5 CHIẾN LƯỢC KHÁCH HÀNG ĐỈNH CAO MÀ CEO CẦN BIẾT

5 CHIẾN LƯỢC KHÁCH HÀNG ĐỈNH CAO MÀ CEO CẦN BIẾT NHƯ ÁM ẢNH KHÁCH HÀNG, XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ, THÔNG NHẤT MỤC TIÊU CÔNG TY VỚI KHÁCH HÀNG, NHÌN CÔNG TY THEO GÓC NHÌN KHÁCH HÀNG, SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG.

THƯƠNG TRƯỜNG KHÔNG PHẢI CHIẾN TRƯỜNG. HÃY ÁM ẢNH KHÁCH HÀNG, ĐỪNG ÁM ẢNH ĐỐI THỦ

Trên chiến trường, chiến thắng của bạn được định nghĩa bằng việc đánh bại đối thủ. Trên thương thường, chiến thắng của bạn được xác định bằng việc chiếm chỗ trong tâm trí và trái tim khách hàng.

Vì trong thời đại số này, đối thủ hiện tại thất bại, sẽ lại có đối thủ khác xuất hiện. Điều đó có nghĩa là, không phải khi đối thủ của bạn bị đánh bại, thì khách hàng sẽ chọn bạn. Họ vẫn có rất nhiều lựa chọn khác nữa, những lựa chọn mới.

Cách đây không lâu, các công ty trong ngành viễn thông di động tập trung vào cạnh tranh và đấu đá gay gắt lẫn nhau, hàng ngày, họ đâu biết rằng đối thủ mạnh nhất, kẻ càn quét và lấy đi phần lớn doanh thu truyền thống của họ là OTT (Whatsapp, Viber, Skype, Facebook Messenger) … chứ đâu phải đối thủ mà họ đang mất công đánh nhau từng sản phẩm và chương trình.

Tương tự, các công ty taxi truyền thống ám ảnh với việc cạnh tranh với nhau dữ dội (như Mai Linh phải đánh với Vinasun hay Taxi Hà Nội)… cho tới một ngày họ bị đánh bại bởi mấy kẻ có tên Uber (sinh ra từ ý một ý tưởng trong đêm mưa tuyết ở thủ đô Paris) và Grab, những cái tên mà họ không từng nghĩ đến.

Tính logic của việc cạnh tranh trong cùng ngành đã không còn logic nữa rồi. Nói cách khác, bạn phải vượt qua khái niệm ngành, hay bỏ luôn khái niệm ngành đi được rồi. Bạn chỉ có thể dành chiến thắng trong thời đại số bằng việc chiếm được trái tim và tâm trí của khách hàng mục tiêu. Khi đó bạn bán gì thì khả năng lớn là họ cũng sẽ mua (bạn bán điện thoại họ mua, bạn bán điện máy họ mua, và bán rau và thịt họ cũng mua…) Vì vậy, ám ảnh khách hàng, không ám ảnh đối thủ là một trong những cách tốt nhất để phát triển trong thời đại khách hàng, ngày nay.

SỰ HÀI LÒNG VÀ TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG: NHIỆM VỤ CỦA CẢ CÔNG TY, KHÔNG RIÊNG MỘT PHÒNG BAN NÀO

Lý do rất đơn giản, hành trình khách hàng trải dài xuyên suốt tất cả các phòng ban, không phải chỉ một điểm chạm hay một vài điểm chạm sẽ tạo ra, đóng góp vào sự hài lòng của khách hàng, mà tất cả các điểm chạm đều sẽ đóng góp vào sự hài lòng của khách hàng.

Một trong những khách hàng của tôi – Chủ tịch của một tập đoàn – trong một buổi họp đã tranh luận với tôi: “Tôi cũng áp dụng chỉ số trung thành của khách hàng với Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của công ty tôi, bây giờ anh nói là để áp dụng trải nghiệm khách hàng thì chỉ số đo lường cốt lõi là lòng trung thành của khách hàng. Thế thì lại chả có gì khác nhau cả.” Tôi quay ra hỏi Giám đốc trung tâm dịch vụ khách hàng “bạn có đang làm tốt mục tiêu khách hàng trung thành không?” Bạn ấy lắp bắp nói “Có nhiều phần em không can thiệp được mà cũng không kiểm soát được,… vì thế mà không cải tiến được nhiều, ngay cả khi phòng ban của em cũng đã cố gắng hết sức.”

Tôi quay lại nói với anh Chủ tịch “giao cùng một chỉ tiêu KPI ở các phòng ban không có nghĩa là anh đang làm cùng một điều, dịch vụ khách hàng không phải là trải nghiệm khách hàng! Anh đưa cho chị ấy (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ khách hàng) một chỉ tiêu nhưng có nhiều yếu tố tạo nên chỉ số đó mà chị ấy không được phép tác động. Nó giống như thế này, anh tuyên bố: gia đình chúng ta phải trở thành một gia đình hiếu khách, và anh giao mục tiêu đó cho một đứa con của mình, ví dụ như con trai cả. Nhưng những thành viên khác không quan tâm đến vấn đề hiếu khách của gia đình, họ xem đó không phải là việc của mình. Vậy con trai cả có giúp gia đình anh trở thành gia đình hiếu khách được không?”

Đương nhiên là không bao giờ có chuyện đó.

Tình huống “gia đình hiếu khách” ở trên đúng như cách công ty này đang thực hiện. Nếu vận hành theo kiểu đó thì sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng mãi mãi chỉ là ước mơ. Vì vậy, nếu một phòng ban phải chịu trách nhiệm cho lòng trung thành khách hàng, thì đó là phòng của anh đấy – phòng chủ tịch điều hành. Ông chủ tịch bật cười lớn và hoàn toàn đồng ý.

Trải nghiệm khách hàng là việc của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Lấy khách hàng làm trung tâm và khiến tất cả mọi người mang nó vào công việc của mình.

KHÔNG PHẢI LÀ MỘT GIAO DỊCH, BÁN HÀNG LÀ MỘT MỐI QUAN HỆ

Nhiều doanh nghiệp coi lợi ích của khách hàng mâu thuẫn với lợi íchcủa họ. Họ nghĩ rằng, khách hàng càng lợi thì họ càng thiệt. Quan điểm này bị chi phối bởi thói quen nhìn nhận rằng làm việc với khách hàng chỉ là một giao dịch, một cuộc thỏa thuận.

Dĩ nhiên, nếu bạn xem giá trị đến từ khách hàng chỉ là một giao dịch, thì lợi ích của công ty bạn và lợi ích khách hàng sẽ trở nên xung đột. Với cách nghĩ này, bạn không có cách nào để đặt khách hàng làm trung tâm của những gì bạn làm. Nhân viên của bạn sẽ cố gắng thu lợi nhiều hơn trên mỗi giao dịch và hệ quả là dẫn đến trải nghiệm khách hàng tồi tệ. Khi đó, bạn có thể thắng một lần và có được doanh số, nhưng lại mất đi nhiều khách hàng. Đây là một quan điểm rất thiển cận.

Chúng ta cần phải nhìn nhận việc này là xây dựng mối quan hệ với khách hàng chứ không phải một vụ mua bán, hãy nhìn cả một hành trình chứ không phải chỉ tập trung vào một điểm chạm. Hãy phục vụ họ, khi đó họ sẽ ở lại lâu hơn, mua nhiều hơn và giới thiệu bạn bè của họ với bạn. Đừng bán, hãy phục vụ, sức mạnh của những lời truyền miệng sẽ lo phần còn lại.

THỐNG NHẤT MỤC TIÊU CỦA BẠN VỚI MỤC TIÊU CỦA KHÁCH HÀNG

Phần lớn mọi người đều biết họ muốn gì, ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, thị phần hay chỉ đơn giản là chốt đơn. Tuy nhiên, ít người hiểu được những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy mục tiêu của họ. Đó là lý do vì sao mọi người đa phần sẽ nhắm thẳng vào mục tiêu trực tiếp để hành động, như cố bán cho được, chiêu thức chốt sales…

Một trong những cách thông minh nhất đó là thống nhất mục tiêu của bạn với mục tiêu của khách hàng và tập trung vào mục tiêu của khách hàng.

Để làm được điều đó, hãy bắt đầu với câu hỏi: “Những nhân tố chính khiến khách hàng của bạn mua hàng và trung thành với công ty bạn là gì?” Ví dụ, Amazon hiểu được khách hàng thích sự tiện lợi và có nhiều lựa chọn, vì thế mà mục tiêu của Amazon là cung cấp nhiều sự lựa chọn và tiện lợi cho khách hàng. Disney hiểu được khách hàng sẽ đến vì niềm vui, nên niềm vui sẽ trở thành mục tiêu chung của Disney.

Nguyên tắc ở đây là, tập trung vào mục tiêu của khách hàng, những mục tiêu mà nếu khách hàng đạt được thì họ sẽ mua, sẽ trung thành và giới thiệu. Nói cách khác, bạn giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ, họ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu như một hệ quả.

CÓ MỘT MỤC ĐÍCH CHUNG VÀ NHÌN CÔNG TY CỦA BẠN THEO GÓC NHÌN CỦA KHÁCH HÀNG

Một trong những học viên của tôi, CEO một doanh nghiệp, chia sẻ: sau khi mua một chiếc điện thoại ở cửa hàng MWG – nhà bán lẻ lớn nhất ở Việt Nam, người bán hàng mở cửa tiễn khách hàng của mình về, cùng lúc ấy anh thấy bác bảo vệ đang bận dắt xe cho khách hàng khác, anh liền đi ra và giúp nữ khách hàng lấy xe, dắt xe xuống đường và sử dụng khăn ướt để lau yên xe cho đỡ nóng, rồi quay xe theo hướng khách hàng cần đi rồi cúi chào chị ấy. Chị khách hàng thực sự đánh giá cao hành động đó không chỉ bởi vì cái cách mà họ phục vụ cô, mà bởi cô cảm nhận được niềm hân hoan ở môi trường làm việc này. Từ đó trở về sau cô ấy trở thành khách hàng trung thành của cửa hàng đó.

Việc dắt xe cho khách hàng không thuộc trách nhiệm của người bán hàng, nhưng anh ta vẫn làm công việc đó để làm khách hàng cảm thấy vui.

Thực tế chỉ ra rằng, khách hàng không quan tâm vai trò của bạn trong công ty là gì , họ quan tâm công ty đã quan tâm họ như thế nào. Họ không nhớ công việc của bạn là gì, thứ đọng lại là cảm xúc của họ và thương hiệu của bạn.

Không có quy trình hay hướng dẫn nào là hoàn hảo, vì bạn không thể dự đoán và kiểm soát mọi thứ xảy ra với khách hàng, hàng ngày. Vì vậy, hãy đặt một mục đích chung cho việc phục vụ khách hàng và mang mục đích đó vào từng vị trí, từng việc. Bất cứ họ giữ vị trí nào, họ cần nhìn công ty ở vị trí khách hàng. Nhân viên có thể không cần theo quy trình miễn là họ đang đi đúng mục đích chung đó. Là một CEO, bạn cần khiến nhân viên của mình làm việc theo cách như vậy.

THỊ TRƯỜNG KHÔNG PHẢI LÀ NƠI BẠN BÁN SẢN PHẨM HAY DỊCH VỤ. THỊ TRƯỜNG LÀ NƠI BẠN GIÚP KHÁCH HÀNG ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CỦA HỌ MỘT CÁCH THUẬN TIỆN, DỄ DÀNG VỚI CẢM XÚC TỐT NHẤT MÀ KHÁCH HÀNG MONG MUỐN.

Bài viết do chuyên gia Nguyễn Dương chia sẻ và được đăng trên Customerthink ngày 19/05/2021 vừa qua.
Link chi tiết: 5 Top Customer Strategies CEO Should Know

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ PHÂN QUYỀN

Bao Thanh Thiên được Hoàng Thượng giao Thượng Phương Bảo Kiếm, Thay Trời Hành Đạo, mang lại niềm tin, sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Lý do lớn nhất, chưa từng được tiết lộ (insight của Hoàng Thượng), khiến Vua đã trao quyền đó vào tay Bao Công, theo tôi, đó là vì Vua biết rằng Bao Công sẽ đưa ra những quyết định như thể Vua trực tiếp quyết định khi xử án. Nói cách khác, Bao Công và Vua hiểu giống nhau và có tinh thần giống nhau về một vấn đề.

Có thể chúng ta không để ý, nhưng chúng ta vừa nói đến yếu tố rất quan trọng của việc phân quyền, đó là: người được phân quyền phải là hiện thân của người trao quyền trong mảng việc được giao. Điều đó có nghĩa là, khi người lãnh đạo muốn trao quyền thì điều kiện tiên quyết đó là: tin thần của người lãnh đạo phải được “cài” vào hành vi của nhân viên như thể người lãnh đạo hiện mọi nơi vậy.

Với khách hàng, họ chỉ cảm nhận được tình thần của công ty nếu tinh thần đó được biến thành hành vi của nhân viên. Bởi vì nhân viên mới là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hàng ngày thông qua sản phẩm, chính sách, quy trình và hành vi của họ.

Các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cần phải khiến cho “tay chân của nhân viên” có hành vi như thể họ được lắp “bộ não của bạn”. Bởi vì nếu không như thế, bạn sẽ phải làm thay, xử lý thay… hoặc khách hàng không cảm được màu sắc của công ty bạn là gì. Khi đó, dù bạn rất rõ trong đầu của bạn về chiến lược với khách hàng, nhưng trong mắt tôi, bạn vẫn chưa có chiến lược gì cả. Vì với tôi, chừng nào khách hàng chưa cảm nhận được chừng đó công ty chưa có chiến lược.

Khách hàng chỉ có thể cảm nhận được “màu” của công ty bạn, nói theo cách nói của anh Nguyễn Hải Đức Founder của Gama Việt Nam, một đơn vị chúng tôi đang tư vấn, khi chiến lược được chuyển vào hành vi của các nhân viên cuối cùng. Nghĩa là một công ty có chiến lược trải nghiệm khách hàng, là khi chiến lược đó được hiện thực hóa thành hành vi của những nhân viên cuối cùng.

Không làm được điều đó, mỗi nhân viên sẽ là một màu, công ty bạn có tất cả các màu. Nói cách khác, là đếch có màu nào cả. Điều đó cũng có nghĩa là Thượng Phương Bảo Kiếm được trao cho những người hiểu khác Hoàng Thượng, hiểu không giống Hoàng Thượng về tinh thần và mục đích trong mỗi việc, nên hành vi của họ không phải là hiện thân của quyết định mà Hoàng Thượng đưa ra, không như thể có Trẫm giá lâm.Điều kiện để phân quyền là phải hiểu giống nhau.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

LÀM TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG, ĐỪNG CHỈ LÀM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Trải nghiệm khách hàng sẽ đem lại khác giá trị khác biệt so với chỉ làm dịch vụ khách hàng. Ví dụ: Ngồi ở một nhà hàng, tôi hỏi: em có sạc iPhone không anh mượn, đang cần quá? Cô gái trả lời rất nhanh và lịch sự: em không có anh ạ. Rồi quay đi làm việc tiếp. Đây là cách làm dịch vụ khách hàng (DVKH)

Ở công ty làm trải nghiệm khách hàng (TNKH), nhân viên này sẽ hiểu câu hỏi của tôi là: anh ấy đang rất cần dùng điện thoại và điện thoại của anh ấy đang hết pin.

Đúng thế, mục đích của khách hàng đâu phải là “em có sạc iPhone không” khách hàng không quan tâm điều đó, họ có một mục đích đằng sau điều họ nói.

Người nhân viên ngấm tinh thần của TNKH sẽ đặt câu hỏi để biết nếu tôi chỉ cần gọi cho ai đó bạn ấy có thể cho mượn điện thoại. Còn nếu tôi buộc phải dùng điện thoại của tôi thì người nhân viên ấy sẽ hỏi các đồng nghiệp khác. Nếu 7-8 đồng nghiệp khác hôm đó cũng không có và họ thống kê thấy có khá nhiều khách hàng đến đây hỏi về sạc điện thoại thì họ sẽ đề xuất với ông chủ cửa hàng mua vài cái sạc để ở nhà hàng.

(Nếu bạn lớp học CX- master – trải nghiệm khách hàng của cempartner rồi, bạn luôn thấy có một khu vực sạc điện thoại cho học viên với sạc iPhone, Samsung)

Khu vực sạc điện thoại tại lớp CX-Master

TNKH là DVKH: đó là một nhầm lẫn rất phổ biến.

1. DVKH: làm thế trả lời tốt câu hỏi của khách hàng. TNKH: làm thế nào khách hàng không phải hỏi

2. DVKH: cách chúng ta hỗ trợ họ khi họ liên hệ và tiếp xúc với chúng ta. TNKH: cách chúng ta chủ động dọn đường cho họ để họ làm việc họ muốn làm một cách dễ dàng và có cảm nhận tích cực

3. DVKH: là việc bạn làm. TNKH: là điều đọng lại trong lòng khách hàng.

4. DVKH: chức năng của một phòng, ban. TNKH: việc của tất cả mọi phòng ban.

5. DVKH là việc xảy ra khi quản lý TNKH kém – Chris Jane

6. DVKH thiên về bị động, phản hồi lại yêu cầu, khiếu nại của khách hàng. TNKH là chủ động tạo ra giá trị cho khách hàng trên hành trình của họ.

7. TNKH là thứ đọng lại trong tâm trí khách hàng bất chấp bạn làm gì – Blake Morgan

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com