Top 10 lễ hội Phú Quốc – Nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng
Ngoài các hoạt động du lịch, đời sống của người dân trên huyện đảo Phú Quốc còn gắn liền với những tín ngưỡng tâm linh lâu đời. Bằng chứng là tại đây mỗi năm đều tổ chức nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Dưới đây là top 10 lễ hội Phú Quốc mà Kênh Du lịch Homestay muốn giới thiệu với các bạn.
1. Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc
Tín ngưỡng thờ Cá Ông (cá heo, cá voi và các loại cá lớn nói chung) được hình thành từ rất lâu và duy trì đều đặn qua các đời tại hầu hết làng chài ven biển Việt Nam. Cá Ông được xem là thần Nam Hải, vị thần phù hộ cho mọi chuyến ra khơi và góp phần tạo nên cuộc sống ấm no của người dân làng chài.
Nhắc đến lễ hội Nghinh Ông quy mô thì phải kể đến lễ hội Phú Quốc, cũng giống như mọi lễ hội khác. Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc gồm có 2 phần phần lễ và phần hội. Ở phần lễ người ta lại chia ra thành hai phần nữa là lễ rước và lễ tế.
Trong lễ rước, người ta sẽ trang trí cờ hoa cho những chiếc thuyền ngoài biển, sau đó trịnh trọng rước thần Nam Hải từ biển vào đất liền.
Tiếp đến người ta sẽ khiêng một chiếc kiệu lớn cùng đoàn lân sư rồng rước ông vào Lăng. Sau cùng của phần lễ là nghi thức tế lễ được diễn ra một cách trang trọng.
2. Lễ Hội Đình Thần Dương Đông – Lễ hội Phú Quốc truyền thống
Đình Thần Dương Đông được xây dựng vào năm 1959, theo tín ngưỡng dân gian thì đây là nơi thờ Thành hoàng làng, vị thần phù hộ độ trì cho dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra tại Đình Thần Dương Đông còn thờ các vị thần linh, danh nhân lịch sử, vị phúc thần,…
Lễ Hội Đình Thần Dương Đông đã và đang là một lễ hội Phú Quốc không thể thiếu đối với người dân tại đảo ngọc, nhằm mục đích tưởng nhớ những người có công trong việc lập ấp, lập làng.
Đến ngày lễ, người dân trong làng và ban lễ tế đều có mặt đầy đủ, ngoài ra còn có khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm. Mọi thứ đều được chuẩn bị một cách chỉn chu để lễ niệm cầu lễ thần được diễn ra suôn sẻ.
Khách tham dự tại buổi lễ không chỉ được thắp hương, tham quan mà còn được thưởng thức các chương trình văn nghệ, món ăn đặc sắc của địa phương.
3. Lễ hội Dinh Bà Ông Lang – Lễ hội Phú Quốc thờ vợ Nguyễn Trung Trực
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang là một lễ hội Phú Quốc xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người dân tại đảo ngọc, với mục đích giúp cho con cháu đời sau hiểu hơn về lịch sử văn hóa dân tộc, cũng như cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, đời sống người dân ấm no hạnh phúc.
Hàng năm người dân tổ chức long trọng buổi lễ tưởng nhớ vợ của người anh hùng của dân tộc Việt Nam – Nguyễn Trung Trực tại Dinh Bà Ông Lang, cách thị trấn Dương Đông khoảng 7km.
4. Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự
Chùa Sùng Hưng hay Sùng Hưng cổ tự là một ngôi chùa nhỏ nằm gần dinh Cậu. Trong trong được chia ra thành nhiều gian thờ riêng biệt để thờ Bà chúa xứ, Quan Âm Nam Hải, Nguyễn Trung Trực,…
Cuối tháng 7 Âm lịch hàng năm, tại đây người ta tổ chức lễ hội Trai Đàn, được biết đến là một lễ hội cầu siêu cho những linh hồn đã mất nhưng không có nơi nương tựa, mong họ được an lạc. Trong lễ hội Phú Quốc này có nhiều nghi thức được tổ chức như Công Phu, thỉnh Tiêu Diện Thượng Giàn, Động Đàn…
Trước ngày diễn ra lễ hội, người dân trên đảo chuẩn bị thức ăn để mang đến chùa để biếu tặng cho người nghèo. Chủ ghe, thuyền cùng các hộ dân trên đảo chuẩn bị hương, đèn, hoa, quả để mang đến cúng tại chùa, cầu mong bình yên cho xóm làng.
5. Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Được bắt đầu tổ chức từ năm 1996, lễ hội Nguyễn Trung Trực vẫn được người dân tại Phú Quốc tổ chức đều đặn qua các năm. Nhằm tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, tỏ niềm kính trọng trước sự hy sinh lớn lao vì sự nghiệp tổ quốc.
Nói sơ qua về vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, ông quê ở Gia Định, gia đình ông cũng xuất thân từ nghề chài lưới. Năm 1868, ông bị Pháp bắt giữ tại Gành Dầu – Phú Quốc, vì tinh thần cương quyết, không khuất phục, ông bị quân Pháp hành hình tại đây. Đây cũng là lý do tại sao nhiều địa phương cũng có đền thờ Nguyễn Trung Trực, nhưng tại Phú Quốc được xem là lớn nhất.
6. Lễ hội đua thuyền truyền thống – Lễ hội Phú Quốc sôi động
Một lễ hội Phú Quốc truyền thống lâu đời không thể bỏ qua nữa đó là lễ hội đua thuyền, không giống như những lễ hội khác, lễ hội đua thuyền không thờ tự hay tưởng nhớ vị thần linh, anh hùng dân tộc nào, mà mục đích tổ chức lễ hội này là để nâng cao tinh thần thể dục thể thao, và tăng cường sức khỏe của trai tráng trên đảo.
Trước ngày diễn ra lễ hội, ban tổ chức sẽ tuyển chọn người chơi kỹ lưỡng, thuyền đua sẽ được đem đi sơn lại và trang trí cờ hoa cho thật bắt mắt. Người dân cũng tranh thủ sắm sửa cho mình những bộ quần áo đẹp để đi trẩy hội.
Mỗi đội sẽ gồm 10 thanh niên trai tráng, ngồi trên chiếc thuyền dài khoảng 5 – 7 m, tích cực đẩy mái chèo hăng say, trong tiếng hò reo cổ vũ nồng nhiệt của người dân trên bờ. Khiến cho bất cứ du khách nào tại đây cũng không kìm được và tìm đến lễ hội hòa chung vào không khí náo nhiệt này. (ảnh 6)
7. Lễ Hội Đức Khai Trấn Mạc Cửu – Lễ hội Phú Quốc lâu đời
Cách đây khoảng hơn 300 năm tại vùng đất Hà Tiên có một vị đại tướng tên Mạc Cửu, quê quán ở Quảng Đông, Trung Quốc, đến đất Hà Tiên để lập nghiệp vì không phục chế độ cai trị của Nhà Thanh.
Lúc này tại Hà Tiên là một vùng đất hoang vắng, chỉ có lưa thưa người kinh, Chăm và Khmer sinh sống. Nhận thấy Hà Tiên là vùng đất gần núi, gần biển thuận lợi cho việc phát triển cơ nghiệp của mình nên ông đã tập hợp dân lại và thành lập 7 thôn xã đầu tiên tại đây.
Chẳng mấy chốc mà địa phương này trở thành nơi buôn bán sầm uất, sau đó ông sắm lễ và xin chúa Nguyễn cho sáp nhập Hà Tiên vào lãnh thổ của Đại Việt.
Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên lãnh thổ, bờ cõi của nước Việt Nam. Nên hàng năm người dân tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ công ơn của ông, với đầy đủ phần lễ và hội được tổ chức long trọng.
8. Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu – Lễ hội Phú Quốc thờ nữ thần Kim Giao
Thủy Long Thánh Mẫu là một vị thần có công khai phá đảo Phú Quốc, xây dựng những nền móng nông nghiệp tại đảo ngọc. Bà nguyên là người thuộc dòng dõi vua Cao Miên (Campuchia), vì vương triều bị lật đổ nên bà chạy sang đây để tiếp tục sống. Lúc đi bà còn mang theo một đàn trâu và gây dựng một cánh đồng cỏ tại Phú Quốc.
Cũng từ đó bà kêu gọi người dân sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Hiện tại ở Đồng Bà vẫn còn những vết tích của chuồng trâu ngày xưa.
Để tưởng nhớ vị nữ thần đã góp công vào sự phát triển của đảo ngọc ngày nay, người dân xem lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu là một lễ hội Phú Quốc quan trọng trong năm, được tổ chức long trọng tại dinh của bà.
9. Lễ hội Lăng Ông Nam Hải – Lễ hội Phú Quốc quy mô
Một trong những lễ hội Phú Quốc trong kém phần quan trọng mà Kênh Du lịch Homestay muốn giới thiệu đó là lễ hội Lăng Ông Nam Hải, phần lễ sẽ là nghi thức tưởng nhớ công ơn đến những người đã có công khai phá vùng đất này, cùng với đó là sự biết ơn Cá Ông – Vị thần Nam Hải đã phù hộ cho người dân làng chài sóng yên biển lặng, cuộc sống ấm no.
Ngoài phần lễ cúng được ban tế lễ chuẩn bị đầy đủ, chỉnh chu thì người dân tại huyện đảo có thể mang những lễ vật của mình để dâng cúng trên trước để tỏ lòng thành kính, gửi gắm ước muốn và mong chúng trở thành hiện thực.
Sau nhiều lần Cá Ông lụy vào bờ (chết), người dân vùng đó sẽ đem xác ông đi chôn cất, sau khi đã phân hủy, người ta sẽ lấy xương cốt của Cá Ông mang về dinh để thờ.
Cuộc sống gắn với biển cả, một phần dựa vào sức mạnh của chính mình thì người dân còn xem tâm linh như một sự củng cố cho sức mạnh tinh thần.
10. Lễ hội Dinh Cậu – Lễ hội Phú Quốc đặc sắc
Lễ hội Dinh Cậu là một lễ hội ở Phú Quốc được tổ chức hàng năm, tưởng nhớ vị thần linh đã cứu giúp người dân tại qua nạn khỏi trong những chuyến ra khơi.
Tại vị trí của Dinh Cậu hiện tại, người dân làng chài lúc xưa thấy một mỏm đá hiện ra, giúp những tàu thuyền gặp nạn vào đây trú ẩn. Thấy có điềm lành, để tỏ lòng biết ơn, người dân đã lập nên Dinh Cậu tại đây và lễ hội này cũng bắt đầu từ đó.
Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:
- Top 8 trang website đặt phòng khách sạn online uy tín nhất hiện nay
- 10+ lý do tại sao nên đặt phòng khách sạn qua mạng
- 6 lời khuyên để tìm được một khách sạn tốt khi đặt phòng online
- 5 tiêu chí lựa chọn khách sạn hàng đầu
- Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi đặt phòng khách sạn qua mạng để tránh bị lừa
Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice
Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!
Nguồn tổng hợp: Kênh Du lịch | Homestay
Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé
Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL
Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com
Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của googleGỢI Ý: Khóa học sales OTAOTA là gìđăng ký kênh OTAEmail theo tên miềnCRMWP Content Crawlerchuyển VPSACF