Danh sách 10 plugin tốt nhất để xây dựng Website TMĐT woocommerce cho wordpress cms

Bài viết này mình xin chia sẻ Danh sách 10 plugin tốt nhất để xây dựng Website TMĐT woocommerce cho wordpress cms mà mình đã thực hiện.

  1. Plugin đăng nhập Google, Facebook, Zalo phổ thông tại Việt Nam
  2. Plugin thanh toán đặt cọc WooCommerce Deposits – Partial Payments
  3. Plugin tìm kiếm tức thì sản phẩm – bài viết với Ajax search pro
  4. Plugin quà tặng cho khách khi thanh toán Giftable Woocommerce
  5. Plugin Rank Math SEO PRO tốt hơn Yoast SEO
  6. WooCommerce Boost Sales Premium
  7. YITH WooCommerce Dynamic Pricing and Discounts Premium
  8. Stop Generating Unnecessary Thumbnails (Miễn phí)
  9. Thanh Toán Quét Mã QR – Momo,Zalo Pay,Moca Grab, AirPay (Miễn phí)
  10. Viet Nam saleor for WooCommerce – Plugin này thay đổi thông tin địa chỉ cho phù hợp với đơn vị hành chính tại Việt Nam, tích hợp tính năng giao hàng của các dịch vụ vận chuyển trong nước (Miễn phí)

Cách đồng bộ tài khoản thành viên nhiều trang wordpress

Mình có nhận được một số câu hỏi về cách đồng bộ tài khoản thành viên nhiều trang wordpress để cách thành viên có thể đăng nhập trên các trang mà bạn quản trị, không phải đăng ký lại

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau là được. Ví dụ muốn map 2 thành viên 2 trang sitea.com và siteb.com thì làm như sau:

B1: Cài plugin WP Remote Users Sync trên tất cả các trang mà bạn quản trị và muốn đồng bộ thành viên trên 2 trang

B2: Cấu hình tab Remote site: Add remote site (tên miền cần đồng bộ) và các mục đồng bộ giữa 2 hay nhiều trang với nhau.

Trong trang sitea.com cấu hình add remote site là siteb.com

Trong trang siteb.com cấu hình add remote site là sitea.com

B3: Cấu hình tab Security:

  • Action Encryption Key: (tự tạo và giống trên các trang)
  • Action Signature Key: (tự tạo và giống trên các trang)

B4: Test kết nối ok có màu xanh là được

Plugin này hoạt động dựa trên mã API khi khách hàng đăng ký mới trên trang nào đó, mà đăng nhập vào các trang còn lại được cài đặt sẽ không cần phải đăng ký lại thành viên.

Cách chèn code hàng loạt code cho trang con trong Mutisites wordpress

Trong bài viết này mình chia sẻ Cách chèn code hàng loạt cho trang Mutisites wordpress như chèn công cụ chát, chèn thêm một thông tin, hay chèn mã theo dõi cho tất cả các trang con của Mutisites cùng một mã mà không phải chèn từng trang con một. Do cách hoạt động của trang wordpress đơn lẻ khác hẳn so với cách hoạt động của site nằm trong Mutisites. Do dùng chung giao diện và plugin nên việc tiết kiệm được không gian dữ liệu lưu trữ nhưng lại gặp nhiều vấn đề khó giải quyết hơn so với trang đơn lẻ.

Thông thường với trang đơn lẻ khi chèn các mã theo dõi Script thì chúng ta thường chèn trước thẻ đóng </body> của footer nhưng do dùng chung giao diện nên việc chèn mã theo cách thông thường không được. Vậy bạn sẽ chọn cách chèn như thế nào đây!

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách chèn code hàng loạt cho trang Mutisites wordpress như sau:

B1: Chuẩn bị cài đặt plugin: Code Snippets bởi Code Snippets Pro

B2: Mở trang quản trị của network /wp-admin/network/admin.php

B3: Mở menu cài đặt của snippets

B4: Chèn mã theo mẫu php

Plugin Code Snippets

Ví dụ 1: chèn hàng loạt nội dung html hiển thị bằng Code Snippets

add_shortcode( ‘shortcode_name’, function () {

$out = ‘<p>write your HTML shortcode content here</p>’;

return $out;
} );

Ví dụ 2: chèn hàng loạt mã theo dõi google analytic bằng Code Snippets

add_action( ‘wp_head’, function () { ?>
<!– Global site tag (gtag.js) – Google Analytics –>
<script async src=”https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-31RT2XLHHP”></script>
<script>
window.dataLayer = window.dataLayer || [];
function gtag(){dataLayer.push(arguments);}
gtag(‘js’, new Date());

gtag(‘config’, ‘G-31RT2XLHHP’);
</script>
<?php } );

Ví dụ 3: Chèn hàng loạt mã filter vào function bằng Code Snippets

/* Automatically set the image Title, Alt-Text, Caption & Description upon upload
———————————————————————–*/

add_action( ‘add_attachment’, ‘my_set_image_meta_upon_image_upload’ );

function my_set_image_meta_upon_image_upload( $post_ID ) {
// Check if uploaded file is an image, else do nothing
if ( wp_attachment_is_image( $post_ID ) ) {
$my_image_title = get_post( $post_ID )->post_title;
// Sanitize the title: remove hyphens, underscores & extra
// spaces:
$my_image_title = preg_replace( ‘%s*[-_s]+s*%’, ‘ ‘,
$my_image_title );
// Sanitize the title: capitalize first letter of every word
// (other letters lower case):
$my_image_title = ucwords( strtolower( $my_image_title ) );
// Create an array with the image meta (Title, Caption,
// Description) to be updated
// Note: comment out the Excerpt/Caption or Content/Description
// lines if not needed
$my_image_meta = array(
// Specify the image (ID) to be updated
‘ID’ => $post_ID,
// Set image Title to sanitized title
‘post_title’ => $my_image_title,
// Set image Caption (Excerpt) to sanitized title
‘post_excerpt’ => $my_image_title,
// Set image Description (Content) to sanitized title
‘post_content’ => $my_image_title,
);

// Set the image Alt-Text
update_post_meta( $post_ID, ‘_wp_attachment_image_alt’,
$my_image_title );
// Set the image meta (e.g. Title, Excerpt, Content)
wp_update_post( $my_image_meta );
}
}

Còn nếu bạn muốn chọn riêng từng trang con thì có thể tùy chình phần cấu hình hoặc thêm vào Code Snippets trong từng trang con.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn muốn xây dựng và quản trị Mutisites wordpress

 

Cách tìm kiếm và xóa nhiều ảnh theo tên file của wordpress website trên Linux server

Chắc hẳn các bạn phải đau đầu khi phải tìm cách xóa bớt ảnh mà website wordpress tự sinh ra quá nhiều hoặc khi thay đổi giao diện mà chưa cấu hình lại. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ hướng dẫn các bạn tìm và xóa các file ảnh theo tên dễ dàng và nhanh chóng bằng dòng lệnh của linux. Chuẩn bị các bước nhé:

B1: Xem các đuôi file ảnh mà giao diện của bạn sinh ra ví dụ:

  • Tên_file_ảnh_gốc_150x150.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_100x100.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_300x300.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_450x400.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_450x550.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_450x600.png
  • Tên_file_ảnh_gốc_600x600.png
  • ….

B2: Tìm và sửa dòng lệnh tương ứng với tên file ảnh của bạn

Ví dụ trên ta sẽ có:

Ví dụ 1: find . | grep “w*-150×150.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Ví dụ 2:  find . | grep “w*-100×100.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Ví dụ 3:  find . | grep “w*-300×300.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Ví dụ 4,5,6:  find . | grep “w*-450×4*.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

B3: Chạy lệnh cd đến thư mục cần tìm và xóa

Ví dụ muốn xóa các ảnh có tên file như ví dụ trên ở thư mục tháng 9 của năm 2021 theo đường dẫn trên hosting: /home/websitecuaban.com/public_html/wp-content/uploads/2021/09 ta chạy các lệnh:

cd /home/websitecuaban.com/public_html/wp-content/uploads/2021/09

find . | grep “w*-150×150.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*-100×100.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*-300×300.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*-450×4*.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Hướng dẫn cụ thể nâng cao bạn có thể tham khảo các ví dụ sau. Ký tự * sẽ thay thế cho toàn bộ ký tự có trên file, [0-9] file có số từ 0-9

find . | grep “w*bak.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*-1-*.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*100x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

find . | grep “w*1200x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*[0-9]x67*.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

find . | grep “w*220x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*300x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*450×450.[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f
find . | grep “w*768x[0-9].[png|gif|jpg|jpeg]*” | xargs rm -f

Hy vọng bài viết Cách tìm kiếm và xóa nhiều ảnh theo tên file của wordpres website trên Linux server sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình quản trị website wordpress được tốt hơn. Nếu có câu hỏi nào vui lòng để lại thông tin trong phần bình luận hoặc liên hệ để được hỗ trợ.

Chia sẻ code chèn biểu tượng hỗ trợ trực tuyến html

Trong quá trình tìm hiểu cũng có rất nhiều bạn đi tìm code nhúng hỗ trợ cho website của mình và cũng có không ít bài viết chia sẻ code hỗ trợ cho website. Trong bài viết này mình cũng chia sẻ một cách chèn code hỗ trợ trực tuyến bằng html và css

Hướng dẫn, bạn chỉ cần thay thông tin liên hệ trong url dưới đoạn code (phần bôi đỏ) và thay đổi lại CSS nếu như bạn muốn và chèn vào trước thẻ </body> là được và đừng quên thay đổi icon url cho biểu tượng bạn muốn chèn:

<style>

#float-contact {
position: fixed;
bottom: 68px;
left: 5px;
z-index: 99999;
}

#float-contact {
position: left;

}

#float-contact li {
list-style: none;
position: fix;
}

#float-contact li, #float-contact a {
font-size: 0;
width: 40px;
height: 40px;
display: block;
bottom: 80px;
}

#Zalo {
left: 5px;
width: 50px;
background: url(‘/wp-content/uploads/icon-white-zalo.png‘) no-repeat;
}

#Facebook {
left: 5px;
width: 50px;
background: url(‘/wp-content/uploads/icon-white-facebook.png‘) no-repeat;
}

#Chattructuyen {
left: 5px;
width: 50px;
background: url(‘/wp-content/uploads/icon-white-chattructuyen.png‘) no-repeat;
}
</style>

<ul id=”float-contact”>
<li id=”Zalo”><a href=”http://zalo.me/0934552325” target=”_blank”></a>
<li id=”Facebook”><a href=”https://www.facebook.com/tranxuanloc1988” target=”_blank”></a>
<li id=”Chattructuyen”><a href=”https://tawk.to/chat/5f5589c64704467e89eca2f3/default” target=”_blank”></a>

Một số từ khóa tương đương khi tìm kiếm: code hỗ trợ trực tuyến html, tạo nút hỗ trợ đẹp mắt dành cho website,

Tool lấy dữ liệu từ website tự động khác gì so với đăng bài viết/ sản phẩm thủ công

Trong bài viết trước mình đã giới thiệu qua thông tin về Tiện ích plugin lấy dữ liệu tự động cho website – WordPress Content Crawler trong bài viết này mình sẽ phân tích sự khác nhau giữa Tool lấy dữ liệu từ website tự động khác gì so với đăng bài viết/ sản phẩm thủ công trên WordPress nhé! Vì đây là thắc mắc của nhiều bạn

1. So sánh về cách hoạt động

Đăng thủ côngĐăng bằng tool
– Giống nhau: Chức năng đăng bài giống nhau như đăng bài viết hay sản phẩm bao gồm các nội dung như Tiêu đề, nội dung, ảnh đại diện, giá, thẻ, danh mục…

 

Soạn chuẩn bị nội dung theo ý của mìnhLấy theo trang nguồn: gần như hầu hết các thông tin

Tuy nhiên có thể thay thế một số từ, cụm từ thương hiệu, SĐT… (lặp đi lặp lại nhiều)

Một số website có thể thay đổi thứ tự các mẫu nội dung trong phần nội dung để tránh trùng lặp với trang gốc

Có thể chèn thêm nội dung 1 cách tự động cho từng mẫu cấu hình

2. So sánh về hiệu quả thời gian

Nếu bạn copy bài và đăng mất nhiều thời gian thì hiệu quả thời gian bạn bỏ ra khi sử dụng tool lấy dữ liệu tự động phải nói là tuyệt vời. Cái này tùy vào cấu hình máy chủ web bạn có thể cấu hình số lượng bài viết cần lấy, danh mục bài cần lấy, số lần lấy bài tính trên phút.

Ví dụ: 2 lần/phút * 10 bài/lần vậy 1 phút Tool lấy dữ liệu tự động sẽ đăng cho bạn 20 bài viết/ sản phẩm về website mà không cần ngồi trông, ko cần phải mở máy tính nếu bạn chạy trên máy chủ web/ hosting/ vps…

3. So sánh về chất lượng SEO với công cụ tìm kiếm như Google Search

Tất nhiên nếu có thời gian bạn vẫn nên tự đăng hoặc sau khi plugin lấy dữ liệu về Website của bạn 1 cách tự động thì bạn vẫn nên dành thời gian chỉnh sửa lại nội dung bài viết, sản phẩm theo ý của bạn sẽ tốt hơn với các tông cụ tìm kiếm

Xem thêm: giới thiệu về plugin lấy dữ liệu tự động cho website – WordPress Content Crawler

Nếu cần hỏi thêm thông tin đừng ngần ngại chát qua công cụ hỗ trợ từ website với mình nhé! Hy vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ hữu ích và bạn sẽ hiểu rõ cách hoạt động cũng như có thể sử dụng được nó trong thực tiễn một cách hiệu quả.

https://tranxuanloc.com/tien-ich-plugin-lay-du-lieu-tu-dong-cho-website-wordpress-content-crawler/

Mua tool tự động lấy bài viết: plugin lấy dữ liệu tự động cho website – WordPress Content Crawler

https://tranxuanloc.com/sp/tien-ich-wordpress-content-crawler-plugin-lay-du-lieu-tu-dong/

Mua mẫu cấu hình mẫu mới cho plugin WP content Crawler

Dịch vụ lấy dữ liệu tự động về website WordPress (Bài viết/ Sản phẩm)

2 cách cách chuyển dữ liệu lên VPS nhanh nhất mà ít người biết

Trong nhiều trường hợp website có thể ngưng hoạt động vì lý do như virut phá hoạt, bị tấn công mà bạn phải có giải pháp tình thế để đưa website hoạt động trong thời gian nhanh nhất. Có nhiều cách để thực hiện chuyển dữ liệu lên VPS, trong bài viết này mình chia sẻ 2 cách cách chuyển dữ liệu lên VPS nhanh nhất mà ít người biết để giảm thiểu thời gian website bị gián đoạn.

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo, server ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS hosting là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS có nhiều ứng dụng để sử dụng như xây dựng lưu trữ dữ liệu website, phát triển ứng dụng, hệ thống mail server, nền tảng khác nhau…nhưng phổ biến là chạy lưu trữ dữ liệu website lớn.

1. Chuyển dữ liệu từ VPS sang VPS

– B1: Tạo VPS và cấu hình máy chủ hoặc control panel cho VPS
– B2: Xuất cơ sở dữ liệu cũ ra.
– B3: Cài đặt rsync trên 2 vps (nếu chưa cài)
– B4: Chạy lệnh để chuyển sang VPS mới
– B5: Phân quyền lại cho user

Một số lệnh chuyển dữ liệu giữa 2 VPS sử dụng Centos (các hệ điều hành khác thì sử dụng lệnh tương tự)

#VPS_CU: Visit: https://111.111.111.111
vps password: 111111111111

#VPS_MOI: Visit: https://222.222.222.222
vps password: 222222222222

#Đăng nhập vào VPS mới từ VPS cũ bằng ssh
ssh root@111.111.111.111

# Cài Rsync: yum install rsync

# Cách đẩy hoặc kéo dữ liệu từ VPS theo dòng lẹnh sau

Pull: rsync [-other options] -e ‘ssh -p PORT’ user@x.x.x.x:SOURCE DESTINATION (Kéo dữ liệu từ VPS cũ sang mới – đăng nhập từ VPS mới)
Push: rsync [-other options] -e ‘ssh -p PORT’ SOURCE user@x.x.x.x:DESTINATION

# Đẩy dữ liệu từ DO sang VUltr (Kéo dữ liệu từ VPS cũ sang mới – đăng nhập từ VPS cũ)

rsync -avzhe ssh /home/usernam.com root@111.111.111.111:/home/

# Chuyển sql backup sang vps mới

rsync -avzhe ssh /home/ root@111.111.111.111:/home/

# Tạo các website trên cyberpanel

#Chạy lệch backup sql

sudo mysqldump -u root -pPASSWORD ten_csdl > /home/ten_csdl.sql

#Thay đổi user nếu đẩy dữ liệu trước
chown -R user:user /home/public_html

2. Chuyển từ Localhost sang VPS

– B1: Tạo VPS và cấu hình máy chủ hoặc control panel cho VPS
– B2: Xuất cơ sở dữ liệu ra từ Localhost
– B3: Nén dữ liệu từ Localhost
– B4: Sử dụng các trình FTP như Filezilla, SCP….để đẩy dữ liệu lên
– B5: Chạy lệnh giải nén dữ liệu trên VPS, nhập CSDL vào
– B6: Phân quyền lại cho user

Hy vọng bài viết “2 cách cách chuyển dữ liệu lên VPS nhanh nhất mà ít người biết” mà mình chia sẻ sẽ giúp ích được các bạn.

Tiện ích plugin lấy dữ liệu tự động cho website – WP Content Crawler

Tiện ích plugin WP Content Crawler  giúp lấy dữ liệu tự động cho website wordpress một cách tự động mà không cần phải đăng bài thủ công hàng ngày. Plugin này sẽ phù hợp với các blog, các website bán hàng, các website review… Ứng dụng để xây dựng một trang web – website tin tức, website bán hàng – sản phẩm để lấy bài viết, sản phẩm về website của mình mà không mất nhiều thời gian để đăng từng bài/ sản phẩm.

Với trên 2000 lượt mua (tính đến tháng 4/2021) thì bạn cũng biết đây là 1 plugin hữu ích, tuyệt vời. Trong bài viết này tôi xin chỉ ra những ưu điểm, cũng như những hạn chế khi sử dụng Plugin lấy dữ liệu tự động này.

Các ưu điểm của Plugin lấy dữ liệu tự động cho website sử dụng WP Content Crawler

  • Tự lấy dữ liệu về website như đăng bài viết, sản phẩm thông thường
  • Tự động cập nhật dữ liệu mới hoặc dữ liệu sửa đổi theo trang nguồn
  • Tùy chỉnh mẫu đăng (template) để nội dung đăng tải khác so với trang nguồn
  • Tìm kiếm, thay thế các cụm từ một cách tự động
  • Xóa những thành phần không cần thiết của dữ liệu cần lấy
  • Thay đổi giá sản phẩm 1 cách tự động theo công thức đặt trước giảm/ tăng so với trang nguồn theo phần trăm hoặc số cố định
  • Lấy dữ liệu rất nhanh so với việc đăng bài thủ công. Trung bình 12 bài/ phút có thể nhanh hơn nếu hosting khỏe hoặc làm trên localhost. Phần này sẽ tùy chỉnh được hết tùy theo yêu cầu.

Các hạn chế của Plugin lấy dữ liệu tự động WP Content Crawler cho website

  • Nội dung thường không được các công cụ tìm kiếm như google đánh giá cao
  • Phải nhập đúng từ, cụm từ, ký tự để nếu muốn thay thế
  • Khi lấy sản phẩm chỉ đăng được sản phẩm đơn giản, nếu trang nguồn là sản phẩm có nhiều biến thể thì plugin chỉ đăng dạng đơn giản.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (Tiếng Anh) của Plugin WP Content Crawler

https://docs.wpcontentcrawler.com

Dịch vụ hỗ trợ đào tạo về cách lấy mẫu, cách copy website bằng Plugin WP Content Crawler với chi phí chỉ 400-500k đào tạo (2 buổi * mỗi buổi thời lượng ~1.5h) bạn sẽ biết cách và sử dụng tất cả các tính năng mạnh mẽ của Plugin WP Content Crawler.

Cấu hình plugin WP Content Crawler hoàn toàn đơn giản bằng việc cấu hình các thông tin cơ bản:

1.1 Cấu hình mục Setting (cài đặt)

Cấu hình các thẻ

Scheduling: Cấu hình tùy chỉnh thời gian lấy mẫu, đăng bài…

Post: Chọn mặc định post theo dạng nào như bài viết, sản phẩm…

Translation

SEO

Notifications

Advanced

1.2 Các phần khác trong menu của Wp Content Crawler

  • All site: Liệt kê các mẫu website lấy mẫu đã cấu hình
  • Add new: Thêm mẫu mới
  • Dashboard: Thông tin về lịch sử gần nhất của tiến trình lấy, đăng, xóa mẫu bằng wp content crawler
  • Tester: Thử xem phần cấu hình khi lấy được mẫu sẽ như thế nào

Xem thêm: Đào tạo nâng cao cách sử dụng WordPress Content Crawler

Khắc phục một số lỗi khi sử dụng WP Content Crawler

  • Lỗi plugin lấy được danh sách bài viết nhưng không đăng (Queue: >0) : Do lỗi cronjob. xử lý bằng cách xóa và cài lại plugin
  • Khi test mà phần mềm hiển thị được các thông tin như tiêu đề, nội dung, ảnh là bạn đã cấu hình đúng mẫu CSS.

Video cách cấu hình cài đặt plugin lấy dữ liệu tự động WP Content Crawler

Video giới thiệu Plugin lấy dữ liệu tự động cho website WP Content Crawler

Xem thêm: Tool lấy dữ liệu từ website tự động khác gì so với đăng bài viết/ sản phẩm thủ công

Tool lấy dữ liệu từ website tự động khác gì so với đăng bài viết/ sản phẩm thủ công

Mua Plugin lấy dữ liệu tự động cho website sử dụng WP Content Crawler thế nào?

WP content crawler là một trình mở rộng của wordpress các bước cài đặt như plugin thông thường mà thôi. Sau khi cài đặt bạn sẽ nên cài thêm tiện ích CSS Selector cho trình duyệt Chrome để giúp việc lấy mẫu CSS được dễ dàng và chính xác hơn.

Plugin lấy dữ liệu tự động về website wordpress có tên là WP Content Crawler. Bạn có thể mua trực tiếp bằng cách:

Lưu ý: Hãy mua tại những nơi uy tín để đảm bảo không bị nhiễm mã độc thay vì tải miễn phí từ những địa chỉ website không rõ ràng, chính chủ.

Một số nội dung tương tự khi bạn tìm kiếm: Tool lấy dữ liệu từ website; Crawl dữ liệu web wordpress; Thu thập dữ liệu web tự động; Phần mềm lấy dữ liệu từ website; Phần mềm đăng bài tự động về website; Cách lấy dữ liệu của 1 trang web; Trích xuất dữ liệu từ web; Phần mềm lấy dữ liệu web; Copy bài viết web khác tự động; Lấy bài từ website khác vào WordPress; Tool crawl dữ liệu từ các website…

Bảng giá dịch vụ lấy mẫu tự động về website wordpress

  • Mẫu website WP content crawler đã sẵn 100k/mẫu.
  • Mẫu website trang nguồn lấy dữ liệu bằng WP content crawler chưa có trên danh sách là 150k/mẫu (mẫu mới)
  • Các mẫu có trên danh sách mà dữ liệu đã thay đổi (khi chúng tôi nhập và test trước khi chuyển cho bạn) > tính như mẫu mới: 150k/ mẫu
  • Cài đặt mẫu và cấu hình mẫu chạy ok trên trang của bạn: 50k/ mẫu (nếu cả mẫu + cài đặt là: 200k/ mẫu)
  • Khóa học về WP Content crawler: 190k khóa học (mở trong 30 ngày)

Ngoài ra mình hỗ trợ lấy mẫu và cài đặt, bạn có thể yêu cầu lấy mẫu bằng cách gửi yêu cầu với chúng tôi để gửi danh sách website cần lấy để được hỗ trợ. Lưu ý một thời gian trang nguồn/ các mẫu có sẵn có thể thay đổi cài đặt/ giao diện nên có thể mẫu sẽ phải lấy lại như mẫu mới. Danh sách mẫu đã có sẵn:  https://drive.google.com/file/d/1a9rFHdz2xarFIq4S6AJdJ53oMfge6_mD/view?usp=sharing

Nếu bạn muốn học để tự lấy dữ liệu cho WP content Crawler bạn hãy tham gia khóa học online về các kỹ năng sử dụng plugin này với giá cũ 450k nay chỉ còn 190k: Khóa học lấy dữ liệu về Website WordPress sử dụng WP Content Crawler từ A-Z – Học trực tuyến cùng OTAVN (otavietnam.com)

Plugin lấy dữ liệu tự động WP Content Crawler (WordPress Content Crawler) là một trong những plugin tốt hàng đầu để giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi xây dựng website. Ngoài ra thì còn có một số plugin tương tự như KDN Auto Leech, Scraper – Content Crawler Plugin for WordPress, Octolooks nhưng tính năng thì không mạnh mẽ bằng…

Hài lòng khi sử dụng đồng hồ thông minh Huami Amazfit GTR 2

Đồng hồ thông minh Huami Amazfit GTR 2 mới được ra mắt năm 2021 là một trong những sản phẩm tốt có khả năng hiển thị màu sắc tốt, được trang những tính năng nổi bật như nghe gọi ngay trên đồng hồ, hiển thị các thông báo, hẹn giờ, nhắc nhở…

Thiết kế của đồng hồ Amazfit GTR 2

Amazfit GTR 2 sở hữu thiết kế hoàn toàn khác biệt so với người tiền nhiệm. Nếu như GTR 1 mang hơi hướng cổ điển với phần viền bao quanh màn hình thì GTR 2 đã đổi sang thiết kế hiện đại hơn với màn hình tràn cạnh. Qua thực tế trải nghiệm mình thấy khả năng hiển thị tốt, trung thực.

Chất lượng hiển thị của Amazfit GTR 2 khá tốt. Màn hình có kích thước 1.39 inch sử dụng tấm nền AMOLED với độ phân giải 454 x 454 và 328 ppi. Độ sáng tối đa lên tới 450 nit cho nên dù có ở trong môi trường trời nắng thì vẫn rất dễ nhìn. Màn hình đồng hồ được bảo vệ bởi kính cường lực mà theo Xiaomi quảng cáo bền hơn rất nhiều so với thế hệ trước tuy nhiên trong quá trình sử dụng mình đã thử không dán bảo vệ và sau khi bị va quệt vài lần đã xuất hiện một vài vết xước lông mèo.

Tính năng của đồng hồ Amazfit GTR 2

Đây là điểm gây tranh cãi nhất của Amazfit GTR 2, mặc dù đã thêm rất nhiều tính năng mới so với người tiền nhiệm nhưng GTR 2 vẫn bị nhiều người cho rằng là “quá ít tính năng”. Tuy nhiên đối với bản thân mình thì từng này tính năng là đã quá đủ đối với điều kiện sử dụng hàng ngày. Ngoài những tính năng cơ bản, GTR 2 đã được bổ sung thêm loa và mic dùng để nghe gọi tuy nhiên đồng hồ không có eSim để hoạt động độc lập mà phải kết nối đến điện thoại thông qua Bluetooth. Ngoài ra thiết bị còn có thêm bộ nhớ trong dung lượng 4GB giúp người dùng có thể sử dụng để lưu nhạc.

Đặc biệt, Amazfit GTR 2 còn được tích hợp cảm biến SpO2 để đo nồng độ oxy trong màu của người dùng. Tính năng này trước đó cũng vừa được Apple trang bị cho bộ đôi Apple Watch Series 6 và Watch SE ra mắt vào tháng 9 năm ngoái.

Điểm nhấn của đồng hồ thông minh Amazfit GTR 2 chính là khả năng hỗ trợ tập luyện. Có tổng cộng 12 chế độ tập luyện bao gồm đi bộ, đạp xe, bơi lội, leo núi,… Kết quả buổi tập luyện được hiển thị đầy đủ, rõ ràng. GPS cũng ghi lại chính xác quãng đường đúng như thực tế.

Phần mềm dùng để kết nối với Amazfit GTR 2 là Zepp, hiện tại ứng dụng này có trên cả cửa hàng Google Play và App Store. Giao diện của ứng dụng hiển thị khá đầy đủ các thông tin như số bước chân, nhịp tim, giấc ngủ. Tất cả các tính năng của đồng hồ đều có thể điều chỉnh ở trong ứng dụng.

Thời lượng pin của đồng hồ Amazfit GTR 2

Thời lượng pin cũng là một điểm đáng chú ý của sản phẩm. Theo như Huami, Amazfit GTR 2 có thể sử dụng lên đến 14 ngày khi dùng trong điều kiện cơ bản còn nếu chỉ để xem giờ và không kết nối thì có thể sử dụng đến 20 ngày.

Ngoài sản phẩm đồng hồ thông minh Amazfit GTR 2 mặt tròn thì có sản phẩm đồng hồ thông minh Amazfit GTS 2 mặt hình chữ nhật dành cho nữ với các tính năng tương tự.

Xem thêm video đánh giá đồng hồ thông minh Amazfit GTR 2

Cá nhân có nên sử dụng Email theo tên miền không?

Ở bài viết Sử dụng Email tên miền riêng có đắt không? Mình đã chia sẻ chi phí sử dụng Email theo tên miền rất rẻ từ 330k/năm thôi.

Đặc biệt với cá nhân kinh doanh, bạn càng nên sử dụng email server, bởi ngoài tác dụng giúp bạn nâng cao “vẻ chuyên nghiệp” trong mắt khách hàng, đối tác, tăng độ nhận diện, tăng lượng khách hàng tiềm năng thì khi hoạt động kinh doanh của bạn phát triển lớn mạnh, cá nhân kinh doanh hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp.

Khi sử dụng Email theo tên miền thì khách hàng sẽ biết địa chỉ Website của bạn là gì để khách hàng chủ động vào xem và sẽ có những khách hàng tiềm năng.

Khi thành lập doanh nghiệp, bạn có thể tiếp tục sử dụng email tên miền riêng để làm việc với khách hàng, đối tác. Cách sử dụng email này giúp bạn tiết kiệm chi phí kinh doanh, duy trì liên lạc với khách hàng, không phải lo lắng mất khách hàng, thất thoát danh sách khách hàng hay lộ thông tin kinh doanh – hậu quả thường xảy ra khi chuyển từ dùng email cá nhân sang email doanh nghiệp.

Với những lợi ích thực tế như vậy, bạn có nghĩ mình cần dùng email server không? Đừng chần chừ, hãy sử dụng ngay để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng chuyên nghiệp, đạt được nhiều thành tựu vượt bậc hơn nhé.

Nếu bạn đang muốn triển khai một hệ thống Email theo tên miền hay Dịch vụ Mail Server thì liên hệ với mình để được tư vấn và cài đặt cấu hình A-Z với chi phí thấp.

Xem thêm: 

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.