Cơ chế tính hoa hồng các kênh OTA ở Việt Nam và quốc tế

Hẳn mọi cơ sở lưu trú có ý định đăng ký bán phòng trên các website trực tuyến sẽ muốn tìm hiểu Cơ chế tính hoa hồng các kênh OTA ở Việt Nam và quốc tế để cân nhắc hợp tác nhằm tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận…

Nên chọn kênh thông tin về OTA nào để đăng ký bán phòng?

Câu trả lời sẽ là không phải chỉ 1 mà nhiều hơn 1. Tuy nhiên, không phải chọn càng nhiều càng tốt mà nên chọn những kênh phù hợp nhất để đảm bảo tăng lượng phòng bán, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận sau thanh toán phí hoa hồng (commission)

Thông thường, việc chọn kênh thông tin về OTA để đăng ký bán phòng sẽ dựa vào các yếu tố như:

– Mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì? – khách sạn/ homestay/ căn hộ dịch vụ…

– Phân khúc khách hàng là ai? – trung cấp/ bình dân…

– Số lượng phòng bao nhiêu?

– Chính sách của mỗi kênh thông tin về OTA dành cho chủ nhà ra sao?

– Mức độ phổ biến, uy tín và tiềm năng bán phòng của kênh thông tin về OTA đó thế nào?

Quy mô và đối tượng khách hàng của các kênh thông tin về OTA hiện nay

Không phải kênh thông tin về OTA nào cũng phục vụ đa dạng mọi đối tượng khách có nhu cầu đặt phòng nghỉ. Đa phần mỗi kênh bán phòng đều xác định phân khúc khách hàng mục tiêu, giàu tiềm năng để hướng đến.
Cụ thể:

+) Booking.com OTA:

– Quy mô: hơn 1,5 triệu lượt phòng bán mỗi ngày trên toàn cầu

– Đối tượng khách: thường là khách book phòng khách sạn ở đa dạng nhu cầu, từ bình dân/ dorm cho đến cao cấp 5 sao, phần lớn là khách châu Âu

+) Agoda OTA:

– Quy mô: phổ biến trên toàn cầu

– Đối tượng khách: mạnh ở thị trường
châu Á-Thái Bình Dương, bán phòng khách sạn bình dân cho đến resort 5 sao

+) Airbnb OTA:

-Quy mô: phổ biến trên toàn cầu

– Đối tượng khách: mạnh về bán phòng homestay, căn hộ dịch vụ cao cấp

+) Expedia/ Hotels.com OTA:

– Đối tượng khách: phát triển nhất ở
thị trường Âu Mỹ (Bắc Mỹ)

+) Luxstay OTA:

– Quy mô: 510.000 listing trên toàn thế giới, phổ biến nhất tại Việt Nam

– Đối tượng khách: khách Việt trẻ tuổi, ở phân khúc trung – cao cấp, bán phòng homestay, căn hộ dịch vụ, biệt thự du lịch.

+) Traveloka OTA:

– Quy mô: + 100.000 listing trên toàn thế giới

– Đối tượng khách: phần lớn là người châu Á, đông nhất là Đông Nam Á và đang phát triển sang thị trường Âu Mỹ

Cơ chế tính hoa hồng các kênh thông tin về OTA uy tín nhất hiện nay

Nhìn chung, gần như mọi kênh thông tin về OTA đều tính hoa hồng dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) theo thỏa thuận thu được từ mỗi booking thành công. Nghĩa là: khi khách đặt phòng trên kênh thông tin về OTA nhất định, thực hiện thanh toán (trước hoặc sau khi check-in/ check-out) với hóa đơn chi phí chi tiết tương ứng thì kênh thông tin về OTA sẽ nhận được một khoản hoa hồng cụ thể theo thỏa thuận. Trường hợp khách đặt phòng nhưng không đến, hủy đặt phòng thì tùy vào chính sách hoàn hủy của cơ sở lưu trú đó hiển thị trên kênh thông tin về OTA mà kênh này sẽ tính hoa hồng hoặc không cùng với tỷ lệ % đã thỏa thuận.

Đừng bỏ lỡ: Cơ chế thu hoa hồng các kênh thông tin về OTA phổ biến nhất hiện nay

Tuy nhiên, khác biệt nằm ở chỗ, mỗi kênh thông tin về OTA sẽ có mức tỷ lệ hoa hồng khác nhau. Hầu hết các trang lớn như Agoda, Traveloka, khi đăng ký mới hoa hồng đều ở mức 20%:

– Booking: từ15%

– Agoda: 20%

– Expedia: 15-18%

– Airbnb: 3%

– Luxstay: 15%

– Traveloka: 18-20%

– Vntrip: từ 15%

– Mytour: từ 15%…

Một số kênh thông tin về OTA cho phép cơ sở lưu trú deal mức hoa hồng lên cao hơn để hiển thị ở vị trí ưu tiên hoặc xuống mức thấp hơn nếu cơ sở đó uy tín và đã có lượng booking ổn định.

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Commission là gì? 3 điều cần biết về Commission trong ngành khách sạn

Làm việc trong ngành dịch vụ chắc hẳn thuật ngữ “Commission” sẽ vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác commission là gì? Commission khác gì với Bonus và Allowance? Các loại commission phổ biến hiện nay?… Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Theo phần đa nhân viên ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng thì commission là một trong những chính sách tốt nhất giúp gia tăng thu nhập hàng tháng nhận được, đồng thời thể hiện và khẳng định năng lực làm việc của chính họ so với nhiệm vụ được giao. Vậy commission là gì mà quan trọng đến thế?

Commission là gì?

Commission dịch sang tiếng Việt có nghĩa là phí hoa hồng, tức số tiền thù lao theo thỏa thuận (thường là tỷ lệ phần trăm – %) mà chủ đầu tư cần chi trả hay nhân viên, người hợp tác sẽ nhận được nếu hoàn thành một giao dịch cụ thể. Với ngành Hospitality, commission là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân viên tăng thu nhập và chủ đầu tư tăng doanh thu hàng tháng.

Các loại Commission phổ biến nhất hiện nay

Có thể phân loại và kể đến cụ thể như:

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà chủ đầu tư, doanh nghiệp trả cho nhân viên nếu bán được sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn: lễ tân hay sale sẽ nhận được mức phần trăm (%) commission tương ứng nếu bán được phòng hay tour, dịch vụ khác (massage, vải, hàng lưu niệm…), thường là 5-10% trên 1 giao dịch thành công.

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà bên A trả cho bên B nếu bán được sản phẩm, dịch vụ.

Chẳng hạn: khách sạn sẽ trả cho các kênh bán phòng như OTA, TA… mức % hoa hồng tương ứng nếu khách đặt phòng và đến trải nghiệm dịch vụ rồi thanh toán và rời đi. Mỗi kênh khác nhau sẽ quy định mức phí hoa hồng không giống nhau.

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà bên A trả cho bên B nếu giới thiệu được bên C đến mua sản phẩm, dịch vụ.

Chẳng hạn: các cơ sở kinh doanh dịch vụ như hàng lưu niệm, shop vải, tour du lịch, dịch vụ xe… sẽ trả cho nhân
viên khách sạn có hợp tác mức % hoa hồng tương ứng trên tổng hóa đơn nếu nhân
viên đó giới thiệu khách đến cơ sở này mua sản phẩm, dịch vụ.

+ …

Phân biệt Commission với Bonus và Allowance

Không ít nhân viên hiện không xác định rõ hay bị nhầm lẫn mức thu nhập hàng tháng nhận được là bao gồm những khoản nào, ngoài lương thì còn gì nữa…

Câu trả lời chính là, mức thu nhập đó có thể sẽ có:

– Lương: là số tiền cố định nhận được hàng tháng như đã thỏa thuận và thể hiện rõ trong hợp đồng lao động

– Service charge: là phí phục vụ của bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp chia đều cho nhân viên hoặc theo từng cấp/ bộ phận như quy định

– Commission: là tiền hoa hồng (nếu có) khi bán được sản phẩm, dịch vụ tương ứng theo nhiệm vụ công việc, thường là lễ tân, sale, reservation sẽ có khoản này

– Bonus: là tiền thưởng thêm cho nhân viên nếu hoàn thành tốt công việc và tình hình doanh thu doanh nghiệp tốt

– Allowance: là tiền trợ cấp, phụ cấp hàng tháng như xăng xe, ăn trưa, điện thoại, trọ, đồng phục…

Các kiểu trả Commission trong khách sạn

Có 2 kiểu trả commission phổ biến hiện nay, đó là:

+ Trả theo % giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Đây là hình thức phổ biến nhất. Tức là, tương ứng với giá bán của mỗi sản phẩm, dịch vụ như phòng nghỉ, dịch vụ massage, tour du lịch… và tỷ lệ % commission thỏa thuận mà quy ra số tiền nhận được cụ thể.

Ví dụ: lễ tân A bán được phòng X với giá 1.000.000 đồng, commission thỏa thuận là 5% thì số tiền A nhận được sẽ là 50.000đ

+ Trả theo số tiền thỏa thuận cụ thể

Nhiều khách sạn hay cơ sở liên kết hợp tác cũng thỏa thuận trả commission theo hình thức này. Nghĩa là, với mỗi sản phẩm, dịch vụ được bán, nhân viên sẽ nhận được một số tiền cụ thể.

Ví dụ: lễ tân A bán được gói massage 700.000đ cho khách sẽ nhận được 100.000đ commission.

* Tùy thuộc vào quy định của mỗi khách sạn sẽ áp dụng chi trả commission tương ứng và trả theo tuần/ tháng/ quý/ năm.

Như vậy, với việc thỏa thuận chi trả mức commission tương ứng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên nỗ lực mang doanh thu về cho khách sạn để đồng thời, thu nhập hàng tháng của họ sẽ tăng…

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com