Tiến sĩ toán học khởi nghiệp ở tuổi 50 với thương hiệu xúc xích Đức Việt

Một Tiến sỹ toán học khởi nghiệp ở độ tuổi ngoài 50 và phát triển doanh nghiệp đạt thành tích “Sao vàng Đất Việt” dường như là một sự khác biệt với số đông. Ẩn dưới điều khác biệt đó chính là khát khao được thực hiện quyền tự do làm giàu vì biết rằng “Kinh tế tư nhân mới là tương lai nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. Doanh nhân Mai Huy Tân – Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Đức Việt, đã đưa sản phẩm xúc xích Đức Việt trở thành một thương hiệu nổi tiếng tại Việt nam.

Txl 1 29390

Doanh nhân Mai Huy Tân – Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Đức Việt, ông chủ của thương hiệu xúc xích Đức Việt nổi tiếng. Hành trình khởi nghiệp và kinh doanh của ông chứa đựng rất nhiều câu chuyện thú vị dường như là định mệnh.

Khởi nghiệp để được tự do làm giàu

Ít ai biết rằng trước khi là doanh nhân, ông chủ của thương hiệu xúc xích Đức Việt nổi tiếng Mai Huy Tân là một Tiến sỹ toán học. Điều đặc biệt hơn nữa là ông khởi nghiệp khi đã bước qua tuổi 50 (ông sinh năm 1949), sau gần 30 năm làm công chức nhà nước.

Năm 1988 là một thời điểm rất khắc nghiệt của giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới. Tại cơ quan tôi công tác, Bộ cắt bớt một nửa quỹ lương, nên cơ quan phải tự làm kế hoạch 3 để lo lương cho một nửa số cán bộ còn lại. Với ý thức tự trọng của một nhà khoa học và tâm đắc với lời kêu gọi “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi tự nguyện xung phong vào số phải tự lo lương bằng các hoạt động khác, đương nhiên là “phi toán học”.

Hoạt động đầu tiên của tôi là dịch thuật và xuất bản sách. Nhờ các kiến thức và khả năng ngoại ngữ nên những cuốn sách đầu tiên về marketing, kinh tế thị trường hay tin học đều bán chạy, mang lại doanh thu và lợi nhuận. Nhưng rồi Bộ Năng lượng cũng không còn tồn tại nữa khi sáp nhập với các bộ khác thành Bộ Công nghiệp. Tôi lại phải tự tìm lấy chỗ đứng của mình khi cùng với một số bạn bè trí thức học ở Đức về tự lập ra Trung tâm giao lưu Việt – Đức về văn hóa, ngôn ngữ và công nghệ (ZKST). Trung tâm này đã chủ động thiết lập quan hệ với Đại sứ quán CHLB Đức, Viện Goethe ở Munich, Viện Max Planck và nhiều tổ chức khoa học, trường đại học của Đức, qua đó đã triển khai được nhiều hoạt động giao lưu văn hóa khoa học mà không cần lệ thuộc vào nguồn ngân sách nhỏ bé của cơ chế xin – cho.

Dần dần mạng lưới quốc tế mà tôi kiên trì từng bước xây dựng đã dẫn tôi tới một nghề mới: tư vấn đầu tư cho các công ty của Đức ở Việt Nam (Mercedes Benz: công nghiệp ô tô, FER: công nghiệp phụ trợ, PETKUS: công nghiệp xử lý hạt giống và xử lý nước thải…). Quá trình tư vấn đầu tư, cũng là quá trình học hỏi kinh nghiệm phong phú của các nhà quản lý Đức, đã dẫn tôi tới một nghề mới: nghề kinh doanh và tự mình trở thành doanh nhân.

Với động lực ấy, năm 2000, Tiến sỹ Mai Huy Tân quyết định rời bỏ công chức để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Cũng giống như nhiều người khác, ông nghĩ đến việc làm một cái gì để bán. Xuất phát từ suy nghĩ “Đời người ai cũng phải ăn, phải uống và phải chết”, trong đó nhu cầu “phải ăn” là thường xuyên, ông quyết định sản xuất thực phẩm ăn uống. Vốn dân học ở Đức về, ông quyết định chọn xúc xích Đức làm sản phẩm kinh doanh cùng với anh bạn người Đức.

Khi được hỏi tại sao ở lứa tuổi ấy, khi đã có cả công thành, danh toại, học vị cao, động lực ở đâu mà ông lại quyết định bứt ra ngoài làm chủ, ông chia sẻ: “30 năm làm nhà nước quá lâu, nhiều ý tưởng của mình có mà rất khó thực hiện. Ẩn sâu ở dưới là hoài bão được tự do kinh doanh, làm giàu mà ở cái thời điểm 30 tuổi, tôi không dám mơ ước. Động lực ấy lớn hơn là tiền bạc”.

Xuất phát từ chân lý đơn giản, giá bán phải cao hơn giá thành, ông bắt tay vào lập kế hoạch đầu tư – kinh doanh với tính toán giá thành và chi phí sản xuất ở mức độ chính xác cao nhất có thể. Tiếp đến là một câu hỏi quan trọng: “Bán cho ai?” được đặt ra. Sau khi làm nghiên cứu thị trường, ông rút ra kết luận “Phải bán cho những người đã từng ăn xúc xích Đức”. Kết quả khảo sát cho biết nhóm khách hàng tiềm năng nhất là 20.000 người Việt Nam sống ở Hà Nội đã từng sống tại Đức, đã từng có thời gian ăn xúc xích Đức. Ông đưa ra đáp án mỗi người trong nhóm này ăn 1 kg xúc xích/1 năm là khả thi, nên lên kế hoạch mở công ty với công suất 20 tấn xúc xích/1 năm.

Mục tiêu đã rõ ràng, ông phân công nhiệm vụ: người bạn Đức lo máy móc, đưa chuyên gia làm xúc xích sang Việt Nam, còn mình lo phần việc ở Hà Nội là thuê xưởng và chuẩn bị sản xuất. Sau 8 tuần lễ với một núi công việc, xưởng của ông đã cho ra lò mẻ xúc xích đầu tiên từ 2 con lợn. Đây là tốc độ làm việc đáng kinh ngạc mà báo chí Đức khi đưa tin về sự kiện này cũng phải thừa nhận.

Buổi giới thiệu sản phẩm tại sân một biệt thự, nơi có văn phòng AHK (Phòng công nghiệp và thương mại Đức), có đại sứ Đức và hơn 200 khách mời tham gia thành công tốt đẹp.  Mọi người ăn đều khen ngon. Phần lớn trong số họ đặt mua luôn. Đơn đặt hàng cho tuần tới được bảo đảm, nhưng tiếp theo thì thế nào là bài toán nan giải tiếp theo.

Khai phá thị trường

Đứng trước thực tế xúc xích là thực phẩm đồ ăn, không bảo quản được lâu và siêu thị từ chối bán xúc xích chưa có thương hiệu, nên khâu bán hàng lúc đó là cấp bách nhất. Ông đã đưa ra những cách tiếp thị khởi đầu sáng tạo và nhờ đó thương hiệu xúc xích Đức Việt được phổ biến rộng rãi, đến nay trở thành sản phẩm xúc xích chiếm thị phần số 1 tại Hà Nội hiện nay:

– Tặng cho người ăn miễn phí ở quán bia: Đích thân tiến sĩ Toán học ngày nào mặc đồng phục nhân viên tiếp thị mời ăn thử xúc xích ở các quán bia. Họ ăn thấy ngon và hỏi mua thì được hướng dẫn hãy đến siêu thị hỏi. Liên tục trong nhiều ngày, các siêu thị đã từ chối nhận hàng bị các “thượng đế” hỏi nơi đặt xúc xích Đức Việt để mua, đành phải gọi điện đến công ty ông để mua hàng.
 
– Đăng quảng cáo trên báo Nhi đồng và mua báo phát ở một số trường học kèm phát xúc xích miễn phí.  Xúc xích Đức Việt được các em sinh tiểu học ưa chuộng và yêu cầu bố mẹ mua. Khách hàng lại tiếp tục đổ về siêu thị.
 
– Mở cửa hàng ở vị trí đông dân cư. Cửa hàng xúc xích đầu tiên ở số 22 phố Triệu Việt Vương đã thành công rực rỡ, sau 1 tháng đầu tiên bán được 1 tấn xúc xíchNhờ sự thành công của những chiến dịch bán hàng khởi đầu ấy, sản phẩm xúc xích Đức Việt dần dần từng bước mở rộng thị trường. Ông đúc kết: Xây dựng thị trường, hệ thống bán hàng, xây dựng thương hiệu là một quá trình dài, đầy gian khổ, đòi hỏi sự sáng tạo. Còn từ lý thuyết đến thực tiễn rất khác xa nhau.

Mạo hiểm có tính toán

Năm 2002, vào dịp Tết, ở cửa hàng tại 22 Triệu Việt Vương, khách hàng mua hàng xếp dài cả sang phố khác, thì một quyết định táo bạo của doanh nhân Mai Huy Tân được đưa ra. Ông quyết định xây dựng nhà máy sản xuất có quy mô 1000 tấn xúc xích/năm, gấp 50 lần so với công suất dự kiến ban đầu của xưởng cũ. Để thực hiện quyết định táo bạo này, ông đã bán căn nhà ở phố Huế và vay thêm tiền ngân hàng mở nhà máy mới. Ông tâm sự đó là quyết định mạo hiểm nhưng có tính toán nên ông không cảm thấy sợ hãi.

Nhà máy sản xuất mới được xây dựng ở Hưng Yên trên khuôn viên có tổng diện tích 36.000 m2. Tốc độ xây dựng nhanh đáng kinh ngạc như xưởng sản xuất đầu tiên. Sau Tết năm 2004, nhà máy được khai trương. Ông dự kiến khoảng 3 năm mới đạt điểm hòa vốn, và hết năm 2008, công ty Đức Việt đã trả hết cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Điều ông tự hào Đức Việt là một trong những công ty hiếm hoi ở Việt Nam hiện nay không còn phải vay vốn ngân hàng mà đứng vững và phát triển chỉ nhờ vốn của chủ sở hữu.

Txl 1 29392

Nhà máy sản xuất của Công ty CP thực phẩm Đức Việt tại Hưng Yên

Txl 1 29394

Với tiêu chí “Thịt và thực phẩm sạch vì sức khỏe và tuổi thọ con người”, các sản phẩm của Đức Việt đã và đang được người tiêu dùng chọn lựa và yêu thích.

Sau 13 năm kinh doanh, đến nay sản phẩm xúc xích Đức Việt đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường: Trong nhiều năm liên tục tăng trưởng tăng 3 con số, đoạt giải thưởng Sao vàng đất Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao và trong top FAST 500 của 500 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất (2010)…

Txl 1 29395

Máy đóng gói theo kĩ thuật hút chân không của CHLB Đức giúp đảm bảo độ tươi ngon và an toàn cho sản phẩm xúc xích tươi.

Txl 1 29396

Công nhân Đức Việt tiến hành vệ sinh tay trước khi bước vào sản xuất.

 Bí quyết thành công

Tuy rất thành công, nhưng rủi ro cũng là điều không tránh khỏi và có thể đến bất ngờ: Hè năm 2010, Đức Việt cho gần 400 cán bộ nhân viên đi nghỉ mát, khi trở về thì xảy ra hỏa hoạn cháy một góc nhà máy, thiệt hại lớn về vật chất. Trong cái rủi luôn tiềm ẩn vận hội mới: sau vụ hỏa hoạn, việc cải tạo nhà máy được tiến hành nhằm nâng cao công suất. Cuối năm 2013, công ty Đức Việt mỗi ngày sản xuất 20 tấn xúc xích, bằng sản lượng của cả năm đầu tiên.

Đến nay với gần 14 năm kinh doanh trên thương trường, doanh nhân Mai Huy Tân đã đúc rút được một số bí quyết thành công, có thể là bài học, cẩm nang cho nhiều người khi khởi nghiệp:

Chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu: Kinh doanh ngành thực phẩm, ngay từ đầu Đức Việt đã đặt ra và giữ vững tiêu chí “an toàn vì sức khỏe và tuổi thọ con người”. Hiện nay, sản phẩm xúc xích Đức Việt được chế biến trên một quy trình quản lý an toàn thực phẩm, viết tắt là HACCP được CHLB Đức và Vương Quốc Anh thẩm định và cấp chứng chỉ, với nguồn nguyên liệu là thịt lợn nhập từ Mỹ, Canada, Đan Mạch. Các loại gia vị, cũng như nguyên liệu để hun khói xúc xích là mùn cưa nhập từ Đức để đảm bảo hương vị giống với xúc xích của người Đức.
 
Xây dựng thương hiệu: Xác định chất lượng và an toàn là nền tảng cho thương hiệu, Đức Việt đã chọn slogan “Thực phẩm Đức Việt – Vừa ngon, vừa lành” để truyền tải thông điệp về một sản phẩm chất lượng cao vì hạn chế tối đa nguy cơ “Mọi bệnh tật đều vào bằng miệng” cho người tiêu dùng.
 
Dám chấp nhận mạo hiểm có tính toán: Là chủ doanh nghiệp, TS Mai Huy Tân cho rằng, để thành công thì người chủ phải là người dám chấp nhận mạo hiểm nhưng có tính toán. Ông tâm sự: Tôi khởi nghiệp khi đã hơn 50 tuổi nên chỉ thành lập công ty khi thấy khả năng thành công lớn hơn 50%, vì tuổi đã cao không còn thời gian để làm lại.

Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, doanh nhân Mai Huy Tân cho biết: Mọi việc phải được tính toán kỹ lưỡng để có lợi ích nhất, phải rất nâng niu từng đồng tiền đầu tư thì tiền mới đẻ ra tiền. Ông nói thêm, nếu chỉ làm giàu, doanh nhân có thể không cần xây dựng thương hiệu, nhưng để xây dựng một doanh nghiệp lớn phát triển bền vững , đem lại lợi ích cho nhiều người thì thương hiệu là vấn đề rất quan trọng.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Con đường khởi nghiệp từ 1000 USD của ông chủ đế chế fastfood Subway

Txl 1 29397

Thống kê của tập đoàn cho biết, tổng cộng trên toàn thế giới, hệ thống ăn nhanh Subway đã có trên 25.000 cửa hàng tại 83 nước. Mỗi ngày toàn hệ thống Subway đã bán ra trên 4,8 triệu chiếc bánh mỳ kẹp thịt hay xúc xích, pho mát. Sự lớn mạnh của Subway còn được khẳng định khi thương hiệu này đã xuất sắc vượt qua “ông trùm” McDonald’s để leo lên ngôi vị số một về qui mô kinh doanh.

Thành công vì biết “nghe lời”

Fred DeLuca sinh năm 1948 trong một gia đình lao động ở Bridgeport, bang Connecticut, Mỹ. Cuộc sống của ông cho tới tận thời niên thiếu vẫn chìm đắm trong cơ cực và bần hàn.

Mùa hè năm 1965, một người bạn lâu năm của gia đình, Peter Buck đã mời cả nhà Fred DeLuca đến dự liên hoan tân gia. Như một sự tình cờ, Fred DeLuca đã tâm sự khó khăn của mình với Buck và hy vọng được giúp đỡ về mặt tài chính.

Trong đầu không hề mảy may một ý định kinh doanh, Fred DeLuca chỉ mơ ước và tin rằng mình sẽ học đại học y, học thật giỏi và sau này làm nghề bác sĩ sẽ có tiền trả nợ. Câu chuyện diễn ra khá suôn sẻ chỉ tới khi ông Buck từ chối cho chàng thanh niên Fred vay tiền. Thay vào đó, ông chú Buck đã đưa ra một lời khuyên. “Cháu hãy mở hiệu bán bánh mỳ và kiếm tiền từ đó”. Trái ngược với sự thất vọng trên khuôn mặt lúc bấy giờ, Fred đã làm điều mà không phải ai cũng dám. Đó là nghe theo lời chú Buck.

Txl 1 29398

Sau câu hỏi: “Nếu mở hiệu bánh mì thì cháu phải làm cụ thể những gì?”, và lời gợi ý đơn giản của ông Buck: “Rất đơn giản, ai cũng làm được, chỉ cần có một cửa hiệu, mua bánh mì, rồi mua thịt nguội xúc xích kẹp vào và bán cho khách, và thế là cháu sẽ có tiền”. Fred Deluca đã thực sự khởi nghiệp.

Khó khăn lớn nhất là có tiền thuê cửa hàng. Và trước quyết tâm kiếm tiền mãnh liệt, không sợ khó của cậu bé 17 tuổi, ông Peter Buck đã đồng ý cho Fred DeLuca vay 1.000 USD để có tiền thuê cửa hàng và đặt làm một cái bàn để bán bánh mỳ.

Không chờ đợi gì nữa Fred DeLuca bắt tay ngay vào việc. Ban đầu, cửa hàng được đặt tên là cửa hàng bánh mỳ Submarine, do sử dụng loại bánh mì dài như hình chiếc tàu ngầm. Sau này cái tên đã được đổi thành Subway cho dễ đọc và chính thức được đăng ký ấn định thương hiệu này.

Thành công vì biết “chia sẻ”

Điểm độc đáo và cũng là thế mạnh của thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng tuyệt hảo của nguyên liệu mà còn từ phương thức phục vụ của cửa hàng. Theo đó, tất cả các loại bánh mỳ mà Subway cung cấp đều do trực tiếp cửa hàng sản xuất trong ngày, các loại xúc xích, thịt nguội hay rau củ ăn kèm đều là những thực phẩm trứ danh và khá đắt tiền.

Khách hàng đến với Subway không những được tự thiết kế chiếc bánh theo sở thích của mình, mà còn được chứng kiến toàn bộ quy trình từ việc cắt bánh tới việc kẹp bánh và nướng bánh… Vì những lý do trên, cửa hàng bán bánh mì của Fred DeLuca rất đông khách.

Làm một mình không hết việc, Fred DeLuca phải tuyển thêm người. Cửa hàng đầu tiên quá chật, Fred DeLuca phải tính kế. Không thể đơn giản bỏ một địa điểm đã quen khách nên ông đã nghĩ ngay đến mở thêm cửa hàng ở khu gần đó mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tới năm 1974, Fred DeLuca đã mở được 16 cửa hàng, tất cả đều ở vùng Connecticut. Vẫn không cảm thấy đủ, Fred DeLuca rất muốn mở thêm nhiều cửa hàng, ông đặt mục tiêu đến năm 1975 phải tăng số lượng cửa hàng bánh mì Subway lên gấp đôi.

Txl 1 29400

Đây là lúc Fred phải tìm tới sự cố vấn của ông Peter Buck, người đã luôn sát cánh bên thương hiệu ngay từ những ngày đầu mở cửa. Ý tưởng nhượng quyền đã bắt đầu từ đó. Sau nhiều suy nghĩ, Subway đã có một kế hoạch nhượng quyền riêng. Theo đó, Fred sẽ hỗ trợ người nhận nhượng quyền kinh doanh trong việc thiết kế, tổ chức cửa hàng, công thức và kế hoạch mua nguyên liệu, quảng cáo, marketing cũng như trợ giúp toàn bộ phần kế toán.

Đối tác nhận nhượng quyền kinh doanh được mang hiệu Subway và tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động kinh doanh của mình. Subway chỉ thu phí li – xăng một lần duy nhất cùng với một tỉ lệ nhất định doanh thu bán hàng. Quyết định đúng đắn đã đem lại thành công tuyệt đối cho tập đoàn. Chỉ 10 năm sau nữa, vào năm 1986, thương hiệu Subway đã có tới 1.000 cửa hàng tại tất cả các bang của nước Mỹ. Hai năm sau, con số này đã tăng lên gần gấp đôi, với 1.800 cửa hàng.

Thành công vì biết “thay đổi”

Subway chỉ đơn thuần là thương hiệu bánh mỳ ăn nhanh tuy nhiên, khả năng thích ứng nhanh đã khiến thương hiệu không những đứng trụ một cách vững vàng mà còn cạnh tranh mạnh mẽ với các “ông lớn” cùng ngành. Thực tế, sản phẩm của Subway vốn luôn ít béo nhưng lúc đầu chúng chỉ được giới thiệu như những chiếc bánh mỳ bình thường, thế nhưng khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, Subway thoắt cái đã biến thành một thương hiệu đồ ăn tốt cho sức khỏe.

Các thương hiệu lớn như McDonald, Burger King cũng mong mỏi được bán những sản phẩm “vì sức khỏe” như thế nhưng không thể thuyết phục được khách hàng vì thương hiệu của họ giờ đã gắn liền với khoai tây chiên và những chiếc bánh mỡ màng. Với vị thế là nhà cung cấp đồ ăn có lợi cho sức khỏe, Subway thâm nhập được cả những phân khúc thị trường mà các đại gia khác trong làng fast – food chỉ có thể bất lực đứng nhìn.

Theo Thời báo kinh doanh

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Thu lời tiền tỷ từ mô hình kinh doanh cá kho làng Vũ Đại

Có thu nhập 10 triệu đồng/tháng với nghề kỹ sư xây dựng, nhưng anh Nguyễn Bá Hoàn, ở Ninh Giang, Hải Dương quyết định nghỉ việc để đi bán đặc sản cá kho Vũ Đại.

Txl 1 29398

Toàn “cầu đường” biến thành Toàn “cá kho”

Nhắc đến cá kho, nhiều người nhớ ngay đến làng Vũ Đại. Và mỗi khi về làng này hỏi anh Toàn “cá kho” thì ai cũng biết.

Nguyễn Bá Toàn sinh năm 1982, tốt nghiệp Đại học Giao Thông Vận Tải năm 2005, nghành Xây dựng công trình. Ra trường, anh bận rộn với công việc ngày đi làm văn phòng, tối ngủ tại công trình, và hầu như trên người lúc nào cũng có mùi rượu.

Cuối năm 2011, một lần đi khảo sát dự án, anh ghé qua thăm nhà người bạn ở Hà Nam. Gia đình anh bạn nghèo lắm nhưng cố giữ anh bằng được ở lại ăn cơm với cá kho nồi đất và canh cua đồng. Anh Toàn vô cùng bất ngờ vì chưa bao giờ được thưởng thức món cá kho ngon đến vậy. Anh lân la hỏi chuyện và được gia đình cho biết, đây là món truyền thống lâu năm, thỉnh thoảng có người lên Hà Nội, 2 bác đều nhờ gửi mang lên làm quà biếu cho người thân.

Txl 1 29399

Cá kho Vũ Đại được xem là một trong những món ăn dân dã đắt đỏ hiện nay, với giá 400.000 đồng/nồi/kg nguyên liệu.

Sẵn có máu kinh doanh trong người, anh Toàn nảy ra ý định mang món cá kho Vũ Đại lên chợ online bán. Ngay chiều hôm đó về Hà Nội, anh xin rút khỏi dự án công trình đang làm dở, ngồi riết trong phòng trọ mày mò về cách thức bán hàng online. Anh nhờ người bạn thiết kế gấp cho một trang web bán hàng rồi liên hệ với các quán ăn, nhà hàng ở Hà Nội. Đêm hôm ấy, anh Toàn không ngủ, anh tự thiết kế tờ rơi và nung nấu thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.

Anh kể lại: “Thời điểm ấy, tôi đang thi công cho một hệ thống của tòa nhà Keangnam – (tòa nhà cao nhất Việt Nam), biết xong dự án sẽ thu về một khoản không hề nhỏ, nhưng thích sự tự do buôn bán nên tôi quyết định từ bỏ. Biết được chuyện này, bố tôi giận lắm. Ông gọi điện ngăn con không được, còn cất công lên tận Hà Nội để khuyên tôi chuyên tâm vào công việc của một kỹ sư xây dựng. Tuy nhiên, tôi một mực không nghe, ông giận rồi bỏ về quê, không nói một lời nào. Vài ngày sau khi mẹ và em gái thuyết phục, ông mới tán thành và động viên tôi :”Quyết bỏ thì không hối hận. Làm là phải thắng!”.

2 tháng đầu tiên bán cá kho, không một khách nào đặt mua. Từ người nhận lương tháng 10 triệu đồng, anh Toàn bỗng nhiên tay trắng, thậm chí còn bị âm một khoản chi tiền quảng cáo, mua tên miền,… Anh trăn trở, nhiều bữa quên cả ăn, râu mọc dài không thèm cạo. Thanh Minh, em gái Toàn thấy anh như vậy liền động viên, sau đó 2 anh em thức cả đêm để tính toán, bàn bạc đưa ra giải pháp về giá cả, bảo quản chất lượng, thiết kế bao bì cho đến cách cách quảng bá đặc sản cá kho Vũ Đại cho bạn bè cả nước, đặc biệt khu vực ở Hà Nội.

Thành giám đốc công ty bán cá kho doanh thu hơn 5 tỷ/năm

Trong một ngày đầu của tháng thứ 3, bỗng điện thoại anh đổ chuông với số máy lạ. Thật bất ngờ, một khách hàng gọi điện đến đặt 2kg cá kho về ăn thử. Anh Toàn phấn khởi liên lạc với gia đình bạn ở Vũ Đại, nhắc khẩn trương chế biến và gửi xe nhanh nhất có thể lên Hà Nội. Rồi cứ thế, những ngày sau, các cuộc điện thoại dầy đặc hơn, một mình anh Toàn không giao kịp, anh phải nhờ em gái và một số người bạn thân hỗ trợ.

Chưa đầy 4 tháng bán cá kho online, số lượng khách của anh Toàn đông gấp mấy chục lần. Chỉ riêng tháng Tết, trung bình mỗi ngày có đến hơn 50 khách đặt hàng. Có buổi, 12h đêm anh Toàn vẫn rong ruổi trên các con đường Hà Nội để giao cá kho cho khách. Khi ấy, anh phải liên hệ thêm 5 gia đình ở Vũ Đại cùng nấu cá kho, đồng thời thuê thêm 3 nhân công chuyên giao hàng.

Txl 1 29401

Một nồi cá kho có giá khá cao. Nồi loại 1kg cá tươi nguyên liệu có giá 400.000 đồng, nồi 4 kg giá đến 1 triệu đồng… nhưng khách các nơi trong cả nước đặt mua rất đông, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM. Vào dịp Tết, số đơn hàng của anh Toàn lên đến mấy trăm nồi/ngày. Để có được lượng khách lớn như hiện nay, ngoài cách quảng bá món đặc sản Việt, anh Toàn phải sát sao nguyên liệu chế biến cá kho, tăng chất lượng cả về món, bao bì và cách phục vụ khách. Cũng nhờ sự quản lý sáng tạo và khoa học của anh Toàn, mà món cá kho Vũ Đại không chỉ nổi tiếng các vùng trong cả nước mà bạn bè thế giới cũng biết đến.

Năm 2013, anh Toàn thành lập công ty chuyên cung cấp đặc sản ăn liền của Việt Nam, với số lượng nhân viên hiện tại lên đến 20 người, chưa kể hơn 10 hộ gia đình chế biến cá kho ở Vũ Đại. Chỉ riêng bán cá kho, doanh thu một năm của công ty lên đến 5 tỷ đồng.

Gia đình ông Trần Bá Sản (70 tuổi), một trong những hộ gia đình chế biến cá kho ở Vũ Đại cung cấp cho công ty anh Toàn chia sẻ: “Ban đầu Toàn đề bạt ý kiến bán cá kho online, tôi cũng ủng hộ nhưng trong bụng thầm nghĩ, cũng chỉ bán được dăm ba nồi, chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, không hiểu làm cách nào mà Toàn bán được nhiều cá như vậy. Cũng nhờ anh mà ngoài thu nhập từ trồng lúa, chăn nuôi vài con con gà, con lợn, hiện gia đình còn có một khoản thu nhập khá từ nghề nấu cá kho. Nếu không có anh Toàn, chắc món cá kho chỉ quanh quẩn trong làng Vũ Đại”.

Không những làm giàu cho mình, tạo công ăn việc làm cho hơn 10 hộ gia đình ở làng Vũ Đại, anh Toàn còn đưa món ăn dân dã từ làng quê Việt đến nhiều vùng trong cả nước, và bạn bè thế giới. Ngoài những giải thưởng, bằng khen vinh danh, gần đây nhất, cơ sở chế biến cá kho của anh Toàn còn được chọn là một trong 3 địa điểm ở Thái Bình Dương mà Google về quay clip, quảng bá thương hiệu đặc sản món ăn ngon của Việt Nam.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Bí quyết lập nghiệp từ gánh hàng rong của thương hiệu bánh cuốn nổi tiếng Hà Thành

Có mặt ở Thủ đô đã ngót bảy chục năm, bánh cuốn Bà Hoành trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người Hà Nội. Một món ăn giản dị mà mê hoặc biết bao thực khách mỗi khi đặt chân tới.

Txl 1 29402

Từ sáng sớm đến nửa đêm, cửa hàng bánh cuốn mang thương hiệu này lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, người ta đến đây để thưởng thức thứ hương vị bánh cuốn khác biệt mà không nơi nào khác có được. Đây cũng chính là niềm tự hào của đại gia đình bà Lý Thị Hồng – những người đã bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết để gìn giữ, phát triển một nét văn hóa ẩm thực Hà thành qua nhiều thế hệ.

Lập nghiệp từ gánh hàng rong

Cách đây mấy chục năm, kinh tế mọi nhà lúc đó còn khó khăn nên việc ra hàng ăn luôn là điều xa xỉ. Lúc đó, trẻ nhỏ thường reo lên mỗi khi nghe tiếng rao: “Ai bánh cuốn nào” của mấy cô hàng bánh cuốn Thanh Trì chở thúng bánh trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Sau khi cầm bơ gạo mẹ đưa ra đổi bánh, đứa nào cũng háo hức nhìn cô bán hàng bóc tách từng lá bánh mỏng tang khỏi lớp bánh dày, bánh mịn màng, trong có điểm xuyết chút mộc nhĩ trông rất cuốn hút.

Bánh cuốn Hà Nội trong những cuốn sách về ẩm thực xưa là bánh cuốn Thanh Trì. Bánh tráng mỏng tang, lớp xếp lớp như những nếp ly may vải đều đặn. Tuy không cao sang, cầu kỳ, món bánh cuốn bình dị dần trở nên thân quen đối với mọi đối tượng thực khách, từ sang trọng cho đến bình dân, góp phần làm đẹp thêm bức tranh văn hóa ẩm thực Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Hồng và chồng là ông Nguyễn Văn Hoành cùng sinh năm 1926, quê ở phường Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) nơi có món bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng. Sau khi lấy ông Hoành, bà Hồng đã học được bí quyết làm bánh cuốn từ mẹ chồng. Bắt đầu là những thúng bánh cuốn mà bà Hồng thường gánh trên vai để đến bán ở lề đường trên phố Tô Hiến Thành, khi có nhiều khách quen đến thưởng thức, bà Hồng đã quyết định thuê một cửa hàng nhỏ ở số 37, phố Tô Hiến Thành để tiện bán hàng. Đó là cơ sở đầu tiên để bà xây dựng thương hiệu bánh cuốn nổi tiếng như ngày hôm nay. Khi cửa hàng bánh cuốn tấp nập khách ra vào, có những lúc phải kê bàn ra cả ngoài vỉa hè để có chỗ cho khách ngồi; bà Hồng lại bàn với chồng chuyển sang cửa hàng rộng hơn ở số 66 phố Tô Hiến Thành lấy tên là “Bánh cuốn bà Hoành” để tiếp tục buôn bán. Từ đó, thương hiệu ẩm thực món bánh cuốn bà Hoành ngày càng nổi tiếng và được nhiều người đến thưởng thức.

Để xây dựng được thương hiệu bánh cuốn nổi tiếng như ngày hôm nay, vợ chồng bà Hồng đã rất dày công nghiên cứu để có hương vị đặc biệt hơn so với những cửa hàng bánh cuốn khác. Từ nguyên liệu làm đến cách pha chế nước chấm, bà đã rất kỳ công để xây dựng nên một công thức mà để lại ấn tượng cho khách hàng đến thưởng thức. Trước đây, nhà hàng bán trên vỉa hè, bà thường chuẩn bị những cái mẹt nhỏ xinh xắn, cho bánh, chả, nước chấm đặt trên lá chuối xanh mướt, trông rất đẹp mắt. Giờ đây quán đã mở rộng, đặt bàn ghế đẹp đẽ nên chẳng còn cái nếp bày biện như xưa.

Bà Hoành cũng cho biết thêm: “Đặc trưng của bánh cuốn là tráng bánh không mỏng quá, cũng không dày quá, dai tự nhiên, thơm mùi gạo mà không có vị chua do tráng theo kiểu thủ công truyền thống. Chả ăn kèm không quá ngấy, ăn có vị giòn và thơm. Ngoài ra còn có sẵn vài đĩa cà cuống đã hấp chín để phục vụ những ai muốn được thưởng thức bánh cuốn với hương vị cà cuống của Hà Nội xưa”.

Truyền nghề cho con dâu

Gia đình bà Hồng có tất cả 10 người con, trong đó có 9 người làm việc trong các cơ quan của Nhà nước, chỉ còn người con trai út cùng người con dâu kế nghiệp nghề bánh cuốn gia truyền của gia đình. Bà Hoành chia sẻ: “Gia đình tôi ngày trước cũng không phải là gia đình khá giả, cuộc sống tuy vất vả nhưng chúng tôi chăm chỉ lao động và luôn khuyên bảo con cái phải học hành để chọn cho mình một con đường, một cái nghề tốt nhất”. Khi các con còn đi học, vợ chồng bà không hướng cho con cái theo nghề nào cả mà để tự các con tự lựa chọn tương lai của mình. Đến thời điểm này, thấy các con đều thành đạt cả, vợ chồng bà cảm thấy mãn nguyện.

Txl 1 29404

Một trong những cửa hàng bánh cuốn bà hoành, tại phố tô hiến thành – Hà Nội. Ảnh: Huyền Long

Chị Nguyễn Thị Dung, con dâu út của bà Hồng là người đang tiếp quản cửa hàng bánh cuốn Bà Hoành số 66 Tô Hiến Thành. Trước đây, chị đã từng học quản trị kinh doanh ở một trường đại học tại Hà Nội. Biết con dâu có kinh nghiệm quản lí nên bà Hồng đã giao lại cửa hàng cho chị. Đối với chị, người cho mình nhiều cảm hứng để gắn bó với nghề như ngày hôm nay chính là người mẹ chồng cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ. Chị Dung nhớ lại: “Mẹ thường dậy rất sớm chuẩn bị các nguyên liệu để khi trời sáng, khách hàng có thể thưởng thức mà không phải chờ đợi. Bà cũng luôn tìm cách pha chế làm sao cho hương vị nước chấm đậm đà, thơm ngon hơn. Khi tôi về làm dâu, bắt đầu vào nghề, mẹ hướng dẫn cách chọn nguyên liệu, chế biến và pha nước chấm theo công thức mà bố mẹ đã từng dày công nghiên cứu. Cho đến nay, những cách chế biến đó vẫn được giữ nguyên”.

Với mong muốn giữ gìn và phát triển thương hiệu bánh cuốn của gia đình, mấy năm gần đây chị Dung đã thuê lại 4 cửa hàng sát cửa hàng 66 Tô Hiến Thành để mở rộng công việc kinh doanh và có đủ chỗ đáp ứng những lúc đông khách. Chị Dung cũng đảm bảo rằng, món bánh cuốn Bà Hoành từ trước tới nay không dùng bất cứ một loại hóa chất nào, an toàn tuyệt đối cho khách hàng khi đến thưởng thức. Đó cũng chính là lời bảo ban của người bố chồng khi chị Dung khi đến với nghề: “Chất lượng vẫn là quan trọng nhất, các con đừng vì lợi nhuận mà làm mất thương hiệu của món bánh cuốn gia truyền”. Chị cũng thừa nhận rằng: “Thành công như ngày hôm nay mà tôi có được là nhờ học hỏi tính kiên trì nhẫn nại của mẹ chồng, và cũng như lời căn dặn của người cha đối với con cái của mình”.

Với vai trò là một người mẹ trong gia đình, chị luôn ghi nhớ những lời răn dạy từ đấng sinh thành. Trong thâm tâm, chị Dung ý thức được việc xây dựng tính độc lập cho các con từ rất sớm. Chị luôn khuyên bảo và hướng con cái học hành thật tốt, phải rèn luyện dần tính độc lập, không dựa dẫm ỷ lại vào bố mẹ. Vợ chồng chị chưa bao giờ định hướng cho con cái tiếp quản công việc kinh doanh của của gia đình. “Công việc ở cửa hàng rất bận rộn nhưng tôi luôn dành thời gian quan tâm các con mình. Tôi luôn định hướng cho con những mục tiêu tốt nhất nhằm hoàn thiện bản thân. Tôi cũng không ép, không vạch sẵn và cũng không bắt con làm theo điều gì mình đặt ra mà để bản thân các con tự lựa chọn đường đi dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của của bố mẹ. Đối với công việc kinh doanh bánh cuốn, nếu các con muốn đi theo nghề gia truyền, gìn giữ và phát triển thương hiệu bánh cuốn thì quả là may mắn, nhưng nếu chúng chọn con đường khác thì chúng tôi cũng rất vui vẻ. Tôi biết, nếu bắt ép bọn trẻ làm những việc chúng không thích thì chúng khó mà thành công như mong muốn được”, chị Dung tâm sự.

Mặc dù thương hiệu bánh cuốn gia truyền của gia đình nổi tiếng ở Hà Thành, thế nhưng vợ chồng chị Dung chưa bao giờ lơi là việc làm hài lòng khách hàng. Anh chị luôn tâm niệm để có được như ngày hôm nay là kết quả của sự dày công mà ông bà – bố mẹ đã phải tìm hiểu nghiên cứu, hòa cái “hồn” mình vào đó. “Đối với bất kỳ một nghề nào mình mà không có tâm huyết thì không thể thành công được”, chị Dung luôn ghi nhớ những lời mẹ chồng đã dạy bảo khi đến với nghề. Và chị luôn tâm niệm: “Không đi thì không tới, thành công hôm qua là bắt đầu cho thành công của ngày mai, đỉnh cao hôm nay là bước tiến đến đỉnh cao ngày mai… Tất cả các kết quả vĩ đại đều xuất phát từ chỗ con người có ước mơ và hoài bão. Trong cuộc sống khi làm bất cứ việc gì cũng phải chấp nhận những khó khăn, gian khổ mà mình có thể gặp phải, vấn đề là bản thân phải có đủ nghị lực và ý chí để vượt qua khó khăn đó”.

Hồ Phúc

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

9x mồ côi mở quán ăn côn trùng kiếm bạc triệu mỗi ngày

Cha mẹ mất sớm, Bùi Minh Thông học hỏi cách nuôi, chế biến côn trùng và tự mình mở một quán ăn độc đáo trên vỉa hè Hà Nội.

Txl 1 29403

Trước khi có ý định mở quán ăn côn trùng, chàng trai sinh năm 1992 Bùi Minh Thông từng nuôi nhiều thùng côn trùng khắp phòng trọ hồi học đại học. Sau này, nhận thấy việc kinh doanh quán chế biến thức ăn từ côn trùng chỉ xuất hiện ở các nhà hàng lớn, chưa có loại hình vỉa hè phục vụ giới trẻ, Thông đã thử nghiệm ý tưởng này. Từ việc chế biến và mời bạn bè ăn thử góp ý, cộng với số tiền làm thêm tích cóp được, cậu bạn đã mở một quán vỉa hè với thực đơn hoàn toàn từ côn trùng đầu tiên ở Hà Nội.

Thông cho hay, trước đây cậu bạn học Đại học Mỏ địa chất, chuyên về dầu khí ở Vũng Tàu, đến năm 3 thì bố mất nên cậu chuyển ngang về Đại học Thái Nguyên học tiếp. Sau đó, Thông xuống Hà Nội chọn hình thức học từ xa chuyên ngành Luật và đi làm thêm để nuôi bản thân.

Txl 1 29405Dưới Thông vẫn còn một em trai, mẹ lại mất từ năm lớp 9 nên từ năm 3 đại học, cậu bạn và em trai phải nương vào nhau để sống. Trong suốt thời gian vừa học vừa làm, Thông đã đi học hỏi và tự nuôi nhiều lứa dế thương phẩm tại phòng trọ của mình, vừa lân la đến các quán ăn côn trùng để ăn thử và “câu trộm” các bí quyết. Sau hơn một năm, khi đã hòm hòm về cả tay nghề và vốn, Thông quyết định mở quán côn trùng vỉa hè đầu tiên tại Hà Nội.

Txl 1 29406

Các món ăn được chế biến từ các loại côn trùng quen thuộc như dế mèn, sâu super, rết, bọ cạp, đuông dừa… với giá hợp lí cho sinh viên. Một đĩa dế mèn, châu chấu, sâu super (khoảng 1 lạng) có giá 50k, rết 25k/con, bọ cạp 60k/chục, tắc kè 80k/con… Loại bán chạy nhất theo Thông là dế mèn và sâu vì rẻ và số lượng rất nhiều.

Ban đầu, Thông rất lo món ăn chế biến từ các loại côn trùng, bò sát có hình thù hơi ghê sẽ khiến không ít người e ngại. Tuy nhiên, cậu vẫn quyết tâm mở quán. Theo Thông, món ăn này tại Hà Nội khá mới lạ, giá tại các nhà hàng lại đắt đỏ. Cậu bạn muốn mở một nơi chuyên về món côn trùng nhưng là nơi các bạn trẻ có thể tụ tập với nhau cùng thưởng thức.

Quán ăn côn trùng của Thông chỉ mở buổi tối từ 17h cho đến 22h, 23h nhưng luôn đông nghịt khách, nhờ được bạn bè Thông ủng hộ và lan truyền cho mọi người cùng biết. “Thậm chí có bạn còn đến đây mỗi tối, gần như ăn dế trừ bữa thay cho ăn cơm vậy”, Thông vui vẻ kể. Trung bình mỗi tối, Thông bán được khoảng 2kg nguyên liệu mỗi loại sâu, dế mèn, và gần 100 con rết, bọ cạp. Tắc kè có giá cao hơn nên thường chỉ bán được 10 – 15 con mỗi tối.

Khách đến quán chủ yếu là học sinh, sinh viên các trường trong nội thành Hà Nội. Ngoài ra, người dân sống gần khu vực, người đi làm văn phòng cũng ghé qua. Nhiều khách đi đường qua, thấy món ăn lạ nên cũng vào ăn thử.

Lần đầu tiên thưởng thức món ăn côn trùng lạ lẫm này, Nguyễn Du, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Các món ăn khá độc đáo, mình xem nhiều trên mạng nhưng chưa ăn thử bao giờ. Nhìn chúng khá sợ nhưng khi ăn thì giòn, ngậy và béo”.

Thông chia sẻ, doanh thu của quán mỗi tối có thể lên tới cả triệu đồng. Trước mắt, Thông vẫn tiếp tục quản lý quán ăn vỉa hè với món chủ đạo là côn trùng và hướng tới giới trẻ là khách hàng chính. Hiện quán chỉ có một chi nhánh tại 129 Đại La. Cậu chủ 9x cho biết sẽ thử một thời gian nữa xem nhu cầu của khách hàng như thế nào rồi sẽ nghĩ đến việc mở thêm ở vị trí khác thuận tiện hơn.

Kyo Phạm – Theo VnExpress

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Các mỹ nhân showbiz Việt thành công khi mở nhà hàng

Các mỹ nhân showbiz Việt như Tăng Thanh Hà, Trang Trần, Mai Phương Thúy… đều thành công khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.

Hoa hậu Mai Phương Thúy

Không phải là người đi đầu trong phong trào các người đẹp của showbiz Việt kinh doanh ẩm thực nhưng Mai Phương Thúy lại là một trong số ít những người gặt hái được những thành công nhất định trong quá trình kinh doanh. Điều đó được chứng minh qua số lượng thực khách ghé đến quán ăn của cô hằng ngày.

Txl 1 29407Nói về việc mở quán cơm của mình, Mai Phương Thúy chia sẻ: “Xuất phát từ đặc thù công việc khi phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác, trong nước cũng như ngoài nước nên Thúy thường xuyên thèm một bữa cơm gia đình. Nhìn ra xung quanh, Thúy thấy cũng có rất nhiều người giống mình. Nên đó là lý do chính để Thúy mở quán cơm này nhằm có thể mang đến cho thực khách của mình cảm giác thân quen của bữa cơm gia đình”.

Txl 1 29408Địa chỉ: Quán cơm Bụi – 17A Ngô Văn Năm, quận 1. Quán bán từ 7h đến 23h hằng ngày. Món ăn ở quán có giá từ 30.000 đồng đến 120.000 đồng.

Diễn viên Hà Tăng

Đang là một diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam, Hà Tăng gây bất ngờ cho nhiều người khi quyết định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Là một người tay ngang, nên quyết định của Hà Tăng gây nghi ngại cho nhiều người yêu mến cô. Tuy nhiên, chỉ sau gần một năm kinh doanh, quán ăn của “cô Trúc” đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của thực khách trong và ngoài nước nhờ các món cua vừa lạ vừa hấp dẫn.

Txl 1 29410Tiếp bước với khởi đầu thuận lợi đó, Tăng Thanh Hà đã quyết định mở thêm nhà hàng bán các món Tây (tháng 8/2014) và cũng nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Hà Tăng tâm sự: “Bản thân Hà là một người rất mê các món ăn, từ hè phố cho đến nhà hàng và kinh doanh ẩm thực là một ước mơ được ấp ủ từ ngày còn chập chững bước vào nghề diễn viên. Mong muốn của Hà là được mang nhiều món ăn vừa ngon vừa lạ để phục vụ thực khách của mình”.

Txl 1 29412Địa chỉ: Quán Crab Shack – 11B Lê Quý Đôn, quận 3. Quán mở cửa từ 10h đến 22h. Quán Urban Kitchen – 18 Ngô Văn Năm, quận 1. Quán mở cửa từ 10h30 đến 24h hằng ngày.

Hoa hậu Quý bà Thu Hoài

Tiếp bước những người đẹp của showbiz Việt, Hoa hậu Quý bà Thu Hoài cũng đang rất thành công với quán ăn của mình. Có thời gian sinh sống và làm việc ở Đài Loan nên khi mở quán ăn, Thu Hoài đã quyết định mang những món đặc trưng của Đài Loan, nhất là các món tôm để giới thiệu với thực khách của mình.

Txl 1 29413Đến quán của người đẹp showbiz Thu Hoài, bạn sẽ ngỡ ngàng trước thực đơn với hơn 20 món tôm vừa quen vừa lạ cho bạn tha hồ thưởng thức như: tôm sốt cay, tôm sấy tiêu, tôm nướng, salad tôm, tôm tắm rượu… Bên cạnh đó, thực đơn quán cũng hấp dẫn với các món hải sản khác như cua, ốc hương, nghêu, lẩu… với mức giá chấp nhận được.

Txl 1 29415Địa chỉ quán: Vương Quốc Tôm, 13 Lê Quý Đôn, quận 3. Món ăn ở đây có giá từ 50.000 đồng đến khoảng 200.000 đồng. Quán mở cửa từ 10h đến khoảng 24h hằng ngày.

Người mẫu Trang Trần

Là một trong những người đẹp đi tiên phong khi chuyển hướng kinh doanh ẩm thực, Trang Trần vẫn đang có bước phát triển ổn định khi là chủ nhân của hai quán ăn mang hương vị Bắc. Bên cạnh quán bún đậu mắm tôm nổi tiếng, người mẫu gốc Hà Thành còn có quán cơm Bắc ngay trung tâm quận 1, TP HCM.

Txl 1 29417Nói về quyết định kinh doanh ẩm thực, Trang Trần chia sẻ: “Tất cả đều là những dự định được tôi ấp ủ từ lâu và chỉ khi có điều kiện thuận lợi là bắt tay vào làm. Một lý do nữa để tôi bước chân vào kinh doanh là nhờ đó mà tôi có thêm điều kiện để giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội”. Hiện nay, hai quán ăn của Trang Trần vẫn đang nhận được sự ủng hộ rất lớn của người hâm mộ cũng như những người không quen biết.

Txl 1 29418Địa chỉ: Quán bún đậu – 102/1B Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Quán cơm Bắc – 31 Nguyễn Công Trứ, quận 1.

Siêu mẫu Vũ Thu Phương

Nối gót các người đẹp khác, Vũ Thu Phương là mỹ nhân mới nhất của showbiz Việt bước chân vào kinh doanh ẩm thực. Sinh ra và lớn lên ở Nam Định nên không ngạc nhiên khi siêu mẫu này quyết định mang những món ăn quen thuộc của quê hương vào giới thiệu với người Sài thành.

Txl 1 29419Đến đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các món ăn vang danh của mảnh đất thành Nam và miền Bắc như phở, bánh cuốn, nem thính, chè bưởi… hay các món cơm đặc trưng ở các làng quê Vụ bản, Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng… Điều đặc biệt nữa là nhân viên phục vụ ở quán ăn này đều là người Nam Định. Chia sẻ về điều này, mỹ nhân showbiz Vũ Thu Phương cho biết: “Một số người dân các làng quê ở Nam Định có cuộc sống khá khó khăn, nên mình muốn tạo công ăn việc làm cho những người đó như một phần để giúp đỡ họ trong cuộc sống, đó cũng là một trong những cách để Thu Phương cám ơn quê hương đã sinh ra mình”.

Txl 1 29420Địa chỉ: Quán Ann, 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Quán bán từ 6h đến 22h.

Huấn Phan – Ngôi sao

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Cụ ông 90 tuổi kinh doanh phở Hà Nội trên đất Sài Gòn nấu bằng củi.

Bén duyên với nghề bán phở từ khi chỉ 6 tuổi, trải qua bao thăng trầm, ông Trần Văn Phồn chủ quán phở Cao Vân trên đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1 vẫn miệt mài gắn bó với nghề dù đã 90 tuổi.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Hà Nam, chưa đầy 7 tuổi ông Phồn đã phải theo anh trai lên Hà Nội bán phở ở Ngã Tư Sở từ những năm đầu 1930.

“Lúc bấy giờ đói lắm, hai anh em thuê một cái nhà nhỏ ngủ và để xe phở. Một tô phở thời ấy chỉ có vài xu. Chúng tôi chỉ việc bỏ thịt và gia vị vào tô, còn khách sẽ tự chan nước dùng và kiếm chỗ ngồi ăn”, ông kể.

Txl 1 29414

90 tuổi, ông Phồn vẫn minh mẫn ngồi thu và trả tiền dư cho khách mỗi ngày. Ảnh: Thi Hà.

Ngày nào cũng bán hàng quần quật từ sáng đến tối, nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng là bao. Năm 1945, ông Phồn gặp được người bạn trở về từ Sài Gòn cho biết mảnh đất miền Nam dễ kiếm được “miếng cơm manh áo” hơn, nên đến năm 1947 ông quyết định theo chân đoàn người di cư vào đây để trốn nạn đói.

Ban đầu, khi mới đặt chân lên mảnh đất mới này ông mưu sinh bằng nghề bán cà rem (kem mút), rồi thuê đất trồng chuối nhưng cuộc sống vẫn cơ cực. Cuối cùng ông quyết định se duyên lại với nghề nấu phở. Ông và người vợ của mình sắm một chiếc xe đẩy để bán phở dạo.

“Để báo hiệu cho mọi người biết có xe phở đi qua, tôi chỉ cần đánh vào bộ gõ đồng thau, ai muốn ăn thì chạy ra nhanh không tôi đi mất”, ông Phồn nhớ lại.

Bán dạo được khoảng 5 năm, đến năm 1952 với số tiền dành dụm được, ông thuê 100m2 ở đường Trần Cao Vân (vị trí ngày nay là Nhà thiếu nhi quận 1) để bán. Lúc đó giá thuê chỉ có 20 đồng một tháng. Cũng từ thời điểm ấy ông đặt tên quán phở là Cao Vân.

Đến năm 1961 mảnh đất này bị lấy lại nên ông Phồn tìm thuê mặt bằng ở đường Mạc Đĩnh Chi. Mặt bằng này ngày xưa do những người Chà quản lý (hay còn gọi Tây đen).

“Lúc ấy khách đông lắm, mỗi ngày bán được 50-60 yến bánh, giá một tô phở chỉ có vài đồng. Phở ngày đó không rau, giá như bây giờ. Khách nối dài ra đến tận ngoài đường, cho nên không chỉ tôi, mà vợ con cũng đứng bán”, ông hồ hởi nhớ lại.

Thời ấy, mặt bằng khá nhỏ hẹp nhưng người Tây đen vẫn thu thuế môn bài và tiền tổng lợi tức. Tuy nhiên, nếu bán được nhiều bánh và thịt, mỗi tháng họ sẽ cho ông 700 đồng, vợ 600 đồng và con trai ông 300 đồng. Sau khi cộng lại số tiền được trả, ông dùng món tiền đó để trừ tổng lợi tức phải nộp. Nhờ thế mà ông tích lũy được tiền lãi, mua lại mặt bằng này và làm sổ đỏ.

“Những năm 1960, người Mỹ bắt chúng tôi bán hàng phải đứng. Họ tới ăn rất đông, hễ thấy họ là tôi phải ưu tiên bán trước, có thế họ mới không gây phiền nhiễu cho tôi”, ông Phồn bộc bạch.

Thức khuya dậy sớm mỗi ngày, tâm huyết với nghề nhưng cuộc đời ông lại quá gian truân khi năm 1975 kinh tế khó khăn, khách hàng thưa dần và quán phở phải đóng cửa. Thời điểm ấy, cũng là lúc vợ và con trai ông tìm đường ra nước ngoài sinh sống.

“Vợ và con trai có vận động tôi đi cùng nhưng trong lòng tôi vẫn yêu mảnh đất này lắm nên không nghĩ đến chuyện ra đi. Lúc đó tôi không biết tiếng Anh, nếu có qua đó chắc cũng chẳng có việc gì phù hợp”, ông bỗng lặng đi.

Txl 1 29416

Phở ở quán Cao Vân được nấu bằng củi. Nguyên liệu cũng được lựa chọn kỹ lưỡng.

Mãi đến năm 1980, ông Phồn mới tiếp tục mở lại quán phở trên đường này. Ông thuê những người thân là họ hàng phụ giúp nấu nướng và phục vụ khách. Hiện quán của ông có 6 nhân viên. Một người nấu chính, 5 người phục vụ và giữ xe. Còn riêng ông, vì tuổi cao sức yếu nên chỉ đảm nhận phần nếm nước phở và thu tiền.

Bộc bạch về nghề nấu phở, ông Phồn tâm sự, đây là một nghề nhọc nhằn và lắm thăng trầm. Cho đến bây giờ, ông vẫn phải dậy từ 4-5h sáng để kiểm kê nguyên liệu cũng như chăm chút cho nồi nước dùng. 22h đêm, sau khi quán hết khách và dọn dẹp tươm tất ông mới đi ngủ.

Về nguyên liệu, ông cho biết luôn lấy ở 2-3 mối, bởi theo ông có như vậy sản phẩm mới đạt chất lượng, không quá phụ thuộc vào đơn vị cung cấp. Ông cũng đưa ra thỏa thuận với những đơn vị này, nếu sản phẩm không đạt chất lượng ông sẽ trả lại ngay tức khắc.

“Chẳng hạn như thịt bò, nguyên liệu phải tươi, miếng thịt cắt ra còn nóng. Nếu những quán phở khác chỉ mua hơn 100.000 đồng một kg thịt để về bán thì tôi luôn mua loại thịt ngon có giá trên 200.000 đồng. Nhờ vậy mà không chỉ có khách Sài Gòn mà nhiều khách tận bên Mỹ mỗi lần có dịp sang Việt Nam họ vẫn ghé quán của tôi”, ông Phồn chia sẻ kinh nghiệm.

Thêm vào đó, thay vì nấu bằng gas, than như các quán khác, thì quán ông từ bao đời nay vẫn nấu bằng củi. Ông cho biết trước đây đã bỏ ra mấy cây vàng để xây lò và hệ thống thông khói. Tuy kỳ công và tốn mỗi ngày hơn 600.000 đồng tiền củi, nhưng đó là một phần tạo nên nét riêng của quán và nó cũng khiến cho nước lèo ngon và đậm đà.

Nhờ giữ được độ ổn định của món ăn và cái tâm với nghề mà lượng khách đến quán lúc nào cũng đông đúc, trong đó 70% là khách quen. Doanh thu cũng như lợi nhuận hàng tháng kiếm được đủ để trả tiền lương và ăn ở cho 6 nhân viên, đồng thời đóng thuế kinh doanh và thu nhập cá nhân.

“6 đứa con của tôi đang ở Mỹ và Australia, đều đã có sự nghiệp ổn định. Còn tôi thì vẫn tự lo được cho mình, cho nên thu nhập trên 10 triệu đồng tôi vẫn phải đóng thuế đầy đủ”, ông Phồn giải thích.

Người chủ quán có thể được coi là lớn tuổi nhất hiện nay khảng khái cho biết: “Giờ đây tôi vui hơn bao giờ hết. Tôi sẽ làm cho tới hơi thở cuối cùng, để khi mất không còn gì phải tiếc nuối. Mặt khác, người thân của tôi cũng sẽ yên vui”.

Thi Hà

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Chuyên gia nightlife – Jon Taffer và bí quyết kinh doanh, xây dựng quán Bar thành công

Là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên kênh truyền hình Spike TV với hai show thực tế đình đám là Hungry Investors và Bar Rescue, những chương trình “giải cứu” các quán bar hay hộp đêm gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thành công – Jon Taffer được biết đến như một chuyên gia trong ngành công nghiệp giải trí về đêm với kinh nghiệm làm việc với hơn 600 quán bar trong sự nghiệp của mình.

Txl 1 29421

Qua những thành công đạt được, Jon Taffer dần được nể trọng vì cách ông cứu những hộp đêm thoát ra khỏi vũng lầy ế ẩm đều rất kì diệu và mang lại hiệu quả cao.

Và hai trong số những câu nói nổi tiếng nhất của Taffer: “Khi làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu bạn không đam mê, bạn cũng chỉ mãi đạt được những thứ tầm thường”“Nếu bạn chưa bao giờ tự mình thất bại, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ tự mình thành công được” sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện hôm nay về cách thức xây dựng và duy trì thành công cho một hộp đêm hoặc quán bar.

Định nghĩa của ông về thành công là như thế nào thưa ông?

Jon Taffer (JT): Tôi nghĩ rằng thành công chỉ là một thuật ngữ tương đối. Nếu bạn sống trong thời kì đồ đá, hạ gục được một con voi sẽ là thành công của bạn. Thành công nên là những gì chúng ta làm được nhưng vượt mức tiêu chuẩn. Thành công là sự nổi bật và đặc biệt – đó có thể là uy tín vang xa, thu nhập cao ngút cũng như sự kính nể ở tất cả những nơi bạn đi qua. Tôi nghĩ rằng thành công thực sự được xác định bởi tiêu chuẩn của xã hội.

Có một giải thích “khoa học” hơn về thành điều này không thưa ông?

JT: Có chứ. Thành công có nghĩa là không được phép thất bại. Lấy ví dụ như chương trình truyền hình mà tôi đang thực hiện – Bar Rescue nhé. Sau 63 tập phim đã lên sóng, tôi lại học được về thất bại nhiều hơn là thành công. Bạn thấy đấy, chính tôi tự tạo dựng thành công cho mình khi biết nhìn nhận thất bại và chấp nhận nó như một phần của sự nghiệp.

Txl 1 29422

Nếu bạn chưa bao giờ tự mình thất bại, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ tự mình thành công được.

Thất bại luôn là một điều khủng khiếp, và mẫu số chung của thất bại lại thường là một điều khủng khiếp hơn: những lời bào chữa. Đa số chúng ta đều cố gắng tìm cho ra một thứ gì đó để đổ lỗi: từ thời tiết, nền kinh tế, hôm nay xui xẻo hay bất cứ chuyện gì mà bạn có thể bám víu vào… Nhưng như tôi nói đấy, thất bại và thành công là hai hạng mục gói gọn trong phạm vi cá nhân. Nếu cứ luôn đổ lỗi cho người khác về thất bại, thì cũng sẽ chẳng bao giờ có thành công nào đến với bạn đâu.

Vậy ông có nghĩ rằng những thế hệ hiện tại đang dần “mỏng manh” và dễ sụp đổ hơn khi luôn cố gắng đổ lỗi những thất bại của mình cho các yếu tố bên ngoài hay không?

JT: Điều này thì không cần phải bàn cãi. Những thế hệ sau đang dần cho mình một cái quyền được “mộng mơ” nhiều hơn. Họ gắn mình vào lý thuyết chứ không phải hiện thực. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy điều này khi dạo một vòng Facebook. Họ post tất cả những gì mình muốn có, mình muốn trở thành – và tất cả những điều đó đều không phải là con người thật của họ.

Và vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi họ bắt đầu chấp nhận những thứ mà họ muốn-trở-thành đó mà chẳng bao giờ cố gắng để có thể vươn tới chính xác những điều đó trong đời sống thực. Điều này rất, rất đáng buồn.

Nhiều lần, ông vẫn thường tự gọi mình là “nutjob” – một người gần như “điên cuồng” vì công việc. Phải như thế mới có thể tồn tại trong ngành công nghiệp hộp đêm/nhà hàng sao?

JT: Nhiều tổ hợp quán bar/nhà hàng sẽ mở cửa lúc 11:00 trưa để phục vụ thức săn và sau đó mở lại vào 21:00 cho những tín đồ âm nhạc. Vậy bạn không làm thêm gì được nữa ở giữa khoảng thời gian đó sao? Động não một chút đi nào. Ngành công nghiệp này là một khối rất, rất nhiều những ý tưởng. Bạn thậm chí có thể mở cửa tổ hợp quán bar/nhà hàng của mình lên đến 20 tiếng một ngày. Nghe có vẻ mệt mỏi và khắc nghiệt đấy, nhưng bạn vẫn phải yêu nó. Tôi luôn nói đi nói lại rằng ngành công nghiệp này không hề đơn giản như công việc hành chính.

Nếu bạn không thích điều này, thì đừng làm nó. Nếu lười biếng, đương nhiên bạn sẽ thất bại. Nếu không có niềm đam mê, bạn chỉ nhận được những thứ tầm thường. Nhưng nếu đặt toàn tâm toàn ý vào công việc – ngành công nghiệp này sẽ mang đến cho bạn rất, rất nhiều thành quả.

Lời khuyên nào nên dành cho những anh chàng đến club chơi, uống hàng chục ly bia và sau đó bắt đầu mơ mộng về một quán bar của riêng mình?

JT: Đó là lý do vì sao Bar Rescue ra đời: Hầu như tất cả những người đàn ông ở Mỹ đều một lần trong đời mơ ước: “Tôi muốn có hộp đêm của riêng mình.” Sẽ chẳng có ai gọi bạn là một dược sĩ khi bạn phải uống thuốc hằng ngày. Và nếu ai đó đứng uống bia và bắt đầu mơ mộng về chuyện mở một quán bar, điều đó hoàn toàn sai. Bạn không thể chỉ yêu sự hoàn hảo của một quán bar hay không khí tuyệt vời của nó mà có thể mở một quán bar cho riêng bạn được.

Bạn phải yêu công việc kinh doanh khi mở một hộp đêm. Sẽ có hàng tá thứ trong đó không vui như bạn tưởng đâu: lau dọn quán, quản lý nhân viên, quản lý thức uống, kiểm tra định kì hay trang bị hệ thống âm thanh ánh sáng… Những việc này sẽ sớm đè bẹp bạn nếu bạn không thể đè bẹp nó.

Nếu có thể, xu hướng nào trong ngành công nghiệp nightife mà ông muốn hoàn toàn biến mất?

JT: Tôi cũng bức xúc về điều này khá lâu rồi. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, ngành công nghiệp nightlife cũng bị ảnh hưởng theo với việc hàng loạt quán bar và hộp đêm đồng loạt giảm giá cũng như đưa ra những ưu đãi khá… điên rồ. Nhưng cho đến khi cuộc khủng hoảng qua đi, điều này vô tình làm mất giá trị chung và gieo vào đầu tâm lý người dùng rằng họ vẫn có thể tìm được một sân chơi chất lượng, đồ uống hảo hạng chỉ với một cái giá rẻ mạt.

Chúng ta nhìn thấy hàng trăm quán bar hay hộp đêm ngày nay không thể tồn tại vì đã trót dính vào căn bệnh trầm kha này. Nhưng mọi chuyện cũng không thể thay đổi chỉ sau một đêm được, mọi thứ đang rất khó khăn và cực kì phức tạp.

Quán bar ưa thích của ông là?

JT: Tôi có hai quán bar ưa thích nhưng điều đặc biệt là chúng hoàn toàn đối ngược nhau. Cái thứ nhất là £10 (10 Pound) tại khách sạn Montage ở Beverly Hills, một trong những quán bar tuyệt vời nhất tại Mỹ. Rượu Scotch ở đây thực sự rất chất lượng và sẽ mang đến cho bạn những cảm giác khó quên nhất.

Cái thứ hai là Beanery Barney ở Hollywood, California. Tôi tin chắc rằng nó đã được 90 tuổi, ở đó kể từ khi Hollywood chỉ mới là một bãi đậu hoang dại. Điều đặc biệt là nó chẳng cần phải sửa chữa gì cả – chính xác như 40 năm về trước. Không gian cổ điển có chút ố vàng, ghế ngồi sờn rách, một bầu không khí đậm chất cổ điển – tạo nên một trong những địa điểm độc nhất vô nhị tại nước Mỹ. Khi bước vào nơi này lần đầu tiên, bạn sẽ phải nhìn tôi và há hốc mồm hỏi, “Tại sao?” thôi.

Và đó chính là những gì đã làm cho Beanery Barney là trở thành một hiện tượng trường tồn mãi mãi theo thời gian.

Có phải do một phần lịch sử của nó nữa không thưa ông?

JT: Chính xác là như vậy. Khi đến nơi này, bạn sẽ thấy nó là một nơi chứa đựng cả những điều xưa cũ nhưng vẫn mới mẻ. Tâm lý của con người là như thế này: bạn vẫn sẽ ăn tại một quán ăn xập xệ nếu nơi đó có đồ ăn ngon, nhưng chắc chắn bạn sẽ không đến một quán bar xấu tệ.

Các quán bar hay nightclub sẽ nói lên con người của bạn khi đến chơi tại nơi đó. Và vì một vài lý do mà Beanery Barney vẫn được đánh giá là luôn có sức hấp dẫn chứ chưa nói đến là xấu tệ. Khi mọi người đang chạy theo xu hướng trang trí những quán bar hay nhà hàng quá lộng lẫy và cầu kì, chúng sẽ không thể sống lâu được vì người ta sẽ không thể thích nghi kịp.

Hãy dạo một vòng quanh những nhà hàng, hộp đêm hay hàng quán có thâm niên lâu nhất trong thành phố, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì. Những xu hướng đến rồi đi, nhưng cái cơ bản thì trường tồn mãi mãi.

Vậy còn thức uống ưa thích của ông là?

JT: Tên tôi được đặt cho một loại cocktail hiện đã được phủ sóng ở nhiều nơi trên thế giới – Jon Fire, với thành phần là vodka Smirnoff đào cùng với bia gừng và một số vị đắng bạc hà, sau đó chúng ta sẽ đốt lửa xung quang miệng ly và, bạn không thể tưởng tượng nó tuyệt thế nào đâu.

Lần tới khi ra ngoài hãy chọn cho mình một ly Jon Fire và ngồi ở những nơi cổ điển như một quán bar nổi tiếng của thành phố để tận hưởng những sự tinh tế không bao giờ lay chuyển được.

Bạn sẽ nhanh chóng biết cách duy trì và xây dựng thành công cho hộp đêm của mình sớm nếu biết cách quan sát những người đi trước cũng như ngẫm lại những điều tôi vừa nói ở trên.

Theo Pose

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Phỏng vấn với Bà Phạm Bích Hạnh, chủ thương hiệu Quán Ăn Ngon

Txl 1 29423

Bà Phạm Bích Hạnh, Chủ thương hiệu Quán Ăn Ngon.

The Columnist (TC): Thương hiệu Quán Ăn Ngon đã tồn tại và chiếm chỗ đứng trong lòng thực khách Việt Nam và quốc tế gần một thập kỷ, vậy theo Chị, đâu là yếu tố dẫn tới thành công hiện nay của Quán Ăn Ngon trong nhiều năm qua?

Chị Phạm Bích Hạnh (PBH): Cái mình kinh doanh, điều đầu tiên phải có giá trị thật, giá trị về sản phẩm được xã hội, khách hàng đón nhận nồng nhiệt. Phải nồng nhiệt thì 9 năm qua mới có lượng khách hàng ổn định, luôn được khách hàng xếp hàng dài như vậy và đây không phải chỉ là hiệu ứng ban đầu.

Để tạo ra được sự thành công hay sự trung thành của khách hàng, yếu tố dẫn tới thành công hiện nay của Quán Ăn Ngon đó là trải nghiệm tổng hợp từ món ăn, dịch vụ, không gian và văn hoá Việt.

Đầu tiên là sản phẩm. Về nhà hàng, món ăn phải ngon, phải được khách hàng chấp nhận. Dịch vụ phải được khách hàng chấp nhận và kèm theo tất cả các yếu tố khác, về không gian, về con người, hay nói tổng hợp đó là văn hoá Việt.

Cái mà mình luôn quan tâm mang đến cho khách hàng chính là sự trải nghiệm của họ, trải nghiệm bằng tất cả các giác quan. Trải nghiệm bằng vị giác, bằng mắt. Món ăn trông có ngon mắt không? Khách có được cảm giác tươi ngon khi được tận mắt xem các đầu bếp xào xáo nấu ngay tại chỗ hay không? Khách có được trải nghiệm thoải mái với những con người cung cấp dịch vụ tại quán không? Không gian của quán có đem đến cho họ không khí và khung cảnh để cảm nhận một văn hoá rất Việt, khác hẳn với các không gian của quán ăn nhanh đến từ phương Tây hay không?

TC: Chị đã lấy cảm hứng cho mô hình trải nghiệm đa giác quan này từ đâu?

PBH: Khi mới khởi xướng, mình cũng không nghĩ về những gì to tát mà chỉ xuất phát từ chính những trải nghiệm thực tế.

Cảm hứng xuất phát từ trải nghiệm có được từ hồi bé khi sống chung với ông bà. Bản thân là người Hà Nội mà Hà Nội vốn nổi tiếng về quà vặt và trong gia đình trước đây ông bà và mẹ đã tham gia kinh doanh ẩm thực, riêng bà ngoại thì có quán phở rất nổi tiếng. Ngày bé mình rất hay được ăn quà vì bà và mẹ vẫn hay dẫn đi ăn quà ở chợ Đồng Xuân, Lý Quốc Sư, Tạ Hiện, và nó dần trở thành thói quen đó là ngày nào cũng được đi một nơi để được ăn một món quà vặt.

Lớn lên, xuất phát từ nhu cầu thực tế khi mình thấy rằng đặc trưng của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là các món quà, món ăn vặt, món ăn đường phố. Không phải chỉ ở quê mới có. Nhiều người cứ nhầm mô hình của mình là chợ quê, nhưng không phải vậy. Mô hình Quán Ăn Ngon là sự tổng hợp các món ăn truyền thống từ các vùng miền khác nhau.

Mình đã nghĩ vậy tại sao lại không có một nơi tập hợp được tất cả các món quà vặt, món ăn đường phố đó? Tại sao lại không giúp mọi người cùng trong một khoảng thời gian ngắn đều có thể thưởng thức ẩm thực từ nhiều vùng miền khác nhau mà không phải đi lại quá nhiều? Tại sao lại không có một nơi tập hợp để mọi người được thưởng thức đặc sản của các vùng miền khác nhau ngay tại Hà Nội thay vì phải vào tận Đà Nẵng để thưởng thức món mỳ Quảng, hay bay vào Sài Gòn để thưởng thức món bánh tráng trảng bàng hay bánh xèo?

Xuất phát điểm của mình cho mô hình ẩm thực đa giác quan này chỉ giản dị vậy thôi.

Txl 1 29424

Mang “Bánh xèo”, hương vj Miền Nam về với đất Hà Thành.

TC: So với thời điểm bắt đầu, trải nghiệm của Quán Ăn Ngon đã có những thay đổi như thế nào?

PBH: Quán Ăn Ngon đầu tiên được mở ra năm 2005 là ở địa chỉ 18 Phan Bội Châu, Hà Nội. Khi đó quán mở ra là thành công ngay. Mình vẫn nhớ ngay từ những ngày đầu tiên khách hàng đã phải xếp hàng rồi. Nói thực, mình không không có chiến lược gì ghê ghớm cả khi tìm chọn địa điểm. Tại địa chỉ 18 Phan Bội Châu là một ngôi biệt thự rất đặc trưng của Hà Nội và khi mình mở mô hình ẩm thực tập trung này, mình thực sự cũng không ngờ vì mọi người đã rất ấn tượng với nó đến vậy.

Txl 1 29425

Quán Ăn Ngon tại 18 Phan Bội Châu. Nguồn ảnh: Phúc Hưng Thịnh

Tại địa chỉ Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu, ngôi biệt thự này vốn bí ẩn với mọi người dân Hà Nội vì vậy ai cũng muốn khám phá. Ngôi biệt thự vốn là của cụ bác sỹ nổi tiếng Phùng Ngọc Tuệ sử dụng làm phòng khám. Khi cụ thôi không dùng làm phòng khám nữa, con cháu cụ đã cho người nước ngoài thuê làm văn phòng và từ đó trở đi ngôi biệt thự cứ đóng kín cửa, ít người ra vào, làm mọi người càng tò mò và muốn khám phá.

Đó là lý do ngay từ những ngày mở cửa, quán đã đông ngay vì mọi người đều muốn đến khám phá ngôi biệt thự.

Vào thời điểm 2005, có thể nói Quán Ăn Ngon là khu ẩm thực có quy mô lớn nhất, giá cả phải chăng và lại nằm trong khuôn viên biệt thự.

Hồi đó, mình vẫn còn nhớ như in rất nhiều người khách ăn xong phải thốt lên là “trời ơi, sao mà rẻ thế này?”. Ngay cả chị bạn thân cũng ghé vào tai nói rằng “Hạnh ơi, thuê nhà như thế này mà thu tiền lẻ thì có đủ để trả tiền nhà không?”

Nhiều nhóm khách đến ăn cầm theo cả 10 triệu nhưng cuối cùng chỉ tiêu hết có 600.000. Họ đem nhiều tiền vì họ nghĩ là biệt thự sang trọng thì chắc là sẽ tiêu nhiều lắm. Ai cũng ngạc nhiên.

Mình vẫn nhớ cảm giác phải bỏ hết guốc để đi dép lê để chạy phục vụ khách đến ăn cho nhanh. Mệt và mỏi rã rời, khách đông đến nỗi không kịp thu tiền. Những ngày đầu, có hôm bị thu thiếu hơn 10 triệu mà năm 2005 thì 10 triệu là to lắm. Kỷ niệm những ngày đầu là như vậy đó, Quán được mọi người đón nhận nhanh, mà quán càng đông càng tạo sự tò mò, và càng hút thêm khách.

Có thể nói, trải nghiệm của Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu là trải nghiệm về một khu biệt thự bí ấn, khu vườn ngay giữa trung tâm thành phố với không gian thân thiện, có sẵn cây Hoàng lan, Hồng xiêm, mình chỉ cho trồng thêm luỹ tre, khóm chuối để làm cho không gian thân thương hơn. Không gian và các món ăn đã tạo nên một không gian Việt rất Hà Nội, thể hiện văn hoá và lịch sự của địa phương mà mình đặt quán.

Txl 1 29426

Không gian và các món ăn đã tạo nên một không gian Việt rất Hà Nội.

Trước khi mình mở, ít người làm về ẩm thực quan tâm đến không gian. Mọi người chỉ đơn giản cho rằng quán ăn là phục vụ món ăn mà thôi. Còn với mình, ngay từ đầu mình đã muốn mọi người có được sự trải nghiệm về cả văn hoá vì vậy mình rất quan tâm đến không gian và chính sự khác biệt này làm cho mọi người đón nhận nồng nhiệt ngay vì ai cũng cảm nhận thấy mình trong đó.

Có bác Việt Kiều 54 tuổi nói với mình rằng khi ăn chè sen ở Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu, bác đã được quay trở lại tuổi thơ của mình, quay về thời mà cụ bà bán chè sen nổi tiếng ở HN vẫn còn bán ở ngay đường Phan Bội Châu.

Các bạn du học sinh Mỹ thì nói lần nào về Hà Nội cũng phải ghé ăn ở Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu vì món bánh tôm, bánh gối ở đây rất giống với vị mà bà hồi xưa vẫn làm cho ăn.

Có các cụ 70-80 tuổi ăn món bánh đúc xong cứ xúc động khóc vì đã qua bao nhiêu năm rồi các cụ không nghĩ vẫn được ăn vị bánh đúc của ngày xưa.

Hay các bác Việt Kiều quê ở Huế mỗi lần tới ăn lại gặp lại nét quê thân thương của mình.

Những người Việt xa quê có thể tìm lại một góc cuộc đời mình.

Txl 1 29427

Khách đến tại Quán Ăn Ngon.

Bất kể là già hay trẻ, mọi thực khách của Quán Ăn Ngon luôn có thể tìm thấy chính mình ở đây, trong món ăn lẫn không gian của quán.

Với người Việt thì vậy, đối với người nước ngoài, trải nghiệm Quán Ăn Ngon là trải nghiệm khám quá, họ được xem người địa phương ăn gì, sinh hoạt như thế nào qua không gian, các món ăn và con người.

Người Việt vốn nồng hậu và mến khách và khách sẽ cảm nhận được điều đó qua cung cách phục vụ luôn mỉm cười của nhân viên. Nhiều vị khách nước ngoài lấy làm ngạc nhiên thú vị khi thấy Quán Ăn Ngon là nhà hàng giá cả hợp lý nhưng nhân viên lại cẩn thận đeo găng tay bóc tôm và chuẩn bị món ăn, điều mà chỉ nhà hàng hạng sang mới có.

Khi đến ăn ở Quán Ăn Ngon, khách nước ngoài có thể có cảm tưởng xô bồ như chợ, nhưng lại được phục vụ chuyên nghiệp, khiến họ rất ấn tượng và cảm nhận được sự hiếu khách của văn hoá Việt.

Quán thứ 2 tại Trung Hoà Nhân Chính lại là một trải nghiệm Quán Ăn Ngon khác.

Khu đô thị mới này là một khu gồm có các toà nhà khô cứng, không có cây. Đây là khu đô thị mới nhưng thiếu mô hình chợ của người Việt, phố của người Việt. Khi thiếu đi nét đặc trưng của người Hà Nội hay người Việt, khu đô thị này chẳng khác gì Bangkok hay các thành phố hiện đại của nước nào đó.

Khi quyết định mở ở đó, nhận thấy có sự thiếu sót trong quy hoạch, mình đã muốn đưa cái duyên của người Hà Nội về với khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính. Mình nhận thấy xung quanh hiện chỉ có pizza, MyWay theo kiểu Tây mà đang thiếu món ăn Việt tập hợp. Khi đi thực địa, mình phát hiện ra rằng các quán ăn nhỏ ở đó lúc nào cũng phải ghi trên bảng hiệu là Phở xưa, Bún ốc cổ. Chính điều đó đã thôi thúc mình đem lại nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội để tạo nên khu đô thị mới dành riêng cho người Việt.

Không gian của Quán Ăn Ngon Trung Hoà Nhân Chính được tạo nên bởi kiến trúc cổ Hà Nội xưa, từ khung cửa gỗ, gian nhà, đến mái ngói cũ. Với khẩu hiệu là “Đem nét duyên Hà Nội về khu đô thị mới”, mô hình của mình đã ngay lập tức được đón nhận. Trước đó khi đi khảo sát vào buổi tối, mình cũng khá run vì thấy khách đi ăn rất vắng, sợ dân ở đây không ăn chơi bằng dân trên phố. (cười) Vậy mà khi khai trương Quán Ăn Ngon ở đây, thời gian đầu mình bị mất hơn trăm khách vì khách đến đông quá mà chỗ ngồi không đủ, làm khách đợi lâu quá. Đến giờ, có nhiều khách đi tìm mua nhà còn đặt tiêu chí là phải gần Quán Ăn Ngon nữa. (cười).

Mình cho rằng quán thứ 2 có được thành công như vậy vì mình đã đem đến được sự trải nghiệm, giúp cho thực khách không phải đi quá xa để được trải nghiệm phố cổ.

Khác với Phan Bội Châu – trải nghiệm gần gũi và thân thiện, và Trung Hoà Nhân Chính – trải nghiệm Hà Nội cổ tại khu đô thị mới, Quán Ăn Ngon thứ 3 tại Phan đình Phùng lại muốn đem đến trải nghiệm Đông Dương nhưng đài các hơn, không ồn ào.

Txl 1 29428

Quán Ăn Ngon thứ 3 tại Phan đình Phùng lại muốn đem trải nghiệm Đông Dương nhưng đài các hơn, không ồn ào

Ở Quán Ăn Ngon Phan Đình Phùng, vẫn là trải nghiệm văn hoá Việt, món ăn việt nhưng đem đến cảm giác bình yên hơn, phục vụ đối tượng khách tiếp khách, ví dụ các đoàn khách ngoại giao. Đại Sứ Quán Mỹ là một trong những khách hàng thường xuyên nhất của Quán. Mỗi khi có quan chức cao cấp nào sang, là họ lại mời đến Quán Ăn Ngon Phan Đình Phùng. Mới đây, có vị đại tướng Mỹ đến ăn tại Quán, mình thấy vệ sỹ khắp nơi, mình cũng không vào tiếp vì bên mình không có chính sách phân biệt khách ăn. Ông đại tướng có gọi bạn quản lý của quán lên, thân thiện, vỗ vai và nói sung sướng “cảm ơn vì được ăn ngon”.

Ở Quán thứ 4 ở Trung tâm thương mại Royal City, tiêu chí không gian của quán là phải phù hợp với bối cảnh chung là trung tâm thương mại. Ở đây, chúng tôi tạo ra Không gian trầm, mộc như con người Việt, với bàn gỗ, ghế gỗ, cây xanh, các món ăn thì gần gũi thân thiện và không kém hiện đại.

Txl 1 29429

Quán Ăn Ngon tại Royal City. Nguồn ảnh: Phúc Hưng Thịnh

Ở Royal City, mình rất vui là mô hình món ăn việt lại vẫn đứng vững trong trung tâm thương mại, trong khi xu hướng chung là món ăn nhanh. Ở TTTM Royal City có hơn 200 nhà hàng đủ loại, và mình tự hào là Quán Ăn Ngon là người sống khoẻ nhất, và được đón nhận nhất. So với lúc mới khai trương TTTM, hơn 60% số nhà hàng trong đó đã đóng cửa, nhưng số lượng khách ăn của Quán Ăn Ngon trong đó lại đông gấp rưỡi so với Quán Ăn Ngon Phan Bội Châu.

Tại sao lại như vậy?

Đó là vì trong tuần ít khách từ bên ngoài, khách của Quán Ăn Ngon vẫn đông vì họ chính là khách thuê, người dân sống và làm việc quanh đó, là các bạn nhân viên bán hàng. Họ đến ăn vì đây là những món ăn hàng ngày và mức giá cả thiết thực hơn và lại có rất nhiều lựa chọn, từ món bình dân đến cao cấp.

Nhìn lại chặng đường sau 9 năm, Quán Ăn Ngon đã nỗ lực hết mình để đem đến cho thực khách những trải nghiệm khác nhau, cùng một thương hiệu. Nếu so với các thương hiệu chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh, thiết kế không gian là như nhau, nhưng điều khác biệt chúng tôi muốn đem tới đó là Quán Ăn ngon cùng là văn hoá việt nhưng những trải nghiệm không gian khác nhau.

TC: Dự định sắp tới của chị là gì?

PBH: Trước đây mình tham gia nhiều lĩnh vực nhưng đã quyết định bỏ hết để tập trung vào ẩm thực vì mình cho rằng đây mới là sự giàu có. Giàu có không phải chỉ là về tiền vì thực tế là những mảng đầu tư khác có thể kiếm tiền nhanh hơn, lớn hơn. Nhưng cái mình thích nhất khi làm về ẩm thực là được giàu có về trải nghiệm, về kinh nghiệm, về khám phá.

Sắp tới bên mình sẽ mở Quán Ăn Ngon tại Đà nẵng trên khuôn viên rộng 2500 m2. Không gian này sẽ tạo cảm giác cổng thành. Phương châm của Quán vẫn là mỗi nơi vẫn là quán ăn ngon nhưng sẽ cố gắng khai thác tối đa văn hoá của địa phương đó, thực đơn chủ đạo sẽ là các món ăn của địa phương đó để phục vụ đối tượng thực khách đầu tiên chính là người dân địa phương.

TC: Ẩm thực Việt là cả một kho tàng. Chị đã và đang khai thác kho tàng này như thế nào trong chiến lược kinh doanh của Quán Ăn Ngon?

PBH: Nét đặc trưng của Việt Nam là sự đa dạng. Mình không phải chuyên gia ẩm thực, không phải là người nấu bếp vì vậy luôn phải học hàng ngày để tìm hiểu các món ăn địa phương vùng miền.

Để thường xuyên không ngừng khai thác kho tàng đa dạng về ẩm thực Việt, từ đầu năm 2014, bên mình đã bắt đầu kêu gọi hàng nghìn nhân viên giới thiệu đặc sản quê, khuyến khích sự tự hào khi giới thiệu về quê mình và từ những đặc sản đó, đầu bếp trưởng sẽ quyết định chọn để trở thành món ăn của tháng để giới thiệu cho thực khách.

Thực tế tại Quán Ăn Ngon đó là có rất nhiều khách đến ăn rất thường xuyên, có khi ăn cả 3 bữa tại Quán Ăn Ngon. Làm thế nào để họ không thấy chán vì thực đơn chung của hệ thống quán không thay đổi được?

Txl 1 29430

Để thường xuyên không ngừng khai thác kho tàng đa dạng về ẩm thực Việt, từ đầu năm 2014, bên mình đã bắt đầu kêu gọi hàng nghìn nhân viên giới thiệu đặc sản quê, khuyến khích sự tự hào khi giới thiệu về quê mình

Chương trình ra đời dựa trên nhu cầu thiết thực đó. Đến nay, chương trình được đón nhận rất tốt. Mỗi tháng, bên mình lại kể một câu chuyện và giới thiệu một món ăn đặc sản vùng miền mới. Ví dụ, tháng 2 là tháng sau Tết và bên mình giới thiệu món thang cuốn Hà Nội, là món các cụ hay ăn món này ở lễ hoá vàng, là món ăn thanh và mát. Tháng 3 là món bánh trôi, chay, cơm lam. Hay gần đây nhất là đại diện cho tháng 8 là món ăn miệt vườn Nam bộ, sử dụng các loại lá của Nam bộ. Tháng 9 là các món liên quan đến cốm. Tháng 10 sẽ kể câu chuyện mùa chim ngói, về mùa gặt.
Để thường xuyên không ngừng khai thác kho tàng đa dạng về ẩm thực Việt, từ đầu năm 2014, bên mình đã bắt đầu kêu gọi hàng nghìn nhân viên giới thiệu đặc sản quê, khuyến khích sự tự hào khi giới thiệu về quê mình

Để thường xuyên không ngừng khai thác kho tàng đa dạng về ẩm thực Việt, từ đầu năm 2014, bên mình đã bắt đầu kêu gọi hàng nghìn nhân viên giới thiệu đặc sản quê, khuyến khích sự tự hào khi giới thiệu về quê mình.

Txl 1 29431

Chị Hạnh cùng tập thể nhân viên Phúc Hưng Thịnh. Nguồn ảnh: Phúc Hưng Thịnh

TC: Là một thương hiệu mang tính đại diện và giàu truyền thống, Chị có định hướng gì cho việc “xuất khẩu” thương hiệu Quán Ăn Ngon ra nước ngoài? Tầm nhìn Chị đặt ra cho Quán Ăn Ngon tại thị trường toàn cầu là gì?

PBH: Có rất nhiều công ty nước ngoài ngỏ lời muốn mua franchise, các công ty đó đến từ Philipin, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, thậm chí cả Braxin, Brunei, Trung quốc. Ngay cả chính chủ nhà của toà nhà Pacific Palace này cũng mời mình mở ở Vivo city, Singapore với khuôn viên rộng 500m2.

Tất nhiên là mình rất muốn vì lợi ích đem lại sẽ rất lớn nhưng mình vẫn chưa sẵn sàng xuất khẩu Quán Ăn Ngon ra nước ngoài. Để làm được điều này, mình phải hiểu mình đang ở đâu, những tiêu chuẩn và hệ thống quản lý đã chuẩn chưa? Mình phải cân nhắc tất cả những điều này để chuẩn bị sẵn sàng vì mình không muốn rơi vào tình trạng mở ra rồi không quản lý được, không muốn bán đi vì không quản lý được.

TC: Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện rất “ngon miệng” này.

Theo The Columnist

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng và bí quyết trở thành triệu phú Malaysia của Benjamin Yong

Benjamin Yong là người đứng đầu thành công nhất và sáng tạo nhất của một chuỗi nhà hàng, quán cà phê, tiệm cơm và mỳ ở Malaysia. Năm 2013, doanh thu từ các nhà hàng và siêu thị mà Yong nắm giữ lên tới 50 triệu ringgit (gần 341 tỷ đồng).

Txl 1 1420

Năm 13 tuổi, cậu bé Yong bắt đầu nướng những chiếc bánh nhân cà rốt để bán cho quán cà phê một người bạn của gia đình. Chi phí mua nguyên liệu để làm mỗi chiếc bánh chỉ là 13 ringgit ( gần 89.000 đồng) nhưng Yong bán thành phẩm với giá 60 ringgit ( hơn 409.000 đồng).

Tuy nhiên, khi lớn lên, Yong không hề có ý định kinh doanh ẩm thực. Vào những năm 1990, Yong theo học chuyên ngành tâm lý tại Melbourne (Australia). Sau đó, anh lại đặc biệt hứng thú với ý tưởng trở thành chuyên gia đồ họa. Chỉ khi đến năm 2004, Yong làm việc tại shop thời trang của mẹ ở trung tâm thương mại lớn và tình cờ bén duyên với ngành kinh doanh thực phẩm – đồ uống. Quy mô kinh doanh cửa hiệu quá nhỏ so với không gian mà mẹ anh thuê nên cả gia đình sẽ kết hợp mở thêm một quán cà phê. Sau khi vay mượn từ bạn bè và người thân khoảng 300.000 ringgit ( hơn 2 tỷ đồng), quán cà phê mang tên Delicious ra đời.

Ngay từ khi Delicious ra đời, Yong đã hướng quán theo mô hình nhà hàng Australia vốn gây thiện cảm lớn cho anh nhờ không khí thân mật, nồng ấm và những món ăn giá cả phải chăng. Nhưng với kinh nghiệm ít ỏi trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, Yong gặp phải không ít khó khăn. Anh quyết định trau dồi kiến thức, chủ yếu qua nội dung cuốn sách “ Complete Idiot’s Guide To Starting A Restaurant” mà anh từng mua ngoài phố.

Rất nhanh sau đó, Delicious trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người Malaysia. Blogger nổi tiếng kiêm chuyên gia phê bình ẩm thực Yoong Wan Yen nhận xét: “Delicious đã đánh dấu bước đột phá trong lĩnh vực kinh doanh quán cà phê ở Kuala Lumpur thời điểm đó. Quán phục vụ những đồ ăn, đồ uống rất chất lượng và đa dạng mà người ta khó lòng tìm thấy ở các tiệm ăn bên ngoài. Điều quan trọng nhất, mức giá phù hợp với đa số khách hàng”. Delicious liên tục thu lời và đến năm hoạt động thứ hai, quán đã đem về doanh số lên tới 2 triệu ringgit(hơn 13,6 tỷ đồng).

Txl 1 29432

Cái tên Delicious – với chuỗi 10 nhà hàng làm ăn phát đạt, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của Tập đoàn E&O – một đại gia trong lĩnh vực bất động sản và kinh doanh khách sạn. Năm 2007, E&O mua lại phần lớn cổ phần tại Delicious với giá 3 triệu ringgit ( hơn 20 tỷ đồng) trước khi sở hữu toàn bộ chuỗi nhà hàng này vào năm 2010 với 8 triệu ringgit nữa ( gần 55 tỷ đồng).

Sau khi bán Delicious, Yong tiếp tục ý tưởng về đồ ăn ngon – mức giá phải chăng với việc thành lập Tập đoàn BIG. Tại chuỗi nhà hàng mới mang tên Ben thuộc tập đoàn, một suất vịt salad mang phong cách châu Á lớn có giá 23,9 ringgit (gần 164.000 đồng), trong khi món hải sản Thái đặc trưng chỉ có giá 22,9 ringgit (gần 157.000 đồng). Theo thời gian, Tập đoàn BIG mở rộng với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong 2 năm, hơn 20 quán ăn, nhà hàng, siêu thị…được khai trương.

Txl 1 29433

Nhiều người đặt câu hỏi liệu có khôn ngoan không khi mở quá nhiều nhà hàng với tốc độ quá nhanh như vậy? Benjamin Yong giải thích: “ Kuala Lumpur không thể đem lại lợi nhuận đều cho 10 nhà hàng Ben. Vì vậy, chúng tôi phải có nhiều điểm ăn uống với các chủ đề và phong cách khác nhau, để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Tôi giờ đã trưởng thành hơn xưa nhiều và luôn ý thức cuộc sống của nhiều người đang phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của chúng tôi. Vì vậy, bất cứ quyết định nào cũng được cân nhắc kỹ trước khi đưa ra”

Khi được hỏi về bí quyết thành công, triệu phú Benjamin Yong trả lời giản dị:

“ Tôi đã thực sự may mắn khi có một đội ngũ nhân viên tuyệt vời và nhờ thế, việc kinh doanh mới thuận lợi đến vậy”. Yong còn cho rằng: “ Dĩ nhiên tôi không ngây thơ tới nỗi nghĩ rằng tiền bạc chẳng quan trọng gì đối với việc kinh doanh. Nhưng tôi dám chắc tiền bạc không phải là động lực của tôi”. Có lẽ, chính sự đam mê đối với ẩm thực đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của triệu phú nhà hàng Benjamin Yong.

Theo Thùy Linh – HVAT tổng hợp

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.