Kiến thức về du lịch, marketing, online marketing, ota…

Tìm hiểu cơ chế hoạt động review booking và những điều thú vị không phải ai cũng biết

hay bất kỳ kênh thông tin về OTA nào hiện nay cũng đều chú trọng hiển thị review khách thuê phòng hay sử dụng dịch vụ du lịch khác. Vậy review là gì? Tầm quan trọng của review booking là gì? Cơ chế hoạt động review booking ra sao?… Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây

Review là gì?

Trên các kênh đặt – bán phòng trực tuyến, review là những nhận xét, đánh giá hay phản hồi của khách thuê về chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú mà khách đã book và sử dụng, đó có thể là good review hoặc bad review tùy thuộc vào sự cảm nhận chủ quan của khách và mức độ đáp ứng của khách sạn. Do đó, những review này có thể chân thực và đúng sự thật hoặc không.

Tầm quan trọng của review booking là gì?

Với hơn 1,5 triệu phòng được đặt mỗi
ngày, booking là kênh thông tin về OTA bán – đặt chỗ nghỉ lớn mạnh nhất thế giới với lượng
người truy cập tìm kiếm thông tin – đặt phòng và lượng cơ sở lưu trú tạo tài
khoản – đăng bán phòng khủng nhất, nỗ lực phục vụ để tạo ra những good review với
lời nhận xét “có cánh” cùng điểm xếp hạng cực cao. Sở dĩ nhiều cơ sở bán phòng
phải làm vậy vì:

+ Khách thuê phòng thường dựa vào
review để so sánh chất lượng giữa các cơ sở lưu trú và cân nhắc nên chọn nơi
này mà không phải nơi kia

+ Càng nhiều good review và điểm đánh giá càng cao thì vị trí xếp hạng trên booking nói riêng và hầu hết các kênh đặt phòng online càng cao, từ đó giúp tăng thứ hạng tìm kiếm, khách đặt phòng sẽ dễ dàng hơn trong tiếp cận và thu hút book phòng.

cơ chế hoạt động review booking
cơ chế hoạt động review booking

Trường hợp sơ sở lưu trú nhận được những bad review đúng sự thật – điều này giúp cơ sở đó nhìn ra những thiếu sót hay sai lầm trong phục vụ khách và quản lý nhân viên hay điều hành hoạt động, từ đó, đưa ra những phương án sửa chữa, khắc phục hoặc nâng cấp dịch vụ nhằm mang lại sự hài lòng cho khách thuê vào những lần lưu trú sau. Đây cũng được xem là một trong những giá trị có ích mà bad review mang lại, không tính những phản hồi thiếu lành mạnh, xuất phát từ những vị khách kém văn minh, muốn kiếm chuyện hay của chính đối thủ cạnh tranh.

Đọc thêm: Cơ chế hoạt động review trên Airbnb và 5 điều quan trọng Host cần biết

Cơ chế hoạt động review booking ra sao?

cơ chế hoạt động review booking

Như vậy, những review trên booking gần
như là chân thực bởi được chính khách thuê phòng, đã sử dụng dịch vụ tại chính
cơ sở lưu trú đó cho nhận xét, đánh giá và phản hồi lại sau chuyến đi. Thông
thường, review sẽ là những vấn đề về chất lượng phòng, độ tiện nghi, thái độ phục
vụ, hay bất cứ điều gì khiến họ hài lòng hoặc khó chịu trong suốt thời gian lưu
trú tại đó (chẳng hạn như tiếng ồn, khách thuê cùng hay món ăn, giá dịch vụ bổ
sung…).

Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng nhiều nơi tự viết review cho mình, nhất là các cơ sở mới toanh, chưa có hoặc có rất ít lượt book phòng, muốn có những good review để tăng thứ hạng và khả năng tìm kiếm của khách trên booking. Nhưng xin lưu ý rằng, những review giả này cũng phải đảm bảo đúng sự thật, về mức độ phục vụ của cơ sở khi có khách sẽ đạt chất lượng tương ứng, tránh trường hợp “tâng bốc” quá đà khiến thực tế khác xa với review, sẽ làm mọi chuyện càng tồi tệ bởi những bad review từ khách thuê sau này.

Ngoài ra, booking cũng cho phép cơ sở lưu trú gửi báo cáo yêu cầu xóa bad review của khách nếu đưa ra được những chứng cứ thuyết phục rằng đó là những đánh giá sai lệch và không đúng sự thật. Tuy nhiên, cũng xin lưu ý rằng, với những bad review được phản hồi kèm theo hướng xử lý ổn thỏa, chuyên nghiệp từ phía cơ sở lưu trú sẽ trở thành điểm cộng tốt đến khách lưu trú mới trong tương lai về mức độ thiện chí và nỗ lực giải quyết sai sót của chủ nhà vì không phải cái gì cũng luôn hoàn hảo.

cơ chế hoạt động review booking

————————–

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn xác định được cơ chế hoạt động review booking và tầm quan trọng của nó trong hiển thị trên kênh thông tin về OTA cũng như thu hút và thuyết phục khách booking phòng.

Đừng bỏ qua: [TIP] Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Hướng dẫn đăng bán phòng trên Luxstay

Được xem là phiên bản Việt của Airbnb, Luxstay cũng tập trung kết nối khách thuê phòng và chủ cơ sở hiệu quả, nhanh chóng bởi nhiều tính năng công nghệ hiện đại. Bạn có phòng và muốn đăng bán trên kênh thông tin về OTA này? Dưới đây là bài hướng dẫn đăng bán phòng trên Luxstay chi tiết nhất để bạn tham khảo.

Luxstay là gì?

Luxstay là kênh thông tin về OTA đặt – bán phòng trực tuyến ra đời vào cuối năm 2016 và phát triển khá nhanh không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nước trong khu vực châu Á, chủ yếu là homestay, căn hộ dịch vụ, biệt thự với giá tốt và nhiều ưu đãi hấp dẫn. Ngoài ra, website thuần Việt này còn cung cấp đa dạng các thông tin hữu ích về tour tuyến và các điểm du lịch nổi tiếng trong nước giúp người dùng có nhiều thông tin tham khảo để lên kế hoạch cho chuyến đi.

Sau gần 3 năm hoạt động, Luxstay hiện có hơn 10.000 nghìn phòng đăng bán ở nhiều khung mức giá, tương ứng với mức độ tiện nghi về dịch vụ phòng, cùng hàng chục nghìn review chân thực của khách thuê, là minh chứng tin cậy thuyết phục và kích thích khách mới đặt phòng.

Cách đăng bán phòng trên Luxstay

* Cách tạo tài khoản trên Luxstay

– Truy cập vào trang chủ của website theo link: luxstay.com/vi

– Nhấn “Host” để dẫn đến giao diện dành riêng cho chủ nhà

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Nhấn “Đăng ký” để tạo tài khoản đăng bán phòng. Có thể đăng nhập bằng tài khoản facebook hay google+; tuy nhiên, nên đăng ký bằng tài khoản email để dễ quản lý.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin trong bản Đăng ký thành viên

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Giao diện sẽ quay về lại mục đăng nhập – tiến hành nhập lại địa chỉ email và mật khẩu vừa đăng ký để truy cập và thiết lập thông tin bán phòng.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

* Hướng dẫn đăng bán phòng trên Luxstay

 – Nhấn “Thêm mới chỗ ở”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Tại “Thỏa thuận hợp tác với chủ nhà – Điều kiện và Điều khoản” – nhấn vào ô “Đồng ý với thỏa thuận hợp tác…” rồi nhấn “Next”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Nhấn “Xây dựng chỗ ở của bạn”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu – nhấn “Xây dựng chỗ ở của bạn”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

* Tại đây, tiến hành cung cấp đầy đủ
và chính xác mọi thông tin cơ bản nhất liên quan đến chỗ ở theo hướng dẫn.

+) Tổng quan:

– “Mô tả”: đặt lại tiêu đề chỗ ở (nếu muốn) – viết một đoạn văn ngắn giới thiệu chỗ ở đăng bán – ghi chú những yêu cầu đặc biệt nếu có như giờ check-in/ check-out, nội quy chỗ nghỉ… – chọn hỗ trợ dịch sang tiếng Anh nếu muốn tiếp cận thêm nhiều khách quốc tế – nhấn “Lưu” để lưu thông tin.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– “Phòng và giường”: cung cấp các thông tin như: loại chỗ ở, loại phòng, số khách tối đa, diện tích chỗ ở… theo yêu cầu rồi nhấn “Lưu”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– “Xác thực quyền sở hữu”: tải lên ảnh hoặc bản scan những giấy tờ xác thực quyền sở hữu cơ sở kinh doanh bán phòng rồi nhấn “Lưu”.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– “Quy tắc chỗ ở”: note một số quy định cho khách thuê chẳng hạn như có phòng hút thuốc không, có cho phép mang theo vật nuôi không … đừng quên nhấn “Lưu” để lưu thông tin.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– “Hướng dẫn sử dụng chỗ ở”: hướng dẫn khách cách sử dụng các loại trang thiết bị, đồ dùng tiện nghi tại nơi lưu trú – nhấn “Lưu” để hoàn tất

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Giá và các chính sách:

– Thiết lập đơn vị tiền tệ, giá phòng, giá thuê dài hạn (nếu có), giá cho các chi phí bổ sung, chính sách hoàn hủy, yêu cầu đặt phòng… rồi nhấn “Lưu”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Lịch:

– Cài đặt lịch bán phòng cho chỗ nghỉ, có thể set thêm thời gian lưu trú với giá bán riêng biệt nếu có

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Đồng bộ lịch với các kênh bán phòng khác (nếu có), điều này giúp hạn chế sự cố trùng booking

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Hình ảnh:

– Tải ảnh về tiện nghi phòng, view, không gian chung của chỗ ở lên website, yêu cầu ảnh sắc nét, đẹp và gần với thực tế nhất.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Tiện nghi:

– Nhấn vào ô tiện nghi phù hợp như gợi ý rồi nhấn “Lưu”

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Vị trí:

– Cung cấp chính xác địa chỉ chỗ ở của bạn – ghim và điều chỉnh trên Google maps

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Hướng dẫn chỉ đường cho khách thuê

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

+) Hướng dẫn nhận phòng:

– Thực hiện theo hướng dẫn của web

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

* Sau khi đã hoàn tất các thông tin theo hướng dẫn của web – Nhấn “Xem trước chỗ ở” để kiểm tra lại thông tin và xem trước giao diện hiển thị nếu muốn – Nhấn “Gửi chỗ ở của bạn” để gửi thông tin đến Luxtay phê duyệt

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

* Cài đặt hình thức thanh toán

– Kích chọn “Thanh toán” – “Tùy chọn thanh toán

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Điền đầy đủ và chính xác các thông tin về tài khoản ngân hàng của bạn để nhận tiền thanh toán. Nhấn “Thêm mới phương thức thanh toán” và điền thêm thông tin theo yêu cầu.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

– Thêm mới phương thức thanh toán nếu có

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

Ngoài ra, để thu hút thêm lượt khách đặt phòng, cơ sở lưu trú có thể thiết lập thêm các khuyến mãi như giảm giá phòng, ưu đãi tặng voucher…vào các dịp/ sự kiện đặc biệt như mừng khai trương, ngày kỷ niệm hay lễ Tết… bằng cách nhấn “khuyến mãi” – “khuyến mãi của tôi” – “tạo khuyến mãi mới” rồi tiến hành thiết lập thông tin như hướng dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bước này chỉ được thực hiện khi chỗ ở của bạn được Luxstay phê duyệt.

hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay
hướng dẫn đăng bán phòng trên luxstay

—————————–

Trên đây là hướng dẫn đăng bán phòng trên Luxstay được tranxuanloc.com chia sẻ – hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp các cơ sở mới kinh doanh dễ dàng thao tác – đăng ký chỗ ở để bắt đầu đón khách.

Tìm hiểu thêm: 3 Bước tạo tài khoản Airbnb (Nhận ngay 47$)

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Cách quản lý booking trên Booking.com hiệu quả với 4 thao tác cơ bản nhất

Là kênh thông tin về OTA lớn nhất thế giới, hiện được hầu hết cơ sở kinh
doanh lưu trú lựa chọn đăng bán phòng. Tuy nhiên, cách quản lý booking sao cho
hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

Quản lý booking ở đâu?

Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần tạo tài khoản đăng bán phòng – quản lý phòng đăng bán trong extranet trên (giao diện dành riêng cho cơ sở bán phòng).

Thông thường, việc quản lý booking sẽ
bao gồm:

+ Xác nhận đặt chỗ ở

+ Từ chối đặt chỗ ở

+ Hủy chỗ ở đã đặt

Việc thao tác quản lý này giúp kiểm
soát lượng phòng bán, tránh book trùng hay nhầm lẫn khiến mất khách, mất doanh
thu

Cách quản lý booking trên

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết một số thao tác cơ bản trong cách quản lý booking để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần

#Xác nhận đặt chỗ ở

Sự thật là bạn không thể từ chối đặt
phòng của khách trên booking.com. Lý do là vì, khi khách tạo một đặt phòng mới
đang mở trên lịch, đặt phòng đó sẽ được xác nhận ngay lập tức. Do đó, phía bán
phòng phải đảm bảo cài đặt lịch trên hệ thống là hoàn toàn chính xác, đảm bảo
không bị nhầm lẫn để tránh mất khách hay bán trùng với booking đã đặt rồi.

Thường xuyên kiểm tra xem loại chỗ ở/
loại phòng đã hiển thị đúng tương ứng trên lịch của booking chưa và cập nhật
cho chính xác. Trường hợp phòng bán tại ngày đó mở tức đang có sẵn. Ngược lại,
phòng đóng sẽ ngưng bán.

Thao tác mở hoặc đóng phòng được thực
hiện như sau:

cách quản lý booking
cách quản lý booking
cách quản lý booking

#Từ chối đặt chỗ ở

Cơ sở lưu trú không thể từ chối đặt chỗ ở của khách trên booking nếu phòng hiện mở, báo hiệu tình trạng trống.

Trường hợp bị quá tải đặt phòng trên booking (nhiều khách cùng được xác nhận cho 1 phòng vào cùng 1 ngày) thường rất ít khi xảy đến, tuy nhiên, mọi hệ thống thỉnh thoảng cũng sẽ có sai sót xảy ra.

Lúc này, cách tốt nhất và dễ nhất để
giải quyết vấn đề là cố gắng tìm và hỗ trợ chuyển khách đến một phòng khác
trong hệ thống với loại phòng tương tự hoặc tốt hơn, thậm chí là đến cơ sở lưu
trú khác gần đó với tiêu chuẩn tương đương hoặc tốt hơn nếu cần.

Đừng quên thông báo cho Trung tâm dịch vụ khách hàng của booking về tình trạng đặt phòng quá tải tại cơ sở bạn qua Hộp thư trong extranet – hoặc gọi đến số điện thoại hỗ trợ của văn phòng booking tại Việt Nam. Thời gian liên hệ càng sớm thì tốc độ hỗ trợ tìm ra giải pháp càng nhanh và ngược lại.

Về phía cơ sở lưu trú, hãy luôn chú ý
đến tình trạng phòng trống hiển thị trên lịch để chắc chắn rằng, việc cập nhật
là thường xuyên và chính xác.

#Hủy chỗ ở đã đặt

Trong một số trường hợp, vì những lý
do cả chủ quan và khách quan như khách không muốn đặt nữa, khách thay đổi lịch
trình… nên yêu cầu hủy chỗ ở đã đặt. Điều này giúp cơ sở của bạn không phải
trả phí hoa hồng do khách hủy không đến.

Khi đó, việc cần làm của bạn là:

cách quản lý booking

#Báo cáo khách vắng mặt

Vì lý do nào đó mà khách không đến
trong ngày nhận phòng, lúc này, bạn cần báo cáo khách vắng mặt trên booking để
tránh bị mất tiền hoa hồng cho giao dịch đặt phòng đã hoàn tất trước đó – trong
trường hợp chính sách hoàn hủy của bạn là miễn phí phạt cho khách.

Để đánh dấu đơn đặt phòng là vắng mặt
trong extranet, cần:

cách quản lý booking

—————————–

Trên đây là cách quản lý booking cơ bản nhất mà mọi cơ sở kinh doanh lưu trú cần nắm rõ và thao tác đúng, tránh việc sai sót dẫn đến những hệ lụy không mong muốn như mất khách, bán trùng phòng hay mất phí hoa hồng dù khách vắng mặt…

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Cơ chế hoạt động review trên Airbnb và 5 điều quan trọng Host cần biết

Tương tự như bất kỳ kênh thông tin về OTA bán phòng nào khác, review trên Airbnb cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có vai trò rất lớn tác động đến quyết định book phòng của khách thuê. Vậy cơ chế hoạt động review trên Airbnb ra sao? Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Khi nào thì được viết review trên Airbnb?

Thông thường, trong khoảng 24 giờ sau khi khách check-out, Airbnb sẽ gửi cho cả host và khách thuê một email nhắc nhở viết review để đánh giá lẫn nhau sau kỳ nghỉ.

Review được viết xong và public sẽ xuất
hiện đồng thời trên profile của cả 2.

* Lưu ý: Airbnb sẽ gửi tận 3 email để
nhắc nhở host và khách viết review cho nhau.

Ý nghĩa của review trên Airbnb là gì?

* Đối với host – chủ nhà

Airbnb căn cứ vào review thực tế của khách thuê để đánh giá và xếp hạng listing cho cơ sở lưu trú tương ứng – đánh giá và nâng cấp host lên super host. Listing nào có càng nhiều review chất lượng thì listing đó càng nổi bật trên các phần tìm kiếm của Airbnb – đồng thời, tỉ lệ booking sẽ càng cao, mặc dù giá có thể không hề thấp.

Ngoài ra, nhiều host cũng tham khảo qua review đánh giá khách có nhu cầu thuê chỗ ở của mình trước khi ra quyết định có chấp nhận cho thuê hay không. Bởi, nếu có quá nhiều đánh giá xấu thì tốt nhất là không nên đồng ý phục vụ. Vì biết đâu, họ có thể sẽ phá hỏng nhà bạn mất.

* Đối với khách thuê

Hầu hết mọi khách thuê đều tham khảo review trước khi ra quyết định đặt phòng. Bởi đây là những đánh giá thực tế từ chính những khách đã từng lưu trú trước đó. Vì thế, phần lớn chúng đều rất đáng tin cậy.

Nhìn chung, đa số khách thuê sẽ lựa chọn chỗ nghỉ có nhiều review 5 sao chất lượng

cơ chế hoạt động review trên Airbnb

Làm thế nào để viết review trên Airbnb?

Có 2 cách để tiến hành viết review
trên Airbnb. Đó là:

– Trong email dùng thao tác trên
Airbnb, nhấn vào “Write a Review” – giao diện chuyển đến tài khoản Airbnb của
người sở hữu (host hoặc khách thuê) – tại đây, bạn có thể bắt đầu viết review –
đánh giá khách/ chủ nhà của mình.

– Truy cập “Review” trong profile – tìm đến “Review By You” – nhấn “Write a Review” để bắt đầu.

Tìm hiểu: [TIP] Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng

Khi nào thì review sẽ được public trên Airbnb?

Điều này phụ thuộc vào cả host và khách thuê. Cả 2 sẽ có 14 ngày để viết review đánh giá lẫn nhau.

– Trường hợp cả host và khách đều
review cho nhau, review đó sẽ được public ngay lập tức

– Trường hợp chỉ có 1 bên review, bên
còn lại thì không – sau khoảng 14 ngày, review sẽ được public

Nguyên tắc 4 không khi viết review trên Airbnb

– Review không được liên quan đến các
vấn đề về chính trị, tôn giáo, xã hội…

– Review không được mang tính chất bạo
lực, tục tĩu, khiếm nhã, phỉ báng, đe dọa, phân biệt đối xử…

– Review không xâm phạm quyền riêng
tư của người khác

– Review không được mang tính chất tống
tiền.

Trường hợp xuất hiện review vi phạm 1 trong 4 điều trên – hãy liên hệ với Airbnb để được hỗ trợ khắc phục.

cơ chế hoạt động review trên Airbnb

————————-

Trên đây là cơ chế hoạt động review trên Airbnb và những thông tin cơ bản cần biết được tranxuanloc.com tổng hợp và giải đáp – hy vọng sẽ hữu ích với cả host bán phòng và khách thuê, làm cơ sở phục vụ cho mục đích sử dụng nền tảng đặt – bán phòng trực tuyến Airbnb hiệu quả nhất.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn trên Airbnb

Bạn có phòng và muốn đăng bán trên các kênh thông tin về OTA uy tín? Bạn tạo tài khoản đăng bán phòng trên Airbnb nhưng gặp khó khăn trong việc đặt tên cho listing hay điền thông tin vào mục description làm sao cho thật hot để thu hút khách đặt phòng? Đừng lo! Bài viết dưới đây của tranxuanloc.com sẽ giúp bạn gỡ rối.

Quy trình chọn phòng đặt của khách thuê trên Airbnb là gì?

Khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông
tin để đặt phòng trên Airbnb nói riêng hay bất kỳ website bán phòng online nào
khác, họ thường có xu hướng thao tác chung, đó là:

– Search tìm list cơ sở lưu trú tại địa
phương muốn đến, có thể kèm theo các bộ lọc liên quan như villa/ hotel/
homestay, gần biển/ trung tâm/ chợ, giá rẻ, tiện nghi, sang trọng, 5 sao…

– Nhìn sơ bộ thông tin tổng quan về
cơ sở gợi ý, ưu tiên trang hiển thị đầu tiên

– Kích chọn cơ sở có thông tin hấp dẫn
khiến họ thích hay tò mò hoặc hài lòng

– Xem chi tiết thông tin được cơ sở
cung cấp

– So sánh các cơ sở tương ứng trong
cùng phân khúc và phù hợp với nhu cầu

– Book nơi đáp ứng nhiều nhất tiêu
chí chọn phòng của họ.

Thế mới thấy, ấn tượng đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng kích thích người dùng kích chọn cơ sở lưu trú họ cảm thấy thích hay tò mò để tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định đặt phòng. Thông tin về cơ sở lưu trú càng chi tiết, mang đến nhiều tiện nghi và lợi ích thì khách thuê càng dễ bị thuyết phục. Đó là lý do vì sao, các host nên đầu tư viết tiêu đề và mô tả về cơ sở/ phòng đăng bán trên Airbnb chuẩn – hấp dẫn nhất để thu hút khách đặt phòng với lượng lớn.

Hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Khi tạo tài khoản và đăng bán phòng trên Airbnb, ngoài các bước kích chọn các thông tin gợi ý có sẵn trong từng mục thì Name your place/ Listing title (tiêu đề phòng đăng bán) và Describe your space (mô tả không gian của bạn) là 2 phần host phải tự viết. Đây cũng chính là nội dung quan trọng nhất trong cài đặt thông tin phòng đăng bán để thu hút khách.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách
viết tiêu đề và mô tả về cơ sở/ phòng đăng bán – tương ứng với 1 listing trên
Airbnb để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần.

* Viết tiêu đề listing

Nó không chỉ là cái tên như ABC hotel, Santa sea Villa, Star room… mà còn hiển thị để cung cấp đến người dùng khá nhiều thông tin cơ bản và tổng quan nhất về cơ sở lưu trú đó. Nhìn vào hình ảnh minh họa dưới đây, bạn chắc chắn sẽ ngộ ra, việc viết tiêu đề cho listing thật sự không đơn giản chút nào.

hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Thông thường, trên tiêu đề listing
phòng đăng bán của Airbnb sẽ có các thông tin:

– Xếp hạng chủ nhà: host, superhost

– Tính chất phòng, nhà: indochine, vintage, coze, luxury…

– Loại phòng, nhà: appartment, hotel
room…

– Điểm mạnh về vị trí: center city,
near market, near airport…

– Điểm mạnh về tiện ích: free pool & gym, amazing view, high level…

– Khuyến mãi nếu có: off 20%, free
airport pickup…

Đây chính là những thông tin “đích”,
hấp dẫn sự chú ý của khách thuê để họ kích vào tìm hiểu thông tin chi tiết và
book phòng.

Chủ nhà chỉ có 50 ký tự giới hạn để đưa thông tin lên tiêu đề của mình, vì vậy, cần cân nhắc lựa chọn những thông tin có giá trị, trong đó, có thể sử dụng các từ viết tắt để tối ưu. Ví dụ như: BR (bedroom), L (luxury), D (district), apt (appartment), Str. (street)…

hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Ví dụ:

– Mẫu 1: [Xếp hạng chủ nhà] + [Loại
listing] + [Điểm mạnh tiện ích/ vị trí]

– Mẫu 2: [Điểm mạnh tiện ích] + [Tính
chất của listing] + [Loại listing] + [Điểm mạnh vị trí]

– Mẫu 3: [Khuyến mãi] + [Tính chất của
listing] + [Loại listing] + [Điểm mạnh tiện ích/ vị trí]

* Viết mô tả chi tiết chuẩn

Đây cũng chính là một trong những điểm
đáng lưu tâm và cần được đầu tư khi setup thông tin phòng trên Airbnb để thu
hút khách.

Phần mô tả – Describe your space (phần nhiều chữ) sẽ giới hạn 500 ký tự để bạn thoải mái cung cấp thông tin về phòng/ nhà của mình đến khách thuê khiến họ vì thích hoặc tò mò, quan tâm mà click vào đọc – sau tiêu đề listing.

Hãy viết làm sao cho khách hiểu thêm,
thậm chí chi tiết nhất về căn phòng/ nhà mà họ sẽ thuê để ở trong chuyến đi với
những thông tin tiện ích và thật sự khác biệt so với những phòng/ nhà tương tự.
Đừng quên nhắc đến những điểm mạnh về vị trí, điểm mạnh về tiện ích chi tiết
hơn nhé.

Lưu ý thông tin cần trung thực, trau chuốt nhưng không được nói quá lên so với thực tế, rất có thể sẽ khiến khách thất vọng khi đến nơi và thế là, bad review là kết quả bạn sẽ nhận được sau chuyến đi của khách.

hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Ngoài ra, cần lưu ý:

hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn
hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn
hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn
hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn

Chọn đúng những gợi ý tương ứng mà phòng/ nhà của bạn cung cấp ở từng mục

Thông tin listing trên Airbnb như thế nào là chuẩn?

Thông tin listing trên Airbnb, bao gồm
cả tiêu đề và mô tả được gọi là chuẩn khi thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Cung cấp thông tin chi tiết và đầy
đủ nhất về căn phòng, ngôi nhà của host để khách có cái nhìn tổng quan nhất

– Trả lời được những câu hỏi cơ bản của khách, tức đáp ứng càng nhiều nhu cầu của họ khi tìm kiếm một căn phòng/ ngôi nhà để thuê càng tốt – làm nổi bật trên listing bán phòng. Chẳng hạn như:

+ Cách sân bay, bến xe hay trạm xe buýt bao xa?

+ Có gần trung tâm, chợ, điểm du lịch
nổi tiếng không?

+ Có bao nhiều phòng ngủ, bao nhiều
giường, bao nhiêu người có thể ở trong 1 phòng hoặc nhà nguyên căn?

+ Có thể mang theo thú cưng, hút thuốc
hay đốt lửa trại tại căn hộ/ cơ sở không?

+ …

– Thông tin cung cấp cần ngắn gọn
nhưng rõ ý và đầy đủ để khách hiểu đúng và đánh giá xem, phòng/ căn hộ/ cơ sở
đó có phù hợp với nhu cầu của họ không, đồng thời, tránh gây hiểu lầm khiến
phát sinh các vấn đề trong và sau lưu trú.

– Ngôn ngữ, cách diễn đạt và những tiện nghi cung cấp cần phù hợp với đối tượng khách mục tiêu, chẳng hạn như với căn hộ, phòng hay dorm giá rẻ phục vụ khách du lịch bụi thì nên viết về giá, tiện ích miễn phí nhiều và ưu tiên lên vị trí nổi bật – nếu là căn hộ, khách sạn sang trọng thì chú ý nói đến sự an toàn và các dịch vụ, tiện ích cao cấp…

————————-

Hy vọng với bài hướng dẫn viết tiêu đề và mô tả chuẩn được tranxuanloc.com chia sẻ chi tiết trên đây sẽ hữu ích, giúp chủ nhà dễ dàng thao tác và cài đặt thông tin phòng/ nhà để hấp dẫn khách hàng, tăng tỉ lệ lấp đầy phòng trống.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Làm thế nào để xoá bỏ chênh lệch giá trên kênh OTAs

Chênh lệch giá là một trong những vấn đề chính của các khách sạn về bán phòng trực tuyến thông qua các kênh thông tin về OTAs và chúng có tác động sâu sắc tới doanh thu cũng như booking của chính khách sạn. Về nguyên tắc, việc giành lại quyền kiểm soát giá của bạn không phải là một vấn đề phức tạp, mặc dù khi thực hiện nó, nó có thể trở nên phức tạp hơn một chút. Nếu bạn làm việc đúng cách, trong vòng chưa đầy ba tháng, bạn sẽ kiểm soát được giá của mình – Chúng ta sẽ có các bước thực hiện như sau bao gồm: PREVENT – ACT – WATCH OUT – SIMPLIFY – SAY NO

AN TOÀN HƠN XIN LỖI – (Better safe than sorry).

Trong mỗi hợp đồng mới mà bạn ký hoặc gia hạn, hãy đảm bảo rằng nó có các điều khoản ràng buộc về giá và các hình phạt tương ứng trong trường hợp chúng không được đáp ứng (các hình phạt mà bạn phải thi hành). Mặc dù có thể hợp đồng không có giá trị nhiều nhưng ít nhất bạn đã khẳng định chủ quyền của mình ngay từ đầu và cho các đơn vị đối tác OTAs – BebBanks thấy rằng bạn hiểu và nắm vững về điều khoản chênh lệch giá, từ đó họ hiểu rằng bạn không phải là một kẻ dễ bị bắt nạt và luôn dè chừng mỗi khi định chạy một cái gì đó sau lung bạn.

KIỂM TRA XEM XÉT LIÊN TỤC (Watch out constantly)

Định kỳ sửa đổi thị trường phát hành chính của bạn, cũng từ thiết bị di động của bạn. Hãy tạm dừng việc đứng vai trò của bạn là khách sạn mà bắt đầu ở vị trí là khách hàng. Bạn sẽ nhận ra nhiều điều mà trước đây bạn chưa biết. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo nhóm của riêng mình (thiết lập cho mục đích này hoặc, có thể là trong group bộ phận Sale của bạn kết hợp với bộ phận lễ tân đặc biệt là các nhân viên trực đêm, người có thể tìm thấy chính xác những kênh bị chênh lệch giá, xác định họ và viết báo cáo cho cả team vào mỗi buổi sáng.

QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG – Khi bạn tìm thấy một mức giá trái phép

  • Trước hết hãy xác định đặt phòng của khách hàng đó được xác nhận từ kênh nào (lưu ý phải vai trò khách hàng bạn mới thấy nhé, còn nếu bạn cứ login bằng account của khách sạn để đòi xem chênh lệch giá thì sẽ không bao giờ thấy đâu). Là một khách hàng, bạn sẽ nhận được một email xác nhận được trích dẫn (có giá) và một chứng từ riêng mà không có giá (theo cách này, các khách sạn không thể tìm ra giá đặt phòng khi khách hàng giao nó). Trong phiếu này, bạn thường sẽ thấy kênh từ nơi đặt phòng đến. Đừng ngại sử dụng thẻ tín dụng của khách sạn và đưa cho nhân viên của bạn để đặt phòng bởi vì, để tìm ra sự chênh lệch giá đến từ đâu, bạn sẽ phải thực hiện và trả tiền cho việc đặt phòng. Sau khi bạn hủy nó, bạn sẽ lấy lại được tiền và nếu không, bạn sẽ phải gây áp lực cho kênh phát hành để thu lại tiền của mình.
  • Khi bạn tìm ra kênh nơi đặt phòng đến, hãy chuẩn bị hành động.
  • Các bạn quản lý thị trường, hỗ trợ kỹ thuật và trung tâm chăm sóc khách hàng được sử dụng để nhận các loại cuộc gọi này và nếu bạn không có một lập trường vững chắc, họ có thể sẽ không lắng nghe bạn, phủ nhận những gì bạn nói, thuyết phục bạn và đưa bạn về con số không, vì thế phải cương quyết để xử lý tình huống dứt khoát.
  • Không khoan dung. Đừng tin bất cứ lời bào chữa nào họ đưa ra cho bạn. Bất cứ ai cũng có thể mắc một lỗi. Hai sai lầm có thể là một sự trùng hợp. Ba sai lầm là một cái gì đó có chủ ý và cũng là một sự thiếu tôn trọng.
  • Tăng giá, mất điện tạm thời trong những ngày có nhu cầu cao hoặc đóng luôn phòngg là những vũ khí bạn có thể sử dụng. Sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Khi bạn hành động theo cách này, họ chắc chắn sẽ lắng nghe bạn. Họ sẽ được cảnh báo và hiểu rằng chúng ta đang kinh doanh và cạnh tranh công bằng chứ không phải đi theo sân sau bẩn thỉu.
  • Lặp lại quy trình này mỗi tuần và tất cả các kênh không tôn trọng giá của bạn sẽ lần lượt xuất hiện.

TỐI GIẢN HÓA CÁC KÊNH PHÂN PHỐI MÀ BẠN ĐANG CÓ:

  • Khách sạn có xu hướng bị thương mại hóa quá mức và do đó, có sự dư thừa các kênh, nhiều khi bạn mở tới 40 – 50 kênh thậm chí nhiều hơn nữa, đủ các thể loại từ OTAs tới các đại lý lữ hành với giá phòng tốt nhất, nhưng có trời mới biết họ có đưa nó lên mạng internet và bán cho một bên thứ 3 hay không.
  • Kiểm soát giá Internet của bạn với rất nhiều kênh mở là không thể. Sẽ luôn có một thị trường và một thời gian mà họ sẽ cố gắng và lén theo bạn. Bạn không thể để ý tất cả các trường hợp.
  • Với vài kênh phân phối phòng của bạn cho các đại lý và OTA, cuộc sống của bạn nói chung sẽ dễ dàng hơn nhiều và bạn sẽ không mất khách hàng, đồng thời việc kiểm soát, rà soát được tiến hành nhanh chóng, nghiêm túc và bạn luôn luôn yên tâm về điều này.
  • Khi bạn bắt đầu kiểm soát giá, bạn sẽ thấy rằng nhiều kênh bạn không bán. Đó là khi đến lúc phải cắt chúng đi.
  • Tạo mối quan hệ dựa trên sự trung thực và tin tưởng với các kênh bạn gắn bó (một số lượng nhỏ hơn nhiều). Họ sẽ tôn trọng bạn và cũng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn vì họ sẽ chiếm thị phần cao hơn kể từ bây giờ. Bạn có thể thương lượng các điều kiện hợp đồng với những người bạn ở cùng.

VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC BỔ SUNG TRONG VIỆC KIỂM SOÁT GIÁ CỦA BẠN.

Một trong những phần khó khăn và khó chịu nhất trong việc giới hạn hoặc đóng kênh là thông báo cho những người liên quan, người mà bạn có thể đã làm việc trong nhiều năm và biết rõ và trong một số trường hợp, thậm chí có thể là bạn bè. Nói thì không có gì khó khăn nhưng bạn phải tách biệt cảm xúc cá nhân và công việc. Nhìn vào nó như thể bạn đang mở một khách sạn mới, nơi mọi thứ cần phải đơn giản hơn vì không có mối quan hệ nào để đặt câu hỏi hoặc tin tức xấu để đưa ra.

NẾU BẠN KIỂM SOÁT ĐƯỢC DISPARITY, ĐIỀU GÌ SẼ SẢY RA?

Nếu bạn đặt các kênh phân phối của mình theo thứ tự và lấy lại quyền kiểm soát giá của bạn, những điều sau đây sẽ xảy ra:

  • Bạn sẽ mất doanh số, mặc dù số tiền tối thiểu trong nhiều trường hợp sẽ là doanh số mà bạn ít quan tâm nhất. Lý do đằng sau điều này là khách sạn của bạn sẽ không còn có giá 85$ trên Internet mà thay vào đó là 100$. Những khách hàng đã từng trả 85$ nhưng không phải 100$ có thể sẽ đến một khách sạn khác. Không có gì phải lo lắng về. Hãy nhớ rằng họ không phải là khách hàng thực sự của bạn.
  • Doanh số trên trang web của bạn sẽ tự động tăng miễn là bạn có một trang web và công nghệ đặt phòng đầy đủ (điều này không phải lúc nào cũng đúng). Mặc dù nó hiếm khi được đề cập, kiểm soát giá trên các kênh của bạn chắc chắn là biến có hiệu quả cao nhất đối với chuyển đổi trang web của bạn.
  • Hạnh phúc nhất trong số họ chắc chắn sẽ là (và Expedia), vì giờ đây bạn đã khiến họ cạnh tranh công bằng khi họ không sử dụng những chiêu trò sau lung bạn. . Bạn phải đưa ra một chiến lược bán hàng trực tiếp thực sự và tích cực, nơi bạn có thể quản lý mọi thứ của mình bằng chính bàn tay mình, cam kết có giá tốt hơn và điều kiện tốt hơn OTAs, đầu tư vào tầm nhìn một cách thông minh và tiến lên trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng thông qua kênh trực tiếp của bạn.
  • Chọn lọc những kênh bán sỉ và phân phối phòng trực tiếp thông qua các đại lý, thiết lập giá Static hợp lý với những quy định chặt chẽ về việc bán cho B2B2B2B2C, những gì không cần thiết bắt buộc phải loại bỏ để cho cuộc chơi này trở nên công bằng hơn.

Một cách để tránh chênh lệch giá là thực hành quản lý kênh thông minh. Để biết nên kích hoạt kênh nào, người quản lý cần biết điểm mạnh địa lý của từng kênh. Những phân khúc nhân khẩu học nào mà mỗi kênh phân phối mang đến khách sạn? Kiến thức này sau đó có thể được kết hợp với các đòn bẩy định giá để kết hợp quản lý kênh với phân khúc được nhắm mục tiêu.

Một trong những phân khúc đơn giản nhất là địa lý: kênh nào phục vụ thị trường? Với cái nhìn sâu sắc này, người quản lý doanh thu có thể kiểm soát mức tồn kho ở cấp kênh để nhắm mục tiêu vi địa lý nhất định. Quản lý kênh dựa trên POS là một cách hiệu quả để quản lý chênh lệch cho các thị trường nguồn cụ thể.

Để quản lý chênh lệch giá theo cách tạo ngang giá trong quản lý doanh thu, mình khuyên các bạn thực hiện thêm các bước như sau:

1. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG – Nhận thức là bước đầu tiên. Hiểu thị trường nguồn của khách sạn cho phép bạn đạt hiệu suất chuẩn.

2. SẮP XẾP THÀNH CÁC MỐI ĐE DỌA VÀ CƠ HỘI – Một số trong những bất thường này sẽ đe dọa tính toàn vẹn của tỷ lệ trong khi những người khác sẽ tiết lộ các cơ hội tăng trưởng doanh thu tiềm năng. Biết đó là cái gì, và lập danh sách.

3. THAY ĐỔI – Đối với các cơ hội, điều chỉnh giá để nắm bắt nhiều đặt phòng. Đối với các mối đe dọa, hãy chia sẻ ảnh chụp màn hình với các trang web vi phạm để điều chỉnh chênh lệch tỷ lệ và cung cấp nó như một cảnh báo cho các kênh mà họ đang mắc phải, nếu lần 1, lần 2 có thể là vô ý và lần ba thì chắc chắn là một sự cố tình. Hãy cho họ mất điện vài tuần bằng cách đóng họ lại, khách sạn đang bảo trì.

4. THỰC HIỆN KIỂM TRA NGẪU NHIÊN – KIỂM TRA CHÉO CÁC KÊNH – Theo dõi dữ liệu nguồn đều đặn. Điều này đảm bảo rằng giá không bị mất khỏi mức tương đương dựa trên điểm bán.

5. KẾT HỢP GIỮA CÁC BỘ PHẬN: Biết làm thế nào một khách sạn xuất hiện trong một loạt các thị trường là thông tin quan trọng có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc giữa các bộ phận. Ví dụ: xu hướng POS có thể giúp các đồng nghiệp marketing của bạn xác định cơ hội nhắm mục tiêu đến khu vực đó bằng chiến dịch đặt phòng trực tiếp chống lại bất kỳ tác nhân xấu nào. Đây là một cách tiếp cận dựa trên POS duy nhất để quản lý năng suất.

6. LÊN KẾ HOẠCH. Bước cuối cùng là sử dụng những kiến thức này để lên kế hoạch trước cho các cuộc đàm phán hợp đồng trong tương lai. Hợp đồng mạnh mẽ bảo vệ chống lại các tác nhân xấu và bất kỳ sự chênh lệch dựa trên POS nào trong quá khứ nên thông báo cho các hợp đồng tương lai với các kênh đối tác, ngăn chặn ngay từ ban đầu.

Lấy lại quyền kiểm soát giá của bạn nên được ưu tiên. Khi bạn đã đạt được nó, bạn sẽ thấy mọi thứ khác đi và tích cực hơn. Bạn sẽ có ít vấn đề và khiếu nại hơn, và trên hết, sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi. Bạn còn chờ gì nữa để không thực hiện phải không nào? Nếu các bạn thực hiện được các bước trên đây tin chắc chắn rằng, vấn đề về Disparity sẽ ko còn là nỗi lo canh cánh của các bạn nữa.

Nguồn: OTA – Online Travel AGENT – Vietnam

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Cơ chế thanh toán tiền trên Booking ai cũng nên biết

Bạn là cơ sở lưu trú bán phòng hay khách du lịch muốn đặt phòng trên booking? Bạn muốn biết cơ chế thanh toán tiền trên kênh thông tin về OTA này nhưng tìm mãi vẫn không có thông tin? Đừng lo! KenhOTA.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này

Booking (link web: booking.com) là kênh thông tin về OTA đặt – bán phòng uy tín và lớn nhất thế giới, với hơn 1,5 triệu lượt phòng được đặt mỗi ngày. Đây là sự lựa chọn hàng đầu của không chỉ khách thuê mà ngay với nhiều cơ sở lưu trú từ quy mô, sang trọng như khách sạn, resort lớn cho đến nhà nghỉ bình dân, homestay hay căn hộ dịch vụ – giúp kết nối cung – cầu hiệu quả. Tuy nhiên chi tiết cơ chế thanh toán tiền trên Booking thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Đối với khách thuê phòng

Booking hiện không áp dụng thu tiền phòng đối với khách thuê, thay vào đó, khách sẽ thanh toán tại khách sạn khi đến check-in. Đây chính là điểm cộng lớn giúp kênh thông tin về OTA này được lòng hàng chục triệu người trên toàn thế giới, bên cạnh chính sách miễn phí hoàn hủy trong giới hạn thời gian quy định.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro, người dùng cần cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho booking, thông tin này sẽ được mã hóa rồi gửi đến cơ sở khách đặt – dùng trong trường hợp nếu khách vi phạm chính sách hoàn hủy của cơ sở lưu trú đăng ký đặt phòng thì áp dụng trừ đi một khoản phí tương ứng theo quy định trong tài khoản của khách. Quá trình này sẽ do khách sạn thực hiện. Bên cạnh đó, một số nơi bán phòng có chính sách đặc biệt hơn, yêu cầu đặt cọc hoặc hỗ trợ thanh toán trước (một phần hay toàn bộ) thông qua tài khoản thẻ tín dụng/ ghi nợ hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Ngoài ra, booking hiện đang dự định đa dạng thêm các phương thức thanh toán nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú giảm thiểu rủi ro khách đặt phòng rồi không đến hoặc hủy vào phút cuối.

cơ chế thanh toán tiền trên booking

Đối với cơ sở lưu trú bán phòng

Booking sẽ thực hiện thu phí hoa hồng với phần
trăm (%) tương ứng thể hiện rõ trên hợp đồng với cơ sở lưu trú cho mỗi giao dịch
bán phòng thành công, tức khách có sử dụng dịch vụ và chi trả phí cho cơ sở đó.

Thông thường, trong tuần đầu tiên hàng tháng, nhân viên booking sẽ tiến hành gửi hóa đơn chi tiết đến cơ sở lưu trú và yêu cầu thanh toán đúng số tiền trong thời hạn quy định, không quá 14 ngày kể từ ngày lập hóa đơn. Hiện có 3 cách thanh toán, đó là: ra ngân hàng chuyển khoản – thanh toán bằng thẻ tín dụng – hoặc thẻ ghi nợ. Cứ chọn cách nào phù hợp và thuận tiện nhất cho mình là được.

Một điều cần lưu ý là, % hoa hồng thỏa thuận trả cho booking càng cao thì vị trí xếp hạng trên kênh thông tin về OTA này càng cao, mức độ hiển thị càng dày đặc nếu xác định xếp hạng mặc định.

——————–

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã
giúp bạn hiểu được cơ chế thanh toán tiền trên Booking ra sao – làm căn cứ kiểm
tra tính chính xác khi đặt hay bán phòng, đảm bảo không để sai sót dẫn đến mất
tiền oan.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

7 lưu ý cực kỳ quan trọng khi thuê nhà trên Airbnb

Không ít khách du lịch tìm kiếm thông tin và đặt phòng – thuê nhà trên Airbnb. Tuy nhiên, vẫn khá nhiều người gặp khó khăn trong việc book – hủy phòng hay tham khảo, so sánh giá làm mất tiền vô ích. Hiểu được điều đó, tranxuanloc.com note ra 7 lưu ý cực kỳ quan trọng giúp bạn hạn chế sai lầm không đáng có.

Tại sao nhiều người chọn thuê nhà trên Airbnb?

Thay vì tìm đến những phòng khách sạn sang trọng và đầy đủ tiện nghi – nhiều dân du lịch thích tìm và thuê nhà trên Airbnb để:

– Thuê được phòng/ nhà nguyên căn với
giá rẻ, nhất là hình thức ghép phòng trong khi vẫn được đảm bảo những dịch vụ
phòng cơ bản nhất

– Người dùng được tự do lựa chọn
phòng theo ý thích, với đa dạng các loại chỗ ở – dịch vụ tiện nghi và giá

– Được trải nghiệm văn hóa địa phương
thông qua việc “sống chung” với người bản xứ

– Giao lưu và kết bạn, tìm hiểu văn
hóa của nhiều nước với bạn thuê chung phòng đến từ các quốc gia khác nhau

– Điều đặc biệt nằm ở chỗ cả khách
thuê và chủ nhà đều có thể đánh giá lẫn nhau, giúp những khách thuê hay chủ nhà
sau có cơ sở để ra quyết định đặt – bán phòng phù hợp…

Những lưu ý cần nắm khi thuê nhà trên Airbnb

#1. Hiểu và chọn đúng loại đặt phòng

Airbnb hiện có 2 loại đặt phòng, đó
là:

– “Request to book” – loại phòng
không được cung cấp bởi những cơ sở kinh doanh lưu trú chuyên nghiệp, khách
thuê có thể không được chấp nhận đặt phòng nếu thông tin cung cấp không đầy đủ
hoặc chưa thể xác thực, và bạn dĩ nhiên sẽ phải tốn thời gian tìm kiếm nơi ở
khác

– “Instant book” – cho phép khách
thuê đặt phòng ngay. Khách thuê sẽ được xác nhận đặt phòng thành công ngay sau
khi hoàn tất đúng – đủ các yêu cầu book phòng trên Airbnb.

Để tránh mắc sai lầm, người dùng nhất định phải tìm hiểu kỹ để xác định chính xác loại đặt phòng mà cơ sở đó đang bán – thao tác chính xác để tránh mắc sai lầm.

thuê nhà trên airbnb

#2. Biết rõ nhu cầu của mình là gì?

Để việc tìm kiếm thông tin và đặt
phòng nhanh – chính xác nhất, người dùng cần biết rõ mình cần gì khi có ý định
thuê nhà trên Airbnb. Đó có thể là:

– Muốn thuê loại hình gì? – phòng
riêng / chia phòng/ hay thuê nhà nguyên căn…

– Vị trí thế nào? – gần trung tâm / bến
xe / sân bay / hay các điểm tham quan nổi tiếng…

– Lưu trú bao lâu? Dịp nào?

– Giá tiền bao nhiêu?…

Các nhu cầu được xác định càng cụ thể
sẽ càng giúp ích cho việc tìm và đặt phòng phù hợp thông qua bộ lọc chi tiết
trên Airbnb.

#3. Thuê nhà bằng tài khoản của chính mình

Điều này giúp việc trao đổi với chủ
nhà được thuận tiện và nhanh chóng hơn, tránh trường hợp đặt bằng tài khoản của
người khác và để lỡ cơ hội tương tác. Ngoài ra, kênh thông tin về OTA này còn có chức năng
lưu lại danh sách những căn nhà/ phòng đã xem gần đây để người dùng tiện tham
khảo và so sánh thông tin.

#4. Lưu ý những dịch vụ kèm theo

Tùy vào dịch vụ tại mỗi cơ sở hiển thị mà quy định các dịch vụ kèm theo đã bao gồm trong giá phòng hay chưa. Tuy nhiên, thông thường, khi thuê nhà trên Airbnb, nhất là ở chia phòng hay sống chung với gia chủ, khách sẽ phải tự mình làm mọi thứ trong suốt thời gian lưu trú, từ bảo quản tư trang hành lý cho đến dọn dẹp phòng hay giặt là… Nắm chính xác những dịch vụ kèm theo này giúp bạn cân nhắc việc sử dụng thêm để tránh bị mất phí. Bạn sẽ dễ dàng tìm được thông tin này ở phần tiện nghi phòng

thuê nhà trên airbnb

#5. Không quên đọc review của khách thuê trước

Hầu như mọi kênh thông tin về OTA đều cho phép hiển
thị nhận xét – đánh giá của những khách thuê phòng trước đó, và Airbnb cũng vậy.
Để có nhiều thông tin tham khảo xác thực nhất, khách thuê cần luôn luôn đọc kỹ
các review chính chủ (vì mọi tài khoản hoạt động trên Airbnb đều phải chứng thực),
hiếm khi xuất hiện review ảo. Vì thế, đây chắc chắn sẽ là gợi ý cực kỳ hữu ích
và giá trị giúp người thuê dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp và chính xác nhất.

#6. Luôn trao đổi với chủ nhà trước khi thuê

Sẽ không thừa nếu hỏi lại chủ nhà những
điều khoản cơ bản hay yêu cầu đặc biệt thông qua app hay tin nhắn để được giải
đáp thắc mắc một cách rõ ràng và chính xác nhất, làm căn cứ xử lý những sự cố
phát sinh về sau, đồng thời yên tâm hơn trước khi thực hiện quy trình thanh
toán. Điều này cũng tạo điều kiện để hai bên tương tác và hiểu nhau hơn, thiết
lập mối quan hệ trước khi đến check-in nhận phòng.

Cũng cần lưu ý không nên hỏi những câu hỏi thừa thải mà chính bạn cũng có thể tự trả lời được thông qua các thông tin phòng/ căn nhà được đăng tải trên web, kiểu như: “giá phòng là bao nhiêu?”, “nhà có bếp ăn không?”, “nhà có hồ bơi chứ?”… Việc đưa ra các câu hỏi không thực sự cần thiết vô tình làm tốn thời gian của cả 2 bên, đồng thời có thể khiến chủ nhà nghĩ rằng bạn chỉ hỏi chơi và không thực sự muốn thuê nhà của họ, do đó, việc từ chối có thể xảy ra.

thuê nhà trên airbnb

#7. Cẩn trọng ở từng bước 1

Mọi bước muốn nhanh và chính xác cần sự cẩn thận. Việc đặt phòng hay thuê nhà trên Airbnb cũng vậy. Để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có, người dùng cần đọc kỹ các thông tin, nhất là quy định về thời gian nhận – trả phòng, chính sách hoàn hủy…

————————

Ghi nhớ 7 lưu ý cực kỳ quan trọng khi thuê nhà trên Airbnb được tranxuanloc.com liệt kê trên đây giúp người dùng chính xác hơn trong mọi thao tác, hạn chế tối đa phạm phải sai lầm…

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Văn phòng Booking.com tại Việt Nam ở đâu?

Bạn kinh doanh bán phòng hay là khách du lịch gặp vướng mắc hoặc  sự cố cần liên hệ với booking để được hỗ trợ? Bạn muốn biết văn phòng booking.com tại Việt Nam ở đâu để trao đổi trực tiếp và ngay lập tức? Đừng lo! Bài viết dưới đây của tranxuanloc.com sẽ giúp bạn tìm câu trả lời chi tiết.

Hệ thống các kênh OTA như booking.com, Agoda, Traveloka, Vntrip, Mytour… được lập trình một cách tự động, các kênh OTA là trung gian giữa các cơ sở lưu trú (CSLT) như khách sạn, resort, homestay, căn hộ, hay các loại hình CSLT khác trên các kênh OTA. Khi bạn đặt phòng qua các kênh OTA thì bạn có thể làm việc với CSLT để được hỗ trợ các vấn đề đặt phòng dù bạn có đặt qua các kênh OTA. Tuy nhiên nhiều CSLT sẽ không mặn mà trong việc hỗ trợ trực tiếp bạn các vấn đề phát sinh mà bạn phải làm việc trực tiếp với các CSLT.

Van Phong Booking Com Tai Viet Nam O Dau3 1000px
Van Phong Booking Com Tai Viet Nam O Dau3 1000px

Booking.com là hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến lớn nhất thế giới

Không ngoa khi xếp đứng top trong danh sách các kênh thông tin về OTA đặt phòng khách sạn lớn nhất thế giới. Website chính thức hoạt động từ năm 1996 do một nhóm start-up nhỏ ở Hà Lan thành lập và nhanh chóng phát triển như vũ bão, chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử về du lịch chỉ sau vài năm. Hiện tại, booking là một phần thuộc Booking Holdings Inc. hoạt động với sứ mệnh “giúp mọi người trải nghiệm thế giới dễ dàng hơn” bằng cách dựa vào công nghệ – kết nối hàng triệu người dùng với đa dạng nhu cầu và mong muốn có được những trải nghiệm đáng nhớ cho chuyến đi từ việc vận chuyển, vui chơi lẫn tìm kiếm chỗ nghỉ.

Van Phong Booking Com Tai Viet Nam O Dau4 1000px
Van Phong Booking Com Tai Viet Nam O Dau4 1000px

Mặt khác, booking mở rộng hợp tác với nhiều doanh nghiệp đến từ các thương hiệu lớn – nhỏ khác nhau, hoạt động ở mọi quy mô trên toàn cầu, mang đến cơ hội hợp tác bán phòng và đặt phòng với hơn 1,5 triệu lượt phòng được đặt mỗi ngày, nhiều nhất trong các kênh thông tin về OTA hiện nay.

Ngoài ra, việc hỗ trợ đến 43 ngôn ngữ và cung cấp tổng cộng hơn 28 triệu đăng ký chỗ nghỉ (thống kê từ các số liệu báo cáo), quy trình đặt phòng đơn giản, chính sách hoàn hủy tối ưu, đội ngũ nhân viên vững kiến thức chuyên môn và giỏi kỹ năng nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng 24/7… là những điểm cộng cực kỳ lớn giúp booking được tin dùng và có chỗ đứng như hiện nay. Được biết, công ty hiện có giá trị giao dịch trên 10 tỷ USD. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam là thị trường phát triển nhanh thứ 3 của .

Trụ sở của booking.com BV

Amsterdam, Hà Lan và được hỗ trợ toàn cầu bởi 198 văn phòng ở hơn 70 quốc gia trên thế giới với trên 17.000 nhân viên, kể cả tại Việt Nam. Như vậy, chỉ có duy nhất 1 trụ sở pháp lý – điều hành đặt tại Amsterdam (Hà Lan), các địa điểm ở các quốc gia trên toàn cầu hoạt động dưới danh nghĩa là công ty hỗ trợ tại chính địa phương đó, có nhiệm vụ xử lý thông tin, hỗ trợ tư vấn và giải thích các quy định, quy trình pháp lý trong phạm vi quốc gia cho , một phần của dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Đặc biệt, việc tiếp nhận và phản hồi thông tin bằng tiếng Việt sẽ giúp quá trình trao đổi – giải đáp – hướng dẫn giữa người dùng và nhân viên booking tại Việt Nam trở nên dễ dàng – chính xác – nhanh chóng hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc gọi quốc tế tốn kém hay phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, không phải tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng các công ty địa phương như văn phòng booking.com tại Việt Nam không được ủy quyền hoạt động như là một đại lý dịch vụ của booking, do đó, sẽ không có thẩm quyền xử lý thông tin và các vấn đề pháp lý – nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc về công ty mẹ, bao gồm cả thực hiện dịch vụ đặt phòng hay duy trì trang web của booking – nhưng được phép hỗ trợ/ đại diện đặt phòng khi được ủy quyền nhằm đảm bảo an toàn về tiền, thông tin cá nhân, bao gồm thẻ tín dụng và booking của người dùng.

Van Phong Booking Com Tai Viet Nam O Dau1 1000px
Van Phong Booking Com Tai Viet Nam O Dau1 1000px

Với VP công ty hỗ trợ booking.com tại Việt Nam

CÔNG TY TNHH BOOKING.COM (VIỆT NAM)
Tên quốc tế: BOOKING.COM (VIETNAM) COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: BOOKING.COM (VIETNAM) CO., LTD.
Mã số thuế: 0311675830
Địa chỉ: Tầng 21, Saigon Centre, 67 Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại +84 28 3911 3430
Ngày hoạt động: 2012-03-17
Quản lý bởi Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Van Phong Booking Com Tai Viet Nam O Dau5 1000px
Van Phong Booking Com Tai Viet Nam O Dau5 1000px

+ VP booking.com tại Tp. Hồ Chí Minh: tầng 12, tòa nhà Bitexco, số 2, đường Hải Triều, P. Bến Nghé, Q.1 – ĐT: 028 3911 3430, bao quát thị trường từ Đà Nẵng trở vào Nam.
+ VP booking.com tại Hà Nội – chi nhánh: số 33 Quốc Tử Giám, P. Văn Chương, Q. Đống Đa – ĐT: 0939 629 159, bao quát thị trường từ Huế trở ra Bắc.

Dù là liên hệ hợp tác bán phòng hay cần sự trợ giúp, giải đáp thắc mắc đặt phòng thì đều cần sự hỗ trợ trực tiếp và rõ ràng từ nhân viên thuộc văn phòng booking tại Việt Nam. Nếu bạn là chủ đầu tư, người làm kinh doanh lưu trú khách sạn đừng bỏ qua những bài viết hữu ích của chúng tôi về kiến thức OTA tại đây: https://tranxuanloc.com/dmbv/kien-thuc/kien-thuc-ota/

5 bước cơ bản để bắt đầu kinh doanh Homestay trên Airbnb

Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú hiện nay đều tạo tài khoản và đăng ký bán phòng trên Airbnb – kênh thông tin về OTA mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam nhưng cực kỳ phổ biến. Kinh doanh homestay cũng không ngoại lệ. Bạn dự định kinh doanh loại hình homestay trên Airbnb nhưng chưa biết bắt đầu thế nào? Hãy để tranxuanloc.com gợi ý chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tại sao nên kinh doanh homestay trên Airbnb?

Là 1 trong những nền tảng đặt phòng
trực tuyến được yêu thích nhất hiện nay, Airbnb thực sự mang đến cho các cơ sở
lưu trú cơ hội tiếp cận hàng triệu người dùng có nhu cầu tìm kiếm và đặt phòng
từ cao cấp, sang trọng như resort, khách sạn cho đến bình dân, giá rẻ như nhà
nghỉ, homestay… Với giao diện thân thiện, dễ thao tác, bạn có thể thực hiện
các bước tạo tài khoản – cung cấp thông tin để tạo listing và đăng bán phòng
trên kênh thông tin về OTA tiềm năng này. Đặc biệt, với mỗi giao dịch thành công, bạn sẽ chỉ
mất 3% hoa hồng, đây là mức phí thấp nhất trong tất cả các kênh bán phòng trực
tuyến hiện nay, giúp lợi nhuận thu được là cao nhất.

Tiềm năng kinh doanh homestay tại Việt Nam

Bên cạnh các khách sạn, khu nghỉ dưỡng
hạng sang với giá thuê phòng cực cao thì homestay vẫn luôn là sự lựa chọn “vừa
túi tiền” cho các đối tượng khách thuê có mức chi trả trung bình thấp nhưng được
cam kết phục vụ các dịch vụ phòng và tiện nghi cơ bản nhất.

Ngoài ra, nhiều người chọn thuê
homestay bởi nơi đó mang đến cho họ “cảm giác như là nhà” với những trải nghiệm
độc đáo và địa phương trong đời sống sinh hoạt lẫn văn hóa, mang đến sự gần
gũi, thân thuộc giữa khách du lịch với chủ nhà, tạo điều kiện giao lưu văn hóa
và kết bạn, hoàn thiện kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp cùng với nhiều người đến
từ các quốc gia trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh
homestay hiện phát triển mạnh ở 2 địa điểm chính, đó là:

– Ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… vì những nơi này có điều kiện giao thông thuận lợi
(có sân bay quốc tế), giúp việc di chuyển đến của khách du lịch dễ dàng và thuận
tiện hơn

– Ở các địa điểm du lịch nổi tiếng như Sapa, Nha Trang, Đà Lạt… vì những nơi này có sản phẩm dịch vụ đặc trưng với nền văn hóa và đời sống đa dạng, độc đáo, thích hợp cho việc khám phá và trải nghiệm của du khách.

kinh doanh homestay trên airbnb

5 Bước bắt đầu kinh doanh homestay trên Airbnb

Dưới đây là trình tự các bước đơn giản
nhất để bắt đầu kinh doanh homestay trên Airbnb mà mọi host đều phải thực hiện:

#1. Xác định mô hình kinh doanh và tài chính

Airbnb hỗ trợ đăng bán phòng cho gần
như mọi loại hình kinh doanh lưu trú như khách sạn, resort, biệt thự, căn hộ dịch
vụ, homestay, nhà nghỉ… Do đó, để bắt đầu kinh doanh (đăng bán phòng) trên
Airbnb, việc đầu tiên cần làm là xác định mô hình kinh doanh tiềm năng nhất, ở
bài viết này là kinh doanh homestay.

Vậy nên kinh doanh homestay gì trên
Airbnb? – Đó có thể là:

– Cho thuê căn hộ studio ở các chung
cư cũ

– Bán phòng dorm (giường tầng) cho
backpacker

– Kinh doanh homestay đẹp với view vườn,
sông suối, núi non, biển…

– Cho thuê nguyên căn nhà phố với nhiều
phòng, có cả căn bếp, nơi làm việc, sân vườn, không gian tổ chức tiệc, sinh hoạt
tập thể…

– Cho thuê căn hộ cao cấp phục vụ nhu
cầu của khách thuộc tầng lớp trung – thượng lưu với nhiều tiện ích như hồ bơi,
gym…

Xin lưu ý rằng, để biến ý tưởng (mô
hình kinh doanh homestay) thành sản phẩm hiện thực, bạn cần lên dự toán tài
chính chi tiết cho các chi phí như thuê/ mua nhà, decor, sửa chữa, thuê nhân sự,
vận hành, tu bổ…. Cân đối và điều chỉnh để chọn được mô hình hợp lý, phù hợp
với khả năng của mình.

#2. Mua hay thuê nhà

Tất nhiên, muốn có địa điểm kinh
doanh hiện hữu, bạn cũng cần xác định nên mua hay thuê nhà, hoặc đơn giản tận dụng
chính ngôi nhà mình đang ở và đăng bán phòng.

Thông thường, với những ai có nguồn tài chính không quá dồi dào, họ sẽ chọn cách thuê nhà dài hạn (2-5 năm), sau đó decor, sửa chữa lại và cho thuê ngắn hạn để thu lời.

Một số chủ nhà khác sẽ tận dụng bất động sản sẵn có, thuê lại và cho thuê ngay, tất nhiên, hiện trạng nhà ở vẫn giữ nguyên.

Ngoài ra, việc mua hay thuê nhà kinh doanh homestay cần hết sức lưu ý vấn đề giấy tờ chứng thực quyền sử dụng tài sản hợp pháp (ngôi nhà, đất đai) để tránh các phát sinh không mong muốn sau này. Đề nghị chủ nhà cung cấp các loại giấy tờ công chứng, giấy tờ gốc để đối chiếu theo quy định, soạn thảo luôn cả hợp đồng thuê nhà chuẩn với các điều khoản ràng buộc cần thiết để ký kết và lưu trữ.

Cũng cần lưu ý đến vấn đề tiền cọc, cọc bao nhiêu tháng, mức cọc là bao nhiêu… Bởi đây sẽ là số vốn chết và bạn sẽ chỉ lấy lại được khi kết thúc hợp đồng. Thử deal cọc nhà 1 tháng và trả tiền thuê 2 tháng 1 lần xem sao, như vậy sẽ tiện nhất cho bạn rồi đấy.

#3. Thiết kế, decor homestay

Đây sẽ là một trong những điểm nhấn nổi
bật và khác biệt quyết định mức độ hot – thu hút khách đến thuê homestay của bạn.
Để sở hữu một homestay chất và siêu đẹp, bạn có thể tự mình làm mọi thứ hoặc
thuê ngoài. Tuy nhiên, hãy đảm bảo mọi yêu cầu trên bản vẽ ý tưởng đều được hiện
thực hóa chuẩn nhất có thể. Muốn làm được điều này, bạn cần có một chút năng
khiếu về thẩm mỹ, khả năng tưởng tượng trừu tượng cao. Đầu tư vào thiết kế,
trang trí nội thất và tiện nghi, background sống ảo… là những thứ cơ bản nhất
cần làm. Nhớ là, kiểm soát chi phí hiệu quả nữa nhé, đừng “vung tay quá trán” sẽ
khiến việc thu hồi lại vốn trở nên lâu hơn rất nhiều so với dự định

Cần lưu ý rằng, đối tượng khách thuê homestay chủ yếu là khách du lịch, vì thế, địa điểm kinh doanh cần là những nơi thuận tiện nhất như: gần sân bay – gần địa điểm du lịch – hoặc nếu không, phải có gì đó thật đặc biệt, kích thích tò mò để khách tìm đến, có thể là view đẹp hay decor sống ảo miễn chê… Ví dụ, khách du lịch Đà Lạt thường tìm homestay gần chợ đêm hoặc có view, decor chất để sống ảo – homestay Hà Nội phải gần trung tâm phố cổ – còn Sài Gòn thì không quá xa khu Bùi Viện hay chợ Bến Thành…

kinh doanh homestay trên airbnb

#4. Tạo tài khoản và đăng bán phòng trên Airbnb

Dĩ nhiên, muốn kinh doanh homestay
trên 1 trong các kênh thông tin về OTA uy tín nhất hiện nay, việc bắt buộc cần làm là tạo
tài khoản và đăng bán phòng trên Airbnb (tranxuanloc.com đã có bài hướng dẫn chi tiết).

Lưu ý: mọi thông tin cần chính xác, đầy
đủ và chi tiết giúp quá trình tìm kiếm thông tin của khách thuê được dễ dàng
hơn, nhất là tiện nghi và giá thuê phòng, vị trí, các dịch vụ thu phí phát
sinh, chính sách hoàn hủy…  Ngoài ra,
hình ảnh cần đẹp, sắc nét, bao gồm ảnh phòng, view, không gian chung, công
trình phục vụ phụ trợ… giúp tăng sức thu hút và thuyết phục khách book phòng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng bán
phòng trên các kênh thông tin về OTA khác như Booking, Agoda, Vntrip, Luxstay… – đăng và
chạy quảng cáo trên facebook, zalo – liên kết bán phòng với các công ty lữ
hành… để tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng.

#5. Vận hành homestay và phục vụ khách hàng

Tuy không hoàn toàn liên quan đến kinh doanh homestay trên Airbnb nhưng việc chú trọng khâu vận hành và phục vụ khách giúp mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách thuê, khiến họ hài lòng và cho review tốt trên kênh thông tin về OTA đã book phòng. Điều này không chỉ tạo tiền đề cho khả năng khách quay lại ở những lần sau, mà còn tăng độ uy tín cho thương hiệu, khẳng định chất lượng dịch vụ khiến các khách thuê khác tin tưởng lựa chọn, sau khi tham khảo thông tin – giá và review thực tế từ chính những người đã đặt phòng trước đó.

Ngoài ra, đừng quên thường xuyên quyết toán lại chi phí vận hành homestay để xem, việc kinh doanh là hiệu quả hay không để có giải pháp xử lý hoặc điều chỉnh kịp thời.

———————–

Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh homestay trên Airbnb hữu ích cho người mới. Hy vọng sẽ giúp bạn định hình và tự rút ra quy trình các bước thực hiện chi tiết cho riêng mình, đảm bảo việc lựa chọn kinh doanh mô hình homestay là giàu tiềm năng và hiệu quả.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.