15 CÁCH ĐỂ GIA TĂNG DOANH SỐ TỪ NHỮNG KHÁCH HÀNG CŨ

Nhiều chỉ số chứng minh rằng giữ chân khách hàng cũ là yếu tố chính trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nhiều công ty đã bỏ rất nhiều tiền để giữ chân khách hàng ở lại. Tuy nhiên, nhiều công ty chưa nhìn nhận những đối tượng khách hàng cũ này là nguồn thu nhập thường xuyên. Họ bỏ nhiều tiền hơn để cố thâm nhập thị trường mới và kết quả thường là đánh mất các khách hàng cũ.

Muốn đẩy mạnh doanh số từ đối tượng khách hàng cũ đồng nghĩa với việc thể hiện cho khách hàng thấy sự trân trọng mà doanh nghiệp dành cho họ và trao tới họ những lợi ích khi họ trở thành khách hàng trung thành. Có nhiều phương án rất sáng tạo nhắm đến đối tượng khách hàng cũ, dưới đây là 15 lời khuyên của Hội đồng Huấn luyện Forbes đã chỉ ra nhằm đạt được mục đích đó.

Txl 1 29556

Cung cấp cho khách hàng trải nghiệm vượt trội

Hãy khiến khách hàng trung thành bằng cách cung cấp cho họ trải nghiệm vượt trội. Khách hàng trung thành sẽ chi tiêu nhiều hơn và giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp của bạn tới người khác. Khi được giới thiệu bởi khách hàng cũ, doanh nghiệp có hai lợi thế rất lớn. Thứ nhất đó là khách hàng mới thường tham khảo đánh giá, nhận xét của người khác để đưa ra quyết định, trong khi những lời nhận xét quan trọng nhất đối với họ là từ những người đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm (khách hàng cũ). Thứ hai, khách hàng cũ là người biết chính xác đối tượng khách hàng phù hợp nhất với sản phẩm, dịch vụ của bạn và sẽ giới thiệu những khách hàng tiềm năng mới.
Ông Nguyễn Dương – nhà sáng lập CEMpartner

Hãy hỏi khách hàng xem bạn có thể phục vụ họ qua hình thức trực tuyến như thế nào

Với những doanh nghiệp chưa cung cấp dịch vụ trực tuyến, hãy suy nghĩ về những gì bạn có thể cung cấp cho khách hàng qua hình thức online. Khách hàng ngày càng sử dụng các dịch vụ trực tuyến nhiều hơn và bạn cũng sẽ muốn góp mặt trong số đó. Hãy hỏi họ làm cách nào để cung cấp dịch vụ qua hình thức online mà họ cảm thấy tốt nhất. Đảm bảo việc khách hàng tìm thấy doanh nghiệp, dịch vụ sản phẩm từ ngay điện thoại của họ thật dễ dàng. Hãy tạo ra app điện thoại của riêng bạn. Khoản đầu tư ban đầu này có thể cắt giảm chi phí và thu lại nhiều lợi ích to lớn trong tương lai.
Christine Rose, Christine Rose Coaching & Consulting

Hãy xem xét lại giá sản phẩm/dịch vụ của bạn

Có một vấn đề là, khách hàng càng sử dụng dịch vụ/sản phẩm lâu dài thì thường có mối quan hệ sâu sắc với doanh nghiệp của bạn. Điều đó không có nghĩa bạn phải cắt giảm giá thành như là ưu đãi các dịp đặc biệt tới họ để có những giao dịch tốt hơn, thậm chí là ngược lại, những khách hàng này đã yêu thích, xem trọng bạn. Hãy đánh giá xem việc họ bỏ tiền ra một cách tự nguyện và hợp lý và liệu bạn có nên nâng giá lên không.
Nick Leighton – Exactly Where You Want to Be

Đầu tư nhiều hơn vào chuyên môn riêng của bạn

Để giữ chân khách hàng cũ, bạn hãy đầu tư sâu hơn vào chuyên môn của riêng bạn. Ví dụ cụ thể, nếu bạn chuyên về đào tạo kỹ năng lãnh đạo, hãy tạo ra riêng một gói sản phẩm cho những nhà lãnh đạo. Thường qua vài năm làm đào tạo, bạn nhận ra rằng có nhiều việc lặp lại nhiều lần khi thực hiện quản lý một-tới-nhiều (one-on-ones). Đây là cơ hội để bạn tạo các khoá học, ebook hướng dẫn xoay quanh vấn đề này để đưa vào gói dịch vụ nêu trên.
Rajeev Shroff – Cupela Consulting

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện

Hãy nhóm các khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ và tổ chức các buổi giải đáp thắc mắc (Q&As) trực tiếp với sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả nhằm cung cấp nguồn lực, kiến thức tới khách hàng để đưa tới họ sự hỗ trợ toàn diện. Việc thể hiện giá trị này cần thực hiện càng sớm càng tốt và nó sẽ dẫn trực tiếp tới sự gắn bó với thương hiệu, những ý tưởng mới, các cơ hội hợp tác tiềm năng thông qua những nội dung giá trị bạn chia sẻ.
Maresa Friedman – Executive Cat Herder

Hãy đầu tư vào việc xây dựng cộng đồng

Hãy đầu tư vào việc xây dựng cộng đồng và giữ cho chi phí tham gia cộng đồng bạn là nhỏ nhất có thể hoặc thậm chí miễn phí. Hãy tổ chức các buổi trao đổi trực tuyến hoặc workshops miễn phí giúp các thành viên trong hệ thống mạng lưới cộng đồng của bạn biết tới chuyên môn của bạn và giá trị họ có thể nhận được. Nó còn cho phép họ cập nhật thường xuyên những ưu đãi của bạn dành cho họ. Xây dựng một cộng đồng – nơi luôn có hoạt động học tập hoặc thực hành là cách rất tuyệt vời để mang những người có cùng mối quan tâm lại gần nhau và đó là nơi bạn định vị chính mình với vai trò một người có tiếng nói quan trọng.
Lin Tan, Collective Change Institute Pte Ltd

Hãy trở thành người tư vấn đáng tin cậy

Nếu doanh nghiệp của bạn vun đắp và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa bạn và khách hàng bằng cách liên tục gia tăng giá trị cho khách hàng, khách hàng sẽ xem bạn như nguồn thông tin vô giá và là người tư vấn đáng tin cậy. Bạn càng hiểu rõ nhu cầu và những khó khăn, nỗi đau (pain points) của khách hàng, bạn càng dễ dàng đưa ra những phương án để gia tăng giá trị và tác động mạnh mẽ hơn tới khách hàng.
Michela Quilici – MQ Consulting and Business Training, Inc.

Hãy thử sử dụng những “cuộc điện thoại kiếm ra tiền” (money phone)

Tôi thường sử dụng chiến lược gọi là “những cuộc điện thoại kiếm ra tiền”. Hãy nhấc máy lên và gọi, nhắn tin tới ít nhất một khách hàng mỗi ngày cùng với một video ngắn có chủ đề: “Bạn có một người bạn nào bạn nghĩ là phù hợp nhất để sử dụng dịch vụ/sản phẩm của chúng tôi không?”. Tất nhiên người hỏi phải thể hiện sự quan tâm, sự nhiệt tình tới những khách hàng được hỏi. Bạn sẽ ngạc nhiên về tốc độ phát triển của doanh nghiệp thông qua những lời giới thiệu nhanh của khách hàng cũ.
Mike Koenigs, The Superpower Accelerator

Upsell tới tập khách hàng hiện thời

Bạn có muốn dùng khoai tây kèm với… không? Upsell tập khách hàng cũ có nghĩa là mời họ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ bổ sung kèm theo hoặc sản phẩm/dịch vụ mới hơn, cao cấp hơn. Ví dụ khi bạn điều hành một nhà hàng, bạn có thể mời khách hàng cũ các ưu đãi đặc biệt dành riêng cho họ như bữa tối kèm đồ uống hoặc giới thiệu cho thực khách loại rượu phù hợp với món họ chọn.
John Knotts – Crosscutter Enterprises

Hãy tạo ra một chương trình đăng ký định kỳ (subcription offer program)

Hãy tạo ra một chương trình ưu đãi qua việc đăng ký định kỳ cho sản phẩm để tạo ra nguồn doanh thu ổn định, đều đặn. Xây dựng các ưu đãi xoay quanh dịch vụ có tác động lớn nhất của bạn và sản phẩm được khách hàng mua lại nhiều nhất. Bạn sẽ nhận ra chương trình đăng ký định kỳ rất dễ thuyết phục cả những khách hàng mới. Từ khi họ bỏ tiền ra lần đầu tiên, bạn sẽ thu được doanh thu mua lại từ họ đáng kể.
Dodie Jacobi – The Consultant’s Consultant™

Hãy thể hiện sự quan tâm chân thành

Giữ liên hệ với khách hàng cũ bằng cách hỏi thăm và quan tâm chân thành là một cách giúp doanh nghiệp tăng doanh số. Nếu họ giới thiệu khách hàng mới cho bạn hoặc khách hàng tiềm năng, hãy cảm ơn họ bằng các hình thức ưu đãi. Điều này tạo ra quan hệ đôi bên cùng có lợi và bạn có cơ hội để biết thêm cách tiếp cận, hỗ trợ và làm việc với họ về sau.
Denise Csaky – The Firefly Moment LLC

Hãy xây dựng mối quan hệ dựa trên lòng tin

Xây dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ dựa trên lòng tin với khách hàng là một cách để giữ chân khách hàng, gia tăng lợi nhuận, doanh thu và phát triển doanh nghiệp của bạn. Khách hàng sẽ hỗ trợ, hợp tác và làm việc với người mà họ tin tưởng như một người tư vấn đáng tin cậy. Hãy nhớ rằng xây dựng lòng tin là một kỹ năng bạn có thể học được.
Natalie Doyle Oldfield, Success Through Trust Inc.

Hãy tạo cho họ cảm giác được làm chủ

Mấu chốt của vấn đề là chuyển “khách hàng” thành “người đồng hành”. Hãy tạo cho khách hàng cảm giác được làm chủ và sự tự hào khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm bằng cách tạo nên những nhóm riêng với tên gọi đặc biệt như “người đồng hành cùng doanh nghiệp”. Khi họ liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, các mối quan hệ của họ cũng biết tới doanh nghiệp của bạn và sẽ tăng doanh số theo cấp số nhân.
Jedidiah Alex Koh – Coaching Changes Lives

Hãy gửi những bức thư được cá nhân hoá

Tôi là người theo phong cách cũ, điều này có nghĩa gửi những bức thư tới từng người là điều phải làm. Khi tôi còn làm việc trong ngành viễn thông, cửa hàng mà tôi quản lý có doanh số bán hàng rất cao khi nhân viên cửa hàng gửi những bức thư viết tay tới khách hàng. Có một sự tương quan rõ ràng và trực tiếp trong việc gửi càng nhiều thư thì doanh số thu về càng cao. Nhân viên bán hàng hiệu quả nhất của tôi là người có thói quan viết thư tay thường xuyên.
Adriana Rosales – Adriana & Company™ LLC

Hãy sáng tạo với quà tặng và những bất ngờ

Hãy tạo cho khách hàng trải nghiệm thú vị họ không thể nào quên. Hãy sáng tạo trong những món quà, mã giảm giá, những bí mật bất ngờ hoặc các buổi sự kiện chi phí thấp, miễn phí nhưng đáng nhớ và liên quan trực tiếp tới cảm xúc được trân trọng khi sử dụng dịch vu/sản phẩm của bạn. Theo sau đó là những trải nghiệm tuyệt với khác, tới lúc đó, hãy mời họ giới thiệu tới bạn bè của họ.
Anna Choi – Conscious Business Coach – Anna Sun Choi Llc

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

Cảnh giới cao nhất của sự khôn khéo trong kinh doanh là gì?

Cảnh giới cao nhất của sự khôn khéo trong kinh doanh là gì? Đây là câu trả lời của một công ty mà Steve Jobs cũng phải học họ về làm trải nghiệm khách hàng

Mỗi lần sang Đức, tôi đều ở lại một khách sạn đơn giản sạch sẽ, bên cạnh quầy tiếp tân ở đại sảnh luôn có kê một chiếc bàn nhỏ, trên bàn luôn có sẵn nước chanh và những chiếc ly dùng một lần, cung cấp cho khách hàng sử dụng miễn phí. Buổi sáng còn có cà phê, sữa nóng và những chiếc bánh sừng bò vừa mới ra lò cho khách hàng dậy muộn, không kịp ăn buffet mà phải vội vội vàng vàng đi ngay.

Những đồ cung cấp miễn phí này đều xung đột trực tiếp đến lợi ích của nhà ăn khách sạn. Nói cách khác, một khi khách hàng đã uống nước chanh, cà phê miễn phí rồi, thì tất nhiên sẽ ít mua hoặc không mua đồ uống của quán cà phê được mở ở đại sảnh nữa, và khi đã ăn bánh mỳ được cung cấp miễn phí rồi thì có thể sẽ không chọn dịch vụ dùng bữa ăn sáng nữa.

Có một lần tôi trò chuyện với anh giám đốc ở quầy lễ tân, tôi đưa ra thắc mắc, muốn biết tư duy trong kinh doanh của họ là gì. Anh cười nói với tôi rằng, khi anh còn học quản lý khách sạn ở Anh, có một buổi thầy giáo đã mời Tổng giám đốc của khách sạn The Ritz-Carlton Hotel đến giảng bài. Vị tổng giám đốc này đã chia sẻ với mọi người rằng:

“Nếu các vị đi vào một khách sạn chất lượng, mọi yêu cầu được đưa ra đều sẽ được đáp ứng. Còn nếu các vị đi vào một khách sạn chất lượng hơn nữa, thậm chí các vị không cần phải đưa ra yêu cầu nào. Bởi vì, khôn khéo thật sự trong việc kinh doanh khách sạn không phải là lợi nhuận, mà là độ trung thành của khách hàng. Kinh doanh, nhìn vào thì như dựa vào sự khôn khéo, thực ra, cảnh giới cao nhất của khôn khéo chính là vị tha, tức là “vì người khác”.

Sau này, mỗi lần tôi đến ở khách sạn này, đều cảm thấy trải nghiệm ở đó rất tốt. Trong cuộc sống, những ví dụ cụ thể về những trường hợp ta chịu thiệt một chút nhưng lại gặt hái được tiếng thơm lâu dài thật không kể xiết, đương nhiên, trái lại thì cũng nhiều.

Khi còn trẻ, chúng ta muốn kết thân với một người, thì có thể là vì hai bên cần đến năng lực của nhau, có thể là vì sự hợp tác đó mang đến lợi ích cho cả hai bên. Nhưng thuận theo năm tháng trôi đi, đến một lúc nào đó bạn sẽ chợt nhận ra rằng điều có thể khiến bạn yên tâm qua lại với một người không phải là năng lực hay sự thông minh của người đó, mà là nhân phẩm của anh ta.

Có thể người đó rất thật thà, có thể là người đó rất chính nghĩa, có thể là người đó rất thiện lương, cũng có thể chỉ là người đó rất kiên trì với lời hứa của bạn. Những cảm giác tin tưởng chỉ có thể nói ra chứ không viết ra được này, kỳ thực đều không phải là thông minh khôn khéo, mà là tấm lòng chân thành vị tha.

Nói về anh giám đốc của quầy khách sạn đó. Hôm ấy, sau khi nói xong về thứ triết học của khách sạn The Ritz-Carlton, anh mỉm cười nói với tôi rằng:

“Chúng tôi trước nay chưa từng vì chuyện cung cấp miễn phí cà phê bánh mỳ mà khiến cho nhà hàng của khách sạn phải chịu tổn thất lớn, mà trái lại hầu như tất cả khách hàng dễ dàng bỏ qua cho những chỗ thiếu sót của chúng tôi. Họ đều tin tưởng rằng những thiếu sót đó không phải là vì chúng tôi hờ hững không để tâm. Cậu nói thử xem, còn gì có thể khiến chúng tôi thở phào nhẹ nhõm hơn đây?”.

Cho nên:

Bạn càng thích so đo tính toán với người khác, người khác càng sẽ dùng kính lúp để nhìn nhận bạn.

Bạn càng chân thành với người khác, người khác càng đối với bạn bằng tấm lòng bao dung.

Làm người không nguyện ý chịu thiệt, phàm là việc gì cũng đều muốn chiếm lợi riêng, lâu dần tuy được chút lợi ích nhỏ nhoi nhưng lại mất đi lòng người.

Làm người chịu chút thiệt thòi, mọi việc để cho người khác được lợi một chút, lâu dần sẽ có được lòng tin của tất cả mọi người.

Người chân thành vị tha không những có được nhiều bạn bè, mà tình cảm còn gắn bó dài lâu.

Người thông minh thật sự không phải là thèm muốn chút lợi ích nhỏ nhoi trước mắt, mà là vun vén niềm tin của mọi người đối với mình.

Cảnh giới cao nhất của thông minh ấy là tấm lòng vị tha, chân thành.…

CEO lừng danh Steve Jobs từng hỏi: Công ty nào có trải nghiệm khách hàng tốt nhất thế giới?, ông tự trả lời: Đó là The Ritz Carlton và chính ông phải học từ họ rất nhiều để áp dụng cho Apple.

Triết lý này có vẻ lý tưởng hoá. Tuy nhiên, phần lớn các công ty có trải nghiệm xuất sắc tôi đã nghiên cứu đều chín muồi về văn hoá theo cách này.

Bài: Do Anh Nguyễn Khắc Thành Đạt ST

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

Đừng cố chốt – thay đổi tư duy bán hàng, làm sao bán được hàng

Đừng cố chốt – Tư duy bán hàng, câu hỏi làm sao bán được hàng (chốt sales) trước đến giờ hầu hết mọi người đang làm đang thực hiện đều theo kiểu bán theo kiểu “chốt”, tìm đủ chiêu trò để bán được hàng mà không quan tâm đến giá trị mà khách hàng nhận được. Trong nội dung bài viết và chia sẻ này chủ yếu xoay quanh phần con người, tư duy của con người, nhận thức của con người về việc bán hàng. Hãy cùng xem các nội dung dưới đây nhé!

Nhiều người đang tìm cách chốt sales bán sản phẩm đơn thuần như ghế massage, máy chạy bộ, BĐS căn hộ, nhà đất, xe ô tô… mà chưa hiểu được tâm tư của khách hàng. Mục đích BÁN HÀNG không đơn giản là chỉ vì doanh thu, lợi nhuận (doanh số) mà mục đích sâu xa của việc bán được hàng, bán hàng tốt đem lại hiệu quả tốt đẹp như tăng nhận diện thương hiệu, tăng thị phần sản phẩm, mở ra cơ hội hợp tác, tăng trưởng bền vững.

Bán được hàng cũng khó – bán hàng mà để khách hàng giới thiệu thì khó hơn – bán hàng để khách hàng bảo vệ thương hiệu khi bị đối thủ chơi xấu, tin tưởng tuyệt đối vào thương hiệu mới là đỉnh cao của bán hàng!

Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Ban Hang Dinh Cao
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Ban Hang Dinh Cao

Bán hàng theo “TÂM TƯ THẦM KÍN”Customer Insight nhiều khi khách hàng mua vì cảm xúc, chợt mua vì quảng cáo hấp dẫn, mua vì giá trị nào đó… nhiều khi nhân viên bán hàng không nhận ra được tâm tư, mong muốn của khách hàng mà phải hướng, phải tạo ra nhu cầu cho khách hàng.

Người bán hàng là người chuyển giao giá trị, còn bán hàng là quá trình chuyển giao giá trị. Khách hàng chỉ mua hàng khi GIÁ TRỊ = LỢI ÍCH – CHI PHÍ và giá trị phải dương và cao hơn đối thủ. Hãy đưa ra phương án, giá trị tối ưu (Best choice) để giúp khách hàng mua, bạn sẽ bán được hàng!

Tất cả chúng ta đang bán hàng, bán giá trị: Việc cầu hôn, việc vay mượn, kết giao, tạo dựng mối quan hệ…đó là quá trình chuyển giao giá trị, làm sao để người nhận nhận thấy được giá trị.

Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Chuyen Giao Gia Tri
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Chuyen Giao Gia Tri

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bán hàng, quyết định mua hàng

  • Đúng khách hàng mục tiêu
  • Đúng sản phẩm
  • Bán đúng giá
  • Đúng nơi, đúng chỗ (địa điểm)
  • Quảng bá đúng cách
  • Con người
  • Quy trình
  • Bằng chứng vật lý, thực tế
  • Định vị, vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng
  • Bao bì sản phẩm
  • Triết lý kinh doanh
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Cover
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Cover

Các tư duy bán hàng thường gặp

– Quá tập chung vào việc làm sao bán được hàng
– Tìm mọi cách để bán nên mọi câu chuyện đều xoay quanh khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm(*)
– Xem khách hàng là thượng đế
– Khách hàng luôn đúng. Rất nhiều trường hợp khách hàng sai, hãy nhớ rằng khách hàng luôn có lý do.
– Biết xử lý từ chối, phản bác của khách hàng(*)
– Thuyết phục để bán cho bằng được
– Biết cách chốt sales là bán được hàng
– Bán hàng là việc của nhân viên bán hàng đơn thuần(*)
– Kêu gọi mua hàng vì ủng hộ, không phải mua vì giá trị nhận được(*)
– Bao bì không quan trọng(*)
– Chỉ bán sản phẩm đơn thuần

Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Dung Lay Khach Hang La Trung Tam
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Dung Lay Khach Hang La Trung Tam
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Bao Bi
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Bao Bi

Tại sao nhân viên không bán được hàng? Do sản phẩm hay do con người?

1. Vì khách hàng sợ

– sợ bị lừa nhân viên giới thiệu không đúng tính năng
– sợ chất lượng sản phẩm không tốt
– sợ mua hớ với giá cao

2. Chưa quản lý được các phản bác của khách hàng

3. Nhân viên đang cố gắng chỉ bán được hàng, ko phải giúp khách hàng để mua/ nhận được giá trị tốt nhất

Một số quá trình đi đến chốt sales thường thấy trong bán hàng

  • Bạn > Bàn > Bán
  • Ban > Bạn > Bàn > Bán > Bè

Ở đây không nhất thiết là phải bán cho Bạn (người quen) mà hãy bán giá trị, để khách hàng mua vì giá trị, đừng mua vì nể, vì ủng hộ, tự nguyện xin mua. Sản phẩm, bao bì, việc đóng gói sản phẩm rất quan trọng trong việc bán hàng, giúp khách hàng ra quyết định.

Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Hinh Anh Cam Xuc
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Hinh Anh Cam Xuc

Thay đổi tư duy bán hàng như thế nào là phù hợp

– Chốt bán hàng ở mọi khâu, mọi bộ phận ( không phải chỉ riêng bộ phận sales) và từ khâu đầu tiên
– Khách hàng chỉ mua khi hết sợ và có đủ khả năng chi trả
– Đừng chỉ bán nguyên sản phẩm, hãy đóng gói thêm giá trị, lợi ích, cảm xúc để bán
– Đừng cố bán mà để khách hàng xin mua, để khách hàng không cần cảnh giác, không lo lắng, lo sợ khi mua hàng.
– Đừng để khách hàng mua vì ủng hộ, để khách hàng mua vì giá trị tổng thể mang lại
– Hãy bán giá trị, lợi ích tối ưu cho khách hàng, giá trị khách hàng nhận được phải dương, lớn hơn đối thủ
– Quan trọng nhất trong chốt sale là thấu hiểu khách hàng!

Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Dau Tu Vao Con Nguoi
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Dau Tu Vao Con Nguoi

Chuẩn bị, thay đổi tâm thế khi chốt sales

– Nhân viên bán hàng phải tự tin
– Trình bày rõ ràng
– Giúp khách hàng không còn lo ngại
– Giúp khách hàng mở ra cơ hội, giúp khách hàng mua, mở ra mối quan hệ chứ đừng chốt (đừng kết liễu)
– Trung thực tận tâm với khách hàng
– Không chốt bằng mọi giá

Thay đổi những gì để có thể bán được hàng

1. Thay đổi tư duy để giúp khách hàng mua:  không cố ép khách hàng mua bằng được
2. Lấy con người làm trung tâm: không xem khách hàng là trung tâm, mà xem họ là con người, là người thân để đối xử nhân văn, có trách nhiệm
3. Xem khách hàng như người thân quen
4. Quản lý phản bác ý kiến/ đánh giá của khách hàng (phần này phần lớn vị trí ssc quản lý/ bm làm tốt, còn nhân viên thì chưa).  Hãy hoạch định, chuẩn bị để có thể xử lý các phản bác của khách hàng. Xử lý là khâu sau của quá trình quản lý phản bác, để nhân viên bán hàng không bị động.
– chuẩn bị kịch bản, các câu hỏi khách hàng hay đưa ra để chê sản phẩm, dịch vụ:
+ sản phẩm của chúng mày toàn đồ tàu
+ sao lại chỉ có 1 mẫu sản phẩm
+ …
– Đưa ra các giải pháp để cho nv chuẩn bị để có thể trả lời, dẫn dắt được khách hàng
– Đào tạo cho nhân viên các kỹ năng xử lý phản bác của khách hàng:
+ Lắng nghe các phản bác
+ Cảm ơn khách hàng đã cho biết ý kiến.
+ Đồng cảm với khách hàng: ví dụ: vâng, em hoàn toàn đồng ý và hiểu những băn khoăn của anh chị. anh chị không phải là người duy nhất đưa ra nhận xét/ ý kiến này…
+ Cô lập: xác nhận lại xem khách còn gì bằn khoăn nữa không? tìm hiểu mối quan tâm thật sự của khách hàng. vi dụ: điều gì làm anh chị còn băn khoăn, lo lắng về sản phẩm bếp từ của frico ạ?
+ Cho khách hàng thấy giá trị: đưa ra các bằng chứng, lý lẽ để giải quyết những phản bác, thắc mắc của khách hàng. Hãy biến những điểm bất lợi thành lợi thế, điểm mạnh

Lưu ý: khi khách hàng chê bai thì còn cơ hội để bán hàng, nếu khách từ chối hoặc im lặng là bạn đã hết cơ hội
5. Từ chối bán: Nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách và giới thiệu các sp phù hợp cho khách hàng
6. xây dựng và chốt mối quan hệ, chốt niềm tin với khách hàng.
7. lấy rủi ro cho khách hàng (cam kết, lời hứa, đưa ra bằng chứng khách hàng gần đó đã sử dụng)
8. thay đổi để cả công ty nhận thức được tất cả nhân viên, quản lý đều tham gia vào quá trình bán hàng

Top 15 kỹ năng/ kịch bản chốt sale phổ biến hữu ích (có thể tên gọi khác)

Cáo mượn oai hùm: lấy niềm tin của khách hàng bởi sp có xuất xứ nhập, chất lượng, co/cq, ce…
Được ăn cả, ngã về không: khẳng định giá trị nhận được là lớn nhất, duy nhất
Dụ kẹo trẻ con: mua tặng thêm quà tặng (cái này nhiều công ty hay dùng)
Qua cầu rút ván: không đưa nhiều lựa chọn, qua rồi không quay lại
Gạn đục khơi trong: tìm điểm mạnh, không đề cập điểm yếu
Lá lành đùm lá rách: dùng điểm mạnh để để làm lu mờ, cứu điểm yếu
Kiến bu cục đường: để khách hàng tranh nhau mua, tạo tính khan hiếm. Áp dụng nhiều trong lĩnh vực bất động sản, nhiều người cùng tham quan
Cùng nhau lên đỉnh: khách hàng và nvbh cùng chia sẻ lợi ích. nvbh tặng thêm quà, giảm tiền cho khách bằng hoa hồng lấy doanh số…
Sống thử để tin: cho dùng thử sản phẩm như robot, trải nghiệm sản phẩm tại nhà
Vì em cần anh: tóm tắt các điểm mạnh, lợi ích vượt trội để khách hàng ra quyết định
3 mũi giáp công: đưa ra 3 điểm mạnh nhất của sp/ dịch vụ để chốt
Ngày mai sẽ muộn (cái này nhiều công ty hay dùng)
Chia tay hoàng hôn: nói lời cuối cùng với khách hàng (cái này hay dùng khi bán hàng trực tiếp hay dùng tại gian hàng.
Trả lại cho em: nếu khách hàng vì một lý do nào không mua có thể trả lại cọc
Quà sau cưới: chế độ bảo hành bảo trì, cam kết, chính sách mua lần sau…(cái này một số công ty làm rất tốt làm tốt).
Gậy ông đập lưng ông: Ví dụ Em không nghĩ Anh chị là người quý phái, lịch sự lại sử dụng đồ rẻ tiền như vậy

Một và hình ảnh sự kiện với chủ đề BÁN HÀNG MÊ HOẶC – CHỐT SALES ĐỈNH CAO tại Nha Trang

Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Su Kien Nha Trang 14 08 2022
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Su Kien Nha Trang 14 08 2022
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Chup Anh Luu Niem Voi A Long C Yali Bui
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Chup Anh Luu Niem Voi A Long C Yali Bui
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Doan Sai Gon 29 Nguoi
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Doan Sai Gon 29 Nguoi
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Gan 800 Thanh Vien Tham Du
Dung Co Chot Tu Duy Ban Hang Lam Sao Ban Duoc Hang Can Duoc Thay Doi Gan 800 Thanh Vien Tham Du

Đây là nội dung mà mình thu lượm được qua quá trình học hỏi và kinh nghiệm đúc rút ra từ thực tiễn. Hãy tham gia vào Group PTDNV để nhận được thêm những giá trị, tri thức kim cương từ Anh Nguyễn Hữu Long và những thành viên trong group chia sẻ: https://www.facebook.com/groups/PhatTrienDoanhNghiepViet/

5 lý do các doanh nghiệp nên vẽ bản đồ hành trình khách hàng

Ngày nay bất cứ doanh nghiệp nào đều có thể thoả mãn nhu cầu của khách, thậm chí là vượt trên mức kỳ vọng của họ. Điều mà các công ty cần biết là khách hàng của mình thực sự muốn gì. Điều này đòi hỏi các công ty đó hiểu rõ toàn bộ hành trình của khách hàng từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ.

​Có thể nói, bản đồ hành trình khách hàng mô phỏng từng bước khách hàng đi qua trong suốt quá trình mua sản phẩm của một thương hiệu. Hành trình này cho thấy rõ những giao tiếp quan trọng nói chung cũng như hành vi, động lực của khách hàng và cảm xúc tại từng điểm chạm. Hãy xem 05 lý do mà một công ty nên sử dụng bản đồ hành trình khách hàng.

Xác định lỗ hổng và cơ hội để cải tiến

Bản đồ hành trình khách hàng là công cụ hữu hiệu giúp công ty hình dung khách hàng đi qua các bước trong từng giai đoạn của quá trình mua sắm như thế nào.

​Bản đồ này giúp trả lời câu hỏi:Tại mỗi giai đoạn của quá trình (như tìm hiểu thông tin, mua hàng, thanh toán…) khách hàng đã trải qua bao nhiêu bước? Mục tiêu và động lực đằng sau của họ là gì?

​Tất cả những điều này được thể hiện một cách rất chi tiết trên bản đồ hành trình, nhờ đó công ty hiểu được hành trình khách hàng hiện tại, xác định “nỗi đau” của khách hàng, những thiếu sót mà bộ máy tổ chức còn tồn đọng cũng như biết được đâu là cơ hội giúp công ty tự mình cải thiện trải nghiệm khách hàng tại từng điểm chạm.

Nâng cao sự cá nhân hoá

Bản đồ hành trình cho phân khúc khách hàng 19 tuổi khác biệt xa so với hành trình của một chuyên viên kinh doanh 47 tuổi. Vẫn là các bước mua hàng, nhưng với mỗi phân khúc khác nhau, khách hàng sẽ có những động lực, suy nghĩ, và hành động khác nhau.

Hiện nay, để tiếp cận gần hơn với những đối tượng là các bạn trẻ tại giai đoạn đầu tiên của quá trình mua hàng, một thương hiệu sẽ chọn hình thức kết hợp với các KOLs (những người có tầm ảnh hưởng) để tạo ra những thông điệp nhằm thu hút thị hiếu hoặc sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội nhắm tới khách hàng mục tiêu.

Với những đối tượng có tuổi, các thương hiệu lại chủ yếu tiếp cận trên các trang báo về kinh tế hoặc tạp chí.

​Khi đã hiểu rõ hành trình của khách hàng tại từng phân khúc, các doanh nghiệp có thể cá nhân hoá trải nghiệm của khách hàng tại từng điểm chạm, thúc đẩy doanh thu thông qua tỷ lệ chuyển đổi.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh

Chiến lược trải nghiệm khách hàng của các thương hiệu nổi tiếng không thể thiếu bản đồ hành trình khách hàng. Hoạt động kinh doanh hay quy trình của một công ty muốn thành công phải lấy khách hàng của mình làm trung tâm thay vì cố ép khách hàng phải tuân theo quy trình mà doanh nghiệp đề ra.

​Tóm lại, nhờ vào bản đồ hành trình khách hàng, doanh nghiệp có thể nhìn ra được bức tranh tổng thể và hiểu được khách hàng như nhu cầu và kỳ vọng của họ trên các giai đoạn khác nhau trên hành trình.

Loại bỏ sự đứt gãy trong tổ chức

Bản đồ hành trình cho thấy vai trò của từng thành viên trong tổ chức có tác động đến khách hàng ra sao tại từng giai đoạn trong quá trình mua hàng.

Sự thống nhất trong một hành trình khách hàng giúp xoá bỏ rào cản giữa các phòng ban độc lập khi tổ chức này có cùng một mục tiêu chung là cải thiện trải nghiệm trên mỗi điểm chạm.

Tập trung nguồn lực vào những điểm chạm chính

Như đã đề cập ở trên, bản đồ hành trình xác định được lỗ hổng trong quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ đến tay khách hàng. Do vậy, hướng doanh nghiệp tập trung cả nỗ lực và nguồn lực vào vấn đề nổi cộm tại mỗi giai đoạn nhằm tối đa hoá hiệu quả.

Bài viết được dịch từ customerthink.com: 5 Reasons You Should Map Your Customer Journey

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

TIN TƯỞNG KHÁCH HÀNG: quyết định quan trọng nhất của các công ty lấy khách hàng làm trung tâm

Tony là một chủ cửa hàng tiện lợi ở thành phố Salt Lake, nơi tôi có dịp tham dự một hội thảo về trải nghiệm khách hàng. Khi biết tôi muốn mua một loại bia mà cửa hàng ông ấy không có bán, thay vì nhất quyết thuyết phục tôi mua loại bia khác, Tony hướng dẫn tôi tới cửa hàng rượu gần đó, nơi mà tôi có thể tìm thấy loại bia tôi muốn.

Khi được hỏi rằng tại sao ông lại chỉ tôi tới cửa hàng khác thay vì cố gắng bán loại bia khác cho tôi, Tony trả lời: “Nếu anh thích tôi, anh sẽ mua những thứ khác từ cửa hàng của tôi trong thời gian anh ở lại đây”. Rõ ràng, Tony hiểu được sự quan trọng của những khách hàng cũ và làm cho họ giới thiệu cửa hàng của ông ấy tới những người khác. Tony sống với tinh thần phục vụ khách hàng thay vì bán hàng đơn thuần. Vậy ông ấy có bị mất một phần doanh thu không? Chắc chắn là có, nhưng Tony xây dựng được một mối quan hệ với khách hàng của mình. Tôi mua sắm nhiều thứ ở cửa hàng của Tony thay vì cửa hàng ở gần khách sạn tôi ở, không phải vì cửa hàng kia cung cấp sản phẩm dịch vụ tệ hơn, mà bởi vì Tony là một người bán hàng xuất sắc.

Một bình luận khác cho rằng: “Người bán hàng mà giới thiệu khách cho đối thủ thì sẽ bị sa thải ngay. Liệu anh có chịu trách nhiệm cho người nghe theo lời anh và bị mất việc hay không?”.

Đây là những gì người bình luận trên tin. Tôi không hề nói rằng họ đã sai. Chúng ta chỉ đơn giản là có niềm tin khác nhau về cách chúng ta đối xử với khách hàng của mình. Niềm tin của tôi là khách hàng là con người, không phải những con số. Tôi sẽ làm những điều Tony đã làm cho dù chưa từng thấy ai làm điều tương tự trước đó. Tôi muốn phục vụ khách hàng thay vì chỉ bán hàng.

Nếu bạn suy nghĩ giống như hai người đã bình luận kể trên, điều đó là bình thường. Tôi không cố gắng thuyết phục bạn phải hành động giống như Tony, bởi vì nếu thế bạn sẽ sống theo niềm tin của người khác. Bạn có thể không tin rằng phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng có thể biến họ trở thành những khách hàng trung thành. Thay vì thế, bạn có thể sẽ bị thuyết phục rằng doanh số thì quan trọng hơn nhiều so với việc xây dựng quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp của bạn tiếp cận và giao dịch hàng ngày với khách hàng sẽ tuân theo niềm tin đó.

Một khách hàng của tôi, một doanh nhân trẻ từng nói với tôi rằng: “Trước khi em gặp anh, công ty của em áp dụng rất nhiều phương pháp quản lý, nhưng không kiên trì được bao lâu”. Tôi hỏi nguyên nhân tại sao và anh ấy trả lời: “Chuyện là như thế này: Em học phương pháp của Elon Musk, em áp dụng và ngày hôm sau, em học cách của Jeff Bezos. Cứ như vậy cuối cùng chúng em không áp dụng thành công phương pháp nào cả”.

“Tất nhiên em không thể duy trì được như thế” – tôi nói. “Bởi vì em đang đi theo niềm tin của người khác, em chỉ đang nhìn thấy những điều bên ngoài họ áp dụng, em không biết được niềm tin bên trong thực sự dẫn dắt họ, từ đó em luôn phải bỏ cuộc giữa chừng.”

Nếu bạn thấy ai đó làm một điều gì, không phải là một thói quen, ngày qua ngày, hàng tháng rồi hàng năm, tôi tin rằng điều đó xuất phát từ niềm tin thay vì sự kiên trì. Nói cách khác, tôi nghĩ sự kiên trì chỉ là biểu hiện bên ngoài của niềm tin mạnh mẽ bên trong.

Một doanh nghiệp bán lẻ online rất thành công đã theo đuổi thực hiện chính sách đổi trả như sau: Khách hàng có thể trả lại hàng trong vòng 365 ngày và được hoàn tiền hoàn toàn. Nếu công ty này nghĩ rằng khách hàng sẽ lợi dụng chính sách này, họ sẽ lo sợ việc mất tiền. Nhưng thay vì thế, công ty đó đã tin rằng khách hàng của họ là những người trung thực, rằng họ sẽ trả lại hàng chỉ khi họ buộc phải làm thế chứ không để lợi dụng.

Những chính sách đổi trả như thế thực sự có thể khiến doanh số tăng lên, bởi điều đó giải toả sự lo lắng của khách hàng mua hàng online chỉ nhìn thấy hình ảnh sản phẩm. Khi khách hàng được bảo vệ bởi chính sách đổi trả này, họ sẽ mua nhiều hàng hơn.

Khi nói về việc khiến công ty lấy khách hàng làm trung tâm, yếu tố quan trọng nhất là tin tưởng khách hàng. Để thực sự đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của tất cả những việc bạn làm, bạn cần phải biết cách tin tưởng họ. Hãy nhớ rằng, sự kiên trì là hệ quả bên ngoài của một niềm tin mạnh mẽ bên trong.

Vậy bạn làm thế nào để học cách tin tưởng khách hàng của mình?

Txl 1 29553

Hãy luôn nhớ rằng khách hàng của bạn là con người.

Nếu bạn vẫn lo rằng khách hàng chỉ trung thành bởi vì bạn đối xử tốt với họ, bạn đã quên mất điều cơ bản của của con người. Khách hàng cũng là con người, giống như bạn và tôi. Bởi theo lẽ tự nhiên, con người ta sẽ trung thành khi có những trải nghiệm tốt.

Hãy đặt tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp của bạn.

Qua quá trình dài hạn, những khách hàng trung thành sẽ tiếp tục trở nên có giá trị với doanh nghiệp. Nếu bạn đối xử tốt với họ, họ sẽ tiếp tục mua từ bạn, ủng hộ sản phẩm mới và giới thiệu bạn tới người khác. Nếu bạn nhìn vào mối quan hệ giữa công ty và khách hàng chỉ đơn thuần là giao dịch mua bán, bạn có thể sẽ không ưu tiên khách hàng của mình bởi vì bạn sẽ thấy lợi ích của công ty và của khách hàng mâu thuẫn với nhau.

Cuối cùng, bằng việc tin tưởng khách hàng của mình, và tin rằng khách hàng không chỉ để gia tăng doanh số, bạn có thể giúp doanh nghiệp phát triển dài hạn. Bằng cách nhìn nhận khách hàng là những con người, đối xử tốt với họ và bạn sẽ có sự trung thành từ khách hàng và thúc đẩy họ quay trở lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn nữa.

Bài viết do chuyên gia Nguyễn Dương chia sẻ và được đăng trên Customerthink ngày 11/05/2021 vừa qua.

Link chi tiết: Trusting Customers: One of the most important decisions of Customer-Centric Companies

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

CÂU HỎI HAY VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Câu trả lời của tôi là, giá trị cốt lõi trên sổ tay văn hóa của các công ty chưa phải là văn hóa công ty. Vậy nó là gì? đó mới chỉ là văn hóa được thống nhất sẽ xây dựng. Những giá trị đó không phải văn hóa cho đến khi biến thành hành vi hàng ngày của những con người trong tổ chức. Nếu trong việc làm hàng ngày, quyết định hàng ngày, ứng xử hàng ngày… mà con người của công ty chưa thực sự sống với những hành vi văn hóa đó thì những giá trị cốt lõi đó chỉ dừng ở mức danh sách những giá trị cốt lõi được thống nhất, không phải văn hoá.

Rất nhiều công ty có các giá trị cốt lõi giống nhau

Ví dụ: chính trực, sáng tạo, lấy khách hàng làm trung tâm v..v… thầy cho hỏi, vậy có phải các doanh nghiệp đều có văn hóa giống nhau”?
Câu hỏi của anh H, chuyên gia huấn luyện môn đổi mới sáng tạo, học viên lớp CX Master HCM, khi học module văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm.

Câu hỏi rất đúng thực tế. Sự thật là mỗi công ty có một nét văn hóa riêng, nhưng quá nhiều công ty có văn hóa giống nhau “trên giấy”.

Nhưng thống nhất rồi mà sao lại không sống với nó?

Một trong những lý do quan trọng là vì mới chỉ thống nhất ở mức đưa ra danh sách các giá trị cốt lõi và thuyết phục mọi người đồng ý với nó. Nhưng gật đầu với các giá trị cốt lõi đó có thể đó chỉ mới là sự đồng ý, thuận theo, mọi người vẫn không làm theo.

Khả năng thành công cao hơn nhiều đến từ việc đạt được thống nhất thực sự. Thống nhất thực sự là sao? Là các giá trị đồng thuận đó phải kết nối với cảm xúc và mục tiêu con người của họ, ít nhất là với nhóm lãnh đạo cấp cao, rồi đến lãnh đạo cấp trung. Tức là họ thấy mình trong các giá trị cốt lõi, chứ không phải bạn, với tư cách là chủ hay người đứng đầu của doanh nghiệp, muốn biến họ thành một người không phải họ. Về lý trí, họ không nhìn thấy mục tiêu của họ trong đó. Về cảm xúc, họ không cảm nhận được mình trong đó.

Quá trình cài đặt các hành vi văn hóa mong muốn vào tổ chức sẽ thất bại nếu giai đoạn đồng thuận và thống nhất chỉ là hình thức, tầm phào.

Nhìn vào “giấy” thì nhiều công ty có văn hóa giống nhau, thực tế mỗi công ty có một nét văn hóa riêng, rất ít khi trùng lắp với công ty khác. Viết ra không phải là văn hóa, sống với nó là văn hóa. Hô vang các giá trị cốt lõi mỗi sáng hay in chúng lên áo đồng phục thì cũng được, cứ làm… nhưng phải hiểu là nó cũng chỉ là hoạt động “ngoài da” thêm thắt và có vai trò rất nhỏ trong việc xây dựng văn hóa thôi, vì văn hóa là hành vi, không chỉ là hành văn!

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

Hành trình Trải nghiệm nhân viên gồm những giai đoạn nào?

Để một nhân viên trung thành và gắn bó trong mỗi tổ chức, không đơn thuần chỉ là mức thu nhập mỗi tháng mà công ty đó có thể trả cho họ là bao nhiêu. Bên cạnh mức lương, yếu tố nào là sợi dây gắn kết người lao động với công ty và công việc hàng ngày của họ? Vì sao trải nghiệm nhân sự là một trong những xu hướng và ngày càng được quan tâm rộng rãi tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có trải nghiệm khách hàng xuất sắc?  

Vậy trước hết cần tìm hiểu EX (employee experience) – trải nghiệm nhân sự là gì?

Tính từ thời điểm nhân viên bắt đầu tìm hiểu công việc trong công ty đến khi họ rời đi, toàn bộ quá trình học hỏi, làm việc, quan sát và cảm nhận sẽ góp phần tạo nên trải nghiệm nhân sự của chính nhân viên đó. Có thể thấy, để một công ty muốn quản trị xuất sắc trải nghiệm trong nội bộ thì điều họ cần làm là lắng nghe nhân viên của mình ở mỗi giai đoạn trong quá trình làm việc, xác định điều gì là mối quan tâm đặc biệt đối với một nhân viên, từ đó làm cơ sở giúp tổ chức tạo ra những trải nghiệm được cá nhân hoá và có chủ đích cho đối tượng “khách hàng nội bộ” này.

Trải nghiệm nhân sự là nền tảng tạo ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh.  Các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc duy trì tinh thần làm trải nghiệm khách hàng, cải thiện sản phẩm và xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh đều đòi hỏi cần có sự tham gia, nỗ lực của từng cá nhân trong tổ chức. Muốn làm được điều này, sự cố gắng và phối hợp của các thành viên là vô cùng quan trọng và được quyết định bởi các tương tác giữa nhân viên với tổ chức đó trong suốt quá trình làm việc.

Khi tiền không còn là mối quan tâm hàng đầu, tập trung vào trải nghiệm nhân sự là một những lợi thế cạnh tranh khả thi nhất mà một doanh nghiệp có thể tạo ra quyết định sự gắn bó, cống hiến và trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp” trích dẫn của Jacob Morgan – tác giả cuốn sách The Employee Experience Advantage​

ND: EX, bản chất là trải nghiệm, tương tác của một cá nhân đối với doanh nghiệp trong suốt vòng đời nhân viên (employee life cycle)

Dưới đây là 5 giai đoạn trong hành trình trải nghiệm của nhân viên

Giai đoạn 1: Tuyển dụng (Hire)

Giai đoạn tuyển dụng bao gồm toàn bộ các bước của quá trình tuyển dụng một nhân viên mới.. Công ty cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng về thời gian tuyển dụng, chi phí, tỷ lệ thành công và chất lượng của việc tuyển dụng. Liệu thông tin đăng tuyển được truyền tải có đủ hấp dẫn và rõ ràng để thu hút sự chú ý của những ứng viên tiềm năng nhất không?

Giai đoạn 2: Hội nhập (Onboarding)

Nhân viên khi mới vào công ty sẽ bắt đầu làm quen với hệ thống, công cụ và các quy trình. Đó là lý do vì sao mà nhân viên cần thời gian để bắt nhịp với công việc và làm việc một cách có hiệu quả. Bởi vậy, một quy trình onboarding được xây dựng hiệu quả sẽ làm tăng sự hào hứng trong công việc, quan trọng hơn đó là giúp nhân viên có sự kết nối lâu dài với doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Phát triển nghề nghiệp (Development)

Mỗi thành viên trong tổ chức sẽ phát triển ở một lĩnh vực với tốc độ và kỹ năng khác nhau. Chính vì thế, để nhân viên thực hiện tốt vai trò của mình  thì người quản lý cần có những  đánh giá về hiệu quả công việc, kỹ năng làm việc nhóm, nguyện vọng thăng tiến trong tương lai của mỗi cá nhân từ. Người quản lý cũng cần gợi mở ra cơ hội để cải thiện và phát triển kỹ năng cho nhân viên của mình.

Giai đoạn 4: Giữ chân nhân tài (Retention)

Sau khi nhân viên đã hoà nhập được với công ty, lúc này chiến lược giữ người tài (ND: người tài ở mỗi công ty được định nghĩa khác nhau) sẽ giúp nhân viên tiếp tục thể hiện khả năng, phát triển bản thân và đóng góp cho thành công của công ty. Nhân viên ở lại công ty mà ở đó họ được truyền cảm hứng, cảm thấy bản thân được kết nối với tầm nhìn chiến lược chung của cả công ty. Ngoài ra, việc giữ chân nhân viên đang làm việc cũng có ý nghĩa về mặt kinh tế cho công ty. Theo ước tính thì chi phí để thay thế một nhân viên có thể lên tới 50%-60% mức lương hằng năm phải bỏ ra.

Giai đoạn 5: Rời bỏ (Exit)

Lý do nhân viên nghỉ việc đến từ nhiều nguyên nhân như nghỉ hưu, thay đổi đến một môi trường mới… Bất cứ nhân viên nào đều có thể sẽ rời khỏi công ty tại một thời điểm nào đó. Bởi vậy, biết được lý do tại sao nhân việc quyết định nghỉ việc sẽ giúp cải thiện và phát triển trải nghiệm nhân sự  trong thời điểm hiện tại và trong tương lai. Những nhân viên rời đi có thể sẽ trao đổi thẳng thắn trong cuộc phỏng vấn thôi việc về lý do họ ra đi bởi vì họ “không còn gì để mất” một cách chân thực đến tàn nhẫn.  

Bài viết được dịch từ https://www.qualtrics.com: What is EX? Your ultimate guide to employee experience

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

Không phải khách hàng luôn đúng

Khách hàng của chúng tôi, một tập đoàn lớn, theo phong cách áp đặt và tạo dựng cuộc chơi của một ông lớn, sau khi đưa ra khá nhiều yêu cầu, và hay thay đổi, chúng tôi đã đáp ứng thì họ tiếp tục đưa ra một yêu cầu mà chúng tôi đành phải nói không. Sau khi nhận được email của các bạn bên CEM Partner từ chối, giám đốc nhân sự của khách hàng gọi điện cho tôi, chị nói rằng, có hai cái lợi khi làm việc với họ. Một là, sẽ có một khách hàng danh tiếng vào hồ sơ của CEM Partner (chuyện này lâu rồi, khi chúng tôi mới ra đời ít lâu, chưa có nhiều thương hiệu lớn là khách hàng). Hai là, họ có thể đưa CEM Partner vào danh sách đối tác đào tạo năm sau đó.

Nghe xong, tôi nói: cả hai việc bạn vừa nói đều không quan trọng với tôi! Đầu dây kia yên lặng, có vẻ chị ấy hơi bất ngờ. Tôi giải thích: điều quan trọng nhất với tôi, là mấy lớp học sắp diễn kia ra có đạt hiệu quả cao nhất không, những người sắp học ở khóa này có thu được giá trị hữu ích nhất không. Còn việc tên công ty bạn trong hồ sơ của tôi hay năm sau chúng tôi có là đối tác đào tạo bên bạn không, không quan trọng với tôi. Họ đã thay đổi cách đàm phán sau đó và đi đến thống nhất, thứ quyền lực đàm phán mà họ ít khi phải thay đổi, đặc biệt khi đứng trước một đối tác nhỏ mà họ là người khổng lồ.

Chúng ta không tranh cãi đúng sai với khách hàng, nhưng khi họ có khả năng hiểu sai về những điều quan trọng nhất như mục đích và niềm tin bạn, bạn phải giúp họ hiểu rõ. Nó không chỉ quan trọng để khi ký hợp đồng, nó còn quan trọng hơn khi bạn đồng hành.

Một công ty lớn khác, cái này thì mới xảy ra gần đây, đến với yêu cầu xây dựng quy trình trải nghiệm khách hàng cho vài nghìn điểm bán trên toàn quốc, không thực hiện nghiên cứu, làm trong vòng một tháng ra kết quả, cần gì hỏi họ còn họ không tham gia xây dựng cùng, giao quy trình cho họ là xong. Chúng tôi từ chối làm. Làm như vậy, rất dễ, mất ít công sức cho nhà tư vấn nhất. Nhưng chúng tôi từ chối vì nó không thực sự giải quyết vấn đề.

Một quy trình cứng mà nhân viên không thấu tỏ lý do của nó, nói cách khác, phần hồn của nó, thì nó không mang lại hiệu quả, thậm chí khiến cho vận hành tệ hơn. Quy trình phải xuất phát từ một mục đích, vì bản thân quy trình không phải là mục đích, nó chỉ là phương tiện, không có mục đích rõ mà lại còn không nghiên cứu thực trạng, thì việc thực hiện quy trình đó sẽ thất bại từ khi chưa bắt đầu rồi, nó không thể giúp công ty tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Tầm nhìn của CEM Partner là: tạo ra những nhà lãnh đạo lấy khách hàng làm trung tâm và công ty có trải nghiệm khách hàng xuất sắc, để mỗi người hạnh phúc hơn (vì mỗi người, dù là ai, đều là khách hàng).

Yêu cầu trên sai nguyên tắc “xuất phát từ khách hàng” và kết quả sẽ là một quy trình không có khả năng tạo nên trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng của họ. Mục đích của tôi không phải là bán hàng cho tất cả, mà muốn bán cho những người tin điều mà bản thân mình tin. Nếu nó ngược về cách tiếp cận và phương pháp luận thì dự án sẽ không thể thành công.

Không phải khách hàng luôn đúng mà bạn luôn phải làm điều đúng với họ, và đúng với niềm tin cốt lõi của bạn nữa.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

5 CHIẾN LƯỢC KHÁCH HÀNG ĐỈNH CAO MÀ CEO CẦN BIẾT

5 CHIẾN LƯỢC KHÁCH HÀNG ĐỈNH CAO MÀ CEO CẦN BIẾT NHƯ ÁM ẢNH KHÁCH HÀNG, XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ, THÔNG NHẤT MỤC TIÊU CÔNG TY VỚI KHÁCH HÀNG, NHÌN CÔNG TY THEO GÓC NHÌN KHÁCH HÀNG, SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG.

THƯƠNG TRƯỜNG KHÔNG PHẢI CHIẾN TRƯỜNG. HÃY ÁM ẢNH KHÁCH HÀNG, ĐỪNG ÁM ẢNH ĐỐI THỦ

Trên chiến trường, chiến thắng của bạn được định nghĩa bằng việc đánh bại đối thủ. Trên thương thường, chiến thắng của bạn được xác định bằng việc chiếm chỗ trong tâm trí và trái tim khách hàng.

Vì trong thời đại số này, đối thủ hiện tại thất bại, sẽ lại có đối thủ khác xuất hiện. Điều đó có nghĩa là, không phải khi đối thủ của bạn bị đánh bại, thì khách hàng sẽ chọn bạn. Họ vẫn có rất nhiều lựa chọn khác nữa, những lựa chọn mới.

Cách đây không lâu, các công ty trong ngành viễn thông di động tập trung vào cạnh tranh và đấu đá gay gắt lẫn nhau, hàng ngày, họ đâu biết rằng đối thủ mạnh nhất, kẻ càn quét và lấy đi phần lớn doanh thu truyền thống của họ là OTT (Whatsapp, Viber, Skype, Facebook Messenger) … chứ đâu phải đối thủ mà họ đang mất công đánh nhau từng sản phẩm và chương trình.

Tương tự, các công ty taxi truyền thống ám ảnh với việc cạnh tranh với nhau dữ dội (như Mai Linh phải đánh với Vinasun hay Taxi Hà Nội)… cho tới một ngày họ bị đánh bại bởi mấy kẻ có tên Uber (sinh ra từ ý một ý tưởng trong đêm mưa tuyết ở thủ đô Paris) và Grab, những cái tên mà họ không từng nghĩ đến.

Tính logic của việc cạnh tranh trong cùng ngành đã không còn logic nữa rồi. Nói cách khác, bạn phải vượt qua khái niệm ngành, hay bỏ luôn khái niệm ngành đi được rồi. Bạn chỉ có thể dành chiến thắng trong thời đại số bằng việc chiếm được trái tim và tâm trí của khách hàng mục tiêu. Khi đó bạn bán gì thì khả năng lớn là họ cũng sẽ mua (bạn bán điện thoại họ mua, bạn bán điện máy họ mua, và bán rau và thịt họ cũng mua…) Vì vậy, ám ảnh khách hàng, không ám ảnh đối thủ là một trong những cách tốt nhất để phát triển trong thời đại khách hàng, ngày nay.

SỰ HÀI LÒNG VÀ TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG: NHIỆM VỤ CỦA CẢ CÔNG TY, KHÔNG RIÊNG MỘT PHÒNG BAN NÀO

Lý do rất đơn giản, hành trình khách hàng trải dài xuyên suốt tất cả các phòng ban, không phải chỉ một điểm chạm hay một vài điểm chạm sẽ tạo ra, đóng góp vào sự hài lòng của khách hàng, mà tất cả các điểm chạm đều sẽ đóng góp vào sự hài lòng của khách hàng.

Một trong những khách hàng của tôi – Chủ tịch của một tập đoàn – trong một buổi họp đã tranh luận với tôi: “Tôi cũng áp dụng chỉ số trung thành của khách hàng với Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của công ty tôi, bây giờ anh nói là để áp dụng trải nghiệm khách hàng thì chỉ số đo lường cốt lõi là lòng trung thành của khách hàng. Thế thì lại chả có gì khác nhau cả.” Tôi quay ra hỏi Giám đốc trung tâm dịch vụ khách hàng “bạn có đang làm tốt mục tiêu khách hàng trung thành không?” Bạn ấy lắp bắp nói “Có nhiều phần em không can thiệp được mà cũng không kiểm soát được,… vì thế mà không cải tiến được nhiều, ngay cả khi phòng ban của em cũng đã cố gắng hết sức.”

Tôi quay lại nói với anh Chủ tịch “giao cùng một chỉ tiêu KPI ở các phòng ban không có nghĩa là anh đang làm cùng một điều, dịch vụ khách hàng không phải là trải nghiệm khách hàng! Anh đưa cho chị ấy (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ khách hàng) một chỉ tiêu nhưng có nhiều yếu tố tạo nên chỉ số đó mà chị ấy không được phép tác động. Nó giống như thế này, anh tuyên bố: gia đình chúng ta phải trở thành một gia đình hiếu khách, và anh giao mục tiêu đó cho một đứa con của mình, ví dụ như con trai cả. Nhưng những thành viên khác không quan tâm đến vấn đề hiếu khách của gia đình, họ xem đó không phải là việc của mình. Vậy con trai cả có giúp gia đình anh trở thành gia đình hiếu khách được không?”

Đương nhiên là không bao giờ có chuyện đó.

Tình huống “gia đình hiếu khách” ở trên đúng như cách công ty này đang thực hiện. Nếu vận hành theo kiểu đó thì sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng mãi mãi chỉ là ước mơ. Vì vậy, nếu một phòng ban phải chịu trách nhiệm cho lòng trung thành khách hàng, thì đó là phòng của anh đấy – phòng chủ tịch điều hành. Ông chủ tịch bật cười lớn và hoàn toàn đồng ý.

Trải nghiệm khách hàng là việc của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Lấy khách hàng làm trung tâm và khiến tất cả mọi người mang nó vào công việc của mình.

KHÔNG PHẢI LÀ MỘT GIAO DỊCH, BÁN HÀNG LÀ MỘT MỐI QUAN HỆ

Nhiều doanh nghiệp coi lợi ích của khách hàng mâu thuẫn với lợi íchcủa họ. Họ nghĩ rằng, khách hàng càng lợi thì họ càng thiệt. Quan điểm này bị chi phối bởi thói quen nhìn nhận rằng làm việc với khách hàng chỉ là một giao dịch, một cuộc thỏa thuận.

Dĩ nhiên, nếu bạn xem giá trị đến từ khách hàng chỉ là một giao dịch, thì lợi ích của công ty bạn và lợi ích khách hàng sẽ trở nên xung đột. Với cách nghĩ này, bạn không có cách nào để đặt khách hàng làm trung tâm của những gì bạn làm. Nhân viên của bạn sẽ cố gắng thu lợi nhiều hơn trên mỗi giao dịch và hệ quả là dẫn đến trải nghiệm khách hàng tồi tệ. Khi đó, bạn có thể thắng một lần và có được doanh số, nhưng lại mất đi nhiều khách hàng. Đây là một quan điểm rất thiển cận.

Chúng ta cần phải nhìn nhận việc này là xây dựng mối quan hệ với khách hàng chứ không phải một vụ mua bán, hãy nhìn cả một hành trình chứ không phải chỉ tập trung vào một điểm chạm. Hãy phục vụ họ, khi đó họ sẽ ở lại lâu hơn, mua nhiều hơn và giới thiệu bạn bè của họ với bạn. Đừng bán, hãy phục vụ, sức mạnh của những lời truyền miệng sẽ lo phần còn lại.

THỐNG NHẤT MỤC TIÊU CỦA BẠN VỚI MỤC TIÊU CỦA KHÁCH HÀNG

Phần lớn mọi người đều biết họ muốn gì, ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, thị phần hay chỉ đơn giản là chốt đơn. Tuy nhiên, ít người hiểu được những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy mục tiêu của họ. Đó là lý do vì sao mọi người đa phần sẽ nhắm thẳng vào mục tiêu trực tiếp để hành động, như cố bán cho được, chiêu thức chốt sales…

Một trong những cách thông minh nhất đó là thống nhất mục tiêu của bạn với mục tiêu của khách hàng và tập trung vào mục tiêu của khách hàng.

Để làm được điều đó, hãy bắt đầu với câu hỏi: “Những nhân tố chính khiến khách hàng của bạn mua hàng và trung thành với công ty bạn là gì?” Ví dụ, Amazon hiểu được khách hàng thích sự tiện lợi và có nhiều lựa chọn, vì thế mà mục tiêu của Amazon là cung cấp nhiều sự lựa chọn và tiện lợi cho khách hàng. Disney hiểu được khách hàng sẽ đến vì niềm vui, nên niềm vui sẽ trở thành mục tiêu chung của Disney.

Nguyên tắc ở đây là, tập trung vào mục tiêu của khách hàng, những mục tiêu mà nếu khách hàng đạt được thì họ sẽ mua, sẽ trung thành và giới thiệu. Nói cách khác, bạn giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ, họ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu như một hệ quả.

CÓ MỘT MỤC ĐÍCH CHUNG VÀ NHÌN CÔNG TY CỦA BẠN THEO GÓC NHÌN CỦA KHÁCH HÀNG

Một trong những học viên của tôi, CEO một doanh nghiệp, chia sẻ: sau khi mua một chiếc điện thoại ở cửa hàng MWG – nhà bán lẻ lớn nhất ở Việt Nam, người bán hàng mở cửa tiễn khách hàng của mình về, cùng lúc ấy anh thấy bác bảo vệ đang bận dắt xe cho khách hàng khác, anh liền đi ra và giúp nữ khách hàng lấy xe, dắt xe xuống đường và sử dụng khăn ướt để lau yên xe cho đỡ nóng, rồi quay xe theo hướng khách hàng cần đi rồi cúi chào chị ấy. Chị khách hàng thực sự đánh giá cao hành động đó không chỉ bởi vì cái cách mà họ phục vụ cô, mà bởi cô cảm nhận được niềm hân hoan ở môi trường làm việc này. Từ đó trở về sau cô ấy trở thành khách hàng trung thành của cửa hàng đó.

Việc dắt xe cho khách hàng không thuộc trách nhiệm của người bán hàng, nhưng anh ta vẫn làm công việc đó để làm khách hàng cảm thấy vui.

Thực tế chỉ ra rằng, khách hàng không quan tâm vai trò của bạn trong công ty là gì , họ quan tâm công ty đã quan tâm họ như thế nào. Họ không nhớ công việc của bạn là gì, thứ đọng lại là cảm xúc của họ và thương hiệu của bạn.

Không có quy trình hay hướng dẫn nào là hoàn hảo, vì bạn không thể dự đoán và kiểm soát mọi thứ xảy ra với khách hàng, hàng ngày. Vì vậy, hãy đặt một mục đích chung cho việc phục vụ khách hàng và mang mục đích đó vào từng vị trí, từng việc. Bất cứ họ giữ vị trí nào, họ cần nhìn công ty ở vị trí khách hàng. Nhân viên có thể không cần theo quy trình miễn là họ đang đi đúng mục đích chung đó. Là một CEO, bạn cần khiến nhân viên của mình làm việc theo cách như vậy.

THỊ TRƯỜNG KHÔNG PHẢI LÀ NƠI BẠN BÁN SẢN PHẨM HAY DỊCH VỤ. THỊ TRƯỜNG LÀ NƠI BẠN GIÚP KHÁCH HÀNG ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CỦA HỌ MỘT CÁCH THUẬN TIỆN, DỄ DÀNG VỚI CẢM XÚC TỐT NHẤT MÀ KHÁCH HÀNG MONG MUỐN.

Bài viết do chuyên gia Nguyễn Dương chia sẻ và được đăng trên Customerthink ngày 19/05/2021 vừa qua.
Link chi tiết: 5 Top Customer Strategies CEO Should Know

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ PHÂN QUYỀN

Bao Thanh Thiên được Hoàng Thượng giao Thượng Phương Bảo Kiếm, Thay Trời Hành Đạo, mang lại niềm tin, sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Lý do lớn nhất, chưa từng được tiết lộ (insight của Hoàng Thượng), khiến Vua đã trao quyền đó vào tay Bao Công, theo tôi, đó là vì Vua biết rằng Bao Công sẽ đưa ra những quyết định như thể Vua trực tiếp quyết định khi xử án. Nói cách khác, Bao Công và Vua hiểu giống nhau và có tinh thần giống nhau về một vấn đề.

Có thể chúng ta không để ý, nhưng chúng ta vừa nói đến yếu tố rất quan trọng của việc phân quyền, đó là: người được phân quyền phải là hiện thân của người trao quyền trong mảng việc được giao. Điều đó có nghĩa là, khi người lãnh đạo muốn trao quyền thì điều kiện tiên quyết đó là: tin thần của người lãnh đạo phải được “cài” vào hành vi của nhân viên như thể người lãnh đạo hiện mọi nơi vậy.

Với khách hàng, họ chỉ cảm nhận được tình thần của công ty nếu tinh thần đó được biến thành hành vi của nhân viên. Bởi vì nhân viên mới là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hàng ngày thông qua sản phẩm, chính sách, quy trình và hành vi của họ.

Các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cần phải khiến cho “tay chân của nhân viên” có hành vi như thể họ được lắp “bộ não của bạn”. Bởi vì nếu không như thế, bạn sẽ phải làm thay, xử lý thay… hoặc khách hàng không cảm được màu sắc của công ty bạn là gì. Khi đó, dù bạn rất rõ trong đầu của bạn về chiến lược với khách hàng, nhưng trong mắt tôi, bạn vẫn chưa có chiến lược gì cả. Vì với tôi, chừng nào khách hàng chưa cảm nhận được chừng đó công ty chưa có chiến lược.

Khách hàng chỉ có thể cảm nhận được “màu” của công ty bạn, nói theo cách nói của anh Nguyễn Hải Đức Founder của Gama Việt Nam, một đơn vị chúng tôi đang tư vấn, khi chiến lược được chuyển vào hành vi của các nhân viên cuối cùng. Nghĩa là một công ty có chiến lược trải nghiệm khách hàng, là khi chiến lược đó được hiện thực hóa thành hành vi của những nhân viên cuối cùng.

Không làm được điều đó, mỗi nhân viên sẽ là một màu, công ty bạn có tất cả các màu. Nói cách khác, là đếch có màu nào cả. Điều đó cũng có nghĩa là Thượng Phương Bảo Kiếm được trao cho những người hiểu khác Hoàng Thượng, hiểu không giống Hoàng Thượng về tinh thần và mục đích trong mỗi việc, nên hành vi của họ không phải là hiện thân của quyết định mà Hoàng Thượng đưa ra, không như thể có Trẫm giá lâm.Điều kiện để phân quyền là phải hiểu giống nhau.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.