Hành trình chiếm lĩnh thị trường khách sạn Việt Nam của “nữ tướng” BRG Group
Là một “nữ tướng” trong giới bất động sản Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga đặc biệt yêu thích lĩnh vực khách sạn. Vì theo quan điểm của bà, bất động sản khách sạn có rủi ro thấp, không mất đi giá trị và tạo ra được dòng tiền nhờ việc vào việc kinh doanh. Âm thầm và táo bạo – Đó là những gì mà người ta nhận xét về hành trình chiếm lĩnh thị trường khách sạn Việt Nam của bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch BRG Group.
Ảnh nguồn Internet
Điểm khác biệt trong phong cách kinh doanh của bà Nga là mạnh tay chi hàng triệu đô để mua lại các khách sạn từ các quỹ đầu tư và công ty nước ngoài. Đa số các khách sạn sau khi được sở hữu bởi BRG Group sẽ được giao cho các nhà quản lý danh tiếng như Marriott International hay Hilton Worldwide để tạo đòn bẩy về mặt thương hiệu và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Hilton Hanoi Opera Hotel
Đầu tiên phải kể đến thương vụ BRG Group mua lại Hilton Hanoi Opera Hotel – một khách sạn có vị trí vô cùng đắc địa nằm ngay cạnh Nhà hát Lớn và gần hồ Hoàn Kiếm. Thương vụ khủng này đã diễn ra trong “âm thầm” trong suốt 4 năm liền mà không ai biết chắc đại gia Việt đứng sau là ai. Năm 2009, BRG mua lại 70% cổ phần của Hilton từ hai quỹ đầu tư của VinaCapital. Cho đến năm 2012, khi bà Nga mua nốt 30% cổ phần còn lại từ các đối tác Áo và Đức thì vị chủ khách sạn mới lộ diện và khách sạn này chính thức được mang “quốc tịch” Việt Nam.
Sang năm 2013, thông qua con ty con – công ty thương mại Ngân Anh, BRG khai trương khách sạn Hilton Garden Inn Hanoi tọa lạc trên đường Phan Chu Trinh. Khách sạn này hướng đến đối tượng khách du lịch – khách công tác với mức giá vừa phải.
Khách sạn Hilton Garden Inn Hanoi
Năm 2014, bà Nga tiến hành mua lại 30% cổ phần của Khách sạn Du lịch Thắng Lợi – Khách sạn 4 sao do Cuba xây tặng Việt Nam từ năm 1975, nằm gần hồ Tây. Sau đó, khách sạn này được cổ phần hóa, bà Nguyễn Thị Nga trở thành Chủ tịch HĐQT khách sạn Thắng Lợi và thực hiện đổi tên thành Hilton Hanoi Westlake.
Tuy nhiên, sau đó, vì doanh thu và lợi nhuận khá thấp so với quy mô vốn bỏ ra nên đầu tháng 12/2016, tập đoàn Hilton Worldwide cùng với Công ty CP Khách sạn Thắng Lợi đã kỹ kết hợp đồng quản lý tổ hợp hai khách sạn quy mô là DoubleTree by Hilton Hanoi Westlake – 320 phòng + 3000m2 phục vụ nhu cầu hội nghị và Hilton Hanoi Westlake – gần 300 phòng và căn hộ du lịch. Dự án này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020 và cũng đánh dấu sự ra đời của hình thức tổ hợp khách sạn tại Việt Nam.
Cũng trong năm 2016, bà Nguyễn Thị Nga mua lại khách sạn Sedona Suites Hanoi từ Tập đoàn Keppel Land Ltd của Singapore với giá trị thương vụ 31,5 triệu USD và đổi tên thành Diamond Westlake Suit. Tổ hợp khách sạn này gồm 175 căn hộ và biệt thự dịch vụ, cùng các câu lạc bộ và dịch vụ giải trí, tọa lạc tại khu Quảng Bá, gần hồ Tây.
Tìm hiểu thêm: Bỏ đại học, làm đủ nghề rồi thu 3 tỷ mỗi tháng nhờ chuỗi nhà hàng chẳng giống ai
Trước đó, vào tháng 4/2015, Công ty CP phát triển TN – đơn vị thành viên của tập đoàn BRG đã bắt đầu triển khai dự án Khách sạn 5 sao – Trung tâm thương mại – Căn hộ cao cấp Hilton HaiPhong and Residences tại trung tâm thành phố Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng.
Phối cảnh dự án Hilton HaiPhong and Residences
Hiện dự án khách sạn Westin Hanoi của BRG Group đang được triển khai xây dựng và sẽ mở cửa đón khách vào đầu năm 2019. Ngoài ra, BRG cũng có mặt tại Huế với khách sạn Mondial Hotel Huế và có khách sạn Asian Hotel tại TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, BRH Group cũng đã đàm phán thành công và đưa thương hiệu đẳng cấp Four Seasons về Việt Nam. Bà Nga kỳ vọng dự án khách sạn 6 sao Four Seasons Hotel Hanoi – được xây dựng tại khu vực Hồ Gương trong tương lai sẽ trở thành một biểu tượng mới của thủ đô.
Đầu tháng 5 vừa qua, BRG Groups và Marriott International đã công bố hợp tác với dự án Sheraton Đà Nẵng. Đây là một trong những dự án trọng điểm phục vụ hội nghị cấp cao APEC 2017, được kỳ vọng sẽ giúp Đà Nẵng khẳng định thêm thương hiệu du lịch và tạo ra nhiều cơ hội việc làm ngành khách sạn cho lao động khu vực.
Ngoài ra, các đơn vị do BRG quản lý cũng đang nắm một lượng lớn cổ phiếu của các công ty kinh doanh du lịch khách sạn của Việt Nam: BRG Group hiện đang nắm 43% vốn của OSC Việt Nam, Công ty TNHH Thung lũng Vua (công ty con của BRG) là nắm giữ 27% cổ phần của Thăng Long GTC – đơn vị góp vốn vào InterContinental Hanoi Westlake, Hilton Hanoi Opera Hotel, Pan Horizon Hotel, siêu thị Big C Thăng Long, dự án Times Square Hanoi dự án Khu phức hợp Giảng Võ, dự án Times Square Hanoi.
Ảnh nguồn Internet
Khối tài sản của bà Nguyễn Thị Nga vẫn còn là một điều bí ẩn nhưng với những thương vụ khách sạn kể trên cho thấy lĩnh vực này mang lại cho vị “nữ tướng” của BRG Group một nguồn thu không hề nhỏ – và điều này cũng thể hiện được phong cách đầu tư vô cùng táo bạo – nhưng cũng rất đáng nể của vị nữ doanh nhân này.
Xem thêm: Từ phục vụ nhà hàng đến giám đốc F&B khách sạn 5 sao
Ms.Smile
Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch
Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé
Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL
Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com
Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của googleGỢI Ý: Khóa học sales OTAOTA là gìđăng ký kênh OTAEmail theo tên miềnCRMWP Content Crawlerchuyển VPSACF