Danh sách chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ

Bạn có ý định kinh doanh dịch vụ lưu trú nhưng số vốn không cao? Bạn muốn biết chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ thế nào để chuẩn bị? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của tranxuanloc.com để xác định những mức chi phí chi tiết nào cần có trước khi cân nhắc kinh doanh.

Có nên kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ ở thời điểm hiện tại?

Mình nghĩ là Nên. Vì đời sống ngày một phát triển, nhu cầu tận hưởng và khám phá, trải nghiệm ngày càng tăng cao khiến số lượng lớn du khách lựa chọn đi du lịch hay di chuyển đến các địa điểm ngoài địa phương để lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống… Do đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú được xem là bắt kịp xu hướng.

Bên cạnh đó, không phải ai cũng dồi dào về nguồn vốn, hay khách thuê có điều kiện kinh tế cao. Rõ ràng, cung (kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ vốn ít) – cầu (thuê phòng giá rẻ với tiện nghi cơ bản) gặp nhau là hoàn toàn hợp lý. Việc kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ cũng là lựa chọn thú vị của nhiều bạn trẻ muốn thử sức với loại hình dịch vụ đầy tiềm năng ở thì hiện tại.

Danh sách chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ

Như trên đã viết, kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ có mặt ưu là không phải tốn số vốn quá lớn. Tuy nhiên,
tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của mỗi chủ đầu tư mà việc xác định chi phí kinh doanh cho loại hình này ít nhiều sẽ có sự chênh lệch. Dưới đây là danh sách chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ tối thiểu cần có:

+ Chi phí đầu tư

Là những chi phí chỉ phải chi 1 lần khi bắt đầu kinh doanh homestay, khách sạn. Chẳng hạn:

– Địa điểm

– Cơ sở vật chất

– Giấy tờ pháp lý…

+ Chi phí vận hành

– Nhân sự

– Quản lý

– Sửa chữa vật dụng, cải tạo vật chất

– Chi phí phát sinh khác

Cụ thể từng mức chi phí như sau:

+ Chi phí thuê/ mua nhà

Trường hợp nhà bạn sở hữu đảm bảo dùng được để cho thuê thì vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, cần cân nhắc tính tối ưu về vị trí, giao thông, tiện nghi và sự thoải mái trong sinh hoạt nhé.

XEM THÊM:  5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng qua các kênh OTA

Thông thường, nhiều chủ đầu tư hiện nay lựa chọn thuê hoặc mua nhà để kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ. Quyết định thế nào là tùy vào nhu cầu, sự tính toán và tài chính của bạn. Theo đó:

– Nếu chọn mua nhà để kinh doanh:

Chi phí này chắc hẳn sẽ rất lớn. Theo tìm hiểu thì giá nhà tại các trung tâm du lịch như Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng… hiện vào khoảng 3-5 tỷ đồng cho diện tích từ 50-75m2. Mua nhà càng gần trung tâm và ở vị trí đắc địa thì giá nhà sẽ càng cao. Tuy nhiên, việc mua hẳn nhà để kinh doanh mang đến nhiều thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc làm chủ mọi quyết định thiết kế, trang trí nội thất, decor không gian… thay vì bị hạn chế bởi những quy định của chủ nhà cho thuê.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tính đến chuyện đầu tư sinh lời từ chính ngôi nhà mua đó nếu ngưng kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ sau này.

– Nếu chọn thuê nhà để kinh doanh:

Chi phí dĩ nhiên sẽ thấp hơn. Bạn có
thể cân nhắc thuê dài hạn hoặc ngắn hạn, thậm chí là thuê trọn ngôi nhà hay thuê từng phòng riêng lẻ tùy theo nhu cầu, mục đích đầu tư kinh doanh, điều kiện tài chính và thỏa thuận với chủ nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các giấy tờ pháp lý đảm bảo thỏa thuận thuê hợp lệ, tránh phát sinh tranh chấp về sau. Theo tìm hiểu thì giá thuê trung bình hiện dao động trong khoảng từ 8-12 triệu đồng/ tháng cho nhà 80-100m2. Chi phí cọc tối thiểu thường từ 2 tháng.

Việc thuê nhà để kinh doanh giúp chủ đầu tư giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu tư ban đầu, chuyển số vốn còn lại dùng vào các chi phí cần thiết khác.

+ Chi phí vật dụng, đồ dùng phục vụ

Có thể kể đến như đồ dùng phòng ngủ: giường, ga, nệm, gối, đồ dùng nhà vệ sinh, tivi, điều hòa, đèn ngủ, đèn bàn, bàn làm việc… – phòng khách: bàn ghế; quầy lễ tân, quạt/ điều hòa, máy nước nóng… – phòng bếp (nếu có): xoong nồi, bát đũa, bếp ga, bếp điện… và rất nhiều các vật dụng, đồ dùng khác phục vụ khách trong thời gian lưu trú. Khảo sát giá từ các cơ sở chuyên cung cấp gói nội thất thì chi phí cho khoản này vào khoảng 30-50 triệu đồng.

XEM THÊM:  Host Airbnb là gì? Kinh nghiệm làm Host trên Airbnb cho người mới

Ngoài ra, nếu homestay, khách sạn của bạn thiết kế theo phong cách vintage thì bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tận dụng làm mới/ tái chế lại những đồ cũ sẵn có, vừa mang đến sự hoài cổ, mới lạ, vừa tối ưu vốn đầu tư.

+ Chi phí thiết kế, trang trí nội-ngoại thất

Tùy vào ý tưởng thiết kế mà khâu decor homestay, khách sạn sẽ ngốn mức chi phí và thời gian, nhân công nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên, việc đầu tư vào thiết kế, trang trí nội-ngoại thất cho cơ sở lưu trú, nhất là homestay là cực kỳ quan trọng, quyết định đến 50% tính khả thi trong kinh doanh khi tạo được ấn tượng thu hút khách tìm hiểu và đặt phòng.

Theo tìm hiểu, đơn giá thiết kế nội thất hiện dao động trong khoảng 250-300 nghìn/ m2 – thiết kế ngoại thất khoảng 150-200 nghìn/m2. Như vậy, dự kiến chi phí cho khoản này vào khoảng 40-50 triệu cho một căn nhà có diện tích tầm 100m2.

+ Chi phí nhân sự, quản lý

Việc thuê nhân công đảm nhận từng phần việc cụ thể trong phục vụ khách lưu trú như lễ tân check-in/ check-out – housekeeping làm phòng – phục vụ và bếp phục vụ đồ ăn thức uống – bảo vệ – bellman… là điều bắt buộc vừa thể hiện sự chuyên nghiệp trong chất lượng dịch vụ, giảm thiểu khối lượng công việc cho bạn, vừa đảm bảo phục vụ khách tốt nhất. Tuy nhiên, số lượng nhân viên thuê nhiều hay ít phụ thuộc vào khối lượng công việc trong ngày và nhu cầu của cơ sở.

Tùy vào sự thỏa thuận và mức lương tối thiểu vùng tại nơi bạn kinh doanh cũng như khả năng của từng ứng viên mà đưa ra các mức deal lương tương ứng. Hiện nay, mức lương trung bình cho vị trí nhân viên ngành lưu trú dao động trong khoảng 5-8 triệu đồng/ tháng/ người.

Hotel staff set of flat gradient icons with manager, doorman, guard, maid, chef, receptionist isolated vector illustration

+ Chi phí điện nước

Tùy vào quy mô và công suất hoạt động của cơ sở kinh doanh mà chi phí điện nước và liên quan sẽ có mức phù hợp. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ rơi vào hàng triệu. Khảo sát tại một số homestay, khách sạn nhỏ thì chi phí vào khoảng trên dưới 3 triệu đồng/ tháng.

XEM THÊM:  Booking Request là gì? Tại sao khách sạn nên đáp ứng Booking Request?

+ Chi phí marketing

Để cơ sở kinh doanh lưu trú tiếp cận số lượng lớn khách thuê tiềm năng, việc chi một khoản kha khá cho chi phí truyền thông – marketing là nên và gần như bắt buộc phải làm hiện nay, đặc biệt là những tân binh mới toanh trong làng dịch vụ. Chạy quảng cáo, hợp tác với các kênh thông tin về OTA, website du lịch… là việc cần làm. Ước tính, chi phí cho việc này vào khoảng 5-10 triệu đồng/ tháng.

+ Chi phí phát sinh khác

Ngoài các chi phí hiện hữu trên đây, trong quá trình kinh doanh và phục vụ khách có thể sẽ xuất hiện những chi phí phát sinh không lường trước nữa. Trung bình 1 tháng, bạn nên tính toán và để ra khoảng 3-5 triệu để xử lý những phát sinh này.

Trên thực tế, những ước lượng khoản chi phí cụ thể như trên chỉ mang tính tham khảo. Chi phí chi tiết tại từng khu vực kinh doanh có thể khác nhau và có sự chênh lệch nhiều hay ít. Hãy lên kế hoạch khảo sát thị trường, tham khảo qua nhiều kênh thông tin để có được các mức giá cụ thể cho từng khoản chi phí, đồng thời, lên danh sách chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ tương ứng với ý tưởng đã đặt ra để cân nhắc khả năng xoay vốn và tiềm năng kinh doanh có lời trước khi bắt đầu.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

dịch vụ đào tạo Sales OTA uy tín, thực tế 1-1

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]