Kinh doanh dịch vụ Airbnb-homestay Nên hay Không nên?

Đây là bài viết theo kinh nghiệm của riêng cá nhân mình, nên nếu bạn nào thấy không đúng, không hay thì cũng xin đừng chỉ trích nhé, lướt qua nhẹ 1 cái…..

*Yếu tố đầu tiên : NHÀ

  • Nhà có sẵn là 1 lợi thế, vì dù đầu tư nhiều hay ít thì nó cũng là nhà của mình, không thích kinh doanh có thể CHo Thuê/ Bán hay sau này Cần thì ở luôn. Và mỗi tháng bớt đi cái khoản lo Tiền Nhà . Và giảm thêm nhiều cái áp lực khác nữa.
  • Nhà đi thuê : Lỗ hay Lời 1 phần lớn ở chỗ này nè .

Mình chân thành khuyên những ai sắp làm thì đừng nóng vội. Vì chỉ cần cùng 1 khu vực, tiền nhà bạn thuê cao hơn người khác thuê vài triệu thì bạn cũng đủ đau đầu rồi . Hãy đi xem nhiều nhà, cân nhắc kĩ và tìm hiểu giá mặt bằng chung của khu vực. Khi nào tìm thấy Deal tốt hãy làm, chứ đừng thấy nhà nhà làm thì cũng ĐU THEO.

+Sữa chữa : luôn luôn nhớ trong đầu “Đây không phải là nhà mình“, nên bạn sữa chữa sau mà lúc bạn đi, thì cái gì bạn cũng mang theo được hết , hãy bớt những cái đầu tư cho chủ nhà. Vì không biết 1 ngày đẹp trời nào sau khi làm xong nhà đẹp đẽ, kinh doanh chưa kịp lãi thì chủ lấy lại nhà .

Và với những căn nhà cũ bạn làm đẹp thành 1 căn nhà mới, bạn phải thật chặt chẽ trong hợp đồng (tính rõ tổng chi phí đầu tư, bảng vẽ thiết kế …vvv) , không thì bạn chỉ nhận được cọc không đáng bao nhiêu so với tiền sữa chữa ban đầu . Đừng để vừa kinh doanh là đã Lỗ Sắp Mặt .

+Nội thất: Hãy tìm nội thất thanh lý để giảm bớt chi phí, chỉ mua những cái Mới khi thật sự Cần.

**Yếu tố thứ 2 : Vị trí

Nó cũng là 1 yếu tố hết sức quan trọng , vị trí đẹp luôn là lợi thế (nhưng phải đi đôi với giá hợp lý) .

Nếu xác định cho thuê ngắn hạn thì hãy tìm những quận gần trung tâm như : q1, q3, q4 -bình thạnh-phú nhuận ( giáp quận 1 ).

Nếu xác định cho thuê lâu dài thì q2,q7 ,bình thạnh, q1,phú nhuận, q3, q4, tân bình , những khu vực này cũng rất tốt.

** Yếu tố thứ 3 : Tiền

-Khi bắt tay vào làm, hãy đếm cẩn thận trong túi mình đang có bao nhiêu , mình đầu tư qui mô cỡ nào, vốn của mình trụ được bao lâu, điểm Hoàn Vốn ở đâu. Đừng để đang làm , khách Ế, Hết Tiền rồi phải đi sang lại vì hết tiền đóng tiền nhà

-Với từng đấy tiền, thì sẽ cho bạn lãi bao nhiêu % , và rủi ro bao nhiêu % , có đáng để làm không ? Nếu lãi cao hơn Ngân Hàng khoảng 10% thì mình nghĩ hãy làm còn cá nhân mình nếu lãi ngang ngửa ngân hàng hoặc hơn xíu thì KHỎI LÀM CHO KHOẺ. Vì làm dịch vụ cực lắm luôn ý.

** Yếu tố thứ 4: Quản Lý và Vận Hành

-Khi chúng ta bắt tay vào làm , thì bạn làm vì lý do gì? Vì đam mê, vì theo phong trào, vì cơ hội, vì rảnh , vì đầu tư.

Vì cái gì thì Nữa thì nó cũng phải tương xứng với công sức mình bỏ ra. Vì đam mê nhưng đến khi cái đam mê đó làm cho bạn kiệt sức và phá sản thì liệu bạn còn đủ sức mạnh để đi tiếp với nó không. Đam mê nhưng phải THỰC TẾ.

Thời gian đầu khi làm bạn sẽ thấy khoái lắm, đến lúc vừa đi làm, vừa khách ở nhà réo, vừa bước chân ra đi chơi với bạn gái thì khách gọi sửa cái vòi nước, rồi Review xấu, khách củ chuối, vv…vvvv thì lúc đó bắt đầu thấy CHÁN. (Đọc thêm: [TIP] Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng)
Rồi đi công tác không có thời gian quản lý, muốn đi chơi cũng ko đi được . ….

-Để tính chi phí cho vận hành thì như mình , mình tính thế này : Phí thuê nhà + Lương ( lương cho bản thân mình hoặc nhân viên, vì nếu đến lúc bạn ko rảnh quản lý thì phải thuê người ) + Chi phí ( Điện, nước, internet, cleaner, cáp ,tiền xăng xe …) + Chi phí khấu hao + Tiền chết + Chi phí Back Up rủi ro.

Nhiều bạn hay quên tính lương của mình vào lắm, nên đôi khi lúc làm 1 căn thấy có lãi đến lúc mở rộng thuê người thấy sao lãi lại ít hơn vậy .

-Với những bạn kinh doanh ngành này mà vẫn đi làm Full time hay vì muốn thêm nghề phụ thì hãy cân nhắc kĩ khi bạn đi làm thì liệu bạn có đảm bảo được hết không? Hay nó cứ lắt nhắt rất tốn thời gian mà không lãi được bao nhiêu.

+Giải pháp: Hãy nhờ người quản lý để giúp bạn Save thời gian , dành thời gian đó để Kiếm thêm tiền ở chỗ khác, hoặc enjoy cuộc sống hơn .

-Kinh doanh dịch vụ là phải làm theo dịch vụ đi kèm, cái này mới là cái đưa lại lợi nhuận tốt nhất và ít mệt nhất , thường là lãi từ 20% -100% . Nhiều bạn lại không quan tâm mảng này, hoặc làm sơ sơ cho có , hoặc ko có thời gian gặp khách hay tư vấn cho khách. Nếu ai đang làm tập trung cho thuê ngắn hạn thì hãy cố gắng làm tốt cái này, vì bạn chỉ cần ngồi không và bốc điện thoại lên gọi nói vài câu là bạn có tiền rồi, thì tội gì lại không làm đúng không ?????

**Vậy, NÊN hay KHÔNG NÊN là nó phụ thuộc vào bạn có biết TÍNH + BIẾT LÀM hay không . Chứ thị trường ngoài kia vẫn còn rộng lắm.

***Một bài viết mình không thể nói chi tiết hết tất tần tật mọi thứ được, nên bạn nào có thêm khúc mắc gì thì comment ở dưới để những Anh/Chị có nhiều kinh nghiệm tư vấn thêm nha.

*** Bài viết của mình thích hợp với những bạn tập tành vào làm kinh doanh, kinh doanh nhỏ và vừa.

*** Mình viết không hay thì cũng xin đừng ném đá nhé.

Tìm hiểu thêm: 4 Bước thực hiện đúng luật trước khi cho thuê căn hộ làm Airbnb

Nguồn: An Tran ( Group Airbnb Hosts Việt Nam [Airbnb Hosting Hub] )

WEBSITE OTA VIỆT NAM

3 Bước tạo tài khoản và đăng bán phòng trên Airbnb cho chủ khách sạn

Airbnb là một trong những kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn được ưa chuộng nhất hiện nay của gần như mọi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, từ chủ resort, khách sạn hạng sang cho đến homestay, nhà nghỉ… Vậy làm sao để tạo tài khoản và đăng bán phòng trên Airbnb? Bài viết dưới đây của tranxuanloc.com sẽ gợi ý chi tiết giúp bạn.

Tại sao nên đăng bán phòng trên
Airbnb?

– Airbnb có số lượng người dùng khổng lồ (hơn 60 triệu người) trên khắp châu lục với đa dạng nhu cầu thuê phòng từ bình dân giá rẻ, đến cao cấp sang trọng… do đó, bán phòng trên Airbnb sẽ đảm bảo tính thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả cao


Mọi loại phòng đều có thể được đăng ký bán và bán được trên Airbnb, kể cả lều,
phòng chỉ 1m2, nhà tự chế trên cây hay căn hộ rộng lớn, ngôi biệt thự
sang trọng…

– Giao diện đơn giản, dễ sử dụng và thao tác; nếu muốn ngưng bán trên Airbnb cũng chỉ cần vài cú nhấp chuột là hoàn tất


Có phần mềm chatbot hỗ trợ phản hồi khách 24/24


Phí hoa hồng cực thấp, chỉ 3%, thấp nhất trong các kênh thông tin về OTA hiện tại

– Host không cần quá chú trọng đầu tư dịch vụ phòng, không phải phục vụ khách như ở khách sạn hay nhà nghỉ mà chỉ là như những người bạn đến chơi nhà, tức không yêu cầu quá cao sự đa dạng về tiện nghi và dịch vụ

– Đặc biệt, Airbnb có gói bảo hiểm 1 triệu đô trong trường hợp khách sử dụng dịch vụ trong phòng gây ra vấn đề lớn như trộm cắp, bể vỡ, hư hỏng…

hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán phòng trên airbnb

Với
rất nhiều những tiện ích trên đây, chắc chắn Airbnb là sự lựa chọn đúng đắn cho
việc thu hút khách hàng và đăng bán phòng cho các chủ khách sạn.

Hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán
phòng trên Airbnb

#1. Đăng ký tài khoản để trở thành Host

(Hiện có rất nhiều tài khoản chia sẻ link tạo tài khoản để đăng bán phòng trên Airbnb và nhận về nhiều ưu đãi đặc biệt. Do đó, tại sao bạn không đăng ký tại những link đó để vừa tạo được tài khoản trên Airbnb, vừa nhận được tiền.)

+ Hoặc nếu không muốn, có thể truy cập trực tiếp vào trang chủ Airbnb theo link: https://fr.airbnb.com/signup_login

hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán phòng trên airbnb

+ Nên chọn hình thức đăng ký bằng email để dễ quản lý thông tin tài khoản

hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán phòng trên airbnb

+ Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, sau đó nhấn “Sign up” – bấm chọn “Accept” – “Get started

hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán phòng trên airbnb

+ Lúc này, Airbnb sẽ gửi cho bạn thông báo hoàn thành. Khi thông báo hiện ra, hãy chọn “Upload photo” để tải hình đại diện cho tài khoản – sau đó, tiến hành điền số điện thoại xác nhận vào thông báo “Confirm your phone number” và hệ thống sẽ gửi về số điện thoại đó mã code, nhập mã này để xác nhận

+ Tiếp theo, bấm “Resend email” hoặc chọn “Skip for now” và “Start exploring

+ Giao diện web sẽ trở về trang chủ có hiển thị tài khoản của bạn. Kích vào hình đại diện, chọn “Edit profile” và tiến hành chỉnh sửa các thông tin trong đó – nhấn “Save” để lưu lại.

+ Nhập password cho tài khoản

+ Xác nhận chứng minh nhân dân tại mục “Trust and Verification” – chọn “Provide ID” – “Verify me” – “Government ID” – “Start Verification” – upload hình ảnh mặt trước và sau của chứng minh nhân dân – nhấn “Confirm” – chọn “Gmail” – “Chấp nhận

hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán phòng trên airbnb

+ Sau cùng, chỉ cần truy cập email đã dùng để đăng ký tài khoản để xác nhận

#2. Tạo tài khoản nhận tiền trên
Airbnb

+ Quay về giao diện của Airbnb, kích vào ảnh đại diện – chọn “Account setting” – “Payout preferences” – “Add payout method” và chọn điền các thông tin cần thiết (lưu ý phần Zip code, bạn tra mã Zip code của địa phương mình trên Google để điền vào nhé) – bấm “Next

+ Chọn hình thức thanh toán tiền bán phòng trên Airbnb. Có 3 hình thức là Paypal, Bank transfer và Payoneer. Bạn nên chọn hình thức thứ 2 (Bank transfer) để không phải chịu rủi ro dù thời gian nhận tiền sẽ lâu hơn 2 hình thức kia; còn nếu chọn Paypal thì tỷ giá ngoại tệ thấp và bạn có thể sẽ bị lỗ – chọn Payoneer sẽ bị tính thêm 3% phí chuyển đổi ngoại tệ và trừ phí tín dụng quốc tế. Nhấn chọn “Banks transfer” – bấm “Next” để chuyển sang giao diện khác

hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán phòng trên airbnb

+ Hoàn thiện các thông tin trong thông báo “Thiết lập chuyển khoản qua ngân hàng”. Xin lưu ý rằng mỗi ngân hàng sẽ có một mã “Swift code” riêng, bạn tra Google để điền vào cho đúng – bấm “gửi” để hoàn thành

Khi nào Airbnb xác nhận xong thì trạng thái tài khoản ATM của bạn sẽ chuyển từ “Pending verification” sang “Ready”.

#3. Đăng thông tin phòng cho thuê
lên Airbnb

+ Quay về giao diện trang chủ, bấm “Become a Host” – “Host your extra space” – “Guest Hosting” – “Continue” và hoàn thiện các thông tin theo 3 mục sau:

Start with the basics: chỉnh sửa địa điểm cho thuê, kiểu phòng cho thuê (Entire home, Private, Shared room), số lượng khách tối đa có thể ở trong phòng, các tiện nghi…

hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán phòng trên airbnb

Set the scene: upload hình ảnh phòng cho thuê lên trang và viết lời giới thiệu cho những hình ảnh đó – đặt tên  nơi cho thuê (name your place)

Get ready for guest: điền thông tin yêu cầu của host với khách thuê (thời gian cho thuê, thời gian ở tối thiểu, yêu cầu đặt trước bao nhiêu ngày trước khi check-in, giá phòng, phí thêm, phí đặt cọc…)

hướng dẫn tạo tài khoản và đăng bán phòng trên airbnb

Trên đây là toàn bộ quy trình hướng dẫn các bước tạo tài khoản và đăng bán phòng trên Airbnb được tranxuanloc.com tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp những chủ khách sạn hay nhân viên mới vào nghề nắm và thao tác thành công với website, mở ra cơ hội bán phòng hiệu quả.

Hoặc nếu vẫn chưa hình dung được cụ thể các bước thực hiện, hãy tham khảo video hướng dẫn chi tiết dưới đây ( Nghề khách sạn):

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu thêm: 4 Bước thực hiện đúng luật trước khi cho thuê căn hộ làm Airbnb

WEBSITE OTA VIỆT NAM

[VIDEO] Tăng lượng phòng bán, tối ưu doanh số với Airbnb

“Kim trở thành chủ nhà Airbnb sau 1 chuyến đi cùng gia đình đến Los Angeles. Vừa kinh doanh Airbnb, anh vừa làm cho tập đoàn Airbnb ở Hoa Kỳ và tạo ra chương trình Smart Pricing giúp cho các chủ nhà dự đoán giá tối ưu cho nhà của mình. Hiện Kim đang vận hành trang web cohost.vn, một dịch vụ hỗ trợ chủ nhà tại Việt Nam, và đồng sáng lập cộng đồng 11 nghìn chủ nhà Airbnb ở Hà Nội”
Đó là thông tin về anh Kim C Pham, người chia sẻ với các bạn trong video dưới đây:

“Tăng lượng phòng bán, tối ưu doanh số với Airbnb”Nghề khách sạn thực hiện”Kim trở thành chủ nhà Airbnb sau 1 chuyến đi cùng gia đình đến Los Angeles. Vừa kinh doanh Airbnb, anh vừa làm cho tập đoàn Airbnb ở Hoa Kỳ và tạo ra chương trình Smart Pricing giúp cho các chủ nhà dự đoán giá tối ưu cho nhà của mình. Hiện Kim đang vận hành trang web cohost.vn, một dịch vụ hỗ trợ chủ nhà tại Việt Nam, và đồng sáng lập cộng đồng 11 nghìn chủ nhà Airbnb ở Hà Nội”Đó là thông tin về anh Kim C Pham, người chia sẻ với các bạn ngày hôm nay.Nào, các bạn hãy cùng tham gia và đặt câu hỏi cho Kim nhé.

Posted by Nghề Khách Sạn on Friday, November 30, 2018

WEBSITE OTA VIỆT NAM

10 Kinh nghiệm kiếm tiền trên AirBnB cho người mới bắt đầu

Sau 6 tháng kinh doanh trên AirBnb, Cũng gọi là có chút kinh nghiệm và thấy một số bạn cũng thắc mắc và muốn làm việc như mình, hôm nay mình viết vài dòng chia sẻ với anh em kinh nghiệm kiếm tiền trên AirBnB với căn hộ trống phòng của mình hoặc đi thuê căn hộ và cho thuê lại để ACE có thể tham khảo

HƯỚNG DẪN TẠO 1 TÀI KHOẢN TRÊN AIRBNB

VIDEO 1 – Hướng Dẫn mở tài khoản và cài đặt TK ngân hàng trên Airbnb:

Vừa rồi mình có thuê lại một phòng làm homestay và đăng lên Airbnb, sau 7 ngày có khách đầu tiên. Và sau đó có khách vào đều đều. Rất nhiều khách đi công tác hứa là sau có nhu cầu sẽ gọi trực tiếp cho mình. Do đó việc làm lâu năm sẽ kiếm được khá nhiều tiền từ khách cũ nếu làm tốt khâu dịch vụ.

Những kinh nghiệm cần chuẩn bị trước khi đưa căn hộ lên HOST:

1. Chụp ảnh về căn nhà hay căn hộ:

Đây là khâu quan trọng nhất, vì khách đi du lịch họ nhìn ảnh nhà mình đầu tiên, sau đó đến ảnh mình và các thông tin khác. Nếu được đưa thợ ảnh đến là tốt nhất, nếu không thì cứ Iphone 6 mà chụp sao cho đẹp và nghệ thuật vào. Những đồ bên trong phải làm cho sáng lên, bật hết điện lên, các vật dụng bên trong quan trọng như: Giường, tủ, bàn ăn, sofa, bếp, nhà vệ sinh...Bên ngoài phòng như View ra đâu? Bể bơi, phòng Gym, trung tâm thương mại, làm đẹp… Chụp tâm 100 ảnh, lấy ra tầm 25 ảnh nhé.

2. Giới thiệu về căn hộ/nhà của mình:

Một chút mô tả về căn hộ hay nhà của mình. Có gì hay, nổi bật nhất thì đưa lên, ví dụ phù hợp với khách du lịch hay đi công tác dài ngày? Vì sao nên ở vị trí của tôi, gần chỗ nào? Tiện như thế nào? Nên viết bằng tiếng Anh để nhiều người xem được.

3. Giá cả là điều quan trọng:

Mình nên nghiên cứu trước giá ở khu của mình định làm? Giá bao nhiều thì hợp lý, mùa vụ có ảnh hưởng đến giá, ví dụ tết âm lịch mình để giá giảm 10%.

Trên trang Airbnb họ cũng có giá để mình tham khảo nhưng không sát thực tế lắm. Nếu thuê 1 tuần trở lên thì giảm tầm 5-10%, thuê 1 tháng giảm 15-20%. Cái này tùy bạn.

Chú ý tiền Tips: Trên Airbnb có phí cleaning fee. Cái này là phí dọn phòng cho 1 lần khách check out. Phí này quy định là trên 120k nhưng không nên quá cao, tôi để tầm 150-200k.

Link đăng ký 1 TK trên airbnb: www.airbnb.com/r/anhtup35

VIDEO 2- Hướng dẫn up ảnh và cài đặt phòng trên airbnb

4. Bạn nên chuẩn bị nội dung sau cần có trong guideline cho Airbnb:

Từ sân bay đến nhà mình đi như thế nào: Ví dụ đi Taxi hay Bus hay Tàu….Chỗ nhà mình thì khách đi Taxi là tiện nhất.
Xung quanh chỗ mình có gì: Ví dụ mua sắm ở đâu? Ăn sáng ở đâu? Ăn tối ở đâu?…..Chỗ nào ngon cho hết vào. 
Mình có dán sẵn một list các thông tin vào một bảng tin để trong nhà cho khách dễ nhìn: Ví dụ Pass Wifi, Pass căn hộ, 
– Một số thông tin khác nếu nhà bạn có chú ý đặc biệt hoặc khu nhà bạn không được về muộn…

5. List các vật dụng trong nhà:

Cái này cũng nên nhưng không nên chi tiết quá, nếu căn hộ riêng biệt thì nên list sơ thôi. Nhưng nên có để tạo cạnh tranh với căn hộ khác cùng phân khúc.

6. ADD Tài khoản thanh toán nhận tiền( Quan trọng):

Đăng Ký click vào mục Account Setting. Chọn Payout Preferences ( Nhận tiền từ phòng cho thuê). Sau đó chọn Add Payout method. Trên Airbnb có mục thanh toán và 3 hình thức thanh toán: nếu muốn nhanh thì chuyển về các trang Paypal hay Payone… chỉ tầm 1 ngày. Còn mình chọn phương án Bank Tranfer. dùng tài khoản Visa của Vietcombank nên tầm 3-5 ngày. Khuyên các bạn nên chọn phương án này, tiền về thẳng vào tài khoản mình luôn, không phải qua trung gian, làm nhiều lần thì chỉ 1-2 ngày.

7. Xác minh tài khoản( Verify account).

Chụp sẵn hình Chứng mình thư hoặc passport, sau 1-2 ngày là xong.

8. Chuẩn bị 1 số đồ dung trong phòng

– Chăn, đệm, gối, ga mới… Mua đồ nên mua 2 set để làm lâu dài, đề phòng khách đông giặt không kịp. Đồ bếp và đồ phòng tắm nên đủ từ cái nhỏ nhất là muối tiêu, nước mắm… phòng tắm nên có khăn tắm, sữa rửa tay, dầu gội và sữa tắm- tôi dùng Lieboy, bàn chải đánh răng và kem đánh răng.

9. Chuẩn bị bản đồ và hướng dẫn du lịch:

Lấy sẵn các bản đồ, hướng dẫn gửi cho khách. Có thể mua thẻ điện thoại nhưng mình thì chưa làm cái này.

10. Có sẵn vài trang để chia sẻ với khách xung quanh khu vực của mình:

Nếu khách hỏi đi đâu? Xem gì? Ăn gì? Gửi cho khách đường link: https://www.justgola.com để khách tự xem tự nghiên cứu. Trên Justgola có nhiều plan dành cho khách người lớn, trẻ em, gia đình hoặc du lịch bụi…

Tìm hiểu: 4 Bước thực hiện đúng luật trước khi cho thuê căn hộ làm Airbnb

Nguồn bài viết: FB ‎Nguyễn Trọng Trường

WEBSITE OTA VIỆT NAM

8 lý do bạn nên sử dụng AirBnB trong khi đi du lịch

Hầu hết du khách chủ yếu sử dụng khách sạn và nhà nghỉ để ở. Tuy nhiên, điều đó đang thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt với các lựa chọn khác như Couchsurfing và Airbnb, nơi bạn có thể ở một nơi nào đó ấm cúng, như ở nhà và đôi khi rẻ hơn khách sạn hoặc nhà nghỉ.

Dưới đây là ít nhất 8 lý do tại sao bạn cũng nên sử dụng Airbnb trong khi đi du lịch.

Trải nghiệm Địa phương (văn hóa bản địa)

Khi thuê Airbnb, bạn có cơ hội để ở trong một khu phố địa phương, hiểu biết kiến thức về điểm đến của bạn, xem điểm đến của bạn qua con mắt của một người dân địa phương, và có được một cái nhìn về người dân địa phương sống. Ăn cơm trưa tại nhà, cảm thấy kết nối hơn với nơi bạn đang đi du lịch, đi ra ngoài, nói chuyện và vui chơi với người địa phương. Bạn có một trải nghiệm địa phương và xác thực hơn.

Riêng tư chỉ với ngân sách của khách du lịch ba lô (Backpackers)

Nếu bạn có ngân sách eo hẹp và sử dụng ký túc xá (Backpack) để ở là rất tốt, đặc biệt là đối với khía cạnh xã hội. Tuy nhiên, có những lúc bạn cần một chút yên tĩnh và riêng tư. Bạn không muốn chia sẻ một phòng với 10 người lạ. Nhưng bạn cũng không muốn phải trả tiền cho chi phí khách sạn cao ngất, bạn có thể đến với Airbnb. Bạn có thể tìm được những phòng và căn hộ tốt với chi phí phải chăng.

Rẻ hơn bạn nghĩ

Thuê Airbnb không chỉ lý tưởng cho khách du lịch sang trọng và kinh doanh, mà còn cho khách du lịch với ngân sách hạn chế. Tất cả những gì bạn phải làm là sử dụng bộ lọc giá của Airbnb và bạn có thể tìm và thuê một căn phòng, ghế dài, chỗ trống cho một căn lều, hoặc toàn bộ căn hộ với ngân sách của khách ba-lô. Chúng tôi từng ở trong biệt thự biển FLC với chủ nhà rất thân thiện, sử dụng thẻ bơi của chủ nhà để sử dụng dịch vụ dành riêng cho chủ biệt thự với giá chỉ hơn 700 ngàn một đêm! Và đó là giá cả cho hai người. Bạn thậm chí có thể tìm được phòng với giá chỉ $13 một đêm tại Thái Lan.Ngay cả du khách với ngân sách eo hẹp cũng có thể trở thành những du khách xa xỉ với Airbnb.

Airbnb hỗ trợ phía sau bạn

Hoàn toàn có thể hiểu được tại sao một số người lại cảm thấy không thoải mái khi thuê Airbnb, thuê từ một người mà họ không biết. Tuy nhiên, Airbnb đã thực hiện một công việc tuyệt vời để giới hạn những mối bận tâm về an toàn và rủi ro bằng cách cung cấp các tính năng mạnh:

+ ID đã được xác minh: Chủ nhà được yêu cầu xác minh bằng cách cung cấp thông tin nhận dạng cho Airbnb. Chủ nhà cũng chứng minh danh tính của họ bằng cách xác minh địa chỉ email, số điện thoại, giấy phép lái xe và thậm chí các tài khoản mạng xã hội.
+ Đánh giá (Reviews): Đánh giá là một cách tuyệt vời để có được cảm nhận về listing và uy tín của chủ nhà. Đặc biệt là vì chủ nhà hoặc khách hàng đều không thể xem bài đánh giá của nhau cho đến khi cả hai bài đánh giá được đăng. Điều này cho phép khách và chủ nhà có cơ hội để đánh giá trung thực mà không cảm thấy áp lực để làm hài lòng bên kia.
+ Nhắn tin: Bạn có thể tìm hiểu chủ nhà nhiều hơn một chút về thông tin cá nhân và đánh giá bằng cách gửi tin nhắn cho họ. Airbnb cho phép bạn nhắn tin cho chủ nhà mà không cần đặt chỗ cho thuê. Một chủ nhà Airbnb tốt sẽ trả lời tất cả câu hỏi của bạn.
+ Dịch vụ Hỗ trợ 24/7: Airbnb có đường dây nóng 24/7 mà có thể phục vụ như là một mạng lưới an toàn chỉ trong trường hợp có vấn đề gì đó trong thời gian bạn ở.
+ Nền tảng Thanh toán an toàn: Bạn không cần phải lo lắng về những người ngẫu nhiên có thông tin cá nhân của bạn, vì tất cả thanh toán đều đi qua hệ thống Airbnb. Ngoài ra, chủ nhà không được thanh toán cho đến 24 giờ sau khi bạn đến (check-in).
+ Ảnh đã được xác minh: Nếu ảnh trong danh sách có đánh dấu đã được xác minh cho thấy một nhiếp ảnh gia Airbnb đã đích thân đến listing và chụp ảnh không gian cho thuê. Bằng cách đó bạn biết bạn sẽ ở trong một nơi trông giống như những bức ảnh.

Đa dạng và mới mẻ

Hầu như không có list nào trên Airbnb là giống nhau. Nếu bạn muốn thử cảm giác sống hoàng gia hoặc một chút phô trương, bạn có thể làm điều đó nhờ AirBnB, hãy thử những list đặc biệt và độc đáo như nhà gỗ, bungalows, lâu đài, thậm chí trong ngọn hải đăng, du thuyền và thậm chí cả căn hộ penthouse. Khả năng là vô tận.

Cảm giác thân thuộc và ấm cúng

Bạn có đồng ý rằng đây là điều mà nhà nghỉ hoặc khách sạn không thể làm được cho bạn. Cho dù khách sạn cố gắng làm cho những bức tường và những căn phòng nhìn thoải mái và ấm cúng như thế nào, khách sạn vẫn sẽ cho bạn mùi và hương vị của khách sạn. Với hầu hết phòng trên Airbnb, bạn ở nhà của chính người bản địa, sống với gia đình họ, bạn sẽ có được cảm giác thoải mái, kết nối, ấm cúng và đôi khi cảm thấy như ở nhà

Nhà bếp cho tự nấu món bạn thích

Là một celiac, có một nhà bếp để nấu ăn của riêng tôi là rất quan trọng. Nó giúp bạn tránh xa những rắc rối và đau đầu không đáng có về lây nhiễm chéo trong nhà bếp ký túc xá nơi đồ ăn và nguyên liệu được sử dụng liên tục.

Tuyệt vời với du lịch theo nhóm

Bạn có hay đi du lịch với gia đình, bạn bè hoặc riêng vợ chồng bạn? Thuê toàn bộ căn hộ trên Airbnb. Bằng cách đó, tất cả mọi người có thể được ở với nhau và có được sự riêng tư bạn cần với một mức giá rẻ hơn ở trong phòng khách sạn nhiều. Không đề cập đến việc bạn có thể chia sẻ chi phí, giúp bạn tiết kiệm tiền trong chuyến đi của bạn.

Sử dụng Airbnb trong khi du lịch chắc chắn có thể giúp tối đa hóa trải nghiệm của bạn, vì thuê Airbnb có lợi hơn khách sạn và nhà trọ. 
Chúng tôi hy vọng rằng 8 lý do này đã thuyết phục bạn suy nghĩ về việc sử dụng Airbnb khi tìm kiếm một nơi để ở lại trong khi lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn. 
Chúng tôi không thể nói hết về Airbnb và nó có thể tốt cho chuyến đi của bạn như thế nào. Đừng tin chúng tôi? Hãy thử một lần! Bạn sẽ không hối tiếc

Nguồn: Fanpage Kinh Nghiệm kiếm tiền Trên Airbnb

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Superhost là gì? Cách để đạt Superhost trên Airbnb nhanh nhất

Bạn dự định đăng bán phòng trên Airbnb và có phần lo lắng vì gặp phải rất nhiều các thuật ngữ lạ tai. Bạn không biết chính xác Superhost là gì? Cách để đạt Superhost trên Airbnb nhanh nhất ra sao? Đừng lo! KenhOTA.com mang đến cho bạn lời giải đáp chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Superhost là thuật ngữ chỉ một trong những cấp độ mà người bán phòng trên Airbnb cần đạt được để sở hữu nhiều đặc quyền hơn, tăng độ tin cậy về uy tín để thu hút nhiều lượt khách hơn, từ đó bán được nhiều phòng hơn. Vậy Superhost là gì?

Superhost là gì?

Superhost là danh hiệu “cấp cao” mà người bán phòng được “trao tặng” khi mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách lưu trú – là cấp độ tiếp theo mà mọi Host đều mong muốn và nỗ lực đạt được khi kinh doanh cho thuê phòng trên Airbnb. Người đạt được danh hiệu này sẽ được tự động thêm vào biểu tượng Superhost ngay trong trang hồ sơ bán phòng của họ trên kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất hiện nay – Airbnb. Điều này giúp làm tăng độ uy tín cho chủ nhà – thu hút khách – tăng lượng phòng bán – tăng doanh thu và lợi nhuận nhờ sở hữu những đặc quyền như:

– Được Airbnb ưu tiên hỗ trợ khi liên hệ qua điện thoại hoặc Twitter (@AirbnbHelp) cũng như hỗ trợ trực tiếp qua inbox messenger Airbnb; ngoài ra, quá trình giải quyết khiếu nại (nếu có) cũng sẽ được đơn giản hóa hơn so với các host khác

– Được nằm trong bộ lọc Superhost chuyên dụng – nơi khách thuê nhà (guest) có thể tìm thấy listing của bạn nhanh hơn

– Được Airbnb ưu tiên gửi thông báo về các sản phẩm mới, mời tham dự các event đặc biệt; từ đó, nhanh chóng nắm bắt trước những lợi thế để thu hút khách tốt hơn.

– Được Airbnb tặng coupon $100 để thuê nhà trên Airbnb khi đi du lịch nếu duy trì được danh hiệu Superhost trong suốt 1 năm

Được biết, hàng quý, Airbnb sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá hoạt động của các Host/ Superhost để đảm bảo rằng mọi danh hiệu được trao tặng là chính xác và khách quan, tức trao đúng cho những ai luôn luôn nỗ lực mang đến những trải nghiệm thú vị và xuất sắc cho khách hàng trong suốt thời gian khách thuê phòng tại “nhà” của họ.

superhost là gì

Cách để đạt Superhost trên Airbnb
nhanh nhất

4 “tiêu chí vàng” để trở thành
Superhost trên Airbnb

Trước khi đi tìm cách để đạt Superhost trên Airbnb nhanh nhất, các Host phải biết chính xác những tiêu chí nào giúp đạt danh hiệu này, từ đó, ra chiến lược phù hợp và nỗ lực đạt được. Cụ thể, trong 1 quý, các host phải đạt được tối thiểu các tiêu chí sau đây:

1. Có ít nhất 10 booking hoàn thành, nghĩa là, có khách thuê và đã đến ở

2. Luôn trả lời khách với tỷ lệ lên đến 90% và tốc độ trả lời càng nhanh càng tốt

3. Có 80% review đạt 5 sao trên tổng số (Tìm hiểu thêm:6 TIPS giúp bạn săn review tốt)

4. Không có khách hủy phòng, trừ những trường hợp đặc biệt được quy định theo chính sách của Airbnb (Đọc thêm:5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng qua các kênh thông tin về OTA)

*Lưu ý: chỉ cần không đạt 1 trong 4 tiêu chí trên thì sẽ ngay lập tức bị mất danh hiệu Superhost của quý đó và có thể cố gắng lấy lại ở ngay quý sau đó.

Làm thế nào để đạt Superhost trên
Airbnb nhanh nhất?

Sẽ
không có cách nào khác hơn việc bạn phải đạt được tất cả 4 tiêu chí vừa nêu
trên đây trong 1 quý, đồng thời cố gắng duy trì nó lâu nhất có thể để luôn giữ
được danh hiệu này.

Để
làm được điều đó, dĩ nhiên, bạn phải có chiến lược và bí quyết cụ thể, phù hợp.
Dưới đây là một số cách để đạt Superhost trên Airbnb nhanh nhất để bạn tham khảo:

1. Giá cho thuê phòng của bạn phải thực sự cạnh tranh trong khu vực đó. Tốt nhất nên để giá thấp hơn một chút so với đối thủ để có lợi thế trong việc thu hút khách, dĩ nhiên phải đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt.

2. Theo dõi để trả lời khách càng nhanh càng tốt; vì nhiều khi, khách sẽ hỏi nhiều Host cùng một lúc, ai trả lời trước và có nhiều dịch vụ tốt hơn thì khách sẽ book trước.

3. Trường hợp bạn không có nhiều thời gian online – hãy ngay lập tức nghĩ đến chuyện hợp tác với một co-host để được hỗ trợ trả lời khách khi bạn bận, hạn chế tối đa việc bỏ sót các câu hỏi của khách hoặc để khách chờ lâu

4. Hợp tác với một Superhost để họ giúp/ hỗ trợ bạn đồng thời có thể tận dụng uy tín sẵn có của họ để hút khách về cho mình.

superhost là gì

——————-

Với những thông tin và gợi ý trên đây hy vọng sẽ hữu ích với bạn, những Host hiện đăng ký bán phòng trên Airbnb – xác định ngay những nhiệm vụ cần hoàn thành để đáp ứng đủ các tiêu chí trở thành Superhost – sở hữu nhiều đặc quyền ưu tiên từ Airbnb – tăng độ uy tín, tăng khả năng thu hút và thuyết phục khách hàng – tăng lượng phòng bán – tăng doanh thu và lợi nhuận.

KenhOTA.com chúc bạn kinh doanh bán phòng thành công!

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Co-host là gì? Tại sao nói Co-host là “trợ lý đắc lực” giúp bán phòng trên Airbnb hiệu quả?

Các Host đăng bán phòng trên Airbnb chắc chắn đã nghe qua thuật ngữ “Co-host”. Vậy bạn có biết Co-host là gì? Tại sao nói Co-host là “trợ lý đắc lực” giúp bán phòng trên Airbnb hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của tranxuanloc.com.

Là một chức năng mới của Airbnb, Co-host hỗ trợ Host/ Superhost rất nhiều trong việc phản hồi khách thuê, tăng độ tương tác và khả năng tiếp cận giúp quản lý bán phòng hiệu quả… Vậy Co-host là gì?

Co-host là gì?

Co-host là chương trình/ dịch vụ của Airbnb cho phép Host/ Superhost (chủ homestay, khách sạn, villa…) lựa chọn cho mình một “trợ lý đắc lực” giúp quản lý những listing và bán phòng hiệu quả. Ban đầu, co-host chỉ là một chức năng mới trên Airbnb nhưng nay được phát triển từ nhiều cá nhân đơn lẻ có nền tảng trên nhiều OTAs.

Việc chọn được co-host phù hợp và “được việc” giúp Host/ Superhost rất nhiều trong hỗ trợ và phục vụ khách thuê. Để sử dụng ứng dụng này, các Host hay Superhost phải mời và thêm email/ tài khoản co-host vào phần cuối cùng bên trái của cài đặt listing.

co-host là gì

Co-host giúp gì cho Host/
Superhost?

Nếu bạn sở hữu một cơ sở lưu trú tuyệt vời nhưng quá bận rộn và không có nhiều thời gian chăm chút – bạn cảm thấy quá tải với việc quản lý homestay/ khách sạn – bạn muốn đi du lịch nhưng không muốn lúc nào cũng kè kè chiếc điện thoại trên tay để làm việc – cơ sở lưu trú của bạn được nhiều khách thuê nhắn tin hỏi thông tin nhưng bạn không đủ nguồn lực để trả lời kịp hay trả lời hết nên để tuột mất booking… tất cả những khó khăn này sẽ được giải quyết chỉ với một dịch vụ hỗ trợ hữu ích – co-host. Nhờ có co-host, các chủ nhà sẽ được hỗ trợ:


Trả lời tin nhắn của Guest 24/7 cả trước và trong khi khách đến lưu trú

– Xác nhận đặt phòng của khách qua tin nhắn, giúp mô tả đường đi, hướng dẫn check-in, check-out, giới thiệu tiện ích để khách biết, đưa tiễn sân bay, hướng dẫn nội quy lưu trú của chủ nhà cho khách biết…


Dọn dẹp vệ sinh trước và sau khi khách nhận phòng


Phục vụ các dịch vụ bổ sung khi cần như tổ chức tiệc, đặt đồ ăn, setup không
gian theo chủ đề, giặt là…

Mọi nhiệm vụ mà co-host cần thực hiện được thỏa thuận trước với Host/ Superhost, giúp:


Tăng sự hài lòng của khách – tăng khả năng nhận được booking


Thu về những review tốt, trung thực


Đạt rating cao…

=> Tăng khả năng đạt và duy trì Superhost trên Airbnb để sở hữu những đặc quyền đặc biệt

co-host là gì

Tùy thuộc vào nhiệm vụ công việc và trách nhiệm mà co-host đảm nhận mà Host/ Superhost sẽ chi trả phí cho họ 5-30% doanh thu của listing. Ngoài ra, một số co-host khác có thể thỏa thuận để được nhận chi phí cứng (con số cụ thể). Đặc biệt, Host/ Superhost sẽ có 30 ngày dùng thử miễn phí dịch vụ Co-host và chỉ trả tiền khi thực sự hài lòng.

Làm thế nào để thêm Co-host giúp quản
lý listing trên Airbnb?

Để
chọn và đăng ký co-host thành công trên Airbnb, Host/ Superhost cần làm theo
các bước thao tác sau đây:

– Bước 1: Đăng nhập tài khoản Airbnb của mình, vào Host – chọn Manage Listing

co-host là gì

– Bước 2: Chọn Manage Listing của listing muốn thêm co-host

co-host là gì

– Bước 3: Chọn Co-host – chọn Invite a friend

co-host là gì

– Bước 4: Nhập email của Co-host để mời

co-host là gì


Bước 5: Đợi Co-host chấp nhận

Co-host được chọn sẽ nhận được email thông báo mời hợp tác có kèm link để “Đồng ý”. Sau khi co-host đồng ý, Host/ Superhost sẽ nhận được email “Chúc mừng” – như thế là hoàn tất quy trình đăng ký co-host để quản lý listing trên Airbnb.

————————-

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về Co-host là gì và những điều liên quan mà tranxuanloc.com tổng hợp được để chia sẻ đến bạn. Hy vọng chúng hữu ích với cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm.

Chúc bạn kinh doanh bán phòng trên Airbnb thành công!

Tìm hiểu thêm: 10 Kinh nghiệm kiếm tiền trên AirBnB cho người mới bắt đầu

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Những Kinh nghiệm để vận hành căn hộ tốt trên Airbnb

Ở phần 1, chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức cơ bản qua bài viết “10 Kinh nghiệm kiếm tiền trên AirBnB cho người mới bắt đầu”, nay giới thiệu phần 2 cho các bạn tham khảo. Vận hành Back office:

a. Có hai phương án chọn Instant Booking:

Trên Airbnb có 2 kiểu Book cho khách, 1 là Instant Book, khách vào cứ thế book những ngày trống là xong, là mình phải đồng ý ( Phục vụ), hai là Request to Book (Yêu cầu đặt) Và mình xem Profile cá nhân của khách, nếu đồng ý thì vào, không thì thôi. Không sao cả. Mình chọn phương án 1.
Mình phải xác minh tài khoản của mình thì mới bắt khách phải xác minh được, do đó bạn nên xác minh trước.
– Mình có thể cho book số lượng từ 1 đêm trở lên. Nhưng thông thường là 2 đêm với cuối tuần, và 1 đêm với ngày thường. Hoặc bạn để 2 đêm là tối thiểu.

b. Đơn giản khâu phục vụ mà vẫn được lòng khách:

– Dịch vụ AirBnB nó nằm giữa khách sạn và nhà nghỉ. Do đó mình không thể chuyên nghiệp như khách sạn được. Làm sao trên nhà nghỉ là được, khách đi theo Tour kiểu này yêu cầu cũng không cao.

– Khi chốt đặt phòng xong có thể Chat qua AirBnB mà không mất tiền hoặc Mình có thể xin email hoặc điện thoại để liên lạc (Nếu khách nước ngoài thì phải nói English), mình cũng cho điện thoại của mình để họ liên lạc khi đến. Mình phải hỏi rõ giờ khách đến và đi. Thông thường là Check in 14h chiều và check out 12h trưa hôm sau. Nhưng khách thường đến muộn và đi sớm hơn. Nếu cẩn thận bạn có thể làm sẵn một email mẫu, gửi Guideline cho khách hướng dẫn tất cả từ lúc đến đến lúc về.

– Lúc check in (Khách đến) Có thể vào kiểm tra lại phòng một lần nữa, sau đó đón khách ở sảnh hoặc đầu ngõ…. Khách vào hỏi thăm vài câu xã giao, và hướng dẫn sử dụng nhà một lần nữa, chỉ chỗ máy giặt, phòng tắm, passwifi, Pass Loby… (Mặc dù có bảng hướng dẫn vẫn nên làm).

– Mình quan tâm thêm cho khách càng tốt: ví dụ khách ở 1 tuần thì giữa tuần mời ăn sáng hoặc trưa một bữa. Nói chuyện 1 chút để thể hiện tinh thần chăm sóc tốt. Dịch vụ nhiệt tình.

– Thông thường mình để sẵn 2 gói cafe sữa G7, hai gói trà Lipton, 2 ly để pha… Sẵn sàng mời khách dùng cho thoải mái, chẳng hết bao tiền nhưng có cái để dùng. Phục vụ tốt để kiếm review sau này cũng tăng uy tín lên.

– Nếu không có phòng riêng mà khách ở chung với chủ thì nên cẩn thận hơn với những thứ dùng chung hoặc ưu tiên cho khách dùng trước. Kiếm review từ những hành động rất nhỏ. (Tìm hiểu: 6 TIPS giúp bạn săn review tốt)

c. Phản hồi response nhanh.

– Cạnh tranh bằng việc Response Ngay. Ai response nhanh thì dễ chốt khách hơn. 
– Nếu khách khó tính hay đòi này nọ thì có thể không đồng ý cho vào, nhưng vẫn phải trả lời để tăng phản hồi trên Airbnb.

d. Review lại cho khách.

– Mỗi lần check out là mình phải review lại cho khách. Trong quá trình khách ở cố gắng nói chuyện tìm ra điểm tốt, hay ki niệm chi với khách, để lúc review có cái mà nói tốt. Mình không review khách là không được, mất uy tín. Đó là luật của Airbnb.

e. Nếu căn hộ có bảo vệ phải hiểu rõ quy luật để xử lý.

Ví dụ như căn hộ của tôi thuộc VH, đi lại phải có thẻ, do đó tôi phải làm thẻ cho tôi, sau đó tôi đưa cho khách, khi nào khách check out thì xin lại. Nếu không có thẻ thì đi lại khó khăn lắm. Thứ nữa cũng nên làm quen với cô Lễ Tân và chú bảo vệ tạo độ thân thiện. Có gì cần thì nhờ vả được, như điện nước có vấn đề? Đi lại? hay kỹ thuật nhà mình hỏng cần được xử lý ngay. Tôi xin số cả kỹ thuật tòa nhà luôn. Có gì cần gọi ngay không qua lễ tân.
Nhìn kỹ lại thì cho thuê AirBnb cũng có cả lợi và có mặt khuyết điểm.

Hướng dẫn tạo 1 tài khoản trên Airbnb

ƯU ĐIỂM CỦA AIRBNB:

– Kiếm thêm tiền, coi đó là nguồn thu nhập thụ động cũng được. Nếu có nhà thì để không cũng thế. Nếu không có nhà có thể đi thuê và cho thuê lại. Có người kiếm tiền tỷ/năm mà không sở hữu một căn hộ, hay căn nhà nào.

– Gặp gỡ nhiều người trên thế giới, học hỏi mở mang nhiều. Nếu ai giỏi ngoại ngữ hoặc muốn học ngoại ngữ thì quá tuyệt.

– Ai làm ở ngành du lịch thì rất tốt, có thêm một kênh kiếm khách hoặc thuê phòng cho khách. Tôi cũng đang kiếm các đầu mối làm du lịch để tăng lượng khách lên.

– Có thể làm nhiều để trở thành một công việc thực sự, kiếm tiền gần như tự động. Quản lý căn hộ cho thuê. Ông chủ khách sạn tương lai là ở đây.
Khó khăn: 

– Về cơ bản thì AirBnB vẫn còn mới ở Việt Nam nhưng Ở Hà nội và thành phố Hồ chí Minh phát triển cực mạnh, độ cạnh tranh cũng cao. Đặc biệt ở Hà Nội là các khu phố cổ và khu Hồ Tây Gần Sân Bay Nội Bài. Nhưng nhu cầu ở đó lớn, nếu tìm được căn hộ nào hợp lý, giá rẻ thì vẫn làm tốt, quan trọng là dịch vụ và uy tín của mình nữa. đâu có phải là chỗ đẹp là có tiền ngay đâu.

– Tới đây AirBnB vẫn còn tiếp tục phát triển nên sẽ có nhiều ông lớn vào ngành này, làm cho nó sôi động lên, có thể các khách sạn bé cũng làm. Vậy nên anh em phải hợp tác cùng làm lớn và chia sẻ lợi nhuận thì mới chiến thắng. Cứ nhìn Uber thì biết, BnB còn mạnh hơn Uber nhiều.

– Việc đăng ký tạm trú: Về mặt pháp lý cũng có chút khó khăn vì khách ở vài ngày, không có gì đặc biệt thì không sao, nhưng để chắc chắn mà đúng luật và không liên lụy về sau thì phải đăng ký tạm trú cho khách đến ở.
Vài dòng chia sẻ cùng các bạn, ai muốn kiếm tiền thì cứ trải nghiệm hoặc hợp tác, đặc biệt ai có nhà mà không dùng đến thì hoàn toàn có thể làm được. Những ai đam mê ngành khách sạn mà không có nhà, thì đi đi thuê mà làm.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Làm sao để có Good Review & tránh Bad Review trên Airbnb

Khi cho thuê nhà qua Airbnb, bạn đã bước chân vào ngành khách sạn (hospitality), nơi mà sự hiếu khách phải được đặt lên trên hết. Nhiều bạn chỉ nhảy vào làm vì thấy nhiều người làm, làm vì tiền nhưng không hề có khái niệm gì về sự hiếu khách. Khách liên hệ không trả lời, thông tin cung cấp không trung thực, khách báo hư hỏng không thèm sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh cẩu thả qua loa… Vậy mà cứ muốn lấy tiền của khách cho thật nhiều!!! Thử đặt bạn vào vị trí của khách, liệu bạn có muốn thuê nhà của 1 người chủ cho thuê giá cao nhưng dịch vụ quá kém như vậy không? Nếu câu trả lời là không thì bạn cũng đừng bao giờ làm vậy đối với khách.

Các tiêu chí để trở thành Superhost mình đã phân tích trong bài: Superhost là gì? Cách để đạt Superhost trên Airbnb nhanh nhất

Các bạn hãy đối xử với khách bằng cái tâm của mình & cố gắng 100% để đạt 4 chỉ tiêu của Airbnb thì việc trở thành Superhost không quá khó. Đừng làm cầm chừng để đạt vừa đủ chỉ tiêu, chẳng may đến ngày cuối gặp khách khó chịu cho 1 cái bad review là vuột mất danh hiệu Superhost của quý đó ngay. Bọn mình luôn thừa chỉ tiêu nên lâu lâu gặp khách khó chịu vẫn dư ra vài % so với mức quy định của Superhost (Tìm hiểu thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng qua các kênh thông tin về OTA)

Đối với những khách hàng tử tế, không khó để làm họ hài lòng, chỉ cần nhà sạch sẽ & đúng như mô tả, khách hỏi là trả lời, check-in 24/7 dễ dàng. Đợt mình đi Seoul vừa rồi cùng 1 nhóm bạn, cậu chủ nhà trẻ tuổi đẹp trai Ernie thậm chí còn mua nước hàng ngày, để sẵn đồ ăn sáng, nhờ mẹ làm cơm cuộn biếu khách, sẵn sàng dắt khách đi chơi nếu có thời gian, khi khách check-out còn tặng mỗi người 1 cái ví vải do mẹ làm & viết 1 cái review khen từng người trong nhóm. Cậu ấy tuyệt vời như vậy thì nếu Airbnb có 10* mình cũng sẽ tặng cậu ấy hết 10*, vì cậu làm nhiều hơn mức mình mong đợi. Tuy nhiên, do bận bịu chăm sóc khách từng li từng tí nên cậu ấy không có thời gian viết review cho mình ngay, mà mình phải nhắc khéo là: “Cảm ơn bạn đã đón tiếp bọn mình rất nồng hậu! Mình đã viết 1 review tốt cho bạn đó, nhưng bạn chỉ có thể đọc được sau khi viết review cho mình thôi.” Các bạn nên cân đối quỹ thời gian của mình cho hợp lý để đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách mà vẫn viết đủ review cho họ.

Những khách hàng tử tế cũng rất ít khi làm phiền bạn, họ thường chỉ:

  • 1. hỏi thông tin
  • 2. nhờ hỗ trợ khi gặp sự cố (quên chìa khóa, hư máy lạnh…)
  • 3. xin cho check-in sớm hoặc check-out muộn
  • 4. xin gửi ké hành lý
  • 5. nhờ gọi giùm xe ra sân bay

Đối với mục số 1 & 2 thì bạn cần hỗ trợ khách. Nhưng mục 3 & 4 hoàn toàn không bắt buộc mà host chỉ hỗ trợ trong khả năng của mình. Đối với việc check-in sớm hoặc check-out muộn, mình thường check lịch xem có khách ngay trước hoặc sau đó hay không trước khi nhận lời, tuy nhiên mình cũng nói thêm là: “Mình sẽ cố gắng giúp bạn nhưng không dám hứa, nếu có khách trước hoặc ngay sau bạn thì mình vẫn phải ưu tiên cho khách đó check-in/out đúng giờ thôi.” Đối với việc gửi hành lý, mình thường cân nhắc xem hành lý đó cồng kềnh hay không, gửi bao lâu trước khi nhận lời giữ hộ. Nếu không thể nhận, mình sẽ lịch sự từ chối & khách không có quyền than phiền với Airbnb vì trong mô tả của listing mình không hề quảng bá hay cam kết gì về việc này. Còn việc gọi giùm xe ra sân bay thì mình luôn sẵn sàng giúp khách đặt Uber/Grab hay gọi taxi vì có thể họ không mua SIM nên không tiện liên lạc.

Có một số khách hơi phiền hơn một chút khi nhờ gọi từng cuốc xe mỗi khi họ đi đâu đó (người đó là Việt kiều nên ngôn ngữ không phải là rào cản), mình từ chối khéo bằng cách hướng dẫn họ tải ứng dụng Uber/Grab & cho họ số điện thoại của Mai Linh, Vinasun. Có khách lại nhờ đi mua đồ lặt vặt cho họ thì mình chỉ đường cho họ ra siêu thị gần nhà để tự mua. Các bạn dù có hiếu khách đến thế nào, đừng quên Airbnb là homestay & các bạn là chủ nhà, không phải người chạy việc vặt cho khách. Những khách hàng tử tế rất ngại làm phiền chủ nhà. Còn những khách hàng thích làm phiền thì hãy khéo léo hướng dẫn cách cho họ tự giải quyết nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, tệ nhất là những khách hàng không tôn trọng chủ nhà, các vị khách khác (ồn ào, nói năng bất lịch sự…) hay căn nhà mà họ đang ở nhờ (làm hư hỏng đồ đạc…). Đối với những vị khách này, nếu bạn đã khéo léo nhắc nhở mà họ không sửa đổi, bạn nên report ngay cho Airbnb để hỗ trợ xử lý & bồi thường cho bạn sau khi sự việc đã được xác minh.

Trong mọi trường hợp, nếu bạn đã cung cấp đầy đủ dịch vụ cho khách như trong mô tả của listing thì bạn không phải sợ bad review. Đúng như mô tả ở đây là sự chính xác & trung thực chứ không phải tốt khoe xấu che, ví dụ như nhà bạn ở khu vực ồn ào & cách âm không tốt thì cũng nên nói rõ về điều đó để những khách nhạy cảm với tiếng ồn sẽ không book nhà bạn để rồi sau đó thất vọng & viết bad review. Bọn mình đã từng rơi vào trường hợp ngay đối diện căn nhà bọn mình co-host xuất hiện 1 công trường thi công tối ngày sáng đêm rất ồn ào, một số khách phải dời đi & bọn mình hoàn lại tiền cho họ. Tuy nhiên có 1 vị khách tuy là than phiền về tiếng ồn nhưng vẫn ở cả tuần & sau đó đòi hoàn tiền, bọn mình vẫn sẵn sàng hoàn tiền & người này hứa sẽ viết good review. Thế nhưng người này sau khi nhận lại tiền vẫn viết bad review. Bọn mình report luôn cho Airbnb & họ hỗ trợ xóa ngay bad review đó sau khi đã kiểm tra nội dung trao đổi giữa 2 bên trong hộp Messages.

Đối với trường hợp khách bị trộm cắp, chủ nhà chỉ có trách nhiệm giúp khách khai báo với công an phường. Chủ nhà nào tử tế hơn thì có thể tặng cho khách 1 món quà nhỏ hoặc miễn phí 1 đêm để chia sẻ với khách về sự cố không mong muốn đó. Trách nhiệm bảo quản tư trang là của khách, không phải của chủ nhà. Ngoài ra, những khách thường xuyên đi du lịch sẽ cẩn thận mua bảo hiểm du lịch & mọi tổn thất của họ sẽ do bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, chủ nhà vẫn phải đảm bảo những điều kiện an ninh tốt nhất cho khách bằng cách lắp hệ thống đóng/mở cửa tự động hoặc luôn khóa cửa cẩn thận, lắp camera hoặc thuê bảo vệ 24/7. Nếu khách dọa viết bad review, hãy nhờ sự hỗ trợ của Airbnb & chứng minh bạn đã làm hết trách nhiệm của mình. Cây ngay không sợ chết đứng đâu! và tối nhất đừng nên bỏ qua bài viết “Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng”

Chúc các bạn luôn đông khách & có good review đều đều nhé

Nguồn bài viết: FB Phuoc Huyen Anh Nguyen

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Kinh doanh Airbnb như thế nào để có lời?

Là một trong những kênh thông tin về OTA bán phòng hiệu quả nhất thế giới, Airbnb là sự lựa chọn phổ biến của các chủ khách sạn, homestay hay bất kỳ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nào. Bạn là Host Airbnb mới và chưa biết kinh doanh Airbnb như thế nào để có lời? Áp dụng ngay những kinh nghiệm hữu ích được tranxuanloc.com chia sẻ hôm nay.

Airbnb là gì?

Trước khi đi tìm cách thức hay quy trình kinh doanh Airbnb có lời, người bán phòng cần hiểu chính xác Airbnb là gì?

Airbnb là từ viết tắt của cụm từ Airbed and Breakfast – website/ ứng dụng hỗ trợ đặt phòng, kết nối trực tiếp người cần thuê nhà/ phòng nghỉ với những người có nhà/ phòng cho thuê tại mọi nơi trên thế giới thông qua ứng dụng di động đặt – bán phòng.

Airbnb hiện có mặt tại gần 200 quốc gia, trong đó có Việt Nam, trở thành một trong những kênh thông tin về OTA bán phòng hiệu quả nhất thế giới – hoạt động trên cơ chế “sharing economy – kinh doanh chia sẻ”, nảy ra từ ý tưởng của nhóm bạn trẻ chia sẻ căn phòng của họ với người khác với “1 cái nệm hơi… và 1 bữa ăn nhẹ buổi sáng bằng ngũ cốc” để “đem lại chút thu nhập” cho chủ nhà.

kinh doanh Airbnb như thế nào

Tiềm năng phát triển của Airbnb tại
Việt Nam?

Không
ngoa khi khẳng định mức độ thành công cực cao khi kinh doanh dịch vụ lưu trú tại
Việt Nam khi mà lượng khách du lịch, khách công tác có nhu cầu tìm nơi lưu trú
(cả ngắn ngày và dài ngày) tăng đột biến qua mỗi năm. Khác với những website đặt
phòng trực tuyến hiện có như TripAdvisor, Agoda, Booking… Airbnb mang đến nhiều
hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho cả chủ cho thuê phòng lẫn khách thuê phòng – kết
nối trực tiếp 2 bên với nhau, đảm bảo có mức giá thỏa thuận cạnh tranh và hài
lòng nhất – thủ tục đơn giản, nhanh chóng – độ minh bạch và chính xác cao…

Kinh doanh Airbnb như thế nào để có
lời?

Kinh
doanh Airbnb được cho là hiệu quả khi thu được lời, tức tổng doanh thu thu được
sau khi trừ đi hết các chi phí liên quan vẫn còn tiền. Muốn đạt được điều này
phải tận dụng triệt để số phòng hiện có để bán, đồng thời làm hài lòng khách
thuê bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Dưới đây là những kinh nghiệm kinh doanh Airbnb hiệu quả được các Host chia sẻ:

Khâu chuẩn bị kinh doanh phải thật
kỹ lưỡng

Tương
tự như xây một ngôi nhà, muốn kiêng cố phải có nền móng tốt. Kinh doanh Airbnb
cũng vậy, để quá trình bán phòng được thuận lợi, các Host cần có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng về mọi thứ. Cụ thể, có 6 bước bắt đầu kinh doanh Airbnb cần lưu ý, đó là:


Tham khảo thông tin thị trường và tổng quan ngành Airbnb


Định hình phong cách thiết kế phòng/ căn hộ đang hướng đến và những tiện ích đi
kèm


Lên kế hoạch và hoạch định tài chính cho hiện tại và tương lai


Lựa chọn địa điểm kinh doanh


Đặt bán phòng trên Airbnb và kiểm soát tối ưu hóa hoạt động bán phòng

Tham khảo kinh nghiệm kinh doanh homestay trên Airbnb chi tiết qua video sau:

Tuyệt chiêu thu hút khách thuê phòng/ nhà

Airbnb
là website bán phòng trực tuyến; mọi khách thuê nhà tìm kiếm thông tin về
phòng/ nhà của bạn trên Airbnb đều quan tâm đến lượng thông tin thực mà bạn
cung cấp; trong đó, quan trọng nhất phải kể đến là hình ảnh và review – bao gồm
cả tính tiện nghi, phong cách bày trí, cảm nhận của các guest trước đó – trước
khi ra quyết định lựa chọn thuê nhà/ phòng của bạn. Do đó, để thu hút khách
thuê, các Host cần thỏa mãn các yêu cầu sau:


Ảnh phòng/ căn hộ phải đẹp, sắc nét, càng chi tiết càng tốt về các tiện nghi
trong phòng, view xung quanh


Có một đoạn mô tả ngắn nhưng hấp dẫn về phòng/ căn hộ


Liệt kê những vật dụng nội thất tiện nghi trong phòng/ căn hộ


Có bảng giá cho thuê chi tiết cho từng loại phòng, hạng phòng hoặc cả căn hộ


Chuẩn bị nội dung chi tiết trong Guideline


Chuẩn bị bản đồ và một số thông tin du lịch để khách tham khảo nếu cần


Đa dạng các tài khoản thanh toán


Chú ý xác minh tài khoản


Tham khảo kinh nghiệm chi tiết: Tại đây!

Mang đến khách thuê trải nghiệm hài
lòng nhất

Để
làm được điều này, bạn cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để khách dễ dàng tìm kiếm
– đặt phòng – và sử dụng dịch vụ tại cơ sở lưu trú của bạn. Chẳng hạn:


Chọn hình thức Instant booking cho du khách thay vì Request to booking


Đơn giản khâu phục vụ và đảm bảo thái độ phục vụ tốt


Phản hồi respone nhanh nhất có thể


Chú ý review lại cho khách sau check-out


Sở hữu vốn tiếng Anh và khả năng giao tiếp tốt


Trường hợp cơ sở lưu trú của bạn dạng căn hộ cho thuê có bảo vệ và nhân viên vệ
sinh công cộng – nên làm quen để tạo sự thân thiện, có thể nhờ họ giúp đỡ khi cần

kinh doanh Airbnb như thế nào

——————————

Hy vọng những chia sẻ trên đây của tranxuanloc.com đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “kinh doanh Airbnb như thế nào để có lời?”, từ đó, tham khảo và vận dụng có hiệu quả vào thực tế, đẩy nhanh tốc độ thu hút khách thuê tiềm năng, tăng lượng phòng bán, tăng thu nhập và lợi nhuận.

Chúc bạn kinh doanh Airbnb thành công!

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.