Jean Louis Palladin, Bếp trưởng nổi tiếng người Pháp qua đời ở tuổi 55

Jean Louis Palladin, một đầu bếp dũng cảm, đầy nhiệt huyết, người đã giúp nền ẩm thực tự do Pháp ở Mỹ phát triển từ một lực lượng nhỏ bé thành một thế hệ các đầu bếp có ảnh hưởng vô cùng to lớn, một con người với tình yêu bất tận dành cho ẩm thực.Theo như một người thân chia sẻ thì ông đã qua đời sau những ngày dài chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi khi mới bước sang tuổi 55 tại McLean.

Txl 1 29197

Jean Louis Palladin qua đời khi còn rất trẻ

Tuy Jean Louis Palladin chưa bao giờ công khai danh tính hay có bất kì sổ sách nào ghi nhận lại những năm tháng cuộc đời ông giống như những người đương nhiệm Alice Waters và Paul Prudhomme, nhưng hầu hết những người trong ngành ẩm thực đều biết đến ông như một ông vua trong “làng bếp” thế giới. Ông thích sáng tạo, không ngừng theo đuổi và khám phá ra các nguyên liệu tốt nhất, tươi mới nhất để tạo ra những món ăn đặc trưng, điển hình làm mẫu cho rất nhiều các đầu bếp khác.

Nhà hàng đầu tiên của ông được mở ra ở Mỹ, có tên là Jean-Louis tại Watergate, Washington vào năm 1979. Nó không chỉ thu hút những tầng lớp thượng lưu trong thành phố, mà còn hấp dẫn nhiều đầu bếp, chủ nhà hàng từ khắp các nơi trên thế giới – những người sẵn sàng bỏ thời gian, công sức thực hiện một chuyến hành hương tới một nơi xa xôi để thưởng thức, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nấu nướng của Jean Louis Palladin.

Restaurant Jean-Louis

Khác hẳn với những hình ảnh của các đầu bếp nổi tiếng nhưng luôn tỏ vẻ ngạo mạn, bí ẩn, Jean Louis Palladin luôn sẵn sàng dành thời gian chia sẻ những kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm của mình cho bất cứ ai có mong muốn học hỏi. Có lẽ chính vì vậy mà ông đã dành được rất nhiều tình cảm từ đồng nghiệp, nhân viên cũng như những người hâm mộ trên toàn thế giới. Đặc biệt hơn cả là ông sở hữu một con mắt nhìn người vô cùng chính xác và khả năng đào tạo, tư vấn vô cùng xuất sắc cho những đầu bếp trẻ. Ông đã huấn luyện được vô số những đầu bếp tài năng, thành công rực rỡ trong sự nghiệp, bao gồm cả Eric Ripert của Le Bernardin; Daniel Boulud; Christian Delouvrier của Lespinasse; và Sylvain Portay, cựu đầu bếp của Le Cirque và gần đây nhất là bếp trưởng của khách sạn Ritz-Carlton ở San Francisco.

Txl 1 29198

Jean Louis Palladin được rất nhiều người quý mến

Txl 1 29199

Ông Drew Nieporent, chủ chuỗi nhà hàng Montrachet, Nobu, Tribeca Grill ở New York và Rubicon ở San Francisco khi được hỏi về Jean Louis Palladin, đã phải thốt lên rằng: “Anh ta quả thực là người có ảnh hưởng quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, xét về phương diện giác ngộ ẩm thực. Anh ấy là một người thầy, một người bạn tâm tình, một du khách và một đầu bếp người Pháp giỏi nhất nước Mỹ.”

Ngày nay, một số bữa tối tại các nhà hàng nổi tiếng luôn phục vụ các món ăn chứa các thành phần như gan ngỗng, sò điệp và những loại nấm hoang dã. Nhưng vào năm 1979, khi Jean Louis Palladin đến Washington, những điều đó vẫn còn rất xa lạ ở Mỹ. Do đó hầu hết các đầu bếp Pháp khi sang đây đều vô cùng ngạc nhiên, thậm chí khó chịu vì những nguyên liệu tốt đã có ở Pháp lại không hề tồn tại ở Mỹ.

Nhưng tất nhiên, những điều đó không thể làm khó Palladin. Ông đã tìm mọi cách để kiếm được những nguyên liệu mà ông cần, cho dù đó là gan cá hồi, túi mực ống hay bất cứ thứ gì mà những nơi khác đã bỏ qua.

Ripert, một nhân viên cấp dưới của Palladin ở Jean Louis vào năm 1989 đã nói rằng: “Palladin sẵn sàng bỏ ra cả buổi chiều lái xe 150 dặm để có được một miếng dăm bông hay thịt nguội, và tôi nghĩ rằng điều đó ảnh hưởng tới rất nhiều nhân viên ở đây. Vì Jean Louis, Palladin có thể làm bất cứ điều gì, thậm chí cả việc lặn dưới đáy đại dương để tìm sò điệp. Thành quả ngày hôm nay của chúng tôi với những sản phẩm nguyên liệu vô cùng đặc biệt, thời thượng, phần lớn công sức đều thuộc về Palladin. Có thể nói ông chính là cha đẻ của nền văn minh ẩm thực này.

Jean Louis Palladin không chỉ đơn giản tái tạo lại các món ăn của Pháp và Gascony, nơi ông đã từng sinh sống mà ông còn luôn có những tư duy phóng khoáng, rộng mở. Ông sẵn sàng cải tiến các món ăn theo công thức Pháp với những nguyên liệu đa dạng của Mỹ. Ông đã từng chia sẻ vào năm 1987 rằng: “Những thách thức của việc nấu ăn ở Mỹ là phải khám phá ra những sản phẩm mới nhất, tốt nhất từ khắp các tiểu bang khác nhau trên toàn đất nước – ví dụ như lươn siêu nhỏ, cá mút đá từ Maine, ốc tươi của Oregon, cá bòong boong từ Carolinas và hàu California – và sau đó lại phải biết cách chế biến, tổng hợp chúng thành một món ăn có những hương vị riêng biệt.”

Txl 1 29200

Đối với nhiều đầu bếp, những người được học tập, rèn luyện dưới chế độ giáo điều của các công thức nấu ăn truyền thống của Pháp thì việc nấu nướng như Palladin thực sự là một sự tự do, sáng tạo vô biên.

Ông Ripert đã từng hét lên rằng: “Palladin đã giúp tôi xóa bỏ mọi nỗi sợ hãi thường trực, để có thể vươn lên thể hiện bản thân mình. Anh ấy đã giải phóng tâm hồn tôi.”

Các đầu bếp khác cũng kinh ngạc không kém về sự am hiểu tường tận các nguyên liệu, gia vị mới lạ của Palladin.

Jimmy Sneed, một đầu bếp đã từng làm việc cho Palladin 5 năm trước đã nói rằng: “Sau khi lấy được những nguyên liệu hiếm về, Jean-Louis sẽ xắt chúng ra thành từng miếng nhỏ, sau đó nếm thử từng loại chưa qua chế biến, phân loại, định hình hương vị, xào nó lên và tạo ra món ăn của riêng mình.” Sneed cũng chia sẻ thêm là ông đã xem nhà hàng hiện tại của mình như một cách để tưởng nhớ đến Palladin.

Được biết Jean-Louis Palladin sinh năm 1946 tại một thị trấn nhỏ thuộc thành phố Condom, Armagnac, phía tây nam nước Pháp. Sau một thời gian ngắn làm việc ở Pháp và Monaco, ông đã theo học một trường dạy nấu ăn ở Toulouse và sau đó đã quay lại Condom, nơi ông bắt đầu sự nghiệp tại một nhà hàng Ý.

Ở đây ông đã thể hiện những tài năng xuất chúng đến mức chủ nhà hàng đã quyết định rằng Palladin cần có một cơ ngơi của riêng mình. Và từ đó, cả hai quyết định tìm kiếm và cải tạo lại một tu viện cũ, có tên La Table des Cordeliers. Niềm tin của ông chủ Palladin đã nhanh chóng được đền đáp. Vào năm 1974, ở tuổi 28, Palladin đã trở thành đầu bếp trẻ tuổi nhất của Pháp đạt được 2 sao Michelin.

Nếu như ông vẫn còn sống, chắc chắn chẳng bao lâu ông sẽ đạt được Michelin thứ 3, nhưng ông đã chấp nhận một lời đề nghị béo bở, để mở ra Jean-Louis, với một khởi đầu thấp hơn ở khách sạn Watergate.

Kể từ đó những đầu bếp và những người đam mê ẩm thực trên toàn thế giới chỉ cần đi bộ qua sảnh Watergate, men theo lối mòn là có thể tới Jean-Louis. Trong một căn phòng nhỏ với những bức tường hổ phách ấm áp toát lên vẻ sang trọng, lịch lãm, họ có thể lướt qua những tờ thực đơn, được chính tay Palladin viết vào mỗi sáng.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Ngành đầu bếp thi khối nào? 9+ thông tin cập nhật mới nhất

Bạn đam mê và có nguyện vọng theo đuổi nghề đầu bếp? Bạn thắc mắc không biết ngành đầu bếp có học Đại học không? Thi khối nào? Học ở đâu tốt nhất? Bài viết này, Nghề khách sạn sẽ cùng bạn giải đáp!​​

ngành đầu bếp thi khối nào
Bạn có biết ngành đầu bếp thi khối nào? Học đầu bếp ở đâu tốt nhất?

Ngành đầu bếp có học Đại học không?

“Ngành đầu bếp có học Đại học không?” Hay “trường Đại học nào tại Việt Nam đào tạo ngành đầu bếp?”,… là 2 trong số rất nhiều câu hỏi có nội dung na ná nhau liên quan đến chủ đề lựa chọn nơi học ngành đầu bếp của không ít những bạn trẻ có nguyện vọng theo đuổi nghề này.

Tuy nhiên, có một sự thật mà không phải ai cũng biết là trên thực tế, “hiện nay, nghề bếp đang được đào tạo chuyên sâu tại nhiều trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề nhưng đối với bậc đại học thì chưa có” – chia sẻ của Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM.

Như vậy, tại Việt Nam hiện chưa có trường Đại học nào có mã ngành “nghề bếp” hay “đầu bếp” để tổ chức tuyển sinh hàng năm. Thay vào đó là những ngành, chuyên ngành như “Quản trị chế biến món ăn”, “Kỹ thuật chế biến món ăn”. Tuy nhiên, số lượng trường Đại học chính quy đào tạo là rất ít.

Mặt khác, nếu muốn, bạn có thể lựa chọn trường cao đẳng, trung cấp nghề hay các trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch, khách sạn, các lớp dạy nấu ăn… để học với ưu điểm thời gian ngắn, cơ hội thực hành nhiều, được tiếp xúc thực tế, học hỏi kinh nghiệm, trang bị kỹ năng, tạo điều kiện để học viên sớm “hòa nhập” với công việc.

Ngành đầu bếp thi khối nào?

Như đã khẳng định trên đây, hiện không có trường Đại học nào đào tạo nghề bếp nên bạn không cần chọn khối thi. Chỉ cần có đam mê, có khả năng nấu ăn, kiên trì, nghị lực và chịu được áp lực công việc, cộng thêm một tí năng khiếu bẩm sinh là bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để bước chân vào con đường theo đuổi sự nghiệp nghề đầu bếp.

Tuy nhiên, nếu vẫn muốn theo học Đại học để được công nhận thông qua bằng cấp, bạn cũng có thể theo học 1 trong 2 ngành sau:

– Đăng ký xét tuyển vào ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực hay Khoa học chế biến món ăn của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM , chỉ tiêu: 85 mỗi ngành; xét tuyển theo khối A, A1, B và D7. Ngành học này đào tạo các khối kiến thức về dinh dưỡng người, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, quản lý bếp ăn – nhà hàng, văn hóa ẩm thực và kỹ thuật chế biến món ăn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các trung tâm dinh dưỡng; phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm; các bếp ăn nhà hàng, khách sạn; các công ty suất ăn công nghiệp hoặc dạy nấu ăn.

– Và ngành Quản trị chế biến món ăn hay Kỹ thuật chế biến món ăn được đào tạo tại khá nhiều cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề hiện nay cũng mang đến cho bạn nhiều kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ nghề. 

>>> Tham khảo danh sách các trường, trung tâm đào tạo nghề bếp chuyên nghiệp

Txl 1 29487
Hiện chưa có trường đào tạo nào tại Việt Nam có mã ngành “nghề bếp”

Tìm hiểu thêm: Nghề đầu bếp ở Việt Nam: điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp​

Điều kiện để theo học ngành đầu bếp

Theo cách nói dân gian, đầu bếp là lĩnh vực học nghề, là “nghề dạy nghề” hay “cầm tay chỉ việc”,…Vì vậy, nếu đam mê và có nguyện vọng theo học, bạn không nhất thiết phải trải qua trường lớp đào tạo chính quy, mà chỉ cần thỏa mãn các điều kiện cần và đủ sau đây:

– Đủ 14 tuổi, Đủ sức khỏe

Theo Khoản 1, Điều 61 của Bộ Luật lao động năm 2012 về Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì: “…Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.…”. Như vậy, chỉ cần bạn đủ 14 tuổi là có thể theo học nghề tại doanh nghiệp, bao gồm nghề bếp. Trường hợp học nghề tại các trường, trung tâm đào tạo nghề thì đối tượng tuyển sinh phải từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với ngành nghề theo học (theo Khoản 1, Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Điều 15, Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH​).

Ngoài ra, để theo đuổi nghề đầu bếp, bạn cũng cần phải có thể lực tốt, có sức khỏe, sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ngoài da,…

Txl 1 29488
Đầu bếp là lĩnh vực học nghề, tức nghề dạy nghề

– Có niềm đam mê, sự quyết tâm và lòng yêu nghề

Đầu bếp hay bất kì ngành dịch vụ nào cũng chứa đựng cường độ và áp lực công việc rất lớn. Hằng ngày phục vụ hàng trăm, hàng nghìn khách hàng với những nhu cầu và sở thích khác nhau, đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn, tính toán và sáng tạo vượt bậc. Chỉ khi có niềm đam mê, sự quyết tâm và lòng yêu nghề thì bạn mới có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc.

– Không ngừng học hỏi và nỗ lực hết mình

Học hỏi để tiếp thu, nỗ lực để đạt được thành tựu là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn theo đuổi nghề đầu bếp. Có kiến thức, tài năng thôi chưa đủ, một đầu bếp giỏi là người luôn cố gắng học hỏi mọi lúc, mọi nơi, từ mọi người để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống và thể hiện chúng qua những món ăn của chính mình. Một món ăn ngon không chỉ nhờ hương vị, mà còn phụ thuộc vào cái hồn tác giả gửi gắm và sự cảm nhận chủ quan của thực khách.

– Có ước mơ và ý chí cầu tiến

Bất cứ mọi ngành nghề, bạn chỉ thực sự phát triển nếu bạn có ước mơ, niềm đam mê, sự yêu nghề và ý chí cầu tiến cao trong công việc. Chỉ khi bạn có quyết tâm vươn lên, phát triển với nghề thì bạn mới thực sự nỗ lực, phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Txl 1 29489
Nghề đầu bếp cần người có sức khỏe, cầu tiến và đam mê theo đuổi sự thành công

Tương lai và mức lương nghề đầu bếp

Trên thực tế, 100% học viên nghề đầu bếp sau khi tốt nghiệp đều có việc làm. Đây là một nghề dễ học, dễ tìm việc nhưng đòi hỏi sự kiên trì, niềm đam mê và tình yêu với nghề.

Hơn nữa, theo dự kiến, trong nhiều năm tới, nghề đầu bếp sẽ tiếp tục nằm trong Top những nghề nghiệp có tương lai tương sáng nhất với nhiều triển vọng: lương tốt, cân bằng cuộc sống tốt và triển vọng phát triển sự nghiệp tốt. 

Theo tìm hiểu của Nghề khách sạn, mức thu nhập bình quân của một Bếp trưởng điều hành vào khoảng > 1.000 USD/ tháng, tương đương khoảng > 23 triệu VNĐ, chưa bao gồm thưởng và phụ cấp.

Tại Việt Nam, mức lương đầu bếp cũng khá hấp dẫn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, quy mô và cấp bậc làm việc tại mỗi nơi mà sẽ có sự phân chia mức lương khác nhau. Nhìn chung, nghề đầu bếp vẫn đang và sẽ cực kỳ có triển vọng phát triển, cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch và giải trí.

Học đầu bếp ở đâu tốt nhất?

Như đã nói ở trên, hiện tại, trên cả nước có khá nhiều các trường, trung tâm đào tạo nghề đầu bếp chuyên sâu để bạn tìm hiểu và lựa chọn theo học. Nghề khách sạn đã có bài tổng hợp chi tiết tên trường/ trung tâm đào tạo – địa chỉ – thông tin liên hệ – ngành đào tạo – học phí và nhiều thông tin liên quan khác nữa.

Tham khảo các trường, trung tâm đào tạo nghề đầu bếp chuyên nghiệp : Tại đây

Tuy nhiên, theo các anh, chị đi trước và các đầu bếp thành công trong nghề lại cho rằng: Sẽ có một hướng đi khác tốt và thực tế hơn nếu bạn tìm việc phụ bếp ở những nhà hàng, quán ăn nhỏ và học hỏi kinh nghiệm từ những đầu bếp chính. Sau đó, nếu bạn thực sự cố gắng, nỗ lực và có tố chất, bạn có thể có khả năng trở thành bếp chính, thậm chí bếp trưởng của nhà hàng đó. Từ việc có kinh nghiệm làm bếp ở nhà hàng nhỏ, bạn có thể xin vào làm phụ bếp ở những nhà hàng, khách sạn lớn. Tại đây, bạn có cơ hội học hỏi những chuyên gia đầu bếp thực thụ, được tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp và rộng mở hơn, từ đó bạn sẽ có cơ hội thăng tiến nhiều hơn trong nghề.

Dưới đây là một số thông tin liên quan đến các vị trí nghề bếp để lựa chọn:

+ Điểm danh 14+ chức danh quan trọng của bộ phận bếp

+ Công việc nhân viên phụ bếp nhà hàng – khách sạn

+ Bản mô tả công việc bếp chính nhà hàng

+ Tất tần tật những điều cần biết về nghề bếp

Học đầu bếp mất bao lâu?

Hiện nay, nhiều bạn trẻ thắc mắc “Học đầu bếp mất bao lâu để xin được việc?”. Thực tế, có không ít trường đào tạo nghề hoặc trung cấp trên khắp cả nước đang đào tạo nghề bếp. Với chương trình đào tạo bài bản cùng kỹ năng nghiệp vụ khác nhau, những cơ sở này sẽ giúp sinh viên trau dồi kiến thức văn hóa, chuyên môn về đầu bếp một cách toàn diện.

Đối với bậc trung cấp, dù bạn mới học hết THCS hay THPT hay muốn học liên thông/ văn bằng 2 đều có thể đăng ký. Nếu bạn đang hoàn thành xong bậc THCS, thời gian học sẽ khoảng 3 năm vì phải bổ sung kiến thức văn hóa. Còn bậc THPT sẽ là 2 năm. Với những bạn muốn học thêm nghề hoặc văn bằng 2/ liên thông, thời gian này sẽ là 3 tháng.

Học phí của khóa học đầu bếp bao nhiêu tiền?

Học phí luôn là vấn đề đầu tiên mà học viên đều quan tâm. Với khóa học ngắn hạn 3 – 6 tháng, học phí sẽ dao động từ 7 – 12 triệu đồng/ khóa. Các khoản chi phí này sẽ bao gồm đồng phục, nguyên vật liệu thực hành trong khóa học, giáo trình, bằng cấp, chứng chỉ liên quan.

Có thể nói, mức học phí không quá cao này hy vọng sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và vững bước vào tương lai.

Nghề đầu bếp có dễ xin việc không?

Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của ngành du lịch, hàng trăm triệu lượt khách đổ về các thành phố lớn để nghỉ dưỡng, tham quan, du ngoạn. Vì thế, không khó nhận ra khi càng nhiều khách sạn, nhà hàng, resort được xây dựng và mở rộng quy mô phát triển rộng lớn hơn nữa. Cùng với đó là cơn khát nhân lực đầu bếp giỏi, tay nghề cao. Hàng trăm doanh nghiệp đang tìm kiếm các vị trí việc làm đầu bếp với mức thu nhập hấp dẫn cùng chế độ đãi ngộ xứng tầm.

Ngày nay, các công ty lớn thường liên kết đầu tư với những trường đào tạo nghề để tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Do đó, các bạn học viên có kiến thức chuyên môn, đã hoàn thành khóa học trên trường sẽ dễ dàng xin việc ở những đơn vị này. Đặc biệt, nếu bạn muốn tìm việc ở địa phương hoặc các tỉnh thành khác trên toàn quốc thì vẫn có cơ hội.​

Chỉ cần đam mê, quyết tâm và thực sự yêu nghề, không có khó khăn hay thử thách nào, dù lớn, có thể ngăn cản bước tiến của bạn trên con đường theo đuổi ước mơ nghề đầu bếp.

Nghề khách sạn chúc bạn thành công!​​

Ms. Smile

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: kênh nghề khách sạn Việt Nam

CX-BASED GROWTH: Tăng trưởng dựa trên trải nghiệm khách hàng qua hôn phối của Marketing và công nghệ

Vừa đi vừa thận trọng, mà không đi thì chết chắc. Báo cáo Marketing tháng 3/2020 của McKinsey về Marketing đề cao rất nhiều về vai trò của công nghệ trong việc hướng tới trải nghiệm khách hàng và đạt mục tiêu tăng trưởng.

Theo đó, McK đề xuất việc những Marketers cần những hệ năng lực (capabilities) mới và những nền tảng kích hoạt (enablers) mới (chi tiết xem hình vẽ).

Txl 1 29558

Tại Việt Nam, trải nghiệm khách hàng như một làn gió mới (wind of change) – cụ thể hóa những nỗ lực của branding, truyền thông và chiến lược (nhưng có vẻ như lại được đón nhận bởi cộng đồng như một ngôn ngữ mới toanh, một liều thuốc thần mới, hơi mất kết nối với các ngôn ngữ cũ). Lợi ích ngay và luôn của nó là kích hoạt được tư duy thay đổi (hay mở rộng) việc cung cấp giá trị từ sản phẩm thuần túy (lớp 1 của sản phẩm) sang dịch vụ khách hàng (lớp 2,3 của sản phẩm). Tuy nhiên, trải nghiệm khách hàng không chỉ là dịch vụ khách hàng, nó là tất cả những tương tác dọc hành trình khách hàng, liên quan đến mọi bộ phận trong tổ chức dưới sự điều phối của khối/phòng CX và CXO. Trải nghiệm khách hàng thời 4.0 sống còn cần sự tham gia của công nghệ xét tới sự phức tạp trong thay đổi hành vi tương tác đa kênh (omnichannel), đối tượng (Gen Z, Gen Alpha…) và chắc chắn là số lượng khách hàng đông đảo nữa (như Paul Polman – Cựu CEO Unilever đã nói về việc cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho hàng triệu khách hàng của họ). Không khai thác công nghệ, đơn giản là sức người không thể làm nổi!

Cũng do chưa có tiền lệ, trận đồ Martech đang được các doanh nghiệp tham gia với tâm thế vừa sợ lạc hậu, vừa muốn đi nhanh, vừa ngại đầu tư nhiều tiền và vừa…chẳng có kinh nghiệm mà đánh giá, nên rất nhiều các quyết định rón rén, nửa vời, không đủ tầm, rời rạc, quick-win (ăn xổi) đã xuất hiện. Tình trạng lùng bùng xuất hiện ở phần lớn các doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp tiên phong, mạnh mẽ và…nhiều tiền. Đáp ứng các nhu cầu quick-win của doanh nghiệp, thị trường trăm hoa đua nở các công cụ tối ưu quảng cáo và tiếp cận khách hàng hay các giải pháp thu thập data và xử lí nội dung tương tác với khách hàng sao cho “chuyển đổi cao nhất bất chấp sự đời”. Các mục tiêu ngắn hạn ra đơn được thỏa mãn nhưng những nhóm tư duy “cả con voi” vẫn thấy ấm ức thiếu thiếu cái gì đó toàn diện và kết nối. Sự ra đời của CDP (Customer Data Platform) nối tiếp DMP (Data Management Platform) như một kiến trúc nền tảng mở ra việc khai thác công nghệ toàn diện vào hành trình khách hàng để phân tích và hướng tới những trải nghiệm tối ưu. CIP (Customer Intelligence Platform) có thể là giai đoạn tiếp theo với những tác động của AI sâu hơn vào việc phân tích.

Việc số hóa quản trị quan hệ khách hàng hướng tới trải nghiệm, phục vụ cho Marketing, Sales bằng ứng dụng công nghệ không phải là một thứ mốt thời thượng. Nó là sự việc buộc phải làm để tồn tại. Nhưng nó lại là thứ rất xa lạ với kinh doanh và kiếm tiền truyền thống, nên các doanh nghiệp cứ phải thận trọng mà nhích thôi. Trong trận đồ này, ai chuyển đổi nhanh, người đó có lợi thế.

Nguồn: Thuận Đoàn, Giám đốc chiến lược và Marketing – Kowil Fashion – Phu Thai Holdings

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

Phân biệt trải nghiệm khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm

Hiện tại có nhiều tài liệu khác nhau. Làm sao để phân biệt trải nghiệm khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm?

Câu 1: Em đang nghiên cứu về trải nghiệm khách hàng (CX), nhưng có nhiều tài liệu viết theo nhiều hướng khác nhau nên em thấy hoang mang.

Trả lời: vì CX hiện đang ở giai đoạn đầu. Khái niệm này xuất phát từ Mỹ, bắt đầu được nhắc đến khoảng hơn 10 năm trước. Ở Việt Nam được nhắc đến vào khoảng 2015, do mấy công ty tư vấn hàng đầu như McKinsey, BCG từ Mỹ du nhập vào. Đầu tiền nó bắt đầu với những công ty trong các ngành mà họ thường là đối tượng doanh nghiệp đầu tiên tiếp cận sớm với quản trị hiện đại, ngân hàng là một trong số đó.

Nhưng thực ra khái niệm CX mới bắt đầu lan tỏa mạnh ở Việt Nam chỉ 2 năm gần đây. Công ty tư vấn và đào tạo CX lâu đời nhất Việt Nam, Cempartner, cũng mới hơn 3 tuổi thôi mà ?.

Vì là giai đoạn đầu phát triển nên có nhiều trường phái khác nhau, nhiều cách định nghĩa và nhiều cách cấu trúc nội dung. Tuy nhiên, khi nào hiểu CX đủ sâu, bạn sẽ thấy các trường phái CX có chung triết lý và các nguyên lý nền tảng. Tức là thân, cành, lá khác thôi chứ gốc rễ là một. Đi đến tận cùng, nó về cùng một gốc.

Câu 2: Phân biệt Customer Experience (CX) và Customer Centricity (CC):

Trả lời: Customer experience nói về cái khách hàng cảm được, tức là phía khách hàng. Tôi, với tư cách là khách hàng, cảm nhận được gì, không quan trọng ông doanh nghiệp làm gì. Customer centricity là lấy khách hàng làm trung tâm, tức là thứ tiếp cận phía doanh nghiệp, cái doanh nghiệp làm.

CC là điều kiện rất quan trọng để có CX tốt, nhưng CC không phải là tất cả để có CX tốt; mà cần phải ứng dụng phương pháp và công cụ quản trị trải nghiệm khách hàng như đo lường, chiến lược trải nghiệm, hành trình khách hàng, tư duy thiết kế… nữa. CC là yêu tố nền tảng, nó chi phối hiệu quả các năng lực khác trong quản trị trải nghiệm khách hàng. Nên CC là yếu tố hết sức quan trọng để tạo nên trải nghiệm xuất sắc. Tôi chưa thấy doanh nghiệp nào không có tư duy lấy khách hàng làm trung tâm mà tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất sắc được.

Ngoài ra, một doanh nghiệp có tư duy lấy khách hàng làm trung tâm thì nó cũng ảnh hưởng rất tích cực đến trải nghiệm nhân sự. Bởi vì, CC là một dạng giá trị, niềm tin của tổ chức. Nói cách khác, nó thuộc văn hoá doanh nghiệp.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

ĐẦU TƯ VÀO TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG: THU ĐƯỢC GÌ VÀ CHI PHÍ LÀ GÌ?

Công ty nào cũng đang tạo ra trải nghiệm khách hàng, vì trải nghiệm khách hàng là cảm nhận của khách hàng thông qua giao tiếp với hệ thống, quy trình và con người của công ty bạn. Nhưng phần lớn các công ty không làm quản trị trải nghiệm khách hàng.

Khác nhau lớn nhất giữa một công ty làm trải nghiệm khách hàng chuyên nghiệp và công ty khác có thể gói gọn trong một từ, là CHỦ ĐÍCH – tức là loại có chủ đích và loại không có chủ đích! Có chủ đích mới có thể tạo nên trải nghiệm thương hiệu xuất sắc, không có chủ đích thì tạo nên trải nghiệm ngẫu nhiên không nhất quán, trải nghiệm bực mình cho khách hàng.

Một từ “CHỦ ĐÍCH” nhưng nếu nói kỹ hơn một chút thì việc phải làm liên quan đến ba từ:

– Tư duy.

– Chiến lược.

– Các nguyên tắc và công cụ.

Cụ thể hơn, đầu tư cho trải nghiệm khách hàng thì được lợi ích và phải chi ra những gì?

Đây là những lợi ích chính của việc đầu tư vào trải nghiệm khách hàng:

(về các số liệu cụ thể, bạn có thể tham khảo bài trên facebook trước của tôi):

1. Tỷ lệ khách hàng ở lại cao hơn, tỷ lệ khách hàng rời bỏ thấp.

2. Khách hàng ở lại lâu hơn sẽ tiêu nhiều tiền hơn với bạn.

3.​Khách hàng sẽ giới thiệu dẫn đến việc tăng trưởng khách hàng, khách hàng chất lượng cao hơn.

4.​Khách hàng ủng hộ sản phẩm mới, khách hàng sẵn sàng tha thứ cho bạn cao hơn.

5.​Giá trị vòng đời khách hàng tăng

6.​Giảm lệ thuộc vào nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, giảm sức ép cạnh tranh về giá.

7.​Giảm chi phí bán hàng, marketing và chi phí phục vụ trên một khách hàng.

8.​Khiến công ty thành một nơi tốt hơn, hạnh phúc hơn để làm việc đối với nhân viên

9.​Khiến thế giới tốt đẹp vì khách hàng và nhân viên đều vui hơn mà chúng ta thì ai chẳng là khách hàng/nhân viên của một tổ chức nào đó.

10.​Một văn hóa đậm bản sắc được hình thành, đó là văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm – định mệnh của doanh nghiệp trong thời đại số

Thế còn những chi phí phải đầu tư cho trải nghiệm khách hàng thì sao. Cơ bản bao gồm:

1.​Chi phí tuyển dụng thêm những người làm chuyên về trải nghiệm khách hàng

2.​Chi phí cho dịch vụ đào tạo, tư vấn trải nghiệm khách hàng và văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm.

3.​Chi phí cho công cụ và công nghệ để xử lý dữ liệu khách hàng phục vụ tăng trải nghiệm.

4.​Chi phí cho các sáng kiến để khách hàng tham gia sáng tạo trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ

5.​Chi phí cho các nỗ lực phối hợp, truyền thông để thống nhất về chủ đích của trải nghiệm khách hàng trong nội bộ.

6.​Chi phí thiết kế lại các điểm chạm trên hành trình khách hàng.

7.​Chi phí cho đánh giá, ghi nhận, khuyến khích động viên các nỗ lực trải nghiệm khách hàng

8.​Và các chi phí xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm khác ngoài mục 7.

Chi phí nào là lớn nhất? Không có câu trả lời chung vì nó phụ thuộc mô hình, hiện trạng, mục tiêu và chiến lược của bạn.

Các công ty có trải nghiệm xuất sắc nói gì về đầu tư cho trải nghiệm khách hàng?

Txl 1 29555

Hình ảnh các học viên CX Master đánh giá, phân tích về các điểm chạm trên hành trình khách hàng của một thương hiệu

Disney: nói phần lớn nhất thì đã miễn phí rồi – đó là thái độ của chúng ta với khách hàng

Zappos: nói chúng tôi không coi phần chi phí cho trải nghiệm khách hàng là chi phí, chúng tôi gọi đó là khoản đầu tư cho thương hiệu – mà thương hiệu là cách bán hàng tốt nhất còn gì.

TGDĐ: có hai khoản chi mà không phải là phí đó là chi cho khách hàng và chi cho nhân viên

Chúng ta nói: chi phí tăng khi niềm tin giảm và ngược lại.

Riêng về ý của Disney chúng ta cần hiểu cho đúng: yếu tố lớn nhất của trải nghiệm – thái độ – thì đã miễn phí rồi. Theo tôi là đúng cho mỗi cá nhân chúng ta, bạn có thái độ tốt hơn không mất thêm một đồng cắc nào. Nhưng xây được một tổ chức có thái độ tuyệt vời thì là câu chuyện không dễ dàng. Bởi vì, về chiến lược, nó liên quan đến lãnh đạo, các giá trị và tầm nhìn. Về thực thi, nó liên quan đến chọn người, đào tạo, truyền thông và các chính sách để tích hợp được các giá trị văn hóa đó vào quy trình vận hành. Không dễ, nhưng làm được. Còn nếu bạn bảo khó lắm, không làm được đâu, thì bạn cũng sẽ đúng cho chính mình.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

CÁCH CÃI SẾP

Khi còn làm ở công ty cũ, một công ty của Mỹ, một lần Sếp đến Việt Nam (họp đại hội bán hàng toàn cầu của công ty do tôi đề nghị làm tại VN), tôi đi thăm khách hàng, sếp bảo, “để tao cùng đi”. Tôi bảo, “thôi không cần đâu”. Anh có vẻ ngạc nhiên khi bị từ chối.
 
Nhưng tôi nói, “cái tôi cần anh giúp là tìm các để các nước khác mua nhiều từ Việt Nam, thì Việt Nam sẽ mua nhiều từ mình, sức ép lớn nhất của khách hàng hiện là doanh thu quốc tế về cho họ, giờ họ gặp sếp lớn mà chưa trả lời được câu hỏi đó thì mất điểm hơn là được, không nên gặp cho vui”. Anh ấy cười khà khà… bảo: “ờ thôi, ở đất nước này mày là sếp tao”.
 
Còn khi tôi mới về một công ty của Singapore 2009, rất nhiều khó khăn về doanh số, vì cách làm của công ty so với những gì diễn ra trên thị trường là một cách làm trên mây trên gió. Không nắm thị trường và không hiểu khách hàng. Đấu tranh để thay đổi cách làm trong nội bộ còn căng hơn cạnh tranh với đối thủ. Nên có lần, khi họp, tôi hơi mất bình tĩnh đã nói với một giám đốc thị trường bên trụ sở chính, khi anh ấy cứ khăng khăng không customize sản phẩm theo đề nghị của tôi, “thôi anh đừng nói nữa, tôi cần nghe product marketing trả lời có làm không chứ không phải anh”.
 
Một hồi thì nhóm marketing sản phẩm cũng đồng ý. Nhưng khi họ trình phương án, lại đến Phó Chủ tịch marketing, Sếp của họ không đồng ý. Tôi gọi điện cho sếp trực tiếp của tôi, “ông vào trao đổi đi”. Sếp tôi vào gặp, đi ra, gọi cho tôi nói, “không được, ổng không đồng ý”. Tôi nói với Sếp tôi, “ông đưa số của Sếp ông tôi gọi được không, có lẽ tôi có nhiều thông tin hơn để thuyết phục”.
 
Tôi gọi, Sếp to rất rắn, nhưng tôi cũng không buông, ổng điên lên hỏi tôi, “mày làm là vì Singtel hay vì khách hàng?”. Tôi nói: “hai thứ đó là một”!
 
Đến lúc tôi cũng cáu: “nếu ông thuê tôi để chỉ làm theo những gì bên trụ sở chính chỉ dẫn, thì ông đang trả quá đắt cho vị trí này”. Sau đó, tôi đã nói nhiều về tình hình thị trường, khách hàng và chỉ ra rằng “chúng ta gần như ra khỏi cuộc chơi” mấy năm nay vì trên mây trên gió trong cách làm sản phẩm, chính sách giá và bán hàng.
 
Tôi là người khá khó để nổi giận, khó để rất vui hoặc rất buồn nữa ?. Đó có lẽ là 2 lần hiếm hoi tôi đã tự cho phép mình cáu các đồng nghiệp và cấp trên. Nhưng họ vẫn ủng hộ tôi, chính sách của chúng tôi đi vào cuộc sống, thêm rất nhiều hợp đồng và khách hàng. Tới giờ, các Sếp đến Việt Nam vẫn gọi tôi đi làm ly rượu mà nói lại chuyện tôi “cãi” họ ngày tôi mới vào như những kỷ niệm đáng nhớ.
 
Tôi rút ra, cái hay của việc phản biện xuất phát từ khách hàng, từ thị trường là ….. Sếp cũng đếch cãi được!
 
Dĩ nhiên, không phải lúc nào đứng về khách hàng cũng được sếp ok, tôi cũng từng bị ghét trong một hoàn cảnh khác, nó còn phụ thuộc bối cảnh cụ thể và Sếp bạn là ai.
 
Tôi muốn nói điều gì?
 
Trong các cuộc họp kinh doanh chúng ta thường nói, tôi nghĩ thế này và anh nghĩ thế kia. Thực ra, thì việc anh nghĩ hay tôi nghĩ đếch quan trọng, mà khách hàng nghĩ gì mới quan trọng.
 
Song chúng ta lại chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan cảm tính. Sếp thì ít tiếp xúc với khách hàng nên cảm tính còn được, bạn mà cũng cảm tính thì có được sếp nói “ừ ý đó hay đấy, làm đi” thì chẳng quan là vì bạn đã nói đúng ý sếp, hoặc nhận định của anh giống nhận định của Sếp chứ không hẳn đó là tín hiệu tốt, không hẳn là hai người cùng hiểu khách hàng, cùng thống nhất dựa trên dữ liệu từ khách hàng (fact – based decision).
 
Điều dở là, các tranh luận không dựa vào dữ liệu thực tế từ thị trường và khách hàng sẽ dẫn đến những cuộc họp rất dài, rất căng, không xuôi vì ý kiến rất khó trùng nhau.
 
Khi đó, người chiến thắng dĩ nhiên là Sếp vì anh ta là người quyết định, anh ta chịu trách nhiệm và anh ta có sức thuyết phục hơn vì trải nghiệm nhiều. Rồi có thể các bạn sẽ bực mình, tự ái, khó chịu… kêu ca “ở đây không có môi trường phản biện, thiếu tính sáng tạo, sếp không mở lòng…”.
Txl 1 29557
 
Nên nhớ, chẳng có Sếp nào nhiều thời gian để nghe các bạn trình bày cảm tính, thiếu cơ sở mãi được… đấy không phải là người biết lắng nghe mà là người giỏi chịu đựng.
 
Cho nên với một công ty, hay chính mỗi người chúng ta, nên học thói quen nói về khách hàng, xuất phát từ khách hàng, bằng chứng từ thị trường; dùng dữ liệu, thậm chí quote câu nói của khách hàng. Khi cả phòng họp cùng nói về khách hàng hay. Nói cách khác cơ sở cho mọi người cùng nhìn vào là khách hàng. Không có thông tin? Thì nên giải tán họp thay vì ngồi “tôi nghĩ” và “tôi cho là …”
 
Khi đó, kể cả bạn nói ngược lại với Sếp, vẫn được Sếp đồng ý. Điều này đúng với tôi cả khi bản thân tôi làm sếp và khi tôi làm nhân viên.
 
Cái hay của việc phản biện xuất phát từ khách hàng là… sếp cũng đếch cãi được!
 

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

ĐO LƯỜNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG

Tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi vừa đứng trước bảng lấy ý kiến khách hàng lối vào WC, một chị nhân viên vệ sinh đã ra ngăn cản, ý nói đừng góp ý kẻo chị em bị phạt trong khi còn chưa biết tôi định làm gì, chưa biết tôi phản hồi tốt hay tệ.

Tôi bảo, chị cứ làm tốt việc của mình thì không có gì phải lo cả, khách hàng có góp ý thì mình mới tiến bộ hơn được. Sau khi tôi bảo chị ấy cứ đi làm việc của mình đi, thì lại thấy một chị khác ra, chắc do chị kia điều đến, nói đủ thứ linh tinh không đâu và đâu, nhưng ý chính là muốn cản tôi góp ý, tỏ ra rất lo lắng nếu tôi góp ý gì đó.

Nhưng đây không phải lỗi của hai nhân viên này.

Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ là một ví dụ về cách làm đo lường sự hài lòng khách hàng của rất nhiều công ty mà tôi gặp.

Một trong số đó là một Tổng công ty rất lớn. Anh lãnh đạo trao đổi, anh muốn em hướng dẫn xây dựng bộ KPI trải nghiệm khách hàng. Tôi hỏi, mục đích của anh là gì? Anh nói, để làm chỉ tiêu cho các đơn vị, đánh giá và thưởng phạt.

Tôi bảo, xây dựng KPI trải nghiệm khách hàng (CX KPI) khi chưa có chiến lược trải nghiệm khách giống như chọn con đường và khảo sát nó khi chưa xác định mình định đi đến đâu. Đó là cái sai thứ nhất mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải.

Cái sai thứ hai, cũng là vấn đề tôi đang nói đến trong bài viết này. Nếu như làm KPI trải nghiệm khách hàng chỉ với mục đích để đánh giá nhân viên rồi thưởng phạt thì rất nguy hiểm. Chúng ta đã bỏ qua mục tiêu quan trọng nhất của công tác đo lường trải nghiệm khách hàng (CX) rồi.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của CX KPI là lắng nghe và tìm cơ hội khắc phục lỗ hổng; cải tiến sự hài lòng của khách hàng dựa trên việc tìm ra những vấn đề quan trọng nhất với khách hàng, mà vấn đề đó có kết nối với mục tiêu kinh doanh của công ty.

Khi anh khiến nhân viên hiểu rằng cái đó chỉ để anh giám sát và đánh giá họ, và lại để họ thực thi đo lường hoặc tiếp cận khách hàng khi khách hàng phản hồi, thì đo lường còn tệ hơn là không làm gì cả. Bởi vì, khả năng rất cao là anh chỉ nhận được những chỉ số giả.

Một trường hợp khác, trong bài thuyết trình của họ, tôi nhận ra sự bất thường của chỉ số NPS (đo lường sự trung thành của khách hàng), chỉ số NPS của họ là 96%. Trong khi đó, công ty có NPS số 1 thế giới tôi từng biết là 80%. Dĩ nhiên, 80% là cao nhất trong những công ty từng được đo lường. Dù chúng ta chưa đo lường toàn bộ các công ty trên thế giới, nhưng khi họ trình bày thực trạng thì tôi hiểu ngay họ nằm trong số những công ty hàng ngày đang nhận những chỉ số giả.

Đánh giá và đưa ra những quyết định dựa trên một chỉ số giả chẳng phải là còn nguy hiểm hơn cả “tự bịt mắt mình” mà không đo lường gì cả hay sao!

Txl 1 1449

Đo lường trải nghiệm khách hàng không phức tạp về mặt thực thi phương pháp nhưng không thể quản trị nó một cách “ngây thơ” như vậy. Nó cần một tư duy đúng trong quản trị trải nghiệm.

Bạn phải khiến nhân viên hiểu mục đích thực sự của chúng ta là lắng nghe khách hàng để cải tiến những trải nghiệm quan trọng, những trải nghiệm thực sự gắn với hành vi mua và trung thành của khách hàng.

Là lãnh đạo bạn phải giúp cho nhận thức của nhân viên đối với việc đo lường sự hài lòng khách hàng là nỗ lực lắng nghe khách hàng của tất cả chúng ta “của anh và em” để làm sao chúng ta tạo nên một trải nghiệm xuất sắc, để khách hàng yêu quý chúng ta mà giúp công ty đạt kết quả kinh doanh cao, rồi anh và em cùng có lợi ở trong đó, anh và em làm việc nhàn hơn, lương và thưởng cao hơn. Bởi vì không có khách hàng thì chúng ta cùng đói, cùng vất vả. Dĩ nhiên, bạn phải thể hiện nó trong chính sách nữa chứ không chỉ nói. Nhưng trước khi bước vào những cách thức cụ thể, đó là điều quan trọng đầu tiên cần làm.

Thêm vào đó, từ việc đo lường, bạn phải giúp nhân viên nhận ra những cách làm, những hành vi của họ sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn. Tức khi họ được giao KPI thì điều quan trọng là họ phải hiểu cách thức để cải tiến KPI đó thay vì được giao nhưng không biết làm gì để tăng và làm sao thì nó sẽ giảm, thì “xin điểm” khách hàng là cách mà họ sẽ chọn.

Không chỉ công cụ đo lường, để sử dụng tất cả các phương pháp và công cụ trong quản trị trải nghiệm khách hàng hiệu quả, tư duy đúng đi trước, công cụ theo sau, không phải ngược lại. Cũng có thể có chiều ngược lại. Nhưng người xuất sắc có thể nhìn ra quy luật trước, còn người trung bình chỉ nhìn ra quy luật sau khi phải trả giá. Bạn phải quyết định mình là người xuất sắc đi.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

15 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO NGƯỜI BÁN HÀNG THỜI HIỆN ĐẠI

​Một người bán hàng thời hiện đại sẽ làm được nhiều việc hơn là chỉ tập trung vào vấn đề chốt doanh số. Sự thành công trong môi trường bán hàng ngày nay là nhờ chiến lược rõ ràng và công cuộc quảng cáo một cách mạnh mẽ để có được lòng tin của khách hàng. Nghĩa là liên tục xây dựng các mối quan hệ, thực hiện những nghiên cứu và cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng dựa trên dữ liệu bạn có.

Đó là lý dó vì sao mà người bán hàng ngày nay cần những chiêu thức và những các phương pháp thực tế tốt hơn so với những gì mà cả một đội bán hàng cách đây một hay hai thập kỷ trước từng làm. Để giúp giúp các chuyên gia bán hàng mới phát triển thành công, 15 chuyên gia đến từ Hội đồng Huấn luyện viên Forbes đã chia sẻ những lời khuyên quan trọng nhất mà một người bán hàng thời hiện đại cần biết.

​Luôn gia tăng giá trị

Hãy gia tăng giá trị trong mọi giao dịch. Một khách hàng tiềm năng luôn cần sự tin tưởng để mua hàng từ bạn. Nếu bạn cung cấp giá trị ngay khi tương tác với họ, điều đó sẽ xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, bạn cần phải chậm rãi từng bước để đi tới đích. Quá ít giá trị, khách hàng sẽ không tin tưởng bạn, ngược lại, quá nhiều giá trị được cung cấp miễn phí thì họ sẽ không còn lý do gì để mua hàng của bạn nữa. – Rajeev Shroff, Bộ phận Tư vấn Cupela

Tư duy theo mối quan hệ

Một người bán hàng cần phải tư duy theo tính chất liên hệ thay vì chỉ tập trung vào những giao dịch, vì hiện nay bán hàng là cả một hành trình, chứ không phải là một hành động đơn thuần. Thị trường không còn đơn thuần là nơi để bán, mà là nơi giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ một cách thuận tiện và với một cảm xúc tích cực. Khách hàng sẽ là người lan toả thông tin của sản phầm, và rồi tự sản phẩm sẽ được bán. Nhưng cũng chính khách hàng sẽ là người lan truyền những trải nghiệm tồi tệ mà bạn tạo ra. Khi đó, cho dù kỹ năng của bạn có tốt đến đâu, bạn cũng sẽ không thể bán được hàng. – Nguyễn Dương, CEMPartner

Ưu tiên thấu hiểu những cơ hội mang tính nhân văn

Không quan trọng là doanh nghiệp hay sản phẩm, mọi cơ hội tiềm tàng nên được tập trung thấu hiểu dưới góc nhìn nhân văn rồi mới đến góc nhìn của “người mua hàng”. Trước khi bạn giới thiệu sản phẩm của mình, bạn phải hiểu rõ sản phẩm của mình sẽ giải quyết nhu cầu cũng như khó khăn gì của khách hàng. Doanh thu đơn giản chỉ là kết quả của những giá trị bạn đã trao tới người khác – Yunche Wilson, SolomonBell Consulting

Hãy hỏi những câu hỏi thực sự quan trọng

Bất kì người bán hàng chuyên nghiệp nào cũng nên đầu tư thời gian vào việc hỏi và lắng nghe những câu trả lời. Những kỹ năng này rất có giá trị từ cách đây 1000 năm và chúng vẫn sẽ như vậy trong 1000 năm tới nữa. Sự tò mò là khởi nguồn cho những câu hỏi tuyệt vời, và những câu hỏi gợi nên sự cảm thông và quan tâm thực sự đến người khác. Từ nền tảng đó, một người bán hàng chuyên nghiệp sẽ dễ dàng thiết lập mối quan hệ tin tưởng và thành công từ đó. – Jim Vaselopulos, Rafti Advisors, LLC

Hãy là chính bản thân mình

Không ai có thể bán dịch vụ hay sản phẩm của bạn chân thật bằng bạn. Khi “bán hàng”, bạn thể hiện bạn là ai với khách hàng tiềm năng. Khách hàng bị hấp dẫn bởi sự kết nối, lựa chọn đầu tư thời gian và tiền bạc vào một doanh nghiệp của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào giải pháp doanh nghiệp đưa ra. Việc nuôi dưỡng mối quan hệ giữa bạn và khách hàng là chiến lược bán hàng thành công của bạn. – Reena Khullar Sharma, Agilis Executive Consulting

​Hãy lắng nghe khách hàng của bạn

Hãy học cách lắng nghe. Khi bạn lắng nghe khách hàng của mình, họ sẽ không chỉ cho bạn biết họ cần gì mà thậm chí là họ sẽ nói cho bạn biết cách giải quyết vấn đề của họ. Và sau đó, hãy giải quyết nó. – Kate Peters, Lãnh đạo Chuyến đi Rực rỡ

Đầu tư vào sự nhận thức của bản thân

Hãy đầu tư vào hành trình khám phá bản thân mình. Nhận thức một cách sâu sắc hơn về bản thân cho phép bạn duy trì sự đồng điệu với những giá trị và niềm tin của bản thân. Khi khách hàng được trải nghiệm sự chính trực của bạn, họ sẽ sẵn sàng tiết lộ những thông tin quan trọng hơn về bản thân và công ty của họ. Điều này cho phép bạn nhìn thấy những nhu cầu và kỳ vọng thực sự của khách hàng, điều mà ít khi được nói ra rõ ràng. – Angela Cusack, Igniting Success

Hãy để khách hàng bán cho bạn

Hãy để khách hàng tự bán sản phẩm thay vì bạn bán sản phẩm cho khách hàng. Hãy hỏi những khó khăn và thách thức họ gặp phải. Hãy hỏi về ước mơ và mục tiêu của họ. Hãy hỏi nếu khách hàng hoàn thành ước mơ của họ, cuộc sống của họ sẽ thay đổi thế nào. Hãy cho họ nhìn thấy khó khăn thách thức họ gặp phải ngăn cách họ đến với ước mơ của họ như thế nào. Hãy hỏi điều gì thực sự ngăn trở họ giải quyết những khó khăn đó. Hãy chia sẻ giải pháp của bạn, như một cầu nối giúp họ đến với ước mơ. – Betty Kempa, Betty Kempa | Business Coach

Phát triển khả năng cảm thông

Lời khuyên tốt nhất cho người bán hàng hiện nay là biết chính xác cách lắng nghe khách hàng. Những người bán hàng vĩ đại là những người đầu tiên có khả năng lắng nghe và cảm thông từ đó thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó có thể thoả mãn khách hàng theo cách chuyên nghiệp nhất. – José Luís González Rodriguez, ActionCOACH

Hãy bán hàng bằng những những cơ hội

Trong lực lượng bán hàng hiện nay, mỗi người bán hàng hay quản lý bán hàng phải có nghĩa vụ tạo ra trải nghiệm tới khách hàng. Những nhà quản lý phải khuyến khích đội ngũ của mình cân nhắc tới lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ đem tới cho khách hàng trước khi thực hiện việc bán hàng. – Abraham Khoureis, Dr. Abraham Khoureis

Hãy để khách hàng tự thuyết phục chính họ

Việc của bạn không phải là thuyết phục khách hàng. Việc của bạn là để khách hàng tự thuyết phục chính họ. Mang đến những giá trị, kể những câu chuyện, đào tạo, dù bằng cách nào, hãy xây dựng nên sự kết nối với khách hàng một cách hợp lý với mức độ phù hợp. Bạn phải lắng nghe để biết cách giới thiệu sản phẩm ở mức độ nào, bạn phải xây dựng việc bán hàng một cách logic sao cho khách hàng tự thuyết phục mình rằng bạn là câu trả lời cho mọi nhu cầu của họ ở mọi lúc. – Chuen Chuen Yeo, ACESENCE

Hãy trở thành một chuyên gia

Bạn phải cam kết để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể chứ không phải chỉ là người giới thiệu. Để trở thành người bán hàng giỏi hơn, bạn cần phải trở thành fan của điều bạn đang giới thiệu, bạn cần thông hiểu sản phẩm của mình một cách chi tiết. Khách hàng sẽ kiểm tra sự tỉ mỉ của bạn trong từng chi tiết chứ không phải những lời khoa trương ồn ào. Thực sự tham gia vào những buổi giới thiệu kỹ thuật, đồng hành cùng phòng ban kỹ thuật, công nghệ và biết rõ sản phẩm và dịch vụ của bạn. – John M. O’Connor, Career Pro Inc.

Biết rõ tường tận sản phẩm của bạn từ trong ra ngoài

Lời khuyên mà tôi sẽ đưa ra là đa số khách hàng hiện đại đã nghiên cứu về sản phẩm, đôi khi khách hàng còn hiểu hơn so với người bán hàng thông thường. Nên hãy chắc chắn rằng bạn không chỉ biết về sản phẩm mà bạn còn thấu hiểu những khó khăn khách hàng gặp phải và giúp họ giải quyết chúng. Hãy nhớ rằng, bán hàng thành công phụ thuộc vào mối quan hệ với khách hàng chứ không phải giao dịch đơn thuần. – Andrew Constable, Visualise Solutions

Hãy trở thành CEO của chính bạn

Hãy thực hiện công việc của bạn như là bạn là chủ doanh nghiệp. Hãy trở thành CEO và COO trong chính công việc của bạn. Bất cứ người nào ở vị trí bán hàng nên có một chiến lược thực thi giống như cách một công ty sẽ làm. Họ nên có một sứ mệnh, mục đích, giá trị và tầm nhìn tương thích với công ty của họ. Họ nên có mục tiêu dài hạn, mục tiêu năm, quý và hành động hàng ngày hướng tới tầm nhìn của họ. – John Knotts, Crosscutter Enterprises

Hãy coi việc bán hàng như một buổi nói chuyện nhằm giải quyết vấn đề

Hãy bắt đầu nghĩ rằng việc “bán hàng” chỉ đơn giản là buổi nói chuyện với khách hàng nhằm xác định giải quyết những vấn đề của họ. Ngày nay không ai muốn bị chào mời mua hàng, việc bán hàng tốt nhất và đơn giản nhất là khi khách hàng cảm thấy như đang gặp gỡ một người bạn tốt và được cung cấp giải pháp cho những nhu cầu mà họ đang gặp phải. – Bri Seeley, The Unapologetic Entrepreneur

(Lời khuyên của hội đồng huấn luyện viên Forbes Global)
Bài viết được đăng trên Forbes ngày 23/02/2021 vừa qua.
Link chi tiết: 15 Fundamental Tips For The Modern Salesperson

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

LÀM VIỆC CHĂM CHỈ HAY LÀM VIỆC THÔNG MINH

Bí quyết thành công của một nhạc sĩ nổi tiếng là luyện tập mỗi ngày, của một huyền thoại tennis là chơi, đọc và suy nghĩ về quả bóng tennis ngày đêm. Vậy làm việc chăm chỉ chính là yếu tố quyết định thành công. Work hard or work smart?

Nhưng vì sao chúng ta chăm chỉ mà chưa thành công?

Còn phụ thuộc bạn nghĩ thế nào là làm việc chăm chỉ. Bạn ở công ty tới 12 giờ một ngày cũng không phải là làm việc chăm chỉ, nếu bạn hay la cà buôn chuyện, nán lại văn phòng chẳng qua vì sếp chưa về, nửa làm nửa chơI, lang thang từ facebook sang tiktok, hay làm việc nhưng không ra kết quả gì đáng kể … Đó không phải work hard mà là waste hard! Bạn là người phù hợp nhất để bỏ việc đang làm.
 
Thực ra, chúng ta không thể thực sự chăm chỉ với một lựa chọn sai. Sai có nhiều kiểu, một công việc bạn không thích, một môi trường không hợp, một văn hóa bạn không tin… Vì chăm chỉ theo đúng nghĩa là bạn luôn nỗ lực dành thời gian, năng lượng và trí óc trong công việc một cách bền bỉ, cam kết về lý trí và cảm xúc với mục tiêu bản thân hay của tổ chức.
 
Theo deloite: “80% người lao động không hài lòng với công việc của họ”. Còn ngài Warren Buffet khuyên: “Đến lúc nào đó bạn phải làm việc bạn yêu thích chứ, … làm việc không thích chỉ để cho đẹp lý lịch và hồ sơ… giống như việc để dành tình dục đến tuổi già vậy”.
 
Rất nhiều người có lựa chọn sai.

Vậy thế nào là một lựa chọn đúng, một smart choice?

Là lựa chọn mà khiến bạn có thể chăm chỉ. Đơn giản vậy thôi. Cái gì đó dựng bạn dậy giữa đêm, chẳng hạn.
 
Tại sao Albert Einstein dành phần lớn thời gian trong phòng thí nghiệm với cái dạ dày trống rỗng? Và tại sao Federer có thể lặp lại nhiều lần một việc là đánh cái vợt vào quả tennis mỗi ngày, trong nhiều năm mà vẫn hăm hở như ngày đầu? Tạo sao Elon Musk lại làm việc 100 giờ một tuần?
 
Họ đã chọn việc họ yêu thích, chọn việc họ giỏi, hay họ đã chọn một sứ mệnh. Thứ sẽ tạo động lực và năng lượng cho bạn mới khiến bạn làm việc chăm chỉ theo đúng nghĩa.
 
Tôi chẳng biết mình đam mê gì và không nhận ra mình giỏi cái gì cả thì làm sao?
 
Rất có thể bạn chưa đủ “khát khao và dại khờ” theo cách nói của Steve Jobs.
 
Tuổi trẻ thường thích nói work smarter not harder – làm việc thông minh hơn chứ không phải chăm chỉ hơn. Nghe có vẻ sáng và khôn. Rất tiếc, cuộc sống lại không đi theo cách như vậy. Rất ít người có một lựa chọn đúng trước khi thực sự làm việc chăm chỉ.

Nên không phải là work hard or work smart. Bạn cần cả hai!

Txl 1 1448

 
Nhưng khi chưa tìm ra lựa chọn nào là đúng, thứ bạn cần là “dại khờ”. Dại khờ để làm việc hết mình. Hết mình tức không phải nửa mình mà là cả mình. Hết mình là just do it không phụ thuộc lương cao hay thấp, vị trí xứng đáng hay chưa, có đứa nào động viên, khen ngợi không. Không thể làm hết mình thì bỏ việc cũng là một cách để hết mình.
 
Vì sao lại phải hết mình khi chưa tìm được đam mê hay sở trường? Vì khi bạn chưa làm việc hết mình, hầu như bạn chưa thể tìm ra được bản thân mình, tức là không biết mình yêu thích gì, không biết mình giỏi gì và có khi đến lúc về hưu vẫn không biết thực ra mình nên có mục đích gì ở đời, mình là ai.
 
Vì vậy, không phải là: work smarter, not harder.
Mà là: work hard, make smart choice, then work hard on it.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Trải nghiệm khách hàng Nguyễn Dương cempartner

Ứng dụng Quickstay

Trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra những đánh giá tổng quan nhất về ứng dụng đặt phòng, bán phòng Quickstay được vận hành bởi VNtrip. Quickstay là ứng dụng đặt phòng nghỉ giờ của vntrip, chuyên hoạt động trên nền tảng hệ điều hành iOS và Android, chủ yếu hoạt động ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang…Ứng dụng hỗ trợ thanh toán tại khách sạn hoặc trả trước qua cổng thanh toán, ví điện tử, chuyển khoản.

Read more Ứng dụng Quickstay

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.