Ông già Noel, cậu bé người tuyết, cây thông, cây nấm tuyết, vòng lá mùa vọng,… đều sẽ được biến tấu sinh động, bắt mắt với nguyên liệu và cách làm đơn giản, dễ thực hiện giúp nhà hàng ghi điểm trong mắt thực khách.
Bạn đã biết cách biến tấu món ăn ngập tràn không khí giáng sinh chưa?
Tại sao nhà hàng nên trang trí món ăn đậm chất giáng sinh?
Không phải tự dưng mà gần như tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ đều trang hoàng không gian phục vụ khách mang đậm không khí mùa lễ hội. Điều này không chỉ giúp đẹp về phần nhìn, khiến khách thích mắt mà còn thể hiện sự quan tâm và hòa vào dịp lễ đặc biệt của chính nơi đó. Giáng sinh cũng vậy. Bên cạnh việc trang trí cây thông Noel, trang trí không gian khách sạn – nhà hàng, nhiều nơi còn khéo léo mang không khí giáng sinh đến tận bàn tiệc bằng cách biến tấu các món ăn – đồ uống gợi nhắc, tạo cho khách hàng cảm giác thân thuộc, gần gũi nhưng không kém phần tươi vui, sang trọng.
Các cách trang trí món ăn đậm chất giáng sinh
#Làm ông già Noel từ quả dâu tây
– Nguyên liệu: dâu tây, kem tươi, socola
– Cách làm: Cắt đôi quả dâu tây rồi bơm kem tươi vào giữa quả dâu để làm mặt ông già Noel – đậy nửa quả dâu nhỏ hơn lên trên làm đầu rồi xịt một ít kem làm chóp – lấy socola đun chảy vẽ mắt, mũi, miệng hay cúc áo là xong.
-*-*-*-
>>>Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện tương tự với nguyên liệu là cà chua.
Những ông già Noel béo, tròn, phúc hậu được bày lên bàn ăn trông thật bắt mắt. Bạn có thể trang trí trên bánh kem, món ăn hay bàn ăn tùy theo sở thích và thẩm mỹ của mình.
#Làm cậu bé người tuyết từ trứng
– Nguyên liệu: trứng cút luộc bóc vỏ, cà rốt, rau cải ngọt, cà chua bi, bắp cải tím, hạt tiêu đen nguyên hạt, ớt nhỏ, que tăm.
– Cách làm:
+ Cách 1: Cà rốt thái thành 2 khoanh tròn dày khoảng 1cm, khoanh trước có kích thước lớn hơn khoanh sau; gắn cố định chúng lại bằng tăm để làm mũ cho người tuyết. Chọn từng cặp trứng cút một lớn, một bé; cắt đi một phần nhỏ ở hai đầu mỗi trứng rồi dùng tăm nhọn xiên theo chiều dọc, gắn cố định 2 quả trứng với mũ lại với nhau (như hình vẽ). Đính hạt tiêu đen lên làm mắt, mũi, cúc áo; một tí cà rốt làm mũi là xong.
-*-*-*-
+ Cách 2: Chọn 2 quả trứng cút một lớn, một bé và dùng tăm cố định chúng lại. Bắp cải tím thái sợ chần qua nước sôi rồi buộc lại làm khăn len trên cổ cho người tuyết (như hình vẽ). Cắt một nửa quả cà chua bi và ghim cùng một lá cải lên đầu làm mũ; dùng 2 cọng rau thơm làm tay, hạt tiêu làm mắt, đuôi quả ớt làm đỉnh mũi là xong.
-*-*-*-
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo nên người tuyết Olaf từ các loại củ như củ cải, cà rốt, hành tây. Cách làm cực kì đơn giản như hình vẽ. Nhớ dùng thêm mướp đắng làm cây thông cho tạo hình thêm sinh động.
30+ gợi ý trang trí bàn ăn nhà hàng – khách sạn dịp Giáng sinh
#Làm cây thông từ rau củ quả
+ Cách 1: đây là cách làm đơn giản nhất với nguyên liệu là những loại củ dài như cà rốt, củ cải, mướp đắng.
Cách làm:
– Cắt phần cuốn các loại củ trên, dùng tăm ghim lên những lát khế hình ngôi sao 5 cánh để tạo hình cây thông Noel từ củ cà rốt.
– Với củ cải trắng, bạn dùng vỏ dưa chuột để trang trí bằng cách cắt sợi mỏng rồi quấn quanh thân củ cái;
– Rắc thêm đường cát lên trên chúng để mô phỏng tuyết. Cách làm đơn giản như hình vẽ là xong.
-*-*-*-
+ Cách 2: cây thông Noel từ súp lơ. Súp lơ xanh luộc qua rồi dùng tăm ghép những nhánh súp lơ lại với nhau (như hình) để tạo hình cây thông. Trang trí thêm bằng cà chua bi, súp lơ trắng, hành tây, củ cải và khế để cây thông trông sinh động và bắt mắt.
#Làm cây nấm tuyết từ trứng cút
– Nguyên liệu: trứng cút luộc bóc vỏ, cà chua bi, rau thơm, sốt mayonnayse, que xiên.
– Cách làm:cà chua bi rửa sạch, cắt bỏ phần đầu cuống, bỏ ruột; dùng tăm chấm sốt mayonnayse rồi chấm từng chấm trắng nhỏ lên đầu cà chua. Ngắt lấy lá rau thơm, nhúng chút nước để tạo độ dính với trứng tạo “chân nấm”. Dùng que xiên xiên lần lượt rau thơm, trứng, cà chua lại với nhau là bạn đã có một cây nấm tuyết xinh lung linh cho các vị khách nhí của mình.
#Làm vòng lá mùa vọng từ rau củ quả
– Nguyên liệu: khoai tây, súp lơ xanh, cà chua
– Cách làm: Khoai tây gọt bỏ vỏ, luộc chín rồi nghiền nhuyễn trên bề mặt đĩa. Súp lơ xanh cũng luộc chín xếp quanh viền đĩa trên bề mặt khoai tây. Cà chua bi để nguyên quả và xếp đan xen vào giữa súp lơ, có thể dùng thêm hạt ngô, ớt đỏ xen kẽ để chiếc vòng trông thật nổi bật.
#Các kiểu trang trí ấn tượng và thích mắt khác
Ngoài ra, còn rất nhiều cách trang trí đơn giản khác đậm chất Giáng sinh trên bàn ăn nhà hàng để bạn tham khảo. Chỉ cần nhìn hình và làm theo là bạn đã có thể tạo nên những món ăn ngập tràn không khí giáng sinh phục vụ khách hay những người thân yêu:
Trang trí món tráng miệng
hay đơn giản là cho chiếc bánh pizza hay các món chính khác…
Xem thêm: 4 loại thức uống dành riêng cho đêm Giáng Sinh
Hướng dẫn viên du lịch ( HDV DL) là lựa chọn cho định hướng nghề nghiệp của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Bên cạnh những mối quan tâm về công việc, mức lương, cơ hội nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng …có rất nhiều thắc mắc về tiêu chuẩn ngoại hình cần có của một HDV DL.
Tiêu chuẩn về ngoại hình đối với hướng dẫn viên du lịch
HDV DL có cần ngoại hình không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên đó không phải là yêu cầu bắt buộc. Với đặc trưng công việc phải đi nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người việc sở hữu một ngoại hình ưa nhìn sẽ là điểm cộng trong quá trình giao tiếp của HDV DL với khách hàng,
Tiêu chuẩn về ngoại hình của HDV DL
Ngoại hình là một yếu tố quan trọng không chỉ với riêng nghề HDV DL mà còn đối với ngành dịch vụ nói chung. Trong nghề HDV DL không nhất thiết phải có chiều cao lý tưởng hay một khuôn mặt đẹp, một ngoại hình tiêu chuẩn phải đảm bảo những yếu tố sau:
– Trang phục: Phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng khách hàng trong chuyến đi. Luôn giữ được sự gọn gàng, chỉn chu trong trang phục đồng thời cũng phù hợp với điều kiện địa lý, thời tiết, phong tục văn hóa của từng nơi.
Chọn những bộ đồ đơn giản, chất liệu co dãn tốt khi dẫn các tour trên núi, địa điểm cần leo trèo, đi lại nhiều.
Trang phục năng động, màu sắc trẻ trung khi dẫn các đoàn trẻ, và nhã nhặn, lịch sự khi đối tượng là những người lớn tuổi.
Các đơn vị lữ hành hiện nay thường cung cấp trang phục cho HDV để tạo sự đồng bộ và chuyên nghiệp.
– Vệ sinh cơ thể: Đây là điều tối quan trọng đối với một HDV DL, luôn giữ cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho trong mọi hoàn cảnh. Vệ sinh đầu tóc, răng miệng, móng tay…, chăm chút những chi tiết nhỏ cũng mang lại sự hài lòng cho người tiếp xúc và cho thấy bạn tôn trọng khách hàng của mình.
– Trang điểm: HDV DL nữ nên biết cách trang điểm để khuôn mặt tươi sáng, ưa nhìn, điều này vừa tạo thiện cảm với người tiếp xúc vừa giúp cho bản thân tự tin hơn. Nên chọn cách trang điểm nhẹ nhàng, lịch sự, phù hợp với từng khuôn mặt.
– Giày dép: Giày dép là vật dụng ảnh hưởng về mặt cảm quan cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của HDV DL. Không chỉ cần quan tâm về kiểu dáng mà chất lượng cũng rất quan trọng, một đôi giày êm chân, không quá rộng hay quá chật sẽ đem lại sự thoải mái cho người mang, bảo đảm thể chất cho HDV trong suốt hành trình dài.
Cũng như trang phục, lựa chọn giày dép cần chú ý đến hoàn cảnh, địa hình…
Ngoại hình là lợi thế trong nghề HDV DL
Những tố chất cần có của một HDV DL
Bên những yếu tố về ngoại hình, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, kiến thức chung trong các lĩnh vực, để trở thành một HDV DL chuyên nghiệp cần bạn rèn luyện cho mình những tố chất:
Thân thiện: Trong quá trình giao tiếp giữa người với người sự thân thiện luôn mang lại những giá trị tích cực. Một HDV thân thiện sẽ tạo thiện cảm tốt đối với du khách, giúp thu hẹp khoảng cách, tạo ra những cuộc trò chuyện thú vị hơn.
Tinh tế: HDV tinh tế trong cách quan sát sẽ nắm bắt tốt cảm xúc khách hàng cho dù trong một đoàn có rất nhiều người, từ đó điều chỉnh hành động, ứng xử để mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Hài hước: Hãy xóa tan những khoảng lặng trong chuyến đi bằng những câu chuyện hài hước. Du khách sẽ tương tác tốt hơn, thích thú hơn khi sự hài hước của bạn đặt đúng chỗ, đúng hoàn cảnh.
Linh hoạt: Linh hoạt trong ngôn ngữ, linh hoạt trong cách xử lý tình huống sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các HDV DL, giúp bạn có một chuyến hành trình thành công tốt đẹp.
Qua bài viết trên hy vọng đã giải đáp được thắc mắc về tiêu chuẩn ngoại hình đối với một HDV DL, và cho thấy việc hoàn thiện bản thân, rèn luyện những tố chất cần thiết rất có ích cho hành trình nghề nghiệp của mỗi người.
Xem thêm : Hướng dẫn viên du lịch cần trang bị những kiến thức gì?
Nói nghề hướng dẫn viên “sướng” được đi khắp nơi, trải nghiệm nhiều điều thú vị nhưng ít ai biết những tai nạn nghề nghiệp thảm khốc mà họ trải qua. Điều này không chỉ dấy lên sự e ngại cho người làm trong ngành mà còn là bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp, tổ chức về du lịch. Vậy nguyên nhân của những vụ tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên là gì? Bài học cảnh tỉnh của việc này cụ thể ra sao?… Cùng Nghề khách sạntheo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Tai nạn nghề nghiệp nghề hướng dẫn viên và bai học cảnh tỉnh
Tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên là gì?
Tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên (HDV) là những tai nạn làm tổn thương ở bất kỳ bộ phận, chức năng nào trên cơ thể HDV hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình thực hiện công việc dẫn tour cho du khách.
Một số tai nạn nghề nghiệp thảm khốc của hướng dẫn viên
Dưới đây, Nghề khách sạn xin tổng hợp một số tai nạn nghề nghiệp thảm khốc từng diễn ra trong nghề hướng dẫn viên để bạn đọc tham khảo:
– Tử vong do hướng dẫn trò chơi mạo hiểm sai quy định
Vào ngày 23/2/2017, hai HDV là anh Q. và K. hướng dẫn 8 người khách tham gia trò chơi vượt thác tại thác Hang Cọp, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt. Sau khi 4 người đã vượt thác thành công thì bất ngờ anh Q. bị đẩy sang bờ đá, còn anh K. và 1 du khách bị nước cuốn trôi theo dòng nước dẫn đến tử vong ngay sau đó.
Được biết, anh Q. và K. đều là hướng dẫn viên của công ty TNHH Giấc mơ vàng (Đường Thông Thiên Học, TP. Đà Lạt) cộng tác, không ký hợp đồng chính thức cũng không trả lương tháng. Ngoài ra, Giám đốc công ty này, ông Đỗ Tuấn (26 tuổi, tỉnh Gia Lai) còn tự ý tổ chức tour du lịch mạo hiểm khi chưa có sự cho phép của cơ quan địa phương.
Ngoài ra, có không ít vụ tai nạn diễn ra trong quá trình HDV dẫn tour du lịch mạo hiểm như: 2 trong 4 du khách bị mất mạng do thực hiện tour du lịch băng rừng, leo núi Bidoup, Lâm Đồng ngày 01/12/2020.
– Tử vong do lật xe
Vụ việc diễn ra vào ngày 22/07/2020, xe 7 chỗ biển kiểm soát 30E-02375 do ông L. S. S. (Tỉnh Lào Cai) điều khiển leo lên dốc tham quan Cầu kính Rồng Mây (Khu du lịch tỉnh Lai Châu) thì bất ngờ gặp tai nạn, lật ngửa xe khiến 1 HDV bị thương nặng, dẫn đến tử vong.
Đáng nói hơn, trên xe có đến 9 người, vượt quá tải so với quy định. Ngoài ra, theo Quản lý khu du lịch thì tất cả những phương tiện có thời hạn sử dụng quá 5 năm đều phải dừng tại bãi đỗ xe và sử dụng xe riêng để đưa du khách lên chân cầu thang máy. Tuy nhiên, khi bảo vệ phát hiện xe 30E-02375 và yêu cầu di chuyển vào bãi đỗ xe thì lái xe lại không thực hiện theo dẫn đến tai nạn thương tâm.
– Tử vọng do khách đùa với voi
Một HDV Trung Quốc He Yongjie (34 tuổi) đã mất mạng vào ngày 21/12/2017 ở khu du lịch nổi tiếng của huyện Bang Lammung, tỉnh Chonburi, Thái Lan khi đang cố gắng giải vây cho hai nữ du khách bị voi hất khỏi lưng. Nguyên nhân vụ việc vì trước đó, một thành viên trong nhóm đã đùa giỡn, kéo đuôi con voi khiến nó nổi giận, hất tung người ra khỏi lưng. Tuy nhiên, không may anh He Yongjie đã bị voi húc và giẫm đạp dẫn đến tử vong.
– Thiệt mạng do cứu khách du lịch đuối nước
Ngày 31/05/2019, khi đang dẫn đoàn khách đi qua sông Lidder, thuộc khu vực Mawoora Pahalgam ở Ấn Độ, thì bè của HDV Rough Ahmed Dar bị lật úp dẫn đến tất cả người đều bị rơi xuống nước. Sau khi di chuyển vào bờ, anh Dar đã cố gắng bơi ra lại giữa sông và cứu sống 7 khách du khách thành công. Tuy nhiên, sau đó anh bị đuối sức và mất tích. Một ngày sau, người dân mới tìm ra thi thể của Dar gần đó.
– Bị đánh do giật khách
Ngày 23/08/2020, một nữ HDV N.A.Đ thuộc công ty du lịch Miền Quê (Bến Tre) bị hai nhân viên du lịch của Hợp tác xã Thủy bộ Vận tải Châu Thành dùng tay hành hung, chấn thương mặt. Ngoài ra, hai người này còn hăm dọa sẽ gọi thêm nhiều đối tượng khác đến tấn công chị Đ.
Ngoài ra, còn rất nhiều vụ tai nạn nghiệp nghiệp hướng dẫn viên du lịch Nghề khách sạn chưa cập nhật. Nếu vẫn còn thiếu, mời bạn đọc comment ngay dưới bài viết để chúng tôi bổ sung thêm.
Nguyên nhân của tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch
Một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn nghề nghiệp thương tâm cho hướng dẫn viên du lịch có thể kể đến như sau:
– HDV chưa có kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nghề một cách chuyên sâu mà đã trực tiếp dẫn tour mạo hiểm hay thực hiện chuyến tham quan phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao.
– Chủ doanh nghiệp, công ty lữ hành không tham khảo quy định pháp luật về địa điểm tham quan, tổ chức tour trái phép, không cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo hộ.
– Lái xe chưa có kinh nghiệm, trình độ hoặc chưa được đào tạo về những quy định an toàn khi di chuyển trong khu du lịch, danh lam thắng cảnh hoặc địa điểm du lịch khác.
– HDV chưa có kỹ năng cứu người khi gặp nạn trên sông, biển,… hay chưa trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho bản thân trước tình huống xấu xảy ra.
– HDV chưa tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết, đặc điểm, thuận lợi khó khăn về địa hình của địa điểm tham quan dẫn đến chuyến đi gặp nhiều vấn đề phát sinh.
– Tình trạng giành giật khách du lịch, câu khách trong khi ban quản lý địa phương không quản lý hay xử lý đúng quy định.
– Nhiều công ty du lịch giả mạo, thực hiện chuyến tour du lịch mạo hiểm trái phép, đưa những hướng dẫn viên thiếu kinh nghiệm, trẻ tuổi,… thực hiện dẫn đến tai nạn thương tâm.
HDV chưa có kinh nghiệm dễ dẫn đến tai nạn nghề nghiệp khi hành nghề
Bài học cảnh tỉnh cho hướng dẫn viên du lịch
Trước những vụ tai nạn nghề nghiệp thương tâm trên, HDV cùng doanh nghiệp về du lịch nên tự nhìn lại mình và đưa ra bài học kinh nghiệm cảnh tỉnh như sau:
– HDV cần trau dồi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực, địa điểm tham quan, danh lam thắng cảnh hay loại hình tour du lịch bạn chuẩn bị hướng dẫn.
HDV cần trau dồi kiến thức chuyên môn về địa điểm du lịch để chuẩn bị hướng dẫn
– HDV luôn trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho khách và bản thân cùng kỹ năng chuyên môn cứu người gặp nạn để gặp tình huống xấu nhất có thể bảo vệ chính mình và người khác.
– HDV phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, tích lũy kỹ năng sống sót trong những tình huống nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân và du khách trong quá trình làm việc.
– Công ty lữ hành, doanh nghiệp về du lịch cần thực hiện đầy đủ những quy định liên quan về địa điểm tham quan, đảm bảo an toàn cho du khách và HDV, thường xuyên tổ chức khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho HDV.
Tai nạn nghề nghiệp hướng dẫn viên có được bồi thường không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của cơ quan, công ty lữ hành, du lịch HDV làm việc mà mức bồi thường sẽ khác nhau. Cụ thể về quy định bồi thường cho tai nạn lao động theo pháp luật: Tại đây.
Có thể nói, ai đã dấn thân vào nghề HDV cũng không muốn gặp phải tai nạn nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu chủ quan, lơ là, không chịu trau dồi kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, HDV sẽ rơi vào tình cảnh đáng tiếc này. Tìm hiểu tai nạn nghề nghiệp của nghề hướng dẫn viên giúp nhân sự trong ngành rút kinh nghiệm cho bản thân và tích cực trau dồi kiến thức, chuyên môn tốt hơn trong quá trình làm việc, mang lại trải nghiệm du lịch chất lượng, an toàn cho du khách.
Phẫu thuật bò, hát đối, cậu Cả cô Chín, soi gương, trúng số… là những trò chơi hoạt náo trên xe quen thuộc nằm lòng của hầu hết cácHướng dẫn viên (HDV) du lịch. Tuy cũ nhưng không bao giờ nhàm. Vậy bạn đã biết cách tổ chức những trò chơi này? Hình phạt cụ thể ra sao chưa? Nếu đang thắc mắc những điều này, hãy để Nghề khách sạn gỡ rối giúp bạn trong bài viết dưới đây nhé.
HDV thường tổ chức các trò chơi hoạt náo trên xe để khuấy động không khí
HDVDL có nên tổ chức trò chơi trên xe?
Không một hợp đồng nào quy định hay bắt buộc các HDV phải tổ chức các trò chơi trong quá trình di chuyển của hành khách đến các điểm đến để tham quan du lịch. Tuy nhiên, trong khi một số khách thích yên tĩnh và đọc sách, nghe nhạc bằng headphone hay chợp mắt/ ngủ một giấc thì không ít khách khác (nhất là các bạn trẻ) lại thích không khí sôi động, nhộn nhịp trên xe thay vì im lặng, nhàm chán… Lúc này, việc tổ chức các trò chơi hoạt náo trên xe là vô cùng cần thiết và phù hợp; vừa thỏa mãn nhu cầu của du khách, vừa tạo ấn tượng về một HDV nhiệt tình và chuyên nghiệp. Lưu ý một điều là, HDV cần nhạy bén trong khâu nắm bắt tâm lý của khách hàng, đối tượng khách, đoán xem mong muốn của khách là gì để cân nhắc xem nên hay không nên tổ chức trò chơi, nếu có thì tổ chức khi nào, tổ chức như thế nào – tránh khiến khách khó chịu và không hào hứng tham gia vì không thích.
HDVDL tổ chức trò chơi trên xe khi nào?
Trên xe, HDVDL lịch sự chào khách, giới thiệu qua về thông tin cá nhân của bản thân như tên, tuổi, nơi làm việc, số điện thoại hoặc phương thức liên lạc – thông qua kế hoạch di chuyển và chương trình tour của đoàn – thuyết minh sơ bộ những điểm mà xe đi qua nếu có. Lúc này, khi quãng đường di chuyển còn khá xa, dọc tuyến đường xe chạy không có quá nhiều thông tin cần truyền đạt, nhận thấy nhu cầu thích giao lưu giải trí của khách cao, HDVDL hỏi qua ý kiến khách để tổ chức một số trò chơi hoạt náo trên xe, tạo không khí vui tươi, sôi động vừa giúp khách tỉnh táo, giảm uể oải, vừa kết nối đoàn, tạo sự gần gũi đồng thời ghi điểm với du khách về sự nhiệt tình của người hướng dẫn.
Ngoài ra, sau khi ăn trưa/ tối xong, khách lên xe để ổn định chỗ ngồi và đi tiếp, HDVDL cũng có thể tổ chức tiếp trò chơi còn dang dở trước đó hoặc chơi mới trò khác. Dĩ nhiên, việc tổ chức hay không, tổ chức như thế nào vẫn tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của du khách trên xe.
Yếu tố lựa chọn trò chơi trên xe của hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên có thể lựa chọn trò chơi trên xe dựa trên những yếu tố sau đây:
– Hướng dẫn viên nên lựa chọn trò chơi bạn đã từng tổ chức ở nhiều chuyến đi trước và thành công hoặc ít nhất phải hiểu tường tận về cách chơi, hình phạt,…
– Trò chơi đơn giản, dễ chơi, không phải tư duy nhiều, phù hợp với nhiều đối tượng du khách trên xe.
– Khi tổ chức trò chơi phải lựa thời điểm thích hợp, lúc người trên xe thoải mái nhất.
Một số trò chơi hoạt náo trên xe cho HDVDL
Những trò chơi mà Nghề khách sạn giới thiệu phía dưới đây vô cùng sôi động và hấp dẫn dành cho cả xe hoặc đội, nhóm. Để hoàn thành trò chơi và dành chiến thắng, các đội phải thật bình tĩnh, nhạy bén, nhanh và cả thông minh nữa.
>Giao kết chung khi chơi
+ Chia đội: Trên xe chia làm 2 đội, thông thường sẽ có 2 cách chia: một là lấy hành lang lối đi làm chuẩn, 2 bên dãy ghế là 2 đội – hai là tính từ trước xe về sau, chia làm hai phần bằng nhau, 1 đội phía trước xe đến giữa xe, đội còn lại từ giữa xe đến cuối xe.
+ Hình phạt: đội thua sẽ chịu phạt. Hình phạt sẽ do quản trò – HDV hoặc đội thắng cuộc quy định.
+ Mục đích: tạo không khí vui vẻ, hào hứng trên xe, gắn kết các thành viên trên xe, xóa tan cảm giác nhàm chán, nặng nề khói xe, quên đi mệt mỏi vì di chuyển khá dài.
Khách trên xe có thể đến từ cùng 1 đoàn, là bạn bè hay người thân, có quen biết nhau từ trước; một trường hợp khác là khách lẻ ghép đoàn. Do đó, việc tổ chức trò chơi có thưởng – phạt cần thiết phải giao kết, quy định từ đầu về cách chơi, phần thưởng/ hình phạt sau trò chơi, cách thực hiện thưởng/ phạt cụ thể thế nào… rõ ràng và chi tiết để khách (người chơi) cân nhắc tham gia hay không; tránh tình huống chơi xong thua nhưng cay cú không chung phạt, từ đó nảy sinh mâu thuẫn, cãi cọ gây hệ lụy không mong muốn.
>Một số trò chơi hoạt náo trên xe phổ biến
#1. Phẫu thuật bò
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: Đối tượng của trò chơi này là con bò, 2 đội chơi sẽ thay phiên nhau kể về các bộ phận của bò nhưng phải bắt đầu bằng những chữ cái như B, L, M,…(những chữ cái này do quản trò – HDV quy định). Đến lượt đội nào mà đội đó không kể được thì thua.
Quản trò có thể linh hoạt tạo thêm các trò tương tự khác như “kể tên các bộ phận trên cơ thể người” cũng rất thú vị với các chữ cái như T, M, L…
#2. Hát nối
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: 2 đội chơi hát lần lượt theo chủ đề quản trò đã chọn. Từ cuối cùng hoặc chữ cái đầu của từ cuối cùng trong câu hát của đội này sẽ là từ hoặc chữ cái đầu tiên của từ trong câu hát của đội kia và không được hát lặp lại. Đội nào không hát đối lại được là thua.
#3. Cậu Cả cô Chín
+ Thời gian chơi: 20 – 25 phút
+ Cách chơi: 2 đội chơi sẽ lần lượt có tên là Cậu Cả và Cô Chín. Các đội tìm 1 động từ bắt đầu bằng chữ C để nối tên 2 đội thành 1 câu hoàn chỉnh có nghĩa. (Ví dụ: Cậu Cả cấu Cô Chín, Cô Chín cắn Cậu Cả,…). Các động từ được chọn không được lặp lại và phải có nghĩa. 2 đội lần lượt thi, đội nào không tìm ra động từ ghép câu tiếp là thua.
Quản trò có thể linh hoạt tạo thêm các trò tương tự khác như “Bà Ba Bác Bảy” cũng rất thú vị nhưng lần này sẽ chọn 1 động từ bắt đầu bằng chữ B để nối 2 tên.
#4. Soi gương
+ Thời gian chơi: 7 – 10 phút
+ Cách chơi: 2 đội sẽ chọn ra những thành viên nhất định để tham gia vào trò chơi này. Thành viên của đội này làm chuẩn thì thành viên của đội kia phải làm gương và ngược lại. Sẽ có các cặp đôi từ 2 đội thi với nhau, mỗi cặp đôi đứng đối diện nhau, người làm gương sẽ phải lặp lại chính xác các động tác của người kia. Ban giám khảo sẽ là quản trò và các thành viên khác không tham gia trò chơi. Đội làm gương nào không “mô phỏng” lại giống và đúng chủ nhân của mình thì thua.
#5. Tìm động vật
+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút
+ Cách chơi: có 2 đội chơi. Quản trò sẽ chia làm 3 vùng là “bầu trời, mặt đất, dưới biển”. Khi quản trò nhắc đến một vùng nhất định, đồng thời chỉ định đội nào thì đội đó phải ngay lập tức đọc tên của 1 loài động vật sống tại vùng đó, khi đã đọc rồi thì không được đọc lặp lại, tên của động vật phải rõ ràng như chim gì, cá gì,… (Ví dụ: Trời – quạ, Đất – trâu, Biển – mực,…). Đội nào không đọc được hoặc đọc chậm thì thua.
Tùy từng đối tượng khách mà HDV sẽ lựa chọn tổ chức những trò chơi phù hợp
#6. Chuyền chun
+ Thời gian chơi: 5 – 7 phút
+ Cách chơi: chia thành 2 đội chơi, mỗi thành viên trong đội được phát 1 cái tăm để chuyền chun từ đầu hàng đến cuối hàng. Trong thời gian quy định, đội nào chuyền được nhiều chun hơn sẽ thắng.
#7. Nối từ
+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút
+ Cách chơi: tất cả các thành viên đều tham gia. Mỗi thành viên nói 1 từ gồm 2 tiếng, từ cuối của người này sẽ là từ đầu trong từ mới của người kia (Ví dụ: bông hoa – hoa hồng,…). Thành viên nào không nối tiếp được sẽ bị phạt.
#8. Đánh trống lảng
+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút
+ Cách chơi: quản trò sẽ đặt 1 câu hỏi bất kì, người được hỏi sẽ phải ngay lập tức trả lời 1 câu không liên quan đến câu hỏi. Thành viên nào phản ứng chậm hay trả lời theo đúng câu hỏi sẽ bị phạt.
#9. Tôi thấy
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: mỗi thành viên hô “Tôi thấy” cộng với tên của 1 người trên xe kèm theo 1 từ láy với chữ cái đầu tên người đấy (Ví dụ: “Tôi thấy Lan lung linh”, “Tôi thấy Nhung nhí nhảnh”,…). Người được gọi tên lại tiếp tục cho đến hết. Thành viên nào không hô tiếp được sẽ bị phạt.
#10. Câu chuyện nhiều người viết
+ Thời gian chơi: 20 phút
+ Cách chơi: Quản trò sẽ quy định một chủ đề cụ thể, mỗi thành viên sẽ viết 1 câu bất kỳ vào giấy rồi nộp lại cho quản trò. Sau khi tất cả các thành viên trên xe đã nộp lại giấy, quản trò sẽ đọc lần lượt và nối các câu lại với nhau thành một câu chuyện theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Câu chuyện được đọc lên chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị.
Trò chơi này không có kết quả thắng – thua hay mang tính chất thi thố giữa 2 đội; nhưng lại có tính giải trí cao vì tạo ra tiếng cười cho mọi người khi nghe được một câu chuyện hài hước do chính mình tạo ra.
#11. Vỗ tay
+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút
+ Cách chơi: quản trò mời cả xe vỗ tay thử 1 cái, 2 cái, 3 cái,… rồi ra quy định “số chẵn thì vỗ hoặc số lẻ thì vỗ, hoặc có câu “xin mời” thì vỗ,…”. Tổ chức vài lần như thế và tìm ra những người làm sai, chọn đến khi có nam có nữ; dừng trò chơi, mời những người làm sai rời vị trí lên đầu xe và tiến hành phạt. (Hình phạt do HDV hoặc những người thắng yêu cầu, lưu ý càng bựa càng tốt.)
>Hình phạt tham khảo:
– Hình phạt 1: sử dụng bài hát: Qua cầu gió bay với câu hát “Yêu nhau, cởi áo í mà cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay…”
Người hát có thể đổi “cởi áo” thành cởi dép, cởi nịt, cởi nón, cởi nhẫn,… người chịu phạt phải làm theo, biến thái vào – mới vui!
– Hình phạt 2: sử dụng câu hát: “cao cao bên cửa sổ có 2 người hôn nhau!”
Người hát có thể đổi “hôn nhau” thành nắm tay nhau, vuốt tóc nhau, ôm nhau,…
#12. Trúng số
+ Thời gian chơi: bao lâu tùy thích, tới khi nào người chơi muốn dừng thì thôi
+ Cách chơi: quản trò sẽ quy định con số cụ thể cho mỗi thành viên theo số thứ tự trong danh sách đoàn, hoặc lấy số ghế làm số trúng cho người đó, hoặc dãy số từ 1 đến hết số người trên xe,… Quan sát những biển số xe đang chạy trên đường theo chiều ngược lại với xe của đoàn, 2 chữ số cuối cùng trên biển số xe của xe đó trùng với số thứ tự của người nào thì người đó coi như trúng số. Người trúng số sẽ phải chi ra một số tiền mặc định đã được quy định và thỏa thuận từ đầu. (Lưu ý: tùy vào đối tượng khách để quy định số tiền nhỏ hay lớn cho phù hợp). Đây là 1 trò chơi vui nhộn, kịch tích. Kết thúc trò chơi chắc chắn đoàn sẽ có một ngân quỹ kha khá cho buổi liên hoan cuối hành trình.
#13. Chuyền nón/ mũ
+ Thời gian chơi: 15 phút
+ Cách chơi: Cả xe cùng hát một bài hát quen thuộc nào đó trong khi chuyền một chiếc mũ/ nón từ đầu người này sang đầu người kia. Kết thúc bài hát, ai là người đội mũ thì phải làm theo yêu cầu của những người khác trên xe.
Quản trò có thể biến tấu thêm các trò khác như chuyền chai nước bằng tay cho đa dạng.
#14. Con thỏ
Trò chơi này phù hợp khi dẫn đoàn là học sinh.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: HDV sẽ quy định 4 động tác cần làm cho bàn tay phải: con thỏ (chụm các ngón tay lại với nhau và giơ lên cao) – ăn cỏ (vẫn chụm các ngón tay lại và đưa lên túm tóc trên đầu) – uống nước (chụm các ngón tay lại và đưa vào trong miệng) – chui vào hang (chụm các ngón tay lại và đưa vào lỗ tai). Làm nháp 1,2 lần cho quen. Sau đó, HDV sẽ bắt đầu trò chơi bằng cách đọc liên tục các hoạt động theo 1 trong 4 động tác đã quy định nhưng không theo đúng thứ tự; đồng thời thực hiện không đúng quy định – khách nào làm sai hoặc làm theo HDV sẽ bị phạt.
Một HDV chuyên nghiệp sẽ biết nên hay không nên tổ chức trò chơi trên xe, tổ chức khi nào và thế nào
#15. Đứng – nằm – ngồi
+ Thời gian chơi:15 – 20 phút
+ Cách chơi: Tương tự như trò con thỏ, HDV cũng quy định 3 động tác cho cánh tay phải: cánh tay giơ cao thì đứng – cánh tay để ngang người thì nằm – cánh tay co xuống thì ngồi. Sau đó bắt đầu hát theo nhịp bài hát. Anh đứng lên (giơ tay lên cao), thấy đau chân nên anh ngồi (co tay xuống), ngồi rồi thấy đau lưng xong anh lại nằm (để tay ngang người); nằm rồi anh đứng lên, thấy đau chân nên anh ngồi, thấy đau lưng anh lại nằm… Nhịp điệu bài hát cứ tăng nhanh dần đồng thời làm sai đi động tác quy định với lời bài hát. Ai làm sai thì bị phạt.
#16. Phép lịch sự
+ Thời gian chơi:15 – 20 phút
+ Cách chơi: người chơi sẽ thực hiện theo yêu cầu của HDV nếu trong câu nói có từ “xin mời” – không thực hiện nếu trong đó thiếu từ “xin mời”. Ví dụ: “xin mời các bạn đứng lên” thì mọi khách trên xe phải đứng lên nhưng “tất cả ngồi xuống” thì mọi người không được ngồi xuống, ai ngồi xuống thì bị phạt. Cứ thế biến tấu ra nhiều yêu cầu thú vị khác. Chú ý: HDV nên vừa nói vừa làm động tác tương ứng kể cả trong lời nói không có chữ “xin mời” để đánh lừa người chơi.
#17. Thi đố về trái cây
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: HDV sẽ yêu cầu 2 đội lần lượt kể tên các loại trái cây bắt đầu bằng các chữ trong bảng chữ cái như M, N, X, L, T… Đội này nói xong, đội kia phải đáp tiếp ngay, thời gian chờ không quá 5s. Nếu đội tới lượt không đối lại được hoặc đối lặp là thua cuộc. Chơi tiếp lượt khác cho các chữ cái khác. Đội thua nhiều hơn thì thua chung cuộc và bị phạt.
#18. Hát đối đáp
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi:hai đội sẽ thi hát về các chủ đề do HDV yêu cầu như con vật (chim thì hát bài nào có tên loài chim; cá thì hát bài nào có tên loài cá…), các địa danh ở các tỉnh, thành phố trong nước, hát về mưa, biển, trời hay bất kỳ điều gì phù hợp và đại chúng. Đội nào không tìm được bài hát khi đến lượt thì thua. Chú ý: không được hát những bài hát cấm lưu hành hay các bài ngợi ca Lãnh tụ, Đảng, bài tiếu lâm.
#19. Tìm hiểu địa danh Việt Nam
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: hai đội lần lượt nói tên các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc sao cho chữ đầu của từ cuối địa danh trước là chữ cái đầu của từ đầu địa danh sau. Ví dụ: Hà Nội – Nghệ An – An Giang… Đội nào không đối lại được, đối lâu hoặc đối lặp thì thua.
#20. Động vật nổi loạn
+ Thời gian chơi: Khoảng 10 – 15 phút
+Cách chơi: HDV sẽ lần lượt nói tên một loài động vật nào đó, các đội sẽ trả lời chui vào đâu trên cơ thể người, sao cho âm của động vật đó phải cùng âm với bộ phận. Đội nào không nghĩ ra được sẽ bị thua.
Ví dụ: Con hổ chui vào đâu? – Con hổ chui vào cổ (Ô – Ô)
#21. Trò nếu thì
+ Thời gian chơi: Khoảng 10 – 15 phút
+Cách chơi: Chia thành 2 đội, mỗi đội sẽ được nhận một tờ giấy nhỏ (Khoảng ⅛ giấy A4) và bút viết để ghi. Một đội sẽ ghi “Nếu…” còn đội còn lại viết “Thì…”. Sau đó hướng dẫn viên thu lại rồi trộn đều trong hai chiếc mũ và đọc to lên, sẽ tạo ra những câu ghép hài hước, thú vị. Ngoài ra, có thể bình chọn câu ghép nào hay nhất và tặng quà để tạo không khí vui vẻ.
Nhiều HDV ghi điểm với khách hàng suốt chuyến đi vì sự nhiệt tình và tận tâm
Một số hình phạt sử dụng khi tổ chức trò chơi trên xe
Trong quá trình tổ chức trò chơi trên xe, hướng dẫn viên có thể khéo léo đưa ra các hình phạt đơn giản, thú vị, tạo hứng thú để tham gia các trò chơi sau. Không nên đưa ra những hình phạt quá nặng nề, làm giảm không khí vui vẻ và giá trị đích thực của trò chơi.
Một số hình phạt gợi ý cho HDV khi tổ chức trò chơi trên xe như:
– Soi gương
Khách đứng đối diện với HDV và phải lặp lại hoàn toàn động tác của họ. Nếu không làm được, người đó phải thực hiện hình phạt khác để thay thế. Số lượng người bị phạt có thể là 1 hoặc 2 người.
– Mô phỏng theo bài hát
Tập thể có thể hát một bài hát rồi người bị phạt trên xe sẽ thực hiện các động tác mô phỏng lại sao cho chính xác và vui nhộn nhất. Hình phạt này phù hợp với 1 hoặc 2 người.
– Thợ xây
Hình phạt này phù hợp với những trò chơi chơi theo nhóm. Nhóm thắng sẽ ngồi đối diện với nhóm thua, nhóm thắng là thợ xây còn nhóm thua là người được xây.
HDV sẽ hỏi: “Tôi cần thợ xây?”, mọi người sẽ đáp lại: “Anh cần xây gì?”. HDV sẽ gọi là “Tôi cần xây + tên bộ phận”. Nhóm thua sẽ phải xoa các bộ phận mà hướng dẫn viên nhắc tới như tóc, tai, mặt, chân, tay,…
– Nói tiếng động vật
Hướng dẫn viên sẽ gọi tên người bị phạt bằng một loài vật nào đó như chó, mèo, gà, chim, lợn,… Họ phải kêu âm thanh của động vật trong khoảng 5 – 10 giây. Hình phạt này phù hợp với số lượng không giới hạn.
– Ăn không nói có
Hình phạt áp dụng cho 1 người. Hướng dẫn viên hoặc có thể là bất kỳ người nào trong tập thể đưa ra câu hỏi thú vị cho khách, nhưng khi họ chỉ được trả lời “Có” hoặc “Không”.
– Con vẹt
Hình phạt này có thể sử dụng cho 1 người. Khách sẽ yêu cầu một trong số người ngồi trên xe và hỏi “Nếu tôi là con vẹt, anh/ chị sẽ dạy tôi cái gì?”. Sau đó, người bị phạt sẽ thực hiện lại 2 lần những điều đã được học
Tùy vào từng đối tượng khách mà HDV linh hoạt chọn lựa những trò chơi thích hợp. Vẫn còn rất nhiều các trò chơi hoạt náo trên xe dành cho HDV mà Nghề khách sạn chưa tổng hợp hết được. Nếu có, hãy chia sẻ tại đây để làm phong phú hơn cho chuyến hành trình đầy thú vị.
Hướng dẫn viên du lịch: những thuận lợi và khó khăn bạn cần biết
Hướng dẫn viên (HDV) du lịch là một nghề cực kì hot hiện nay với nhu cầu nhân sự (có chất lượng) vô cùng lớn. Vậy bạn có biết thu nhập và mức lương của HDV du lịch? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu điều này!
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, vì thế triển vọng nghề nghiệp là cực kì rộng mở. Một tour du lịch được thực hiện thì HDV chính là linh hồn của tour du lịch đó, là vị trí đặc biệt quan trọng không thể thiếu của mọi công ty du lịch, lữ hành.
Thu nhập và mức lương nghề hướng dẫn viên du lịch
Để trở thành một HDV du lịch, yêu cầu đầu tiên và bắt buộc phải có là thẻ hướng dẫn viên (nội địa hoặc quốc tế). Ngoài ra còn cần:Kỹ năng tổ chức, tính kiên nhẫn, khả năng giao tiếp hiệu quả với khách; Kiến thức về các điểm đến, lịch sử và phong tục của địa phương sẽ đưa khách du lịch đến cũng như trên đường đi; Thông thạo ngoại ngữ, trường hợp là HDV quốc tế phải sử dụng thành thạo tối thiểu một ngôn ngữ nhất định.
Thu nhập và mức lương nghề hướng dẫn viên du lịch
Đa số HDV du lịch có mức lương cứng từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 – 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế; chưa tính các khoản thưởng, “hoa hồng” và tiền tip trực tiếp từ khách du lịch. Mức lương cao hay thấp tùy thuộc vào yếu tố như: quy mô công ty, hiệu suất công việc, mức độ đáp ứng khách hàng,…
HDV du lịch là một trong những nghề có mức thu nhập khá hấp dẫn. Tổng mức thu nhập dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tính chung cho cả HDV nội địa và quốc tế. Thu nhập này bao gồm cả lương và “lậu”. “Lậu” hiểu đơn giản là những khoản tiền thêm ngoài mức lương cứng mà HDV có thể nhận được như: đưa khách đến những điểm mua sắm, điểm ăn uống có thỏa thuận trước với chủ, rồi nhận chia “hoa hồng”; hoặc tiền “tip” trực tiếp của khách trong và sau khi kết thúc chuyến đi. Thật khó để xác định chính xác con số cụ thể cho thu nhập của HDV vì nó phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và thái độ, trách nhiệm khi làm việc; đồng thời nó còn tùy thuộc vào quy mô và tính chất của tour du lịch; vào đối tượng khách du lịch;…
Hướng dẫn viên du lịch có mức lương cứng từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng
Yêu cầu và tính chất công việc trong nghề HDV du lịch mang tính “đào thải” nhân lực rất cao. Ngoài thu nhập đáng mơ ước, chỉ khi thực sự đam mê và yêu thích công việc này, bạn mới có đủ nghị lực và bản lĩnh để đi đến thành công.
3 yếu tố tác động đến thu nhập của hướng dẫn viên du lịch
+) Khu vực phụ trách
Tùy thuộc vào những khu vực mà hướng dẫn viên đảm nhiệm, phụ trách mà mức thu nhập sẽ cao hay thấp. Ví dụ, HDV quốc tế sẽ có lương cao hơn HDV nội địa vì tính chất yêu cầu công việc, kinh nghiệm kỹ năng đòi hỏi khắt khe hơn.
+) Thời gian làm việc trong ngành
Tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của HDV mà mức thu nhập sẽ cao hay thấp. Với những bạn sinh viên mới ra trường, sẽ được nhận mức lương khởi điểm từ 5 – 6 triệu đồng/ tháng. Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, thu nhập của hướng dẫn viên cũng gia tăng từ đó.
+) Kỹ năng chuyên môn khác
Mức thu nhập của hướng dẫn viên cũng sẽ đi lên nếu bạn thành thạo ngôn ngữ, kỹ năng chuyên môn khác. Thậm chí, dù là sinh viên mới ra trường nhưng có khả năng giao tiếp lưu loát với người nước ngoài, bạn vẫn có khả năng nhận lương tương đương với HDV có kinh nghiệm.
Bí quyết giúp gia tăng thu nhập của hướng dẫn viên du lịch
Đã bước vào nghề hướng dẫn viên, ai chẳng mong muốn nâng cao mức thu nhập bản thân từng ngày. Hiểu được điều này, Nghề khách sạn xin bật mí 4 mẹo giúp HDV gia tăng mức lương như sau:
– Chủ động trau dồi kỹ năng mới
Trong quá trình hành nghề hướng dẫn viên, bạn nên tích cực chủ động trau dồi kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống và tham khảo thêm từ các anh chị tiền bối trong nghề. Bên cạnh đó, đừng ngại tham gia những câu lạc bộ, khóa học hay hội nhóm liên quan đến nghề. Thông qua việc giao lưu học hỏi, hãy thường xuyên tích cực ghi chép, thực hành và luôn cập nhật những kinh nghiệm mới, bài học tiến bộ mỗi ngày nhé.
– Học thêm ngoại ngữ
Tầm quan trọng của ngoại ngữ với nghề hướng dẫn viên du lịch hầu như ai cũng biết rõ. Đây là một trong những bí quyết giúp HDV gia tăng mức thu nhập bản thân mà bạn có thể thực hiện. Một số loại ngôn ngữ bạn nên trau dồi như: Tiếng Anh, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn,… Tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài là cơ hội để HDV nâng cao trình độ ngoại ngữ bản thân. Thường xuyên luyện tập trò chuyện, tham khảo tài liệu từ bạn bè, tham gia khóa học,… là những mẹo bạn có thể thử nhé.
– Thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức lịch sử, địa lý
Cập nhật kiến thức mới là một trong những mẹo giúp hướng dẫn viên gia tăng thu nhập. Cho nên, việc tham khảo sách báo, tài liệu chuyên môn hay website về địa danh, thắng cảnh,… là những bí quyết mà bạn không thể bỏ qua.
– Kiên nhẫn với nghề
Ai cũng biết để đạt được thành công trong một lĩnh vực chuyên ngành nào cũng đòi hỏi khoảng thời gian dài chăm chỉ rèn luyện, nâng cao trình độ. Nghề hướng dẫn viên du lịch cũng không ngoại lệ.
Vị trí càng cao, mức lương gia tăng đồng nghĩa với áp lực công việc càng lớn. Để trụ vững với nghề đòi hỏi HDV phải có sự kiên nhẫn, quyết tâm bền bỉ. Đừng vội bỏ cuộc khi gặp phải những tình huống công việc tréo ngoe, cũng không nên nhanh chóng rời đi nếu chẳng may bị sếp quở phạt,… hãy kiên trì tiến về phía trước, liên tục nâng cao tay nghề, làm mới bản thân mỗi ngày. Thành quả sẽ luôn đến với những người kiên trì. Đây là bí quyết cuối cùng mà Nghề khách sạn muốn gửi đến các hướng dẫn viên.
Xem thêm:Hướng dẫn viên du lịch: những thuận lợi và khó khăn bạn cần biết
Nhìn chung, bài viết trên đây đã nêu tổng quan thu nhập và mức lương của nghề hướng dẫn viên mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những bí quyết gia tăng thu nhập này, bạn có thể trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ bản thân từng ngày để vươn tới những nấc thang mới hơn trong tương lai. Chúc bất kỳ hướng dẫn viên nào cũng luôn trụ vững với nghề và đạt được nhiều thành tựu đột phá trên con đường sự nghiệp của mình.
Muốn trở thành hướng dẫn viên, ứng viên không chỉ chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc đầy đủ giấy tờ mà còn phải nắm vững cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến nghề. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng bộ phận, đối tượng khách hàng khác nhau mà sẽ có các câu hỏi phỏng vấn du lịch tương ứng. Bài viết của Nghề khách sạn dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé.
10+ câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch cực đỉnh
7 mẫu câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh thường gặp
Trước khi đi phỏng vấn xin việc hướng dẫn viên, ứng viên sẽ trải qua những câu hỏi tuy quen thuộc nhưng lại không hề dễ trả lời. Sau đây một số câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tiếng anh thường gặp như sau:
+ Could you introduce about yourself? (Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân được không?)
Ở vị trí hướng dẫn viên bất kỳ bộ phận nào cũng sẽ yêu cầu ứng viên phải tự giới thiệu bản thân. Thông qua các thông tin này, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với công việc này hay không?
Vì thế, nếu vẫn chưa biết cách trả lời ra sao, bạn có thể giới thiệu “Tôi tên là …, tuổi…, từng học chuyên ngành… trường… Ước mơ của tôi là trở thành… Vì thế, tôi đã liên tục thực hành…”
+ What tour guide must know? (Là hướng dẫn viên du lịch, ứng viên cần biết những điều gì?)
Câu hỏi này đòi hỏi kỹ năng và kiến thức cần thiết của hướng dẫn viên du lịch, vì thế, bạn có thể tham khảo đưa ra gợi ý những kiến thức cần trau dồi như: Thời tiết, thông tin liên quan đến nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, đồn cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp, kiến thức lịch sử và xã hội tại địa điểm, ngôn ngữ tiếng địa phương,…
+ What are the physical requirements of a tour guide?(Những yêu cầu về thể chất với một hướng dẫn viên du lịch?)
Để trả lời câu hỏi này, hướng dẫn viên nên nêu rõ những ưu điểm liên quan đến thể chất của bạn. Bạn có thể chia sẻ rằng bạn thoải mái khi làm việc nhiều giờ bên ngoài, đứng và đi bộ trong nhiều tiếng đồng hồ…
+ What are the challenges you face while handling tourists? (Những thử thách bạn phải gặp khi trở thành hướng dẫn viên du lịch?)
Câu hỏi này đòi hỏi kinh nghiệm trong quá trình xử lý tình huống khách hàng của hướng dẫn viên du lịch. Nếu bạn chưa biết cách trả lời, có thể tham khảo gợi ý sau đây:
Một số tình huống có thể gặp khi trở thành hướng dẫn viên như: Khách hàng vứt rác bừa bãi, tập trung không đúng giờ, khách hàng bỏ quên vé máy bay tại khách sạn khi đến sân bay,…”
+ What should a tour guide do before the tour? (Hướng dẫn viên nên làm gì trước chuyến đi?)
Dựa trên kinh nghiệm cùng vốn kiến thức về nghề, hướng dẫn viên có thể đưa ra lời giải đáp phù hợp nhất. Chẳng hạn, HDV có thể nghiên cứu trước về thời tiết, cung cấp các thông tin cần thiết về thủ tục, sức khỏe, an toàn cho khách du lịch trước khi bắt đầu tham quan, đem theo các thiết bị và vật dụng thích hợp…
+ How do you resolve some hot-tempered customers and difficult things at work?(Khi gặp khách hàng khó tính hay vấn đề khó khăn trong công việc, bạn phải làm thế nào?)
Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng xử lý tình huống khi gặp những khách hàng khó tính hay khó khăn trong công việc của ứng viên. Đây là kỹ năng không thể thiếu của một hướng dẫn viên. Vì thế, để vượt qua câu hỏi này, bạn có thể nói về cách xử lý vấn đề của bạn trong một tình huống cụ thể. Tốt nhất HDV nên đưa ra hướng giải quyết càng chi tiết, cụ thể càng tốt.
+ Why do we choose you? (Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?)
Câu hỏi này xuất hiện khá phổ biến ở nhiều công ty về du lịch, nên ứng viên cần chuẩn bị vài ý để trả lời một cách tự tin và dễ dàng vượt qua vòng tuyển dụng. Thông qua những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên ngành hướng dẫn viên, bạn có thể trình bày cụ thể chi tiết tất cả điều này rồi so sánh với yêu cầu tuyển dụng của công ty.
Nhìn chung, những câu hỏi phỏng vấn du lịch tiếng Anh đòi hỏi kinh nghiệm về nghề, kiến thức ngữ pháp, sự tự tin, khả năng vấn đáp rõ ràng, mạch lạc, thái độ trả lời chuyên nghiệp của ứng viên. Vì thế, tốt nhất, HDV nên chuẩn bị kỹ càng câu trả lời để tránh tình trạng hoang mang, lo lắng mà quên bài.
10+ mẫu câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn du lịch tiếng Việt thường gặp
Một số câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn du lịch thường gặp phải kể đến như sau:
– Bạn đánh giá gì về ngành du lịch thời gian hiện tại?
– Theo bạn, bạn thích du lịch theo tour hay tự túc? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình này như thế nào?
– Bạn đã từng trải nghiệm dịch vụ của công ty chưa? Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng của dịch vụ?
– Bạn có những kinh nghiệm nào phù hợp với vị trí dẫn tour tại công ty chúng tôi?
– Trong 5 năm tới, bạn có nguyện vọng thăng tiến về sự nghiệp như thế nào?
– Trong ngành du lịch, bạn có thể đánh giá ưu nhược điểm của công ty như thế nào?
– Theo bạn, để đạt được mục tiêu trở thành hướng dẫn chuyên nghiệp, nhân viên cần phải làm gì?
– Bạn có thể nêu quy trình hướng dẫn tour cơ bản?
– Cách bạn xử lý tình huống như: Khách hàng bị quên giấy tờ, khách hàng đi lạc, khách hàng bị giật điện, khách hàng bị tai nạn xe,…
– Bạn có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản hay không?
– Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ hoặc ca xoay hay không?
– Bạn có thể di chuyển ở nhiều tỉnh thành được không?
– Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Tùy thuộc vào kinh nghiệm xử lý tình huống, kiến thức liên quan đến nghề mà ứng viên có thể đưa ra câu trả lời tương ứng. Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể dựa vào quan điểm, kiến thức tổng quan bản thân.
5+ câu hướng dẫn viên du lịch có thể hỏi nhà tuyển dụng
Một số câu hướng dẫn viên du lịch có thể hỏi nhà tuyển dụng như sau:
– Tôi có thể phát triển những năng lực nào khi trở thành một hướng dẫn viên của công ty?
– Doanh nghiệp đang khai thác lĩnh vực nào của ngành du lịch để đưa công ty phát triển hơn nữa?
– Bằng công việc của mình, tôi có thể hỗ trợ cho quá trình hoàn thành mục tiêu đó hay không?
– Văn hóa doanh nghiệp cùng môi trường làm việc tại công ty như thế nào khi tôi được ứng tuyển vào làm việc?
– Những quyền lợi của HDV khi sử dụng các dịch vụ du lịch tại công ty là gì?
– Những quyền lợi khác của HDV khi được làm việc ở công ty là gì?
…
Bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng để nắm bắt thông tin tổng quan
Gợi ý trả lời những câu hỏi tình huống hướng dẫn viên du lịch phổ biến
Vượt qua những câu hỏi tình huống được xem là điểm cộng giúp ứng viên để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng và dễ dàng trở thành nhân viên công ty. Vì thế, hướng dẫn viên du lịch nên tham khảo và tìm hiểu cách xử lý nhiều tình huống khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý trả lời những câu hỏi tình huống hướng dẫn viên du lịch mà nhà tuyển dụng đưa ra:
+ Xử lý thế nào khi khách không muốn nhận phòng bạn đã sắp xếp?
Gợi ý cách trả lời:
– Nhẹ nhàng thăm hỏi, trò chuyện với khách hàng về lý do không muốn nhận phòng.
– Trực tiếp lên phòng của khách hàng để kiểm tra điều kiện vật chất tổng quan phòng.
– Làm việc với bộ phận lễ tân để thay đổi phòng cho khách.
+ Khi đưa khách đến địa phương, HDV địa phương cung cấp thông tin khác với những gì bạn đã nói. Khách thắc mắc, phải làm thế nào?
Gợi ý cách trả lời:
– Dành thời gian để lắng nghe những ý kiến của khách hàng, cám ơn, kiểm tra lại thông tin và phản hồi lại khách.
– Trò chuyện với HDV địa phương để thống nhất thông tin.
– Chính thức xin lỗi và đính chính lại tất cả những thông tin cho khách hàng đồng thời giải thích lý do về sự khác biệt đó.
– Không nên đổ lỗi làm mất uy tín đồng nghiệp.
+ Xử lý thế nào khi khách hàng gặp thiên tai giữa đường không thể về lại thành phố?
Gợi ý cách trả lời:
– HDV nên trấn an tâm lý khách hàng rồi liên hệ địa phương để cung cấp dịch vụ cần thiết cho khách hàng.
– Liên hệ với công ty để thông báo về tình huống đang gặp phải nhằm tìm ra hướng giải quyết sớm nhất.
+ Khách bị lạc đường khi tham quan, HDV phải làm gì?
Gợi ý cách trả lời:
– HDV cung cấp chính xác những thông tin về địa điểm tham quan càng cụ thể càng tốt.
– Đưa SĐT, giờ hẹn, địa điểm tập trung cho khách.
– Khi khách bị lạc, HDV giữ bình tĩnh, thông báo cho khách còn lại về vụ việc rồi tập trung khách lại để hạn chế tình trạng lạc khách.
– Liên hệ với ban quản lý, phát loa thông báo về tình trạng lạc của khách.
Hướng dẫn viên nên bình tĩnh xử lý khi khách bị lạc đường
+ Xử lý thế nào khi khách luôn vi phạm nội quy, trễ giờ, có thái độ ảnh hưởng đến cả đoàn?
Gợi ý cách trả lời:
– Gặp riêng khách để nói rõ về những lỗi đã mắc phải, nội quy và nội dung cần chấp hành, hậu quả khi khách không tuân thủ quy định, yêu cầu chấm dứt tất cả những hành động,…
– Nếu khách vẫn tiếp tục hành vi, HDV nên yêu cầu khách rời tour rồi thông báo với cơ quan, nhờ cơ quan luật pháp có thẩm quyền can thiệp,…
…
Còn nhiều tình huống khác nữa, bạn có thể tham khảo tạinhững tình huống hướng dẫn viên du lịch thường gặp.
Những lưu ý khi phỏng vấn hướng dẫn du lịch
Không những chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, hướng dẫn viên du lịch nên lưu ý một số điều dưới đây để vượt qua vòng tuyển dụng một cách thuận lợi:
– Đi sớm hơn 10 phút để chuẩn bị câu trả lời, trang phục quần áo,…
– Khi trả lời phỏng vấn nên giữ tinh thần thoải mái, tự tin, trả lời trung thực, ngắn gọn, súc tích, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
– Nên có một vài câu hỏi với nhà tuyển dụng để nắm bắt thông tin.
– Gửi thư cảm ơn sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn.
Trên đây là bài tổng quan tất cả những câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du tiếng Anh và tiếng Việt thường gặp nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các câu hỏi phỏng vấn những vị trí khác trong nhà hàng – khách sạn, có thể nhấntại đây.
Tìm việc lữ hành du lịch (HDV, ĐH Tour…)Xem tại đây.
Hiện nay nhiều bạn trẻ lựa chọn hướng dẫn viên du lịch ( HDV DL) cho định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch Việt Nam cũng như quốc tế sẽ mang lại cơ hội việc làm cao, đồng thời là môi trường tốt giúp các bạn hoàn thiện và phát triển bản thân.
Để trở thành Hướng dẫn viên du lịch cần bằng cấp gì
Hướng dẫn viên du lịch có cần bằng đại học?
Bằng đại học không phải là yêu cầu tiên quyết để trở thành một HDV DL. Tuy nhiên nếu tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch sẽ có nhiều lợi thế về kiến thức chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu, từ đó chiếm ưu thế hơn trong quá trình tuyển dụng.
Cơ hội việc làm cũng chia đều cho các bạn trái ngành, đối với các bạn có bằng đại học, cao đẳng chuyên ngành khác để trở thành một HDV DL bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về du lịch. Hiện nay có rất nhiều các trường đại học, cao đẳng, trung tâm mở thêm các khóa đào tạo ngắn ngày, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để các bạn chọn lựa.
Xem thêm :Học Hướng dẫn viên Du lịch – 3 con đường để bạn lựa chọn
Để trở thành Hướng dẫn viên du lịch cần bằng cấp gì
Quy định về bằng cấp đối với hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch được chia thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế , hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Để trở thành một HDV DL bạn cần có thẻ HDV DL, điều kiện cấp thẻ cho từng đối tượng được quy định khác nhau. Có thể tìm hiểu cụ thể hơn trong Luật Du lịch 2017 do Quốc hội ban hành. Ở đây chúng ta cùng tìm hiểu về yêu cầu bằng cấp đối với HDV Dl.
– HDV DL nội địa:
Là người chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt trong suốt chuyến hành trình. Họ sẽ giải thích, thuyết trình cho đoàn khách Việt Nam đi du lịch trong nước.
Yêu cầu bằng cấp đối với HDV nội địa: Tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành HDV du lịch trở lên.
Đối với trường hợp không thuộc chuyên ngành HDV DL phải trải qua khóa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa ngắn hạn – cấp chứng chỉ theo yêu cầu của Tổng cục du lịch Việt Nam.
– HDV DL quốc tế:
Được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Tốt nghiệp từ Cao đẳng, đại học chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch trở lên, đối với những bạn học chuyên ngành khác phải trải qua khóa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch quốc tế theo quy định của Tổng cục du lịch.
Ngoài ra cần sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề:
Người sử dụng thành thạo ngoại ngữ là người đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ;
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài;
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài;
+ Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.
Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
–HDV DL tại điểm:
Bằng những kiến thức của mình thuyết minh, giới thiệu, cung cấp tất cả những thông tin về văn hóa, lịch sử, địa lý,… cho du khách ở một địa điểm du lịch cụ thể trong khoảng thời gian cố định. HDV DL tại điểm chủ yếu phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
Hiện không có quy định cụ thể về bằng cấp, chỉ cần đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức.
Xem thêm: Hướng dẫn viên tại điểm là gì? Mô tả công việc Hướng dẫn viên tại điểm và mức lương mới nhất
Ngoài những bằng cấp, chứng chỉ được quy định, muốn trở thành một HDV DL cần có Lòng yêu nghề, say mê công việc, không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng… đặc biệt phải có một sức khỏe tốt để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.
Thông qua bài viết trên hy vọng sẽ giải đáp được một số thắc mắc về yêu cầu bằng cấp cho những bạn đang muốn theo nghề hướng dẫn viên du lịch.
Ngoài vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi thì tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của địa phương là mục đích chính trong chuyến đi của nhiều người. Cụ thể điểm du lịch là gì? Đặc điểm điểm du lịch ra sao? Phân loại điểm du lịch thế nào? Điểm du lịch khác gì với các nơi tham quan, trải nghiệm khác?… Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Nghề khách sạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Bạn có biết điểm du lịch là gì?
Nhiều du khách hay sales tour search tìm các điểm du lịch hấp dẫn để thiết kế tour du lịch hoặc cân nhắc book phòng hay dịch vụ liên quan khác. Hiểu chính xác điểm du lịch là gì và phân loại, phân biệt nó ra sao giúp khâu lên ý tưởng chất lượng và phù hợp hơn.
Điểm du lịch là gì?
Điểm du lịch (Tourist destination hay Tourist attraction) được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch, có thể có hoặc không cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhưng ở quy mô nhỏ.
Điểm du lịch được xác định là yếu tố cung du lịch, thuộc phân cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có không gian riêng biệt. Tùy vào sự đa dạng tài nguyên của một vùng, địa phương, khu vực, quốc gia sẽ có đa dạng các điểm du lịch hấp dẫn, là một trong những “sản phẩm” thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến tham quan.
Phân loại điểm du lịch ra sao?
Như đã trình bày ở mục “Điểm du lịch là gì?”, dựa vào tài nguyên du lịch hay cơ sở dịch vụ tại nơi đó, cả mục đích chuyến đi của du khách để phân loại điểm du lịch thành 2, đó là: điểm tài nguyên và điểm chức năng. Cụ thể:
+ Điểm tài nguyên
Là một điểm du lịch có tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo để du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu. Có thể là: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên đặc biệt, di tích lịch sử – văn hóa, công trình sáng tạo, các giá trị nhân văn khác…
Ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên hay động Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình… là những tuyệt tác của tự nhiên thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến tham quan.
+ Điểm chức năng
Là một điểm du lịch có dạng địa hình đặc biệt hay các công trình tôn giáo, câu lạc bộ văn hóa – tín ngưỡng hoặc vườn quốc gia, khu nghỉ dưỡng… thu hút khách du lịch đến để nghiên cứu, vui chơi, thể thao, mạo hiểm, chữa bệnh…
Trekking Tà Năng – Phan Dũng (Tây Ninh) hay tắm bùn khoáng tại Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa)… là những hoạt động được du khách thích thú khi trải nghiệm.
>>>Ngoài ra, khi xem xét vị trí của điểm đến đó trong chuyến đi của du khách, điểm du lịch cũng có thể chia thành 2 loại nữa, là:
+ Điểm đến cuối cùng (Final destination)
+ Điểm đến trung gian (Intermediate destination) hoặc điểm ghé thăm (Enroute)
Điểm du lịch hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều du khách tìm đến tham quan, trải nghiệm
Yếu tố cấu thành nên điểm du lịch là gì?
Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu đa dạng – ngày càng cao của du khách, mỗi điểm đến du lịch cần tập trung thỏa mãn 5 yếu tố cấu thành cơ bản, gọi là quy tắc 5A như sau:
+ Attractions – điểm đến hấp dẫn
Là bất kể những gì có giá trị thu hút du khách, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến cho chuyến đi của họ.
+ Access – giao thông thuận tiện
Những điểm du lịch có hệ thống giao thông thuận tiện như đa dạng các phương tiện đến, di chuyển trong khu vực dễ dàng, an toàn và nhanh chóng… thường sẽ thu hút được nhiều du khách đến hơn.
+ Accommodation – nơi ăn uống nghỉ ngơi tiện nghi
Bao gồm dịch vụ lưu trú và (hoặc) ăn uống tại điểm đến, cung cấp đa dạng và gần như toàn diện nhu cầu cho một chuyến đi cơ bản.
+ Amenities – các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ cá nhân
Không ít du khách ngại mang vác cồng kềnh nên có nhu cầu tìm mua các tiện nghi hay dịch vụ hỗ trợ cá nhân tại điểm đến để thuận tiện. Đáp ứng điều này không chỉ ghi điểm với khách du lịch mà còn tăng thêm doanh thu cho cơ sở.
+ Activities – các hoạt động bổ sung khác
Chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hay hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng hay công trình trung tâm thương mại, khu mua sắm, sân golf, bưu điện, ngân hàng, bệnh viện… cũng là những yếu tố cấu thành nên điểm du lịch, thể hiện tính đa dạng và bổ sung của sản phẩm, dịch vụ.
Việc xây dựng, duy trì và phát triển các điểm du lịch cần thỏa mãn 4 yếu tố chính yếu, là:
– Có khả năng đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương
– Bảo đảm giữ gìn được những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán tốt đẹp đang tồn tại tại địa phương
– Bảo vệ được môi trường sinh thái
– Đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững
Phân biệt điểm du lịch với khu du lịch thế nào?
+) Giống nhau:
– Đều là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch
– Đều có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của du khách
– Đều góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất đồng thời góp phần gìn giữ giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương.
+) Khác nhau:
Bảng so sánh điểm du lịch và khu du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam 2017
Có thể hiểu, điểm du lịch là cơ sở để hình thành nên khu du lịch. Do đó, xét về quy mô thì dĩ nhiên điểm du lịch có diện tích nhỏ hơn khu du lịch. Ngoài ra, một khu du lịch có thể có nhiều điểm du lịch để đa dạng nhu cầu và sự trải nghiệm cho du khách.
Như vậy, có thể thấy, điểm du lịch tuy là phân cấp thấp nhất trong hệ thống phân vùng lãnh thổ nhưng vẫn góp phần tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến tham quan, trải nghiệm; từ đó phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao giá trị văn hóa, tín ngưỡng, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến phát triển du lịch bền vững… Hiểu đúng và đủ điểm du lịch là gì giúp nhân sự nghề xây dựng kế hoạch để khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị hiệu quả.
Hướng dẫn viên(HDV) du lịch đang trở thành lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay, bởi vừa có thể được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người và sở hữu mức thu nhập hấp dẫn. Bạn quan tâm đến nghề này và muốn biết làm sao để học hướng dẫn viên du lịch? Hãy cùng Nghề khách sạn tìm hiểu thêm nhé!
Hướng dẫn viên du lịch đang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.
Tiềm năng – cơ hội nghề hướng dẫn viên hiện nay
Với khí hậu ôn hòa – một đường bờ biển ôm trọn chiều dài đất nước – cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp – nền văn hóa đa bản sắc, Việt Nam có quá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tận dụng lợi thế này, ngành dịch vụ du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực trong xã hội, kéo theo đó là nhu cầu về hướng dẫn viên cũng tăng cao. Do vậy, việc lựa chọn theo học hướng dẫn viên du lịch đang là xu hướng của rất nhiều bạn trẻ.
Tuy nhiên, với sự phát triển về số lượng khách du lịch, số lượng HDV hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện số lượng HDV chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu khách trong nước và 40% nhu cầu khách quốc tế. Chính vì thế mà nghề hướng dẫn viên đang thiếu hụt một lượng lớn nguồn lao động – đặc biệt là lao động có trình độ cao.
Học Hướng dẫn viên Du lịch – 3 con đường để bạn lựa chọn
Để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày càng lớn hiện nay của ngành du lịch nói chung, cũng như nguyện vọng học hướng dẫn viên du lịch của rất nhiều bạn trẻ, các trường đại học, cao đẳng – trường dạy nghề hay các trường, trung tâm chuyên đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, uy tín và chất lượng đào tạo tốt hay không lại còn cần phải nhìn nhận và đánh giá.
Sự thật là có rất nhiều lựa chọn để bạn có thể học hướng dẫn viên du lịch. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất cho nhu cầu cũng như tương lai nghề của mình:
Học chính quy (Tại các trường đại học, cao đẳng)
Trong số các lao động trong ngành hướng dẫn viên du lịch thì lao động có đào tạo chuyên môn cao đang rất thiếu hụt và nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì vậy, việc theo học tại các trường đại học, cao đẳng chính quy chuyên đào tạo du lịch sẽ là một hướng đi cực kì đúng đắn ở thời điểm hiện tại.
Một buổi thực tập ngoại khóa của các bạn sinh viên và doanh nghiệp lữ hành.
Sau đây là danh sách một số trường đại học, cao đẳng đào tạo hướng dẫn viên du lịch uy tín trên cả nước:
Tên trường
Giới thiệu chung
Điểm chuẩn (2018)
Đại học Hà Nội
Là một trong các trường đào tạo nguồn nhân sự về du lịch lớn của miền Bắc, đây sẽ là một lựa chọn hợp lý cho việc học hướng dẫn viên du lịch.
Địa chỉ: Km9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
29.68
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
Là một trong các cơ sở đào tạo du lịch ra đời từ rất sớm, với kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, cam kết đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho ngành hướng dẫn viên du lịch
Địa chỉ: Số 336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
26.50
Đại học Văn hóa Hà Nội
Trực thuộc bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, đây là một ngôi trường có uy tín về đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực văn hóa,du lịch; cung cấp nguồn nhân lực cho rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.
Địa chỉ: Số 418 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa , quận Đống Đa, Hà Nội
29.68
Khoa Du lịch – Đại học Huế
Là cơ sở đào tạo uy tín ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Khoa Du lịch thuộc Đại học Huế là cơ sở chuyên đào tạo các khối ngành du lịch, hướng đến việc hợp tác với nhiều doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đầu ra cho sinh viên.
Địa chỉ: Số 22 đường Lâm Hoằng, phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế.
17,5
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn-TPHCM
Cơ sở đào tạo khối ngành du lịch lớn nhất miền Nam với rất nhiều chuyên ngành về du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch, đây sẽ là một lựa chọn cho các bạn trẻ đam mê về du lịch. Nơi đây cũng là địa điểm cung cấp chính nguồn nhân sự trong lĩnh vực du lịch cho miền Nam và cả nước.
Địa chỉ:số 10-12 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
22.90cho khối C01 và 20.90 cho khối D01,D14.
Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Chuyên đào tạo cho khối ngành du lịch tại Hà Nội, đây là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho học viên ngành du lịch, với hướng đào tạo chính là nâng cao kĩ năng cũng như nghiệp vụ của sinh viên bên cạnh đó điểm đầu vào cũng khá thấp phù hợp cho những bạn có học lực trung bình, khá.
Địa chỉ: Số 236 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm chuẩn nguyện vọng 1: 10.0 hoặc Điểm chuẩn học bạ: 20
Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng
Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng: Là một trong số các trường đào tạo du lịch có số lượng sinh viên theo học lớn tại Đà Nẵng, đây là trường cao đẳng có chất lượng đào tạo tốt cũng như chú trọng đến việc thực hành thực tế cho các vị trí trong ngành du lịch.
Địa chỉ: Số 45, Đường Dũng Sĩ Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.
12.0
Học tại các trường nghề
Nếu không lựa chọn học hướng dẫn viên du lịch tại các trường Đại học hay Cao Đẳng vì thời gian đào tạo lâu, lại không có nhiều điều kiện thực hành thực tế thì trường nghề cũng là một gợi ý tiềm năng cho các bạn trẻ, vì nó không đòi hỏi phải có điểm thi đại học hay cao đẳng cũng như các bạn có học lực thấp cũng có thể đăng kí học và có tuyển sinh các bạn chỉ mới tốt nghiệp THCS.
Một số trường đào tạo nghề uy tín để bạn tham khảo:
Tên trường
Giới thiệu chung
Hình thức xét tuyển
Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng
Là trung tâm đào tạo du lịch, hướng dẫn viên du lịch mới được thành lập – với cơ sở vật chất mới cũng như hệ thống thực hành với các khu vực riêng, phục vụ cho nhiều mục đích giảng dạy khác nhau, cho phép người học làm quen dần với môi trường trong ngành du lịch.
Địa chỉ : Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tổ 69, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.
Học bạ THCS hoặc THPT.
Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang
Là một trường đào tạo nghề của vùng duyên hải miền Trung thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có chức năng đào tạo chủ yếu về dạy nghề trong lĩnh vực du lịch, thích hợp cho các bạn có nhu cầu xét tuyển bằng tốt nghiệp THCS và THPT.
Địa chỉ: Số 2, đường Điện Biên Phủ, Phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
Học bạ THCS hoặc THPT.
Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn
Nơi đào tạo, giảng dạy cho các học viên theo học nghề du lịch tại khu vực miền Nam, đặc biệt trường có riêng chuyên ngành cho hướng dẫn viên du lịch, tạo điều kiện nâng cao tay nghề cũng như kĩ năng cho hướng dẫn viên
Trường hợp bạn muốn trở thành Hướng dẫn viên du lịch nội địa – nếu có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên với các chuyên ngành liên quan đến Du lịch – bạn có thể sử dụng bằng này để đổi thẻ HDV nội địa. Nếu ngành theo học không liên quan gì đến du lịch, bạn cần học thêm khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch nội địa.
Nếu muốn làm hướng dẫn viên quốc tế, điều kiện cần là bạn phải có bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các chuyên ngành liên quan đến du lịch + sở hữu chứng chỉ ngôn ngữ để được đổi thẻ HDV quốc tế. Còn nếu theo học các chuyên ngành khác, bạn phải học thêm khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch quốc tế.
Một số địa chỉ học uy tín để bạn tham khảo:
– Cao đẳng Văn Lang: Tại đây, các ứng viên có nguyện vọng được cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên sẽ được đào tạo các nghiệp vụ nâng cao cũng như các thủ tục để có thể được cấp thẻ. Đặc biệt các bạn học văn bằng 2 cũng có thể đăng ký học tại đây.
Địa chỉ: 451 Hoàng Quốc Việt – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
– Trung tâm nghiệp vụ VIETRAVEL: Là một công ty dịch vụ nổi tiếng hàng đầu về du lịch tại Việt Nam, Vietravel còn cung cấp một trung tâm chuyên đào tạo các ứng viên đã tốt nghiệp các khóa sơ, trung cấp về hướng dẫn viên. Tại đây các ứng viên sẽ được đào tạo thêm kĩ năng, ngoại ngữ cũng như các nghiệp vụ liên quan để được cấp các chứng chỉ cao hơn, đồng thời cũng tạo điều kiện làm việc cho công ty.
Một mẫu chứng chỉ hành nghề được trường cao đẳng Văn Lang cấp cho học viên.
Ưu – Nhược điểm của 3 hình thức học hướng dẫn viên du lịch
Hình thức học
Ưu điểm
Nhược điểm
Học đại học – cao đẳng
Được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, một số trường đại học cao đẳng chuyên về du lịch sẽ có các khu vực giành riêng cho việc thực hành, đào tạo. Đồng thời liên kết với rất nhiều công ty cũng như các khách sạn tạo diều kiện cho sinh viên được tiếp cận đầy đủ nhất với việc học tập – thực hành
Không qui định cao điểm chuẩn đầu vào, chủ yếu xét học bạ THPT, THCS nên dễ dàng đăng ký học. Bên cạnh đó các trường nghề rất chú trọng đến thực hành thực tế nên ứng viên có nhiều cơ hội cọ xát, trải nghiệm, đồng thời thời gian đào tạo ngắn, dễ dàng theo học và nhanh có cơ hội đi làm.
Do thời gian đào tạo ngắn nên các kiến thức chuyên sâu không được chú trọng kĩ, bằng cấp không được coi trọng, nếu muốn lên vị trí cao hơn đòi hỏi người học phải học thêm các văn bằng khác, làm ảnh hưởng nhiều đến cơ hội việc làm.
Học thêm chứng chỉ nghiệp vụ
Những người học các chuyên ngành văn bằng khác nhưng có liên quan vẫn có thể học được,không giới hạn đối tượng – thời gian học ngắn bên cạnh đó còn giúp những người trong nghề nâng cao được chứng chỉ hành nghề.
Có thể bị nhiều tình trạng lừa đảo như giấy tờ, bằng giả hoặc các trung tâm ảo…
Hy vọng thông qua chia sẻ của Nghề khách sạn, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về học hướng dẫn viên du lịch cũng như các vấn đề liên quan, từ đó tìm kiếm cho mình được một sự lựa chọn hợp lý nhất nếu muốn làm một hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.
Beefsteak vốn là món chính quen thuộc trong ẩm thực Âu, luôn được ăn kèm với nước sốt. Thay vì phục vụ đi phục vụ lại 1 loại sốt nhàm chán, các đầu bếp Âu thường sáng tạo nên khá nhiều công thức món để kết hợp, làm dậy lên cả mùi vị và hình thức cho món ăn. Bạn hiện sở hữu bao nhiêu công thức làm sốt ăn kèm với beefsteak rồi? Nếu chưa đa dạng, thử nghía qua hướng dẫn làm 15 loại sốt steak chuẩn món Âu thượng hạng được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ để xem có áp dụng cho món beefsteak của quán được không nhé!
Bạn đã biết làm bao nhiêu loại sốt ăn kèm với beefsteak?
#1. Sốt tiêu đen
+ Nguyên liệu:
– 50g tiêu đen
– 2 thìa canh dầu hào
– 4 tép tỏi
– 3 củ hành khô
– 1 thìa cà phê giấm
– 1 thìa canh xì dầu
– 15g bột năng
– 1 thìa cà phê đường
– 2 thìa cà phê dầu ăn
– 150ml nước
+ Cách làm:
– Cho dầu hào, đường, xì dầu, giấm, hạt tiêu đen vào bát sạch và trộn đều
– Bỏ vỏ và băm nhỏ tỏi, hành tím khô
– Đổ nước vào bát to rồi đổ từ từ bột năng vào và khuấy đều
– Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho tỏi và hành băm vào phi thơm, sau đó đổ hỗn hợp gia vị đã trộn ở bước 1 vào
– Khoảng 30s sau thì đổ từ từ hỗn hợp bột năng đã khuấy vào tiếp, khuấy đều tay và liên tục trong lúc đổ
– Hạ nhỏ lửa và đun tiếp cho đến khi chỗ nước sốt trong chảo sánh, sệt thì tắt bếp. Xong./.
#2. Sốt tiêu xanh
+ Nguyên liệu:
– 80g tiêu xanh
– 1 củ hành tây (nhỏ)
– 200ml sữa tươi không đường
– 50ml rượu trắng
– 10g bơ nhạt
– ½ thìa cà phê đường
– ½ thìa cà phê muối
– ½ thìa canh dầu ăn
– 50ml nước
– 50g bột năng
+ Cách làm:
– Tách hạt 1/3 hạt tiêu xanh
– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và thái nhỏ
– Đun nóng bơ trong chảo nóng, cho 2/3 tiêu xanh chưa tách hạt và hành tây thái nhỏ vào xào đến khi hành tây ngả vàng thì nêm muối, đường chuẩn vị
– Cho tiếp rượu vang, sữa vào chảo, thêm một ít bột năng vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh sệt lại là xong./.
#3. Sốt nấm
+ Nguyên liệu:
– 300g nấm mỡ hoặc nấm rơm
– 10g bơ
– 1 thìa canh dầu ăn
– 1 củ tỏi
– 150ml sữa tươi không đường
– 15g bột năng
– ¼ thìa cà phê muối + tiêu
+ Cách làm:
– Nấm rửa sạch rồi thái lát mỏng khoảng 2mm
– Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ
– Cho bột năng vào bát rồi đổ sữa tươi không đường vào khuấy đều đến mịn
– Cho chảo lên bếp rồi cho bơ vào đun chảy, sau đó cho tiếp tỏi băm vào phi thơm
– Cho nấm vào xào mềm rồi đổ hỗn hợp sữa + bột năng vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay và liên tục đến hết
– Đun hỗn hợp này tiếp đến khi nấm mềm và chín hẳn, nước sốt sánh sệt lại thì nêm muối + tiêu cho vừa vị là xong./.
#4. Sốt rượu vang
+ Nguyên liệu:
– 250ml rượu vang
– 40g bơ nhạt
– 1 củ hành tây
– 2 tép tỏi
– ½ thìa cà phê đường
– 100ml nước
– ½ thìa canh dầu ăn
– ½ thìa cà phê muối
– 100g bột năng
+ Cách làm:
– Tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn, hành tay tách bỏ lớp vỏ khô bên ngoài, rửa sạch và thái nhỏ
– Trộn đều bột năng với nước
– Làm nóng chảo, cho dầu ăn và bơ vào đun nóng, cho tỏi vào phi thơm rồi cho hành tây vào xào
– Đổ hỗn hợp bột năng + nước vào chảo, vừa đổ vừa khuấy đều tay
– Khoảng 3 phút sau cho rượu vàng và các gia vị còn lại vào
– Đun tiếp đến khi hỗn hợp sánh sệt và dậy mùi thơm của rượu thì tắt bếp./.
#5. Sốt tiêu đỏ rượu vang
+ Nguyên liệu:
– 250ml rượu vang
– 70g bơ nhạt
– 1 củ hành tây
– 45g tiêu đỏ
– ½ thìa cà phê đường
– 100ml nước
– ½ thìa cà phê muối
– ½ thìa canh giấm
+ Cách làm:
– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và thái nhỏ
– Đun chảy bơ trong chảo nóng rồi cho hành tây vào xào đến ngả vàng và dậy mùi thơm
– Cho tiêu đỏ vào đảo đều khoảng 20s thì đổ giấm vào đun tiếp cho đến khi nước giấm hơi sệt lại là cho tiếp rượu vang vào, nêm gia vị vừa ăn
– Hạ nhỏ lửa và đảo liên tục cho đến khi hỗn hợp sốt sánh sệt thì tắt bếp. Xong./.
#6. Sốt Bearnaise
+ Nguyên liệu:
– 50ml rượu vang trắng
– 1 thìa canh giấm
– 100g bơ nhạt
– 2 tỏi tép
– 3 quả trứng gà
– 1 thìa cà phê ngải thơm taragone
– 1 củ hẹ
– ½ thìa cà phê muối + hạt tiêu
+ Cách làm:
– Tách lấy lòng đỏ trứng gà
– Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ, cắt nhỏ củ hẹ, ls taragone
– Cho hỗn hợp gồm lòng đỏ trứng, tỏi, củ hẹ, taragone đã sơ chế cùng rượu vang, giấm, muối và tiêu vào bát sạch rồi đánh đều đến tan gia vị và bông xốp
– Đun chảy bơ trong chảo nóng, hạ nhỏ lửa rồi đổ hỗn hợp vừa chuẩn bị vào đun, đồng thời khuấy đều đến khi sệt lại thì tắt bếp. Xong./.
#7. Sốt Blue cheese
+ Nguyên liệu:
– 50g bơ nhạt
– 25g bột mỳ
– 150ml sữa tươi không đường
– 50g phô mai xanh
– ½ thìa cà phê muối + tiêu
+ Cách làm:
– Đun chảy bơ trong chảo nóng
– Hòa tan bột mỳ với sữa tươi không đường rồi cho vào chảo và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sốt mịn
– Cho tiếp phô mai xanh cắt nhỏ vào và nêm gia vị vừa ăn
– Hạ nhỏ lửa và đun đến khi sốt sánh sệt là xong. Lưu ý vừa đun vừa khuấy đều tay.
#8. Sốt Salsa Verde
+ Nguyên liệu:
– 5 lá rau ngò/ mùi tây
– 6 lá quế tây
– 10 lá rau bạc hà
– 1 tép tỏi
– 2 thìa cà phê nụ bạch hoa ngâm
– 4 thìa cà phê cá cơm muối của Ý
– 4 thìa cà phê dầu olive
– ½ thìa cà phê muối + tiêu xay
– Nửa quả chanh tươi
+ Cách làm:
– Cho hỗn hợp rau thơm, tỏi, bụ bạch hoa ngâm, cá cơm muối vào máy xay và xay nhỏ
– Thêm nước cốt chanh cùng dầu olive vào và tiếp tục xay đến nhuyễn
– Đổ hỗn hợp ra bát rồi cho thêm muối và tiêu xay vào cho vừa ăn là xong.
#9. Sốt bơ tỏi
+ Nguyên liệu:
– 60ml rượu vang trắng
– 2 thìa canh giấm
– 120g bơ nhạt
– 3 tép tỏi
– 2 quả trứng gà
– 1 thìa cà phê lá taragone
– 1 củ hẹ
– ½ thìa cà phê muối + hạt tiêu
– ½ thìa cà phê nước cốt chanh
– 15ml nước
+ Cách làm:
– Đun chảy ½ chỗ bơ nguyên liệu trong chảo nóng rồi cho hẹ, tỏi, muối tiêu, giấm và lá taragone đã băm nhỏ vào đun đến khi giấm cạn gần hết thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp và đổ hỗn hợp ra bát, để nguội. Lưu ý, trong quá trình đun cần khuấy đều tay và liên tục
– Cho lòng trắng trứng, nước cốt chanh và một ít nước vào máy xay rồi xay đến khi hỗn hợp mịn và bông xốp
– Đun chảy số bơ còn lại trong chảo rồi cho hỗn hợp vừa xay vào đun, khuấy đều trong 3 phút trên lửa nhỏ. Tắt bếp rồi đổ vào bát chứa hỗn hợp đã đun ban đầu, khuấy đều lên là có thể sử dụng được./.
#10. Sốt Spicy Chimichurri
+ Nguyên liệu:
– 100g ngò tây
– ½ củ hành tây
– 2 tép tỏi
– 2 thìa canh giấm
– ½ thìa cà phê tiêu
– 120ml dầu olive
– 100g ngò rí
– 50g lá oregano
– 2 thìa canh nước cốt chanh
– ½ thìa cà phê muối
– ½ thìa cà phê ớt bột
+ Cách làm:
– Tỏi, hành tây bóc vỏ, rửa sạch; lá ngò tây, ngò rí, oregano rửa sạch
– Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay rồi xay đến nhuyễn, mịn và đổ ra bát là có thể sử dụng được ngay
– Có thể bảo quản trong hủ thủy tinh có nắp đậy rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng 2-3 ngày./.
– Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay và xay đến nhuyễn, mịn
– Đổ hỗn hợp vừa xay vào nồi đun trong khoảng 5 phút đến chín rồi tắt bếp, để nguội là sử dụng được. Lưu ý, khuấy đều tay và liên tục trong quá trình đun./.
#12. Sốt Teriyaki
+ Nguyên liệu:
– 2 thìa canh nước tương
– 150ml nước
– 1 nhánh gừng nhỏ
– 1 thìa canh bột tỏi
– 2 thìa canh đường nâu
– 2 thìa canh mật ong
– 2 thìa canh bột năng
+ Cách làm:
– Tỏi, gừng bỏ vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn
– Cho tất cả nguyên liệu vào chảo đun nóng, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi hỗn hợp quện lại thành dạng keo thì tắt bếp. Xong./.
#13. Sốt Super Swift Mustard
+ Nguyên liệu:
– 70g bơ nhạt
– 3 thìa canh kem fraiche
– ½ thìa canh mù tạt
– 1 thìa cà phê muối ớt và hạt tiêu
+ Cách làm:
– Đun chảy bơ trong chảo nóng rồi cho mù tạt và kem fraiche vào đun ở lửa nhỏ đến khi sôi
– Đun nóng dầu olive trong chảo, cho nấm vào xào khoảng 2 phút thì cho thêm tỏi và rượu trắng vào đun tiếp
– Cho thêm các gia vị còn lại vào, khuấy đều tay và đun ở lửa nhỏ khoảng 5 phút đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp./.
#15. Sốt Cheat’s béarnaise
+ Nguyên liệu:
– 5 lòng đỏ trứng gà đánh đều
– 25g bơ
– Lá hẹ, rau thơm thái nhỏ
– 1 thìa giấm
– 100g kem fraiche
– 1 thìa cà phê mù tạt
– ½ muỗng cà phê bạch hoa
+ Cách làm:
– Đun nóng chảy bơ rồi thêm lá hẹ thái nhỏ vào đun
– Thêm giấm vào đun tiếp đến khi giấm cạn bớt thì cho kem fraiche, mù tạt, bạch hoa, rau thơm vào trộn đều, đun tiếp khoảng 2-3 phút đến khi hỗn hợp sệt lại là hoàn thành.
Cách làm không quá phức tạp nên chỉ cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác nguyên liệu là có thể thực hiện dễ dàng để tạo nên vô vàn các loại sốt ăn kèm với beefsteak chuẩn món Âu. Hy vọng hướng dẫn làm 15 loại sốt steak chi tiết trên đây là hữu ích, giúp bạn có thêm gợi ý để hoàn thiện món beefsteak của nhà hàng.
Ms. Smile (tổng hợp)
Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch
Login
Register
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com