Thôi miên nhà tuyển dụng với 10+ câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch cực đỉnh

Muốn trở thành hướng dẫn viên, ứng viên không chỉ chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc đầy đủ giấy tờ mà còn phải nắm vững cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến nghề. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng bộ phận, đối tượng khách hàng khác nhau mà sẽ có các câu hỏi phỏng vấn du lịch tương ứng. Bài viết của Nghề khách sạn dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé.

Thôi miên nhà tuyển dụng với 10+ câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch cực đỉnh
 10+ câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch cực đỉnh

7 mẫu câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh thường gặp

Trước khi đi phỏng vấn xin việc hướng dẫn viên, ứng viên sẽ trải qua những câu hỏi tuy quen thuộc nhưng lại không hề dễ trả lời. Sau đây một số câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tiếng anh thường gặp như sau:

+ Could you introduce about yourself?(Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân được không?)

Ở vị trí hướng dẫn viên bất kỳ bộ phận nào cũng sẽ yêu cầu ứng viên phải tự giới thiệu bản thân. Thông qua các thông tin này, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với công việc này hay không? 

Vì thế, nếu vẫn chưa biết cách trả lời ra sao, bạn có thể giới thiệu “Tôi tên là …, tuổi…, từng học chuyên ngành… trường… Ước mơ của tôi là trở thành… Vì thế, tôi đã liên tục thực hành…”

+ What tour guide must know? (Là hướng dẫn viên du lịch, ứng viên cần biết những điều gì?)

Câu hỏi này đòi hỏi kỹ năng và kiến thức cần thiết của hướng dẫn viên du lịch, vì thế, bạn có thể tham khảo đưa ra gợi ý những kiến thức cần trau dồi như: Thời tiết, thông tin liên quan đến nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, đồn cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp, kiến thức lịch sử và xã hội tại địa điểm, ngôn ngữ tiếng địa phương,…

+ What are the physical requirements of a tour guide? (Những yêu cầu về thể chất với một hướng dẫn viên du lịch?)

Để trả lời câu hỏi này, hướng dẫn viên nên nêu rõ những ưu điểm liên quan đến thể chất của bạn. Bạn có thể chia sẻ rằng bạn thoải mái khi làm việc nhiều giờ bên ngoài, đứng và đi bộ trong nhiều tiếng đồng hồ…

+ What are the challenges you face while handling tourists? (Những thử thách bạn phải gặp khi trở thành hướng dẫn viên du lịch?)

Câu hỏi này đòi hỏi kinh nghiệm trong quá trình xử lý tình huống khách hàng của hướng dẫn viên du lịch. Nếu bạn chưa biết cách trả lời, có thể tham khảo gợi ý sau đây:

Một số tình huống có thể gặp khi trở thành hướng dẫn viên như: Khách hàng vứt rác bừa bãi, tập trung không đúng giờ, khách hàng bỏ quên vé máy bay tại khách sạn khi đến sân bay,…”

+ What should a tour guide do before the tour? (Hướng dẫn viên nên làm gì trước chuyến đi?)

Dựa trên kinh nghiệm cùng vốn kiến thức về nghề, hướng dẫn viên có thể đưa ra lời giải đáp phù hợp nhất. Chẳng hạn, HDV có thể nghiên cứu trước về thời tiết, cung cấp các thông tin cần thiết về thủ tục, sức khỏe, an toàn cho khách du lịch trước khi bắt đầu tham quan, đem theo các thiết bị và vật dụng thích hợp…

+ How do you resolve some hot-tempered customers and difficult things at work? (Khi gặp khách hàng khó tính hay vấn đề khó khăn trong công việc, bạn phải làm thế nào?)

Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng xử lý tình huống khi gặp những khách hàng khó tính hay khó khăn trong công việc của ứng viên. Đây là kỹ năng không thể thiếu của một hướng dẫn viên. Vì thế, để vượt qua câu hỏi này, bạn có thể nói về cách xử lý vấn đề của bạn trong một tình huống cụ thể. Tốt nhất HDV nên đưa ra hướng giải quyết càng chi tiết, cụ thể càng tốt.

+ Why do we choose you? (Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?)

Câu hỏi này xuất hiện khá phổ biến ở nhiều công ty về du lịch, nên ứng viên cần chuẩn bị vài ý để trả lời một cách tự tin và dễ dàng vượt qua vòng tuyển dụng. Thông qua những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên ngành hướng dẫn viên, bạn có thể trình bày cụ thể chi tiết tất cả điều này rồi so sánh với yêu cầu tuyển dụng của công ty.

Nhìn chung, những câu hỏi phỏng vấn du lịch tiếng Anh đòi hỏi kinh nghiệm về nghề, kiến thức ngữ pháp, sự tự tin, khả năng vấn đáp rõ ràng, mạch lạc, thái độ trả lời chuyên nghiệp của ứng viên. Vì thế, tốt nhất, HDV nên chuẩn bị kỹ càng câu trả lời để tránh tình trạng hoang mang, lo lắng mà quên bài.

10+ mẫu câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn du lịch tiếng Việt thường gặp

Một số câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn du lịch thường gặp phải kể đến như sau:

– Bạn đánh giá gì về ngành du lịch thời gian hiện tại?

– Theo bạn, bạn thích du lịch theo tour hay tự túc? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình này như thế nào?

– Bạn đã từng trải nghiệm dịch vụ của công ty chưa? Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng của dịch vụ?

– Bạn có những kinh nghiệm nào phù hợp với vị trí dẫn tour tại công ty chúng tôi?

– Trong 5 năm tới, bạn có nguyện vọng thăng tiến về sự nghiệp như thế nào?

– Trong ngành du lịch, bạn có thể đánh giá ưu nhược điểm của công ty như thế nào?

– Theo bạn, để đạt được mục tiêu trở thành hướng dẫn chuyên nghiệp, nhân viên cần phải làm gì?

– Bạn có thể nêu quy trình hướng dẫn tour cơ bản?

– Cách bạn xử lý tình huống như: Khách hàng bị quên giấy tờ, khách hàng đi lạc, khách hàng bị giật điện, khách hàng bị tai nạn xe,…

– Bạn có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản hay không?

– Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ hoặc ca xoay hay không?

– Bạn có thể di chuyển ở nhiều tỉnh thành được không?

– Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Tùy thuộc vào kinh nghiệm xử lý tình huống, kiến thức liên quan đến nghề mà ứng viên có thể đưa ra câu trả lời tương ứng. Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể dựa vào quan điểm, kiến thức tổng quan bản thân.

5+ câu hướng dẫn viên du lịch có thể hỏi nhà tuyển dụng

Một số câu hướng dẫn viên du lịch có thể hỏi nhà tuyển dụng như sau:

– Tôi có thể phát triển những năng lực nào khi trở thành một hướng dẫn viên của công ty?

– Doanh nghiệp đang khai thác lĩnh vực nào của ngành du lịch để đưa công ty phát triển hơn nữa?

– Bằng công việc của mình, tôi có thể hỗ trợ cho quá trình hoàn thành mục tiêu đó hay không?

– Văn hóa doanh nghiệp cùng môi trường làm việc tại công ty như thế nào khi tôi được ứng tuyển vào làm việc?

– Những quyền lợi của HDV khi sử dụng các dịch vụ du lịch tại công ty là gì?

– Những quyền lợi khác của HDV khi được làm việc ở công ty là gì?

Txl 1 348
Bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng để nắm bắt thông tin tổng quan

Gợi ý trả lời những câu hỏi tình huống hướng dẫn viên du lịch phổ biến

Vượt qua những câu hỏi tình huống được xem là điểm cộng giúp ứng viên để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng và dễ dàng trở thành nhân viên công ty. Vì thế, hướng dẫn viên du lịch nên tham khảo và tìm hiểu cách xử lý nhiều tình huống khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý trả lời những câu hỏi tình huống hướng dẫn viên du lịch mà nhà tuyển dụng đưa ra:

+ Xử lý thế nào khi khách không muốn nhận phòng bạn đã sắp xếp?

Gợi ý cách trả lời:

– Nhẹ nhàng thăm hỏi, trò chuyện với khách hàng về lý do không muốn nhận phòng.

– Trực tiếp lên phòng của khách hàng để kiểm tra điều kiện vật chất tổng quan phòng.

– Làm việc với bộ phận lễ tân để thay đổi phòng cho khách.

+ Khi đưa khách đến địa phương, HDV địa phương cung cấp thông tin khác với những gì bạn đã nói. Khách thắc mắc, phải làm thế nào?

Gợi ý cách trả lời:

– Dành thời gian để lắng nghe những ý kiến của khách hàng, cám ơn, kiểm tra lại thông tin và phản hồi lại khách.

– Trò chuyện với HDV địa phương để thống nhất thông tin.

– Chính thức xin lỗi và đính chính lại tất cả những thông tin cho khách hàng đồng thời giải thích lý do về sự khác biệt đó.

– Không nên đổ lỗi làm mất uy tín đồng nghiệp.

+ Xử lý thế nào khi khách hàng gặp thiên tai giữa đường không thể về lại thành phố?

Gợi ý cách trả lời:

– HDV nên trấn an tâm lý khách hàng rồi liên hệ địa phương để cung cấp dịch vụ cần thiết cho khách hàng.

– Liên hệ với công ty để thông báo về tình huống đang gặp phải nhằm tìm ra hướng giải quyết sớm nhất.

+ Khách bị lạc đường khi tham quan, HDV phải làm gì?

Gợi ý cách trả lời:

– HDV cung cấp chính xác những thông tin về địa điểm tham quan càng cụ thể càng tốt.

– Đưa SĐT, giờ hẹn, địa điểm tập trung cho khách.

– Khi khách bị lạc, HDV giữ bình tĩnh, thông báo cho khách còn lại về vụ việc rồi tập trung khách lại để hạn chế tình trạng lạc khách.

– Liên hệ với ban quản lý, phát loa thông báo về tình trạng lạc của khách.

Txl 1 349
Hướng dẫn viên nên bình tĩnh xử lý khi khách bị lạc đường

+ Xử lý thế nào khi khách luôn vi phạm nội quy, trễ giờ, có thái độ ảnh hưởng đến cả đoàn?

Gợi ý cách trả lời:

– Gặp riêng khách để nói rõ về những lỗi đã mắc phải, nội quy và nội dung cần chấp hành, hậu quả khi khách không tuân thủ quy định, yêu cầu chấm dứt tất cả những hành động,…

– Nếu khách vẫn tiếp tục hành vi, HDV nên yêu cầu khách rời tour rồi thông báo với cơ quan, nhờ cơ quan luật pháp có thẩm quyền can thiệp,…

Còn nhiều tình huống khác nữa, bạn có thể tham khảo tại những tình huống hướng dẫn viên du lịch thường gặp.

Những lưu ý khi phỏng vấn hướng dẫn du lịch

Không những chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, hướng dẫn viên du lịch nên lưu ý một số điều dưới đây để vượt qua vòng tuyển dụng một cách thuận lợi:

– Đi sớm hơn 10 phút để chuẩn bị câu trả lời, trang phục quần áo,…

– Khi trả lời phỏng vấn nên giữ tinh thần thoải mái, tự tin, trả lời trung thực, ngắn gọn, súc tích, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

– Nên có một vài câu hỏi với nhà tuyển dụng để nắm bắt thông tin.

– Gửi thư cảm ơn sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn.

Trên đây là bài tổng quan tất cả những câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du tiếng Anh và tiếng Việt thường gặp nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các câu hỏi phỏng vấn những vị trí khác trong nhà hàng – khách sạn, có thể nhấn tại đây.

Tìm việc lữ hành du lịch (HDV, ĐH Tour…) Xem tại đ​ây.

 Phương Thảo (Tổng hợp)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Để trở thành hướng dẫn viên du lịch cần bằng cấp gì?

Hiện nay nhiều bạn trẻ lựa chọn hướng dẫn viên du lịch ( HDV DL) cho định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch Việt Nam cũng như quốc tế sẽ mang lại cơ hội việc làm cao, đồng thời là môi trường tốt giúp các bạn hoàn thiện và phát triển bản thân.

Để trở thành Hướng dẫn viên du lịch cần bằng cấp gì
Để trở thành Hướng dẫn viên du lịch cần bằng cấp gì

Hướng dẫn viên du lịch có cần bằng đại học?

Bằng đại học không phải là yêu cầu tiên quyết để trở thành một HDV DL. Tuy nhiên nếu tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch sẽ có nhiều lợi thế về kiến thức chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu, từ đó chiếm ưu thế hơn trong quá trình tuyển dụng. 

Cơ hội việc làm cũng chia đều cho các bạn trái ngành, đối với các bạn có bằng đại học, cao đẳng chuyên ngành khác để trở thành một HDV DL bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về du lịch. Hiện nay có rất nhiều các trường đại học, cao đẳng, trung tâm mở thêm các khóa đào tạo ngắn ngày, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để các bạn chọn lựa. 

Xem thêm : Học Hướng dẫn viên Du lịch – 3 con đường để bạn lựa chọn                                                                               

Txl 1 347
Để trở thành Hướng dẫn viên du lịch cần bằng cấp gì

 

Quy định về bằng cấp đối với hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch được chia thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế , hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.  

Để trở thành một HDV DL bạn cần có thẻ HDV DL, điều kiện cấp thẻ cho từng đối tượng được quy định khác nhau. Có thể tìm hiểu cụ thể hơn trong Luật Du lịch 2017 do Quốc hội ban hành. Ở đây chúng ta cùng tìm hiểu về yêu cầu bằng cấp đối với HDV Dl.

–  HDV DL nội địa:

Là người chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt trong suốt chuyến hành trình. Họ sẽ giải thích, thuyết trình cho đoàn khách Việt Nam đi du lịch trong nước.

Yêu cầu bằng cấp đối với HDV nội địa:  Tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành HDV du lịch trở lên.

Đối với trường hợp không thuộc chuyên ngành HDV DL phải trải qua khóa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa ngắn hạn – cấp chứng chỉ theo yêu cầu của Tổng cục du lịch Việt Nam.

–  HDV DL quốc tế:

Được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài.

Tốt nghiệp từ Cao đẳng, đại học chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch trở lên, đối với những bạn học chuyên ngành khác phải trải qua khóa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế theo quy định của Tổng cục du lịch.

 Ngoài ra cần sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề:

Người sử dụng thành thạo ngoại ngữ là người đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ;

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài;

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài;

+ Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.

Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

  HDV DL tại điểm:

Bằng những kiến thức của mình thuyết minh,  giới thiệu, cung cấp tất cả những thông tin về văn hóa, lịch sử, địa lý,… cho du khách ở một địa điểm du lịch cụ thể trong khoảng thời gian cố định. HDV DL tại điểm chủ yếu phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

 Hiện không có quy định cụ thể về bằng cấp, chỉ cần đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức.

Xem thêm: Hướng dẫn viên tại điểm là gì? Mô tả công việc Hướng dẫn viên tại điểm và mức lương mới nhất 

Ngoài những bằng cấp, chứng chỉ được quy định, muốn trở thành một HDV DL cần có Lòng yêu nghề, say mê công việc, không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng… đặc biệt phải có một sức khỏe tốt để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

Thông qua bài viết trên hy vọng sẽ giải đáp được một số thắc mắc về yêu cầu bằng cấp cho những bạn đang muốn theo nghề hướng dẫn viên du lịch.

Đoàn Trang

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Điểm du lịch là gì? 5 yếu tố cấu thành nên điểm du lịch là gì?

Ngoài vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi thì tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của địa phương là mục đích chính trong chuyến đi của nhiều người. Cụ thể điểm du lịch là gì? Đặc điểm điểm du lịch ra sao? Phân loại điểm du lịch thế nào? Điểm du lịch khác gì với các nơi tham quan, trải nghiệm khác?… Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

điểm du lịch là gì
Bạn có biết điểm du lịch là gì?

 

Nhiều du khách hay sales tour search tìm các điểm du lịch hấp dẫn để thiết kế tour du lịch hoặc cân nhắc book phòng hay dịch vụ liên quan khác. Hiểu chính xác điểm du lịch là gì và phân loại, phân biệt nó ra sao giúp khâu lên ý tưởng chất lượng và phù hợp hơn.

Điểm du lịch là gì?

Điểm du lịch (Tourist destination hay Tourist attraction) được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch, có thể có hoặc không cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhưng ở quy mô nhỏ.

Điểm du lịch được xác định là yếu tố cung du lịch, thuộc phân cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có không gian riêng biệt. Tùy vào sự đa dạng tài nguyên của một vùng, địa phương, khu vực, quốc gia sẽ có đa dạng các điểm du lịch hấp dẫn, là một trong những “sản phẩm” thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến tham quan.

Phân loại điểm du lịch ra sao?

Như đã trình bày ở mục “Điểm du lịch là gì?”, dựa vào tài nguyên du lịch hay cơ sở dịch vụ tại nơi đó, cả mục đích chuyến đi của du khách để phân loại điểm du lịch thành 2, đó là: điểm tài nguyên và điểm chức năng. Cụ thể:

+ Điểm tài nguyên

Là một điểm du lịch có tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo để du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu. Có thể là: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên đặc biệt, di tích lịch sử – văn hóa, công trình sáng tạo, các giá trị nhân văn khác…

Ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên hay động Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình… là những tuyệt tác của tự nhiên thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến tham quan.

+ Điểm chức năng

Là một điểm du lịch có dạng địa hình đặc biệt hay các công trình tôn giáo, câu lạc bộ văn hóa – tín ngưỡng hoặc vườn quốc gia, khu nghỉ dưỡng… thu hút khách du lịch đến để nghiên cứu, vui chơi, thể thao, mạo hiểm, chữa bệnh…

Trekking Tà Năng – Phan Dũng (Tây Ninh) hay tắm bùn khoáng tại Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa)… là những hoạt động được du khách thích thú khi trải nghiệm.

>>>Ngoài ra, khi xem xét vị trí của điểm đến đó trong chuyến đi của du khách, điểm du lịch cũng có thể chia thành 2 loại nữa, là:

+ Điểm đến cuối cùng (Final destination)

+ Điểm đến trung gian (Intermediate destination) hoặc điểm ghé thăm (Enroute)

Txl 1 22
Điểm du lịch hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều du khách tìm đến tham quan, trải nghiệm

Yếu tố cấu thành nên điểm du lịch là gì?

Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu đa dạng – ngày càng cao của du khách, mỗi điểm đến du lịch cần tập trung thỏa mãn 5 yếu tố cấu thành cơ bản, gọi là quy tắc 5A như sau:

+ Attractions – điểm đến hấp dẫn

Là bất kể những gì có giá trị thu hút du khách, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến cho chuyến đi của họ.

+ Access – giao thông thuận tiện

Những điểm du lịch có hệ thống giao thông thuận tiện như đa dạng các phương tiện đến, di chuyển trong khu vực dễ dàng, an toàn và nhanh chóng… thường sẽ thu hút được nhiều du khách đến hơn.

+ Accommodation – nơi ăn uống nghỉ ngơi tiện nghi

Bao gồm dịch vụ lưu trú và (hoặc) ăn uống tại điểm đến, cung cấp đa dạng và gần như toàn diện nhu cầu cho một chuyến đi cơ bản.

+ Amenities – các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ cá nhân

Không ít du khách ngại mang vác cồng kềnh nên có nhu cầu tìm mua các tiện nghi hay dịch vụ hỗ trợ cá nhân tại điểm đến để thuận tiện. Đáp ứng điều này không chỉ ghi điểm với khách du lịch mà còn tăng thêm doanh thu cho cơ sở.

+ Activities – các hoạt động bổ sung khác

Chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hay hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng hay công trình trung tâm thương mại, khu mua sắm, sân golf, bưu điện, ngân hàng, bệnh viện… cũng là những yếu tố cấu thành nên điểm du lịch, thể hiện tính đa dạng và bổ sung của sản phẩm, dịch vụ.

Việc xây dựng, duy trì và phát triển các điểm du lịch cần thỏa mãn 4 yếu tố chính yếu, là:

– Có khả năng đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương

– Bảo đảm giữ gìn được những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán tốt đẹp đang tồn tại tại địa phương

– Bảo vệ được môi trường sinh thái

– Đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững

Phân biệt điểm du lịch với khu du lịch thế nào?

+) Giống nhau:

– Đều là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch

– Đều có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của du khách

– Đều góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất đồng thời góp phần gìn giữ giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương.

+) Khác nhau:

Txl 1 84
Bảng so sánh điểm du lịch và khu du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam 2017

 

Có thể hiểu, điểm du lịch là cơ sở để hình thành nên khu du lịch. Do đó, xét về quy mô thì dĩ nhiên điểm du lịch có diện tích nhỏ hơn khu du lịch. Ngoài ra, một khu du lịch có thể có nhiều điểm du lịch để đa dạng nhu cầu và sự trải nghiệm cho du khách.

Như vậy, có thể thấy, điểm du lịch tuy là phân cấp thấp nhất trong hệ thống phân vùng lãnh thổ nhưng vẫn góp phần tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến tham quan, trải nghiệm; từ đó phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao giá trị văn hóa, tín ngưỡng, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến phát triển du lịch bền vững… Hiểu đúng và đủ điểm du lịch là gì giúp nhân sự nghề xây dựng kế hoạch để khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị hiệu quả.

(Theo Tri thức cộng đồng)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Học Hướng dẫn viên Du lịch – 3 con đường để bạn lựa chọn

Hướng dẫn viên(HDV) du lịch đang trở thành lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay, bởi vừa có thể được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người và sở hữu mức thu nhập hấp dẫn. Bạn quan tâm đến nghề này và muốn biết làm sao để học hướng dẫn viên du lịch? Hãy cùng Nghề khách sạn tìm hiểu thêm nhé!​​

Học Hướng dẫn viên Du lịch - 3 con đường để bạn lựa chọn
Hướng dẫn viên du lịch đang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.

Tiềm năng – cơ hội nghề hướng dẫn viên hiện nay

Với khí hậu ôn hòa – một đường bờ biển ôm trọn chiều dài đất nước – cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp – nền văn hóa đa bản sắc, Việt Nam có quá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế này, ngành dịch vụ du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực trong xã hội, kéo theo đó là nhu cầu về hướng dẫn viên cũng tăng cao. Do vậy, việc lựa chọn theo học hướng dẫn viên du lịch đang là xu hướng của rất nhiều bạn trẻ.

Tuy nhiên, với sự phát triển về số lượng khách du lịch, số lượng HDV hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện số lượng HDV chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu khách trong nước và 40% nhu cầu khách quốc tế. Chính vì thế mà nghề hướng dẫn viên đang thiếu hụt một lượng lớn nguồn lao động – đặc biệt là lao động có trình độ cao.

Học Hướng dẫn viên Du lịch – 3 con đường để bạn lựa chọn

Để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày càng lớn hiện nay của ngành du lịch nói chung, cũng như nguyện vọng học hướng dẫn viên du lịch của rất nhiều bạn trẻ, các trường đại học, cao đẳng – trường dạy nghề hay các trường, trung tâm chuyên đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, uy tín và chất lượng đào tạo tốt hay không lại còn cần phải nhìn nhận và đánh giá.

Sự thật là có rất nhiều lựa chọn để bạn có thể học hướng dẫn viên du lịch. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất cho nhu cầu cũng như tương lai nghề của mình:

  • Học chính quy (Tại các trường đại học, cao đẳng)

Trong số các lao động trong ngành hướng dẫn viên du lịch thì lao động có đào tạo chuyên môn cao đang rất thiếu hụt và nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì vậy, việc theo học tại các trường đại học, cao đẳng chính quy chuyên đào tạo du lịch sẽ là một hướng đi cực kì đúng đắn ở thời điểm hiện tại.

Txl 1 365
Một buổi thực tập ngoại khóa của các bạn sinh viên và doanh nghiệp lữ hành.

Sau đây là danh sách một số trường đại học, cao đẳng đào tạo hướng dẫn viên du lịch uy tín trên cả nước:

 

Tên trường

Giới thiệu chung

Điểm chuẩn (2018)

Đại học Hà Nội

  • Là một trong các trường đào tạo nguồn nhân sự về du lịch lớn của miền Bắc, đây sẽ là một lựa chọn hợp lý cho việc học hướng dẫn viên du lịch.
  • Địa chỉ: Km9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

29.68

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội

  • Là một trong các cơ sở đào tạo du lịch ra đời từ rất sớm, với kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, cam kết đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho ngành hướng dẫn viên du lịch
  • Địa chỉ: Số 336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

26.50

Đại học Văn hóa Hà Nội

  • Trực thuộc bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, đây là một ngôi trường có uy tín về đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực văn hóa,du lịch; cung cấp nguồn nhân lực cho rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.
  • Địa chỉ: Số 418 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa , quận Đống Đa, Hà Nội

29.68

Khoa Du lịch – Đại học Huế

  • Là cơ sở đào tạo uy tín ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Khoa Du lịch thuộc Đại học Huế là cơ sở chuyên đào tạo các khối ngành du lịch, hướng đến việc hợp tác với nhiều doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đầu ra cho sinh viên.
  • Địa chỉ: Số 22  đường Lâm Hoằng, phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế.

17,5

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn-TPHCM

  • Cơ sở đào tạo khối ngành du lịch lớn nhất miền Nam với rất nhiều chuyên ngành về du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch, đây sẽ là một lựa chọn cho các bạn trẻ đam mê về du lịch. Nơi đây cũng là địa điểm cung cấp chính nguồn nhân sự trong lĩnh vực du lịch cho miền Nam và cả nước.
  • Địa chỉ:số 10-12 đường  Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

22.90cho khối C01 và 20.90 cho khối D01,D14.

Cao đẳng Du lịch Hà Nội

  • Chuyên đào tạo cho khối ngành du lịch tại Hà Nội, đây là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho học viên ngành du lịch, với hướng đào tạo chính là nâng cao kĩ năng cũng như nghiệp vụ của sinh viên bên cạnh đó điểm đầu vào cũng khá thấp phù hợp cho những bạn có học lực trung bình, khá.
  • Địa chỉ: Số 236  đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điểm chuẩn nguyện vọng 1: 10.0 hoặc Điểm chuẩn học bạ: 20

Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng

  • Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng: Là một trong số các trường đào tạo du lịch có số lượng sinh viên theo học lớn tại Đà Nẵng, đây là trường cao đẳng có chất lượng đào tạo tốt cũng như chú trọng đến việc thực hành thực tế cho các vị trí trong ngành du lịch.
  • Địa chỉ: Số 45, Đường Dũng Sĩ Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.

12.0

 

  • Học tại các trường nghề

Nếu không lựa chọn học hướng dẫn viên du lịch tại các trường Đại học hay Cao Đẳng vì thời gian đào tạo lâu, lại không có nhiều điều kiện thực hành thực tế thì trường nghề cũng là một gợi ý tiềm năng cho các bạn trẻ, vì nó không đòi hỏi phải có điểm thi đại học hay cao đẳng cũng như các bạn có học lực thấp cũng có thể đăng kí học và có tuyển sinh các bạn chỉ mới tốt nghiệp THCS.

Một số trường đào tạo nghề uy tín để bạn tham khảo:

Tên trường

Giới thiệu chung

Hình thức xét tuyển

Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng

  • Là trung tâm đào tạo du lịch, hướng dẫn viên du lịch mới được thành lập – với cơ sở vật chất mới cũng như hệ thống thực hành với các khu vực riêng, phục vụ cho nhiều mục đích giảng dạy khác nhau, cho phép người học làm quen dần với môi trường trong ngành du lịch.
  • Địa chỉ : Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tổ 69, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.

Học bạ THCS hoặc THPT.

Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang

  • Là một trường đào tạo nghề của vùng duyên hải miền Trung thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có chức năng đào tạo chủ yếu về dạy nghề trong lĩnh vực du lịch, thích hợp cho các bạn có nhu cầu xét tuyển bằng tốt nghiệp THCS và THPT.
  • Địa chỉ: Số 2, đường Điện Biên Phủ, Phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Học bạ THCS hoặc THPT.

Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn

  • Nơi đào tạo, giảng dạy cho các học viên theo học nghề du lịch tại khu vực miền Nam, đặc biệt trường có riêng chuyên ngành cho hướng dẫn viên du lịch, tạo điều kiện nâng cao tay nghề cũng như kĩ năng cho hướng dẫn viên
  • Địa chỉ: 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM

Hình thức xét tuyển : học bạ THCS; THPT hay xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

 

  • Học thêm chứng chỉ nghiệp vụ

Trường hợp bạn muốn trở thành Hướng dẫn viên du lịch nội địa – nếu có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên với các chuyên ngành liên quan đến Du lịch – bạn có thể sử dụng bằng này để đổi thẻ HDV nội địa. Nếu ngành theo học không liên quan gì đến du lịch, bạn cần học thêm khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch nội địa.

Nếu muốn làm hướng dẫn viên quốc tế, điều kiện cần là bạn phải có bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các chuyên ngành liên quan đến du lịch + sở hữu chứng chỉ ngôn ngữ để được đổi thẻ HDV quốc tế. Còn nếu theo học các chuyên ngành khác, bạn phải học thêm khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch quốc tế.

Một số địa chỉ học uy tín để bạn tham khảo:

– Cao đẳng Văn Lang: Tại đây, các ứng viên có nguyện vọng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên sẽ được đào tạo các nghiệp vụ nâng cao cũng như các thủ tục để có thể được cấp thẻ. Đặc biệt các bạn học văn bằng 2 cũng có thể đăng ký học tại đây.

  • Địa chỉ: 451 Hoàng Quốc Việt – Q. Cầu Giấy – Hà Nội

– Trung tâm nghiệp vụ VIETRAVEL: Là một công ty dịch vụ nổi tiếng hàng đầu về du lịch tại Việt Nam, Vietravel còn cung cấp một trung tâm chuyên đào tạo các ứng viên đã tốt nghiệp các khóa sơ, trung cấp về hướng dẫn viên. Tại đây các ứng viên sẽ được đào tạo thêm kĩ năng, ngoại ngữ cũng như các nghiệp vụ liên quan để được cấp các chứng chỉ cao hơn, đồng thời cũng tạo điều kiện làm việc cho công ty.

  • Địa chỉ: 35 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP. HCM.
Txl 1 366
Một mẫu chứng chỉ hành nghề được trường cao đẳng Văn Lang cấp cho học viên.

Ưu – Nhược điểm của 3 hình thức học hướng dẫn viên du lịch

 

Hình thức học

Ưu điểm

Nhược điểm

Học đại học – cao đẳng

Được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, một số trường đại học cao đẳng chuyên về du lịch sẽ có các khu vực giành riêng cho việc thực hành, đào tạo. Đồng thời liên kết với rất nhiều công ty cũng như các khách sạn tạo diều kiện cho sinh viên được tiếp cận đầy đủ nhất với việc học tập – thực hành

Cần phải đạt được số điểm quy định để có thể theo học.

Thời gian học có thể kéo dài, đòi hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng.

Học các trường nghề

Không qui định cao điểm chuẩn đầu vào, chủ yếu xét học bạ THPT, THCS nên dễ dàng đăng ký học. Bên cạnh đó các trường nghề rất chú trọng đến thực hành thực tế nên ứng viên có nhiều cơ hội cọ xát, trải nghiệm, đồng thời thời gian đào tạo ngắn, dễ dàng theo học và nhanh có cơ hội đi làm.

Do thời gian đào tạo ngắn nên các kiến thức chuyên sâu không được chú trọng kĩ, bằng cấp không được coi trọng, nếu muốn lên vị trí cao hơn đòi hỏi người học phải học thêm các văn bằng khác, làm ảnh hưởng nhiều đến cơ hội việc làm.

Học thêm chứng chỉ nghiệp vụ

Những người học các chuyên ngành văn bằng khác nhưng có liên quan vẫn có thể học được,không giới hạn đối tượng – thời gian học ngắn bên cạnh đó còn giúp những người trong nghề nâng cao được chứng chỉ hành nghề.

Có thể bị nhiều tình trạng lừa đảo như giấy tờ, bằng giả hoặc các trung tâm ảo…

 

Hy vọng thông qua chia sẻ của Nghề khách sạn, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về học hướng dẫn viên du lịch cũng như các vấn đề liên quan, từ đó tìm kiếm cho mình được một sự lựa chọn hợp lý nhất nếu muốn làm một hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.

Mr. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hướng dẫn làm 15 loại sốt ăn kèm với beefsteak chuẩn món Âu thượng hạng

Beefsteak vốn là món chính quen thuộc trong ẩm thực Âu, luôn được ăn kèm với nước sốt. Thay vì phục vụ đi phục vụ lại 1 loại sốt nhàm chán, các đầu bếp Âu thường sáng tạo nên khá nhiều công thức món để kết hợp, làm dậy lên cả mùi vị và hình thức cho món ăn. Bạn hiện sở hữu bao nhiêu công thức làm sốt ăn kèm với beefsteak rồi? Nếu chưa đa dạng, thử nghía qua hướng dẫn làm 15 loại sốt steak chuẩn món Âu thượng hạng được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ để xem có áp dụng cho món beefsteak của quán được không nhé!

hướng dẫn làm các loại sốt ăn kèm với beefsteak
Bạn đã biết làm bao nhiêu loại sốt ăn kèm với beefsteak?

#1. Sốt tiêu đen

+ Nguyên liệu:

– 50g tiêu đen

– 2 thìa canh dầu hào

– 4 tép tỏi

– 3 củ hành khô

– 1 thìa cà phê giấm

– 1 thìa canh xì dầu

– 15g bột năng

– 1 thìa cà phê đường

– 2 thìa cà phê dầu ăn

– 150ml nước

Txl 1 350

 

+ Cách làm:

– Cho dầu hào, đường, xì dầu, giấm, hạt tiêu đen vào bát sạch và trộn đều

– Bỏ vỏ và băm nhỏ tỏi, hành tím khô

– Đổ nước vào bát to rồi đổ từ từ bột năng vào và khuấy đều

– Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho tỏi và hành băm vào phi thơm, sau đó đổ hỗn hợp gia vị đã trộn ở bước 1 vào

– Khoảng 30s sau thì đổ từ từ hỗn hợp bột năng đã khuấy vào tiếp, khuấy đều tay và liên tục trong lúc đổ

– Hạ nhỏ lửa và đun tiếp cho đến khi chỗ nước sốt trong chảo sánh, sệt thì tắt bếp. Xong./.


#2. Sốt tiêu xanh

+ Nguyên liệu:

– 80g tiêu xanh

– 1 củ hành tây (nhỏ)

– 200ml sữa tươi không đường

– 50ml rượu trắng

– 10g bơ nhạt

– ½ thìa cà phê đường

– ½ thìa cà phê muối

– ½ thìa canh dầu ăn

– 50ml nước

– 50g bột năng

Txl 1 351

 

+ Cách làm:

– Tách hạt 1/3 hạt tiêu xanh

– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và thái nhỏ

– Đun nóng bơ trong chảo nóng, cho 2/3 tiêu xanh chưa tách hạt và hành tây thái nhỏ vào xào đến khi hành tây ngả vàng thì nêm muối, đường chuẩn vị

– Cho tiếp rượu vang, sữa vào chảo, thêm một ít bột năng vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh sệt lại là xong./.


#3. Sốt nấm

+ Nguyên liệu:

– 300g nấm mỡ hoặc nấm rơm

– 10g bơ

– 1 thìa canh dầu ăn

– 1 củ tỏi

– 150ml sữa tươi không đường

– 15g bột năng

– ¼ thìa cà phê muối + tiêu

Txl 1 352

 

+ Cách làm:

– Nấm rửa sạch rồi thái lát mỏng khoảng 2mm

– Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ

– Cho bột năng vào bát rồi đổ sữa tươi không đường vào khuấy đều đến mịn

– Cho chảo lên bếp rồi cho bơ vào đun chảy, sau đó cho tiếp tỏi băm vào phi thơm

– Cho nấm vào xào mềm rồi đổ hỗn hợp sữa + bột năng vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay và liên tục đến hết

– Đun hỗn hợp này tiếp đến khi nấm mềm và chín hẳn, nước sốt sánh sệt lại thì nêm muối + tiêu cho vừa vị là xong./.


#4. Sốt rượu vang

+ Nguyên liệu:

– 250ml rượu vang

– 40g bơ nhạt

– 1 củ hành tây

– 2 tép tỏi

– ½ thìa cà phê đường

– 100ml nước

– ½ thìa canh dầu ăn

– ½ thìa cà phê muối

– 100g bột năng

Txl 1 353

 

+ Cách làm:

– Tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn, hành tay tách bỏ lớp vỏ khô bên ngoài, rửa sạch và thái nhỏ

– Trộn đều bột năng với nước

– Làm nóng chảo, cho dầu ăn và bơ vào đun nóng, cho tỏi vào phi thơm rồi cho hành tây vào xào

– Đổ hỗn hợp bột năng + nước vào chảo, vừa đổ vừa khuấy đều tay

– Khoảng 3 phút sau cho rượu vàng và các gia vị còn lại vào

– Đun tiếp đến khi hỗn hợp sánh sệt và dậy mùi thơm của rượu thì tắt bếp./.


#5. Sốt tiêu đỏ rượu vang

+ Nguyên liệu:

– 250ml rượu vang

– 70g bơ nhạt

– 1 củ hành tây

– 45g tiêu đỏ

– ½ thìa cà phê đường

– 100ml nước

– ½ thìa cà phê muối

– ½ thìa canh giấm

Txl 1 354

 

+ Cách làm:

– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và thái nhỏ

– Đun chảy bơ trong chảo nóng rồi cho hành tây vào xào đến ngả vàng và dậy mùi thơm

– Cho tiêu đỏ vào đảo đều khoảng 20s thì đổ giấm vào đun tiếp cho đến khi nước giấm hơi sệt lại là cho tiếp rượu vang vào, nêm gia vị vừa ăn

– Hạ nhỏ lửa và đảo liên tục cho đến khi hỗn hợp sốt sánh sệt thì tắt bếp. Xong./.


#6. Sốt Bearnaise

+ Nguyên liệu:

– 50ml rượu vang trắng

– 1 thìa canh giấm

– 100g bơ nhạt

– 2 tỏi tép

– 3 quả trứng gà

– 1 thìa cà phê ngải thơm taragone

– 1 củ hẹ

– ½ thìa cà phê muối + hạt tiêu

Txl 1 355

 

+ Cách làm:

– Tách lấy lòng đỏ trứng gà

– Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ, cắt nhỏ củ hẹ, ls taragone

– Cho hỗn hợp gồm lòng đỏ trứng, tỏi, củ hẹ, taragone đã sơ chế cùng rượu vang, giấm, muối và tiêu vào bát sạch rồi đánh đều đến tan gia vị và bông xốp

– Đun chảy bơ trong chảo nóng, hạ nhỏ lửa rồi đổ hỗn hợp vừa chuẩn bị vào đun, đồng thời khuấy đều đến khi sệt lại thì tắt bếp. Xong./.


#7. Sốt Blue cheese

+ Nguyên liệu:

– 50g bơ nhạt

– 25g bột mỳ

– 150ml sữa tươi không đường

– 50g phô mai xanh

– ½ thìa cà phê muối + tiêu

Txl 1 356

 

+ Cách làm:

– Đun chảy bơ trong chảo nóng

– Hòa tan bột mỳ với sữa tươi không đường rồi cho vào chảo và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sốt mịn

– Cho tiếp phô mai xanh cắt nhỏ vào và nêm gia vị vừa ăn

– Hạ nhỏ lửa và đun đến khi sốt sánh sệt là xong. Lưu ý vừa đun vừa khuấy đều tay.


#8. Sốt Salsa Verde

+ Nguyên liệu:

– 5 lá rau ngò/ mùi tây

– 6 lá quế tây

– 10 lá rau bạc hà

– 1 tép tỏi

– 2 thìa cà phê nụ bạch hoa ngâm

– 4 thìa cà phê cá cơm muối của Ý

– 4 thìa cà phê dầu olive

– ½ thìa cà phê muối + tiêu xay

– Nửa quả chanh tươi

Txl 1 357

 

+ Cách làm:

– Cho hỗn hợp rau thơm, tỏi, bụ bạch hoa ngâm, cá cơm muối vào máy xay và xay nhỏ

– Thêm nước cốt chanh cùng dầu olive vào và tiếp tục xay đến nhuyễn

– Đổ hỗn hợp ra bát rồi cho thêm muối và tiêu xay vào cho vừa ăn là xong.


#9. Sốt bơ tỏi

+ Nguyên liệu:

– 60ml rượu vang trắng

– 2 thìa canh giấm

– 120g bơ nhạt

– 3 tép tỏi

– 2 quả trứng gà

– 1 thìa cà phê lá taragone

– 1 củ hẹ

– ½ thìa cà phê muối + hạt tiêu

– ½ thìa cà phê nước cốt chanh

– 15ml nước

Txl 1 358

 

+ Cách làm:

– Đun chảy ½ chỗ bơ nguyên liệu trong chảo nóng rồi cho hẹ, tỏi, muối tiêu, giấm và lá taragone đã băm nhỏ vào đun đến khi giấm cạn gần hết thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp và đổ hỗn hợp ra bát, để nguội. Lưu ý, trong quá trình đun cần khuấy đều tay và liên tục

– Cho lòng trắng trứng, nước cốt chanh và một ít nước vào máy xay rồi xay đến khi hỗn hợp mịn và bông xốp

– Đun chảy số bơ còn lại trong chảo rồi cho hỗn hợp vừa xay vào đun, khuấy đều trong 3 phút trên lửa nhỏ. Tắt bếp rồi đổ vào bát chứa hỗn hợp đã đun ban đầu, khuấy đều lên là có thể sử dụng được./.


#10. Sốt Spicy Chimichurri

+ Nguyên liệu:

– 100g ngò tây

– ½ củ hành tây

– 2 tép tỏi

– 2 thìa canh giấm

– ½ thìa cà phê tiêu

– 120ml dầu olive

– 100g ngò rí

– 50g lá oregano

– 2 thìa canh nước cốt chanh

– ½ thìa cà phê muối

– ½ thìa cà phê ớt bột

Txl 1 359

 

+ Cách làm:

– Tỏi, hành tây bóc vỏ, rửa sạch; lá ngò tây, ngò rí, oregano rửa sạch

– Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay rồi xay đến nhuyễn, mịn và đổ ra bát là có thể sử dụng được ngay

– Có thể bảo quản trong hủ thủy tinh có nắp đậy rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng 2-3 ngày./.


#11. Sốt Black bean & sesame

+ Nguyên liệu:

– 2 thìa canh nước tương

– 50g đậu đen lên men châu Á

– 2 thìa canh giấm gạo

– 70ml nước

– 1 củ gừng nhỏ

– 3 tép tỏi

– 3 nhánh hành lá

– 4 lá ngò tươi

– 1 thìa canh hạt mè

– 1 thìa cà phê đường nâu

– 2 thìa cà phê mật ong

– 1 trái ớt tươi

– 30ml rượu táo

– 20ml nước

Txl 1 360

 

+ Cách làm:

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch; tỏi bóc vỏ, rửa sạch; hành lá, ngò, ớt bỏ rễ hoặc cuống, rửa sạch

– Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay và xay đến nhuyễn, mịn

– Đổ hỗn hợp vừa xay vào nồi đun trong khoảng 5 phút đến chín rồi tắt bếp, để nguội là sử dụng được. Lưu ý, khuấy đều tay và liên tục trong quá trình đun./.


#12. Sốt Teriyaki

+ Nguyên liệu:

– 2 thìa canh nước tương

– 150ml nước

– 1 nhánh gừng nhỏ

– 1 thìa canh bột tỏi

– 2 thìa canh đường nâu

– 2 thìa canh mật ong

– 2 thìa canh bột năng

Txl 1 361

 

+ Cách làm:

– Tỏi, gừng bỏ vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn

– Cho tất cả nguyên liệu vào chảo đun nóng, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi hỗn hợp quện lại thành dạng keo thì tắt bếp. Xong./.


#13. Sốt Super Swift Mustard

+ Nguyên liệu:

– 70g bơ nhạt

– 3 thìa canh kem fraiche

– ½ thìa canh mù tạt

– 1 thìa cà phê muối ớt và hạt tiêu

Txl 1 362

 

+ Cách làm:

– Đun chảy bơ trong chảo nóng rồi cho mù tạt và kem fraiche vào đun ở lửa nhỏ đến khi sôi

– Nêm bếm gia vị cho chuẩn là xong./.


#14. Sốt Mushroom

+ Nguyên liệu:

– 2 thìa canh dầu olive

– 250g nấm portabella rửa sạch, thái lát mỏng khoảng 2mm

– 2 thìa canh hành tây thái nhỏ

– 2 tép tỏi băm nhỏ

– 3 thìa canh bột mì

– 4 thìa canh nước dùng thịt bò

– ½ thìa cà phê muối và hạt tiêu

– 2 thìa canh rượu trắng

– 30g heavy cream

Txl 1 363

 

+ Cách làm:

– Đun nóng dầu olive trong chảo, cho nấm vào xào khoảng 2 phút thì cho thêm tỏi và rượu trắng vào đun tiếp

– Cho thêm các gia vị còn lại vào, khuấy đều tay và đun ở lửa nhỏ khoảng 5 phút đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp./.


#15. Sốt Cheat’s béarnaise

+ Nguyên liệu:

– 5 lòng đỏ trứng gà đánh đều

– 25g bơ

– Lá hẹ, rau thơm thái nhỏ

– 1 thìa giấm

– 100g kem fraiche

– 1 thìa cà phê mù tạt

– ½ muỗng cà phê bạch hoa

Txl 1 364

 

+ Cách làm:

– Đun nóng chảy bơ rồi thêm lá hẹ thái nhỏ vào đun

– Thêm giấm vào đun tiếp đến khi giấm cạn bớt thì cho kem fraiche, mù tạt, bạch hoa, rau thơm vào trộn đều, đun tiếp khoảng 2-3 phút đến khi hỗn hợp sệt lại là hoàn thành.

Cách làm không quá phức tạp nên chỉ cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác nguyên liệu là có thể thực hiện dễ dàng để tạo nên vô vàn các loại sốt ăn kèm với beefsteak chuẩn món Âu. Hy vọng hướng dẫn làm 15 loại sốt steak chi tiết trên đây là hữu ích, giúp bạn có thêm gợi ý để hoàn thiện món beefsteak của nhà hàng.

Ms. Smile (tổng hợp)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Buckwheat là gì? 4 công thức làm bánh Buckwheat đầu bếp nên thử

Buckwheat là nguyên liệu thường được đầu bếp sử dụng làm nhiều món bánh độc đáo khác nhau. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng hiểu rõ “Buckwheat là gì?” hay thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, địa chỉ mua của thực phẩm này. Bài viết dưới đây của Nghề khách sạn sẽ giúp bạn tìm câu trả lời đầy đủ nhất nhé!

Buckwheat là gì? 4 công thức làm bánh Buckwheat đầu bếp nên thử
Buckwheat là gì?

Buckwheat là hạt kiều mạch hay tam giác mạch. Nắm rõ khái niệm “Buckwheat là gì?” giúp đầu bếp dễ dàng biến tấu nhiều món ăn liên quan đến nguyên liệu này một cách thuần thục hơn và gia tăng thêm ý tưởng mới trong công việc.

Buckwheat là gì?

Buckwheat là loại hạt có kích thước không đồng đều (loại hình tam giác và màu nâu). Các đầu bếp thường sử dụng chúng trong chế biến nhiều món ăn khác nhau ở dạng hạt tấm, tách vỏ nhưng chưa rây. Nguyên liệu này được trồng ở miền núi khắc nghiệt phía bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,…

Thành phần dinh dưỡng của Buckwheat

Buckwheat chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích với sức khỏe như khoáng chất, protein, magie, sắt, đồng, photpho,… Ngoài ra, hạt kiều mạch còn có lượng lớn chất xơ, giảm thiểu cảm giác đói bụng, giúp hệ tiêu hóa vận chuyển thức ăn tốt. 12 loại axit amin có trong Buckwheat hỗ trợ tăng cường năng lượng, giúp cơ bắp phát triển. 

Hạt kiều mạch còn chứa thành phần phenolic và chất chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi nguy cơ ung thư, nhiễm trùng hay bệnh liên quan khác.

Công thức làm bánh Buckwheat thơm ngon

Buckwheat được dùng để chế biến bằng nhiều món ăn khác nhau chẳng hạn như cháo, salad, bánh, mì trộn,… Trong đó, có thể nói món bánh Buckwheat thường được sử dụng hơn cả. Trong bài viết này, Nghề khách sạn gợi ý 4 công thức làm bánh Buckwheat đầu bếp nên thử như sau:

+) Bánh mì kiều mạch không chứa gluten

* Nguyên liệu:

– 375 g bột kiều mạch vỏ (Khoảng 2 chén + 2 muỗng canh)

– 160g bột sắn (khoảng 1 cốc)

– 41g vỏ psyllium dạng bột (khoảng ¼ cốc)

– 3 muỗng canh đường mía

– 1, 5 thìa cà phê muối

– 2, 25 thìa cà phê SAF men bia tức thì

– 2 muỗng canh dầu ô liu

– 1 thìa siro cây phong

– 550ml nước ấm (2 cốc)

Txl 1 367
Bánh mì kiều mạch không chứa gluten

* Cách chế biến:

– Dùng máy xay sinh tố xay hạt kiều mạch thành bột.

– Dùng máy trộn bỏ bột kiều mạch, tinh bột sắn, bột vỏ mã đề, đường và muối lại trộn đều.

– Trộn men bia SAF vào.

– Đổ dầu ô liu, siro cây phong, nước ấm vào. Trộn tiếp tục trong khoảng 15 giây rồi dừng máy trộn, cậy các thành bên của bát xuống. Sau đó, tiếp tục trộn ở chế độ trung bình – cao trong khoảng 3 phút.

– Dùng thìa để nén bột lại thành hình tròn hoặc thuôn dài, đổ thêm dầu ô liu để tránh tình trạng dính vào tay, thìa.

– Dùng dao hoặc lưỡi lam chấm lên phần đầu bánh

– Đặt bánh lên khay nướng có lót giấy và nướng trong khoảng 1 giờ.

* Cách nướng bánh mì kiều mạch

Bạn có thể nướng bánh mì kiều mạch theo phương pháp tấm nướng:

– Làm lò nóng ở 400 độ F, rồi đặt bánh đã làm hoàn thiện vào nướng trong khoảng 40 – 50 phút hoặc đến khi nhiệt độ bánh lên đến 202 độ F.

+) Bánh kiều mạch việt quất và hạt phỉ

* Nguyên liệu:

– 150gr bột kiều mạch

– 150gr đường

– 4 quả trứng

– 150gr hạt phỉ

– 180gr bơ

– 1 gói bột nở

– 120gr quả việt quất

– 125ml nước

– 2 thìa cà phê vỏ chanh bào mịn

– 160gr sữa chua tự nhiên

Txl 1 23
Bánh kiều mạch việt quất và hạt phỉ

* Cách chế biến

– Làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C, bôi mỡ lên 1 chiếc thiếc vòng khoảng 25cm rồi bỏ bột gạo lên phía trên.

– Đun bơ nóng chảy rồi để sang 1 bên.

– Dùng máy đánh trứng để kết hợp nguyên liệu khô cùng vỏ chanh.

– Đánh nhẹ quả trứng vào bơ rồi đổ sữa chua, hỗn hợp bơ cho đến khi mịn.

– Đổ các hỗn hợp khô lên chảo chứa bơ đã nguội vừa nãy rồi đánh đến khi tan hoàn toàn.

– Múc khoảng 1/3 bột kiều mạch vào để làm đế bánh, dàn đều cho đến mép của chảo, rải lên quả việt quất.

– Thêm lớp bột thứ hai lên trên quả việt quất và phần bột bánh còn lại.

– Nướng ở giữa lò đến khi bánh chín và dùng xiên que để thử. (Trong khoảng 40 phút bánh chín)

+) Bánh pancake kiều mạch

* Nguyên liệu:

– 125g bột kiều mạch

– 125g bột mì

– 30g đường trắng

– 2g  muối

– 2 quả trứng

– 500ml sữa tươi

– 50g bơ

– Dầu thực vật

– 100ml nước

Txl 1 368
Bánh pancake kiều mạch

* Cách chế biến:

– Làm nóng chảo hoặc vỉ nướng sẵn sàng ngay sau khi nhào bột xong.

– Rây bột mì, bột kiều mạch, muối, đường vào 1 bát lớn rồi rót sữa tươi vào. Dùng phới lồng khuấy cho trộn đều các nguyên liệu lại.

– Đập trứng, đun hỗn hợp bơ nóng chảy rồi khuấy đều vào hỗn hợp bột trên.

– Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào, múc 1 vá hỗn hợp bột vào chảo rồi đun lửa cho bánh chín. Trở mặt bánh cho chín đều. Làm tương tự cho đến khi hết bột.

– Bày bánh lên đĩa, cho thêm 1 ít mật ong hoặc mứt trái cây để gia tăng thẩm mỹ và hương vị cho món ăn.

+) Bánh mì kiều mạch ngũ cốc mạch nha

* Nguyên liệu:

– 250g bơ không ướp muối

– 250g đường

– 1 thìa đường vani

– 6 quả trứng đã chia lòng đỏ, lòng trắng

– 250g hạnh nhân nguyên vỏ

– 250g bột kiều mạch

– 1 thìa bột nở

– 1 lọ 300g mứt

– 500ml kem béo, đánh bông

– Đường để làm bánh kẹo

Txl 1 369
Bánh mì kiều mạch ngũ cốc mạch nha

* Cách chế biến:

– Đánh bơ, đường, vani cùng lòng trắng trứng bằng máy đánh trứng.

– Làm nóng lò ở nhiệt độ 190 độ C.

– Xay nhuyễn hạnh nhân bằng máy xay sinh tố và kết hợp với bột kiều mạch cùng bột nở. Đổ tất cả vào hỗn hợp bơ rồi khuấy đều để kết hợp.

– Đánh lòng trắng trứng cho đến khi chúng cứng lại rồi đổ vào bột.

– Bôi mỡ vào chảo dạng lò xo 9 inch (22,5 cm) rồi đổ bột vào và đều bằng thìa.

– Nướng trong khoảng 50 phút.

– Lấy bánh ra khỏi chảo và để nguội trên giá để bánh.

– Cắt bánh theo chiều ngang: Dùng dao cắt 2 đường 1/2 inch xung quanh bánh. Với mỗi vết rạch, kết thúc cùng 1 vị trí với vị trí bạn bắt đầu. Dùng 1 sợi chỉ giữ 2 đầu như chiếc cưa, cắt bánh.

– Trải nửa lớp nước cốt chanh dây lên mặt dưới và phần còn lại của lớp thứ hai rồi đặt lên lớp thứ ba trên cùng. Thêm 1 ít đường lên trên rồi bỏ vào tủ lạnh.

Trên đây là các công thức làm bánh Buckwheat các đầu bếp có thể tham khảo và ứng dụng. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “Buckwheat là gì?”.

Mua hạt Buckwheat ở đâu? Giá bao nhiêu?

Nếu muốn mua Buckwheat, đầu bếp có thể ra chợ, siêu thị, cửa hàng chuyên bán hạt khô hoặc đặt hàng trên các trang thông tin đại chúng. Giá của 1 bịch 500gr hạt kiều mạch từ 110.000 đến 130.000 đồng.

Thông qua chia sẻ trong bài viết, mong rằng bạn đã biết “Buckwheat là gì?” cùng cách chế biến những món bánh liên quan đến loại hạt này. Chúc các đầu bếp sẽ làm nên nhiều món bánh thơm ngon và hấp dẫn từ kiến thức bổ ích trên.

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

List nhanh 50+ tên các loại gia vị bằng tiếng Anh cho nhân viên nhà hàng

Nhân viên phục vụ hay nhân viên bếp dễ dàng và nhanh chóng nghe – đọc – hiểu rồi phản hồi hoặc đáp ứng đúng những loại gia vị nấu nướng hay ăn uống nhờ nắm vững bảng danh sách hơn 50 tên các loại gia vị bằng tiếng Anh được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ trong bài viết hôm nay.

tên các loại gia vị bằng tiếng anh
Bạn đã biết hết từ vựng tiếng Anh các loại gia vị trong bếp?

Nắm tên các loại gia vị bằng tiếng Anh có cần thiết?

Cần chứ! Nó phục vụ rất nhiều cho công việc của nhân viên nhà hàng lẫn nhân viên bếp khi giao tiếp với khách hay trao đổi công việc với đồng nghiệp. Bởi môi trường dịch vụ ăn uống sẽ có nhiều khách/nhân viên người ngoại quốc, họ sử dụng tiếng Anh là chủ yếu.

Thử tưởng tượng bạn phục vụ một vị khách nước ngoài và vị khách này liên tục thắc mắc món ăn A nên ăn kèm với gia vị nào thì ngon – món ăn B sẽ nấu với những gia vị nào mới chuẩn vị… Hoặc bạn được phân công làm phụ bếp cho một bếp chính kia và được yêu cầu chuẩn bị gia vị để nấu món ăn C gồm: x, y, z… toàn bộ bằng tiếng Anh… Khi đó bạn nghe được để hiểu đúng không? Bạn có xác định được đó là loại gia vị gì để phản hồi hay đáp ứng lại không?

Việc nghe – hiểu rồi phản hồi hay đáp ứng lại chính xác yêu cầu loại gia vị họ cần giúp công việc của nhân viên diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn. Ngoài ra, đọc – hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh có nhắc đến các loại gia vị thông dụng sẽ giúp bổ sung kiến thức cho dân ngành.

Tên các loại gia vị bằng tiếng Anh thường gặp nhất

Dưới đây là danh sách hơn 50 loại gia vị Việt – Anh để nhân viên phục vụ hay nhân viên bếp đọc – hiểu – tham khảo – sử dụng trong công việc khi cần:

+ Black pepper

+ Tiêu đen

+ White pepper

+ Tiêu sọ

+ Pink pepper

+ Tiêu đỏ

+ Chilli powder

+ Bột ớt

+ Chilli paste

+ Ớt sa tế

+ Paprika

+ Bột ớt cựa gà

+ Garlic

+ Tỏi

+ Shallot

+ Hành tím

+ Clove

+ Đinh hương

+ Turmeric

+ Nghệ

+ Ginger

+ Gừng

+ Dil

+ Thì là

+ Coriander

+ Ngò rí

+ Green onion

+ Hành lá

+ Onion

+ Hành tây

+ Sesame seeds

+ Hạt mè/ hạt vừng

+ Salt

+ Muối

+ Coarse salt

+ Muối hột

+ Sugar

+ Đường

+ Star anise

+ Hoa hồi

+ Basil

+ Lá húng quế

+ Bay leaves

+ Lá nguyệt quế

+ Mint leaves

+ Lá bạc hà

+ Oregano

+ Lá kinh giới

+ Lemon grass

+ Sả

+ Cinnamon

+ Quế

+ Curry powder

+ Bột cà ri

+ Mustard

+ Mù tạt

+ Vinegar

+ Giấm

+ Five-spice powder

+ Ngũ vị hương

+ Salad dressing

+ Dầu giấm

+ Fish sauce

+ Nước mắm

+ Soy sauce

+ Nước tương

+ Olive oil

+ Dầu ô liu

+ Ketchup

+ Tương cà

+ Chilli sauce

+ Tương ớt

+ Chilli oil

+ Dầu ớt

+ Anchovy dipping sauce

+ Mắm nêm

+ Brown sugar

+ Đường nâu

+ Monosodium glutamate

+ Hạt nêm

+ Vietnamese coriander

+ Rau răm

+ Shiso leaf

+ Lá tía tô

+ Leek

+ Tỏi tây/ hành boa rô

+ Tarragon

+ Cây ngải giấm

+ Cardamom

+ Bạch đậu khấu

+ Nutmeg

+ Nhục đậu khấu

+ Tamarind

+ Me

+ Coconut milk

+ Nước cốt dừa

+ Coconut juice

+ Nước dừa

+ Vegetable oil

+ Dầu thực vật

+ Lesser galangal

+ Riềng

+ Honey

+ Mật ong

+ Butter

+ Bơ

+ Fermented tofu

+ Chao

+ Dates

+ Chà là

+ Cheese

+ Phô mai

+ Saffron

+ Nhụy hoa nghệ tây

+ Rosemary

+ Cây hương thảo

+ Wasabi

+ Wasabi

+ …

+ …

 
Ms. Smile (tổng hợp)

Từ vựng một số loại rau thảo mộc phổ biến

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Làm Hướng dẫn viên có được gì ngoài những chuyến đi?

Nghề hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) được đi nhiều nơi, tham quan nhiều chỗ, gặp gỡ nhiều người và đặc biệt luôn được “gắn mác” là nghề có thu nhập cao. Ấy thế nhưng, mấy ai biết rằng, đằng sau bức tranh màu hồng đó là những giọt nước mắt thầm lặng, sự sợ hãi, cô đơn và tủi thân nhiều vô kể…

Để có cái nhìn đa chiều hơn về “nghề hái ra tiền” này, cùng lắng nghe tâm sự từ một nữ HDVDL kỳ cựu để nhìn rõ những khó khăn – cám dỗ của nghề.

làm hướng dẫn viên có được gì ngoài những chuyến đi

Nghề HDVDL “hái ra tiền” và “sướng như tiên”?

Không ít kẻ ngoài ngành mang tư tưởng thiển cận này đặt lên cái nghề “làm dâu trăm họ” của chúng tôi. Họ tự mặc định rằng làm HDV vô cùng sướng. Bởi:

– Được đi đến nhiều nơi, đất nước mà chẳng tốn tiền vé máy bay, vé tàu xe…

– Được ăn nhà hàng, ngủ khách sạn mà không tốn tiền phòng, bàn ăn

– Được tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng, xinh đẹp mà không phải mua vé

– Được gặp gỡ người này nổi tiếng, người kia giàu có, người khác nữa xinh gái/ đẹp trai, mở rộng mối quan hệ, có khi cưới được chồng/ vợ “trâm anh thế phiệt” cũng nên

– …

Và còn nhiều nhiều nữa những suy nghĩ chủ quan của một người, áp đặt lên một nghề mà thực tế họ không mấy hiểu, chứ chưa nói đến hiểu sâu, hiểu từng ngóc ngách những khó khăn, thách thức đằng sau.

Hướng dẫn viên du lịch: những thuận lợi và khó khăn bạn cần biết

Sự thật là…

Xin thưa: Làm HDV có được gì ngoài những chuyến đi?

Đúng là những “gạch đầu dòng” trên đây không sai, nhưng nó không hoàn toàn đúng.

→Đúng là chúng tôi được đi đây, đi đó nhiều nhưng có được vui chơi, ngắm cảnh đâu. Công việc yêu cầu chúng tôi phải luôn theo sát khách hàng, hỗ trợ họ khi cần và đặc biệt, chịu trách nhiệm về đoàn khách dẫn, nhất là an toàn tính mạng và tài sản, cũng như tuyệt đối không để xảy ra mâu thuẫn trong đoàn hay bất kỳ sự cố phát sinh khiến khách không hài lòng, không để lạc khách, bỏ rơi khách trên và dưới xe…

→Chúng tôi cũng được ăn nhà hàng thật nhưng là ăn sau khi khách đã ổn định chỗ ngồi, phục vụ món đầy đủ, và rồi ăn vội cho xong trước khi khách rời ghế đứng lên

→Chúng tôi cũng được ngủ khách sạn chứ nhưng là ngủ phòng nội bộ, nơi có dịch vụ phòng tiêu chuẩn, thậm chí chỉ có mỗi giường ngủ và chăn, đó là chưa kể có những chỗ thiếu phòng hoặc không dịch vụ, nữ HDV phải ngủ chung với nam lái xe, phụ xe trong căn phòng bé tí, chật hẹp, nơm nớp lo sợ mất an toàn

→Chúng tôi sẽ được gặp nhiều người, ở tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề nào cũng có nhưng có để làm gì đâu. Công việc của chúng tôi là phục vụ họ, cung cấp dịch vụ đã bán trong suốt chuyến hành trình, trên quan hệ khách hàng – HDV, ngoài ra, những người quý mến HDV có thể xin cách thức liên lạc, nhưng là hoàn toàn trong sáng, không vụ lợi (ít nhất là với tôi)…

→Sau cùng, đúng là chúng tôi nhận được nhiều tiền chứ, có mùa cao điểm phải đến vài chục triệu/ tháng, HDV quốc tế có khi 50,60 triệu là hết sức bình thường. Nhưng nó tương xứng với công sức chúng tôi bỏ ra, với công việc chúng tôi đảm nhận. Chưa kể, nghe thì tưởng nhiều nhưng nó không vào tài khoản bằng hết được. Chúng tôi cũng phải dùng số tiền này để mua sắm thiết bị, đồ dùng cho công việc, giao lưu, mở rộng quan hệ, thiết đãi khách… sau cùng số còn lại cũng không chênh dân văn phòng là mấy

 

Txl 1 380
Rất ít HDV nữ gắn bó lâu dài với nghề cầm mic

 

Và còn nhiều nữa những khó khăn, chật vật chỉ dân trong ngành mới thấu, nhất là với nữ HDV là vô vàn những điều tế nhị chưa biết ngỏ cùng ai:

→Ai thấu cho cái đặc trưng nghề: đón khách lúc 1,2h sáng và trả khách có khi đã ngót nghét 12h đêm. Cứ thế, hết đoàn nọ đến đoàn kia

→Còn trẻ thì còn lăn xả, mê bôn ba dẫn đoàn đi xa nhưng lại thiếu kinh nghiệm nghề và vốn sống nên nhiều khi cũng bị khách bắt nạt, “đàn anh, đàn chị” ăn hiếp; lún cún trong xử lý sự cố; yếu kỹ năng sắp xếp công việc…

→Có tuổi nghề một tí (tuổi đời vì thế cũng tăng thêm) thì sành nghề và sỏi đời hơn, công việc sẽ trôi chảy và mỹ mãn hơn nhưng ngặt nỗi vướng bận chồng con, gia đình chồng nên ngại nhận đoàn không phù hợp, sợ đi xa, đi nhiều ngày, chưa kể nếu gia đình không ủng hộ và tạo điều kiện sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn, nhẹ thì giận hờn, cãi vã rồi thôi, nặng có khi đôi co, đánh nhau, thậm chí đổ vỡ

→Rồi số còn lại, dù đã đến tuổi tam, tứ tuần nhưng mãi vẫn lận đận tình duyên, người đứt gách. Lý do thì có nhiều. Người yêu tự do, thích cuộc sống độc thân thoải mái. Người lại sợ cảnh quản thúc, ghen tuông hay cảm thông của đối phương, bạn đời

→Cũng có nữ HDV bị khách hay “đồng nghiệp” (HDV xe khác, tài xế, lơ xe…) có hành vi khiếm nhã, dở trò đồi bại vì thấy xinh, dáng đẹp, ăn mặc gợi cảm hay đơn giản vì chúng “có hứng” và thích làm thế. Nhiều phụ nữ bỏ nghề vì không chịu nỗi những lo sợ tiềm tàng suốt chuyến hành trình

 

Txl 1 381

-*-*-*-*-

Làm HDVDL cũng được vài năm nên bản thân đã nếm trải đủ ngọt – đắng của nghề. Sướng thì ít nhưng khổ cực lại khá nhiều. Chưa kể với con gái, nếu không muốn bị bắt nạt, phải mang nhiều vỏ bọc của sự mạnh mẽ, tuyệt đối không yếu đuối, bánh bèo, không hờn giận hay để cái tôi chi phối cảm xúc khi làm việc… Dù vậy, anh-chị-em trong nghề luôn động viên nhau cố gắng, lấy thành quả trong công việc đổi lại nhìn nhận đúng đắn hơn của xã hội với nghề; thôi không than thở vì vốn dĩ nó là lựa chọn của bản thân. Chỉ cần sống đúng – sống thật – sống có trách nhiệm – có tâm, “tổ nghề” sẽ vẫn độ!

Thu nhập và Mức lương của Hướng dẫn viên du lịch

Từ Thy – Người kể chuyện nghề

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hướng dẫn làm 11 loại sốt Việt trứ danh

Nếu gia vị làm nên nét đặc trưng của một nền ẩm thực thì nước sốt được xem là “linh hồn” của món ăn, tạo nên sự khác biệt. Món Việt cũng không ngoại lệ. Cách làm 11 loại sốt trứ danh được Nghề khách sạn chia sẻ dưới đây giúp đầu bếp Việt sáng tạo nên nhiều món ăn chuẩn vị.

hướng dẫn cách làm 11 loại sốt việt trứ danh
Sốt giúp món ăn đậm vị và bắt mắt hơn

Nước sốt dùng để làm gì?

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà các loại nước sốt được dùng vào nhiều công đoạn của quy trình chế biến món ăn. Phổ biến nhất là:

– Tẩm ướp gia vị để nướng thịt, cá

– Tạo màu cho món ăn

– Cho vào xào rau, thịt

– Rưới vào salad

– Ăn kèm với món chính

– …

Cần lựa chọn loại nước sốt sử dụng phù hợp với món ăn kết hợp, đảm bảo cho ra hương vị chuẩn, màu sắc đẹp.

Cách làm một số loại sốt chuẩn món Việt

#Sốt sa tế

+ Nguyên liệu:

– 10 trái ớt sừng băm

– 10 trái ớt hiểm băm

– 20gr ớt bột

– ½ chén ớt khô còn nguyên hạt

– 10gr tỏi băm

– 4 củ hành tím băm

– ½ chén sả băm

– ½ chén tôm khô ngâm mềm, giã/ băm nhỏ

– 2 muỗi cf tiêu đen xay

– 3 muỗng canh giấm

– 1 muỗng canh muối

– 1/3 chén nước mắm

– 1 chén dầu ăn

– 1/3 chén đường

+ Cách làm:

– Đun nóng dầu ăn trong chảo

– Cho tỏi, hành tím, sả vào phi thơm đến vàng rồi cho tôm khô vào xào chung

– Cho các loại ớt vào xào nhanh (có thể nhấc chảo ra khỏi bếp rồi mới cho ớt vào để tránh bị sặc)

– Cho muối, tiêu rồi cho tiếp đường, giấm, nước mắm vào xào tiếp trên lửa lớn, dùng mui trộn đều và nhanh tay để các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau

– Vặn nhỏ lửa rồi xào tiếp đến khi hỗn hợp rút nước và sệt lại là xong

Txl 1 370
Sa tế tôm dùng tạo màu cho món ăn, tẩm ướp thịt hay ăn cùng với các món nước như bún, hủ tiếu, phở…

#Sốt chua ngọt

+ Nguyên liệu:

– 2 tép tỏi băm

– 1 nhánh gừng nhỏ dài khoảng 2,5cm, băm nhỏ

– 1 nhánh hành lá thái nhỏ

– 30ml dầu ăn

– Phần nước sốt: 60g nước sốt cà chua (ketchup) + 140ml nước lọc + 5ml giấm gạo/ nước cốt chanh + 10g đường + 2,5g muối

– Phần tinh bột nước: 15g bột bắp/ bột năng + 14ml nước lọc

+ Cách làm:

– Cho tất cả nguyên liệu phần nước sốt đã chuẩn bị vào một bát lớn rồi khuấy đều để hòa tan hoàn toàn (có thể nếm thử và điều chỉnh tỷ lệ các nguyên liệu cho phù hợp với khẩu vị)

– Hòa ta tương tự phần tinh bột nước ở 1 bát khác

– Đun nóng dầu ăn trong chảo rồi cho tỏi, hành lá, gừng vào phi thơm đến vàng

– Đổ bát đựng hỗn hợp nước sốt vào đun với lửa vừa, khuất đều tay đến khi sôi mạnh thì đổ bát được phần tinh bột vào tiếp, khuấy đều cho hòa quyện

– Hạ nhỏ lửa và đun sôi đến khi hỗn hợp rút nước bớt và sệt lại là xong

Txl 1 371
Sốt chua ngọt dùng nhiều trong các món xào như: thịt gà sốt chua ngọt, sườn heo sốt chua ngọt, tôm sốt chua ngọt… giúp món ăn thấm đều gia vị và đậm đà hơn thay vì nem nêm từng loại gia vị riêng biệt

#Sốt xí muội

+ Nguyên liệu:

– 2 muỗng súp thịt trái xí muội

– 200g đường cát trắng

– 100g nước lọc

– 100g nước xí muội

– 1 muỗng súp gừng băm nhuyễn, rây qua nước sôi cho gừng chín sơ và hết bột

– 1 muỗng cf tỏi băm

– 1 muỗng cf ớt băm

+ Cách làm:

– Cho đường, nước xí muội, nước lọc vào nồi sạch rồi đun với lửa nhỏ trên bếp cho đến khi sôi để hòa tan nguyên liệu. Lưu ý vớt bọt trong lúc nấu để nước chấm được trong

– Cho gừng, thịt xí muội, tỏi, ớt vào hỗn hợp trên rồi trộn đều và nấu tiếp thêm vài phút cho hỗn hợp kẹo lại là xong.

Txl 1 372
Sốt xí muội cực kỳ thích hợp dùng chấm các loại rau củ luộc hay các món thịt chiên, hải sản nướng… cho hương vị thơm đậm đà

#Sốt dầu hào

+ Nguyên liệu:

– 3 muỗng cf dầu hào

– 1 muỗng cf nước tương

– 1 muỗng cf hắc xì dầu

– 1 muỗng cf dầu ăn

– 1ml nước lọc

– 3 tép bỏi băm nhỏ

– ½ muỗng cf muối + đường

+ Cách làm:

– Đun nóng dầu ăn rồi phi thơm tỏi, sau đó vớt riêng phần tỏi phi ra chén sạch

– Cho tất cả nguyên liệu còn lại vào chảo theo thứ tự: nước tương, hắc xì dầu, dầu hào, nước và khuấy đều

– Thêm muối + đường cho vừa ăn là xong

Txl 1 373
Sốt dầu hào thích hợp để rưới lên đĩa rau xào có thêm phần tỏi phi giúp tăng hương vị cho món ăn

#Sốt cà chua

+ Nguyên liệu:

– 3kg cà chua

– 1 củ hành tây cắt hạt lựu

– 2 muỗng canh dầu ô liu

– 1 muỗng canh tỏi băm

– 1 muỗng cf kinh giới khô

– 8 lá húng quế cắt nhỏ

– 2 muỗng cf muối

+ Cách làm:

– Cà chua bỏ cuống, rửa sạch để ráo rồi dùng dao cứa hình chữ thập ở mặt dưới, sau đó bỏ vào nước sôi già trên bếp luộc khoảng 1 phút thì vớt ra cho vào tô nước lạnh để làm nguội, tiếp đến tách nhẹ vỏ cà chua từ đường chữ thập đã cứa rồi cắt hạt lựu, bỏ hạt

– Đun nóng dầu ô liu trong chảo ở lửa vừa, sau đó giảm nhỏ lửa và cho hành tây vào xào đến khi chuyền màu vàng nâu thì cho tiếp tỏi băm vào đảo đều đến thơm

– Cho cà chua cắt nhỏ vào

– Thêm muối, kinh giới khô, húng quế vào tiếp và đảo đều liên tục

– Mở lửa lớn đun hỗn hợp đến khi sệt lại là được. Có thể cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn hỗn hợp nếu muốn

Txl 1 374
Sốt cà chua có màu đỏ mận tự nhiên giúp các món thịt băm sốt cà, cá sốt cà… trở nên đẹp mắt và đậm vị hơn

#Sốt tương ớt

+ Nguyên liệu:

– ½ củ gừng thái lát mỏng

– 6 tép tỏi thái lát mỏng

– 2 trái ớt sừng bỏ hạt, cắt khúc

– 2 muỗng canh bột bắp, khuấy đều để tan hoàn toàn trong 30ml nước lọc

– 3 muỗng canh đường

– 4 muỗng canh giấm

– 2 muỗng cf tương cà

– 4 muỗng cf tương ớt

+ Cách làm:

– Cho ớt, tỏi, gừng vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn, mịn

– Cho 50ml nước lọc vào nồi, cho thêm giấm, đường, tương cà và ½ tương ớt vào, khuấy đều cho gia vị tan hoàn toàn

– Nấu sôi hỗn hợp trên bếp, dùng muỗng khuấy đều và cho hỗn hợp ớt, gừng, tỏi đã xay vào, khuấy tiếp và nấu thêm 2 phút nữa

– Cho từ từ phần nước bột bắp đã pha vào, vừa đổ vừa khuấy để tạo độ sệt cho hỗn hợp

Txl 1 85
Sốt tương ớt được ưa chuộng cho nhiều món ăn, có thể thêm vào nước chấm khác tạo độ sệt và chua cay lạ miệng –  thêm vào các món nước như bún, phở, hủ tiếu – dùng chấm các món chiến, rán…

#Sốt me

+ Nguyên liệu:

– 0,5kg me chín

– 0,8kg đường trắng

– 50ml nước mắm

– 20g ớt xay

– 30g tương cà hoặc tương xí muội (nếu có)

– 0,5ml nước lọc

+ Cách làm:                                            

– Cho me vào nước, dùng tay bóp nhẹ rồi ngâm khoảng 15-20 phút, bóp lại lần nữa để thịt rời khỏi hạt và ra hết chất me thì lược lấy nước bỏ hạt

– Cho đường, nước mắm, ớt xay cùng nước me vào nồi rồi đun sôi trên bếp đến khi hỗn hợp kẹo lại là xong

Txl 1 375
Sốt me được dùng làm gia vị các các món sườn sốt me, tôm rim me, ghẹ/ cánh gà rang me… Khi chế biến, tùy vào món ăn mà có thể phi thơm sả ớt rồi cho sốt me vào, thêm nước và cho tiếp nguyên liệu chính vào xào đến sệt

#Sốt muối ớt chanh

+ Nguyên liệu:

– 10g đường cát trắng

– 1 trái chanh vắt lấy nước

– 2g ớt xiêm xanh bỏ hạt, cắt dọc

– 1g muối

– vài lá chanh cắt sợi chỉ

+ Cách làm:

– Cho ớt, đường và muối vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn, mịn

– Đổ nước cốt chanh vào và xay thêm lần nữa

– Cho thêm lá chanh thái sợi chỉ vào để tăng độ thơm nếu muốn

Txl 1 376
Sốt muối ớt chanh dùng chấm hải sản hay thịt gà luộc/ hấp/ nướng đều ngon bá cháy

#Sốt chao

+ Nguyên liệu:

– 3 viên chao

– 1 muỗng canh bơ đậu phộng

– 1 muỗng canh nước tương

– ½ quả chanh

– ½ trái ớt sừng bỏ hạt, băm nhỏ

– 1 muỗng canh đường

– 2 lá chanh cắt sợi chỉ

+ Cách làm:

– Pha đường, nước tương, bơ đậu phộng, chao, nước cốt chanh, ớt băm, lá chanh thái chỉ vào chén rồi dùng muỗng khuấy đều để các gia vị hòa toàn vào nhau là được.

Txl 1 377
Sốt chao dùng chấm thịt nướng, ăn cùng bánh xèo hay các món gỏi đều ngon

#Sốt dầu điều

+ Nguyên liệu:

– 50g hạt điều màu khô

– 150ml dầu ăn

-3 tép tỏi đập dập

+ Cách làm:

– Đun nóng vừa tới dầu ăn trong chảo rồi cho hạt điều màu vào, khuấy đều với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp đến khi chuyển màu cam đỏ đẹp mắt

– Tắt bếp và cho tỏi đập dập vào, khuấy đều

– Đợi hỗn hợp nguội thì lọc qua rây, lấy nước bỏ hạt

Txl 1 378
Sốt dầu điều dùng tạo màu cho món ăn, tăng tính thẩm mỹ

#Sốt dầu ớt

+ Nguyên liệu:

– 120g ớt khô

– 5 cánh hoa hồi

– 15g hạt mè rang

– 10g hạt tiêu

– 2,5cm vỏ quế

– 2,5cm gừng thái lát

– 1 muỗng canh dầu ăn

+ Cách làm:

– Cho hạt tiêu và ớt khô vào làm nóng trên chảo, đảo đều tay đến khi giòn, thơm thì cho vào máy xay xay thành bột mịn

– Trộn hỗn hợp bợt ớt khô với mè rang trong bát sạch

– Làm nóng dầu, cho vỏ quế, hoa hồi, gừng vào đảo đến khi dầu gợn sóng thì vớt hết ra chỉ để lại dầu

– Đổ dầu nóng vào tô bột ớt đã trộn, trộn đều rồi để nguội khoảng 2h cho dầu hấp thụ vị cay từ bột ớt

– Lọc hỗn hợp dầu ớt qua rây để thu về phần nước trong, màu đỏ nâu đẹp mắt

Txl 1 379
Sốt dầu ớt cũng dùng tạo màu cho món ăn, giúp tăng thêm độ cay, thơm…

Bảo quản các loại sốt

– Thành phẩm nguội hoàn toàn thì cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy, sạch, khô – đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

– Lưu ý: thành phần nguyên liệu, tỷ lệ nguyên liệu và cách làm một số loại nước sốt có thể khác nhau với từng người

Ẩm thực Việt Nam vốn phong phú và nhiều biến tấu. Một đầu bếp Việt chuyên nghiệp sẽ biết cách phối trộn các loại gia vị sẵn có và thông dụng để sáng tạo ra nhiều công thức, không chỉ là món ăn mà còn là các loại nước sốt chuẩn vị riêng có để tạo nét riêng về hương vị cho nhà hàng mình, từ đó thu hút thực khách đến thưởng thức nhiều lần.

Ms. Smile (tổng hợp)​

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Bài học “đau nhưng đắt” cho Nghề Khách sạn nhìn từ sự việc của trường Gateway

Khi mà người dân cả nước đang “ai oán” sự tắc trách, thiếu trách nhiệm của những người liên quan trong công việc của vụ bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường đến tử vong hôm 6/8 – khoan chưa bàn đến trách nhiệm hình sự – Nghề khách sạn giật mình nhìn thấy viễn cảnh tương tự của nhân sự nghề nếu làm việc chủ quan, thiếu tính kỷ luật. Từ sự việc của trường Gateway, bài học nào nên được rút ra cho Nghề du lịch?

bài học "đau nhưng đắt" cho nghề khách sạn nhìn từ sự việc của trường gateway
Theo bạn, bài học nào cho Nghề du lịch từ vụ việc đau lòng của trường Gateway?

Thông tin vụ Bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường đến tử vong

Dù là người dưng, xa lạ và không hề quen biết nhưng chắc hẳn bạn đã ít nhất 1 lần chặc lưỡi xót thương cho phận đời ngắn ngủi của bé L. – nạn nhân xấu số bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường quốc tế Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) đến tử vong.

Txl 1 86

bài học "đau nhưng đắt" cho nghề khách sạn nhìn từ sự việc của trường gateway
Đưa tin tóm tắt vụ việc từ báo Tuổi trẻ

Tại buổi họp báo trưa ngày 7/8, UBND Q. Cầu Giấy thông tin, “học sinh L.H.L (6 tuổi) bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường quốc tế Gateway khoảng 9 tiếng, khiến cháu tử vong ngày 6/8”. Bước đầu cơ quan chức năng xác định L. tử vong trước khi được đưa vào viện. Hiện cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án với hành vi “vô ý làm chết người” theo điều 128 Bộ luật Hình sự – “triệu tập tất cả những người liên quan lên làm việc. – (có thể là ông P., bà Q., giáo viên chủ nhiệm lớp có bé L. theo học và đại diện trường quốc tế Gateway)

Txl 1 87

Phương tiện đưa đón học sinh của trường Gateway (Ảnh nguồn Internet)

Có nỗi đau nào hơn thế…

Sự việc sau khi được thông tin trên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Đồng cảm với nỗi đau và sự mất mát quá lớn của gia đình, nhiều bạn đọc đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình cháu L., đồng thời bày tỏ sự phẫn uất đối với sự thiếu trách nhiệm, tắc trách trong công việc của những người liên quan và đặt ra nhiều nghi vấn:

Txl 1 88

Txl 1 89

Txl 1 90

Sự việc đau lòng được người dân cả nước quan tâm những ngày qua

Nhìn từ vụ việc đau lòng trên, ai cũng buồn lòng thốt lên 2 từ “giá mà…” đầy tiếc nuối:

  • Giá mà cô monitor (người đưa đón học sinh) kiểm đếm số lượng mỗi khi đón – trả để phát hiện đã thiếu 1 em nhỏ không bước xuống xe sáng hôm ấy…
  • Giá mà bác lái xe bước ra khỏi ghế lái và lên xe đi 1 vòng để kiểm tra xem có sự cố gì không, hay có em nhỏ nào ngủ quên trên xe không chẳng hạn trước khi cho xe về bãi đỗ
  • Giá mà giáo viên chủ nhiệm nóng lòng hỏi thăm nhà trường đã thông báo học sinh vắng mặt cho gia đình chưa để phát hiện sớm hơn
  • Giá mà phần mềm quản lý học sinh mới đưa vào vận hành được quản lý chặt chẽ hơn để nhận biết thông tin và có hướng xử lý ngay sau đó
  • Giá mà bộ máy quản lý nhà trường chặt chẽ hơn – quy trình đưa đón và quản lý học sinh được giám sát kỹ lưỡng – con người có trách nhiệm hơn trong công việc và ý thức về sự an toàn của trẻ nhỏ và chính mình…
  • Giá mà… giá mà… cứ thốt lên như thế nhưng muộn rồi, khi mọi chuyện đã rồi, ai trả lại sinh mệnh cho đứa trẻ thơ ngô nghê, đã phải gào khóc, hốt hoảng đến cực độ khi bị bỏ quên lại trong xe hàng chục tiếng đồng hồ giữa trời – ai trả lại hình hại đứa con vàng ngọc cho bố mẹ bé khi mới tạm xa con ngày thứ 2 để con đến trường chơi cùng bạn bè…?

Bài học nào cho nhân sự Nghề du lịch?

Từ sự tắc trách, thiếu trách nhiệm trong việc đưa đón và quản lý trẻ nhỏ của giáo viên trường Gateway – nhìn sang nhân sự Nghề du lịch, viễn cảnh tương tự là sự phẫn uất và “ai oán” của cộng đồng, sự khiển trách của lương tâm, mức kỷ luật của tổ chức, cùng mức án hình sự trước Pháp luật nếu có hành vi gây hại đến sự an toàn tính mạng và tài sản của du khách.

Vậy nên, để không phạm phải sai lầm gây nên những hậu quả thương tâm, không mong muốn, nhân sự Nghề du lịch, từ cấp quản lý đến đội ngũ nhân viên từng bộ phận cần:

  • Nâng cao vai trò quan trọng của tính kỷ luật trong tổ chức – tuyệt đối tuân thủ nội quy, quy định làm việc của đơn vị
  • Các cơ sở dịch vụ du lịch, Khách sạn, nhà hàng phải có quy trình, tiêu chuẩn hoạt động SOP cho từng vị trí – nhân viên thuộc từng bộ phận cần được triển khai và giám sát việc thực hiện công việc theo chuẩn SOP (– tuy nhiên, có thể linh hoạt xử lý sự cố đảm bảo tính phù hợp, tránh sự cứng nhắc, rập khuôn)
  • Lập và ban hành sử dụng nội bộ các bảng checklist công việc chuẩn cho từng bộ phận – yêu cầu nhân viên thực hiện tuân thủ đúng quy trình và số lượng công việc cụ thể được liệt kê, tránh trường hợp thiếu xót ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
  • Có kế hoạch quản lý, tuyển dụng và phân công nhân sự phù hợp, đảm bảo có trình độ, thạo kỹ năng, vững nghiệp vụ – cam kết giảm thiểu tối đa nguy cơ, rủi ro tiềm tàng với khách lưu trú, khách sử dụng dịch vụ hay chính nhân sự nghề tại cơ sở du lịch, khách sạn, nhà hàng; nhất là ở những bộ phận có nguy cơ mất an toàn cao như bể bơi, spa sauna, bộ phận kỹ thuật về điện, nước, nồi hơi, xăng dầu cho máy phát, thang máy, thang cuốn…
  • Có danh sách phân công công việc, nơi/ khu vực làm việc cụ thể cho từng nhân viên trong bộ phận – làm căn cứ xử lý, quy trách nhiệm khi có sự cố phát sinh, tránh tình trạng bao che, chối bỏ trách nhiệm.
  • Cần ban hành quy định an toàn cho khách và nhân viên – thực hiện niêm yết quy định, nội quy tại bộ phận và những nơi công cộng cần thiết
  • Bố trí các biển báo, biển chỉ dẫn tại các khu vực không hoặc chưa đảm bảo, cần lưu ý an toàn để cả khách và nhân viên được biết
  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc – thực hiện tốt và đầy đủ nhiệm vụ công việc được giao – có ý thức trong việc giữ an toàn tính mạng, tài sản của khách và của chính mình.
  • Cơ sở du lịch, khách sạn, nhà hàng cần chú trọng đào tạo nghiệp vụ sơ – cấp cứu cho nhân viên, đưa ra các tình huống cụ thể thường gặp và cách xử lý mẫu để nhân viên biết và linh hoạt áp dụng khi có sự cố
Txl 1 91

Khách sạn cần: chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên – giám sát sát sao quy trình thực hiện công việc – hạn chế tối đa rủi ro


“Mạng người mà dùng từ “vô tình” nghe sao “vô cảm” quá – đây là sự vô tâm và thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…” – là lời xót xa của một bạn đọc khi một người khác nhận định sự việc xảy ra là vô ý và không ai muốn như thế. Đúng là không ai muốn xảy ra sự cố ngoài ý muốn – thế nhưng, chính sự chủ quan và tắc trách của cá nhân người thực hiện, sự thờ ơ và thiếu giám sát, thiếu chỉ đạo khắt khe của cấp quản lý – để tình trạng việc đã rồi mới sốt sắng tìm cách xử lý và phòng ngừa thì còn cứu vãn được gì nữa…

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.