Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn khách sạn của khách thương nhân và khách du lịch?

Sau bài viết 5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng,tôi chia sẻ tiếp bài trình bày sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn khách sạn của khách thương nhân và khách du lịch của Kelly Mcguire, giám đốc điều hành mảng khách sạn du lịch của công ty SAS (các bạn có thể tải bài trình bày chi tiết tại đây https://bit.ly/2SXnYwe ). Sau đây là một số ý chính rút ra từ phần trình bày, phần bình luận là ý kiến riêng của tôi đối với từng nội dung:

Khách sạn quan tâm: Nhu cầu của khách hàng / giá của khách sạn / giá của đối thủ
Khách hàng quan tâm: giá trị của khách sạn (value) / giá của khách sạn / giá của đối thủ
Khách hàng xác định giá trị thông qua: thương hiệu, review và giá

Khách hàng lựa chọn khách sạn dựa trên tiêu chí gì?

– Nhóm 1: Địa điểm / Mức độ dịch vụ / Cơ sở vật chất
– Nhóm 2: Reviews (sentiment – cảm xúc, content – nội dung, language – giọng điệu) / Điểm đánh giá chung / Xếp hạng Tripadvisor / Thương hiệu
– Nhóm 3: Giá

Bình luận: Nhóm 1 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Nhóm 2 (vd: chất lượng dịch vụ kém sẽ tạo ra các review xấu, khách đọc được review xấu sẽ bỏ qua khách sạn). Vì vậy khách sạn cần liên tục kiểm soát và cải thiện chất lượng dịch vụ. Cần nhanh chóng xử lý và loại bỏ (nếu có thể) các review xấu vì khách hàng sẽ bỏ qua ngay những khách sạn có review xấu.

Đặc điểm của Khách thương nhân (Business Traveler): 

– 34% nữ, 66% nam
– Độ tuổi trung bình 39.6
– 93% lưu trú 2 đêm trở lên
– 47% thực hiện 6-10 chuyến công tác hằng năm; 53% thực hiện trên 11 chuyến công tác hằng năm
– 80% đọc reviews và 88% bị reviews ảnh hưởng đến quyết định
Bình luận: độ tuổi của khách thương nhân là 40, đây là độ tuổi của sự chín chắn và sâu sắc, do đó nhân viên phụ trách các khách thương nhân cần có sự sâu sắc và chân thành để có thể giao tiếp và chinh phục đối tượng này. Vì thường xuyên lưu trú tại khách sạn, họ có nhu cầu được nhân viên khách sạn nhận ra, chào hỏi họ khi gặp mặt, ghi nhớ các thói quen và sở thích của họ, vd như phòng yên tĩnh, thêm khăn tắm, … Cần có các dịch vụ hỗ trợ tối đa cho công việc của thương nhân như wifi mạnh ổn định, photocopy, in ấn, xe đưa đón sân bay

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng theo cấp độ từ cao xuống thấp

– Khách thương nhân: Cảm xúc review (review sentiment) / Thương hiệu / Điểm đánh giá / giá / giọng điệu review (review language)
– Khách du lịch: Cảm xúc review (review sentiment / giá / Điểm đánh giá / Xếp hạng Tripadvisor / Thương hiệu)
Bình luận: cả 2 đối tượng khách đều xem Review là tiêu chí hàng đầu vì vậy khách sạn cần có chương trình quản lí review (Vd: nhân sự chuyên trách trả lời review, theo dõi xử lí các phàn nàn của khách hàng ngay khi khách còn trong khách sạn để tránh việc khách không hài lòng sẽ viết review xấu sau đó, …)

Người dùng khác ảnh hưởng thế nào đến quyết định lựa chọn khách sạn:
Khách thương nhân: 

– Review: khách thương nhân muốn biết họ sẽ được trải nghiệm những gì
– Chương trình khách hàng trung thành: vì khách thương nhân sử dụng khách sạn thường xuyên do đó họ muốn được tích điểm khách hàng trung thành để được hưởng các quyền lợi tương ứng
– Giá: khách thương nhân vẫn có nhu cầu được mức giá tốt 
Khách du lịch:
– Review: nếu đọc thấy review xấu, khách du lịch sẽ loại khách sạn đang xem ngay
– Giá: nếu 2 khách sạn có chất lượng ngang nhau thì khách sẽ chọn khách sạn có giá thấp hơn
– Điểm đánh giá: khách du lịch chỉ chú ý đến những khách sạn có điểm đánh giá cao

Bình luận: Khách sạn cần điểm đánh giá cao thì mới có thể thu hút được khách du lịch vì vậy cần khuyến khích khách chấm điểm cao cho khách sạn trên cơ sở là chất lượng dịch vụ phải tốt. Đối với khách thương nhân thì khách sạn cần xây dựng chương trình khách hàng trung thành để giữ chân khách tiếp tục sử dụng khách sạn vào các lần công tác sau.

Share byFanpage RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

[TIP] Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng

Sau khi chia sẻ tầm quan trọng của review đối với việc lựa chọn khách sạn qua 2 bài viết:
– “5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng qua các kênh thông tin về OTA”
– “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn khách sạn của khách thương nhân và khách du lịch?”

Tôi chia sẻ tiếp bài viết “Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng”, chọn lọc ý chính từ tài liệu của công ty Revinate, một công ty chuyên về quản lý review khách hàng (các bạn có thể tải tài liệu chi tiết ở đường dẫn phía cuối bài)

Câu hỏi đầu tiên: Nên trả lời review bao nhiêu lần? Tất nhiên lý tưởng nhất là khách sạn trả lời tất cả review khách hàng, tuy nhiên nếu không đủ thời gian để làm việc này thì mức độ thường xuyên cần trả lời review như sau: 100% phải trả lời đối với các review 1 hoặc 2 sao (đây là mức negative, thường là chê hoặc than phiền, bực bội); 50% đối với các review 3 sao (đây thường là neutral – trung tính kiểu vô thưởng vô phạt); 25% đối với các review 4 hoặc 5 sao (đây là mức positive, thường là yêu thích hoặc khen ngợi). Khách sạn nên trả lời các review (đặc biệt là review xấu) trong vòng 24 tiếng đồng hồ (Lưu ý là 24 tiếng đồng hồ này là tính theo thời gian lúc khách viết review, chứ không phải từ lúc khách sạn đọc được review) vì lúc này ấn tượng về khách sạn vẫn còn nằm trong trí nhớ của khách. Đối với review xấu thì phải trả lời càng nhanh càng tốt vì càng trễ thì số khách khác đọc được review xấu sẽ ngày càng tăng.

***********************************************************************

Cách trả lời các review xấu

Cách trả lời các review xấu (negative reviews) (đây là các review chê, hoặc tỏ thái độ bực bội, khó chịu, không hài lòng đối với khách sạn, thường chấm khách sạn 1 hoặc 2 sao):
Theo Tripadvisor, 84% khách thấy thiện cảm với khách sạn có trả lời phù hợp đối với các review xấu và 64% sẽ không muốn chọn một khách sạn nếu thấy khách sạn đó trả lời hằn học, bao biện đối với các review xấu. Số liệu trên cho thấy nếu không trả lời review xấu thì khách sạn sẽ bị tổn hại danh tiếng. Việc trả lời review xấu vừa giảm sự khó chịu của khách ghi review, vừa có tác dụng quan trọng hơn là thể hiện cho các khách khác thấy rằng khách sạn cầu thị, quan tâm khách hàng.

Các bước trả lời review xấu như sau:

  1. Cảm ơn khách bằng tên vì đã dành thời gian ghi review
  2. Xin lỗi vì khách đã có trải nghiệm không thoải mái
  3. Nói về hành động khách sạn đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện để khắc phục sự cố (nên chỉ nói chung chung, tránh đề cập hình thức bồi thường cụ thể để tránh tạo thành thông lệ cho các khách khác; không sử dụng tên khách sạn khi trả lời vì sau này khi khách khác tìm kiếm tên khách sạn trên google sẽ trả ra các kết quả là các review xấu)
  4. Theo dõi quá trình giải quyết phàn nàn của khách: nếu có email của khách thì khách sạn gửi email trực tiếp cho khách và đề xuất hướng giải quyết hoặc bồi thường.

Lưu ý: khi nhận được review xấu, khách sạn cần nhận biết sự cố hoặc vấn đề khách than phiền có lặp đi lặp lại đối với nhiều khách khác không, và vấn đề đó có dễ giải quyết được không. Vd đối với những khách sạn cũ thì khách thường than phiền phòng cũ nhưng cơ sở vật chất xuống cấp thì rất khó để khách sạn khắc phục ngay được trừ khi có sửa chữa cải tạo, còn vấn đề nhân viên chậm phục vụ khách chẳng hạn thì khách sạn có thể dễ khắc phục nhanh được.

Bình luận: Đối với review xấu, cần xác định sự thật có đúng là lỗi của khách sạn hay không vì có những trường hợp khách sai, vd như say xỉn quậy phá, hoặc khách phóng đại lỗi của khách sạn để tống tiền khách sạn để được ở miễn phí chẳng hạn. Nếu là lỗi của khách, khách sạn cần liên lạc trang mạng (đa số là Tripadvisor) để cung cấp các báo cáo, bằng chứng về lỗi của khách và nhờ họ gỡ review xấu đi. Nếu là lỗi của khách sạn thì khách sạn cố gắng liên hệ khách thương lượng, đền bù bằng phòng ở miễn phí cho lần sau chẳng hạn, và đề xuất khách gỡ review xấu đi. Vì như trong bài viết “5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng qua các kênh thông tin về OTA”, khách hàng sẽ bỏ qua không chọn những khách sạn có review xấu, và cũng bỏ qua những khách sạn nào có điểm đánh giá thấp.

Ví dụ: Đây là 1 review xấu chấm điểm 1 sao

Third time isn’t a dream

We have been here before for long weekends in both April and October and perhaps coming in January straight after Christmas and New Year shows the difference between a beautiful and half empty property running well to the same property full and patently unable to cope was our mistake.

The breakfast room is a beautiful setting spoilt by lack of attention from battle weary staff and a very basic buffet or a la carte.

This is not a game changer as you have the option of a 2 minute walk to L’Usine for amazing Breakfast, Lunch or Bistro style dinner.

What does make the Park Hyatt experience pitiful is when you try and use the over crowded and under equipped pool area.

Day one saw us 10th in line for a sun-bed at 1pm and the clear message from the pool staff and Agathe Dreyer from their Management Team that they have no policy about holding beds and so anyone could come first thing at 6am – put a towel down and claim the bed for the day.
Although Ms Dreyer found us an alternative at a near by hotel – we finally had two free up at the hotel were we were paying to stay and and remained.
The advice from MsDreyer however was to arrive very early the next day and claim the sun-bed of our choice for the day.

And so the next morning at 6am I came and laid our towels down as if I was actually in a club med in Magaluf and we kept our sun beds without hassle all day long – laughing with the pool boys every time we left to go and eat at L’Usine.

Our final day and being conditioned into anti social behaviour to be allowed to sit by the pool, I once again turned up at 6am to claim sun-beds.

This time however, when we stood up to leave for breakfast at L’Usine at 10am, the pool boy Minh told us that he could only hold the bed for 30 minutes.

We asked if this was a new rule today (knowing that even if it was an old rule, the staff had only been told to apply it from today due to the fuss being made all day by customers unable to find beds).

Minh lied and told us that it was an old rule and he always applied it – something perhaps that should have been known by their management team.

Having a clear rule, displayed at the pool and enforced all of the time without exception is a great thing to have.

Pretending to have a rule that is applied adhoc and not even mentioned to guests is pitiful for any hotel.

Compare this to any other Park level hotel and you will leave exceedingly disappointed and especially so when it fails to measure up on food, pool or service with properties like the Grand Hyatt in Hong Kong.

Attached is a photo of additional “sun-beds” added to try and cope with the overflow and lack of enforced policy.

+++++++

Dưới đây là câu trả lời của khách sạn từ phó tổng quản lý:

Dear 109simonw,

Thank you for your honest feedback; we appreciate all critiques as it greatly assists us in our commitment to constant improvement.

Thank you for your compliments on your past visits here. This is the level of service that our guests are accustomed too and I apologize in this instance you were let down.

Regarding your comments, we understand your frustration with the availability and assignment of the sunbeds during your most recent stay. The hotel considers this time period to be the busiest of the year, however we still strive to ensure all amenities are available to our guests. Sometimes during the few peak days over New Year which are unusually busy, with many families wishing to access the pool our resources are stretched and we ask your understanding in this.

We acknowledge that we could do better in managing the area during these 3 or 4 peak days. There should have been more clear communication by our management and staff of our policy, 
Moving forward, we will also be purchasing additional sunbeds during our peak periods to ensure that all of our amenities are uniform and up to the same standards as our guest’s expectations and organizing training for our pool team.

We sincerely apologize for the shortcomings and we look forward to welcoming you back in the near future.

Best Regards,
Linton Borthwick

***********************************************************************

Cách trả lời review hỗn hợp (Mixed reviews)

Cách trả lời review hỗn hợp (Mixed reviews): Đây là dạng reviews vừa có khen vừa có chê (thường là khen nhiều hơn chê), điểm số có thể 3 hoặc 4 sao. Thường các khách hàng khác sẽ tin dạng reviews hỗn hợp nhất vì nó có vẻ thật và khách quan, nên khách sạn không nên bỏ qua việc trả lời các reviews dạng này. Theo Tripadvisor, 74% khách tin rằng khách sạn nào trả lời review thì sẽ quan tâm hơn đến khách và 54% khách nói rằng sẽ chọn ở khách sạn có trả lời review hơn là những khách sạn không trả lời.

Công thức trả lời review hỗn hợp có tên là Công thức bánh Sandwich (nghĩa là trả lời về vấn đề khách khen, và trả lời về khách chê xen lẫn nhau, nên vấn đề khách chê sẽ đỡ gay gắt hơn):

  1. Cảm ơn khách bằng tên khách vì đã dành thời gian viết review
  2. Nhắc lại một vài điểm tốt mà khách đã đề cập trong phần khách khen
  3. Xin lỗi về những vấn đề khách than phiền, đề cập chung chung việc khách sạn đã làm hoặc sẽ làm để khắc phục vấn đề đó
  4. Nhắc lại một vài điểm tốt khác mà khách đã đề cập trong phần khách khen
  5. Mời khách quay trở lại khách sạn vào lần sau

Ví dụ: Đây là 1 review chấm điểm 3 sao

Pretty hotel, Caucasians may enjoy it more

It’s a nice hotel. Stayed for work so didn’t get out to explore much, but it seems like a good base to see the city with plenty of dining and shopping close by.

Green dots docked for 
1) Service: was going up to my room and hotel staff held the elevator for the longest time. There are several elevators so it’s not like it leaves every half hour. I asked if she could let us go up first and she says no; turns out there was a Caucasian man she was holding the elevator for who was speaking to another member of the staff in the elevator lobby, and we could only leave after they had finished their conversation. Perhaps I’m jumping to conclusions about her motivations, but I had similar encounters in the past in Vietnam so unfortunately this is another data point to reinforce my bias.

2) The power sockets were extremely unfriendly. Couldn’t plug anything in without a heavy blow that inflicts self-injury. They will send someone to deliver the blow (and receive the injury) on your behalf, but if it’s an item you need to plug and unplug upon leaving and returning to the room (in my case, a laptop charger), it gets rather inconvenient.

+++++++

Dưới đây là câu trả lời của khách sạn từ chuyên viên truyền thông marketing

Dear Nitpicker011,
Greetings from Park Hyatt Saigon!

First of all, we would like to apologise for your experience at our hotel. Please be ensured that as a quality hospitality provider, we do not discriminate and we always treat all patrons with respect. I am also sorry that you find it inconvenient to use the power sockets inside the room. The reason the additional pressure is required is due to the safety shutters to prevent children pushing objects inside and facing risk of electrocution. We apologise for the inconvenience and hope you will excuse us as safety is paramount at our hotel.

In the future, we hope to be able to serve you again and we will try our best to deliver to you a seamless stay.
With best regards,
Mai Phuong Dung

***********************************************************************

Cách trả lời review tốt

Cách trả lời review tốt: (Đây là những review khen, thường có điểm 4 hoặc 5 sao): Ngoài việc phải trả lời các review xấu và hỗn hợp thì khách sạn cũng nên trả lời review tốt vì những lý do sau đây:

  1. Tạo khách hàng trung thành: những khách hàng này đã rất yêu thích khách sạn nên mới viết review khen nên việc trả lời review sẽ làm họ cảm thấy được coi trọng và sẽ quay lại khách sạn
  2. Tăng cường quảng cáo truyền miệng: Khi đã yêu thích rồi thì các khách hàng này sẽ dễ trở thành những người quảng cáo hiệu quả nhất cho khách sạn, vì vậy việc trả lời sẽ làm họ thấy cảm kích và sẽ kể cho người thân, người quen về khách sạn.
  3. Theo Tripadvisor, 78% khách đánh giá cao khách sạn trả lời cho các review tốt. Vì vậy việc trả lời review tốt cũng là 1 cách để tạo ấn tượng đối với các khách tiềm năng chưa ở khách sạn lần nào.

Công thức trả lời review tốt cũng có hình thức bánh Sandwich gồm:

  1. Lớp trên: Cảm ơn khách bằng tên vì dành thời gian viết review
  2. Lớp giữa: Nhắc lại một số điểm tốt nổi bật mà khách đã khen (phần này tránh sao chép hàng loạt như văn mẫu áp cho tất cả review tốt, mà cần ghi dựa theo review của khách để tạo sự chân thành và chân thật)
  3. Lớp dưới: Cảm ơn khách lần nữa và mời khách quay lại khách sạn vào lần sau

Ví dụ: Dưới đây là 1 review chấm điểm 5 sao

This is the best hotel of our tour.
We have toured this beautiful country from Hanoi via the middle of the country to this fantastic city. This hotel exceeded expectation. The rooms are beautiful. The service is excellent and we are in the centre of downtown. 
The breakfast service was so very good. I’m sorry only to spend two nights here.

+++++++

Dưới đây là trả lời của khách sạn từ quản lý truyền thông marketing:

Dear JayneM879,

Good afternoon from Park Hyatt Saigon

Thank you very much for your review. We are very delighted that you had a great time at our hotel. At Park Hyatt Saigon, we aim to deliver a “Home away from home” experience for our guests with an unparalleled level of personalized services.

Your review will motivate our staff to try harder to provide the best service for our customers. Thank you once again for visiting us and we look forward to welcoming you back soon.

With best regards,
Nguyen Mai Phuong

Tải tài liệu của Revinate: Tại đây

Theo Fanpage: RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

2 Hướng sử dụng nhân sự khách sạn trả lời review của khách hàng trên mạng

Sau loạt bài chia sẻ về tầm quan trọng của review khách hàng đối với khách sạn trong bài “5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng qua các kênh thông tin về OTA” và “[TIP] Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng”, bài này tôi sẽ chia sẻ ai sẽ nhận nhiệm vụ trả lời các review này

Hiện nay, các khách sạn có 2 hướng để phân công nhân sự trả lời review cho khách.

Hướng 1 là dùng nhân sự chuyên trách

Nghĩa là khách sạn cử một nhân viên cố định chuyên giám sát sự hài lòng của khách. Một số khách sạn sẽ là Guest relations manager. Nhân viên này sẽ theo dõi các review của khách trên mạng, nếu thấy có than phiền thì sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan được nhắc đến trong review để điều tra nguyên nhân, sau đó phản hồi lại với khách. Nhân viên này sẽ báo cáo trực tiếp với tổng giám đốc và được toàn quyền yêu cầu các trưởng bộ phận phối hợp điều tra. Hình thức này có ưu điểm là chất lượng được giám sát sâu sát, xử lý nhanh, chỉ có một đầu mối để các bộ phận làm việc chung nên tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, văn phong, giọng điệu, câu từ phản hồi review sẽ có sự thống nhất cao vì chỉ do duy nhất một người thực hiện. Nhược điểm là khách sạn phải tốn tiền thuê thêm một nhân sự chuyên trách. Thông thường nhân viên chuyên trách này sẽ tổng hợp review, viết bản nháp phản hồi từng review rồi đưa cho tổng giảm đốc duyệt, sau đó sẽ đăng những phản hồi đã được duyệt dưới tên tổng giám đốc.

Một hình thức phổ biến khác là khách sạn sẽ cho một nhân viên kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ trả lời review cho khách. Thông thường sẽ là trưởng bộ phận lễ tân, hoặc thư ký tổng giám đốc kiêm nhiệm. Tuy tiết kiệm chi phí nhân sự nhưng hình thức này có nhược điểm là sẽ mất thời gian vì nhân viên còn phải làm các công việc bộ phận, ngoài ra có thể xảy ra tình trạng tranh cãi, đùn đẩy lỗi giữa các bộ phận liên quan. Đôi khi chúng ta thấy tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc trả lời review thì thông thường là do thư ký soạn sẵn và đăng lên dưới danh nghĩa tổng giám đốc, tất nhiên nội dung đã được tổng giám đốc duyệt qua.

Dưới đây là 1 ví dụ về hướng 1

Tại khách sạn Nikko Saigon, Guest relations manager chịu trách nhiệm trả lời các review của khách:

John B wrote a review Mar 4 (Link Tripadvisor https://bit.ly/2pXTJpM) 
Excellent HCMC hotel
We stayed on the Club level and it was a very great old choice.
Beautiful rooms, great service and top food.
Easy access from the Airport; and well situated for walking to the main attractions.
We have already booked to return.
_______________________________________________________________________________________
Response from Hotel_Nikko_Saigon, Guest Relations Manager at Hotel Nikko Saigon
Responded 2 days ago
Dear Guest,

I would like to thank you so much for choosing Hotel Nikko Saigon on your recent visit to Ho Chi Minh City.

I am delighted that you enjoyed your stay with us. 
Your kind comments shared in this review are greatly appreciated.

All of us at Hotel Nikko Saigon hope that we will have the pleasure of welcoming you back again soon. 
We wish you safe travels until we meet again.

Warmest regards, 
Hotel Nikko Saigon

Hướng thứ 2 là xử lý theo sự vụ

Bộ phận nào được nhắc đến trong review của khách hàng thì sẽ có trách nhiệm trả lời. Ví dụ, khách phàn nàn về nhà hàng phục vụ chậm thì trưởng bộ phận nhà hàng sẽ trả lời. Trong trường hợp review nhắc đến nhiều bộ phận thì trong cuộc họp giao ban, tổng giám đốc sẽ chỉ định trưởng bộ phận nào trả lời, thông thường là bộ phận có lỗi nặng hoặc lỗi chính; hoặc tổng giám đốc sẽ đích thân trả lời. Ưu điểm là các bộ phận sẽ cảm thấy trách nhiệm hơn trong vận hành để tránh phải trả lời review phàn nàn của khách. Nhược điểm là cách hành văn, giọng văn, câu từ sẽ không thống nhất vì do nhiều người khác nhau viết.

Dưới đây là các ví dụ về hướng 2:

Ví dụ 1: Tổng giám đốc khách sạn New World trả lời review

Thess S wrote a review Oct 2018 (Link Tripadvisor https://bit.ly/2ESyz74)
Friendly staffs Hotel might need renovation
New World Saigon is relatively near to all the tourist spots. The hotel needs renovation. The lobby sofas needs replacement. The hotel looks very old.

Though I should really commend the staffs and the management. They have great service and are really caring for guests.

We really enjoyed our stay in Vietnam
_______________________________________________________________________________________
Response from David W, General Manager at New World Saigon Hotel
Responded Oct 24, 2018
Dear Thess,

Thank you for your kind comments.

We are very happy that you had the good experience at New World Saigon hotel. We are upgrading the physical hardware and hope you will be satisfied with the renewed image of hotel when it’s completed.

We look forward to welcome you back.

Best regards,
David Wicker
General Manager

Ví dụ 2: giám đốc ẩm thực trả lời review khen Rooftop Bar của khách sạn Caravelle

JohnWoollahra wrote a review Feb 2019 (Link Tripadvisor https://bit.ly/2ESps65)
Classic Saigon Hotel.
My recent stay at the Caravelle was among the best I have had anywhere in the world. The Rooftop Bar is one of my Top 10 places to spent an hour or two after working all day. I also like the Tapas Bar, even though it is a rather odd thing to find in Saigon.
_______________________________________________________________________________________
Response from CaravelleSaigon, Director of F&B at Caravelle Saigon
Responded 2 weeks ago
Dear JohnWoolahra,

We are delighted to read your comment, rating us the best amongst the other properties you have stayed at. Always a comment we love to receive. Saigon Saigon Bar continues to be a great spot to relax and enjoy a cold beer or cocktail, with a fabulous view and soak up the history the venue has to offer. We look forward to welcoming you back soon

From the Heart of Saigon

Elliot Gould 
Director of Food and Beverage

Ví dụ 3: giám đốc khối phòng của khách sạn Sheraton Saigon trả lời review

Voyage27984305318 wrote a review Feb 2019 (Link Tripadvisor https://bit.ly/2UpCPjy) 
The usual 5 Star plus Experience
The Sheraton Saigon Hotel and Towers is my choice on a personal level and business for my travel company and I would not hesitate to recommend to friends and business associates for a stay in HO Chi Minh City, Barrie Whyte
_______________________________________________________________________________________
Response from SheratonSaigonH1, Director of Rooms at Sheraton Saigon Hotel & Towers
Responded 1 week ago
Thank you for the fantastic review, Barrie!

We’re delighted your time with us was so wonderful! I am thrilled that you feel pampered and well taken care of by our colleagues. This is what we want to accomplish with each and every guest each and every day. I hope to welcome you back personally next time.

Have a splendid day!
With warm regards
Ivan Lee
Director of Rooms

Theo Fanpage: RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Tìm hiểu tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn tại Việt Nam

Bạn dự định kinh doanh dịch vụ lưu trú khách sạn tại Việt Nam và đang tìm hiểu các tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn? Bạn dự định theo nghề khách sạn và vẫn thường nghe khách sạn 1 sao, 2 sao rồi 5 sao… nhưng chưa biết dựa vào đâu để phân cấp sao như thế? Bài viết dưới đây của tranxuanloc.com sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.

Được biết, mỗi quốc gia sẽ đưa ra một hệ thống tiêu chí riêng để đánh giá và xếp hạng sao khách sạn tương ứng từ 1 đến 5 sao. Công việc này thường do một cơ quan chính phủ hoặc tổ chức du lịch thực hiện. Tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan trực tiếp quản lý xếp hạng sao khách sạn. Dựa vào các tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn được quy định bởi Tổng cục Du lịch, các khách sạn sẽ đăng ký xếp hạng loại sao nào tương ứng phù hợp (tùy thuộc vào quy mô, vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi, dịch vụ, đội ngũ phục vụ…) rồi làm thủ tục trình Tổng cục Du lịch xem xét và công nhận hạng sao. Về cơ bản, để được xếp hạng, khách sạn cần đảm bảo các tiêu chuẩn về vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; dịch vụ và mức độ phục vụ; nhân viên phục vụ; vệ sinh.

Dưới
đây là chi tiết các tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn tại Việt Nam để bạn tham
khảo:

[Những tiêu chuẩn phân cấp, xếp hạng sao khách sạn dưới đây được tham khảo từ Quyết định số 022001/QĐ-TCDL.]

Yêu cầu về vị trí, kiến trúc:

Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Vị trí – Giao thông thuận  tiện
– Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh
 – Giao thông thuận tiện
 – Môi truờng, cảnh quan đảm bảo vệ sinh
 – Giao thông thuận tiện 
 – Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
 – Giao thông thuận tiện
 – Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
– Giao thông thuận tiện 
 – Môi truờng cảnh quan sạch, đẹp
2. Thiết kế kiến trúc  – Thiết kế kiến trúc đạt tiêu chuẩn, có thể
sử dụng thiết kế mẫu
 – Thiết kế kiến trúc đạt tiêu chuẩn, vật
liệu xây dựng tốt
 – Kiến trúc, xây dựng đẹp, vật liệu xây dựng
tốt, nội ngoại thất được thiết kế hợp lý
  – Kiến trúc, xây dựng kiểu dáng đẹp, vật
liệu xây dựng chất lượng cao,  nội ngoại thất được thiết kế  hợp
lý, đẹp
– Kiến trúc cá biệt, kiểu dáng đẹp, vật
liệu xây dựng cao cấp. Nội ngoại thất được thiết kế đẹp, trang nhã, toàn cảnh
được thiết kế thống nhất
3. Qui mô KS  – Có tối thiểu 10 buồng  – Có tối thiểu 20 buồng  – Có tối thiểu 50 buồng  – Có tối thiểu 80 buồng – Có tối thiểu 100 buồng
4. Không gian xanh  – Chậu cây xanh đặt ở những nơi công cộng  – Có sân trời, chậu cây xanh ở những nơi
công cộng
 – Có sân, vườn cây xanh (Không bắt buộc đối
với các khách sạn ở trung tâm thành phố)
 – Không bắt buộc đối với các khách sạn ở
trung tâm thành phố)
 – Có sân và vườn rộng (Không bắt buộc đối
với các khách sạn ở trung tâm thành phố)
5. Khu vực gửi xe  – Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực
khách sạn
 – Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực
khách sạn
 – Có nơi gửi xe cho khách ngoài khu vực
khách sạn
 –
Nơi gửi xe trong khu vực khách sạn, đủ cho 30% tổng số buồng (Không bắt buộc
đối với các khách sạn xây dựng trước ngày 1/1/1995)
– Nơi gửi xe trong khu vực khách sạn, đủ
cho 50% tổng số buồng (Không bắt buộc đối với các khách sạn xây dựng trước
ngày 1/1/1995)
6. Các loại phòng ăn, uống   – Phòng ăn
 – Bar thuộc
phòng ăn
 – Phòng ăn 
 – Bar thuộc phòng ăn
 
  – Các phòng ăn
– Bar
  – Các phòng ăn Âu, Á
– Các phòng tiệc 
– Phòng ăn đặc sản 
– Bar
  –
Bar đêm (có sàn nhảy và dàn nhạc)
– Các phòng ăn Âu, Á
– Các phòng tiệc 
– Các phòng ăn đặc sản 
– Các bar
 – Bar đêm (có sàn nhảy và dàn
nhạc)
7. Khu phục vụ hành chính
Phòng làm việc của Giám
đốc, Phó Giám đốc 
– Phòng nghiệp vụ chuyên môn 
– Phòng trực (chung cho tất cả các buồng  trong khách sạn)
 –
Phòng cho nhân viên phục vụ: 
+ Phòng thay quần áo
+ Phòng tắm, vệ sinh

Kho để đồ 
– Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm
Khu bếp: 
Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2m, sàn lát vật liệu chống trơn
 Có hệ thống thông gió
tốt

Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
– Phòng nghiệp vụ chuyên môn
– Phòng trực (chung cho tất cả các buồng trong khách sạn) 
– Phòng cho nhân viên phục vụ: 
+ Phòng thay quần áo 
+ Phòng tắm, vệ sinh
– Kho để đồ 
– Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm 
Khu bếp: 
Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2m sàn lát vật liệu chống
trơn. 
Có hệ thống thông gió tốt
 

Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc 
– Phòng tiếp khách 
– Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật 
– Phòng trực tầng 
– Phòng cho nhân viên phục vụ: 
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ
– Khu giặt là 
– Kho để đồ 
– Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm 
Khu bếp: 
+ Tường phải ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2m, sàn lát vật liệu chống
trơn 
+ Khu vực chế biến thức ăn nóng, nguội được tách riêng 
Có hệ thống thông gió tốt
  –
Phòng làm việc của Giám
đốc, Phó Giám đốc
  –
Phòng tiếp khách 
– Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật 
– Phòng trực tầng 
– Phòng cho nhân viên phục vụ: 
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ 
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ 
+ Phòng ăn cho nhân viên phục vụ 
– Khu giặt là 
– Kho để đồ
– Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm 
Khu bếp: 
+ Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2m, sàn lát vật liệu chống
trơn 
+ Khu vực chế biến thức ăn nóng, nguội, bếp bánh riêng biệt
+ Trang bị đủ kho lạnh, các kho đủ thông thoáng 
+ Có cửa cách âm, cách nhiệt và cách mùi, phòng đệm giữa bếp và phòng
ăn. 
Có hệ thống thông gió tốt
– Phòng làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc
– Phòng tiếp khách 
– Các phòng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật 
– Phòng trực tầng 
– Phòng cho nhân viên phục vụ: 
+ Phòng thay quần áo riêng cho nam và nữ 
+ Phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ 
+ Phòng ăn cho nhân viên phục vụ 
– Khu giặt là 
– Kho để đồ
– Khu bếp, kho bảo quản thực phẩm 
Khu bếp: 
+Tường ốp gạch men sứ, cao tối thiểu 2m, sàn lát vật liệu chống trơn 
+ Khu vực chế biến thức ăn nóng, nguội riêng biệt 
+ Trang bị đủ kho lạnh, các kho đủ thông thoáng 
+ Có cửa cách âm, cách nhiệt và cách mùi, phòng đệm giữa bếp và phòng ăn. 
Có hệ thống thông gió tốt

Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi

Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Yêu cầu về chất lượng mỹ thuật các trang thiết bị trong các khu vực
(tiếp tân, buồng, phòng ăn, bếp và các dịch vụ khác)

Chất lượng đảm bảo 
Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối
với buồng ngủ: 
– Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng, chất lượng khá
 
– Chất lượng khá. Bài trí hài hoà (Tham
khảo Phụ
lục 3)
Đối với buồng ngủ: 
– Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, chất lượng
tốt
– Đồng bộ, chất lượng tốt. 
Bài trí hài hoà (Tham khảo phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ: 
– Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh
sáng. Trang thiết bị đồng bộ, chất lượng tốt

Đồng bộ, chất lượng cao. 
Bài trí hài hoà, thuận tiện (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ: 
– Trang trí nội thất đẹp, hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, chất
lượng cao.
– Đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao,
trang trí nghệ thuật, hấp dẫn (khuyến khích mang tính dân tộc). (Tham
khảo Phụ
lục 3)
Đối với buồng ngủ: 
– Trang trí nội thất đẹp, hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ, hiện
đại chất lượng cao
2. Yêu cầu về thảm     – Có thảm trải toàn bộ trong buồng ngủ – Có thảm chất lượng cao trải toàn bộ
trong buồng ngủ, hành lang, cầu thang.
– Có thảm trải chất lượng cao trải toàn
bộ trong buồng ngủ, hành lang, cầu thang
3. Thiết bị điều hoà thông thoáng
trong các khu vực chung
– Đảm bảo thông thoáng ở các khu vực – Đảm bảo thông thoáng ở các khu vực – Có điều hoà nhiệt độ ở các khu vực
công cộng
– Có điều hoà nhiệt độ ở các khu vực
công cộng
– Có điều hoà nhiệt độ trung tâm ở các
khu vực công cộng
4. Hệ thống lọc nước       – Có hệ thống lọc nước, có thể uống trực
tiếp.
– Có hệ thống lọc nước, có thể uống trực
tiếp
5. Thang máy – Từ 4 tầng trở lên có  thang máy
riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá
– Từ 4 tầng trở lên có thang máy riêng
cho khách, cho nhân viên phục vụ và  hàng hoá
– Từ 3 tầng trở lên có  thang máy
riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ và hàng hoá

Từ 3 tầng trở lên có  thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ
và hàng hoá 
– Có thang máy phục vụ khách bị tàn tật
– Từ 3 tầng trở lên có thang máy riêng
cho khách, cho nhân viên phục vụ và  hàng hoá 
– Có thang máy phục vụ khách bị tàn tật
6. Trang thiết bị
buồng ngủ

 

Xem phụ lục số 1
– Như 1 sao 
Có thêm: 
Đồ vải:
+ Tấm phủ chăn
+ Tấm phủ giưòng
Đồ điện
+ Chuông gọi cửa 
+ Ti vi cho 90% tổng số buồng, có ăng ten vệ tinh 
+ Điều hoà nhiệt độ cho 90% tổng số buồng 
+ Tủ lạnh cho 90% tổng số buồng 
Các loại khác

+ Bàn chải đánh giày, bàn chải quần áo

Như 2 sao 
Có thêm: 
Đồ gỗ
+ Bàn salon, 2 ghế 
+ Bàn trang điểm, ghế 
Đồ điện: 
+ Ti vi cho 100% tổng số buồng 
+ Điều hoà nhiệt độ cho 100% tổng số buồng 
+ Tủ lạnh (mini bar) cho 100% tổng số buồng 
+ Thiết bị báo cháy 
Các loại khác
+ Tranh treo tường 
+ Bộ đồ ăn hoa quả, dụng cụ mở bia, rượu 
+ Mút đánh giày

Như 3 sao 
Có thêm: 
Đồ điện
+ Bảng điều khiển cạnh giường (điều khiển các đồ điện) 
+ Ti vi màu với mạch VIDEO cho 100% tổng số buồng, có trung tâm phát hình của
khách sạn. 
+ Radio casette hoặc hệ thống nhạc trung tâm của khách sạn 
+ Máy FAX cho những buồng đặc biệt
+
Ổ khoá điện từ dùng thẻ
7. Trang thiết bị
phòng vệ sinh

Xem Phụ lục số 2

Như 1 sao

Như 2 sao

thêm: 
+ Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 50% tổng số buồng 
+ Điện thoại 
+ Máy sấy tóc 
+ Màn che bồn tắm 
+ Mũ tắm 
+ Nước gội đầu 
+ Dao cạo râu 
+ Bông ngoáy tai 
+ Túi ny lông để bỏ giấy vệ sinh phụ nữ

Như 3 sao

thêm: 
+ Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 100% tổng số buồng 
+ Áo
choàng sau khi tắm

Như 4 sao

thêm: 
+ Bồn tắm nằm (cho 100% số buồng)và phòng tắm kính (cho 30% tổng số buồng 
+ Dầu xoa da 
+ Cân kiểm tra sức khoẻ 
+ Thiết bị vệ sinh cho phụ nữ (biđê) 
+ Băng vệ sinh phụ nữ

Yêu cầu về các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ

Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Phục vụ buồng
Thay ga, gối giường ngủ 1 lần/2 ngày 
– Thay khăn mặt, khăn tắm 1 lần/1 ngày 
– Vệ sinh phòng hàng ngày, niêm phong thiết bị vệ sinh và cốc
– Nhân viên trực buồng 24/24h

Như 1 sao 
Có thêm: 
– Đặt phong bì, giấy viết thư, bản đồ thành phố

Đồng bộ, chất lượng tốt. 
Bài trí hài hoà (Tham khảo Phụ lục 3)
Đối với buồng ngủ: 
– Trang trí nội thất hài hoà, đủ ánh sáng. Trang thiết bị đồng bộ

Như 3 sao 
Có thêm: 
– Thay khăn mặt, khăn tắm 2 lần/1 ngày 
– Đặt hoa tươi (hàng ngày) 
– Đặt quả tươi (hàng ngày) 
– Đặt báo, tạp chí (hàng ngày)

Như 4 sao 
Có thêm: 
– Vệ sinh phòng 2 lần/ 1 ngày
2. Phục vụ ăn uống
Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 22 giờ 
– Các loại dịch vụ ăn, uống: phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng các món ăn hạn chế
và các món ăn dễ chế biến; phục vụ một số loại nước giải khát thông dụng

Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 22 giờ 
– Phục vụ ăn, uống tại buồng nếu khách có yêu cầu 
– Các dịch vụ ăn, uống: phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng món ăn
phong phú hơn và các loại món ăn chế biến đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với các
khách sạn 1 sao; phục vụ một số loại nước giải khát

Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 24 giờ 
– Phục vụ ăn uống tại buồng nếu khách có yêu cầu 
– Các dịch vụ ăn, uống: phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng phong
phú, chế biến được các món ăn có kỹ thuật cao, đảm bảo chất lượng tốt; phục
vụ nước giải khát các loại (do khách sạn tự pha chế)
 

Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 24 giờ 
– Phục vụ ăn uống  tại buồng nếu khách có yêu cầu 
– Phòng ăn đặc sản phục vụ từ 6 – 24 giờ 
– Các dịch vụ ăn uống: phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc cao cấp; phục vụ nước
giải khát các loại (do khách sạn tự pha chế). Món ăn, đồ uống chất lượng cao,
thực đơn thường xuyên thay đổi 
–  Phục vụ ăn sáng tự chọn

Số giờ phục vụ ăn, uống, giải khát 24/24 giờ 
– Phục vụ ăn uống tại buồng nếu khách có yêu cầu 
– Phòng ăn đặc sản phục vụ từ 6 – 24 giờ 
– Các dịch vụ ăn uống: phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc cao cấp, có đặc sản
Việt Nam, quốc tế; phục vụ nước giải khát các loại (do khách sạn tự pha
chế).  Món ăn, đồ uống chất lượng cao, thực đơn thường xuyên thay
đổi 
– Phục vụ ăn sáng tự chọn
3. Các dịch vụ bổ
sung khác

 

Đón tiếp
(Reception) trực 24/24 giờ 
– Nhận giữ tiền và đồ vật quý (tại lễ tân) 
– Đổi tiền ngoại tệ 
– Dịch vụ bưu điện gửi thư cho khách 
– Đánh thức khách 
– Chuyển hành lý cho khách từ xe lên buồng ngủ 
– Giặt là 
– Dịch vụ y tế, cấp cứu: có tủ thuốc với các loại thuốc cấp cứu thông
dụng 
– Điện thoại công cộng 
– Điện thoại trong phòng: Gọi được liên tỉnh và Quốc tế thông qua điện tín
viên

Như 1 sao 
Có thêm: 
– Nhận giữ tiền và đồ vật quý (có phòng an toàn) 
– Quầy lưu niệm, mỹ phẩm 
– Lấy vé máy bay, tàu xe
 

Như 2 sao 
Có thêm: 
– Cho thuê văn hoá phẩm, dụng cụ thể thao 
– Phòng họp 
– Phòng khiêu vũ 
– Dịch vụ xe taxi (có xe ô tô của khách sạn) 
– Các dịch vụ: Bán tem, gửi thư, fax, rửa ảnh, đánh máy, photocopy 
– Dịch vụ thông tin 
– Điện thoại trong buồng: Gọi được liên tỉnh, thành phố trực tiếp từ
phòng 
– Bể bơi (vùng biển) 
– Xe đẩy cho người tàn tật

Như 3 sao 
Có thêm: 
– Cửa hàng lưu niệm, bách hoá, mỹ phẩm (thay quầy lưu niệm mỹ phẩm) 
– Phòng cắt tóc nam, nữ 
– Lấy vé xem nhạc, kịch 
– Giặt là lấy ngay trong ngày 
– Đánh giày, sửa chữa giày. 
– Chụp ảnh, quay Video 
– Phòng hội nghị có phiên dịch 
– Dàn nhạc 
– Dịch vụ dịch thuật 
– Câu lạc bộ giải trí
– Phòng tập thể thao 
– Phòng xông hơi, xoa bóp 
– Phòng y tế nhỏ 
– Bể bơi 
– Sân tennis (vùng biển )

Như 4 sao 
Có thêm: 
– Phòng chiếu phim hoặc hoà nhạc 
– Phòng hội nghị với các thiết bị phục vụ hội nghị và thiết bị dịch
thuật 
– Cho thuê ô tô (khách tự lái) 
– Thông tin: Bưu điện và quầy thông tin
– May đo 
– Dịch vụ thẩm mỹ 
– Sân tennis 
– Dịch vụ cho người tàn tật (tiện nghi, phòng cho người tàn tật, người phục
vụ) 
– Trông giữ trẻ

Yêu cầu về nhân viên phục vụ

Các chỉ tiêu 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
1. Chuyên môn,
nghiệp vụ, 
  hình thức
 
Đối
với cán bộ quản lý khách sạn (
Giám đốc) 
– Trình độ văn hoá:  Đại học 
– Trình độ chuyên môn: 
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn tối thiểu 3 tháng 
+ Đã công tác tại khách sạn tối thiểu 1 năm 
– Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng B), đủ khả năng
giao tiếp 
– Hình thức bên ngoài : không có dị tật, có khả năng giao tiếp
Đối
với cán bộ quản lý khách sạn (
Giám đốc)

Trình độ văn hoá:  Đại học 
– Trình độ chuyên môn: 
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch
tối thiểu 3 tháng (nếu không phải là đại học chuyên ngành) 
+ Đã công tác tại khách sạn tối thiểu 1 năm
– Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng(bằng B), đủ khả năng giao
tiếp 
– Hình thức bên ngoài: không có dị tật, có khả năng giao tiếp
Đối
với cán bộ quản lý khách sạn (
Giám đốc) 

Trình độ văn hoá :  Đại học
– Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch
tối thiểu 6 tháng (nếu không phải là đại học chuyên ngành) 
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 2
năm 
– Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng (bằng C), giao tiếp thông
thạo 
– Hình thức bên ngoài :  không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự,
sang trọng
Đối
với cán bộ quản lý khách sạn (
Giám đốc) 
– Trình độ văn hoá:  Đại học 
– Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch
tối thiểu 1 năm (nếu không phải là đại học chuyên ngành) 
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 3
năm 
– Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
– Hình thức bên ngoài :  không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự,
sang trọng
Đối
với cán bộ quản lý khách sạn (Giám đốc)
 
– Trình độ văn hoá: Đại học  
– Trình độ chuyên môn :
+ Đã qua khoá học quản trị kinh doanh khách sạn hoặc quản lý kinh tế du lịch
tối thiểu 1 năm (nếu không phải là đại học chuyên ngành) 
+ Đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 3
năm 
– Trình độ ngoại ngữ: biết một ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo
– Hình thức bên  ngoài : không có dị tật, phong cách giao tiếp lịch sự,
sang trọng
Đối
với nhân viên phục vụ:


Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản):
90% 
– Ngoại ngữ: Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng trong
phạm vi giao dịch 
– Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối
với nhân viên trực tiếp phục vụ)
 
Đối
với nhân viên phục vụ:


Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản):
95% 
– Ngoại ngữ: Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng trong
phạm vi giao dịch 
– Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối
với nhân viên trực tiếp phục vụ)
 
Đối
với nhân viên phục vụ:

– Tỷ
lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản):
100% 
– Ngoại ngữ: Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ
thông thạo 
– Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối
với nhân viên trực tiếp phục vụ)
 
Đối
với nhân viên phục vụ:


Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản):
100% 
Ngoại ngữ: Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ
thông thạo 
Riêng tiếp tân viên, điện thoại viên, Maitre d’ Hotel (mét-đô-ten): biết 1
ngoại ngữ thông thạo và 1 ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp 
– Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với
nhân viên trực tiếp phục vụ)
 
Đối
với nhân viên phục vụ:


Tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản):
100% 
– Ngoại ngữ: Nhân viên trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ
thông thạo 
Riêng tiếp tân viên, điện thoại viên, Maitre d’ Hotel (mét-đô-ten): biết 2
ngoại ngữ ở mức thông thạo 
– Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối
với nhân viên trực tiếp phục vụ) 
– Ngoại hình cân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối
với nhân viên trực tiếp phục vụ)
2. Chất lượng và
thái độ phục vụ

Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt

Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt

Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt

Chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ rất tốt, tận tình, chu đáo luôn sẵn
sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách

Chất lượng phục vụ hoàn hảo, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng
đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách.

Yêu cầu về vệ sinh

Thực hiện các biện pháp
để bảo đảm yêu cầu về vệ sinh trong các lĩnh vực sau:

+ Vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh
khách sạn

+ Vệ sinh các khu vực trong khách sạn.

+ Vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ
khách.

+ Vệ sinh thực phẩm.

+ Vệ sinh cá nhân (đối với nhân viên phục
vụ)

Phụ lục 1: Trang thiết bị nội thất buồng khách sạn 1 sao
1. Đồ gỗ 2. Đồ vải 3. Đồ điện 4. Đồ sành sứ, thuỷ tinh 5. Các loại khác
– Giường ngủ
– Bàn đầu giường
– Tủ
để quần áo
– Bàn và ghế ngồi làm việc (có thể đặt
thêm gương để làm bàn trang điểm)
– Bàn trà, ghế
– Hộp màn (trong trường hợp có muỗi)
– Giá để hành lý
– Đệm mút có vải bọc
– Ga trải giường
– Gối
– Chăn len có vỏ bọc
– Ri đô che cửa 2 lớp (vải mỏng màu
sáng, vải dày màu tối )
 
– Điện thoại
– Đèn đầu giường
– Đèn bàn làm việc
– Đèn phòng
– Ti vi cho 80% số buồng
– Điều hoà nhiệt độ cho 80% số buồng
(còn lại dùng quạt điện )
– Tủ lạnh cho 80% số buồng
 
– Bộ ấm chén uống trà (nếu khách có yêu
cầu )
– Phích nước (nếu khách có yêu cầu)
– Cốc thuỷ tinh
– Bình nước lọc
– Gạt tàn thuốc lá
 
– “Mắt thần” trên cửa buồng
– Dây khoá xích (khoá an toàn cho phòng
ngủ)
– Mắc treo quần áo (để trong tủ )
– Dép đi trong nhà (mỗi giường một đôi)
– Sọt
đựng rác
– Túi kim chỉ
– Túi đựng đồ giặt là
– Cặp da đựng: các ấn phẩm quảng cáo
dịch vụ trong khách sạn và giá cả, danh bạ điện thoại, nội quy khách sạn, nội
quy về số lượng trang thiết bị, bảng không quấy rầy.

Phụ lục 2: Trang thiết bị phòng vệ sinh
khách sạn 1 sao

(Trong
buồng ngủ của khách)

– Chậu rửa mặt (Lavabo)
– Bàn
cầu bệt có nắp
– Vòi tắm hoa sen di động
– Vòi
nước nóng, lạnh (hoà được vào nhau)
– Giá
kính trên lavabo (hoặc bệ đá)
– Gương
soi (trên Lavabo)
– Giá treo khăn mặt, khăn tắm
– Khăn
mặt và khăn tắm
– Mắc
treo quần áo khi tắm
– Xà
phòng tắm
– Cốc
đánh răng
– Bàn chải đánh răng, kem đánh răng
 
– Hộp
đựng giấy vệ sinh và cuộn giấy vệ sinh 
– Sọt
đựng rác nhựa có nắp

Phụ lục 3: Chất lượng trang thiết bị của từng hạng khách sạn

(Dùng để tham khảo)

Loại trang thiết bị Khách sạn loại 1, 2 sao Khách sạn loại 3, 4, 5 sao
I. Buồng    
1. Đồ gỗ – Có thể dùng đồ bán sẵn, không bị sứt, xước, đồng
màu với các trang thiết bị khác trong phòng (không nên dùng bàn, ghế nhựa)
– Gỗ chất lượng cao (tẩm, ướp, sơn, ép…). Thiết
kế kiểu dáng đẹp, đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ và đồng màu với các
trang thiết bị khác trong phòng, thể hiện được sự sang trọng, lịch sự
2. Đồ vải – Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng,
không để xảy ra tình trạng bị ố, thủng…
– Ri đô 2 lớp: Lớp dày có thể dùng bằng vải
thun – Tấm phủ giường có thể dùng vải thun
(Ri đô, tấm phủ giường phải cùng gam màu, phù
hợp với màu trang thiết bị khác và màu của tường) – Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi
bông trắng, không để xảy ra tình trạng bị ngả màu
– Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng,
không để xảy ra tình trạng bị ố, thủng…
– Ri đô 2 lớp: Lớp dày có thể dùng bằng vải
thun – Tấm phủ giường có thể dùng vải thun (Ri đô, tấm phủ giường phải cùng
gam màu, phù hợp với màu trang thiết bị khác và màu của tường)
– Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng,
không để xảy ra tình trạng bị ngả màu.
– Đệm: Dùng loại dày 20 cm, độ đàn hồi tốt
– Ga (bọc đệm, bọc gối) dùng vải coton trắng
– Ri đô 2 lớp: Lớp dày có thể dùng bàng vải
thô, cứng; lớp mỏng bằng ren trắng.
– Tấm phủ giường bằng vải thô dày (hoặc trần
bông)
– Thảm mịn, có khả năng chống cháy (Ri đô, tấm
phủ giường, thảm trải phải cùng gam màu, phù hợp với màu trang thiết bị khác
và màu của tường)
– Khăn mặt, khăn tắm bằng sợi bông trắng, có
in chìm biểu tượng và tên của khách sạn
3. Đồ điện – Có thể sử dụng điều hoà (2 chiều) riêng cho từng
phòng,  không có tiếng ồn, không bị rò rỉ; vô tuyến có thể dùng loại 14
Inch; tủ lạnh 50 lít.
– Các loại đồ điện luôn đảm bảo hoạt động tốt.
– Nên dùng điều hoà trung tâm, vô tuyến từ 21
Inch trở lên, tủ lạnh nhỏ 50 lít.
– Các loại đồ điện nên sử dụng đồ của các hãng
có chất lượng tốt và rất tốt.
4. Đồ sành sứ, thuỷ tinh – Cốc, tách có thể sử dụng loại bán sẵn, nhưng
cần đảm bảo sự đồng bộ
– Lavabo, bồn tắm, bàn cầu có thể sử dụng hàng
sản xuất tại địa phương, không để tình trạng bị ố, nứt.
– Cốc, tách nên sử dụng loại men trắng, có in
biểu tượng, tên của khách sạn
– Lavabo, bồn tắm, bàn cầu nên dùng men trắng
của những hãng sản xuất có chất lượng tốt và rất tốt.
II. Phòng ăn    
1. Đồ vải – Khăn trải bàn bằng vải coton trắng – Khăn trải bàn bằng vải coton trắng
2. Dụng cụ ăn, uống – Bát, đĩa, chén… có thể dùng đồ bán sẵn, đảm bảo
đồng bộ, không để tình trạng bị sứt
– Bát, đĩa, chén… nên dùng loại men trắng, có
in biểu tượng, tên của khách sạn. Có lưu ý tới tính chất của  từng loại
phòng ăn mà sử dụng cho phù hợp
– Thìa, dĩa nên dùng bằng Inox (nên có một
số lượng nhất định thìa, dĩa bằng bạc để dùng trong những bữa tiệc sang trọng)
– Đũa ăn nên dùng bằng nhựa
3. Đồ gỗ (bàn ghế) – Có thể dùng đồ bán sẵn (không nên dùng đồ nhựa) – Dùng gỗ có chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp. Đặc
biệt đối với ghế ngồi ăn nên dùng ghế bọc đệm, màu sắc trang nhã, hài hoà, thể
hiện được sự sang trọng, lịch sự.
III. Tiếp
tân
 (chủ yếu
là đồ gỗ)
– Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh có thể dùng đồ
mua sẵn
– Quầy tiếp tân nên dùng bằng gỗ chất lượng cao
(tẩm, ướp, sơn, ép…) kiểu dáng đẹp.
– Bàn ghế trong khu vực tiền sảnh 
nên  dùng bàn, ghế salon, đệm bọc vải thô, màu sắc, hài hoà, trang nhã
IV. Bếp – Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo
sạch sẽ.
– Bàn để sơ chế, chế biến nên bọc bằng Inox
– Dụng cụ nấu luôn đảm bảo độ mới, sạch.

Như vậy, có thể thấy, xếp hạng sao khách sạn càng cao thì yêu cầu tiêu chuẩn đạt được càng cao, cơ sở vật chất tại đó càng sang trọng, chất lượng dịch vụ tại đó càng đòi hỏi cao.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Food Cost là gì? Cách tính Food cost chi tiết cho người kinh doanh khách sạn

Với tư cách là Owner, GM, hay FBD bạn cần biết chính xác Food Cost để hoạch định và quản lý các outlet, nhà hàng đi theo định hướng chung của khách sạn. KenhOTA.com xin chia sẻ một số thông tin và công thức như sau:

Định nghĩa Food Cost

Food cost là giá các món ăn, đồ uống trong nhà hàng khách sạn. Food cost cao hay thấp là phụ thuộc vào cách tổng hợp chi phí, tính toán định mức và quy mô của nhà hàng – khách sạn đó, đảm bảo không quá cao so với đối thủ, cũng không quá thấp dẫn đến việc thua lỗ thất thoát.

Cách tính Food Cost

Tỷ lệ chi phí thực phẩm trung bình là 35% cho một nhà hàng ăn ngon và 25% cho một nhà hàng phục vụ nhanh. Làm thế nào để bạn tìm thấy số này?

  1. Kiểm tra toàn bộ số hàng tồn kho đầu tuần theo các kê khai chi tiết theo dõi của Bếp, Thu Mua, Kho và phần mềm.
  2. Tổng hợp giá trị chi tiết dù là nhỏ nhất cho từng loại hàng. Ví dụ bạn đã thanh toán bao nhiêu cho 1 gram tiêu.
  3. Theo dõi mua hàng của bạn. Hãy theo dõi chi tiết và liệt kê bất kỳ phát sinh mua hàng nào trong tuần theo báo cáo số liệu của Thu Mua, Kho, Bếp và theo PO.
  4. Kiểm kê lại một lần nữa số lượng hàng tồn kho vào đầu tuần tới (kết thúc chu trình 1 tuần). Thực hiện theo cùng một quy trình chính xác.
  5. Cộng tổng doanh số bán thực phẩm mỗi ca.
  6. Tính chi phí thực phẩm trong tuần theo công thức sau:

Tỷ lệ chi phí thực phẩm = (Tồn kho đầu kỳ + Mua hàng – tồn kho cuối kỳ (hoặc đầu kỳ mới) / Doanh Số Bán hàng thực phẩm.

Hãy xem ví dụ dưới đây:
Hàng tồn kho đầu tuần = $ 15.000
Mua hàng phát sinh trong tuần = $ 4.000
Hàng tồn kho đầu tuần tới = $ 16.000
Doanh thu thực phẩm đã bán được = $ 10.000
Tỷ lệ chi phí thực phẩm = (15.000 + 4.000 – 16.000) / 10.000 = 30%

Tính tổng chi phí cho mỗi món, hoặc chi phí thực phẩm theo công thức sau:

Tổng Chi phí thực phẩm cho mỗi mặt hàng = Chi phí thực phẩm của các thành phần x Số lượng bán hàng tuần

Tính tổng doanh số trên mỗi mặt hàng:

Tổng doanh số trên mỗi mặt hàng = Giá bán theo thực đơn x tổng số hàng bán hàng tuần

Tính chi phí thực phẩm lý tưởng:

Chi phí thực phẩm lý tưởng = Tổng chi phí cho mỗi mặt hàng ÷ Tổng doanh số trên mỗi mặt hàng

Trong ví dụ này:
Tổng chi phí = $ 2,500
Tổng doanh số = 10.000 đô la
Chi phí thực phẩm lý tưởng = 2.500 / 10.000 x 100%
Chi phí thực phẩm lý tưởng = 0,25 = 25%

Trong hai ví dụ này, chi phí thực phẩm lý tưởng là 25% và chi phí thực phẩm thực tế là 30% . Bây giờ chúng tôi biết rằng có thêm 5% lợi nhuận từ nhà hàng này, do lãng phí…mua hàng hoặc lý do khác. Từ đây cho phép chúng ta tính khấu hao, hoặc siết chặt hơn nữa chi phí để tăng lợi nhuận tổng cho toàn khách sạn.

Nguồn bài viết: Bryan Nguyen

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Grand Opening là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức Grand Opening cho Nhà hàng – Khách sạn mới

Là nhân sự nhà hàng – khách sạn, bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ “Grand Opening”? Bạn có biết Grand Opening là gì? Quy trình các bước tổ chức Grand Opening cho nhà hàng – khách sạn mới ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng tranxuanloc.com tìm hiểu điều này.

Grand
Opening là thuật ngữ chỉ một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự hình thành của một
tổ chức, đơn vị hay doanh nghiệp, như nhà hàng, khách sạn. Vậy Grand Opening là gì?

Grand Opening là gì?

Grand
Opening được hiểu là lễ khai trương một cửa hàng, showroom, đại lý, cơ sở kinh
doanh mới đưa vào hoạt động.

Trong
ngành nhà hàng – khách sạn, Grand Opening cũng được hiểu tương tự, tức lễ khai
trương, là sự kiện đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đánh dấu sự hình
thành của một nhà hàng, khách sạn mới – giúp định hình và phát triển thương hiệu
nhà hàng, khách sạn đó từ đây về sau với nhiều hoạt động kinh doanh liên quan
phục vụ nhu cầu khách hàng.

Grand Opening được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu đến khách hàng về sự kiện nhà hàng – khách sạn chính thức đi vào hoạt động – tri ân những cổ đông (nếu có), đơn vị đối tác đang và sẽ hợp tác hình thành và phát triển nhà hàng – khách sạn. Tại lễ khai trương Grand Opening, nhà hàng – khách sạn sẽ mang đến rất nhiều chương trình hấp dẫn như văn nghệ, ăn uống, tặng quà, quay số trúng thưởng, tặng voucher…

grand opening là gì

Quy trình tổ chức Grand Opening cho
nhà hàng – khách sạn mới

Dưới đây là quy trình 7 bước chi tiết để tổ chức Grand Opening cho nhà hàng – khách sạn mới đảm bảo hiệu quả và thành công để bạn tham khảo:

#Chọn ngày

Mọi sự kiện cần được ấn định ngày giờ tổ chức cụ thể. Grand Opening cũng vậy. Việc lựa chọn thời gian phù hợp là công việc đầu tiên cần tiến hành cho kế hoạch Grand Opening chuẩn. Hãy xem xét kỹ lưỡng để chọn ra ngày – giờ phù hợp. Thông thường, việc chọn ngày sẽ dựa vào tuổi tác của người làm chủ, thời khắc tốt trong năm và một ngày đẹp trời (như cuối tuần chẳng hạn) nhằm đảm bảo mọi điều may mắn, thuận lợi và suôn sẻ nhất trong quá trình kinh doanh; đồng thời tạo điều kiện để nhiều người tham gia nhất có thể.

grand opening là gì

#Tìm chủ đề

Đừng
chỉ để tên nhà hàng, khách sạn đơn điệu và nhàm chán như “Lễ khai trương của
nhà hàng/ khách sạn ABC”. Hãy khéo léo tìm kiếm một chủ đề phù hợp dựa trên
concept của buổi lễ để gây ấn tượng, tạo dấu ấn với khách mời. Tên chủ đề cần
ngắn gọn, đơn giản, gần gũi nhưng vẫn nêu bật lên phong cách của nhà hàng,
khách sạn sẽ giúp để lại ấn tượng tốt trong tiềm thức những khách hàng tiềm
năng.

#Xác định chi phí cho khuyến mãi, tặng
quà

Có thể bạn chưa biết nhưng các chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất để khách mời mong chờ sự kiện Grand Opening của nhà hàng, khách sạn bạn. Do đó, đừng ngần ngại chi ngân sách cho những hoạt động này để thu hút sự quan tâm và “dùng thử” của khách hàng tiềm năng nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả, bạn cần xác định chi phí cụ thể cần dùng để kiểm soát và có sự điều chỉnh phù hợp; tránh sử dụng quá đà gây tổn thất cho nguồn phí chung của doanh nghiệp.

#Lên kế hoạch chương trình

Bạn cần phải có chương trình buổi lễ cụ thể, rõ ràng nhất có thể từ timeline như thế nào, diễn ra trong bao lâu, khách mời sẽ là những ai, có tiết mục văn nghệ nào, do ai trình diễn, có chương trình khuyến mãi, tặng quà hay bốc thăm trúng thưởng không, khu trưng bày món ăn dùng thử ở đâu, được bày trí thế nào, không gian tổ chức buổi lễ setup ra sao… Hãy họp lại và lên kế hoạch chương trình từ trước ngày diễn ra ít nhất 2-3 tháng để có thể phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận hay cá nhân, đồng thời kịp thời sửa chữa nếu phát hiện sai sót hay có sự cố phát sinh…

grand opening là gì

#Có chiến lược marketing phù hợp

Quảng cáo qua báo, tạp chí địa phương, phát tờ rơi về sự kiện khai trương nhà hàng, khách sạn cùng những dịch vụ, chương trình khuyến mãi/ giảm giá hấp dẫn chắc chắn sẽ gây ấn tượng đến một lượng lớn người tiếp cận, những người có thể sẽ là khách hàng tiềm năng và trung thành của nhà hàng, khách sạn trong tương lai.

Một cách hữu hiệu nữa ở thời đại công nghệ 4.0 là quảng cáo trên các website chuyên ngành, trang mạng xã hội, fanpage có lượng người theo dõi lớn – liên hệ đặt banner, bài PR quảng cáo, SEO từ khóa trên Google… là những cách hay giúp thông tin về sự kiện Grand Opening của nhà hàng, khách sạn bạn tiếp cận và tương tác với đa dạng các tầng lớp, nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng trên thế giới.

#Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp

Đội ngũ nhân viên sẽ là người đầu tiên và xuyên suốt tiếp xúc và phục vụ khách hàng. Mỗi nhân viên là hình ảnh đại diện cho chất lượng dịch vụ và thương hiệu nhà hàng, khách sạn. Do đó, phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều đã được training chuẩn tiêu chuẩn dịch vụ, từ tác phong làm việc lẫn thái độ phục vụ, mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất về chất lượng dịch vụ.

#Grand re-Opening cho nhà hàng,
khách sạn

Sau một khoảng thời gian hoạt động kinh doanh, nhà hàng, khách sạn có thể có một vài sự thay đổi trong thiết kế không gian, lắp đặt trang thiết bị mới hay nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng… lúc này, bạn cần Grand re-Opening cho nhà hàng, khách sạn. Điều này cho thấy thương hiệu nhà hàng, khách sạn của bạn đã, đang và sẽ luôn nỗ lực cải tiến và phát triển cùng với sự phát triển chung của xã hội; không ngừng làm mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để Grand re-Opening hiệu quả, hãy thực hiện tuần tự các bước như quy trình tổ chức Grand Opening.

grand opening là gì

Với những chia sẻ trên đây của tranxuanloc.com, hy vọng đã giúp bạn hiểu được Grand Opening là gì, cũng như quy trình tổ chức Grand Opening cho nhà hàng, khách sạn mới ra sao; từ đó, tham khảo và áp dụng thực hiện vào thực tế để đạt hiệu quả cao hơn.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

8 kênh OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất tại Việt Nam cập nhật

8 kênh OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất tại Việt Nam cập nhật mà chúng tôi gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và tham gia kênh bán phòng OTA đầy tiềm năng. Trong các seri trước về OTA chúng tôi đã giới thiệu 5 cách bán phòng khách sạn trên mạng internet dễ dàng trong đó có cách bán phòng trên các kênh OTA.

Những kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất

Những kênh thông tin về OTA được tranxuanloc.com liệt kê dưới đây được đánh giá là kênh bán phòng khách sạn hiệu quả nhất hiện nay:

#Booking

là một trong những trang thương mại điện tử du lịch lớn nhất thế giới, sở hữu hơn 15.000 nhân viên với 204 văn phòng đại diện tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một trong những kênh thông tin về OTA được sử dụng nhiều nhất hiện nay – kết nối du khách với hơn 1,5 triệu điểm lưu trú từ khách sạn, resort hạng sang đến homestay, hostel, nhà nghỉ bình dân… và hơn 1,5 triệu đêm phòng được đặt mỗi ngày – hỗ trợ 43 thứ tiếng khác nhau – giao diện web thiết kế đơn giản, thân thiện, dễ thao tác – đặc biệt, khách không phải đặt cọc hay thanh toán trước để đặt phòng, các dịch vụ khách hàng trên Booking là hoàn toàn miễn phí, khách có thể hủy phòng đặt ngay sát ngày lưu trú mà không bù chi phí… là những ưu điểm vô cùng lớn khiến số lượng lớn khách hàng tin tưởng và ưa chuộng sử dụng Booking để đặt phòng, dẫn đến các khách sạn cũng lựa chọn kênh thông tin về OTA này để hợp tác bán phòng.

Xem thêm: Đánh giá  kênh Booking.com và app

#Agoda

 Agoda hiện là trang web bán phòng nổi tiếng, được hơn 1 triệu khách sạn trong nước và thế giới hợp tác đăng bán phòng, nhất là thị trường châu Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông… Website hiện hỗ trợ 38 phiên bản ngôn ngữ khác nhau, có hơn 2.000 chuyên gia du lịch đại diện cho hơn 20 quốc gia phụ trách nghiên cứu thị trường và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác là khách sạn trên toàn cầu để tạo ra những chương trình khuyến mại, ưu đãi đặc biệt để thu hút khách đặt phòng.

#Hotels.com | Expedia

Hotels là một trong những kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn uy tín nhất hiện nay là một nhánh con của Expedia, là địa chỉ tin cậy của số lượng lớn khách hàng tham khảo và đặt phòng. Điểm cuốn hút của website này là cung cấp các thông tin qua hệ thống trang web bản địa, có trung tâm dịch vụ khách hàng qua điện thoại hỗ trợ 24/7. Hotels hiện hợp tác với hàng trăm ngàn khách sạn, mang đến cho du khách đa dạng sự lựa chọn về loại phòng, loại khách sạn và dịch vụ; bởi tại đây, khách hàng có thể so sánh giá cả, mức độ tiện nghi, loại hình dịch vụ, lượng phòng giữa các khách sạn với nhau để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Expedia thuộc sở hữu của Công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Expedia Inc, là một trong những kênh thông tin về OTA uy tín và có tốc độ phát triển nhanh nhất tại thị trường châu Á đầy tiềm năng – hiện có khoảng 25 triệu người dùng mỗi tháng. Ưu điểm lớn của website là cung cấp đầy đủ thông tin, đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng như đặt phòng, đặt tour, thuê phương tiện di chuyển và nhiều dịch vụ du lịch khác; đáp ứng mọi nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng với giá cả cạnh tranh nhất.

Xem thêm: Đánh giá kênh Expedia và app | Danh sách các thương hiệu thuộc sở hữu của Expedia Group

Otavn Ota Viet Nam Txl 1920x1080 Dao Tao Online He Thong Ket Noi (1)
Otavn Ota Viet Nam Txl 1920×1080 Dao Tao Online He Thong Ket Noi (1)

#Traveloka

 Traveloka là nền tảng đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, cho phép người dùng trải nghiệm tối đa các tiện ích như so sánh, đối chiếu, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và thanh toán an toàn trên cùng một giao diện; đặc biệt, kênh thông tin về OTA này mang đến nhiều chính sách giảm giá nên được rất nhiều người tin dùng, cả khách sạn cho thuê phòng và khách thuê phòng. Website hiện phục vụ trên 200.000 chặng bay và 100.000 cơ sở lưu trú gồm khách sạn, căn hộ, nhà nghỉ, homestay, biệt thự và khu nghỉ dưỡng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương

#trip.com (Ctrip)

Ctrip là hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến, kênh thông tin về OTA chủ yếu đối tượng khách là khách Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, và Việt Nam.

Xem thêm: Đánh giá kênh Trip.com sở hữu bởi Ctrip

#Vntrip

Vntrip cũng là kênh thông tin về OTA nội đang dần tạo được uy tín trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, được xây dựng và phát triển thành cổng thông tin trực tuyến lớn nhất và hiện đại nhất, chú trọng vào mảng khách sạn.

Xem thêm: Đánh giá kênh Vntrip và app

#Airbnb

 Airbnb là một trong những kênh thông tin về OTA được các chủ khách sạn lựa chọn bán phòng nhiều nhất hiện nay bởi tính kết nối du khách cao, phần trăm hoa hồng thấp, được hỗ trợ tận tình; đặc biệt có chính sách bảo vệ quyền lợi cho cả chủ có phòng và khách thuê phòng. Tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam từ vài năm trở lại đây với chỉ khoảng 1.000 phòng được cho thuê nhưng số lượng này đã tăng gấp 6,5 lần chỉ sau chưa đầy 2 năm sau đó. Đến nay, Airbnb đã có mặt tại gần 200 quốc gia với tổng cộng hơn 200 triệu người dùng.

#TripAdvisor

TripAdvisor hiện là trang web hàng đầu của ngành du lịch, cũng là kênh thông tin về OTA bán phòng lớn nhất thế giới, là “cuốn cẩm nang phòng ốc du lịch cho hàng triệu du khách” – website luôn là địa điểm tìm kiếm, tham khảo và lựa chọn phòng khách sạn uy tín của không chỉ du khách mà còn là nơi đăng ký bán phòng của hầu hết khách sạn hiện nay. TripAdvisor có tầm ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa chọn nơi lưu trú của du khách. Website hiện có hơn 390 triệu lượt khách truy cập trung bình mỗi tháng – hơn 150 triệu đánh giá và ý kiến của du khách về chất lượng phòng, cơ sở vật chất của khách sạn, thái độ phục vụ của nhân viên – hệ thống thông tin của hơn 7 triệu địa điểm lưu trú, hãng hàng không, nhà hàng và các điểm tham quan nổi tiếng – hỗ trợ 50 ngôn ngữ khác nhau – so sánh giá phòng của hơn 200 website đặt phòng trực tuyến…

Khi mở mới các kênh OTA bạn sẽ tiếp cận khách hàng nhanh chóng  hơn, thuận lợi hơn, rộng khắp trên toàn thế giới. Nếu bạn tìm hiểu thêm các kênh OTA có thể đồng bộ dữ liệu với Channel Manager và rất nhiều các hệ thống khác như hệ thống quản trị khách sạn PMS, booking engine trên website, các công cụ meta search, google search…

Otavn Ota Viet Nam Txl 1920x1080 Dao Tao Online He Thong Ket Noi
Hệ thống kết nối với các kênh OTA như Channel Manager, Hotel Website, PMS, Meta search…

Hy vọng với những thông tin được tranxuanloc.com chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn OTA là gì, cũng như những kênh thông tin về OTA bán phòng khách sạn hiệu quả nhất hiện nay tại Việt Nam; từ đó, tham khảo và lựa chọn hợp tác với 1 hoặc một số kênh thông tin về OTA uy tín để tăng lượng phòng bán, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xem thêm: Seri hướng dẫn SALES OTA

Nếu bạn cảm thấy khó khăn hãy liên hệ với chúng tôi để tham gia khóa đào tạo thực tế sales OTA 1-1 hoặc thuê vận hành OTA trả theo thực tế doanh thu nhận được qua Gói dịch vụ quản trị các kênh OTA nhé! Với kinh nghiệm thực tế chúng tôi có được sẽ giúp bạn đi đúng đường, đi nhanh hơn, tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

WEBSITE OTA VIỆT NAM

6 loại thông tin mà các khách sạn cần thu thập từ khách hàng

Tiếp nối 1001 bài viết chia sẻ kiến thức thực tế khách sạn, hôm nay tôi chia sẻ bài viết “6 loại thông tin cần thu thập từ khách”. Đây là 6 loại thông tin mà khách sạn cần thu thập để từ đó có thể phục vụ sâu sát nhu cầu của khách hàng bao gồm:

Đăng review lên website khách sạn

Trong bài “5 yếu tố ảnh hưởng đến booking online của khách hàng qua các kênh thông tin về OTA” , tôi đã chia sẻ yếu tố review quan trọng thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với quyết định chọn khách sạn của khách hàng. Với tác dụng tăng cường sự tin tưởng và tiết kiệm thời gian cho khách hàng không phải vào Tripadvisor để xem đánh giá khách sạn, việc đăng review lên website khách sạn sẽ khiến khách hàng yên tâm khi đặt phòng trực tiếp trên website khách sạn. Ngoài ra, việc này sẽ khiến ban quản lý khách sạn luôn phải cố gắng để chỉ số đánh giá cao vì chỉ số này nằm ngay trên website, là bộ mặt của khách sạn.

Xây dựng chương trình khách hàng trung thành:

Cố gắng lấy được email của khách khi check-in. Sau đó, nếu khách sạn có chương trình khuyến mại hoặc ưu đãi có thể gửi thư trực tiếp đến khách hàng. Xây dựng chương trình cho các khách trung thành quay lại, ví dụ như ở tổng cộng 10 đêm được miễn phí 1 đêm.

Xây dựng nội dung thú vị cho website

Ngoài chức năng giới thiệu khách sạn, đặt phòng, website khách sạn có thể cung cấp thông tin như lễ hội, hoạt động du lịch, các quán ăn ngon, các thông tin văn hóa, … để duy trì sự tương tác với khách hàng, đồng thời lồng ghép các gói sản phẩm, các chương trình ưu đãi vào các hoạt động này. Ví dụ: gói sản phẩm Tết (phòng ngủ + nhà hàng) nhân dịp Lễ hội Tết, Giao Thừa

Tạo các gói sản phẩm

Khách hàng sẽ thấy có lợi hơn khi đặt theo gói sản phẩm hơn là đặt phòng trên các kênh thông tin về OTA. Ví dụ: gói phòng ngủ + miễn phí xe đưa đón sân bay; gói phòng ngủ 3 đêm tặng 1 đêm

Xây dựng website tương thích trên điện thoại di động:

Theo thống kê của Google 2014 thì chỉ có 29% khách du lịch và 24% khách thương nhân đặt phòng trên các website không tương thích với di động. Số còn lại họ sẽ đặt qua ứng dụng di động của OTA hoặc trên website của khách sạn đối thủ.

Trả lời các review của khách hàng:

57% khách hàng nói rằng họ sẽ đặt khách sạn trả lời review thay vì đặt khách sạn không trả lời. Vì vậy việc trả lời review sẽ khiến khách hàng chú ý và có thiện cảm với khách sạn, và đó là cơ sở tăng khả năng khách hàng sẽ chọn đặt phòng tại khách sạn. Các bạn có thể xem bài viết “Tuyệt chiêu trả lời 3 kiểu review thường thấy của khách hàng trên mạng”

Nguồn: Fanpage RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Công thức quản lý doanh thu và dự báo chiến lược cho khách sạn

Sáng ra dậy sớm ngồi đọc lại vài trang sách đã học, chợt nhớ lại 1 số công thức cho Sales Manager cùng các GM, để quản lý doanh thu và có dự báo chiến lược cho khách sạn mình đang quản lý, hôm nay chia sẻ kiến thức này cùng cả nhà nhé:

1. Tổng lợi nhuận hoạt động trên mỗi phòng có sẵn (GOPPAR)

Công thức GOPPAR: Tổng lợi nhuận hoạt động (Gross Operating Profit (GOP)) / Số phòng có sẵn (Number of Available Rooms)
GOPPAR = GOP (gross operating profit) / (per) Availabe Rooms

2. Doanh thu thuần trên mỗi phòng có sẵn (NREVPAR)

Công thức NREVPAR: (Doanh thu phòng (Room Revenue) – Chi phí phân phối (Distribution Costs)) / Số phòng có sẵn (Number of Available Rooms)

REVPAR = (Rooms) Revenue / (per) Available Rooms, or, ADR (average daily rate) x Occupancy % (shortcut…)

Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (REVPAR), mang lại một sự khác biệt quan trọng. NREVPAR bao gồm doanh thu ròng trong các tính toán của nó, vì vậy khi sử dụng, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc về chi phí phân phối, phí giao dịch và hoa hồng đại lý du lịch. Từ đó bạn có thể định hướng hợp tác và có chiến lược phân phối thị trường đối với từng nhóm khách hàng mà khách sạn đang có sẵn và định hướng mở rộng thị trường mới.

[elementor-template id=”192466″]

3. Tổng doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (TREVPAR)

Công thức TREVPAR: Tổng dooanh thu (Total revenue)/Tổng số phòng sẵn có (Total Available rooms)

Lưu ý: Tổng doanh thu (Total revenue) = Lưu trú (accommodation) + Ăn sáng (breakfast) + Spa + Bar + Mini Bar + bất kỳ một khoản doanh thu phụ nào khác.

TRevPAR, or total revenue per available room, is a performance metric in the hotel industry. TRevPAR is calculated by dividing the total net revenues of a property by the total available rooms.[1]

TREVPAR cung cấp cho bạn sự khác biệt quan trọng đối với REVPAR hoặc NREVPAR. Nó bao gồm tất cả doanh thu được tạo ra bởi từng phòng trong tất cả các nguồn thu của khách sạn. Bao gồm thực phẩm và đồ uống, giải trí, các sự kiện và bất kỳ khoản chi tiêu nào của khách. Điều đó sẽ cho bạn biết rõ bạn cần quản lý cost như thế nào, ở bộ phận nào, và sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí.

NREV = Rooms Revenue -/- Distribution Cost, Transaction Fee & Travel Agency Commissions

NREVPAR = Net Room Revenue / Available Rooms

Nguồn: FB Bryan Nguyen

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Tiêu chuẩn về xếp hạng sao trong khách sạn

Có khi nào các bạn tự hỏi tại sao khách sạn A này được gọi là khách sạn 5 sao, khách sạn B kia thì 4 sao, còn khách sạn C thì 3 sao; hoặc khách sạn B nhìn cũng hoành tráng như khách sạn A mà sao cái thì 5 sao, cái thì 4 sao, không biết khác nhau thế nào? Câu trả lời nằm ở bộ tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng khách sạn của Tổng cục du lịch Việt Nam, các bạn có thể click vào đây để xem https://bit.ly/2R0fWox . Để đạt được 1 hạng sao nhất định, 1 khách sạn phải đạt được đủ số tiêu chí được qui định cho hạng sao đó trải dài 5 hạng mục gồm: 

  1. Vị trí, kiến trúc
  2. Trang thiết bị tiện nghi
  3. Dịch vụ và chất lượng phục vụ
  4. Người quản lý và nhân viên phục vụ
  5. Bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn, phòng chống cháy

Tiêu chí sẽ gồm 2 loại là tiêu chí bắt buộc và tiêu chí khuyến khích. Khách sạn phải thực hiện 100% các tiêu chí bắt buộc, và thực hiện 1 tỷ lệ nhất định tiêu chí khuyến khích. Vd: đối với 5 sao, tiêu chí bắt buộc là phải có bể bơi cho trẻ em, trông giữ trẻ, dịch vụ phục vụ người khuyết tật, … Còn tiêu chí khuyến khích (nghĩa là có thì tốt, được cộng điểm đánh giá, còn không có cũng không sao) như Dịch vụ dịch thuật, thư viện, nước uống được trực tiếp từ vòi, …

Tổng điểm để đạt được hạng sao như sau:

  • Hạng 1 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 98 tiêu chí) và đạt 75 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 35/47 điểm) đối với khách sạn hạng 1 sao.
  • Hạng 2 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 138 tiêu chí) và đạt 80 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 40/50 điểm) đối với khách sạn hạng 2 sao.
  • Hạng 3 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 197 tiêu chí) và đạt 80 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 51/64 điểm) đối với khách sạn hạng 3 sao.
  • Hạng 4 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 257 tiêu chí) và đạt 80 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 62/77 điểm) đối với khách sạn hạng 4 sao.
  • Hạng 5 sao: đạt 100 % tiêu chí phải đạt (tức là đạt 296 tiêu chí) và đạt 80 % các tiêu chí trong tổng số các tiêu chí khuyến khích (tức là đạt 57/71 điểm) đối với khách sạn hạng 5 sao.

Hiện nay theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 thì khách sạn không bị bắt buộc phải đăng ký với Tổng cục du lịch (đối với 4 và 5 sao) hoặc Sở du lịch (1-3 sao) để xếp hạng sao nữa, tuy nhiên luật này lại qui định khách sạn chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng sao của khách sạn sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Do đó, phần lớn khách sạn chất lượng 5 sao đều đăng ký với Tổng cục du lịch vì nếu không thì làm sao khách sạn quảng cáo khách sạn mình là 5 sao được khi không được dùng chữ “sao“. Ngoài ra, theo “Nghị định 89/2016 quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế“, chỉ cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên mới được hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; mà khách sạn có nhiều khách nước ngoài phải đổi tiền cho khách là điều tất nhiên. Ngoài ra, theo “Nghị định 86/2013/NĐ-CP kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài“, 1 trong những điều kiện để khách sạn được phép mở casino (trò chơi điện tử có thưởng) là chứng nhận 5 sao. Do đó mặc dù không bắt buộc nhưng khách sạn vẫn phải đăng ký hạng 5 sao để được phép thực hiện các hoạt động trên.

Sau khi đăng ký và Tổng cục du lịch thẩm định khách sạn đã đạt đủ các tiêu chí nêu trên, Tổng cục sẽ ra quyết định công nhận hạng 5 sao, và cấp cho khách sạn 1 bảng đồng, thường khách sạn sẽ gắn bảng đồng này tại cửa chính của khách sạn.

Để xem thêm kiến thức thực tế khác về khách sạn các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: Fanpage RethuRe

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.