Ca làm việc là gì? Ca làm việc của nhân viên khách sạn – nhà hàng phân chia thế nào?

Không giống như khối văn phòng với ca hành chính cố định cả tuần, nhân viên làm việc trong các khách sạn – nhà hàng (KS-NH) được chia ca làm việc phù hợp với từng vị trí, bộ phận, đảm bảo luôn có mặt để phục vụ khách. Vậy ca làm việc là gì? Ca làm việc của nhân viên KS-NH phân chia thế nào? Cùng Nghề khách sạn tìm hiểu nhé!

ca làm việc là gì - cách chia ca làm việc cho nhân viên ks-nh
Bạn đã biết ca làm việc là gì? Cách chia ca làm việc cho nhân viên KS-NH thế nào?

Ca làm việc là gì?

Ca làm việc được hiểu là một khoảng thời gian lao động nhất định của nhân viên – người lao động trong 1 ngày công, được tính từ khi nhân viên đó bắt đầu vào ca nhận nhiệm vụ cho đến khi hết giờ, tiến hành bàn giao công việc lại cho ca sau và kết thúc theo quy định của khách sạn – nhà hàng, bao gồm cả thời gian phục vụ khách và thời gian nghỉ giữa giờ, ăn cơm giữa ca.

Thông thường, ca làm việc chuẩn hiện nay trong ngành khách sạn kéo dài 8 giờ đồng hồ liên tục, trong đó có 1 giờ nghỉ giữa ca để ăn uống, nghỉ ngơi. Ngoài ra, một số khách sạn – nhà hàng hay cơ sở lưu trú khác có cách chia ca làm việc dài hơn, như 12 tiếng, 24 tiếng hoặc ngắt quãng, gọi là ca gãy.

Việc chia ca làm việc phù hợp giúp khách sạn – nhà hàng đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi luôn có nhân viên phục vụ khách mọi thời điểm cơ sở mở cửa; tận dụng triệt để hiệu suất làm việc của nhân viên thay vì sắp xếp quá nhiều người vào ca vắng khách; duy trì sức khỏe của nhân viên khi linh hoạt thời gian nghỉ ngơi và làm việc…

Phân loại ca làm việc trong KS-NH

Tùy thuộc vào thời gian mở cửa – tình hình khách hay khối lượng công việc – tính chất công việc mà các khách sạn – nhà hàng sẽ phân chia ca làm việc cho nhân viên hợp lý. Theo đó, các ca làm việc phổ biến trong ngành khách sạn hiện nay sẽ là:

XEM THÊM:  Ngành Quản trị khách sạn là gì? Điểm chuẩn ngành Quản trị khách sạn bao nhiêu?

– Ca sáng – chiều – đêm

– Ca hành chính

– Ca gãy

Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh tư nhân, quy mô không quá lớn, có số lượng nhân viên không nhiều sẽ chia ca làm việc 10-12 tiếng liên tục mỗi ngày hoặc 24 tiếng liên tục 1 ngày và được nghỉ 24 tiếng liên tục của ngày kế tiếp. Dĩ nhiên, việc chia ca này cần đảm bảo về số ngày nghỉ, thời gian nghỉ giữa ca và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động.

Đặc thù ngành khách sạn có đa dạng cách chia ca làm việc cho nhân viên

Phân chia ca làm việc của nhân viên KS-NH ở từng vị trí

Mỗi vị trí khác nhau trong khách sạn, nhà hàng – tương ứng với tính chất công việc khác nhau sẽ được tính toán để phân chia ca làm việc cho phù hợp. Một số cách phân chia ca làm việc điển hình, tận dụng tối đa hiệu suất công việc của nhân viên ở từng vị trí như sau:

+ Ca làm việc của nhân viên lễ tân

Lễ tân cần có mặt 24/24h để phục vụ khách. Do đó, vị trí này được chia ca làm việc đa dạng, gồm ca sáng – chiều – tối. Thời gian cụ thể thường sẽ là:

– Ca sáng: 6h đến 14h

– Ca chiều: 14h đến 22h

– Ca đêm: 22h đến 6h sáng hôm sau

Một số khách sạn, cơ sở lưu trú khác tuyển nhân viên làm liên tục 24h ngày lẻ, nghỉ 24h ngày chẵn hoặc ngược lại do lượng khách ít, khối lượng công việc không nhiều, sản phẩm – dịch vụ không mấy đa dạng nên không cần đông nhân viên.

+ Ca làm việc của nhân viên phục vụ nhà hàng

Tùy thuộc vào loại nhà hàng hay đặc điểm kinh doanh của nhà hàng đó mà việc tuyển dụng và chia ca làm việc cho nhân viên phục vụ sẽ có sự khác nhau, đảm bảo phục vụ khách chu đáo và toàn diện. Một số cách chia ca làm việc cho nhân viên phục vụ nhà hàng phổ biến, mang lại hiệu quả cao như:

XEM THÊM:  CEO Trần Quý Thanh, ông chủ Tân Hiệp Phát là ai?

– Ca sáng: 6h đến 14 giờ, thường là nhà hàng buffet chỉ phục vụ sáng, nhà hàng trong khách sạn

– Ca sáng – chiều

– Ca gãy

+ Ca làm việc của nhân viên buồng phòng

Tùy vào thời gian phục vụ khách cũng như dịch vụ của khách sạn, cơ sở lưu trú mà việc chia ca cho nhân viên buồng phòng tại mỗi nơi sẽ có sự khác biệt. Một số cách chia ca có thể tham khảo như:

– Ca sáng – chiều – đêm: cho khách sạn quy mô, phục vụ khách 24/24

– Ca sáng: 8h đến 16h

– Ca gãy: 6h đến 10h và 14h đến 18h

+ Ca làm việc của nhân viên bếp

Tương tự như cách chia ca của nhân viên phục vụ nhà hàng, việc chia ca cho nhân viên bếp cũng tùy thuộc vào loại nhà hàng hay đặc điểm kinh doanh của nhà hàng đó. Với bộ phận bếp, thời gian làm việc có thể dài hơn, khoảng 10-12 giờ mỗi ca và cách chia ca thường sẽ là:

– Ca sáng: 6h đến 16h hoặc 8h đến 18 giờ

– Ca chiều: 12h đến 22h

– Ca gãy

Nhân viên bếp thường có ca làm việc kéo dài hơn so với các vị trí khác

+ Ca làm việc của nhân viên thu ngân

Chia ca làm việc cho nhân viên thu ngân sẽ tùy thuộc vào thời gian mở cửa của nhà hàng, thường na ná như ca làm việc của nhân viên phục vụ để đảm bảo luôn có người in hóa đơn và xử lý quy trình thanh toán cho khách. Cụ thể có:

– Ca sáng: 6h đến 14h

XEM THÊM:  50+ Ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Halloween điên rồ nhất

– Ca chiều: 14h đến 22h

– Ca gãy: 8h đến 12h và 18h đến 22h

+ Ca làm việc của nhân viên bellman, bảo vệ

Nhiều khách sạn cho kiêm nhiệm tuyển bellman và bảo vệ cùng 1 người để tiết kiệm chi phí và đơn giản bộ máy nhân sự, dễ quản lý. Vị trí này cũng có đa dạng cách chia ca làm việc, như:

– Ca sáng – chiều – tối

– Ca 24h ngày lẻ, nghỉ 24h ngày chẵn hoặc ngược lại

+ Ca làm việc của nhân viên khối văn phòng

Nhân viên khối văn phòng như kế toán, hành chính nhân sự, kinh doanh thường được chia ca hành chính.

+ Ca làm việc của cấp quản lý

Cấp giám sát, tổ trưởng đa dạng cách chia ca làm việc hơn, tùy theo khối lượng công việc và ước tính số lượng khách sẽ phục vụ trong ngày, như: ca sáng – chiều – tối, ca gãy… Cấp quản lý từ Quản lý trở lên thường đi ca hành chính, ngoài ra sẽ linh hoạt đi ca nếu có việc đột xuất hay cơ sở thiếu nhân lực.

Chia ca làm việc phù hợp mang lại nhiều cái lợi cho cơ sở kinh doanh, cả về chi phí lẫn hiệu suất công việc, hiệu quả quản lý nhân sự. Hy vọng list chia ca làm việc cho nhân viên ở từng vị trí được Nghề khách sạn chia sẻ trên đây mang đến nhiều gợi ý tham khảo hữu ích cho cán bộ phụ trách chia cả trong các khách sạn – nhà hàng.

​Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

dịch vụ đào tạo Sales OTA uy tín, thực tế 1-1

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]