Cụ ông 90 tuổi kinh doanh phở Hà Nội trên đất Sài Gòn nấu bằng củi.

Bén duyên với nghề bán phở từ khi chỉ 6 tuổi, trải qua bao thăng trầm, ông Trần Văn Phồn chủ quán phở Cao Vân trên đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1 vẫn miệt mài gắn bó với nghề dù đã 90 tuổi.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Hà Nam, chưa đầy 7 tuổi ông Phồn đã phải theo anh trai lên Hà Nội bán phở ở Ngã Tư Sở từ những năm đầu 1930.

“Lúc bấy giờ đói lắm, hai anh em thuê một cái nhà nhỏ ngủ và để xe phở. Một tô phở thời ấy chỉ có vài xu. Chúng tôi chỉ việc bỏ thịt và gia vị vào tô, còn khách sẽ tự chan nước dùng và kiếm chỗ ngồi ăn”, ông kể.

Txl 1 29414

90 tuổi, ông Phồn vẫn minh mẫn ngồi thu và trả tiền dư cho khách mỗi ngày. Ảnh: Thi Hà.

Ngày nào cũng bán hàng quần quật từ sáng đến tối, nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng là bao. Năm 1945, ông Phồn gặp được người bạn trở về từ Sài Gòn cho biết mảnh đất miền Nam dễ kiếm được “miếng cơm manh áo” hơn, nên đến năm 1947 ông quyết định theo chân đoàn người di cư vào đây để trốn nạn đói.

Ban đầu, khi mới đặt chân lên mảnh đất mới này ông mưu sinh bằng nghề bán cà rem (kem mút), rồi thuê đất trồng chuối nhưng cuộc sống vẫn cơ cực. Cuối cùng ông quyết định se duyên lại với nghề nấu phở. Ông và người vợ của mình sắm một chiếc xe đẩy để bán phở dạo.

“Để báo hiệu cho mọi người biết có xe phở đi qua, tôi chỉ cần đánh vào bộ gõ đồng thau, ai muốn ăn thì chạy ra nhanh không tôi đi mất”, ông Phồn nhớ lại.

Bán dạo được khoảng 5 năm, đến năm 1952 với số tiền dành dụm được, ông thuê 100m2 ở đường Trần Cao Vân (vị trí ngày nay là Nhà thiếu nhi quận 1) để bán. Lúc đó giá thuê chỉ có 20 đồng một tháng. Cũng từ thời điểm ấy ông đặt tên quán phở là Cao Vân.

Đến năm 1961 mảnh đất này bị lấy lại nên ông Phồn tìm thuê mặt bằng ở đường Mạc Đĩnh Chi. Mặt bằng này ngày xưa do những người Chà quản lý (hay còn gọi Tây đen).

“Lúc ấy khách đông lắm, mỗi ngày bán được 50-60 yến bánh, giá một tô phở chỉ có vài đồng. Phở ngày đó không rau, giá như bây giờ. Khách nối dài ra đến tận ngoài đường, cho nên không chỉ tôi, mà vợ con cũng đứng bán”, ông hồ hởi nhớ lại.

Thời ấy, mặt bằng khá nhỏ hẹp nhưng người Tây đen vẫn thu thuế môn bài và tiền tổng lợi tức. Tuy nhiên, nếu bán được nhiều bánh và thịt, mỗi tháng họ sẽ cho ông 700 đồng, vợ 600 đồng và con trai ông 300 đồng. Sau khi cộng lại số tiền được trả, ông dùng món tiền đó để trừ tổng lợi tức phải nộp. Nhờ thế mà ông tích lũy được tiền lãi, mua lại mặt bằng này và làm sổ đỏ.

“Những năm 1960, người Mỹ bắt chúng tôi bán hàng phải đứng. Họ tới ăn rất đông, hễ thấy họ là tôi phải ưu tiên bán trước, có thế họ mới không gây phiền nhiễu cho tôi”, ông Phồn bộc bạch.

Thức khuya dậy sớm mỗi ngày, tâm huyết với nghề nhưng cuộc đời ông lại quá gian truân khi năm 1975 kinh tế khó khăn, khách hàng thưa dần và quán phở phải đóng cửa. Thời điểm ấy, cũng là lúc vợ và con trai ông tìm đường ra nước ngoài sinh sống.

“Vợ và con trai có vận động tôi đi cùng nhưng trong lòng tôi vẫn yêu mảnh đất này lắm nên không nghĩ đến chuyện ra đi. Lúc đó tôi không biết tiếng Anh, nếu có qua đó chắc cũng chẳng có việc gì phù hợp”, ông bỗng lặng đi.

Txl 1 29416

Phở ở quán Cao Vân được nấu bằng củi. Nguyên liệu cũng được lựa chọn kỹ lưỡng.

Mãi đến năm 1980, ông Phồn mới tiếp tục mở lại quán phở trên đường này. Ông thuê những người thân là họ hàng phụ giúp nấu nướng và phục vụ khách. Hiện quán của ông có 6 nhân viên. Một người nấu chính, 5 người phục vụ và giữ xe. Còn riêng ông, vì tuổi cao sức yếu nên chỉ đảm nhận phần nếm nước phở và thu tiền.

Bộc bạch về nghề nấu phở, ông Phồn tâm sự, đây là một nghề nhọc nhằn và lắm thăng trầm. Cho đến bây giờ, ông vẫn phải dậy từ 4-5h sáng để kiểm kê nguyên liệu cũng như chăm chút cho nồi nước dùng. 22h đêm, sau khi quán hết khách và dọn dẹp tươm tất ông mới đi ngủ.

Về nguyên liệu, ông cho biết luôn lấy ở 2-3 mối, bởi theo ông có như vậy sản phẩm mới đạt chất lượng, không quá phụ thuộc vào đơn vị cung cấp. Ông cũng đưa ra thỏa thuận với những đơn vị này, nếu sản phẩm không đạt chất lượng ông sẽ trả lại ngay tức khắc.

“Chẳng hạn như thịt bò, nguyên liệu phải tươi, miếng thịt cắt ra còn nóng. Nếu những quán phở khác chỉ mua hơn 100.000 đồng một kg thịt để về bán thì tôi luôn mua loại thịt ngon có giá trên 200.000 đồng. Nhờ vậy mà không chỉ có khách Sài Gòn mà nhiều khách tận bên Mỹ mỗi lần có dịp sang Việt Nam họ vẫn ghé quán của tôi”, ông Phồn chia sẻ kinh nghiệm.

Thêm vào đó, thay vì nấu bằng gas, than như các quán khác, thì quán ông từ bao đời nay vẫn nấu bằng củi. Ông cho biết trước đây đã bỏ ra mấy cây vàng để xây lò và hệ thống thông khói. Tuy kỳ công và tốn mỗi ngày hơn 600.000 đồng tiền củi, nhưng đó là một phần tạo nên nét riêng của quán và nó cũng khiến cho nước lèo ngon và đậm đà.

Nhờ giữ được độ ổn định của món ăn và cái tâm với nghề mà lượng khách đến quán lúc nào cũng đông đúc, trong đó 70% là khách quen. Doanh thu cũng như lợi nhuận hàng tháng kiếm được đủ để trả tiền lương và ăn ở cho 6 nhân viên, đồng thời đóng thuế kinh doanh và thu nhập cá nhân.

“6 đứa con của tôi đang ở Mỹ và Australia, đều đã có sự nghiệp ổn định. Còn tôi thì vẫn tự lo được cho mình, cho nên thu nhập trên 10 triệu đồng tôi vẫn phải đóng thuế đầy đủ”, ông Phồn giải thích.

Người chủ quán có thể được coi là lớn tuổi nhất hiện nay khảng khái cho biết: “Giờ đây tôi vui hơn bao giờ hết. Tôi sẽ làm cho tới hơi thở cuối cùng, để khi mất không còn gì phải tiếc nuối. Mặt khác, người thân của tôi cũng sẽ yên vui”.

Thi Hà

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Lý Quý Trung, con đường từ phục vụ bàn đến ông chủ đế chế phở 24

Lý Quí Trung sinh năm 1966 tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh ) là một doanh nhân, nhà hoạt động xã hội và diễn giả Việt Nam.

Txl 1 29434

Hơn hai mươi năm về trước, Lý Quí Trung khởi nghiệp ở một xuất phát điểm không hơn gì ai – phục vụ bàn ở khách sạn Đệ Nhất (TP.HCM).

Hồi đó, Lý Quí Trung không chủ định chọn công việc này, nhưng sau khi thi trượt Đại học Tổng hợp Ngoại ngữ thì ông buộc phải đi làm để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Năm 1991, khi ấy một người bạn ở Úc đã đề nghị sẽ bảo lãnh cho ông sang học, đây là bước ngoặt cuộc đời của ông.

Năm 1993, ông tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị nhà hàng và khách sạn tại trường Đại học Western Sydney ( Úc ), sau đó học tiếp để lấy bằng thạc sĩ du lịch tại trường Đại học Griffith (Úc) năm 1994.

Trở về nước sau 6 năm học tập tại Úc, Lý Quí Trung được mời làm Phó Tổng giám đốc Công ty Sản xuất thực phẩm TECA World, một liên doanh giữa Bộ Quốc phòng và HồngKông.

ly-quy-trung-con-duong-tu-phuc-vu-ban-den-ong-chu-de-che-pho-24-1

Ông đã tạo dựng đế chế phở 24 từ những bước nhỏ nhất như…bồi bàn.

Một năm sau, Chủ tịch HĐQT Khách sạn Saigon Star cũng là người HồngKông đã đề nghị ông đảm nhiệm vai trò điều hành. Lúc ấy, kinh tế châu Á đang ở giai đoạn khủng hoảng, vì thế việc tiếp nhận vai trò điều hành Saigon Star nghĩa là phải chịu rất nhiều áp lực. Lý Quí Trung biết điều đó và ông nhận lời vì muốn được thử thách trong môi trường khắc nghiệt ấy.

Ông là thành viên sáng lập Tập đoàn Nam An Group chuyên kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực cao cấp, trong đó có chuỗi cửa hàng Phở 24 với hơn 70 cửa hàng trong và ngoài nước.

Các thương hiệu ẩm thực nổi bật khác bao gồm Nhà hàng Maxim’s Nam An, Nhà hàng Thanh Niên, Nhà hàng An, Nhà hàng An Viên, chuỗi café Gloria Jean’s Coffees, cafe Ibox, Cafe Terrace, chuỗi tiệm bánh Breadtalk, kem Goody.

Trước khi tham gia sáng lập tập đoàn Nam An Group và thương hiệu Phở 24, đã từng làm Tổng giám đốc Khách sạn liên doanh Saigon Star hơn 5 năm và Phó Tổng giám đốc công ty liên doanh Tecaworld hơn 1 năm. Từng tham gia giảng dạy tại các trường Đại học Văn Lang , Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc tế RMIT.

Năm 2003 lấy học vị tiến sĩ của trường Đại học Kennedy Western ( Mỹ ) chuyên khoa quản trị kinh doanh .

Tháng 6.2003, tiệm Phở 24 đầu tiên được khai trương tại TP.HCM. TS Lý Quí Trung, nhà sáng lập thương hiệu Phở 24 trở thành người tiên phong trong việc tạo ra khái niệm thức ăn nhanh VN.

Ông bắt đầu viết sách từ 2005 và là tác giả của quyển sách đầu tiên viết về đề tài franchise mang tựa đề “Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh” (best seller năm 2005, 2006). Các đầu sách sau đó lần lượt là: “Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam”, “Branding – Xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, “Luật chơi golf ”, “Golf – Những lời khuyên thú vị”.

Năm 2009, là người Châu Á đầu tiên và trẻ tuổi nhất được phong hàm Giáo sư danh dự tại trường Đại học Griffith.

Lý Quí Trung viết khá nhiều sách, chủ yếu là sách chuyên ngành liên quan đến sở học của ông, như: Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh (best seller năm 2005, 2006), Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Branding – Xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Luật chơi golf, Golf – Những lời khuyên thú vị…

Nhưng mãi đến khi tự truyện Bầu trời không chỉ có màu xanh, người đọc mới biết đầy đủ về số phận của doanh nhân này. Hơn thế, hành trình vươn lên của Lý Quí Trung có nhiều chi tiết đáng để những người trẻ hôm nay học hỏi.

Txl 1 29435

Cuốn tự truyện “Bầu trời không chỉ có màu xanh”.

Tự truyện Bầu trời không chỉ có màu xanh được Lý Quí Trung hoàn thành trong vòng 6 tháng với mỗi ngày dành hơn 5 giờ để viết. Thời gian viết tự truyện này sau khi ông đã chính thức bán lại Công ty Phở 24 cho một tập đoàn khác vào ngày 11/11/2011 sau 10 năm xây dựng thương hiệu. Nhưng dù không còn gắn với Phở 24 nữa, nhiều người vẫn nhớ đến ông bằng cách gọi trìu mến: “ông hàng phở”.

Khi trước, nhiều người thắc mắc rằng tại sao bán phở mà ông lại đi lấy bằng tiến sĩ? Lý Quí Trung, cho rằng: “Câu trả lời của tôi là hai việc này hoàn toàn khác nhau. Đi bán phở là việc xảy ra bất ngờ trên con đường kinh doanh của mình, còn đi học tiến sĩ là thực hiện một nhu cầu khác của tôi. Đó là nhu cầu được tìm tòi, nghiên cứu về một đề tài nào đó. Và khi có một đề tài nào đó đủ sâu và đủ đặc biệt để ám ảnh bạn trong suốt một thời gian dài thì bạn có thể nghĩ đến một luận án tiến sĩ”.

Ngoài chuyện kinh doanh và viết sách, Lý Quí Trung còn vẽ tranh sơn dầu rất đẹp. Năm 2010 tại một khách sạn trên đường Đồng Khởi, ông đã triển lãm tranh Dạo chơi cùng sắc màu với 22 tác phẩm. Có lẽ, sở thích viết và vẽ của Lý Quí Trung xuất phát từ di truyền từ người cha của ông – nhà báo Lý Quí Chung với bút danh quen thuộc Chánh Trinh.

Không chỉ viết báo với nhiều bài bình luận bóng đá khiến người hâm mộ môn thể thao này nhớ mãi, Chánh Trinh còn viết sách, dịch sách và vẽ tranh. Nhà báo Chánh Trinh là người tài hoa, ông giữ cương vị thư ký một tòa soạn thật tuyệt vời. Trước khi báo đem in, còn trống chỗ nào là Chánh Trinh lấp đầy, kể cả vẽ hình minh họa.

Lý Quí Trung còn được khán giả truyền hình biết đến nhiều trong các chương trình như: Làm thành viên Ban giám khảo chương trình truyền hình thực tế The Next Iron Chef “Tìm kiếm Siêu đầu bếp” từ đầu năm 2013 của đài VTV3, làm đại sứ dự án kinh doanh Hub Culture và là người chiến thắng tại cuộc đua “Hành trình không ngừng bước tới”

Các giải thưởng ông đã đạt được: “Cán bộ quản trị xuất sắc Úc – Châu Á Thái Bình Dương” do chính phủ Úc trao năm 2004; “Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu” 5 năm liền (2005-2009); “Cựu sinh viên quốc tế xuất sắc nhất toàn bang Queensland – Úc năm 2008” do chính phủ bang Queensland trao tặng và “Cựu sinh viên xuất sắc nhất trường năm 2009” do trường Đại học Griffith trao tặng.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com