Chìa khóa tiết kiệm chi phí trong kinh doanh nhà hàng

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, việc tiết kiệm chi phí một cách tối đa sẽ giúp công việc kinh doanh thuận lợi hơn. Hãy cùng tìm hiểu chìa khóa giúp việc chi tiêu cân bằng và mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà hàng của bạn nhé.

Chuyên gia Hiệp hội Nhà hàng Hoa Kỳ, bà Linda Lipsky nói rằng các nhà hàng thường có xu hướng tăng cao chi phí thực phẩm khi doanh thu nhà hàng tăng. Trong khi theo bà, chi phí thực phẩm có thể giảm từ 50% xuống còn 34% khi quản lý nhà hàng thiết lập chế độ chi tiêu hợp lý hơn.

Mua hàng từ nhiều nhà cung cấp

Nhiều nhà hàng có xu hướng liên kết với một vài nhà cung cấp nguyên vật liệu quen thuộc bởi việc duy trì mối quan hệ lâu năm với một nhà cung cấp thị trường sẽ nhận được chiết khấu cao. Nhưng thị trường luôn biến động, giá nguyên liệu cũng gia tăng theo thời gian, còn chính sách bán hàng của nhà cung cấp lại ít thay đổi. Do đó, chủ nhà hàng luôn cần tìm kiếm những nhà cung cấp phù hợp hơn để thỏa thuận được mức giá tốt hơn cho nhà hàng của mình.

Ưu tiên cho chất lượng sản phẩm

Dù muốn cắt giảm chi phí thực phẩm nhưng lựa chọn những nguyên liệu kém chất lượng không phải là bước đi khôn ngoan trong chiến lược kinh doanh nhà hàng. Khách hàng ngày càng sành ăn và họ dễ dàng nhận ra nhà hàng bạn đã cung cấp những món ăn không đạt chuẩn với thương hiệu nhà hàng. Hãy ưu tiên cho chất lượng sản phẩm, khách hàng sẽ quay lại, và nguồn doanh thu cũng từ đó tăng lên.

Chất lượng sản phẩm không nhất thiết phải đi kèm với thương hiệu. Theo một khảo sát tại các nhà hàng ở Los Angeles – Mỹ, có đến 70% thực khách không để ý đến thương hiệu nhà cung cấp nguyên liệu mà chỉ chú trọng đến chất lượng món ăn. Bạn hoàn toàn có thể thay một loại gia vị có thương hiệu nhưng giá thành cao bằng loại gia vị chất lượng tương tự nhưng có giá thành thấp hơn. Đây chính là một trong những chiêu tiết kiệm chi phí đơn giản nhưng lại được nhiều nhà quản lý cao cấp áp dụng.

Tiết kiệm chi phí năng lượng sử dụng trong nhà hàng

Txl 1 1228

Thay thế các thiết bị cũ tiêu hao nhiều chi phí điện năng

Bạn hãy đi một vòng và kiểm tra xem các thiết bị sử dụng trong nhà hàng đã lạc hậu chưa, có chi tiết hỏng hóc không, có bị rò rì nguyên liệu không… và thay bằng những thiết bị mới, hiện đại, được thiết kế với phương châm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Bố trí hệ thống chiếu sáng hợp lý

Việc chiếu sáng sẽ chiếm đến 7% hóa đơn tiền điện của nhà hàng. Nếu nhà hàng của bạn vẫn dùng bóng đèn sợi đốt thì hãy thay sang bằng bóng đèn Led có hiệu quả chiếu sáng tương tự nhưng chỉ tiêu tốn mức năng lượng bằng 1/10 và tuổi thọ cao gấp 20 lần.

Sử dụng thiết bị thông minh

Quản lý nhà hàng hãy dặn dò nhân viên cài chế độ hẹn giờ cho các thiết bị này và nhớ tắt nguồn khi không sử dụng. Việc này vừa giúp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí kinh doanh nhà hàng, đồng thời có tác dụng đảm bảo an toàn cháy nổ trong nhà hàng.

Xem thêm: các giải pháp nhà thông minh SCO

Hạn chế sử dụng nước

Tiết kiệm nước cũng chính là tiết kiệm chi phí trong kinh doanh nhà hàng. Bạn hãy thử tính toán, nếu giảm được 30% lượng nước sử dụng mỗi tháng trong nhà hàng, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể. Hãy điều chỉnh vòi nước chảy chậm hơn, nhắc nhở nhân viên không quên khóa vòi sau dùng, sử dụng các thiết bị vệ sinh có chế độ tiết kiệm nước…

Điều chỉnh chi phí thực đơn nhà hàng hợp lý

Txl 1 26504

Thiết kế khẩu phần ăn hợp lý

Quản lý nhà hàng hãy luôn theo dõi và điều chỉnh thực đơn cho phù hợp. Tăng những món được nhiều người ưa chuộng và loại bỏ thực đơn khó bán. Ngày nay, khách hàng không quá chú trọng lượng thức ăn nhiều, mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Do đó, bạn hãy điều chỉnh định lượng món ăn để có thể cân bằng giữa dinh dưỡng và lượng calo nạp vào. Như vậy khách hàng vẫn có thể ăn hết món ăn mà không cảm thấy quá no, và nhà hàng thì tiết kiệm được một khoản chi phí.

Gia vị hợp lý

Gia vị chiếm một phần phí không nhỏ, do đó làm sao để sử dụng gia vị hợp lý, tiết kiệm cũng là vấn đề bạn nên quan tâm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn thay cái môi bằng thìa nhỏ bên lọ giấm thì đầu bếp có xu hướng múc nhiều hơn mà không tỉ mỉ cân đo định lượng như khi dùng thìa lớn. Như vậy việc gia giảm gia vị hợp lý không chỉ giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí mà còn làm cho món ăn được nêm nếm chuẩn xác hơn.

Sử dụng truyền thông internet

Thay vì sử dụng kiểu tiếp thị truyền thống với chi phí đắt đỏ, quản lý nhà hàng có thể lựa chọn giải pháp truyền thông online. Internet đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nước ta, và khách hàng có xu hướng tìm kiếm thông tin về nhà hàng, món ăn, giá cả và những nhận xét, đánh giá thông qua các công cụ tìm kiếm. Do đó, việc tiếp thị qua mạng ngày càng mang lại những giá trị cao. Với thương mại điện tử bạn sẽ tối ưu hóa được nhiều chi phí, và tăng doanh thu nhà hàng lên mức cao hơn.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

5 kỹ năng giúp bạn kinh doanh nhà hàng thành công

Để kinh doanh nhà hàng thành công ngoài những yếu tố như: xác định thị trường mục tiêu, đề ra phương châm kinh doanh, lựa chọn được địa điểm kinh doanh tốt, hay có cách sắp xếp, bố trí không gian nhà hàng hợp lý thì còn cần rất nhiều những kỹ năng khác.

Tìm hiểu kĩ những quy định về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là yếu tố tối quan trọng khi bạn quyết định kinh doanh nhà hàng. Hãy tìm hiểu về những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện cho đúng. Nếu vi phạm lỗi này khiến khách hàng ngộ độc thì uy tín nhà hàng sẽ rất khó lấy lại, đồng thời bạn còn phải chi trả phí bồi thường và điều trị không nhỏ cho thực khách.

Txl 1 26506

Tuyển dụng và đào tạo là kĩ năng hàng đầu trong kinh doanh

Vấn đề đầu tiên cần quan tâm sau khi bạn đã xây dựng được nhà hàng là đội ngũ nhân viên. Họ chính là những trợ thủ giúp nhà hàng vận hành trơn tru, do đó cần tuyển dụng và đào tạo kỹ lưỡng.

Tiếp theo đó là quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tốt, chủ nhà hàng nên nghiên cứu mức lương chung trong ngành kinh doanh nhà hàng, từ đó đặt ra những mức lương tối thiểu và tối đa với từng vị trí làm việc để luôn linh hoạt trong việc trả lương dựa vào năng lực từng người.

kinh doanh nhà hàng thành công

Vị trí quan trọng nhất trong nhà hàng chính là người quản lý. Quản lý nhà hàng tốt phải có khả năng và kỹ năng giám sát nhân viên dựa theo phong cách và định hướng phát triển của nhà hàng. Chủ nhà hàng hãy chọn người quản lý đã từng có kinh nghiệm làm việc trong nhiều nhà hàng khác nhau, và đặc biệt ưu tiên những người có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thực phẩm. Điều này sẽ rất có lợi trong vấn đề cung ứng nguyên liệu, thực phẩm của nhà hàng. Tuy nhiên, để tìm được một quản lý nhà hàng như vậy không phải dễ. Do đó, bạn cần trả mức lương xứng đáng, đồng thời nên tìm kiếm và tuyển dụng trước khi mở nhà hàng ít nhất một tháng để họ có thể tư vấn cho bạn những việc cần làm.

Vị trí quan trọng tiếp theo là bếp trưởng và nhân viên bếp. Đây là những người trực tiếp tạo nên hương vị món ăn cho nhà hàng bạn, đồ ăn có ngon hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ này. Với những nhà hàng vừa và nhỏ, bạn nên tìm hai đầu bếp, một người làm toàn thời gian và người kia làm bán thời gian.

Đầu bếp làm bán thời gian nên được bố trí vào những giờ cao điểm, cuối tuần, dịp lễ tết hoặc những khi nhà hàng chạy chương trình khuyến mãi lượng khách đến đông hơn, để hỗ trợ tối đa cho bếp chính.

Nhân viên phục vụ là những người tiếp xúc với khách hàng thường xuyên, vì thế họ cần tạo được ấn tượng dễ chịu trong mắt khách hàng, và có thể chịu được áp lực công việc, cùng lúc phục vụ được nhiều bàn mà vẫn giữ được bình tĩnh và nét mặt vui tươi.

Đối với bất kì nhân viên nào, chủ kinh doanh nhà hàng cũng nên cho họ biết triết lý của nhà hàng cũng như hình ảnh mà bạn muốn xây dựng để cùng nhau phấn đấu. Những buổi đào tạo là cần thiết. Không chỉ sửa đổi những lỗi sai, mà còn giúp nhân viên nâng cao kỹ năng làm việc trong nhà hàng.

Cần có chiến dịch marketing nhà hàng chỉn chu

Bất kì doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng cần một kế hoạch quảng bá cụ thể và loại hình kinh doanh nhà hàng không phải ngoại lệ. Tùy theo quy mô và nguồn vốn nhà hàng mà bạn lên kế hoạch marketing phù hợp. Hiện nay, hình thức marketing online đang trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi, hiệu quả và chi phí thấp. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua phương pháp marketing truyền miệng, bởi theo nghiên cứu đây là biện pháp quảng cáo tốt nhất với ngành thực phẩm.

Chú ý thiết kế thực đơn nhà hàng thật hấp dẫn

Thực đơn nhà hàng là phần thể hiện món ăn qua hình ảnh, một quyển thực đơn hấp dẫn sẽ kích thích khách hàng chi nhiều hơn cho những món ăn mà họ “nhìn là thèm”. Một quyển thực đơn nên nhỏ gọn, được thiết kế và sắp xếp khoa học sao cho thực khách sử dụng tiện lợi nhất. Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đến trẻ em nếu nhóm khách hàng mục tiêu của nhà hàng bao gồm cả đối tượng này.

Muốn thành công hãy nuôi dưỡng đam mê

Dù bạn làm gì thì cũng nên xuất phát từ sự yêu thích và niềm đam mê, bởi nếu không có đam mê mọi việc khó mà phát triển theo hướng bạn mong muốn. Thậm chí, khi gặp khó khăn hay thất bại thì đam mê chính là động lực để bạn đứng dậy và không từ bỏ.

kinh doanh nhà hàng thành công

Việc có đam mê là rất quan trọng nhưng đam mê chứ không phải mù quáng. Nhiều người nghĩ rằng đam mê là chiếc vé vàng lên chuyến tàu thành công nhưng nếu chỉ có đam mê mà không có nền tảng kiến thức, vạch ra đầy đủ ý tưởng, thực sự thấu hiểu thị trường, cần chuẩn bị kế hoạch đối phó với những khó khăn thì công việc kinh doanh nhà hàng của bạn cũng khó mà thành công.

Do đó, trước khi bắt tay vào kinh doanh nhà hàng hãy thu thập cho mình thật nhiều kiến thức, học hỏi từ thực tế để hiểu về mô hình kinh doanh nhà hàng mà bạn hướng tới. Cùng với niềm đam mê, một ý tưởng tuyệt vời và một bản kế hoạch chi tiết, bạn sẽ biến ước mơ thành sự thật.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Thủ thuật khiến khách hàng phải chi nhiều tiền hơn khi bước vào nhà hàng

Địa điểm kinh doanh, chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ sẽ giúp bạn có lượng khách hàng đáng kể nhưng những thủ thuật dưới đây sẽ khiến khách hàng chi nhiều tiền hơn và tăng doanh thu trong kinh doanh nhà hàng.

Hạn chế sử dụng biểu tượng tiền hay đơn vị tính tiền

Trong menu, bạn nên hạn chế sử dụng đơn vị tiền hoặc biểu tượng tiền bởi khi bị làm mờ mắt bằng các món ăn ngon thì thực khách thường không quan tâm đến giá cả của món đó. Tâm lý thường của khách hàng, khi đọc menu thì thường xem giá tiền và thường dè chừng hơn về việc chi tiêu cho các món ăn.

Mô tả đồ ăn trên thực đơn

Txl 1 26508

Một câu văn hay miêu tả chi tiết đồ ăn sẽ giúp cho khách hàng có nhiều tưởng tượng hơn, sẽ giúp khách hàng thèm ăn và muốn quay lại nhà hàng.

Giới hạn số món phục vụ

Quản lý nhà hàng thì bạn phải chú ý về giới hạn số lượng món ăn. Bạn không nên ít quá, điều này sẽ làm khách hàng của bạn bối rối khi chọn món. Mà cũng không nên nhiều quá. Sẽ khiến khách hàng của bạn không biết nên phải chọn món gì. Thường thì mỗi loại có 6-10 món là hợp lý

Nên đặt tên cho mỗi món ăn

Mỗi khi bước vào một bữa ăn, thì chúng ta nghĩ đầu tiên đến gia đình. Do đó, nhiều đầu bếp đã nghĩ ra được các món ăn mới và đặt tên theo gia đình tên các món ăn. Việc này sẽ tạo nên cảm giác thân thiện hơn cho bữa ăn của họ.

Sử dụng số tiền lẻ ghi trên hóa đơn

Thực đơn nếu ghi giá thì nên ghi các con số lẻ nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ 29.000đ cũng chả khác 30.000đ là mấy. Nhưng thực chất con số lẻ vẫn thân thiện với khách hàng hơn. Việc này sẽ giúp khách ăn tiêu nhiều hơn.

Chơi nhạc tại quán ăn

Txl 1 26509

Theo nghiên cứu thì chơi nhạc cổ điển trong nhà hàng sẽ thúc đẩy việc chi thêm tiền để gọi đồ hơn là bình thường.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Những nghệ thuật trong quản lý nhà hàng không phải ai cũng biết

Là một quản lý nhà hàng, bạn cần tìm hiểu những phương pháp khiến nhà hàng của bạn trở nên thu hút khách hàng. Việc làm này sẽ cần lên kế hoạch tỉ mỉ và tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức. Hãy cùng tìm hiểu những nghệ thuật trong quản lý nhà hàng giúp nhà hàng của bạn thu hút hơn nhé.

Tới thăm các công ty lân cận

Các công ty này chính là các khách hàng tiềm năng của nhà hàng bạn. Là người quản lý bạn nên đặc biệt chú ý tới các đối tượng này. Bạn có thể liên hệ cá nhân với người quản lý các công ty này, đưa ra các đề nghị hấp dẫn nếu họ sử dụng dịch vụ nhà hàng của bạn.

Phát tờ rơi quảng cáo nhỏ gọn cho khách hàng

Bạn đừng làm tờ rơi lớn quá và phát chúng khắp nơi hay cài chúng vào những nơi công cộng. Làm những tờ rơi bé chính là một nghệ thuật giúp thu hút khách hàng hơn, có thể giúp cho khách hàng của bạn đút vừa ví và lưu giữ nó. Bạn cũng nên nói chuyện cởi mở với khách hàng tiềm năng của mình như với bạn bè, nhân viên… chứ đừng nên nói chuyện như với người x

Nghệ thuật thu hút khách hàng với các chiêu giảm giá

Txl 1 26510

Để khuyến khích và lôi kéo khách hàng tiềm năng đến cửa hàng của mình. Bạn nên giảm giá với số lượng không quá nhỏ cũng không quá lớn như 20%. Con số này đủ để thu hút khách hàng của bạn mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận của nhà hàng.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng

Là người quản lý nhà hàng, bạn nên cố gắng có được email của khách hàng tiềm năng để bạn có thể gửi được chi tiết nội dung các món ăn mỗi ngày. Bạn nên chú ý thêm những hình ảnh bắt mắt về món ăn tới khách hàng của mình. Và bạn phải chắc chắn rằng mail phải đến được khách hàng vào buổi sang và trước giờ ăn trưa.

Tận dụng mùa thể thao để đẩy mạnh kinh doanh

Bạn hãy chú ý tới các mùa thể thao. Đây là cơ hội tốt để thu hút khách hàng tiềm năng cho hàng của bạn. Hãy thiết kế một menu hấp dẫn cho nhà hàng của bạn. Nên tổ chức chương trình khuyến mãi hoặc miễn phí giao hàng. Bạn cũng đặt tên vài món đồ trong menu với cái tên liên quan đến thể thao hoặc hài hước. Điều này chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến nhà hàng bạn và nó sẽ làm thú vị đối với khách hàng.

Nghệ thuật thu hút khách hàng với các sự kiện ẩm thực

Tạo các sự kiện ẩm thực cũng là một nghệ thuật giúp thu hút khách hàng. Mục đích là để có được sự phản hồi của khách hàng đối với nhà hàng của bạn. Đây là một cách quảng cáo hiệu quả để mọi người biết đến nhà hàng bạn thông qua những khách hàng của bạn. Bạn phải tạo ấn tượng thật tốt với khách hàng của bạn để họ nhớ và chia sẻ với bạn bè của họ về nhà hàng của bạn. Trang trí nội thất bên trong nhà hàng cần hợp thị hiếu. Tạo những khoảng đủ rộng để khách hàng lưu lại hình ảnh về nhà hàng của bạn

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng và những ưu tiên tài chính bạn cần nắm rõ

Bản thân việc kinh doanh nhà hàng vốn đã là công việc phức tạp. Công việc này càng khó khăn hơn khi bạn quản lý nhà hàng là dân ngoại đạo và hoàn toàn không hiểu về quản trị tài chính.

Sau khi khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, hầu như mọi chủ đầu tư đều xác định sẽ duy trì hoạt động trên nền tảng lợi nhuận thấp. Thông thường chi phí cho nhân lực và nguyên liệu chiếm khoảng 60 – 70% doanh thu, chưa kể đến những phụ phí khác như tiền điện nước, thuê địa điểm, các loại thuế,… Nếu con số này vuợt quá 70%, bạn nên xem xét lại, vì nó chứng tỏ tình hình kinh doanh nhà hàng không khả quan.

Bên cạnh đó vấn đề lạm phát có thể ảnh hưởng đến các chi phí vận hành khi kinh doanh nhà hàng. Việc các chi phí này liên tục leo thang sẽ không phải vấn đề gì to tát nếu như doanh thu của bạn cũng tỷ lệ thuận theo. Tuy nhiên vấn đề đáng nói ở đây là một số quản lý nhà hàng cho rằng không có gì nhận được dễ dàng mà không phải đầu tư. Và họ liên tiếp chi thêm với mong muốn thu về lợi nhuận cao.

kinh doanh nhà hàng

Quan điểm này là không sai, nhưng vấn đề là bạn phải biết đầu tư đúng hạng mục, tránh dàn trải gây lãng phí. Dưới đây là một số gợi ý để bạn không còn lo lắng về vấn đề chi phí điều hành: Cắt giảm chi phí điều hành Đây là giải pháp đầu tiên và đơn giản nhất mọi người đều biết.

Việc dành ra quá nhiều chi phí cho một bộ phận nào đó có thể gây lãng phí. Để kiểm tra được điều này, hãy so sánh bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng và thực tế hiệu quả công việc. Quản lý nhà hàng ăn uống nếu có bộ phận nào không hoàn thành thì hãy tiến hành cắt giảm chi phí cho bộ phận đó trước tiên. Sau khi đã điều chỉnh lại mức chi, bạn cũng nên lập kế hoạch kinh doanh nha hàng mới, phù hợp với tình hình hiện tại. Quản lý nhà hàng có thể theo dõi và cắt giảm nhân sự trong những giờ không phải cao điểm. Ít nhân viên sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Kiểm soát khẩu phần ăn của nhân viên là rất quan trọng. Các nhân viên cố định hoặc làm ca trưa thường được nhà hàng lo việc ăn uống. Tính toán khẩu phần hợp lý, tránh lãng phí đồ ăn sẽ khiến bạn tiết kiệm được một khoản kha khá. Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu nhà hàng thường thành công do họ kiểm soát nghiêm ngặt khẩu phần của đội ngũ nhân viên. Xử lý vấn đề phát sinh nhỏ Chúng tôi biết rằng đôi khi có những chi phí nhỏ nảy sinh khiến các chủ kinh doanh nhà hàng phiền lòng. Ví dụ như các hình thức phạt nhẹ, hỏng hóc vật dụng,… Bạn cần giải quyết nhanh, nhưng vấn đề là phần lớn chủ nhà hàng đều nghĩ những vấn đề này chi ra “chả đáng là bao” nên họ mở ví mà không hề suy nghĩ. Hãy tỉnh táo hơn, bạn có thể huy động chính nhân lực sẵn có để giải quyết vấn đề mà không cần phải đả động đến vấn đề tài chính.

Vấn đề trộm cắp, không một quản lý nhà hàng nào lại mong muốn điều này xảy ra. Thông thường họ chỉ kiểm tra báo cáo kết quả kinh doanh nhà hàng và đối chứng với thực tế doanh thu nhận được. Khi các số liệu khớp nhau bạn cũng không nên vui mừng vì nhân viên có rất nhiều chiêu trò để qua mắt bạn. Việc cấu kết giữa các nhân viên thì bạn khó lòng kiểm tra nếu chỉ đọc báo cáo. Cách quản lý nhà hàng tốt nhất là tận tay giám sát nhà hàng, hoặc không hãy giao cho những người có thể tin cậy. Vấn đề hàng tồn kho Hàng tồn kho tiêu biểu cho một nhà hàng đầy đủ dịch vụ không được vượt quá chuỗi hàng cung cấp cho chu kì kinh doanh 7 ngày. Các chủ nhà hàng thường có suy nghĩ như sau, đồ thừa, hàng tồn nếu không sử dụng sẽ rất phí phạm. Quả là tâm lý tiết kiệm đáng khen. Nhưng nếu nhân viên lợi dụng điều này để trục lợi cá nhân thì coi như việc kinh doanh nhà hàng đã đi vào bế tắc.

#Hãy lưu giữ hồ sơ kiểm kê hàng ngày để kiểm soát tổn thất thực phẩm hoặc tính toán chi phí thực phẩm theo tỷ lệ doanh số bán hàng. Bạn có thể học một khoá học quản lý nhà hàng ngắn hạn để có những kiến thức cụ thể, khoa học nhất về vấn đề này. #Thống kê tài chính là không thể bỏ qua

#Chủ kinh doanh nhà hàng, đặc biệt là những người không rành rẽ về vấn đề kế toán thường giao phó hoàn toàn việc này cho nhân viên kế toán. Nhưng như chúng tôi nói ở trên, bất cứ nhân viên nào cũng có thể nảy sinh lòng tham và gian lận để trục lợi. Vì vậy, hãy giám sát việc này thật chặt chẽ.

#Đây là lời khuyên chúng tôi dành cho bạn, nếu có thể bạn nên thuê hai nhân viên kế toán độc lập. Khi có thêm một đối thủ cạnh tranh cùng làm, cùng hiểu vấn đề thì người còn lại cũng “không dám làm càn”. Ngay khi nhân viên kế toán có là người quen của bạn thì cũng không nên cả nể cho qua việc này.

#Nếu nhà hàng của bạn quy mô nhỏ, thì bạn nên tự đầu tư cho mình một khoá nghiệp vụ kế toán. Hoặc không, một lớp học quản lý nhà hàng cũng là một gợi ý không tồi. Sau những khoá học này, bạn sẽ đọc hiểu được bảng báo cáo cũng như cách thực hiện. Thậm chí, bạn sẽ được lưu ý về cách gian lận thông thường khi làm việc với báo cáo tài chính.

#Kiểm tra báo cáo tài chính thường xuyên là việc cần làm để kiểm soát tình hình kinh doanh nhà hàng. Nếu có thể, bạn nên kiểm tra hàng ngày hoặc hàng tuần. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện vấn đề và xử lý kịp thời. Mặt khác, khi thấy chủ nhà hàng làm việc gắt gao, nhân viên kế toán sẽ nghiêm túc hơn, tránh việc táy máy trộm cắp.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Bí quyết vàng để đi tới thành công trong quản lý nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều thử thách, nếu muốn thành công bạn cần nắm trong tay những chìa khóa, bí quyết vàng để trở thành một nhà quản lý thành công. Cùng tìm hiểu nhé.

Luôn sẵn sàng lắng nghe khách hàng bất cứ lúc nào, đảm bảo rằng ai gọi tới nhà hàng cũng có người tư vấn, bí quyết này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Lắng nghe khách hàng : Một khách hàng không có khó chịu gì bằng việc khi họ nói về điều họ mong muốn về một vấn đề nào đó nhưng người quản lý lại không hề nghe, không chú ý hoặc hỏi lại nhiều lần. Là người quản lý, bạn hãy tôn trọng khách hàng của mình nói, bạn phải cho khách hàng của mình thấy được mình đang lắng nghe bằng các phản ứng tích cực để giải quyết vấn đề đó cho khách hàng.

Giải quyết những phàn nàn : là người quản lý thì không ai muốn nghe những lời phàn nàn cả. Thay vì bao biện thì bạn nên giải quyết vấn đề đó để vừa lòng một người nào đó ở thời điểm đó. Làm được như vậy thì bạn đã tạo lập được một dịch vụ khách hàng hoàn hảo trong mắt khách hàng của mình.

Bí quyết định hướng cho khách hàng của mình

Txl 1 26515

Bạn nên giữ liên lạc với khách hàng của mình ít nhất 2 lần một năm để cung cấp cho họ những thông tin mới nhất về nhà hàng của mình. Khách hàng chắc chắn sẽ vui hơn khi nhận được những thông tin đó từ chính những người quản lý nhà hàng chứ không phải qua một phương tiện thông tin nào cả. Khi thông tin bạn gửi đến cho khách hàng thì họ sẽ biết họ sẽ nhận được gì khi chọn nhà hàng của mình.

Cho khách hàng biết những điều bạn làm cho họ

Txl 1 26514

Người quản lý nhà hàng bạn nên cho khách biết mình đang làm những điều tốt nhất cho khách. Bí quyết này có thể làm dưới mọi hình thức như là : gửi thư, gọi điện. Dù dùng cách nào đi nữa thì bạn phải cho khách hàng của mình thấy được sự vượt trội mà nhà hàng đang cung cấp cho họ. Nếu bạn không đề cập đến thì khách hàng sẽ không chú ý đến những việc mà bạn đang làm cho họ. Bạn không được tỏ ra kiêu căng khi bạn nói cho khách hàng biết việc mình vừa làm cho họ.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG (CX) HAY TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN (EX) LÀ GÌ?

Trong cộng đồng trải nghiệm khách hàng, có bạn hỏi ý kiến của tôi về quan điểm cho rằng EX=CX, tức là, có phải chúng ta tạo ra trải nghiệm nhân viên tốt thì sẽ có trải nghiệm khách hàng tốt? Và chúng ta không thể có trải nghiệm khách hàng tốt nếu trải nghiệm nhân viên không tốt?

EX=CX? Không hoàn toàn đúng!

Đầu tiên phải khẳng định, để xây dựng một doanh nghiệp có trải nghiệm khách hàng xuất sắc, nhân viên là một yếu tố sống còn, vì họ là người truyền tải trải nghiệm.
Nhưng điểm mấu chốt là gắn kết nhân viên (Employee Engagement – EE) chứ không phải trải nghiệm nhân viên một cách chung chung. Một số nhân viên có vẻ rất vui vẻ và hài lòng, thích thú chỗ làm việc vì có đội nhóm cùng sở thích, 9 giờ đến 5 giờ về phù hợp lịch đón đưa con, ngoài giờ không cần quan tâm việc, thu nhập tốt, vui. Song họ không hiểu công ty mình đang mang sứ mệnh gì, mục tiêu và định hướng ra sao, và việc của họ liên quan như thế nào. Một nhân viên vui vẻ và hài lòng tức có trải nghiệm nhân viên tốt nhưng không rõ, không đóng góp, không hào hứng hay không cam kết vào mục tiêu chung hướng đến khách hàng, thì không thể tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt được. Thái độ tốt dù là nguyên liệu chính của trải nghiệm khách hàng xuất sắc thì vẫn không phải tất cả. Ngoài thái độ, để tạo nên trải nghiệm hách hàng tốt cần quy trình, sản phẩm và hệ thống truyền tải trải nghiệm phù hợp với khách hàng. Còn nữa hệ thống quy trình đó lại có đồng thuận, đồng hướng, và hướng tới khách hàng không. Trong chương trình của tôi, đây gọi là hệ sinh thái CX. Gồm có con người, hệ thống, sản phẩm và quy trình đối ứng với hành trình khách hàng. Và vì vậy để có trải nghiệm khách hàng xuất sắc, gắn kết nhân sự quanh mục tiêu CX là yếu tố bắt buộc phải triển khai trong hệ sinh thái đó.

Câu hỏi tiếp theo, có bắt buộc phải có trải nghiệm nhân viên xuất sắc mới có trải nghiệm khách hàng xuất sắc không?

Amazon là trường hợp điển hình của việc tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc, nhưng trải nghiệm nhân viên khá xoàng. Steve Jobs không làm cho những người làm việc cùng ông vui vẻ và hài lòng nhưng ông là người làm cho họ gắn kết quanh một tầm nhìn chung trong việc tạo nên một sản phẩm và dịch vụ có trải nghiệm tuyệt vời.
Do đó, theo kinh nghiệm của tôi, bạn phải thực sự nhìn vào mô hình, đặc điểm công ty và khách hàng của bạn thì mới biết bắt đầu từ đâu và làm gì trước. Trải nghiệm nhân viên tốt thì trải nghiệm khách hàng tốt, sẽ khá đúng với những công ty mà tiếp xúc con người nhiều, như ngành dịch vụ, bán lẻ… vì khi đó thái độ đóng vai trò tiên quyết, kiểu như bạn vui thì mới mang được niềm vui cho người khác. Nhưng ở nhiều mô hình và ngành nghề, việc tiếp xúc trực tiếp ít hơn thì lại khác. Do đó, nếu nói tổng quát thì mấu chốt vẫn là gắn kết

Một câu hỏi tôi cũng hay nhận được, làm EX trước hay CX trước?

Điều này thì tùy mục tiêu và bối cảnh. Nhưng nếu bạn muốn CX tốt mà đi làm EX là không đủ. Sai lầm này đến từ việc tư duy nhân – quả, tức tư duy EX là nhân và CX là quả, nên nhân phải có trước, vậy phải làm EX trước. Nhưng nếu bạn không biết bạn sẽ làm gì với khách hàng thì bạn sẽ gắn kết nhân viên của bạn quanh mục tiêu gì?
Amazon sẽ gắt kết nhân viên của mình quanh việc tạo nên thuận tiện cho khách hàng, Southwest Airline ghi nhận nhân viên mang lại trải nghiệm nhân văn… Họ biết phải làm gì với khách hàng thì mới biết tuyển nhân viên như thế nào, đào tạo họ cái gì, ghi nhận họ cái gì… rất nhiều quyết định liên quan đến nhân viên thì bạn phải trả lời được khi có một la bàn CX rõ ràng, nếu đó là mục tiêu bạn hướng đến.
Do vậy, nếu muốn xác lập công thức, thì phải là CX + EX chứ không phải EX = CX

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng cempartner

Bật mí mô tả công việc kế toán tổng hợp siêu hot tại khách sạn

Nhân viên kế toán tổng hợp trong khách sạn có nhiệm vụ chính là hỗ trợ kế toán trưởng giám sát các vấn đề về kế toán, tài chính và kiểm soát tài chính. Nghề khách sạn xin chia sẻ bản mô tả công việc của vị trí công việc này để các bạn tham khảo.

Bản mô tả công việc nhân viên kế toán tổng hợp trong khách sạn
Nhân viên kế toán tổng hợp trong khách sạn là gì?

Nhân viên kế toán tổng hợp là gì?

Nhân viên kế toán tổng hợp ở khách sạn là người hỗ trợ đắc lực cho kế toán trưởng, phụ trách việc xây dựng phòng kế toán, quản lý tất cả việc thu chi trước khi đưa kế toán trưởng duyệt và phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên trong khu vực. Tất cả hoạt động sẽ được báo cáo cho kế toán trưởng.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán khách sạn và công việc cụ thể từng bộ phận

► Bản mô tả công việc nhân viên kế toán tổng hợp

Nhiệm vụ chínhCông việc cụ thể
Hỗ trợ kế toán trưởng xử lý các công việc kế toán
  • Tham gia cùng kế toán trưởng xây dựng ngân sách hoạt động hàng năm của khách sạn, dự báo tình hình hoạt động hàng tháng, quý.
  • Thường xuyên đối chiếu, rà soát tài khoản ngân hàng với sổ kế toán trên máy, cân đối các tài khoản, chủ động phát hiện các sai sót để xử lý kịp thời.
  • Kiểm tra kỹ các khoản thanh toán trước khi chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  • Phối hợp các bộ phận liên quan kiểm tra việc sử dụng các khoản chi phí theo kế hoạch đã được duyệt.
  • Tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu sử dụng chi phí, doanh thu của khách sạn để đảm bảo vốn được sử dụng hiệu quả.
Tham gia xây dựng, thực hiện và kiểm tra quy trình hoạt động của bộ phận kế toán
  • Phối hợp với kế toán trưởng xây dựng, thực hiện và kiểm tra các quy trình hoạt động của bộ phận kế toán khách sạn.
  • Hàng tháng rà soát kỹ bảng lương nhân viên và các chế độ của nhân viên do kế toán tiền lương chuyển duyệt để đảm bảo các số liệu chính xác trước khi thực hiện chi trả.
  • Thường xuyên theo dõi, cập nhật những thay đổi mới nhất về chính sách thuế; kiểm tra kỹ những hồ sơ, chứng từ thuế… để đảm bảo các vấn đề về thuế của khách sạn được xử lý đúng quy trình, thủ tục cần thiết.
  • Phối hợp với các nhân viên trong bộ phận chuẩn bị các báo cáo tài chính, thuế, chi phí… hàng tháng.

Xem thêm: Bản mô tả công việc giám sát lễ tân khách sạn

Tham gia việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên
  • Cùng kế toán trưởng lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự và phối hợp bộ phận liên quan thực hiện việc tuyển dụng nhân sự đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • Phối hợp lên kế hoạch đào tạo định kỳ cho nhân viên trong bộ phận các vấn đề về tài chính kế toán, kiểm soát nội bộ liên quan đến lĩnh vực thuế, hệ thống thanh toán…
  • Hướng dẫn nghiệp vụ xử lý số liệu, hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho các nhân viên trong bộ phận.
  • Xác định khả năng phát triển của các nhân viên trong bộ phận và hướng dẫn họ phát triển nghề nghiệp.
Các công việc khác
  • Thực hiện việc lưu trữ số sách, báo cáo, số liệu liên quan đến nghiệp vụ đúng quy trình và đảm bảo tính an toàn, bảo mật.
  • Cung cấp các thống kê, số liệu kế toán cho cấp trên khi được yêu cầu.
  • Chủ động đề xuất những ý tưởng nâng cao hiệu quả các công việc liên quan đến kế toán tài chính.
  • Thay mặt kế toán trưởng điều hành hoạt động, giải quyết các vấn đề của phòng Tài chính – Kế toán và báo cáo cho kế toán trưởng được biết.
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên phân công.

Bản mô tả công việc kế toán nhà hàng

Tiêu chuẩn của nhân viên kế toán tổng hợp ở khách sạn

Một số yêu cầu của nhân viên kế toán tổng hợp ở khách sạn phải có như sau:

– Bằng tốt nghiệp trung cấp/ cao đẳng/ đại học ngành kế toán, kiểm toán hoặc tương đương.

– 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán tại khách sạn.

– Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản.

– Thành thạo các thao tác sử dụng phần mềm kế toán misa, smile,…

– Nhanh nhẹn, hoạt bát, trách nhiệm, trung thực, cẩn thận, hòa đồng,…

– Có khả năng chịu áp lực công việc tốt.

7 kỹ năng nhân viên kế toán nhà hàng – khách sạn cần có

Thu nhập kế toán tổng hợp ở khách sạn

Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn mà mức thu nhập của kế toán tổng hợp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn đều dao động từ 8 đến 10 triệu đồng/ tháng.

Tìm việc kế toán tổng hợp ở đâu?

Nhiều bạn trẻ thắc mắc “Liệu xin việc kế toán nhà hàng – khách sạn có khó không? Thực tế, sự khởi sắc của ngành du lịch thời gian gần đây khiến cho hàng trăm triệu lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng gây ra sức ép lớn cho ngành nhà hàng, khách sạn. Vì thế, việc tìm kiếm việc làm kế toán tổng hợp tại các đơn vị này không quá khó. Đặc biệt, tại Nghề khách sạn – website tuyển dụng việc làm nhà hàng, khách sạn hàng đầu tại Việt Nam đang cập nhật liên tục vị trí kế toán tổng hợp cho ứng viên tham khảo. Với mức thu nhập tốt cùng chế độ đãi ngộ hấp dẫn, menu jobs xịn sò trên kênh chắc chắn là lựa chọn lý tưởng cho bạn.

Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm kế toán tại nhà hàng, khách sạn, vui lòng truy cập: Tại đây

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Pastry Chef Là Gì? Nắm bắt công việc thú vị của một Pastry Chef

Với những ai theo nghiệp làm bánh, Pastry Chef  là vị trí công việc mơ ước của nhiều người. Vậy bạn đã biết Pastry Chef Là Gì? Công việc cụ thể và mức lương Pastry Chef hiện nay là bao nhiêu? Bài viết được Nghề khách sạn chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi này.

Pastry Chef  Là Gì?

Pastry Chef  là thuật ngữ chỉ vị trí Bếp trưởng bếp bánh, người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý hoạt động bộ phận bếp bánh trong các khách sạn – nhà hàng. Đây là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của những ai theo đuổi nghề bếp bánh. Để được tuyển dụng và làm tốt công việc của một Pastry Chef, ngoài việc am hiểu chuyên sâu về kiến thức – kỹ năng làm bánh, ứng viên còn phải có kinh nghiệm trọng việc quản lý tiến độ công việc và điều phối nhân sự. Ngoài ra khả năng sáng tạo không ngừng; sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết cũng là những tố chất cần có để trở thành một Pastry Chef chuyên nghiệp.

pastry chef là gì
Ảnh nguồn Internet

Xem thêm: Pastry Chef – Đầu bếp làm bánh: Cơ hội nghề nghiệp ở khắp mọi nơi!

Mô tả công việc Pastry Chef trong khách sạn – nhà hàng

– Công việc của một Pastry Chef gồm:

  • Quản lý tất cả các hoạt động tại bộ phận bếp bánh của khách sạn: chọn nguyên liệu, chuẩn bị sơ chế, chế biến bánh; đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động; phân chia – giám sát – điều phối công việc nhân sự khu vực bếp bánh hàng ngày.
  • Đưa ra những tiêu chuẩn về quy cách, chất lượng các món bánh, định giá sản phẩm, dịch vụ.
  • Thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường, thị hiếu của khách hàng để lên thực đơn mới cho hấp dẫn, lên menu bánh vào những dịp đặc biệt: Valentine, Giáng sinh…
  • Trực tiếp chuẩn bị nguyên liệu, chế biến những món bánh, đồ tráng miệng theo yêu cầu của thực khách.
  • Sáng tạo những loại bánh mới, đặc biệt, đặc trưng riêng của khách sạn – nhà hàng.
  • Lên kế hoạch tổ chức, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân sự của bộ phận.
  • Giải quyết các sự cố xảy ra với khách hàng, giữa các nhân viên trong bộ phận.
  • Lập kế hoạch, quản lý hoạt động đặt hàng, bảo quản nguyên liệu – dụng cụ làm bánh. Quản lý chi phí của bộ phận.
  • Định kỳ – đột xuất tổ chức, chủ trì các cuộc họp của bộ phận bếp bánh.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Tìm hiểu thêm: Đầu bếp bánh, liệu có giống như mơ? 

Pastry Chef Là Gì? Nắm bắt công việc thú vị của một Pastry Chef
Ảnh nguồn Internet

Mức lương Pastry Chef trong khách sạn – nhà hàng

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các khách sạn – nhà hàng cao cấp, Pastry Chef  là vị trí công việc luôn được nhiều nhà tuyển dụng trong ngành săn đón. Do đó mà mức lương Pastry Chef hiện nay là khá hấp dẫn. Theo ghi nhận của Nghề khách sạn, mức lương Bếp trưởng bếp bánh hiện dao động trong khoảng 8 – 20 triệu đồng/ tháng, tùy quy mô của khách sạn – nhà hàng và năng lực của ứng viên. Với Pastry Chef  làm việc trong khách sạn thì ngoài lương cơ bản, hàng tháng, vị trí này nhận được Service Charge – phí phục vụ. Khoản tiền này nhiều hay ít là tùy thuộc vào tình hình kinh doanh mỗi tháng của khách sạn.

Bạn có thể tham khảo, tìm kiếm những thông tin tuyển dụng mới nhất về Pastry Chef và các vị trí khác trong bếp tại đây!

100 Từ vựng tiếng Anh thông dụng chuyên ngành bếp bánh 

Ms.Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng

Bếp trưởng nhà hàng là người trực tiếp quản lý mọi công việc trong bếp. Ngoài khả năng chế biến món ăn đạt chuẩn chất lượng nhà hàng, bếp trưởng còn là người có khả năng điều hành, quản lý công việc trong bếp. Nghề khách sạn xin chia sẻ “bản mô tả công việc của bếp trưởng nhà hàng” để các bạn tham khảo.

bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng
Bạn có biết những phần việc cụ thể mà bếp trưởng nhà hàng cần làm là gì?

Bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng

Nhiệm vụ chínhCông việc cụ thể

Điều hành và kiểm soát công việc trong bộ phận bếp

  • Tổ chức các buổi họp đầu ca theo quy định
  • Trực tiếp phổ biến các quy định, thông tin mới của cấp trên để nhân viên trong bộ phận được biết, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
  • Phân công công việc cho nhân viên trong bộ phận bếp
  • Lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng, sau đó phân chia công việc cho các vị trí liên quan
  • Kiểm soát quy trình làm việc của nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêu chuẩn của nhà hàng

Lên thực đơn, đề ra quy cách chế biến và chất lượng món ăn

  • Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, lên thực đơn các món mới đưa vào menu nhà hàng; lên thực đơn theo từng chủ đề hoặc từng tiệc theo yêu cầu
  • Phân công, giao việc cụ thể cho Bếp phó, Bếp chính hoặc Tổ trưởng ca
  • Đề ra quy cách chế biến, hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên bếp về quá trình chế biến món ăn đạt chuẩn phục vụ khách
  • Đảm bảo chất lượng món ăn sau chế biến; trực tiếp kiểm tra chất lượng món ăn trước khi chuyển cho bộ phận phục vụ

Quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu trong bếp

  • Kiểm kê số lượng và chất lượng hàng hóa nhập vào
  • Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp
  • Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm tồn, các loại gia vị vào cuối ca làm việc để có hướng bảo quản, chế biến và xử lý phù hợp
  • Ra quyết định hủy thực phẩm và hàng hóa không đảm bảo chất lượng

Tham khảo thêm: NHỮNG LƯU Ý ĐẦU BẾP CẦN BIẾT ĐỂ BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĐÚNG CÁCH

Quản lý nhân sự bộ phận bếp

  • Phối hợp với bộ phận HR lên kế hoạch và trực tiếp tuyển dụng nhân sự thuộc bộ phận bếp
  • Trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên trong bếp, đào tạo nhân viên bếp mới
  • Trực tiếp đề ra nội quy làm việc trong bộ phận bếp; thiết lập các chính sách, quy định trong bếp áp dụng cho từng công việc và vị trí cụ thể
  • Sắp xếp lịch làm việc hợp lý cho nhân viên, linh hoạt trong việc điều động nhân sự, sắp xếp ngày nghỉ lễ, nghỉ phép cho nhân viên
  • Định kỳ cùng với Tổ trưởng tổ bếp, Bếp chính, Bếp phó đánh giá thành tích và kết quả làm việc của tất cả nhân viên trong bộ phận bếp; đề nghị khen thưởng, thăng chức, tăng lương cho những cá nhân xuất sắc; cho ý kiến về kế hoạch đào tạo nhân sự trong bộ phận.

Xem thêm: 3 tips để quản lý nhân viên hiệu quả dành riêng cho Bếp trưởng 

Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm

  • Chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng vệ sinh trong toàn bộ không gian bếp
  • Quy định về tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, đồng phục cho nhân viên bếp
  • Tổ chức cho nhân viên thực hiện việc vệ sinh khu vực làm việc, các dụng cụ, thiết bị dùng trong bếp theo đúng quy trình
  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh của các món ăn trước khi mang ra phục vụ khách
  • Hướng dẫn, giám sát nhân viên sử dụng và bảo quản các tài sản chung, trang thiết bị, máy móc trong gian bếp

Quản lý công cụ dụng cụ, tài sản bộ phận bếp

  • Định kỳ hàng tháng phối hợp với bộ phận kế toán kiểm kê các loại tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ trong bếp
  • Hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ bếp của nhân viên

Các công việc khác

  • Trực tiếp chế biến món ăn khi lượng khách đông, hay được khách hàng yêu cầu
  • Phối hợp với Giám đốc bộ phận ẩm thực, Quản lý nhà hàng, phòng Sale & Marketing lập kế hoạch, triển khai các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng thực đơn và chương trình khuyến mãi cho nhà hàng
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng về chất lượng món ăn
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp với Ban Giám đốc, các Trưởng bộ phận và bộ phận Ẩm thực trong nhà hàng
  • Làm báo cáo chi phí thực phẩm hàng ngày cho bộ phận kế toán; báo cáo kế hoạch làm việc và chi phí thực phẩm định kỳ cho Giám đốc nhà hàng
  • Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự chỉ đạo của cấp trên

Xem thêm: 5 kỹ năng Bếp trưởng Nhà hàng – Khách sạn cần có

Mức lương bếp trưởng nhà hàng

Theo ghi nhận của Nghề khách sạn, mức lương hiện nay của bếp trưởng nhà hàng thuộc hàng đáng mớ ước, trung bình dao động trong khoảng từ 12 – 30 triệu đồng/ tháng, thậm chí cao hơn, chưa kể các khoản trợ cấp, phụ cấp, service charge và thưởng – tips khác. Mức lương cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, yêu cầu và khối lượng công việc, kinh nghiệm làm việc của mỗi ứng viên.

Để đảm nhận tốt nhiệm vụ công việc được giao, bếp trưởng phải là người có năng lực chuyên môn giỏi – có khả năng điều hành, giám sát và tổ chức công việc – có tính sáng tạo và linh hoạt – giao tiếp tốt, nhất là tiếng Anh – có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc…

Tham khảo danh sách việc làm Bếp trưởng trên Nghề khách sạn để tìm cho mình công việc vừa ý bạn nhé!

Ms. Smile

Nguồn: tổng hợp Nghề du lịch Nghề du lịch

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.