bad review trên các nền tảng số hay cung cấp cho báo chí

– Có thể nảy sinh các vấn đề về an ninh, an toàn cho cả họ lẫn nhân viên

– Tạo áp lực cho nhân viên, dễ phạm sai sót trong phục vụ

Quy trình dọn buồng VIP ra sao?

Quy trình dọn buồng VIP đa phần đều thực hiện các bước tương tự như quy trình dọn buồng đang có khách. Tuy nhiên, cần cẩn trọng và chú ý hơn để tránh phạm sai sót.

Lưu ý:

– Dọn đúng – nhanh – sạch theo tiêu chuẩn buồng VIP được chỉ định

– Nhân viên làm phòng VIP cần được chọn lựa kỹ, có kinh nghiệm, kỹ năng và nghiệp vụ chắc; có sự hiểu biết về nhu cầu và thói quen, sở thích của VIP; nắm rõ các yêu cầu về dịch vụ của khách, bao gồm cả yêu cầu bổ sung được khách sạn thỏa mãn

– Chất lượng phòng, bao gồm buồng ngủ và phòng tắm, của VIP phải được dọn kỹ, do Trưởng bộ phận Buồng kiểm tra và duyệt trước khi khách làm thủ tục nhận buồng

– Bộ đồ dùng (amenities) dành cho khách VIP được chuẩn bị và cung cấp đầy đủ theo tiêu chuẩn và hạng sao của khách sạn

– Buồng VIP sẽ được dọn sạch ngay sau khi khách rời khỏi buồng. Đặc biệt nhanh khi buồng treo biển “Xin hãy dọn buồng” phía trước cửa.

– Khách VIP luôn có dịch vụ chỉnh trang buồng vào buổi tối (Turndown Service) hay dịch vụ bổ sung vào ban đêm

– Chắc chắn rằng đã kiểm tra kỹ buồng ngủ và phòng tắm sau mỗi lần dọn, check kỹ theo yêu cầu và tiêu chuẩn dịch vụ buồng VIP

Txl 1 196
Khách VIP thường yêu cầu chất lượng dịch vụ cao và khác biệt

 

Khách VIP luôn được khách sạn “săn đón” và chăm sóc đặc biệt, từ khâu đón tiếp cho đến phục vụ trong thời gian lưu trú và check-out ra về. Để phục vụ đối tượng khách này tốt nhất, cần thiết nên phân loại đúng và nắm rõ quy trình phục vụ, dọn buồng chuẩn, tránh mắc sai phạm khiến họ phật ý…

​Ms. Smile

Quy trình công việc khi đón tiếp khách VIP và VVIP của khách sạn

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.