Xử lý website sitemap bị google bỏ qua không index được A-Z

Chắc hẳn khi bạn đang đọc nội dung về sitemap bạn cũng đang tìm câu trả lời cách thức xử lý website sitemap bị google bỏ qua không index được toàn bộ sitemap của website. Bài viết này chia sẻ cách để google index sitemap cho website của bạn.

Chia sẻ lý do mình phải xử lý website sitemap bị google bỏ qua không index được

Hệ thống website mình đang sử dụng là wordpress, trước đây sử dụng nukeviet và đã chuyển qua được 5 năm rồi. Ban đầu nhiều bạn hay kể cả bản thân mình nghĩ sau khi cài các plugin hỗ trợ SEO như Yoast SEO, SEO press, Rank Math… thì nó tự xử lý sitemap của website cho mình. Ở đây chỉ đúng một phần, vì khi nó tự tạo theo cách động chứ không lưu thành file cố định trên hosting của bạn. Mặc dù khi truy cập đường dẫn sitemap của các plugin tạo ra thì nó vẫn hoạt động và bị google bỏ qua rất nhiều.

Một ngày đẹp trời mình cài lại SEO Quake trên chrome thì nó báo dữ liệu trang/ bài viết/ sản phẩm được index cực ít  so với dữ liệu hiện tại. Nên mình đã phải tìm cách fix và muốn được chia sẻ cho các bạn.

Sau khi thử các công cụ SEO pro/ premium nổi tiếng để xem ông nào tốt hơn ông nào thì vấn đề cũng không được giải quyết. Trước đây, mình sử nukeviet cũng đã phải xử lý sitemap theo cách thủ công khác để được google search console được đầy đủ.

Rất nhiều các website đề cập các nguyên nhân mà website không index được như: không có file robots.txt, bị chặn, chưa có sitemap… nhưng không đề cập đến cách xử lý và không cho các bạn biết rằng google là cỗ máy khổng lồ, không thể chứa mọi thứ.

Vì sao sitemap lại quan trọng vậy?

Sitemap (sơ đồ website) là một file liệt kê các trang và tệp tin trên website. Danh sách liệt kê được sắp xếp theo dạng sơ đồ phân tầng (giảm dần sự quan trọng) giúp các công cụ tìm kiếm:

Thu thập dữ liệu trên trang web của bạn hiệu quả hơn
Biết những URL nào bạn muốn ưu tiên xuất hiện
Hiển thị kết quả trên trang tìm kiếm thông minh hơn

Việc khai báo sitemaps với Google là việc có thể thực hiện bất cứ lúc nào, nhưng việc xây dựng sitemaps là điều bạn phải lên kế hoạch từ trước.

XML Sitemap (dành cho bot công cụ tìm kiếm)

XML Sitemap được tạo nên với mục đích giúp bot của các công cụ tìm kiếm định hướng và thu nhập thông tin trên website dễ dàng, nhanh chóng hơn.

HTML Sitemap (dành cho người dùng website)

HTML Sitemap là sơ đồ website xây dựng bằng mã HTML giúp cho người dùng dễ tiếp cận mục họ đang tìm hơn

Fix sửa lỗi google bỏ qua sitemap như thế nào

Tạo sitemap thủ công cho bất kỳ website nào

Fix sửa lỗi google bỏ qua sitemap như thế nào cho website sử dụng WordPress hoặc các mã nguồn, code tay khác…Hãy cùng xem cách mình xử lý nhé!

Bước 1: Tạo sitemap thủ công bằng công cụ https://freesitemapgenerator.com/

Bước 2: Đăng ký tài khoản miễn phí (được 3 website)

Bước 3: Làm theo hướng dẫn tạo sitemap

+ Bấm link tạo sitemap (make sitemap)

+ Xác nhận chủ sở hữu website bằng cách tạo file xác thực .txt

+ Upload file xác thực lên hosting ngang hàng với wp_config.php

Kết quả sitemap được tạo sau khi bấm make sitemap
Kết quả sitemap được tạo sau khi bấm make sitemap

Tạo sitemap tự động upload khi hoàn thành

Lưu ý: Hệ thống hỗ trợ việc tự tạo, tự upload sitemap, tự index với google, bing sau khi hoàn thành việc tạo sitemap

+ Chọn website cần cấu hình auto upload

+ Tạo file cấu hình theo hướng dẫn: tệp xác thực, sitemap.xml…

+ tạo tệp với tên: sitemap.xml

Tạo live sitemap cho trang nhiều dữ liệu

Theo khuyến cáo hướng dẫn với website lớn nên có live sitemap nên thêm chèn livesitemap để việc index được nhanh và tự động

+ Chọn website cần cấu hình tạo live sitemap

+ copy code dán vào giữa cặp thẻ <body> </body> trong file footer.php của giao diện bạn đang sử dụng

Tạo sitemap có thể đọc được dạng html bằng XML2HTML theo hướng dẫn

+ Tạo file sitemap.php

+ copy paste code theo hướng dẫn

Trên đây là hướng dẫn tạo sitemap cố định cho website lưu trên hosting của bạn. Xong bước này bạn có thể xử lý thủ công hoặc chờ đợi google index dữ liệu. Nếu bạn muốn xử lý thủ công yêu cầu google index từng url thì làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập vào https://search.google.com/search-console/

Bước 2: Gửi request lập sitemap thủ công danh mục sản phẩm/ bài viết để google index nhanh sitemap thủ công nhanh hơn

Dán link danh mục sản phẩm/ bài viết vào ô tìm kiếm Kiểm tra mọi url trong …. > sau đó yêu cầu lập chỉ mục

Bước 3: Bấm vào tab bị loại trừ trong phạm vi lập chỉ mục

Bước 4: Kéo xuống phần chi tiết > Bấm vào dòng bị loại trừ. Google sẽ hiển thị những url bị loại trừ. Bạn bấm vào ô kính lúp để xem chi tiết > Yêu cầu lập chỉ mục

Hy vọng bài viết Xử lý website sitemap bị google bỏ qua không index được sẽ hữu ích đối với các bạn đặc biệt là các bạn tự vận hành, quản trị website của chính mình.

Lệnh back up thủ công data sql bằng dòng lệnh linux server tự động thêm ngày tháng, giờ phút vào tên file

Việc backup thủ công hoặc tự động hàng ngày giúp bạn có thể đề phòng các trường hợp rủi ro tránh bị mất dữ liệu. Ở bài viết này mình xin chia sẻ lệnh back up thủ công data sql bằng dòng lệnh linux server tự động thêm ngày tháng, giờ phút vào tên file.

Thông thường khi bạn lưu về backup thủ công thì bạn phải sửa lại tên file khi tải về giúp việc phân loại và quản lý được hiệu quả.

Nếu phải thay đổi tên thủ công bạn thường mất thời gian nếu trong 1 ngày bạn backup nhiều bản. Sau đây mình xin chia sẻ cách backup tự động file sinh ra được thêm ngày tháng, giờ phút hiện tại của server vào và công việc của bạn là chỉ cần tải về bản backup đó thôi. Hoặc tham khảo để tạo script backup tự động.

sudo mysqldump -u root -pMÂT_KHẨU_CỦA_BẠN > /home/location/webcuaban.com`date +%Y%m%d_%H%M`.sql

Lenh Back Up Thu Cong Data Sql Bang Dong Lenh Linux Server Tu Dong Them Ngay Thang Gio Phut Vao Ten File2
Lenh Back Up Thu Cong Data Sql Bang Dong Lenh Linux Server Tu Dong Them Ngay Thang Gio Phut Vao Ten File2

File backup khi hoàn thành sẽ có dạng: webcuaban.com20220301_1200.sql

Lenh Back Up Thu Cong Data Sql Bang Dong Lenh Linux Server Tu Dong Them Ngay Thang Gio Phut Vao Ten File1
Lenh Back Up Thu Cong Data Sql Bang Dong Lenh Linux Server Tu Dong Them Ngay Thang Gio Phut Vao Ten File1

(Ví dụ mình tạo lệnh lúc 12h00 ngày 01/03/2022)

Nếu bạn sử dụng server đăng nhập SSH keys mà muốn đăng nhập từ Linux chưa biết đăng nhập như thế nào thì hãy xem hướng dẫn Cách kết nối với VPS Linux Server có sử sử dụng SSH keys bằng dòng lệnh

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn!

 

Cách kết nối với VPS Linux Server có sử sử dụng SSH keys bằng dòng lệnh

Chia sẻ cách kết nối với VPS Linux Server có sử sử dụng SSH keys bằng dòng lệnh mặc định của Linux dưới đây. Đây là nội dung mà nhiều bạn tìm kiếm nhưng khó tìm được câu trả lời.

Thông thường, hầu hết người dùng kết nối tới Linux server từ HĐH Window bằng các phần mềm như Putty, ZOC, Bitvise SSH… hoặc các phần mềm tương tự kết nối đến máy chủ liux bằng dòng lệnh.

Cach Ket Noi Voi Vps Linux Server Co Su Su Dung Ssh Keys Bang Dong Lenh Putty
Cach Ket Noi Voi Vps Linux Server Co Su Su Dung Ssh Keys Bang Dong Lenh Putty

Nhưn câu hỏi nếu đang sử dụng máy tính đang sử dụng các hệ điều hành như Linux Mint, Ubuntu… muốn kết nối tới Linux Server/ VPS thì làm như thế nào? Đặc biệt linux server có sử dụng thêm 1 lớp bảo mật nữa là SSH keys.

SSH Keys là gì?

Hiểu một cách đơn giản, SSH Key là một phương thức chứng thực người dùng truy cập bằng cách đối chiếu giữa một key cá nhân (Private Key) và key công khai (Public Key).

Private key và Public key luôn có liên hệ chặt chẽ với nhau để nó có thể nhận diện lẫn nhau. Khi tạo một SSH Key thì người dùng sẽ có cả 2 loại key này. Sau đó người dùng mang public key upload lên máy chủ của mình, còn cái private key của người dùng sẽ lưu ở máy và khi đăng nhập vào server, người dùng sẽ gửi yêu cầu đăng nhập kèm theo cái Private Key này để gửi tín hiệu đến server, server sẽ kiểm tra xem cái Private key của người dùng có khớp với Public key có trên server hay không, nếu có thì bạn sẽ đăng nhập được.

Private Key và Public Key luôn có liên hệ chặt chẽ với nhau để nó có thể nhận diện lẫn nhau. Khi tạo một SSH Key bạn sẽ có cả 2 loại key ở trên, sau đó đặt Public Key lên máy chủ của bạn, Private Key sẽ được lưu ở máy và khi đăng nhập vào Server, bạn sẽ gửi yêu cầu đăng nhập kèm theo cái Private Key này để gửi tín hiệu đến Server, Server sẽ kiểm tra xem Private Key của bạn có khớp với Public Key có trên Server hay không, nếu 2 key này khớp nhau thì bạn có thể đăng nhập được.

Cài đặt SSH trên linux

Nếu bạn tự cài một hệ điều hành Linux lên máy chủ(thường là máy chủ riêng) thì thường là mặc định trong hệ điều hành không có cài sẵn SSH. Do đó, bạn cần cài giao thức SSH vào máy.

Cài đặt SSH trên linux đối với RHEL/CentOS

yum -y install openssh-server openssh-clients
chkconfig sshd on
service sshd start

Cài đặt SSH trên linux đối với Ubuntu/Debian

sudo apt install openssh-client
sudo apt install openssh-server

Tại sao máy chủ Server nên được bảo mật bằng ssh keys?

Thông thường đăng nhập thông thường bằng user và password đến VPS/Server nó rất nguy hiểm nếu như máy tính bạn có mã độc hoặc vô tình làm lộ mật khẩu. Vì thể việc đăng nhập bằng ssh keys vào VPS là phương thức đảm bảo an toàn tránh bị xâm nhập trái phép.

Hầu hết các nhà cung cấp VPS đã thêm tùy chọn đăng nhập SSH keys khi tạo mới VPS. Như server mà chúng tôi đang sử dụng của Vultr có nhiều DATA center hoạt động ổn định và hiệu suất cao.

Bạn có thể đăng ký dùng thử tại đây: https://link.scovietnam.com/vultr

Cách kết nối VPS/Server bằng dòng lệnh thông thường sử dụng password

ssh root@202.10.1.1

Cách kết nối VPS/Server bằng dòng lệnh nếu sử dụng SSH keys

Mở cửa số dòng lệnh của Linux
ssh -i /home/locthanh/vps-login-privatekey.ppk root@202.10.1.1
sau đó nhập mật khẩu của tài khoản cần đăng nhập VPS ở đây là tài khoản root

Cach Ket Noi Voi Vps Linux Server Co Su Su Dung Ssh Keys Bang Dong Lenh 5
Cach Ket Noi Voi Vps Linux Server Co Su Su Dung Ssh Keys Bang Dong Lenh 5
Cach Ket Noi Voi Vps Linux Server Co Su Su Dung Ssh Keys Bang Dong Lenh 4
Cach Ket Noi Voi Vps Linux Server Co Su Su Dung Ssh Keys Bang Dong Lenh 4

Hy vọng bài viết chia sẻ Cách kết nối với VPS Linux Server có sử sử dụng SSH keys bằng dòng lệnh sẽ hữu ích đối với các bạn giúp tăng cường bảo mật cho server của bạn quản lý.

Danh sách 10 plugin tốt nhất để xây dựng Website TMĐT woocommerce cho wordpress cms

Bài viết này mình xin chia sẻ Danh sách 10 plugin tốt nhất để xây dựng Website TMĐT woocommerce cho wordpress cms mà mình đã thực hiện.

  1. Plugin đăng nhập Google, Facebook, Zalo phổ thông tại Việt Nam
  2. Plugin thanh toán đặt cọc WooCommerce Deposits – Partial Payments
  3. Plugin tìm kiếm tức thì sản phẩm – bài viết với Ajax search pro
  4. Plugin quà tặng cho khách khi thanh toán Giftable Woocommerce
  5. Plugin Rank Math SEO PRO tốt hơn Yoast SEO
  6. WooCommerce Boost Sales Premium
  7. YITH WooCommerce Dynamic Pricing and Discounts Premium
  8. Stop Generating Unnecessary Thumbnails (Miễn phí)
  9. Thanh Toán Quét Mã QR – Momo,Zalo Pay,Moca Grab, AirPay (Miễn phí)
  10. Viet Nam saleor for WooCommerce – Plugin này thay đổi thông tin địa chỉ cho phù hợp với đơn vị hành chính tại Việt Nam, tích hợp tính năng giao hàng của các dịch vụ vận chuyển trong nước (Miễn phí)

Cách đồng bộ tài khoản thành viên nhiều trang wordpress

Mình có nhận được một số câu hỏi về cách đồng bộ tài khoản thành viên nhiều trang wordpress để cách thành viên có thể đăng nhập trên các trang mà bạn quản trị, không phải đăng ký lại

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau là được. Ví dụ muốn map 2 thành viên 2 trang sitea.com và siteb.com thì làm như sau:

B1: Cài plugin WP Remote Users Sync trên tất cả các trang mà bạn quản trị và muốn đồng bộ thành viên trên 2 trang

B2: Cấu hình tab Remote site: Add remote site (tên miền cần đồng bộ) và các mục đồng bộ giữa 2 hay nhiều trang với nhau.

Trong trang sitea.com cấu hình add remote site là siteb.com

Trong trang siteb.com cấu hình add remote site là sitea.com

B3: Cấu hình tab Security:

  • Action Encryption Key: (tự tạo và giống trên các trang)
  • Action Signature Key: (tự tạo và giống trên các trang)

B4: Test kết nối ok có màu xanh là được

Plugin này hoạt động dựa trên mã API khi khách hàng đăng ký mới trên trang nào đó, mà đăng nhập vào các trang còn lại được cài đặt sẽ không cần phải đăng ký lại thành viên.

Cách chèn code hàng loạt code cho trang con trong Mutisites wordpress

Trong bài viết này mình chia sẻ Cách chèn code hàng loạt cho trang Mutisites wordpress như chèn công cụ chát, chèn thêm một thông tin, hay chèn mã theo dõi cho tất cả các trang con của Mutisites cùng một mã mà không phải chèn từng trang con một. Do cách hoạt động của trang wordpress đơn lẻ khác hẳn so với cách hoạt động của site nằm trong Mutisites. Do dùng chung giao diện và plugin nên việc tiết kiệm được không gian dữ liệu lưu trữ nhưng lại gặp nhiều vấn đề khó giải quyết hơn so với trang đơn lẻ.

Thông thường với trang đơn lẻ khi chèn các mã theo dõi Script thì chúng ta thường chèn trước thẻ đóng </body> của footer nhưng do dùng chung giao diện nên việc chèn mã theo cách thông thường không được. Vậy bạn sẽ chọn cách chèn như thế nào đây!

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách chèn code hàng loạt cho trang Mutisites wordpress như sau:

B1: Chuẩn bị cài đặt plugin: Code Snippets bởi Code Snippets Pro

B2: Mở trang quản trị của network /wp-admin/network/admin.php

B3: Mở menu cài đặt của snippets

B4: Chèn mã theo mẫu php

Plugin Code Snippets

Ví dụ 1: chèn hàng loạt nội dung html hiển thị bằng Code Snippets

add_shortcode( ‘shortcode_name’, function () {

$out = ‘<p>write your HTML shortcode content here</p>’;

return $out;
} );

Ví dụ 2: chèn hàng loạt mã theo dõi google analytic bằng Code Snippets

add_action( ‘wp_head’, function () { ?>
<!– Global site tag (gtag.js) – Google Analytics –>
<script async src=”https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-31RT2XLHHP”></script>
<script>
window.dataLayer = window.dataLayer || [];
function gtag(){dataLayer.push(arguments);}
gtag(‘js’, new Date());

gtag(‘config’, ‘G-31RT2XLHHP’);
</script>
<?php } );

Ví dụ 3: Chèn hàng loạt mã filter vào function bằng Code Snippets

/* Automatically set the image Title, Alt-Text, Caption & Description upon upload
———————————————————————–*/

add_action( ‘add_attachment’, ‘my_set_image_meta_upon_image_upload’ );

function my_set_image_meta_upon_image_upload( $post_ID ) {
// Check if uploaded file is an image, else do nothing
if ( wp_attachment_is_image( $post_ID ) ) {
$my_image_title = get_post( $post_ID )->post_title;
// Sanitize the title: remove hyphens, underscores & extra
// spaces:
$my_image_title = preg_replace( ‘%s*[-_s]+s*%’, ‘ ‘,
$my_image_title );
// Sanitize the title: capitalize first letter of every word
// (other letters lower case):
$my_image_title = ucwords( strtolower( $my_image_title ) );
// Create an array with the image meta (Title, Caption,
// Description) to be updated
// Note: comment out the Excerpt/Caption or Content/Description
// lines if not needed
$my_image_meta = array(
// Specify the image (ID) to be updated
‘ID’ => $post_ID,
// Set image Title to sanitized title
‘post_title’ => $my_image_title,
// Set image Caption (Excerpt) to sanitized title
‘post_excerpt’ => $my_image_title,
// Set image Description (Content) to sanitized title
‘post_content’ => $my_image_title,
);

// Set the image Alt-Text
update_post_meta( $post_ID, ‘_wp_attachment_image_alt’,
$my_image_title );
// Set the image meta (e.g. Title, Excerpt, Content)
wp_update_post( $my_image_meta );
}
}

Còn nếu bạn muốn chọn riêng từng trang con thì có thể tùy chình phần cấu hình hoặc thêm vào Code Snippets trong từng trang con.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn muốn xây dựng và quản trị Mutisites wordpress

 

Cách tìm kiếm và xóa nhiều ảnh theo tên file của wordpress website trên Linux server

Chắc hẳn các bạn phải đau đầu khi phải tìm cách xóa bớt ảnh mà website wordpress tự sinh ra quá nhiều hoặc khi thay đổi giao diện mà chưa cấu hình lại. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ hướng dẫn các bạn tìm và xóa các file ảnh theo tên dễ dàng và nhanh chóng bằng dòng lệnh của linux. Chuẩn bị các bước nhé:

B1: Xem các đuôi file ảnh mà giao diện của bạn sinh ra ví dụ:

  • Tên_file_ảnh_gốc_150x150.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_100x100.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_300x300.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_450x400.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_450x550.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_450x600.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_600x600.png
  • ….

B2: Tìm và sửa dòng lệnh tương ứng với tên file ảnh của bạn

Ví dụ trên ta sẽ có:

Ví dụ 1: find . | grep “w*-150×150.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Ví dụ 2:  find . | grep “w*-100×100.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Ví dụ 3:  find . | grep “w*-300×300.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Ví dụ 4,5,6:  find . | grep “w*-450×4*.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

B3: Chạy lệnh cd đến thư mục cần tìm và xóa

Ví dụ muốn xóa các ảnh có tên file như ví dụ trên ở thư mục tháng 9 của năm 2021 theo đường dẫn trên hosting: /home/websitecuaban.com/public_html/wp-content/uploads/2021/09 ta chạy các lệnh:

cd /home/websitecuaban.com/public_html/wp-content/uploads/2021/09

find . | grep “w*-150×150.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*-100×100.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*-300×300.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*-450×4*.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Hướng dẫn cụ thể nâng cao bạn có thể tham khảo các ví dụ sau. Ký tự * sẽ thay thế cho toàn bộ ký tự có trên file, [0-9] file có số từ 0-9

find . | grep “w*bak.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*-1-*.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*100x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

find . | grep “w*1200x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*[0-9]x67*.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

find . | grep “w*220x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*300x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*450×450.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*768x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Hy vọng bài viết Cách tìm kiếm và xóa nhiều ảnh theo tên file của wordpres website trên Linux server sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình quản trị website wordpress được tốt hơn. Nếu có câu hỏi nào vui lòng để lại thông tin trong phần bình luận hoặc liên hệ để được hỗ trợ.

Chia sẻ code chèn biểu tượng hỗ trợ trực tuyến html

Trong quá trình tìm hiểu cũng có rất nhiều bạn đi tìm code nhúng hỗ trợ cho website của mình và cũng có không ít bài viết chia sẻ code hỗ trợ cho website. Trong bài viết này mình cũng chia sẻ một cách chèn code hỗ trợ trực tuyến bằng html và css

Hướng dẫn, bạn chỉ cần thay thông tin liên hệ trong url dưới đoạn code (phần bôi đỏ) và thay đổi lại CSS nếu như bạn muốn và chèn vào trước thẻ </body> là được và đừng quên thay đổi icon url cho biểu tượng bạn muốn chèn:

<style>

#float-contact {
position: fixed;
bottom: 68px;
left: 5px;
z-index: 99999;
}

#float-contact {
position: left;

}

#float-contact li {
list-style: none;
position: fix;
}

#float-contact li, #float-contact a {
font-size: 0;
width: 40px;
height: 40px;
display: block;
bottom: 80px;
}

#Zalo {
left: 5px;
width: 50px;
background: url(‘/wp-content/uploads/icon-white-zalo.png‘) no-repeat;
}

#Facebook {
left: 5px;
width: 50px;
background: url(‘/wp-content/uploads/icon-white-facebook.png‘) no-repeat;
}

#Chattructuyen {
left: 5px;
width: 50px;
background: url(‘/wp-content/uploads/icon-white-chattructuyen.png‘) no-repeat;
}
</style>

<ul id=”float-contact”>
<li id=”Zalo”><a href=”http://zalo.me/0934552325” target=”_blank”></a>
<li id=”Facebook”><a href=”https://www.facebook.com/tranxuanloc1988” target=”_blank”></a>
<li id=”Chattructuyen”><a href=”https://tawk.to/chat/5f5589c64704467e89eca2f3/default” target=”_blank”></a>

Một số từ khóa tương đương khi tìm kiếm: code hỗ trợ trực tuyến html, tạo nút hỗ trợ đẹp mắt dành cho website,

Tool lấy dữ liệu từ website tự động khác gì so với đăng bài viết/ sản phẩm thủ công

Trong bài viết trước mình đã giới thiệu qua thông tin về Tiện ích plugin lấy dữ liệu tự động cho website – WordPress Content Crawler trong bài viết này mình sẽ phân tích sự khác nhau giữa Tool lấy dữ liệu từ website tự động khác gì so với đăng bài viết/ sản phẩm thủ công trên WordPress nhé! Vì đây là thắc mắc của nhiều bạn

1. So sánh về cách hoạt động

Đăng thủ côngĐăng bằng tool
– Giống nhau: Chức năng đăng bài giống nhau như đăng bài viết hay sản phẩm bao gồm các nội dung như Tiêu đề, nội dung, ảnh đại diện, giá, thẻ, danh mục…

 

Soạn chuẩn bị nội dung theo ý của mìnhLấy theo trang nguồn: gần như hầu hết các thông tin

Tuy nhiên có thể thay thế một số từ, cụm từ thương hiệu, SĐT… (lặp đi lặp lại nhiều)

Một số website có thể thay đổi thứ tự các mẫu nội dung trong phần nội dung để tránh trùng lặp với trang gốc

Có thể chèn thêm nội dung 1 cách tự động cho từng mẫu cấu hình

2. So sánh về hiệu quả thời gian

Nếu bạn copy bài và đăng mất nhiều thời gian thì hiệu quả thời gian bạn bỏ ra khi sử dụng tool lấy dữ liệu tự động phải nói là tuyệt vời. Cái này tùy vào cấu hình máy chủ web bạn có thể cấu hình số lượng bài viết cần lấy, danh mục bài cần lấy, số lần lấy bài tính trên phút.

Ví dụ: 2 lần/phút * 10 bài/lần vậy 1 phút Tool lấy dữ liệu tự động sẽ đăng cho bạn 20 bài viết/ sản phẩm về website mà không cần ngồi trông, ko cần phải mở máy tính nếu bạn chạy trên máy chủ web/ hosting/ vps…

3. So sánh về chất lượng SEO với công cụ tìm kiếm như Google Search

Tất nhiên nếu có thời gian bạn vẫn nên tự đăng hoặc sau khi plugin lấy dữ liệu về Website của bạn 1 cách tự động thì bạn vẫn nên dành thời gian chỉnh sửa lại nội dung bài viết, sản phẩm theo ý của bạn sẽ tốt hơn với các tông cụ tìm kiếm

Xem thêm: giới thiệu về plugin lấy dữ liệu tự động cho website – WordPress Content Crawler

Nếu cần hỏi thêm thông tin đừng ngần ngại chát qua công cụ hỗ trợ từ website với mình nhé! Hy vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ hữu ích và bạn sẽ hiểu rõ cách hoạt động cũng như có thể sử dụng được nó trong thực tiễn một cách hiệu quả.

https://tranxuanloc.com/tien-ich-plugin-lay-du-lieu-tu-dong-cho-website-wordpress-content-crawler/

Mua tool tự động lấy bài viết: plugin lấy dữ liệu tự động cho website – WordPress Content Crawler

https://tranxuanloc.com/sp/tien-ich-wordpress-content-crawler-plugin-lay-du-lieu-tu-dong/

Mua mẫu cấu hình mẫu mới cho plugin WP content Crawler

Dịch vụ lấy dữ liệu tự động về website WordPress (Bài viết/ Sản phẩm)

2 cách cách chuyển dữ liệu lên VPS nhanh nhất mà ít người biết

Trong nhiều trường hợp website có thể ngưng hoạt động vì lý do như virut phá hoạt, bị tấn công mà bạn phải có giải pháp tình thế để đưa website hoạt động trong thời gian nhanh nhất. Có nhiều cách để thực hiện chuyển dữ liệu lên VPS, trong bài viết này mình chia sẻ 2 cách cách chuyển dữ liệu lên VPS nhanh nhất mà ít người biết để giảm thiểu thời gian website bị gián đoạn.

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo, server ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS hosting là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS có nhiều ứng dụng để sử dụng như xây dựng lưu trữ dữ liệu website, phát triển ứng dụng, hệ thống mail server, nền tảng khác nhau…nhưng phổ biến là chạy lưu trữ dữ liệu website lớn.

1. Chuyển dữ liệu từ VPS sang VPS

– B1: Tạo VPS và cấu hình máy chủ hoặc control panel cho VPS
– B2: Xuất cơ sở dữ liệu cũ ra.
– B3: Cài đặt rsync trên 2 vps (nếu chưa cài)
– B4: Chạy lệnh để chuyển sang VPS mới
– B5: Phân quyền lại cho user

Một số lệnh chuyển dữ liệu giữa 2 VPS sử dụng Centos (các hệ điều hành khác thì sử dụng lệnh tương tự)

#VPS_CU: Visit: https://111.111.111.111
vps password: 111111111111

#VPS_MOI: Visit: https://222.222.222.222
vps password: 222222222222

#Đăng nhập vào VPS mới từ VPS cũ bằng ssh
ssh root@111.111.111.111

# Cài Rsync: yum install rsync

# Cách đẩy hoặc kéo dữ liệu từ VPS theo dòng lẹnh sau

Pull: rsync [-other options] -e ‘ssh -p PORT’ user@x.x.x.x:SOURCE DESTINATION (Kéo dữ liệu từ VPS cũ sang mới – đăng nhập từ VPS mới)
Push: rsync [-other options] -e ‘ssh -p PORT’ SOURCE user@x.x.x.x:DESTINATION

# Đẩy dữ liệu từ DO sang VUltr (Kéo dữ liệu từ VPS cũ sang mới – đăng nhập từ VPS cũ)

rsync -avzhe ssh /home/usernam.com root@111.111.111.111:/home/

# Chuyển sql backup sang vps mới

rsync -avzhe ssh /home/ root@111.111.111.111:/home/

# Tạo các website trên cyberpanel

#Chạy lệch backup sql

sudo mysqldump -u root -pPASSWORD ten_csdl > /home/ten_csdl.sql

#Thay đổi user nếu đẩy dữ liệu trước
chown -R user:user /home/public_html

2. Chuyển từ Localhost sang VPS

– B1: Tạo VPS và cấu hình máy chủ hoặc control panel cho VPS
– B2: Xuất cơ sở dữ liệu ra từ Localhost
– B3: Nén dữ liệu từ Localhost
– B4: Sử dụng các trình FTP như Filezilla, SCP….để đẩy dữ liệu lên
– B5: Chạy lệnh giải nén dữ liệu trên VPS, nhập CSDL vào
– B6: Phân quyền lại cho user

Hy vọng bài viết “2 cách cách chuyển dữ liệu lên VPS nhanh nhất mà ít người biết” mà mình chia sẻ sẽ giúp ích được các bạn.

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.