Kiến thức về du lịch, marketing, online marketing, ota…

Hướng dẫn đặt – hủy phòng với TripAdvisor chi tiết nhất

Là website du lịch uy tín hàng đầu thế giới, hầu hết người dùng có nhu cầu đi du lịch đều tham khảo thông tin trên TripAdvisor, bao gồm tour tuyến, mua vé máy bay và cả đặt phòng khách sạn. Bạn sắp đi du lịch và muốn tìm phòng trên website này nhưng chưa biết phải thao tác thế nào? Tham khảo ngay bài hướng dẫn đặt – hủy phòng với TripAdvisor được tranxuanloc.com chia sẻ ngay sau đây.

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor
Hướng dẫn đặt – hủy phòng với TripAdvisor

Tại sao nên đặt phòng trên TripAdvisor?

– Là website du lịch uy tín và lớn nhất
thế giới, phổ biến ở khắp mọi nơi trên toàn cầu với hơn 60 triệu lượt người
trên 30 quốc gia truy cập hàng tháng, đa dạng ngôn ngữ cùng giao diện thân thiện,
dễ dàng thao tác và sử dụng

– Hiển thị đầy đủ và chi tiết các
thông tin tham khảo về khách sạn, nhà hàng, tour tuyến, điểm du lịch, vé máy
bay… giúp người dùng dễ dàng lên lịch trình cho chuyến đi hoàn hảo

– Tham khảo hơn 100 triệu review thực
tế của chính những khách hàng đã từng lưu trú tại cơ sở đó, làm căn cứ đánh
giá, so sánh với nhiều nơi khác trước khi đưa ra quyết định

– Đặc biệt nhất chính là có thể so sánh giá thuê của cùng phòng khách sạn đó trên các kênh thông tin về OTA khác như agoda, booking, hotels.com… và chọn kênh đặt phòng ưng ý nhất (với giá thấp nhất và nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn khác)

Hướng dẫn đặt – hủy phòng với website TripAdvisor

* Hướng dẫn đặt phòng trên website TripAdvisor

+ Bước 1: truy cập vào trang chủ website và cung cấp thông tin

– Truy cập vào trang chủ website theo link: tripadvisor.com.vn (giao diện tiếng Việt)

– Kích chọn khách sạn để bắt đầu

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

– Chọn địa điểm (tỉnh/ thành phố) muốn đến

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

– Danh sách các khách sạn tại địa điểm bạn vừa chọn hiện ra – chọn ngày nhận phòng, ngày trả phòng và số khách để việc đặt phòng được chính xác nhất. Lưu ý những ngày được bold vàng (ngày có giá thấp nhất)

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

– Có thể chọn thêm các tag chọn lọc như: “sắp xếp theo: giá trị tốt nhất / giá (thấp đến cao) / khoảng cách đến trung tâm thành phố” ở góc phải hoặc “giá mỗi đêm” – “nổi tiếng” – “tiện nghi” – “giảm giá” – “loại cơ sở lưu trú” – “xếp hạng của du khách” – “hạng sao”… ở góc trái

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor
hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

+ Bước 2: tìm kiếm – so sánh và đặt phòng

– Tìm kiếm thông tin chi tiết của từng khách sạn mà bạn dự định đặt – phù hợp với nhu cầu về thời gian, giá phòng, dịch vụ tiện nghi bằng cách nhấn vào từng tên khách sạn một… Lưu ý đến các đánh giá của khách thuê – quy định và chính sách hoàn hủy phòng của từng nơi – xem hình ảnh để có cái nhìn tổng quan nhất về khách sạn đó

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor
hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor
hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

– So sánh giá của phòng khách sạn đó trên từng kênh bán phòng và lựa chọn kênh có giá thấp nhất (nếu muốn), thường là agoda, booking, expedia, hotels.com…và cả tripadvisor

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

– TripAdvisor sẽ chuyển đến thông tin khách sạn hiển thị trên website bán phòng vừa chọn

– Tiến hành đặt phòng qua các bước thông thường trên website bán phòng mới đó

Xem thêm: Cơ chế và hướng dẫn đặt – hủy phòng trên Agoda

– Hoặc nếu chọn đặt phòng với
TripAdvisor, thì thực hiện tiếp các bước như sau:

1. Lựa chọn phòng của bạn:

Sau khi tham khảo các thông tin về phòng – ảnh phòng – giá – dịch vụ tiện nghi – chính sách hoàn hủy… – kích “chọn” vào phòng ưng ý

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

2. Nhập thông tin của khách du lịch:

Tại đây, tiến hành cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân theo hướng dẫn, bao gồm: tên, họ, email, yêu cầu đặc biệt (nếu có)

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

3. Nhập đảm bảo đặt phòng của bạn:

– Tùy vào kênh kết nối bán phòng với
TripAdvisor và chính sách của khách sạn mà bước này sẽ yêu cầu cung cấp thông
tin tương ứng khác nhau.

– Ví dụ:

+ Nếu là booking, bạn chỉ cần nhập thông tin thẻ tín dụng để đảm bảo rằng việc đặt phòng của bạn là nghiêm túc – tiền phòng sẽ được thanh toán tại nơi nghỉ hoặc tương ứng theo chính sách của khách sạn đó

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

+ Nếu là các kênh thông tin về OTA yêu cầu thanh
toán trước 1 phần (đặt cọc) hoặc toàn bộ tiền phòng, bạn cần nhập thông tin thẻ
tín dụng và thanh toán trực tiếp tại đây

– Xem lại đặt phòng của bạn và thay đổi
nếu cần

– Nhấn “Đặt chỗ ngay”

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

– Nhấn “Tôi không phải là người máy” – nhập mật khẩu – nhấn “thêm mật khẩu” để lưu thông tin thẻ tín dụng của bạn, dùng cho các đặt phòng tiếp theo trên TriAdvisor được nhanh hơn

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

– Một email xác nhận đặt phòng thành công sẽ gửi về email bạn vừa đăng ký

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

* Hướng dẫn hủy phòng trên website TripAdvisor

– Bạn có thể thực hiện hủy phòng vừa đặt bằng cách nhấn vào “hủy đặt phòng” trong email xác nhận đặt phòng – nhấn “hủy đặt phòng” trên web để hoàn tất

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

Hoặc:

– Tại trang chủ website – nhấn vào tài khoản của chính mình – nhấn biểu tượng cài đặt bên góc phải – chọn “thông tin tài khoản” – “đặt phòng” – “hủy đặt phòng” – web sẽ chuyển đến thông tin đặt phòng của bạn trên kênh bán phòng liên kết – nhấn “hủy đặt phòng” – chọn “lý do hủy đặt phòng” – nhấn “tôi đồng ý và hủy đặt phòng này” để hoàn tất

hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor
hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor
hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor
hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor
hướng dẫn đặt - hủy phòng với tripadvisor

Hướng dẫn đặt – hủy phòng với app TripAdvisor

Tương tự như nhiều website đặt phòng khác, TripAdvisor cũng cung cấp thêm app trên 2 nền tảng IOS và Android để tối đa nhu cầu sử dụng của người dùng.

– Để đặt phòng với TripAdvisor đơn giản
ngay trên điện thoại smartphone, bạn tiến hành cài đặt app với phiên bản tương ứng
về điện thoại

– Các bước tìm – đặt – hủy phòng với app TripAdvisor được thực hiện tương tự như hướng dẫn đặt – hủy phòng với website TripAdvisor (như trên)

————————————-

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết
cách đặt – hủy phòng với TripAdvisor được tranxuanloc.com tổng hợp và chia sẻ – hy
vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn có chuyến đi trọn vẹn nhất.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Airbnb Experience là gì? Hướng dẫn tạo Airbnb Experience kiếm tiền nhanh nhất

Hầu như mọi host trên Airbnb đều đã nghe qua thuật ngữ “Airbnb Experience”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Airbnb experience là gì? Airbnb experience dùng để làm gì? Bài viết dưới đây của tranxuanloc.com sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết điều này.

Airbnb Experience là một trong những
tính năng kiếm tiền độc đáo trên kênh thông tin về OTA phổ biến này. Hiểu chính xác Airbnb
experience là gì – cơ chế hoạt động và kiếm tiền ra sao sẽ giúp bạn tận dụng tối
đa thời gian và sự hiểu biết để tăng thu nhập và kết giao thêm bạn bè.

Airbnb Experience là gì?

Experience được hiểu là trải nghiệm – Airbnb experience là những hoạt động mang đến trải nghiệm độc đáo, mang tính chất địa phương, không giống với bất kỳ tour nào khác trên thế giới mà người tạo lập (thường là người dân sống tại chính nơi đó) muốn “bán” cho người dùng, khách thuê phòng hay tìm kiếm thông tin du lịch hữu ích. Đây được xem là “sản phẩm” bán chéo cực kỳ triển vọng, được dự đoán thu hút khách mua và mang về doanh thu, lợi nhuận không nhỏ.

airbnb experience là gì

Như vậy, cùng với tính năng hỗ trợ đặt/
bán phòng khách sạn, homestay, Airbnb còn có thêm một sản phẩm nữa là những dịch
vụ trải nghiệm độc đáo và mang tính địa phương, riêng có để phục vụ tối đa nhu
cầu của khách du lịch – cạnh tranh với TripAdvisor.

Điều đặc biệt nằm ở chỗ, bất kể ai
cũng có thể mở bán Airbnb experience trên kênh thông tin về OTA này mà không bắt buộc phải
là host bán phòng. Người tạo và đăng bán tour trải nghiệm trên Airbnb được gọi
là “host an experience on airbnb”.

Tại sao nên kiếm tiền với Airbnb Experience?

– Có thể kết hợp bán chéo các tour trải nghiệm độc đáo và địa phương cho khoảng 260 triệu listing hiện có trên Airbnb trong bối cảnh vô vàn các kênh thông tin về OTA bán phòng đơn điệu.

– Số trải nghiệm hiện tại chỉ đáp ứng
khoảng 10% so với nhu cầu thực của Airbnb

– Có thể tận dụng bán cho hàng triệu
người dùng có nhu cầu tìm kiếm đặt phòng hay trải nghiệm độc đáo và địa phương
trên nền tảng online đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi thay vì phải tìm đến các
công ty lữ hành để nghe tư vấn các chương trình tour nhàm chán và na ná nhau

– Bất kỳ ý tưởng tiềm năng nào cũng
có thể được sáng tạo thành tour trải nghiệm để bán cho khách hàng, chỉ cần thỏa
mãn 2 tiêu chí: độc đáo và địa phương, tức đó là duy nhất và thể hiện bản chất
đặc trưng nơi du khách đến trải nghiệm.

– Bạn không cần phải là hướng dẫn viên chuyên nghiệp hay người có kinh nghiệm bán tour, chỉ cần trải nghiệm của bạn độc đáo và địa phương, duy nhất, đủ kích thích và thu hút người dùng thì sẽ được mua

– Mức hoa hồng vô cùng cao, lên đến
20% cho một trải nghiệm giao dịch thành công

– Ngoài tính năng kiếm tiền, đăng bán trải nghiệm (experience) trên Airbnb cũng giúp bạn kết bạn và giao lưu văn hóa hiệu quả với nhiều nơi trên toàn cầu…

airbnb experience là gì

Hướng dẫn tạo Airbnb Experience kiếm tiền nhanh nhất

Đọc đến đây hẳn bạn thừa hiểu tiềm
năng và khả năng kiếm tiền với airbnb experience hấp dẫn thế nào. Vậy thì chần
chừ gì mà không bắt đầu ngay. Thực hiện theo trình tự các bước như hướng dẫn
sau đây nhé:

1. Truy cập vào trang chủ và tạo tài khoản trên Airbnb

+ Truy cập vào trang chủ airbnb theo link: airbnb.com

+ Nhấn “Sign up” để tạo tài khoản truy cập trang hoặc “Log in” để đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản trước đó. Còn một cách truy cập nhanh nữa là đăng nhập bằng tài khoản facebook hay google. Tuy nhiên, nên đăng ký bằng email để dễ quản lý.

airbnb experience là gì
airbnb experience là gì

+ Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, gồm: địa chỉ email, họ tên, mật khẩu, ngày tháng năm sinh (chỉ cho phép người dùng từ đủ 18 tuổi) và nhấn “Sign up” để đăng ký

airbnb experience là gì

+ Nhập lại mật khẩu vừa đăng ký – nhấn “Log in” để đăng nhập hoặc truy cập vào email và kích chọn “Log in as …” để đăng nhập.

airbnb experience là gì

2. Bắt đầu tạo Airbnb Experience

– Tại trang chủ Airbnb, nhấn vào mục “Become a host” – chọn “Host an experience”

airbnb experience là gì

– Giao diện Host an experience on airbnb hiện ra – nhấn “Let’s go” để bắt đầu

airbnb experience là gì

Bước 1: Learn about our expectations

+  Nhấn tiếp “Next”

airbnb experience là gì

+ Đọc quy trình thực hiện gồm 3 bước chi tiết – nhấn “got it”

airbnb experience là gì

+ Trả lời cho câu hỏi “Why are you interested in hosting an experience?” bằng cách tích chọn 1 trong 4 lựa chọn có sẵn rồi nhấn “Next”

airbnb experience là gì

+ Nhấn “Next” cho điều airbnb muốn tìm kiếm ở một experience đạt yêu cầu

airbnb experience là gì

+ Nhấn “Next” cho điều airbnb không muốn tìm kiếm

airbnb experience là gì

Kết thúc bước 1 – nhấn “Continue” để chuyển sang bước 2

airbnb experience là gì

Bước 2: Create an experience page

+ Nêu chủ đề cho trải nghiệm (experience) của bạn: nhấp vào biểu tượng dấu “+” để chọn 1 chủ đề phù hợp (như hình) rồi nhấn “Next”

airbnb experience là gì

chọn điều đặc biệt cho chủ đề – nhấn “Save”

airbnb experience là gì
airbnb experience là gì

+ Tạo thêm một chủ đề khác nếu có

airbnb experience là gì

+ Nhấn “Next” để tiếp tục

+ Chọn hoạt động mà mọi người sẽ trải nghiệm ở experience của bạn

airbnb experience là gì
airbnb experience là gì

+ Nhấn “Next” để tiếp tục

airbnb experience là gì

+ Ở mục “3. Basic information”, cung cấp thông tin về vị trí (location) cho trải nghiệm của bạn – nhấn “Next”;

airbnb experience là gì

chọn ngôn ngữ chính, nhấn muốn thêm ngôn ngữ khác nếu có – nhấn “Next”

airbnb experience là gì

chọn đối tượng khách dự định phục vụ – tổ chức liên kết nếu có – nhấn “Next”

airbnb experience là gì

+ Cho khách biết kỹ năng của bạn thế nào để tăng độ tin cậy và khả thi cho experience

airbnb experience là gì

+ Ở mục “4. Experience page”, cung cấp thêm thông tin về bạn bằng cách mô tả bản thân và trình độ tương ứng;

airbnb experience là gì

mô tả các hoạt động sẽ thực hiện theo trình tự cho trải nghiệm của bạn

mô tả những nơi sẽ ghé thăm trong chuyến trải nghiệm

airbnb experience là gì

thêm chi tiết về những gì bạn sẽ cung cấp

airbnb experience là gì

gợi ý những thứ khách nên mang theo

airbnb experience là gì

đặt tiêu đề cho trải nghiệm của bạn

thêm ảnh cho trải nghiệm của bạn

airbnb experience là gì

+ Ở mục “5. Setting”, cung cấp nơi khách có thể gặp bạn

airbnb experience là gì

những gì khách cần biết trước khi đặt trải nghiệm?

airbnb experience là gì

ai có thể tham gia vào trải nghiệm của bạn

airbnb experience là gì

số người tối đa tham gia vào trải nghiệm của bạn

airbnb experience là gì

cung cấp thời gian kéo dài của trải nghiệm – bắt đầu khi nào

airbnb experience là gì

giá cho 1 khách là bao nhiêu

airbnb experience là gì

thiết lập thời gian đặt trải nghiệm của khách

airbnb experience là gì

+ Ở mục “6. Your submition”, kiểm tra và thay đổi trải nghiệm nếu muốn – còn không, trả lời các câu hỏi sau cùng – nhập số điện thoại để nhận mã verify – nhập mã gồm 4 chữ số nhận được qua tin nhắn điện thoại – nhấn “Submit for review” để gửi yêu cầu tạo experience cho airbnb xem xét

airbnb experience là gì
airbnb experience là gì

+ Trong khi chờ đợi airbnb gửi xác nhận tạo experience thành công qua email – tiến hành thêm ID của bạn theo hướng dẫn (như hình)

airbnb experience là gì
airbnb experience là gì
airbnb experience là gì
airbnb experience là gì
airbnb experience là gì
airbnb experience là gì

———————————-

Giờ chỉ còn đợi phía airbnb xác minh thông tin và xác nhận experience của bạn đạt yêu cầu để đăng bán là bạn đã có thể kiếm tiền với tính năng đặc biệt hấp dẫn trên kênh thông tin về OTA tiềm năng này.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

[INFOGRAPHIC] Các thuật ngữ thường dùng trong ngành khách sạn

Bạn có phải là người mới bước chân vào ngành khách sạn? Bạn đang có nhu cầu nâng cao kiến ​​thức chuyên ngành của mình ?

Trong bảng thuật ngữ này, chúng tôi giải thích tất cả các định nghĩa về thuật ngữ ngành khách sạn từ ngang giá , quản lý doanh thu khách sạn đến các chương trình tiếp thị khách hàng thân thiết và các kênh phân phối .

Cùng học nhé!

Nguồn: mozaikhospitality.com

WEBSITE OTA VIỆT NAM

8 cách để nhân viên khách sạn nói tốt tiếng Anh

Đối với các bạn sinh viên mới vào làm trong khách sạn thì kỹ năng nghe nói sẽ quan trọng hơn đọc viết vì nghe nói là chủ yếu. Do đó bài này tôi nhấn mạnh vào kỹ năng nghe nói này. Vậy bí quyết để nói tốt tiếng Anh là gì? Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân để cải thiện kỹ năng tiếng Anh:

1. Phát âm đúng

Không như tiếng Việt có rất nhiều từ ghép, nếu bạn nói sai một chữ trong từ ghép thì người nghe vẫn hiểu được, ví dụ như nói Tình yêu ong manh, thì người ta vẫn hiểu đó là Tình yêu mong manh, còn nếu bạn nói tiếng Anh cho người nước ngoài hiểu thì nhất định phải phát âm đúng chữ đó. Hiện nay với iphone, truy cập vào internet, các bạn dễ dàng nghe được phát âm chuẩn của 1 chữ tiếng Anh. Việc phát âm chuẩn vừa giúp bạn nói đúng đồng thời giúp bạn nhớ lâu nghĩa của chữ tiếng Anh đó. Tất nhiên khi nhớ rõ cách phát âm đúng thì bạn sẽ nghe hiểu người nước ngoài nói dễ dàng hơn.

2. Nhớ nhiều từ vựng

Càng có nhiều từ vựng thì các bạn càng dễ diễn tả chính xác điều mình muốn nói. Ngay cả khi bạn không giỏi ngữ pháp cũng không sao, chỉ cần nói ra 1 từ là người nước ngoài đã hiểu bạn muốn nói gì rồi, cho dù có thể mang tiếng là tiếng Anh bồi, nhưng thà khách hiểu mình muốn nói gì còn hơn không biết nói gì với khách. Thật ra khi nói các bạn dùng thì hiện tại là khách cũng đã hiểu rồi, không cần phải dùng thì quá khứ, quá khứ hoàn thành, tương lai hoàn thành, … như các trung tâm hay dạy bài bản đâu, nên các bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này như phải chia động từ ở thì quá khứ thế nào, khi hỏi về chuyện quá khử phải thay “do” thành “did” chẳng hạn.

3. Ưu tiên tiếng Anh chuyên ngành

Vì mục đích dùng tiếng Anh của bạn là để làm việc, nên bạn cần ưu tiên cho tiếng Anh chuyên ngành. Đây là cách nhanh nhất để bạn có đủ tiếng Anh để ra nghề mà không phí thời gian cho việc học từ vựng, ngữ pháp thuộc các chủ đề không liên quan đến ngành mình đang học. Ví dụ bạn học về nhà hàng, thì nhất định phải nắm vững tất cả các từ tiếng Anh liên quan đến nhà hàng như các loại dĩa, các loại dao muỗng nĩa, ví dụ như napkin, fork, knife, … các loại nguyên vật liệu, thực phẩm, đồ ăn, đồ uống như beer, wine, sauce, soup, … các từ về nhân sự bộ phận nhà hàng như quản lí, nhân viên, … như manager, staff, waiter, waitress, greeter, cashier, … còn những từ liên quan đến bộ phận khác như sales, tiếp tân, kỹ thuật, kế toán, … thì biết cũng tốt nhưng không cần phải tập trung vào đó. Ví dụ bạn học nhà hàng thì việc biết từ vựng của bộ phận kế toán như financial statement, debt, revenue report, … cũng không giúp gì nhiều cho nghiệp vụ nhà hàng của bạn cả.

4. Sử dụng Youtube

Hiện nay với điện thoại bạn có thể dễ dàng vào Youtube để học tiếng Anh chuyên ngành hoàn toàn miễn phí và đa dạng. Ví dụ bạn đang học về Housekeeping thì vào Youtube gõ “English for Housekeeping” thì sẽ ra biết bao nhiêu là bài tiếng Anh về Housekeeping, ví dụ ở đây là 1 video từ vựng trong Housekeeping sau khi tôi gõ cụm từ trên

Tương tự học nhà hàng thì English for Restaurant, tiếp tân thì English for front office

5. Hãy làm mọi cách để khách hiểu mình

Các bạn hãy luôn nhớ rằng mục đích chúng ta hướng tới là làm sao để người kia, cụ thể là khách hoặc sếp người nước ngoài, hiểu được chúng ta; chứ không phải mục đích là phải nói hay, nói giỏi tiếng Anh. Ví dụ khi nói chuyện với khách, các bạn dùng cử chỉ cũng được (mà chúng ta hay nói là động từ “to quơ” đó), dùng lời nói cũng được, dùng hình vẽ, dùng chữ viết, … miễn sao khách hiểu chúng ta muốn nói gì là được. Ví dụ khách hỏi “What time is the restaurant open?”, nếu chúng ta không biết nói 6 giờ chẳng hạn, thì đưa 6 ngón tay, vậy là khách cũng hiểu rồi. Đặc biệt các bạn cần tận dụng chiếc điện thoại của mình, có thể cài google translate, khách nói vào nó sẽ tự động dịch ra tiếng Việt (thường khá chuẩn), còn bạn nói tiếng Việt vào thì nói dịch ra tiếng Anh cho khách nghe (chức năng này đôi khi không chuẩn lắm vì tiếng Việt khó quá, vẫn chưa dịch chính xác được, nhưng có còn không). Hoặc bí quá thì có thể kéo đồng nghiệp, cấp trên lại nói cho khách hiểu. Mục đích là giải quyết cho khách chứ đừng bao giờ đứng yên, lắc đầu, ậm ừ, … Hãy tận dụng hết vốn từ vựng bạn biết để diễn tả, ví dụ, thấy khách đứng mỏi chân, bạn muốn nói cái ghế mà không nhớ chữ Chair thì dùng từ bạn biết để nói, ví dụ như Something to sit – cái gì đó để ngồi, tất nhiên là cái ghế rồi, vậy là khách sẽ hiểu bạn muốn nói về cái ghế

6. Hãy cứ nói đi

Các bạn hãy cứ nhớ rằng khách người nước ngoài nói tiếng Việt cũng đôi có được, nên việc mình là người Việt Nam nói không chuẩn tiếng Anh là đương nhiên và không có gì phải xấu hổ cả. Nhớ điều này sẽ giúp các bạn thêm tự tin khi nói tiếng Anh, đừng sợ sai, nếu không hiểu khách sẽ hỏi lại mình, và mình sẽ nói rõ hơn những chỗ khách chưa hiểu. Tôi chưa thấy khách nào chê khách sạn vì nhân viên nói tiếng Anh dở cả, ngược lại họ đánh giá cao những nhân viên tuy còn dở tiếng Anh nhưng nhiệt tình cố gắng nói chuyện để giúp giải quyết vấn đề của họ.

7. Nói tiếng Việt giỏi trước khi nói tiếng Anh giỏi

Nói bạn nói tiếng Anh không giỏi có thể vì tiếng Việt bạn chưa giỏi, ví dụ như cách trình bày ý nào trước ý nào sau, cần nhấn mạnh điều gì, mở bài nói gì, thân bài nói gì, kết luận nói gì, … Vì dụ đề bài là hãy trình bày bằng tiếng Anh các bước chuẩn bị một bàn ăn chuẩn, nếu các bạn thấy khó khăn thì trước tiên hãy cứ nói các bước trình bày bằng tiếng Việt trước, điều này sẽ giúp bạn có được một dàn ý trong đầu, sắp xếp các ý tưởng, … từ đó bạn chuyển những phần tiếng Việt đó thành tiếng Anh là xong

8. Tất cả chỉ vì lười

Hiện nay do có quá nhiều cám dỗ như facebook, phim, ca nhạc, bạn bè rủ đi cafe, … các bạn sinh viên rất dễ mất nhiều thời gian vào các thứ đó, đến khi muốn học tiếng Anh thì đã tối rồi, không còn thời gian, buồn ngủ, mệt mỏi nên không thể nào rèn luyện được. Thật sự việc tự học là chuyện rất khó, nên nếu bạn không thể tự học được thì chỉ có một cách là đăng ký học tiếng Anh ở trung tâm để có ai đó thúc bạn học. Còn nếu có chút quyết tâm thì tận dụng những lúc rãnh rỗi cũng được vào Youtube như ở điều 4, vừa thư giãn vừa luyện được tiếng Anh.

Nguồn: Fanpage RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Các bước yêu cầu thay đổi tên cơ sở lưu trú trên các trang OTA

Trong bài viết Các bước yêu cầu thay đổi tên cơ sở lưu trú trên các trang OTA này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết thực hiện. Thông thường khi đổi tên trên các trang sẽ mất tầm 2 tuần để dữ liệu cập nhật hết, trong thời gian này nếu thứ hạng của cơ sở lưu trú của bạn mà không tốt thì gần như sẽ có rất ít booking đặt phòng.

Txl Cac Buoc Yeu Cau Thay Doi Ten Co So Luu Tru Tren Cac Trang Ota
Txl Cac Buoc Yeu Cau Thay Doi Ten Co So Luu Tru Tren Cac Trang Ota

B1: Xác định lại tên gọi cần thay đổi
B2: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như ĐKKD,hợp đồng thay đổi chủ sở hữu…
B3: Gửi y.c thay đổi tên trên các trang OTA trong hộp thư hỗ trợ như booking.com, Agoda, Expedia, Traveloka… hoặc gửi qua email support của các trang.
Với mỗi trang sẽ có nhưng yêu cầu riêng thông thường sẽ cần hợp đồng thể hiện sự sang nhượng hoặc đăng ký kinh doanh có thông tin chủ sở hữu mới hoặc như trên expedia thì chỉ cần thay đổi trên website cũ (với tên gọi mới)
B4: Chỉnh sửa phần mô tả cho cơ sở lưu trú mới (gửi yêu cầu) để cập nhật
B5: Thay đổi tên trên google map

Xem thêm: Seri hướng dẫn SALES OTA

Nếu bạn cảm thấy khó khăn hãy liên hệ với chúng tôi để tham gia khóa đào tạo thực tế sales OTA 1-1 hoặc thuê vận hành OTA trả theo thực tế doanh thu nhận được qua Gói dịch vụ quản trị các kênh OTA nhé! Với kinh nghiệm thực tế chúng tôi có được sẽ giúp bạn đi đúng đường, đi nhanh hơn, tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Những ai có thể bán phòng trên OTA? Cần chuẩn bị những gì?

Liệu tôi có thể bán phòng được không? Trong bài viết những ai có thể bán phòng trên OTA? chúng tôi sẽ đề cập cụ thể vấn đề này cũng nhưng các công việc cần chuẩn bị để bán phòng trực tuyến với các kênh thông tin về OTA

Kênh bán phòng OTA là gì?

OTA viết tắt của Online Travel Agent là một thuật ngữ được dịch sang tiếng Việt là đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ du lịch đơn lẻ hoặc các gói dịch vụ như: phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay, vé xe … cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, được đặt qua các đại lý (qua các website, ứng dụng trung gian) và hình thức thanh toán có thể là thanh toán qua cho đơn vị trung gian hoặc trực tiếp nhà cung cấp dịch vụ khi sử dụng dịch vụ.

Txl Nhung Ai Co The Ban Phong Tren Ota
Txl Nhung Ai Co The Ban Phong Tren Ota

Thủ tục đăng ký các kênh bán phòng OTA?

Tùy theo cách kênh thông tin về OTA mà các bước đăng ký khác nhau. Nhưng cơ bản sẽ cần cung cấp thông tin về tên cơ sở lưu trú, các loại phòng, mô tả về cơ sở lưu trú, mô tả từng loại phòng, số lượng phòng mở bán…

Cần chuẩn bị gì để bán phòng trên OTA

Dưới đây là một số nội dung công việc cần triển khai setup hệ thống bán phòng OTA ban đầu

  1. Lấy tên gọi của cơ sở lưu trú (nếu chưa đặt)
  2. Khảo sát cơ sở thực tế, tư vấn đặt tên khách sạn, loại phòng, hạng phòng
  3. Thông tin/ công việc cần chuẩn bị:
    1. Chụp Ảnh các loại/ hạng phòng, khách sạn tổng thể (bên ngoài) (thuê thợ chụp ảnh chuyên nghiệp) để lấy tư liệu bán phòng, quảng bá…Nếu chưa có chúng tôi có thể cung cấp thông tin đối tác cho Quý khách
    2. Đăng ký máy thanh toán cà thẻ offline (MOTO) ở 1 số ngân hàng như Vietinbank, BIDV…để nhận tiền thanh toán qua ngân hàng
    3. Giấy đăng ký kinh doanh/ hộ kinh doanh (nếu có), CMT/CCCD/HC của người đại diện theo ĐKKD
    4. Cung cấp Email để nhận thông tin đặt phòng (Chúng tôi hỗ trợ set up email theo tên miền nếu Quý khách đã có website và chưa sử dụng)
  4. Cung cấp các thông tin cần thiết theo thông tin trên cho chúng tôi để tiến hành setup hệ thống bán phòng

Tất nhiên việc bán phòng trên Bất kỳ chủ nhà cá nhân đều có thể đăng bán phòng trên hệ thống bán phòng toàn cầu như Airbnb, booking.com, Agoda… Tuy nhiên để đảm bảo tối đa thì chỉ hộ đăng ký kinh doanh, pháp nhân mới có thể đăng bán tại tất cả các kênh vì một số kênh thông tin về OTA tại Việt Nam phải yêu cầu phải có đăng ký kinh doanh và phải xuất hóa đơn cho đối tác/ hoặc cho khách hàng (tùy theo kiểu hợp đồng hợp tác)

Một số kênh thông tin về OTA phổ biến không yêu cầu đăng ký kinh doanh:

  • Airbnb
  • booking.com
  • ctrip

Một số kênh thông tin về OTA phổ biến cần phải có ĐKKD:

  • Agoda
  • traveloka
  • expedia
  • vntrip
  • mytour

Tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay.

Xem thêm: Seri hướng dẫn SALES OTA

Nếu bạn cảm thấy khó khăn hãy liên hệ với chúng tôi để tham gia khóa đào tạo thực tế sales OTA 1-1 hoặc thuê vận hành OTA trả theo thực tế doanh thu nhận được qua Gói dịch vụ quản trị các kênh OTA nhé! Với kinh nghiệm thực tế chúng tôi có được sẽ giúp bạn đi đúng đường, đi nhanh hơn, tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

OTA Việt Nam #otavietnam

Alacarte là gì? 4 bước quy trình phục vụ alacarte trong nhà hàng

Alacarte là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong nhà hàng. Vậy bạn có biết alacarte là gì? Quy trình phục vụ alacarte trong nhà hàng ra sao? Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây của tranxuanloc.com nhé!

alacarte là gì
Bạn có biết Alacarte là gì? Quy trình phục vụ Alacarte là gì?

Alacarte chỉ một loại hình dịch vụ ăn uống rất được ưa chuộng hiện nay, phục vụ nhu cầu ăn uống đa dạng của thực khách tại nhà hàng. Vậy alacarte là gì?

Alacarte là gì?

Alacarte hay À la carte là thuật ngữ dùng để chỉ bữa ăn được khách gọi món lẻ dựa theo thực đơn có sẵn của nhà hàng. Tùy vào sở thích và số lượng thành viên trên bàn ăn mà thực khách có thể tự do lựa chọn bất kỳ món ăn nào có trong thực đơn với số lượng mong muốn và phù hợp. Ngoài ra, với Alacarte, khách có thể lựa chọn danh sách các món ăn và yêu cầu nhà hàng linh hoạt chế biến với khẩu phần phù hợp với số lượng người ăn trên bàn. Chẳng hạn, chế biến 4 món cho phần 5 người hay làm 3 món cho 2 người…

Alacarte có nguồn gốc từ phương Tây và phổ biến nhất tại các nhà hàng Âu. Hiện nay, nhiều món Á cũng sử dụng hình thức phục vụ này.

alacarte là gì
Alacarte là gì? – Alacarte là hình thức gọi món lẻ theo thực đơn có sẵn trong nhà hàng

Quy trình phục vụ Alacarte chuẩn

+ Trước khi khách đến

  • Làm vệ sinh toàn bộ nhà hàng, nhất là khu vực phục vụ ăn uống: gồm lau chùi, làm sạch sàn, thảm, kính, vật trang trí, bàn ghế và các trang thiết bị, vật dụng có liên quan
  • Chuẩn bị, kiểm tra tình trạng của các trang thiết bị sử dụng phục vụ khách; đảm bảo hoạt động tốt, không hư hỏng, trục trặc
  • Chuẩn bị, kiểm tra tình trạng các dụng cụ phục vụ ăn uống như chén, dĩa, ly, tách, dao, muỗng, nĩa, khăn, hũ gia vị, thực đơn… đảm bảo đủ số lượng và được vệ sinh sạch sẽ
  • Kiểm tra thông tin đặt bàn và những yêu cầu đặc biệt của thực khách (nếu có)
  • Set up bàn ăn theo đúng quy định tiêu chuẩn của nhà hàng hoặc yêu cầu trước đó của thực khách (nếu có)
  • Nhân viên phục vụ cần liên hệ với bếp, bar để nhận thông tin về những món mới, món đặc biệt hoặc món không phục vụ trong ngày dùng khi tư vấn, giới thiệu thực đơn cho khách
  • Hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành công việc set up đầu ca
alacarte là gì
Nhân viên phục vụ cần đảm bảo chuẩn bị chu đáo trước khi phục vụ khách

+ Chào đón và phục vụ khách

  • Luôn có mặt tại vị trí phục vụ được phân công để quan sát và nhận biết ngay khi có khách đến
  • Chủ động bước tới chào đón khách với thái độ niềm nỡ – nói chuyện đủ to, rõ, cử chỉ linh hoạt, lịch sự và thân thiện
  • Hỏi về số lượng khách, khách có đặt bàn trước không
  • Tiếp nhận thông tin và dẫn khách vào chỗ ngồi phù hợp, chủ động kéo ghế mời khách ngồi
  • Trình thực đơn cho khách; chờ đợi trong giây lát để khách có thời gian xem qua thực đơn và quyết định chọn món
  • Tiếp nhận yêu cầu gọi món của khách – giới thiệu, tư vấn thức uống hay món ăn cho thực khách nếu được yêu cầu
  • Nhắc lại thực đơn khách gọi, bao gồm tên món, số lượng món, yêu cầu đặc biệt nếu có
  • Chuyển thực đơn cho các bộ phận liên quan (bar, bếp)
  • Mang đồ uống/ đồ ăn mà khách đã chọn lên phục vụ khách
  • Chú ý quan sát, xin phép khách được dọn bớt các đĩa, ly tách, dao, muỗng, nĩa dơ để thay bộ dụng cụ phục vụ món ăn khác nếu có – tiếp nước cho khách
  • Chú ý quan sát để kịp thời tiếp nhận và giải đáp, phục vụ mọi yêu cầu của khách (nếu có)
  • Thực hiện các công việc phát sinh khác trong ca làm việc
alacarte là gì
Nhân viên phục vụ phải luôn đảm bảo phục vụ khách với chất lượng tốt nhất

+ Thanh toán và tiễn khách

  • Tiếp
    nhận yêu cầu thanh toán từ khách
  • Xác
    nhận với khách về hình thức thanh toán rồi thông báo cho nhân viên thu ngân lấy
    hóa đơn, đưa khách kiểm tra
  • Nhận
    tiền và hóa đơn từ khách – xác nhận số tiền vừa nhận rồi mang gửi đến thu ngân
    – trả lời hóa đơn thanh toán và tiền thừa (nếu có) cho khách

  • thể khéo léo hỏi ý kiến khách về mức độ hài lòng khi dùng bữa; nhắc nhở và kiểm
    tra xem khách có để quên đồ gì tại nhà hàng không
  • Cảm
    ơn khách; chào tiễn khách và hẹn gặp lại

+ Dọn dẹp và set up lại bàn ăn

  • Nhân viên phục vụ tiến hành dọn dẹp bàn ăn nhanh chóng, lau chùi sạch sẽ và chuyển đồ dùng dơ vào khu vực hoặc bộ phận có liên quan
  • Set up lại bàn ăn như ban đầu theo đúng quy định tiêu chuẩn nhà hàng
  • Chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp và phục vụ những vị khách tiếp theo

Qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn hiểu được alacarte là gì, quy trình phục vụ alacarte ra sao; từ đó bổ sung và hoàn thiện kiến thức về phục vụ nhà hàng, hỗ trợ tốt cho công việc trong tương lai.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Lounge là gì? 6 đặc trưng làm nên loại hình Lounge trong khách sạn

Lounge là một trong những loại hình kinh doanh tuy khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn. Vậy bạn có biết Lounge là gì? Đặc trưng nổi bật nào làm nên loại hình Lounge? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của tranxuanloc.com để tìm kiếm câu trả lời.

lounge là gì

Bạn có biết Lounge là gì? Đặc trưng
của Lounge là gì?

Cùng
với Bar, Pub hay Club, Lounge hiện được không ít khách sạn đầu tư để phục vụ
nhu cầu của khách lưu trú và nhanh chóng trở thành một trong những dịch vụ
F&B hot nhất trong kinh doanh khách sạn. Vậy Lounge là gì?

Lounge là gì?

Lounge
là thuật ngữ chỉ loại hình kinh doanh dịch vụ thức uống, được pha trộn giữa
phong cách quán cafe và bar – phục vụ cả thức uống có cồn và không cồn như
cocktail, rượu mạnh, cafe, capuchino hay nước giải khát khác… Lounge thường bố
trí những chiếc sofa mềm êm trong không gian thoáng đãng, rộng rãi, mang đến
không khí tươi vui nhưng dễ chịu cho khách hàng. Đây được coi là một trong những
hình thức kinh doanh thức uống thu hút khách ở nhiều nước trên thế giới.

lounge là gì

Lounge là gì? – Lounge là loại hình
kinh doanh dịch vụ thức uống được pha trộn phong cách giữa quán cafe và bar

6 đặc trưng nổi bật của Lounge

+ Nguồn gốc ra đời

Lounge
ban đầu là những khu vực rộng lớn cho khách VIP ngồi nghỉ trong khi chờ ở sân
bay hay khách sạn để làm các thủ tục. Về sau, để phục vụ cao hơn nhu cầu của xã
hội, Lounge được nâng cấp và phát triển thành địa điểm vui chơi giải trí, là
không gian thưởng thức âm nhạc và đồ uống, trò chuyện với bạn bè.

+ Đối tượng phục vụ

Lounge
là điểm đến lý tưởng cho những vị khách muốn thưởng thức các loại đồ uống, thư
giãn trong âm nhạc và thoải mái trò chuyện với bạn bè mà không cần phải ghé vào
tai nhau và hét lên thật to như ở quán bar hoặc nhẹ nhàng, yên tĩnh đến buồn tẻ
như ở quán cafe. Lounge thậm chí còn là sự lựa chọn để bàn bạc, trao đổi công
việc với đối tác

lounge là gì

Lounge thích hợp cho cả khách đi một
mình, khách nhóm hay gặp gỡ đối tác để trao đổi công việc

+ Thiết kế

Lounge
được thiết kế sang trọng, hiện đại nhưng phải đảm bảo tạo ra được một không
gian gần gũi, thân thiện và thoải mái nhất cho khách hàng khi ngồi giải trí,
nghe nhạc và trò chuyện cùng nhau. Nội thất trong Lounge thường mang tông màu lạnh,
kết hợp với chất liệu hiện đại như đá hoa cương, kim loại phản quang tạo nên mỹ
quan sang trọng, đẳng cấp nhưng vẫn hài hòa và nhã nhặn, phù hợp với tổng thế
thiết kế chung. Khách đến Lounge có thể chọn cho mình khu vực ngồi một mình hoặc
theo nhóm tùy thích.

+ Âm nhạc


Lounge đúng chuẩn, khách sẽ được thưởng thức dòng nhạc lounge music – loại nhạc
kết hợp nhiều loại âm thanh điện tử, có sự tham gia của ca sĩ, DJ cùng những
ánh đèn nháy lấp lánh, huyền hoặc… Ngoài ra, Lounge cũng phục vụ đa dạng các thể
loại nhạc, kể cả nhạc jazz hay hiphop, đêm nhạc nhẹ, nhạc theo chủ đề…

+ Thực đơn

Thực
đơn tại Lounge khá đơn giản, thức uống chủ yếu là các loại trà, cà phê,
cocktail, rượu vang, champagne… Ngoài ra, Lounge còn phục vụ một số thức ăn nhẹ
như các loại snack, finger food, canapé.

lounge là gì

Mojito cocktail là thức uống được
ưa chuộng tại Lounge

+ Những Lounge nổi tiếng tại Việt Nam

Tại
Việt Nam, loại hình Lounge dần được biết đến và ưa chuộng, bao gồm cả Lounge hoạt
động riêng biệt và Lounge trong khách sạn. Dưới đây là 5 Lounge nổi tiếng nhất
hiện nay:

  • Swing Lounge – 21 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm,
    Hà Nội
  • Summit Lounge – tầng 20, khách sạn
    Pacific Hà Nội
  • Boudoir Lounge – tầng trệt, khách sạn
    Sofitel Plaza Saigon
  • Pandora Sky Lounge – 36 Bùi Thị Xuân,
    Q.1, Tp.HCM
  • Shiri Restaurant & Lounge – tầng 23,
    tòa nhà Centec Tower, Tp.HCM
lounge là gì

Summit Lounge với
không gian ngoài trời, có thể ngắm toàn cảnh thành phố

Lounge
hiện vẫn là hình thức kinh doanh còn khá mới ở Việt Nam nên chưa có nhiều đối
thủ cạnh tranh trực tiếp. Đầu tư phát triển Lounge được xem là hướng đi tiềm
năng cho các chủ đầu tư trong ngành khách sạn, nhà hàng.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Cách tính định biên nhân sự khách sạn | Tg: Bùi Xuân Phong

Bố mẹ bạn định xây một khách sạn 5 sao 200 phòng, bài tập ở trường yêu cầu bạn tính số lượng nhân viên cần có cho khách sạn 3 sao 75 phòng, bạn cần ước tính số lượng nhân viên và chi phí lương cho một khách sạn 4 sao 150 phòng để họp kế hoạch kinh doanh với Chủ đầu tư. Bạn phải làm sao tính toán đúng khi ngoài kia có quá nhiều thày bói xem voi phán mỗi người một kiểu hay những “chuyên ra” hăng say tầm chương trích cú mà hỏi về bản chất thì mù tịt ?

Nói về định biên khách sạn, thuật ngữ tiếng Anh thường dùng là staff to room ratio hoặc employee to room ratio (keyword để các bạn tra google mà đọc thêm tài liệu tiếng Anh để có cái mà hỏi để hiểu bản chất). Lưu ý là tỷ lệ được tính trên tổng số cán bộ nhân viên của khách sạn từ Tổng quản lý trở xuống, bao gồm cả Nhân sự, Kế toán, Sales….ta bắt đầu tính toán theo các tiêu chí sau để có tổng số lượng nhân sự cần cho khách sạn:

  1. Cấp độ sao QUỐC TẾ và quy mô của khách sạn quyết định tỷ lệ nhân viên phục vụ khách, ví dụ khách sạn 5 sao cần tỷ lệ 2.0 (tức là 2 nhân viên phục vụ 1 phòng khách) nhưng khu nghỉ dưỡng 5 sao với quy mô 200 – 500 phòng bao gồm cả villa trải dài trên bãi biển thì có thể cần tỷ lệ 2.5. Tương tự, khách sạn 4 sao thông thường cần tỷ lệ 1.5 còn khách sạn 3 sao chỉ cần tỷ lệ 1.0 nhưng với khách sạn 4 sao đầy đủ các dịch vụ thì có thể cần tỷ lệ 1.7, hay một khu nghỉ dưỡng 3 sao kèm dịch vụ vui chơi giải trí biển có thể tăng tỷ lệ thành 1.5.
  2. Tùy vào số lượng và bản chất các dịch vụ gia tăng của khách sạn và địa bàn hoạt động quyết định tỷ lệ nhân viên phục vụ khách, ví dụ khu nghỉ dưỡng 5 sao tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng với dịch vụ conceige từ đón tiễn sân bay, đưa đón trong nội khu đến hành lý, thông tin đủ kiểu, nhà hàng các loại từ Tây, Tàu, Nhật, turndown service, nhà hát mini, sân khấu ngoài trời, các lớp yoga, nấu ăn…thì tỷ lệ định biên có thể 2.5 trong khi khách sạn 5 sao bên bờ sông Hàn có khi chỉ cần tỷ lệ 2.0 hoặc thậm chí 1.7. Khách sạn Park Hyat SG có khoảng 500 CBNV phục vụ 252 phòng, tỷ lệ 2.0 trong khi khu nghỉ dưỡng Intercontinential Da Nang Sun Peninsula tại Đà Nẵng có 197 phòng cũng được phục vụ bởi 500 CBNV, tỷ lệ 2.5.
  3. Tùy thuộc vào năng suất của nhân viên, năng lực của đội ngũ quản lý, mức độ áp dụng công nghệ, mức độ thuê ngoài một số dịch vụ quyết định tỷ lệ định biên nhân sự khách sạn cho nên tỷ lệ khách sạn 5 sao ở HN có thể khác tỷ lệ ở SG hay hoàn toàn khác tỷ lệ ở Sapa, Nha Trang, Đà Nẵng…

Cho nên, để tính được số lượng nhân sự cần cho khách sạn thì phải biết được đối tượng khách mà khách sạn đó phục vụ, chất lượng dịch vụ mà khách sạn đó hướng tới, hình thức, quy mô và các loại dịch vụ của khách sạn, địa bàn hoạt động của khách sạn, năng lực của đội ngũ… Chưa hết, tỷ lệ còn có thể điều chỉnh ở giai đoạn pre-opening và khi đã hoạt động được một thời gian để đảm bảo mục tiêu cân bằng giữa chi phí lao động và chất lượng dịch vụ. Phương pháp tính staff to room ratio là từ trên xuống kết hợp với cách tính định biên từ các bộ phận lên như định biên bp Tiền sảnh, định biên bp HK, định biên bp Nhà hàng….để Tổng quản lý và Chủ đầu tư thống nhất tổng số CBNV của khách sạn. Đừng chết thì thiếu hiểu biết, gặp phải lang băm rồi lại đổ tại nghề

Nguồn bài viết:

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Kiểm soát doanh thu, chống thất thoát trong kinh doanh khách sạn với 3 tầng phòng vệ

Quan điểm quản trị của tôi đối với kiểm soát doanh thu khách sạn/sân golf là tối ưu hóa doanh thu và chống thất thoát còn đối với kiểm soát chi phí là đảm bảo các khoản chi được kiểm soát cân đối với tỷ lệ doanh thu và chống thất thoát. Tối ưu hóa doanh thu là nghiệp vụ của quản trị doanh thu (revenue management) cũng như kiểm soát chi phí (cost control) không phải là cắt giảm chi phí (cut cost) mà là cân đối tỷ lệ doanh thu/chi phí còn chống thất thoát là sự kết hợp môi trường kiểm soát và nghệ thuật của quản lý con người. Phần mềm quản lý cũng như hệ thống chỉ tạo ra môi trường kiểm soát để giúp người quản lý phòng, chống và răn đe chứ phần mềm và hệ thống không tự động chống thất thoát được.

Ở bài này, tôi chia sẻ và hướng dẫn cách xây dựng 3 tầng phòng vệ chống thất thoát doanh thu như sau:

Tầng thứ nhất, tại bộ phận bán hàng

Đối với bán hàng dịch vụ ks thì bộ phận bán hàng chủ yếu tập trung bán buôn số lượng lớn với các doanh nghiệp (Corp, Mice) hoặc đại lý (OTA, TA, TO). Các hợp đồng được quản lý bán hàng ký với các doanh nghiệp và các đại lý phải tuân thủ đúng giá quy định trên CẤU TRÚC GIÁ đã được phê duyệt. Nhân viên hỗ trợ bán hàng (sales admin) chịu trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra giá trên hợp đồng trước khi trình các cấp thẩm quyền ký duyệt và lưu hợp đồng cũng như các yêu cầu đặt dịch vụ để đối chiếu khi cần. Các hợp đồng và yêu cầu đặt dịch vụ được lưu và theo dõi trên báo cáo doanh thu hàng tháng để kịp thời tham mưu, cảnh báo và chấn chỉnh những vi phạm cấu trúc giá ngay từ giai đoạn bán hàng. Hàng ngày hoặc hàng tuần, DOSM phải ký duyệt các báo cáo doanh thu được chuẩn bị bởi nhân viên hỗ trợ bán hàng để xác nhận việc kiểm soát cấu trúc giá tại bộ phận bán hàng.

Tầng thứ hai, tại bộ phận nhận đặt phòng và/hoặc lễ tân

Mọi yêu cầu dịch vụ của khách chỉ được thực hiện sau khi yêu cầu đặt phòng được xác nhận với bộ phận đặt phòng. Bộ phận đặt phòng nhận yêu cầu dịch vụ từ nhiều kênh khác nhau và luôn luôn phải kiểm tra đối chiếu với cấu trúc giá trước khi xác nhận đặt hẹn dịch vụ lên hệ thống để quầy lễ tân bắt đầu chu trình thực hiện phục vụ khách hàng (trừ walk in ngoài giờ thì đặt phòng check sau). Đồng thời, nhân viên lễ tân cũng chịu trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu giá dịch vụ với cấu trúc giá khi chuẩn bị đón khách và trước khi check in nhằm phát hiện các lỗi có thể lọt qua bộ phận bán hàng và bộ phận đặt phòng. Các phát hiện vi phạm cấu trúc giá ở giai đoạn này giúp ngăn chặn vi phạm ngay từ trước khi khách tới ks và trong khi khách sử dụng dịch vụ để cảnh báo và chấn chỉnh đội ngũ bán hàng trên tất cả các kênh nếu vi phạm lọt qua được tầng thứ nhất. Hàng ngày, quản lý bộ phận đặt phòng và/hoặc lễ tân phải ký duyệt các báo cáo doanh thu trước khi nộp về phòng tài chính kế toán, danh sách đặt phòng của ngày hôm sau hoặc dự báo tuần được chuẩn bị bởi nhân viên đặt phòng/nhân viên thu ngân để xác nhận việc kiểm soát cấu trúc giá tại bộ phận đặt phòng và/hoặc bộ phận lễ tân.

Tầng thứ ba, tại bộ phận kế toán doanh thu

Hàng ngày, bộ phận kế toán doanh thu phải kiểm tra toàn bộ chứng từ doanh thu của ngày hôm trước, trong đó việc đối chiếu giá dịch vụ đã bán với cấu trúc giá là nhiệm vụ quan trọng nhất. Cũng như ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, việc đối chiếu cấu trúc giá có thể tự động hóa bằng hệ thống phần mềm hoặc làm thủ công tùy theo mỗi ks. Lúc này, bộ phận kế toán doanh thu thực hiện việc kiểm soát sau khi khách hàng đã sử dụng dịch vụ nên các sai phạm về cấu trúc giá chỉ có thể chấn chỉnh đội ngũ tiếp nhận đặt phòng và đội ngũ bán hàng mà không thể thu hồi doanh thu từ khách hàng cho nên mức độ vi phạm là rất nghiêm trọng khi phát hiện. Đây cũng là tầng phòng vệ cuối cùng để vi phạm bị phát hiện có thể được chấn chỉnh và sửa chữa ngay lập tức mà không để lại hậu quả nghiêm trọng mang tính hệ thống ảnh hưởng đến kết quả doanh thu và chiến lược kinh doanh. Hàng ngày, giám đốc tài chính/kế toán trưởng phải ký duyệt các báo cáo doanh thu ngày hôm trước chuẩn bị bởi kế toán doanh thu và trình Tổng quản lý duyệt xác nhận việc kiểm soát doanh thu tại bộ phận kế toán.

Nếu vi phạm cấu trúc giá lọt qua cả 3 tầng phòng vệ thì sai sót chỉ có thể phát hiện được nhờ kiểm toán nội bộ 3 – 6 tháng/lần. Tuy nhiên, khi kiểm toán nội bộ phát hiện sai phạm thì thiệt hại mang tính hệ thống có thể rất nghiêm trọng với số lượng lớn và thời gian dài mà Tổng quản lý có thể không còn thời gian cho các giải pháp khắc phục. Kiểm soát được tuân thủ cấu trúc giá góp phần quan trọng thành công của việc thực hiện chiến lược kinh doanh thì kiểm soát được doanh thu đã thực hiện mới bảo toàn được kết quả của chiến lược kinh doanh ấy.

Dịch vụ lưu trú cũng tương tự dịch vụ golf, thất thoát doanh thu từ các quầy thu tiền là thách thức lớn đối với quản lý khách sạn/sân golf, đặc biệt ở những khách sạn/ sân golf có số lượng khách vãng lai nhiều. Khác với khách lưu trú check in chiều ngày hôm trước và có thể check out và trả tiền vào sáng ngày hôm sau, các golf thủ của sân golf có thể check in lúc 6:30 và trả tiền mặt để rời khỏi sân golf lúc 12:00 cùng ngày với chi trả có thể từ từ 1,500,000 VNĐ đến 2,500,000 VNĐ/người. Nếu kiểm soát việc thu tiền mặt tại các quầy không được thực hiện tốt, thất thoát có thể tối thiểu 10,000,000 VNĐ/ngày tương đương 300,000,000 VNĐ/tháng hoặc nhiều hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, bên cạnh thực thi hệ thống kiểm soát cấu trúc giá, tôi còn yêu cầu các bộ phận thực hiện chế độ kiểm soát tiền mặt thu tại quầy bằng cách quy định nhân viên thu ngân khi check out phải lấy chữ ký xác nhận của khách hàng trên hóa đơn lưu chứng từ được in từ hệ thống phần mềm, đồng thời tiền mặt phải được cho vào phong bì và niêm phong cùng báo cáo chi tiết tiền mặt trong ca làm việc. Kết thúc mỗi ca làm việc, nhân viên thu ngân nộp phong bì vào két sắt tại quầy. Bộ chứng từ kèm theo báo cáo doanh thu ca làm việc có chữ ký xác nhận của nhân viên đó cùng với chữ ký của người làm chứng là đồng nghiệp trong ca hoặc quản lý cấp trên được gom lại nộp cho kế toán doanh thu vào ngày hôm sau. Sáng ngày hôm sau, thủ quỹ cùng một nhân viên an ninh làm chứng sẽ đi thu các phong bì đã niêm phong tại két sắt các quầy thu tiền để nộp về quỹ đồng thời thu các bộ chứng từ về cho kế toán doanh thu kiểm tra. Các bộ chứng từ doanh thu và tiền mặt luôn được kiểm tra độc lập và đảm bảo trùng khớp.

Bên cạnh đó, quỹ tiền mặt để đổi tiền lẻ và tiền khách tip phải được kiểm đếm và xác nhận giao ca hàng ngày bởi trưởng ca/trưởng bộ phận. Bộ phận kế toán có thể kiểm tra quỹ đột xuất bất cứ lúc nào. Thừa và thiếu quỹ đều có thể dẫn đến kỷ luật bằng hình thức đuổi việc. Tiền mặt bị phát hiện tại quầy mà không rõ nguồn gốc sẽ bị tịch thu và điều tra. Túi, ví cá nhân không được mang vào khu vực làm việc mà phải để ở locker. Camera chỉ là công cụ để xem lại phục vụ công tác điều tra khi xảy ra sự cố chứ không có ai ngồi cả ngày theo dõi qua màn hình được.

Ngoài ra, chương trình khách hàng bí mật (mystery shopping) nên được triển khai định kỳ, theo đó khách sạn thuê một số chuyên gia định kỳ tới sử dụng dịch vụ như khách lưu trú thủ vãng lai để đánh giá chất lượng dịch vụ đồng thời cảnh báo các trường hợp vi phạm doanh thu tại quầy. Bản chất của chương trình khách hàng bí mật đối với hệ thống kiểm soát là cảnh báo để đội ngũ không thực hiện các hành vi vi phạm chứ không sử dụng để rình bắt và sa thải nhân viên cho nên có thể thông báo công khai cho cán bộ, nhân viên khi thực hiện chương trình. Chỉ giữ bí mật thời gian và người thực hiện. Đối với ngành dịch vụ thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất cho nên các giải pháp kiểm soát phải đạt mục tiêu cảnh báo và giúp điều chỉnh hành vi chứ không nhằm khủng bố hay trừng phạt. Nguyên tắc của chương trình khách hàng bí mật tương tự việc đặt biển thông báo có camera giám sát trong các cửa hàng bán quần áo hoặc siêu thị.

Tất cả các biện pháp trên được thực hiện đồng bộ, định kỳ và nghiêm túc theo thời gian sẽ trở thành văn hóa và kỷ luật điều chỉnh hành vi và ý thức của cán bộ, nhân viên. Người tốt thì yên tâm làm tốt còn kẻ xấu thì không dám làm càn, hoặc tự đào thải đi chỗ khác.

Nguồn bài viết: FB

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.