Food Cost là gì? Cách tính Food cost chi tiết cho người kinh doanh khách sạn

Với tư cách là Owner, GM, hay FBD bạn cần biết chính xác Food Cost để hoạch định và quản lý các outlet, nhà hàng đi theo định hướng chung của khách sạn. KenhOTA.com xin chia sẻ một số thông tin và công thức như sau:

Định nghĩa Food Cost

Food cost là giá các món ăn, đồ uống trong nhà hàng khách sạn. Food cost cao hay thấp là phụ thuộc vào cách tổng hợp chi phí, tính toán định mức và quy mô của nhà hàng – khách sạn đó, đảm bảo không quá cao so với đối thủ, cũng không quá thấp dẫn đến việc thua lỗ thất thoát.

Cách tính Food Cost

Tỷ lệ chi phí thực phẩm trung bình là 35% cho một nhà hàng ăn ngon và 25% cho một nhà hàng phục vụ nhanh. Làm thế nào để bạn tìm thấy số này?

  1. Kiểm tra toàn bộ số hàng tồn kho đầu tuần theo các kê khai chi tiết theo dõi của Bếp, Thu Mua, Kho và phần mềm.
  2. Tổng hợp giá trị chi tiết dù là nhỏ nhất cho từng loại hàng. Ví dụ bạn đã thanh toán bao nhiêu cho 1 gram tiêu.
  3. Theo dõi mua hàng của bạn. Hãy theo dõi chi tiết và liệt kê bất kỳ phát sinh mua hàng nào trong tuần theo báo cáo số liệu của Thu Mua, Kho, Bếp và theo PO.
  4. Kiểm kê lại một lần nữa số lượng hàng tồn kho vào đầu tuần tới (kết thúc chu trình 1 tuần). Thực hiện theo cùng một quy trình chính xác.
  5. Cộng tổng doanh số bán thực phẩm mỗi ca.
  6. Tính chi phí thực phẩm trong tuần theo công thức sau:

Tỷ lệ chi phí thực phẩm = (Tồn kho đầu kỳ + Mua hàng – tồn kho cuối kỳ (hoặc đầu kỳ mới) / Doanh Số Bán hàng thực phẩm.

Hãy xem ví dụ dưới đây:
Hàng tồn kho đầu tuần = $ 15.000
Mua hàng phát sinh trong tuần = $ 4.000
Hàng tồn kho đầu tuần tới = $ 16.000
Doanh thu thực phẩm đã bán được = $ 10.000
Tỷ lệ chi phí thực phẩm = (15.000 + 4.000 – 16.000) / 10.000 = 30%

Tính tổng chi phí cho mỗi món, hoặc chi phí thực phẩm theo công thức sau:

Tổng Chi phí thực phẩm cho mỗi mặt hàng = Chi phí thực phẩm của các thành phần x Số lượng bán hàng tuần

Tính tổng doanh số trên mỗi mặt hàng:

Tổng doanh số trên mỗi mặt hàng = Giá bán theo thực đơn x tổng số hàng bán hàng tuần

Tính chi phí thực phẩm lý tưởng:

Chi phí thực phẩm lý tưởng = Tổng chi phí cho mỗi mặt hàng ÷ Tổng doanh số trên mỗi mặt hàng

Trong ví dụ này:
Tổng chi phí = $ 2,500
Tổng doanh số = 10.000 đô la
Chi phí thực phẩm lý tưởng = 2.500 / 10.000 x 100%
Chi phí thực phẩm lý tưởng = 0,25 = 25%

Trong hai ví dụ này, chi phí thực phẩm lý tưởng là 25% và chi phí thực phẩm thực tế là 30% . Bây giờ chúng tôi biết rằng có thêm 5% lợi nhuận từ nhà hàng này, do lãng phí…mua hàng hoặc lý do khác. Từ đây cho phép chúng ta tính khấu hao, hoặc siết chặt hơn nữa chi phí để tăng lợi nhuận tổng cho toàn khách sạn.

Nguồn bài viết: Bryan Nguyen

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Grand Opening là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức Grand Opening cho Nhà hàng – Khách sạn mới

Là nhân sự nhà hàng – khách sạn, bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ “Grand Opening”? Bạn có biết Grand Opening là gì? Quy trình các bước tổ chức Grand Opening cho nhà hàng – khách sạn mới ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng tranxuanloc.com tìm hiểu điều này.

Grand
Opening là thuật ngữ chỉ một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự hình thành của một
tổ chức, đơn vị hay doanh nghiệp, như nhà hàng, khách sạn. Vậy Grand Opening là gì?

Grand Opening là gì?

Grand
Opening được hiểu là lễ khai trương một cửa hàng, showroom, đại lý, cơ sở kinh
doanh mới đưa vào hoạt động.

Trong
ngành nhà hàng – khách sạn, Grand Opening cũng được hiểu tương tự, tức lễ khai
trương, là sự kiện đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đánh dấu sự hình
thành của một nhà hàng, khách sạn mới – giúp định hình và phát triển thương hiệu
nhà hàng, khách sạn đó từ đây về sau với nhiều hoạt động kinh doanh liên quan
phục vụ nhu cầu khách hàng.

Grand Opening được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu đến khách hàng về sự kiện nhà hàng – khách sạn chính thức đi vào hoạt động – tri ân những cổ đông (nếu có), đơn vị đối tác đang và sẽ hợp tác hình thành và phát triển nhà hàng – khách sạn. Tại lễ khai trương Grand Opening, nhà hàng – khách sạn sẽ mang đến rất nhiều chương trình hấp dẫn như văn nghệ, ăn uống, tặng quà, quay số trúng thưởng, tặng voucher…

grand opening là gì

Quy trình tổ chức Grand Opening cho
nhà hàng – khách sạn mới

Dưới đây là quy trình 7 bước chi tiết để tổ chức Grand Opening cho nhà hàng – khách sạn mới đảm bảo hiệu quả và thành công để bạn tham khảo:

#Chọn ngày

Mọi sự kiện cần được ấn định ngày giờ tổ chức cụ thể. Grand Opening cũng vậy. Việc lựa chọn thời gian phù hợp là công việc đầu tiên cần tiến hành cho kế hoạch Grand Opening chuẩn. Hãy xem xét kỹ lưỡng để chọn ra ngày – giờ phù hợp. Thông thường, việc chọn ngày sẽ dựa vào tuổi tác của người làm chủ, thời khắc tốt trong năm và một ngày đẹp trời (như cuối tuần chẳng hạn) nhằm đảm bảo mọi điều may mắn, thuận lợi và suôn sẻ nhất trong quá trình kinh doanh; đồng thời tạo điều kiện để nhiều người tham gia nhất có thể.

grand opening là gì

#Tìm chủ đề

Đừng
chỉ để tên nhà hàng, khách sạn đơn điệu và nhàm chán như “Lễ khai trương của
nhà hàng/ khách sạn ABC”. Hãy khéo léo tìm kiếm một chủ đề phù hợp dựa trên
concept của buổi lễ để gây ấn tượng, tạo dấu ấn với khách mời. Tên chủ đề cần
ngắn gọn, đơn giản, gần gũi nhưng vẫn nêu bật lên phong cách của nhà hàng,
khách sạn sẽ giúp để lại ấn tượng tốt trong tiềm thức những khách hàng tiềm
năng.

#Xác định chi phí cho khuyến mãi, tặng
quà

Có thể bạn chưa biết nhưng các chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất để khách mời mong chờ sự kiện Grand Opening của nhà hàng, khách sạn bạn. Do đó, đừng ngần ngại chi ngân sách cho những hoạt động này để thu hút sự quan tâm và “dùng thử” của khách hàng tiềm năng nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả, bạn cần xác định chi phí cụ thể cần dùng để kiểm soát và có sự điều chỉnh phù hợp; tránh sử dụng quá đà gây tổn thất cho nguồn phí chung của doanh nghiệp.

#Lên kế hoạch chương trình

Bạn cần phải có chương trình buổi lễ cụ thể, rõ ràng nhất có thể từ timeline như thế nào, diễn ra trong bao lâu, khách mời sẽ là những ai, có tiết mục văn nghệ nào, do ai trình diễn, có chương trình khuyến mãi, tặng quà hay bốc thăm trúng thưởng không, khu trưng bày món ăn dùng thử ở đâu, được bày trí thế nào, không gian tổ chức buổi lễ setup ra sao… Hãy họp lại và lên kế hoạch chương trình từ trước ngày diễn ra ít nhất 2-3 tháng để có thể phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận hay cá nhân, đồng thời kịp thời sửa chữa nếu phát hiện sai sót hay có sự cố phát sinh…

grand opening là gì

#Có chiến lược marketing phù hợp

Quảng cáo qua báo, tạp chí địa phương, phát tờ rơi về sự kiện khai trương nhà hàng, khách sạn cùng những dịch vụ, chương trình khuyến mãi/ giảm giá hấp dẫn chắc chắn sẽ gây ấn tượng đến một lượng lớn người tiếp cận, những người có thể sẽ là khách hàng tiềm năng và trung thành của nhà hàng, khách sạn trong tương lai.

Một cách hữu hiệu nữa ở thời đại công nghệ 4.0 là quảng cáo trên các website chuyên ngành, trang mạng xã hội, fanpage có lượng người theo dõi lớn – liên hệ đặt banner, bài PR quảng cáo, SEO từ khóa trên Google… là những cách hay giúp thông tin về sự kiện Grand Opening của nhà hàng, khách sạn bạn tiếp cận và tương tác với đa dạng các tầng lớp, nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng trên thế giới.

#Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp

Đội ngũ nhân viên sẽ là người đầu tiên và xuyên suốt tiếp xúc và phục vụ khách hàng. Mỗi nhân viên là hình ảnh đại diện cho chất lượng dịch vụ và thương hiệu nhà hàng, khách sạn. Do đó, phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều đã được training chuẩn tiêu chuẩn dịch vụ, từ tác phong làm việc lẫn thái độ phục vụ, mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất về chất lượng dịch vụ.

#Grand re-Opening cho nhà hàng,
khách sạn

Sau một khoảng thời gian hoạt động kinh doanh, nhà hàng, khách sạn có thể có một vài sự thay đổi trong thiết kế không gian, lắp đặt trang thiết bị mới hay nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng… lúc này, bạn cần Grand re-Opening cho nhà hàng, khách sạn. Điều này cho thấy thương hiệu nhà hàng, khách sạn của bạn đã, đang và sẽ luôn nỗ lực cải tiến và phát triển cùng với sự phát triển chung của xã hội; không ngừng làm mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để Grand re-Opening hiệu quả, hãy thực hiện tuần tự các bước như quy trình tổ chức Grand Opening.

grand opening là gì

Với những chia sẻ trên đây của tranxuanloc.com, hy vọng đã giúp bạn hiểu được Grand Opening là gì, cũng như quy trình tổ chức Grand Opening cho nhà hàng, khách sạn mới ra sao; từ đó, tham khảo và áp dụng thực hiện vào thực tế để đạt hiệu quả cao hơn.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

8 kênh OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất tại Việt Nam cập nhật

8 kênh OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất tại Việt Nam cập nhật mà chúng tôi gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và tham gia kênh bán phòng OTA đầy tiềm năng. Trong các seri trước về OTA chúng tôi đã giới thiệu 5 cách bán phòng khách sạn trên mạng internet dễ dàng trong đó có cách bán phòng trên các kênh OTA.

Những kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất

Những kênh thông tin về OTA được tranxuanloc.com liệt kê dưới đây được đánh giá là kênh bán phòng khách sạn hiệu quả nhất hiện nay:

#Booking

là một trong những trang thương mại điện tử du lịch lớn nhất thế giới, sở hữu hơn 15.000 nhân viên với 204 văn phòng đại diện tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một trong những kênh thông tin về OTA được sử dụng nhiều nhất hiện nay – kết nối du khách với hơn 1,5 triệu điểm lưu trú từ khách sạn, resort hạng sang đến homestay, hostel, nhà nghỉ bình dân… và hơn 1,5 triệu đêm phòng được đặt mỗi ngày – hỗ trợ 43 thứ tiếng khác nhau – giao diện web thiết kế đơn giản, thân thiện, dễ thao tác – đặc biệt, khách không phải đặt cọc hay thanh toán trước để đặt phòng, các dịch vụ khách hàng trên Booking là hoàn toàn miễn phí, khách có thể hủy phòng đặt ngay sát ngày lưu trú mà không bù chi phí… là những ưu điểm vô cùng lớn khiến số lượng lớn khách hàng tin tưởng và ưa chuộng sử dụng Booking để đặt phòng, dẫn đến các khách sạn cũng lựa chọn kênh thông tin về OTA này để hợp tác bán phòng.

Xem thêm: Đánh giá  kênh Booking.com và app

#Agoda

 Agoda hiện là trang web bán phòng nổi tiếng, được hơn 1 triệu khách sạn trong nước và thế giới hợp tác đăng bán phòng, nhất là thị trường châu Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông… Website hiện hỗ trợ 38 phiên bản ngôn ngữ khác nhau, có hơn 2.000 chuyên gia du lịch đại diện cho hơn 20 quốc gia phụ trách nghiên cứu thị trường và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác là khách sạn trên toàn cầu để tạo ra những chương trình khuyến mại, ưu đãi đặc biệt để thu hút khách đặt phòng.

#Hotels.com | Expedia

Hotels là một trong những kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn uy tín nhất hiện nay là một nhánh con của Expedia, là địa chỉ tin cậy của số lượng lớn khách hàng tham khảo và đặt phòng. Điểm cuốn hút của website này là cung cấp các thông tin qua hệ thống trang web bản địa, có trung tâm dịch vụ khách hàng qua điện thoại hỗ trợ 24/7. Hotels hiện hợp tác với hàng trăm ngàn khách sạn, mang đến cho du khách đa dạng sự lựa chọn về loại phòng, loại khách sạn và dịch vụ; bởi tại đây, khách hàng có thể so sánh giá cả, mức độ tiện nghi, loại hình dịch vụ, lượng phòng giữa các khách sạn với nhau để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Expedia thuộc sở hữu của Công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Expedia Inc, là một trong những kênh thông tin về OTA uy tín và có tốc độ phát triển nhanh nhất tại thị trường châu Á đầy tiềm năng – hiện có khoảng 25 triệu người dùng mỗi tháng. Ưu điểm lớn của website là cung cấp đầy đủ thông tin, đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng như đặt phòng, đặt tour, thuê phương tiện di chuyển và nhiều dịch vụ du lịch khác; đáp ứng mọi nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng với giá cả cạnh tranh nhất.

Xem thêm: Đánh giá kênh Expedia và app | Danh sách các thương hiệu thuộc sở hữu của Expedia Group

Otavn Ota Viet Nam Txl 1920x1080 Dao Tao Online He Thong Ket Noi (1)
Otavn Ota Viet Nam Txl 1920×1080 Dao Tao Online He Thong Ket Noi (1)

#Traveloka

 Traveloka là nền tảng đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, cho phép người dùng trải nghiệm tối đa các tiện ích như so sánh, đối chiếu, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và thanh toán an toàn trên cùng một giao diện; đặc biệt, kênh thông tin về OTA này mang đến nhiều chính sách giảm giá nên được rất nhiều người tin dùng, cả khách sạn cho thuê phòng và khách thuê phòng. Website hiện phục vụ trên 200.000 chặng bay và 100.000 cơ sở lưu trú gồm khách sạn, căn hộ, nhà nghỉ, homestay, biệt thự và khu nghỉ dưỡng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương

#trip.com (Ctrip)

Ctrip là hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến, kênh thông tin về OTA chủ yếu đối tượng khách là khách Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, và Việt Nam.

Xem thêm: Đánh giá kênh Trip.com sở hữu bởi Ctrip

#Vntrip

Vntrip cũng là kênh thông tin về OTA nội đang dần tạo được uy tín trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, được xây dựng và phát triển thành cổng thông tin trực tuyến lớn nhất và hiện đại nhất, chú trọng vào mảng khách sạn.

Xem thêm: Đánh giá kênh Vntrip và app

#Airbnb

 Airbnb là một trong những kênh thông tin về OTA được các chủ khách sạn lựa chọn bán phòng nhiều nhất hiện nay bởi tính kết nối du khách cao, phần trăm hoa hồng thấp, được hỗ trợ tận tình; đặc biệt có chính sách bảo vệ quyền lợi cho cả chủ có phòng và khách thuê phòng. Tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam từ vài năm trở lại đây với chỉ khoảng 1.000 phòng được cho thuê nhưng số lượng này đã tăng gấp 6,5 lần chỉ sau chưa đầy 2 năm sau đó. Đến nay, Airbnb đã có mặt tại gần 200 quốc gia với tổng cộng hơn 200 triệu người dùng.

#TripAdvisor

TripAdvisor hiện là trang web hàng đầu của ngành du lịch, cũng là kênh thông tin về OTA bán phòng lớn nhất thế giới, là “cuốn cẩm nang phòng ốc du lịch cho hàng triệu du khách” – website luôn là địa điểm tìm kiếm, tham khảo và lựa chọn phòng khách sạn uy tín của không chỉ du khách mà còn là nơi đăng ký bán phòng của hầu hết khách sạn hiện nay. TripAdvisor có tầm ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa chọn nơi lưu trú của du khách. Website hiện có hơn 390 triệu lượt khách truy cập trung bình mỗi tháng – hơn 150 triệu đánh giá và ý kiến của du khách về chất lượng phòng, cơ sở vật chất của khách sạn, thái độ phục vụ của nhân viên – hệ thống thông tin của hơn 7 triệu địa điểm lưu trú, hãng hàng không, nhà hàng và các điểm tham quan nổi tiếng – hỗ trợ 50 ngôn ngữ khác nhau – so sánh giá phòng của hơn 200 website đặt phòng trực tuyến…

Khi mở mới các kênh OTA bạn sẽ tiếp cận khách hàng nhanh chóng  hơn, thuận lợi hơn, rộng khắp trên toàn thế giới. Nếu bạn tìm hiểu thêm các kênh OTA có thể đồng bộ dữ liệu với Channel Manager và rất nhiều các hệ thống khác như hệ thống quản trị khách sạn PMS, booking engine trên website, các công cụ meta search, google search…

Otavn Ota Viet Nam Txl 1920x1080 Dao Tao Online He Thong Ket Noi
Hệ thống kết nối với các kênh OTA như Channel Manager, Hotel Website, PMS, Meta search…

Hy vọng với những thông tin được tranxuanloc.com chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn OTA là gì, cũng như những kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất hiện nay tại Việt Nam; từ đó, tham khảo và lựa chọn hợp tác với 1 hoặc một số kênh thông tin về OTA uy tín để tăng lượng phòng bán, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xem thêm: Seri hướng dẫn SALES OTA

Nếu bạn cảm thấy khó khăn hãy liên hệ với chúng tôi để tham gia khóa đào tạo thực tế sales OTA 1-1 hoặc thuê vận hành OTA trả theo thực tế doanh thu nhận được qua Gói dịch vụ quản trị các kênh OTA nhé! Với kinh nghiệm thực tế chúng tôi có được sẽ giúp bạn đi đúng đường, đi nhanh hơn, tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

WEBSITE OTA VIỆT NAM

6 loại thông tin mà các khách sạn cần thu thập từ khách hàng

Tiếp nối 1001 bài viết chia sẻ kiến thức thực tế khách sạn, hôm nay tôi chia sẻ bài viết “6 loại thông tin cần thu thập từ khách”. Đây là 6 loại thông tin mà khách sạn cần thu thập để từ đó có thể phục vụ sâu sát nhu cầu của khách hàng bao gồm:

Đăng review lên website khách sạn

Trong bài “5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng qua các kênh thông tin về OTA” , tôi đã chia sẻ yếu tố review quan trọng thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với quyết định chọn khách sạn của khách hàng. Với tác dụng tăng cường sự tin tưởng và tiết kiệm thời gian cho khách hàng không phải vào Tripadvisor để xem đánh giá khách sạn, việc đăng review lên website khách sạn sẽ khiến khách hàng yên tâm khi đặt phòng trực tiếp trên website khách sạn. Ngoài ra, việc này sẽ khiến ban quản lý khách sạn luôn phải cố gắng để chỉ số đánh giá cao vì chỉ số này nằm ngay trên website, là bộ mặt của khách sạn.

Xây dựng chương trình khách hàng trung thành:

Cố gắng lấy được email của khách khi check-in. Sau đó, nếu khách sạn có chương trình khuyến mại hoặc ưu đãi có thể gửi thư trực tiếp đến khách hàng. Xây dựng chương trình cho các khách trung thành quay lại, ví dụ như ở tổng cộng 10 đêm được miễn phí 1 đêm.

Xây dựng nội dung thú vị cho website

Ngoài chức năng giới thiệu khách sạn, đặt phòng, website khách sạn có thể cung cấp thông tin như lễ hội, hoạt động du lịch, các quán ăn ngon, các thông tin văn hóa, … để duy trì sự tương tác với khách hàng, đồng thời lồng ghép các gói sản phẩm, các chương trình ưu đãi vào các hoạt động này. Ví dụ: gói sản phẩm Tết (phòng ngủ + nhà hàng) nhân dịp Lễ hội Tết, Giao Thừa

Tạo các gói sản phẩm

Khách hàng sẽ thấy có lợi hơn khi đặt theo gói sản phẩm hơn là đặt phòng trên các kênh thông tin về OTA. Ví dụ: gói phòng ngủ + miễn phí xe đưa đón sân bay; gói phòng ngủ 3 đêm tặng 1 đêm

Xây dựng website tương thích trên điện thoại di động:

Theo thống kê của Google 2014 thì chỉ có 29% khách du lịch và 24% khách thương nhân đặt phòng trên các website không tương thích với di động. Số còn lại họ sẽ đặt qua ứng dụng di động của OTA hoặc trên website của khách sạn đối thủ.

Trả lời các review của khách hàng:

57% khách hàng nói rằng họ sẽ đặt khách sạn trả lời review thay vì đặt khách sạn không trả lời. Vì vậy việc trả lời review sẽ khiến khách hàng chú ý và có thiện cảm với khách sạn, và đó là cơ sở tăng khả năng khách hàng sẽ chọn đặt phòng tại khách sạn. Các bạn có thể xem bài viết “Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng”

Nguồn: Fanpage RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Công thức quản lý doanh thu và dự báo chiến lược cho khách sạn

Sáng ra dậy sớm ngồi đọc lại vài trang sách đã học, chợt nhớ lại 1 số công thức cho Sales Manager cùng các GM, để quản lý doanh thu và có dự báo chiến lược cho khách sạn mình đang quản lý, hôm nay chia sẻ kiến thức này cùng cả nhà nhé:

1. Tổng lợi nhuận hoạt động trên mỗi phòng có sẵn (GOPPAR)

Công thức GOPPAR: Tổng lợi nhuận hoạt động (Gross Operating Profit (GOP)) / Số phòng có sẵn (Number of Available Rooms)
GOPPAR = GOP (gross operating profit) / (per) Availabe Rooms

2. Doanh thu thuần trên mỗi phòng có sẵn (NREVPAR)

Công thức NREVPAR: (Doanh thu phòng (Room Revenue) – Chi phí phân phối (Distribution Costs)) / Số phòng có sẵn (Number of Available Rooms)

REVPAR = (Rooms) Revenue / (per) Available Rooms, or, ADR (average daily rate) x Occupancy % (shortcut…)

Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (REVPAR), mang lại một sự khác biệt quan trọng. NREVPAR bao gồm doanh thu ròng trong các tính toán của nó, vì vậy khi sử dụng, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc về chi phí phân phối, phí giao dịch và hoa hồng đại lý du lịch. Từ đó bạn có thể định hướng hợp tác và có chiến lược phân phối thị trường đối với từng nhóm khách hàng mà khách sạn đang có sẵn và định hướng mở rộng thị trường mới.

[elementor-template id=”192466″]

3. Tổng doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (TREVPAR)

Công thức TREVPAR: Tổng dooanh thu (Total revenue)/Tổng số phòng sẵn có (Total Available rooms)

Lưu ý: Tổng doanh thu (Total revenue) = Lưu trú (accommodation) + Ăn sáng (breakfast) + Spa + Bar + Mini Bar + bất kỳ một khoản doanh thu phụ nào khác.

TRevPAR, or total revenue per available room, is a performance metric in the hotel industry. TRevPAR is calculated by dividing the total net revenues of a property by the total available rooms.[1]

TREVPAR cung cấp cho bạn sự khác biệt quan trọng đối với REVPAR hoặc NREVPAR. Nó bao gồm tất cả doanh thu được tạo ra bởi từng phòng trong tất cả các nguồn thu của khách sạn. Bao gồm thực phẩm và đồ uống, giải trí, các sự kiện và bất kỳ khoản chi tiêu nào của khách. Điều đó sẽ cho bạn biết rõ bạn cần quản lý cost như thế nào, ở bộ phận nào, và sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí.

NREV = Rooms Revenue -/- Distribution Cost, Transaction Fee & Travel Agency Commissions

NREVPAR = Net Room Revenue / Available Rooms

Nguồn: FB Bryan Nguyen

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Tiêu chuẩn về xếp hạng sao trong khách sạn

Có khi nào các bạn tự hỏi tại sao khách sạn A này được gọi là khách sạn 5 sao, khách sạn B kia thì 4 sao, còn khách sạn C thì 3 sao; hoặc khách sạn B nhìn cũng hoành tráng như khách sạn A mà sao cái thì 5 sao, cái thì 4 sao, không biết khác nhau thế nào? Câu trả lời nằm ở bộ tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng khách sạn của Tổng cục du lịch Việt Nam, các bạn có thể click vào đây để xem https://bit.ly/2R0fWox . Để đạt được 1 hạng sao nhất định, 1 khách sạn phải đạt được đủ số tiêu chí được qui định cho hạng sao đó trải dài 5 hạng mục gồm: 

  1. Vị trí, kiến trúc
  2. Trang thiết bị tiện nghi
  3. Dịch vụ và chất lượng phục vụ
  4. Người quản lý và nhân viên phục vụ
  5. Bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống cháy

Tiêu chí sẽ gồm 2 loại là tiêu chí bắt buộc và tiêu chí khuyến khích. Khách sạn phải thực hiện 100% các tiêu chí bắt buộc, và thực hiện 1 tỷ lệ nhất định tiêu chí khuyến khích. Vd: đối với 5 sao, tiêu chí bắt buộc là phải có bể bơi cho trẻ em, trông giữ trẻ, dịch vụ phục vụ người khuyết tật, … Còn tiêu chí khuyến khích (nghĩa là có thì tốt, được cộng điểm đánh giá, còn không có cũng không sao) như Dịch vụ dịch thuật, thư viện, nước uống được trực tiếp từ vòi, …

Tổng điểm để đạt được hạng sao như sau:

  • Hạng 1 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 98 tiêu chí) và đạt 75 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 35/47 điểm) đối với khách sạn hạng 1 sao.
  • Hạng 2 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 138 tiêu chí) và đạt 80 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 40/50 điểm) đối với khách sạn hạng 2 sao.
  • Hạng 3 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 197 tiêu chí) và đạt 80 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 51/64 điểm) đối với khách sạn hạng 3 sao.
  • Hạng 4 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 257 tiêu chí) và đạt 80 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 62/77 điểm) đối với khách sạn hạng 4 sao.
  • Hạng 5 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 296 tiêu chí) và đạt 80 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 57/71 điểm) đối với khách sạn hạng 5 sao.

Hiện nay theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 thì khách sạn không bị bắt buộc phải đăng ký với Tổng cục du lịch (đối với 4 và 5 sao) hoặc Sở du lịch (1-3 sao) để xếp hạng sao nữa, tuy nhiên luật này lại qui định khách sạn chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng sao của khách sạn sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Do đó, phần lớn khách sạn chất lượng 5 sao đều đăng ký với Tổng cục du lịch vì nếu không thì làm sao khách sạn quảng cáo khách sạn mình là 5 sao được khi không được dùng chữ “sao“. Ngoài ra, theo “Nghị định 89/2016 quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế“, chỉ cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên mới được hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; mà khách sạn có nhiều khách nước ngoài phải đổi tiền cho khách là điều tất nhiên. Ngoài ra, theo “Nghị định 86/2013/NĐ-CP kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài“, 1 trong những điều kiện để khách sạn được phép mở casino (trò chơi điện tử có thưởng) là chứng nhận 5 sao. Do đó mặc dù không bắt buộc nhưng khách sạn vẫn phải đăng ký hạng 5 sao để được phép thực hiện các hoạt động trên.

Sau khi đăng ký và Tổng cục du lịch thẩm định khách sạn đã đạt đủ các tiêu chí nêu trên, Tổng cục sẽ ra quyết định công nhận hạng 5 sao, và cấp cho khách sạn 1 bảng đồng, thường khách sạn sẽ gắn bảng đồng này tại cửa chính của khách sạn.

Để xem thêm kiến thức thực tế khác về khách sạn các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: Fanpage RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

12 website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ khách lưu trú cần biết

Những website được tranxuanloc.com gợi ý dưới đây được cho là các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo độ uy tín mà mọi du khách nên cân nhắc tham khảo và lựa chọn book phòng – đảm bảo kết quả đặt phòng như ý, chất lượng dịch vụ chuẩn sao với mức phí cạnh tranh tương xứng…

Thế nào là một website tìm kiếm và
đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ?

Một
website được cho là nơi khách thuê tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến
giá rẻ cần thỏa mãn các tiêu chí sau:


Cung cấp đa dạng các loại phòng, dạng phòng với Giá cạnh tranh, tức phù hợp với
chất lượng phòng, dịch vụ phòng, tiêu chuẩn sao, khu vực kinh doanh…


Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng voucher cho khách
thuê nhân dịp đặc biệt hay khách thuê đầu tiên, khách thuê trung thành…

– Có chính sách đặt – hoàn – hủy phòng đơn giản, rõ ràng, nhiều ưu đãi, đảm bảo khách thuê chỉ bỏ ra một khoản phí rất nhỏ cho các thao tác cơ bản trên website, thậm chí là miễn phí nếu được


Các website tìm kiếm và đặt phòng
khách sạn trực tuyến giá rẻ

#Airbnb

các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ

Tuy là kênh thông tin về OTA bán phòng sinh sau đẻ muộn tại Việt Nam nhưng phải công nhận một điều rằng Airbnb đang là một trong những website bán phòng khách sạn, homestay uy tín và được ưa chuộng nhất Việt Nam. Hầu hết khách thuê phòng/ căn hộ giá rẻ đều lựa chọn Airbnb để đặt phòng. Bởi:

– Airbnb bán phòng với giá rẻ hơn, đôi khi rẻ hơn đến ½ so với thuê khách sạn trong cùng khu vực; thậm chí, nếu chọn khéo, bạn sẽ chọn được những căn ngay trung tâm, hoặc rất gần bến xe buýt, trạm xe điện hay thuận tiện cho việc đi lại…

– Đặc biệt, Airbnb áp dụng chương trình khuyến mãi tặng tiền (USD) cho những khách hàng mới khi đăng ký đặt phòng và có gói bảo hiểm bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách thuê phòng khi xảy ra các sự cố phát sinh…

#Booking

các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ

Booking được đánh giá là website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến rẻ nhất thế giới vì thường xuyên và có rất nhiều deals tốt – giao diện đơn giản, dễ sử dụng – đa dạng các chỗ nghỉ cả trong nước và quốc tế với nhiều mức giá – đặc biệt, khách đặt phòng trên Booking không cần thanh toán trước hay yêu cầu xác thực – trừ tiền thẻ tín dụng ngay lúc đặt phòng, thậm chí, nhiều nơi cho phép bạn hủy đặt phòng miễn phí trong một khoảng thời gian cho phép, giúp khách thuê không bị mất những khoản phí phát sinh không mong muốn.

Cơ chế và hướng dẫn đặt – hủy phòng trên Booking bạn cần biết

#Agoda

các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ

Agoda hiện là website đặt phòng khách sạn trực tuyến được ưa chuộng ở nhiều nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Giao diện đơn giản, dễ thao tác đặt phòng – giá luôn thấp nhất thị trường – hỗ trợ đặt phòng trên toàn thế giới – có hỗ trợ tiếng Việt – đa dạng các hình thức thanh toán – nhiều chương trình ưu đãi để giữ chân khách hàng thân thiết (ưa chuộng nhất là ưu đãi giảm giá bí mật) – được tích điểm ở mỗi lần đặt phòng để giảm giá phòng tương ứng cho những lần đặt phòng kế tiếp… là những ưu điểm giúp kênh thông tin về OTA này “được lòng” khách du lịch. Tuy nhiên, điểm hạn chế là khách thuê sẽ không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Agoda như những dịch vụ đặt phòng trong nước.

#Hotels.com

các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ

Bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi khi đặt phòng khách sạn trực tuyến trên Hotels.com. Website mang đến nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá phòng hay tích lũy điểm hấp dẫn, thậm chí có những deals giảm giá đến 50%… Đặc biệt, Hotels.com đang triển khai chương trình khách hàng thân thiết – cứ đặt phòng 10 đêm trên Hotels.com sẽ được miễn phí 1 đêm.

#Expedia

các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ

Cũng khá được ưa chuộng tại thị trường châu Á, Expedia là một trong những dịch vụ đặt phòng phát triển nhanh nhất khi nhận được sự tin dùng của cơ sở bán phòng và cả khách đặt phòng. Tại Expedia, bạn sẽ tìm được rất nhiều deals hay coupon giảm giá phòng; đặc biệt, website có triển khai bán các gói du lịch trọn gói giúp khách thuê tiết kiệm được kha khá chi phí cho chuyến đi.

#OTAVN

các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ

Là một trong những website đặt phòng khách sạn trực tuyến Việt Nam “có tiếng”, OTAVN ngày càng được nhiều khách du lịch tin dùng khi bán phòng giá thấp hơn so với đặt phòng trực tiếp tại khách sạn (5-50%) – liên tục tung ra nhiều chương trình khuyến mãi – giảm giá phòng – tích lũy điểm – đa dạng sự lựa chọn phòng cho du khách – đảm bảo hoàn tiền theo quy định… Đặc biệt, vì được thành lập tại Việt Nam nên quý khách hàng có thể yên tâm về độ uy tín cũng như tính xác thực của thông tin cung cấp, tránh tối đa những sự cố mất phí vô lý gây tổn thất cho khách hàng khi đặt phòng.

#VnTrip

các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ

VnTrip cũng hiện là một trong những website đặt phòng khách sạn trực tuyến của Việt Nam có giá rẻ khi cung cấp nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn – miễn phí đón sân bay – miễn phí hỗ trợ 24/7… Website hiện cung cấp thông tin cho hơn 4.000 khách sạn trên cả nước giúp khách thuê dễ dàng tìm kiếm thông tin và lựa chọn đặt phòng phù hợp.

#iViVu

các website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ

OTAVN phát triển dựa trên phương châm nỗ lực mang đến cho khách một trải nghiệm của những thổ địa du lịch bằng việc cung cấp những tư vấn hữu ích về tour tuyến hay phòng khách sạn. Đặt phòng trên OTAVN, bạn có thể tìm thấy những deals khuyến mãi đặc biệt – có dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp – cách thức thanh toán đơn giản… giúp khách thuê đặt phòng dễ dàng và tiết kiệm.

Ngoài ra, còn có:

#HotelQuickly

#Chudu24

#Luxstay

#Traveloka

Khách lưu trú nên tìm kiếm và đặt
phòng khách sạn trực tuyến ở website nào?

Tùy
theo nhu cầu, sở thích và mức độ tin tưởng của bạn dành cho website nào thì lựa
chọn tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến ở website đó. Tuy nhiên, sau
khi tổng hợp thông tin, tranxuanloc.com nhận thấy:


Các dịch vụ đặt phòng trực tuyến qua website về bản chất không khác nhau nhiều,
tất cả đều cung cấp một dịch vụ (phòng nghỉ) giống nhau nhưng mức độ đa dạng về
loại phòng, dạng phòng, tiện nghi phòng hay mức giá thì có thể khác nhau.


Những dịch vụ của Booking hay Agoda đều có giá cạnh tranh, tuy nhiên, không hỗ
trợ khách thuê là người Việt tốt bằng những dịch vụ trong nước. Nguyên nhân có
thể do các website nội được vận hành bởi người Việt nên họ hiểu mong muốn và
nhu cầu đặc thù của khách Việt

– Nếu bạn tìm kiếm những phòng khách sạn giá rẻ hay siêu rẻ (dưới 500.000đ/ đêm) thì nên tìm đến các dịch vụ đặt phòng khách sạn trong nước như OTAVN, iViVu… nơi bạn sẽ tìm được nhiều phòng với mức giá tốt hơn so với các website đặt phòng của nước ngoài.

——————————

Hy
vọng những thông tin được tranxuanloc.com chia sẻ trên đây sẽ hữu ích – giúp bạn dễ
dàng lựa chọn được website tìm kiếm và đặt phòng khách sạn trực tuyến giá rẻ
như mong muốn.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

7 Kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp hút khách đặt phòng

Hình ảnh và review là 2 yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng của khách thuê. Do đó, đầu tư cho 2 điều này là chiến lược kinh doanh hay marketing quảng bá thương hiệu thông minh và đúng đắn nhất. Vậy làm thế nào để chụp được những bức ảnh đẹp nhất – thu hút sự chú ý của khách đặt phòng? KenhOTA.com xin chia sẻ 7 kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp để bạn tham khảo…

Chụp hình căn hộ, khách sạn,
homestay – thế nào là chụp đẹp?

Một
bức hình căn hộ, khách sạn hay homestay được cho là đẹp khi thỏa mãn đầy đủ các
tiêu chí sau:

– Ưu tiên chụp phòng ốc với các chi tiết về tiện nghi phòng như giường ngủ, nhà vệ sinh, bàn ghế, tivi, minibar… càng chi tiết càng tốt, ở những góc chụp đẹp


Hình ảnh rõ ràng, sắc nét, màu ảnh đẹp, không quá sáng cũng không quá tối

– Bố cục hợp lý, cân đối, nêu bật được phong cách thiết kế, lối bày trí của phòng hoặc không gian chung


Tận dụng tối đa không gian thực và kỹ năng chụp hiện có để giúp phòng trông
rộng rãi và thoáng hơn

– Không quên chụp những thước ảnh về view, dịch vụ phục vụ khách như nhà hàng, bể bơi, cho thuê xe đạp…

kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp
kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp

Chụp hình căn hộ, khách sạn,
homestay – chụp để làm gì?

Chắc chắn là để đăng lên các website bán phòng, bao gồm cả website chính chủ và các kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn trực tuyến; các trang mạng xã hội, nhất là website, google, facebook, instagram, twitter, zalo… có số lượng lớn lượt truy cập mỗi ngày – nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của người dùng (khách thuê phòng tiềm năng), kích thích nhu cầu đặt phòng, tăng tương tác, tăng lượt truy cập để tăng khả năng tiếp cận, đặt phòng thành công…

Kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách
sạn, homestay đẹp

*Thuê thợ chụp ảnh chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm

Nếu bạn có nguồn kinh phí dồi dào hay không có khiếu trong việc chụp những bức ảnh đẹp – bạn gặp khó khăn trong việc lên bối cảnh, bố cục và chỉnh sửa ảnh… thì thuê một người thợ chụp ảnh đã có kinh nghiệm trong chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đăng bán là điều nên nghĩ đến đầu tiên. Đây cũng là lời khuyên của rất nhiều chuyên gia hay nhà kinh doanh dịch vụ lưu trú thành công cho những người mới. Thuê thợ chụp ảnh, bạn sẽ không cần phải đau đầu suy nghĩ hay lăn tăn về vấn đề làm thế nào để có một bức ảnh đẹp để đăng. Trên thị trường hiện có rất nhiều các gói dịch vụ chụp ảnh như thế để bạn tham khảo và lựa chọn

kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp

Trường
hợp bạn tự chụp, hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm – kỹ năng chụp hữu ích sau
đây:

*List ra những công việc cần làm trước khi chụp

Bao gồm ngân sách sử dụng, số lượng bức ảnh cần chụp, địa điểm – vị trí chụp, thời gian chụp, đạo cụ hỗ trợ… Việc chụp ảnh sẽ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn nếu bạn làm tốt khâu chuẩn bị, bước tiên quyết nhưng nhiều người lại quên thực hiện.

*Đầu tư cho dụng cụ chụp

Bức
ảnh chắc chắn sẽ đẹp và chất lượng hơn rất nhiều nếu được chụp từ những máy
móc, thiết bị tân tiến và hiện đại nhất.

*Xác định phong cách chụp

Việc chụp một bức ảnh đẹp không chỉ dừng lại ở cầm máy lên và bấm “tách tách” – nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó, xác định phong cách chụp chính là yếu tố quan trọng giúp định hình và điều hướng các chi tiết ảnh phục vụ ý đồ đặt ra. Chỉ khi xác định được phong cách chụp, hình ảnh nhận được mới có thể truyền tải được sự độc đáo, tôn lên vẻ đẹp hút mắt nhìn của căn hộ, khách sạn hay homestay. Ngoài ra, nếu bạn thuê thợ chụp, bạn cũng bắt buộc phải xác định phong cách chụp trước khi làm việc và đưa ra yêu cầu với nhiếp ảnh gia.

kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp

*Lên bố cục ảnh cân đối

Đôi khi với cùng một bức ảnh nhưng bạn thấy đẹp còn người khác thì không, nhất là những bức ảnh có quá nhiều chi tiết nhỏ. Đơn giản nó không có bố cục cân đối và mạch lạc, chỉ được chụp vội hoặc chụp bởi những người không có kỹ năng và khiếu thẩm mỹ cao… Bức ảnh đẹp phải có bố cục chuẩn, từ việc bày trí, sắp xếp các vật dụng, dụng cụ trong khung hình đến chụp ở góc nào, chụp gần bay chụp xa, lấy nét ở đâu, chụp sáng hay chụp tối… Trả lời được những câu hỏi này, bạn chắc chắn sẽ sở hữu những bức hình cực đẹp

*Tạo hiệu ứng ánh sáng phù hợp

Không phải ai cũng có kỹ năng lấy sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên hay tạo độ sáng phù hợp cho bức ảnh – tôn lên cái cần làm nổi bật và làm mờ những thứ không mấy cần thiết. Một bức ảnh đẹp sẽ cân đối và hài hòa mọi chi tiết.

kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp

*Xử lý hình ảnh trau chuốt, chuyên nghiệp

Đây là công đoạn sau cùng cần đặc biệt đầu tư nếu muốn sở hữu một bức hình đẹp. Bức hình sẽ đẹp hoàn hảo hơn nếu bạn thành thạo các công cụ, tính năng xử lý, chỉnh sửa hình ảnh tân thời, từ xóa phông nền không cần thiết, sửa lỗi, chỉnh sáng tối, chèn logo… Phải làm tất cả mọi thứ, tận dụng mọi tính năng hữu ích để bức hình chọn đăng là đẹp nhất.

Tóm lại:

Chia sẻ từ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm chụp ảnh căn hộ, khách sạn, homestay đẹp như sau:

kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp


Nên sử dụng máy ảnh kỹ thuật số


Nên chụp chủ yếu là ảnh phong cảnh (ảnh ngang), những ảnh này sẽ được hiển thị
tốt hơn trên các kênh bán phòng

– Ảnh phải có độ phân giải cao, tối thiểu là 2048 x 1080px, tốt nhất là 4000 x 3000px, kích cỡ ảnh tối đa có thể tải lên cho 1 ảnh là 19MB

– Nên chụp tại tất cả các phòng hiện bán, chú trọng chụp tiện nghi trong phòng, ít nhất 1 ảnh phòng tắm trong mỗi phòng – cố gắng bao quát càng nhiều không gian trong bức ảnh càng tốt

kinh nghiệm chụp hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp


Chụp ảnh từ độ cao 100-160cm (3-5ft) giúp tạo sự đồng nhất giữa các ảnh và
khiến bức ảnh tự nhiên hơn


Nên điều chỉnh tiêu cự trong khoảng 24-35mm

– Chụp ảnh từ góc phòng để chụp được nhiều hơn và tạo chiều sâu cho bức ảnh, khiến căn phòng cảm giác rộng và thoáng hơn


Sử dụng tripod để chống rung ảnh

Với những kinh nghiệm hữu ích được tranxuanloc.com chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn định hình và chụp được những bức hình căn hộ, khách sạn, homestay đẹp hoàn hảo!

WEBSITE OTA VIỆT NAM

6 yếu tố ảnh hưởng đến “Tiêu chuẩn Vàng” trong khách sạn

Tiêu chuẩn Vàng (Golden Standards) là 1 khái niệm được khởi xướng từ chuỗi khách sạn Ritz Carlton nổi tiếng. Sau một lịch sử phát triển lâu dài, hiện nay Tiêu chuẩn Vàng (mà hiện thân là thương hiệu cao cấp nhất của Marriott là The Ritz-Carlton) bao gồm các giá trị và triết lý hoạt động xoay quanh 6 yếu tố sau: (nhân viên khi mới vào khách sạn sẽ được tặng 1 cuốn bí kíp bỏ túi gọi là Credo Card ghi rõ 6 yếu tố này)

  • The Credo
  • Motto
  • Three Steps of Service
  • Service Values
  • The 6th Diamond
  • The Employee Promise

Để đọc chi tiết nội dung của 6 yếu tố này, các bạn VÀO ĐÂY. Bài này tôi chỉ xin nói về một số điểm thú vị của Tiêu chuẩn Vàng

The Credo (Triết lý)

Gồm có 3 điều, trong đó điều đầu tiên bao trùm tất cả tư duy và hành vi của mọi nhân viên là “The Ritz-Carlton is a place where the genuine care and comfort of our guests is our highest mission.” (Nhiệm vụ tối thượng của Ritz-Carlton là đem đến cho khách hàng sự chăm sóc tận tình và cảm giác thoải mái đặc biệt)

Motto (Khẩu quyết)

Câu này quá nổi tiếng rồi, ai làm ngành khách sạn cũng phải biết “We are Ladies and Gentlemen serving Ladies and Gentlemen.” định hình phẩm chất, tư cách, tư duy, hành vi của nhân viên Marriott. Tôi xin tạm dịch là “Chúng ta là thượng khách phục vụ thượng khách”.

Three Steps of Service: 3 bước của dịch vụ

Đầu tiên chúng ta cần hiểu Dịch vụ là gì? Dịch vụ được định nghĩa là hành động giúp đỡ người khác (vì vậy dịch vụ áp dụng bao trùm lên cho tất cả mọi người như đồng nghiệp, sếp, cấp dưới, gia đình, bạn bè, người lạ, … chứ không chỉ khách hàng). Tuy nhiên chúng ta giới hạn đối tượng ưu tiên là khách hàng

3 bước của dịch vụ gồm:

  1. A warm and sincere greeting. (chào đón ân cần nồng ấm)
  2. Use the guest’s name. Anticipation and fulfillment of each guest’s needs. (gọi tên khách, đoán trước và phục vụ nhu cầu của khách)
  3. Fond farewell. Give a warm good-bye and use the guest’s name. (từ giã trong quyến luyến. Gọi tên khách và chia tay nồng ấm)

Service Values (giá trị dịch vụ) gồm 12 tiêu chí tạo nên phẩm chất của 1 nhân viên Ritz Carlton: 

  1. I build strong relationships and create Ritz-Carlton guests for life.
  2. I am always responsive to the expressed and unexpressed wishes and needs of our guests.
  3. I am empowered to create unique, memorable and personal experiences for our guests.
  4. I understand my role in achieving the Key Success Factors, embracing Community Footprints and creating The Ritz-Carlton Mystique.
  5. I continuously seek opportunities to innovate and improve The Ritz-Carlton experience.
  6. I own and immediately resolve guest problems.
  7. I create a work environment of teamwork and lateral service so that the needs of our guests and each other are met.
  8. I have the opportunity to continuously learn and grow.
  9. I am involved in the planning of the work that affects me.
  10. I am proud of my professional appearance, language and behavior.
  11. I protect the privacy and security of our guests, my fellow employees and the company’s confidential information and assets.
  12. 12. I am responsible for uncompromising levels of cleanliness and creating a safe and accident-free environment.

The 6th Diamond (Viên kim cương thứ 6)

Viên kim cương này chính là kim chỉ nam cho tư duy và hành động đối với khách, được cấu tạo bởi 3 phần kết nối với nhau:

Mystique (đam mê)

đây là phần hành động vượt sự mong đợi của khách mà các bạn thường nghe là phần làm cho khách WOW (thích thú, bất ngờ, say mê, …) . Vd: Khách vào nhà hàng chúng ta phục vụ món ăn khách gọi là bình thường, còn chúng ta vô tình biết được và đem đến 1 chiếc bánh sinh nhật chúc mừng khách ngay tại bàn chính là WOW).

Emotional Engagement (kết nối cảm xúc)

Đây là phần quan trọng nhất kết nối giữa phần Mystique và Functional, chính là nhân viên phục vụ và Cảm xúc cao nhất để chinh phục khách hàng chính là Sự chân thành.

Functional (cơ bản)

Có thể hiểu đây là mức tối thiểu mà nhân viên phải đạt được để thỏa mãn được nhu cầu của khách. Vd khách gọi món bò bít tết tái, thì khi phục vụ đó phải là miếng bò bít tết nấu vừa đúng mức tái, chính là Functional. Còn khi phục vụ miếng bò, trên dĩa trang trí câu Happy Birthday (nếu biết đó là sinh nhật khách) làm khách thích thú, chính là Mystique.

Giải thích tên gọi “Viên kim cương thứ 6”: tại sao lại là kim cương, và tại sao lại là kim cương thứ 6? Nếu ở Việt Nam chúng ta đánh giá khách sạn theo chuẩn 5 sao của Tổng cục du lịch (có thể đọc bài “Tiêu chuẩn về xếp hạng sao trong khách sạn) thì tại Mỹ (quê hương của Marriott), Canada, Mexico và các nước vùng Địa Trung Hải (Caribbean) đánh giá chất lượng khách sạn theo chuẩn Kim Cương của công ty AAA (thông tin chi tiết tại đây) . Có thể hiểu nôm na mức “5 Diamond” của AAA cũng giống như mức “5 sao” của Việt Nam vậy. Các bạn có thể tải bộ tiêu chuẩn 5 mức Diamond của AAA tại đây. Để đạt được chuẩn 5 Kim Cương cực kì khó, năm 2018 chỉ có 121 khách sạn đạt chuẩn này (xem danh sách tại đây). Hằng năm nếu khách sạn nào không vượt qua được cuộc kiểm tra đánh giá thì sẽ bị giáng xuống mức thấp hơn.
Mức 5 Kim Cương là mức cao nhất của khách sạn, mà Ritz-Carlton đặt ra Viên kim cương thứ 6, nghĩa là còn cao hơn mức cao nhất, với mong muốn nhân viên khách sạn phải luôn cố gắng cung cấp dịch vụ vượt hơn sự mong đợi của khách hàng.

The Employee Promise (lời hứa với nhân viên)

Gồm có 3 điều, trong đó điều đầu tiên là tôn chỉ cho tư duy và hành vi đối đãi với nhân viên của khách sạn “At The Ritz-Carlton, our Ladies and Gentlemen are the most important resource in our service commitment to our guests.” (Người lao động là tài sản quan trọng nhất của khách sạn)

Nguồn tham khảo: Fanpage RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Danh thiếp Tripadvisor của khách sạn là gì? Làm sao để đạt được review tốt của khách?

Review (các đánh giá) của khách hàng là yếu tố quyết định để một khách hàng chọn khách sạn, đồng thời khách hàng sẽ chỉ xem xét chọn những khách sạn có điểm đánh giá cao (thường điểm phải trên 4 sao trở lên). Do đó khách sạn cần phải tìm cách để khách hàng chấm cho khách sạn mình được điểm cao. Tuy nhiên vấn đề là đa số khách hàng có xu hướng chỉ đánh giá khách sạn khi không hài lòng, đánh giá cho điểm thấp, 1-2 sao như một cách xả giận. Còn khách cho 5 sao rất ít trừ khi họ được khách sạn cung cấp một dịch vụ trên cả kỳ vọng

Ví dụ về cách WOW khách hàng: 1 gia đình sau khi rời khỏi khách sạn đã để quên 1 chú gấu bông. Thay vì chỉ cần gửi chú gấu này lại cho cháu bé, khách sạn này đã đưa chú gấu chụp hình ở khắp nơi trong khách sạn và gửi kèm những hình ảnh này cùng với kẹo cho cháu bé. Chỉ với 1 hành động nhỏ này tôi chắc chắn khách sạn từ nay đã trở thành 1 phần của gia đình này và cháu bé này khi lớn lên cũng sẽ là 1 khách hàng trung thành.

Đa số nếu quá trình lưu trú không có gì đặc biệt xảy ra, khách không bực tức, khó chịu và cũng không có trải nghiệm đặc biệt thì thường họ không đánh giá cho điểm khách sạn. Để tăng điểm số cho khách sạn, chúng ta cần tận dụng lượng khách này. Một cách phổ biến là dùng danh thiếp Tripadvisor của khách sạn, đây như một thẻ giấy ghi tên khách sạn trên Tripadvisor được đưa cho khách nhằm khuyến khích khách đánh giá và cho điểm cao khách sạn. Vậy khi nào và khách nào thì khách sạn nên đưa thẻ này? Trong ca họp giao ban đầu giờ, bộ phận FO dò lại danh sách khách check-out, xem khách nào có vấn đề hoặc phàn nàn trong quá trình lưu trú, tuyệt đối không đưa thẻ cho những khách này vì giống như khuyến khích họ phàn nàn thêm lần nữa trên Tripadvisor. Khi làm thủ tục trả phòng, nhân viên FO sẽ hỏi 3 câu như sau: Câu 1 “Did you enjoy your stay?” (ông/bà có hài lòng với khách sạn không ạ?).

Trường hợp 1: Nếu khách trả lời Yes thì phải hỏi tiếp Câu 2 nữa “Do you have any comment for us to improve our service?” (ông/bà có góp ý gì cho khách sạn không?), nếu khách trả lời No thì hỏi Câu 3 “What do you enjoy most during your stay? (ông/bà thích điều gì nhất ở khách sạn?), sau khi khách trả lời xong, ví dụ như Nhân viên thân thiện thì đưa thẻ Tripadvisor và nói “Could you take a moment to share your great experience on Tripadvisor?” (ông/bà có thể ghi điều đó lên Tripadvisor không?). 3 câu hỏi này mục đích là để sàn lọc khách, chỉ đưa thẻ cho khách thực sự bị ấn tượng bởi dịch vụ khách sạn, loại khách này nhiều khả năng sẽ cho 5 sao.

Trường hợp 2: Câu 1 khách trả lời No thì ngay lập tức hỏi khách gặp vấn đề gì, cố gắng giải quyết cho khách càng hài lòng càng tốt vì nếu không rất có thể họ sẽ chấm điểm thấp, tất nhiên không đưa thẻ Tripadvisor trong trường hợp này và lưu lại trong lịch sử lưu trú để lần sau không tái phạm hoặc phục vụ tốt hơn.

Trường hợp 3: Câu 1 trả lời Yes. Câu 2 trả lời Yes thì phải hỏi khách có góp ý gì, lưu lại, cảm ơn khách và Không đưa thẻ Tripadvisor vì nhiều khả năng họ sẽ chỉ cho 3-4 sao vì họ không thực sự hài lòng, còn lấn cấn 1 chút về chất lượng dịch vụ khách sạn.

Sau khi khách viết đánh giá trên Tripadvisor thì khách sạn phải trả lời cho khách để tăng tước tác và tạo sự ra sự gắn kết tình cảm với khách hàng

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.