Lý Quý Trung, con đường từ phục vụ bàn đến ông chủ đế chế phở 24

Lý Quí Trung sinh năm 1966 tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh ) là một doanh nhân, nhà hoạt động xã hội và diễn giả Việt Nam.

Txl 1 29434

Hơn hai mươi năm về trước, Lý Quí Trung khởi nghiệp ở một xuất phát điểm không hơn gì ai – phục vụ bàn ở khách sạn Đệ Nhất (TP.HCM).

Hồi đó, Lý Quí Trung không chủ định chọn công việc này, nhưng sau khi thi trượt Đại học Tổng hợp Ngoại ngữ thì ông buộc phải đi làm để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Năm 1991, khi ấy một người bạn ở Úc đã đề nghị sẽ bảo lãnh cho ông sang học, đây là bước ngoặt cuộc đời của ông.

Năm 1993, ông tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị nhà hàng và khách sạn tại trường Đại học Western Sydney ( Úc ), sau đó học tiếp để lấy bằng thạc sĩ du lịch tại trường Đại học Griffith (Úc) năm 1994.

Trở về nước sau 6 năm học tập tại Úc, Lý Quí Trung được mời làm Phó Tổng giám đốc Công ty Sản xuất thực phẩm TECA World, một liên doanh giữa Bộ Quốc phòng và HồngKông.

ly-quy-trung-con-duong-tu-phuc-vu-ban-den-ong-chu-de-che-pho-24-1

Ông đã tạo dựng đế chế phở 24 từ những bước nhỏ nhất như…bồi bàn.

Một năm sau, Chủ tịch HĐQT Khách sạn Saigon Star cũng là người HồngKông đã đề nghị ông đảm nhiệm vai trò điều hành. Lúc ấy, kinh tế châu Á đang ở giai đoạn khủng hoảng, vì thế việc tiếp nhận vai trò điều hành Saigon Star nghĩa là phải chịu rất nhiều áp lực. Lý Quí Trung biết điều đó và ông nhận lời vì muốn được thử thách trong môi trường khắc nghiệt ấy.

Ông là thành viên sáng lập Tập đoàn Nam An Group chuyên kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực cao cấp, trong đó có chuỗi cửa hàng Phở 24 với hơn 70 cửa hàng trong và ngoài nước.

Các thương hiệu ẩm thực nổi bật khác bao gồm Nhà hàng Maxim’s Nam An, Nhà hàng Thanh Niên, Nhà hàng An, Nhà hàng An Viên, chuỗi café Gloria Jean’s Coffees, cafe Ibox, Cafe Terrace, chuỗi tiệm bánh Breadtalk, kem Goody.

Trước khi tham gia sáng lập tập đoàn Nam An Group và thương hiệu Phở 24, đã từng làm Tổng giám đốc Khách sạn liên doanh Saigon Star hơn 5 năm và Phó Tổng giám đốc công ty liên doanh Tecaworld hơn 1 năm. Từng tham gia giảng dạy tại các trường Đại học Văn Lang , Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc tế RMIT.

Năm 2003 lấy học vị tiến sĩ của trường Đại học Kennedy Western ( Mỹ ) chuyên khoa quản trị kinh doanh .

Tháng 6.2003, tiệm Phở 24 đầu tiên được khai trương tại TP.HCM. TS Lý Quí Trung, nhà sáng lập thương hiệu Phở 24 trở thành người tiên phong trong việc tạo ra khái niệm thức ăn nhanh VN.

Ông bắt đầu viết sách từ 2005 và là tác giả của quyển sách đầu tiên viết về đề tài franchise mang tựa đề “Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh” (best seller năm 2005, 2006). Các đầu sách sau đó lần lượt là: “Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam”, “Branding – Xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, “Luật chơi golf ”, “Golf – Những lời khuyên thú vị”.

Năm 2009, là người Châu Á đầu tiên và trẻ tuổi nhất được phong hàm Giáo sư danh dự tại trường Đại học Griffith.

Lý Quí Trung viết khá nhiều sách, chủ yếu là sách chuyên ngành liên quan đến sở học của ông, như: Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh (best seller năm 2005, 2006), Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Branding – Xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Luật chơi golf, Golf – Những lời khuyên thú vị…

Nhưng mãi đến khi tự truyện Bầu trời không chỉ có màu xanh, người đọc mới biết đầy đủ về số phận của doanh nhân này. Hơn thế, hành trình vươn lên của Lý Quí Trung có nhiều chi tiết đáng để những người trẻ hôm nay học hỏi.

Txl 1 29435

Cuốn tự truyện “Bầu trời không chỉ có màu xanh”.

Tự truyện Bầu trời không chỉ có màu xanh được Lý Quí Trung hoàn thành trong vòng 6 tháng với mỗi ngày dành hơn 5 giờ để viết. Thời gian viết tự truyện này sau khi ông đã chính thức bán lại Công ty Phở 24 cho một tập đoàn khác vào ngày 11/11/2011 sau 10 năm xây dựng thương hiệu. Nhưng dù không còn gắn với Phở 24 nữa, nhiều người vẫn nhớ đến ông bằng cách gọi trìu mến: “ông hàng phở”.

Khi trước, nhiều người thắc mắc rằng tại sao bán phở mà ông lại đi lấy bằng tiến sĩ? Lý Quí Trung, cho rằng: “Câu trả lời của tôi là hai việc này hoàn toàn khác nhau. Đi bán phở là việc xảy ra bất ngờ trên con đường kinh doanh của mình, còn đi học tiến sĩ là thực hiện một nhu cầu khác của tôi. Đó là nhu cầu được tìm tòi, nghiên cứu về một đề tài nào đó. Và khi có một đề tài nào đó đủ sâu và đủ đặc biệt để ám ảnh bạn trong suốt một thời gian dài thì bạn có thể nghĩ đến một luận án tiến sĩ”.

Ngoài chuyện kinh doanh và viết sách, Lý Quí Trung còn vẽ tranh sơn dầu rất đẹp. Năm 2010 tại một khách sạn trên đường Đồng Khởi, ông đã triển lãm tranh Dạo chơi cùng sắc màu với 22 tác phẩm. Có lẽ, sở thích viết và vẽ của Lý Quí Trung xuất phát từ di truyền từ người cha của ông – nhà báo Lý Quí Chung với bút danh quen thuộc Chánh Trinh.

Không chỉ viết báo với nhiều bài bình luận bóng đá khiến người hâm mộ môn thể thao này nhớ mãi, Chánh Trinh còn viết sách, dịch sách và vẽ tranh. Nhà báo Chánh Trinh là người tài hoa, ông giữ cương vị thư ký một tòa soạn thật tuyệt vời. Trước khi báo đem in, còn trống chỗ nào là Chánh Trinh lấp đầy, kể cả vẽ hình minh họa.

Lý Quí Trung còn được khán giả truyền hình biết đến nhiều trong các chương trình như: Làm thành viên Ban giám khảo chương trình truyền hình thực tế The Next Iron Chef “Tìm kiếm Siêu đầu bếp” từ đầu năm 2013 của đài VTV3, làm đại sứ dự án kinh doanh Hub Culture và là người chiến thắng tại cuộc đua “Hành trình không ngừng bước tới”

Các giải thưởng ông đã đạt được: “Cán bộ quản trị xuất sắc Úc – Châu Á Thái Bình Dương” do chính phủ Úc trao năm 2004; “Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu” 5 năm liền (2005-2009); “Cựu sinh viên quốc tế xuất sắc nhất toàn bang Queensland – Úc năm 2008” do chính phủ bang Queensland trao tặng và “Cựu sinh viên xuất sắc nhất trường năm 2009” do trường Đại học Griffith trao tặng.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Phạm Nhật Vượng từ tay trắng bán mỳ và con đường trở thành tỷ phú

Không chỉ là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách do tạp chí Forbes của Mỹ công bố, Phạm Nhật Vượng còn là một trong 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất thế giới năm 2013. Liên tiếp 4 năm liền ông đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.

Txl 1 29447

Sinh năm 1968, quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Phạm Nhật Vượng có tuổi thơ không được như các bạn đồng trang lứa khi được sinh ra vào đúng thời bao cấp khó khăn, lại sống trong gia đình đông anh em, cha là bộ đội. Cuộc sống nghèo khó khiến mẹ ông phải bán thêm quán nước chè để có thêm tiền trang trải và nuôi các con ăn học. Khi đỗ điểm cao vào trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội và được chọn đi du học ở Nga năm 1987, ông chỉ có duy nhất một ước mơ đó là làm sao cho gia đình bớt khổ.

Năm 1992, sau khi tốt nghiệp trường Kinh tế địa chất lại Moscow, ông Vượng cưới bà Phạm Thu Hương rồi đôi vợ chồng trẻ quyết định đến Kharkov, Ukraine sinh sống. Thời điểm đó cũng là lúc Liên bang Xô Viết sụp đổ, nước Nga rơi vào vòng xoáy lộn xộn và trở nên kiệt quệ của giai đoạn tư bản hóa dưới thời Yeltsin. Và đây cũng là lúc câu chuyện khởi nghiệp mì gói huyền thoại của chàng trai nghèo bắt đầu. Ông Vượng vay mượn bạn bè được số tiền trị giá khoảng 10.000 USD và mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên là Thăng Long.

Sau đó, ông về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ và bắt đầu sản xuất mì ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Technocom cũng ra đời từ đó, lúc đầu còn xa lạ với người dân Ukraine nhưng sau đó lại nhanh chóng được đón nhận. Những năm tháng tiếp sau đó Technocom kinh doanh rất thuận lợi, liên tục mở nhà máy mới mà vẫn không đủ sản phẩm để bán, khi đó sản phẩm mì gói Minava trở thành một thương hiệu đặc biệt hấp dẫn với người dân Ukraine.

Tiếp tục mở rộng thị trường của mình bằng cách sản xuất thêm bột canh, Technocom lại một lần nữa làm hài lòng các bà nội trợ nơi đây. Nhưng cũng giống như bất kì doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, Phạm Nhật Vượng gặp những khó khăn về vốn đầu tư. Thời gian đầu, ông vay mượn gần 100.000 USD từ một số bạn bè là người Việt kinh doanh tại Nga với mức lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Phải mãi vài năm sau này ông mới trả hết số vốn vay mượn được. Nhưng may mắn đã mỉm cười với ông khi ông vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc Châu Âu với mức lãi suất 12% một năm. Nhờ đó mà Technocom có cơ hội đẩy mạnh sản xuất hai thương hiệu mì và bột canh để trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine .

Vốn là người theo đạo Phật, lại luôn mang trong mình khát khao cháy bỏng được trở về làm giàu cho quê hương , Phạm Nhật Vượng quyết định đầu tư về Việt Nam. Và Nha Trang là nơi đầu tiên ông Vượng nghĩ tới khi trở về nước bởi theo ông thì nơi đây là một địa điểm lí tưởng lại chưa có nhiều nhà đầu tư. Quyết định biến Hòn Tre thành khu nghỉ dưỡng cao cấp của ông Vượng vào thời điểm đó bị cho là thiếu suy nghĩ và hoang phí. Chỉ sau khi Vingroup xây đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất liền thì những y ‎kiến trái chiều mới lắng xuống. Vinpearl giờ đây đã trở thành một trong những sản phẩm hàng đầu của Vingroup.

Txl 1 29448

Thời điểm này, vị chủ tịch của Vingroup bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine để lo việc kinh doanh cả trong lẫn ngoài nước. Và sau nhiều đêm trăn trở, Phạm Nhật Vượng quyết định bán Technocom. Đây là một quyết định bất ngờ với nhiều người và càng bất ngờ hơn nữa khi biết Technocom đã được Nestle gạ bán nhiều lần tại thị trường Ukraine trước đó. Và cho đến tận bây giờ, số tiền mà Nestle đã bỏ ra để mua lại Technocom vẫn là một ẩn số với nhiều người.

Sau khi đưa ra quyết định táo bạo là tập trung hẳn nguồn lực đầu tư trong nước, Phạm Nhật Vượng đã khiến giới bất động sản chao đảo khi cùng Vingroup bước những bước tiến ngoạn mục. Tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của Vingroup thời điểm đó khiến các nhà đầu tư bất động sản quốc tế đặt Vingroup lên ngang hàng với những nhà phát triển bất động sản hàng đầu trong khu vực.

Với việc khởi đầu bằng hàng loạt các dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp tại đảo Hòn Tre, Nha Trang, Vingroup đã tạo ra được 4 thương hiệu và dòng sản phẩm chính cho mình. Đầu tiên phải kể đến Vinpearl với hệ thống khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp bậc nhất trên toàn quốc mang lại nguồn lợi nhuận không hề nhỏ cho tập đoàn này, đồng thời cũng là phần đầu tư mà Vingroup ít khi bán đi sau khi xây xong, bởi các nhà quản trị chiến lược đã nhìn ra được những khoản thu siêu lợi nhuận từ việc khai thác nó.

Vincom – thương hiệu phát triển các dự án bất động sản phức hợp bao gồm cả nhà ở, văn phòng, khu mua sắm giải trí cũng đem lại những nguồn thu đáng kể cho tập đoàn này. Hai thương hiệu còn lại là Vinmec và Vinschool là hai dòng sản phẩm nằm trong lĩnh vực y tế và giáo dục, mang nhiều khát vọng xã hội hơn là lợi nhuận của ông chủ tập đoàn Vingroup.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực bất động sản, thương mại tài chính, chứng khoán, khách sạn, du lịch mà vị tỉ phú trẻ tuổi còn thể hiện tham vọng chinh phục khi lấn sân sang lĩnh vực mới – thương mại điện tử – một lĩnh vực đang chiếm lĩnh vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Mới đây, ngày 11/2 chủ tịch tập đoàn Vingroup đã chính thức thay mặt HĐQT Công ty ban hành quyết định góp vốn thành lập Công ty mới có tên gọi Vine-Com, với số vốn điều lệ ban đầu là 1.050 tỷ đồng trong đó có tới 735 tỷ đồng do Vingroup đóng góp. Việc lấn sân sang một lĩnh vực hoàn toàn mới này thể hiện tầm nhìn chiến lược của ông chủ Vingroup muốn hướng đến mục tiêu tạo ra một kênh mua sắm mới cho khách hàng thông qua hình thức bán hàng trực tuyến. Đồng thời tất cả việc thanh toán và giao dịch các hoạt động thương mại điện tử của Vingroup cùng đối tác cũng sẽ được thực hiện thông qua Công ty mới. Đây có thể coi là một bước tiến quan trọng trong kinh doanh của vị tỷ phú tài ba này.

Dễ dàng nhận thấy một điểm chung đặc biệt của các thương hiệu là đều được bắt đầu bằng chữ “VIN” – chữ viết tắt của Việt Nam, thể hiện một khát vọng mà Phạm Nhật Vượng luôn khao khát được cống hiến trong cuộc đời, đó là có thể góp một phần nhỏ bé của mình để Việt Nam được “ ngẩng mặt lên với thế giới”.

Giờ đây, ở tuổi 46, Phạm Nhật Vượng trông thật trẻ trung, sung sức, tràn đầy nhiệt huyết như chính những công trình mà ông xây dựng.

Đi lên từ hai bàn tay trắng, chưa khi nào ông nghĩ mình lại có được trong tay một tập đoàn đồ sộ như thế này. Trước đây, khi nhà máy mỳ bắt đầu có lợi nhuận vào năm 1997-1998, lúc đó ông từng nghĩ khi nào mình có 2 triệu USD thì nghỉ làm, đi chơi. Thế nhưng, ông Vượng đã không dừng lại ở 2 triệu USD và cũng không nghỉ làm việc để đi chơi. Công việc cuốn ông đi và ngày hôm nay, Vingroup là một tập đoàn giá trị khoảng 74.980 tỷ đồng, tuyển dụng hàng nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp. Riêng ông nắm giữ số cổ phiếu đạt 19.780 tỷ đồng trong Vingroup.

Hàng ngày, ông Vượng vẫn làm việc bận rộn, thường xuyên xuống tận các công trường. Ông nói: “Bây giờ mình làm vì nhiều lý do khác nhau. Tôi không quan tâm xem được bao nhiêu tiền, mà muốn xây dựng được những công trình đẹp để lại cho đời”.

Con đường khởi nghiệp của đứa con gốc miền Trung đầy nắng gió thật trắc trở nhưng trên con đường đó lúc nào cũng đong đầy tình yêu quê hương đất nước, và cũng chính bởi vậy mà cuộc sống đối với Phạm Nhật Vượng luôn là những cuộc hành trình đi tìm y nghĩa thật sự của cuộc đời mình, để sống thật xứng đáng và làm đẹp thêm cho đời bằng những công trình được xây bằng cả trái tim của đứa con đất Việt.

Theo ĐSPL

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Mr Đàm thử sức kinh doanh với chuỗi hải sản Vua Biển

Tay ngang chuyển sang kinh doanh, sau vài năm giờ đây ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã trở thành nhà phân phối hải sản sạch có tiếng với hơn 20 chi nhánh, đại lý trên cả nước.

Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ, đó là thời điểm mà cả xã hội đang nhức nhối về tình trạng xuống cấp của vệ sinh an toàn thực phẩm, khắp nơi đâu đâu cũng xuất hiện thông tin thực phẩm đông lạnh thối, thức ăn ngâm hóa chất…”Tôi đã suy nghĩ rất nhiều rằng mình phải làm điều gì đó để góp phần bảo vệ sức khỏe của những khán giả hâm mộ bằng cách tạo ra những bữa ăn ngon và sạch cho họ. Thế là tôi quyết định bắt tay vào kinh doanh hải sản sạch”, anh bộc bạch.

Txl 1 29449

Gia đình vốn nhiều năm kinh doanh trong ngành này nhưng chủ yếu là xuất khẩu hải sản sang nước ngoài. Còn anh lại đi theo hướng phân phối trong nước. “Trước quyết định này của tôi, gia đình đã khuyến cáo rằng ngành hải sản rất ít ai làm thành công trong thị trường nội địa. Do đó, mọi người tỏ ra không ủng hộ”, anh chia sẻ.

Sau đó, Hưng phải tìm mọi cách thuyết phục mới được gia đình cho làm thử, nếu tốt mới được làm tiếp. “Một mình tôi bỏ vốn ra đầu tư và tất bật lo mọi thứ để khởi động Vua Biển. Đây thực sự là giai đoạn rất áp lực với tôi vì phải cố gắng làm hết sức sao cho đạt hiệu quả cao thì mới được gia đình ủng hộ”.

Đầu tiên anh tạo lập 3 cửa hàng ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM. Điều thuận lợi với anh là chỉ phải bỏ vốn ra đầu tư cơ sở vật chất của cửa hàng, còn nguồn hải sản đã có sẵn từ nhà máy của gia đình. Do đó, anh đặt hàng theo ý mình và thanh toán dứt điểm sau mỗi đơn hàng đặt.

Khá lo lắng khi bắt tay làm, nhưng vì bản thân là một ca sĩ nổi tiếng nên cũng khá dễ dàng trong việc xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, anh cũng được nhiều người hâm mộ ủng hộ, cộng thêm chất lượng sản phẩm tốt mà giá lại khá rẻ nên hoạt động kinh doanh thời gian đầu thuận lợi.

Thật sự cảm thấy đam mê, sau một thời gian, Đàm Vĩnh Hưng và các cộng sự đã tìm tòi, nghiên cứu ra các nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng cao cấp, các công thức chế biến độc đáo (như chế biến cá thu chà bông, món độc quyền công thức của Mr Đàm)… càng giúp mô hình của anh phát triển nhanh.

Sau hơn một năm kinh doanh, giờ đây Hưng đã có 21 đại lý nằm phân bổ khắp nơi từ Bắc vào Nam. Lúc đầu anh hay lui tới để trực tiếp quản lý, nhưng sau đó đã phát triển một hệ thống quản lý chuyên nghiệp với ekip điều hành tất cả công đoạn từ chuỗi nhập hàng đến phân phối sản phẩm. “Hàng ngày các con số được báo chi tiết. Tại các chi nhánh, cửa hàng đều có lắp đặt camera giám sát nên khá dễ dàng trong việc quản lý và kiểm tra tình hình hoạt động”, anh cho biết.

Hiện nay, các đối tác muốn mở đại lý cấp một tại nơi nào đó, sẽ tuân theo quy trình quản lý có sẵn để dễ dàng trong việc quản lý đồng nhất, cũng như nhận diện thương hiệu.

Đàm Vĩnh Hưng cho biết, Vua Biển của anh đã thu hút lượng lớn khách hàng nội địa. Tuy nhiên, anh chưa tiết lộ sản lượng tiêu thụ hàng tháng của hệ thống Vua Biển bao nhiêu vì cho rằng vẫn còn khiêm tốn so với con số xuất khẩu hải sản của anh chị trong nhà.

“Mỗi lần thấy Vua Biển làm ăn tốt, tôi về khoe với các anh chị rằng tháng này đã tiêu thụ được lượng hải sản khổng lồ thì liền nhận được những nụ cười khẩy. Mà cũng đúng thôi, vì thực ra sản lượng bán ra của chúng tôi có nhiều mấy đi chăng nữa nhưng so với con số xuất khẩu của anh chị vài chục nghìn tấn mỗi tháng, vẫn còn quá khiêm tốn. Tôi sẽ cố gắng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ và đến lúc nào đó thích hợp  sẽ bật mí”, anh bộc bạch.

Txl 1 29450

Sau 2 năm lăn lộn với ngành kinh doanh hải sản sạch, Đàm Vĩnh Hưng cho rằng, để mô hình này thành công thì yếu tố quan trọng đầu tiên là chọn địa điểm. Theo anh, địa điểm bán hàng phải gần khu vực chợ, trung tâm, ngã tư hoặc đường hai chiều. Mặt bằng thông thoáng, thuận tiện cho khách ghé vào, nên có cách trang trí bảng hiệu sao cho ấn tượng và thu hút người qua đường…

Nhưng theo ông chủ Mr Đàm, yếu tố quan trọng nhất vẫn là chất lượng và giá cả. Nếu chất lượng tốt mà giá sản phẩm quá cao sẽ không có mấy người mua. Ngược lại, giá bán ra mềm nhưng sản phẩm dở tệ, kém chất lượng, mất vệ sinh,… khách mua một lần sẽ không quay lại lần hai. “Tại cửa hàng của tôi, hai yếu tố trên luôn được đặt lên hàng đầu”, anh chia sẻ.

Đàm Vĩnh Hưng cho biết, thời gian tới sẽ đẩy mạnh mở rộng hệ thống phân phối hơn nữa. Hiện nay anh vẫn thường xuyên đi lại giữa các tỉnh để khai trương các cửa hàng.

Để trở thành một đại lý mang thương hiệu Vua Biển, quản lý của hệ thống này cho biết người đầu tư cần phải khảo sát kỹ và có hướng đầu tư lâu dài. Vì là kinh doanh mặt hàng đông lạnh, diện tích mặt bằng chỉ cần từ 20m2 trở lên là được. Phía công ty sẽ hỗ trợ khâu thiết kế, thi công nhận diện bên ngoài cửa hàng theo chuẩn chung của thương hiệu.

Trước tiên, chủ cửa hàng cần đầu tư 2-3 tủ đông loại 800 lít chứa được 100kg. Giá mỗi tủ hiện dao động từ 12-13 triệu đồng. Công ty sẽ hỗ trợ ban đầu 1 tủ đông, nếu đạt doanh số 400 triệu đồng sẽ được tặng luôn. Ngoài ra cũng cần đầu tư thêm một quầy kệ để bán đồ hộp và đồ khô đi kèm.

Khoản đầu tư lớn nhất cho một cửa hàng kinh doanh đồ hải sản đông lạnh là tiền hàng và chi phí nhân viên thị trường. Do quy định lấy hàng thanh toán ngay, thông thường khi nhận 100kg hàng, chủ cửa hàng sẽ trả cho công ty 30-40 triệu đồng. Bên cạnh đó, thời gian đầu kinh doanh, cần phải có 2-3 nhân viên đi tiếp thị.

“Nên cho nhân viên đến chào mời ở các quán ăn, nhà hàng, khu dân cư đông đúc. Đây mới chính là nguồn khách lớn và ổn định. Ngoài ra cũng nên khảo sát kỹ khẩu vị của người tiêu dùng trong địa bàn chuộng loại hải sản nào nhất? Giá bán có cạnh tranh không so với hàng hải sản ở chợ hay của các nhà phân phối nhỏ lẻ khác…”, vị quản lý của Vua Biển khuyên.

Vị này cũng cho biết thêm, ngoài TP HCM và Hà Nội đã ổn định, thị trường ở các tỉnh miền núi đang kinh doanh tốt hơn các tỉnh miền biển và khu vực đồng bằng sông Cửu Long vốn có nguồn cung thủy hải sản dồi dào và tâm lý không thích đồ đông lạnh.

Lệ Chi 

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Howard Schultz, từ tay trắng khởi nghiệp đến ông chủ đế chế cafe Starbucks

Xuất thân từ khu ổ chuột ở Brooklyn, đã từng trải qua những tháng ngày bán máu để có tiền trang trải học phí, không ai ngờ được rằng chàng trai nghèo khổ – Howard Schultz lại trở thành một trong những doanh nhân quyền lực nhất thế giới khi sở hữu trong tay cả một đế chế cà phê hùng mạnh với thương hiệu nổi tiếng Starbucks.

Tuổi thơ nghèo khó

Sinh ngày 19/07/1953 trong một gia đình nghèo ở khu ổ chuột tại thị trấn Brooklyn, New York, Howard Schultz không có điều kiện để học hành bởi gia đình ông quá nghèo. Để có tiền trang trải học phí ông đã từng phải đi bán máu.

Txl 1 29451

Howard Schultz

Tuổi thơ của ông là những tháng ngày không êm đềm như bao đứa trẻ khác khi thường xuyên phải chứng kiến cảnh bố mẹ tranh cãi nhau về việc đi vay tiền hay phải trả lời những cuộc điện thoại của chủ nợ. Bất hạnh dường như vẫn bám riết lấy gia đình Howard Schultz khốn khổ khi căn bệnh ung thư hiểm nghèo đã cướp đi người bố mà ông kính trọng.

Mất mát quá lớn đó dường như đã làm thay đổi cách suy nghĩ của Howard Schultz, ông chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm chủ một công ty nhưng từ sâu thẳm trái tim mình ông luôn khát khao rằng nếu mình đứng ở một vị trí có thể tạo ra được sự khác biệt nào đó thì ông sẽ không bao giờ bỏ mặc những người đứng ở phía sau.

Quyết định táo bạo và ngã rẽ cuộc đời

Năm 1982, Howard Schultz quyết định bỏ việc ở Hammarplast (Mỹ) với mức lương cao để đầu quân cho một nhà bán lẻ ở Seattle với vị trí trưởng phòng marketing khi mà lúc đó công ty này chỉ có vỏn vẹn năm cửa hàng.

Quyết định táo bạo của ông lúc đó vấp phải sự phản đối của rất nhiều người, trong đó gay gắt nhất là mẹ của ông. Bà không bao giở tưởng tượng được rằng con trai mình có thể từ bỏ một sự nghiệp đang trên đà phát triển tại một công ty có tiếng như vậy để về làm cho một doanh nghiệp địa phương nhỏ bé.

Lý do mà Howard Schultz quyết định đầu quân về Starbucks đó chính là nhà lãnh đạo tài ba này đã sớm nhìn ra được triển vọng của nó trong tương lai. Ông hoàn toàn bị quyến rũ bởi hương vị tuyệt vời của cà phê rang sẫm, bởi cái không khí mới lạ pha trộn chút hiện đại của Starbucks khi nằm ở giữa vùng quê Seattle. Sự mê hoặc đó đã trở thành động lực thúc đẩy Schultz thực hiện khát khao thành công của mình.

Cuộc đời Howard như bước sang một trang mới khi ông trở thành CEO của Starbucks vào năm 1987, chỉ sau 5 năm ông về làm việc.

Txl 1 29452

Howard Schultz đã trở thành CEO của Starbucks vào năm 1987, chỉ sau 5 năm ông về làm việc.

Với bản lĩnh và tư cách của một doanh nhân, ông đã đứng ra thuyết phục các nhà đầu tư tin vào những chiến lược kinh doanh mà ông đã vạch ra cho công ty. Từ đó, Starbucks bắt đầu ăn nên làm ra.

Tuy nhiên, sự khác biệt về tầm nhìn và triết lý kinh doanh đã khiến cho mối quan hệ giữa ông và đội ngũ lãnh đạo trở nên rạn nứt. Howard Schultz quyết định bỏ ra ngoài và thành lập II Gionarle để cạnh tranh trực tiếp Starbucks.

Quyết định táo bạo này đã khiến Schultz phải chạy vạy vay vốn khắp nơi để có thể thành lập và duy trì được công ty. Ngay từ những ngày đầu thành lập II Gionarle, Schultz đã chú trọng ngay đến việc tìm kiếm các nhân tài và tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp bởi ông biết rằng cần phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở sản phẩm mà còn ở tất cả các nhân viên. Ông tin rằng điểm khác biệt đó sẽ tạo ra được dấu ấn đối với khách hàng, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ in sâu vào tâm trí họ một cách tự nhiên nhất.

Howard Schultz đã từng có chia sẻ khá thú vị với báo giới: “Chúng tôi không cần tuyển những người có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi cũng không cần tuyển những người phải được đào tạo chính quy. Chúng tôi tuyển những người yêu thích công việc, yêu cà phê, thể hiện niềm đam mê với cà phê. Việc đào tạo kỹ năng là phần việc sau này”, chính điều này mới tạo nên bản sắc của một doanh nghiệp.

Cuộc bứt phá ngoạn mục của một thương hiệu vùng quê

Kể từ khi Schultz ra đi, Starbucks sụt giảm doanh số nghiêm trọng đến mức không thể cứu vãn được nữa, các ông chủ của Starbucks đã phải bán lại công ty của mình. Và một lần nữa, Howard Schultz lại lo tài chính để mua lại công ty cũ. Giờ đây, Starbucks đã nằm gọn trong tay của ông . Tham vọng chiếm lĩnh thị trường là động lực giúp ông đưa Starbucks ra khỏi Seattle lấn sân sang các địa phương khác.

Suốt mười năm chinh chiến cùng đồng đội là những nhà điều hành sáng suốt và dày dặn kinh nghiệm, Howard Schultz đã đưa Starbucks từ một doanh nghiệp địa phương với vỏn vẹn chỉ có 5 cửa hàng trở thành một tập đoàn quốc gia với hơn 8.600 cửa hàng và 25.000 nhân viên phục vụ.

Năm 1992, Starbucks đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc khi tiến hành IPO (việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng) và trở thành công ty đại chúng. Đây là ước mơ của bất kì một ông chủ doanh nghiệp nào nhưng đằng sau sự thành công đó Starbucks cũng gặp phải không ít vấn đề .

Txl 1 29453

Starbucks đã thực sự trở thành một đế chế cafe.

Đạt đến đỉnh cao danh vọng, nhưng việc đối mặt với phố Wall, với những kỳ vọng về tài chính có thể khiến Starbucks đi chệch hướng. Nhưng thật may mắn là Starbucks có được Howard Schultz – vị CEO với lòng say mê cà phê sâu sắc đã cầm cương luôn giữ cho công ty không đi xa quá các giới hạn và tầm nhìn chiến lược của mình. Và cùng với sự ra đời của các sản phẩm mới, Starbucks cũng không ngừng kết nối và hợp tác với nhiều đối tác để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đó là một chiến lược khôn ngoan.

Dù thống lĩnh thị trường cà phê thế giới là vậy nhưng xung quanh Starbucks vẫn luôn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như The Coffee Beans, Gloria Jean’s… hay đơn giản như ở Việt Nam thì gã khổng lồ này phải đối mặt với Tập đoàn cà phê Trung Nguyên hay Highland Coffee.

Nhưng với hương vị khác biệt trong từng cốc cà phê cộng với cách chọn vị trí của cửa hàng, Starbucks vẫn lôi cuốn được những vị khách khó tính nhất. Khách hàng khi đến với Starbucks có thể tận hưởng trọn vẹn sự hòa trộn độc đáo giữa hương vị đậm đặc của tách cà phê phin pha trộn với hương vị thơm thoảng của cà phê Folgers giữa không gian nghệ thuật hài hòa, hòa quyện giữa phong cách sang trọng quý phái và bình dị.

Khách hàng đến với Starbucks đủ mọi mọi tầng lớp nhưng khi đến đây hầu hết họ đều cảm nhận được không khí ấm cúng, thân hữu, không phân biệt tầng lớp. Đây chính là điểm khác biệt và cũng là điểm mạnh nhất của Starbucks mà các đối thủ khác không có được.

Hơn thế nữa, tính quần chúng, chiêu khách khôn ngoan của Starbucks đã được Howard Schultz tận dụng triệt để, thể hiện ngay trên các sản phẩm cà phê dành cho phụ nữ và trẻ em không bao giờ uống cà phê. Chính bởi vậy, từ dân nghiền cà phê nhà nòi đến các tay uống cà phê lơ mơ đều có thể kiếm được một ly cà phê hợp với trình độ và khẩu vị thưởng thức cà phê của mình. Những điều này, các đối thủ cạnh tranh của Starbucks đều chưa làm được. Và đó cũng là lý do tại sao Starbucks lại trở thành ông vua thị trường cà phê thế giới.

Giờ đây, bằng niềm đam mê cùng với khả năng lãnh đạo tuyệt vời, Howard Schultz đã đưa Starbucks trở thành một đế chế đồ uống hùng mạnh với 18.000 của hàng cùng hơn 200.000 nhân viên với khoảng 44 triệu cốc cà phê được bán ra hàng tuần.

Thành công có được ngày hôm nay không chỉ nhờ vào bản lĩnh kinh doanh, tầm nhìn chiến lược sâu rộng mà trên hết còn có niềm đam mê, nhiệt huyết và ý chí bền bỉ, quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng ngay cả trong những lời chế giễu của kẻ khác. Câu chuyện khởi nghiệp của vị CEO đi lên từ hai bàn tay trắng này là bài học vô cùng ý nghĩa với những ai đang xây dựng sự nghiệp và nỗ lực theo đuổi giấc mơ của mình.

Txl 1 29454

Câu chuyện khởi nghiệp của vị CEO đi lên từ hai bàn tay trắng này là bài học vô cùng ý nghĩa với những ai đang xây dựng sự nghiệp và nỗ lực theo đuổi giấc mơ của mình.

“Mọi công ty đều có thể phát triển lớn mạnh mà không cần phải đánh mất sự đam mê và cá tính vốn có, miễn sao nó không bị lèo lái bởi những đắn đo về lợi nhuận, mà thay vào đó là những giá trị thực. Chìa khóa thành công nằm ở trái tim. Tôi dốc hết trái tim mình vào từng tách cà phê và các đối tác của tôi ở Starbucks cũng vậy. Khi khách hàng cảm nhận được điều đó, họ luôn đáp lại bằng tấm lòng trân trọng”, đó là những chia sẻ rất thật của một CEO đi lên bằng chính đôi chân của mình với một tình yêu mãnh liệt với từng hạt cà phê.

Chỉ cần dốc hết trái tim vào từng việc mình làm, chúng ta có thể đạt được những ước mơ mà người khác cho rằng không thể. Đó là điều viết nên câu chuyện cuộc sống thành công với một kết thúc có hậu!

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Đại tá Sanders, con đường từ nhân viên chào hàng đến ông chủ đế chế KFC

Trong thời đại toàn cầu hóa, công ty của nước này sang nước khác làm ăn là chuyện rất bình thường, nhưng làm thế nào để thành công, và thành công vượt mức, ở xứ lạ quê người, là chuyện đòi hỏi nhiều yếu tố. Công ty Yum! Brands, Inc. sở hữu hệ thống nhà hàng KFC lừng dành do đại tá Sanders ngày càng phát triển mạnh. Hiện công ty có đến 5.200 tiệm ăn tại Hoa Kỳ và 15.000 tiệm tại 109 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu.

Txl 1 1421

KFC là một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh thành công bậc nhất thế giới.

Cư dân tại Mỹ hầu như không ai là không biết đến nhà hàng chuyên trị các món gà, từ gà chiên giòn, gà nướng, cánh gà chiên, bánh mỳ kẹp gà v..v.. có tên là Kentucky Fried Chicken, gọi tắt là KFC, logo là hình đại tá Sanders, ông già với cặp kính lão và hàm râu bạc phơ, người sáng lập ra hệ thống nhà hàng này.

Giờ đây thì ông Sanders không còn trên cõi đời này nữa, nhưng hệ thống nhà hàng của ông, được sáp nhập vào công ty Yum! Brands, Inc., ngày càng phát triển mạnh. Hiện công ty có đến 5.200 tiệm ăn tại Hoa Kỳ và 15.000 tiệm tại 109 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu.

Tờ tạp chí Bloomberg chuyên về thị trường số ra ngày 26 tháng Giêng năm nay cho biết cư dân tại Trung Quốc rất “hẩu” các món ăn của nhà hàng này. Tác giả William Mellor của bài viết thuật lại câu chuyện với giọng văn dí dỏm về một cô sinh viên trẻ của đại học kinh tế và doanh nghiệp tại Bắc Kinh đang ngồi ăn tại nhà hàng KFC ở bên rìa Quảng Trường Thiên An Môn ở thủ đô, bên kia con phố nơi có lăng của Mao Chủ Tịch. Cô vừa ăn vừa ngước lên hình ảnh một nhân vật hiền lành đang tươi vui nhìn xuống cô. Nở một nụ cười tinh quái, cô sinh viên He Yingying thốt lên “ Tôi yêu mến ông.”

Cô sinh viên này không có ý nói là cô yêu mến Mao chủ tịch, với bức chân dung to dị thường đang thống trị quảng trường Thiên An Môn. Cô đang nói về ông đại tá Sanders, logo của KFC trên bảng hiệu nhà hàng, đã từ trần từ năm 1980, trước khi cô ra chào đời, sáng lập viên của hệ thống nhà hàng vẫn phục vụ cho cô những món ăn khoái khẩu.

Thực khách ở nước Mỹ không bao giờ tưởng tượng ra những món ăn được phục vụ cho khách hàng của KFC tại Trung quốc. Bước vào một nhà hàng ăn nhanh KFC ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, hay Urumqi ở Tân Cương du khách tây phương chỉ có một ít chọn lựa những món quen thuộc của họ, còn phần lớn là chiều theo khẩu vị của dân địa phương, từ giò cháo quẩy, bánh trứng, cháo đủ loại, trứng muối, bánh mỳ kẹp tôm bằm, tàu hủ đến sữa đậu nành. Không những vậy, thực đơn của nhà hàng còn thay đổi theo từng khu vực hay địa phương của một Trung Quốc rộng lớn; và nhiều món ăn trên thực đơn giúp cho khách có thể gọi nhiều món để ăn chung theo kiểu cơm gia đình của người Á đông. Với sức thu hút khách hàng như vậy KFC khuếch trương theo tốc độ mỗi ngày mở một nhà hàng mới ở nước này trong những năm gần đây.

Cũng là nhà hàng ăn nhanh, hệ thống McDonald tại Trung Quốc không mạnh như ở nội địa Hoa Kỳ. Vậy đâu là những yếu tố thành công của KFC ở quốc gia đông dân nhất thế giới?

Txl 1 29455

Hiện KFC có đến 5.200 tiệm ăn tại Hoa Kỳ và 15.000 tiệm tại 109 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu.

Tác giả Maggie Starvish viết trên tờ tin thư hàng tuần của đại học Harvard cho biết chủ yếu là KFC giữ tính địa phương ở mọi mức độ. Công ty giữ quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương, thuê mướn giới quản trị ở địa phương, nguồn cung cấp thực phẩm cũng từ trong nước và thay đổi thực đơn để cho phù hợp với khẩu vị và lối ăn uống của dân địa phương.

Người giúp KFC làm ăn đặc biệt phát đạt tại nước này là Chủ tịch phân bộ Trung quốc kiêm tổng giám đốc điều hành của KFC tại nước này, ông Sam Su, một người Đài Loan với bằng cấp cả ở Đài Loan lẫn Hoa Kỳ. Năng động, có tầm nhìn xa, thông minh, hiểu rõ cách thức kinh doanh của Tây phương, có kinh nghiệm về ngành kinh doanh nhà hàng và giới tiêu thụ người Hoa, thông thạo cả Hoa ngữ lẫn Anh ngữ và vốn hiểu biết về văn hóa của Trung quốc cũng như những khó khăn khi làm ăn ở nước này, một thị trường rất thay đổi mà lại rất truyền thống, ông Sam Su đã lèo lái công cuộc kinh doanh cho Yum! Brands phát đạt, thuận buồm xuôi gió.

Txl 1 29456

KFC đã cực kỳ thành công trong lĩnh vực đồ ăn nhanh.

Về mặt nhân sự, giới quản trị cấp cao cư xử thân mật như bạn bè, tương tác giữa nhân viên với quản lý làm việc lâu năm với nhau mật thiết và có tình cảm, không khí giống như trong gia đình.

Tại Trung quốc, rất nhiều trong số 250 ngàn nhân viên làm việc cho KFC là sinh viên đại học lần đầu tiên đi làm, nếu thỉnh thoảng phải vắng mặt họ được cấp trên thông cảm chứ không bị sa thải. Họ được khuyến khích giao tiếp với nhau qua việc chơi trò chơi điện tử do công ty cung cấp vào giờ nghỉ để cho những người trẻ, sinh ra trong những gia đình chỉ có một con, học tập kinh nghiệm giao tế xã hội, và giúp họ phát triển văn hóa phục vụ khách hàng trong một quốc gia thiếu vắng xảo năng này.

Ngoài việc huấn luyện cho nhân viên biết làm đủ mọi công việc trong nhà hàng, giữ lại những nhân viên có khả năng, ông Su còn đi tới quyết định thành lập một hệ thống chuyên cung cấp thực phẩm cho các cửa hàng tại địa phương cả từ gốc đến ngọn để bảo đảm chất lượng, đặc biệt khi mối lo ngại về an toàn thực phẩm của giới tiêu thụ Trung Quốc ngày càng cao.

Không những thế, trước mối lo ngại cho sức khỏe, nhất là bệnh mập phì, của giới tiêu thụ đối với các món ăn của nhà hàng dọn nhanh, năm 2005 ông Su đáp ứng bằng cách loại bỏ những phần ăn quá lớn, và đưa thêm vào thực đơn nhiều món hơn cho khách chọn lựa.

Hệ thống KFC tại Trung Quốc còn quảng bá việc tập thể dục và năm 2010 đã bảo trợ cho những chương trình dành cho giới trẻ và tổ chức những cuộc tranh tài thể thao với 260 ngàn người tại 438 thành phố tham gia.

Hiện nay Yum! Brands Inc. có chừng 3.200 nhà hàng KFC và 500 tiệm Pizza Hut ở Trung Quốc với lợi nhuận thu về khoảng 2 tỉ đô la một năm.

Quay trở lại câu chuyện của sáng lập viên KFC, ông Harland Sanders ra đời tại Henryville, bang Indiana, năm 1890. Ngày còn rất trẻ ông làm đủ mọi thứ công việc từ tay chân đến nhân viên chào hàng, đầu bếp, thư ký bán hàng.

Txl 1 29457

Đại tá Sanders, cha đẻ của đế chế KFC.

Đến năm 1930 vào đúng thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế, ông mở nhà hàng ăn nhỏ đầu tiên kết hợp với một trạm xăng ở Corbin, bang Kentucky. Ông vừa làm đầu bếp, vừa bơm xăng, vừa bán hàng, vừa dọn ăn cho cửa tiệm nhỏ có tên là “Sanders Court & Cafe.”

Năm 1936 ông được thống đốc bang Kentucky tặng chức đại tá danh dự của bang Kentucky nhờ sự đóng góp của ông vào ngành ẩm thực của bang.

Năm sau đó ông xây thêm một nhà trọ ở kế cận và nới rộng nhà hàng ăn để có thể tiếp nhận 142 khách hàng.

Năm 1940, nồi áp suất được phát minh, ông đã dùng nồi này để chiên gà tươi cho nhanh từ đó trở đi công thức đặc biệt của ông nổi tiếng. Ông đi khắp nơi để quảng cáo cho món gà của ông với các chủ nhà hàng và bắt đầu thành lập hệ thống nhà hàng Kentucky Fried Chicken.

Năm 1966 KFC bán cổ phần cho công chúng.

Năm 1969 cổ phần của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York.

Năm 1979 KFC có chừng 6 ngàn tiệm ăn trên khắp thế giới so với 15 ngàn nhà hàng như hiện nay.

Cuối năm 1980 đại tá Sanders từ trần vì bệnh ung thư máu. Tất cả mọi công sở của bang Kentucky đều treo cờ rũ trong 4 ngày.

Đại tá Sanders là một ví dụ điển hình cho tấm gương tay trắng làm nên tại Hoa Kỳ.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng dưới góc nhìn Alan Phan

TS. Alan Phan cho rằng, kinh doanh nhà hàng ở Mỹ là một ngành rất khó, tỉ lệ thành công lớn rất hiếm hoi. McDonald’s là thương hiệu lớn toàn cầu nhưng sự thành công sau này tại Việt Nam còn tùy thuộc rất nhiều điều, trong đó không thể thiếu sự cạnh tranh từ các chuỗi khác như Burger King, KFC, Pizza Hut hay Lotteria…

Hỏi: Kinh tế gia lừng danh, Michael Porter, trong lần thăm Việt Nam, có phán là ẩm thực Việt Nam tuyệt vời và có thể là vũ khí mạnh để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ông có ý kiến gì?

AP: Tôi rất kính phục GS Porter về những thành tựu trong lĩnh vực học thuật. Tuy nhiên, tôi nghĩ lời ông phán về kinh doanh ẩm thực, hoặc là không thực tế, hoặc chỉ là lời xã giao với Việt Nam. Ẩm thực của quốc gia nào cũng đều rất đặc thù và được sự ưa chuộng của nhiều người trên thế giới tuỳ theo khẩu vị cá nhân. Hiện nay, bên Mỹ, phổ thông nhất là món ăn Ý hay Tàu, với Mexico, Nhật, Ấn và Thái Lan đang trên đà tăng trưởng. Quan trọng hơn hết là các yếu tố kinh doanh không liên quan nhiều đến xuất xứ quốc gia của món ăn.

Hỏi: Những yếu tố này gồm những gì thưa ông?

AP: Tôi đã từng thất bại trong việc kinh doanh nhà hàng cách đây 28 năm, nên sau đó, có tìm hiểu thêm về các chất tố thành công cho một nhà hàng. Vài thống kê và nghiên cứu cho thấy món ăn ngon chỉ chiếm khoảng 17% trong quyết định chọn lựa một nhà hàng của khách. Các yếu tố quan trọng không kém là kinh nghiệm quản lý, thương hiệu, phong cách, môi trường, vị trí, sự thuận lợi và tiện nghi dựa theo mục đích của khách, giá cả, thói quen của khách hàng, tiêu chuẩn sạch và cách phục vụ. Dĩ nhiên, đây là các yếu tố cho một nhà hàng full-service của Mỹ. Một nhà hàng tương tự ở Việt Nam hay một mô hình “thức ăn nhanh” có thể khác hơn ở nhiều điểm.

Hỏi: Ông có thể tiết lộ về tình huống thất bại 28 năm trước về nhà hàng của ông?

AP: Khoảng 1985, tôi kiếm khá tiền trong các kinh doanh khác, nên không hề có ý định mở nhà hàng. Cô bạn gái người Anh sau vài tháng cặp kè cho biết là cô đã từng học ở Cordon Bleu ở Paris nên mong ước làm chủ một nhà hàng Pháp ở California. Vì mê gái, tôi đành chiều ý. Tuy nhiên, sau khi đầu tư hơn 250 ngàn đô la để hoàn tất, tôi khám phá là cô bạn gái đã không biết nấu ăn lại còn không quản lý nổi, nên phải thuê các nhân viên khác thay thế. Riêng mình phải chạy ngược xuôi, vừa trông coi tiền bạc vừa tìm người sang lại cửa hàng. Tóm tắt, tôi mất gần 1 năm và 100 ngàn trong phi vụ này. Không đau vì tiền; nhưng vẫn ngậm ngùi khi mất một cô bạn gái lý tưởng.

Sau này, tôi ghét ai thì thích xúi người ta mở nhà hàng. Đây là một ngành nghề khó khăn nhất với nhiều doanh nhân tại Mỹ vì tỷ lệ thành công lớn rất hiếm hoi.

Hỏi: Gần đây, McDonald đã tiến vào thị trường Việt Nam gây nhiều ồn ào trên các mạng truyền thông. Ông nghĩ thế nào về lợi thế cạnh tranh của họ?

Txl 1 29462

McDonald đã tiến vào thị trường Việt Nam

AP: McDonald là thương hiệu lớn toàn cầu lại do một doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam chủ trì nên gây nhiều dư luận ồn ào. Tuy nhiên, sự thành công sau cùng, nếu có, của McDonald tại Việt Nam tuỳ thuộc rất nhiều vào sức mạnh nội tại của bộ máy quản lý trong việc điều hành và sử dụng lợi thế thương hiệu. Quan trọng nhất là họ có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tiềm năng mà họ đã định vị. Cạnh tranh từ các xâu chuỗi khác như Burger King, KFC, Pizza Hut hay Lotteria…cũng là một yếu tố rủi ro.

Hỏi: Nhiều nơi cho là bánh mì kẹp thịt Việt Nam có thể cạnh tranh rất tốt trong thị trường thức ăn nhanh của thế giới?

AP: Hiện nay, bánh mì kẹp thịt của Việt Nam khá giống sản phẩm và mô hình kinh doanh của xâu chuỗi Subway Sandwich lớn nhất toàn cầu. Subway thành công nhờ sản phẩm khá đa dạng, đơn giản, nhiều dinh dưỡng (khi so với các chuỗi burger hay gà rán) nhưng hợp khẩu vị. Thêm vào đó, cách phục vụ nhanh chóng; bảo đảm về đồng nhất của chất lượng, môi trường sạch là các yếu tố quan trọng khác.

Bắt chước thành công của Subway là xâu chuỗi bánh mì kẹp thịt của Pret a Manger, Oliver’s, Delifrance …tại Á Châu. Còn khắp thế giới, loại bánh mì Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ…cũng khá phổ biến.

Nếu có doanh nhân nào muốn tạo nên một xâu chuỗi bánh mì thịt Việt như Lee’s Sandwiches ở California, thì cũng có thể thành công tuỳ sức mạnh quản lý và khả năng tài chánh. Nhưng chỉ cần bán bánh mì thịt mà giàu… thì hơi hoang tưởng.

Hỏi: Còn phở Việt Nam? Ông đánh giá cơ hội?

Txl 1 29463

Phở 24 đã tạo những tiếng vang cho phở Việt lúc đầu

Alan Phan: Tôi tin là nếu doanh nhân nào muốn thiết lập một xâu chuỗi thức ăn nhanh dùng bánh mì hay phở hay cơm kẹp, xôi, cháo, bún…làm sản phẩm có thể tìm ra những nghiên cứu về sự thành công của các xâu chuỗi thức ăn nhanh. Phở 24 đã tạo những tiếng vang cho phở Việt lúc đầu. Khi có kế hoạch bài bản, nhóm quản trị giỏi và sáng tạo, lợi thế cạnh tranh, vốn mạnh…các doanh nhân đều có cơ hội thành công trong ngành ẩm thực.

Hỏi: Qua đến lãnh vực quán cà phê, theo ông thì liệu chúng ta có thể xâm chiếm tốt thị trường Mỹ hay các quốc gia lân cận?

Alan Phan: Cái này thì phải hỏi ông Đặng Lê Nguyên Vũ hay ông gì mua lại một thị trấn nhỏ bên Mỹ để…bán cà phê phin cho dân quê Mỹ. Họ có dư thừa kinh nghiệm xương máu.

Hỏi: Người Việt mở khá nhiều quán ăn đủ loại ở Âu Mỹ hay Úc. Có ai đã thành công và đạt đỉnh của danh tiếng, cũng như lợi nhuận?

Alan Phan: Tôi không rõ lắm vì qua đến Âu Mỹ, tôi lại ít chọn quán ăn Á Châu. Tuy nhiên, ngoài các nhà hàng phục vụ chính yếu cho Việt Kiều, quán ăn của gia đình chị An tên Crustaceans ở Beverly Hills tạo nhiều tiếng vang trên các mạng truyền thông nhờ thu hút nhiều siêu sao và giới nghệ sĩ Hollywood. Tuy vậy, khi gia đình mở các nhà hàng Crustaceans khác ở Las Vegas hay Newport Beach, dường như họ lại không thành công. Qua báo chí, cũng có rất nhiều tiệm ăn Việt được khen ngợi, nhưng như tôi đã nói từ đầu, đây là những thành công cá nhân, đi song song với rất nhiều thất bại của các tiệm Việt khác (tỷ lệ thất bại khoảng 70% cũng gần giống với mọi tiệm ăn có các thực đơn từ mọi nước khác). Món ăn Việt chỉ là một sản phẩm, dù đặc thù và dinh dưỡng, vẫn chưa đủ là yếu tố chắc chắn sẽ đem lại thành công cho doanh nhân.

Tôi còn nhớ một tiệm ăn Việt rất thành công ở Shanghai do một người Hồng Kông thiết lập và không có cả một người bếp Việt. Ông chủ cười nói nhân viên nấu ăn của tôi học ẩm thực Việt qua Internet.

Hỏi: Như vậy, ông khuyên gì cho các doanh nhân trẻ đang mơ mộng kinh doanh ẩm thực?

Alan Phan: Cũng giống như mọi ngành kinh doanh khác: phải có kỹ năng, kinh nghiệm và nhóm quản lý – phụ trợ sáng tạo, kiên trì (management and business network). Trước khi làm gì, phải hoàn tất một kế hoạch kinh doanh bài bản, nêu rõ những lợi thế cạnh tranh và khả năng tài chánh. Tất cà bắt đầu bằng một ước mơ, nhưng khi phát triển, cần những hành động thiết thực rõ ràng.

Xin cám ơn ông.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Khác biệt – Yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh nhà hàng

Cố khác biệt chứ đừng nhân bản

Bạn biết đến cafe trứng chứ? Đây là một món đồ uống đặc trưng của Hà Nội, nhưng cũng chỉ có cafe Giảng, cafe Đinh là ghi được dấu ấn. Mặc dù số lượng quán “ăn theo” món đồ uống này không thể đếm hết.

Nhiều nhà hàng sinh sau đẻ muộn thường có xu hướng bê nguyên mô hình kinh doanh có sẵn vào áp dụng. Việc làm này chẳng khác nào tự biến mình thành một bản sao của người khác. Tất nhiên việc copy có lỗi hay tốt lại tuỳ thuộc vào những thay đổi của bạn cho phù hợp với tình hình bản thân. Nhưng vấn đề khác lại phát sinh, mô hình quán bạn học tập hẳn phải đạt được hiệu quả tốt mới hấp dẫn bạn học tập đúng không. Và như vậy là họ đã có sẵn một thị phần đủ lớn và có thể không còn chỗ cho bạn chen chân.

Xu hướng này đang rất phổ biến tại Việt Nam, nơi mà kinh doanh nhà hàng rất phát triển nhưng lại chưa bài bản. Các chủ kinh doanh nhà hàng đều rập khuôn theo mô hình có sẵn, không sáng tạo, không đổi mới và không “ăn khách”.

Một nhà hàng không có điểm nổi trội không thể nào thu hút được khách hàng. Đây là sự thật, nếu bạn đi qua phố cổ sẽ có rất nhiều con phố chỉ bày bán một mặt hàng. Bạn sẽ bước vào cửa hàng nào: quán có thương hiệu, của hàng có mặt tiền to rộng, hay cửa hàng có sản phẩm độc đáo? Đơn giản khi phân vân, não bộ của chũng ta thường có xu hướng tìm kiếm sự khác biệt. Và đây cũng chính là giải pháp để bạn có thể thoát khỏi vũng lầy giữa các nhà hàng nhân bản đại trà.

Khác biệt để chiến thắng đa số

Những cá thể khác biệt luôn chiếm số ít trong tập thể, và có vẻ bất lợi hơn hẳn phần đông còn lại. Nhưng ,đa số không hẳn lúc nào cũng đúng, bạn cũng công nhận điều này phải không. Đôi khi chỉ vì không ai làm khác, mọi người đều theo những lối mòn có sẵn, và mặc định điều đó là đúng. Như vậy, sức mạnh của cái được gọi là đa số không hẳn lớn lao như số lượng của nó.

Đó là lý do thiểu số có thể trở thành “kẻ mạnh”. Trong kinh doanh nhà hàng, triết lý này đặc biệt đúng. Bởi nếu bạn thuộc về thiểu số là bạn đang sở hữu sức mạnh “khác biệt” có khả năng hấp dẫn mọi khách hàng.

Nếu bạn nhìn vào thành công của những thương hiệu nổi tiếng hiện nay, mà điển hình là Apple, bạn sẽ thấy điểm chung của họ đều là sự khác biệt, là những trải nghiệm mới mẻ mang tới cho khách hàng. Như vậy có thể thấy, nếu dám khác biệt, can đảm một mình một ngựa bạn hoàn toàn có cơ hội chiến thắng đa số.

Đóng dấu thương hiệu tạo sự khác biệt

Sản phẩm

Txl 1 29465

Bản quyền là một cách để khẳng định sự độc nhất của sản phẩm. Bạn cũng nên làm như vậy khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Và điều bạn cần làm chính là ghi dấu vị trí độc tôn trong lòng khách hàng. Chính sự khác biệt sẽ giúp bạn tạo nên những dấu ấn đặc biệt đó. vDưới đây là một số gợi ý để tô đậm màu sắc thương hiệu nhà hàng của bạn.

Nói thực, sự khác biệt xây dựng từ yếu tố sản phẩm là một khái niệm không hề rõ ràng. Nguyên nhân đến từ việc sáng tạo những món ăn hoàn toàn mới giữa vô vàn các công thức rất khó. Điều này đòi hỏi các đầu bếp phải có trình độ cao mà phần lớn quy mô nhà hàng tại Việt Nam đều không có. Do đó, sự sáng tạo ở đây chỉ được xem xét ở mức thay đổi nguyên liệu, gia vị, phương pháp chế biến, cách trình bày.

Lý do khách quan đến từ chính cảm nhận của khách hàng. Họ không đủ tinh tế như những chuyên gia ẩm thực để phân biệt được tất cả những gia vị mà đầu bếp nêm nếm. Do vậy khái niệm độc đáo trong sản phẩm chỉ mang tính tương đối nhất định.

Vì vậy, khi thực hiện tiêu chí khác biệt trong sản phẩm, bạn không cần cố công tìm kiếm những đầu bếp giỏi với những công thức mới, khác biệt hoàn toàn với các nhà hàng khác. Thay vào đó, bạn nên xem xét thay đổi nguyên liệu, cách trình bày, thưởng thức để tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng.

Không gian

Txl 1 29466

Hãy nhớ rằng khách hàng đến với bạn không phải để ăn, mà là thưởng thức món ăn. Điểm khác biệt ở đây nằm ở cụm từ “thưởng thức” và không gian nhà hàng là một yếu tố cấu thành nên điều này. Một nhà hàng với không gian đẹp sẽ làm trọn vẹn cảm xúc của thực khách sau khi thưởng thức món ăn. Thậm chí, không gian nhà hàng đôi khi lại trở thành một điểm sáng, thu hút hơn hẳn những yếu tố khác. Nhất là đối với giới trẻ thời công nghệ số khi mà “check in” trở thành một hoạt động không thể thiếu.

Nếu bạn vòng quanh những quán cafe như Cosa Nostra, La Place, D’alice, … mặc dù nhận xét của khách hàng luôn có phàn nàn về chất lượng, giá cả, dịch vụ nhưng vẫn hút khách ở phần thiết kế nhà hàng.

Nhưng một khuyến cáo với bạn, dù sao cốt lõi của một nhà hàng vẫn nằm ở những món  ăn. Việc quá chú trọng vào không gian là đầu tư không bền vững bởi nó không tạo ra lượng khách hàng trung thành.

Dịch vụ

Một dịch vụ tốt rất khó để định nghĩa bởi mỗi một khách hàng lại có tiêu chí đánh giá riêng. Nhưng, điểm chung nhất là tốc độ phục vụ nhanh, và thực hiện chính xác yêu cầu của khách. Khá là đơn giản so với các biểu mẫu đánh giá mà bạn tìm kiếm đúng không. Tuy nhiên về hiệu quả của dịch vụ khách hàng lại thêm một yếu tố đó là lượng khách hàng quay lại.

Tại Việt Nam, khách hàng vẫn được coi là thượng đế, được phục vụ tận tình hết mực. Nhưng dù thế vẫn có những yêu sách từ phía khách hàng khó chiều. Nếu bạn mệt mỏi với việc này, hãy thử hình thức kinh doanh nhà hàng trải nghiệm.

Tất nhiên, bạn vẫn sẽ phải phục vụ khách hàng như thường. Nhưng sự đầu tư vào phần phục vụ độc đáo, khác biệt sẽ khiến cho khách hàng bất ngờ, tập trung vào phần trải nghiệm và quên đi những yêu sách của mình. Ví dụ tiêu biểu của những quán ăn kiểu này đó là cafe ninja tại New York. Những nhân viên sẽ dùng các dụng cụ như dao, phi tiêu kết hợp cùng các màn nhào lộn để thu hút khách hàng.

Mức giá

Những chuyên gia giàu kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng luôn lưu ý bạn cần phải đưa ra mức giá có độ cạnh tranh cao. Tuy nhiên đâu là mức giá cạnh tranh mà bạn cần cân nhắc? Nhiều chủ nhà hàng cho rằng mức giá cạnh tranh phải là mức giá rẻ nên cố gắng hạ giá nhằm chào mời khách hàng nhưng kết quả không đạt được lợi nhuận đủ bù vốn.

Bạn nên nhớ rằng việc định giá phải bao gồm cả chi phí về nguyên liệu, điện nước, nhân sự, thuê địa điểm,… Vì vậy mức giá bạn đặt ra ít nhất phải đảm bảo hoà vốn. Hơn nữa, việc giảm giá chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn bởi nếu duy trì quá lâu khách hàng sẽ không nhận thấy giá trị của đợt khuyến mãi, làm giảm hiệu quả kích cầu. Một số chủ nhà hàng lại kiên trì mức giá thấp hơn trung bình, chấp nhận lời ít nhưng lại “phản tác dụng”. Có thể khách hàng nghĩ rằng sản phẩm của bạn không đảm bảo chất lượng nên mới đặt giá thấp.

Như vậy, có thể thấy không phải mức giá rẻ là mức giá cạnh tranh. Đôi khi đặt ra mức giá cao lại thu hút hơn nhiều. Một ví dụ tiêu biểu cho chiến lược này chính là Apple, bạn có thể thấy mỗi sản phẩm của hãng ra mắt đều được công chúng săn đón mặc dù có mức giá trên trời. Tất nhiên, để đưa ra mức giá này bạn phải đảm bảo dịch vụ và món ăn của nhà hàng là hoàn hảo.

Nhân sự

Một câu hỏi luôn được các chủ nhà hàng cân nhắc đó là bên tài bên sắc – bên nào nặng hơn? Thật ra công việc nhà hàng rất áp lực, yêu cầu độ chính xác và tốc độ cao nên một nhân viên thạo việc rất tốt cho công việc kinh doanh nhà hàng. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, một nhân viên có gương mặt sáng lạn hẳn sẽ mang về thiện cảm tốt cho nhà hàng. So với việc “trùng tu nhan sắc” thì đào tạo nhân viên dễ dàng hơn hẳn. Do đó, nếu có thể, hãy ưu tiên cho những ứng viên có ngoại hình tốt.

Vậy nhưng khó có thể tìm được một đội ngũ nhân sự sáng lạn như ý bạn muốn. Hãy nhìn các nhóm nhạc Hàn Quốc, họ chỉ có một vài gương mặt đại diện nhưng luôn đứng ở vị trí trung tâm. Điều này tạo cảm giác tất cả các thành viên đều có nhan sắc tương đương nhau. Bạn cũng có thể làm như vậy trong kinh doanh nhà hàng, ví dụ như những vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như nhân viên lễ tân, phụ vụ bàn hãy sắp xếp những nhân viên ưa nhìn ở vị trí này để gia tăng thiện cảm của khách hàng.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Bí quyết kinh doanh thành công từ nhà hàng Gordon Ramsay

Gordon Ramsay quen là đầu bếp thượng hạng đã quen thuộc với khan giả qua nhiều chương trình thực tế và ông còn là chủ của 26 nhà hàng trên thế giới. Vậy vị đầu bếp tài ba này có những bí quyết gì để thành công như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Gordon thật sự cho rằng thật quá phù phiếm khi những kẻ không biết nấu ăn lại mở nhà hàng. Đừng cố đấm ăn xôi những gì bạn không biết. Quản lý nhà hàng có thể không phải một đầu bếp tài giỏi nhưng nhất định phải có những kiến thức căn bản về ngành nghề của mình. Nếu bạn là chủ một nhà hàng, hãy học nấu ăn. Nếu mở một quán cà phê hãy đi học pha chế. Đừng ỷ lại vào nhân viên, bạn sẽ bị họ qua mắt mà không hay biết gì.

Có thể bạn đầy đam mê, nhưng như vậy là chưa đủ. Quản lý nhà hàng sẽ phải làm thế nào khi đứng trước một đĩa ăn mà chính bạn không hài lòng, nhưng đầu bếp khăng khăng đây là hương vị chính xác? Bạn là chủ, đừng tự biến mình thành kẻ thụ động.

Gordon khuyến khích phải biết mình biết ta

Bạn dự định phục vụ ai, nhóm đối tượng nào? Hãy tìm hiểu họ và phục vụ họ thật chu đáo. Làm hài lòng thực khách là bạn đầu tư vào kênh truyền thông hiệu quả nhất. Kinh doanh nhà hàng cần phải chú trọng đến chất lượng phục vụ thực khách trước khi nghĩ đến việc phô trương tên tuổi.

Vị trí bạn đang đứng cũng đóng một vai trò quan trọng. Như việc bạn không thể mở một nhà hàng sang trọng ở khu ổ chuột vậy. Môi trường sống quyết định lối sinh hoạt, nó ảnh hưởng đến những thượng đế mà bạn sẽ phục vụ. Quản lý nhà hàng cần phải hiểu rõ khu vực kinh doanh của mình, biết những đối thủ của mình là ai, nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ, biết điều gì khiến bạn trở nên nổi trội hơn so với họ.

Tìm một đầu bếp giỏi thực sự

Phần quan trọng nhất của một nhà hàng là khu bếp, khoản đầu tư đúng đắn nhất của một nhà hàng chính là người đều bếp. Người đầu bếp phải là người làm việc có động lực, có óc lãnh đạo, sáng tạo và cầu tiến. Nếu không tìm được một người như vậy thì bạn nên bỏ ý định kinh doanh nhà hàng đi. Hoặc không, bạn cứ tiếp tục làm và đợi đóng cửa khi phá sản.

Quản lý nhà hàng cần đảm bảo được rằng đầu bếp chính phải là người phù hợp với công việc ấy. Thực ra tuổi nghề cũng không phải là vấn đề quá quan trọng, ưu tiên hàng đầu phải là tính cách và tài năng. Bạn sẽ làm việc lâu dài với họ nên hãy chắc chắn giữa hai người luôn có sự ăn ý. Tài năng, tất nhiên rồi, không thể chọn người không phân biệt nổi các loại cá hay thịt vào trong khu bếp của bạn.

Giữ menu đơn giản

Txl 1 29477

Thực đơn càng nhiều món, chất lượng nhà hàng càng thấp. Hãy duy trì những giá trị cốt lõi nhất, đừng tham lam liệt kê tất cả các món ăn, nhồi nhét nó trong một cuốn sổ bé tẹo. Thực đơn dài lê thê các món ăn sẽ dễ làm thực khách rối trí. Đa dạng các món ăn đồng nghĩa với việc họ có nhiều sự lựa chọn, và để đáp ứng nhu cầu của thực khách, đầu bếp sẽ phải bận rộn liên tục, khách hàng thì chán nản vì chờ đợi hoặc sẽ bỏ đi, còn thức ăn thừa và thực phẩm thừa sẽ xếp hàng vào thùng rác. Thật quá lãng phí, cùng đợi xem hoá đơn nguyên liệu cuối tháng của bạn khủng khiếp ra sao. Việc kinh doanh nhà hàng của bạn sẽ trở thành ác mộng.

Hãy bắt đầu bằng một thực đơn đơn giản, tập trung vào phục vụ những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến hấp dẫn, chắc chắn bạn sẽ thành công. Đầu bếp của bạn sẽ làm việc có hiệu quả hơn, khách hàng sẽ hài lòng hơn, và đồ ăn thừa cũng sẽ ít hơn. Bạn có một cách khác để tự hào với khách hàng về menu phong phú của nhà hàng bạn. Hãy thường xuyên thay đổi thực đơn. Thời điểm chuyển mùa, các dịp lễ đặc biệt là thời gian tốt nhất cho việc này.

Gordon Ramsay luôn ghi nhớ từ khóa linh động

Trong công việc kinh doanh nhà hàng, Gordon Ramsay luôn ý thức được việc phải có phản ứng nhanh với bất kì sự thay đổi nào: cắt giảm chi phí quản lý, giảm chi tiêu, giảm dần thực đơn,… Quản lý nhà hàng phải ngay lập tức có phản ứng thích hợp, đừng chỉ có chờ đợi. Trong điều kiện hiện nay, hàng tuần thậm chí hàng ngày chúng ta phải đưa ra những con số thống kê, chứ không phải hàng tháng. Hãy luôn làm chủ mọi tình huống có thể xảy ra. Nếu có biến cố gì xảy ra với việc kinh doanh nhà hàng, hãy quên niềm kiêu hãnh và thay đổi nó. Tính linh hoạt là nền tảng cho thành công của bất kì nhà hàng nào, vì vậy đừng quá nguyên tắc và cứng nhắc.

Kiểm soát tốt chất lượng món ăn

Quản lý nhà hàng hãy đảm bảo chất lượng và tính nhất quán trong khu bếp. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của một nhà hàng. Dù nhà hàng có đông đúc đến thế nào, tuyệt đối không mang những món ăn được chế biến một cách cẩu thả ra để phục vụ khách hàng. Nếu nhà bếp phục vụ không tốt, danh tiếng nhà hàng của bạn chắc chắn sẽ bị hủy hoại. Gordon sẽ đổ ngay đĩa thức ăn của bạn nếu nó không đạt chất lượng và bạn sẽ nhận ngay một vé không khứ hồi khỏi nhà hàng. Đây là cách ông luôn giữ được danh tiếng của mình dù cùng lúc sở hữu nhiều nhà hàng.

Giữ gìn vệ sinh tốt

Không có gì tệ hơn là một nhà hàng mất vệ sinh, và chắc chắn là chẳng thực khách nào muốn họ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn uống trong nơi như vậy. Xin được nhắc lại, khách hàng là một thượng đế, và họ luôn mang bên mình một chiếc loa phát thanh. Đừng chỉ nghĩ đến vế trước mà quên vế sau. Chỉ cần một lần khiến họ không hài lòng, vô số khách hàng sẽ không bao giờ đặt chân vào nhà hàng của bạn. Kinh doanh nhà hàng cần nhất là sự hài lòng của thực khách.

Gordon Ramsay luôn chiến đấu tới cùng

Khi gặp khó khăn, có thể bạn sẽ khó có thể giữ vững mục tiêu, ước mơ từ ban đầu. Nhưng nếu bạn biết kiên trì, giữ vững đam mê cơ hội thành công sẽ đến với bạn. Bạn cũng nên biết thêm rằng Gordon Ramsay đã từng đóng cửa 23 nhà hàng trước khi có được thành công hiện tại. Việc kinh doanh nhà hàng rất phức tạp, ngay cả với một quản lý nhà hàng tài năng như ông. Vậy nên đừng sớm nản lòng khi mới gặp chút vấp váp không như ý.

Gordon Ramsay kêu gọi tinh thần đông đội

Theo Gordon Ramsay , trước tiên bạn cần phải tin tưởng vào đội ngũ nhân viên của mình, những người đang được bạn trả lương. Sau đó làm họ thấy có trách nhiệm với công việc, gắn bó với nhau, khiến họ trở nên tài năng để phục vụ nhà hàng của bạn. Cuối cùng, hãy giữ lấy họ và khuyến khích họ.

Cũng đừng quên các khách hàng của mình, hãy nhớ phải lắng nghe ý kiến phản hồi của họ vì đến cuối ngày thì khách hàng chính là người trả lương cho bạn. Họ là người khiến việc kinh doanh nhà hàng của bạn lên hoặc xuống tuỳ theo độ hài lòng. Mà khái niệm hài lòng quá định tính, khó xác định, nên bạn hãy duy trì phương ngôn “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” đối với
khách hàng.

Nếu bạn là quản lý nhà hàng, thì người chịu trách nhiệm sau cùng phải là bạn. Bạn cần phải nắm được mọi hoạt động đang diễn ra trong nhà hàng. Tuy nhiên, đừng chỉ là một người chủ thích kiểm soát, đôi khi cũng cần phải biết lắng nghe ý kiến nhân viên của mình. Nghệ thuật quản trị nhân sự không hề dễ dàng, bạn có thể phải tích luỹ kinh nghiệm nhiều năm mới có thể đúc rút ra, hoặc hãy chọn lỗi tắt, tham gia học quản lý nhà hàng. Bạn sẽ biết cách quản lý nhân viên thật tốt.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

10 sai lầm của nhân viên phục vụ trong kinh doanh nhà hàng cần tránh

Nhân viên nhà hàng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự phát triển của nhà hàng. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ những sai lầm thường xảy ra sau đây của nhân viên để tránh khiến khách hàng phật ý ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hàng.

Nhầm lẫn món ăn giữa các bàn

Bạn có biết rằng tại sao khi thức ăn được mang ra, những người phục vụ chuyên nghiệp lại luôn biết chính xác ai đã đặt món gì? Có cả một hệ thống để đảm bảo thức ăn được mang tới đúng khách hàng. Do đó nếu người phục vụ quên ghi số bàn lên vé, quy trình đó sẽ thực sự bị phá vỡ và thật khó để nhớ ai đã đặt món gì.

Thái độ làm việc thiếu nhiệt tình

Không đáp lại khách hàng không thuộc bàn ăn mình phục vụ hay cảm thấy khó chịu khi khách hàng gọi yêu cầu quá nhiều luôn làm cho ấn tượng của nhà hàng bị xấu đi.Vì vậy khả năng họ quay lại nhà hàng là rất nhỏ.

Nghiep Vu Nha Hang Ky Nang Phuc Vu Khach Hang Hieu Qua2
Nghiep Vu Nha Hang Ky Nang Phuc Vu Khach Hang Hieu Qua2

Dọn bàn ăn không sạch sẽ, thiếu vật dụng cần thiếu cho bữa ăn.

Điều làm khách hàng dễ tức giận nhất là sự chờ đợi. Nếu khi thức ăn được mang ra, khách hàng chưa có những đồ cần thiết để thưởng thức bữa ăn, họ sẽ phải đợi bạn chuẩn bị đồ, và điều này sẽ khiến thức ăn nguội lạnh và học sẽ tức giận.

Mất bình tĩnh

Đừng để sự mệt mỏi hay chán nản của bạn làm mất đi nụ cười trên khuôn mặt. Nếu bạn để lộ sự lo lắng của mình, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp.

Ngồi vào bàn ăn cùng khách hàng

Trừ khi khách hàng thực sự là bạn tốt của bạn, nếu không việc ngồi vào bàn ăn cùng khách thực sự là một hành động thô lỗ và ngớ ngẩn. Bạn sẽ trở thành vị khách không mời mà tới và gây khó chịu cho mọi người.

Cung cấp thông tin thiếu chính xác cho khách hàng

Rõ ràng điều đó ảnh hưởng vô cùng xấu tới bữa ăn, hơn nữa nó sẽ tiếp tục gây cản trở cho những người phục vụ sau đó. Sự thiếu hiểu biết dẫn đến hậu quả nặng nề.

Ngại việc viết mọi thứ ra giấy

Nhiều người phục vụ có suy nghĩ sai lầm rằng họ có trí nhớ vô cùng tốt nên có thể nhớ tất cả, việc viết ra giấy khiến họ trở nên chuyên nghiệp hơn.Nhưng thực tế là điều đó rất dễ dẫn đến nhầm lẫn.

Buôn chuyện ngoài sảnh

Buôn chuyện ngoài sảnh sẽ khiến nhà hàng của bạn trông thiếu chuyên nghiệp, trông giống như một tụ điểm để bàn tán.

Sử dụng điện thoại di động

Sử dụng điện thoại trong khi phục vụ thể hiện thái độ làm việc không nghiêm túc,thái độ làm việc không tích cực.Vì thế nên tắt điện thoại trong khi làm việc và không để khách hàng nhìn thấy.Tốt nhất là không mang điện thoại theo người khi làm việc.

Để lại ly rỗng trên bàn

Chắc chắn rằng một đống ly cốc tai xung quanh sẽ khiến bạn có vẻ như vừa trải qua một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng nếu điều đó xảy ra ở nhà hàng nó đồng nghĩa với việc những người phục vụ cũng đang có khoảng thời gian tuyệt vời và chẳng thèm để ý đến khách hàng.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

5 tiêu chí vàng khi lựa chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng

Vị trí “đắc địa” trong kinh doanh có ảnh hưởng sâu sắc đến thành công của một doanh nghiệp. Việc chọn vị trí cũng là một quyết định quan trọng và lâu dài trong kinh doanh, cần được xem xét và chọn lựa kỹ càng.

Phụ thuộc vào đối tượng khách hàng

Trung tâm thành phố luôn là sự lựa chọn số một cho vị trí đại bản doanh, tuy nhiên không phải lúc nào quan niệm này cũng đúng. Anna – chuyên gia trong lĩnh vực này cho hay: “Chi phí thuê văn phòng ở trung tâm thành phố quá đắt đỏ so với cơ sở ở ngoại ô hay những thị trấn nhỏ. Đó là điều đương nhiên vì trung tâm thành phố là nơi tập trung nhiều đầu mối, là cơ hội “vàng” để phát triển tuy nhiên cơ hội vàng đó sẽ không còn ý nghĩa nếu như đối tượng khách hàng bạn hướng đến là những người nằm ngoài trung tâm,…”.

<a href=

Điều này có nghĩa là bạn cần xem xét đối tượng khách hành mà doanh nghiệp muốn hướng đến trước khi quyết định vị trí đặt văn phòng. Nếu doanh nghiệp của bạn thiên về sản xuất công nghiệp và khách hàng là những nhà phân phối các sản phẩm công nghiệp thì thị trấn hoặc ngoại ô sẽ là sự lựa chọn số một cho doanh nghiệp của bạn.

Dựa vào bản chất của doanh nghiệp

Tương tự như việc chọn vị trí phụ thuộc vào đối tượng khách hàng, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến bản chất và sản phẩm kinh doanh. “Bạn có thể nhận thấy rằng, các doanh nghiệp bán buôn thường nằm ở thị xã hoặc các vùng ngoại ô…trong khi những doanh nghiệp chuyên sản xuất thực phẩm, điểm đặt tốt nhất là gần nhà cung cấp, nghĩa là ở gần những nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Ví dụ, doanh nghiệp chăn nuôi bò nên ở gần đồng cỏ, doanh nghiệp chế biến thực phẩm nên ở gần khu trồng trọt hoặc thị trấn ven biển dành cho chế biến hải sản”, Anna chia sẻ.

Điều kiện khí hậu

Khí hậu đóng vai trò quan trọng trong thành công của một số doanh nghiệp. “Nếu doanh nghiệp của bạn sản xuất bông dệt, điều khiện khí hậu ẩm sẽ là ưu tiên số một để doanh nghiệp có cơ hội phát triển. Hãy cố gắng đặt doanh nghiệp ở những nơi có khí hậu thuận lợi thay vì tạo ra một môi trường nhân tạo, vừa không thu được những kết quả như ý vừa tốn kém để xây dựng cơ sở hạ tầng”, Anna nói.

Chọn vị trí đặt doanh nghiệp là một trong những bước quan trọng để công việc kinh doanh nhà hàng phát triển lâu dài. Chính vì vậy những chủ doanh nghiệp thay vì vội vàng chọn ngẫu nhiên một vị trí làm “đại bản doanh”, hãy xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc những tiêu chí cụ thể trên.

Cơ sơ hạ tầng hợp lý

Txl 1 29484

Cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh, vì vậy chọn lựa văn phòng có trang thiết bị tiện nghi, hiện đại thuận lợi về giao thông là điều vô cùng cần thiết. Anna cũng cho biết: “Nhiều khi các chủ doanh nghiệp cũng cần chủ động xây dựng một cơ sở hạ tầng tốt nhất cho doanh nghiệp của mình trong trường hợp cơ sở hạ tầng cũ không đáp ứng những nhu cầu thiết yếu. Đầu tư cao về cơ sở vật chất đồng nghĩa với việc hiệu xuất công việc và lợi nhuận thu về tăng cao”.

Giới hạn của chính phủ

Có một số giới hạn về vị trí đặt doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách của chính phủ hoặc doanh nghiệp. Nghĩa là nếu chính phủ xét thấy doanh nghiệp của bạn trong quá trình tham gia sản xuất có xu hướng gây ô nhiễm đến môi trường (thải khí độc hại, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn hoặc thậm chí là ô nhiễm nguồn nước), chính phủ sẽ hạn chế tối đa việc doanh nghiệp đặt gần khu dân cư.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.