Commission là gì? 3 điều cần biết về Commission trong ngành khách sạn

Làm việc trong ngành dịch vụ chắc hẳn thuật ngữ “Commission” sẽ vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác commission là gì? Commission khác gì với Bonus và Allowance? Các loại commission phổ biến hiện nay?… Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Theo phần đa nhân viên ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng thì commission là một trong những chính sách tốt nhất giúp gia tăng thu nhập hàng tháng nhận được, đồng thời thể hiện và khẳng định năng lực làm việc của chính họ so với nhiệm vụ được giao. Vậy commission là gì mà quan trọng đến thế?

Commission là gì?

Commission dịch sang tiếng Việt có nghĩa là phí hoa hồng, tức số tiền thù lao theo thỏa thuận (thường là tỷ lệ phần trăm – %) mà chủ đầu tư cần chi trả hay nhân viên, người hợp tác sẽ nhận được nếu hoàn thành một giao dịch cụ thể. Với ngành Hospitality, commission là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân viên tăng thu nhập và chủ đầu tư tăng doanh thu hàng tháng.

Các loại Commission phổ biến nhất hiện nay

Có thể phân loại và kể đến cụ thể như:

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà chủ đầu tư, doanh nghiệp trả cho nhân viên nếu bán được sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn: lễ tân hay sale sẽ nhận được mức phần trăm (%) commission tương ứng nếu bán được phòng hay tour, dịch vụ khác (massage, vải, hàng lưu niệm…), thường là 5-10% trên 1 giao dịch thành công.

XEM THÊM:  09 nền tảng kênh bán phòng (bao gồm cả online và offline) để homestay, khách sạn hiệu quả nhất hiện nay

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà bên A trả cho bên B nếu bán được sản phẩm, dịch vụ.

Chẳng hạn: khách sạn sẽ trả cho các kênh bán phòng như OTA, TA… mức % hoa hồng tương ứng nếu khách đặt phòng và đến trải nghiệm dịch vụ rồi thanh toán và rời đi. Mỗi kênh khác nhau sẽ quy định mức phí hoa hồng không giống nhau.

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà bên A trả cho bên B nếu giới thiệu được bên C đến mua sản phẩm, dịch vụ.

Chẳng hạn: các cơ sở kinh doanh dịch vụ như hàng lưu niệm, shop vải, tour du lịch, dịch vụ xe… sẽ trả cho nhân
viên khách sạn có hợp tác mức % hoa hồng tương ứng trên tổng hóa đơn nếu nhân
viên đó giới thiệu khách đến cơ sở này mua sản phẩm, dịch vụ.

+ …

Phân biệt Commission với Bonus và Allowance

Không ít nhân viên hiện không xác định rõ hay bị nhầm lẫn mức thu nhập hàng tháng nhận được là bao gồm những khoản nào, ngoài lương thì còn gì nữa…

Câu trả lời chính là, mức thu nhập đó có thể sẽ có:

– Lương: là số tiền cố định nhận được hàng tháng như đã thỏa thuận và thể hiện rõ trong hợp đồng lao động

– Service charge: là phí phục vụ của bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp chia đều cho nhân viên hoặc theo từng cấp/ bộ phận như quy định

XEM THÊM:  Cách quản lý booking trên Booking.com hiệu quả với 4 thao tác cơ bản nhất

– Commission: là tiền hoa hồng (nếu có) khi bán được sản phẩm, dịch vụ tương ứng theo nhiệm vụ công việc, thường là lễ tân, sale, reservation sẽ có khoản này

– Bonus: là tiền thưởng thêm cho nhân viên nếu hoàn thành tốt công việc và tình hình doanh thu doanh nghiệp tốt

– Allowance: là tiền trợ cấp, phụ cấp hàng tháng như xăng xe, ăn trưa, điện thoại, trọ, đồng phục…

Các kiểu trả Commission trong khách sạn

Có 2 kiểu trả commission phổ biến hiện nay, đó là:

+ Trả theo % giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Đây là hình thức phổ biến nhất. Tức là, tương ứng với giá bán của mỗi sản phẩm, dịch vụ như phòng nghỉ, dịch vụ massage, tour du lịch… và tỷ lệ % commission thỏa thuận mà quy ra số tiền nhận được cụ thể.

Ví dụ: lễ tân A bán được phòng X với giá 1.000.000 đồng, commission thỏa thuận là 5% thì số tiền A nhận được sẽ là 50.000đ

+ Trả theo số tiền thỏa thuận cụ thể

Nhiều khách sạn hay cơ sở liên kết hợp tác cũng thỏa thuận trả commission theo hình thức này. Nghĩa là, với mỗi sản phẩm, dịch vụ được bán, nhân viên sẽ nhận được một số tiền cụ thể.

Ví dụ: lễ tân A bán được gói massage 700.000đ cho khách sẽ nhận được 100.000đ commission.

* Tùy thuộc vào quy định của mỗi khách sạn sẽ áp dụng chi trả commission tương ứng và trả theo tuần/ tháng/ quý/ năm.

XEM THÊM:  Cơ chế tính hoa hồng các kênh OTA ở Việt Nam và quốc tế

Như vậy, với việc thỏa thuận chi trả mức commission tương ứng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên nỗ lực mang doanh thu về cho khách sạn để đồng thời, thu nhập hàng tháng của họ sẽ tăng…

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Bạn có thấy hữu ích không? Hãy cho chúng tôi +1 nhé

dịch vụ đào tạo Sales OTA uy tín, thực tế 1-1

Đăng ký nhận bản tin từ Website TXL

Tìm kiếm tức thì các thông tin tại website: tranxuanloc.com

Mẹo tìm kiếm: "Từ khóa cần tìm kiếm" site:tranxuanloc.com để tìm được kết quả chính xác trên công cụ tìm kiếm của google

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp dịch vụ

TOP ĐỐI TÁC CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN HÀNG ĐẦU

(Đặt phòng, đặt tour, đặt xe, đặt vé máy bay...Nhấn vào link logo để đặt dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn)

Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: [email protected]