Những rắc rối không tưởng và bài học để đời cho Quản lý khách sạn

Đặc thù môi trường dịch vụ luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh sự cố/ rắc rối không mong muốn. Có những cái khôi hài, xử lý đơn giản – cũng có vụ nghiêm trọng, cần chuyên môn và nghiệp vụ. Đâu là rắc rối/ sự cố để đời của bạn khi làm Quản lý khách sạn? Bạn xử lý nó thế nào? Bài học hay kinh nghiệm nào được rút ra?… Dưới đây là 7749 tình huống điển hình được Ms. Smile gom nhặt được từ chia sẻ của các member trong Group Nhà Quản Lý Khách Sạn, Nhà Hàng.

rắc rối không tưởng và bài học để đời cho quản lý khách sạn
Môi trường khách sạn tiềm ẩn nhiều sự cố, rắc rối đến tình huống dở khóc dở cười từ khách và nhân viên

>>Từ những sự cố tưởng “toang” đến dở khóc dở cười <<


→Tháo nhẫn cưới ra rửa tay mà quên không đeo vô lại.

→Chập điện cháy kho, bếp nhưng bằng phép màu nào đó vẫn xử lý kịp thời và thiệt hại gần như bằng zero.

→Có ông khách thuê phòng nguyên tuần chơi bóng cười xong Công an Phường vào bế thì cố vớt vát: “Bố cho con bú nốt trái này”, nhìn chết cười.

→Là con gái nhưng phải đi thông bồn cầu bị tắc cho một đám khách Nhật là nam.

→Khách sạn đang thi công gần hoàn thiện. Một “bác thợ” sơ sẩy bước chân qua tấm ván để đi từ khối nọ sang khối kia thì bất ngờ tấm ván gãy, bác rơi tự do từ tầng 3 xuống. Mọi người đưa bác đi cấp cứu ngay lập tức. Vỡ hông, giập hết các cơ quan đoàn thể. Bệnh viện huyện bảo để đây cũng chết mà chuyển viện cũng không kịp, chờ vợ bác đến rồi quyết. Vợ bác chán chê lững thững đi vào, trang điểm, ăn mặc rõ đàng hoàng và nói: Ôi dào, lão nhà em bị như vậy thường xuyên ấy mà. Chuyển bệnh viện tỉnh, không cần mổ, mấy tháng sau xuất viện đi lại bình thường.

→GM tây phàn nàn với Trưởng bộ phận an ninh là xe máy tao để ở gara sao rất nhanh hết xăng. Điều tra, phát hiện ra team bảo vệ thường xuyên rút trộm xăng của sếp.

→Quản lý 2 khách sạn 1 sao 16 phòng và 18 phòng, 6 tầng, không có máy phát điện. Thế rồi cả 2 khách sạn đều mất điện một ngày lúc đang full khách.

→Khách vào nhà hàng kêu 1 con gà luộc. Món lên đĩa thấy ít quá, khách gọi chủ ra khiếu nại. Khi ghép các miếng thịt lại thì không thể đủ 2 cái đùi. Hóa ra bếp 1 miếng, nhà hàng 1 miếng ngon nhất của mỗi bên đùi.

→Chủ khách sạn hay nhờ bếp hấp cao hổ cốt rồi để luôn miếng cao tại tủ lạnh bếp. Một ngày xấu trời, chủ kêu ầm lên là bị cắt mất một nửa. GM giải quyết kiểu gì đây hả trời?

→Khách sạn 3 sao, tuyển Trưởng bộ phận Buồng mới. Khách liên tục kêu mất trộm tiền, đồ trong két. Báo công an không ra được kết quả gì, cho Trưởng buồng mới nghỉ việc, mọi cái lại an lành.

→Máy photocopy của khách sạn bị hỏng. Gọi thợ đến sửa. Thợ rút trộm 1 linh kiện ra rồi báo hỏng nặng, chi phí sửa rất cao. May kịp nhờ “chuyên gia” kiểm tra bóc phốt không có thì lại ăn quả đắng.

→Khách sạn cho nhân viên đi nghỉ mát. Nhân viên buồng lấy khăn của khách sạn mang đi để dùng. Lúc trả phòng, khách sạn đoàn ở kêu phòng thiếu khăn, nhất định giữ đoàn lại. Nhân viên buồng đó bảo điên à, tao còn mang khăn từ khách sạn đi để dùng, mở va li ra cho kiểm tra. Họ tìm thấy luôn khăn bị thiếu. Hoá ra đứa buồng nào cũng sợ bỏ quên nên cả 2 đều vơ khăn bỏ vào vali mà không biết là đồng bọn đã cất đi trước đó.

→…

Txl 1 420
Bất cứ bộ phận hay vị trí nhân viên nào cũng có thể gây nên rắc rối, sự cố cho nhà quản lý

>>… cả những rắc rối sợ xanh mặt <<


→Ngày đầu tiên đi làm, cả khách sạn bị cách ly.

→Mất điện, máy phát hết dầu thế là kỹ thuật đổ cả can CHẤT TẨY TOILET vào để chạy. Dù phát hiện ra không lâu sau đó nhưng kết quả là đã phải BỔ MÁY.

→Khách check-in, kêu mất trộm điện thoại và khăng khăng nhân viên buồng lấy. Bằng các biện pháp “nghiệp vụ”, phát hiện ra thủ phạm là thành viên cùng đoàn với khách.

→Khách đến ăn tại nhà hàng, đến món lẩu thì phát hiện có màng bọc thực phẩm bên trong trong khi phía nhà bếp khẳng định không có sơ ý, camera nhà hàng hư đúng lúc quan trọng, mọi lỗi lầm rơi xuống đầu mình (Tổ trưởng phục vụ), trong khi mình khẳng định khi gắp cá hay rau bỏ vào nồi, không có bất kì vật lạ nào cả. Không thể giải thích vì không bằng không chứng, lại càng thêm tức vì chịu tội oan, mình nhắn tin có lời lẽ văng tục trên group chat kín với các chị, em trong nhà hàng. Không may, họ đi nói lại với cô chủ. Kết quả, hôm sau mình mất việc.

→Khách mất nhẫn trị giá 20 triệu. Vì có xích mích với nhân viên nên nghi nhân viên lấy, rồi làm ầm lên và báo công an giải quyết.

→Khu du lịch bãi biển. Sếp mang lều ra bãi ngủ cho mát. Đêm mơ thấy nắng, nóng quá chợt có ý tưởng trồng cây che nắng. Thế là hôm sau ông đào hố trồng cây ngay chỗ dựng lều. Cuốc được mấy nhát, ông xanh mặt khi thấy bộ xương người trắng hếu.

→Nhà hàng mang lên cho khách đĩa rau xào kèm… giun một cách không thể “lộ thiên” hơn. Tức nhìn vào là thấy ngay.

→Sự kiện (event) quan trọng gần 1.000 khách sắp diễn ra, nhân viên cố tình làm chập, cháy hệ thống âm thanh đã set up sẵn sàng.

→Khách sạn 20 tầng full khách, đột ngột bị tắc đường ống thoát phân ở tầng 1 lúc sáng sớm. Tất cả các bệ xí ở tầng cao phun trào ngược ra các bệ xí ở tầng 2. Kỹ thuật và buồng ăn đủ, tởn đến già.

→Sàn sảnh mới lau ướt, khách đi dép mòn đế, trơn ngã, đập đầu xuống sàn.

→Nhân viên bảo vệ resort đi tuần bãi biển lúc 2h sáng, phát hiện cái xác người dập dềnh, dập dềnh theo sóng ngay sát chân mình.

→…

Txl 1 421
Check camera là một trong những cách đánh giá đúng – sai của vấn đề thuyết phục nhất

Một số tình huống ngỡ “oái oăm”, đau đầu nhức óc thì người có kinh nghiệm lại xử lý gọn ghẽ, trơn tru. Lại có vài ba rắc rối, cố nghĩ mãi cũng chưa biết phải giải quyết thế nào…

Thế mới nói, công việc quản lý khách sạn không đơn giản, quyền trong tay càng nhiều thì trách nhiệm càng lớn, áp lực càng nặng.

Một sự cố xảy đến phải phân tích sự việc, đánh giá tình hình, linh hoạt và khéo léo đưa ra phương án gỡ rối sao cho hợp lý và được lòng nhiều bên nhất, cả phía khách hàng lẫn nhân viên. Để trước là làm dịu tình hình, sau là khiến họ phục mà không có cớ gì để bóc phốt, tỏ thái độ, cho review hay cảm nhận không tốt về chất lượng dịch vụ của khách sạn. Như thế mới là một nhà quản lý giỏi và thành công.

Còn bạn, có sự cố hay rắc rối nào từng trải qua khi làm Quản lý khách sạn? – Khi đó, bạn xử lý thế nào? – Bài học rút ra là gì? – Kinh nghiệm học được ra sao?… Chia sẻ với Nghề khách sạn và nhận về nhiều bình luận, góp ý có ích để cùng nhau hoàn thiện nhé!

Ms. Smile (tổng hợp và biên tập)

(Tham khảo từ Group Nhà Quản Lý Khách Sạn, Nhà Hàng, Du Lịch)

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

5 rủi ro khi kinh doanh Homestay và giải pháp phòng tránh

Homestay tuy là mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú hot hit thời gian qua nhưng quá trình đầu tư phát triển có thể không thành công nếu quản lý thiếu hiệu quả. Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu 5 rủi ro khi kinh doanh homestay và giải pháp phòng tránh.

rủi ro khi kinh doanh homestay và giải pháp phòng tránh
Kinh doanh homestay tuy hot nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chính vì tiềm năng kinh doanh tốt, nhiều cơ hội phát triển, có thể mang lại lợi nhuận ổn định… nên ngày càng nhiều chủ đầu tư lựa chọn mô hình homestay. Vì thế, để đứng vững trong thị trường này lại không hề dễ dàng, nhất là với những người mớt bắt đầu dấn thân, chưa có kinh nghiệm. Việc nắm bắt các rủi ro có thể gặp phải dưới đây sẽ giúp hạn chế những tổn thất và sự cố không đáng có khi kinh doanh homestay:

♦ Khách book phòng nhưng không đến

No show không hiếm gặp, nhất là với những homestay không áp dụng quy định đặt cọc trước – miễn phí hoàn hủy. Điều này tuy giúp thu hút khách đặt phòng nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ khách báo hủy ngay sát ngày check-in. Kết quả, cơ sở lưu trú không chỉ bị tổn thất doanh thu vì không bán được phòng đó, cho khách đó, tốn thời gian và công sức giới thiệu, tư vấn sản phẩm mà còn có thể mất đi cơ hội đón tiếp những du khách có nhu cầu thuê phòng khác vì giữ chỗ cho khách đã đặt rồi.

Để hạn chế tình trạng này, tốt nhất là Homestay nên đưa ra quy định chặt chẽ về chính sách hoàn hủy khi đặt phòng, thỏa thuận với khách khoản % tiền đặt cọc trước để giữ phòng hoặc thanh toán trước 50% tiền phòng của đêm lưu trú đầu tiên… Có như vậy, khách thuê mới có trách nhiệm hơn về hành vi book phòng của mình, từ đó, hạn chế đáng kể tình trạng đặt rồi nhưng không đến. Ngoài ra, lựa chọn kênh bán phòng homestay thứ 3 uy tín để hợp tác cũng giúp giảm thiểu rủi ro này.


♦ Bị đối thủ “chơi” xấu trên các kênh đặt phòng

Đặt/ bán phòng qua mạng như OTA, website, facebook… là phổ biến và hiệu quả bởi khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng vô cùng lớn. Tuy nhiên, chính vì có thể tham khảo các ý kiến đánh giá, review cảm nhận chủ quan của những khách đã từng lưu trú khiến nguy cơ bị “chơi” xấu khá cao. Đối thủ cạnh tranh (cùng kinh doanh dịch vụ lưu trú trong khu vực) hoặc khách muốn kiếm chuyện có thể lợi dụng điều này để tạo nick ảo sau đó cố tình viết bài đánh giá, cảm nhận không tốt về cơ sở của bạn như thiết kế nội thất không ấn tượng, dịch vụ kém, nhân viên phục vụ thiếu chu đáo… Điều này ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, uy tín của homestay, thậm chí có thể tạo ra cuộc khủng hoảng truyền thông đa mức độ khiến những khách hàng có ý định thuê mới thôi không lựa chọn nữa.

Để đối phó với kiểu cạnh tranh “bẩn” này của đối thủ, hãy chắc chắc rằng homesaty luôn duy trì chất lượng dịch vụ tốt nhất về mọi mặt, đồng thời quản lý và kiểm soát tốt thông tin khách hàng. Ngoài ra, khi nhận thấy bị “chơi” xấu, ngay lập tức phản hồi và báo cáo với đơn vị quản lý các kênh thông tin mạng, admin các group, diễn đoàn để trình bày lý do và nhờ họ xóa, gỡ bài viết xuống. Nếu không được hỗ trợ, hãy trả lời lại các bad review đó với giọng văn cứng rắn cùng giải trình, dẫn chứng hợp lý rằng nhận định của khách là chủ quan, thiếu xác thực.


♦ Khách cố tình phá hỏng tài sản của homestay

Không chỉ đập phá, làm bể vỡ các đồ vật, hiện vật có giá trị trong phạm vi homestay, việc khách vô ý thức bày bừa, vứt rác vô tội vạ trong phòng ngủ cũng là hành vi phá hỏng tài sản, gây tổn thất lớn cho cơ sở; nếu không xử lý được sẽ phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để khắc phục hoặc thay mới. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khách vẫn nhất quyết không chịu thừa nhận, có người thậm chí còn dọa cho review xấu, đánh giá thấp chất lượng dịch vụ homestay trên các trang, nhóm, diễn đàn.

Để không rơi vào tình huống khó xử vì phục vụ khách thiếu văn minh, nhân viên nên nhắc kỹ về nội quy khách sạn, yêu cầu khách ký cam kết về nội dung bồi thường chi tiết mọi thiệt hại khi làm hỏng đồ đạc của cơ sở tại thời điểm check-in, làm căn cứ áp dụng xử lý sự cố khi cần. Tuy nhiên, hãy lưu ý trao đổi với khách với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng và thoải mái nhất.

Txl 1 422

Từng có nhiều nhân viên homestay than khóc vì phục vụ những thượng đế thiếu ý thức du lịch văn minh

Xem thêm: “Bao giờ ý thức du lịch văn minh mới hình thành, khách ơi?”


♦ Khách thuê có hành vi vi phạm pháp luật

Khách thừa biết sử dụng chất kích thích, gọi dịch vụ “cấm” lên phòng là vi phạm pháp luật nhưng vẫn ngang nhiên phạm tội. Điều này tạo ra rất nhiều nguy hiểm cho những khách lưu trú khác và cho cả homestay.

Để hạn chế tối đa rủi ro, nhân viên cần theo dõi và kiểm soát tốt thông tin khách thuê, tham khảo cả danh sách booking blacklist của nhiều homestay khác chia sẻ để tránh “tiếp” những vị khách tương tự; khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng, đồng thời ký thỏa thuận thuê phòng/ nhà với mục đích lưu trú (tránh bị truy tố tội chứa chấp); trường hợp nghi ngờ khách hàng có “chất cấm” hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật thì nên cân nhắc tự kiểm tra (giả đem đồ, check phòng…) hoặc liên hệ cơ quan chức năng địa phương để được hỗ trợ, giúp đỡ.


​♦ Bị phạt hành chính vì thiếu thủ tục đăng ký kinh doanh

Nhiều chủ đầu tư “nhảy cóc” trong khâu chuẩn bị và vận hành cơ sở lưu trú. Tức là, cứ nhận khách vào ở dần trong khi vẫn đang hoàn tất hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh homestay. Trường hợp bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện sai phạm sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Do đó, trước khi kinh doanh homestay hay bất kỳ dịch vụ lưu trú nào, cần thiết và bắt buộc cá nhân, tổ chức phải tìm hiểu rõ mọi thứ, tránh phát sinh rủi ro ngoài ý muốn, nhất là các thủ tục hành chính pháp lý liên quan.

Txl 1 423
Nên hoàn tất giấy phép kinh doanh và các chứng nhận liên quan để kinh doanh homestay hợp pháp

Ngoài ra, tồn tại một số rủi ro khi kinh doanh homestay không lường trước, dù hiếm nhưng vẫn có thể gặp phải như:

+ Hoàn tiền chậm từ OTA, chênh lệch tiền ngoại tệ…

+ Bị chủ đòi lại nhà/ mặt bằng trước hợp đồng mà ít hoặc không đền bù

+ Vướng phải tội phạm công nghệ, khách lừa đảo quỵt tiền, cho review sai thực tế

+ Bị nhân viên qua mặt, ăn chặn tiền dịch vụ…

Trên đây là 5 rủi ro khi kinh doanh homestay thường gặp nhất và giải pháp phòng tránh được Nghề khách sạn tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này là hữu ích, giúp các chủ đầu tư hạn chế tối đa những sự cố không mong muốn trong quá trình vận hành và phát triển homestay.

Tham khảo thêm: Tài liệu quý về kinh nghiệm kinh doanh Homestay cho người mới bắt đầu

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Nên làm gì để “cứu” ngành khách sạn – du lịch Việt Nam bởi dịch Covid-19?

Cắt giảm nhân sự, cho nghỉ làm không lương, tăng cường sales phòng, giảm giá dịch vụ, đóng cửa và ngừng kinh doanh… là những hướng đi mà một số doanh nghiệp du lịch, khách sạn đang áp dụng trong giai đoạn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19…

nên làm gì để "cứu" ngành khách sạn - du lịch việt nam
Ngành khách sạn – du lịch Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19

Chưa bao giờ ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề và bị trì trệ như hiện nay, giữa dịch viêm đường hô hấp cấp do virus chủng mới nCoV. Từ hàng không, vận chuyển, lữ hành cho đến lưu trú, ăn uống, vui chơi… tất cả đều cùng chung số phận hủy dịch vụ đến vắng khách. Kinh doanh tê liệt, thu không đủ chi khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu tìm giải pháp chống đỡ từ tạm đến lâu dài. Hiểu được những trăn trở của cấp quản lý và cả nhân sự ngành, Nghề khách sạnNghekhachsan.com tổ chức cuộc thảo luận mở (Tại đây) để mọi người cùng tham gia bàn luận, tìm sáng kiến, giải pháp “cứu” nghề.

Trước mắt, cần đặc biệt quan tâm tìm hướng xử lý cho các vấn đề trọng điểm như:

– Giải pháp kích cầu, thu hút khách. Giảm giá sốc có phải là giải pháp?

– Cơ hội giảm phụ thuộc vào khách Trung Quốc? Khai phá thị trường tiềm năng mới nào?

– Giải pháp cho nhân sự dôi dư

– Giải pháp tiết giảm chi phí…

– Việc cần làm lúc này…

– Dự báo thị trường, tình hình dịch bệnh và tương lai.

Cộng đồng nhân sự nghề khách sạn – du lịch có thể tham gia bàn luận tại phần bình luận ngay dưới chân bài viết này hoặc comment sáng kiến, giải pháp hay tại status trên fanpage Nghề Khách Sạn (tại đây) hoặc group Nhà Quản lý Khách sạn, Nhà hàng, Du lịch (tại đây)… Nghề khách sạn cam kết sẽ chuyển tải, tác động đến các cấp quản lý nhà nước (nếu cần) và lan tỏa các ý tưởng khả thi để cùng cả ngành chung tay vượt khó, “cứu” nghề trong giai đoạn nhạy cảm này.

Txl 1 94

Nhiều du khách, cả trong nước và quốc tế, đang e dè và lo sợ cho các chuyến du lịch đến Việt Nam
(Ảnh nguồn Internet)

Để xem cộng đồng nhân sự nghề nói gì?

Lời kêu gọi “Chung tay tìm sáng kiến, giải pháp vượt khó” sau khi được đăng tải lên fanpage Nghề Khách Sạngroup Nhà Quản lý Khách sạn, Nhà hàng, Du lịch đã nhận được rất nhiều tương tác và phản hồi từ phía nhân sự ngành. Cụ thể:

– Trên fanpage Nghề Khách Sạn:

+ Những nhận định thực tế

nên làm gì để "cứu" ngành khách sạn - du lịch việt nam

Txl 1 95

nên làm gì để "cứu" ngành khách sạn - du lịch việt nam

+ Giải pháp thiết thực

nên làm gì để "cứu" ngành khách sạn - du lịch việt nam

nên làm gì để "cứu" ngành khách sạn - du lịch việt nam

nên làm gì để "cứu" ngành khách sạn - du lịch việt nam

​​

Nên tham khảo: Nhân viên khách sạn nên làm gì khi bị cắt công mùa dịch?

– Trên group Nhà Quản lý Khách sạn, Nhà hàng, Du lịch:

nên làm gì để "cứu" ngành khách sạn - du lịch việt nam

Txl 1 96

——————————

Ý kiến của bạn là gì? – Sáng kiến, giải pháp hợp lý lúc nào ra sao?

– Hãy thể hiện tình yêu và trách nhiệm của bản thân với nghề trong giai đoạn khó khăn bằng cách cùng nhau chia sẻ – cùng nhau bàn luận để đưa ra những hướng đi tích cực, “cứu” ngành, cũng là cứu nghề và cứu chính công việc của bạn nhé!

Cảm ơn các ý tưởng và thảo luận của các bạn.

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

[Infographic] Tại sao khách sạn nên quản lý các đánh giá trực tuyến từ khách hàng?

Có thể bạn chưa biết rằng gần như 100% khách du lịch hiện tìm kiếm thông tin và tham khảo các đánh giá chủ quan từ người khác trên các trang mạng xã hội, website trực tuyến. Ai cũng dựa vào đó để ra quyết định có sử dụng dịch vụ tại cơ sở của bạn hay không. Những số liệu được Nghề khách sạn thống kê sau đây sẽ lý giải tại sao khách sạn nên quản lý các đánh giá trực tuyến từ khách hàng…

infographic tại sao khách sạn nên quản lý các đánh giá trực tuyến từ khách hàng

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hành trình truyền cảm hứng của GM khách sạn 5 sao đi lên từ công việc rửa bát

Đó là một hành trình dài từ vị trí nhân viên rửa bát (steward) đến quản lý điều hành cấp cao trong khách sạn hàng đầu Việt Nam của ông Philip Beriman – Tổng Giám đốc khách sạn InterContinental Nha Trang. Kể về con đường thăng tiến trong Nghề du lịch, ông nhận định “tôi chọn bắt đầu công việc của mình từ những vị trí thấp nhất, chính vì vậy tôi có thể hiểu được mọi chức năng trong hoạt động của khách sạn, nếu bạn không tự tin về vốn hiểu biết của mình trong từng vị trí đó, bạn không thể làm quản lý”.

hành trình truyền cảm hứng của GM khách sạn 5 sao đi lên từ công việc rửa bát

Chân dung ông Philip Beriman – Tổng Giám đốc khách sạn InterContinental Nha Trang

Như một câu chuyện truyền cảm hứng đến nhân sự Nghề, General Manager khách sạn InterContinental Nha Trang chia sẻ bí quyết để trở thành quản lý khách sạn cấp cao với con đường thăng tiến trong sự nghiệp bắt đầu từ vị trí thấp nhất…

“Hãy bắt đầu công việc của mình từ những vị trí thấp nhất…”

Nói về lý do vì sao lại lựa chọn làm việc trong nghề khách sạn, ông Philip Beriman cho rằng đó được coi là truyền thống của gia đình ông khi họ có kinh doanh dịch vụ khách sạn từ lâu. Do đó, ông quyết định đến Nhật học ngành du lịch khách sạn và thực tập chuyên môn tại một nhà khách nhỏ cũng thuộc sở hữu gia đình.

Ông cho biết mình bắt đầu vào nghề từ công việc rửa bát đĩa trong vòng 6 tháng đầu, 6 tháng tiếp làm điều phối tại sảnh rồi đứng quầy tiếp đón 6 tháng tiếp theo đó.

Tiếp đến, ông quay trở lại Australia và đảm nhiệm vị trí lễ tân, chịu trách nhiệm phục vụ khách Nhật; trải qua nhiều vị trí quản lý khác nhau, lên đến vị trí cao nhất là quản lý hoạt động và vị trí quản lý chung.

Trả lời cho câu hỏi tại sao lại chọn Nhật Bản để theo học ngành du lịch khách sạn, ông nhận định “Văn hóa Nhật luôn mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất trên thế giới. Niềm tự hào của người Nhật được xây dựng trên dịch vụ, họ quan tâm đến từng tiểu tiết nhỏ nhất để đảm bảo cho sự nghỉ ngơi của khách được tiện lợi nhất.”

Txl 1 424

“Hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất như rửa bát với một niềm đam mê lớn lao”

“Để trở thành quản lý trong ngành khách sạn, điều quan trọng nhất chính là thái độ…”

Khi được hỏi về kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với người có tham vọng trở thành quản lý trong ngành khách sạn, ông quả quyết “theo tôi, đó chính là thái độ. Bởi ai cũng muốn thăng tiến lên vị trí cao nhất nhưng nếu không có thái độ tốt mỗi ngày thì sẽ không thể nào thành công được.”

Ngoài ra, ông cũng khuyên người quản lý hãy làm dịch vụ bằng tất cả trái tim, bằng 100% niềm đam mê và sự kiên nhẫn, tạo dịch vụ hoàn hảo để luôn nổi bật và khiến khách hàng nhớ đến, từ đó sẵn sàng quay lại khi có dịp.

“Áp lực lớn nhất của người quản lý là mang đến cho khách trải nghiệm tốt hơn mỗi ngày…”

Ông Philip Beriman cho rằng một nhà quản lý khách sạn sẽ có rất nhiều áp lực, trong đó áp lực mỗi ngày lại khác nhau. Tuy nhiên, áp lực lớn nhất với họ là việc mỗi ngày qua đi, phải làm sao để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất và tốt hơn ngày hôm qua (tức lần lưu trú trước đó), dù chỉ 1%.

Để làm được điều này, bạn phải đoán biết được nhu cầu của khách. Hãy xem xét các thông số liên quan đến khách hàng mỗi ngày. Chẳng hạn, họ đã đến đây bao nhiêu lần, họ đi cùng ai, họ thích ở tầng thứ mấy, họ thích kiểu phòng gì,… nói chung là phải biết mọi thứ, mọi nhu cầu mỗi lần họ đến.

Txl 1 425

Áp lực lớn nhất của người quản lý là phải làm sao để mang đến cho khách những trải nghiệm tốt nhất và tốt hơn mỗi ngày

Ngoài ra, việc kết hợp quảng bá cho văn hóa địa phương, nơi tọa lạc của khách sạn, cũng đặc biệt quan trọng. Điều này giúp tạo nên những trải nghiệm thực sự riêng biệt cho mỗi cá nhân, điều mà du khách không thể tận hưởng dịch vụ tương tự tại bất cứ nơi nào trên toàn thế giới. Đây cũng chính là lý do thuyết phục cho việc tại sao khách hàng lại phải đặt phòng khách sạn bạn chứ không phải khách sạn nào khác.

Cũng giống như hầu hết các nhà quản lý cấp cao chuyên tâm khác, ông Philip Beriman cũng đồng ý rằng “nguyên tắc vàng của ngành dịch vụ là trao công bằng cho tất cả mọi người”. Trên Nghề khách sạn (website việc làm khách sạn – nhà hàng & du lịch), khách sạn InterContinental Nha Trang tuyển dụng thường xuyên khá nhiều các vị trí từ quản lý, giám sát đến nhân viên, thực tập sinh và cả công nhật với các yêu cầu tuyển dụng tương đương theo từng vị trí cùng mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Ứng viên quan tâm chỉ cần click vào từng tin tuyển dụng rồi nộp hồ sơ online và chờ cuộc gọi hẹn phỏng vấn, tìm kiếm cơ hội gia nhập vào đại gia đình nhân sự Nghề, nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, trở thành những nhà quản lý có tâm và có tầm.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Mở nhà hàng theo kiểu “Tư duy trồng chuối”

Một trong những kỹ năng độc đáo mà nhiều doanh nhân thành đạt hiện nay đang sở hữu là kiểu “Tư duy trồng chuối” – tư duy ngược. Việc đi ngược lại trục tư duy mặc định mà người ta vẫn thường nghĩ chính là cách bạn đang thực hiện lối tư duy ngược. Lối tư duy này giúp nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều hơn, dễ dàng tìm được những giải pháp xử lý nhanh gọn cho những vấn đề khó nhằn…

Hãy cùng Nghề khách sạn khám phá mở nhà hàng theo kiểu “Tư duy trồng chuối” là như thế nào…

​​Mở nhà hàng theo kiểu “Tư duy trồng chuối”

Txl 1 426

Txl 1 427

Txl 1 428

Txl 1 429

Txl 1 430

Txl 1 431

Txl 1 432

Txl 1 433

Txl 1 434

Txl 1 435

Txl 1 436

Txl 1 437

Txl 1 438

Txl 1 439

Txl 1 440

Txl 1 441

Txl 1 442

Txl 1 443

Kiểu “Tư duy trồng chuối” này được vận dụng vào nhiều khía cạnh của đời sống:

► “Tư duy trồng chuối” trong tuyển dụng

Thay vì chọn nhân viên phù hợp với công việc, một số công ty lại ứng dụng phương pháp “tuyển người không cần”. Các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào thái độ, thế mạnh của nhân viên để từ đó giao việc cho họ. Cách làm này sẽ khiến những nhân viên được tuyển dụng sáng tạo ra những phương pháp làm việc mới mẻ.

Mark Zuckerberg, Steve Jobs là những doanh nhân đã ứng dụng thành công phương pháp này vào hoạt động kinh doanh của mình, đưa công ty họ quản lý vươn lên top đầu thế giới, biến “những nhà nhơ, nhạc công, nhà động vật học… đều tình cờ trở thành những nhà khoa học máy tính giỏi nhất thế giới”.

► “Tư duy trồng chuối” trong marketing

Trong hoạt động marketing, phương pháp này có thể áp dụng khi doanh nghiệp cần tìm kiếm thị trường mới. Bởi “người nghèo cũng muốn sử dụng những sản phẩm của người giàu có hay người giàu muốn sử dụng sản phẩm của người nghèo”. Những ý tưởng tưởng chừng như vô lý, ngớ ngẩn đôi khi sẽ giúp các doanh nghiệp thoát ra cái khuôn khổ thường ngày và mang lại những kết quả không ngờ. Để làm được điều này, nhân viên phải có sự sáng tạo, các nhà quản lý phải biết cách khích lệ nhân viên dám nghĩ, tạo điều kiện để nhân viên dám làm và tạo ra sự đột phá, khác biệt.

► “Tư duy trồng chuối” trong cuộc sống

Thi trượt đôi khi không phải là một điều gì đó quá to tát, đáng buồn mà nếu tư duy ngược bạn sẽ thấy đó là một dịp may. Nhờ thi trượt mà bạn được học lại, củng cố và am hiểu thêm kiến thức vì thế mà chính bạn sẽ giỏi hơn.

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng lối tư duy này vào mọi vấn đề của đời sống bởi nó sẽ giúp bạn phát triển nhiều khả năng tiềm ẩn của bản thân và hình thành lối tư duy luôn luôn tích cực.

► Làm sao để rèn luyện “Tư duy trồng chuối”?

Khi gặp một vấn đề khó khăn trong cuộc sống hãy rèn luyện kỹ năng tư duy ngược bằng các bước sau:

  • Xác định rõ vấn đề cần giải quyết và viết nó ra
  • Đảo ngược vấn đề cần giải quyết bằng cách đặt ra câu hỏi: Tôi gây hiệu quả ngược lại cho vấn đề này bằng cách nào?…
  • Khi đã nghĩ ra những vấn đề ngược lại để xác định những ý tưởng giải quyết cho vấn đề đó.
  • Khi đã tìm ra được tất cả các ý tưởng giải quyết thì đảo ngược chúng lại để xử lý vấn đề ban đầu.
  • Đánh giá hiệu quả của cách giải quyết bạn sẽ thấy được tính khả thi của nó

Một điều quan trọng khi tư duy ngược là hãy “thả lỏng não bộ”, nghĩ đến những khả năng ít ai nghĩ đến để phá dỡ những vỏ bọc cũ kỹ, phát huy khả năng sáng tạo một cách tốt nhất.

Xem thêm: Bài học kinh doanh từ triết lý quán cháo của người Hoa

Ms.Smile

Nguồn tham khảo: Trò chơi tư duy

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Hành trình chiếm lĩnh thị trường khách sạn Việt Nam của “nữ tướng” BRG Group

Là một “nữ tướng” trong giới bất động sản Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga đặc biệt yêu thích lĩnh vực khách sạn. Vì theo quan điểm của bà, bất động sản khách sạn có rủi ro thấp, không mất đi giá trị và tạo ra được dòng tiền nhờ việc vào việc kinh doanh. Âm thầm và táo bạo – Đó là những gì mà người ta nhận xét về hành trình chiếm lĩnh thị trường khách sạn Việt Nam của bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch BRG Group.

Hành trình chiếm lĩnh thị trường khách sạn Việt Nam của “nữ tướng” BRG Group

Ảnh nguồn Internet

Điểm khác biệt trong phong cách kinh doanh của bà Nga là mạnh tay chi hàng triệu đô để mua lại các khách sạn từ các quỹ đầu tư và công ty nước ngoài. Đa số các khách sạn sau khi được sở hữu bởi BRG Group sẽ được giao cho các nhà quản lý danh tiếng như Marriott International hay Hilton Worldwide để tạo đòn bẩy về mặt thương hiệu và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Txl 1 444

Hilton Hanoi Opera Hotel

Đầu tiên phải kể đến thương vụ BRG Group mua lại Hilton Hanoi Opera Hotel – một khách sạn có vị trí vô cùng đắc địa nằm ngay cạnh Nhà hát Lớn và gần hồ Hoàn Kiếm. Thương vụ khủng này đã diễn ra trong “âm thầm” trong suốt 4 năm liền mà không ai biết chắc đại gia Việt đứng sau là ai. Năm 2009, BRG mua lại 70% cổ phần của Hilton từ hai quỹ đầu tư của VinaCapital. Cho đến năm 2012, khi bà Nga mua nốt 30% cổ phần còn lại từ các đối tác Áo và Đức thì vị chủ khách sạn mới lộ diện và khách sạn này chính thức được mang “quốc tịch” Việt Nam.

Sang năm 2013, thông qua con ty con – công ty thương mại Ngân Anh, BRG khai trương khách sạn Hilton Garden Inn Hanoi tọa lạc trên đường Phan Chu Trinh. Khách sạn này hướng đến đối tượng khách du lịch – khách công tác với mức giá vừa phải.

Txl 1 97

Khách sạn Hilton Garden Inn Hanoi

Năm 2014, bà Nga tiến hành mua lại 30% cổ phần của Khách sạn Du lịch Thắng Lợi – Khách sạn 4 sao do Cuba xây tặng Việt Nam từ năm 1975, nằm gần hồ Tây. Sau đó, khách sạn này được cổ phần hóa, bà Nguyễn Thị Nga trở thành Chủ tịch HĐQT khách sạn Thắng Lợi và thực hiện đổi tên thành Hilton Hanoi Westlake.

Tuy nhiên, sau đó, vì doanh thu và lợi nhuận khá thấp so với quy mô vốn bỏ ra nên đầu tháng 12/2016, tập đoàn Hilton Worldwide cùng với Công ty CP Khách sạn Thắng Lợi đã kỹ kết hợp đồng quản lý tổ hợp hai khách sạn quy mô là DoubleTree by Hilton Hanoi Westlake – 320 phòng + 3000m2 phục vụ nhu cầu hội nghị và Hilton Hanoi Westlake – gần 300 phòng và căn hộ du lịch. Dự án này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020 và cũng đánh dấu sự ra đời của hình thức tổ hợp khách sạn tại Việt Nam.

Cũng trong năm 2016, bà Nguyễn Thị Nga mua lại khách sạn Sedona Suites Hanoi từ Tập đoàn Keppel Land Ltd của Singapore với giá trị thương vụ 31,5 triệu USD và đổi tên thành Diamond Westlake Suit. Tổ hợp khách sạn này gồm 175 căn hộ và biệt thự dịch vụ, cùng các câu lạc bộ và dịch vụ giải trí, tọa lạc tại khu Quảng Bá, gần hồ Tây.

Tìm hiểu thêm: Bỏ đại học, làm đủ nghề rồi thu 3 tỷ mỗi tháng nhờ chuỗi nhà hàng chẳng giống ai

Trước đó, vào tháng 4/2015, Công ty CP phát triển TN – đơn vị thành viên của tập đoàn BRG đã bắt đầu triển khai dự án Khách sạn 5 sao – Trung tâm thương mại – Căn hộ cao cấp Hilton HaiPhong and Residences tại trung tâm thành phố Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng.

Txl 1 445

Phối cảnh dự án Hilton HaiPhong and Residences

Hiện dự án khách sạn Westin Hanoi của BRG Group đang được triển khai xây dựng và sẽ mở cửa đón khách vào đầu năm 2019. Ngoài ra, BRG cũng có mặt tại Huế với khách sạn Mondial Hotel Huế và có khách sạn Asian Hotel tại TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, BRH Group cũng đã đàm phán thành công và đưa thương hiệu đẳng cấp Four Seasons về Việt Nam. Bà Nga kỳ vọng dự án khách sạn 6 sao Four Seasons Hotel Hanoi – được xây dựng tại khu vực Hồ Gương trong tương lai sẽ trở thành một biểu tượng mới của thủ đô.

Đầu tháng 5 vừa qua, BRG Groups và Marriott International đã công bố hợp tác với dự án Sheraton Đà Nẵng. Đây là một trong những dự án trọng điểm phục vụ hội nghị cấp cao APEC 2017, được kỳ vọng sẽ giúp Đà Nẵng khẳng định thêm thương hiệu du lịch và tạo ra nhiều cơ hội việc làm ngành khách sạn cho lao động khu vực.

Ngoài ra, các đơn vị do BRG quản lý cũng đang nắm một lượng lớn cổ phiếu của các công ty kinh doanh du lịch khách sạn của Việt Nam: BRG Group hiện đang nắm 43% vốn của OSC Việt Nam, Công ty TNHH Thung lũng Vua (công ty con của BRG) là nắm giữ 27% cổ phần của Thăng Long GTC – đơn vị góp vốn vào InterContinental Hanoi Westlake, Hilton Hanoi Opera Hotel, Pan Horizon Hotel, siêu thị Big C Thăng Long, dự án Times Square Hanoi dự án Khu phức hợp Giảng Võ, dự án Times Square Hanoi.

Txl 1 446

Ảnh nguồn Internet

Khối tài sản của bà Nguyễn Thị Nga vẫn còn là một điều bí ẩn nhưng với những thương vụ khách sạn kể trên cho thấy lĩnh vực này mang lại cho vị “nữ tướng” của BRG Group một nguồn thu không hề nhỏ – và điều này cũng thể hiện được phong cách đầu tư vô cùng táo bạo – nhưng cũng rất đáng nể của vị nữ doanh nhân này.

Xem thêm: Từ phục vụ nhà hàng đến giám đốc F&B khách sạn 5 sao

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Ngành Việt Nam học là gì? Học gì? Ở đâu? Ra trường làm gì?

“Ngành Việt Nam học học gì? Ở đâu? Ra trường làm gì?” là những thắc mắc của phần lớn bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa chọn trường, chọn nghề. Nếu đang muốn theo học ngành này để làm nghề du lịch trong tương lai, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ngành Việt Nam học: Học gì? Ở đâu? Ra trường làm gì?
Ngành Việt Nam học là gì?

Ngành Việt Nam học là gì?

Ngành Việt Nam học là bộ môn nghiên cứu một cách chuyên sâu tất cả các vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các công ty, tổ chức đơn vị nghiên cứu về các lĩnh vực trong nước, bao gồm: Văn hóa, du lịch, lữ hành, khách sạn,… Mặc dù là khối ngành mới ra đời không lâu nhưng Việt Nam học đang là một trong những ngành được lựa chọn để theo học nhiều nhất ở khối văn hóa – du lịch, giúp tích lũy, trang bị đầy đủ kiến thức, phục vụ cho công việc sau này.

Sinh viên ngành Việt Nam học học gì?

Sinh viên theo học ngành Việt Nam học sẽ được trang bị tất cả những kiến thức liên quan về đất nước con người Việt Nam như lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, phong tục tập quán, ẩm thực,… Hơn nữa, bạn sẽ được học tổng quan văn hóa giao tiếp trong từng trường hợp cụ thể: Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, công sở, trường học, kinh doanh, đón khách.

Thêm vào đó, sinh viên còn được học kiến thức về văn hóa ẩm thực, phong cách ăn mặc từ thời cổ đại đến hiện đại của người Việt Nam ở mọi miền đất nước. Đồng thời, bạn trẻ sẽ được trang bị kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho từng ngành nghề khác nhau như: Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour, quản lý điều hành tour, giao tiếp lễ tân, Pr, truyền thông sự kiện,…

Txl 1 98
Môn học của ngành Việt Nam học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Ngành Việt Nam học thi khối nào?

Để ứng tuyển vào ngành Việt Nam học, bạn có thể đăng ký các khối thi như:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)

  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)

  • C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)

  • C03 (Ngữ Văn, Toán, Lịch sử)

  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

  • D14 (Ngữ Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

  • D15 (Ngữ Văn, Địa lý, Tiếng Anh)

  • D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)

  • D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)

  • D78 (Ngữ Văn, Khoa học Xã hội, Tiếng Anh)

  • D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

  • A09 (Toán, Địa lý, Giáo dục Công dân)

Học ngành Việt Nam học ở đâu?

Bạn muốn học ngành Việt Nam học để hiểu rõ về đất nước và thuận lợi cho công việc trong ngành du lịch sau này? Hãy thử đăng ký ngành Việt Nam học (có nơi sẽ tổ chức đào tạo chuyên ngành Du lịch, Hướng dẫn viên Du lịch) tại một số trường dưới đây:

Trường và thông tin liên hệ

Thông tin tuyển sinh

Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: 336D Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

– Chuyên ngành: Việt Nam học

– Tổ hợp xét tuyển: C00, D01, D04, D78, D83

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển thẳng

+ Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

+ Xét tuyển dựa trên kết quả học THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ Xét tuyển:

+ Xét điểm thi THPT theo các tổ hợp môn: 14 điểm

+ Xét điểm học THPT: 18 tuổi

– Chỉ tiêu THPT: 45

– Chỉ tiêu theo phương thức khác: 15

– Học phí: 980.000 đồng/ tháng

Đại học Sư phạm Hà Nội

Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

– Chuyên ngành Việt Nam học

– Tổ hợp xét tuyển: C00, D01

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển thẳng

+ Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ Xét tuyển:

+ Xét điểm thi THPT tổ hợp Ngữ Văn, Lịch sử, Địa Lý: 23,25

+ Xét điểm thi THPT tổ hợp Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh: 22,65

– Chỉ tiêu THPT:

+ Tổ hợp Ngữ Văn, Lịch sử, Địa Lý: 60

+ Tổ hợp Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh: 40

– Học phí: 250.000 đồng/ tín chỉ

Đại học Thủ đô Hà Nội

Cơ sở 1: Số 98 Phố Dương Quảng Hàm, P. Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Đường 131 thôn Đạc Tài, xã Mai Đình, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Cơ sở 3: Số 6 Phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội

– Ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch)

– Tổ hợp xét tuyển: C00, D15, D14, D78

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển thẳng

+ Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

+ Xét tuyển dựa trên kết quả học THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ Xét tuyển:

+ Xét điểm thi THPT: 23, 25

+ Xét điểm học bạ: 24

– Chỉ tiêu THPT: 40

– Học phí: 300.000 đồng/ tín chỉ

Đại học Thăng Long

Địa chỉ: Nghiêm Xuân Yêm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

– Ngành Việt Nam học

– Tổ hợp xét tuyển: C00, D01, D03, D04

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển thẳng

+ Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ Xét tuyển:

+ Xét điểm thi THPT: 23, 50

– Chỉ tiêu THPT: 55

– Học phí: 24.200.000/ năm

Đại học Thành Đô

Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

– Ngành Việt Nam học

+ Chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch

+ Chuyên ngành Văn hoá và lịch sử Việt Nam

– Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C00

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển theo học bạ

+ Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ Xét tuyển:

+ Xét điểm thi THPT: 18

+ Xét điểm học bạ: 18

– Chỉ tiêu: 70

– Học phí: 57.540.000/ năm

Đại học Quảng Nam

Địa chỉ: 102 Hùng Vương, phường An Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam

– Ngành Việt Nam học

+ Chuyên ngành Văn hóa du lịch

– Tổ hợp xét tuyển: A09, C00, D01, C20

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển theo học bạ

+ Xét tuyển theo kết quả thi THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ xét tuyển:

+ Xét điểm học bạ: 15

+ Xét điểm thi THPT: 12,5

– Chỉ tiêu: 150

– Học phí: 810.000/ tháng

Đại học Duy Tân

Địa chỉ: 254 Nguyễn Văn Linh, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng

– Ngành Việt Nam học

– Tổ hợp xét tuyển: C00, C15, D01, A01

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển theo học bạ

+ Xét tuyển theo kết quả thi THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ xét tuyển:

+ Xét điểm học bạ: 15

+ Xét điểm thi THPT: 14

– Chỉ tiêu: 600

– Học phí: 8.800.000/ học kỳ.

Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

57 Nguyễn Khoa Chiêm, An Cựu, Huế

– Chuyên ngành Việt Nam học

– Tổ hợp xét tuyển: D01, D14, D15

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển theo học bạ

+ Xét tuyển theo kết quả thi THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ xét tuyển:

+ Xét điểm học bạ: 15

+ Xét điểm thi THPT: 15

– Chỉ tiêu:

+ Xét học bạ: 25 – 45

+ Xét điểm thi THPT: 25 – 45

– Học phí: 9.800.000

Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM

– Chuyên ngành Việt Nam học

– Tổ hợp xét tuyển: D01, C00, D15

– Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển theo kết quả thi THPT

– Ngưỡng điểm nhận Hồ sơ xét tuyển:

+ Ngữ văn, lịch sử, Địa lý: 24,5

+ Các tổ hợp khác: 23,5

– Chỉ tiêu: 50

– Học phí: 7.500.000/ năm

Một số trường khác ở TP. HCM

– Đại học Nguyễn Tất Thành

– Đại học An Giang

– Đại học Sư phạm TP. HCM

– Đại học Tôn Đức Thắng

– Đại học Cần Thơ

– Đại học Văn hóa TP. HCM

Xem thêm: Danh sách 65 trường đào tạo ngành khách sạn – nhà hàng – du lịch khu vực miền Bắc

Học ngành Việt Nam học có dễ xin việc không? Ra trường làm gì?

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về nhân sự cho biết, ngành Việt Nam học đang thiếu hụt nguồn nhân lực lớn. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của khối ngành này đang ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều triển vọng nghề nghiệp. Một số công việc bạn có thể lựa chọn như:

– Nghiên cứu sinh tại viện nghiên cứu văn hóa, tổ chức văn hóa chính trị, xã hội, giáo dục, tổ chức nước ngoài, công ty du lịch, cơ quan văn hóa, thông tin, du lịch, cơ quan hành chính, tổ chức chính trị – xã hội,…

– Cộng tác viên, nhà báo, biên tập viên ở các cơ quan báo chí.

– Trở thành hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour hoặc các công việc liên quan khác ở các công ty du lịch trong và ngoài nước.

– Giảng viên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài hoặc các bộ môn về văn hóa đất nước tại trường Đại học, Cao đẳng,…

Tuy nhiên, không phải sinh viên nào học ngành Việt Nam học cũng dễ dàng xin việc. Bởi ngày nay, yêu cầu công việc luôn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên bạn trẻ cần trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm sau này.

Trên đây là những nội dung giải đáp thắc mắc xoay quanh ngành Việt Nam học. Hy vọng với các kiến thức bổ ích này bạn đã tìm ra được lựa chọn chuyên ngành phù hợp với đam mê, sở thích của bản thân.

Xem thêm: Ngành Du lịch – khách sạn học trường nào?

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Nhân viên làm gì khi có khách bị giật điện? [Series xử lý tình huống khẩn cấp]

5 phút sau khi bị điện giật, nếu không sơ cứu kịp thời, nạn nhân chỉ có 25% cơ hội sống sót, thậm chí tử vong ngay lập tức. Nếu phát hiện khách hàng gặp tình trạng này, là nhân viên nhà hàng – khách sạn, bạn cần xử lý như thế nào? Cùng tham khảo quy trình 4 bước dưới đây của Nghề khách sạn để cấp cứu kịp thời và chính xác cho người bị nạn nhé.

Nhân viên Khách sạn - Nhà hàng làm gì khi có khách bị giật điện
Nhân viên Khách sạn – Nhà hàng làm gì khi khách bị giật điện?

Khu vực nào dễ bị giật điện nhất trong nhà hàng – khách sạn?

Phần lớn các tai nạn về điện xảy ra trong nhà hàng – khách sạn là do con người bất cẩn trong quá trình sử dụng, sửa chữa thiết bị điện. Vì vậy, có thể nói, bất kỳ nơi đâu có nguồn điện đều là khu vực dễ xảy ra tình trạng giật điện nhất. Đó có thể là tiền sảnh, bếp trong nhà hàng, phòng khách sạn,…

Nguyên nhân khách hàng bị giật điện

Những lý do thường gặp nhất khiến khách hàng bị giật điện phải kể đến như:

– Khách hàng sơ ý chạm vào ổ điện, dây điện hở

– Dây điện bị chập nguồn

– Dùng thiết bị/ dụng cụ điện đang bị rò rỉ

– Cầm nắm hoặc tiếp xúc với vật mang điện

Môi trường nhà hàng – khách sạn là nơi có nguy cơ cao xảy ra giật điện. Vì thế, mỗi nhân viên cần trang bị kiến thức cơ bản về cách xử lý kịp thời khi rơi vào tình trạng trên.

Txl 1 447
Khách hàng sơ ý chạm vào dây điện hở dễ gây giật điện.

Ai phụ trách sơ cứu khi có khách hàng bị giật điện?

Tại những nhà hàng – khách sạn lớn thường có đội ngũ nhân viên y tế thực hiện sơ cứu khi khách hàng bị điện giật. Còn với nơi có quy mô nhỏ hơn, bất cứ nhân viên nào có mặt tại đó đều có trách nhiệm xử lý tình huống khẩn cấp, hỗ trợ sơ cấp cứu đảm bảo an toàn tính mạng cho khách.

Cách xử lý tình huống khi khách hàng bị giật điện

Các bước thực hiện trong trường hợp này như sau:

+ Bước 1: Ngắt nguồn điện, gọi cấp cứu

Ngay khi thấy khách hàng bị điện giật, bạn nên bình tĩnh, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 đến càng nhanh càng tốt. Để đảm bảo an toàn, bạn ngắt nguồn điện bằng cầu dao tự động, tủ cầu chì, hộp điện,… hoặc dùng một số dụng cụ cách điện như thanh gỗ, cao su tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Txl 1 99
Ngắt cầu dao điện ngay khi phát hiện khách hàng bị giật điện.

+ Bước 2: Hỗ trợ khách hàng trong thời gian chờ cấp cứu

Bạn chuyển khách hàng vào nơi khô ráo, thoáng mát rồi xử lý theo từng trường hợp khác nhau.

Trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh táo:

– Bạn để khách hàng tự tỉnh và đưa đến bệnh viện gần nhất.

– Đắp chăn cho nạn nhân để giữ ấm cơ thể.

– Nếu khách hàng có vết thương lớn, bỏng, bạn không nên che chắn bất cứ vật gì lên để hạn chế nhiễm trùng.

Trường hợp nạn nhân bất tỉnh nhân sự:

– Khi phát hiện làn da nạn nhân trở nên tím tái, không có mạch, bạn cần nhanh chóng làm sạch đờm nhớt trong miệng khách hàng.

– Thực hiện hô hấp nhân tạo cho khách hàng như sau: Đặt tay thẳng góc với xương ức ở ⅓ dưới xương ức ấn xâu từ 4 đến 6cm, từ 60 đến 100 lần/ phút; Ấn 10 nhịp thở vào miệng khách hàng 1 lần, không được gián đoạn quá 10s.

– Bạn làm liên tục các động tác này và nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện.

+ Bước 3: Xử lý vết bỏng cho khách hàng (nếu có)

Nếu khách hàng bị bỏng ở vị trí nào đó, bạn cần xem xét khu vực này và sơ cứu nhanh chóng như sau:

– Dùng nước sạch để làm mát vết bỏng. Không được dùng đá, nước nóng hoặc lạnh vì chúng có thể gây khó khăn cho việc phục hồi.

– Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức để hạn chế tổn thương.

– Sử dụng băng gạc, vải sạch khỏi nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

– Tránh dùng khăn tắm, chăn đắp vào vết thương bởi chúng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng.

+ Bước 4: Chờ cấp cứu đến

Khi khách hàng đã ổn định, bạn nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện, cấp cứu kịp thời. Lưu ý bạn nên cập nhật thông tin về quá trình xử lý cấp cứu cho bác sĩ biết. Ngoài ra, bạn nên ở bên cạnh, theo dõi tình trạng của khách hàng thường xuyên và không quên liên lạc với người thân của họ đến ứng cứu.

Cách phòng tránh giật điện trong nhà hàng – khách sạn

Một số cách hạn chế tình trạng giật điện trong nhà hàng – khách sạn như sau:

– Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điện

– Đặt biển báo cấm người ra vào khu vực mất an toàn điện

– Tăng cường hoạt động hướng dẫn khách hàng sử dụng điện an toàn thông qua tờ rơi, thông báo, biển báo,..

– Khi phát hiện dây điện rò rỉ, cần lập tức ngắt nguồn điện và thay sửa kịp thời.

– Trang bị kiến thức xử lý tình huống khi bị tai nạn giật điện cho nhân viên.

Tóm lại, khi người khác bị điện giật, bạn nên nhanh chóng gọi cấp cứu và đưa đến bệnh viện kịp thời. Ngoài ra, đừng quên các bước xử lý tình huống khi khách hàng bị giật điện trên đây nhé. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe bản thân và người xung quanh tốt hơn.

7 bước sơ cứu đúng cách cho người bị co giật

Phương Thảo

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Tầm quan trọng của việc nắm bắt tâm lý khách hàng

Trong ngành du lịch nói riêng và tất cả những ngành kinh doanh khác, việc nắm bắt tâm lý khách hàng là yếu tố giữ vai trò quan trọng, là chìa khóa quyết định thành công của doanh nghiệp. Cùng hoteljob.vn tìm hiểu tầm quan trọng cũng như phân tích tâm lý của du khách một vài quốc gia qua bài viết dưới đây:

Nắm bắt tâm lý khách hàng - Chìa khóa thành công ngành du lịch
Nắm bắt tâm lý khách hàng – Chìa khóa thành công ngành du lịch

Tầm quan trọng của việc nắm bắt tâm lý khách hàng

Có nhiều phương pháp để phân tích tâm lý khách du lịch như: theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quốc gia hay châu lục. Nhưng tựu lại chung mục đích của phân tích đều là người làm dịch vụ nắm bắt tốt tâm lý từng đối tượng khách hàng từ đó có định hướng đúng trong kinh doanh.

  • Đưa ra những chiến lược phù hợp

Thông qua việc nghiên cứu nhận biết nhu cầu, tâm trạng, thái độ, sở thích … của từng nhóm khách du lịch từ đó đưa ra các ưu đãi, bổ sung dịch vụ tiện ích phù hợp với họ, góp phần nâng cao doanh thu cho khách sạn.

  • Xây dựng lòng tin từ khách hàng

Khi thị trường du lịch có sự cạnh tranh gay gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nếu mang lại những dịch vụ phù hợp với chất lượng tốt nhất thì sẽ nhận được sự tin tưởng và trung thành từ khách hàng, việc khách hàng lựa chọn là điểm dừng chân trong những chuyến đi tiếp theo là rất cao.

  • Kênh quảng cáo hiệu quả từ khách hàng

Nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng, bạn có thể dễ dàng kết nối với khách hàng không chỉ qua công việc mà còn qua các cuộc trò chuyện cá nhân từ đó củng cố mối quan hệ lâu dài.

Ngoài việc tham gia đóng góp cải thiện dịch vụ khách hàng còn sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm của mình đến nhiều người xung quanh. Đó chính là một kênh quảng cáo không tốn chi phí mà còn đạt hiệu quả cao.

Xem thêm : ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM

Tâm lý khách du lịch theo quốc gia

  1. Du khách Trung Quốc

Sự gần gũi về vị trí địa lý và tương đồng về văn hóa giúp thu hút khách Trung Quốc đến nước ta nhiều nhất trong thời gian qua.

–  Người Trung Quốc ưu tiên những gói du lịch giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.

– Người Trung Quốc thường nói to, nói nhiều, họ thích các hoạt động sôi nổi và sẵn sàng tham gia các hoạt động giao lưu ở địa phương.

– Du khách Trung Quốc yêu thiên nhiên, họ thường lựa chọn những nơi có phong cảnh đẹp, thích tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng.

– Người Trung Quốc khá kỹ tính, cầu kỳ, xem trọng chi tiết.

– Trung Quốc có nhiều vùng miền nên khẩu vị ăn uống cũng khác nhau, tuy nhiên họ không ngại khám phá những món ăn, đặc sản vùng miền khi đi du lịch.

– Với người Trung Quốc gia đình rất quan trọng, họ thường đi du lịch theo đoàn gia đình.

Với những đặc điểm tâm lý của người trung Quốc, người làm dịch vụ cần chú ý đưa ra gói dịch vụ giá cả phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ổn. Cẩn thận tỉ mỉ trong bài trí phòng, có thể sử dụng những vật trang trí thủ công không quá cầu kỳ. Sắp xếp không gian rộng, thoải mái đảm bảo các hoạt động của họ không gây ảnh hưởng đến du khách khác. Tìm hiểu rõ vùng miền để  phục vụ món ăn phù hợp với khẩu vị từng nơi.

  1. Du khách Hàn Quốc

Hàn Quốc đứng thứ 2 về lượt du khách đến Việt Nam trong những năm qua. Du lịch Việt nam đang là mối quan tâm và để lại ấn tượng tốt đối với du khách hàn Quốc.

– Người Hàn Quốc đề cao bản sắc văn hóa dân tộc và coi trọng lễ nghi, đạo đức, họ thường cúi người khi chào hỏi và lễ phép với những người hơn tuổi. Lễ tân hay nhân viên khách sạn, khu du lịch cần chú ý trong giao tiếp, có thái độ tôn trọng trong hành động và lời nói đặc biệt là với người lớn tuổi.

– Sự khác biệt trong lối sống giữa người trẻ tuổi và lớn tuổi. Nếu người trẻ có xu hướng lối sống hiện đại, thực tế và đơn giản thì người già lại yêu thích không gian cổ xưa, truyền thống. Nắm bắt theo đặc trưng từng nhóm đối tượng mà có cách bài trí, sắp xếp phòng khách sạn, bàn ăn nhà hàng phù hợp.

– Du khách hàn Quốc yêu thích các tour du lịch sinh thái và trải nghiệm ẩm thực.

– Khẩu vị ăn uống khá giống người Việt Nam, họ ăn nhiều món trong bữa ăn, canh được chia riêng từng bát riêng và thường sử dụng ớt cho các món ăn của mình.

– Chú ý một số điều cấm kỵ đối với người Hàn:  Họ thường tránh con số 4 được cho là không may mắn; nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa đồ vật cho người khác; tránh hỏi về vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ… Tuy những điều này khá nhỏ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng từ đó chất lượng dịch vụ bị giảm sút.

Txl 1 448
Nhân viên khách sạn cần có cách ứng xử phù hợp với từng đối tượng du khách

  1. Du khách Mỹ

–  Đặc điểm tính cách:  Người Mỹ có tính cách phóng khoáng, thẳng thắn bày tỏ quan điểm, khi có mâu thuẫn hay tranh luận sẽ khá gay gắt trong hành động và ngôn ngữ nhưng khi đã đạt được thỏa hiệp họ sẽ kết thúc một cách nhanh nhất, tốt nhất. Người Mỹ rất vui tính, cởi mở. Đặc biệt, họ thường tôn trọng, ưu tiên và luôn bảo vệ phụ nữ.

– Trong giao tiếp:  Người Mỹ khá lịch thiệp trong giao tiếp, thoải mái, phóng khoáng, thích nói chuyện thẳng thắn, không cầu kỳ tuy nhiên không quá suồng sã. Người Mỹ khá cởi mở về những vấn đề cá nhân của bản thân và không ngại đặt câu hỏi trực tiếp.

– Về khẩu vị:  Người Mỹ cực kỳ thích những món ăn đơn giản, nhanh để tiết kiệm thời gian. Trong du lịch họ không có yêu cầu quá cao về các món đặc sản vùng miền nhưng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, họ thích uống bia và nước lạnh. Và đặc biệt họ ăn khá nhiều.

– Người Mỹ rất năng động, thích khám phá cái mới, yêu thích sự thoải mái tự nhiên.

– Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc.

– Mỹ là một dân tộc đa văn hóa, đa chủng tộc vì vậy có thể thấy sự phóng khoáng, thoải mái, tuy nhiên cần chú ý những vấn đề nhạy cảm trong giao tiếp như: hỏi về tuổi tác, không bắt tay với người lạ, một số người kị con số 13….

Đối với du khách Mỹ nhân viên lễ tân chú ý thực hiện quy trình check-in/ check-out thật nhanh chóng và chính xác. Khi giao tiếp nên nhìn trực diện vào mắt khách và xưng hô bằng tên khách.Yêu cầu về phòng ốc không quá cao, chú ý cách bày trí đơn giản nhưng sạch sẽ gọn gàng, đảm bảo đầy đủ tiện nghi cần thiết. Các dịch vụ mang tính trải nghiệm, thám hiểm được ưu tiên.

  1. Du khách Nga

– Người Nga khá dễ tính, trung thực, đôn hậu và thích biểu hiện tình cảm ra bên ngoài. Họ thích các hành động bắt tay, ôm hôn ngay cả ở những lần đầu gặp mặt.

– Khẩu vị ăn uống khá đơn giản, chủ yếu các món quay,  nướng, dùng nhiều bơ, kem trong chế biến, thích uống các loại rượu mạnh. Tuy nhiên họ lại khá cầu kỳ trong cách ăn uống, yêu cầu cao về đảm bảo vệ sinh; nhân viên phục vụ cần cư xử lịch sự, có mặt ngay khi khách có nhu cầu.

– Những điều cấm kỵ nên tránh: Người Nga không thích con số 13, đặc biệt là thứ 6 ngày 13; tránh dùng chung cốc uống nước; 3 số 6 (666) được cho là số của quỷ….

–  Du khách Nga khá chịu chi trong việc mua sắm và sử dụng dịch vụ du lịch.  Phòng ốc được thiết kế gọn gàng, sạch sẽ đảm bảo chất lượng giấc ngủ; các dịch vụ hỗ trợ được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nắm bắt tốt đặc điểm này không chỉ để lại sự hài lòng đối với du khách Nga mà còn giúp người làm dịch vụ khai thác những tiềm năng mà đối tượng du khách này mang lại.

  1. Du khách Pháp

Nằm trong top 10 các quốc gia có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất do những mối liên hệ về lịch sử, văn hóa và kiến trúc.

 – Khách du lịch Pháp thường khá hình thức, họ đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân và cũng luôn thể hiện sự tôn trọng tự do của người khác.

– Người Pháp chuộng kiểu cách và cầu kỳ trong cách ăn uống, đồ ăn không chỉ ngon mà cần phải đẹp mắt. Nhà hàng cần chú ý vào đặc điểm này để làm hài lòng những thực khách Pháp khó tính, bên cạnh đó cũng cần chú ý hơn trong cung cách phục vụ, đảm bảo sự lịch thiệp, tinh tế tối thiểu nhất.

– Du khách Pháp tương đối hạn chế về tiếng Anh cho nên khách sạn có phục vụ khách đến từ quốc gia này cần có lễ tân biết nói tiếng Pháp.

– Họ thích các hoạt động sôi nổi, đam mê dịch chuyển. Người Pháp thường rất quan tâm đến các chủ đề về văn hóa, ẩm thực, thể thao… nên nhân viên lễ tân có thể trang bị cho mình kiến thức về những lĩnh vực này để gây ấn tượng với khách.

  1. Du khách các nước hồi giáo

Khách du lịch theo đạo hồi là một thị trường khách đặc biệt và đòi hỏi người làm dịch vụ phải nắm rõ và chú ý nhiều hơn trong từng dịch vụ và hoạt động du lịch.

–  Quan niệm Hồi giáo không cho phép phụ nữ giao tiếp với đàn ông lạ nên nếu khách sạn có phục vụ khách nữ đến từ những quốc gia này cần lễ tân đón tiếp phải là nữ. Khi bắt tay hay nhận bất cứ đồ vật gì từ khách, lễ tân phải dùng tay phải hoặc dùng cả hai tay. Ngoài ra khi chỉ dẫn đường đi cho khách, bạn không được dùng ngón trỏ để chỉ đường vì đó là điều cấm kỵ, mà phải dùng cả bàn tay, ngón cái áp vào lòng bàn tay.

– Khách sạn cần chuẩn bị khu vực hành lễ riêng, bày trí đúng tiêu chuẩn đạo Hồi. Bên cạnh đó nhân viên lễ tân nên tìm hiểu về các thánh đường Hồi giáo trong vùng, các nhà hàng hoặc các không gian , hoạt động phù hợp với người Hồi Giáo để sẵn sàng hướng dẫn khách khi cần.

– Về ẩm thực cần chú ý những thực phẩm kiêng kỵ đối với người hồi giáo như:  rượu, bia, thịt lợn, thịt chim, động vật lưỡng cư. Nhà hàng nên có thực đơn riêng phù hợp với nhu cầu của du khách theo đạo.

Hy vọng qua bài viết Với những phân tích trên, các điểm du lịch cũng như khách sạn, nhà hàng, những người làm dịch vụ du lịch có thể tìm ra những phương thức tiếp cận, gia tăng trải nghiệm cho từng nhóm khách tiềm năng nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy mô doanh nghiệp và tình hình du lịch ở địa phương.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỄ TÂN KHÁCH SẠN NẮM BẮT NHANH CHÓNG TÂM LÝ KHÁCH HÀNG?

Đoàn Trang

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com