Thông tin nêu trên vừa được đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam có sử dụng tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gate Way (APG) cho biết. Tuyến cáp biển APG gặp sự cố vào 15h48 ngày 26/7. Ở lần thứ hai trong năm nay gặp sự cố, tuyến cáp biển này được xác định bị đứt trên nhánh S3, với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Chongming (Trung Quốc) của tuyến cáp 427km. Sự cố này đã gây mất dung lượng kết nối trên toàn tuyến, bao gồm các hướng cáp đi Singapore, HongKong (Trung Quốc) và Nhật Bản.
Trong thông tin mới chia sẻ với ICTnews ngày 29/7, đại diện một nhà mạng cho biết, đối tác quản lý tuyến cáp đã thực hiện cấu hình lại nguồn, nhờ vậy dung lượng kết nối hướng Singapore và HongKong (Trung Quốc) đã được khôi phục từ 12h18 ngày 28/7.
Sáng ngày 28/7, đối tác quốc tế để thực hiện cấu hình lại nguồn để tạm thời khắc phục sự cố trên tuyến cáp APG (Ảnh minh họa: Internet)
Vị đại diện nhà mạng này cũng cho biết thêm, đây chỉ là phương án cấu hình nguồn tạm thời của hệ thống để khôi phục dung lượng. Để khắc phục triệt để sự cố xảy ra ngày 26/7 trên tuyến cáp biển APG, thời gian tới, đối tác vẫn cần huy động tàu sửa chữa. Tuy vậy, hiện chưa có lịch khắc phục sự cố APG gặp phải lần này.
APG là 1 trong 5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 4 tuyến khác gồm (Asia – America Gateway), SMW3 (còn gọi là SEA – ME – WE3), Liên Á (IA – Intra Asia) và AAE-1 (Asia – Africa – Euro 1).
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào khai thác từ giữa tháng 12/2016. Có chiều dài khoảng 10.400 km, tuyến cáp này được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps.
Tuyến cáp APG có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam, APG được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, hiện lưu lượng truy cập Internet nước ngoài vẫn lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, mỗi khi có sự cố trên các tuyến cáp biển quốc tế thì chất lượng dịch vụ Internet bị ảnh hưởng. Các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tối ưu để lưu lượng Internet trong nước tăng lên như tăng cường các hệ thống Caching, CDN.
Mã QR (hay QR Code) là công nghệ giúp truy cập thông tin mà không cần nhập trình duyệt hay phải qua công cụ tìm kiếm. Người dùng chỉ cần hướng camera điện thoại vào ma trận ô vuông được thiết lập sẵn để nhận thông tin mình cần.
QR Code có tốc độ nhanh và giúp giao tiếp dễ dàng. Tuy nhiên, công nghệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bảo mật. Người dùng không nên quét những mã chưa rõ nguồn gốc, để tránh bị lộ lọt thông tin hay trở thành nạn nhân của mã độc.
4 nguy cơ tiềm ẩn khi quét mã QR
Có nhiều công dụng và hữu ích, tuy nhiên Make Use Of cho rằng bản chất của mã QR khiến công nghệ này dễ bị khai thác. Quét mã từ các nguồn không đáng tin cậy khiến người dùng đối mặt với những mối đe dọa về bảo mật.
Việc quét mã QR tiềm ẩn nhiều nguy cơ bảo mật. Ảnh: Muo.
Những kẻ lừa đảo có thể dễ dàng tạo mã QR, thêm biểu tượng của các cửa hàng ứng dụng và dán nó ở nơi đông người. Việc quét các mã này có thể kích hoạt tính năng tự động trên điện thoại. Ví dụ như nó chủ động tải xuống app từ trang web giả mạo. Điều này dễ dàng đưa phần mềm độc hại vào máy mà người dùng không biết.
Ngoài ra, các mã QR lừa đảo cũng có thể khiến người dùng mất thông tin cá nhân, tài sản. Mã này được hacker tạo ra, liên kết với website giả mạo của ngân hàng, trang thương mại điện tử. Chúng có giao diện gần như trang web thật, dụ dỗ nạn nhân điền email và mật khẩu để chiếm đoạt tài sản.
Năm 2022, Coinbase tạo ra một mã QR tặng thưởng 10 USD tiền số cho ai quét nó và quảng cáo giữa trận Super Bowl. Nhiều kẻ lừa đảo tạo ra một mã tương tự, hiển thị trên video để lừa tiền.
Ngoài ra, tính năng nhận diện vị trí cũng có thể bị xâm phạm, biến dữ liệu người dùng trở thành món hàng cho các công ty bên thứ 3. Một số mã QR được tạo ra để để thu thập thông tin GPS khi người dùng quét nó. Quyền riêng tư của khách hàng có thể bị xâm phạm khi vị trí của họ bị lộ.
Chức năng gọi điện, nhắn tin của điện thoại cũng có thể được kích hoạt thông qua hành động quét mã QR. Dữ liệu quan trọng này dễ dàng bị thu thập bởi các công ty bên thứ 3.
Tự bảo vệ khi quét mã QR
Để tránh trở thành nạn nhân, người dùng nên tránh quét mã QR từ các trang kém uy tín hoặc nội dung không chính thức ở những nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, các tính năng bảo vệ, chống virus nên được bật trên điện thoại thông minh. Các công cụ này có thể cảnh báo khi thiết bị truy cập vào website lừa đảo, chặn tải về app độc hại.
Người dùng nên tránh quét mã QR từ nguồn không xác định, tin cậy thấp. Ảnh: Mou.
Ngoài ra, việc bật bảo mật hai lớp là điều cần thiết với mọi tài khoản. Cài đặt này thêm một lớp phòng ngừa bổ sung, chống lại việc truy cập trái phép. Bằng cách này, người dùng vẫn an toàn khi không may để lộ email hay mật khẩu quan trọng.
Mặt khác, việc tắt chia sẻ vị trí trực tiếp cũng giúp hạn chế việc thiết bị có thể được theo dõi từ xa. Vô hiệu hóa tính năng này khiến tin tặc không thể lần theo người dùng khi họ quét phải mã QR chứa mã độc. Phiên bản phần mềm mới của hệ điều hành Android và iOS đều có tùy chọn cung cấp vị trí tương đối, thay vì vị trí chính xác từ thiết bị.
Mã QR vẫn là công nghệ hữu dụng
Không hoàn hảo, nhưng mã QR vẫn là công nghệ được ứng dụng rộng rãi nhờ sự tiện lợi.
Với ma trận ô vuông, mã QR có ưu thế hơn mã vạch truyền thống. Ngoài ra, công nghệ này cho phép nó hoạt động kể cả khi một phần mã bị hỏng. Khi mã có 30% diện tích bị che khuất, nó vẫn có thể sử dụng. Ngoài ra, mã QR cũng không kén hướng quét. Người dùng có thể xoay thiết bị ở nhiều góc độ khác nhau mà vẫn có thể truy xuất chính xác thông tin cần.
Trong thời đại công nghệ, Wi-Fi trở thành kết nối quen thuộc, không thể thiếu trên phần lớn thiết bị. Tuy nhiên, cái tên của kết nối này bị nhiều người hiểu nhầm.
Mọi người thường nghĩ Wi-Fi là từ viết tắt của “wireless fidelity”, tức là kết nối dùng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Dù vậy, thực tế thuật ngữ Wi-Fi không có ý nghĩa gì.
“Wi-Fi” chỉ là một cụm từ vô nghĩa được các nhà sáng lập chọn một cách ngẫu nhiên để đặt tên cho kết nối của mình. Ảnh: Washington Post.
Gần đây, bài phỏng vấn từ năm 2005 được chia sẻ lại. Trong đó, Phil Belanger, thành viên sáng lập tổ chức Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đã tiết lộ câu chuyện thật sự đằng sau tên gọi này.
Theo Phil Belanger, Wi-Fi chỉ là cụm từ vô tình được nhóm chọn trúng giữa 10 cụm từ khác do công ty tư vấn thương hiệu, Interbrand, sáng tạo ra sau khi ký hợp đồng.
Tên gọi đầy đủ của Wi-Fi là “IEEE 802.11b Direct Sequence”, nhưng các nhà sáng lập cho rằng cái tên này sẽ không thể sử dụng một cách phổ biến. Họ cần một tên gọi khác dễ nhớ và dễ tiếp cận hơn với người dùng. Đó là lý do liên minh này lựa chọn cái tên “Wi-Fi” cho kết nối mới của mình.
Quan niệm sai lầm về ý nghĩa thuật ngữ “Wi-Fi” bắt đầu lan rộng kể từ khi Liên minh Wi-Fi sử dụng khẩu hiệu “The Standard for Wireless Fidelity” (Tiêu chuẩn cho độ trung thực không dây) trong các quảng cáo của mình.
Belanger cho biết khi đó các đồng nghiệp của ông đã phải đau đầu nghĩ cách giải thích hợp lý cho cái tên tên gọi “Wi-Fi” vốn không có nghĩa, sau đó đành phải sử dụng khẩu hiệu này.
Thành viên sáng lập thừa nhận đây là lỗi của họ vì đã khiến người dùng bị nhầm lẫn, đồng thời gọi đây là “nỗ lực vụng về khi cố gắng tìm ý nghĩa cho hai từ ‘Wi’ và ‘Fi’”.
Quan niệm sai lầm này còn được lan rộng hơn khi Liên minh in khẩu hiệu của mình lên áo và mũ lưu niệm. Ngày nay, câu “The Standard for Wireless Fidelity” đã phổ biến đến mức ai cũng nghĩ rằng Wi-Fi là từ viết tắt của “wireless fidelity”.
Song, theo TechRadar, bản thân cụm từ “wireless fidelity” cũng không hề có nghĩa. Thuật ngữ “fidelity” thường dùng để biểu thị mức độ tái tạo tín hiệu của một thiết bị. Đơn cử như TV Hi-Fi (High-fidelity) là những thiết bị có khả năng hiển thị hình ảnh với độ chân thực cao, sống động. Nhưng Wi-Fi không hề có tính chất này. Nó chỉ là một phương thức kết nối các phương tiện lại với nhau.
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao hiểu lầm này lại trở nên phổ biến như vậy? Trong vòng 2 thập kỷ trở lại, mọi người đều đã quen sử dụng cụm từ này. Chỉ cần có người hỏi về ý nghĩa của Wi-Fi, chúng ta đều sẽ ngay lập tức giải thích nó là “wireless fidelity”, kết nối không dây.
Tuy nhiên, với vai trò là thành viên sáng lập Liên minh Wi-Fi, Belanger cho rằng mọi người tốt nhất nên quên câu khẩu hiệu “The Standard for Wireless Fidelity” và cách giải thích sai lầm này.
Wi-Fi ngày nay được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, máy tính… Ảnh: Apple.
Nhưng bỏ qua những hiểu lầm đằng sau tên gọi, Wi-Fi vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Wi-Fi còn được gọi với tên mã 802.11, là tiêu chuẩn IEEE của mạng cục bộ không dây (WLAN).
Về nguyên tắc, Wi-Fi sử dụng sóng radio để truyền tải dữ liệu từ thiết bị phát (router) và thiết bị nhận (adapter có sẵn trên thiết bị di động, máy tính).
Vic Hayes được xem là “cha đẻ” của Wi-Fi vì ông chính là người đứng đầu nhóm phát triển mạng LAN không dây IEEE 802.11 và giúp mạng Wi-Fi thành công như hôm nay.
Lỗ hổng bảo mật là một điểm yếu có thể bị khai thác bởi đối tượng xấu để thực hiện các cuộc tấn công mạng, nhằm mục đích thực hiện các hành động phi pháp lên hệ thống mục tiêu. Phát hiện hơn 13.800 lỗ hổng bảo mật trong 7 tháng
Các lỗ hổng có thể cho phép kẻ tấn công chạy mã, truy cập bộ nhớ của hệ thống, cài đặt phần mềm độc hại và đánh cắp, phá hủy hoặc sửa đổi những dữ liệu quan trọng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc tấn công mạng nhắm vào tổ chức, doanh nghiệp và gây ra thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ USD trên toàn cầu.
Các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại ở bất cứ đâu, trên website hoặc các ứng dụng trên website, trong các thiết bị IoT, trong các API và mã nguồn, trong các giao thức mã hóa hay truyền tải, trong các thiết bị mạng, trong các hệ điều hành phổ biến (Windows, Linux, iOS…) hoặc các phần mềm, ứng dụng của các hệ điều hành này trên trên cả máy tính và điện thoại…
Dẫn nguồn từ cvedetails.com, các chuyên gia NCSC cho hay, trong 5 năm gần đây, từ năm 2018 đến 2021, số lượng lỗ hổng bảo mật được phát hiện và công bố đã liên tục gia tăng, từ con số 16.557 trong năm 2018 đã tăng lên mức hơn 18.325 trong năm 2020 và cán mốc trên 20.000 vào năm 2021.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các tổ chức quốc tế đã công bố và cập nhật 13.839 lỗ hổng bảo mật, trung bình mỗi ngày có khoảng 50 – 70 lỗ hổng mới. Tại mục “Thông tin cảnh báo” trên Cổng không gian mạng quốc gia – khonggianmang.vn, Trung tâm NCSC định kỳ tóm tắt và cập nhật chi tiết số liệu về các lỗ hổng bảo mật được các tổ chức quốc tế công bố theo từng tuần.
Trên thế giới, các hãng công nghệ lớn đều rất quan tâm đến việc phát hiện các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn trong các sản phẩm, ứng dụng, hệ thống thông tin của tổ chức thông qua cộng đồng chuyên gia bảo mật. Dù với mục đích tốt hay xấu, đối tượng tấn công mạng và các chuyên gia bảo mật đều thường xuyên tìm kiếm các lỗ hổng và rà soát các điểm khai thác.
“Chứng kiến sự gia tăng vượt trội về số lượng và quy mô các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam, mỗi cá nhân và tổ chức đều đã quan tâm hơn đến khái niệm lỗ hổng bảo mật”, chuyên gia NCSC nhận định.
Tổ chức, doanh nghiệp có hệ thống thông tin đều có nguy cơ bị tấn công mạng
Cũng theo đánh giá của Trung tâm NCSC, bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào có hệ thống thông tin, đều sẽ phải đối mặt với các nguy cơ tấn công mạng.
Đặc biệt, trong quá trình chuyển đổi số, số lượng các ứng dụng, hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhiều. Do vậy, các lỗ hổng và nguy cơ tấn công mạng thông qua các lỗ hổng bảo mật mới cũng xuất hiện thường xuyên hơn.
Hơn thế, thực tế hiện nay nhiều người dùng tải và cài đặt phần mềm mới nhưng không tự hỏi rằng: “Liệu phần mềm này có chứa lỗ hổng bảo mật hay không?”. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật, ngoài nguyên nhân do lỗi của hệ thống thì sự hạn chế của người sử dụng và quản trị hệ thống chính là con đường để kẻ xấu lợi dụng tấn công vào hệ thống thông tin.
Điều quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin của một tổ chức, doanh nghiệp là cần phát hiện sớm để xử lý và khắc phục các nguy cơ tấn công một cách tương xứng. “Mỗi cơ quan, tổ chức cần rà quét lỗ hổng bảo mật định kỳ và có kế hoạch ứng phó sự cố tấn công mạng”, chuyên gia NCSC đề xuất.
Nhận định lỗ hổng nghiêm trọng nếu không xử lý sớm sẽ khiến các cơ quan, tổ chức đứng trước nguy cơ bị tấn công ngay lập tức, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, cơ quan này đã và đang thực hiện phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xuất hiện mã khai thác cũng như hành vi khai thác của từng lỗ hổng nhằm giúp các đơn vị, tổ chức tối ưu nguồn lực trong việc cảnh báo an toàn thông tin và cập nhật các bản vá lỗ hổng. Từ đó, Cục An toàn thông tin sẽ cảnh báo những lỗ hổng nguy hiểm hoặc có mức độ ảnh hưởng lớn diện rộng.
Song song đó, Cục An toàn thông tin cũng tiến hành xác minh và gửi cảnh báo trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng mới công bố.
Ngoài ra, để huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật, từ năm 2020, Bộ TT&TT đã phát động “Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (Bug Bounty)” cho tất cả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
“Việc các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam có những kết quả nghiên cứu về lỗ hổng bảo mật được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận, vinh danh đã khẳng định người Việt Nam rất có năng lực về an toàn, an ninh mạng”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận xét.
Trong ngành khách sạn – du lịch, OTA là một thuật ngữ khá phổ biến. Vậy bạn có biết OTA là gì? Khách sạn cần làm gì để sử dụng OTA một cách hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều này.
OTA là gì?
OTA (Online Travel Agent) là đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ du lịch như: phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay… cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, thanh toán đều được thực hiện thông qua hình thức online.
Mô hình OTA đã rất phát triển trên thế giới với những tên tuổi lớn như: TripAdvisor, Booking, Agoda, Expedia, Ctrip, Traveloka,… Ở Việt Nam, các trang như: vntrip.vn, mytour.vn, ivivu.com, Abay.vn… chính là các mô hình OTA.
Vai trò của OTA trong kinh doanh khách sạn
– Hình thức Marketing không tốn phí
Mức độ phủ sóng của internet ngày càng rộng, mọi người có thói quen tìm hiểu thông tin trên google khi mua bất kỳ một sản phẩm nào, kể cả những dịch vụ trong ngành du lịch – khách sạn. Khi đó việc hợp tác với các kênh OTA sẽ là công cụ góp phần đưa thương hiệu, các dịch vụ sản phẩm của bạn đến gần hơn với khách hàng mà không tốn chi phí.
– Ổn định lợi nhuận, tăng doanh thu hàng tháng
OTA là những kênh nhận được sự tin cậy của khách hàng, sẽ giúp khách sạn đảm bảo ổn định doanh thu hàng tháng, ngoài ra bên cạnh bán phòng khách sạn còn có thể kết hợp bán các dịch vụ như spa, ăn uống, tổ chức sự kiện… góp phần tăng thêm nhiều nguồn thu khác nhau.
– Môi trường cạnh tranh lành mạnh
Các kênh OTA không giới hạn về quy mô khách sạn, bất kể khách sạn lớn nhỏ đều có cơ hội đăng bán các sản phẩm của mình. Ngoài ra việc công khai giá sản phẩm, dịch vụ không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn giúp những người kinh doanh khách sạn nghiên cứu thị trường, tìm ra hướng cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ.
Khách sạn cần làm gì để sử dụng OTA hiệu quả?
Mặc dù mỗi khách sạn đều có một website riêng nhưng khách sạn vẫn cần hợp tác với các OTA. Bởi các đại lý du lịch trực tuyến là một kênh marketing hiệu quả cho khách sạn. Sự hiện diện tên khách sạn trên nhiều website như vậy sẽ tạo được ấn tượng về mặt thương hiệu và người dùng cũng sẽ dễ dàng đặt phòng hơn. Khách sạn cũng không bỏ ra nhiều chi phí để marketing online vì các OTA sẽ thực hiện việc này.
Đưa khách sạn lên các OTA chưa phải là kết thúc công việc mà mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Để sử dụng OTA một cách hiệu quả, các khách sạn phải thường xuyên theo dõi lượng khách đặt phòng theo ngày, theo tháng để cập nhật nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Sau một khoảng thời gian định kỳ, các khách sạn cần làm việc với các đối tác OTA để thống kê về những phản hồi; xu hướng đặt phòng trước 3 tháng, 1 tháng hay giờ chót; thời gian đặt phòng là bao lâu nhằm điều chỉnh mức giá bán phòng cho hợp lý để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ.
Việc duy trì làm việc thường xuyên với các OTA là điều rất cần thiết bởi các đại lý du lịch trực tuyến luôn biết được thế mạnh cũng như hạn chế của các khách sạn, vì thế họ sẽ giúp khách sạn tư vấn chiến lược giá hợp lý. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, khách sạn cũng có thể sử dụng dịch vụ kiểm tra giá bán phòng của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên các OTA khác nhau để có chiến lược phù hợp.
Ms.Smile
Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.
Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!
Housekeeping là nhân viên thực hiện kiểm tra, dọn dẹp phòng cho khách hàng sau mỗi chuyến nghỉ dưỡng. Công việc tưởng đơn giản, nhưng lại đòi hỏi nhiều yếu tố. Không chỉ vậy, nghề này còn ẩn chứa những khó khăn và rủi ro riêng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Housekeeping là gì?
Công việc của một nhân viên buồng phòng
Công việc này có tên tiếng Anh là Housekeeping – Chủ yếu là dọn phòng, nơi nghỉ của khách, trước, trong và sau khi khách ra về. Thường thì một nhân viên có thể phải dọn đến hàng chục phòng khách sạn trong mỗi ca làm việc của mình. Trong từ 15 đến 30 phút đồng hồ, công việc của nhân viên buồng phòng sẽ bao gồm:
Trước khi vào phòng:
– Trước khi vào phòng thực hiện công việc, bạn nên xin phép khách bằng cách nhấn chuông hoặc gõ cửa. Ngoài ra, nhân viên sẽ không gõ cửa nếu khách để biển “Không làm phiền” (Do not disturb). Sau 3h chiều, nếu nhân viên quay lại vẫn còn treo biển thì có thể báo với cấp trên.
– Ngoài ra, nhân viên buồng phòng nên dùng xe đẩy đa năng để chặn cửa khi làm phòng.
Xem thêm: 5 lưu ý housekeeping cần biết khi làm phòng khách sạn
Quá trình dọn phòng gồm:
– Dọn phòng ngủ:
+ Bước vào phòng, nhân viên kiểm tra việc tắt máy lạnh rồi mở cửa sổ để thông thoáng khí.
+ Rửa sạch tất cả ly nước và đổ gạt tàn thuốc vào sọt rác đúng nơi quy định.
+ Dọn tất cả rác bỏ vào thùng rác, kiểm tra xem có vật dụng nào của khách bỏ quên không rồi mang đi đổ đúng chỗ.
+ Lau sạch tất cả bụi bẩn dính trên kính, tivi, bàn làm việc, đèn ngủ,…
+ Thay ra giường bẩn bằng cái mới hơn.
+ Hút sạch bụi bên trong giường, thềm nhà từ trong ra ngoài.
Công việc của Housekeeping là thay tất cả khăn trong phòng khách sạn
– Dọn phòng vệ sinh, nhà tắm:
+ Nếu khách vẫn còn ở, dọn hết tất cả đồ dùng cá nhân của khách sang một bên.
+ Sử dụng nước xịt phòng xịt quanh phòng để dễ dàng lau chùi.
+ Đặt khăn mới và những đồ dùng cần thiết cho khách.
– Kiểm tra đồ dùng trong phòng:
+ Kiểm tra các thiết bị trong phòng còn hoạt động không như: Tivi, quạt, máy lạnh, đèn,…
+ Đóng tất cả cửa sổ, rèm về lại vị trí cũ, xịt phòng để khử mùi, tắt điện và ra khỏi phòng.
Xem thêm: Công việc chi tiết của Housekeeping trong quy trình kiểm tra phòng ngủ khách sạn
Công việc tưởng đơn giản nhưng đòi hỏi phải có sức khỏe tốt mới đảm bảo yêu cầu hiệu suất, chất lượng. Đồng thời, nhân viên housekeeping hầu như chẳng thể ngơi nghỉ, khiến cơ thể luôn trong tình trạng quá tải.
Rủi ro khi làm việc buồng phòng
Nhiệm vụ của Housekeeping thực chất khá nặng nhọc với khối lượng công việc nhiều trong một ca. Vì vậy, những rủi ro họ phải trải qua thực tế không ít như:
– Các chấn thương về lưng hoạt động nặng kéo dài, đồng thời thêm phần cổ, vai, cánh tay thường xuyên chịu áp lực lớn.
– Tư thế người không được thẳng do yêu cầu công việc thường phải đi khom người, ngồi xổm, quỳ gối, căng người, hoặc làm trái tay,…
– Đôi khi gặp phải một số khách hàng xả rác bừa bãi, ý thức kém,…
Xem thêm: Những vị khách khiến nhân viên buồng phòng ngán ngẩm
– Một số trường hợp nhân viên buồng phòng bị khách nam khống chế cưỡng hiếp, gạ tình,…
– Thường xuyên trực tiếp lắng nghe những chỉ trích, phàn nàn cáu gắt của khách về chất lượng dịch vụ tại khách sạn.
– Khi tình trạng mất đồ đạc phát sinh, nhân viên buồng phòng sẽ là đối tượng bị nghi ngờ đầu tiên và phải tự bồi thường nếu không may làm vỡ cốc, mất khăn hay không kịp thu tiền giặt là cho khách.
– Đối mặt với ánh mắt soi mói của vợ/ người yêu của khách nam nếu họ có thái độ ân cần, trìu mến quá nhiều với nhân viên buồng phòng.
– Thường xuyên làm việc với chất tẩy rửa, bụi bặm, hóa chất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu khách mắc phải bệnh truyền nhiễm, nhân viên buồng phòng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất.
Housekeeping thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nên sức khỏe dễ bị ảnh hưởng
Làm sao để cải thiện công việc, đời sống cho nhân viên buồng phòng
Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhân viên buồng phòng nên thực hiện:
– Tập thể dục đúng cách giúp cơ thể dẻo dai, có sức bền tốt.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ chất trong một ngày làm việc.
– Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng dọn dẹp vệ sinh phòng tốt hơn.
Xem thêm: Bí quyết dọn phòng thần tốc kỳ 1, kỳ 2
– Luôn mang theo dụng cụ bảo vệ tay chân khi lau dọn vệ sinh bằng hóa chất.
– Luôn đề phòng, cẩn thận trong quá trình dọn phòng nếu khách có ý định gạ tình, cưỡng hiếp phải báo ngay với cấp trên hoặc tìm cách bảo vệ bản thân.
– Nắm rõ các thuật ngữ tiếng anh bộ phận buồng phòng cần biết.
– Rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Xem thêm: Nhân viên buồng phòng: Lưu ý khi giao tiếp với khách hàng
Bên cạnh đó, khách sạn – nơi làm việc chủ yếu của nhân viên buồng phòng nên có những chính sách tốt cho các nhân viên này, cụ thể như:
– Áp dụng khóa huấn luyện làm việc an toàn, có tư thế hợp lý, giảm các động tác thừa nhằm giảm hiệu suất công việc.
– Các quản lý nên sắp xếp cho nhân viên làm việc luân phiên, giúp đỡ lẫn nhau để đảm bảo hiệu quả trong công việc và giảm tải cho mỗi người.
– Nâng cao chất lượng bữa ăn cho nhân viên, giúp gia tăng sức khỏe, bồi bổ và chất dinh dưỡng.
– Sẵn sàng lắng nghe ý kiến, đóng góp và phản hồi của nhân viên về chất lượng dịch vụ tại khách sạn.
Tìm việc làm Housekeeping ở đâu?
Ngành du lịch bắt đầu mở cửa trở lại kéo theo hàng trăm lượt khách du lịch bắt đầu xuất hiện ở hàng loạt nhà hàng, khách sạn khắp cả nước. Nhờ đó, không lạ gì khi cơn khát nhân sự Housekeeping ngày càng lớn. Do đó, không ít nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên nghề này trên tất cả nền tảng xã hội.
Hiện tại, Nghề khách sạn – kênh tuyển dụng việc làm nhà hàng, khách sạn số một trên toàn quốc luôn cập nhật hàng trăm việc làm Housekeeping cho người lao động tham khảo. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm vị trí công việc ưng ý, hãy apply những jobs xịn sò trên trang nhé.
Những câu chuyện về nghề nhân viên buồng phòng hy vọng có ích đối với các bạn. Đừng quên theo dõi Nghề khách sạn để kịp thời cập nhật tin tức về nhà hàng, khách sạn nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
Trong các nhà hàng sang trọng hoặc thuộc các khách sạn quốc tế, nhân viên phục vụ được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, nghiêm ngặt không chỉ dựa vào tiêu chí ngoại ngữ mà còn ở kỹ năng chăm sóc khách hàng. Điều đó cho thấy đây là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi đẳng cấp và sự chuyên nghiệp.
Dưới đây là quy trình phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn 5 sao dành cho các nhân viên phục vụ nhà hàng:
Quy trình phục vụ tiêu chuẩn 5 sao
Công việc đầu ca
Một nhân viên phục vụ thể hiện sự chuyên nghiệp không chỉ trong cách phục vụ mà còn ở sự chuẩn bị cho công việc của mình, tâm thế khi bắt đầu cho ca làm việc.
– Nhân viên phục vụ nhà hàng nên có mặt sớm 10 – 15 phút để đảm bảo chỉn chu nhất về trang phục, tác phong trước khi bắt đầu vào ca.
– Tham gia buổi họp đầu ca nắm bắt nhiệm vụ và phân công công việc từ quản lý.
– Kiểm tra, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực mình phụ trách và những khu vực chung.
– Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ theo nhiệm vụ công việc được phân công.
– Setup bàn ghế, trang trí, chén, dĩa, dao, muỗng, nĩa … theo tiêu chuẩn nhà hàng.
– Kiểm tra và nắm bắt danh sách, thời gian và vị trí ngồi của khách hàng sẽ phục vụ để chuẩn bị tốt nhất.
– Luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ và nhiệt tình với khách.
Xem thêm : MẪU BẢNG CHECKLIST CÔNG VIỆC THEO CA CHO NHÂN VIÊN PHỤC VỤ NHÀ HÀNG
Quy trình đón tiếp và phục vụ khách hàng
Sau khi hoàn tất bước chuẩn bị công việc, nhân viên phục vụ sẽ trang bị cho mình tâm thế tốt nhất sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách hàng. Công tác này sẽ có các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chào đón và xác nhận thông tin khách hàng
Chủ động chào đón khách hàng, luôn giữ thái độ niềm nở, thân thiện
thực hiện động tác cúi đầu nhẹ chào khách, lịch sự xác nhận các thông tin cơ bản từ khách như: Khách đã đặt bàn trước chưa, nếu đã đặt bàn thì xin thông tin đặt bàn và nhanh chóng kiểm tra để dẫn khách về bàn; còn nếu khách chưa đặt trước cần hỏi các thông tin về số lượng người, yêu cầu về chỗ ngồi của khách.
Dẫn khách vào bàn, kéo ghế ngồi, trải khăn cho khách theo tiêu chuẩn nhà hàng.
Bước 2: Trình thực đơn
Khi đưa thực đơn cho khách, phải đưa cả hai loại bao gồm cả thực đơn món ăn và đồ uống và cả rượu nếu như có yêu cầu. Chú ý ngôn ngữ trên menu, ngôn ngữ thông dụng là tiếng Anh, nhưng nếu như nhà hàng còn các bản bằng ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật thì phải đưa cho khách bản phù hợp nhất. Trong trường hợp có trẻ em đi cùng, nhân viên phục vụ phải giới thiệu thực đơn dành cho trẻ em.
Tư thế đứng: Nhân viên phục vụ đứng ở phía bên phải khách hàng, người hơi nghiêng khoảng 30 độ. Khi đưa thực đơn cho khách, phải bằng tay phải và chỉ thả tay khi chắc chắn khách đã cầm chắc lấy. Sau đó, giới thiệu các món ăn đặc biệt ở nhà hàng cho khách để khách hàng cân nhắc.
Bước 3: Tiếp nhận order của khách hàng
Nhân viên phục vụ ghi nhận yêu cầu của khách vào phiếu captain với đầy đủ các thông tin được quy định bao gồm:
Ngày, tháng
Tên nhân viên phục vụ
Số bàn
Số lượng khách
Các món khách yêu cầu, và những yêu cầu đặc biệt (nếu có).
Thứ tự lên món (nếu có)
Sau đó lặp lại lần nữa yêu cầu đặt món của khách rồi khóa phiếu Order bằng dấu khóa khoảng trắng.
Các yêu cầu được đặt qua máy tính, hệ thống thanh toán điện tử sẽ tự động chuyển giao yêu cầu của khách xuống bếp, bar hoặc thu ngân nhưng nhân viên phục vụ nên gọi trực tiếp xuống bếp để nhắc lại yêu cầu đặt món và những lưu ý đặc biệt, tránh tình trạng quên.
Bước 4: Điều chỉnh cutlery trên bàn cho phù hợp.
– Nếu khách ăn món Á thì dọn dao nĩa và thay bằng đũa, thìa sứ. Nếu khách không dùng tráng miệng thì dọn dao nĩa dành ăn tráng miệng đi. Cốc, ly uống rượu cũng vậy. Nếu khách không uống rượu, dọn cốc dùng để uống rượu và thay bằng ly nước đặt trước mặt họ. Nếu khách dùng món Âu, phục vụ bơ và bánh mì cho khách.
– Đồ uống phải được phục vụ trong vòng 5 phút sau khi gọi
– Phải mang đồ ăn theo trình tự khách yêu cầu và kèm theo các món ăn và nước chấm, sốt yêu cầu. Phải dọn món cũ trước khi phục vụ món mới sau khi xin phép khách, dọn sơ bàn trước khi đặt món mới (vụn bánh mì, khăn giấy đã sử dụng, vỏ thức ăn,…)
Bước 5: Chăm sóc khách trong bữa ăn
– Rót thêm nước lọc cho khách trong suốt bữa ăn hoặc phục vụ trà, cà phê sau bữa ăn nếu như khách không dùng món tráng miệng. Khi lượng nước trong ly giảm xuống còn dưới ½ thì phải rót tiếp cho khách, tuy nhiên không rót quá đầy.
– Trong quá trình khách dùng bữa, phải chú ý quan sát để nhận ra và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
– Thực hiện các công việc khác như: châm thuốc, thay gạt tàn, dọn đồ bể vỡ,… xin phép khách dọn dẹp những bát đĩa bẩn, những vật dụng dễ vỡ không cần thiết trong bữa ăn.
Xem thêm : Làm thế nào để trở thành nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp
Bước 6: Thanh Toán
Bước tiếp theo trong quy trình phục vụ nhà hàng tiêu chuẩn 5 sao là thanh toán hóa đơn và tiễn khách. Ở bước này nhân viên phục vụ cần chú ý:
– Quan sát thời điểm khách dùng món xong để xem khách có dùng gì thêm hay có nhu cầu thanh toán. Ngay khi nhận được yêu cầu thanh toán cần liên hệ với bộ phận thu ngân để kiểm tra và in hóa đơn.
– Nhận hóa đơn từ thu ngân, kẹp vào sổ da và để trong khay theo tiêu chuẩn nhà hàng đưa đến và hỏi khách về phương thức thanh toán. Nếu như nhà hàng thuộc khách sạn, đưa hóa đơn cho khách kí xác nhận sẽ cộng gộp vào với hóa đơn tiền phòng. Nếu như khách ở ngoài vào dùng bữa hoặc khách muốn thanh toán riêng, sẽ có hai trường hợp sau:
Nếu khách trả bằng tiền mặt: Xin phép khách trước khi đếm tiền và xác nhận lại với khách. Đem tiền, hóa đơn, thẻ giảm giá, thẻ xe của khách tới cho thu ngân kiểm tra thật giả và tiến hành xuất hóa đơn. Gửi tiền thừa, thẻ xe, hóa đơn hồng lại cho khách.
Nếu khách thanh toán bằng thẻ tín dụng: Xác nhận tên ngân hàng. Yêu cầu khách ký vào hóa đơn và sale slip. Mang thẻ và hóa đơn ra quầy thu ngân để xác nhận. Gửi lại thẻ xe, hóa đơn lại cho khách.
Bước 7: Tiễn khách và dọn dẹp bàn ăn
Trong quá trình tiến hành thanh toán cho khách, nhân viên phục phụ có thể khéo léo hỏi khách về mức độ hài lòng đối với chất lượng món ăn và phục vụ của nhà hàng. Lịch sự tiếp nhận góp ý và hứa sẽ tốt hơn trong những lần phục vụ tới.
– Cảm ơn khách đã sử dụng dịch vụ, chào tạm biệt khách và hẹn gặp lại.
– Tiến hành dọn dẹp và setup lại bàn theo tiêu chuẩn để chuẩn bị đón những lượt khách tiếp theo.
Công việc cuối ca
Trước khi kết thúc ca làm việc của mình, nhân viên phục vụ cần tiến hành kiểm tra những vật dụng sử dụng trong ca, đồng thời ghi chú lại những thông tin cần lưu ý về quá trình phục vụ khách vào sổ để tiến hành bàn giao cho ca tiếp theo.
Báo cáo với quản lý những vấn đề phát sinh cần giải quyết trong ca nếu có.
Trên đây là từ A đến Z quy trình phục vụ nhà hàng tiêu chuẩn 5 sao cho các bạn tham khảo. Hy vọng nó sẽ hữu ích đối với những bạn đang đang trên đường tìm hiểu, trở thành một nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp.
Tranh chấp giữa Nga và Big Tech phương Tây về nội dung, kiểm duyệt, dữ liệu và văn phòng đại diện ngày một leo thang kể từ khi Nga tấn công Ukraine ngày 24/2. Tòa án quận Tagansky của Nga hôm 28/7 phạt WhatsApp 18 triệu rouble (301.255 USD) do lặp lại lỗi khiến ứng dụng từng bị phạt 4 triệu rouble hồi tháng 8 năm ngoái. Tháng trước, Google bị phạt 15 triệu rouble.
Tòa cũng phạt Match, chủ sở hữu ứng dụng hẹn hò Tinder, 2 triệu rouble và Snap, Hotels.com mỗi bên 1 triệu rouble, dịch vụ nghe nhạc Spotify 500.000 rouble.
Cơ quan quản lý Roskomnadzor cho biết 5 công ty nói trên không cung cấp được tài liệu xác nhận đang tiến hành lưu trữ và xử lý dữ liệu người dùng Nga trong nước. Expedia, đơn vị sở hữu Hotels.com, đang xem xét quyết định của tòa án nhưng xác nhận Hotels.cm đã đóng cửa tại Nga từ ngày 1/4 và không còn thu thập dữ liệu người dùng Nga. Spotify đóng cửa văn phòng ở Nga và ngừng dịch vụ không lâu sau đó.
Nga đã cấm cửa Instagram và Facebook cũng như Twitter tại nước này sau khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu. Meta bị phát hiện “hành động cực đoan” dẫn đến bị hạn chế, song ứng dụng WhatsApp cùng công ty vẫn hoạt động.
Hơn 600 doanh nghiệp nước ngoài đã chấp hành yêu cầu của Nga từ khi luật lưu trữ liệu thông qua năm 2015, theo Anton Gorelkin, Phó ban Chính sách thông tin của Quốc hội Nga. Trên Telegram, ông viết: “Trong bối cảnh chiến tranh thông tin với phương Tây, chúng tôi tin rằng luật này cần thiết. Chỉ bằng cách này, mới đảm bảo tình báo nước ngoài và mọi thể loại lừa đảo không tiếp cận được dữ liệu”.
Được xem như cánh tay phải đắc lực của các nhà quản lý, Supervisor có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong khách sạn – nhà hàng. Vậy Supervisor là gì? Nhiệm vụ và Trách nhiệm của Supervisor ra sao? Những kỹ năng cần có của Supervisor là gì? Mức lương Supervisor thế nào?… Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Bạn đã biết Supervisor là gì chưa?
Trở thành Supervisor là mục tiêu ngắn hạn mà mọi nhân viên khách sạn – nhà hàng đều hướng đến trên con đường thăng tiến trong nghề. Hiểu Supervisor là gì sẽ phần nào giúp bạn rèn luyện để hoàn thiện các kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết hỗ trợ cho công việc sau này.
Supervisor là gì?
Supervisor là thuật ngữ dùng để chỉ người giám sát. Đây là một trong những trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý. Trong ngành khách sạn – nhà hàng, các vị trí như giám sát lễ tân, giám sát buồng phòng, giám sát nhà hàng… có vai trò hỗ trợ các quản lý thuộc bộ phận tương ứng theo dõi, điều phối các hoạt động của bộ phận như chia ca, phân công công việc cho nhân viên; điều phối, hỗ trợ phục vụ khách hàng; giám sát thực hiện công việc của nhân viên, phối hợp giải quyết các phát sinh trong quá trình phục vụ và một số công việc khác.
Những khách sạn – nhà hàng có hình thức phục vụ chuyên nghiệp đều có vị trí giám sát từng bộ phận. Từ đó quy trình vận hành sẽ “trơn tru” và hiệu quả hơn.
Những điều cần biết về Supervisor trong khách sạn – nhà hàng
♦ Trách nhiệm và Quyền hạn của Supervisor
Như đã trình bày ở mục “Supervisor là gì?”, trách nhiệm chính của người giám sát trong khách sạn, nhà hàng là quản lý một nhóm các nhân viên trong bộ phận làm việc đảm bảo đúng tiêu chuẩn và đúng việc, dưới sự chỉ đạo và giám sát của Quản lý; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc và báo cáo công việc cho Quản lý. Tùy theo quy mô và cơ cấu nhân sự của mỗi nơi, mỗi bộ phận sẽ quy định số lượng supervisor tương ứng. Nói như thế cũng có nghĩa là, chức danh giám sát này là vị trí quản lý cấp thấp, chỉ trên các Tổ trưởng (nếu có) và nhân viên.
♦ Nhiệm vụ công việc của Supervisor
Bao gồm:
– Tổ chức họp đầu ca và triển khai công việc cho nhân viên bộ phận theo chỉ đạo và giám sát của Quản lý hoặc khi Quản lý vắng mặt
– Phân công, chia ca công việc cho nhân viên đảm bảo cung cấp tới khách hàng chất lượng dịch vụ cao và nhất quán
– Giám sát việc cung ứng chuỗi dịch vụ, sản phẩm cho khách
– Điều phối, hướng dẫn và giám sát quy trình thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới, đảm bảo tuân thủ quy định, nội quy của khách sạn – nhà hàng về tiêu chuẩn dịch vụ cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe, an toàn lao động, vệ sinh, thương hiệu, chính sách…
– Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên
– Hướng dẫn, chỉ đạo hoặc trực tiếp tiếp nhận và xử lý các yêu cầu, sự cố, phàn nàn của khách trong quá trình phục vụ
– Tham mưu cho Quản lý đánh giá chất lượng nhân viên, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật đối với các cá nhân liên quan
– Tiếp nhận và xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi và nguyện vọng của nhân viên trong bộ phận
– Thống kê các dữ liệu và thông tin trong ca làm việc để chuyển tải tới ca tiếp theo
– Phối hợp với các giám sát khác và quản lý về nhân lực, kế hoạch hoạt động và phát triển của bộ phận
– Kết hợp với các giám sát khác và quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh và kế hoạch đạt được chỉ tiêu đã đề ra
– Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Supervisor làm việc dưới sự chỉ đạo và giám sát của Quản lý bộ phận
>>> Tham khảo chi tiết bản mô tả công việc giám sát từng bộ phận, với:
+ Mô tả công việc giám sát tiệc
+ Mô tả công việc giám sát quầy bar
+ Mô tả công việc giám sát đặt phòng
+ Mô tả công việc giám sát vệ sinh công cộng
♦ Supervisor cần có kỹ năng gì?
Một Supervisor muốn làm “được việc” cần rất nhiều phẩm chất, nhưng trước tiên người giám sát phải có:
– Kiến thức chuyên môn vững vàng
– Có năng lực và tố chất quản lý
– Kỹ năng giao tiếp tốt
– Giao tiếp ngoại ngữ thành thạo
– Đạo đức nghề nghiệp tốt
– Có trách nhiệm với công việc và chịu được áp lực cao
– Biết sắp xếp và điều phối công việc
– Nắm vững các quy định, tiêu chuẩn, quy trình quy phạm kỹ thuật trong công tác giám sát
– Đã có kinh nghiệm nghề nghiệp ở vị trí tương đương…
Xem thêm: Mẫu bản đánh giá năng lực các vị trí Giám sát, Trưởng bộ phận trong khách sạn – nhà hàng
♦ Mức lương Supervisor ra sao?
Trên website Nghề khách sạn, tùy thuộc vào tin tuyển giám sát ở mỗi bộ phận sẽ hiển thị mức lương tương ứng khác nhau. Ngoài ra, tỉnh thành làm việc, quy mô khách sạn, khối lượng và hiệu suất công việc, kinh nghiệm cùng khả năng deal lương cũng như tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp sẽ quyết định thu nhập của Supervisor.
Nhìn chung, vị trí giám sát trong các khách sạn – nhà hàng hiện nay dao động trong khoảng từ 5-12 triệu đồng/ tháng. Đây là lương cơ bản, chưa bao gồm các khoản tiền thưởng, tip, service charge, thưởng lễ tết, thâm niên, trợ cấp và nhiều chế độ đãi ngộ khác.
Xem thêm: Mức lương của Supervisor ở resort bao nhiêu?
♦ Tìm việc Supervisor ở đâu?
Gần như mọi khách sạn – nhà hàng đều có nhu cầu tuyển dụng Supervisor. Trên Nghề khách sạn, đa dạng các vị trí được đăng tuyển như giám sát nhà hàng, giám sát lễ tân, giám sát tầng, giám sát bếp chính, giám sát kỹ thuật, giám sát bộ phận giải trí, giám sát làm vườn/ cảnh quan… Ứng viên quan tâm có thể truy cập website để tham khảo thông tin chi tiết và nộp hồ sơ ứng tuyển online miễn phí nếu phù hợp.
Ngoài ra, người tìm việc cũng có thể tìm kiếm các tin tuyển dụng ở website của khách sạn – nhà hàng tại địa phương hay nơi làm việc mong muốn, tìm việc qua giới thiệu của bạn bè, người quen hoặc tại trung tâm giới thiệu việc làm hay ngày hội việc làm…
Là một trong những mắt xích quan trọng đem đến sự thành công cho khách sạn – nhà hàng, vai trò của các Supervisorngày càng được đánh giá cao, hứa hẹn sẽ là mục tiêu phấn đấu hấp dẫn của nhiều bạn trẻ muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai. Hy vọng bài giải thích nghĩa supervisor là gì cùng những vấn đề liên quan trên đây sẽ giúp bổ sung thông tin và củng cố hiểu biết, chuẩn bị sẵn sàng cho mục tiêu tìm việc và phát triển với nghề khách sạn.
Xem thêm: Linen Supervisor là gì? Bản mô tả công việc Linen Supervisor trong khách sạn
Ngày 28/7, Hiệp Hội Internet Việt Nam phối hợp với Công ty CP Vietnam Blockchain tổ chức hội thảo thảo “Ứng dụng blockchain trong định danh số và tiềm năng ứng dụng”.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam đánh giá blockchain có tiềm năng lớn để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ có tài chính và tiền mã hoá.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam
Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam chia sẻ, Hiệp hội đã tham gia hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động ứng dụng công nghệ blockchain trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tới đây, có thể hình thành ban vận động để xây dựng nhóm cộng đồng có mối quan tâm chung về blockchain.
Theo ông Đỗ Văn Long,Tổng Giám đốc công ty cổ phần Vietnam Blockchain, định danh là bước đi ban đầu bắt buộc của bất cứ một ứng dụng CNTT nào. Với những đặc tính của mình, công nghệ blockchain hiệu quả hơn khi có thể giảm thiểu rủi ro trùng lặp dữ liệu trong việc định danh các đối tượng.
Phân tích rõ hơn, vị chuyên gia cho biết blockchain ra đời giúp truyền tải thông tin được minh bạch, chính xác và có tính xác thực – đây chính là phần không thể thiếu trên nền tảng Internet. Sau một thời gian phát triển thì các thông tin trên mạng đang rất tràn lan kiểu “chợ trời”. Tuy nhiên, đã tới thời điểm cần đưa những thông tin đó trở nên giá trị. Blockchain có trách nhiệm lưu trữ, quản lý, tổ chức và truyền tải thông tin đảm bảo an toàn và không thể dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa tạo niềm tin cho mọi người.
Ông Đỗ Văn Long,Tổng Giám đốc công ty cổ phần Vietnam Blockchain
Ông Đỗ Văn Long đánh giá, Việt Nam có hệ sinh thái công nghệ rộng lớn và blockchain đóng góp một phần nhỏ trong việc cải tiến, nâng cấp tính bảo mật, an toàn thông tin, xác thực dữ liệu, trong đó định danh số là một ứng dụng tiềm năng. Ngoài lĩnh vực Fintech, hoàn toàn có thể ứng dụng blockchain trong giáo dục, giấy tờ số, trả lương, bảo đảm thanh toán; hay thậm chí ứng dụng vào thị trường chứng khoán, giao dịch trên Internet …
Ông Michael DiGregorio, đại diện quốc gia Quỹ châu Á The Asia Foundation chia sẻ năm 2019, quỹ này và các đối tác đã triển khai sáng kiến thử nghiệm đầu tiên “Giải pháp blockchain để giải quyết các vấn đề của người lao động” tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là xây dựng và thí điểm việc sử dụng nền tảng blockchain và giải pháp định danh số nhằm giảm thiểu những vi phạm liên quan đến quyền lao động đối với người giúp việc gia đình, đồng thời hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng công nghệ blockchain vì lợi ích xã hội ở Việt Nam.
Các chuyên gia đánh giá blockchain mang lại hiệu quả lớn trong định danh.
Đến nay, nền tảng blockchain đã được tích hợp thành công vào hệ thống hiện tại của Jupviec. Giải pháp này cho phép những người giúp việc có một bản định danh số ghi nhận thông tin cá nhân, kinh nghiệm và kết quả làm việc, chứng chỉ đào tạo, hồ sơ tài chính và bảng lương. Các lao động có toàn quyền sở hữu và kiểm soát dữ liệu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi khi tìm việc, giúp họ tăng khả năng thương lượng về mức lương cùng những lợi ích khác liên quan đến hồ sơ làm việc và chứng chỉ chuyên môn.
Chia sẻ cụ thể hơn về lợi ích khi ứng dụng blockchain trong định danh, ông Phan Hồng Minh, CEO Jupviec.vn cho rằng công nghệ đã tạo ra những thay đổi căn bản khi minh bạch hóa thông tin, nâng cao giá trị và thu nhập cho người lao động. Blockchain được tích hợp và tạo ra CV cho từng người. Khi công nghệ này được sử dụng, các dữ liệu không thể thay đổi và gian lận, tạo ra CV hoàn toàn minh bạch giúp giảm thiểu những vi phạm liên quan đến lao động, tăng mức thu nhập.
Duy Vũ
Nguồn: Tổng hợp kiến thức bảo mật, CNTT
Login
Register
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com